Cơ sở khoa học cho việc phát triển kinh tế - xã hội dải ven biển Việt Nam đề xuất các mô hình phát triển cho một số khu vực trọng điểm
Trang 1BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
BAO CAO TONG KET KHOA HOC & CONG NGHE
GO Sd KHOA HOG CHO VIEG PHAT TRIEN KINH TẾ - XÃ HOI DAI VEN BIỂN VIỆT NAM,
BE XUAT CAG MO HINH PHAT TRIEN CHO MOT SO KHU VUC TRONG DIEM
ĐỀ TÀI |
|
Mã số: KC.09.11
BAO CAO T6RG HEP
KET QUA NGHIEN CUU CUA DE TAI
tk
Cơ quan chủ trì: VIÊN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN, BỘ KH & ĐT Chủ nhiệm ĐT: PGS.TS Ngơ Đỗn Vịnh, Viên trưởng Viện CLPT
Thư ký ĐT: TS Trương Van Tuyên, Viện Chiến lược phát triển
—
Trang 2(05-MỤC LỤC
Chương Ï:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
I- DẢI VEN BIỂN VÀ PHẠM VI RANH GIỚI CỦA DẢI VEN BIỂN
1 Khái niệm chung về đải ven biển
2 Quan niệm của đề tài về dải ven biển và ranh giới đải ven biển
li - VAI TRÒ CỦA BIỂN VÀ VEN BIỂN TRONG SỰ NGHIỆP
CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC
1 Vai trò của Biển và Đại dương thế giới
1.1 Tiểu năng to lớn của Biển và Đại dương thế giới
1.2 Tình hình khai thác biển trên thế giới
2 Vai trò của biển và dải ven biển Việt Nam
2.1 Vai trò trong thương mại quốc tế
2.2 Vai trò làm cửa mở của cả nước và khu vực
2.3 Vai trò cung cấp tài nguyên cho phát triển
2.4 Vai trò động lực thu hút đầu tư và thúc đẩy các vùng khác
2.5 Vai trò về an ninh - quốc phòng
Chuong IT:
DIEU KIEN TU NHIEN, TAI NGUYEN THIEN NHIEN VA DAN CU XA HOI DAI VEN BIEN VIET NAM
| - DIEU KIEN TU NHIEN DAI VEN BIEN 1 Địa chất
1.1 Đặc điểm chung
1.2 Địa chất công trình 1.3 Địa chất thủy văn 1.4 Địa động lực hiện đại 2 Địa hình 3 Khí hậu 3.1 Đặc điểm chung 3.2 Các vùng khí hậu dải ven biển 4 Thủy văn 4.1 Đặc điểm chung 4.2 Các vùng thủy văn đải ven biển 4.3 Xam nhập mặn
4.4 Đánh giá điều kiện thủy văn cho mục đích kinh tế và sinh hoạt
Trang 3Bíc tổng hợp Đề tài KC.09.11 Viện Chiến lược phát triển
5.2 Thủy triều và mực nước 45
5.3 Dòng chảy ven bờ 47
3.4 Đặc trưng thủy hóa 48
5.5 Các hiện tượng thời tiết bất thường 49
6 Thổ nhưỡng 53
6.1 Các nhóm đất chính ở dải ven biển 53
6.2 Một số vấn đề cần lưu ý trong sử dụng đất ven biển 59
7 Lớp phủ thực vật 60
7.1 Thảm thực vật vùng ngập nước 61
7.2 Thâm thực vật vùng cát ven biển 62
7.3 Thám thực vật vùng đồi núi 62
§ Cảnh quan sinh thái ven biển 64
8.1 Hệ thống phân loại cảnh quan sinh thái 64
§.2 Đặc điểm các đơn vị cảnh quan sinh thái chính 66
9 Đánh giá tổng hợp ĐKTN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội 70
II - CÁC TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN CHÍNH 73
1 Tài nguyên đầu khí 73
2 Tài nguyên hải sản 75
2.1 Nguồn lợi cá biển 75
2.2 Nguồn lợi hải sản khác 78
2.3 Tiềm năng nuôi trồng thủy sản 79
3 Tài nguyên du lịch biển và ven biển 84
3.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên 84
3.2 Tài nguyên du lịch nhân văn 87
3.3 Đánh giá chung 89
4 Tiềm năng xây dựng cảng biển 90
4.1 Vùng ven biển Bắc Bộ 91
4.2 Vang ven bién Trung Bo 94
4.3 Vùng ven biển Nam Bộ 97
5 Tài nguyên khoáng sản ven biển 99
II! - DÂN CƯ VÀ CÁC GIA TRI VAN HOA 101
1 Biến động dân cư ven biển 101
1.1 Tinh trang di dân ở đải ven biển 101
1.2 Hội tụ dân cư ven biển 103
2 Các giá trị văn hoá ở dải ven biển 104
2.1 Truyền thống khai thác biển và ven biển 104
2.2 Các truyền thuyết gắn với biển và ven biển 108
2.3 Các hình thái tôn giáo tín ngưỡng 110
2.4 Những kiêng ky của dân cư ven biển 113
Trang 4Bie tổng hợp Đề tài KC.09.11 Viện Chiến lược phát triển
`
Chuong III:
THUC TRANG PHAT TRIEN KINH TE - XA HOI DAI VEN BIEN 119
| - THC TRANG PHAT TRIEN KINH TE 119
1 Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế dai ven biển 119
1.1 Tăng trưởng kinh tế dải ven biển 119
1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 120
2 Đóng góp của dải ven biển trong kinh tế cả nước 121
2.1 Đóng góp vào GDP và thu ngân sách 121
2.2 Đóng góp vào tăng trưởng 122 2.3 Đóng góp vào thu nhập 123 3 Hiện trạng phát triển một số ngành kinh tế chủ yếu 124 3.1 Hiện trạng ngành dầu khí 124 3.2 Hiện trạng ngành hải sản 126 3.3 Hiện trạng ngành hàng hải 128
3.4 Hiện trạng ngành du lịch biển và ven biển 132
3.5 Hiện trạng công nghiệp và TTCN ven biển - 134
3.6 Hiện trạng ngành nông, lâm nghiệp ven biển 138
3.7 Hiện trạng ngành sản xuất muối 140
II - HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 141
1 Hién trang dan s6 141
1.1 Dân số va phát triển dân số 14]
1.2 Dac diém phan bé dan cu 141
1.3 Chất lượng dân số dải ven biển 142
2 Thực trạng nguồn nhân lực ven biển 143
2.1 Đặc điểm nguồn nhân lực 143
2.2 Trình độ và chất lượng nguồn nhân lực 145
2.3 Phân bố sử dụng lao động 146
3 Phát triển văn hóa - xã hội 149
3.1 Về Y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng 149
3.2 Về Giáo dục 150
3.3 Về tiếp cận và hưởng thụ văn hóa, thông tin 150
3.4 Về thu nhập của dân cư 151
3.5 Về nhà ở 153
3.6 Về cấp điện 154
3.7 Về cấp nước sinh hoạt 154
ill - NHỮNG YẾU KÉM TRONG PHÁT TRIỂN DẢI VEN BIỂN 155
1, Trình độ phát triển kinh tế đải ven biển chưa tương xứng với 155 tiém năng và chưa đồng đều
Trang 5Bịc tổng hợp Đề tài KC.09.11 Viện Chiến lược phát triển
3 Cơ cấu kinh tế chưa tạo ra thế và lực cho phát triển tốc độ nhanh
và ổn định lâu dài
4 Kết cấu hạ tầng còn yếu kém, phát huy hiệu quả chưa cao 5 Thu hút đầu tư nước ngoài chưa đủ sức tạo sự bứt phá nhanh
6 Dải ven biển chưa được điều tra nghiên cứu đầy đủ
I- NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHAN TRONG PHAT TRIEN DAI VEN BIEN
1 Những thuận lợi và lợi thế so sánh 2 Những khó khăn, hạn chế
Chương IV:
PHƯƠNG HƯỚNG PHAT TRIEN DAI VEN BIEN TRONG 10 - 15 NAM TOI
II - QUAN ĐIỂM VA MUC TIEU PHAT TRIEN DAI VEN BIEN 1 Quan điểm phát triển
2 Mục tiêu phát triển
Ill - PHUONG HƯỚNG PHÁT TRIỂN DẢI VEN BIỂN
1 Tập trung phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn
1.1 Phát triển ngành dầu khí
1.2 Phát triển ngành hải sản
1.3 Phát triển cảng biển và ngành hàng hải 1.4 Phát triển ngành du lịch biển và ven biển
2 Phát triển hợp lý nông, lâm, điêm nghiệp để giải quyết việc làm 3 Phát triển khoa học - công nghệ và bảo vệ môi trường
4 Kết hợp phát triển kinh tế với củng cố an ninh quốc phòng 5 Tổ chức hợp lý không gian kinh tế dải ven biển
5.1 Hình thành hệ thống các cửa mở lớn ven biển 5.2 Xây dựng một số Khu kinh tế mở ven biển
5.3 Quy hoạch hợp lý hệ thống các đô thị ven biển
5.4 Tổ chức không gian công nghiệp ven biển 5.5 Phát triển các tuyến hành lang kinh tế ven biển 5.6 Phát triển các tuyến kinh tế Đông - Tây
IV - DE XUẤT MƠ HÌNH PHÁT TRIỂN CHO MỘT SỐ KHU VỰC TRỌNG ĐIỂM
1 Mô hình phát triển khu vực đô thị - cảng Hải Phòng
Trang 6Ble tổng hợp Đề tài KC.09.11 Viện Chiến lược phát triển
MỞ ĐẦU
Việt Nam là một quốc gia ven biển, có bờ biển dài hơn 3.260 km và vùng biển rộng khoảng 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền Dải ven biển
(tính theo địa giới hành chính của các thành phố, huyện!thị giáp biển) có diện
tích rộng khoảng 6,1 triệu ha và dân số 21,4 triệu người, chiếm 18,4% diện tích tự nhiên và 26,7% dân số của cả nước
Vùng biển và dải ven biển Việt Nam có nhiều tiềm năng, lợi thế phát
triển và là địa bàn chiến lược cực kỳ quan trọng cả về kinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng Với vị trí địa lý kinh tế - chính trị hết sức thuận lợi, đải ven
biển được coi là cửa ngõ quan trọng, là “mặ¿ tiến” lớn của nước ta để đẩy
mạnh giao lưu kinh tế và hội nhập quốc tế, đồng thời là địa bàn rất thuận lợi
để thu hút đầu tư phát triển nhanh, làm động lực thúc đẩy các vùng khác trong
cả nước Các tài nguyên ở biển và ven biển khá phong phú, đa dạng, trong đó
một số loại có tiểm năng lớn như đầu khí, hải sản, điều kiện xây dựng cảng,
tài nguyên du lịch là những nguồn lực phát triển quan trọng
Để phát huy có hiệu quả những tiểm năng, lợi thế đó của biển và đải
ven biển, Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) đã quyết định triển khai Đề tài “Cơ sở khoa học cho việc phát
triển kinh tế - xã hội dẫi ven biển Việt Nam, đề xuất các mô hình phát triển cho một số khu vực trọng điểm ” thuộc Chương trình Điều tra cơ bản và nghiên
cứu ứng dụng công nghệ Biển giai đoạn 2001 - 2005 (Mã số KC.09), coi đây là một trong những nhiệm vụ chính của Chương trình Mục tiêu của Đề tài là:
1 Có được cơ sở dữ liệu tương đổi đầy đủ, hệ thống và đủ tin cậy về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và kinh tế - xã hội dải ven biển Việt Nam
2 Có được các phương án phát triển kinh tế - xã hội phù hợp, có tính khả thi cho các khu vực mang tính đột phá ven biển (quy mô lớn) nhằm tạo
động lực mạnh thúc đẩy sự phát triển của toàn dải ven biển và cả nước 3 Đề xuất và chuyển giao cho địa phương ứng dụng thử nghiệm các mô hình phát triển KTXH (uy mô nhỏ) cho một số khu vực trọng điểm ven biển Việt Nam (cho cả khu vực động lực và khu vực khó khăn) Để thực hiện các mục tiêu trên, Đề tài đã phối hợp với một số cơ quan ở Trung ương và các địa phương có biển triển khai nghiên cứu hơn 30 chuyên đề
liên quan Trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu chuyên đề, Ban Chủ nhiệm Dé
tài xây dựng Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu của Đề tài với những nội
Trang 7Viện Chiến lược phát triển
Chuong I:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
I - DẢI VEN BIỂN VÀ PHẠM VI RANH GIỚI CUA DAI VEN BIEN
1 Khái niệm chung về dải ven biển
Dải ven biển (hay còn gọi là vùng ven biển, đới bờ, dải ven bờ, hoặc dải
bờ biển ) là một thực thể tự nhiên hoàn chỉnh cấp hành tính, có đặc trưng
riêng về nguồn gốc phát sinh, về hình thái, cấu trúc, về cơ cấu tài nguyên và
quá trình phát triển, tiến hoá Mặc dù đã được nghiên cứu từ lâu nhưng cho
đến nay, khái niệm về dải ven biển và phạm vi ranh giới của dải ven biển vẫn còn là những vấn đề chưa thống nhất, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà
nghiên cứu cả trong khoa học tự nhiên và trong khoa học kinh tế Theo các tài liệu nước ngoài, tương đương với thuật ngữ "đổi ven biển" của Việt Nam, có các thuật ngữ sau:
- Nga: Vùng duyên hải -
- Phap: Ving ven bién (Littoral hoac Céte)
- Anh: Ving ven bién (Coastal zone),
- Trung Quốc: Ving dién hai hay Vùng duyên hải
Như vậy, quan niệm, việc phân định và tiêu chí để xác định ranh giới dải ven biển của mỗi nước cũng khác nhau Ngoài ra, trong từng lĩnh vực khoa học khác nhau cũng có những khái niệm riêng về đải ven biển và cách tiếp cận
riêng để xác định phạm vì ranh giới của dai ven biển
Trong "Từ điển bách khoa các thuật ngữ Địa lý tự nhiên (bốn thứ tiếng Nga, Anh, Pháp, Đức) - NXB Tiến bộ, Maxcova 1980, vùng ven biển được
định nghĩa như sau: “Vùng ven biển là dải ranh giới giữa đất liên và biển, đặc trưng bởi sự có mặt phổ biến của các dạng địa hình bờ biển cổ và hiện đại Ở
dạng đầy đủ hơn, bao gồm khái niệm miền duyên hải - là dải lục địa có các thêm biển cổ, dải bờ - nơi có các dạng bờ hiện đại, và ven bờ biển hoặc là nơi
có các dạng bờ cổ bị chìm ngập”
Định nghĩa này trình bày khái niệm theo quan điểm địa mạo, địa lý tự nhiên Cũng theo quan điểm này, một số tác giả khác sử dụng đường đẳng cao 25 mét làm ranh giới phía trong của vùng ven biển Song trong thực tiễn nghiên cứu cho thấy, ở phạm vi rộng hơn thì cách xác định ranh giới vùng ven biển như trên là chưa bao quát được hết những đối tượng nghiên cứu mà các nhà khoa học và quản lý quan tâm, nhất là trong các lĩnh vực khoa học Địa lý
Trang 8Bịc tổng hợp Đề tài KC.09.11 Viện Chiến lược phát triển
Trong Bách khoa toàn thư về Hải dương học, các nhà khoa học Xô Viết trước đây cũng đưa ra những quan điểm khác nhau về ranh giới vùng ven biển Song phần lớn các cách xác định đó chỉ phù hợp với việc nghiên cứu các quy luật và đặc điểm của tự nhiên, môi trường và tài nguyên thiên nhiên Còn đối với các nghiên cứu về dân cư, kinh tế - xã hội thì lại chưa bao quát được và có những khó khăn nhất định trong việc thu thập và xử lý số liệu
Tại Hội thảo Khoa học quốc gia “Nghiên cứu và quản lý vùng ven biển
Việt Nam” tháng 12 nam 1992, Gido su Joe Baker cha Viện Khoa học biển Autralia đã dẫn ra một số định nghĩa về dải ven biển như sau:
Thứ nhất, “Di ven biển là độ dài đường bờ biển của đất nước" - "The
lineal length of the country’s coastline” Ong cho rang dinh nghia nay chua
thích đáng, vì nó không thể hiện được sự tương tác giữa biển và lục địa cũng như những biến đổi điễn ra do mối tương tác đó
Tiếp đến ông lại dẫn ra định nghĩa khác: "Vòng ven biển là dải đất rộng khoảng 3 km dọc đường bờ biển, bao gồm phần kéo dài của biểu đến ranh giới ảnh hưởng của thuỷ triểu vào trong đất liền", Tuy định nghĩa này cũng đã đề
cập đến tương tác biển - lục địa, thông qua tác động của thuỷ triều, song vẫn có những hạn chế, nhất là khi nghiên cứu những vấn đề liên quan đến sử dụng
đất dai, thổ nhưỡng và các vấn đề về kinh tế - xã hội của dải ven biển
Sau cùng ông đưa ra định nghĩa: "Vàng ven biển là vùng đất - biển kéo đài từ giới hạn phía trên của lưu vực các con sông, suối chẩy vào biển, tới giới hạn ảnh hưởng của lục địa" Với định nghĩa này thì vùng ven biển nước ta có phạm vi rất rộng và hầu như bao trùm toàn bộ lãnh thổ của Việt Nam Do đó việc xác định nội dung nghiên cứu, trọng điểm nghiên cứu và qui hoạch
phát triển vùng ven biển có nhiều khó khăn, không cụ thể và không sát với
thực tế
Trong Chương trình quản lý nguồn tài nguyên ven biển khu vực Đông Á, khi để cập đến việc phân định ranh giới của dải ven biển, các nhà nghiên cứu của các nước ASEAN đã nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa các vấn đề sinh thái nhân văn với các vấn đề địa kinh tế - xã hội trong việc phân định dải
ven biển Với cách tiếp cận này, các nhà nghiên cứu cho rằng vùng ven biển là
vùng kinh tế - xã hội và nhân văn có liên quan đến quá trình khai thác tài
nguyên biển theo quan điểm phát triển bền vững phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Quan điểm phân định này nghiêng về khai thác các nguồn tài nguyên phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, các yếu tố về địa sinh thái còn mờ
Trang 9Bịíc tổng hợp Đề tài KC.09.11 Viện Chiến lược phát triển
và không xác định cụ thể Việc xác định phạm vi vùng ven biển là bao nhiêu Km từ bờ biển vào trong đất liền phụ thuộc vào mức độ đầu tư phát triển các ngành dựa vào khai thác các nguồn tài nguyên biển và ven biển của mỗi quốc gia Theo chúng tôi quan điểm này chỉ phù hợp với các quốc gia nhỏ ven biển như Singapore và các quốc gia đảo khác
Trong các chương trình quản lý tổng hợp vùng ven biển (ICZM) của các nước ASEAN, phần lớn các nước đều dựa vào nguồn lợi của vùng nước lợ và
hệ sinh thái nước lợ để xác định ranh giới tương đối của dải ven biển để xây
dựng các kế hoạch phát triển và quản lý Ví dụ, Malayxia căn cứ vào hệ sinh thái nước lợ ở các vùng ngập mặn như rừng sú vẹt, rừng tràm (khoảng 4%ø
lãnh thổ) để xác định vùng ven biển phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế -
xã hội vùng ven biển Malayxia và Philippine thì xác định ranh giới tương đối của vùng ven biển là từ vùng nước sâu 50 mét trên biển đến nơi có hệ sinh thái nước lợ tồn tại (khoảng 10 km) Còn Bangladesh lại xác định vùng ven biển từ
đường đẳng sâu 100 mét đến vùng nước lợ ở các cửa sông lúc triểu lên, vào
sâu trong lục địa khoảng 12 km v.v
Trong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh vực môi trường ở Việt Nam, Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Quốc tế TUCN cũng rất quan tâm đến các vùng ven
biển và cho rằng: “Việc xác định thế nào là vùng ven biển rất khó, song có thể
nói đó là vùng tính sâu vào nội địa tới điểm ảnh hưởng của thuỷ triểu lên các
con sông, suối và các vùng đất ngập nước, hoặc tính sâu vào nội địa 10 km,
tuỳ theo khoảng cách nào lớn hơn" Cách hiểu này là tương đối phù hợp với
hướng nghiên cứu những vấn đề về điều kiện tự nhiên và tài nguyên vùng ven
biển Song, đối với các nghiên cứu về dân cư, kinh tế - xã hội của lãnh thổ này
lại gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập và tính toán các số liệu thống kê Ở nước ta, khái niệm về dải ven biển cũng đã được dé cập từ lâu dưới nhiều góc độ khác nhau và trong các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau Đặc biệt từ giữa những năm 70 của thế kỷ trước đến nay, trong những công trình khoa học liên quan đến biển và ven biển của nước ta, các nhà khoa học Việt Nam
đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về dải ven biển và các phương án khác nhau để xác định ranh giới của đải biển khác Sau đây là một số công trình tiêu biểu
Trong báo cáo khoa học của Uỷ ban Quốc gia về biển của Việt Nam
(IOC), GS TSKH Dang Ngoc Thanh, chi nhiém các Chương trình điều tra
nghiên cứu biển của Việt Nam từ năm 1997 - 2000 đã đưa ra khái niệm vùng
Trang 10Bịc tổng hợp Đề tài KC.09.11 Viện Chiến lược phát triển
Theo cách hiểu như trên thì vùng ven biển nước ta được xác định bởi _ ranh giới hành chính các huyện có bờ biển Cách xác định này giúp cho việc thu nhập tài liệu, số liệu phục vụ các nghiên cứu về kinh tế - xã hội và dân cư rất thuận lợi Song cũng có những hạn chế, vì những hiện tượng và đối tượng nghiên cứu về tài nguyên thiên nhiên và điều kiện tự nhiên lại không bị hạn
chế bởi ranh giới hành chính Vì vậy, một số chuyên gia khác đã sử dụng giới hạn nhiễm mặn của đất và nước để làm ranh giới của vùng ven biển
Trong đề tài "Đánh giá kinh tế tổng hợp tài nguyên biển Việt Nam phục
vụ quy hoạch phát triển kinh tế đến năm 2005", mã số 48B.06.02, do Viện Kế hoạch dài hạn và phân bố LLSX thực hiện (1986 - 1990), các tác giả đã xác
định Vàng ven biển bao gồm dải đất liền ven biển tạm giới hạn bằng ranh giới hành chính của các huyện ven biển (từ Bắc xuống Nam có 105 huyện ven biển
thuộc 24 tỉnh thành và đặc khu, trong đó có 3 thành phố thị xã và 5 huyện
đảo, với diện tích 5,9 triệu ha, bằng 18,1% diện tích lãnh thổ cả nước) và
phần trên biển gồm toàn bộ vàng biển và thêm lục địa Việt Nam (trong đó tập chung chủ yếu vào khu vực ven bờ, từ độ sâu 50 mét trở vào)
Trong đề án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế biển, vùng ven biển và các hải đảo Việt Nam đến năm 2010 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì
(1995 - 1996), khi xác định phạm vi không gian quy hoạch, các tác giả cho
ràng: "Kinh tế biển là sự kết hợp hữu cơ giữa các hoạt động kinh tế trên biển
với các hoạt động kinh tế trên dải đất liền ven biển, trong đó biển chủ yếu đóng vai trò vùng khai thác nguyên liệu, là môi trường cho các hoạt động vận
tải, du lịch biển , còn toàn bộ các hoạt động tổ chức sản xuất và phục vụ khai thác biển lại nằm trên đất liền ven biển Do vậy, khi nói đến kinh tế biển không thể tách rời vùng biển với vùng ven biển và ngược lại"
Với quan niệm như vậy, đề án đã xác định phạm vi không gian quy
hoạch bao gồm toàn bộ vùng biển, thêm lục địa thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam (rộng khoảng 1 triệu km2) cùng các hải đảo nằm
trên đó và vùng ven biển, là khu vực lãnh thổ chịu sự tác động trực tiếp giữa
biển và lục địa, tạm lấy theo địa giới hành chính của tất cả các thành phố, các huyện, thị giáp biển với diện tích là 6,4 triệu ha, chiếm 19,6% diện tích tự nhiên của cả nước”
Trong đề án nghiên cứu điều tra cơ bản cấp Nhà nước "Điều tra đánh
giá hiện trạng môi trường tài nguyên nước dải ven biển Việt Nam phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường", do Viện Địa lý, Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia thực hiện (1996 - 1999), các tác giả đã coi đải ven biển như “mới phố” của cả nước ta Mặc dù trong nội dung
Trang 11Bíc tổng hợp Đề tài KC.09.11 Viện Chiến lược phát triển của vùng ven biển Song, trong quá trình nghiên cứu, các tác giả đã vận dụng linh hoạt, kết hợp sử dụng ranh giới hành chính các huyện có đường bờ biển với việc phân tích các mối quan hệ tương tác biển - lục địa, các điều kiện tự
nhiên, các hoạt động kinh tế xã hội của các huyện gần bờ biển liền kể với các
huyện có đường bờ biển để chọn thêm các huyện xếp vào lãnh thổ nghiên cứu
- Vùng ven biển
Trong để tài KT.06.07 "Nghiên cứu xây dựng phương án quản lý tổng
hợp vùng bờ biển Việt Nam, góp phần bảo đảm an toàn môi trường và phái
triển bên vững" thuộc Chương trình Điều tra nghiên cứu biển giai đoạn 1996 - _ 2000 do Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng thực hiện (1996 - 2000), các
tác giả đã đưa ra một khái niệm tổng quát về đới bờ biển (hay dải ven biển) như sau: Đới bờ biển là một khu vực chuyển tiếp giữa lục địa và biển, một đới
động và nhạy cẩm, và là một hệ thống tự nhiên đặc trưng bởi các quá trình tương tác; một khu vực có tiềm năng tài nguyên phục vụ phát triển đa ngành và là nơi chịu tác động mạnh của các hoạt động của C0H người
Về phạm vi ranh giới của đới bờ biển, các tác giả cho rằng có nhiều
cách phân định khác nhau phụ thuộc vào các quan niệm và mục đích khác nhau của các hoạt động quản lý Theo các tác giả của đề tài thì trên quy mơ tồn cầu, người ta thường xác định giới hạn về phía lục địa của đới bờ biển là
các đồng bằng ven biển, ở nơi khác là giới hạn của thủy triều; còn giới hạn về phía biển là rìa thêm lục địa Còn ở quy mô một quốc gia thì đới bờ biển có
không gian hẹp hơn Về phía lục địa là đường nối các điểm còn chịu tác động của biển như: ranh giới xâm nhập mặn, tác động của sóng bão, giới hạn thủy
triểu , ở nơi khác thì lấy điểm cách đường bờ 10 km, là phạm vi mà ở đó các
hoạt động của con người có thể tác động trực tiếp đến môi trường cửa sông
ven biển Còn về phía biển là đường đẳng sâu bằng một phần hai bước sóng (thường nằm giữa 30 - 50 mét nước) Tại khu vực này, sóng biển có thể tác
động trực tiếp, làm biến cải địa hình đáy
Tóm lại, với cách tiếp cận khác nhau, các tác giả đã đưa ra các khái niệm khác nhau về đải ven biển và phương pháp xác định ranh giới dải ven biển Trong đó, phần lớn việc phân định ranh giới của dải ven biển dựa trên các căn cứ về tự nhiên Riêng một số nghiên cứu về kinh tế - xã hội lại thiên về việc phân định theo ranh giới hành chính Theo chúng tôi, việc phân định
ranh giới đải ven biển nhằm mục đích xây dựng các kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội cho một khu vực lãnh thổ đặc thù này cần được xem xét trong mối quan hệ thống nhất giữa các điều kiện tự nhiên, sinh thái với các điều kiện xã hội nhân văn và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của khu vực
Trang 12Bic téng hợp Đề tài KC.09.11 Viện Chiến lược phát triển
2 Quan niệm của Đề tài về dải ven biển và ranh giới dải ven biển
Từ việc tổng quan các khái niệm về đải ven biển nêu trên cho thấy, cho đến nay vẫn còn nhiều vấn đẻ chưa thống nhất về khái niệm dải ven biển và
cách phân định ranh giới của dải ven biển Tùy theo các mục đích nghiên cứu
khác nhan có thể có những quan niệm khác nhau về dải ven biển và áp dụng phương pháp khác nhau để phân định ranh giới của dải ven biển Với quan
điểm đó, để phục vụ xây dựng cơ sở khoa học cho việc phát triển dải ven biển Việt Nam, đề tài thiên về quan niệm dải ven biển như sau: “D¿¿ ven biển (hay còn gọi là đới bờ biển) là khu vực chuyển tiếp giữa lục địa và biển, được đặc
trưng bởi các quá trình tương tác giữa lục địa và biển, giữa nước ngọt và nước man và giữa các hệ sinh thái khác nhau trong dải" (*)
Như vậy, dải ven biển là một hệ thống tự nhiên phức tạp và có giá trị tài nguyên đặc thù khác hẳn với các vùng lục địa và các vùng biển lân cận Dải ven biển có các thuộc tính cơ bản sau:
- _ Là một hệ tự nhiên hoàn chỉnh, độc lập nhưng không cô lập - _ Có cấu trúc mang tính chuyển tiếp rõ rệt giữa lục địa và biển
- _ Có cấu trúc phân dị phức tạp, gồm nhiều hệ hệ tự nhiên cấp nhỏ hơn
như các hệ cửa sông, đầm phá, các hệ sinh thái
- _ Có mối tương tác và quan hệ hữu cơ giữa các hợp phần bên trong hệ (hay các quá trình nội tại của hệ)
- _ Có hệ sinh thái rất đa dạng và tài nguyên thiên nhiên phong phú, tạo điều kiện để phát triển đa ngành, nhưng cũng phát sinh nhiều mâu thuẫn giữa các ngành trong việc khai thác sử dụng tài nguyên
~_ Là khu vực tập trung dân cư đông đúc và cố các hoạt động kinh tế - xã hội rất sôi động
-_ Có chức năng to lớn về môi trường và sinh thái nhưng rất nhạy cảm,
dé bị tác động và tổn thương
Có thể nói dải ven biển là một khu vực động lực, thường xuyên biến đối
và là khu vực hết sức nhạy cảm đối với các tác động của tự nhiên cũng như các tác động của con người Mọi hoạt động kinh tế - xã hội của con người diễn ra ở ngoài biển và trên các khu vực lân cận trong chừng mực nhất định đều có
tác động trực tiếp hay gián tiếp đến dải ven biển
(*) PGS.TS Nguyễn Chu Hỏi, "Tiếp cận quản lý tổng hợp vùng bờ biển và việc áp dụng vào hoàn
Trang 13Bic tong hop Đề tài KC.09.11 Viện Chiến lược phát triển
Về mặt kinh tế, dải ven biển là nơi tập trung các hoạt động kinh tế rất
đa dạng như: hoạt động cảng, hàng hải, du lịch giải trí, khai thác nuôi trồng thuỷ sản, nông lâm nghiệp, công nghiệp ven biển, khai khoáng, đơ thị hố , đồng thời cũng là nơi tập trung dân số với mật độ rất cao Lợi ích đem lại từ các hoạt động kinh tế ở biển và dải ven biển hết sức to lớn, là nguồn thu đáng
kể trong thu nhập của dân cư và cho ngân sách của các địa phương ven biển
Do vậy việc hoạch định các chính sách phát triển và xây dựng các kế hoạch,
mô hình phát triển hợp lý theo quan điểm phát triển bền vững là nhiệm vụ hết
quan trọng đối với dải ven biển
Về phạm vi ranh giới của dải ven biển, theo quan điểm của đề tài bao gồm cả không gian trên biển và không gian trên đất liền ven biển Trong đó:
- Phạm vi không gian trên biển được xác định là vùng biển và thêm lục địa kéo dài từ đường bờ biển ra đến hết vùng lãnh hải (trong phạm vi 12 hải lý trở vào tính từ đường cơ sở)
- Phạm vi không gian trên đất liền, xét theo các yếu tố tự nhiên thì bao gồm các khu vực chịu ảnh hưởng và tác động trực tiếp của các yếu tố biển như: khí hậu thuỷ văn, sóng gió, hải lưu, thuỷ triều, nhiễm mặn, cát bay cát chảy, các vùng nước lợ Nhưng phạm vi tác động này của từng yếu tố này trong từng khu vực có thể khác nhau nên rất khó xác định một ranh giới cụ thể Còn xét theo các yếu tố kinh tế thì tuỳ từng lĩnh vực mà sự tương tác giữa các hoạt động kinh tế trên đất liền với các hoạt động kinh tế trên biển cũng có nội dung và mức độ khác nhau nên phạm vi ranh giới của dải ven biển ở từng khu vực cũng khác nhau Chính vì vậy, việc xác định phạm vi ranh giới của dải ven biển thường là tương đối và mang tính ước lệ, có khi trùng hợp với ranh giới hành chính và có khi không trùng với ranh giới hành chính
Để thuận tiện trong việc thu thập xử lý và tính toán các số liệu đấp ứng
yêu cầu phân tích đánh giá các vấn đề kinh tế - xã hội của đề tài, đề tài tạm xác định phần không gian trên đất liền của dải ven biển gồm địa giới hành
chính của toàn bộ các thành phố, thị xã và các huyện có đường bờ biển (Ranh giới cứng) Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, đối với một số lĩnh vực và khu vực cụ thể, đề tài sẽ xem xét và phân tích ở phạm vi rộng hơn (Ranh giới
mềm), có thể toàn bộ vùng biển và thêm lục địa Việt Nam (khi phân tích về tài
nguyên dầu khí, tài nguyên hải sản ), hoặc vào sâu trong vùng nội địa (khi
phân tích và luận chứng phát triển các ngành vận tải biển, du lịch biển ) Với quan niệm đó, trong khuôn khổ của Đề tài, phần đất liền của dải ven biển Việt Nam bao gồm 126 thành phố và huyện, thị giáp biển thuộc 28
tỉnh thành có diện tích tự nhiên gần 6,l triệu ha, dân số năm 2003 khoảng 21,4 triệu người, chiếm 18,4% diện tích tự nhiên và 26,7% dân số cả nước
Trang 14Bịc tổng hợp Đề tài KC.09.11 Viện Chiến lược phát triển
Biểu 01: Các đơn vị hành chính dải ven biến Việt Nam
N Tỉnh, Huyện/thị N Tinh, Huyén/thi 1 Tỉnh Quảng Ninh 3 Huyện Thạch Hà
1 Thành phố Hạ Long 4 Huyện Cẩm Xuyên
2 Thị xã Cẩm Phả 5 Huyện Kỳ Anh
3 Huyện Hải Ninh 9 Tỉnh Quảng Bình 4 Huyện Quảng Hà 1 Thị xã Đồng Hới
5 Huyện Tiên Yên 2 Huyện Quảng Trạch
6 Huyện Hoành Bồ 3 Huyện Bố Trạch 7 Huyện Yên Hưng 4 Huyện Quảng Ninh
2 Thành phố Hải Phòng 5 Huyện Lệ Thủy
1 Nội thành Hải phòng 10 Tỉnh Quảng Trị 2 Thị xã Đồ Sơn 1 Huyện Vĩnh Linh 3 Huyện Thủy Nguyên 2 Huyện Gio Linh
4 Huyện Kiến Thụy 3 Huyện Triệu Phong
5 Huyện An Hải 4 Huyện Hải Lăng
6 Huyện Tiên Lãng 7 Tỉnh Thừa Thiên - Huế
3 Tỉnh Thái Bình 1 Thành phố Huế
1 Huyện Tiền Hải 2 Huyện Phong Điền 2 Huyện Thái Thụy 3 Huyện Quảng Điền 4 Tỉnh Nam Định 4 Huyện Hương Thủy
1 Huyện Nghĩa Hưng 5 Huyện Phú Lộc
2 Huyện Xuân Thủy 6 Huyện Phú Vang 3 Huyện Hải Hậu 7 Huyện Hương Trà
5 Tinh Ninh Binh 12 Thành phố Đà Nẵng
1 Huyện Kim Sơn 1 Nội thành Đà Nắng
6 Tinh Thanh Héa 2 Huyện Hòa Vang 1.Thị xã Sảm Son 13 Tinh Qudng Nam
2 Huyén Nga Son 1 Thi x4 Tam Ky
3 Huyện Hậu Lộc 2 Thị xã Hội An
4 Huyện Hoằng Hóa 3 Huyện Điện Bàn 5 Huyện Quảng Xương 4 Huyện Thăng Bình
6 Huyện Tinh Gia 5 Huyện Núi Thành
7 Tỉnh Nghệ An 6 Huyện Duy Xuyên
1 Thị xã Cửa Lò 14 | Tinh Quang Ngai
2 Huyén Quynh Luu 1.Thị xã Quảng Ngãi 3 Huyện Diễn Châu 2 Huyện Bình Sơn
4 Huyện Nghi Lộc 3 Huyện Tư Nghĩa
8 Tỉnh Hà Tĩnh 4 Huyện Sơn Tịnh
1 Huyện Nghi Xuân 5 Huyện Mộ Đức 2 Huyện Can Lộc 6 Huyện Đức Phổ
Trang 15
Bic téng hop Dé tai KC.09.11 N Tinh, Huyén/thi N Tinh, Huyén/thi 15 Tỉnh Bình Định 22 Tỉnh Tiền Giang
1 Thành phố Quy Nhơn 1 Thi x4 Gd Công 2 Huyén Hoai Nhon 2 Huyện G.Công Đông 3 Huyện Phù Cát 3 Huyện Gò Công Tây
4 Huyện Phù Mỹ 4 Huyện Châu Thành
5 Huyện Tuy Phước 23 Tỉnh Bến Tre 16 Tỉnh Phú Yên 1 Thị xã Bến Tre
1 Thị xã Tuy Hòa 2 Huyện Bình Đại
2 Huyện Sông Cầu 3 Huyện Ba Tri
3 Huyện Tuy An 4 Huyện Thạnh Phú 4 Huyện Tuy Hòa 5 Huyện Châu Thành
17 Tỉnh Khánh Hòa 24 Tỉnh Trà Vinh 1 Thành phố Nha Trang 1.Thị xã Trà Vinh 2 Huyện Ninh Hòa 2 Huyện Cầu Ngang
3 Huyện Vạn Ninh 3 Huyện Châu Thành 4 Huyện Cam Ranh 4 Huyện Duyên Hải
18 Tỉnh Ninh Thuận 25 Tỉnh Sóc Trăng
1.Thi x4 Phan Rang 1 Thị xã Sóc Trang 2 Huyện Ninh Sơn 2 Huyện Long Phú 3 Huyện Ninh Hải 3 Huyện Vĩnh Châu
4 Huyện Ninh Phước 26 Tỉnh Bạc Liêu
19 Tỉnh Bình Thuận 1 Thị xã Bạc Liêu 1 Thị xã Phan Thiết 2 Huyện Vĩnh Lợi 2 Huyện Tuy Phong 3 Huyện Giá Rai
3 Huyện Bác Bình 27 | Tỉnh Cà Mau
4 Huyện Hàm Tân 1 Thị xã Cà Mau 5 Huyện Hàm Thuận Bắc 2 Huyện Đầm Dơi 6 Huyện Hàm Thuận Nam 3 Huyện Ngọc Hiện
20 Tỉnh B.Rịa - V.Tâu 4 Huyện Cái Nước 1 Thành phố Vũng Tầu 3 Huyện Trân Văn Thời
2 Thị xã Bà Rịa 6 Huyện U Minh
3 Huyện Long Đất 28 Tỉnh Kiên Giang
4 Huyện Xuyên Mộc 1 Thị xã Rạch Giá
5 Huyện Châu Đức 2 Thị xã Hà Tiên 6 Huyện Tân Thành 3 Huyện An Minh
21 TP Hồ Chí Minh 4 Huyện An Biên
1 Khu vực nội thành (*) 5 Huyện Châu Thành
2 Huyện Cần Giờ 6 Huyện Hòn Đất
Trang 16
Bịíc tổng hợp Đề tài KC.09.11 Viện Chiến lược phát triển
II - VAI TRÒ CỦA BIỂN VÀ VEN BIỂN TRONG SỰ NGHIỆP CNH, HĐH ĐẤT NƯỚC
Bước sang thế kỷ thứ 21, “Thế kỷ của Biển và Đại dương ” vấn đề khai thác biển chiếm vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế thế giới Xã hội
càng phát triển, dân số càng tăng thì yêu cầu khai thác tài nguyên thiên nhiên
để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của xã hội cũng ngày càng lớn Trong khi
đó, nguồn dự trữ tài nguyên trên đất liền là có giới hạn, trong đó nhiều loại là
không thể tái tạo và đang có nguy cơ bị cạn kiệt Do vậy, để giải quyết những vấn đẻ then chốt về lương thực, thực phầm cũng như về nguyên, nhiên liệu và
năng lượng cho sự tồn tại và phát triển của nhân loại, không có con đường nào khác là phải kết hợp chặt chẽ giữa khai thác có hiệu quả các tiềm năng
kinh tế trên đất liền với tăng cường khai thác các tiềm năng kinh tế của biển
Sự phát triển vượt bậc của khoa học - công nghệ trong vài thập kỷ qua không những đã giúp cho nhân loại phát hiện được thêm nhiều loại tài nguyên mới mà còn cho phép chúng ta có thể khai thác, sử dụng được nhiều loại tài nguyên thiên nhiên của biển và đại dương Ngày nay, với các kỹ thuật hiện đại, lồi người khơng chỉ khai thác các nguồn lợi của khu vực gần bờ và ven biển mà còn vươn ra khai thác các nguồn tài nguyên phong phú của thểm lục
địa và các vùng biển khơi, kể cả các tài nguyên dưới đáy biển sâu
1 Vai trò của Biển và Đại dương thế giới
1.1 Tiêu năng to lớn của Biến và Đại dương thế giới
Biển và Đại dương thế giới có điện tích khoảng 360 triệu km”, chiếm 71% diện tích tự nhiên của trái đất Biển và đại dương chứa một khối lượng nước khống lồ, khoảng 1,5 tỷ km3, bằng 97,3% toàn bộ lượng nước của hành
tỉnh Mặc dù được hình thành sau trái đất gần 2,5 tỷ năm nhưng Biển và đại dương luôn được coi là cái nôi của nhân loại
Ngay từ buổi sơ khai của lịch sử, loài người đã biết khai thác, sử dụng biển vào những mục đích khác nhau để phục vụ cuộc sống của mình Tuy nhiên thực tế cho đến nay sự hiểu biết của con người về biển còn quá ít ỏi
Biển và đại dương vẫn còn chứa đựng nhiều tiểm năng và nhiều điều bí ẩn mà với trình độ phát triển hiện nay con người chưa thể biết hết Mặc dù vậy, biển và đại đương vẫn có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của nhân loại và trở thành địa bàn luôn diễn ra những tranh chấp về lợi ích rất phức tạp của tất cả các quốc gia trên thế giới
Nhận thức được vai trò to lớn của biển, những năm gần đây, con người
Trang 17Ble tổng hợp Đề tài KC.09.11 Viện Chiến lược phái triển
năng của vùng biển ven bờ và tiềm năng tiểm ẩn ở đáy đại dương Họ hy vọng rằng trong tương lai không xa sẽ tìm được thêm những nguồn thực phẩm và
các nguồn nguyên liệu, nhiên liệu mới ở biển và đại dương, đồng thời có thể mở rộng các diện tích sử dụng có ích ra biển để xây dựng các công trình kinh tế và quốc phòng, đáp ứng yêu cầu phát triển của mình
Theo thống kê hiện nay, trong lòng biển và đại dương thế giới có
khoảng 180.000 loài động vật và 20.000 loài động vật, trong đó đã phát hiện hơn 400 loài cá và hơn 100 loài hải sản khác có giá trị kinh tế Ngoài ra còn
có khoảng 260 lồi chim ln sống gắn bó với biển cả Ước tính sức sản xuất
nguyên khai của biển và đại đương khoảng 500 tỷ tấn sinh khối/năm, trong đó
riêng sản lượng cá biển ước chừng 600 triệu tấn/năm Hiện nay sản lượng khai thác hải sản của thế giới mới đạt hơn 100 triệu tấn Như vậy, biển vẫn còn một tiềm năng hải sản rất lớn mà con người chưa khai thác đến
Bên cạnh đó, diện tích rộng lớn của các vùng nước lợ ven biển và các vùng nước nông gần bờ (gồm các co vịnh, đầm phá ), cùng với điều kiện tự
nhiên môi trường thuận lợi và với những tiến bộ mới của khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ vi sinh đã mở ra một triển vọng to lớn trong việc
phát triển các ngành nghề nuôi trồng hải sản ở biển và ven biển
Về tài nguyên khoáng sản, trong biển và đại dương chứa đựng gần như tất cả các loại khoáng sản đã được phát hiện trên đất liền, trong đó nhiều loại đã được khai thác như đầu mỏ, khí thiên nhiên, than, sắt, cát, silic, thiếc, inmenit, rutin, zircon Đặc biệt dầu khí và các kết cuội sắt - măngan, các mỏ
sunfit đa kim khổng lồ dưới đáy biển được coi là các khoáng sản quan trọng nhất ở biển Cho đến nay, trữ lượng dầu khí đã được thăm dò dưới đáy biển
khoảng 25 - 30 tỷ tấn dầu và 14 - 15 ngàn tỷ m3 khí thiên nhiên, chiếm 26%
tổng trữ lượng dầu mỏ và 23% trữ lượng khí thiên nhiên của toàn thế giới
Theo đánh giá, dọc bờ biển và dưới đáy biển có nhiều mỏ quặng kim loại tồn tại dưới dạng thể rấn và bùn nhão với trữ lượng rất lớn Các mô cất đọc ven bờ biển chứa nhiều kim loại quý như kim hồng thạch, đá kim cương, thanh anh, inmenit, rutin, zicon va cdc loại đá làm vật liệu xây dựng khác Đặc biệt từ lâu người ta đã phát hiện dưới đáy đại dương có những mỏ kết cuội
sắt - mangan với trữ lượng cực lớn Ước tính, tổng trữ lượng kết cuội sắt - mangan trên bề mặt các đáy đại dương lên tới 3.000 tỷ tấn, trong đó chứa hơn
30 nguyên tố kim loại quý gồm: 400 tỷ tấn mangan; 8,8 tỷ tấn đồng; 5,8 ty tấn coban và 16,4 tỷ tấn niken Riêng ở Thái Bình Dương trữ lượng kết cuội sắt - mangan là hơn 1.700 tỷ tấn, trong đó chứa 207 tỷ tấn sắt; 43 tỷ tấn nhôm; 10
tỷ tấn titan; 1,3 tỷ tấn chì và 800 triệu tấn vanadi Ngoài ra các mỏ sunfit đa
Trang 18Bịc tổng hợp Đề tài KC.09.11 Viện Chiến lược phát triển
kim nằm dọc theo các dải núi ngầm giữa đại dương cũng là những mỏ kim loại khổng lồ chứa tới 11% đồng; 0,8% kẽm và các chất bạc, chì, molipden,
thiếc Hiện nay các nước có nền kinh tế mạnh như Mỹ, Nhật, Nga, Pháp,
Trung Quốc, Ấn Độ đang tích cực điều tra nghiên cứu các mỏ khoáng sản ở
biển và họ dự kiến sẽ tiến hành khai thác trong một vài thập ký tới
Trong lòng biển còn chứa đựng một nguồn năng lượng tái tạo khổng lồ
(có thể nói là vô tận), đó là các nguồn năng lượng thủy triều, năng lượng sóng,
năng lượng dòng chảy và năng lượng nhiệt biển Theo đánh giá của các chuyên gia năng lượng thế giới, hàng năm biển và đại dương có thể cung cấp cho nhân loại hàng chục tỷ MW điện năng, trong đó năng lượng thủy triểu ước khoảng 1 tỷ MW; năng lượng sóng khoảng 2 - 3 tỷ MW; năng lượng do chênh lệch nhiệt độ nước biển ước khoảng 2 tỷ MW; năng lượng do chênh lệch độ
mặn của nước biển khoảng 2,6 tỷ MW và năng lượng hải lưu khoảng 5 tỷ
MW Mac dù các nguồn năng lượng này hiện nay chưa được khai thác nhiều,
nhưng chúng được coi là nguồn dự trữ năng lượng tái tạo hết sức đổi dào mà loài người có thể khai thác sử dụng để thỏa mãn nhu cầu lâu dài của các thế hệ mai sau
1.2 Tình hình khai thác biển trên thế giới
Với những tiềm năng to lớn đó, những năm gần đây các nước trên thế giới đang hướng mạnh ra khai thác biển và đại dương Nhờ biết khai thác tốt
các nguồn lợi của biển mà nhiều quốc gia có biển đã tạo được những bước phát triển vượt bậc, xác lập và củng cố vững chắc vị thế kinh tế, chính trị của
mình trên trường quốc tế Cùng với việc từng bước hiện đại hóa các ngành
nghề khai thác biển truyền thống, một số nước có tiểm lực kinh tế và khoa học
- kỹ thuật mạnh đang tập trung phát triển các ngành nghề khai thác biển mới
như khai thác khoáng sản biển, năng lượng biển, du lịch biển và ven biển Hiện nay, sản lượng đánh bắt hải sản hàng năm của thế giới đạt trên
100 triệu tấn, cung cấp khoảng 15% lượng protein và 5% lượng mỡ động vật trong nhu cầu thực phẩm của nhân loại Hàng năm thế giới còn khai thác hàng
chục triệu tấn rong biển để làm thực phẩm và chiết suất các chất cần thiết phục vụ cho công nghiệp dược phẩm và mỹ phẩm Nghề nuôi trồng hải sản trên biển và ven biển ở hầu hết các quốc gia có biển cũng được phát triển
nhanh chóng và tương lai không xa sẽ đóng vai trò chủ đạo trong ngành hải sản của thế giới
Đặc biệt, từ nhiều thập kỷ qua ngành khai thác dầu khí ở biển đã trở
Trang 19Bịc tổng hợp Đề tài KC.09.11 Viện Chiến lược phát triển năm sản lượng dầu khí khai thác ngoài biển chiếm 25 - 30% sản lượng dầu mỏ
và khoảng 20% sản lượng khí thiên nhiên khai thác được trên tồn thế giới Cơng nghiệp khai thác các khoáng sản khác (ngoài dầu khí) ở biển và ven biển cũng phát triển mạnh và ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới Từ lâu nhiều nước trên thế giới đã tiến hành khai thác các quặng kim loại
ở biển và ven biển như: than, imenit, vàng, thiếc, kim cương, rutin, zicon, phốt
phat, uranium Ngay ti đầu những năm 70, trên thế giới đã có gần 60 mỏ
than ngầm dưới biển được khai thác Riêng Nhật Bản hàng năm khai thác hơn 10 triệu tấn than dưới biển, chiếm 30% tổng sản lượng than của cả nước Tại Anh, khoảng 10% sản lượng than được khai thác từ đáy biển Các nước khác
như Chilê, Austria, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Mỹ cũng đang tiến hành khai
thác than dưới biển với quy mô khác nhau Dự báo trong tương lai không xa, việc khai thác các mỏ kim loại dưới đáy biển sẽ chiếm vai trò rất quan trọng
trong nền công nghiệp thế giới
Không gian biển cũng ngày càng được sử dụng nhiều hơn vào mục đích giao thông vận tải, góp phần to lớn vào việc phát triển thương mại và giao lưu quốc tế Sự hình thành các tuyến hàng hải thông thương quốc tế lớn đã có tác động mạnh mẽ đến cục diện địa lý kinh tế - chính trị của cả thế giới và xu thế toàn cầu hóa trong quan hệ kinh tế quốc tế hiện nay Các tuyến đường biển vòng quanh trái đất, xuyên qua Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương đã tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa các khu vực công nghiệp lớn của
thế giới (khu công nghiệp Đông Bắc Mỹ; KCN Nhật Bản, KCN Tây Bắc Âu,
KCN Ucraina, KCN trung tâm Nga và khu công nghiệp Uran ) Tuyến hàng hải quan trọng từ Vịnh Pecxich vòng quanh đại lục Châu Phi từ lâu đã được gọi là “con đường dầu”, đường vận chuyển các khoáng sản Châu Phi và sản phẩm cây trồng nhiệt đới của thế giới Tuyến đường biển phía Nam bán cầu
nối Châu Úc với Châu Á, Tây Âu và Bắc Mỹ cũng được coi là chiếc cầu nối
quan trọng giữa trung tâm chính trị Nam bán cầu với toàn bộ hệ thống địa lý kinh tế, chính trị của thế giới
Ngoài giao thông vận tải, không gian biển và ven biển còn được sử
dụng ngày càng nhiều hơn vào mục đích du lịch, nghỉ dưỡng và xây dựng các công trình trên biển Phần lớn các trung tâm du lịch nổi tiếng trên thế giới hiện nay đều nằm ở ven biển và trên các đảo Hiện nay, một số quốc gia đã và
đang thiết lập những hòn đảo nhân tạo ngoài biển để xây dựng trên đó các
công trình lớn như sân bay, nhà máy luyện kim, luyện nhôm, lọc hóa dầu, khử mặn nước biển và các công trình khác phục vụ kinh tế và quốc phòng
Tóm lại, do các lợi ích đem lại từ biển ngày càng to lớn nên việc khai thác biển và đại dương đã trở thành vấn để mang tính chiến lược trong chính
Trang 20Bic tổng hợp Đề tài KC.09.1 1 Viện Chiến lược phát triển sách phát triển của hầu hết các quốc gia trên thế giới, kể cả các quốc gia có
biển và các quốc gia không có biển Cũng chính vì vậy mà sự quan tâm về chủ
quyền và quyền tài phán trên biển giữa các quốc gia có biển cũng diễn ra ngày
càng mạnh mẽ hơn, không chỉ đối với khoảng 140 triệu km2 vùng đặc quyền kinh tế và thêm lục địa của các quốc gia ven biển mà còn đối với cả các vùng biển rộng lớn nằm ngoài quyền tài phán của các quốc gia này
2 Vai trò của biển và dải ven biển Việt Nam
Nước Việt Nam nằm bên bờ Tây của Biển Đông, một biển lớn và thuộc loại quan trọng nhất của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cũng như của thế giới Từ bao đời nay vùng biển, đải ven biển và các hải đảo đã gắn bó chặt chế
với mọi hoạt động sản xuất và đời sống của dân tộc Việt Nam Theo Tuyên bố ngày 12/7/1977 của Chính phủ Việt Nam và Công ước của Liên hợp quốc về
Luật biển năm 1982 thì nước Việt Nam ngày nay không chỉ có phần lục địa
nhỏ hẹp “hình chữ Š” mà còn có một vùng biển rộng lớn khoảng 1 triệu km2,
gấp 3 lần diện tích đất liền 7
Vùng biển và ven biển nước ta có vị trí hết sức quan trọng cả về kinh tế,
chính trị và an ninh quốc phòng nên từ lâu Đảng và Nhà nước ta đã rất quan
tâm đến phát triển kinh tế biển và ven biển Đặc biệt, ngày 5/6/1993 Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 03 NQ/TW về một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong những năm trước mắt, trong đó kháng định "Vị ?rí và đặc điểm địa lý
của nước ta cùng với bối cảnh phức tạp trong khu vực vừa tạo điều kiện, vừa đòi hỏi chúng ta phải đẩy mạnh phát triển kinh tế biển đi đôi với tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia, bảo vệ tài nguyên và môi
trường sinh thái biển, phấn đấu trở thành một nước mạnh về kinh tế biển"
Tiếp theo đó, Chỉ thị 20 CT/TW ngày 22/9/1997 của Bộ Chính trị về
đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng CNH, HDH mot lan nita khang
định “Vùng biển, hải đảo và ven biển nước ta là địa bàn chiến lược cực kỳ quan trọng về kinh tế, an ninh quốc phòng và môi trường sống; có nhiều lợi
thế phát triển và là cửa ngõ lớn của nước ta để đẩy mạnh giao lưu quốc tế, thu
hút đầu tư nước ngồi ”, đơng thời chỉ thị cho các ngành và các địa phương có
biển sớm xây dựng và triển khai các chương trình, dự án cụ thể nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế biển và ven biển
Như vậy, vùng biển, đải ven biển và các hải đảo là một bộ phận lãnh thổ
thống nhất của đất nước Việt Nam và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong
Trang 21Ble téng hop Để tài KC.09.11 Viện Chiến lược phát triển
2.1 Vai trò trong thương mại quốc tế
Biển Đông (trong đó có vùng biển Việt Nam) có vị trí địa lý kinh tế
chính trị đặc biệt quan trọng và từ lâu đã là nhân tố không thể thiếu trong
Chiến lược phát triển không chỉ của các nước xung quanh Biển Đông mà còn
của một số cường quốc hàng hải khác trên thế giới Nằm án ngữ trên các tuyến
hàng hải và hàng không huyết mạch của thế giới thông thương giữa Ấn Độ
Dương với Thái Bình Dương; giữa Châu Âu, Châu Phi, Trung Cận Đông với
Trung Quốc, Nhật Bản và với các nước Đông Nam Á và Đông Bắc Á Biển
Đông được coi là con đường chiến lược về giao lưu và thương mại quốc tế
Trong tổng số 10 tuyến đường biển thông thương lớn nhất trên thế giới hiện
nay có tới 5 tuyến đi qua Biển Đông hoặc có liên quan đến Biển Đông Đó là: - Tuyén đường biển từ Tây Âu, Bắc Mỹ qua Địa Trung Hải, kênh đào
Xuyé, Trung Đông đến Ấn Độ, Đông Á, đến bờ Đông Bắc Mỹ và
vung Caribe
- Tuyén dudng bién tir Dong A dén Austria, Newzilan Day được coi là tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới
- _ Tuyến đường biển Bác Thái Bình Dương: từ Tây Bắc Mỹ đến Đông Á và Đông Nam Á
- _ Tuyến đường biển từ Đông Á đi qua kênh đào Panama đến bờ Đông
Bắc Mỹ và vùng Caribe
- - Tuyến đường biển từ Trung Đông đến Đông Á, Austria và Newzilan
Theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế, Biển Đông là con đường
biển nhộn nhịp vào loại thứ hai trên thế giới (chỉ sau Địa Trung Hải), trung bình mỗi ngày có từ 250 - 300 tầu biển các loại đi qua lại trên Biển Đông, trong đó có hơn 50% tầu trọng tải trên 5.000 tấn và khoảng 15% tầu biển cỡ lớn có trọng tải trên 30.000 tấn
Hiện nay, nhiều nước ở khu vực Đông Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc,
Trung Quốc, Đài Loan, Singapore có nên kinh tế hầu như phụ thuộc sống còn vào con đường biển này Theo đánh giá, hàng năm có khoảng 70% khối lượng đầu mỏ nhập khẩu (0 Trung Đông và Đông Nam Á) và tương ứng
khoảng 45% khối lượng hàng hóa xuất khẩu của Nhật Bản được vận chuyển trên các tuyến đường biển qua Biển Đông Trung Quốc cũng coi Biển Đông là
địa bàn chiến lược về thương mại quốc :ế 29 trong tổng số 39 tuyến đường hàng hải và khoảng 60% khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Trung Quốc
hiện nay được vận chuyển bằng đường biển qua Biển Đông
Trang 22Ble tổng hợp Đề tài KC.09.11 Viện Chiến lược phát triển
Đặc biệt Singapore là cảng biển lớn nhất Đông Nam Á, đứng thứ 2 trên
thế giới về cảng Container và thứ 4 về trọng tải tầu ra vào cảng Trung bình,
hàng năm có khoảng 85% số tàu biển đi qua khu vực này ghé đậu ở cảng
Singapore để tiếp dầu, thực phẩm, sửa chữa, thay thuyền viên và thực hiện
hàng loạt các dịch vụ khác không những tạo nguồn thu chủ yếu cho đất nước
này mà còn thúc đẩy mạnh mẽ các ngành kinh tế khác phát triển Có thể nói
nên kinh tế của Singapore hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào Biển Đông, và cũng chính nhờ có biển mà Singapore tuy là quốc gia nhỏ bé nhất trong khu
vực (chỉ rộng hơn 600 km2) nhưng đã sớm vươn lên trở thành một nước có nền
kinh tế phát triển nhất, một “con Rồng ” lớn nhất ở khu vực Châu Á
Riêng đối với Mỹ, mặc dù nằm cách Biển Đông gần nửa vòng trái đất
nhưng Mỹ cũng coi Biển Đông là con đường thông thương chính của Mỹ đến khu vực Châu Á, đồng thời là con đường chiến lược của mình để đi từ Thái Bình Dương qua Ấn Độ Dương đến Trung Đông
Vùng biển Việt Nam có lợi thế là nằm ngay trên một số tuyến hàng hải
chính của quốc tế qua Biển Đông, trong đó có tuyến hàng hải đi qua eo biển Malasca và Singapore, là một trong những tuyến đường biển có số tầu bè qua
lại nhiều nhất trên thế giới (chỉ sau so biển Duvơ ở biển Măngxơ và eo
Gibrama ở Địa Trung Hải) Mặt khác, bờ biển Việt Nam rất gần các tuyến hàng hải đó (nơi gần nhất chỉ cách khoảng 100 hải lý) nên rất thuận lợi trong
việc phát triển giao thương quốc tế Hiện nay hầu hết khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu và một phần hàng hoá giao lưu nội địa của nước ta được vận chuyển bằng đường biển qua Biển Đông Trong một vài thập kỷ tới, với tốc độ
tăng trưởng kinh tế của các nước trong khu vực thuộc loại cao nhất thế giới (dự báo khoảng 7 %/năm), khối kượng hàng hóa vận chuyển qua Biển Đông sẽ tăng gấp hai ba lần hiện nay, khi đó vai trò của Biển Đông nói chung và vùng biển và ven biển Việt Nam nói riêng trong thương mại quốc tế càng hết sức quan trọng Đặc biệt nếu kênh KRA ở Thái Lan được xây dựng sẽ thu hút
một số tuyến đường biển quốc tế lớn qua đây và đi qua vùng biển Việt Nam, tạo cơ hội lớn để chúng ta tham gia chia sẻ thị phần vận tải quốc tế, khi đó
vùng biển và ven biển Việt Nam sẽ trở thành chiếc “cẩu nối” cực kỳ quan
trọng để phát triển thương mại quốc tế và mở rộng giao lưu giữa nước ta với
các nước trong khu vực và với thế giới
2.2 Vai trò làm cửa mở của cả nước và khu vực bắn đảo Đông Duong
Trang 23Bic tong hop Dé tai KC.09.11 Vién Chién luoc phdt trién Đông, Nam và Tây - Nam, trung bình khoảng 100 km2 đất liền có 1 km bờ
biển (cao gấp 6 lần tỷ lệ này của thế giới), do vậy vùng biển và ven biển Việt
Nam được coi là “cửa mở lớn “và là “mặt tiền” quan trọng không chỉ của
nước ta mà còn của cả bán đảo Đông Dương để thông thương với bên ngoài Đặc điểm địa lý của nước ta là kéo dài theo vĩ độ và rất hẹp về chiều
ngang, nơi hẹp nhất (thuộc Quảng Bình) chỉ khoảng 50 km và nơi rộng nhất (ở
phía Bắc) cũng không quá 500 km Như vậy, có thể nói không một nơi nào
trên đất nước ta ở quá xa biển Đây là điều kiện khá thuận lợi đối với các địa
phương trên cả nước trong việc thông thương và vận chuyển hàng hóa ra biển
Dọc bờ biển nước ta có nhiều cửa sông, cửa biển và các eo vịnh kín sóng gió,
có điều kiện tự nhiên, môi trường thích hợp cho xây dựng cảng biển, kể cả các
cảng nước sâu tạo thành một hệ thống các cửa Vào - Ra với quy mô khác nhau trên khắp chiều dài của đất nước, vừa đóng vai trò quan trọng trong việc giao lưu và liên kết giữa các vùng, vừa tạo điều kiện thuận lợi để các vùng và các
địa phương trong cả nước thông ra biển, hội nhập với bên ngoài
Hiện nay, dọc ven biển nước ta đã hình thành một hệ thống các cảng biển với quy mô khác nhau, đóng vai trò rất quan trọng trong việc thông
thương hàng hóa của ta với bên ngoài, góp phần đưa nước ta từng bước tiếp cận và hội nhập với nên kinh tế phát triển của khu vực và thế giới Trong
tương lai, khi chúng ta hoàn thành việc nâng cấp mở rộng các cụm cảng biển
lớn hiện có và xây dựng mới một số cảng nước sâu, cảng trung chuyển quốc tế gắn với các tuyến đường xuyên Á ở cả 3 vùng thì vùng biển, ven biển nước ta nói chung và hệ thống cảng biển nói riêng sẽ thực sự trở thành những cửa Vào - Ra lớn, các cửa ngõ giao lưu chủ yếu không chỉ của nước ta mà còn của
cả vùng lục địa rộng lớn quanh bán đảo Đông Dương và khu vực Tây Nam Trung Quốc để mở ra Biển Đông, hội nhập mạnh với các nước trong khu vực và với thế giới
2.3 Vai trò trong việc cung cấp tài nguyên cho phát triển
Vùng biển và ven biển Việt Nam có nguồn tài nguyên khá phong phú và đa dạng Đây là nơi cung cấp thực phẩm và các nguồn nguyên, nhiên liệu hết sức quan trọng cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, cả trong hiện tại và tương lai Trong đó đáng chú ý là các loại sau:
- Dầu khí là nguồn tài nguyên lớn và quan trọng nhất ở biển Tại vùng biển và thểm lục địa Việt Nam đã xác định nhiều bể trầm tích có triển vọng đầu khí với trữ lượng khoảng 3 tỷ tấn, riêng khí thiên nhiên có tiểm năng rất lớn Hiện nay chúng ta đã phát hiện nhiều mỏ dầu khí có trữ lượng công
Trang 24Bic tong hop Dé tai KC.09.11 Viện Chiến lược phát triển nghiệp, trong đó đã đưa vào khai thác gần một chục mỏ, hàng năm cung cấp hàng chục triệu tấn đầu và hàng tỷ mỶ khí phục vụ phát triển kinh tế và dân sinh Công nghiệp chế biến đầu khí cũng đang được đầu tư phát triển mạnh
Nhiều công trình lọc hóa dầu và chế biến khí đang được triển khai xây dựng ở
các địa phương ven biển mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành công nghiệp đầu khí nước ta, góp phần quan trọng trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước
- Tài nguyên hải sản khá phong phú và đa dạng là nguồn cung cấp thực
phẩm quan trọng, không chỉ đáp ứng nhu cầu thực phẩm của xã hội mà còn xuất khẩu Ngoài khả năng khai thác gần 2 triệu tấn cá và hải sản các loại ở biển, dọc ven biển còn có hơn 1 triệu ha bãi triểu và các eo vịnh, đảm phá rất thuận lợi để nuôi trồng hải sản, nhất là nuôi các loại đặc sản có giá trị xuất
khẩu cao như tôm, cua, ngọc trai, cá song, cá mú, rong câu Với tiểm năng
trên, trong tương lai chúng ta có thể phát triển ngành nuôi trồng hải sản ở biển
và ven biển một cách toàn diện và hiện đại, tạo ra nguồn xuất khẩu lớn có khả
năng cạnh tranh cao
- Tài nguyên du lịch ven biển có ưu thế hơn hẳn so với các vùng khác
trong nội địa Với hơn 100 bãi biển lớn nhỏ đọc ven biển thuận lợi cho các
hoạt động du lịch - nghỉ dưỡng, trong đó khoảng 20 bãi biển đạt quy mô và
tiêu chuẩn quốc tế, trong tương lai, việc xây dựng số trung tâm du lịch biển
lớn và hiện đại cỡ quốc tế ở các khu vực Hạ Long - Cát Bà - Đồ Sơn, Văn
Phong - Đại Lãnh - Nha Trang, Phú Quốc du lịch biển và ven biển sẽ trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của đất nước
- Tài nguyên khoáng sản ven biển cũng là nguồn cung cấp nguyên liệu
quan trọng cho nền kinh tế Các mỏ khoáng sản lớn ven biển như: than (Cẩm
Phả), sắt (Thạch Khê), titan (Kỳ Anh, Cát Khánh), cát thủy tỉnh (Vân Hải, Ba
Đồn, Nam Ô, Hòn Gốm, Thủy Triều ), đá vôi xi măng (Hoành Bồ, Bim Sơn,
Hoàng Mai, Bố Trạch, Hà Tiên ), đá xây dựng là cơ sở hết sức quan trọng
để phát triển các ngành cơng nghiệp khai khống, luyện kim, hóa chất ở dải
ven biển, làm động lực mạnh mẽ thúc đấy sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương ven biển và cả nước theo hướng CNH, HĐH
- —- Các nguồn lợi khác ở biển và ven biển như các nguồn năng lượng
biển, các hóa chất từ nước biển và các khoáng sản dưới đáy biển (ngoài dầu
khí) mặc dù chưa được điều tra nghiên cứu nhiều, nhưng sơ bộ cho thấy
cũng khá phong phú Đây là các nguồn dữ trữ nguyên liệu, năng lượng lớn và
hết sức quan trọng để đáp ứng nhu cầu phát triển lâu dài của đất nước trong
Trang 25Ble tầng hợp Đề tài KC.09.11 Viện Chiến lược phát triển
2.4 Vai trò động lực thu hút đầu tư và thúc đẩy các vùng khác
So với các vùng khác trong nội địa, dải ven biển là nơi tập trung nhiều
đô thị lớn với kết cấu hạ tầng khá phát triển, có nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng, trong đó một số loại có tiểm năng và giá trị lớn; có nguồn lao động đồi dào và hệ thống giao thông sắt, thủy, bộ thuận tiện là môi trường hết sức thuận lợi để tiếp nhận các nguồn vồn đầu tư trong và ngồi nước, tiếp
thu cơng nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài, từ đó lan tỏa ra các vùng khác trong nội địa
Đặc biệt, tại dải ven biển đã hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm, hơn 30 khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung với công nghệ khá hiện đại và hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ; một số khu kinh tế mở và đặc khu
kinh tế cũng đang được hình thành và phát triển tạo điều kiện thuận lợi để
thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài Rõ ràng biển và dai ven biển là vùng phát triển năng động nhất, đang từng bước trở thành động lực mạnh thúc đẩy
các vùng khác trong cả nước phát triển 2.5 Vai trò về an nình - quốc phòng
Nước ta được biển bao bọc ở 3 phía, có đường biên giới trên biển đài
tương đương với đường biên giới trên đất liền Lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam cho thấy, từ bao đời nay, mọi đội quân xâm lược đều sử dụng biển làm một trong những hướng tấn công chính để tiến đánh nước ta Vì vậy vùng biển và ven biển có vai trò chiến lược cực kỳ quan trọng về an ninh quốc phòng
Với 28 trong tổng số 64 tỉnh, thành phố giáp biển và gần một nửa dân
số sống ở các tỉnh ven biển; khoảng cách từ các trung tâm kinh tế - chính trị
trọng yếu của nước ta đến bờ biển đều không quá 100 km biển vừa là lá
chắn phòng thủ đất nước nhưng cũng là con đường để kẻ thù tiến công một cách thuận lợi Vì vậy, biển và dải ven biển là địa bàn chiến lược cực kỳ quan
trọng để bố trí phòng thủ, ngăn ngừa và triển khai các lực lượng tấn công, đập tan các đội quân xâm lược từ hướng biển
Đặc biệt trên vùng biển nước ta có hơn 3.000 hòn đảo ven bờ và 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa, Trường Sa tạo nên các tuyến phòng thủ vòng trong và vòng ngoài vững chắc để bảo vệ tổ quốc Sự liên kết giữa các đảo, các cụm đảo, tuyến đảo với nhau dọc ven biển từ Bắc xuống Nam đã tạo thành một hệ
thống các cứ điểm tiền tiêu để ngăn ngừa và đẩy lùi các hoạt động lấn chiếm
Trang 26Bịc tổng hợp Đề tài KC.09.11 Viện Chiến lược phát triển
Trần), Bạch Long Vi, Cồn Cỏ, Lý Sơn, Côn Đảo, Thổ Chu, Phú Quốc đã trở
thành những căn cứ tiền đồn vững chấc trên biển (các chiến hạm không thể
nhấn chìm) để kiếm soát và canh giữ vùng biển của Tổ quốc Một số đảo còn
là địa bàn chiến lược để bố phòng và triển khai lực lượng quân sự khi cần
thiết Ngoài ra, một số đảo ven bờ có vị trí đặc biệt quan trọng đã được sử
dụng làm các điểm mốc quốc gia trên biển để thiết lập đường cơ sở, từ đó xác
định vùng nội thủy, lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế, làm cơ sở pháp lý để bảo vệ chủ quyền quốc gia trên các vùng biến
Tóm lại, vùng biển, ven biển và các hải đảo là những bộ phận lãnh thổ
thống nhất của nước ta, gắn kết chặt chẽ với các vùng khác trên đất liền Đây
là cơ sở và nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế cũng như bảo vệ an
ninh quốc phòng Do vậy, thời gian tới cần phải có phương hướng và các giải pháp phù hợp để phát huy ngày càng cao vai trò to lớn đó của biển và đải ven
Trang 27Bịc tổng hợp Đề tài KC.09.11 Viện Chiến lược phát triển Chương II:
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
VÀ CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA Ở DẢI VEN BIỂN VIỆT NAM
¡ - ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN DẢI VEN BIỂN VIỆT NAM
1 Địa chất
1.1 Đặc điểm chung
Đặc điểm địa chất của dải ven biển Việt Nam khá phức tạp Mặc dù điện tích không lớn nhưng ở đây có mặt hầu như tất cả các thành tạo địa chất
của lãnh thổ Việt Nam với tuổi từ cổ nhất đến trẻ nhất Thành phần thạch học cũng rất đa dạng, bao gồm nhiều loại đá có tuổi và thành phần cấu tạo khác
nhau, đồng thời phân bố cũng rất khác nhau theo lãnh thổ Ở ven biển phía Bắc chủ yếu là các đá trầm tích, đặc biệt là đá vôi Còn ở phía Nam chủ yếu là các đá biến chất và macma, nhất là đá granit và đá bazan Căn cứ vào đặc
điểm cấu tạo có thể chia dải ven biển Việt Nam thành 6 vùng địa chất sau:” Vùng Đông Bắc Bắc Bộ: chủ yếu là đá trầm tích trung sinh, trong đó
có trầm tích chứa than điệp Hòn Gai; đá vôi Devon và Cácbon-
pecmi; phương cấu trúc theo hướng Đông - Bắc
Vùng đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hoá: chù yếu là các trầm tích bở
rời đệ tứ, phương cấu trúc địa chất cắt gần thẳng góc với đường bờ
Vùng Bắc Trung Bộ: có trầm tích đệ tứ tại các đồng bằng ven biển và
các đá cổ sinh, Trung sinh ở vùng đổi núi Phương cấu trúc cất đường bờ thành một góc nhọn
Vùng Trung Trung Bộ: có các đá biến chất nguyên sinh và cổ sinh
hạ, trầm tích trẻ phân bố hạn chế Phương cấu trúc phức tạp, bị
đường bờ biển cất với các góc khác nhau
Vùng Nam Trung Bộ: có các đá macma tuổi trung sinh và đá bazan
tuổi Neogen - Đệ tứ, trầm tích trẻ phân bố thành dải hẹp ven biển Vùng Nam Bộ: chủ yếu là các trầm tích bở rời trẻ, tuổi đệ tứ 1.2 Địa chất công trình
Tại đải ven biển có 2 loại địa chất công trình chính đặc trưng cho vùng
đồng bằng và vùng đồi núi
* Loại đặc trưng cho vùng đồng bằng phân bố chủ yếu ở ven biển đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ có nguồn gốc sông, hồ, đầm lầy, biển, tạo thành lớp
Trang 28Bíc tổng hợp Đề tài KC.09.11 Viện Chiến lược phát triển ngang, chủ yếu là cát, sét và bùn Các công trình xây dựng ở đây thường gặp hiện tượng lún không đều và lún theo thời gian Đất gồm 3 nhóm chính là
nhóm đất rời (cát, cuội, sởi, sạn); nhóm đất dính (sét, á sét) và nhóm đất có thành phần, trạng thái và tính chất đặc biệt (bàn, than bàn và các thành tạo
nhân sinh)
- Nhóm đất đính: là nhóm đất chuyển tiếp (đại điện là sét, á sét, á cát, bùn, than bùn) phân bố rộng rãi trên toàn dải ven biển Điều kiện địa chất công trình ở đây tương đối đơn giản hơn, thuận tiện cho việc xây dựng các công trình dân dụng thông thường với tải trọng tối đa của công trình trên nền
đất tự nhién khong vuot qué 2 kg/cm’
- Nhóm đất rời - dính: có nguồn gốc hình thành khác nhau, điều kiện hình thành không ổn định và phân bố không rộng như nhóm trên Nhóm đất này thường phức tạp, không thuận lợi cho việc xây dựng các loại công trình
- Nhóm đất có thành phần, trạng thái và tính chất đặc biệt: có tính chất xây dựng yếu, các công trình xây dựng trên loại đất này thường hay xảy ra hiện tượng biến dạng, vỡ hoặc xói ngầm làm hỏng các công trình Bên cạnh đó
đất còn bị nhiễm mạn và chịu ảnh hưởng trực tiếp của thuỷ triểu nên ảnh
hưởng rất lớn đến tuổi thọ công trình Do vậy việc xây dựng các công trình
trên nhóm đất này cần đặc biệt lưu ý đến các đặc tính này của đất
* Loại đặc trưng cho đổi núi chủ yếu phân bố ở ven biển Đông Bắc Bắc
Bộ và Trung Bộ Tại ven biển Trung Trung Bộ, các thành tạo chủ yếu là các đá biến chất, độ bền của đất đá ở trạng thái nguyên sinh hoàn toàn thích hợp cho việc xây dựng nhiều loại công trình khác nhau Còn ở ven biển Đông Bác, Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ đặc điểm địa chất công trình phức tạp hơn do mức
độ thay đổi đứt gãy, vò nhàu, biến chất, nứt nẻ lớn Việc xây dựng công trình
doc các đới dập vỡ thường gặp khó khăn do sự phát triển mạnh của các quá
trình địa chất ngoại sinh dạng trượt lở, mương xói
1.3 Địa chất thuỷ văn
Tại dải ven biển Việt Nam hầu như có mặt tất cả các thành tạo địa chất
Trang 29Bic tong hợp Đề tài KC.09.11 Viện Chiến lược phát triển
toàn đải ven biển được chia ra thành 2 miền nước đưới đất khác nhau là miền nước dưới đất vùng núi thấp, đồng bằng và miền nước dưới đất vùng núi cao
* Miền nước dưới đất vàng núi thấp và đồng bằng phân bố chủ yếu ở
ven biển đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ và một đải hẹp có địa hình
thấp ở ven biển Trung Bộ Nước dưới đất trong các đồng bằng ven biển chủ
yếu có nguồn gốc khí quyển (nước mưa) và một phần do các thành tạo cổ hơn
cung cấp Phần lớn các tầng chứa nước lễ hồng thường có mức độ giàu nước biến đổi từ nghèo nước đến phong phú Do mực nước phân bố nông và độ dao động của mực nước khá lớn theo mùa và theo năm nên nước ngầm ở đây có ảnh hưởng lớn đến các công trình xây đựng
Tại các vùng cát sát bờ biển, nước dưới đất thường có quan hệ thuỷ lực
trực tiếp với nước biển và nước mặt cửa sông Vì vậy khi thiết kế xây dựng các công trình cần tính đến khả năng dao động của mực nước dưới đất Mặt khác, khả năng nhiễm mặn nước ở đây cũng rất lớn nên trong công tác thăm dò, tìm kiếm nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và cho phát triển kinh tế ở các đô thị lớn như Hải Phòng, Vinh, Huế, Nha Trang, thành phố Hồ Chí Minh, Dung Quất cần hết sức chú ý đến các biện pháp phòng ngừa và chống nhiễm mặn cho các công trình khai thác nước
* Miền nước dưới đất vùng núi cao bao gồm các núi cao hơn ở ven biển
Quang Ninh va Trung Bộ Phổ biến ở đây là dạng nước khe nứt trong các đới nứt nẻ do phong hoá, các khe nứt kiến tạo và các hang hốc karst Nước chủ yếu có nguồn gốc từ nước mưa ngấm trực tiếp với tốc độ ngấm khác nhau
Mức độ chứa nước thay đổi mạnh, nhưng phổ biến là kém phong phú với lưu
lượng mạch lộ chỉ từ một vài l/s đến hàng chục l/s
Do nước phân bố sâu, mức chứa nước kém phong phú, thành phản chủ yếu là nước nhạt, độ ăn mòn yếu nên ảnh hưởng của nước dưới đất đến thiết kế xây dựng các công trình tại các vùng núi ven biển không lớn Trong miền này nước có khoáng hoá thấp và chất lượng khá tốt đáp ứng được yêu cầu cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp Tại đây còn có thể gặp các mạch nước khoáng, nước nóng có ý nghĩa cho phát triển kinh tế địa phương
Với những đặc điểm trên, trong quá trình điều tra thăm dò, khai thác sử
dụng, quản lý và bảo vệ tài nguyên nước đưới đất cần chú ý những điểm sau:
- Đối với công tác tìm kiếm - thăm dò, chủ yếu tập trung vào các tầng chứa nước cát cuội sỏi Pleistocen, là các tầng chứa nước giàu, chất lượng tốt, có thể đáp ứng vêu cầu cấp nước sinh hoạt với quy mô lớn và vừa Việc tìm kiếm - thăm đò trong các thành tạo đệ tứ bở rời cần tập trung vào các tập hạt
Trang 30Viện Chiến lược phát triển
thô (cuội sỏi, sạn, cát hạt trung và hạt thô) Khi tìm kiếm - thăm đồ trong các thành tạo cacbonat cần nắm vững tính chất đặc thù của chúng là độ chứa nước
rất không đồng nhất và dao động mạnh theo mùa Còn khi tìm kiếm thăm dò
trong các thành tạo lục nguyên, biến chất, cần chú ý những tầng cuội kết, cát
kết có chiều đày lớn ở những địa hình thấp và những đới phá huỷ đứt gãy kiến
tạo Trong quá trình tìm kiếm thăm dò nước dưới đất cần áp dụng các phương pháp tiên tiến nhằm xác định một cách chính xác các đứt gãy có khả năng chứa nước
- Đối với việc điều tra khai thác nước dưới đất phục vụ sản xuất nông nghiệp (chủ yếu tưới cho cây công nghiệp đang có xu thế phát triển mạnh ở
các huyện ven biển như lạc, đỗ tương, điểu ), chỉ nên sử dụng như một
nguồn hỗ trợ cho những diện tích nhỏ, nhất là trong thời kỳ hạn hán Tại các
vùng bị nhiễm mặn, cần nghiên cứu khả năng sử dụng nước dưới đất có độ khoáng hoá cao để tưới cho một số loại cây trồng phù hợp, đồng thời thiết lập một hệ thống tưới tiêu hợp lý để rửa mặn kết hợp với cải tạo đất
- Đối với việc nuôi trồng thuỷ sản, tại dải ven biển, các loại nước dưới
đất có độ khoáng hoá cao phân bố khá rộng rãi Loại nước này tuy không đủ tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt nhưng có thể sử dụng vào nuôi trồng thuỷ sản nước lợ (tôm, cá, rong tảo ) Vì vậy cần tiến hành điều tra, đánh giá kỹ, đồng thời khoanh vùng các khu vực phân bố nước với các cấp khoáng hoá khác
nhau, nghiên cứu sự biến đổi tính chất lý hoá của nước theo thời gian và khả
năng thích ứng của nước đối với từng loại thuỷ sản để có kế hoạch khai thác sử dụng hợp lý Đặc biệt cần nghiên cứu đánh giá tác động môi trường của việc khai thác sử dụng nước ngầm cho muôi trồng thủy sản, để phòng những
ảnh hưởng tiêu cực có thể xảy ra
Ngoài ra, dọc ven biển Việt Nam có rất nhiều nguồn nước khoáng nóng, trong đó nhiều nguồn có thể sử dụng vào mục đích chữa bệnh và đóng chai
(Quang Hanh, Vĩnh Hảo, Tam Hợp, Thạch Bàn ) Vì vậy thời gian tới cần điều tra nghiên cứu một cách đầy đủ và chi tiết hơn cả về trữ lượng, chất
lượng, giá trị sử dụng và khả năng khai thác sử dụng của từng nguồn nước khoáng nóng để có kế hoạch khai thác sử dụng hiệu có quả trong tương lai 1.4 Địa động lực hiện đại
Đặc điểm đặc trưng nhất về địa động lực hiện đại ở đải ven biển Việt Nam là hiện tượng động đất Có thể nói, dải ven biển Việt Nam có chế độ
động đất khá lớn và phức tạp, trong đó vùng phát sinh động đất mạnh nhất là ven biển Thanh Hoá (liên quan với hệ thống đứt gãy Sông Mã) với cường độ
Trang 31Bịc tổng hợp Đề tài KC.09.11 Viện Chiến lược phát triển vào cường độ chấn động nhỏ hơn, với I„„„= 7 hoặc 6 Đặc biệt ở thêm lục địa
phía Nam tồn tại một hệ thống đứt gãy kinh tuyến 110 (đứt gãy Tây Biển Đông) là vùng phát sinh động đất cấp 8 (M„„„= 6,L-6,5) nên toàn bộ vùng biển ven bờ ở đây có cường độ chấn động do lan truyền lớn, I„„„ tới cấp 7, cấp 8
Nhìn chung, dải ven biển Việt Nam có tính chất biến động địa chất, địa động lực khá phức tạp, có mức độ nguy hiểm động đất cao và khá cao, đặc biệt là phần ven bờ phía Bác Vì vậy việc phát triển kinh tế - xã hội, nhất là xây dựng các công trình lớn ven biển cần hết sức chú ý vấn đề này
2 Địa hình
Địa hình ở đải ven biển Việt Nam rất đa dạng và phức tạp với gần 40 kiểu địa hình kaác nhau thuộc 4 nhóm chính là:
* Nhóm kiểu địa hình núi (gồm II kiểu): được tách ra khỏi các địa hình khác bởi độ chênh cao trên 150 mét Phần lớn núi ở đải ven biển là núi tái sinh, được hình thành sau thời kỳ bình ổn kiến tạo, tạo thành các bề mặt bán bình nguyên rộng rãi vào thời kỳ Paleogen Các chuyển động phân dị tân kiến tạo đã dẫn tới sự thành tạo các hệ thống núi này Đối với nhóm địa hình này cần có kế hoạch khai thác sử dụng một cách hợp lý, tránh những tác động có hại của các quá trình ngoại sinh, đồng thời cần bảo vệ lớp phủ thực vật để bảo
vệ lớp phủ thổ nhưỡng
* Nhóm kiểu địa hình đôi (gồm 4 kiểu): được tách ra khỏi các địa hình
khác bởi độ chènh lệch cao từ 10 - 150 mét Địa hình đồi có nguồn gốc xâm
thực - bóc mòn phát triển trên các bể mặt pediment hoặc thểm sông, biển thuộc đới chuyển tiếp giữa vùng nâng và hạ Tại khu vực phía Bắc, điển hình
là ven biển Quáng Ninh, địa hình đổi thường có đạng bát úp, bị chia cắt mạnh bởi mạng lưới xâm thực dày Còn từ Nam đèo Hải Vân trở vào, điển hình là
Ninh Thuận, Bình Thuận và Đông Nam Bộ, thường là các dãy đồi mạng lưới
xâm thực thưa có dạng máng trũng, xâm thực kéo dài
Nhìn chung, nhóm địa hình này có diện phân bố khá lớn và khá thích hợp cho phát triển các cây công nghiệp dài ngày (chè, cà phê) hoặc cây màu Tuy nhiên trong quá trình khai thác cần có các biện pháp canh tác hợp lý, tránh phá huỷ cân bằng của trắc điện sườn, gây xói mòn, thoái hoá đất và các
quá trình mương xói, nhất là đối với dạng đồi bát úp
* Nhóm địa hình đồng bằng (có 16 kiểu): gồm hai phụ nhóm là đồng bằng tích tụ trêri các trũng tân kiến tạo và đồng bằng tích tụ, tích tụ - bóc mòn trên rìa miền náng, Đối với địa hình đồng bằng trên các trũng vòng tân kiến
Trang 32Bịc tổng hợp Đề tài KC.09.11 Viện Chiến lược phát triển tạo là các đồng bằng delta lớn, rất thuận tiện cho phát triển nông nghiệp, trước hết là lúa và cây công nghiệp ngắn ngày Nhưng trong quá trình khai thác sử
dụng cần dé phòng bị tái nhiễm mặn Riêng nhóm địa hình đồng bang nia
miền nâng thường nhỏ hẹp, song có thể phát triển đa dạng các loại cây trồng như: cây lương thực, cây công nghiệp, rau, màu các loại Tuy nhiên đối với nhóm địa hình này cần có các biện pháp để hạn chế quá trình rửa trôi (do lũ), thoái hoá đất và chống cát bay, cát chảy
* Nhóm địa hình bãi biển và bờ (gồm 6 kiểu): chịu tác động trực tiếp của biển thông qua dao động của mực thuỷ triều được xếp vào nhóm địa hình bãi, bị ngập nước lúc triều lên và phơi ra lúc triều rút Trên quan điểm động
lực, địa hình bãi còn đang ở giai đoạn hình thành, chúng có thể biến đổi hàng
năm do những đột biến như bão, nước dồn, nước rút Nhóm địa hình này có khả năng nuôi trồng thuỷ hải sản (tôm, cá nước lợ, rau câu ) và xây dựng các cơ sở du lịch - rghỉ dưỡng, song cần chú ý đến vấn đề cấp nước ngọt
3 Khí hậu
3.1 Đặc điểm chung
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác động đan xen của nhiều yếu tố như: vị trí địa lý, hoàn lưu gió mùa, sự tương tác biển - lục
địa, điều kiện địa hình, đặc điểm đường bờ biển đải ven biển Việt Nam có
khí hậu rất đặc sắc của chế độ khí hậu miền duyên hải với sự phân hóa rõ rệt
của chế độ nhiệt và chế độ mưa ẩm
3.1.1 Chế độ nhiệt
Dải ven biển Việt Nam nằm trải dài trên 15 vỹ độ (từ 8° - 23° vỹ Bắc)
nên chế độ nhiệt bị phân hóa mạnh theo không gian và thời gian Nhiệt độ
không khí trung bình năm giao động từ 23C - 242C ở phía Bắc và khoảng 26°C - 27°C ở phía Nam Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối thay đổi mạnh giữa các
vùng, từ 5°C ở phía Bắc đến 14,8°C ở phía Nam Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối
thay đổi không lớn, cao nhất đạt 42,1°C ở ven biển Nam Trung Bộ và giảm dan xuống 38°C về 2 phía Bắc Bộ và Nam Bộ
Về mùa đông, do hoạt động của gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ không khí hạ thấp một cách rõ rệt làm cho nên nhiệt ở ven biển phía Bắc Vịnh Bắc Bộ
giảm đáng kể Tại đây bàng năm có tới 3 tháng lạnh (nhiệt độ trung bình
tháng dưới 18°C) Ven biển từ Thanh Hoá trở vào đến Bắc đèo Ngang chỉ cé 1
Trang 33Bịc tổng hợp Đề tài KC.09.11 Viện Chiến lược phát triển
hè, do cơ chế hoạt động của gió mùa mùa hè tương đối đồng nhất trên toàn đải ven biển nên nhiệt độ trung bình của các tháng hè khác nhau không nhiều
Biểu 01: Nhiệt độ không khí các khu vực ven biển Việt Nam
Khu vực ven biển Nhiệt độ TB | Thấp nhất | Cao nhất
1 Từ Quảng Ninh - Thanh Hoá 23,2°C 5,0°C 37,8 °C 2 Từ Nghệ Tĩnh - Thừa Thiên 24,3 °C 7,5 °C 39,9°C
3 Từ Quảng Nam - Khánh Hòa 26,0 °C 11,0 °C 42,1 °C
4 Từ Ninh Thuận - Cà Mau 25,9 °C 12,4 °C 38,4 °C 5 Từ Cà Mau - Ha Tiên 27,1 °C 14,8 °C 38,1 °C
3.1.2 Chế độ gió
Dải ven biển Việt Nam chịu ảnh hưởng đồng thời của gió mùa Đông Bắc về mùa đông (chủ yếu từ Móng Cái tới Hải Vân) và gió mùa Tây Nam về mùa hè (chủ yếu từ Đà Nẵng trở vào) Mùa gió Đông Bắc thường bắt đầu vào
tháng 10 và kết thúc vào tháng 3 năm sau; mùa gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 8 Các tháng 4 và 9 được coi là thời kỳ chuyển tiếp giữa các mùa gió
Về mùa gió Đông Đắc, tại ven biển từ Móng Cái đến Hải Vân, gió
hướng Bắc và Đông Bắc chiếm ưu thế, nhưng do ảnh hưởng của địa hình day
Trường Sơn nên ở khu vực Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên thịnh hành
gió Bắc - Tây Bắc Còn từ Nam đèo Hải Vân trở vào, gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng không nhiều và chấm dứt ở Quảng Ngãi
Về mùa gió Tây Nam, gió thịnh hành chính là gió Nam và Đông Nam ở khu vực từ Móng Cái - Hải Vân và gió mùa Tây Nam ở khu vực ven biển từ Đà Nắng đến Hà Tiên Riêng khu vực từ Đà Nắng đến Phan Thiết do chịu ảnh hưởng của gió Tây mang theo không khí khô và nóng do hiệu ứng fơn gây ra, tạo ra điều kiện thời tiết bất lợi
Về tốc độ gió, so với nhiều khu vực khác trong nội địa, tốc độ gió ở đải
ven biển thường cao hơn hẳn, trung bình khoảng 2 m/s, nhiều nơi đạt tới 4
m/s Đặc biệt ở những khu vực có bão hoặc áp thấp nhiệt đới hoạt động, tốc độ
gió rất cao có thể đạt tới 45 - 50 m/s, hoặc trên 50 m/s
Qua số liệu trung bình nhiều năm cho thấy, tốc độ gió trung bình tăng dân từ Bắc xuống Nam; ngược lại, tốc độ gió cực đại lại giảm dần Càng
xuống phía Nam tính chất ổn định của hướng gió cũng cao hơn Tuy nhiên, đo ảnh hưởng của địa hình bờ biển và địa hình dãy Trường Sơn nên khu vực ven
Trang 34Ble tổng hợp Đề tài KC.09.11 Viện Chiến lược phái triển biển từ Nghệ An đến Khánh Hoà có hướng gió kém ổn định hơn và gió thịnh hành thường lệch hướng với hướng chính của gió mùa Đông Bắc và Tây Nam
Biểu 02: Đặc trưng gió ở dải ven biển Việt Nam
Tiểu ^ Đặc Ti Tháng Năm
vùng trưng giói 1 |2 131415161 7 8 9 10 | 1b | 12
Quảng |, Hướng |68./88,| Ð, | Ð, |BN,|BN,| ON, | ON, | 88, | 88, | BB, | OB,
Ninh [think hank | © | 8 /ON|DN| N|D| N | N {|B} B | |B Thanh | Va(mS) |27J2712.1|2/7|30|28| 30 | 25 | 28 | 26 | 27 |28 | 27 Hoá tao 20|16|15|17|18|22| 36 | 40 | 40 | 21 | 17 | 18 | 50 Hướng TB, |ÐB,| Ð, TN, | 5B, | BB, Nene fn thịnh hành | T8 |BTBỊ p | p |TN| TNỊ TN | TN | Tg | TB | Tp | '8 Thien | Va(ms) |29|28|26]28|27|27| 3,1 | 26 | 25 | 28 | 3.0 | 28 | 28 Huế làn 18|14|18|20|20|20| 25 | 25 | 33 | 30 | 21 | 17 | 48 Hướng Đ,|Ð, |ĐN, TB, | TB, Da Nang | thịnh hành |P 1| 8 JBTB) onion) |TIN|TTBITTBIp |pg | -Khanh | V, (m/s) |13,413,3]3,3}3.4]3,1)3,0] 3.2 | 28] 29 | 3,1 | 37/136 | 3,2 Hoa Vmax (m/s) 1 9/18] 18] 20] 1 0 25) 1 19] 2 7 20 | 28 | 40.| be 35 18 40 Hướng TT |TT Ninh | thịnh hành TTN | TTN | TTN|T,ĐỊ Ð 1L B Thuận - | V„(m/s) |46|5,1|1,613,7]29|36] 37 [39 |3 1343 |3,8 | 42 | 39 Cà Mau Vmax Hướng 1ÐĐB,|ĐB,|ĐB,| Ð, BB, thịnh hành | Ð | Ð |Ð |ÐN|TTNITTN| TỔ [TTN |TTN | TTN | ĐB Tri V, m/s) |3/5|3/5|10|35|33|49|44.|47]44135 1361401 38 Vmax (ai |19|11|11|12|12|17] 16 | 18 | 16 | 16 | 17 | 17 | 25 3.1.3 Chế độ mưa
Trên lãnh thổ Việt Nam có hai tâm mưa lớn là Sapa và Bạch Mã - Bà Nà, trong đó tâm mưa Bạch Mã - Bà Nà thuộc dải ven biển là lớn nhất với tổng lượng mưa trung bình trên 3.200 mm/năm; lớn nhất có thể đạt 5.185 mm/năm (tại Bà Nà - Đà Năng) Các khu vực ven biển khác có lượng mưa rất
thay đổi, trong khoảng từ 800 đến 3.000 mm/nãm
Theo không gian, lượng mưa phân bố tăng dần từ 2.000 mm/năm ở ven biển Móng Cái đến 2.400 mm/năm ở Bắc đèo Hải Vân và thời gian mưa tập
trung cũng muộn dần Từ Nam Hải Vân, lượng mưa giảm dần và đạt giá trị
thấp nhất (chỉ khoảng 800 mm/nm) tại Phan Thiết, rồi lại tăng dần tới Cà Mau, Hà Tiên nhưng không quá 2.400 mm/năm
Cơ chế mùa mưa ở dải ven biển cũng rất đa dạng Mùa mưa bất đầu
Trang 35Bịc tổng hợp Đề tài KC.09.11 Viện Chiến lược phát triển
biệt mưa muộn nhất là ở Thừa Thiên - Huế, dẫn đến tình trạng mùa khô trùng
vào mùa hè nắng nóng và mùa mưa trùng vào mùa lạnh Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán trong mùa hè và mưa lớn dài ngày trên diện rộng gây lũ lụt trong mùa đông, khi đồng thời có không khí lạnh và nhiễu động nhiệt đới cận xích đạo
Mặt khác, do ảnh hưởng hoàn lưu gió mùa, đặc biệt là gió mùa mùa đông, tại đải ven biển xuất hiện các kiểu “mưa trái mùa" như mưa từ mùa hè kéo sang mùa thu, hoặc mưa từ cuối thu kéo dài sang đầu đông Chế độ mưa cũng rất khác nhau giữa các vùng và giữa chúng có những vùng chuyển tiếp,
thể hiện sự chuyển dịch giữa hai chế độ mùa mưa Sự khác biệt trong cơ chế
mùa mưa có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chỉ đạo phát triển sản xuất nông, ngư nghiệp ở dải ven biển Tại những khu vực khác nhau, do ảnh hưởng của chế độ mưa nên mùa vụ sản xuất nông nghiệp cũng r như mùa vụ đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản cũng rất khác nhau
Biểu 03: Phân bố mưa dải ven biển Việt Nam ` Đặc trưng mưa
Vùng bờ | JTựng | Séngay | lượng | Lượng | Các tháng | Các tháng
biến mưa TBR | mưa trong| mưalớn | mưa nhỏ | mùa mưa | mưa tập năm (mm) năm nhất (mm) | nhất (mm) | (100mm) trung Q.Ninh- | 5021 T Hoá 143 4.119 1.019 5-10 7-9 Nghệ An - TT - Huế 2.325 142 4.937 1.448 5-12 - 9-1] - Da Nang- Kh Hoa 1.782 119 3.081 667 9-12 10-11 N.Thuan - Cà Mau 1.607 123 2.728 701 5-11 6-9 CaMau- | 9344 Ha Tién 143 3.491 1.013 4-11 7-9
3.2 Các vùng khí hậu dải ven biển
Theo các kết quả nghiên cứu, đải ven biển nước ta có thể chia ra thành 4 vùng khí hậu sau:
3.2.1 Vùng khí hậu ven biển Bắc Bộ
Ven biển Bắc Bộ (Quảng Ninh - Thanh Hóa) là khu vực chịu ảnh hưởng
sâu sắc nhất của các khối không khí cực đới trong mùa đông nên khí hậu ở đây thuộc loại điển hình của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông
lạnh
Trang 36Ble tổng hợp Đề tài KC.09.11 Viện Chiến lược phát triển So với các khu vực khác ven biển, nền nhiệt của khu vực này thấp nhất
với nhiệt độ trung bình năm chỉ khoảng 22,3 - 24°C Mùa đông ở đây thường có tới 2 - 3 tháng lạnh, trong đó nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất (tháng 1)
có thể xuống tới 15,0%C - 17,5°C và có xu thế tăng dần từ Bắc xuống Nam Riêng về mùa hè nhiệt độ không khác biệt lắm so với các khu vực khác, trung
bình 26 - 27°C, trong đó tháng nóng nhất (tháng 7) cũng chỉ 29,80°C
Lượng mưa ở ven biển Bắc Bộ tương đối lớn, trung bình từ 2.000 -
2.200 mm/năm nhưng phân bố không đều theo không gian và thời gian Thời
kỳ mưa nhiều nhất từ tháng 7 - 9 ở phía Bắc và từ tháng 8 - 10 ở phía Nam
Mùa ít mưa là 6 tháng còn lại, trong đó ở phía Bắc có tới 3 - 4 tháng khô và 1 -
2 tháng hạn Độ ẩm tương đối trung bình năm dao động từ 83 - 86%
Các hiện tượng thời tiết đặc biệt ở đây đáng chú ý là sương mù, mưa phùn vào mùa đông và dông, bão, mưa đá vào mùa hè Trung bình hàng năm có khoảng 30 - 50 ngày đông, chủ yếu xuất hiện vào tháng 4 - 9 Tần suất bão và áp thấp nhiệt đới khá cao, trung bình có hơn 3 cơn/năm (từ năm 1955 - 1985 có tới 100 lần bão hoặc áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào khu vực này)
Nhìn chung, các yếu tố khí hậu của khu vực ven biển Bắc Bộ khá phù hợp đối với sản xuất và đời sống dân cư Cụ thể là:
- Số giờ nắng trong năm thuộc loại tốt cho đời sống con người, thời kỳ
thiếu nắng nhất chỉ 2 tháng 1 và 3, khi có mưa phùn, trời âm u, đầy mây
- Chế độ gió thuộc loại rất tốt, trung bình trên 2 m/s, không quá mạnh nhưng luôn tạo cảm giác không khí tươi mát, dễ chịu
- Chế độ nhiệt thuộc loại khá thích nghị đối với con người Riêng đối với sản xuất nông nghiệp, tuy mùa đông lạnh ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng nhiệt đới, nhưng lại rất phù hợp đối với một số loại cây trồng ôn đới, nhất là các loại rau mầu có xuất xứ ôn đới
- Mưa từ vừa đến hơi nhiều, thuộc loại khá thích nghi đối với sản xuất và đời sống dân cư Đặc biệt mùa khô khá “dịu” so với các khu vực ven biển
phía Nam là điểm thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp và du lịch -
dịch vụ
Với đặc điểm khí hậu trên, tại ven biển Bắc Bộ có thể phát triển các
hoạt động du lịch - nghỉ dưỡng vào các tháng mùa hè, trong đó tốt nhất là các tháng chuyển tiếp mùa Thời kỳ bất lợi cho các hoạt động này là một số tháng
Trang 37Ble tổng hợp Đề tài KC.09.11 Viện Chiến lược phát triển
3.2.2 Vùng khí hậu ven biển Bắc Trung Bộ
Dải ven biển Bắc Trung Bộ (Nghệ An - Thừa Thiên Huế) có mùa đông ấm Nhiệt độ không khí ở đây dao động trong khoảng 24,3 - 25,5°C, cao hơn
so với phần phía Bắc Mùa hè thường nóng, có tới 5 - 6 tháng nhiệt độ không khí đạt trên 25C, trong đó nóng nhất là các tháng 6, 7 và 8, với nhiệt độ trung bình tháng từ 27 - 29°C Mùa đông thường ấm, nhiệt độ trung bình tháng lạnh
nhất cũng gần 20°C Số giờ nắng ở đây không nhiều, trung bình khoảng 1.750 ~ 1.900 giờ/năm Thời kỳ nhiều nắng nhất là các tháng mùa hè, trung bình mỗi ngày có 5 - 8 giờ nắng; thời kỳ ít nắng nhất là tháng 2, trung bình mỗi ngày chỉ có 2,5 - 3 giờ nắng
Do ảnh hưởng của gió mùa cực đới nên về mùa hè gió thịnh hành trong vùng chủ yếu là gió Tây Nam với tốc độ trung bình 4,4 - 5,2 m/s, tần suất 27 -
63% Về mùa đông các gió Tây Bắc, Bắc và Bông Bắc chiếm ưu thế với tần
suất 45 - 55% Tốc độ gió lớn nhất là 28 - 40m/s, chủ yếu vào tháng 10 Tần suất lặng gió khá lớn, khoảng 15 - 30% -
Mưa ở đây khá lớn, từ 2.000 - 2.900 mm/năm nhưng phân bố không
đều Mùa mưa bắt đầu từ giữa hè và kéo đài 5 - 6 tháng cho đến cuối tháng 12 hoặc tháng 1 nam sau Do ảnh hưởng của địa hình và hiện tượng "Fon", vao
đầu hè lượng mưa thường tăng, nhưng khi gió mùa Tây Nam hoạt động ổn định, mưa lại giảm dần và xuất hiện một mùa khô nhỏ Độ ẩm không khí ở
đây cũng khá lớn, trung bình khoảng 82 - 85%
Các hiện tượng thời tiết đặc biệt gồm có sương mù, mưa phùn, giông,
bão, gió Tây nóng Sương mù chủ yếu xuất hiện vào các tháng 2 - 4, nhưng cũng chỉ có 2 - 5 ngày/tháng; mưa phùn có 5 - 17 ngày/năm Giông thường
xuất hiện ở thời kỳ đầu hè, đầu mùa mưa, nhưng mỗi tháng cũng chỉ có
khoảng 4 - 7 ngày dông Bão hoặc áp thấp nhiệt đới thường xuất hiện vào các tháng 8 và 9
Nhìn chung, khu vực ven biển Bắc Trung Bộ có chế độ khí hậu tương
đối khắc nghiệt, chế độ nhiệt độ thuộc loại cao (5 tháng có nhiệt độ trên 27°C); nắng, nóng ít phù hợp đối với sức khỏe con người Riêng chế độ mưa ẩm tương đối cao (có tới 4 tháng độ ẩm bằng hoặc trên 90%) thuộc loại rất
xấu Đối với cây trồng, lượng mưa khá phong phú, rất ít tháng khô là điều
kiện khá thuận lợi cho sản xuất Các hiện tượng thời tiết đặc biệt ở đây, nhất là giông, bão và gió Tây nóng có tần suất tương đối cao nên ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống dân cư ven trong khu vực
Trang 38Ble tổng hợp Đề tài KC.09.11 Viện Chiến lược phát triển
3.2.3 Vàng khí hậu ven biển Nam Trung Bộ
Dải ven biển Nam Trung Bộ thuộc loại có số giờ nắng dồi dào, trung
bình từ 2.000 - 2.900 giờ/năm và có xu thế tăng dần từ Bắc xuống Nam Thời kỳ ít nắng nhất là vào các tháng 11, 12 và nhiều nắng nhất là mùa hè (tháng 7
- 8), trung bình có tới 200 - 278 giờ nắng/tháng
Nhiệt độ không khí nhìn chung nóng hơn so với 2 vùng ở phía Bắc, nhiệt độ trung bình năm khoảng 25,6 - 26,9% Trong năm thường có 7 - 9 tháng nhiệt độ không khí cao hơn 25C, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất
có thể đạt 30°C và tháng lạnh nhất cũng trên 2I°C Biên độ nhiệt độ năm không lớn, chỉ khoảng 3,6 - 7,9°C
Về chế độ gió, trong mùa đông các gió Bắc và Đông Bắc giữ vai trò chủ đạo với tần suất từ 40 - 65% và tốc độ trung bình 3,5 - 4,5m/s Về mùa hè chủ yếu là gió Tây và Tay Nam, tần suất từ 30 - 65% và tốc độ khoảng 3 - 4,5m/§s
Mùa mưa ở đây rất ngắn, thường bất đầu từ tháng 9 và kết thúc vào cuối tháng 12 Tổng lượng mưa thay đổi rất lớn theo không gian, từ 800 đến 2.500
mm/năm, phụ thuộc vào vị trí địa lý và địa hình của từng khu vực Mùa ít mưa rất dài, tới 7 - 8 tháng, trong đó có 4 - 5 tháng khô và | - 2 tháng hạn gây trở ngại cho sản xuất và đời sống dân cư Độ ẩm không khí thấp hơn so với các
khu vực ven biển khác, trung bình chỉ khoảng 75 - 82%
Các hiện tượng thời tiết đặc biệt đáng chú ý là giông bão Hàng năm có tới 20 - 40 ngày giông, trong đó thường gặp nhất là trong các tháng chuyển mùa (tháng 4, 5) và các tháng đầu mùa mưa (tháng 9 - 11) Bão và áp thấp nhiệt đới thường xuất hiện vào các tháng 9 - 11, nhưng tần suất không lớn
Nhìn chung, dải ven biển Nam Trung Bộ là nơi có chế độ bức xạ rất đồi
dào, số giờ nắng tương đối nhiều, chế độ gió khá điều hoà, tốc độ vừa phải,
thuộc loại từ tốt đến rất tốt cho sức khoẻ Tuy nhiên, cũng như ở các vùng ven biển khác, tốc độ gió lớn là yếu tố bất lợi cho sản xuất nông nghiệp Nhiệt độ trung bình năm khá thích nghi cho sức khoẻ, chế độ nhiệt thuận lợi cho cây trồng nhiệt đới phát triển và cho năng suất cao Chế độ mưa không thuận lợi,
đặc biệt ở phía Nam mưa ít lại không điều hòa và rất nóng dẫn đến tình trạng rất khô hạn ảnh hưởng lớn đến sản xuất Độ ẩm không khí thấp thuộc
loại tốt cho sức khỏe Trừ những ngày có gió Lào và giông bão (nhưng không
nhiều), các hoạt động du lịch - nghỉ biển ở đây có thể tiến hành quanh năm 3.2.4 Vùng khí hậu ven biển Nam Bộ
Trang 39Bic tổng hợp Đề tài KC.09.11 Viện Chiên lược phát triển tổng số giờ nắng từ 2.300 - 2.700 giờ/năãm, trong đó thời kỳ nắng nhiều nhất là
tháng 2 - 4 và ít nắng là các tháng giữa mùa mưa (tháng 8 - 11) Nhiệt độ
trung bình năm ở đây đạt trên 27°C Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất trên 31°C va trung bình tháng thấp nhất cũng tới 25°C Biên độ nhiệt độ trung bình năm thấp, chỉ 2,8 - 3,8°C và biên độ nhiệt ngày khoảng 5,8 - 7,4C
Về chế độ gió, trong mùa đông, tại khu vực ven biển phía Đông chủ yếu
thịnh hành gió Đông và Đông Bắc với tần suất từ 40 - 70%, tốc độ trung bình
3 - 5,5 m/s Về mùa hè, gió Tây Nam và gió Tây giữ vị trí chủ đạo với tần suất từ 40 - 70% và vận tốc khoảng 3 - 4m/s Tần suất lặng gió khoảng 15 - 40%
Mưa phân bố rất không đều theo không gian và thời gian Tổng lượng mưa
hàng năm giao động rộng, từ 1.369 mm (ở Vũng Tàu) đến 2.343 mm (ở Cà Mau) Mùa mưa thường kéo dài tới 7 tháng, từ tháng 5 đến tháng l I, trùng với mùa hoạt động của gió mùa Tây Nam Thời gian mưa lớn nhất là các tháng 8 - 10 Mùa khô ở đây khá sâu sắc, trong 5 tháng mùa khô có từ 2 đến 4 tháng hạn và | - 2 tháng kiệt Độ ẩm không khí trung bình tà 80 - 84%, mùa mưa độ
ẩm cao hơn, đạt 85 - 90% và mùa khô thấp hơn, từ 75 - 80%
Các hiện tượng thời tiết đặc biệt đáng chú ý chỉ có giông với tầng suất xuất hiện khá lớn, trung bình hang năm có từ 38 - 87 ngày giông Bão và áp thấp nhiệt đới rất ít Trong vòng 35 năm (1950 - 1985) chỉ có gần 30 cơn bão
hoặc áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào khu vực này
Nhìn chung dải ven biển Nam Bộ là khu vực rất dồi dào nắng, rất thuận
lợi cho sản xuất nông nghiệp Các loại cây trồng nhiệt đới ở đây có thể phát
triển tốt quanh năm Tốc độ gió không lớn, chỉ từ 1,5 - 2,5 m/s thuộc loại rất
tốt cho sức khoẻ con người Biên độ nhiệt ngày thấp, thuộc loại khá thích nghi Chế độ mưa mùa hè khá điều hoà, làm giảm bớt không khí nóng bức do bức xạ cao Tuy nhiên, do khí hậu quá nóng, hàng năm có tới 7 tháng nhiệt độ trung bình > 27°C, không thuận lợi cho sức khoẻ con người Đặc biệt ở ven biển phía Đông do mùa khô khá sâu sắc nên thường thiếu nước, gây trở ngại đáng kể cho sản xuất và đời sống dân cư
4 Thuỷ văn
4.1 Đặc điểm chung
Dải ven biển Việt Nam có mạng lưới thủy văn khá dày đặc, trung bình
khoảng 20 - 25 km đường bờ lại có một cửa sông để ra biển Chế độ nước
vùng cửa sông ven biển rất khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là
tác động của thủy triều và và đặc điểm dòng chảy mặt trong lãnh thổ
Trang 40Bịc tổng hợp Đề tải KC.09.11 Viện Chiến lược phát triển Có thể nói, chế độ thuỷ triều ở vùng biển nước ta rất đặc sắc, đa dạng và
có tác động rất mạnh mẽ đến chế độ thủy văn của các vùng cửa sông ven biển Tại dải ven biển có đủ 4 loại thuỷ triều đã được biết trên thế giới đó là: bán
nhật triểu đều, bán nhật triều không đều, nhật triều đều và nhật triều không
đều nhưng có sự phân hóa rất không đều giữa các khu vực Trong đó loại nhật
triểu không đều là phổ biến nhất, bao phủ tới 2/3 chiều dài dải ven biển, suốt
từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá, Nghệ Tĩnh, Bắc Nam Bộ và Tây Nam Bộ ; Loại nhật triểu đều có ở Hòn Gai và Đồ Sơn; Loại bán nhật triều đều chỉ có một phần nhỏ ở khu vực Thuận An Còn lại các nơi khác có chế độ bán nhật triều không đều Biên độ triều cũng thay đổi rất lớn giữa các khu vực, nơi nhỏ nhất chỉ dưới 0,5 mét và nơi biên độ lớn nhất đạt trên 5 mét Chính sự thay đổi về chế độ cũng như về biên độ của thủy triều là những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chế độ thuỷ văn của các vùng cửa sông ven biển, đặc biệt là ở hai
khu vực đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ
Tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, do các sông đều rộng, lòng thoải, -đồng thời thuỷ triều xâm nhập vào cửa sông từ hai phía với hai loại triểu có độ lớn khác nhau nên ảnh hưởng của thủy triều vào các sông rất lớn, tới gần 400 km cách biển, tốc độ truyền triều cũng khá lớn, từ 25 - 40 km/h
Tại các cửa sông thuộc hệ thống sông Hồng và Thái Bình vì chỉ có một
mặt tiếp giáp biển nên chỉ chịu ảnh hưởng của chế độ triều từ một phía Mặt
khác, do các sông ở đây hẹp hơn và đốc hơn nên sự tiết giảm biên độ triều khi vào sông cũng nhanh hơn Biên độ suy giảm triều trên sông Hồng dao động từ 1,8 cm/km đến 2,8 cm/km tuỳ theo từng đoạn sông Tốc độ dòng triều trong
sông thay đổi từ 1,0 đến 2,0 m/s trong khoảng 100 km cách biển từ cửa sông Tại ven biển Trung Bộ, do đải đồng bằng ven biển rất hẹp, các sông ở
đây thường ngắn và đốc, đồng thời biên độ của thủy triều nhỏ nên phạm vì ảnh
hưởng của triều cũng hẹp, giới hạn truyền triều không lớn
Về phân bố dòng chảy mặt trên các sông ở dải ven biển cũng có sự thay đổi rất lớn và khá trùng hợp với sự phân bố của mùa mưa Mô đuyn dòng chảy mặt cao nhất tới 5O - 70 l/s km” tại các sông ở khu vực Quảng Ninh, Thừa Thiên - Huế và thấp nhất chỉ khoảng 5 - 10 1/s km? ở vùng ven biển Ninh Thuận Chính sự phân hoá này đã làm tăng thêm tính đa dạng của một số đặc trưng khác của chế độ thuỷ văn vùng cửa sông ven biển Việt nam
4.2 Các vùng thuỷ văn dải ven biển