MỤC LỤC
Sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam từ chỗ chỉ là sản phẩm thô (gỗ tròn, gỗ xẻ) đã phát triển lên một trình độ gia công cao hơn, áp dụng công. Nhóm thứ nhất: Nhóm sản phẩm đồ mộc ngoài trời bao gồm các loại bàn ghế vườn, ghế băng, dù che nắng, ghế xích đu.
Nhóm thứ hai: Nhóm sản phẩm đồ mộc trong nhà bao gồm các loại bàn ghế, giường, tủ, giá kê sách, đồ chơi, ván sàn. Nhóm thứ tư: Sản phẩm dăm gỗ sản xuất từ gỗ rừng trồng mọc nhanh như gỗ Keo, gỗ Bạch đàn.
Hiện nay, ở Việt Nam chưa có khu rừng nào có chứng chỉ rừng (Forest Stewardship Council - FSC), trong khi đó nhu cầu sử dụng các sản phẩm có chứng chỉ nguồn gốc xuất xứ ngày một cao ở hầu hết các thị trường lớn. Do đó, đối với các sản phẩm gỗ khai thác tại Việt Nam cần mời các tổ chức quốc tế có thẩm quyền kiểm tra việc quản lý khai thác gỗ và cấp chứng chỉ xác nhận gỗ được khai thác.
- Nhà nước hỗ trợ tín dụng đầu tư để mở rộng sản xuất đổi mới công nghệ, thiết bị và trồng rừng nguyên liệu công nghiệp, mức lãi suất cho vay trồng rừng nguyờn liệu bằng ẵ lói suất cho vay ưu đói đầu tư, mức và thời hạn cho vay phù hợp với chu kỳ kinh doanh của từng loại cây trồng; miễn giảm thuế sử dụng đất 2 chu kỳ kinh doanh cho rừng trồng nguyên liệu (mỗi chu kỳ từ 6-7 năm). - Thông qua chương trình xúc tiến thương mại hàng năm, Chính phủ đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận và mở rộng thị trường qua việc tham gia các đoàn khảo sát, tổ chức hội chợ, triển lãm, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, cung cấp thông tin, tuyên truyền quảng cáo xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm.
Mặc dù trong thời gian vừa qua, Chính phủ và một số địa phương đang dần có những kế hoạch phát triển cho một số vùng, một số làng nghề nhưng nhìn chung chưa đáp ứng được những yêu cầu mới đề ra để Việt Nam trong thời gian ngắn có thể công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành chế biến lâm sản nói chung, ngành chế biến gỗ nói riêng. Để phát triển bền vững ngành công nghiệp gỗ trong thời gian tới, Việt Nam phải tăng cường đầu tư, tạo năng lực mới cho các doanh nghiệp trong nước để sản xuất, chế biến sản phẩm gỗ và tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này; xây dựng và mở rộng các khu công nghiệp chế biến gỗ ở các vùng có khả năng cung cấp nguyên liệu ổn định; đẩy mạnh chế biến ván nhân tạo, giảm dần chế biến dăm giấy xuất khẩu, đồng thời triển khai các chương trình trồng rừng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.
Ngành công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để phát triển. Công nghiệp chế biến gỗ và ngành lâm nghiệp có mối quan hệ thống nhất biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau, kịp thời tự điều chỉnh, khắc phục những tồn tại để thúc đẩy nhau cùng phát triển không ngừng, góp phần phát triển nền kinh tế trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Địa hình, địa thế ảnh hưởng đến khí hậu, quá trình hình thành đất, độ sâu tầng đất, ánh sáng, lượng nước rơi, lượng nước bốc hơi, mực nước ngầm, hướng gió… Mặt khác lại có thể hình thành nhiều tiểu khí hậu, đặc điểm địa hình biến đổi sẽ ảnh hưởng tới các nhân tố sinh thái làm biến đổi sự ảnh hưởng qua lại giữa các nhân tố đó và giữa chúng với sinh trưởng phát triển của rừng. Nguồn nước thủy văn ảnh hưởng quan trọng tới sinh trưởng, phát triển của rừng, ảnh hưởng đến công tác tổ chức sản xuất, là cơ sở để thiết kế vận chuyển thủy, xây dựng cơ bản và đề xuất các biện pháp kinh doanh rừng.
Mấy năm qua nhà nước đã tập trung đầu tư thông qua các chương trình quốc gia “xóa đói giảm nghèo”, chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, chương trình 135 đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã đặc biệt khó khăn, chương trình 120, các tổ chức tín dụng khác cũng ra đời như ngân hàng chính sách xã hội, quỹ hỗ trợ phát triển sản xuất, với mục đích đáp ứng nhu cầu vốn cho nông dân và các tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hóa lâm sản. Để nâng cao năng suất và duy trì tính ổn định bền vững của rừng trồng kinh tế, các nhà khoa học nhiều nước trên thế giới đã tập trung nghiên cứu, tuyển chọn tập đoàn cây trồng sao cho phù hợp với điều kiện lập địa, các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, phân vùng sinh thái, tăng trưởng và sản lượng, sâu bệnh hại… Có thể nói cho đến nay cơ sở khoa học cho việc phát triển rừng trồng kinh tế ở các nước phát triển đã được hoàn thiện, tương đối ổn định và đi vào phục vụ sản xuất lâm nghiệp trong nhiều năm qua.
Liu Jinlong (2004) qua phân tích và đánh giá tình hình thực tế đã đưa ra một số công cụ khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân tham gia phát triển rừng trồng kinh tế ở Trung Quốc là: i) Rừng và đất rừng cần được tư nhân hoá; ii) Ký hợp đồng hoặc cho tư nhân thuê đất lâm nghiệp của nhà nước; iii) Giảm thuế đánh vào lâm sản từ rừng trồng; iv) Đầu tư tài chính cho tư nhân trồng rừng; và v) Tăng cường sự hợp tác giữa các doanh nghiệp nhà nước với người dân để phát triển trồng rừng. Các hình thức trồng rừng cũng được nhiều tác giả trên thế giới quan tâm nghiên cứu như Narong Mahannop (2004) ở Thái Lan, Ashadi and Nina Mindawati (2004) ở Indonesia,… Các tác giả cho biết hiện nay ở các nước Đông Nam Á, có ba vấn đề được xem là quan trọng để khuyến khích người dõn tham gia trồng rừng kinh tế là: i) Quy định rừ ràng về quyền sử dụng đất;. ii) Quy định rừ ràng chớnh sỏch hưởng lợi rừng trồng; và iii) Nõng cao hiểu biết và nắm bắt kỹ thuật của người dân.
Nhóm tác giả đã đề xuất một tổ hợp phân hữu cơ vi sinh thích hợp để bón lót và bón thúc cho Bạch đàn ở vùng Sông Bé, đồng thời kiến nghị không nên trồng rừng kinh tế với mật độ 1.100 cây/ha vì tán quá thưa sẽ tạo điều kiện cho cỏ dại phát triển, tốn công làm cỏ và không có lợi cho sinh trưởng của cây trồng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, năng suất rừng trồng kinh tế và lập địa gây trồng có quan hệ mật thiết với nhau, điều kiện lập địa khác nhau thì lượng tăng trưởng của rừng trồng cũng khác nhau; độ dầy tầng đất và loại đất có ảnh hưởng lớn tới năng suất rừng trồng; giống được cải thiện, làm đất và bón phân hợp lý đều nõng cao năng suất rừng trồng.
Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và dân sinh, kinh tế, xã hội Thừa Thiên Huế nằm giữa Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, là trung tâm vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có hệ thống giao thông tương đối hoàn thiện, có cảng biển, cửa khẩu thuận lợi cho việc phát triển mậu dịch và giao lưu. Tiềm năng đất sản xuất nông lâm nghiệp tương đối lớn, là đối tượng sản xuất kinh doanh nông lâm nghiệp, thích nghi với nhiều loại cây trồng, nhất là trồng rừng kinh tế và trồng các loại cây công nghiệp, góp phần giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập, cải thiện đời sống người dân.
Tài liệu thứ cấp được thu thập từ các đơn vị: Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài nguyên và môi trường, Chi cục lâm nghiệp, Chi cục kiểm lâm, Phân viện điều tra quy hoạch rừng trung Trung bộ, Đoàn điều tra quy hoạch và thiết kế nông lâm nghiệp, các Ban quản lý rừng và các Công ty lâm nghiệp, Nhà máy chế biến dăm gỗ xuất khẩu Chaiyo AA Việt Nam, Nhà máy chế biến lâm sản xuất khẩu PISICO Huế, Nhà máy trồng và chế biến cây nguyên liệu giấy xuất khẩu Huế, một số phòng ban ở các huyện, Trung tâm học liệu, Trường đại học kinh tế, các Website và các tạp chí trong nước và ngoài nước. Thông tin thu thập từ các hộ gia đình tập trung vào các nội dung: diện tích các loại đất hộ đang sử dụng, nguồn gốc hình thành; diện tích rừng trồng qua các năm, tình hình sử dụng lao động, vốn đầu tư cho sản xuất, các nguồn vốn đã vay để trồng rừng, cơ cấu thu nhập, các hình thức tiêu thụ sản phẩm rừng trồng, những thuận lợi khó khăn, kiến nghị đề xuất và đánh giá của hộ về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển rừng trồng kinh tế thông qua phương pháp cho điểm từ điểm 1 đến điểm 5.
Có thể nói, các chính sách của tỉnh Thừa Thiên Huế đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia tích cực và có hiệu quả vào phát triển công nghiệp chế biến, tạo ra bước đột phá thúc đẩy phát triển nền kinh tế của tỉnh nói chung và sự phát triển của ngành lâm nghiệp nói riêng. Để đảm bảo nguồn gỗ nguyên liệu cho hoạt động sản xuất, các nhà máy đã có nhiều phương thức thu mua đa dạng, bên cạnh việc tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trực tiếp bán sản phẩm gỗ rừng trồng cho nhà máy với thủ tục thanh toán nhanh chóng, đơn giản; các nhà máy còn phát triển mạng lưới thu mua nguồn gỗ nguyên liệu thông qua các thương lái với nhiều chính sách ưu đãi, đảm bảo động viên họ cung cấp cho nhà máy nguồn nguyên liệu với số lượng lớn, đáp ứng yêu cầu về thời gian.
Quan điểm trồng rừng trên địa bàn tỉnh khi chưa có các nhà máy chủ yếu là trồng rừng phòng hộ, phủ xanh đất trống đồi núi trọc nên cơ cấu loài cây trồng trong giai đoạn này phần lớn là các loài cây gỗ lớn, sinh trưởng chậm như Thông nhựa (Pinus merkusii), Thông 3 lá (Pinus khasya), Thông caribê (Pinus caribeae), Sao đen (Hopea odorata), Sến trung (Homalium hainammensis), Bời lời (Litsea vang), Muồng (Cassia siamea), Lim xẹt (Peltophorum tonkinensis) và Dầu rái (Dipterocarpus alatus). Có thể nói, trồng rừng thâm canh là vấn đề trước đây ít được người dân quan tâm, song do nguồn gỗ rừng tự nhiên ngày càng hạn hep, đặc biệt là nhu cầu nguyên liệu đang trở nên gay gắt hơn đối với các nhà máy chế biến dăm gỗ, giá cả thu mua trên thị trường ngày càng tăng cao thì trồng rừng thâm canh đã trở thành một xu thế tất yếu trong sản xuất lâm nghiệp hiện nay, nhất là trồng rừng kinh tế cung cấp nguyên liệu dăm gỗ.
Ngoài ra, trên địa bàn Tỉnh còn thu hút được một số nguồn vốn khác như: Vốn liên doanh liên kết trồng rừng kinh tế của công ty VIJACHIP, vốn ngân sách đầu tư cho các đơn vị trung ương đóng trên địa bàn, vốn dự án ADB, dự án Phát triển nông thôn Phần Lan, nguồn vốn tự có trong dân và vốn vay tín dụng của các tổ chức, hộ gia đình… để đầu tư vào phát triển rừng trồng kinh tế. Năm 2006, ngoài số lao động gia đình, bình quân mỗi hộ đã thuê mướn thêm 6,9 lao động, trong đó lao động thời vụ là 6,1 lao động/hộ, lao động thuê mướn thường xuyên là 0,8 lao động/hộ chủ yếu để đầu tư cho công tác quản lý bảo vệ, phòng chống cháy rừng và chăm sóc bón phân rừng trồng kinh tế.
Các chính sách về tạo nguồn nguyên liệu, chính sách về giá, công tác tổ chức thu mua, chính sách phát triển hạ tầng kỹ thuật, chính sách hỗ trợ vốn và dịch vụ kỹ thuật cho người dân để xây dựng mối quan hệ lâu dài vẫn chưa được các nhà máy quan tâm đầu tư chiều sâu để chủ động vùng nguyên liệu chuyên canh, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của các nhà máy cũng như sự phát triển bền vững của rừng trồng kinh tế. Để phát triển vùng nguyên liệu, các nhà máy chế biến dăm gỗ cũng cần có chính sách đầu tư hỗ trợ phát triển các hệ thống giao thông chủ yếu để khai thác hết tiềm năng đất đai, đẩy mạnh trồng rừng kinh tế, cung cấp gỗ nguyên liệu phục vụ nhu cầu chế biến, đồng thời có chính sách ưu đãi về cước phí vận chuyển, động viên các hộ trồng rừng ở những vùng khó khăn.
Khu công nghiệp chế biến gỗ của tỉnh cần xây dựng và mở rộng ở các vùng có khả năng cung cấp đủ nguyên liệu, ổn định, thuận lợi về cơ sở hạ tầng, đảm bảo có lợi nhuận và cạnh tranh được trên thị trường khu vực và quốc tế. Đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng gỗ đã qua công nghiệp chế biến, có lợi thế cạnh tranh để nâng cao hiệu quả xuất khẩu, giảm dần tương đối việc xuất khẩu các sản phẩm thô hoặc sơ chế, nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm gỗ chế biến.
Giải pháp ổn định nguồn nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy Trước mắt, các nhà máy cần có chính sách đa dạng hóa các kênh cung ứng gỗ nguyên liệu thông qua các đầu mối thu gom, ưu tiên tiêu thụ gỗ rừng trồng trong tỉnh, đẩy mạnh tìm kiếm nguồn nguyên liệu ngoài tỉnh, xây dựng chiến lược mở rộng thị trường, nghiên cứu khả năng nhập khẩu gỗ để đáp ứng đủ nhu cầu nguyên liệu hiện nay cho sản xuất chế biến. Những thông tin cần được phổ biến cập nhật bao gồm tình hình sản xuất chế biến của nhà máy, nhu cầu nguyên liệu, chủng loại nguyên liệu, giá cả thu mua, phương thức thanh toán, các chính sách về ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, các chính sách ưu đãi… Cần phối hợp nhiều hình thức như truyền thanh, truyền hình, tờ rơi, áp phích ở những nơi công cộng để công tác thông tin tuyên truyền đạt kết quả cao.