Luận văn, khóa luận, chuyên đề, tiểu luận, bài tập, đề tài, nông nghiệp, công nghiệp
MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Rừng và tầm quan trọng của rừng từ lâu đã được con người coi là một mắt xích quan trọng trong mối quan hệ hữu cơ giữa 4 yếu tố: Rừng - Đất - Nước – Con người. Mối quan hệ giữa 4 yếu tố này ở Việt Nam rất chặt chẽ và có tác động lẫn nhau, sự suy thoái của rừng dẫn đất bị xói mòn, rửa trôi, độ phì ngày càng thấp, nguồn nước cạn kiệt hay bị ô nhiểm làm đời sống của con người gặp nhiều khó khăn. Trong thời gian 20 năm từ 1975 đến 1995, diện tích rừng tự nhiên đã giảm 2,8 triệu ha. Tình trạng mất rừng diễn ra trầm trọng tại một số vùng như Tây Nguyên (mất 440.000 ha), Đông Nam Bộ (mất 308.000 ha), Khu vực các tỉnh từ Thanh Hoá đến Thừa Thiên Huế (mất 243.000 ha), khu vự Trung Tâm Bắc Bộ (mất 242.500 ha) [1]. Diện tích rừng tự nhiên còn rất ít, lại phân bố phân tán, vùng thượng nguồn các con sông lớn phần nhiều là đồi trọc, đã bị xói mòn, rữa trôi, thoái hoá. Diện tích rừng trồng hiện nay cũng rất ít, khả năng khai thác gỗ thấp, phần nhiều chỉ có giá trị phủ xanh, chưa có khả năng cung cấp gổ, trong lúc có nhu cầu gỗ về gia dụng, củi đun, lâm sản hàng năm rất lớn, vượt khả năng cung cấp của rừng. sự suy giảm cả diện tích và chất lượng đã kéo theo sự suy giảm về môi trường, đa dạng sinh học và ngày càng gây khó khăn cho đời sống của người dân sống trên địa bàn lâm nghiệp. Đảng và Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chương trình dự án phát triển tập trung cho miền núi nhằm xoá đói giảm nghèo và phát triển rừng như: Chương trình 327, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, chương trình 135 cho các xã miền núi đặc biệt khó khăn… Quyết đinh 661/TTg của Thủ tướng Chính phủ ra ngày 29 tháng 7 năm 1998 và Quyết định 245/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính 1 phủ ra ngày 21 tháng 12 năm 1998 đã thể hiện quan điểm, chủ trương, chính sách, biện pháp của Chính phủ về lâm nghiệp. Hai văn bản này và các văn bản khác của Chính phủ đã thể hiện rõ hơn về chiến lược phát triển mới phát triển kinh tế xã hội miền núi. Tinh thần cơ bản là nhân dân là lực lượng chủ yêú để trồng, bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh rừng và dược hưởng lợi ích từ nghề rừng, phân cấp mạnh cho cấp huyện, cấp xã trong việc quản lý đất đai, quản lý bảo vệ rừng. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng. Phát triển và quản lý bền vững các nguồn tài nguyên rừng phải dựa trên cơ sở khoa học, đảm bảo nguyên tắc con người sống hài hoà với thiên nhiên. Trên cơ sở phân loại rừng thành 3 loại: Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất sẽ xác định các chính sách, cơ chế quản lý phù hợp với chức năng nhiệm vụ của từng loại rừng. Việc trồng rừng thương mại trong giai đoạn hiện nay là một vấn đề mang tính thời sự được mọi người quan tâm hưởng ứng rất sôi nổi trên phạm vi toàn tỉnh nói chung đặc biệt là ở huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Phú Lộc là một huyện có nhiều lợi thế trong việc trồng rừng thương mại, gần thị trường tiêu thụ sản phẩm lâm nghiệp, diện tích đất còn có thể phát triển trồng rừng thương mại. Xuất phát từ tình hình thực tế đó, tôi chọn đề tài “ Phát triển trồng rừng thương mại ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế “ để làm luận văn thạc sỹ nhằm góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển lâm nghiệp, kinh tế và xã hội của huyện, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu các chương trình trồng rừng Quốc gia (661), phát triển kinh tế - xã hội, nông thôn miền núi, xoá đói giảm nghèo ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. 2 1.2. Tình hình nghiên cứu đề tài Đã có một số đề tài nghiên cứu liên quan đề tài này nhưng tác giả nghiên cứu ở địa phương khác và trên một khía cạnh khác như đề tài của tác giả Lê thị Mai Hoa nghiên cứu đề tài “ Nghiên cứu các giải pháp phát triển trồng rừng sản xuất có hiệu quả kinh tế và bền vững ở tỉnh Hoà Bình” đề tài này được làm luận văn thạc sỹ của trường Đại học Lâm nghiệp Xuân Mai – Hà Nội Nhưng chưa một tác giả nào nghiên cứu về vấn đề trồng rừng thương mại ở huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế, do đó tôi mạnh dạn chọn đề tài này để làm luận văn thạc sỹ của mình phần nào thúc đẩy việc phát triển trồng rừng thương mại ở địa bàn huyện Phú Lộc ngày càng mạnh hơn . 1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.3.1. Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về việc phát triển trồng rừng thương mại, đề tài nhằm nghiên cứu việc trồng rừng thương mại trên địa bàn huyện Phú Lộc. Nhằm tăng đóng góp của ngành lâm nghiệp vào công tác xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn huyện 1.3.2. Mục tiêu cụ thể Đề tài trình bày lý luận về trồng rừng thương mại, phân tích thực trạng việc trổng rừng thương mại ở huyện Phú Lộc, đề tài đã đưa ra những giải pháp khả thi để phát triển trồng rừng thương mại ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế 1.4. Đối tượng, Phạm vi * Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu việc trồng rừng thương mại trong những năm qua trên địa bàn huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. * Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian từ năm 1986 đến nay. 3 1.5. Giới hạn nghiên cứu của đề tài Do điều kiện về thời gian và điều kiện nghiên cứu của đề tài nên về nội dung nghiên cứu đề tài giới hạn như sau: Đề tài không nghiên cứu trồng rừng chung chung như trồng rừng phòng hộ, trồng rừng đặc dụng mà đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các mô hình trồng rừng mang tính thương mại cao, một số cây trồng chủ yếu mang lại hiệu quả kinh tế, thời gian thu hoạch sớm cho người trồng rừng ở huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế. 1.6. Một số đóng góp của đề tài Đề tài khảo sát được việc trồng rừng thương mại trên địa bàn huyện Phú Lộc góp phần làm tăng thu nhập từ sản phẩm rừng trồng của người dân, từ đó cải thiện được đời sống xã hội của người dân ở đây ngày càng tốt hơn. Đề tài đưa ra một số chính sách và một số giải pháp, kiến nghị phù hợp với điều kiện thực tế của địa bàn, để việc trồng rừng thương mại ngày càng có hiệu quả hơn đối với người dân huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế. 1.7. Kết cấu của đề tài Đề tài gồm có phần mở đầu, kết luận, 04 chương và 10 bảng biểu 4 CHUƠNG 1 VAI TRÒ CỦA TRỒNG RỪNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 1.1.Vai trò của sản phẩm lâm nghiệp đối với sự phát triển kinh tế xã hội 1.1.1. Một số khái niệm về sản phẩm lâm nghiệp và rừng thương mại Lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất trong nền kinh tế quốc dân có nhiệm vụ trồng cây gây rừng, chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ rừng nhằm cung cấp lâm đặc sản, phòng hộ, bảo vệ môi trường sống, khai thác và vận chuyển lâm sản. [1] Sản phẩm lâm nghiệp là một loại nguyên liệu được loài người sử dụng rộng rãi và lâu đời nhất, là một trong những vật tư chủ yếu của nền kinh tế quốc dân, sản phẩm lâm nghiệp được sử dụng trong công nghiệp và nông nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, khai thác mỏ và một số ngành khác. Sản phẩm lâm nghiệp là rừng do con người và tự nhiên tạo ra Rừng thương mại là loại rừng mà một số tổ chức sản xuất lâm nghiệp và người dân bỏ vốn của mình ra để đầu tư trồng rừng với mục đích đáp ứng nhu cầu nguyên liệu công nghiệp và gỗ gia dụng của nhân dân nhằm thu lợi nhuận sau một chu kỳ trồng rừng; đồng thời khuyến khích phát triển hệ thống cây trồng đa mục đích. Rừng thương mại được hiểu là trồng rừng để bán và mục đích của trồng rừng thương mại là nâng cao thu nhập cho người trồng rừng. Rừng thương mại cũng được hiểu như rừng trồng sản xuất góp phần vào cải tạo môi trường và bảo vệ môi trường sống của con người, phủ xanh thảm thực vật. Rừng thương mại là loại rừng mà do cá nhân, và một số tổ chức ngoài quốc doanh, các lâm trường làm chủ sở hữu và có quyền khai thác, bán sản phẩm ra thị trường, trên diện tích rừng mà mình đã trồng đứng thời điểm. 5 Sản phẩm lâm nghiệp và rừng thương mại là hai yếu tố liên quan mật thiết với nhau, rừng thương mại là một sản phẩm của lâm nghiệp do con người tạo ra. 1.1.2. Vai trò của lâm nghiệp đối với sự phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ đổi mới Lâm nghiệp là một ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là một bộ phận không thể tách rời trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, không những có vai trò bảo đảm cho nông nghiệp và nông thôn phát triển ổn định và bền vững mà còn góp phần giữ vững sự phát triển bền vững và ổn định kinh tế xã hội nói chung. Chính từ vị trí và vai trò quan trọng đó nên từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đến nay, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến sự phát triển ngành lâm nghiệp. Ngành lâm nghiệp Việt Nam XHCN đã trải qua hàng chục năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, là cả quá trình phấn đấu nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cùng với cán bộ công nhân viên chức trong ngành xây dựng lực lượng sản xuất lâm nghiệp, tổ chức, thể chế, khoa học kỹ thuật trồng rừng… nhằm quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên của đất nước, hạn chế đến mức thấp nhất những tác hại phá hoại rừng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên theo từng giai đoạn, trong những bối cảnh lịch sử kinh tế xã hội có nhiều khó khăn. Đặc biệt trong giai đoạn đất nước có chiến tranh, rừng đã có vị trí cực kỳ quan trọng: Là những khu căn cứ cho hoạt động của Đảng, Nhà nước ta, như Chiến Khu Việt Bắc… thời chống giặc ngoại xâm đã trở thành huyền thoại trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của đất nước. Ngày nay trong thời kỳ đổi mới, cùng với nhịp độ phát triển chung của đất nước, Lâm nghiệp nước ta cũng đang từng bước đổi mới, đang trong quá 6 trình chuyển đổi từ một nền lâm nghiệp truyền thống dựa vào rừng tự nhiên và sử dụng lực lượng kinh doanh rừng là chính sang xây dựng nền lâm nghiệp xã hội, thu hút sự tham gia rộng rãi của toàn, dựa chủ yếu vào rừng trồng để đáp ứng nhu cầu lâm sản ngày càng tăng của nhân dân, tích cực bảo vệ rừng tự nhiên hiện có, đẩy nhanh tốc độ phủ xanh đất trống đồi núi trọc, sử dụng có hiệu quả tài nguyên rừng và đưa sản xuất kinh doanh lâm nghiệp thành một ngành, nghề chính ở miền núi, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho nhân dân. Lâm nghiệp là một ngành kinh tế có chu kỳ sản xuất dài ngày, lại thuờng xuyên tiếp cận với vùng sâu vùng xa , với đồng bào dân tộc, đồng thời đã có quá trình phát triển lâu dài qua các thời kỳ lịch sử khác nhau của dân tộc. Sản phẩm lâm nghiệp do rừng tự nhiên và rừng trồng tạo ra, mang lại một nguồn thu nhập đáng kể cho người dân trồng rừng, đối với sản phẩm do rừng tự nhiên tạo ra đây là sản phẩm mà do nhà nước quản lý và do Nhà nước đưa ra chính sách khai thác rừng hợp lý. Đối với sản phẩm lâm nghiệp do rừng trồng tạo ra đây là loại sản phẩm rất quan trọng đối với đất nước nói chung và người dân trồng rừng nói riêng, nó góp phần cải thiện đời sống cho người dân trồng rừng và tăng thu nhập, bên cạnh đó sản phẩm lâm nghiệp từ rừng trồng là sản phẩm góp phần vào xuất khẩu sang thị trường nước ngoài, làm đa dạng sản phẩm xuất khẩu của đất nước. Lâm nghiệp hay còn gọi là Rừng, nó là một tài nguyên quý giá, là một hệ sinh thái rất quan trọng không thể thay thế được, là ngôi nhà chung, lá phổi xanh của toàn nhân loại, rừng còn điều tiết chu trình nước và khí hậu, rừng bảo vệ , chống xói mòn và rửa trôi, ngăn chặn hoang mạc hoá… Sản phẩm tạo ra từ rừng rất thật tế là người dân đã sử dụng sản phẩm lâm nghiệp này để xây dựng nhà cửa, đóng cốp pha, làm giấy… 7 *. Vai trò cung cấp gỗ Lâm nghiệp ngành sản xuất vật chất tham gia vào tái sản xuất tổng sản phẩm xã hội. Hàng năm một phần trong tổng số sản phẩm do lâm nghiệp sản xuất ra dưới dạng hàng hoá đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng của nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội như: gỗ và lâm sản trong khai thác chính, gỗ chặt trong giai đoạn tỉa thưa, nuôi dưỡng rừng, chặt vệ sinh…hạt giống, cây con, đặc sản rừng… Trong các sản phẩm đó phải kể đến gỗ. Sản phẩm gỗ cung cáp cho các ngành công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng cơ bản, giao thông vận tải và trong mỗi gia đình. Ngày nay hầu như không có một ngành nào không dùng đến gỗ, vì nó là nguyên liệu phổ biến và được nhiều người ưa chuộng. Trong quá trình phát triển xã của hội dưới tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ, người ta đã sản xuất ra nhiều sản phẩm thay thế gỗ. tuy nhiên nhu cầu về gỗ và sản phẩm từ gỗ vẫn không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Ngoài sản phẩm gỗ, lâm nghiệp còn cung cấp các sản phẩm ngoài gỗ như: tre, nứa, các dặc sản rừng, động vật rừng cho giá trị tiêu dùng và xuất khẩu. Lâm nghiệp phát triển có ảnh hưởng đến sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp vì lâm nghiệp cung cấp nguyên liệu cho các ngành kinh tế đó. *. Vai trò bảo vệ môi trường sống, cảnh quan văn hoá xã hội Lâm nghiệp thực hiện tái sản xuất tài nguyên rừng, rừng có giá trị về mặt cung cấp lâm sản nhưng đang trong quá trình phát triển, rừng lại có vai trò bảo vệ môi trường sống, cảnh quan văn xã hội, là cơ sở trong sự phát triển bền vững của môi trường như: rừng có tác dụng trong việc bảo vệ đất, điều hoà nguồn nước, điều hoà khí hậu là giảm sức phá huỷ của gió bão, tăng độ ẩm của đất, cung cấp dưỡng khí, làm sạch không khí, boả tồn sự đa dạng sinh học, tiêu giảm tiếng ồn, tạo điều kiện sức khoẻ tốt cho con người… 8 Trên những vùng đất bị úng nước chua phèn, rừng tràm có tác dụng cải tạo dần dần vùng đất hoang này thành những vùng đất sản xuất thuận lợi. Trên những giải cát ven biển rừng đã hạn chế gió bảo, ngăn chặn sự di động cồn cát phủ lấp đồng ruộng và các công trình khác. Rừng đầu nguồn làm chức năng điều tiết nước và cung cấp nước cho các dòng sông, vừa chống mọi biến động nguy hạikhác cho dòng chảy như làm giảm các chất lắng đọng trong các dòng sông, góp phần ngăn chặn hiện tượng bồi đắp các hồ chứa nước, các hệ thống tưới tiêu cửa sông, các công trình thuỷ điện. Nhiều công trình khoa học đã chứng minh rằng do phá rừng nghiêm trọng mà nạn sa mạc hoá phát triển, rừng mất đi là mất cả môi trường sống của tất cả các loài động vật, thực vật và ngay cả đối với loài người. Mặc khác vai trò bảo vệ môi trường của rừng còn ảnh hưởng đến việc nâng cao năng suất cây trồng, đặc biệt là ngành nông nghiệp. *. Tạo nguồn thu nhập và giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân đặc biệt là vùng trung du miền núi Các vùng miền núi có thế mạnh là rừng. Rừng đã cung cấp gỗ và các lâm đặc sản khác cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu cho nên đã tạo ra nguồn thu nhập về tài chính cho ngân sách trung ương và địa phương, góp phần vào quá trình tích luỹ cho nền kinh tế quốc dân. Rừng cũng là nguồn thu nhập chính của cư dân sống gần rừng. Người dân tham gia vào các hoạt động lâm nghiệp họ sẽ được hưởng các lợi ích, nhất là các vùng có kinh doanh đặc sản như: Quế, hồi, cánh kiến đỏ, song, mây… Lâm nghiệp thực hiện chính sách giao đất, giao rừng đến hộ gia đình và cộng đồng địa phương đã thu hút cư dân địa phương tham gia vào các hoạt động trồng, nuôi dưỡng, bảo vệ rừng, khai thác và chế biến lâm sản góp phần vào việc tạo công ăn việc làm cho người lao động, giải quyết một vấn đề bức xúc hiện nay của vùng trung du và miền núi. 9 Một số quan điểm khác cho rằng Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR), mối quan hệ giữa giảm nghèo và nghề rừng ở Việt Nam là một mối quan hệ nhân quả quan trọng giữa sự biến đổi sinh kế nông thôn và những thay đổi mạnh mẽ về độ che phủ rừng. Đời sống của nhân dân phụ thuộc khá nhiều vào nguồn hàng hoá và dịch vụ môi trường từ rừng tự nhiên. Ngay cả khi người dân bị mất rừng thì họ cũng vẫn có những lợi ích lớn thông qua việc chuyển đổi đất rừng thành đất nông nghiệp. Trên cơ sở đó, Suderlin nhận định: "Hiện nay Chính phủ rất quan tâm đến việc XĐGN và phát triển ngành lâm nghiệp. Tuy nhiên, việc phát triển rừng có vai trò hữu ích đến đâu đối với công cuộc XĐGN; Công cuộc XĐGN có mối liên quan gì đến mục tiêu trồng 5 triệu ha rừng thì chúng ta vẫn chưa giải thích được." Với những tài liệu nghiên cứu 2 năm qua của CIFOR tại Việt Nam, tổ chức này cho rằng: Hiện nay, rất nhiều người nghèo nhất trong số những người nghèo ở Việt Nam đang sống gần rừng. Vì vậy để thực hiện được công cuộc XĐGN cần phải quan tâm thích đáng đến tài nguyên rừng. Ngược lại, một chính sách chặt chẽ của Nhà nước về rừng không thể không chú trọng đến ý nghĩa và tác động của chủ trương giảm nghèo. Việc giảm nghèo ở nông thôn quy mô lớn phải có kế hoạch trồng rừng ở quy mô tương đương. Theo nhận định của phần đông các nhà khoa học trong và ngoài nước, từ trước đến nay việc chuyển đổi đất rừng sang sản xuất nông nghiệp chưa được coi là một trong những đường lối chính trong công cuộc XĐGN dựa vào rừng. TS Huỳnh Thu Ba, Trường ĐH Lâm nghiệp và Môi trường, ĐH Tổng hợp Yale (Mỹ) cho rằng, giảm độ che phủ rừng trên cơ sở lâu dài hay tạm thời đều nhằm chuyển đổi đất rừng để mở rộng sản xuất nông nghiệp hay chăn nuôi, đồng thời nó còn tạo điều kiện dễ dàng tiếp cận các sản phẩm gỗ. Đối với các nước đang phát triển, giá trị thương mại từ gỗ là hàng tỷ đôla. Năm 10 . thể phát triển trồng rừng thương mại. Xuất phát từ tình hình thực tế đó, tôi chọn đề tài “ Phát triển trồng rừng thương mại ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên. việc trồng rừng thương mại trong những năm qua trên địa bàn huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. * Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về huyện Phú Lộc, tỉnh