Hiện trạng sử dụng đất đai và tài nguyên rừng * Tài nguyên đất và hiện trạng sử dụng đất

Một phần của tài liệu Phát triển trồng rừng thương mại ở huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế (Trang 43 - 48)

* Tài nguyên đất và hiện trạng sử dụng đất

Theo kết quả kiểm kê rừng theo Chỉ thị 286/CT-TTg ngày 2/5/1997 của thủ tướng Chính phủ; kết quả rà soát phân chia 3 loại rừng của huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2003; kết quả rà soát dự án 661 các Lâm trường, Ban quản lý năm 2004; kết quả kiểm kê đất năm 2005 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế và kết quả phúc tra bổ sung hiện trạng rừng năm 2005 phục vụ cho dự án QHTRKT tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006- 2010 của Phân viện DTQHR TTBộ, hiện trạng sử dụng đất của huyện Phú Lộc như sau:

Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Phú Lộc năm 2005

ĐVT: ha

TT Loại đất, loại rừng Diện tích Ghi chú

Tổng diện tích đất tự nhiên 72.808,5

1 Đất nông nghiệp 42.094,5

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 6.365,0

1.2 Đất sản xuất lâm nghiệp 34.551,5

- Đất rừng đặc dụng 13.038,6

- Đất rừng phòng hộ 9.233,6

- Đất rừng sản xuất 12.279,3

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 1.178,0

2 Đất phi nông nghiệp 18.476,1

3 Đất chưa sử dụng 12.237,9

3.1 Đất đồi núi chưa sử dụng 4.553,4

3.2 Đất bằng chưa sử dụng 399,0

3.3 Núi đá

3.4 Đất chưa sử dụng khác 7.285,5

Nguồn: Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2005 Theo số liệu thống kê đến năm 2005, tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 72.808,5 ha, chiếm 14,4% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Đất nông nghiệp 42.094,5 ha trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 6.365,0 ha và đất sản xuất lâm nghiệp 34.551,5 ha điều này chứng tỏ huyện Phú Lộc rất chú trọng về việc sản xuất lâm nghiệp, trong đất sản xuất lâm nghiệp thì đất rừng đặc

dụng lớn nhất 13.038,6 ha kế tiếp là đất rừng sản xuất 12.279,3 ha. Hiện tại ở huyện Phú Lộc đất chưa sử dụng còn khá dồi dào 12.237,9 ha đây là điều kiện rất tốt để người dân phát triển trồng rừng kinh tế

- Các loại đất phân theo nguồn gốc phát sinh: Đất đai của huyện đa dạng phong phú, bao gồm 19 loại và được chia thành 8 nhóm chính. Trong đó có một số nhóm đất có giá trị đối với sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp như:

+ Nhóm đất phù sa do sự bồi tụ của sông chiếm 6,9% diện tích tự nhiên. Tuy chiếm tỷ trọng không lớn nhưng đây là phần diện tích có giá trị nhất, đang được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp với các loại cây trồng chính là lúa và các loại hoa màu khác.

+ Nhóm đất cát và cồn cát biển, chiếm 18,8%, tập trung ở vùng ven biển và các cửa sông. Loại đất này rất thích hợp cho việc trồng hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả như khoai, lạc, đậu đổ, cam chanh…Hiện nay nhóm đất đó đang được sử dụng vào sản xuất nông, lâm nghiệp trong đó chủ yếu là trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất.

+ Nhóm đất mặn và phèn mặn, chiếm 5%, phân bố ở các vùng ven biển, cửa sông ven đầm. Diện tích này đang được sử dụng để trồng lúa và quy hoạch để nuôi trồng thuỷ sản.

+ Nhóm đất đỏ vàng (Feralit) chiếm 60,3%, được phát triển trong quá trình phong hoá của đá macma bazơ. Diện tích này rất thích hợp với việc trồng cây ăn quả, sản xuất lâm nghiệp. Hiện nay nhóm đất này khai thác chủ yếu vào mục đích lâm nghiệp, một phần nhỏ được sử dụng vào mục đích nông nghiệp.

* Các loại đất phân theo mục đích sử dụng

- Đất nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng là 6.365,0 ha, chiếm 8,74% diện tích tự nhiên. Diện tích đất trồng cây hàng năm là 6.306,6 ha. Trong đất trồng cây hàng năm có 4.614,3 ha đất ruộng lúa, lúa

màu, chiếm 73,2%; đất trồng cây ngắn ngày khác là 1.613,8 ha, chiếm 25,6%; còn lại 78,5 ha đất nương rẩy chiếm 1,2%.

- Đất lâm nghiệp có rừng: Tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 34.551,5 ha trong đó, đất rừng đặc dụng là 13.038,6 ha, chiếm 37,74%, đất rừng phòng hộ 9.233,6 ha chiếm 26,73% đất rừng trồng thương mại (sản xuất) là 12.279,3 ha, chiếm 35,54%. Tỷ lệ che phủ rừng toàn huyện năm 2005 là 45,7%.

- Đất chuyên dùng. Diện tích là 2.681,3 ha, trong đó chủ yếu là đất giao thông 591,23 ha, đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng 414,9 ha, đất xây dựng 203,1 ha và diện tích còn lại sử dụng cho mục đích khác.

- Đất ở: Diện tích 521,9 ha, trong đó chủ yếu là đất ở nông thôn 494,5 ha, đất ở thành thị chỉ có 27,4ha.

- Đất chưa sử dụng: Hiện nay huyện Phú Lộc còn 12.237,9 ha đất chưa sử dụng, trong đó có 399,0 ha đất bằng, 4.553,4 ha đất đồi núi chưa sử dụng và 7.285,5 ha đất có mặt nước chưa sử dụng. Diện tích đất này chủ yếu phân bố ở những vùng không có điều kiện thuận lợi về tưới tiêu và giao thông đi lại khó khăn. Tuy nhiên nếu được đầu tư về thuỷ lợi và phát triển hạ tầng sản xuất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.

* Tài nguyên rừng: Tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 34.551,5

ha trong đó, đất rừng đặc dụng là 13.038,6 ha, chiếm 37,74%, đất rừng phòng hộ 9.233,6 ha chiếm 26,73% đất rừng trồng thương mại (sản xuất) là 12.279,3 ha, chiếm 35,54%. Rừng phòng hộ được phân bố ở vùng núi cao có tác dụng là phòng hộ đầu nguồn. Rừng trồng chủ yếu tập trung ở vùng ven biển và các xã vùng gò đồi và núi thấp, khu vực gần dân cư. Rừng đặc dụng và rừng sản xuất chiếm tỉ trọng lớn.

Rừng của Phú Lộc có nhiều hệ động vật và thực vật phong phú và đa dạng. Rừng tự nhiên phát triển tốt, những khu rừng nguyên sinh có nhều loại gỗ qúy như Lim, Kiền Kiền, Chiền Chỉ, Sến. Trong rừng có nhiều động vật quí hiếm như gấu, báo hỗ, chim trĩ, gà lôi; có nhiều loại dược liệu quí là

nguồn nguyên liệu dồi dào để chế thuốc chữa bệnh trong y học dân tộc. Đặc biệt khu bảo tồn tự nhiên quốc gia Bạch Mã còn những khu rừng nguyên sinh với nhiều cảnh quan đẹp có thể tạo nên quần thể du lịch hấp dẫn của miền Trung.

Trong thời gian qua rừng trồng được mở rộng và phát triển tốt trên đất cát, gò đồi bán sơn địa. Hiện nay một số diện tích rừng trồng có thể khai thác là nguyên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất xenlulô và chế biến gỗ nhân tạo

2.1.1.3. Về tình hình kinh tế xã hội 2.1.1.3.1. Dân số và nguồn nhân lực

Dân số huyện Phú Lộc từ 141.260 người năm 2000 tăng lên 147.635 người năm 2004, trong đó có 73.940 lao động. Tỷ lệ dân số giảm dần từ 2,08% năm 2000 xuống còn 1,6% năm 2004, đó là xu hướng tốt.

Bảng 2: Dân số và lao động huyện Phú Lộc 2000 – 2004

Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 BQ (00-04)

1. Dân số (người) 141.260 143.275 145.286 146.610 147.635 144.813

- Thành thị (người) 10.572 10.683 10.830 10.888 11.011 10.797

- Nông thôn (người) 130.688 132.592 134.456 135.722 136.624 134.016

2. lao động (người) 67.836 69.453 79.914 72.599 73.940 70.948

3. Tỷ lệ tăng dân số 2,08 1,94 1,81 1,72 1,60 1,83

tự nhiên (%)

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Lộc 2005

Lực lượng lao động rất dồi dào, phần lớn lao động ở nông thôn và làm nông nghiệp là chính.

Nhìn chung dân số và nguồn nhân lực dồi dào, cơ cấu trẻ khoẻ. Nhân dân trong huyện cần cù, sáng tạo, có ý chí và năng động, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm ngư nghiệp. Tuy nhiên trình độ dân trí nhìn cung còn thấp, trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề cao còn hạn chế. Sự phân bố dân cư không đều giữa các vùng đã ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện, đặc biệt trên các lĩnh vực:

đầu tư cho sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh y tế, giáo dục, xây dựng các công trình phúc lợi công cộng cho vùng sâu, vùng xa gặp nhiều khó khăn

2.1.1.2.2. Tổ chức ngành lâm nghiệp

Toàn huyện có 2 Lâm trường, 1 Hạt kiểm lâm đây là cơ quan chịu sự quản lý trực tiếp của Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Thừa Thiên Huế, 2 Nhà máy chế biến nguyên liệu giấy xuất khẩu, 1 Xí nghiệp chế biến ván ép La Sơn, 1 Công ty chế biến Lâm sản và một số xưởng cưa và xưởng mộc của cá nhân trong địa bàn huyện ngoài ra còn có các cơ quan quản lý nhà nước như Phòng nông nghiệp, UBND huyện có chức năng, nhiệm vụ liên quan đến phát triển lâm nghiệp của huyện

2.1.1.2.3. Giao thông và cơ sở hạ tầng

Trên địa bàn huyện Phú Lộc có đường quốc lộ 1A chạy qua suốt huyện với chiều dài 59 km, tạo thành trục xương sống của huyện. Ngoài ra còn có tuyến quốc lộ 49B chạy dọc các xã ven biển, tuyến tỉnh lộ 14B (La Sơn-Nam Đông). Các tuyến đường liên huyện và giao thông nông thôn đan xen tạo nên mạng lưới giao giao thông toàn huyện tương đối thuạn tiện. Tổng chiều dài đường bộ của hiện nay là 356 km, bình quân có 0,5 km/km2. Tuy nhiên do địa hình phức tạp, bị chia cắt thành một số khu vực biệt lập ngăn cách bởi các hệ thống đầm phá, bởi các dãy núi, đèo nhấp nhô nên còn một số nơi giao thông đi lại khó khăn.

Cùng với sự hình thành và phát triển cảng Chân Mây tuyến đường từ quốc lộ 1A vào cảng với chiều dài 7 km đã được đầu tư xây dựng. Đường tỉnh lộ lên khu vườn quốc gia Bạch Mã trong mấy năm gần đây đã và đang được nâng cấp. Còn lại hệ thống đường giao thông nông thôn đến các xã và thôn bản chủ yếu là đường cấp phối và đường đất, chưa đảm bảo đi lại thông suốt trong mùa mưa lũ.

Đường sắt Bắc- Nam chạy qua huyện và ga Lăng Cô góp phần không nhỏ vào việc vận chuyển hàng hoá và hành khách

Đường Thuỷ giao thông đường Thuỷ của huyện chủ yếu là các tuyến nội bộ đi trên đầm phá với tổng chiều dài khoảng 130 km, bao gồm các tuyến Đá Bạc đi Vinh Hiền, Vinh Giang, Vinh Hương; Vinh Hưng đi Truồi, đi Huế; Vinh Hiền đi Lộc Trì. Các tuyến đường thuỷ hỗ trợ đắc lực cho Phú Lộc trong giao lưu hàng hoá và đi lại của nhân dân và phù hợp với đặc điểm địa hình của huyện.

2.1.1.2.4. Giáo dục, y tế

Năm 2001 – 2002 toàn huyện có 37.272 học sinh phổ thông chiếm 25,25% dân số. Toàn huyện có 38 trường học, trong đó có 9 trường cấp II và 4 trường cấp III, đến năm 2003 Huyện đã được nhận phổ cập tiểu học.

Toàn huyện có 1 bệnh viện, 4 phòng khám đa khoa và 18 trạm y tế xã. Có 225 giường bệnh, 39 bác sĩ và 12 dược sĩ, năm 2002 có 230.283 lượt người khám bệnh bình quân mỗi người dân được khám 1,5 lượt/năm

Một phần của tài liệu Phát triển trồng rừng thương mại ở huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w