2.2.1. Phương pháp tìm hiểu quá trình phát triển trồng rừng thương mại ở huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế
Áp dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA – Participatory Rural Appraisal), trong đó công cụ chủ yếu được sử dụng là phỏng vấn người cấp tin chính, đặc biệt chú trọng tới cán bộ quản lý và kỹ thuật lâm nghiệp trên địa bàn như Hạt kiểm lâm, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế, Chi cục phát triển lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế và một số cơ quan lâm nghiệp cấp huyện. Nội dung phỏng vấn tập trung vào các vấn đề chủ yếu: i) Các đặc điểm, mục tiêu, kết quả; ii) Tình hình thực hiện các chính sách phát triển lâm nghiệp của Nhà nước; iii) Các biện pháp kỹ thuật và kinh tế-xã hội đã áp dụng trong việc xây dựng và phát triển rừng; Trên cơ sở kết quả làm việc đó sẽ chọn một số nơi để khảo sát và đánh giá trên thực địa: loài cây, biện pháp kỹ thuật trồng, tình hình giao khoán cho dân thực hiện
- Làm việc với Hạt kiểm lâm, Lâm Trường và một số cơ quan chức năng khác ở huyện phú Lộc, để nắm được tình hình chung của rừng trồng thương mại của huyện và thu thập các số liệu liên quan.
- Phương pháp điều tra, tổng kết các mô hình rừng trồng sản xuất được tiến hành theo tuyến trên cơ sở kết quả làm việc với chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý lâm nghiệp huyện Phú Lộc. Quá trình điều tra được tiến hành theo 2 bước
+ Bước 1 : Điều tra khảo sát tổng thể để nắm được các đặc điểm chung trên cơ sở đó tiến hành phân loại đối tượng và lựa chọn các điểm điều tra chi tiết tiếp theo.
+ Bước 2: Trên cơ sở kết quả thu được ở bước 1 tiến hành điều tra, đánh giá chi tiết. Nội dung điều tra tập trung các vấn đề chủ yếu sau đây:
* Các mô hình trồng rừng sản xuất đã có
* Các biện pháp kỹ thuật đã áp dụng, các loài, giống cây trồng đã sử dụng * Các chính sách, thị trường ảnh hưởng tới phát triển trồng rừng thương mại trên địa bàn,…
Tuỳ theo tính đa dạng của các mô hình trồng rừng thương mại tiến hành lựa chọn ngẫu nhiên một số mô hình để đo đếm các số liệu cần thiết. Phương pháp được áp dụng là bố trí các ô tiêu chuẩn diện tích 500m2. Mỗi ô bố trí 3 ô tiêu chuẩn ở cấp tuổi cao nhất.
Trong mỗi ô tiêu chuẩn thu thập các số liệu về dường kính tán, độ tàn che rừng và độ che phủ của thảm tươi,… Riêng đối với luồng số liệu thu thập là số cây tuổi 1, 2 và 3; số cây thu hoạch trong một năm
2.2.3. Phương pháp điều tra, đánh giá thị trường gỗ rừng trồng và chính sách
* Về thị trường gỗ rừng trồng: 4 vấn đề có quan hệ biện chứng với nhau cần được xem xét tới là:
- Nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng thương mại hiện nay của huyện: Chủng loại, khối lượng.
- Các kênh tiêu thụ gỗ rừng trồng. - Gía cả thị trường gỗ rừng trồng
- Sự phát triển của các cơ sở chế biến quy mô vừa và nhỏ trong huyện Đề tài sẽ tiến hành khảo sát một số đơn vị chế biến gỗ qui mô khác nhau trên địa bàn để xem xét qui mô, trang thiết bị, khả năng chế biến, chủng loại, giá cả, đầu ra…
* Về các chính sách: Một số chính sách quan trọng sau đây sẽ được xem xét trong quá trình nghiên cứu: Chính sách đất đai, tình hình giao đất, khoán rừng, chính sách vay vốn, tín dụng, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại lâm nghiệp,… Đánh giá tình hình thực hiện các chính sách này được kết hợp với các nội dung nghiên cứu trên đây, ngoài ra đề tài còn tiến hành phỏng vấn các cơ quan quản lý lâm nghiệp và một số chủ rừng như Hạt kiểm lâm, Lâm trương Phú Lộc và một số hộ dân.
2.2.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
2.2.4.1. Chỉ tiêu giá trị hiện tại lợi nhuận ròng (NPV - Net Present Value)
NPV là hiệu số giữa giá trị thu nhập và chi phí thực hiện hàng năm của các hoạt động sản xuất trong các mô hình rừng trồng sản xuất, sau khi đã chiết khấu để quy về thời gian hiện tại.
n Bt – Ct
NPV = Σ (1)
t = 0 (1 + r)t
Trong đó: - NPV: Giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng (đồng) - Bt: Giá trị thu nhập ở năm t (đồng)
- Ct: Giá trị chi phí ở năm t (đồng) n
- Σ: Tổng giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng từ năm 0 đến năm t t = 0
NPV dùng để đánh giá hiệu quả các mô hình trồng rừng sản xuất có quy mô đầu tư, kết cấu giống nhau, mô hình trồng sản xuất nào có NPV lớn thì hiệu quả lớn hơn. Chỉ tiêu này nói lên được quy mô lợi nhuận về mặt số lượng, nếu NPV > 0 thì mô hình có hiệu quả và ngược lại. Chỉ tiêu này nói lên được mức độ (độ lớn) của các chi phí đạt được NPV, chưa cho biết mức độ đầu tư.
2.2.4.2. Chỉ tiêu tỷ suất thu nhập và chi phí (BCR – Benefits to cost Ratio)
BCR là tỷ số sinh lãi thực tế, nó phản ánh mức độ đầu tưvà cho biết mức thu nhập trên một dơn vị chi phí sản xuất.
Công thức tính: n Bt Σ t = 0 (1 + r)t BPN BCR = = (2) CPV n Ct Σ t = 0 (1 + r)t
Trong đó: - BCR: Là tỷ suất lợi nhuận và chi phí (đ/đ) - BPV: Giá trị hiện tại của thu nhập (đ) - CPV: Giá trị hiện tại của chi phí (đ)
Dùng BCR để đánh giá hiệu quả đầu tư cho các mô hình rừng trồng sản xuất, mô hình nào có BCR>1 thì có hiệu quả kinh tế. BCR càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại.
IRR là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi vốn. IRR là tỷ lệ chiết khấu khi tỷ lệ này làm cho NPV = 0 tức là:
n Bt – Ct
Σ = 0 thì r = IRR (3)
t = 0 (1 + r)t
IRR được tính theo (%), được để đánh giá hiệu quả kinh tế, mô hình nào có IRR càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao.
Tỷ lệ chiết khấu dùng cho các công thức tính là 5,4%/năm
2.2.4.4. Phương pháp tính hiệu quả tổng hợp của các mô hình.
Để đánh giá hiệu quả tổng hợp áp dụng phương pháp tính chỉ tiêu hiệu quả canh tác. Ect = Effective Indicator of farming System của W.Rola (1994)
Ect = [( f1/f(max) hoặc f(min)/f1 + …+ fn/f(max) hoặc f(min)/fn )] : n (4) Ect: Chỉ số hiệu quả tổng hợp: Ect = 1 thì mô hình rừng trồng sản xuất có hiệu quả tổng hợp cao, nghĩa là mô hình có hiệu quả kinh tế, xã hội, sinh thái cao.
f: Là các chỉ tiêu tham gia tính toán: Giá trị hiện tại lợi nhuận ròng, Tỷ số giữa thu nhập và chi phí ròng, Tỷ lệ lãi suất hồi quy, Khả năng đầu tư tính theo mức chi phí của mỗi mô hình rừng trồng, Tổng thu nhập của mỗi mô hình, hiệu quả giải quyết việc làm tính bằng số ngày công lao động đầu tư vào mỗi mô hình.
n: Là số lượng các chỉ tiêu
2.2.5. Phương pháp đề xuất một số giải pháp phát triển trồng rừng thương mại có hiệu quả và bền vững ở huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế
Căn cứ của việc đề xuất là tình hình thực tế trồng rừng thương mại hiện nay và điều kiện cụ thể ở huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế, từ đó xem xét
những thách thức và cơ hội tức là những khó khăn và tiềm năng, thế mạnh về phát triển trồng rừng thương mại trên địa bàn để đưa ra các giải pháp hợp lý. Các bước đề xuất được sơ đồ hoá như sau:
Tóm lại: Phú Lộc là huyện có vị trí địa lý khá thuận lợi, tài nguyên đất
chưa sử dụng còn tương đối lớn thuận lợi cho việc phát triển trồng rừng thương mại, có hiệu quả đặc biệt là những cây mọc nhanh mang tính thương mại cao trong lâm nghiệp. Hệ thống giao thông đường bộ khá thuận lợi cho việc vận chuyển gỗ sau khi thu hoạch. Nguồn lực lao động dồi dào, hệ thống các nhà máy chế biến lâm sản đang phát triển, đây là nền tảng cho việc phát triển trồng rừng thương mại và tạo niềm tin cho người dân trồng rừng.
CHƯƠNG 3