trồng rừng trong chương trình PAM, thể hiện rõ nhất là kỹ thuật được sử dụng trong trồng rừng nguyên liệu cho các nhà chiến biến dăm do nhà máy
PIJISCO thực hiện. Về giống đã sử dụng các giống cây trồng có năng suất cao đã được Bộ NN & PTNT công nhận, các giống này được sản xuất bằng công nghệ hom và nuôi cấy mô, có nguồn gốc rõ ràng. Về kỹ thuật đã đi vào thâm canh với suất đầu tư trồng rừng cao hơn nhiều so với trước, từ xử lý thực bì, làm đất cho tới bón phân, và chăm sóc… Song, nội dung kỹ thuật trồng lại được áp dụng đồng nhất cho hầu hết các loại cây trồng và các loại lập địa khác nhau à cũng áp dụng cho các mục tiêu trồng rừng khác nhau. Đây là một sự bất hợp lý. Tuy nhiên, những nội dung kỹ thuật trồng rừng hiện nay mới chỉ là những yêu cầu tối thối thiểu trong thâm canh trồng rừng. Để cụ thể hoá những đối tượng (loài cây và lập địa), cần có các nghiên cứu sâu thêm. Mặt khác, qua đây cũng có thể nhận thấy tiềm năng để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế của trồng rừng ở huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Thiên Huế còn khá lớn. Đây cũng là những thách thức cho trồng rừng thương mại nói chung.
Thực tế trên cũng tương tự như tình hình chung của cả nước; trong 5 năm (1998-2002), trồng rừng sản xuất chất lượng giống cây trồng đã được cải thiện; kỹ thuật thâm canh đã được chú ý hơn, hình thành một số vùng trồng rừng nguyên liệu tập trung gắn với cơ sở chế biến và xuất khẩu. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế như: tiến độ chậm, mới chỉ đạt khoảng 50% kế hoạch; năng suất thấp, sản lượng chỉ đạt 50-80m3/ha; hiệu quả kinh tế thấp
Hiệu quả trồng rừng thương mại
Hiện nay, hầu hết các diện tích trồng rừng ở huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế ở tuổi đang còn nhỏ, chưa đến kỳ thu hoạch nên chưa thể đánh giá chính xác hiệu quả của trồng rừng thương mại. Tuy vậy theo tính toán của Công Ty Lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế và theo Đoàn điều tra quy hoạch thiết kế Nông lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế thì đối với keo lai chu kỳ kinh doanh 7 năm, tổng vốn đầu tư 1 ha là 12.664.928 đồng, sau 7 năm chủ rừng được lãi 47.335.072 đồng, mỗi năm bình quân 1 ha sinh lời được 6.762.153 đồng.
Vấn đề đặt ra ở đây là liệu với mức lợi nhuận như vậy có đủ sức hấp dẫn người đầu tư trồng rừng hay không? Đó chưa xem xét đến các rủi ro có thể xẩy ra cả chu kỳ sản xuất kinh doanh như sâu bệnh hại, lửa rừng, thị trường và giá cả… Liệu trồng rừng thương mại có cạnh tranh được với các phương án sử dựng đất khác hay không? Người dân có thể sống và làm giàu bằng trồng rừng hay không?
Mặt khác, cũng cần làm rõ, liệu có nâng cao hiệu quả kinh tế trong trồng rừng hay không, ví dụ: thông qua các tiến bộ kỹ thuật (cải thiện giống, kỹ thuật thâm canh, hợp lý hoá quá trình sản xuất,…); thông qua việc khai thác các giá trị gián tiếp của rừng (như phòng hộ, bảo vệ môi trường, buôn Các bon,…)
3.2. Thực trạng phát triển sản xuất kinh doanh trồng rừng thương mại ởhuyện Phú Lộc huyện Phú Lộc
3.2.1. Các loại mô hình trồng rừng thương mại đã có ở huyện Phú Lộc, tỉnhThừa Thiên Huế Thừa Thiên Huế
Với những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đã được trình bày ở chương trước cho thấy huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển trồng rừng, đặc biệt là rừng thương mại. Kết quả khảo sát tại huyện Phú Lộc cho thấy có nhiều dạng trồng rừng, theo chức năng trồng rừng ở huyện Phú Lộc có những dạng sau: Rừng phòng hộ, rừng trồng đặc dụng, rừng trồng sản xuất.
Xét về trồng rừng thương mại gồm các loại
- Rừng trồng cây gỗ lớn như là Thông mã vĩ, Thông được trồng vào những năm 1980 với mục đích ban đầu là phủ xanh đất trống đồi núi trọc.
- Rừng trồng cây gỗ nhỏ như là Keo, Bạch đàn. Trong đó keo lai, Keo tai tượng, Bạch đàn được trồng nhiều và đã phát triển thành hàng hoá, được lựa chọn để trồng trong chương trình 5 triệu ha rừng. Trong loại mô hình này,