Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện Phú Lộc

Một phần của tài liệu Phát triển trồng rừng thương mại ở huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế (Trang 41 - 43)

2.1.1.1. Về tự nhiên * Vị trí địa lý

Phú Lộc có một vị trí hết sức quan trọng, nằm trên trục quốc lộ 1A, điểm giữa của hai thành phố trọng điểm của khu vực miền Trung là Huế và Đà Nẵng (Huyện lỵ Phú Lộc cách Huế 45 km về phía Bắc và cách Đà Nẳng 55 km về phía Nam) có các trục giao thông quan trọng của quốc gia chạy qua như tuyến đường bộ, tuyến đường sắt Bắc Nam, đồng thời lại là một trong những cửa ngõ thông ra biển quan trọng của hành lang Đông – Tây qua quốc lộ 1A trục đường 9 nối Việt Nam với Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan.

Phú Lộc là nơi hội tụ đầy đủ các điều kiện tiềm năng, thế mạnh về biển đầm phá, đồng bằng, gò đồi, rừng núi. Đặc biệt là cảnh quan thiên nhiên phục vụ phát triển du lịch (núi Bạch Mã, bải biển Lăng Cô,…) và cảng Chân Mây là trung tâm kinh tế quan trọng của tỉnh trong tương lai.

Với vị trí địa lý kinh tế thuận lợi, lại đang được Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng (giao thông, điện, nước, bến, bãi, kho tàng…) tạo môi trường thuận lợi hình thành đô thị mới, khu công nghiệp tập trung, trung tâm thương mại, dịch vụ. Đó là những tiền đề cơ bản thúc đẩy kinh tế xã hội huyện Phú Lộc phát triển mạnh trong giai đoạn tới

*Khí hậu, thuỷ văn

+ Khí hậu: Phú Lộc là nơi tiếp giáp giữa hai vùng khí hậu Bắc – Nam,

hậu chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 2 năm sau, mùa nắng từ tháng 3 đến tháng 7. Nhiệt độ trung bình là 24,40C. Tổng tích ôn hàng năm là 8.500-9.0000C. lượng mưa lớn, dao động trung bình 1.900- 3.200mm/năm. Sự đa dạng của khí hậu phù hợp với sự phát triển của nhiều loại cây trồng, vật nuôi thuận lợi cho phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, tuy nhiên sự biến động thất thường của thời tiết, có năm mưa nhiều với cường độ mạnh, lũ lớn, gió Tây Nam khô nóng đã gây nhiều khó khăn cho sản xuất và đời sống của nhân dân.

+ Thuỷ văn: Trên địa bàn huyện có 05 con sông chính bao gồm sông

Nông, sông Truồi, sông Thừa Lưu, sông Cầu Hai và một phần sông Tả Trạch, cùng với nhiều khe suối nhỏ chằng chịt từ vùng núi đến đồng bằng bán sơn địa nên đã tạo nên nguồn nước ngọt khá dồi dào. Ngoài ra còn có 11.095 ha mặt nước thuộc các đầm phá lớn như đầm Cầu Hai, đầm Lăng Cô và các vũng Tư Hiền, Cửa Kiển, Chu Mới… tạo nên một vùng sinh thái đặc thù cho phép phát triển đánh bắt và nuôi trồng nhiều loại thuỷ sản có giá trị kinh tế. Tuy nhiên do các sông ngắn và dốc, mưa nhiều đổ mạnh gây lũ, xói lỡ. Mùa khô thiếu nước, sông cạn, vùng ven biển nước mặn theo các cửa sông xâm nhập nên gây mặn tràn, mặn ngấm ảnh hưởng tới sản xuất và sinh hoạt của dân cư.

* Địa hình

Huyện Phú Lộc là một giải đất hẹp nằm dọc theo bờ biển, tựa lưng vào dãy Trường Sơn, có chiều dài 60 km, chiều rộng trung bình 22 km. Trên địa bàn huyện có đầy đủ các loại địa hình: biển, ven biển, đầm phá, đồng bằng, gò đồi, rừng núi cho phép phát triển một nền kinh tế toàn diện với các ngành then chốt như nông – lâm nghiệp, thuỷ hải sản, du lịch, công nghiệp và kinh tế cảng. Tuy nhiên do địa hình bị chia cắt nên gặp nhiều khó khăn trong việc bố trí dân cư, xây dựng cơ sở hạ tầng. Một số vùng thường bị thiên tai làm cho sản xuất nông nghiệp khó khăn, công nghiệp chưa phát triển.

Một phần của tài liệu Phát triển trồng rừng thương mại ở huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế (Trang 41 - 43)