MỤC LỤC
Báo cáo nghiên cứu tổng quan lâm nghiệp Việt Nam năm 1991 đã phân tích những kết quả và kinh nghiệm phát triển lâm nghiệp trước đây, xác định thực trạng của ngành lâm nghiệp vào thời kỳ đó, đề xuất một số nội dung đổi mới về chính sách và chiến lược phát triển lâm nghiệp và các chương trình hành động cụ thể trên các lĩnh vực: bảo vệ môi trường, định canh định cư, giao đất rừng và thực hiện nông lâm kết hợp, trồng cây phân tán và trồng cây lấy củi, nuôi trồng các loại đặc sản rừng, phát triển nhân lực đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và phổ cập kỹ thuật lâm nghiệp, phát triển tổ chức và xây dựng thể chế lâm nghiệp. Sau hội nghị này, ngành Lâm nghiệp đã chỉ đạo các địa phưưong thực hiện chỉ thị 29/CT ra quyết định số 184/HĐBT, đẩy mạnh giao đất rừng cho các HTX, khoán rừng đến hộ gia đình quản lý, củng cố các LTQD, thực hiện phương thức nông lâm kết hợp… để thực hiện chủ trương nói trên từ 1983- 1992, trên nhiều vùng sinh thái đã xuất hiện các điển hình tốt về HTX và hộ gia đình quản lý sử dụng, kinh doanh rừng và đất lâm nghiệp được giao, sản xuất nông lâm sản trên đất trống đồi núi trọc, mở ra một hướng quản lý và kinh doanh đất lâm nghiệp mới.
- Việc quy định thuế suất 2% áp dụng đối với các loại cây công nghiệp không phân biệt hạn đất, tuy có tiện lợi cho cơ quan thuế, tiện cho người nộp thuế khi tính thuế, nộp thuế, nhưng dẫn đến vừa không tạo ra sự công bằng giữa các loại đất, vừa không khuyến khích người được giao đất thâm canh cây trồng vì sản lượng nhiều, nộp thuế nhiều, sản lượng ít, nộp thuế ít, không đưa đất và sản xuất kinh doanh không phải nộp thuế…. - Thực tiển phát triển lâm nghiệp ở nước ta đã khẳng định các doanh nghiệp nhà nước đã có những đóng góp đáng kể vào sự nghiệp phát triển tài nguyên rừng có đội ngũ cán bộ có khả năng quản lý tổ chức kinh doanh, có đội ngũ công nhân được đào tạo và có kinh nghiệm làm nghề rừng là nền tảng cho sự phát triển lâm nghiệp Nhà nước. Tuy nhiên vai trò chủ đạo của doanh nghiệp lâm nghiệp Nhà nước không có nghĩa là phát triển ồ ạt doanh nghiệp Nhà nước, không nhất thiết giá trị sản lượng mà doanh nghiệp lâm nghiệp Nhà nước tạo ra chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp, mà doanh nghiệp Nhà nước chỉ phát triển ở những lĩnh vực, những khâu thật cần thiết, những địa điểm khó khăn trong việc tạo rừng, giảm bớt những đơn vị tỏ ra không có hiệu quả hoặc không cần thiết.
Mặt khác xuất hiện phân công chuyên môn hoá, hình thành các hộ chuyên để mở rộng quy mô sản xuất và mở rộng phân công lao động xã hội trên từng địa phương và vùng lãnh thổ: những vùng đất hoang hoá, đất trống đồi trọc, ven biển sẽ là những địa bàn hoạt động của trang trại nông lâm nghiệp.Ở đây các trang trại bỏ vốn đầu tư để khai hoang, phục hoá tạo lập vườn rừng, bãi chăn thả gia súc, quai đê lấn biển, nuôi tôm cá, biến vùng đất hoang hoá thành những vùng nông lâm nghiệp trù phú.
Muốn duy trì được tính ổn định, bền vững của rừng thì công tác trồng rừng phải đạt được hiệu quả kinh tế, sản phẩm rừng trồng phải có thị trường tiêu thụ, các loại sản phẩm lâm sản ngoài gỗ phải phục vụ đựơc mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài của người dân, phương thức canh tác phải gắn với kiến thức bản địa và được người dân dể áp dụng. Liu Jinlong (2004) dựa trên việc phân tích và đánh giá tình hình thực tế trong những năm qua đã đưa ra một số công cụ chủ đạo khuyến khích tư nhân phát triển trồng rừng ở Trung quốc là: i) Rừng và đất rừng cần được tư nhân hoá; ii) Ký hợp đồng hoặc tư nhân thuê đất lâm nghiệp của Nhà nước; iii) Giảm thuế đánh vào lâm sản; iv) Đầu tư tài chính cho tư nhân trồng rừng; v) Phát triển công tác hợp tác giữa các công ty với người dân để phát triển trồng rừng. Hàng loạt các chương trình, dự án về trồng rừng đã được thực hiện trong khắp cả nước, nhiều mô hình rừng trồng sản xuất quy mô lớn đã được thiết lập, biện pháp kỹ thuật đã được xây dựng thành quy trình, quy phạm,… Liên quan đến đề tài này một số tỉnh ở nước ta đã thực hiện thành công trong việc trồng rừng kinh tế hay còn gọi trồng rừng thương mại như ở tỉnh Hoà Bình, Trường đại học Lâm nghiệp Hà Nội.
Hoà Bình là tỉnh miền núi vùng Tây Bắc trong những năm qua cũng đã chú trọng tới phảt triển rừng sản xuất, xây dựng một số mô hình trồng rừng co hiệu quả ở những vùng cao như mô hình Keo lai, mô hình Keo tai tượng, Bạch đàn Urô… Nắm bắt được nhu cầu và thị hiếu của thị trường tỉnh Hoà Bình đã sử dụng giống cây trồng bằng cây hom để trồng trên những vùng đất có khả năng phát triển lâm nghiệp, bên cạnh đó Tỉnh này đã áp dụng một số khoa học kỹ thuật trồng rừng tiên tiến của các nước lân cận để áp dụng cho Tỉnh mình, đó là trồng rừng phải thâm canh không giống như trước đây chỉ biết trồng chứ không chăm sóc.
Người dân đã áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất lâm nghiệp như trồng rừng theo hướng thâm canh, sử dụng giống đạt chất lượng được Sở NN&PTNT tỉnh cấp giấy chứng nhận đủ quyền xuất giống và một số huyện sử dụng giống cây hom để trồng rừng với mục đích rút ngắn thời gian thu hoạch.
- Sự phát triển của các cơ sở chế biến quy mô vừa và nhỏ trong huyện Đề tài sẽ tiến hành khảo sát một số đơn vị chế biến gỗ qui mô khác nhau trên địa bàn để xem xét qui mô, trang thiết bị, khả năng chế biến, chủng loại, giá cả, đầu ra…. * Về các chính sách: Một số chính sách quan trọng sau đây sẽ được xem xét trong quá trình nghiên cứu: Chính sách đất đai, tình hình giao đất, khoán rừng, chính sách vay vốn, tín dụng, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại lâm nghiệp,… Đánh giá tình hình thực hiện các chính sách này được kết hợp với các nội dung nghiên cứu trên đây, ngoài ra đề tài còn tiến hành phỏng vấn các cơ quan quản lý lâm nghiệp và một số chủ rừng như Hạt kiểm lâm, Lâm trương Phú Lộc và một số hộ dân. Chỉ tiêu giá trị hiện tại lợi nhuận ròng (NPV - Net Present Value) NPV là hiệu số giữa giá trị thu nhập và chi phí thực hiện hàng năm của các hoạt động sản xuất trong các mô hình rừng trồng sản xuất, sau khi đã chiết khấu để quy về thời gian hiện tại.
Tóm lại: Phú Lộc là huyện có vị trí địa lý khá thuận lợi, tài nguyên đất chưa sử dụng còn tương đối lớn thuận lợi cho việc phát triển trồng rừng thương mại, có hiệu quả đặc biệt là những cây mọc nhanh mang tính thương mại cao trong lâm nghiệp.
Có thể thấy rằng nguồn vốn trồng rừng thương mại ở huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên huế không đa dạng lắm tuy nhiên nguồn vốn lớn và tập trung nhất là từ vốn vay của các nhà máy chế biến nguyên liệu giấy xuất khẩu và nguồn vốn tư nhân, hiện nay còn có các dự án hỗ trợ từ nước ngoài như dự án trồng rừng thương mại của Ngân Hàng Thế Giới (WB3). Có thể thấy rằng cơ cấu cây trồng rừng khá phong phú trong kế hoạch và có chú ý đến cây bản địa gỗ lớn, nhưng trong thực tế trồng rừng thương mại chỉ mới tập trung và các loại cây mọc nhanh, gỗ nhỏ nhằm cung cấp nguyên liệu cho sản xuất ván nhân tạo, các loại cây gỗ lớn chỉ được trồng phân tán, hoặc tập trung trên diện hẹp song diện tích không nhiều. Về kỹ thuật đó đi vào thõm canh với suất đầu tư trồng rừng cao hơn nhiều so với trước, từ xử lý thực bì, làm đất cho tới bón phân, và chăm sóc… Song, nội dung kỹ thuật trồng lại được áp dụng đồng nhất cho hầu hết các loại cây trồng và các loại lập địa khác nhau à cũng áp dụng cho các mục tiêu trồng rừng khác nhau.
Thực tế trên cũng tương tự như tình hình chung của cả nước; trong 5 năm (1998-2002), trồng rừng sản xuất chất lượng giống cây trồng đã được cải thiện; kỹ thuật thâm canh đã được chú ý hơn, hình thành một số vùng trồng rừng nguyên liệu tập trung gắn với cơ sở chế biến và xuất khẩu.