SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓAPHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUAN SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỔI MỚI HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC CÁC TIẾT ÔN TẬP MÔN TOÁN MÔ PHỎNG TRÒ CHƠI “ĐƯỜNG LÊN ĐỈNH OLY
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUAN SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỔI MỚI HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC CÁC TIẾT ÔN
TẬP MÔN TOÁN MÔ PHỎNG TRÒ CHƠI
“ĐƯỜNG LÊN ĐỈNH OLYMPIA” ĐỂ TẠO HỨNG THÚ
VÀ TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CHO HỌC SINH
Người thực hiện: Hà Văn Phương Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường PTDTBT THCS Na Mèo SKKN thuộc lĩnh vực: Toán học
THANH HÓA, NĂM 2018
Trang 2MỤC LỤC
2.3.1 Thiết kế chương trình mô phỏng game show “Đường lên
đỉnh Olympia” trên phần mềm PowerPoint
4
2.3.2 Thiết kế nội dung ôn tập ghép vào các phần thi 8 2.3.3 Tổ chức dạy học thông qua trò chơi trên lớp 9
2 4 Hiệu quả quản lý chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp 12
1 MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
Trang 3Môn toán là một môn học khó, được xem là môn học “khô khan”, “cứng nhắc”, đặc biệt là các tiết luyện tập, ôn tập Đa số các học sinh thường ngại hoặc
“sợ” học toán Vậy làm thế nào để thay đổi tâm lí này của học sinh? Làm thế nào để tạo được hứng thú, lôi cuốn học sinh vào các tiết học toán, nhất là các tiết luyện tập, ôn tập Đây là một câu hỏi khó khiến nhiều giáo viên dạy toán rất trăn trở Theo tôi, người giáo viên dạy toán ngoài việc tâm huyết với nghề, với học sinh, có kỹ năng sư phạm tốt, có cách truyền đạt hay còn cần phải liên tục thay đổi hình thức tổ chức dạy học sao cho mới mẻ, hấp dẫn, tạo được không khí lớp học thoải mái, vui vẻ, lôi cuốn được tất cả các học sinh trong lớp tham gia vào các hoạt động dạy học của giáo viên để chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kỹ năng, thái độ học tập, làm việc Để làm được điều này, người giáo viên phải không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm, đồng thời phải tìm hiểu và nắm bắt tâm lí của học sinh Từ đó đưa ra những phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đặc điểm tâm lí của học sinh, tạo được hứng thú học tập cho các em đồng thời đạt được mục tiêu của bài dạy
Một trong những hình thức tổ chức dạy học có khả năng lôi cuốn học sinh tham gia tích cực và sôi nổi đó là tổ chức các hoạt động học thông qua các trò chơi Đặc biệt là các trò chơi mô phỏng các game Show trên truyền hình phù hợp với tâm lí và mong muốn chinh phục thử thách về kiến thức, tri thức của các
em như: các Game show “Rung chuông vàng”, “Đường lên đỉnh Olympia” Với mong muốn đem lại bầu không khí học toán mới cho học sinh ở trường PTDTBT THCS Na Mèo, tạo động cơ, hứng thú và niềm đam mê học toán của
các em, trong năm học này tôi đã nghiên cứu đề tài: “Đổi mới hình thức tổ chức dạy học các tiết ôn tập môn Toán mô phỏng trò chơi “Đường lên đỉnh Olympia” để tạo hứng thú và tính tích cực học tập cho học sinh”
1.2 Mục đích nghiên cứu
- Tạo không khí học tập vui tươi, thoải mái, thi đua sôi nổi cho học sinh khi học các bài ôn tập môn Toán thông qua trò chơi mô phỏng Game show “Đường lên đỉnh Olympia” trên truyền hình
- Góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường ứng dụng CNTT vào dạy học để nâng cao hiệu quả dạy học các tiết ôn tập chương đối với môn toán
1.3 Đối tượng nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
- Hình thức tổ chức dạy học các tiết ôn tập môn Toán thông qua trò chơi mô phỏng Game show “Đường lên đỉnh Olympia” trên truyền hình
- Chương trình mô phỏng được thiết kế trên phần mềm PowerPoint
* Đối tượng thực nghiệm:
- Học sinh các lớp 7B trường PTDTBT THCS Na Mèo
1.4 Phương pháp nghiên cứu
- Tham khảo các tài liệu về thiết kế trò chơi trên phần mềm PowerPoint
- Tham khảo các tài liệu về dạy học thông qua trò chơi
- Khảo sát nhu cầu và hứng thú của học sinh về việc học tập thông qua trò chơi
Trang 4- Đúc rút kinh nghiệm từ thực tế giảng dạy.
2 NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Trang 5Trong những năm gần đây, đổi mới PPDH luôn được quan tâm và đẩy mạnh,
đó là vấn đề luôn được đề cập trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của các nhà trường
Nghị quyết hội nghị lần II BCH TW đảng khóa VIII nêu rõ: “Đổi mới PP giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học” ; Phương pháp giáo dục phải phát huy được tính
tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, bồi dưỡng lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”
Để làm được điều này, người giáo viên cần không ngừng bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, tích cực đổi mới phương pháp, ứng dụng CNTT, sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực nhằm đem lại hiệu quả dạy học cao nhất Và
để có một tiết dạy hiệu quả nhất thì việc đầu tiên là giáo viên phải tạo được hứng thú học tập cho học sinh Nhất là đối với môn học được xem là “khô khan” như môn Toán thì việc tạo được hứng thú học tập cho các em là điều hết sức cần thiết
Và một trong những cách tạo hứng thú học tập hiệu quả nhất đó là sử dụng trò chơi trong dạy học Trò chơi có thể sử dụng trước khi học, lồng ghép trong tiết học hoặc tổ chức dạy học thông qua trò chơi Với những tiết học có sử dụng trò chơi, học sinh thường rất hào hứng tham gia, tạo được không khí thoải mái
và thi đua sôi nổi trong lớp học, giảm căng thẳng học tập cho các em
Lứa tuổi của các em là lứa tuổi có nhu cầu vui chơi cao hơn học tập, vì vậy việc tổ chức học tập thông qua trò chơi chính là phương pháp học tập rất hiệu
quả theo phương châm “Học mà chơi - Chơi mà học”.
Game show “Đường lên đỉnh Olympia” là một trong những trò chơi dành cho lứa tuổi học sinh và rất được các em học sinh yêu thích trên truyền hình Vì vậy thiết kế được trò chơi mô phỏng được game show này vào các tiết ôn tập toán sẽ tạo được sức hút đối với các em Chắc chắn các em sẽ rất hào hứng và sẵn sàng
bỏ công sức ôn tập kiến thức để tham gia nhằm giành kết quả tốt nhất
Với sự hỗ trợ của phần mềm PowerPoint và máy chiếu, giáo viên có thể thiết
kế được chương trình mô phỏng game show “Đường lên đỉnh Olympia” và tổ chức dạy học các tiết ôn tập toán thông qua trò chơi này
Trò chơi này củng rất phù hợp để tổ chức dạy các tiết ôn tập bởi lẽ các tiết ôn tập là tiết học củng cố toàn bộ kiến thức của cả một chương học, một học kì, rèn luyện các kỹ năng thông qua các bài tập Rèn luyện thái độ học tập, làm việc thông qua các hoạt động học tập trên lớp cũng như ôn tập trước kiến thức ở nhà
để chuẩn bị tốt cho giờ học trên lớp
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
- Môn toán là một môn học khó đòi hỏi tư duy logic cao, và được xem là một môn học “khô khan” nên rất nhiều học sinh ngại, thậm chí là “sợ” học toán, đặc biệt là đối với các em học sinh học yếu toán
- Các bài ôn tập thường được phân bố 1 đến 2 tiết, có nội dung rộng, nhiều bài tập nên bắt buộc học sinh phải có sự ôn tập trước ở nhà, làm trước các bài tập có
Trang 6thể làm Nhưng thực tế đa số các em ngại ôn tập trước kiến thức ở nhà, tâm lí học trên lớp rất căng thẳng do nhiều kiến thức và bài tập
- Việc tổ chức dạy học các tiết ôn tập từ trước tới nay vẫn chưa có nhiều đổi mới, giáo viên có sử dụng bài giảng điện tử, hoặc lồng ghép các hoạt động nhóm, thi đua giữa các nhóm với nhau, phần nào cũng làm tăng hứng thú và giảm sự căng thẳng cho học sinh Nhưng vẫn chưa có sự đột phá mang lại hiệu quả rõ rệt, đa số học sinh vẫn chưa chủ động ôn tập kiến thức ở nhà tiết học vẫn còn rất nhiều căng thẳng
- Việc sử dụng trò chơi trong dạy học cũng đã được một số giáo viên sử dụng, nhưng chủ yếu là lồng ghép trong các hoạt động dạy học với thời lượng rất ít chưa thỏa mãn được nhu cầu của học sinh Còn việc dạy học thông qua trò chơi thì chưa có giáo viên nào thực hiện
- Thực hiện điều tra về nhu cầu của học sinh khi được học tập thông qua trò chơi như game show “Đường lên đỉnh Olympia” thì 100% học sinh các lớp đều rất muốn tham gia Vì vậy, càng thôi thúc tôi thực hiện thành công đề tài này
2.3 Các giải pháp giải quyết vấn đề
2.3.1 Thiết kế chương trình mô phỏng game show “Đường lên đỉnh
Olympia” trên phần mềm PowerPoint
Vì là chương trình mô phỏng nên không cần phải giống 100% như chương trình gốc Ta chỉ cần giữ lại các cấu trúc chính của chương trình, còn lại tùy biến cho phù hợp với không gian lớp học, số học sinh của lớp, thời lượng của tiết ôn tập,…
Ví dụ: Chương trình gốc là phần thi của 4 cá nhân, nhưng ở đây ta có thể tùy biến thành phần thi của các đội Tùy vào số học sinh của từng lớp mà ta có thể chia ra làm 2 đội, 3 đội hoặc tối đa là 4 đội Chính vì vậy mà luật chơi cũng phải tùy biến cho phù hợp với cách chơi theo đội, sao cho kích thích được tất cả các thành viên trong đội đều tích cực tham gia
Để tạo được sự hấp dẫn đối với học sinh thì việc tạo được các hiệu ứng kỹ thuật giống như trò chơi gốc là điều hết sức cần thiết Học sinh sẽ có cảm giác
“thật hơn” khi tham gia trò chơi Vì vậy trong file chương trình PowerPoint tôi
có sử dụng một số tính năng nâng cao để tạo ra khả năng tương tác với chương
trình trong khi đang trình chiếu như: Trigger (chọn hiệu ứng theo điều kiện), Texbox control (Nhập số hoặc chữ trực khi đang trong chế độ trình chiếu).
Chèn video, nhạc và bài hát của chương trình gốc, để tăng hiệu ứng cho các phần thi
Game show “Đường lên đỉnh Olympia” trên truyền hình gồm 4 phần thi:
Khởi động, Vượt chướng ngại vật, Tăng tốc và Về đích Đây là cấu trúc chính
của trò chơi, ta dựa vào cấu trúc này để thiết kế chương trình mô phỏng cho phù hợp, giữ được nét đặc trưng của trò chơi Tôi đã thiết kế như sau:
1) Phần giới thiệu: Sử dụng hình ảnh và video và âm thanh gốc của chương trình
Trang 7- Giới thiệu các đội chơi:
2) Phần thi: Khởi động
* Mục đích: Củng cố các kiến thức cần ôn tập.
* Tùy biến chương trình: Trong khoảng thời gian 3 đến 5phút (tùy vào số đội
chơi và thời lượng ôn tập, kiến thức cần ôn tập), mỗi đội lựa chọn và trả lời 1 gói câu hỏi thuộc nội dung ôn tập của chương học Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm Trả lời sai không bị trừ điểm
- Phần này tôi thiết kế để các đội có thể tùy chọn gói câu hỏi bất kỳ, chọn gói nào thì bấm chọn để đến với gói câu hỏi đó Tại mỗi gói câu hỏi có tùy chọn để quay trở lại trang chọn gói câu hỏi
- Với mỗi câu trả lời đúng giáo viên bấm vào dấu “+” trên màn hình để cộng điểm cho Đội đó Kết thúc phần thi của mỗi đội giáo viên bấm vào biểu tượng mũi tên để quay lại trang chọn câu hỏi cho đội khác chọn
Trang 8- Kết thúc phần thi Khởi động, là trang công bố kết quả thi của các Đội, giáo viên bấm vào tên mỗi đội để tính số điểm đạt được sau phần thi Khởi động, mỗi lần bấm tăng 10 điểm
2) Phần thi: Vượt chướng ngại vật
* Mục đích: Chuyển sang việc học sinh vận dụng lý thuyết để giải bài tập thông
qua hoạt động nhóm
* Tùy biến chương trình: Là phần thi giải bài tập của các Đội, học sinh sẽ hoạt
động nhóm để giải một bài tập (là “Chướng ngại vật” cần vượt qua) Giáo viên chiếu đề bài lên bảng, quy định thời gian tối đa để các đội giải xong bài tập Trong khoảng thời gian quy định các Đội giải đúng nhất đều được 40 điểm, các đội còn lại tùy vào mức độ hoàn thành bài tập mà giáo viên sẽ cho điểm lần lượt
là 30, 20 và 10 điểm Đội giải sai hoặc không giải được sẽ không được điểm phần thi này
- Sau khoảng thời gian 1-2 phút giáo viên có thể hướng dẫn chung cho cả lớp cách giải bài tập này (vì mục đích chính vẫn là dạy học)
- Khi hết thời gian, giáo viên chiếu lời giải lên bảng, cho các Đội so sánh đánh giá chéo bài làm của nhau Từ đó cộng điểm cho các Đội chơi và công bố kết quả sau phần thi này như phần Khởi động
3) Phần thi: Tăng tốc
* Mục đích: Tiếp tục giải quyết các bài tập trong phần Ôn tập dưới hình thức thi
giữa các Đội với nhau
Trang 9* Tùy biến:
- Phần thi này giáo viên tổ chức cho các đội hoạt động nhóm giải một số bài tập nhất định (tùy vào độ khó của bài tập và số lượng bài tập trong tiết ôn tập mà giáo viên lựa chọn cho phù hợp) Nếu bài khó giáo viên có thể hướng dẫn chung cho cả lớp trước khi làm Quy định thời gian tối đa cho các đội hoàn thành bài tập Sau đó gắn bài làm của các đội lên bảng và chiếu kết quả để so sánh, nhận xét Phần này sẽ thi xem đội nào làm xong nhanh hơn
- Đội nào làm đúng và nhanh nhất được 40 điểm, các đội làm đúng và sau lần lượt được 30, 20 và 10 điểm Đội làm sai hoặc không làm được không được điểm
- Sau phần thi là phần công bố điểm của các đội chơi, phần này cũng rất quan trọng bởi nó sẽ tăng hứng thú cho học sinh Trong Slide này có chức năng bấm vào tên Đội để hiển thị điểm của Đội đó, mỗi lần bấm tăng 10 điểm Phía trên tên mỗi Đội có hình bông hoa trắng, Đội nào cao điểm nhất ta bấm vào đó, tên
đội đó sẽ di chuyển lên phía trên thể hiện đội nhất vòng thi Tăng tốc
4) Phần thi: Về đích
* Mục đích: Tiếp tục rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải bài tập, rèn
luyện kỹ năng làm việc nhóm
* Tùy biến:
- Giáo viên chuẩn bị 2 bài tập có độ khó tương ứng với 2 mức điểm: 40 điểm, 60 điểm
- Các đội được lựa chọn 1 trong các bài tập đó để làm, trong thời gian khoảng từ 5-7 phút
- Hoặc có thể chọn 1 bài tập trong đó có nhiều ý nhỏ, mỗi ý tương ứng với một
số điểm nhất định
- Các đội có thể đặt ngôi sao hy vọng Trả lời đúng được gấp đôi số điểm, trả lời sai bị trừ đi số điểm bằng số điểm của câu hỏi đặt ngôi sao hy vọng
- Kết quả phần thi về đích:
Đội nhất vòng thi
sẽ được di chuyển lên phía trên
Trang 10Kết quả chung cuộc: Phần này cho phép nhập điểm chung cuộc của các Đội thi trong chế độ trình chiếu, và chọn Đội giải nhất di chuyển lên phía trên, kèm theo các hiệu ứng pháo hoa, nhạc bài “Đường đến đỉnh vinh quang” rất hấp dẫn
2.3.2 Thiết kế nội dung ôn tập ghép vào các phần thi
1) Phần thi: Khởi động:
- Giáo viên nên dành cho nội dung ôn tập lý thuyết Giáo viên biên tập khoảng 4-5 gói câu hỏi lý thuyết cho từ 2 đến 4 đội chơi Nội dung tổng thể của các gói câu hỏi bao quát được nội dung của cả chương học, hoặc cả học kì Thời gian cho mỗi đội hoàn thành phần thi này là khoảng 3 - 5 phút tùy vào đối tượng học sinh và số lượng câu hỏi trong mỗi gói Học sinh cả lớp sẽ được ôn tập thông qua câu trả lời của đội bạn, giáo viên kết hợp cho các đội nhận xét câu trả lời của các đội bạn khi cần thiết
- Phần thi này chỉ yêu cầu đối với học sinh đạt được ở mức độ nhận biết, đa số học sinh chỉ cần ôn tập kiến thức ở nhà đều có thể trả lời được
2) Phần thi: Vượt chướng ngại vật:
Trang 11- Giáo viên biên soạn câu hỏi hoặc bài tập đơn giản ở mức độ thông hiểu làm
“Chướng ngại vật” để các Đội vượt qua Phần này đòi hỏi học sinh phải có sự thông hiểu về kiến thức thì mới trả lời hoặc hoàn thành bài tập được Vì thi theo đội nên học sinh có thể hỗ trợ lẫn nhau để trả lời các câu hỏi đó
3) Phần thi: Tăng tốc:
- Học sinh giải quyết các bài tập ở mức độ vận dụng kiến thức Các bài tập có thể lấy trong sách giáo khoa với mức độ phù hợp với đối tượng học sinh và thời gian làm bài Các đội làm bài thi vào phiếu của nhóm Phần này sẽ thi xem đội nào làm nhanh hơn, Đội làm nhanh và chính xác được điểm cao hơn
4) Phần thi: Về đích
- Giáo viên lựa chọn hoặc thiết kế 2 bài tập có mức độ vận dụng kiến thức tương ứng với các mức độ: vận dụng thấp và vận dụng cao (độ khó tương ứng với 3 mức điểm: 40 điểm và 60 điểm)
Phần thi Khởi động và Vượt chướng ngại vật có chức năng ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh Bao quát các nội dung của chương thông qua các định nghĩa, định lí, công thức
Phần thi Tăng tốc và Về đích giúp rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải bài tập, kỹ năng làm việc nhóm, trình bày
2.3.3 Tổ chức dạy học thông qua trò chơi trên lớp
Vì đây là trò chơi mô phỏng nên thay vì chơi cá nhân như trò chơi gốc, giáo viên tổ chức thi theo đội Tùy vào số lượng học sinh của từng lớp mà giáo viên chia số đội sao cho phù hợp Nhưng nên chia tối đa là từ 2 đến 4 đội
a) Công tác chuẩn bị:
- Để đạt được mục tiêu dạy học, giáo viên cần yêu cầu học sinh có sự chuẩn bị trước một tuần để ôn tập Nghĩa là nếu tuần sau đến tiết ôn tập thì ngay từ đầu tuần này giáo viên cần phổ biến trước hình thức học thông qua trò chơi cho học sinh Phân chia nhóm sao cho phù hợp, đều về số lượng và lực học Đưa ra các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng để học sinh ôn tập trước ở nhà Việc chia nhóm
có thể để học sinh tự chia, nhằm rèn luyện năng lực tổ chức cho các em, sau đó giáo viên kiểm tra lại xem đã hợp lí chưa rồi thống nhất với cả lớp
Giáo viên cần chuẩn bị kỹ giáo án: Xác định rõ mục tiêu, chuẩn kiến thức - kỹ năng - thái độ mà học sinh cần đạt được sau bài học Chuẩn bị kỹ về phương tiên dạy học, các thiết bị dạy học cần thiết: Máy tính, máy chiếu, loa, đồng hồ bấm giờ, phiếu học tập
Khi tổ chức dạy học, giáo viên đóng vai trò như là MC dẫn chương trình Giáo viên cần hướng dẫn học sinh giải quyết các vấn đề học tập khi cần thiết vì mục đích chính ở đây là học tập chứ không phải một cuộc thi thực sự
b) Tiến trình tổ chức trên lớp:
Hoạt động 1: Giới thiệu cuộc thi và các đội chơi
- Các đội chơi có thể tự đặt tên cho đội chơi của mình (yêu cầu đặt tên ngắn gọn, ý nghĩa, khoảng từ 2 đến 4 từ)