1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức dạy học mĩ

32 240 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 8,45 MB

Nội dung

phần lớn được thông qua hoạt động nhóm theo phương châm: Lấy người họclàm trung tâm, khuyến khích sự tương tác, kích thích tư duy sáng tạo, kích thíchphát triển nhận thức thông qua hoạt

Trang 1

PHẦN I : MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài.

Giáo dục Mĩ thuật đóng vai trò rất quan trọng trong việc không chỉ khuyếnkhích sự sáng tạo của trẻ em mà giúp phát triển nhân cách và các năng lực xãhội Chính vì vậy, giáo dục Mĩ thuật là một phần quan trọng trong nỗ lực củaĐại sứ quán Đan Mạch nhằm hỗ trợ quá trình dân chủ và đa nguyên tại ViệtNam Dự án này nhằm truyền cảm hứng cho giáo viên dạy Mĩ thuật, khuyếnkhích giáo viên kết hợp các kỹ năng mỹ thuật với các phương pháp dạy học lấyngười học làm trung tâm, khuyến khích sự tương tác, kích thích tư duy sáng tạo,kích thích phát triển nhận thức thông qua hoạt động thực tế

Trên cơ sở lý thuyết giáo dục và giảng dạy Mĩ thuật, giáo viên sẽ tổ chứcdạy cho các em học Mĩ thuật qua các hoạt động Vẽ cùng nhau, Vẽ theo nhạc, Vẽbiểu đạt, tạo hình 3D từ các vật tìm được, Xây dựng cốt truyện Thông qua cáchoạt động tạo hình sẽ khơi gợi và phát huy được năng khiếu thẩm mỹ vốn có ởtrẻ, gây hứng thú cho các em trước cái đẹp, tiến tới hình thành thị hiếu thẩm mỹcủa học sinh trong cuộc sống Hoạt động giáo dục Mĩ thuật còn góp phần đemlại nhận thức mới, niềm vui, hứng thú và sáng tạo học tập cho trẻ Việc sử dụngnền nhạc trong các hoạt động Mĩ thuật cũng tạo cho học sinh hứng thú, khôngkhí lớp học vui vẻ, thân thiện

“Các em học sinh khi tới trường giống như những cây non có rễ cứng cáp

và đầy tiềm năng Giáo viên chỉ đóng vai trò là những người thúc đẩy, biết cầnphải thêm chất xúc tác gì vào nước tưới để giúp những cây non đó phát triển”,

đó là thông điệp bà Kirsren Fugl, chuyên gia tư vấn Đan Mạch đã nêu tại cácbuổi tập huấn cho giáo viên khi thực hiện phương pháp mới của dự án Điểm nổibật của phương pháp dạy học này là giáo viên có thể chủ động theo từng nộidung tiết dạy mà kết hợp nhiều kỹ thuật trong một bài dạy Khi giảng dạy, giáoviên Mĩ thuật phải nắm vững những yêu cầu để xây dựng các nội dung liên kết,đặc biệt lưu ý tới 5 lĩnh vực năng lực: kinh nghiệm; kỹ năng và kỹ thuật; phântích giải trình; thể hiện năng lực truyền thông tin và đánh giá với các chủ điểmchung phù hợp với học sinh tiểu học ở các lứa tuổi khác nhau Tổ chức lớp học

Trang 2

phần lớn được thông qua hoạt động nhóm theo phương châm: Lấy người họclàm trung tâm, khuyến khích sự tương tác, kích thích tư duy sáng tạo, kích thíchphát triển nhận thức thông qua hoạt động thực tế mà các em được trải nghiệm.

Mặc dù vậy, phương pháp dạy học Mĩ thuật mới được áp dụng trên toàntỉnh từ năm học 2016 - 2017 vẫn còn khá nhiều điểm giáo viên băn khoăn, lúngtúng, không biết thực hiện như thế nào cho đúng tinh thần đổi mới, cho đạt hiệuquả? Qua 2 đợt tập huấn và dự giờ thực tế, có thể nói hình thức tổ chức củaphương pháp mới này còn quá mơ hồ đối với đại đa số giáo viên chuyên trách.Ngoài vấn đề thay đổi nội dung phân phối chương trình, sự thay đổi hình thức tổchức lớp học phần lớn được thông qua hoạt động nhóm là một trong những vấn

đề trọng tâm khiến giáo viên không khỏi tránh được những khó khăn, vướngmắc

- Tại sao phải tổ chức Đổi mới Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

môn Mỹ thuật chuyển dần sang “Hoạt động giáo dục Mĩ thuật” ?

- Tổ chức hình thức Đổi mới hình thức tổ chức dạy học môn Mĩ thuậtchuyển sang “Hoạt động giáo dục Mĩ thuật” như thế nào cho hiệu quả?

- Ở phân môn nào thì cần phải tổ chức hình thức Đổi mới hình thức tổchức dạy học môn Mĩ thuật chuyển sang “Hoạt động giáo dục Mĩ thuật ?

- Khi Đổi mới hình thức tổ chức dạy học môn Mĩ thuật chuyển sang “Hoạtđộng giáo dục Mĩ thuật” thì đánh giá học sinh như thế nào để đảm bảo đúng,chính xác với năng lực thực tế của từng học sinh?

Trên đây là một số các câu hỏi đặt ra mà mỗi giáo viên đều mong muốn cóđược câu trả lời xác đáng Như lời thầy chuyên viên chính Vụ Giáo dục Tiểuhọc, BGD&ĐT : Cái gì đổi mới, thời gian đầu cũng sẽ không tránh khỏi khókhăn, điều quan trọng chính là ở chỗ, người giáo viên phải biết lấy học sinh làmtrung tâm của quá trình giảng dạy, hiểu trình độ từng em, từ đó có những hànhđộng thiết thực để cải thiện điều kiện học tập và kết quả học tập của các em Vớinhững nỗ lực của bản thân, tôi đã đi sâu vào tìm hiểu và đề ra một số giải phápnhằm tổ chức có hiệu quả hình thức tổ chức dạy học môn Mĩ thuật chuyển sang

“Hoạt động giáo dục Mĩ thuật”

Trang 3

2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.

để vừa không bỏ rơi học sinh yếu, hỗ trợ cho các em vươn lên đạt trình độ

“chuẩn” vừa tạo cơ hội cho những học sinh có năng khiếu được phát triển

* Nhiệm vụ : Đổi mới hình thức tổ chức dạy học Mỹ thuật chuyển sang

hoạt động giáo dục Mỹ thuật là việc tôi đã nghiên cứu, tìm tòi và đang thực hiệnnhằm đem lại hiệu quả giáo dục cao hơn Đây là một quá trình thể nghiệm lâudài để đúc rút kinh nghiệm cho bản thân

Giáo viên không còn lúng túng khi lên lớp, các hoạt động diễn ra theotrình tự một cách khoa học và gắn kết với nhau Học sinh dễ tiếp thu bài hơn,hiệu quả sáng tạo tăng lên rõ rệt

Qua việc học tập theo phương pháp mới giúp cho học sinh có được nhữngtrải nghiệm để gợi mở cách nhìn nhận, cảm giác, sự tò mò, trí nhớ, trí tưởngtượng và phát triển sức sáng tạo và biểu đạt, vì vậy học sinh sẽ có được nhữnghình ảnh và động lực mang tính tinh thần Hạn chế được cảm giác lo sợ vì khôngbiết vẽ của các em Học sinh biết bảo vệ ý thức chủ quan của bản thân khi vẽtranh, không bị ảnh hưởng bởi lời chê bai của các bạn khác Học sinh được bồidưỡng rèn luyện óc quan sát, cách so sánh sự vật hiện tượng, giúp các em tìm tòithể hiện để vươn tới cái đẹp Một điều không thể không nhắc tới đó là học sinhyêu thích môn học hơn, vẽ một cách say sưa hơn, hứng thú với nhiều sáng tạo,khiến cho tiết học trở nên thoải mái, nhẹ nhàng Quan trọng hơn cả là các em đãthấy tự tin khi vẽ, tạo được những câu chuyện ngộ nghĩnh mang hiệu quả bấtngờ, đẹp mắt

Trang 4

3 Đối tượng nghiên cứu.

- Chủ thể: Biện pháp tổ chức Đổi mới hình thức tổ chức dạy học môn Mĩ

thuật chuyển sang “Hoạt động giáo dục Mỹ thuật” theo phương pháp Mĩ thuật

mới (dự án do Đan Mạch hỗ trợ)

- Khách thể: Học sinh lớp 4, 5 trường tiểu học Trưng Vương

4 Giới hạn của đề tài.

Nghiên cứu việc dạy Mĩ thuật ở lớp 4, 5 trường tiểu học nói chung, một sốvấn đề xung quanh việc giảng dạy môn Mĩ thuật, để nâng cao chất lượng giảngdạy môn mỹ thuật ở trường tiểu học nói riêng

Trong phạm vi đề tài này tôi nêu lên một số tình hình thực trạng và đưa ramột số giải pháp cụ thể ở một số bài học, một số tuần trong từng phân môn, màtôi đã thực hiện trong những năm học qua và đã gặt hái được những kết quảđáng kể

5 Phương pháp nghiên cứu.

a Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Các phương pháp cơ bản được sử dụng vào nghiên cứu đề tài bao gồm:Sưu tầm tài liệu có liên quan : Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài,không thể phủ nhận vai trò quan trọng của công tác tham khảo tài liệu Tài liệu

có từ nhiều nguồn khác nhau như : sách, báo, tạp chí, kinh nghiệm từ đồngnghiệp…Đặc biệt là sử dụng Internet : đây là một công cụ thuận tiện để tiếp cậnnhanh và dễ dàng đến một lượng thông tin khổng lồ và phong phú Nhưng khitham khảo cần phải có kiến thức để sàng lọc những thông tin (vì không phảithông tin nào cũng là đúng) và kinh nghiệm thì mới tìm được nguồn thông tinphù hợp, chính xác với nhu cầu một cách nhanh chóng, hiệu quả

Phương pháp vấn đáp : Là phương pháp mà giáo viên sẽ dùng một hệthống câu hỏi để học sinh trả lời bằng miệng nhằm thu được những thông tinnói lên nhận thức hoặc thái độ của cá nhân đối với vấn đề học theo nhóm

Phương pháp quan sát : Quan sát là phương pháp thu thập thông tin vềquá trình giáo dục trên cơ sở tri giác trực tiếp các hoạt động dạy – học cho tanhững tài liệu về thực tiễn để có thể nắm bắt một cách hiệu quả và chính xác

Trang 5

Phương pháp thực nghiệm : Giáo viên chủ động tác động vào học sinh và

quá trình dạy – học để hướng theo mục tiêu dự kiến của mình

Phương pháp phân tích, tổng hợp : Phân tích nguyên nhân dẫn đến thựctrạng và tổng hợp các kết quả thu được qua quá trình nghiên cứu nhằm đánh giáhiệu quả của giải pháp

b Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn : Điều tra phỏng vấn tình hình học sinh,

dự dự giờ, rút kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy môn Mĩ thuật, thực hànhgiảng dạy theo phương pháp mới

c Phương pháp thống kê toán học

Bảng thống kê kết quả khảo sát học sinh trước khi áp dụng sáng kiến

Những định hướng và mục tiêu giáo dục Mỹ thuật bậc Tiểu học:

Luật Giáo dục điều 24.2 đã ghi: "Phương pháp giáo dục phổ thông phảiphát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặcđiểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩnăng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,hứng thú học tập cho học sinh" Đồng thời còn nêu rõ: “Mục tiêu giáo dục Tiểuhọc nhằm giúp cho học sinh những cơ sở ban đầu nhưng rất quan trọng cho sựhình thành và phát triển nhân cách một con người, chuẩn bị tốt cho các em vềcác mặt đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và lao động để học sinh tiếp tục họclên trung học hoặc đi vào cuộc sống tùy theo nhu cầu và nguyện vọng bằngnhững hình thức thích hợp” Điều này khẳng định giáo dục thẩm mĩ trong trường

Trang 6

Tiểu học là một nội dung có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với các mặt giáo dục khác,tạo nên sự hoàn thiện trong việc phát triển nhân cách của học sinh Chính vì vậyviệc giáo dục và bồi dưỡng cho học sinh có trình độ văn hoá thẩm mĩ phổ thông

là hết sức cần thiết

Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ươngkhóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầucông nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo được sự hỗ trợ củaChính phủ Đan Mạch, đã triển khai Dự án Hỗ trợ giáo dục Mĩ thuật cấp tiểu học(SAEPS) thử nghiệm tại các trường tiểu học ở một số tỉnh, thành phố đại diệncho các vùng miền trên cả nước

Đặc điểm tâm lý học sinh Tiểu học:

Đối tượng của cấp tiểu học là trẻ em từ 6 đến 11 tuổi Học sinh tiểu học làmột thực thể hồn nhiên, ngây thơ và trong sáng Ở mỗi trẻ em tiềm tàng khảnăng phát triển về trí tuệ, lao động, rèn luyện và hoạt động xã hội để đạt mộttrình độ nhất định về lao động nghề nghiệp, về quan hệ giao lưu và chăm lo cuộcsống cá nhân, gia đình Trẻ em ở lứa tuổi tiểu học là thực thể đang hình thành vàphát triển cả về mặt sinh lý, tâm lý, xã hội các em đang từng bước gia nhập vào

xã hội thế giới của mọi mối quan hệ Do đó, học sinh tiểu học chưa đủ ý thức,chưa đủ phẩm chất và năng lực như một công dân trong xã hội, mà các em luôncần sự bảo trợ, giúp đỡ của người lớn, của gia đình, nhà trường và xã hội Họcsinh tiểu học dễ thích nghi và tiếp nhận cái mới và luôn hướng tới tương lai.Nhưng cũng thiếu sự tập trung cao độ, khả năng ghi nhớ và chú ý có chủ địnhchưa được phát triển mạnh, tính hiếu động, dễ xúc động còn bộc lộ rõ nét Trẻnhớ rất nhanh và quên cũng nhanh

Đối với trẻ em ở lứa tuổi tiểu học thì tri giác của học sinh tiểu họcphản ánh những thuộc tính trực quan, cụ thể của sự vật, hiện tượng và xảy rakhi chúng trực tiếp tác động lên giác quan Tri giác giúp cho trẻ địnhhướng nhanh chóng và chính xác hơn trong thế giới Tri giác còn giúp cho trẻđiều chỉnh hoạt động một cách hợp lý Trong sự phát triển tri giác của học

Trang 7

sinh, giáo viên tiểu học có vai trò rất lớn trong việc chỉ dạy cách nhìn, hìnhthành kỹ năng nhìn cho học sinh, hướng dẫn các em biết xem xét, biết lắng nghe.

Bên cạnh sự phát triển của tri giác, chú ý có chủ định của học sinh tiểuhọc còn yếu, khả năng điều chỉnh chú ý có ý chí chưa mạnh Vì vậy, việc sửdụng đồ dùng dạy học là phương tiện quan trọng để tổ chức sự chú ý cho họcsinh Nhu cầu hứng thú có thể kích thích và duy trì chú ý không chủ định chonên giáo viên cần tìm cách làm cho giờ học hấp dẫn để lôi cuốn sự chú ý củahọc sinh Trí nhớ có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống và hoạt độngcủa con người, nhờ có trí nhớ mà con người tích lũy vốn kinh nghiệm đóvận dụng vào cuộc sống Đối với học sinh tiểu học có trí nhớ trực quan –hình tượng phát triển chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ – logíc Tư duy của trẻ

em mới đến trường là tư duy cụ thể, dựa vào những đặc điểm trực quan củađối tượng và hiện tượng cụ thể Trong sự phát triển tư duy ở học sinh tiểu học,tính trực quan cụ thể vẫn còn thể hiện ở các lớp đầu cấp và sau đó chuyển dầnsang tính khái quát ở các lớp cuối cấp Trong quá trình dạy học và giáo dục, giáoviên cần nắm chắc đặc điểm này Vì vậy, trong dạy học lớp, giáo viên cầnđảm bảo tính trực quan thể hiện qua dùng người thực, việc thực, qua dạy họchợp tác hành động để phát triển tư duy cho học sinh Giáo viên cần hướng dẫnhọc sinh phát triển khả năng phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa,khả năng phán đoán và suy luận qua hoạt động với thầy, với bạn

Một số vấn đề về phương pháp dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới(thuộc dự án do Đan Mạch hỗ trợ)

Giáo dục Mĩ thuật Tiểu học là một phần quan trọng trong nỗ lực của Đại

sứ quán Đan Mạch nhằm hỗ trợ quá trình dân chủ và đa nguyên tại Việt Nam

“Các em học sinh khi tới trường giống như những cây non có rễ cứng cáp và đầytiềm năng Giáo viên chỉ đóng vai trò là những người thúc đẩy, biết cần phảithêm chất xúc tác gì vào nước tưới để giúp những cây non đó phát triển”, đó làthông điệp bà Kirsren Fugl, chuyên gia tư vấn Đan Mạch đã nêu tại các buổi tậphuấn cho giáo viên khi thực hiện phương pháp mới của dự án Dự án này nhằmtruyền cảm hứng cho giáo viên dạy Mĩ thuật để hỗ trợ học sinh phát triển khả

Trang 8

năng tiếp thu thẩm mĩ và sáng tạo, bằng cách khuyến khích các em trải nghiệm,sáng tạo, bày tỏ, hợp tác và giao tiếp với nhau qua các hoạt động mĩ thuật thực

tế Thông qua hoạt động thực tế, học sinh tự mình làm giàu cách biểu đạt, phântích, đánh giá, lựa chọn và nhận thức để hình thành, phát triển những năng lực ở

cá nhân Cùng lúc với việc phát triển những năng lực này, học sinh cũng có thểphát triển các giác quan, các kĩ năng sống, kinh nghiệm và khả năng giải quyếtvấn đề, các năng lực hợp tác, khả năng tự học và tự đánh giá

* Về mục tiêu: Mục tiêu chính của phương pháp này nhằm giúp học sinh

+ Năng lực biểu đạt: Có nghĩa là học sinh ứng dụng ngôn ngữ mĩ thuật đểdiễn đạt sự trải nghiệm và thái độ của bản thân

+ Năng lực phân tích và trình bày: Thông qua các hoạt động trình bày vềtác phẩm của mình, tham gia giải thích, phân tích, nhận xét về nghệ thuật, kỹthuật thể hiện tác phẩm

+ Năng lực giao tiếp và đánh giá: Học sinh tham gia giao tiếp, thảo luận

và đánh giá tất cả các hoạt động trong tiết Mĩ thuật, đánh giá những gì đã làmđược, có như mong muốn hay không?

* Nội dung chương trình: Điểm nổi bật của phương pháp dạy học này là

giáo viên có thể chủ động theo từng nội dung tiết dạy mà kết hợp nhiều kỹ thuậttrong một bài dạy Nội dung chương trình giáo dục Mĩ thuật theo phương phápmới không theo trình tự các bài như chương trình hiện hành, mà giáo viên căn cứvào đó để xây dựng các chủ đề cho phù hợp Mỗi chủ đề tạo thành một quy trình

mỹ thuật tương tác và tích hợp giữa 5 nội dung: Vẽ theo mẫu, Vẽ trang trí, Vẽtranh, Tập nặn tạo dáng, Thường thức Mĩ thuật Mỗi chủ đề sẽ lồng ghép giáo

Trang 9

dục nhiều mục tiêu và được thực hiện ít nhất là 2 tiết, nhiều nhất là 5 tiết hoặccũng có thể hơn.

* Các quy trình mỹ thuật: Trên cơ sở lý thuyết giáo dục và giảng dạy Mĩ

thuật, giáo viên sẽ tổ chức dạy cho các em học Mỹ thuật qua các hoạt động Vẽcùng nhau, Vẽ theo nhạc, Vẽ biểu đạt, tạo hình 3D từ các vật tìm được, Xâydựng cốt truyện Thông qua các hoạt động tạo hình sẽ khơi gợi và phát huyđược năng khiếu thẩm mỹ vốn có ở trẻ, gây hứng thú cho các em trước cái đẹp,tiến tới hình thành thị hiếu thẩm mỹ của học sinh trong cuộc sống Hoạt độnggiáo dục Mĩ thuật còn góp phần đem lại nhận thức mới, niềm vui, hứng thú vàsáng tạo học tập cho trẻ Việc sử dụng nền nhạc trong các hoạt động Mĩ thuậtcũng tạo cho học sinh hứng thú, không khí lớp học vui vẻ, thân thiện

SƠ ĐỒ HÌNH THÀNH CÁC NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH

Theo phương pháp mới

* Hình thức tổ chức của lớp học: Hình thức tổ chức lớp học chủ yếu làthực hành theo nhóm, cần không gian rộng để học sinh có thể vận động và dichuyển Có nơi trưng bày tranh, sản phẩm để học sinh dễ dàng quan sát, nhậnxét, đánh giá

Để vấn đề nghiên cứu được thực hiện có hiệu quả và đạt được mục tiêu đề

ra, trước khi đi sâu vào giải quyết và tìm ra giải pháp, tôi đã đề ra một số giảthuyết và dự kiến tình huống như sau:

Trang 10

- Cái khó khăn lớn nhất khi tổ chức hình thức Đổi mới hình thức tổ chức dạy học môn Mĩ thuật chuyển sang “Hoạt động giáo dục Mĩ thuật” là quản lý

trật tự học sinh Nếu giáo viên có biện pháp xử lý tốt thì hiệu quả học tập sẽ đạtđược như mục tiêu đề ra

- Tổ chức tốt hình thức Đổi mới hình thức tổ chức dạy học môn Mĩ thuật chuyển sang “Hoạt động giáo dục Mĩ thuật” không chỉ là để áp dụng theo đúng

tinh thần đổi mới phương pháp giảng dạy mà còn là một hình thức học tập giúphọc sinh phát huy được năng lực cá nhân Nếu giáo viên tổ chức học tập theonhóm thường xuyên, tạo nề nếp, thói quen cho học sinh thì những khó khănkhông còn là vấn đề phải lo lắng

- Giáo viên lập sổ tay theo dõi tinh thần, thái độ và quá trình tham gia củahọc sinh trong nhóm, thường xuyên cập nhật những nhận xét thì việc đánh giáhọc sinh sẽ chính xác và đảm bảo công bằng áp dụng nhận xét theo thông tư 22

Như đã nêu ở trên, các hoạt động giáo dục Mĩ thuật ở Tiểu học theophương pháp mới hầu hết là tiến hành theo nhóm, để hiểu rõ hơn vấn đề nghiêncứu trước hết chúng ta cần tìm hiểu:

Thế nào là hình thức Đổi mới Phương pháp tổ chức dạy học môn Mĩ thuậtchuyển sang “Hoạt động giáo dục Mĩ thuật”?

Trước tiên cần phải hiểu rằng hoạt động nhóm không phải là phươngpháp giảng dạy mà là cách thức tổ chức lớp học Dạy học theo nhóm là hình thức

tổ chức lớp học mà trong đó dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh làm việccùng nhau trong những nhóm nhỏ để hoàn thành mục đích học tập chung củanhóm, thực hiện các hoạt động như thảo luận, đóng vai, giải quyết vấn đề Mỗithành viên không chỉ có trách nhiệm thực hiện các hoạt động của nhóm mà cònphải có trách nhiệm hợp tác, giúp đỡ các thành viên trong nhóm hoàn thành cácnhiệm vụ được giao Dạy học theo nhóm là sự tác động trực tiếp giữa học sinhvới nhau và cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập Mỗi cá nhân phải có ý thức

tự hoàn thành nhiệm vụ của mình Thành công của cá nhân là thành công chungcủa cả nhóm

Dạy học theo nhóm có một số đặc điểm sau:

Trang 11

- Hoạt động dạy học vẫn được tiến hành trên quy mô cả lớp, như mô hìnhgiờ học truyền thống Việc phân chia nhóm học sinh vừa tuân theo nhận thức,khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh, vừa phụ thuộc vào nhiệm vụ học tậphọc sinh cần phải giải quyết

- Học sinh phải trực tiếp tham gia các hoạt động, giải quyết các nhiệm vụhọc tập được đặt ra cho mỗi nhóm

- Trong mỗi nhóm phải có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng thànhviên, phải cùng hợp tác, trao đổi giải quyết nhiệm vụ chung của nhóm

- Giáo viên là người thiết kế các nhiệm vụ học tập và đưa ra các hoạt động

cụ thể cho từng nhóm Giáo viên chỉ đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn chứ khôngphải là người đưa ra kiến thức, tìm ra kiến thức

- Học sinh là chủ thể tích cực chủ động sáng tạo của hoạt động học tập.Trong giờ học theo nhóm, giáo viên dẫn dắt học sinh khám phá, lĩnh hội kiếnthức qua từng bước Các nhóm học sinh tự tiến hành các hoạt động, qua nhữngtrải nghiệm cùng bạn, các em sẽ rút ra được kiến thức cần thiết cho mình

Mục đích, vai trò của hình thức học tập nhóm trong dạy học ở Tiểu học.Nhằm thực hiện đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủđộng sáng tạo của học sinh, đảm bảo nguyên tắc “Dạy học thông qua cách tổchức các hoạt động học tập của học sinh”, trong những năm gần đây giáo viênTiểu học nói chung đã được tập huấn, được triển khai rất nhiều các phươngpháp, biện pháp tổ chức lớp học Có thể nói hiệu quả của việc đổi mới chưa thật

sự đạt được như mục tiêu đề ra nhưng bước đầu đã khằng định một hướng điđúng của Ngành Giáo dục Qua quá trình đổi mới, giáo viên có nhiều sự lựachọn trong việc tổ chức các hoạt động dạy học, phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi họcsinh

So với trước đây, giáo viên chỉ tổ chức duy nhất một hình thức học tậpđược lặp đi lặp lại ở tất cả các bài, ở tất cả các môn đó là: Cô giảng – trò nghe,

cô hỏi – trò đáp Giáo viên tốn quá nhiều công sức cho việc truyền tải kiến thứccho học sinh mà kết quả vẫn không khả quan Học sinh học trước quên sau, kiếnthức bấp bênh, không chắc chắn Từ khi thay đổi phương pháp dạy học, thay đổi

Trang 12

mô hình tổ chức lớp thì hình thức học tập nhóm được nâng lên hàng đầu Chúng

ta đều biết mỗi phương pháp dạy học đều có một lợi thế nhất định Việc dạy họctheo nhóm nhỏ cho phép học sinh có nhiều cơ hội hơn để diễn đạt và khám phá ýtưởng của mình, mở rộng suy nghĩ, rèn luyện kĩ năng nói, kĩ năng giao tiếp Họcsinh phát huy được vai trò trách nhiệm cá nhân vừa có cơ hội để học tập từ cácbạn qua cách làm việc hợp tác giữa các thành viên trong nhóm Như vậy, tổ chứccho học sinh làm việc theo nhóm chính là đã tạo điều kiện cho tất cả học sinhtham gia vào bài học một cách chủ động và tạo được một môi trường xã hộithuận lợi để trẻ hình thành tính cách đồng thời phát triển kĩ năng sống của mình.Hình thành cho các em tinh thần tự chủ, đoàn kết, hợp tác giúp đỡ nhau Songsong đó học tập theo nhóm còn giúp học sinh phát triển năng lực xã hội, pháttriển kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, kỹ năng thảo luận, kỹ năng bảo vệ ý kiến, kỹnăng giải quyết mâu thuẫn Giúp những học sinh nhút nhát, thiếu tự tin có cơhội phát biểu, trình bày ý kiến của mình và từ đó trở nên tự tin, năng động, mạnhdạn hơn trước tập thể Học sinh có cơ hội phát huy kỹ năng sáng tạo, đánh giá,tổng hợp, phân tích, so sánh, biết giải quyết các vấn để và tình huống, trong họctập một cách phù hợp, hiệu quả và sáng tạo và từ những vấn đề, tình huống đóhọc sinh sẽ rút ra được những kinh nghiệm quý giá cho bản thân

2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu

Năm học 2016 - 2017 là năm chính thức áp dụng phương pháp mới vàogiảng dạy Mĩ thuật ở bậc Tiểu học ở một số tỉnh thành, trong đó có trường THTrưng Vương Đây là một phần trong chương trình hợp tác về văn hóa giữa ViệtNam và Đan Mạch Tính tới thời điểm hiện tại, học sinh đã quen và thực hiệntương đối tốt mô hình học tập mới này Áp lực học tập không còn là vấn đề vớicác em Mặt khác, các em được thỏa thích với những sáng tạo thú vị, được traođổi, học hỏi từ bạn rất nhiều Tuy nhiên về phía giáo viên vẫn còn khá nhiều khókhăn, vướng mắc cần lời giải đáp để hoàn phương pháp dạy thiện theo đúng tinhthần của việc đổi mới Qua thời gian thực hiện (từ tháng 8 / 2016 đến nay), bảnthân tôi nhận thấy những mặt tích cực và còn hạn chế như sau:

Trang 13

- Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng, Nhà nước, Bộ, ngành cáccấp.

- Có sự quan tâm chăm lo của chính quyền địa phương và nhà trường đãtích cực đầu tư về cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giáo dục

- Phần lớn phụ huynh, nhân dân đã quan tâm chăm lo đầu tư, hỗ trợ chocon em học tập

- Đa số học sinh hứng thú và yêu thích môn học

- Quan điểm nhận thức sai lệch, hiểu biết chưa đầy đủ về Mục tiêu môn

học của một số Phụ huynh học sinh Phân biệt môn chính môn phụ, coi trọngmôn này xem nhẹ môn kia đang nặng nề, do vậy chưa tạo được điều kiện tốtnhất cho con em học tập ở môn học này

- Qua khảo sát và tìm hiểu thực tế, phần lớn giáo viên Mĩ thuật còn cứngnhắc, rập khuôn, gò bó trong phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theosách giáo khoa, sách giáo viên, còn đối phó với những tiết dạy thao giảng thựctập, dự giờ kiểm tra đánh giá, nên chủ yếu đang thực hiện theo cách dạy học “antoàn” Chưa mạnh dạn tự tin trong việc chủ động lựa chọn nội dung, đổi mớiphương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo hướng tích cực

- Mĩ thuật là môn học ít được kiểm tra, thi cử nên một số phụ huynh vàhọc sinh còn xem nhẹ, tinh thần học tập của các em còn bị chi phối bởi lo họcToán, Tiếng Việt…Vì vậy tình trạng học sinh thiếu đồ dùng học tập môn Mĩthuật còn khá nhiều, trong một số giờ học còn ồn ào, lộn xộn bởi học sinh đi lạimượn đồ dùng học tập lẫn nhau, một số em không làm được bài, không đượchoạt động

- Dạy- học bằng trực quan là phương pháp đặc thù không thể thiếu đối vớimôn Mĩ thuật Nhưng trong dạy- học không ít giáo viên còn dạy chay, thiếu đồdùng dạy học nên đã không gây được hứng thú học tập cho học sinh, vì vậy hiệuquả tiết dạy chưa cao

- Một số giáo viên hiểu chưa đầy đủ, chưa sâu sắc về quan điểm đổi mới,

về mục tiêu GD của môn Mĩ thuật trong giai đoạn hiện nay

Trang 14

- Một bộ phận giáo viên thiếu nhiệt tình, tâm huyết, chưa tích cực nghiêncứu tìm tòi, chưa mạnh dạn, chủ động sáng tạo trong việc lựa chọn nội dung,phương pháp và các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục cho phù hợp với nhucầu của người học, với yêu cầu đổi mới giáo dục

- Trong quá trình lên lớp còn không ít giáo viên năng lực tổ chức dạy họccòn hạn chế nên khi áp dụng các phương pháp dạy học tích cực như: Hoạt độngnhóm, hoạt động trò chơi, …còn lúng túng, thiếu chặt chẽ, không bao quát đượclớp học, hiệu quả thấp nên còn ngại khó, chưa mạnh dạn, tự tin đổi mới phươngpháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục

- Giáo viên ít được tập huấn, ít được dự giờ thực tập thao giảng để họchỏi, rút kinh nghiệm (vì mỗi trường chỉ có 1 đến 2 giáo viên Mĩ thuật)

- Một bộ phận không nhỏ Phụ huynh nhận thức chưa đầy đủ, quan niệmsai lệch về mục tiêu giáo dục môn Mĩ thuật trong trường Tiểu học, còn coi nhẹmôn học nên chưa quan tâm, đầu tư đúng mức

- Một số phụ huynh điều kiện khó khăn, đi làm ăn xa, còn thiếu tráchnhiệm nên không quan tâm đến việc giáo dục con cái, còn phó mặc cho nhàtrường

- Thiết bị dạy- học cung cấp cho dạy - học môn Mĩ thuật còn nghèo nàn.Giáo viên chưa chịu khó sưu tầm, tìm kiếm và tự làm đồ dùng dạy học để tựphục vụ

- Thời khóa biếu sắp xếp còn bất cập, xếp “chéo cua”, trong một buổigiáo viên phải dạy nhiều khối lớp nên việc chuẩn bị đồ dùng dạy học của giáoviên gặp nhiều khó khăn

- Tài liệu hướng dẫn, các loại sách tham khảo cho môn Mỹ thuật còn quá

ít

- Do ảnh hưởng quan niệm “môn chính, môn phụ” từ một số phụ huynh và

do sự chi phối bởi lo học các môn “ chính” thường xuyên tổ chức kiểm tra, giaolưu như Toán, Tiếng việt, Tiếng Anh… nên một số học sinh cũng còn xem nhẹmôn học Mĩ thuật,

Trang 15

- Tình trạng học sinh thiếu đồ dùng học tập môn Mĩ thuật còn khá nhiều

do vậy trong các tiết học Mĩ thuật vẫn còn không ít học sinh không làm đượcbài, không được hoạt động

- Là học sinh ở lứa tuổi Tiểu học có tâm lý ham hoạt động, tò mò, dễthích nghi, mau nhớ nhưng cũng mau quên, chóng chán và ngại khó

- Mĩ thuật là môn học năng khiếu có đặc thù hoạt động khá đa dạng vàthoải mái, không gò bó, căng thẳng như học Toán, Tiếng Việt… Do đó phần lớnhọc sinh ham thích môn học nhưng không phải tất cả học sinh đều say mê hứngthú học tập, cũng có không ít học sinh không có năng khiếu, kỹ năng thực hànhhạn chế, không hoàn thành được các bài tập theo chương trình nên cũng mauchán Một số học sinh khác cũng thích môn Mĩ thuật nhưng không phải để học

mà lợi dụng giờ học Mĩ thuật để chơi…

Vì vậy, việc tìm chọn xây dựng nội dung phù hợp với chưong trình và tâm

lý lứa tuổi, lựa chọ hình thức tổ chức sinh động để cho tất cả học sinh đều hứngthú, tự giác tham gia hoạt động và các em được học tập theo nhu cầu của mình

mà vẫn đảm bảo đạt chuẩn kiến thức kĩ năng là việc làm vô cùng cần thiết và cấpbách

3 Nội dung và hình thức của giải pháp:

a Mục tiêu của giải pháp

Trước tiên, mỗi giáo viên phải hiểu thấu đáo Mục tiêu giáo dục môn học

Mĩ thuật ở trường Tiểu học trong giai đoạn đổi mới Giáo dục Mĩ thuật ở trườngTiểu học không nhằm đào tạo học sinh thành họa sỹ, nghệ nhân hay nhữngngười làm nghề mĩ thuật… mà mục tiêu chính là: “Giáo dục thẩm mĩ cho hocsinh; Giúp học sinh nhận thức được vẻ đẹp của Mĩ thuật dân tộc và có ý thức giữgìn, bảo tồn nền mĩ thuật đó Giúp các em hình thành những cơ sở ban đầu cho

sự phát triển toàn diện, đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ

và các kỹ năng cơ bản để tiếp tục học lên trung học cơ sở Động viên khích lệhọc sinh tích cực tham gia vào các hoạt động Mĩ thuật, hoạt động xã hội trong

và ngoài nhà trường”

Trang 16

Quan trọng hơn là giáo viên phải hiểu và phân biệt được những điểm đổimới về quan điểm giáo dục, tính phù hợp và hiệu quả giữa Dạy- học Mĩ thuật vàhoạt động giáo dục Mĩ thuật So sánh sau đây cho thấy tính ưu việt của hình thức

“Hoạt động giáo dục Mĩ thuật

Dạy - học Mĩ thuật Hoạt động giáo dục Mĩ thuật

- Dạy học lấy SGK làm pháp lệnh, GV

phải căn cứ SGK “làm chuẩn”, phải

truyền đạt đúng, đủ những nội dung,

kiến thức được trình bày ở SGK Giáo

viên bị động bởi SGK về nội dung,

trình tự, cách truyền đạt, thời gian quy

định nên không phù hợp với tình hình

thực tế, khó phù hợp với mọi đối tượng

học sinh

- Hình thức tổ chức dạy học còn rập

khuôn , gò bó trong lớp học

- Giáo viên còn nặng về dạy kỹ thuật

vẽ tranh, ít quan tâm đến giáo dục các

nội dung khác Đây cũng chính là

nguyên nhân dẫn đến một số phụ

huynh xem nhẹ môn học, chưa quan

tâm đầu tư

- Yêu cầu còn quá cao so với chuẩn

kiến thức kĩ năng và đánh giá còn cứng

về đức, trí; thể; mỹ

- Chủ động đổi mới phương pháp vàhình thức tổ chức hoạt động giáo dục.Các hoạt động học tập không chỉ giớihạn ở trên lớp hay trong các giờ họcchính khóa, các hoạt động ngoại khóabên ngoài lớp học cũng là một phầntrong chương trình giáo dục Các hoạtđộng ngoài lớp học như: Vẽ tranhnhóm, xé dán tranh tập thể tự do ….Qua đó các em cảm thấy hứng thú, say

mê và có động lực trong học tập hơn

- Đề cao tinh thần, thái độ học tập, ýthức tham gia các hoạt động, kỹ năngvận dụng kiến thức vào cuộc sống củahọc sinh Giảm nhẹ các yêu cầu về kỹnăng vẽ

Ngày đăng: 25/04/2018, 14:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w