Nó được xem là tiết tự quản được các nhà trường sắp xếp ở tiết học cuối của mỗi tuần học, thời điểm để mỗi học sinh thực hiện phê và tự phê, tự đánh giá và đánh giá hoạt động họctập, rèn
Trang 1BÁO CÁO KẾT QUẢ BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1 Lời giới thiệu
Trong trường phổ thông công tác giáo viên chủ nhiệm lớp có vị trí, vai tròđặc biệt quan trọng trong hoạt động giáo dục học sinh nhằm nâng cao chấtlượng giáo dục cũng như việc hình thành nhân cách cho học sinh Giáo viên chủnhiệm lớp là người cố vấn, là cầu nối giữa tập thể học sinh, cá nhân học sinh vớicác tổ chức xã hội trong và ngoài trường, là người tổ chức phối hợp các lựclượng giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục
Trong chương trình giáo dục phổ thông, tiết sinh hoạt lớp được quy địnhnhư một tiết học bắt buộc không thể thiếu ở mỗi cấp học Nó được xem là tiết
tự quản được các nhà trường sắp xếp ở tiết học cuối của mỗi tuần học, thời điểm
để mỗi học sinh thực hiện phê và tự phê, tự đánh giá và đánh giá hoạt động họctập, rèn luyện của cá nhân và tập thể lớp sau mỗi tuần học đồng thời xây dựng
kế hoạch hoạt động cho tuần học tiếp theo nhằm mục tiêu hoàn thành tốt kếhoạch năm học của mỗi lớp đã đề ra Tiết sinh hoạt lớp được đặt dưới sự quản
lý, giám sát và tác động giáo dục của giáo viên chủ nhiệm Tổ chức tốt các tiếtsinh hoạt lớp chủ nhiệm cũng chính là góp phần cho việc hoàn thành mục tiêugiáo dục trong trường trung học phổ thông bởi theo Luật Giáo dục: Mục tiêugiáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, trithức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dântộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và nănglực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Trong những năm qua, nhiều trường đã thực hiện tiết sinh hoạt tập thể kháđồng bộ, tuy nhiên hiệu quả hoạt động trong tiết học này vẫn chưa đáp ứng đượcyêu cầu của thực tiễn đặt ra Tiết sinh hoạt tập thể còn mang nặng tính hình thức,chưa thật sự đi vào chiều sâu của nó, chưa được các trường và đội ngũ giáo viên
Trang 2cũng như cộng đồng quan tâm, chưa có các giải pháp tích cực nhằm nâng caochất lượng hoạt động.
Làm thế nào để hoạt động của tiết sinh hoạt tập thể có hiệu quả cao? Làmsao để từ những hoạt động của tiết sinh hoạt lớp có thể giúp các em hình thànhnhân cách, biết phê bình và tự phê bình, tự rèn luyện, tự hoàn thiện mình? Làmsao để thông qua tiết học này giáo viên chủ nhiệm giáo dục học sinh, đem lạiniềm vui sự hứng khởi cho các em học tốt các môn học khác? Đây chính lànhững câu hỏi và trăn trở cần được giải đáp bằng sự sáng tạo của thầy cô
Qua nhiều năm áp dụng đổi mới phương pháp dạy học, tôi đã đúc rút sốkinh nghiệm từ thực tế đứng lớp khi tổ chức tiết sinh hoạt tập thể ở lớp 12A5,với mong muốn đem đến cho các em sự thoải mái sau mỗi tuần học tập miệtmài, góp phần thúc đẩy các hoạt động trong phong trào thi đua của lớp và mụctiêu giáo dục của nhà trường ngày một đi lên Vì vậy khi viết sáng kiến lần nàytôi quyết định chọn đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI GIỜ SINH HOẠTLỚP CHỦ NHIỆM
2 Tên sáng kiến: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI GIỜ SINH HOẠT LỚP
CHỦ NHIỆM
3 Tác giả sáng kiến:
4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
5 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác giáo viên chủ nhiệm; đổi mới, nâng
cao hiệu quả giáo dục của tiết sinh hoạt lớp chủ nhiệm
6 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: tháng 8 năm 2016
7 Mô tả bản chất của sáng kiến:
A Về nội dung của sáng kiến
7.1 Cơ sở lý luận:
Định hướng chung về đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) đã được quy
định trong Luật giáo dục, đó là : “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,
Trang 3sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” Cho
nên, có thể coi quan điểm phát huy tính tích cực của học sinh là định hướngchung cho việc đổi mới phương pháp tổ chức tiết sinh hoạt chủ nhiệm
Tiết sinh hoạt lớp có quan hệ gắn bó hữu cơ với các hoạt động dạy và họctrên lớp, các hoạt động lao động và rèn luyện của học sinh, các hoạt động giáodục theo chủ điểm hàng tháng của nhà trường, các hoạt động ngoài giờ lên lớpnói chung…Tiết sinh hoạt lớp góp phần bổ sung, tiếp nối, củng cố, nâng cao,
mở rộng chất lượng và hiệu quả giáo dục của các hoạt động đó
Thông qua tiết sinh hoạt lớp, khơi dậy ở học sinh tính tích cực chủ động,sáng tạo, tinh thần trách nhiệm đối với bản thân, đối với tập thể và cộng đồng;phải hình thành, củng cố và phát triển ở học sinh kỹ năng hoạt động độc lập, kỹnăng giao tiếp, ứng xử trong các mối quan hệ tập thể lớp và ngoài xã hội
Thông qua tiết sinh hoạt lớp, giáo dục cho học sinh ý thức chính trị, xãhội, đạo đức, lối sống, định hướng lập thân, lập nghiệp; giáo dục các giá trị vănhóa thẩm mỹ lành mạnh, đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần cùng các hoạt độnggiáo dục khác làm phong phú đời sống tâm hồn và nhân cách học sinh
Thông qua tiết sinh hoạt lớp, tổ chức xây dựng lớp thành một tập thể tựquản, có nền nếp, kỷ luật, đoàn kết gắn bó cùng nhau, sống có trách nhiệm vớinhau, phát huy được vai trò nòng cốt, tính tiên phong của tổ chức Đoàn trongcác hoạt động tập thể lớp
7.2 Thực trạng vấn đề:
Qua quá trình làm chủ nhiệm lớp trong những năm công tác tại trườngTHPT Triệu Thái, qua dự giờ thăm lớp tại các lớp trong trường tôi nhận thấythực trạng diễn ra trong các tiết sinh hoạt lớp chủ nhiệm như sau:
Trang 41 Giáo viên chủ nhiệm: Làm nhiệm vụ “truyền thống” không thể thiếu đượctrong một giờ sinh hoạt lớp từ trước đến nay Cụ thể:
- Đánh giá những việc đã làm được và những tồn tại cần khắc phục trongtuần vừa qua
- Tuyên dương, động viên, khích lệ những học sinh có những việc làm tốt,
có kết quả học tập cao, thực hiện tốt kỉ cương, nề nếp của lớp của trường
- Phê bình, nhắc nhở một cách nghiêm khắc những học sinh còn vi phạmlỗi như: đi học muộn, mất trật tự trong giờ, không học bài cũ, trốntiết thậm chí tiến hành kỷ luật một số học sinh vi phạm các lỗi nghiêmtrọng
- Triển khai các nội dung, kế hoạch hoạt động cho tuần tiếp theo
- Còn thời gian có thể cho học sinh chơi các trò chơi, văn hóa, văn nghệ ( Tuy nhiên những hoạt động này mang tính tự phát, chưa có sự chuẩn bịchương trình trước)
- Các học sinh khác ngồi lắng nghe và tự rút kinh nghiệm
- Một số học sinh có năng khiếu văn nghệ, mạnh dạn, tự tin tham gia cáchoạt động vui chơi do cô giáo điều khiển
Tóm lại, phần lớn giáo viên chủ nhiệm sử dụng tiết sinh hoạt lớp chủ yếulàm các việc như nhận xét, kiểm điểm, nhắc nhở những sai phạm của học sinhtrong tuần và phổ biến công việc, kế hoạch tuần tới hoặc giáo viên chủ nhiệmgiao cho học sinh điều khiển một phần tiết sinh hoạt lớp, sau đó giáo viên chủnhiệm phát biểu ý kiến, nhắc lại hoặc giảng dạy thêm một số bài học cuộc sống
để học sinh tự đúc rút kinh nghiệm Bên cạnh đó học sinh còn thụ động nênchưa tích cực chủ động tham gia các hoạt động vui chơi, văn nghệ … ngại thểhiện quan điểm trước tập thể Nhiều học sinh muốn thể hiện mình nhưng còn e
Trang 5ngại, không tự tin vào bản thân, chưa nhận được sự động viên, cổ vũ của thầy côcũng như bạn bè trong lớp.
Kết quả là tiết sinh hoạt lớp thường tẻ nhạt, nhàm chán, khô khan đối với
cả học sinh và giáo viên Học sinh thường có cảm giác rất nặng nề, cảm giác đếntiết sinh hoạt như một cực hình và thường có thái độ thờ ơ, quay lưng lại với giờsinh hoạt lớp, chỉ ngồi chờ đợi cho hết tiết để về
Qua khảo sát đầu năm lớp 12A5, trường THPT Triệu Thái, có sĩ số 35 em
Tỉ lệ học sinh khá giỏi đầu năm chiếm 30 %
Số học sinh thích tham gia tiết sinh hoạt tập thể chỉ có 10 em, tỉ lệ28.57%
Số học sinh không thích tham gia tiết sinh hoạt tập thể có 25 em, tỉ lệ71.43%
Hiện tượng mất đoàn kết trong lớp đầu năm vẫn còn xảy ra, một số em cónguy cơ bỏ học vì chơi game, và một số em thường xuyên không chuẩn bị bàitrước khi đến lớp, hoặc đi học muộn
Nhiều học sinh không xác định được mục tiêu học tập, chưa có địnhhướng nghề nghiệp trong tương lai
Từ thực trạng trên và kinh nghiệm của bản thân, tôi đã tìm hiểu, nghiêncứu và mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm tổ chức hiệu quả tiết sinh hoạttập thể ở lớp 12A5
7.3 Nội dung các giải pháp
7.3.1 Các yêu cầu cơ bản đối với giờ sinh hoạt lớp
- Đa dạng hoá về nội dung và hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp: Mỗi lứatuổi học sinh có những yêu cầu riêng, hứng thú riêng đối với hoạt động Vì vậy,
sự thay đổi nội dung và các hình thức tổ chức giờ sinh hoạt lớp cho phù hợp vớilứa tuổi học sinh khác nhau là đòi hỏi tất yếu đối với nhà trường Sức hấp dẫnhọc sinh, sự lôi cuốn các em tham gia tích cực vào hoạt động phụ thuộc nhiềuvào sự thay đổi nội dung và các hình thức tổ chức Do đó, nội dung tiết sinh hoạttập thể hàng tuần phải cụ thể, bổ ích, phải gắn với nhu cầu và hứng thú của học
Trang 6sinh và chúng phải phù hợp với kinh nghiệm và trình độ hiểu biết của họ, huyđộng đến mức cao nhất trí tuệ và tình cảm tập thể của HS….
- Thu hút tối đa sự tham gia của mọi học sinh dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ,
cố vấn của giáo viên nhằm tăng cường vai trò tự quản của học sinh: Sự tham giacủa học sinh vào các hoạt động, công việc của lớp, của trường vừa là nhu cầu,vừa là quyền của mỗi học sinh Sự cùng tham gia của tất cả học sinh vào giờsinh hoạt lớp sẽ tạo ra môi trường chung để học sinh cùng trải nghiệm nhữngxúc cảm tích cực, tăng cường giao lưu giữa các em, tạo ra môi trường lớp họcmang bầu không khí tin tưởng, thân mật, cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ và lắng nghe
ý kiến của nhau Từ đó tình cảm gắn bó, chia sẻ giữa các em được hình thành vàcủng cố
Nói cách khác, học sinh phải là chủ thể của giờ sinh hoạt lớp, phải đượctham gia vào giờ sinh hoạt lớp từ những vai trò và nhiệm vụ khác nhau nhưngười thực thi nhiệm vụ được giao, người tổ chức, người khám phá và đánh giáhoạt động của họ, tập thể của họ
- Tăng cường những nội dung sinh hoạt có liên quan đến các công việcchung của lớp, phù hợp với nhu cầu và sở thích của học sinh: Mỗi lớp, mỗi tậpthể đều có những công việc chung cần giải quyết, ví dụ như xây dựng các quyđịnh riêng của lớp, xác định chỉ tiêu thi đua, xử lí các tình huống nảy sinh trongtập thể lớp…., vì thế cần để cho học sinh tự thảo luận, trao đổi và quyết định.Mục đích là nhằm nâng cao bầu không khí đoàn kết, tinh thần trách nhiệm ….của mỗi học sinh trong lớp Một tập thể lớp đoàn kết với từng thành viên có tinhthần trách nhiệm cao sẽ là môi trường giáo dục tốt nhất cho từng học sinh.Ngoài ra việc thường xuyên thu hút các em vào quá trình bàn bạc chung sẽ dầndần tạo ra ở các em lòng tin vững chắc rằng chúng có vị trí nhất định trong lớp
và chúng sẽ cố gắng nỗ lực và hợp tác với mọi thành viên để hoàn thành côngviệc được giao
- Đảm bảo giao lưu dưới hình thức đối thoại: Giao lưu giữa học sinh có ýnghĩa rất quan trọng đối với quá trình giáo dục Chính thông qua giao lưu vớibạn, mà năng lực hiểu người khác, hiểu bạn của mỗi học sinh được xây dựng và
Trang 7do đó năng lực hiểu bản thân mình được hình thành và năng lực tự ý thức, cơ sởcủa tự giáo dục được phát triển Trong quá trình giao lưu, các em trao đổi vớinhau những quan điểm, tư tưởng, hứng thú, tâm trạng, xúc cảm và từ đó có tácđộng lẫn nhau Trên cơ sở của những hiểu biết về nhau, học sinh mới dễ dàngcảm thông, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau, tạo nên bầu không khí lớp học đoàn kết,cởi mở và thân thiện
7.3.2 Các biện pháp đổi mới giờ sinh hoạt lớp chủ nhiệm:
a- Đổi mới nội dung:
- Cần lựa chọn nội dung sinh hoạt một cách linh hoạt, đạt hiệu quả
- Vừa bám sát vào nhiệm vụ dạy – học của nhà trường vừa vận dụng tình hìnhcủa địa phương, vừa căn cứ vào nhiệm vụ và đặc điểm của lớp, của các đốitượng học sinh để có thể lựa chọn nội dung trong tiết sinh hoạt một cách phùhợp nhất
- Sau đây là một số nội dung chủ yếu trong tiết sinh hoạt lớp chủ nhiệm:
+ Sơ kết, tổng kết công tác (nhận xét, đánh giá, bình chọn, kiểm điểm )+ Phổ biến công tác (của trường, lớp, đoàn thể ) , thảo luận, bàn bạc về
kế hoạch và biện pháp thực hiện nhiệm vụ
+ Vui chơi, giải trí (trò chơi, văn nghệ, thể thao )
+ Lao động (vệ sinh trường lớp, tôn tạo, bảo quản cơ sở vật chất trườnglớp)
+ Bổ sung, củng cố kiến thức, kĩ năng (kiến thức học đường, kiến thức xãhội, kĩ năng học tập, kĩ năng sống )
+ Hoạt động từ thiện, công ích
Có thể linh hoạt lồng ghép các nội dung trên sao cho tiết sinh hoạt luônphong phú, mới mẻ, hấp dẫn và có tác dụng giáo dục cao
b- Đổi mới phương pháp :
Trang 8Phương pháp tổ chức tiết sinh hoạt rất đa dạng và phong phú Ở đây có sựphối hợp giữa phương pháp giáo dục với phương pháp dạy học, trên cơ sở đógiáo viên vận dụng cho phù hợp với nội dung và hình thức hoạt động đã lựachọn, có thể vận dụng một vài phương pháp cơ bản sau đây (theo tài liệu tậphuấn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp):
1 Phương pháp thảo luận nhóm
Thảo luận là một dạng hoạt động mà trong đó các thành viên đều giải quyếtmột vấn đề cùng quan tâm nhằm đạt tới một sự hiểu biết chung Thảo luận giúphọc sinh kiểm chứng ý kiến của mình, có cơ hội để làm quen với nhau, để hiểunhau hơn Khác với dạy học, thảo luận trong trường hợp này là dựa vào trao đổi
ý kiến giữa các em học sinh với nhau về một chủ đề, một tình huống nảy sinhtrong hoạt động hay một nhiệm vụ được giao Tuỳ từng hoạt động cụ thể, có thể
tổ chức cho học sinh thực hiện thảo luận theo nhóm lớn (cả lớp) hoặc nhóm nhỏ(tổ hoặc nhỏ hơn)
Một số cách báo cáo kết quả thảo luận nhóm nhỏ :
- Một nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung : Yêu cầu một nhóm báo cáolại toàn bộ kết quả thảo luận của nhóm mình Những nhóm còn lại bổ sungnhững điểm khác biệt của nhóm mình với nhóm vừa báo cáo
- Tất cả các nhóm cùng báo cáo :Từng nhóm một cử người báo cáo lại kếtquả làm việc của nhóm mình Sau đó người điều khiển tổng kết lại ý kiến chungcủa các nhóm hoặc điều hành để học sinh tổng kết
- Họp chợ : Các nhóm dán kết quả làm việc của nhóm mình lên tường và
cử một người đứng ở đó để thuyết minh khi cần Những người còn lại đi vòngquanh và đọc kết quả của mỗi nhóm, đưa ra câu hỏi nếu có vấn đề cần làm rõ
- Quả bóng : Các nhóm thảo luận và ghi kết quả vào giấy rồi luân chuyển kếtquả đó để các nhóm khác thảo luận và bổ sung Ví dụ : Lớp được chia thành 4 nhómthảo luận 4 vấn đề Sau 10 phút : kết quả của nhóm 1 được chuyển cho nhóm 2; kếtquả của nhóm 2 được chuyển cho nhóm 3; kết quả của nhóm 3 được chuyển chonhóm 4; kết quả của nhóm 4 được chuyển cho nhóm 1 Các nhóm đọc kết quả của
Trang 9nhóm kia và bổ sung thêm ý kiến của nhóm mình Sau 5 phút lại tiếp tục chuyển nhưvậy cho đến khi mỗi nhóm đều đã đọc đủ cả bốn kết quả.
- Báo cáo tóm tắt : Yêu cầu mỗi nhóm thảo luận xong ghi tóm tắt lại kếtquả của mình (ví dụ trong 3 đến 5 câu) và cử người lên trình bày kết quả tóm tắtđó
- Biểu diễn kết quả : Yêu cầu các nhóm biểu diễn lại kết quả của nhómmình bằng hình tượng, vở kịch, tranh vẽ hay bằng một cách nào đó
- Thi hùng biện : Các nhóm tham gia một cuộc thi hùng biện bảo vệ quanđiểm của nhóm mình và giao lưu chất vấn các nhóm khác
2 Phương pháp đóng vai
Phương pháp đóng vai được sử dụng nhiều để đạt mục tiêu thay đổi thái độcủa học sinh đối với một vấn đề hay đối tượng nào đó Phương pháp đóng vaicũng rất có tác dụng trong việc rèn luyện về kỹ năng giao tiếp ứng xử của họcsinh Đóng vai là phương pháp giúp học sinh thực hành những cách ứng xử, bày
tỏ thái độ trong những tình huống giả định hoặc trên cơ sở óc tưởng tượng và ýnghĩ sáng tạo của các em Đóng vai thường không có kịch bản cho trước, màhọc sinh tự xây dựng trong quá trình hoạt động
Khi sử dụng phương pháp đóng vai cần chú ý :
- Ấn định thời gian (chuẩn bị, sắm vai, trao đổi sau khi đóng vai )
- Lựa chọn tình huống đóng vai (phù hợp với chủ đề hoạt động; phải là tìnhhuống mở; phù hợp với trình độ học sinh)
- Hướng dẫn thảo luận sau khi đóng vai, phỏng vấn người đóng vai (tìmhiểu cảm xúc, động cơ )
3 Phương pháp giải quyết vấn đề
Phương pháp giải quyết vấn đề (GQVĐ) là con đường quan trọng để phát huytính tích cực của học sinh
Cấu trúc quá trình giải quyết vấn đề gồm các bước cơ bản sau đây :
Bước 1 : Nhận biết vấn đề
Trang 10Bước 2 : Tìm các phương án giải quyết
Bước 3 : Quyết định phương án giải quyết
Giải quyết vấn đề giúp học sinh có cách nhìn toàn diện hơn trước các hiệntượng, sự việc nảy sinh trong hoạt động, trong cuộc sống hàng ngày Như vậy,
để phương pháp này thành công thì vấn đề đưa ra phải sát với mục tiêu của hoạtđộng, kích thích học sinh tích cực tìm tòi cách giải quyết Đối với tập thể lớp,khi giải quyết vấn đề phải coi trọng nguyên tắc tôn trọng và bình đẳng, tránh gây
ra căng thẳng không có lợi cho việc giáo dục học sinh
4 Phương pháp tình huống
- Tình huống là một hoàn cảnh thực tế, trong đó chứa đựng những mâu thuẫn.Người ta phải đưa ra một quyết định trên cơ sở cân nhắc các phương án khácnhau
- Tình huống là một hoàn cảnh gắn với câu chuyện có cốt truyện, nhân
vật, có chứa đựng mâu thuẫn, có tính phức hợp
- Trong việc giải quyết các tình huống thực tiễn, không phải bao giờ cũng
Vận dụng phương pháp xử lý tình huống trong các HĐGD NGLL là rấtcần thiết và quan trọng làm phong phú thêm tính hấp dẫn của các hoạt động vàmang lại hiệu quả cao cho các hoạt động
5 Phương pháp giao nhiệm vụ
Đây là phương pháp thường được dùng trong nhóm các phương pháp giáodục Giao nhiệm vụ là đặt học sinh vào vị trí nhất định buộc các em phải thực
Trang 11hiện trách nhiệm cá nhân Giao nhiệm vụ cũng là tạo cơ hội để học sinh thể hiệnkhả năng của mình là dịp để các em được rèn luyện nhằm tích luỹ kinh nghiệmcho bản thân.
Trong việc tổ chức sinh hoạt, giao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp sẽ tạonên thế chủ động cho các em khi điều hành hoạt động Điều đó sẽ giúp phát triểntính chủ động, sáng tạo, khả năng ứng đáp trong mọi tình huống của học sinh.Cán bộ lớp sẽ chủ động hơn trong việc phân công nhiệm vụ cho từng tổ, nhóm,
cá nhân với phương châm “lôi cuốn tất cả mọi thành viên trong lớp” vào việc tổchức thực hiện hoạt động
Vì thế, muốn giao nhiệm vụ có kết quả, giáo viên cần hình dung đượcnhững việc phải làm, gợi ý cho học sinh và yêu cầu các em phải hoàn thành tốt.Khi giao nhiệm vụ, cố gắng đảm bảo phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, với khảnăng của các em Không yêu cầu quá mức gây lo lắng, hoang mang trong họcsinh
6 Phương pháp trò chơi
Hoạt động vui chơi có nhiều hình thức rất đa dạng, nhưng cốt lõi của nó làcác dạng trò chơi Hoạt động trò chơi có nguồn gốc từ xã hội Nó phản ánh cácloại hình hoạt động lao động khác nhau của xã hội và làm thay đổi mục đích củachúng
Phương pháp trò chơi có thể sử dụng trong nhiều tình huống khác nhaunhư làm quen, cung cấp và tiếp nhận tri thức, đánh giá kết quả, rèn luyện các kỹnăng và củng cố những tri thức đã được tiếp nhận Phương pháp trò chơi cónhững thuận lợi như : phát huy tính sáng tạo; hấp dẫn và gây hứng thú cho họcsinh; giúp cho học sinh dễ tiếp thu kiến thức mới; giúp chuyển tải nhiều tri thứccủa nhiều lĩnh vực khác nhau; tạo được bầu không khí thân thiện; tạo cho họcsinh tác phong nhanh nhẹn
Vì vậy, tổ chức cho học sinh vui chơi là một loại hình phổ biến và có ýnghĩa tích cực
Trang 12Ngay từ khi ra đời, trò chơi đã thực hiện rất nhiều chức năng xã hội: chứcnăng giáo dục, chức năng văn hóa, chức năng giải trí, chức năng giao tiếp Những điều cần chú ý khi sử dụng phương pháp trò chơi :
- Lựa chọn các trò chơi cho phù hợp với lứa tuổi và nội dung hoạt động
- Cần chú ý tới yếu tố thời gian
- Chú ý tới điều kiện cơ sở vật chất, hoàn cảnh cụ thể
- Người chủ trò phải có khả năng lôi cuốn được những người khác (tự tin,mạnh dạn, linh hoạt )
- Trò chơi phải đa dạng, phong phú, dễ chơi, hấp dẫn, mang tính giáo dục
- Là trò chơi tập thể
Những điều cần chú ý khi sử dụng phương pháp trò chơi :
- Lựa chọn các trò chơi cho phù hợp với lứa tuổi và nội dung hoạt động
- Cần chú ý tới yếu tố thời gian
- Chú ý tới điều kiện cơ sở vật chất, hoàn cảnh cụ thể
- Người chủ trò phải có khả năng lôi cuốn được những người khác (tự tin,mạnh dạn, linh hoạt )
- Trò chơi phải đa dạng, phong phú, dễ chơi, hấp dẫn, mang tính giáo dục
- Là trò chơi tập thể
7 Phương pháp tổ chức hoạt động giao lưu
Giao lưu là một hình thức tổ chức giáo dục nhằm tạo ra các điều kiện cầnthiết để cho học sinh được tiếp xúc, trò chuyện và trao đổi thông tin với nhữngnhân vật điển hình trong các lĩnh vực hoạt động nào đó Qua đó, giúp cho các
em có được những nhận thức, tình cảm và thái độ phù hợp, có được những lờikhuyên đúng đắn để vươn lên trong học tập, rèn luyện và hoàn thiện nhân cách
8 Phương pháp diễn đàn
Diễn đàn là một trong những phương pháp tổ chức mang lại hiệu quả giáodục thiết thực Thông qua diễn đàn, học sinh có cơ hội bày tỏ suy nghĩ, quanniệm của mình về một vấn đề nào đó có liên quan đến nhu cầu, hứng thú,
Trang 13nguyện vọng của các em; đồng thời đây cũng là dịp để các em học lắng nghe ýkiến, học tập lẫn nhau Vì vậy, diễn đàn như một sân chơi tạo điều kiện để họcsinh được biểu đạt ý kiến của mình một cách trực tiếp với đông đảo bạn bè vànhững người khác
c - Đổi mới vai trò nhân sự:
- Học sinh : trong tiết sinh hoạt, người hoạt động chủ yếu là học sinh Họcsinh phải là những chủ nhân thực sự, chiếm lĩnh hầu hết các hoạt động trong tiết học
- Giáo viên : hướng dẫn học sinh thực hiện các nhiệm vụ, bao quát, chỉđạo sát sao để đảm bảo cho hoạt động của học sinh đúng hướng và đạt hiệu quảcao ; trao quyền ưu tiên cho học sinh hoạt động với thời lượng tối đa có thểđược; cho hoc sinh được trình bày, được bộc lộ ý kiến, tình cảm, cảm xúc ; tuyệtđối không cứng nhắc tập trung vào việc diễn giảng về đạo đức, thậm chí tiếtsinh hoạt nào cũng rầy la, trách mắng không ngớt về những sai phạm của họcsinh
Nói chung cả giáo viên chủ nhiệm và học sinh cùng hợp tác đồng tổ chức
để tạo ra những hoạt động sôi nổi, tích cực trong tiết sinh hoạt
d - Đổi mới hình thức :
- Đổi mới không gian, địa điểm sinh hoạt:
+ Thay đổi, sắp xếp lại bàn ghế để tạo những kiểu không gian khác nhau.+ Trang trí phòng học theo những kiểu khác nhau tùy thuộc vào nội dungtiết sinh hoạt ngày hôm đó
+ Chọn những địa điểm ngoài phòng học một cách thích hợp như sântrường, hành lang, khu lao động, bãi cỏ gần trường
- Đổi mới vị trí của học sinh trong tiết sinh hoạt : Thay đổi chỗ ngồi
+ Tự chọn theo sở thích của học sinh
+ Theo sự phân công của người điều khiển cho phù hợp với hoạt động
- Đổi mới cách thức triển khai nội dung hoạt động: linh hoạt, biến hóa
Trang 14+ Hình thức thưởng, phạt được thay đổi thường xuyên.
+ Các trò chơi đa dạng, phù hợp với đối tượng học sinh
+ Hình thức diễn đàn, tọa đàm, giao lưu phong phú
7.3.3 Một số hoạt động cụ thể được tổ chức trong tiết sinh hoạt :
a-Hoạt động 1: SINH HOẠT HỌC TẬP
Hoạt động này nên diễn ra thường xuyên, cùng nhau bàn bạc, chia sẻnhững phương pháp học tập hiệu quả, rút kinh nghiệm sau mỗi kỳ thi khảo sátcủa trường, sở
Ví dụ: Chủ đề 1 (Thực hiện đầu năm học 12)
TRAO ĐỔI VỀ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP TÍCH CỰC CỦA LỚP CUỐI CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
I Mục tiêu hoạt động
Sau hoạt động, học sinh có khả năng:
- Hiểu ý nghĩa, sự cần thiết cần có các phương pháp học tập tích cực ở lớp 12
- Có thái độ ủng hộ, đồng tình với các phương pháp học tập tích cực
- Biết vận dụng phương pháp học tập tích cực vào các môn học cụ thể
II Công tác chuẩn bị
- Tìm đọc tài liệu (nếu có)
- Xây dựng các câu hỏi trao đổi, thảo luận
- Báo cáo kinh nghiệm sử dụng các phương pháp học tập tích cực
b) Về phương tiện hoạt động
- Kê bàn ghế
- Trang trí
c) Về tổ chức
Trang 15- Lớp tự phân công các công việc cho nhóm, tổ, cá nhân.
- Tự điều hành và tự quản hoạt động
- Mời đại biểu và cố vấn chuyên môn cho hoạt động
2 Học sinh
a) Bàn bạc hình thức trao đổi, thảo luận phương pháp học tập mới:
- Trao đổi, thảo luận theo lớp
- Tổ chức thảo luận nhóm hoặc tổ
- Báo cáo kinh nghiệm học tốt
- Phương pháp học tập tích cực có ưu điểm gì?
- Kinh nghiệm học môn toán (lý, hoá, ) của bạn như thế nào?
- Bạn có ý kiến gì về kinh nghiệm học môn toán (lý, hoá, ) mà bạn vừa đượcnghe báo cáo?
- Bạn hãy nêu ý kiến của bạn về phương pháp học tập tích cực môn Toán (Vật
Trang 16Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm từ 8-10 học sinh Nhóm cử nhómtrưởng và thư ký nhóm Các nhóm thảo luận trong 15 phút với hai câu hỏi sau:
+ Thế nào là phương pháp học tập tích cực?
+ Ý nghĩa, tác dụng của phương pháp học tập tích cực?
Các nhóm làm việc dưới sự điều khiển của nhóm trưởng Kết thúc thảo luận,
người điều khiển mời đại diện mỗi nhóm trình bày tóm tắt kết quả của nhóm mình.Toàn lớp cùng lắng nghe và tranh luận để đưa ra được những kết luận chung vềphương pháp học tập tích cực
+ Giáo viên cố vấn tham gia trao đổi cùng học sinh và đưa ra những lời khuyênthiết thực về việc sử dụng các phương pháp học tập tích cực như thế nào là có hiệuquả
Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp
+ Người điều khiển nêu các câu hỏi Ví dụ: Bạn sẽ vận dụng phương pháp họctập tích cực vào môn Toán như thế nào?
+ Học sinh suy nghĩ trong ít phút và xung phong trình bày ý kiến của mình.+ Ý kiến của cố vấn chuyên môn
Hoạt động 3: Báo cáo kinh nghiệm
+ Người điều khiển mời một vài học sinh học tốt báo cáo kinh nghiệm sử dụngcác phương pháp học tập tích cực để đạt kết quả tốt
+ Trên cơ sở đó, các thành viên trong lớp có thể đặt câu hỏi hoặc nêu nhữngbăn khoăn về việc sử dụng các phương pháp học tập tích cực mà bạn đã thực hiện.+ Giáo viên cố vấn trả lời hoặc giải thích cho học sinh rõ
Hoạt động kết thúc
- Phát biểu của giáo viên chủ nhiệm
- Người điều khiển nhận xét kết quả hoạt động
IV Kết quả
- Học sinh tìm cho mình phương pháp học tập phù hợp
- Học sinh thể hiện khả năng thuyết trình trước đám đông
- Học sinh rèn luyện, phát triển kỹ năng, phẩm chất làm việc theo nhóm
b-Hoạt động 2: TỔ CHỨC VĂN NGHỆ - CUỘC THI :
Trang 17Hoạt động này tổ chức theo chủ điểm từng tháng hoặc các ngày lễ kỉ niệmquan trọng trong năm học như ngày 20/11; 26/3;
A Chủ điểm tháng 11 '' LỜI CA TIẾNG HÁT TRI ÂN THẦY CÔ"
I Mục tiêu hoạt động:
Giúp đoàn viên thanh niên học sinh:
- Nhận thức được vai trò và công ơn to lớn của thầy cô giáo đối với thế hệtrẻ, đối với xã hội nói chung và đối với sự trưởng thành, phát triển của mỗi họcsinh nói riêng
- Biết cách tổ chức và điều khiển, biểu diễn văn nghệ ở cấp chi đoàn Lựachọn được các tiết mục xuất sắc tham gia hội diễn cấp trường
- Thể hiện lòng biết ơn, tự hào và kính trọng thầy cô giáo Từ đó có ý thứchọc tập, tu dưỡng rèn luyện để đền đáp công ơn các thầy cô
II Công tác chuẩn bị:
Chia lớp làm 4 nhóm chuẩn bị các tiết mục văn nghệ sưu tầm hoặc sángtác ở các thể loại : Thơ, nhạc, kịch, nhảy, tập trung vào nội dung:
+ Ca ngợi công ơn của thầy giáo, cô giáo, vinh danh nghề dạy học
+ Ca ngợi tình cảm gắn bó của học sinh với thầy cô và mái trường là nơigieo trồng tri thức, ươm mầm, động viên khích lệ nâng cánh cho những ước mơ xa
III Tổ chức hoạt động:
- Tổ chức và biểu diễn chương trình văn nghệ
- Mhfời các thầy cô giáo dạy ở chi đoàn đến dự chương trình biểu diễn,giao lưu với chi đoàn
- Trao giải thưởng nhằm tuyên dương, động viên, khích lệ các em học sinh
- Tổ chức liên hoan ngọt, chúc mừng và tri ân các thầy cô giáo nhân ngày20/11
IV Kết quả:
- Học sinh thể hiện năng khiếu văn nghệ của mình
- Tạo không khí vui tươi, ý nghĩa chào mừng ngày 20/11
- Giáo dục truyền “thống tôn sư trọng đạo”, "uống nước nhớ nguồn"
B Chào mừng ngày 26/3: Cuộc thi “RUNG CHUÔNG VÀNG”