Điều tra hiện trạng sản xuất một số giống hoa hồng nhập nội và các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng hoa hồng tại huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hoá
Trang 1Bộ giáo dục và đào tạo Trường đại học nông nghiệp I
-
LÊ XUÂN THIệU
ĐIềU TRA hiện trạng sản xuất MộT Số GIốNG HOA HồNG NHậP NộI và CáC BIệN PHáP kỹ thuật NHằM TĂNG NĂNG SUấT, CHấT LƯợNG HOA HồNG tại huyện đông sơn, tỉnh thanh hoá
Luận Văn thạc sĩ nông nghiệp
Chuyên ngành: Trồng trọt Mã số : 60.62.01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS HOàNG NGọC THUậN
Hà Nội - 2007
Trang 2Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và ch−a hề đ−ợc sử dụng cho bảo vệ một học vị nào Mọi sự giúp đỡ cho hoàn thành luận văn đều đ2 đ−ợc cảm ơn Các thông tin, tài liệu trong luận văn này đ2 đ−ợc ghi rõ nguồn gốc
Tác giả
Lê Xuân Thiệu
Trang 3Trích yếu luận văn
1 Giới thiệu chung:
1.1 Tên đề tài: “Điều tra hiện trạng sản xuất một số giống hoa hồng nhập nội và các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng hoa hồng tại huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá”
1.2 Người thực hiện: Lê Xuân Thiệu
Lớp kỹ thuật trồng trọt, Cao học khoá 13, Trường Đại học Nông nghiệp
I - Hà Nội
1.3 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Ngọc Thuận
1.4 Địa điểm tiến hành đề tài: Tại Thanh Hoá
2 Tóm tắt luận văn:
2.1 Cơ sở luận chứng của đề tài:
Hoa hồng (Rosace) là một loài hoa đẹp được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, trải qua bao thời kỳ thăng trầm của đất nước, hoa hồng Việt Nam hiện diện trên l2nh thổ của Việt Nam với một diện tích tương đối lớn và không ngừng mở rộng về quy mô hàng năm cả về diện tích, chủng loại, màu sắc đa dạng Điều đó khẳng định rằng hoa hồng rất thích nghi với điều kiện sinh thái của Việt Nam Thanh Hoá là một địa phương trong số đó, tuy nhiên các vùng hoa chính xuất hiện từ rất sớm và ngày nay đ2 thành những làng hoa truyền thống như Nghi Tàm, Quảng Bá; Mê Linh - Vĩnh Phúc; Tây Tựu - Hà Nội; Sapa - Lào Cai; Đà Lạt - Lâm Đồng; Tân Quy Đông Do vậy đến nay, tổng diện tích của hoa Việt Nam tăng lên hàng ngàn héc ta và đ2 mang lại lợi ích thiết thực đối với người trồng hoa và cây cảnh Tuy nhiên đâ là một nghề mới nên chưa được sự quan tâm đúng mức, nên nghề trồng hoa và cây cảnh đ2 bộc
lộ nhiều hạn chế, đó là sản xuất mang tính tự phát, nhỏ lẻ, bộ giống mang về qua nhiều nguồn chưa được kiểm nghiệm, kỹ thuật thâm canh còn thấp, thị trường bấp bênh Do vậy sản phẩm làm ra chủ yếu để phục vụ thị trường nội
Trang 4WTO đòi hỏi phải có sự năng động sáng tạo mới Xác định những nguyên nhân hạn chế cần có những đánh giá đúng về mặt khoa học để làm cơ sở luận chứng cho nghiên cứu sau này, từ đó đưa các biện pháp kỹ thuật tiên tiến áp dụng trong sản xuất
2.2 Những đóng góp mới của đề tài
Đề tài đ2 xác định được hiện trạng tình hình sản xuất hoa hồng ở các
địa phương chính của Thanh Hoá, nhất là các vùng hoa truyền thống về các mặt, nguồn gốc, chủng loại, diện tích, địa điểm phân bố thị trường tiêu thụ sản phẩm, hiệu quả kinh tế, trình độ thâm canh của nhà sản xuất
Đề tài đưa ra được kết luận khoa học về nồng độ phân bón Pomior 298
và kỹ thuật đốn trẻ lại thích hợp cho cây hoa hồng trên vùng đất Đông Sơn - Thanh Hoá
2.3 Hướng phát triển của đề tài
Nghiên cứu quy hoạch xây dựng phát triển các vùng hoa chuyên canh, tập trung chất lượng cao, mở rộng diện tích sang các vùng hoa lân cận, sản phẩm làm ra nhằm phục vụ tiêu thụ nội địa và mở rộng thị trường sang các tỉnh mà nền nông nghiệp trồng hoa kém phát triển như một số tỉnh ở miền Trung
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tổng hợp nhằm tăng năng suất chất lượng hoa hồng
Trang 5lời cảm ơn
Để hoàn thành luận văn này tôi luôn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình về nhiều mặt của các cấp l2nh đạo, các tập thể và cá nhân Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng tới các thầy giáo, cô giáo trong bộ môn hoa cây cảnh trường Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội Đặc biệt là thầy giáo PGS.TS Hoàng Ngọc Thuận, bộ môn hoa cây cảnh trường Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội
Tôi xin được tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các cán bộ của các trung tâm, các huyện, các x2 nơi điều tra nghiên cứu đề tài cùng các bạn bè, đồng nghiệp
đ2 giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này
Hà Nội, 2007 Tác giả
Lê Xuân Thiệu
Trang 6Mục lục
Trang
2.2 Một số đặc tính sinh học của hoa hồng và yêu cầu ngoại cảnh 10
2.4 Tình hình sản xuất hoa trên thế giới và Việt Nam 16 2.5 Nghiên cứu trong và ngoài nước về chọn tạo giống hoa hồng 21
3.3.3 Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa hồng ở các CT thí nghiệm 34
4.1.1 Khái quát đặc điểm khí hậu, thời tiết khu vực nghiên cứu 35 4.1.2 Đặc điểm khí hậu, thời tiết 5 tháng đầu năm 2006 36 4.2 Thực trạng phát triển sản xuất hoa ở Thanh Hoá 40 4.2.1 Sự phân bố diện tích và sản lượng hoa của Thanh Hoá 40
Trang 74.2.3 ThÞ tr−êng tiªu thô vµ chÊt l−îng hoa 46 4.2.4 Mét sè lo¹i ph©n bãn ng−êi d©n ®ang ¸p dông trong s¶n xu©t 48
Trang 8Danh môc c¸c ký hiÖu vµ ch÷ viÕt t¾t
Trang 9Danh mục các bảng, sơ đồ và hình
Trang Bảng 3.1 Thành phần hóa học của phân bón lá Pomior 29 Bảng 4.1 Số liệu khí tượng năm tháng đầu năm 2006 37 Bảng 4.2 Diễn biến một số yếu tố khí hậu tại Thanh Hóa (1995 -
trưởng số lá của cây hoa hồng đỏ son Hà Lan 57 Bảng 4.13 ảnh hưởng của phân bón lá P298 đến động thái tăng
trưởng chiều cao cành của cây hoa hồng đỏ son Hà Lan 59 Bảng 4.14 ảnh hưởng của phân bón lá P298 đến động thái tăng
trưởng đường kính cành của hoa hồng đỏ son Hà Lan 60 Bảng 4.15 ảnh hưởng của nồng độ P298 tới chất lượng hoa hồng
Bảng 4.16 ảnh hưởng của nồng độ P298 đến năng suất hoa hồng
Trang 10Bảng 4.17 Hiệu quả kinh tế của các công thức phun phân bón P298
Bảng 4.18 ảnh hưởng của nồng độ P298 đến động thái tăng trưởng
Bảng 4.19 ảnh hưởng của nồng độ P298 đến động thái tăng trưởng
Bảng 4.20 ảnh hưởng của nồng độ P298 đến chất lượng giống hoa
Bảng 4.21 ảnh hưởng của nồng độ P298 đến thời gian sinh trưởng
Bảng 4.22 ảnh hưởng của phương pháp đốn tỉa đến khả năng nảy
mầm của giống hoa hồng Đỏ son Hà Lan 72 Bảng 4.23 ảnh hưởng của các công thức đốn tỉa đến số lá của hoa
Bảng 4.24 ảnh hưởng của các công thức đốn tỉa khác nhau đến
tăng trưởng chiều dài cành của hoa hồng Đỏ son Hà Lan 75 Bảng 4.25 ảnh hưởng của các công thức đốn tỉa khác nhau đến tốc
độ sinh trưởng đường kính cành giống đỏ son Hà Lan 77 Bảng 4.26 ảnh hưởng của các biện pháp cắt tỉa đến một số chỉ tiêu
Bảng 4.27 ảnh hưởng của các biện pháp cắt tỉa đến năng suất, sản
lượng và hiệu quả kinh tế của hoa hồng 79 Bảng 4.28 ảnh hưởng của phương pháp đốn tỉa đến khả năng nảy
Bảng 4.29 ảnh hưởng của phương pháp đốn tỉa đến số lá giống đỏ
Bảng 4.30 ảnh hưởng của các biện pháp cắt tỉa đến động thái tăng
trưởng chiều dài cành trên giống đỏ nhung Pháp 85 Bảng 4.31 ảnh hưởng của phương pháp đốn trẻ lại đến tốc độ tăng
Trang 11trưởng đường kính cành hoa giống đỏ nhung Pháp 87 Bảng 4.32 Mức độ nhiễm sâu bệnh hại trên giống hồng Đỏ nhung
Sơ đồ 2.1b Phân loại hoa hồng theo PGS.TS Hoàng Ngọc Thuận 9 Hình 4.1 Tỷ lệ hoa thương phẩm của các giống hoa hồng 48 Hình 4.2 Động thái tăng trưởng số lá của hoa hồng đỏ son Hà Lan 57 Hình 4.3 Động thái tăng trưởng chiều cao cành của hoa hồng đỏ
Hình 4.6 ảnh hưởng của phương pháp đốn tỉa đến khả năng nảy
mầm của giống hoa hồng Đỏ son Hà Lan 73 Hình 4.7 Động thái tăng trưởng số lá của giống hoa hồng màu Đỏ
Hình 4.8 Động thái tăng trưởng chiều dài cành của giống hoa
Hình 4.9 Động thái tăng trưởng đường kính cành giống Đỏ son Hà
Trang 121 Đặt vấn đề 1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Cùng với sự phát triển của x2 hội, mức sống của con người ngày càng
được nâng cao, nhu cầu thưởng thức cái đẹp trong đời sống con người là một nhu cầu thiết yếu Hoa là một trong những sự chắt lọc kỳ diệu nhất những tinh tuý mà thế giới tự nhiên ban tặng, tạo hoá đ2 tạo nên một bức tranh sinh động tô điểm cho cuộc sống khi hiện diện những cánh hoa xinh Mỗi loài hoa mang một vẻ đẹp riêng, một sắc thái riêng, có thể nói hoa là một sản phẩm đặc biệt vừa mang lại giá trị tinh thần, vừa mang lại giá trị kinh tế cao
Trên thế giới hiện nay công nghệ trồng và sản xuất hoa ngày càng hiện
đại, đặc biệt là các nước như Hà Lan, Pháp Có thể nói công nghệ trồng hoa của họ đang ở đỉnh cao trong nền sản xuất hoa hiện đại, đặc biệt là công nghệ nhân giống mới Trong xu thế hội nhập nhiều giống hoa đ2 được ra đời và trao
đổi sang các nước, trong đó có hoa hồng, đây là loài hoa được ưa chuộng nhiều nhất bởi màu sắc đa dạng và hương thơm quyến rũ, năng suất ổn định
được thị trường tiêu thụ đánh giá cao Hoa hồng hiện nay rất phong phú về màu sắc và hương thơm, đặc biệt đây là loài cây bụi lâu năm nên có khả năng thích ứng cao với điều kiện tự nhiên, khí hậu, ngoài giá trị về thẩm mỹ, hoa hồng còn có giá trị cao trong nền Y học và trong các ngành công nghiệp như sản xuất mỹ phẩm (nước hoa) Thực tiễn chứng minh rằng nghề trồng và sản xuất hoa ngày càng được quan tâm, bởi sức mua của thị trường nhất là các Thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh Vì vậy diện tích trồng hoa đ2 không ngừng tăng lên thay thế dần các cây trồng cũ giá trị thấp, theo thống kê hiện nay mức thu nhập của nghề trồng hoa thường cao hơn
5 - 6 lần so với trồng lúa
Việt Nam hiện có các vùng hoa chuyên canh lớn như: Mê Linh (Vĩnh Phúc); Tây Tựu (Hà Nội); Sapa (Lào Cai), Đông Sơn (Thanh Hoá) Nhưng nhìn chung năng suất còn rất thấp, tỷ lệ hoa thương phẩm chỉ đạt 1/3 so với toàn vườn sản xuất, khả năng cạnh tranh với thị trường trong nước và thế giới không cao Hiện có khoảng 3.000 ha đất trồng hoa ở nước ta, hoa của Việt
Trang 13Nam đ2 và đang dần chiếm một thị phần lớn trên thị trường, bởi giá thành và chất lượng sản phẩm.Việt Nam mỗi năm có khoảng 2.000 ha hoa cắt cành trong tổng 4.000 ha hoa và cây cảnh Có thể nói hoa của Việt Nam tuy nhiều nhưng nhìn chung chất lượng hoa còn rất thấp so với nhu cầu của thị trường xuất khẩu và thị trường trong nước [25]
- Nguyên nhân: Do các giống hoa nhập về từ khá lâu, chưa có khả năng thay thế, giống nhập qua nhiều nguồn nên chưa được kiểm nghiệm, các giống
được đưa ra sản xuất chủ yếu là bằng cách nhân giống vô tính nhiều lần, nên giống dần bị thoái hoá theo thời gian, khả năng chống chịu giảm, mặt khác do trình độ canh tác, kỹ thuật trồng không theo một quy trình cụ thể nên năng suất và chất lượng hoa chưa đạt yêu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, do chưa
có sự quản lý chặt chẽ của chính quyền địa phương sở tại về giống, về cơ sở vật chất kỹ thuật còn thô sơ lạc hậu, diện tích trồng tự phát không có sự quản
lý của Nhà nước, nông dân không được hướng dẫn về kỹ thuật trồng, bón phân, sâu bệnh, không tìm hiểu được thị trường cung cầu phù hợp Tình trạng
ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng do nguồn nước, thuốc Bảo vệ thực vật, sản phẩm sau thu hoạch, do quá trình bảo quản thô sơ gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng sản phẩm, khó cạnh tranh và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật chưa thật sự đồng bộ, nên gây rủi ro cao cho nhà sản xuất Muốn đạt được hiệu quả cao, không những
đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ nội địa mà còn hướng tới nền sản xuất hoa thương mại xuất khẩu, bước quan trọng là phải đổi mới về công nghệ nhân giống và các biện pháp kỹ thuật canh tác theo quy trình chuẩn Nếu làm được
điều này thì hoa của Việt Nam sẽ có được thế đứng vững chắc trên thị trường trong nước và xuất khẩu Để góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hoa hồng nhập nội thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế của ngành trồng hoa ở nước ta, nhất là hoa hồng Chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Điều tra hiện trạng sản xuất một số giống hoa hồng nhập nội và các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng hoa hồng tại huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá”
Trang 141.2 Mục đích yêu cầu của đề tài
Xác định một số nguyên nhân chính ảnh hưởng tới sự phát triển của hoa hồng (kỹ thuật canh tác, sâu bệnh ) hiện nay trong sản xuất
Xác định được ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật điều khiển sinh trưởng của hoa hồng, hiệu quả kinh tế của các biện pháp kỹ thuật đó Từ đó đề xuất được các biện pháp kỹ thuật phù hợp để hoàn thiện quy trình sản xuất áp dụng vào thực tiễn
1.3 ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng hoa hồng, góp phần xây dựng quy trình sản xuất
Trên cơ sở xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển, năng suất, chất lượng Từ đó xây dựng các biện pháp kỹ thuật giúp công nghệ sản xuất hoa chính quy hơn
Các kết quả nghiên cứu được áp dụng cho sản xuất, hoàn thiện quy trình sản xuất, thâm canh hoa hồng ở Thanh Hoá nói riêng và Việt Nam nói chung
Trang 152 Tổng quan tài liệu 2.1 Nguồn gốc và vị trí phân loại cây hoa hồng
2.1.1 Nguồn gốc hoa hồng
Người ta cho rằng loài Tầm xuân có cách đây khoảng 3,5 - 7 triệu năm, chủ yếu phân bố ở các vùng đại lục ôn đới Bắc bán cầu, Trải qua sự biến đổi lâu dài trong tự nhiên và sự chọn lọc của con người Tầm xuân đ2 biến thành hoa hồng cổ đại [5].Các giống hoa hồng cổ đại chủ yếu là:
Nguyệt nguyệt hồng (C.V.Semperflorens)
Hoa hồng Tiền Nguyệt (C.V minina)
Nguyệt nguyệt phấn (C.V.parsons Pink China)
ở châu Âu, Tầm xuân chủ yếu có hai giống: Tầm xuân Pháp và R.Canina Cho đến thế kỷ XVIII, sản sinh ra Tầm xuân bành điệp, Tầm xuân trắng (Rosa alba) và trên 100 giống cổ đại Hầu hết các loại hoa này chỉ ra hoa một lần trong năm và màu hoa nhạt Năm 1768, một số giống hồng của Trung Quốc như Nguyệt nguyệt hồng, hồng y thơm vàng nhạt, hồng màu phấn hồng
và hồng thơm tím mới được đưa sang châu âu sinh ra các giống Rosa Portlands, Bourbons Khoảng năm 1837 Laffay lai giữa hoa hồng Trung Quốc với Portlands tạo ra một số giống lai (Hybird Perpetuals) có sức sinh trưởng khoẻ, cây cao to, hoa thơm, màu đỏ phấn hồng Nhưng các giống này chỉ ra hoa 1 - 2 lần trong năm, m2i tới sau này mới tạo ra được giống hoa hồng thơm Vì vậy, người ta lấy năm 1867 là mốc để phân chia hoa hồng cổ đại và hiện đại
Poulson (Đan Mạch) tiến hành lai giữa hoa hồng thơm và Hybrid Polyanthas tạo ra giống Else Poulson rose, Miniature rose, Grandi Flora rose vào năm 1920 Năm 1958, ở Mỹ người ta đ2 lai tạo thành công nhiều giống tốt, cây to, tính chống chịu cao, hoa to như Queen Elizabeth Việc tạo ra các giống chống bệnh, chống rét, đồng thời hoa to, màu đẹp, tươi lâu và có mùi
Trang 16Việt Nam là một trong những vùng nguyên sản của hoa hồng nhưng phát triển chậm Gần đây công tác nhân giống mới, được quan tâm chú ý nhưng chủ yếu vẫn là theo con đường nhập nội Hiện nay, các giống trồng ở Việt Nam hầu hết là giống nhập từ Hà Lan, Mỹ, Pháp, ý, Trung Quốc Do
điều kiện đất đai, khí hậu và trình độ thâm canh khác nhau nên các giống này chưa phát huy được hết ưu thế của chúng
Hoa hồng trồng hiện nay được lai giữa Tầm xuân (Rosa multiflora) với Mai khôi (Rosa Rugosa)và hoa hồng (Rosa indica) [5]
Mai Khôi (Rosa Rugosa) có nguồn gốc ở Trung Quốc, hiện nay còn rất nhiều cây hoang dại Mai Khôi là loại cây thân gỗ rụng lá, cao tới 2 m, thân dạng bò, màu nâu tro, trên thân có một lớp lông nhung và có gai Lá kép lông chim, có 5 - 9 lá nhỏ, hình thuôn hoặc hình trứng dài 2 – 5 cm, mép lá có răng cưa, mặt trên không có gai, mặt dưới có lông gai Hoa mọc thành chùm màu trắng hoặc đỏ tím, đường kính 6 - 8 cm, có chứa tinh dầu, mùi thơm, thông thường mỗi năm ra hoa một lần vào tháng 5 hoặc tháng 6, cũng có khi ra hoa thêm một đợt vào tháng 7, tháng 8, quả hình cầu dẹt, màu đỏ gạch [5]
Tầm xuân (rosa multiflora) Là loại cây bụi rụng lá, cành nhỏ, mọc lan như cây dây leo, lá kép lông chim, hoa nhỏ và mọc thành cành, một năm chỉ ra hoa một lần Cây có nguồn gốc Trung Quốc (Rosamultiflora) có 5 - 11 lá kép Cành có gai, hoa nhỏ, màu trắng đến màu đỏ, mọc dày xít như hình cái
ô, ra hoa vào tháng 5, tháng 6, quả nhỏ hình cầu Ngoài ra, còn có một số loài Tầm xuân khác như: Cẩu Tầm xuân (Rosa Camina), Tầm xuân màu vàng, Tầm xuân lá nhẵn, Tầm xuân Pháp [5]
Hoa hồng (Rosa Indica) nguyên sản ở Hồ Bắc, Tứ Xuyên, Vân Nam, Tô Châu, Quảng Đông hiện nay còn tồn tại những cây cổ thụ hoang dại, là loại cây lùm bụi, rụng lá và nửa rụng lá, cây mọc đứng thẳng hoặc nửa mở, lá kép lông chim có từ 3 - 5 lá nhỏ, hình trứng dài 2 – 3 cm, đỉnh lá nhọn, mép lá răng cưa, hai mặt không có lông, hoa mọc rời hoặc thành chùm trên cành,
Trang 17đường kính 5 cm, hoa màu trắng đến đỏ thẩm, thơm nhẹ, cuống hoa nhỏ Một năm cây ra hoa nhiều lần từ cuối tháng 4 đến tháng 10
ở Trung Quốc thời Hán Vũ Đế (140 năm Tr CN ) trong cung Vua đ2
có hoa hồng Đến đời Bắc Tống đ2 có người trồng và biết tạo ra giống hồng ra hoa quanh năm, có mùi thơm do lai giữa Tầm xuân và hoa hồng ở châu Âu, trước thế kỷ XVII hoa hồng chủ yếu là được nhập từ Cao nguyên Tiểu á
những giống ra hoa một lần, không chịu rét, không thơm, màu sắc đơn điệu Cuối thế kỷ XV, các giống hoa hồng và Tầm xuân Trung Quốc được nhập tại Pháp, qua nhiều lần lai tạo với các loại giống bản địa (R.Gigautua và R.gallica) Đến năm 1837, đ2 tạo ra giống hoa hồng thơm và đến nay có trên 2 vạn giống, các giống chủ yếu là:
- Hoa hồng nhiều hoa (Floribumda Rose FI): Còn có tên gọi là hoa hồng
tụ hoa, là sản phẩm của việc lai tạo giữa hoa hồng Hương Trà với hoa hồng hoa nhỏ thấp, nhóm này có đặc điểm: cây phân cành tán rộng, cao vừa phải, sức sinh trưởng mạnh, hoa nhỏ hơn hoa hồng Hương Trà, nhụy không nhô lên nhưng rất nhiều hoa chụm lại ở đầu cành thành bó, rất nhiều màu, ra hoa liên tục, lá có gai giống như hồng Hương Trà nhưng nhỏ Có rất nhiều giống, đa số
để trồng ở vườn, ít khi dùng để cắm như Hạnh hoa, Maly vàng [5]
- Hoa hồng to (Grandiflora Roses GR): Do chọn lọc từ tổ hợp lai HT với F1 Năm 1946, giống đầu tiên được chọn lọc có đặc điểm: Sức sinh trưởng
và chiều cao cây hoa hơn bố, mẹ, cuống hoa và độ lớn hoa ở khoảng giữa bố
và mẹ, hình dáng hoa giống như HT, mọc đơn hoặc chụm, ra hoa liên tục, màu sắc rất phong phú, số lượng giống chưa nhiều, chủ yếu trồng trong vườn, có một số giống dùng làm hoa cắt
- Hoa hồng nhỏ (Miniature Roses MR): Cao khoảng 15 – 30 cm, cành lá nhỏ, đường kính hoa 2 – 4 cm, thơm, màu sắc phong phú, ra hoa liên tục, giống hồng này thích hợp trồng trong chậu
Trang 18- Hoa hồng bụi (Shurubs, Shrub Roses, S): Dạng cây là loại hình trung gian giữa dáng xoè và chụm, cao không quá 150 cm, đa số là con lai của hoa hồng cổ đại lai với các biến chủng, thời gian ra hoa dài
- Hoa hồng dây (Ramblers, Grand Cover Roses, R): Là loại cây dây leo, thân cành như cây nho, hoa mọc chụm thành bó, sức chống bệnh khá, tiêu biểu là giống Dorathyperkins
- Hoa hồng tiểu thủ (Folyanthas, Pol): Cây mọc thành chùm, dạng lùn, bụi thấp, cao khoảng 100 cm, cành nhỏ, lá nhỏ, hoa nhỏ Đường kính hoa chừng 2,5 cm, cánh kép, hoa mọc chụm, hoa ra bốn mùa, sức chống hạn và chịu nóng khá Các giống hoa hồng tiểu thủ đa số là sản phẩm lai tạo của hoa hồng trà (Tea Rose), hoa hồng nhiều hoa (Floribudar Rose) và hoa hồng nhỏ (Miniature Roses MR)
2.1.2 Vị trí phân loại
Cây hoa hồng có tên khoa học là Rosa sp, thuộc họ hoa hồng Rosaceae Trong hệ thống phân loại thực vật, cây hoa hồng được xếp vào lớp song tử diệp (đicotyledones), bộ hoa hồng Rosales
Theo bài giảng kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh thì hoa hồng có trên 3.100 loài và 20.000 giống loài lai, 107 chi, họ phụ hoa hồng có 5 loài chính
và hàng trăm loài lai Các giống hoang dại và bán hoang dại là tổ tiên của các giống hoa hồng trồng nhà hiện nay gồm: R.canina L., R.legavita, R.gallica, R.domestica, R.multiflora, R.ordorata sinensis Có thể phân loại hoa hồng theo sơ đồ dưới đây [1],[21]
Trang 19Phân loại họ hoa hồng
Họ phụ mận Họ phụ táo Họ phụ hoa hồng Prunoideae Poimoideae 5 loài chính và
6 loài - 2000 giống 50 loài - 3.000 giống hàng trăm loài lai
Mận: Prunus salicina L R.canina L
Đào: Prunus persiaca Sib R.domestica
Prunus serasoidea J R.Odorata sinensis
P.lanesiana var Viet Nam (loài lai Hybrid) và các
loài quả mọng nh− dâu tây
Sơ đồ 2.1a Phân loại họ hoa hồng
Trang 20Tõ 1759 Rosa sinensis Rosa odora sinensis
Rosa odozata sinensis x R.moschata -> Jacm.Perkin 1948 -> Voge hång tèi
Hä phô t¸o t©y Hä phô hoa hång Subrosaceae Hä phô mËn Prunoideae
Rosa Corimbifera x Rosa Gallica
Trang 21Qua sơ đồ trên có thể phân họ phụ hoa hồng thành 3 loại chính sau:
+ Hoa hồng dại (Còn gọi là hồng leo hay hồng bò) thường thấy ở nơi hoang dại mọc ngoằn ngoèo, có khoảng 150 loài Hồng hoang dại đ2 được lai tạo tự nhiên lâu đời, tạo ra được nhiều loại mới dạng bụi, cành nhiều hao đơn hoặc kép, tạo thành chuỗi màu hồng hoặc trắng dùng làm gốc ghép rất tốt ở
Việt Nam thường gặp là hồng sen ấn Độ (R.indica), hồng Tầm xuân (R.canina) và R.multiflora R canina là loại cây bụi rụng lá, nhiều cành nhánh, thân bò leo, có gai cứng bao phủ tàn thân và lá, hoa nhỏ, 5 cánh màu trắng hoặc đỏ mục chùm, ra hoa một lần vào cuối xuân R.multiflora cây sinh trưởng mạnh, lá kép lông chim nhọn, hoa nhiều cánh mọc thành chùm màu phớt hồng, ra hoa một lần vào cuối xuân đầu hè [21]
+ Hoa hồng cổ điển Là những giống được nuôi trồng trước năm 1867
Đại diện cho nhóm này là hồng chè của Trung Quốc (R chinensiss hay Dorata), có nhiều màu sắc khác nhau (trắng, vàng, da cam ) hoa đơn hoặc kép, thường ra suốt mùa hè, hoa thơm, được lai tạo năm 1759
+ Hoa hồng hiện đại Là tất cả những loại hồng được lai tạo kể từ năm
1867 trở về sau và được nuôi trồng, nhân và lai tạo liên tục Cuối thế kỷ XV người ta đ2 tạo ra được 1300 giống hồng chè lai với giống Romontan của Pháp Năm 1848, Công ty Jack Perkin của Mỹ đ2 thực hiện thành công việc lai tạo giữa các giống R.odorata sinensis và giống R.moschata tạo ra giống Voge có màu hồng tối, đẹp nổi tiếng trên thế giới [21]
2.2 Một số đặc tính sinh học của cây hoa hồng và yêu cầu ngoại cảnh 2.2.1 Đặc điểm sinh học
- Rễ: là loại rễ chùm, ăn sâu ở tầng đất mặt (30 - 40cm), rễ hoa hồng không chịu được ngập úng, hoa hồng thuộc dòng cây bụi, cây có chiều cao trung bình trên 1,0m, cây có tính hướng dương ở cấp độ trung bình, chiều ngang tương đối rộng, khi bộ rễ lớn phát sinh nhiều rễ phụ [5]
- Thân hoa hồng: thuộc loại thân gỗ, cây bụi thấp, thẳng, có nhiều cành
và gai cong
Trang 22- Lá: lá kép lông chim mọc cách, cuống lá có lá kèm nhẵn, mỗi lá kép
có 3 - 5 hay 7 - 9 lá chét, mép lá chét có nhiều răng cưa nhỏ Tuỳ thuộc vào giống mà mép lá có hình dạng khác nhau, màu xanh đậm hay màu nhạt, răng cưa nông hay sâu
- Hoa: có nhiều màu sắc và kích thước khác nhau, hoa lưỡng tính mọc ở
đầu cành, mọc đơn hoặc thành chùm, cánh hoa thay đổi nhiều tuỳ thuộc vào
điều kiện ngoại cảnh, nhị đực và nhị cái trên cùng một hoa Các nhị đực dính vào nhau bao xung quanh vòi nhụy, khi phấn chính rơi trên đầu nhụy nên có thể tự thụ phấn, đài hoa có màu xanh, cuống hoa dài và thường lớn hơn đường kính bông lúc nở lớn
- Quả: có hình cầu tròn hay trái xoan, có cánh đài còn lại trên quả Hạt hoa hồng nhỏ, có lông, khả năng nảy mầm của hạt rất kém do có lớp vỏ dày 2.2.2 Yêu cầu ngoại cảnh
Hoa hồng là cây có nguồn gốc ôn đới và á nhiệt đới, hoa hồng ưa khí hậu mát mẻ
2.2.2.1 Nhiệt độ
Hoa hồng có thể sinh trưởng và phát triển ở nhiệt độ 10 - 350C Nhiệt
độ thích hợp cho hồng sinh trưởng và phát triển tốt nhất là từ 18 - 220C, nhiệt
độ thấp hơn 100C và cao hơn 350C cây sinh trưởng chậm và đi vào trạng thái ngủ nghỉ Chênh lệch nhiệt độ ngày đêm cũng ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng của hoa hồng Nhiệt độ ban ngày thích hợp nhất là 220C - 270C, ban
đêm từ 120C - 180C, có thể nói nhiệt độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới quang hợp, hô hấp tạo nên sắc tố, do vậy ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sản xuất [21] Nhiệt độ càng cao thì khả năng hô hấp của cây càng mạnh,
do vậy khi nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng không tốt tới cây 2.2.2.2 Độ ẩm
Cây hoa hồng yêu cầu độ ẩm đất 70 - 80%, độ ẩm không khí 80 - 85%, lượng mưa trung bình 1.800 - 2.000mm, yêu cầu phân bố đều trong năm, độ
Trang 23ẩm thích hợp cho cây sinh trưởng, phát triển tốt ít sâu bệnh Như vậy độ ẩm
đóng vai trò rất quan trọng, trong đó nước đóng vai trò trong sự phân chia tế bào, khi đủ nước cây sinh trưởng phát triển khoẻ, cành mập, vỏ mịn căng, khi thiếu nước mọi quá trình sinh lý trong cây bị đình trệ, cây phát triển kém dẫn
đến chết, nếu quá dư thừa nước cũng không thích hợp với cây [5]
2.2.2.3 ánh sáng
ánh sáng là yếu tố cần thiết cho cây sinh trưởng và phát triển, ánh sáng
là điều kiện cho cây quang hợp tạo ra chất hữu cơ, có tới hơn 90% chất hữu cơ
là do quang hợp tạo nên, cường độ quang hợp tăng khi cường độ chiếu sáng tăng Hoa hồng là loại cây ưa sáng, cường độ ánh sáng thích hợp 10.000 - 12.000 Lux Cây hoa hồng không phản ánh chặt chẽ với độ dài chiếu sáng trong ngày, thích hợp là 8 – 10 h / ngày, tốt nhất 10 - 12 h/ ngày [21]
2.2.2.4 Đất đai
Đất là điểm tựa nâng đỡ cây, là nơi giữ nước dinh dưỡng cho cây, cây phát triển tốt trên các loại đất có thành phần cơ giới đất trung tính và ít chua, mực nước ngầm lớn hơn 40 m, cây hoa hồng yêu cầu đất tốt thoát nước, thành phần cơ giới nhẹ, giàu dinh dưỡng, pH từ 5,6 - 6,5 Tuy nhiên hoa hồng có thể sống trên nhiều loại đất
2.3 Nhu cầu dinh dưỡng của cây hoa hồng
Ngoài đạm, lân, kali ra để nâng cao năng suất, chất lượng hoa cắt cần bón thêm các nguyên tố vi lượng Cu, Zn, Mn, Mo các nguyên tố trung lượng như Mg2+, Ca2+ và các axit amin Hoa hồng còn rất thích hợp với các loại phân hữu cơ nhất là phân chuồng hoai mục và tấm đậu ngâm ủ rồi tưới [3] Dinh dưỡng khoáng
Nhu cầu dinh dưỡng và đặc điểm hút chất dinh dưỡng của cây có liên quan đến nguồn gốc cây và giống Nhu cầu và tác dụng sinh lý của các nguyên tố khoáng với hoa hồng có đặc điểm sau:
Trang 24a) (N): Là nguyên tố quan trọng nhất của cây, nó là thành phần của axit amin, Protein, axitnuclêic, men, chất kích thích sinh trưởng, Vitamin (chiếm khoảng 1 - 2% trọng lượng chất khô) Cây có thể hút đạm dưới các dạng: NO-
Quá nhiều đạm cây mọc vóng, ra hoa chậm, lá to và mỏng, cây yếu, tính chống chịu kém dễ nhiễm bệnh, bón đạm nhiều hay ít tùy thuộc vào giống Nói chung cho 100g đất khô cần bón từ 15 – 25 mg đạm Cây mới trồng thì bón ít hơn [3],[18]
+ Sulphat amôn: Hiệu quả thấp, có gốc SO
-4 tồn dư trong đất làm cho
đất chua, EC tăng
+ Urê: Hiệu quả tốt nhất Trong đất Urê biến đổi dâng thành NO3- (sự phân giải có liên quan đến nhiệt độ) Nhiệt độ thấp dễ hại cây, nhiệt độ cao phân giải nhanh, ít ảnh hưởng đến trị số pH và EC trong đất
b) Lân (P) Tham gia vào thành phần quan trọng của axit Nuclêic và màng tế bào, tạo thành ATP là vật chất mang và tải năng lượng Lân thường chiếm từ 1 - 1,4% trọng lượng chất khô của cây Cây hút lân dưới dạng H2PO4
và HPO42-, lân có thể di chuyển trong cây, chủ yếu tập trung ở phần non Khi thiếu lân thì phần già biểu hiện trước Thiếu lân dẫn tới tích luỹ đạm dạng Nitrat gây trở ngại cho việc tổng hợp Prôtêin Cành, lá, rễ sinh trưởng chậm, cây thấp bé, lá có màu tím lồi hoặc tím đỏ ảnh hưởng đến tổng hợp chất bột, hoa nở khó, nhiều lân quá ức chế sinh trưởng dẫn tới thừa sắt Lân cũng ảnh
Trang 25hưởng lớn đến phẩm chất cây Hoa hồng cần lượng lân thích hợp là trong 100
g đất khô có từ 20 – 50 mg P2O5 Nhiều lân quá ảnh hưởng tới sinh trưởng, dẫn đến thiếu màu xanh, lá biến vàng có thể ảnh hưởng tới sự hút sắt, nên tránh bón trên 100 mg P2O5 cho 100 g đất khô
c) Kali (K) Không tham gia thành phần cấu tạo của cây, tác dụng chủ yếu là điều tiết áp suất thẩm thấu của tế bào, thúc đẩy quá trình hút nước, hút dinh dưỡng của cây Khi ánh sáng yếu, Kali có tác dụng kích thích quang hợp, tăng sức đề kháng cho cây Trong cây hoa hồng kali di động tự do, thiếu kali
sự sinh trưởng phát dục của cây giảm sút, mép lá thiếu màu xanh, ngọn lá khô héo sau đó lan ra toàn lá, các đốt ngắn lại, nụ hoa nhỏ thành hoa mù Kali là nguyên tố cây hút nhiều nhất, gấp 1,8 lần đạm, nhưng kali là nguyên tố sử dụng lại được, kali ít ảnh hưởng tới sinh dục phát triển của cây so với đạm và lân Tuy nhiên thiếu kali cây sinh trưởng kém, thiếu nhiều ảnh hưởng tới việc hút canxi và magie từ đó ảnh hưởng tới độ cứng của thân, cành và chất lượng hoa
d) Canxi (Ca) Tác dụng rất quan trọng tới việc duy trì công năng của màng tế bào Canxi có tác dụng đặc biệt trọng việc duy trì cân bằng môi trường bên ngoài, trong cây hoa hồng canxi không di động tự do, thiếu canxi phần bị hại trước tiên là chóp rễ sau đó đỉnh ngọn chồi bị xám đen và chết, quanh mép lá non xuất hiện những vết màu tím rồi lá khô và rụng Thiếu nhiều lá non và điểm sinh trưởng bị chết, bị nát ở giữa, nụ bị teo và rụng Canxi trong đất rất ít di chuyển, vì vậy phải bón làm nhiều lần
đ) Magie (Mg) Tham gia vào hoạt chất của nhiều loại men và tham gia vào thành phần của chất diệp lục Thiếu Mg ảnh hưởng tới quang hợp, mặt dưới và gân lá bị vàng, nếu thiếu nhiều quá, gân lá sẽ thâm đen, lá bị rụng, Mg còn tham gia vào quá trình tổng hợp Protein và xúc tác cho một số loại men
e) Lưu huỳnh (S) Tham gia vào quá trình hình thành Protein, cây hút lưu huỳnh dưới dạng SO42-, lưu huỳnh di động trong cây rất yếu
Trang 26Thiếu lưu huỳnh biểu hiện ở phần non rõ hơn phần già, Protein tạo thành ít, cây sinh trưởng chậm, thừa lưu huỳnh gây độc cho cây [5], [21]
f) Sắt (Fe) Là thành phần của nhiều loại men có liên quan tới quang hợp, nếu thiếu sắt, quang hợp sẽ giảm, lá non thiếu màu xanh, Sắt không di
động được trong cây, thiếu sắt trước hết biểu hiện ở các phần non Trong đất sắt thường tồn tại ở dạng Fe2O3 , cây hút sắt ở dạng FeSO4 Nói chung trong
đất không thiếu sắt nhưng do có nhiều hợp chất sắt cây không hút được dẫn tới thiếu Khi hàm lượng Axit Phosphoric cao, sắt không hoà tan được, khi pH trên 6,5 sắt cũng dễ bị kết tủa
g) Mangan (Mn) Không phải là thành phần của diệp lục nhưng có quan
hệ chặt chẽ với sự hình thành diệp lục và quá trình quang hợp Nếu thiếu Mn, quang hợp sẽ giảm, Mn làm tăng hoạt tính của rất nhiều loại men Trong cây,
Mn và sắt có tính đối kháng, nhiều Mn thì thiếu sắt, sắt quá nhiều thì thiếu
Mn, khi thiếu Mn, trên lá xuất hiện những vệt vàng
h) Bo (Bo) Có tác dụng rất quan trọng tới sự phân hoá mầm hoa và qúa trình thụ phấn, thụ tinh và sự phát dục của cơ quan sinh thực, đồng thời còn có tác động tới sự chuyển hoá và vận chuyển của đường Nếu thiếu Bo, phần chóp ngọn cây ngừng sinh trưởng, lá và cành hoa cong lại, đốt ngắn lại Nếu nhiều Bo quá, mép lá biến thành màu nâu, các phần khác biến vàng
i) Kẽm (Zn) Kích thích sự giải phóng CO2 trong diệp lục, kích thích quang hợp Kẽm có liên quan đến sự hình thành kích tố sinh trưởng Nếu thiếu kẽm, chất kích thích sinh trưởng khó hình thành, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây, đốt ngắn lại, lá và gân lá thiếu màu xanh sau đó chuyển vàng, trắng và chết khô
k) Đồng (Cu) Có trong các Coenzyme, trong nhiều loại men oxidase, tham gia vào quá trình ôxi hoá khử trong cây Đồng có quan hệ rất chặt chẽ với việc hình thành chất diệp lục, quan hệ tới hiệu suất quang hợp đồng thời còn tham gia vào quá trình trao đổi của đường và Protein
Trang 272.4 Tình hình sản xuất hoa trên thế giới và Việt Nam
2.4.1 Tình hình sản xuất hoa trên thế giới
Nicode Groot Viện kinh tế thế giới là 31 tỷ USD trong đó hoa hồng chiến 25 tỷ Dự tính con số này tăng lên 35 tỷ USD/ năm trong đó hoa hồng chiếm 30 tỷ còn lại là hoa cúc, hoa cẩm chướng, hoa lay ơn và các loại hoa khác [25]
Các thị trường tiêu thụ hoa lớn là: Tây Âu, Nhật Bản, Bắc Mỹ và châu
Âu trong đó thị trường Nhật Bản tăng mạnh nhất
Giá trị xuất khẩu hoa - cây cảnh trên thế giới tăng hàng năm (năm 1982
là 2,5 tỷ USD, 1996 là 7,5 tỷ USD) trong đó Hà Lan, Kenia, Equado, Colombia là những nước xuất khẩu nhiều nhất Mỗi năm Hà Lan sản xuất hàng tỷ bó hoa tươi, 600 triệu chậu cảnh với những công ty xuyên quốc gia, quản lý hơn 1000 hộ nông dân và trang trại, hơn 70% sản lượng hoa và chậu cảnh sản xuất ra được dùng vào việc xuất khẩu với tổng giá trị kim ngạch ước tính hơn 1,9 tỷ USD/ năm [25]
ở châu á, Các nước xuất khẩu hoa nhiều nhất là Malaysia, Thái Lan, Philipin, trong đó Australia và Newzeland chiếm lĩnh thị trường hoa cao cấp ở châu á Hiện nay Thái Lan là nước đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu hoa phong lan cắt và lan trồng chậu Tổng kim ngạch xuất khẩu hoa và hoa phong lan của Thái Lan, theo ước tính của FAO năm 1990 là 800 triệu USD/ năm, với diện tích hoa cắt là 7000 ha, sau Thái Lan là Trung Quốc với khoảng thời gian 3 năm sản lượng hoa cắt tăng từ 100 triệu cành lên tới 400 triệu cành nhưng vẫn chỉ cung cấp cho thị trường nội địa là chủ yếu [5] Các sản phẩm hoa truyền thống của Trung Quốc là hoa hồng, hoa cẩm chướng thơm, hoa lay
ơn và hoa loa kèn theo Nguyễn Xuân Linh và cộng sự ( 2000),[11] Riêng hoa hồng Trung Quốc đ2 bắt đầu sản xuất từ những năm 50 của thế kỷ XX Hiện nay Quảng Đông là tỉnh trồng nhiều hoa nhất, với diện tích 4323 ha, sản xuất 2,96 tỷ đồng tiếp đó là các tỉnh Vân Nam, Tứ Xuyên, Hồ Bắc Hoa có chất
Trang 28lượng cao nhất là tỉnh Vân Nam vì ở đây có vĩ độ thấp, độ cao lớn, bốn mùa mát mẻ, ánh sáng đầy đủ rất thích hợp cho hoa hồng [9]
V.N.Klimenko; Z.K.Khimenko (Rose NXB Tavria Simfe - rapol 1974) Cộng hoà Liên Ban Nga - đ2 mô tả chi tiết về nguồn gốc, yêu cầu ngoại cảnh, đặc điểm nông sinh học của hơn 40 giống hoa hồng hiện đại của Liên Ban Nga và GA.Apdulaep, đ2 giới thiệu đặc điểm của các giống hoa hồng nhập nội từ Cộng hoà Liên bang Đức vào nước Nga để trồng sản xuất hoa thương mại trong nhà có mái che [25]
Nói chung, sản xuất hoa, cây cảnh ở châu á chưa thể cạnh tranh được với thị trường thế giới Mặc dù nghề trồng hoa cây cảnh ở châu á xuất hiện từ rất sớm người dân có kinh nghiệm nhưng do trình độ còn thấp, vốn đầu tư không nhiều, cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, khâu bảo quản, vận chuyển còn thấp, thông tin về thị trường chưa đầy đủ, do đó hàng năm vẫn phải nhập khẩu một lượng hoa khá lớn
2.4.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa của Việt Nam
Việt Nam với đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ở các tỉnh phía Bắc
có một mùa đông lạnh Địa hình phức tạp trải dài từ 8032’ - 23030’ vĩ độ Bắc
có đồi núi xen lẫn với đồng bằng tạo nên nhiều vùng tiểu khí hậu mang sắc thái á nhiệt đới nên khắp mọi nơi đều trồng được hoa nhất là hoa hồng Điều kiện khí hậu cùng với điều kiện phát triển kinh tế x2 hội của từng vùng đ2 tạo
ra những sản xuất hoa riêng biệt
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây, đời sống nhân dân ta càng được cải thiện do đó nhu cầu thưởng thức hoa ngày một tăng cao Diện tích trồng hoa tăng lên nhanh chóng đặc biệt là các khu vực ven Thành phố, nước ta có khoảng 1.500 ha đất trồng, đến năm 2001 diện tích trồng hoa chuyên canh đ2 lên tới 3.500 ha [11] Nghề sản xuất ở nước ta mới phát triển mạnh trong một số năm gần đây khi thị trường
Đông Âu tan vỡ thì nước ta không xuất khẩu được hoa nữa mà chủ yếu tiêu thụ trong nước
Trang 29Hiện nay tổng diện tích trồng hoa ở nước ta ước tính khoảng 3000 -
4000 ha trong đó Hà Nội 1.156 ha, Mê Linh 300 ha, Đà Lạt 230 - 300 ha, Thành phố Hồ Chí Minh 1000 ha, còn lại các tỉnh khác Tổng giá trị sản lượng thu được hàng năm từ 700 - 1000 tỷ đồng Việt Nam [21]
Trong số các loại hoa ở Việt Nam, hoa hồng chiếm tỷ lệ nhiều nhất (40% diện tích) Hoa hồng được trồng chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Hồng diện tích và sản lượng hoa hồng từ năm 1995 trở lại đây tăng lên một cách rõ rệt Theo Nguyễn Xuân Linh và cộng tác viên [10] Kết quả điều tra năm 1997 trong 10 loại hoa ở Hà Nội thì đáng chú ý nhất là hoa hồng, diện tích trồng hoa tăng nhanh từ 80 ha (năm 1995) lên đến 196 ha (năm 1997) và đ2 du nhập vào Hà Nội nhiều giống mới có chất lượng cao như hồng Đà Lạt, hồng Pháp, hồng Hà Lan, hồng Mỹ
Về năng suất năm 1997 tăng 2.650 nghìn bông/ha Sản xuất hoa cây cảnh không chỉ làm tăng lên về diện tích mà còn tăng năng suất, chất lượng làm cho hiệu quả kinh tế tăng rõ rệt Tại Đà Lạt, Hà Nội, Mê Linh đ2 xuất hiện rất nhiều các Công ty lên doanh với nước ngoài sản xuất hoa ở Việt Nam
Điển hình là Công ty Đà Lạt Hasfarm, xuất khẩu hoa cắt sang thị trường Nhật Bản chiếm 12% thị phần, với kim ngạch xuất khẩu hàng năm dưới 9 triệu USD trong đó hoa hồng chiếm 40 - 50% còn lại là hoa Lan, hoa Cúc, Cẩm Chướng thơm và hoa Loa Kèn [11]
Theo nghiên cứu điều tra của Viện Nghiên cứu cây ăn quả Hà Nội Tổng đầu tư cho 1 sào (360 m2) hoa hồng khoảng 7.950.000đ Trong khi đó tổng giá trị thu nhập có thể đạt được 13.020.000đ, mức l2i thuần trung bình là 5.070.000đ [25]
Miền Bắc hiện nay có khoảng 20 giống hoa hồng đang được trồng trong sản xuất, như vậy có thể nói giống hoa rất đa dạng về mầu sắc, độ bền, chiều dài cành, cấu trúc của cành Có nhiều cách nhân giống khác nhau, có thể bằng phương pháp ghép trên gốc hoa hồng chùm (Rosa multiflora) có nguồn
Trang 30gốc từ Trung quốc và châu Âu, có đặc điểm ra hoa một lần trên năm, nhân dân thường gọi là Tầm xuân Nhân giống rất đơn giản, có thể cắt cành loại bánh tẻ dài 10 - 12 cm, giâm trên nền cát sạch Khi nào mô sẹo phát triển mang ra ruộng sản xuất Mắt ghép lấy từ cành mang hoa trên vườn sản xuất hoặc các cành hoa thương phẩm được nhập ngoại (Công ty Hasfarm) Tổng diện tích nhà mái che ở Việt Nam dùng để trồng hoa hồng khoảng 200 ha, chủ yếu nằm
ở phía Nam, phía Bắc diện tích nhà mái che không đáng kể, do chi phí đầu tư lớn, lợi nhuận thu về chậm
Phân bón dùng cho hoa hồng ở các vùng không có một quy trình cụ thể
áp dụng chung mà do tập quán canh tác của từng vùng, chủng loại phân hữu cơ, phân xanh ở các vùng khác nhau cũng khác nhau Phân bón hoá học ở các
địa phương được sử dụng chủ yếu là NPK Phân bón lá được xử dụng chủ yếu
là các chất kích thích sinh trưởng (GA3, Komic, Pomior, Dekomin), ngày nay
ở một số vùng, địa phương thay bằng phân xanh, phân chuồng ủ, người ta dùng b2 đậu ngâm để tưới Đây cũng là một giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí lao động, đỡ chiếm diện tích, tuy nhiên ô nhiễm môi trường lại gia tăng
Thông thường tổng sản lượng phân hữu cơ bón cho hoa hồng khoảng 30
- 40 tấn/ha/năm, trong đó phân hữu cơ vi sinh khoảng 3 tấn Tấm bột đậu tương 2,5 tấn Ngoài ra còn b2 mắm, khô dầu, Do cách bón phân như trên
đ2 ảnh hưởng lớn đến ô nhiễm môi trường sinh thái Mặt khác dư lượng thuốc BVTV cũng là một gánh nặng cho nhà sản xuất Hàng năm tổng đầu tư cho việc phun phòng chống sâu, bệnh mất khoảng hơn 50.000.000 đ/ha/năm Điều
đó không những gây tốn kém về chi phí sản xuất, tốn công lao động mà chất lượng hoa ngày càng giảm đi, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người tiêu dùng
Phân bón lá Pomior 298 trong một vài năm gần đây là một giải pháp làm giảm những hạn chế trên trong nền sản xuất hoa thương mại Việt Nam, bởi nó đ2 ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng, chất lượng, độ bền hoa
Trang 31Tóm lại: Nhu cầu về sản xuất hoa và tiêu dùng hoa hồng nói chung là một giải pháp hết sức cần thiết trong cuộc sống ngày nay, bởi hoa hồng luôn chiếm một vị trí hàng đầu trong nền sản xuất hoa thương mại Việt Nam Trong thời gian tới cần khắc phục những nguyên nhân hạn chế, chủ yếu về kỹ thuật canh tác để tiến tới công nghệ sản xuất hoa hồng mang tính chuyên nghiệp
Theo chương trình phát triển sản xuất hoa của Bộ NN&PTNT đến năm
2010 Việt Nam sẽ xuất khẩu 1 tỷ cành hoa các loại, trong đó 85% là hoa hồng, cúc và lan Cũng theo chương trình này diện tích trồng hoa của cả nước
sẽ đạt 8000 ha cho sản lượng 4,5 tỷ cành Doanh thu từ việc xuất khẩu hoa sẽ
đạt 10 triệu USD (năm 2005) và năm 60 triệu USD (năm 2010)
Tổng kinh phí đầu tư cho trồng hoa đến năm 2010 là 5 triệu USD trong
đó: Đầu tư cho sản xuất là 2 triệu USD đầu tư cho nghiên cứu khoa học là 1 triệu USD, bao bì, đóng gói, bảo quản, vận chuyển là 2 triệu USD, như vậy sẽ giải quyết việc làm cho 110 ngàn lao động trực tiếp và 110 ngàn lao động gián tiếp Tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích đất trồng gấp khoảng 8 lần so với cây trông khác vì chi phí cho sản xuất 1 ha hoa cành mất từ 30 - 50 triệu đồng, sản lượng thu được khoảng 290.000 cành/năm giá bán trung bình 400 - 500
đồng/cành, tổng thu nhập 116 triệu đồng/ha, lợi nhuận thu được khoảng 70 -
80 triệu đồng/ha Mặc dù nghề trồng hoa đ2 và đang phát triển nhưng nhìn chung là trình độ sản xuất hoa của Việt Nam còn quá lạc hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới, do đó hoa của Việt Nam rất khó chen chân vào thị trường thế giới [21]
Việt Nam, mỗi năm Việt Nam vẫn còn phải nhập một lượng hoa lớn từ
Hà Lan, Trung Quốc, Thái Lan Giá cả thị trường trong nước lên liên tục không ổn định, giá chỉ tăng lên vào các dịp lễ, tết còn các dịp khác giá hoa tại nơi sản xuất rất thấp cho nên người sản xuất hoa chưa yên tâm
Trang 322.5 Những nghiên cứu trong và ngoài nước về chọn tạo giống hoa hồng 2.5.1 Những nghiên cứu trên thế giới
Cuối thế kỷ XIX giống hồng lai Polyanthas, lai tạo giữa Floribunda và giống hồng “Asian Multiflora” Năm 1990, ông Joseph Pernet - Ducher cho ra cây hồng “Solerdors” - giống lai tạo lần thứ hai của Hybrid Perpetuals với cây hồng vàng Penrsian Yellow cho ra giống hồng lai trà đầu tiên “Yellow Hybrid Tea” mở màn cho loại hồng màu lai
Năm 1954 xuất hiện giống hồng Gradiflora lai tạo giữa giống hồng Hybrid Polyanthans tạo ra giống Else Poulson Rose, Grandiflora Rose vào năm 1920 Năm 1958, ở Mỹ người ta đ2 lai tạo thành công nhiều giống tốt, cây to, tính chống chịu cao, hoa to như Queen Elizabeth [5]
Châu á là nơi sinh sản ra hoa hồng đầu tiên và cũng là nơi đ2 chọn và lai tạo
ra được nhiều giống hồng Đầu thế kỷ XIX, Trung Quốc đ2 tạo được giống hồng chè R sinnensis var minimar chịu được nóng và hạn, sau này được phổ biến ở Anh, Pháp, Mỹ
Năm 1983, Datta và Gupta đ2 dùng tia Gamma (3,4 - 5k rad) chiếu lên chồi ngủ của giống hoa hồng Contempo để gây đột biến soma, sau đó ghép mắt này lên gốc ghép Rosa Indica var Odorata, ông đ2 thu được ba thể đột biến về màu hoa, cây có màu hồng đậm, cây có màu hồng vàng và màu da cam mang chấm vàng ở chân, cánh, tràng hoa
Năm 1986,[30] Data đ2 chiếu tia Gamma 3 - 4k rad (2 - 3 lần) lên mắt chồi của giống hoa hồng Contempo Việc chiếu xạ lại nhiều lần đ2 làm giảm sức sống và chiều cao của cây như giống Cotempo hoa màu da cam với đốm vàng còn thể đột biến có màu thay đổi như Màu da cam nhạt, màu hồng, màu vàng, màu da cam với một sọc vàng
Năm 1989, Data đ2 xử lý chồi của 32 giống hồng bằng tia Gamma với nồng độ 3 - 4k rad vào chỗ được ghép trên gốc ghép R Indica var Odorata Kết quả cho thấy xử lý krad có hiệu quả nhất, thể đột biến về màu sắc hình
Trang 33dạng hoa là thể đột biến thể khảm xảy ra ở 21 giống Vùng đột biến về màu sắc trên cành hoa thay đổi từ một vạch nhỏ trên cánh hoa đến cả cánh, sau đó ngắt chồi từ đột biến thể khảm ghép lên gốc ghép và đ2 nhận được thể đột biến không phải thể khảm ở 11 giống Từ 11 giống hồng này đ2 cho 9 giống hồng mới [31]
Bằng những phương pháp chọn tạo đó, hàng năm đ2 có hàng chục loại giống mới được tạo ra tinh tế hơn về hình dạng, màu sắc và hiện trên thế giới có khoảng 20.000 giống đang được trồng [20]
2.5.2 Những nghiên cứu trong nước
Việt Nam là một trong những vùng nguyên bản của hoa hồng nhưng phát triển chậm Gần đây công tác giống mới được quan tâm chú ý nhưng chủ yếu vẫn là con đường nhập nội theo hai nguồn, từ các nước châu Âu vào Đà Lạt rồi lan sang các tỉnh phía Nam và miền Bắc hoặc từ Trung Quốc qua cửa khẩu vào phía Bắc rồi nhân rộng vào phía Nam [5]
Những năm gần đây các nhà khoa học cũng đ2 tiến hành nghiên cứu lai tạo ra các giống hồng của Việt Nam, như việc TS Dương Công Kiên đ2 lai tạo thành công giống hồng tím sau 4 năm lai tạo, giống này được lai ghép từ hai giống hồng nhung sậm (Josephine Baker) và giống hồng khói (Blue Moon) và giống hồng tím Hồng tím mỗi cây có thể ra 10 hoa cùng một lúc Hoa có 10 -
12 cánh, xếp đều lên nhau, đường kính từ 7 – 8 cm, có mùi thơm, rất lâu tàn,
độ bền hoa cắt khoảng một tuần
Tuy nhiên giống này chưa được trồng phổ biến trong sản xuất vì phải nghiên cứu thêm sự thích nghi với điều kiện từng vùng Hầu hết các giống
được trồng ở nước ta hiện nay đều là giống nhập nội
Kết quả nghiên cứu cho thấy hoa hồng có nhiều loại: Đa bội 2n = 4x =
28, nhị bội 2n = 2x = 14, tam bội 2n = 3x = 21, tứ bội, tạp giao đồng bội thể, tính di truyền rất phức tạp Hiện nay mục tiêu của các nhà chọn giống đang hướng tới một số chỉ tiêu sau [5]
Trang 34Màu sắc hoa là một trong những mục tiêu quan trọng của công tác tạo giống Màu sắc hoa còn chịu ảnh hưởng của thời tiết, chế độ chăm sóc, tuổi cây, nồng độ sắc tố và hình dáng cánh hoa
Màu sắc cánh hoa dựa vào thành phần và kết cấu phân tử chia làm 3 loại, hệ thống màu vàng cam gồm: Carotenoid, đỏ phấn hồng, cam Hệ màu tím và các hệ màu khác gồm Xanthophin, các sắc tố vàng khác
Màu sắc hoa chủ yếu do yếu tố di truyền quyết định, sự tạp giao nhiều lần cũng sản sinh ra nhiều màu Đặc biệt các màu trắng tinh khiết, màu xanh lam tinh khiết
Hoa hồng có cánh và hương thơm dịu dàng vì vậy nó được coi là một nữ hoàng trong các nữ hoàng của loài hoa, tạo ra các giống hoa hồng đẹp mắt và
có hương thơm là mục tiêu quan trọng trong công tác chọn giống, lai giữa các giống có nồng độ hương thơm cao với các giống có màu sắc đẹp
Hình dạng hoa: Hình dạng hoa là chỉ tiêu quan trọng để thưởng thức Dạng hoa vòng cao là dạng hoa được nhiều người ưa thích
Bên cạnh tạo giống chống chịu với điều kiện thời tiết bất thuận cũng cần chú ý tạo ra các giống chống bệnh phấn trắng, bệnh đốm đen và chống
được vi khuẩn khi cắm hoa
Tuổi thọ của hoa phần lớn do vi khuẩn tác hại làm cho cành hoa không hút được nước nên cánh hoa bị héo và cong đầu hoa Cần tạo ra giống hoa ít sản sinh etylen hoặc không mẫn cảm với etylen để có thể kéo dài được tuổi thọ hoa
Hoa hồng thuộc loại cây thân gỗ bụi, có những đặc tính chung của cây thân gỗ Ưu thế sinh trưởng đỉnh ngọn không mạnh, các mầm càng gần ngọn sức sinh trưởng càng yếu, càng ở phía dưới sức sinh trưởng càng mạnh, những mầm mọc ở phía dưới đất khi mọc lên sẽ thành cành vượt, vì cành vượt đều mọc từ gốc nên còn gọi là cành gốc, do tất cả các cành dưới gốc đều sinh trưởng mạnh nên tạo thành dáng cây có hình lùm bụi Các cành vượt đều sinh
Trang 35sản sắc tố, khi ra hoa có nhiều cành, đầu ngọn cành nhỏ nên đầu hoa nhỏ, lõi (tủy) cành lớn mức độ hoá gỗ kém, lượng nước nhiều, sức hút nước kém, dễ cong queo, khó có hoa đẹp [25]
Những cành vượt rất thích hợp cho việc tạo thành cành chủ mới , tức cành mẹ của cành hoa Từ cành mẹ của cành hoa mọc ra các cành thứ cấp thường có sức sinh trưởng mạnh, hoa phân hoá muộn, cành hoa dài có thể trở thành cành thương phẩm [18] Nói chung các cành mẹ như vậy có tuổi thọ 2 -
3 năm Khi cành mẹ già, sức ra hoa kém, thường phải lấy cành vượt mọc từ mầm ngủ gần gốc để thay thế Các cành hồng sau phát triển không cần có tác dụng kích thích ngoài đều có thể phân hoá mầm hoa, trở thành một cành hoa Nhưng do ảnh hưởng của ngoại cảnh (nhiệt độ thấp, ánh sáng mạnh, sâu bệnh ) nên có những ngọn không ra được hoa gọi là cành mù, có cành hoa mọc không bình thường, có cành không đủ độ dài không thể trở thành hàng hoá được Số lượng cành mẹ, độ dài của cành hoa, cành mẹ và hoa dị dạng ảnh hưởng lớn đến số lượng và chất lượng hoa
Ngoài ra, tăng nồng độ CO2 trong ruộng thì ức chế mầm nách sinh trưởng
2.5.3 Những nghiên cứu về kỹ thuật điều khiển sinh trưởng
2.5.3.1 Sự tương quan giữa các bộ phận trong cây
Cơ thể thực vật như là một chính thể thống nhất Sự tương quan sinh trưởng là mối quan hệ là sự tương tác lẫn nhau giữa các cơ quan, bộ phận, giữa các mô và tế bào đang sinh trưởng Mối quan hệ đó được đảm bảo bằng các tác nhân kích thích và các tác nhân ức chế Tương quan kích thích xảy ra khi một bộ phận, cơ quan này sinh trưởng sẽ kích thích bộ phận, cơ quan khác sinh trưởng Ngược lại tương quan ức chế xảy ra khi một bộ phận trong cây sinh trưởng mạnh sẽ ức chế sinh trưởng của các bộ phận khác như chồi ngọn
ức chế chồi bên và có hai nguyên nhân
Trang 36Nguyên nhân thứ nhất là do dinh dưỡng Trong trường hợp tương quan kích thích thì có sự hỗ trợ về mặt dinh dưỡng giữa các cơ quan cùng sinh trưởng [18]
Nguyên nhân thứ hai là do hormone nhóm kích thích sinh trưởng (Xytokinin, giberellin, auxin)
Hiện tượng ưu thế ngọn là hiện tượng phổ biến của giới thực vật Đó là
sự ức chế của chồi ngọn lên sự sinh trưởng của chồi bên Nếu cắt bỏ chồi ngọn tức là loại bỏ ưu thế ngọn thì các chồi bên được giải phóng khỏi trạng thái ức chế của chồi ngọn và lập tức sinh trưởng Như vậy, rõ ràng là auxin có vai trò quan trọng trong hiện tượng ưu thế ngọn Tuy nhiên phitohormon khác cũng
có vai trò quan trọng điều chỉnh hiện tượng này, đặc biệt là xytokinin Xytokinin được sản xuất ở rễ rồi được vận chuyển lên ngọn và sẽ có tác dụng giải phóng chồi bên tức làm yếu ưu thế ngọn Hiện tượng ưu thế ngọn được
điều chỉnh trong cây chủ yếu bằng tỷ lệ auxin/xytokinin [13]
Trong trường hợp ra hoa không hoàn chỉnh, sự phát triển sinh dưỡng xảy ra từ các mô phân sinh của cách lá ở dưới cụm hoa, trong khi đó ngọn chính ngừng phát triển
2.5.3.2 Cơ sở lý luận của kỹ thuật cắt tỉa
Hoa hồng thuộc loại cây thân gỗ bụi, Ưu thế sinh trưởng đỉnh ngọn không mạnh, các mầm càng gần ngọn sức sinh trưởng càng yếu, càng ở phía dưới sức sinh trưởng càng mạnh, những mầm mọc ở phía dưới đất khi mọc lên
sẽ thành cành vượt Các cành vượt đều sản sinh sắc tố, khi ra hoa có nhiều cành, đầu ngọn cành nhỏ nên đầu hoa nhỏ, lõi cành lớn mức độ hoá gỗ kém, lượng nước nhiều, sức hút nước kém [5]
Từ cành mẹ của cành hoa mọc ra các cành thứ cấp thường có sức sinh trưởng mạnh, hoa phân hoá muộn, cành hoa dài, có thể trở thành cành thương phẩm Nhưng, do ảnh hưởng của ngoại cảnh nên có những ngọn không ra hoa
được gọi là cành mù, có cành hoa mọc không bình thường, có cành không đủ
độ dài không thể trở thành hàng hoá được Số lượng cành mẹ, độ dài của cành hoa, cành mẹ và hoa dị dạng ảnh hưởng lớn đến số lượng và chất lượng hoa
Trang 37Số lượng mầm ngủ phụ thuộc vào giống, vào trạng thái dinh dưỡng của cây, trong đó trạng thái dinh dưỡng của cây là điểm xuất phát cho sự nảy mầm ngủ Chất ức chế sự nảy mầm là axit rụng lá tích lũy ở gốc cây (axit abxixic) Khi dùng kích thích mầm ngủ Xử lý cây ở nhiệt độ thấp thì hoạt tính phân bào của cành sẽ giảm xuống, các chất hydrat cacbon sẽ được vận chuyển nhanh đến gốc làm tăng hoạt tính phần gốc, kích thích mầm gốc sinh trưởng Chiếu sáng có tác dụng lớn đến sự nảy mầm của mầm ngủ gần gốc Chiếu sáng bổ sung, cắt tỉa, uốn cong cành làm tăng độ chiếu sáng đến gốc thì sẽ tăng được số cành mới thay thế [18]
Cành hoa được hình thành từ cành mẹ, độ dài của cành hoa quan hệ rất chặt với giống và điều kiện trồng Trong cùng một cành, khi ta cắt hoa những mầm phía trên sẽ nảy mầm trước, mầm dưới nảy sau Số lượng cành hoa quyết
định đến năng suất, sản lượng hoa Số lượng này là một đặc điểm quan trọng của giống và chịu ảnh hưởng của ngoại cảnh, sau khi nảy mầm một thời gian ngắn thì bắt đầu xảy ra sự phân hóa mầm hoa Nhìn chung, khi độ dài cành hoa khoảng 10 - 15 cm thì bắt đầu phân hóa mầm hoa, toàn bộ quá trình này dài khoảng 25 ngày [7]
2.5.3.3 Cơ sở của việc bón phân cho hoa hồng
Phần lớn các nguyên tố khoáng, đa lượng và vi lượng cần thiết cho cây
đều có trong đất và được cây trồng hút qua hệ thống rễ Tuy vậy, có một số nguyên tố đa lượng, vi lượng mà số lượng trong đất không đủ cung cấp cho nhu cầu của cây khi gieo trồng với mật độ cao Trong thực tế, hiện tượng cây thiếu vi lượng vẫn xảy ra do trong đất quá nghèo hoặc không bón đủ phân hữu cơ, cây hút dinh dưỡng chủ yếu qua rễ, đồng thời cũng có thể hấp thu một lượng quá ít qua lá Vì vậy để góp phần cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây, nhất là các nguyên tố vi lượng cần thiết, người ta thường dùng dưới dạng phân bón lá, do cây cần với số lượng rất ít nên bón qua lá sẽ có hiệu quả hơn và đỡ l2ng phí hơn so với bón qua đất Trong trồng trọt, việc sử dụng phân bón qua lá trở thành phổ biến và có tác dụng rất lớn đến sự sinh trưởng, phát triển của cây [14]
Trang 38Cây càng nhiều hoa nhu cầu về dinh dưỡng càng lớn Hoa hồng là loại cây cho hoa liên tục vì thế quá trình hút dinh dưỡng tương đối đều đặn, ít có biến động đối với cả nguyên tố đa lượng và vi lượng Mặt khác, hoa hồng là cây cho hoa nhiều năm, hoa liên tục bị cắt đi nên tiêu hao lượng lớn chất dinh dưỡng Nếu không bổ sung kịp thời thì sinh trưởng chậm, năng suất và chất lượng hoa sẽ kém, nếu cung cấp đầy đủ phân bón cho cây thì cây hoa sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh, chất lượng sản phẩm cao
Theo Nguyễn Hạc Thúy (2001),[26] Bón phân là một trong những biện pháp kỹ thuật được thực hiện phổ biến, thường mang lại hiệu quả lớn Tuy nhiên, bón phân cần phải cân đối nhằm cung cấp cho cây trồng các chất dinh dưỡng thiết yếu, đủ liều lượng, tỷ lệ thích hợp, thời gian bón hợp lý theo từng
đối tượng cây trồng đất, mùa vụ cụ thể sẽ đảm bảo năng suất cao, chất lượng tốt
Mỗi giai đoạn sinh trưởng phát triển cụ thể của cây có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau Có những giai đoạn cây sinh trưởng phát triển mạnh, nhu cầu dinh dưỡng cao mà đất không cung cấp đủ thì, việc cung cấp dinh dưỡng trực tiếp qua lá sẽ giúp cây sinh trưởng phát triển tốt hơn, hiệu quả của phân bón thể hiện rõ hơn
- Một số phân bón qua lá có phối trộn thêm chất điều hòa sinh trưởng nên có tác dụng kích thích sự sinh trưởng, phát triển của cây trong đó có sự ra hoa
- Đáp ứng nhanh nhu cầu dinh dưỡng của cây nhất là sau khi bị bệnh, ngập úng, chua phèn hoặc vì lý do nào đó mà bộ rễ họat động kém thì bón phân qua lá giúp cây mau phục hồi
- Do phân bón qua lá có tỷ lệ thành phần và các nguyên tố dinh dưỡng khá cân đối, phù hợp cho từng loại cây nên có thể làm tăng chất lượng và giá trị thương phẩm cho hoa
* Chú ý:
Trang 39- Phân bón qua lá không thể thay thế được phân bón quá rễ mà chỉ có tác dụng bổ sung khi phân bón qua rễ không đầy đủ và không thuận lợi
- Mỗi loại phân bón lá có thành phần và tỷ lệ các chất khác nhau thích hợp với mỗi loại cây trồng, mỗi giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây, với mỗi loại đất và mục đích sử dụng khác nhau
- Các loại phân bón lá cũng phải sử dụng đúng nồng độ, liều lượng, thời gian và số lần phun như hướng dẫn không nên làm sai hoặc lạm dụng quá mức
có thể gây hại cho cây [26],[29]
2.5.3.4 Tình hình nghiên cứu sử dụng phân bón qua lá
+ Tình hình nghiên cứu và sử dụng chế phẩm bón qua lá trên thế giới
1928 - Went, 1934 - Kogl, gibberellin (1926 - Kurosawa, 1938 - Yabuta), xytokinin (1955 - Miller, Skoog), các chất ức chế sinh trưởng như chất phenol … và sử dụng các chất này làm phương tiện hóa học để điều chỉnh quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng và được coi như bước đầu tiên
sử dụng chế phẩm bón qua lá cho cây trồng Trong những năm gần đây, nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Nhật, Anh, Đức, Thái Lan, Trung Quốc [22], đ2 sản xuất và sử dụng nhiều chế phẩm phân bón qua lá có tác dụng làm tăng năng suất, phẩm chất nông sản, ít làm ô nhiễm môi trường như: Yogen, Atonik … (Nhật Bản), Organic, Cheer … (Thái Lan), Bloom Plus, Solu Spray, Spray - N - Grow … (Hoa Kỳ) Nhiều chế phẩm đ2 được khảo nghiệm và cho phép sử dụng trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam [15]
+ Tình hình nghiên cứu sử dụng phân bón ở Việt Nam
Theo Trần Đại Dũng (2004),[2] Tổng diện tích bề mặt lá tiếp xúc với phân bón thường cao hơn 8 - 10 lần diện tích tán cây che phủ, các chất dinh dưỡng được vận chuyển tự do theo chiều từ trên xuống dưới với vận tốc 30 cm/h, do đó năng lực hấp thu dinh dưỡng từ lá cũng cao gấp 8 - 10 lần so với khả năng hấp thụ từ rễ Theo Đường Hồng Dật (2003),[3] Bón qua lá phân phát huy hiệu lực nhanh, cây sử dụng chất dinh dưỡng thường đạt ở mức cao
90 - 95%, trong khi bón qua đất cây chỉ sử dụng 40 - 50% lượng phân bón
Trang 403 VËt liÖu vµ néi dung nghiªn cøu 3.1 VËt liÖu nghiªn cøu
ChÊt kÝch thÝch døa ra hoa tr¸i vô P203H1