1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

[Luận văn]đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đông sơn tỉnh thanh hoá

110 2,2K 14
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 4,16 MB

Nội dung

Thạc sĩ, tiến sĩ, cao học, tự nhiên, kinh tế, nông nghiệp

Trang 1

bộ giáo dục và đào tạo

trường đạI học nông nghiệp I

Trang 2

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và ch−a từng đ−ợc ai công bố trong bất kỳ luận văn nào khác

Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã

đ−ợc chỉ rõ nguồn gốc./

Hà nội ngày tháng năm 2007

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hoa

Trang 3

Lời cảm ơn

Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đ nhận được

sự giúp đỡ, những ý kiến đóng góp, chỉ bảo quý báu của các thầy cô giáo Khoa Sau Đại học, Khoa Đất và Môi trường, Trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội

Để có được kết quả nghiên cứu này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự hướng dẫn chu đáo, tận tình của PGS.TS Nguyễn Thị Vòng, là người hướng dẫn trực tiếp tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài và viết luận văn

Tôi cũng nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của trường Trung cấp Nông lâm Thanh Hoá, UBND huyện Đông Sơn, các phòng ban và nhân dân các x trong huyện, các anh chị em và bạn bè đồng nghiệp, sự động viên, tạo mọi điều kiện về vật chất, tinh thần của gia đình và người thân

Với tấm lòng chân thành, tôi xin cảm ơn mọi sự giúp đỡ quý báu

đó!

Hà nội ngày tháng năm 2007

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hoa

Trang 4

Mục lục

2.1 Vấn đề hiệu quả sử dụng đất và đánh giá hiệu quả sử dụng đất 52.2 Đặc điểm và phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất

2.2.1 Đất nông nghiệp và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp 112.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 132.2.3 Đặc điểm, tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 152.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 192.3 Tình hình nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

2.3.2 Tình hình nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong nước 242.3.3 Vấn đề nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất huyện Đông Sơn-

Trang

Trang 5

3 Đối t−ợng, phạm vi, nội dung và

4.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế- x hội 31

4.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - x hội 414.2 Tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất 43

4.3 Thực trạng sử dụng đất và sản xuất nông nghiệp 46

Trang 6

4.5.2 Định hướng nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 774.5.3 Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 79

Trang 7

Danh môc c¸c ch÷ viÕt t¾t

Trang 8

Danh mục bảng

4.1 Dân số và lao động huyện Đông Sơn năm 2006 374.2 Hiện trạng sử dụng đất huyện Đông Sơn năm 2006 454.3 Diện tích và cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp năm 2006 464.4 Biến động sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2002-2006 474.5 Diện tích, năng suất một số loại cây trồng qua các năm

4.6 Biến động ngành chăn nuôi giai đoạn 2002- 2006 514.7 Các loại hình sử dụng đất chính của huyện Đông Sơn năm 2006 544.8 Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính vùng 1 574.9 Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính vùng 2 584.10 Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính vùng 3 594.11 Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất vùng 1 624.12 Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất vùng 2 634.13 Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất vùng 3 644.14 Tổng hợp hiệu quả kinh tế của các LUT theo các vùng 654.15 Hiệu quả kinh tế trung bình của các LUT theo vùng 66

Trang 9

1 Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là cơ sở của sản xuất nông nghiệp, là đối tượng lao động độc đáo đồng thời cũng là môi trường sản xuất ra lương thực, thực phẩm với giá thành thấp nhất, là một nhân tố quan trọng của môi trường sống và trong nhiều trường hợp lại chi phối sự phát triển hay huỷ diệt các nhân tố khác của môi trường Vì vậy, chiến lược sử dụng đất hợp lý là một phần của chiến lược nông nghiệp sinh thái bền vững của tất cả các nước trên thế giới cũng như của nước ta hiện nay [27]

Nông nghiệp là hoạt động sản xuất cổ nhất và cơ bản nhất của loài người [9] Hầu hết các nước trên thế giới đều phải xây dựng một nền kinh tế trên cơ sở phát triển nông nghiệp dựa vào khai thác tiềm năng của đất, lấy đó làm bàn đạp cho việc phát triển các ngành khác Vì vậy, tổ chức sử dụng nguồn tài nguyên đất hợp lý, có hiệu quả cao theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đang trở thành vấn đề mang tính toàn cầu Mục đích của việc

sử dụng đất là làm thế nào để bắt nguồn tư liệu có hạn này mang lại hiệu quả kinh tế, hiệu quả sinh thái, hiệu quả x hội cao nhất, đảm bảo lợi ích trước mắt

và lâu dài [13] Nói cách khác, mục tiêu hiện nay của loài người là phấn đấu xây dựng một nền nông nghiệp toàn diện về kinh tế, x hội, môi trường một cách bền vững Để thực hiện mục tiêu này cần bắt đầu từ nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong nông nghiệp một cách toàn diện, như Bùi Huy Đáp đ viết

“phải bảo vệ một cách khôn ngoan tài nguyên đất còn lại cho một nền sản xuất nông nghiệp bền vững”

Theo P Buringh, toàn bộ đất có khả năng sản xuất nông nghiệp của thế giới chừng 3,3 tỷ ha Đất trồng trọt toàn thế giới đạt 1,5 tỷ ha (chiếm 10,8% tổng số đất đai và 46% đất có khả năng nông nghiệp) Theo FAO (Tổ chức

Trang 10

Nông - Lương thế giới), một số kết quả đạt được của quá trình sử dụng đất nông nghiệp như năng suất lúa mỳ 18 tạ/ha; năng suất lúa nước bình quân đạt 27,7 tạ/ha; năng suất ngô bình quân đạt 30 tạ /ha Tuy nhiên, hàng năm thế giới thiếu khoảng 150 - 200 triệu tấn lương thực Thêm vào đó, hàng năm có khoảng 5 - 6 triệu ha đất nông nghiệp bị mất đi do tình trạng thoái hoá hoặc bị huỷ hoại vì sử dụng không đúng mức [39]

X hội ngày càng phát triển, trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng cao, con người tìm ra nhiều phương thức sử dụng đất có hiệu quả hơn Tuy nhiên,

do có sự khác nhau về chất lượng, mỗi loại đất bao gồm những yếu tố thuận lợi và hạn chế cho việc khai thác sử dụng (chất lượng đất thể hiện ở yếu tố tự nhiên vốn có của đất như địa hình, thành phần cơ giới, hàm lượng các chất dinh dưỡng, chế độ nước, độ chua, độ mặn) nên phương thức sử dụng đất cũng khác nhau ở mỗi vùng, mỗi khu vực, mỗi điều kiện kinh tế x hội cụ thể

Theo số liệu thống kê của Bộ Tài nguyên - Môi trường và Tổng cục Thống

kê năm 2003, Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên là 32.931.456 ha, trong đó đất nông nghiệp chỉ có 9.345.000 ha, chiếm 28,4% Bình quân đất tự nhiên trên đầu người là 0,43 ha bằng 1/7 mức bình quân thế giới Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người là 1.230 m2 bằng 1/3 mức bình quân thế giới Mặt khác, đất nông nghiệp phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu ở khu vực đồng bằng Chính vì vậy, việc sử dụng đất hợp lý, khoa học, nâng cao hiệu quả sử dụng đất là nhiệm vụ cấp bách, lâu dài của Đảng và Nhà nước ta [37]

Thực tế, trong những năm qua, đ có nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả như tiến hành giao quyền sử dụng đất lâu dài, ổn định cho người sử dụng đất, hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đa dạng hoá các giống cây tốt, năng suất cao vào sản xuất, nhờ đó mà năng suất cây trồng, hiệu quả sử dụng đất tăng lên rõ rệt Trong đó, việc thay đổi cơ cấu cây trồng, sử dụng giống mới với năng suất và chất lượng cao, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật có biểu hiện ảnh hưởng rõ rệt đến hiệu quả sử dụng đất

Trang 11

Khai thác tiềm năng đất đai sao cho đạt hiệu quả cao nhất là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết, đảm bảo cho sự phát triển của sản xuất nông nghiệp cũng như sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước Cần phải có các công trình nghiên cứu khoa học, đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, nhằm phát hiện ra các yếu tố tích cực và hạn chế, từ đó làm cơ

sở để định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp, thiết lập các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Đông Sơn là một huyện đồng bằng nằm ở cửa ngõ phía Tây của thành phố Thanh Hoá, do ảnh hưởng của thành phố Thanh Hoá nên quá trình đô thị hoá nhanh, đất nông nghiệp bị chuyển dần sang các mục đích khác Mặc dù vậy, nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chủ yếu của huyện Những năm gần

đây, kinh tế nông nghiệp, nông thôn tuy có những bước phát triển mới, song nhìn chung vẫn còn lạc hậu, sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, công cụ sản xuất phần đa là thủ công, năng suất lao động và hiệu quả kinh tế chưa cao

Hiện nay, mặc dù đ qua nhiều năm đổi mới, song người nông dân vẫn còn có tư tưởng bao cấp, nhận thức của nhân dân về sản xuất hàng hoá trong cơ chế thị trường còn rất hạn chế Trong khi đó, những chính sách về phát triển nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là những chính sách cụ thể để phát triển các ngành sản xuất còn đang bất cập, không đồng bộ

Vì vậy, để giúp Đông Sơn có hướng đi đúng đắn trong phát triển nền kinh tế nông nghiệp bền vững, giúp người dân lựa chọn được phương thức sản xuất phù hợp trong điều kiện cụ thể của huyện, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển nền nông nghiệp bền vững là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết

Để góp phần nhỏ bé vào giải pháp những vấn đề trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Sơn - tỉnh Thanh Hoá”

Trang 12

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện

- Các giải pháp đề xuất phải hợp lý về mặt khoa học và phải có tính thực thi

Trang 13

2 Tổng quan tài liệu

2.1 Vấn đề hiệu quả sử dụng đất và đánh giá hiệu quả sử dụng đất

Sử dụng các nguồn tài nguyên có hiệu quả cao trong sản xuất để đảm bảo phát triển một nền nông nghiệp bền vững là xu thế tất yếu đối với các nuớc trên thế giới

Để làm rõ bản chất của hiệu quả cần phân định rõ sự khác nhau và mối liên

hệ giữa kết quả và hiệu quả Kết quả, mà là kết quả hữu ích, là một đại lượng vật chất tạo ra do mục đích của con người, được biểu hiện bằng những chỉ tiêu do tính chất mâu thuẫn giữa nguồn tài nguyên hữu hạn với nhu cầu tăng lên của con người

mà ta phải xem xét kết quả đó đuợc tạo ra như thế nào? Chi phí bỏ ra là bao nhiêu?

Có đưa lại kết quả hữu ích hay không? Chính vì thế, khi đánh giá kết quả hoạt

động sản xuất không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà còn phải đánh giá chất lượng công tác hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm đó [20]

Đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh là nội dung đánh giá của hiệu quả Trên phạm vi toàn x hội, các chi phí bỏ ra để thu được kết quả phải

là chi phí lao động x hội Vì thế, bản chất của hiệu quả chính là hiệu quả lao động x hội và được xác định bằng tương quan so sánh giữa kết quả hữu ích thu được với lượng hao phí lao động x hội Tiêu chuẩn của hiệu quả là sự tối đa hoá kết quả

và tối thiểu hoá chi phí trong điều kiện tài nguyên thiên nhiên hữu hạn [38]

Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao thông qua việc bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của hầu hết các nước trên thế giới Nó không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nông nghiệp mà còn là sự mong muốn của nông dân, những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp [31]

Trang 14

Sử dụng đất đai có hiệu quả là hệ thống các biện pháp nhằm điều hoà mối quan hệ người - đất trong tổ hợp với các nguồn tài nguyên khác và môi trường Căn cứ vào nhu cầu của thị trường, thực hiện đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi trên cơ sở lựa chọn các sản phẩm có ưu thế ở từng địa phương, từ đó nghiên cứu áp dụng công nghệ mới nhằm làm cho sản phẩm có tính cạnh tranh cao, đó là một trong những điều kiện tiên quyết để phát triển được nền nông nghiệp hướng về xuất khẩu có tính ổn định và bền vững, đồng thời phát huy tối đa công dụng của đất nhằm đạt tới hiệu quả kinh tế, x hội, môi trường cao nhất [20]

* Các nội dung và nhiệm vụ sử dụng đất được thể hiện ở

- Sử dụng hợp lý về không gian để hình thành hiệu quả kinh tế không gian sử dụng đất

- Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai trên diện tích đất được sử dụng, hình thành cơ cấu kinh tế sử dụng đất

- Quy mô sử dụng đất cần có sự tập trung thích hợp hình thành quy mô kinh tế sử dụng đất

- Giữ mật độ sử dụng đất thích hợp hình thành việc sử dụng đất một cách kinh tế, tập trung thâm canh

Việc sử dụng đất phụ thuộc rất nhiều các yếu tố liên quan [21] Vì vậy, xác định bản chất và khái niệm hiệu quả sử dụng đất phải xuất phát từ luận

điểm triết học của Mác và những nhận thức lí luận của lí thuyết hệ thống:

- Hiệu quả phải được xem xét trên 3 mặt: hiệu quả kinh tế, hiệu quả x hội, hiệu quả môi trường

- Phải xem xét đến lợi ích trước mắt và lâu dài

- Phải xem xét cả lợi ích riêng của người sử dụng đất và lợi ích chung của cả cộng đồng

Trang 15

- Phải xem xét giữa hiệu quả sử dụng đất và hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác

- Đảm bảo sự phát triển thống nhất giữa các ngành

Khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất người ta thường đánh giá trên ba khía cạnh: hiệu quả về mặt kinh tế sử dụng đất, hiệu quả về mặt x hội và hiệu quả về mặt môi trường [23]

* Hiệu quả kinh tế

Hiệu quả là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng của các hoạt

động kinh tế Mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế, x hội là đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất và tinh thần của toàn x hội, khi nguồn lực sản xuất của x hội ngày càng trở nên khan hiếm, việc nâng cao hiệu quả là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất x hội [20]

Theo Các Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể là quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối một cách có kế hoạch thời gian lao

động theo các ngành sản xuất khác nhau Trên cơ sở thực hiện vấn đề “tiết kiệm

và phân phối một cách hợp lý thời gian lao động (vật hoá và lao động sống) giữa các ngành” Theo quan điểm của C Mác, đó là qui luật “tiết kiệm”, là “tăng năng suất lao động x hội”, hay đó là “tăng hiệu quả” Ông cho rằng: “Nâng cao năng suất lao động vượt quá nhu cầu cá nhân của người lao động là cơ sở của hết thảy mọi x hội” Như vậy, theo quan điểm của Mác, tăng hiệu quả phải được hiểu rộng và nó bao hàm cả việc tăng hiệu quả kinh tế và x hội [24]

Các nhà khoa học kinh tế Samuel - Nordhuas cho rằng: “Hiệu quả

có nghĩa là không lng phí Nghiên cứu hiệu quả sản xuất phải xét đến chi phí cơ hội, “Hiệu quả sản xuất diễn ra khi x hội không thể tăng sản lượng một loại hàng hoá này mà không cắt giảm sản lượng một loại hàng hoá khác Mọi nền kinh tế có hiệu quả nằm trên đường giới hạn khả năng năng suất của nó"[24]

Trang 16

Theo L.M Canirop:" Hiệu quả của sản xuất x hội được tính toán và kế hoạch hoá trên cơ sở những nguyên tắc chung đối với nền kinh tế quốc dân bằng cách so sánh kết quả của sản xuất với chi phí hoặc nguồn lực đ sử dụng"[Dẫn theo 24]

Thông thường, hiệu quả được hiểu như một hiệu số giữa kết quả và chi phí, tuy nhiên trong thực tế đ có trường hợp không thực hiện được phép trừ hoặc phép trừ không có ý nghĩa Do vậy, nói một cách linh hoạt hơn nên hiểu hiệu quả là một kết quả tốt phù hợp mong muốn và hiệu quả có nghĩa là không lng phí [Dẫn theo 26]

Tóm lại, có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế nhưng đều thống nhất nhau ở bản chất của nó Người sản xuất muốn thu được kết quả phải

bỏ ra những chi phí nhất định, những chi phí đó là nhân lực, vật lực, vốn So sánh kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó sẽ có hiệu quả kinh tế Tiêu chuẩn của hiệu quả là sự tối đa hoá kết quả với một lượng chi phí

định trước hoặc tối thiểu hoá chi phí để đạt được một kết quả nhất định

Hiệu quả kinh tế là phạm trù chung nhất, nó liên quan trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp và tới tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác Vì thế, hiệu quả kinh tế phải đáp ứng được ba vấn đề:

Một là, mọi hoạt động của con người đều tuân theo quy luật “tiết kiệm thời gian”, nó là động lực phát triển của lực lượng sản xuất, là điều kiện quyết

định phát triển văn minh x hội và nâng cao đời sống con người qua mọi thời đại Hai là, hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm của lý thuyết

hệ thống Quan điểm của lý thuyết hệ thống cho rằng nền sản xuất x hội là một hệ thống các yếu tố sản xuất và các quan hệ vật chất hình thành giữa con người với con người trong quá trình sản xuất Hệ thống là một tập hợp các phần tử có quan hệ với nhau tạo nên một chỉnh thể thống nhất và luôn vận

động Theo nguyên lí đó, khi nhiều phần tử kết hợp thành một hệ thống sẽ

Trang 17

phát sinh nhiều tính chất mới mà từng phần tử đều không có, tạo ra hiệu quả lớn hơn tổng hiệu quả các phần tử riêng lẻ Do vậy, việc tận dụng khai thác các điều kiện sẵn có, hay giải quyết các mối quan hệ phù hợp giữa các bộ phận của một hệ thống với yếu tố môi trường bên ngoài để đạt được khối lượng sản phẩm tối đa là mục tiêu của từng hệ thống Đó chính là mục tiêu đặt

ra đối với mỗi vùng kinh tế, mỗi chủ thể sản xuất trong mọi x hội

Ba là, hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cường các nguồn lực sẵn có phục vụ cho lợi ích của con người Do những nhu cầu vật chất của con người ngày càng tăng, vì thế nâng cao hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất x hội

Các nhà sản xuất và quản lý kinh tế cần phải nâng cao chất lượng các hoạt động kinh tế nhằm đạt mục tiêu với một lượng tài nguyên nhất định tạo

ra một khối lượng sản phẩm lớn nhất hoặc tạo ra một khối lượng sản phẩm nhất định với chi phí tài nguyên ít nhất

Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra

là phần giá trị của các nguồn lực đầu vào Mối tương quan đó cần xét cả về phần so sánh tuyệt đối và tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó Một phương án đúng hoặc một giải pháp kinh tế kỹ thuật có hiệu quả kinh tế cao là đạt được tương quan tối ưu giữa kết quả thu

được và chi phí nguồn lực đầu tư

Vì vậy, bản chất của phạm trù kinh tế sử dụng đất là với một diện tích

đất đai nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất nhiều nhất với một lượng đầu tư chi phí về vật chất và lao động thấp nhất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất của x hội

Trang 18

* Hiệu quả x' hội

Hiệu quả x hội là phạm trù có liên quan mật thiết với hiệu quả kinh tế

và thể hiện mục tiêu hoạt động kinh tế của con người, việc lượng hoá các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả x hội còn gặp nhiều khó khăn mà chủ yếu phản ánh bằng các chỉ tiêu mang tính chất định tính như tạo công ăn việc làm cho lao

động, xoá đói giảm nghèo, định canh, định cư, công bằng x hội, nâng cao mức sống của toàn dân

Trong sử dụng đất nông nghiệp, hiệu quả về mặt x hội chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một diện tích đất nông nghiệp [32] Hiện nay, việc đánh giá hiệu quả x hội của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp là vấn đề đang được nhiều nhà khoa học quan tâm

* Hiệu quả môi trường

Môi trường là một vấn đề mang tính toàn cầu, hiệu quả môi trường

được các nhà môi trường học rất quan tâm trong điều kiện hiện nay Một hoạt

động sản xuất được coi là có hiệu quả khi hoạt động đó không gây tổn hại hay

có những tác động xấu đến môi trường như đất, nước, không khí và hệ sinh học, là hiệu quả đạt được khi quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra không làm cho môi trường xấu đi mà ngược lại, quá trình sản xuất đó làm cho môi trường tốt hơn, mang lại một môi trường xanh, sạch, đẹp hơn trước [17]

Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả môi trường là hiệu quả mang tính lâu dài, vừa đảm bảo lợi ích hiện tại mà không làm ảnh hưởng xấu đến tương lai, nó gắn chặt với quá trình khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất và môi trường sinh thái

Sử dụng đất hợp lý, hiệu quả cao và bền vững phải quan tâm tới cả ba hiệu quả trên, trong đó hiệu quả kinh tế là trọng tâm, không có hiệu quả kinh

tế thì không có điều kiện nguồn lực để thực thi hiệu quả x hội và môi trường, ngược lại, không có hiệu quả x hội và môi trường thì hiệu quả kinh tế sẽ không bền vững [16]

Trang 19

2.2 Đặc điểm và phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

2.2.1 Đất nông nghiệp và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp

2.2.1.1 Khái quát về đất nông nghiệp

Theo báo cáo của World Bank (1995) [40], hàng năm mức sản xuất so với yêu cầu sử dụng lương thực vẫn thiếu hụt từ 150 - 200 triệu tấn, trong khi

đó vẫn có từ 6 - 7 triệu ha đất nông nghiệp bị loại bỏ do xói mòn Trong 1200 triệu ha đất bị thoái hoá có tới 544 triệu ha đất canh tác bị mất khả năng sản xuất do sử dụng không hợp lý

Luật đất đai 2003 phân loại đất thành 3 nhóm theo mục đích sử dụng,

đó là nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng Đất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất nông nghiệp như đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, đất rừng trồng, nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối hoặc nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp Đất nông nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia Đất nông nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất và làm ra sản phẩm cần thiết nuôi sống x hội [12]

Đất đai là sản phẩm của thiên nhiên, đất đai có những tính chất đặc trưng riêng khiến nó không giống bất kỳ một tư liệu sản xuất nào khác, đó là

đất có độ phì, giới hạn về diện tích, có vị trí cố định trong không gian và vĩnh cửu với thời gian nếu biết sử dụng đúng

Nhận thức đúng đắn các vấn đề trên sẽ giúp người sử dụng đất có các định hướng sử dụng tốt hơn đối với đất nông nghiệp, khai thác có hiệu quả các tiềm năng tự nhiên của đất đồng thời không ngừng bảo vệ đất và môi trường sinh thái

Xét cho cùng, đất chỉ có giá trị thông qua quá trình sử dụng của con người, giá trị đó tuỳ thuộc vào sự đầu tư trí tuệ và các yếu tố đầu vào khác

Trang 20

trong sản xuất Hiệu quả của việc đầu tư này sẽ phụ thuộc rất lớn vào những lợi thế của quỹ đất đai hiện có và các điều kiện KT - XH cụ thể

2.2.1.2 Nguyên tắc và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp

* Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp

Đất đai là nguồn tài nguyên có hạn, trong khi đó nhu cầu của con người lấy từ đất ngày càng tăng, mặt khác đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do

bị trưng dụng sang các mục đích khác Vì vậy, sử dụng đất nông nghiệp ở nước ta với mục tiêu nâng cao hiệu quả KT - XH trên cơ sở đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, tăng cường nguyên liệu cho công nghiệp và hướng tới xuất khẩu Sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp trên cơ sở cân nhắc những mục tiêu phát triển KT - XH, tận dụng tối đa lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái và không làm ảnh hướng xấu đến môi trường là những nguyên tắc cơ bản

và cần thiết để đảm bảo cho khai thác sử dụng bền vững nguồn tài nguyên đất [14] Do đó, đất nông nghiệp cần được sử dụng theo nguyên tắc “đầy đủ và hợp lý”, phải có các quan điểm đúng đắn theo xu hướng tiến bộ, phù hợp với

điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, làm cơ sở thực hiện việc sử dụng đất nông nghiệp

có hiệu quả kinh tế cao

Thực hiện sử dụng đất nông nghiệp đầy đủ và hợp lý là cần thiết vì:

- Nó sẽ làm tăng nhanh khối lượng nông sản trên 1 đơn vị diện tích, xây dựng cơ cấu cây trồng, chế độ bón phân hợp lý, góp phần bảo vệ độ phì đất

- Là tiền đề để sử dụng có hiệu quả cao các nguồn tài nguyên khác, từ

đó nâng cao đời sống của nông dân

- Trong cơ chế kinh tế thị trường cần phải xét đến tính quy luật của nó, gắn với các chính sách vĩ mô nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và phát triển nền nông nghiệp bền vững [8]

* Quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp:

- Tận dụng triệt để các nguồn lực thuận lợi, khai thác lợi thế so sánh về khoa học- kỹ thuật, đất đai, lao động qua liên kết trao đổi để phát triển cây

Trang 21

trồng, vật nuôi có tỉ suất hàng hoá cao, tăng sức cạnh tranh và hướng tới xuất khẩu [10]

- Trên quan điểm phát triển hệ thống nông nghiệp, thực hiện sử dụng

đất nông nghiệp theo hướng tập trung chuyên môn hoá, sản xuất hàng hoá theo hướng ngành hàng, nhóm sản phẩm, thực hiện thâm canh toàn diện và liên tục Thâm canh cây trồng, vật nuôi vừa để đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp vừa đảm bảo phát triển một nền nông nghiệp

ổn định [8]

- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên cơ sở thực hiện “đa dạng hoá” hình thức sở hữu, tổ chức sử dụng đất nông nghiệp, đa dạng hoá cây trồng vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với sinh thái

và bảo vệ môi trường [1]

- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp gắn liền với chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất và quá trình tập trung ruộng đất nhằm giải phóng bớt lao

động sang các hoạt động phi nông nghiệp khác [10]

- Các quan điểm sử dụng đất nông nghiệp cụ thể là:

+ Khai thác triệt để, hợp lý, có hiệu quả quỹ đất nông nghiệp

+ Chuyển mục đích sử dụng phù hợp

+ Duy trì và bảo vệ đất nông nghiệp

+ Tiết kiệm, làm giàu đất nông nghiệp

+ Bảo vệ môi trường đất để sử dụng lâu dài

2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

* Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên (đất, nước, khí hậu, thời tiết, địa hình, thổ nhưỡng )

có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, các yếu tố này là tài nguyên

để sinh vật tạo nên sinh khối Vì vậy, khi xác định vùng nông nghiệp hoá cần

Trang 22

đánh giá đúng điều kiện tự nhiên, trên cơ sở đó xác định cây trồng, vật nuôi chủ lực phù hợp, định hướng đầu tư thâm canh đúng

Theo Mác, điều kiện tự nhiên là cơ sở hình thành địa tô chênh lệch I Theo N.Borlang, người được giải Nobel về giải quyết lương thực tại các nước phát triển cho rằng yếu tố duy nhất, quan trọng nhất, hạn chế năng suất cây trồng ở tầm cỡ thế giới trong các nước đang phát triển, đặc biệt đối với nông dân thiếu vốn là độ phì đất [22]

* Nhóm các yếu tố kinh tế, kỹ thuật canh tác

Biện pháp kỹ thuật canh tác là các tác động của con người vào đất đai, cây trồng, vật nuôi nhằm tạo nên sự hài hoà giữa các yếu tố của các quá trình sản xuất để hình thành, phân bố và tích luỹ năng suất kinh tế Đây là những tác động thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về đối tượng sản xuất, về thời tiết, về

điều kiện môi trường và thể hiện những dự báo thông minh và sắc sảo Lựa chọn các tác động kỹ thuật, lựa chọn chủng loại và cách sử dụng các đầu vào nhằm đạt các mục tiêu sử dụng đất đề ra Theo Frank Ellis và Douglass C.North, ở các nước phát triển, khi có tác động tích cực của kỹ thuật, giống mới, thuỷ lợi, phân bón tới hiệu quả thì cũng đặt ra yêu cầu mới đối với tổ chức sử dụng đất Có nghĩa là ứng dụng công nghiệp sản xuất tiến bộ là một biện pháp đảm bảo vật chất cho kinh tế nông nghiệp tăng trưởng nhanh Cho

đến giữa thế kỷ 21, quy trình kỹ thuật có thể góp đến 30 % năng suất kinh tế trong nền nông nghiệp nước ta [22] Như vậy, nhóm các biện pháp kỹ thuật

đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong quá trình khai thác đất đai theo chiều sâu

và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

* Nhóm các yếu tố kinh tế tổ chức

Nhóm yếu tố này bao gồm:

- Công tác quy hoạch và bố trí sản xuất

Thực hiện phân vùng sinh thái nông nghiệp dựa vào điều kiện tự nhiên (khí hậu, độ cao tuyệt đối của địa hình, tính chất đất, khả năng thích hợp của

Trang 23

cây trồng đối với đất, nguồn nước và thực vật) làm cơ sở để phát triển hệ thống cây trồng vật nuôi hợp lý, nhằm khai thác đất đai một cách đầy đủ, hợp

lý, tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư thâm canh và tiến hành tập trung hóa, chuyên môn hoá, hiện đại hoá nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp [11]

- Hình thức tổ chức sản xuất

Cần phát huy thế mạnh của các loại hình tổ chức sử dụng đất trong từng cơ sở sản xuất, thực hiện đa dạng hoá các hình thức hợp tác trong nông nghiệp, xác lập một hệ thống tổ chức sản xuất phù hợp và giải quyết tốt mối quan hệ giữa các hình thức đó [23]

* Nhóm các yếu tố x' hội

Nhóm yếu tố này bao gồm:

- Hệ thống thị trường và sự hình thành thị trường đất nông nghiệp, thị trường nông sản phẩm Ba yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất

là năng suất cây trồng, hệ số quay vòng đất và thị trường cung cấp đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra [32]

2.2.3 Đặc điểm, tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

* Đặc điểm đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Diện tích đất đai có hạn, dân số ngày càng tăng, nhu cầu về lương thực thực phẩm cũng tăng Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

là rất cần thiết, cần xem xét ở các khía cạnh sau:

Trang 24

- Quá trình sản xuất trên đất nông nghiệp phải sử dụng nhiều yếu tố đầu vào kinh tế và không kinh tế (ánh sáng, nhiệt độ, không khí ) Chính vì vậy, khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, trước tiên phải xác định bằng kết quả thu được trên 1 đơn vị diện tích cụ thể, thường là 1 ha, tính trên 1 đồng chi phí, 1 công lao động đầu tư [20]

- Trên đất nông nghiệp có thể bố trí các cây trồng, các hệ thống luân canh, do đó cần phải đánh giá hiệu quả của từng cây trồng, từng hệ thống luân canh trên mỗi vùng đất [6]

- Thâm canh là một biện pháp sử dụng đất nông nghiệp theo chiều sâu, tác động đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trước mắt và lâu dài Vì thế, cần phải nghiên cứu hiệu quả của việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu, nghiên cứu ảnh hưởng của việc tăng đầu tư thâm canh đến quá trình sử dụng

đất (môi trường đất, nước) [3]

- Đối với sản xuất nông nghiệp, môi trường vừa là tài nguyên vừa là đối tượng lao động, vừa là điều kiện tồn tại và phát triển của toàn bộ nền nông nghiệp Mặt khác, nông nghiệp thường tác động mạnh mẽ đến môi trường Trong quá trình phát triển, ở nhiều giai đoạn phản ứng của môi trường thường tạo ra những trở ngại to lớn, có khi không thể vượt qua được Phát triển nông nghiệp chỉ có thể thích hợp được khi con người biết cách làm cho môi trường không bị phá huỷ, gây tác hại đến đời sống x hội Đồng thời, cần tạo ra môi trường thiên nhiên và x hội thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp ở giai

đoạn hiện tại và mở ra những điều kiện phát triển trong tương lai Do đó, khi

đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, cần quan tâm đến ảnh hưởng của sản xuất nông nghiệp với môi trường xung quanh Cụ thể là khả năng thích hợp của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp có phù hợp với đất đai hay không? Việc sử dụng hoá chất trong nông nghiệp có để lại tồn dư hay không?

- Lịch sử nông nghiệp là một qung đường dài thể hiện sự phát triển mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên Hoạt động sản xuất nông nghiệp

Trang 25

mang tính x hội rất sâu sắc Nói đến nông nghiệp không thể không nói đến nông dân, đến các quan hệ sản xuất trong nông thôn Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cần quan tâm đến những tác động của sản xuất nông nghiệp, đến các vấn đề x hội như: giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ dân trí trong nông thôn [9]

* Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Việc nâng cao hiệu quả là mục tiêu chung, chủ yếu, xuyên suốt mọi quá trình sản xuất của x hội Tuỳ theo nội dung của hiệu quả mà có những tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả khác nhau ở mỗi thời kỳ phát triển KT - XH khác nhau Tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả là một vấn đề phức tạp và có nhiều ý kiến chưa thống nhất Tuy nhiên, đa số các nhà kinh tế đều cho rằng tiêu chuẩn cơ bản và tổng quát khi đánh giá hiệu quả là mức độ đáp ứng nhu cầu x hội và sự tiết kiệm lớn nhất về chi phí và tiêu hao các nguồn tài nguyên, sự

ổn định lâu dài của hiệu quả

Trên cơ sở đó, tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp có thể xem xét ở các mặt sau:

+ Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả đối với toàn x hội là khả năng thoả mn nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng cho x hội bằng của cải vật chất sản xuất ra Đối với nông nghiệp, tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả là mức đạt được các mục tiêu KT - XH, môi trường do x hội đặt ra như tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, tăng chất lượng và tổng sản phẩm, hướng tới thoả mn tốt nhu cầu nông sản cho thị trường trong nước và tăng xuất khẩu, đồng thời đáp ứng yêu cầu về bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp bền vững [31]

+ Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp có đặc thù riêng, trên 1

đơn vị đất nông nghiệp nhất định có thể sản xuất đạt được những kết quả cao nhất với chi phí bỏ ra ít nhất, ảnh hưởng môi trường ít nhất Đó là phản ánh kết quả quá trình đầu tư, sử dụng các nguồn lực thông qua đất, cây trồng, thực

Trang 26

hiện quá trình sinh học để tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường x hội với hiệu quả cao [31]

+ Các tiêu chuẩn đó được xem xét với sự ứng dụng lý thuyết sản xuất cơ bản theo nguyên tắc tối ưu hoá có ràng buộc Sử dụng đất phải đảm bảo cực tiểu hoá chi phí các yếu tố đầu vào, theo nguyên tắc tiết kiệm khi cần sản xuất

ra một lượng nông sản nhất định, hoặc thực hiện cực đại hoá lượng nông sản khi có một lượng nhất định đất nông nghiệp và các yếu tố đầu vào khác [18] + Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất ngành nông nghiệp, đến hệ thống môi trường sinh thái nông nghiệp, đến những người sống bằng nông nghiệp Vì vậy, đánh giá hiệu quả sử dụng đất phải theo quan điểm sử dụng đất bền vững hướng vào 3 tiêu chuẩn chung như sau:

* Bền vững về mặt kinh tế

Loại cây trồng nào cho hiệu quả kinh tế cao, phát triển ổn định thì được thị trường chấp nhận Do đó, phát triển sản xuất nông nghiệp là thực hiện tập trung, chuyên canh kết hợp với đa dạng hoá sản phẩm

Hệ thống sử dụng đất phải có mức năng suất sinh học cao trên mức bình quân vùng có cùng điều kiện đất đai Năng suất sinh học bao gồm các sản phẩm chính và phụ (đối với cây trồng là gỗ, củi, hạt, củ, quả và tàn dư để lại) Một hệ thống nông nghiệp bền vững phải có năng suất trên mức bình quân vùng, nếu không sẽ không cạnh tranh được trong cơ chế thị trường Mặt khác, chất lượng sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn tiêu thụ tại địa phương, trong nước và hướng tới xuất khẩu tuỳ theo mục tiêu của từng vùng

Tổng giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích là thước đo quan trọng nhất của hiệu quả kinh tế đối với một hệ thống sử dụng đất Tổng giá trị trong một giai đoạn hay cả chu kỳ phải trên mức bình quân của vùng, nếu dưới mức của vùng thì nguy cơ người sử dụng đất sẽ không có li, hiệu quả vốn đầu tư phải lớn hơn li suất tiền vay vốn ngân hàng

Trang 27

* Bảo vệ môi trường

Loại hình sử dụng đất phải bảo vệ được độ phì đất, ngăn ngừa sự thoái hoá đất, bảo vệ môi trường sinh thái

Độ phì nhiêu của đất tăng dần là yêu cầu bắt buộc đối với việc quản lý

và sử dụng đất nông nghiệp bền vững Độ che phủ phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%) Đa dạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài (đa canh bền vững hơn độc canh )

* Bền vững về mặt x' hội

Thu hút được nguồn lao động trong nông nghiệp, tăng thu nhập, tăng năng suất lao động, đảm bảo đời sống x hội Đáp ứng được các nhu cầu của nông hộ là điều cần quan tâm trước tiên nếu muốn họ quan tâm đến lợi ích lâu dài (bảo vệ đất, môi trường ) Sản phẩm thu được phải tho mn cái ăn, cái mặc và nhu cầu hàng ngày của người nông dân

+ Tiêu chuẩn đảm bảo hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, trong cung cấp tư liệu sản xuất, xử lí chất thải có hiệu quả

2.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Phương pháp xác định với chỉ tiêu đánh giá đúng sẽ định hướng phát triển sản xuất và đưa ra các quyết định phù hợp để tăng nhanh hiệu quả

- Cơ sở để lựa chọn hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp:

+ Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

+ Nhu cầu của địa phương về phát triển hoặc thay đổi loại hình sử dụng

đất nông nghiệp

+ Các khả năng về điều kiện tự nhiên, KT - XH và các tiến bộ kỹ thuật mới được đề xuất cho các thay đổi sử dụng đất đó

Trang 28

- Nguyên tắc khi lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

+ Hệ thống chỉ tiêu phải có tính thống nhất, tính toàn diện và tính hệ thống Các chỉ tiêu có mối quan hệ hữu cơ với nhau, phải đảm bảo tính so sánh có thang bậc [26]

+ Để đánh giá chính xác, toàn diện cần phải xác định các chỉ tiêu chính, biểu hiện mặt cốt yếu của hiệu quả theo quan điểm và tiêu chuẩn đ chọn, các chỉ tiêu bổ sung để hiệu chỉnh chỉ tiêu chính, làm cho nội dung kinh tế biểu hiện đầy đủ hơn, cụ thể hơn [31]

+ Hệ thống chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả một cách khách quan, chân thật

và đúng đắn nhất theo tiêu chuẩn và quan điểm đ vạch ra ở trên để soi sáng

sự lựa chọn các giải pháp tối ưu và phải gắn với cơ chế quản lý kinh tế, phù hợp với đặc điểm và trình độ hiện tại của nền kinh tế [22]

+ Các chỉ tiêu phải phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển nông nghiệp ở nước ta, đồng thời có khả năng so sánh quốc tế trong quan hệ đối ngoại, nhất là những sản phẩm có khả năng xuất khẩu

+ Phải có tác dụng kích thích sản xuất phát triển

Dựa trên cơ sở khoa học của hiệu quả, yêu cầu nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi lựa chọn các chỉ tiêu sau:

- Hệ thống chỉ tiêu trong tính toán hiệu quả kinh tế

Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng cách tính hiệu quả kinh

tế sử dụng đất bằng hệ thống chỉ tiêu sau:

+ Giá trị sản xuất (GO): là giá trị toàn bộ sản phẩm sản xuất ra trong kỳ

sử dụng đất (một vụ, một năm, tính cho từng cây trồng và có thể tính cho cả công thức luân canh hay hệ thống sử dụng đất)

Trang 29

+ Chi phí trung gian (IE): là toàn bộ chi phí vật chất qui ra tiền sử dụng trực tiếp cho quá trình sử dụng đất (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, dụng cụ, nhiên liệu, nguyên liệu…)

Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả:

+ Giá trị gia tăng (VA): là giá trị mới tạo ra trong qúa trình sản xuất

được xác định bằng giá trị sản xuất trừ chi phí trung gian:

VA = GO - IE Thường tính toán ở 3 góc độ hiệu quả: VA/ 1ha đất; VA/ 1 đơn vị chi phí (1VNĐ, 1USD…); VA/ 1 công lao động

+ Thu nhập hỗn hợp (MI): là thu nhập sau khi đ trừ các khoản chi phí trung gian, thuế hoặc tiền thuê đất, khấu hao tài sản cố định, chi phí lao động thuê ngoài :

MI = VA - T (thuế) - A (khấu hao) - L (chi công lao động)

Thường tính trên 3 góc độ hiệu quả: MI/ 1ha đất; MI/ 1 đơn vị chi phí (1VNĐ, 1USD…); MI/ 1 công lao động

* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả x' hội

Hiệu quả x hội chính là mối tương quan so sánh giữa kết quả x hội (kết quả xét về mặt x hội) và tổng chi phí bỏ ra Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, chúng tôi xin phép chỉ đề cập đến các nội dung sau:

- Mức độ thu hút lao động, giải quyết việc làm cho nông dân của các kiểu sử dụng đất

- Giá trị ngày công lao động của các kiểu sử dụng đất

- Vấn đề đảm bảo an ninh lương thực đồng thời phát triển sản xuất hàng hoá

- Mức độ phù hợp với năng lực sản xuất của nông hộ, việc nâng cao trình độ và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất

Trang 30

* Các chỉ tiêu về hiệu quả môi trường

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ xin được đề cập đến một số chỉ tiêu ảnh hưởng về mặt môi trường của các kiểu sử dụng đất hiện tại như sau:

- Mức đầu tư phân bón và ảnh hưởng của nó đến môi trường

- ý kiến chung của nông dân về mức độ ảnh hưởng của các cây trồng hiện tại đối với đất

- Sự thích hợp với môi trường đất khi thay đổi kiểu sử dụng đất

Việc xác định hiệu quả về mặt môi trường của quá trình sử dụng đất nông nghiệp là rất phức tạp, khó định lượng, đòi hỏi phải được nghiên cứu, phân tích trong một thời gian dài Vì vậy, trong đề tài nghiên cứu, chúng tôi chỉ dừng lại ở việc đánh giá hiệu quả môi trường thông qua việc đánh giá thích hợp của các cây trồng đối với điều kiện đất đai hiện tại, thông qua kết quả điều tra về đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và kết quả phỏng vấn

hộ nông dân về nhận xét của họ đối với các loại hình sử dụng đất hiện tại

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất cần kết hợp chặt chẽ giữa ba hệ thống chỉ tiêu kinh tế- x hội và môi trường trong một thể thống nhất Tuy nhiên, tuỳ từng điều kiện cụ thể mà ta có thể nhấn mạnh từng hệ thống chỉ tiêu ở mức độ khác nhau [20]

2.3 Tình hình nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam

2.3.1 Những nghiên cứu trên thế giới

Diện tích đất đai có hạn trong khi dân số ngày càng tăng, việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài là vấn đề quan trọng, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới Các phương pháp đ được nghiên cứu, áp dụng dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp được tiến hành ở các nước Đông Nam á như phương

Trang 31

pháp chuyên khảo, phương pháp mô phỏng, phương pháp phân tích kinh tế, phương pháp phân tích chuyên gia Bằng những phương pháp đó, các nhà khoa học đ tập trung nghiên cứu việc đánh giá hiệu quả đối với từng loại cây trồng, từng giống cây trồng trên mỗi loại đất, để từ đó có thể sắp xếp, bố trí lại cơ cấu cây trồng phù hợp, nhằm khai thác tốt hơn lợi thế so sánh của từng vùng

Hàng năm, các Viện nghiên cứu Nông nghiệp ở các nước trên thế giới cũng đ đưa ra nhiều giống cây trồng mới, những công thức luân canh mới giúp cho việc tạo thành một số hình thức sử dụng đất mới ngày càng có hiệu quả cao hơn Viện Lúa quốc tế (IRRI) đ có nhiều thành tựu về lĩnh vực giống lúa và hệ thống cây trồng trên đất canh tác Tạp chí “Farming Japan” của Nhật

ra hàng tháng đ giới thiệu nhiều công trình ở các nước trên thế giới về các hình thức sử dụng đất đai, đặc biệt là của Nhật

Các nhà khoa học Nhật Bản cho rằng quá trình phát triển của hệ thống nông nghiệp nói chung và hệ thống cây trồng nói riêng là sự phát triển đồng ruộng đi từ đất cao đến đất thấp Điều đó có nghĩa là hệ thống cây trồng đ phát triển trên đất cao trước, sau đó mới đến đất thấp Đó là quá trình hình thành của sinh thái đồng ruộng [26] Nhà khoa học Otak Tanakad đ nêu lên những vấn

đề cơ bản về sự hình thành của sinh thái đồng ruộng và từ đó cho rằng yếu tố quyết định của hệ thống nông nghiệp là sự thay đổi về kỹ thuật, KT - XH Các nhà khoa học Nhật Bản đ hệ thống tiêu chuẩn hiệu quả sử dụng đất đai thông qua hệ thống cây trồng trên đất canh tác: là sự phối hợp giữa các cây trồng và gia súc, các phương pháp trồng trọt và chăn nuôi Cường độ lao động, vốn đầu tư, tổ chức sản xuất, sản phẩm làm ra, tính chất hàng hoá của sản phẩm [19] Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy, việc khai thác và sử dụng đất

đai là yếu tố quyết định để phát triển kinh tế x hội nông thôn toàn diện Chính phủ Trung Quốc đ đưa ra các chính sách quản lý và sử dụng đất đai,

ổn định chế độ sở hữu, giao đất cho nông dân sử dụng, thiết lập hệ thống trách nhiệm và tính chủ động sáng tạo của nông dân trong sản xuất Thực hiện chủ

Trang 32

trương “ly nông bất ly hương” đ thúc đẩy phát triển KT – XH nông thôn phát triển toàn diện và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp [19]

ở Thái Lan, Uỷ ban chính sách Quốc gia đ có nhiều quy chế mới, ngoài hợp đồng cho tư nhân thuê đất dài hạn, cấm trồng những cây không thích hợp trên từng loại đất nhằm quản lý việc sử dụng và bảo vệ đất tốt hơn Một trong những chính sách tập trung vào hỗ trợ phát triển nông nghiệp quan trọng nhất là đầu tư vào sản xuất nông nghiệp Theo số liệu thống kê của Ngân hàng thế giới (2000), ở Mỹ tổng số tiền trợ cấp là 66,2 tỉ USD (chiếm 28,3% tổng thu nhập nông nghiệp), Canađa là 5,7 tỉ USD (chiếm 39,1%), Oxtraylia là 1,7 tỉ USD (chiếm 14,5%), Cộng đồng châu Âu là 67,2 tỉ USD (chiếm 42,1%), Nhật Bản là 42,3 tỉ USD (68,9%) [40]

Những năm gần đây, cơ cấu kinh tế nông nghiệp của các nước đ gắn phương thức sử dụng đất truyền thống với phương thức hiện đại và chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn Các nước châu á

đ rất chú trọng trong việc đẩy mạnh công tác thuỷ lợi, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, phân bón, các công thức luân canh để ngày càng nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Một mặt, phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản, gắn sự phát triển công nghiệp với bảo vệ môi sinh, môi trường 2.3.2 Tình hình nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong nước Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới ẩm châu á, có nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp Tuy nhiên, nguồn tài nguyên đất có hạn, dân

số lại đông, bình quân đất tự nhiên/ người là 0,43 ha, chỉ bằng 1/3 mức bình quân của thế giới Mặt khác, dân số tăng nhanh làm cho bình quân diện tích

đất trên đầu người ngày càng giảm Theo dự kiến, nếu tốc độ tăng dân số là 1 - 1,2%/ năm thì dân số Việt Nam sẽ là 100,8 triệu người vào năm 2015 Vì thế, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là yêu cầu cần thiết đối với Việt Nam trong những năm tới [37]

Trang 33

Trong những năm qua, nước ta đ quan tâm giải quyết tốt các vấn đề kỹ thuật và kinh tế, việc nghiên cứu và ứng dụng được tập trung vào các vấn đề như lai tạo các giống cây trồng mới có năng suất cao, bố trí luân canh cây trồng vật nuôi với từng loại đất, thực hiện thâm canh toàn diện, liên tục trên cơ

sở ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất [1]

Ngay từ những năm 1960, Bùi Huy Đáp đ nghiên cứu đưa cây lúa xuân giống ngắn ngày và tập đoàn cây vụ đông vào sản xuất, do đó đ tạo ra sự chuyến biến rõ nét trong sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng Vấn đề luân canh bố trí hệ thống cây trồng để tăng vụ, gối vụ, trồng xen

để sử dụng tốt hơn nguồn lực đất đai, khí hậu được nhiều tác giả đề cập đến như Bùi Huy Đáp (1979), Ngô Thế Dân (1982), Vũ Tuyên Hoàng (1987) [13] Công trình nghiên cứu phân vùng sinh thái, hệ thống giống lúa, hệ thống cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng do Đào Thế Tuấn chủ trì và hệ thống cây trồng đồng bằng sông Cửu Long do Nguyễn Văn Luật chủ trì cũng

đưa ra một số kết luận về phân vùng sinh thái và hướng áp dụng những giống cây trồng trên những vùng sinh thái khác nhau nhằm khai thác sử dụng đất mang lại hiệu quả kinh tế cao [25]

Chương trình đồng trũng 1985 - 1987 do Uỷ ban kế hoạch Nhà nước chủ trì, Chương trình bản đồ canh tác 1988 - 1990 do Uỷ ban khoa học Nhà nước chủ trì cũng đ đưa ra những quy trình hướng dẫn sử dụng giống và phân bón có hiệu quả trên các chân ruộng vùng úng trũng đồng bằng sông Hồng, góp phần làm tăng năng suất, sản lượng cây trồng các vùng sinh thái khác nhau [25]

Những năm gần đây, chương trình quy hoạch tổng thể vùng đồng bằng sông Hồng (VIE/89/032) đ nghiên cứu đề xuất dự án phát triển đa dạng hoá nông nghiệp đồng bằng sông Hồng [11]

Các đề tài nghiên cứu trong chương trình KN-01 (1991 - 1995) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì đ tiến hành nghiên cứu hệ thống

Trang 34

cây trồng trên các vùng sinh thái khác nhau như vùng núi và trung du phía Bắc, vùng đồng bằng sông Cửu Long nhằm đánh giá hiệu quả của các hệ thống cây trồng trên từng vùng đất đó [32]

Đề tài đánh giá hiệu quả một số mô hình đa dạng hoá cây trồng vùng

đồng bằng sông Hồng của Vũ Năng Dũng - 1997 cho thấy, ở vùng này đ xuất hiện nhiều mô hình luân canh 3 - 4 vụ/ năm đạt hiệu quả kinh tế cao Đặc biệt

ở các vùng ven đô, vùng tưới tiêu chủ động đ có những điển hình về sử dụng

đất đai đạt hiệu quả kinh tế rất cao Nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao

đ được bố trí trong các phương thức luân canh: cây ăn quả, hoa, cây thực phẩm cao cấp, đạt giá trị sản lượng bình quân từ 30- 35 triệu đồng/năm [10] 2.3.3 Vấn đề nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá

Sản xuất và phát triển kinh tế x hội nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về mặt vật chất, tinh thần của toàn x hội Khi nguồn lực sản xuất x hội ngày càng trở nên khan hiếm, việc nâng cao hiệu quả là đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất Ngày nay, sử dụng có hiệu quả cao các nguồn tài nguyên trong sản xuất để đảm bảo phát triển một nền nông nghiệp bền vững cũng là xu thế tất yếu đối với các quốc gia, các vùng…Vì vậy, đất đai hay bất

cứ nguồn lực nào cũng cần được sử dụng một cách có hiệu quả, đầy đủ và hợp

lý Trên thực tế, Đảng và Nhà nước ta cũng ý thức được vai trò và tầm quan trọng của việc phát triển nền kinh tế nông nghiệp nông thôn

Tại Thanh Hoá, những nghiên cứu về đánh giá hiệu quả sử dụng đất và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên quan điểm bền vững hay theo hướng sản xuất hàng hoá còn chưa nhiều Năm 2000, tác giả Trịnh Văn Chiến đ tiến hành nghiên cứu xây dựng mô hình canh tác thích hợp trên cơ sở đánh giá tài nguyên đất đai ở huyện Yên Định, kết quả đ xây dựng được những mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt hiệu quả cao [7] Năm 2002, tác giả Lê Xuân Cao đ có đề tài nghiên cứu về đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề

Trang 35

xuất một số biện pháp sử dụng đất thích hợp ở nông trường Sao Vàng - Thọ Xuân

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, diện tích đất nông nghiệp ngày càng được mở rộng, năng suất cây trồng tăng lên, các loại hình sử dụng đất được áp dụng tại nông trường hiện nay phù hợp hơn với điều kiện tự nhiên, kinh tế, x hội và môi trường sinh thái được cải thiện tốt hơn Tác giả cũng đ đưa ra được loại cây trọng

điểm của nông trường, đó là cây mía, cây lạc và một số loại cây ăn quả [5]

Nông nghiệp huyện Đông Sơn có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, x hội của huyện theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn Nền nông nghiệp của huyện trong những năm qua, nhất là trong thời kỳ đổi mới đ đạt được những thành tựu quan trọng Giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn năm 2006 đạt 510,1 tỷ đồng, trong đó trồng trọt đạt 251,2 tỷ đồng, chăn nuôi 248,9 tỷ đồng và dịch vụ nông nghiệp đạt 10 tỷ đồng, cơ cấu kinh tế nông nghiệp đ bắt đầu có sự chuyển đổi theo hướng tích cực [33] Ngành nông nghiệp đ giải quyết được căn bản lương thực cho nhu cầu tiêu dùng trong huyện và một phần cung cấp cho thị trường, lương thực bình quân đầu người năm 2006 đạt 477,2 kg/người/ năm Tỷ trọng cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả, hoa, các loại cây cảnh hàng hoá đ bắt đầu có sự chuyển biến tích cực Chăn nuôi phát triển đều và có tốc độ tăng cao

Nền kinh tế của Đông Sơn là nền kinh tế thuần nông, huyện có tiềm năng đất đai, lao động và tài nguyên thiên nhiên khá dồi dào Tuy nhiên, từ trước đến nay, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào có quy mô lớn và

có ý nghĩa thực tiễn về hiệu quả sử dụng đất.Việc nâng cao hiệu quả sử dụng

đất nông nghiệp của huyện là hết sức cần thiết nhằm phát triển nhanh hơn và bền vững hơn nền kinh tế nông nghiệp của huyện Vì vậy, Đông Sơn cần phải nghiên cứu và triển khai có hiệu quả các giải pháp đất đai phù hợp, thiết thực với điều kiện cụ thể của huyện, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất cả trước mắt và lâu dài

Trang 36

3 Đối tượng, phạm vi, nội dung

* Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về hiệu quả sử dụng

đất Đối tượng nghiên cứu trực tiếp của đề tài là quỹ đất nông nghiệp, các yếu tố liên quan đến quá trình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện

3.2 Nội dung nghiên cứu

* Đánh giá đặc điểm tự nhiên, kinh tế - x' hội

- Điều kiện tự nhiên

+ Vị trí địa lý: xác định vị trí vùng nghiên cứu

+ Điều kiện khí hậu: ảnh hưởng của khí hậu đến cơ cấu mùa vụ, năng suất cây trồng

- Điều kiện kinh tế x' hội: tình hình kinh tế nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, trình

độ canh tác, loại hình sử dụng đất

- Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, x hội

* Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp

- Hiện trạng sử dụng đất chung theo 3 nhóm đất chính

- Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp

- Thực trạng phát triển ngành nông nghiệp

Trang 37

- Đánh giá khả năng đáp ứng của quỹ đất nói chung và quỹ đất nông nghiệp nói riêng với sự phát triển KT - XH và nhu cầu lương thực của người dân trên địa bàn huyện

* Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất

- Các loại hình sử dụng đất chủ yếu trên địa bàn huyện

- Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất:

+ Hiệu quả kinh tế: tính toán tổng vốn đầu tư, tổng thu nhập, thu nhập thực của người dân từ các loại hình sử dụng đất

So sánh hiệu quả của các loại hình sử dụng đất, từ đó tìm ra loại hình sử dụng đất hiệu quả nhất

+ Hiệu qủa x hội: đó là mức độ thu hút lao động, giải quyết việc làm cho nông dân, giá trị ngày công lao động của các kiểu sử dụng đất, vấn đề

đảm bảo an ninh lương thực đồng thời phát triển sản xuất hàng hoá, việc nâng cao trình độ và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất

+ Hiệu quả môi trường: mức độ đầu tư phân bón và ảnh hưởng của nó đến môi trường, ý kiến chung của nông dân về mức độ ảnh hưởng của các cây trồng hiện tại đối với đất

3.3 Phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp điều tra, khảo sát

+ Điều tra, thu thập tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - x hội, thực trạng sử dụng đất nông nghiệp, các loại hình sử dụng đất và hiệu quả của các loại hình sử dụng đất trên địa bàn huyện

+ Khảo sát thực địa, đối chiếu với kết quả điều tra, thu thập được, phát hiện và xử lý những sai lệch để nâng cao độ chính xác của dữ liệu

* Phương pháp thống kê

Phân tích, xử lý số liệu theo chuỗi thời gian để nhận biết quy luật của các yếu tố liên quan trong quá trình sử dụng đất và hiệu quả kinh tế sử dụng

Trang 38

đất, làm cơ sở đưa ra những giải pháp sử dụng đất hiệu quả hơn Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Excel

* Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Các điểm nghiên cứu phải đại diện được cho các vùng sinh thái và các vùng kinh tế, trình độ sử dụng đất của huyện Căn cứ vào các tiêu chuẩn trên, chúng tôi đ tiến hành lựa chọn 3 x đại diện cho 3 tiểu vùng sinh thái của huyện là x Đông Hoàng đại diện cho tiểu vùng 1, x Đông Nam đại diện cho tiểu vùng 2, x Đông Hưng đại diện cho tiểu vùng 3

ở mỗi x, chúng tôi tiến hành điều tra nông hộ theo phương pháp chọn mẫu có hệ thống, thứ tự mẫu lấy ngẫu nhiên với tổng số hộ điều tra là 240 hộ Nội dung điều tra hộ bao gồm: điều tra về chi phí sản xuất, lao động, năng suất cây trồng, loại cây trồng, mức độ thích hợp cây trồng với đất đai và những ảnh hưởng đến môi trường

* Phương pháp điều tra nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân

Phương pháp này được sử dụng cho các bên được hưởng lợi từ tài nguyên đất Phương pháp thực hiện thông qua việc phỏng vấn các thành viên

đại diện cho các bên có liên quan (hộ gia đình, các cá nhân tập thể, công ty )

Trên cơ sở dựa vào sự hiểu biết, kinh nghiệm, nguyện vọng của người dân và cán bộ địa phương, nhanh chóng đánh giá nhu cầu phát triển nông nghiệp, các vấn đề ưu tiên, xem xét tính khả thi của các biện pháp đề xuất

* Các phương pháp khác

- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Từ các kết quả nghiên cứu của

đề tài, chúng tôi có tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia, cán bộ phòng Nông nghiệp, phòng Tài nguyên và Môi trường cũng như các điển hình sản xuất nông dân giỏi của huyện để đề xuất hướng sử dụng đất và đưa ra các giải pháp thực hiện

- Phương pháp sử dụng phần mềm tin học như: Excel, Microstation để

xử lý số liệu, xây dựng các bảng biểu và xây dựng bản đồ…

Trang 39

4 Kết quả nghiên cứu

4.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xW hội

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1 Vị trí địa lý

Đông Sơn là một huyện đồng bằng nằm ở cửa ngõ phía Tây thành phố Thanh Hoá, có toạ độ địa lý từ 19o43 đến 19o51 vĩ độ Bắc và 105o33 đến

105o45 kinh độ Đông

Phía Bắc giáp huyện Thiệu Hoá,

Phía Nam giáp huyện Quảng Xương và Nông Cống,

Phía Đông giáp thành phố Thanh Hoá,

Phía Tây giáp huyện Triệu Sơn,

Huyện có tổng diện tích tự nhiên 10.635,42 ha, cách thành phố Thanh Hoá 5 km về phía Tây, có quốc lộ 45 và 47, tỉnh lộ 521 Như vậy, huyện có vị trí địa lý tương đối thuận lợi nên có cơ hội giao lưu với thị trường bên ngoài, tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật

4.1.1.2 Địa hình

Huyện Đông Sơn có địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, xen kẽ là núi Rừng Thông, các dy núi đá với mật độ thưa Phần lớn diện tích đất canh tác của huyện nằm ở địa hình phẳng, rất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là gieo trồng các loại cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày

4.1.1.3 Khí hậu

Theo số liệu điều tra theo dõi trong vòng 5 năm (từ 2000 - 2005) của Trung tâm khí tượng thuỷ văn Thanh Hóa, cho thấy:

Trang 40

Khí hậu chịu ảnh hưởng chung của nền khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt: mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều, mùa đông khô lạnh ít mưa

Nhiệt độ bình quân năm là 24oC, nhiệt độ cao tuyệt đối là 41oC, thấp tuyệt đối là 5oC, biên độ nhiệt giữa các tháng từ 11-12oC, biên độ nhiệt ngày là

từ 6 – 7oC

Lượng mưa trung bình hàng năm là 1700mm, tập trung chủ yếu vào các tháng 6, 7, 8, 9 và chiếm 75% lượng mưa cả năm, lượng mưa trung bình khoảng 250 - 270 mm/ tháng, tháng 9 lượng mưa lớn nhất có khi đạt 800mm, tháng 1 có lượng mưa nhỏ nhất có khi chỉ là 10mm Lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp

Độ ẩm không khí hàng năm là 85%, tháng 1,2 có độ ẩm cao nhất là 91%, tháng 6,7 có độ ẩm thấp nhất là 67%

Số giờ nắng trung bình hàng năm là 1.623 giờ, thuộc mức tương đối cao, có điều kiện thích hợp canh tác 3 vụ trong năm

Hàng năm chịu ảnh hưởng của hai loại gió chính:

Gió mùa Đông Bắc thường lạnh, khô hanh, xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau

Gió Đông Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 10 mang theo không khí nóng

ẩm, mưa nhiều, thời kỳ này cũng thường xuất hiện bo kèm theo mưa lớn gây

lũ lụt, ngập úng Ngoài ra, từ tháng 5 đến tháng 7 còn có gió Tây Nam khô nóng gây bốc hơi mạnh, ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp

4.1.1.4 Thuỷ văn

Đông Sơn có các sông chủ yếu là sông Nhà Lê, sông Hoàng, hệ thống kênh Bắc phục vụ tưới và hệ thống kênh tiêu, hệ thống tưới tiêu trên địa bàn huyện tương đối hoàn chỉnh

Ngày đăng: 08/08/2013, 21:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

4.2. Tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất 43 - [Luận văn]đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đông sơn   tỉnh thanh hoá
4.2. Tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất 43 (Trang 5)
Bảng 4.1. Dân số và lao động huyện Đông Sơn năm 2006 - [Luận văn]đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đông sơn   tỉnh thanh hoá
Bảng 4.1. Dân số và lao động huyện Đông Sơn năm 2006 (Trang 45)
Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Đông Sơn năm 2006 - [Luận văn]đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đông sơn   tỉnh thanh hoá
Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Đông Sơn năm 2006 (Trang 53)
Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp đ−ợc thể hiện ở bảng 4.3: - [Luận văn]đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đông sơn   tỉnh thanh hoá
c ấu sử dụng đất nông nghiệp đ−ợc thể hiện ở bảng 4.3: (Trang 54)
Bảng 4.4. Biến động sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2002-2006 - [Luận văn]đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đông sơn   tỉnh thanh hoá
Bảng 4.4. Biến động sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2002-2006 (Trang 55)
Bảng 4.5. Diện tích, năng suất một số loại cây trồng qua các năm (2002 - 2006)  - [Luận văn]đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đông sơn   tỉnh thanh hoá
Bảng 4.5. Diện tích, năng suất một số loại cây trồng qua các năm (2002 - 2006) (Trang 56)
Bảng 4.6. Biến động ngành chăn nuôi giai đoạn 2002-2006 - [Luận văn]đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đông sơn   tỉnh thanh hoá
Bảng 4.6. Biến động ngành chăn nuôi giai đoạn 2002-2006 (Trang 59)
Các loại hình sử dụng đất hiện trạng của huyện đ−ợc thu thập trên cơ sở những tài liệu tổng hợp của huyện và kết quả điều tra trực tiếp các hộ gia đình  tại các điểm nghiên cứu - [Luận văn]đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đông sơn   tỉnh thanh hoá
c loại hình sử dụng đất hiện trạng của huyện đ−ợc thu thập trên cơ sở những tài liệu tổng hợp của huyện và kết quả điều tra trực tiếp các hộ gia đình tại các điểm nghiên cứu (Trang 62)
Kết quả nghiên cứu đ−ợc thể hiện trên bảng 4.8, 4.9, 4.10: - [Luận văn]đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đông sơn   tỉnh thanh hoá
t quả nghiên cứu đ−ợc thể hiện trên bảng 4.8, 4.9, 4.10: (Trang 65)
Bảng 4.9. Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính vùng 2 Loại cây  - [Luận văn]đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đông sơn   tỉnh thanh hoá
Bảng 4.9. Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính vùng 2 Loại cây (Trang 66)
Bảng 4.10. Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính vùng 3 Loại cây  - [Luận văn]đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đông sơn   tỉnh thanh hoá
Bảng 4.10. Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính vùng 3 Loại cây (Trang 67)
Tóm lại, Đông Sơn là một huyện có địa hình bằng phẳng, đất đai t−ơng đối màu mỡ, hệ thống thuỷ lợi tốt nên thích hợp với các loại cây trồng hàng  năm - [Luận văn]đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đông sơn   tỉnh thanh hoá
m lại, Đông Sơn là một huyện có địa hình bằng phẳng, đất đai t−ơng đối màu mỡ, hệ thống thuỷ lợi tốt nên thích hợp với các loại cây trồng hàng năm (Trang 70)
Bảng 4.12. Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất vùng 2 - [Luận văn]đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đông sơn   tỉnh thanh hoá
Bảng 4.12. Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất vùng 2 (Trang 71)
Bảng 4.13. Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất vùng 3 - [Luận văn]đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đông sơn   tỉnh thanh hoá
Bảng 4.13. Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất vùng 3 (Trang 72)
Bảng 4.14. Tổng hợp hiệu quả kinh tế của các LUT theo các vùng Loại hình sử dụng   - [Luận văn]đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đông sơn   tỉnh thanh hoá
Bảng 4.14. Tổng hợp hiệu quả kinh tế của các LUT theo các vùng Loại hình sử dụng (Trang 73)
Bảng 4.15. Hiệu quả kinh tế trung bình của các LUT theo vùng Loại hình sử dụng  - [Luận văn]đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đông sơn   tỉnh thanh hoá
Bảng 4.15. Hiệu quả kinh tế trung bình của các LUT theo vùng Loại hình sử dụng (Trang 74)
Bảng 4.16. Dự kiến bố trí các kiểu sử dụng đất nông nghiệp huyện Đông Sơn  - [Luận văn]đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đông sơn   tỉnh thanh hoá
Bảng 4.16. Dự kiến bố trí các kiểu sử dụng đất nông nghiệp huyện Đông Sơn (Trang 86)
Danh mục các hình ảnh - [Luận văn]đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đông sơn   tỉnh thanh hoá
anh mục các hình ảnh (Trang 97)
Phần Phụ lục - [Luận văn]đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đông sơn   tỉnh thanh hoá
h ần Phụ lục (Trang 97)
VI. Tình hình tiếp thu thông tin và kỹ thuật trong sử dụng đất  - [Luận văn]đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đông sơn   tỉnh thanh hoá
nh hình tiếp thu thông tin và kỹ thuật trong sử dụng đất (Trang 103)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w