1.2 Mũi may móc xích đơn.

Một phần của tài liệu bài giảng thực hành thiết bị may công nghiệp (Trang 50)

Bài 3: MÁY ĐÍNH NÚT

1.1. 1.2 Mũi may móc xích đơn.

1.1.1. Định nghĩa: là dạng mũi may được thực hiện bởi 1 chỉ của kim, tự tạo thành những xích khóa với nhau ở mặt dưới nguyên liệu may

1.1.2. Ký hiệu: 100 (Con số đầu tiên đại diện họ mũi may. Hai số sau biểu thị cho dạng tếch chỉ khác nhau của họ của mũi may đó).

1.1.3. Kết cấu:

 101: đường may thẳng cơ bản (Single chainstitch)

Nt = 3.8 m

 103: đường may dấu mũi (Single thread blindstitch)

[Khoa công nghệ may – Thời trang – Da giày] Page 51  Đính nút: 2 holes : Nt = 0.2 m/ps 4 holes : Nt = 0.4 m/ps 1.1.4. Đặc tính:  Độ bền kém, dễ bị tuột chỉ

 Có độ đàn hồi lớn, dùng rất thích hợp cho các nguyên liệu có tính co dãn lớn

 Hướng tạo mũi 1 chiều

 Bộ tạo mũi đơn giản. Máy có kết cấu gọn nhẹ 1.1.5. Phạm vi ứng dụng:

 Dùng để may các đoạn thẳng (ít dùng trong may mặc)

 Dùng trong nhiều loại may dấu mũi

 Dùng cho một số máy chuyên dùng (máy thùa khuy, đính cúc)

 Dùng cho các loại máy khâu miệng bao

Chương 2: Máy may.

2.1. CHỨC NĂNG CẤU TẠO NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG MỘT SỐ CHI TIẾT MÁY: 2.1.1 Cấu tạo và chức năng của kim: 2.1.1 Cấu tạo và chức năng của kim:

2.1.1.1. Cấu tạo của kim: gồm 3 phần (Đốc kim, Thân kim, Mũi kim).

 Đốc kim: là phần kim dùng để gắn vào trụ kim, trên đốc kim có ghi chỉ số kim

 Thân kim: là phần chính để mang chỉ xuyên qua nguyên liệu. Thông thường thân kim có dạng trụ tròn, có 2 rãnh chạy dọc ở 2 phía đối diện nhau (thường là 1 dài 1 ngắn). Cuối thân kim là lỗ kim, ở trên lỗ kim phía bên ngắn thường có vẹt lõm vào thân kim

 Mũi kim: là phần kim để đục xuyên qua nguyên liệu, tùy theo chủng loại nguyên liệu và chức năng công nghệ của máy mà mũi kim có hình dạng và kích thước khác nhau. Các dạng thường gặp là: mũi kim nhọn, mũi kim tròn.

[Khoa công nghệ may – Thời trang – Da giày] Page 52  Kim mang chỉ xuyên qua nguyên liệu đi xuống tận cùng dưới. Trong giai đoạn

này chỉ kim nằm dọc theo 2 rãnh thân kim và ôm sát mép trên lỗ kim

 Khi kim từ tận cùng dưới rút lên, nhánh chỉ nằm trong rãnh dài ít bị ma sát giữa chỉ với nguyên liệu may, nên phần lớn được rút lên theo kim. Còn nhánh chỉ phía bên rãnh ngắn do phần thân kim không có rãnh nên phần lớn nhánh chỉ này bị cản lại dưới lớp nguyên liệu, phồng ra tạo thành vòng chỉ ở lỗ kim. Mỏ ổ hay mỏ móc sẽ chui vào vòng chỉ này gọi là bắt mũi

2.1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến vòng chỉ ở lỗ kim

 Khoảng rút lên của kim: từ vị trí tận cùng dưới tới vị trí bắt mũi khoảng cách này càng lớn, vòng chỉ hình thành càng lớn

 Lực ma sát giữa chỉ và nguyên liệu:

+ Nguyên liệu càng dày thì lực ma sát lớn nên vòng chỉ hình thành càng lớn + Nguyên liệu có sự dệt khích thì ma sát lớn nên vòng chỉ hình thành càng lớn

+ Lực ép chân vịt quá yếu thì kim đâm xuống mặt vải bị chùng xuống làm giảm độ ma sát nên vòng chỉ hình thành kém

 Chỉ số chỉ phải phù hợp với chỉ số kim: chỉ quá nhỏ so với lỗ kim hoặc chỉ có độ se lớn sẽ dễ làm lệch vòng chỉ gây khó khăn cho việc bắt mũi

 Chỉ có độ đàn hồi quá lớn dễ tạo vòng chỉ nhỏ 2.1.2 Cơ cấu nén ép nguyên liệu:

 Cơ cấu nén ép nguyên liệu có chức năng ép giữ nguyên liệu tạo độ căng phẳng cần thiết cho nguyên liệu để đủ lực ma sát cho quá trình hình thành vòng chỉ ở lỗ kim. Ngoài ra cơ cấu này còn có nhiệm vụ phối hợp với cơ cấu chuyển đẩy nguyên liệu để đẩy nguyên liệu đi.

 Cơ cấu nén ép nguyên liệu gồm có: tấm kim (mặt nguyệt), chân vịt tùy theo chức năng của từng loại máy mà các chi tiết này có hình dạng khác nhau

 Đối với nguyên liệu dầy thì lực ép phải lớn, đối với nguyên liệu mỏng thì lực ép phải vừa đủ.

2.1.3 Hệ thống đều hòa và cung cấp chỉ

 Để có mũi may đúng kỹ thuật, thì việc kim tạo thành vòng chỉ và chi tiết bắt mũi vào lấy vòng chỉ của kim chính xác. Sau đó mũi chỉ phải được thắt chặt đúng hình dạng vị trí trên sản phẩm.

 Như vậy, phải có sự điều hòa lượng chỉ này. Việc điều hòa chỉ trong quá trình tạo mũi rất quan trọng phải đảm bảo cung cấp đủ chỉ cho việc bắt mũi, khi đã bắt mũi

[Khoa công nghệ may – Thời trang – Da giày] Page 53

rồi thì phải thu hồi lượng chỉ dư về và thắt chặt mũi may, đồng thời tiếp thêm phần chỉ từ ngoài cuộn vào cho quá trình tạo mũi tiếp theo.

 Lượng chỉ lưu thông này phụ thuộc vào dạng mũi may và kết cấu chi tiết bắt mũi.

 Cụ thể là ở chi tiết trực tiếp thực hiện việc điều hòa chỉ và cung cấp chỉ. Dạng mũi thắt nút thường sử dụng cò giật chỉ.

 Nguyên tắc hoạt động: Cò giật chỉ có dạng chuyển động xoay lắc lên xuống. Khi mỏ ổ bắt mũi và đem vòng chỉ này lộn qua vòng ôm lớn nhất của ruột ổ thì cò giật chỉ phải đi xuống, thả lỏng chỉ kim để cung cấp chỉ cho quá trình này. Khi vòng chỉ đã vượt qua vòng ôm lớn nhất của ruột ổ, mỏ ổ nhả vòng chỉ ra thì cò giật chỉ phải rút lên nhanh để thu hồi lượng chỉ thừa về, đồng thời thắt chặt mũi chỉ vừa hình thành và rút thêm từ cuộn chỉ vào 1 lượng chỉ phục vụ cho mũi may tiếp theo 2.1.4 Cơ cấu tạo lực căng chỉ:

 Để chỉ được thắt chặt và có hình dạng vị trí đúng cho sản phẩm thì ngoài việc điều hòa đúng lượng chỉ phủ có lực căng xác định.

 Lực căng chỉ phụ thuộc vào dạng mũi may. Loại chỉ, độ dầy nguyên liệu tính chất nguyên liệu và chiều dài mũi may.

 Nguyên tắc chung khi điều chỉnh lực căng là lực căng chỉ trên bao giờ cũng phải tương ứng với lực căng chỉ dưới theo tiêu chuẩn mũi may

 Lực căng chỉ cho các bộ phận sau tạo ra các mắt dẫn chỉ tạo ra lực căng ban đầu trước khi vào cụm đồng tiền, khi đi qua cụm đồng tiền chỉ được hiệu chỉnh độ căng chính xác. Ta có các bộ phận: cụmg đồng tiền, me thuyền là các bộ phận chính tạo lực căng chỉ còn các chi tiết phụ khác như mắt dẫn chỉ và các bộ phận phụ trong hệ thống tạo lực căng chỉ

Một phần của tài liệu bài giảng thực hành thiết bị may công nghiệp (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)