Luật giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định:“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực tự giác, chủ độngcủa học sinh phù hợp với đặc điểm của từng
Trang 1Luật giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định:
“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực tự giác, chủ độngcủa học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp, từng môn học, bồi dưỡngphương pháp tự học, rèn luyện, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đếntình cảm đem lại niềm vui hứng thú trong học tập của học sinh”
Trong trường THCS, lịch sử là môn học có ý nghĩa và vị trí quan trọng đốivới việc đào tạo thế hệ trẻ theo mục tiêu giáo dục đã được Nhà nước xác định,giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản cần thiết về lịch sử thế giới, lịch
sử dân tộc làm cơ sở bước đầu cho sự hình thành thế giới quan khoa học, giáodục lòng yêu quê hương, đất nước.Hơn nữa, học sinh biết tự hào về truyền thốngdựng nước, giữ nước và nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Trên nền tảng kiếnthức đã học môn lịch sử còn giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, hành động,
có thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội, chủ yếu đáp ứng yêu cầu của
sự phát triển con người Việt nam XHCN trong công cuộc công nghiệp hóa-hiệnđại hóa đất nước.Đây là hướng quan trọng trong chỉ đạo thế hệ trẻ, kế tục và pháttriển sự nghiệp cách mạng đi theo con đường mà Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh
đã chọn
b) Lý do về mặt thực tiễn
Trong thời gian qua, nhất là từ khi Đảng ta tiến hành công cụôc đổi mới,
đã coi giáo dục là quốc sách hàng đầu thì vai trò vị trí của bộ môn sử ở trường
Trang 2phổ thông đã không ngừng được củng cố và nâng cao.
Thực tế kết quả việc dạy và học môn lịch sử đã thể hiện rõ việc hoàn thànhnhiệm vụ của bộ môn ở những điểm cơ bản sau:
Đã góp phần xứng đáng vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diệnđức dục, trí dục, thể dục và mỹ dục Đặc biệt, với lợi thế bộ môn đã góp phầnquan trọng trong việc giáo dục tư tưởng và hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ
Bộ môn lịch sử đã góp phần xứng đáng trong việc xây dựng những con người vàthế hệ tha thiết, gắn bó với lý tưởng cao quý của Đảng Đó là lớp người có đạođức trong sáng, có ý trí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc Đó là lớp ngườihiểu rõ cội nguồn dân tộc, hiểu rõ công lao của tổ tiên, các vị anh hùng, liệt sỹ đãdũng cảm thông minh sáng tạo xây dựng và bảo vệ tổ quốc qua các thời đại lịch
sử, nên họ có đủ cơ sở để hiểu tại sao phải biết giữ gìn và phát huy các giá trịvăn hoá của dân tộc
Do quan niệm không thật đúng của không ít giáo viên cho rằng học Lịch
sử chỉ cần nhớ, không phải tư duy, động não đầu tư nhiều thời gian nên khi giảngdạy giáo viên không cần đưa ra các câu hỏi để phát triển tư duy cho học sinh, lạicàng không cần ra các bài tập Lịch sử để kiểm tra đánh giá nhận thức của các em
mà đơn giản với một vài câu hỏi ở cuối bài là xong Những câu hỏi này đối vớihọc sinh THCS lại khó nên các em thường chán nản, phó mặc làm cho lớp học bịchìm lắng trong lời giảng liên tục của thầy bằng những phương pháp miêu tả,tường thuật, kể chuyện
Hơn nữa do nhu cầu của cuộc sống nên các bậc phụ huynh thường hướngcho con em mình học các bộ môn Văn, Toán, Lí, Hoá để kiếm công ăn việclàm Vì thế, việc học môn Lịch sử bị xem nhẹ, không đáp ứng được yêu cầu đổimới của chương trình SGK Lịch sử lớp Song nếu giáo viên biết vận dụng sángtạo, linh hoạt phương pháp sử dụng hệ thống câu hỏi trong chương trình bàigiảng thì việc dạy học sẽ thu được kết quả cao hơn, học sinh hiểu bài nhanh hơn,lắng đọng được những kiến thức cơ bản và đồng thời buộc học sinh phải tư duy,
Trang 3động não, tập trung suy nghĩ để trả lời các câu hỏi của giáo viên nêu ra, giúp chohọc sinh hiểu sâu, nhớ lâu các sự kiện hiện tượng lịch sử Ngoài ra, sử dụng hệthống câu hỏi còn nâng cao trình độ chuyên môn của người thầy giáo, buộc thầyphải hiểu sâu sắc về từng vấn đề, từng đơn vị kiến thức, có năng lực chắt lọc,chọn ra những đơn vị kiến thức cơ bản nhất để đặt câu hỏi, dẫn dắt học sinh tìmhiểu và giải quyết câu hỏi đó.
Xuất phát từ cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn tôi mạnh dạn nghiên cứu đềtài: "Phương pháp sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học môn Lịch sử lớp 7 ởtrường THCS, theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh " để phần nàonâng cao chất lượng dạy học của bộ môn, góp phần đào tạo thế hệ trẻ trở thànhnhững con người phát triển toàn diện
Tìm hiểu thực tiễn việc sử dụng hệ thống câu hỏi trong việc dạy học hiệnnay
Xác định các biện pháp sử dụng hệ thống câu hỏi theo hướng phát huytính tích cực chủ động của học sinh
Phân loại các dạng câu hỏi
Tiến hành thực nghiệm sư phạm rút ra kết luận
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Đối tượng là quá trình dạy học lịch sử ở trường THCS
Phạm vi sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học lịch sử lớp 7 THCS, theohướng phát huy tính tích cực của học sinh
4.Giả thiết khoa học
Trang 4Sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học môn lịch sử ở lớp 7 theo hướngphát huy tính tích cực của học sinh ở trường phổ thông, là điều cần thiết,chính vìvậy đây là đề tài có tính thực tiễn cao,nếu được đưa vào áp dụng trong giảng dạy
sẽ đem lại hiệu quả đối với người giáo viên và học sinh.Học sinh được phát huytrí lực của bản thân,làm chủ kiến thức cần đạt Bởi vì: bài giảng kiến thức mớitrên lớp là bước quan trọng để học sinh tự lĩnh hội kiến thức tạo điều kiện choviệc tiếp tục tự học đạt kết quả cao hơn
5.Nhiệm vụ nghiên cứu
Đi sâu tìm hiểu lý luận phương pháp dạy học lịch sử.Tập trung nghiêncứu lý luận phương pháp sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học
môn lịch sử theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh
Tìm hiểu thực tiễn việc sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học môn lịch
sử ở lớp 7 theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh ở trường phổ thông
Xác định các biện pháp sư phạm sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy họcmôn lịch sử theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh ở trường phổ thông
Vận dụng vào một số bài cụ thể, tiến hành thực nghiệm rút ra những ưuđiểm, những hạn chế của sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học môn lịch sử ởlớp 7 theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh ở trường phổ thông
6.Phạm vi nghiên cứu
Đây là đề tài được tìm hiểu và nghiên cứu trong suốt thời gian giảng dạymôn lịch sử ở trường THCS
7 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra
Trang 5Phần 1:Mở đầu
Phần 2:Nội dung
Phần 3:Kết luận
Trang 6PHẦN 2: NỘI DUNG Chương 1:Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
I Cơ sở lý luận
Xuất phát từ mục tiêu giáo dục là xây dựng thế hệ trẻ có đủ năng lực phẩmchất đạo đức, có tư tưởng tốt Muốn đạt được như vậy phải rèn luyện trong môitrường giáo dục - đào tạo và tự đào tạo Mục tiêu đào tạo này chi phối nội dungphương pháp dạy học Trong phương pháp dạy học, việc sử dụng hệ thống câuhỏi như thế nào để phát huy tính cực của học sinh, nhằm phát triển tư duy chocác em đạt hiệu quả cao trong học tập là điều quan trọng nhất Việc dạy họcđược tiến hành trong một quá trình thống nhất là giảng dạy và học tập Cả việcgiảng dạy và học tập đều là một quá trình nhận thức Nhận thức trong dạy họcđược thể hiện thông qua hoạt động của giáo viên và học sinh Đối với việc truyềnthụ và tiếp thu một nội dung khoa học được quy định trong chương trình nhằmvào một mục tiêu phù hợp với từng cấp học, với những phương pháp dạy họcthích hợp, để đạt được kết quả nhất định theo kế hoạch đã đề ra
Hoạt động nhận thức trong dạy học lấy học sinh làm trung tâm, chủ động,sáng tạo dưới sự định hướng của giáo viên phải phát huy được tính tích cực củahọc sinh, tự giác học tập, nhận thức một cách chủ động, không tiếp thu một cáchmáy móc
Hiện nay, vấn đề đổi mới phương pháp vẫn là vấn đề mang tính thời sự,bởi phương pháp là chìa khoá mở ra mọi vấn đề Kết quả giáo dưỡng, giáo dục
và phát triển muốn đạt được kết quả cao thì phải có phương pháp phù hợp,phương pháp ấy phải phát huy được tính tích cực của học sinh
Hơn nữa để phát huy, đáp ứng được sự phát triển chung của giáo dục khuvực và thế giới thì việc dạy học phát huy tính tích cực của học sinh là nhiệm vụcấp bách
Hiện nay cách giảng dạy giáo điều, biến giáo viên thành người thuyếtminh, học sinh thì tiếp thu một cách thụ động, đã bị lên án mạnh mẽ và dần dần
Trang 7loại trừ Từ lâu đã xác định được tầm quan trọng của việc sử dụng hệ thống câuhỏi nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập cho nên vấn đề nàyluôn được quan tâm và nghiên cứu Điều quan trọng là giúp học sinh có đượcnhững kiến thức cơ bản làm cơ sở cho việc tự khám phá kiến thức mới, vận dụngvào học tập và cuộc sống
Trong thực tế giáo dục của nước ta, việc phấn đấu cho học sinh tự tìm tòi,
tự hiểu biết để nâng cao trình độ là việc làm thường xuyên không ngừng Nhưnghiện tại vẫn còn có giáo viên có quan niệm môn chính, môn phụ và coi môn lịch
sử là một trong những môn phụ Do vậy, dẫn đến tình trạng học tủ, học lệch vẫntồn tại trong chính mỗi học sinh
Cần chấm dứt tình trạng dạy học nhồi nhét, thụ động trong việc tiếp thu trithức của học sinh Với cách dạy học như vậy sẽ không phát huy được tính tíchcực của người học, học sinh khó có thể năng động sáng tạo trong học tập cũngnhư trong cuộc sống
Việc phát huy tính tích cực của học sinh là vấn đề được quan tâm từ lâu,đặc biệt là ở các nhà sư phạm tiến bộ Song đây cũng là bản chất của quá trìnhdạy học mới
II Cơ sở thực tiễn
Trong quá trình giảng dạy, việc sử dụng hệ thống câu hỏi để hướng dẫnhọc sinh lĩnh hội kiến thức là một hoạt động không thể thiếu đối với tất cả cácmôn học Nhưng riêng đối với môn Lịch sử việc sử dụng hệ thống câu hỏi lại giữmột vai trò quan trọng, vì học tập Lịch sử là quá trình nhận thức những điều đãdiễn ra trong quá khứ Nó tồn tại trên cơ sở sử liệu mang tính khái quát, trừutượng Do đó, muốn giúp học sinh hiểu đúng, hiểu sâu, hiểu rõ về bản chất củacác sự kiện, hiện tượng lịch sử thì giáo viên phải xây dựng hệ thống câu hỏi,giúp học sinh khai thác sử liệu, làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản của lịch sử đãdiễn ra trong quá khứ để hiểu về hiện tại và chuẩn bị cho tương lai Thực tếgiảng dạy môn Lịch sử ở trường THCS hiện nay thì hoạt động nhận thức của học
Trang 8sinh chưa thật sự trở thành trung tâm Học sinh ít được giao nhiệm vụ và ít đượctạo cơ hội, điều kiện thuận lợi để các em bộc lộ khả năng tư duy của mình đểhình thành những biểu tượng, khái niệm về quá khứ lịch sử Do đó, kiến thức cơbản không được lĩnh hội vững chắc, những kỹ năng học tập lịch sử của học sinhkhông được hoàn thiện, chất lượng giáo dục của bộ môn bị hạn chế.
Vì vậy, việc lựa chọn, sắp đặt, sử dụng hệ thống câu hỏi như thế nào đểđảm bảo tính lôgíc, chính xác, khoa học, phát huy được khả năng tư duy độc lập,sáng tạo của học sinh trong giờ dạy học lịch sử là điều cần thiết
Chương 2:Thực trạng vấn đề nghiên cứu
I Những yêu cầu khi sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học lịch sử lớp 7 ở trường THCS
Sử dụng câu hỏi trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng là mộttrong những biện pháp quan trọng, rất có ưu thế để phát triển tư duy cho họcsinh Để sử dụng có hiệu quả cần chú ý các yêu cầu sau:
1 Các câu hỏi nêu ra phải được lựa chọn, đúng nội dung cơ bản của việchọc tập và đạt được yêu cầu, mục đích của việc kiểm tra, khai thác các sự kiện,hiện tượng lịch sử
2 Câu hỏi đưa ra phải vừa sức, sát đối tượng học sinh, đúng đặc trưng bộmôn, phát huy tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh Giáo viên không nên đặtnhững câu hỏi quas mà học sinh chỉ cần trả lời một cách đơn giản " có" hay "không"; " đúng" hay " sai" vì những loại câu hỏi này học sinh đễ đi đến chủ quan
về vốn hiểu biết của mình Song giáo viên không nên đặt những câu hỏi quá khóvượt quá khả năng tư duy của học sinh, như “đánh giá, nhận xét, phântích’’ tránh tình trạng giáo viên chưa giảng, chưa trình bày sự việc cụ thể, họcsinh chưa có hiểu biết nào về sự kiện, hiện tượng lịch sử mà đã đặt câu hỏi chohọc sinh Cách đặt câu hỏi như vậy trái với đặc trưng bộ môn, buộc học sinh phảinhìn vào sách giáo khoa để trả lời chứ hoàn toàn không hiểu gì về câu hỏi màgiáo viên vừa nêu ra
Trang 93 Mỗi giờ học chỉ sử dụng 5-7 câu hỏi Sau mỗi chương cần có câu hỏibài tập Các câu hỏi của bài phải tạo thành một hệ thống câu hỏi hoàn chỉnh, cómối quan hệ lôgic chặt chẽ, làm nổi bật nội dung tư tưởng của bài, phù hợp vớiquá trình hình thành nhận thức của học sinh
4 Câu hỏi phải rõ ràng, trong sáng, nêu được vấn đề cần đặt ra để có thểhiểu đúng, sâu hơn sự kiện, với câu hỏi như vậy sẽ giúp cho tư duy của học sinh
đi đúng hướng và tìm được câu trả lời đúng Các câu hỏi phải tạo thành một hệthống hoàn chỉnh, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, làm nổi bật nội dung, tưtưởng của bài
5 Cần triệt để khai thác các loại câu hỏi trong sách giáo khoa để lựa chọnnội dung, phương pháp thích hợp cho từng bài cụ thể Sử dụng câu hỏi trongsách giáo khoa Kết hợp với câu hỏi được sáng tạo trong quá trình soạn giảngcủa giáo viên, phải đảm bảo tính khoa học, tư tưởng, đồng thời phát triển được tưduy, rèn luyện được các kỹ năng học tập của các em
6 Câu hỏi trắc nghiệm cần tạo điều kiện để học sinh bộc lộ được năng lực
tư duy của bản thân, phát huy được tính độc lập sáng tạo của mình trong quátrình lĩnh hội kiến thức
II Phương pháp sử dụng hệ thống câu hỏi hệ thống câu hỏi trong dạy học Lịch sử lớp 7 ở trường THCS, theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.
Trong các phương pháp dùng lời thì phương pháp sử dụng hệ thống các câu hỏi giữ vai trò quan trọng, rất có ưu thế để phát triển tư duy và tính tích cực của học sinh trong quá trình lĩnh hội kiến thức
Thực tế dạy học ở trường THCS, nhiều giáo viên có kinh nghiệm, có tráchnhiệm, có chuyên môn đã thành công trong việc sử dụng hệ thống các câu hỏi.Đặc biệt là các kỳ thi giáo viên giỏi hàng năm, học sinh được tích cực làm việc,không khí học tập sôi nổi, học sinh thêm yêu thích môn sử hơn
Trang 10Trong sách giáo khoa lớp 7 được biên soạn có những điểm mới rất cơ bản.Câu hỏi trong SGK không còn là 1 hoặc 2 câu hỏi cuối mục, cuối bài nữa mà cáccâu hỏi được đưa ra nhiều hơn và hướng vào những đơn vị kiến thức, chính điều
đó lại càng thuận lợi để giờ học thành công hơn Vì những câu hỏi này là cơ sở
để giáo viên xác định kiến thức cơ bản của bài dạy Đồng thời, kết hợp vớinhững câu hỏi trong sách giáo viên ( SGV) để bổ sung, xây dựng một hệ thốngcâu hỏi hợp lý, lôgíc đúng mục tiêu, nội dung, phương pháp của bài
Các câu hỏi đưa ra phải được giáo viên chuẩn bị kỹ lưỡng từ khi soạn giáo
án, phải có dự kiến nêu ra lúc nào? Đáp án phải trả lời ra sao? Rõ ràng, việc sửdụng câu hỏi trong dạy học là một nghệ thuật đòi hỏi giáo viên phải biết sử dụngthành thạo, nhịp nhàng, lôgíc theo hướng mở để khơi dậy ở học sinh tính tò mò,ham hiểu biết
Thông thường căn cứ vào tính chất, đặc điểm của các kiến thức lịch sửtrong SGK mới, đặc biệt là được tham gia giảng dạy môn Lịch sử lớp 7, tôi thấytrong các bài học lịch sử từ bài cung cấp kiến thức mới đến bài ôn tập, giáo viênthường sử dụng các loại câu hỏi sau:
1 Câu hỏi định hướng
Khi giảng dạy, giáo viên cần chú ý đến " nhu cầu tư duy"của học sinh.Chính vì vậy phải luôn tạo ra tình huống có vấn đề rồi tổ chức hoạt động, thúcđẩy sự tìm tòi sáng tạo của học sinh để giải quyết vấn đề đã nêu Bắt đầu vàomột bài học hoặc một phần của bài học, học sinh cần được "khới động" bộ máy
tư duy của mình Học sinh phải nhận thức rõ: Đối tượng nhận thức đang đến làgì? Những việc cần làm trong tiết học hoặc một phần của tiết học là gì? Kết quảhọc tập cần phải đạt được của bài ( hoặc một phần của bài ) là gì?
Ví dụ: Khi dạy bài 11 : "Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống” (SGKLịch sử 7)
Giáo viên nêu câu hỏi định hướng :
- Nhà Lý chuẩn bị kháng chiến chống xâm lược Tống như thế nào?
Trang 11- Diễn biến kết quả, ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống
ra sao?
Trong quá trình dạy, giáo viên vẫn tuân thủ trình tự theo cấu tạo của SGK,song cần khai thác, nhấn mạnh giúp học sinh trả lời các câu hỏi nêu trên Sau khidạy xong một mục, một bài, giáo viên mới quay lại yêu cầu học sinh trả lời câuhỏi này tức là các em đã hiểu được kiến thức cơ bản của bài
2 Câu hỏi khai thác kênh hình và kênh chữ
a Câu hỏi khai thác kênh hình
Kênh hình trong SGK Lịch sử 7 bao gồm: Những hình ảnh về hiện vật, vềnhững hoạt động xã hội, lược đồ, bản đồ Nó giữ một vai trò vô cùng quantrọng trong quá trình dạy học lịch sử Vì kênh hình không những có tác dụng tạo
ra biểu tượng, cụ thể hoá các sự kiện, hiện tượng một cách chuẩn mực, giàu hìnhảnh, giàu sức thuyết phục
Ngoài ra, nó còn là nguồn gốc cung cấp kiến thức cơ bản giúp học sinhhình thành các khái niệm lịch sử quan trọng, là chỗ dựa vững chắc để hiểu sâusắc bản chất của các sự kiện lịch sử, giúp học sinh nắm vững các qui luật pháttriển của xã hội và con người Vì vậy, khi soạn bài, khi lên lớp, giáo viên luônluôn phải căn cứ vào yêu cầu của bài học, vào kênh hình trong SGK mà đưa ra
hệ thống câu hỏi và bài tập yêu cầu học sinh phải nhận xét, so sánh, đốichiếu giữa những sự kiện, hiện tượng lịch sử này với hiện tượng lịch sử kháccùng loại, hoặc yêu cầu học sinh mô tả về một cuộc kháng chiến nào đó để giúpcác giác quan của các em được tiếp xúc nhiều hơn, phát triển được khả năngquan sát, trí tưởng tượng, tư duy Đồng thời ngôn ngữ của học sinh cũng trongsáng hơn Nhìn vào bất cứ loại kênh hình nào học sinh cũng thích được nhận xét,phán đoán, hình dung quá khứ lịch sử được phản ánh, minh hoạ như thế nào? Từ
đó các em sẽ suy nghĩ, tư duy và tìm cách diễn đạt bằng lời nói chính xác, cóhình ảnh rõ ràng, cụ thể về bức tranh cụ thể đã qua
Trang 12Ví dụ: Khi dạy bài 11: "Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống” (SGKLịch sử 7)
Giáo viên dùng bản đồ mô tả về khúc Sông Cầu, tường thuật trận đánhtrên phòng tuyến Như Nguyệt, giáo viên đặt câu hỏi:
Tại sao Lý Thường Kiệt lại chọn Sông Cầu làm phòng tuyến chống quânTống ?
Em hãy trình bày trận chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt?
Với những câu hỏi khai thác kênh hình đã góp phần quan trọng vào việcnâng cao chất lượng dạy học Lịch sử, gây hứng thú học tập cho học sinh Nó làchiếc “cầu nối” giữa quá khứ với hiện tại để phát huy tính tích cực của học sinhtrong học tập
b Câu hỏi khai thác kênh chữ
Đây là loại câu hỏi mà sau khi giáo viên hướng dẫn, học sinh đọc đoạn sửliệu trong SGK, tài liệu tham khảo rồi đưa ra câu hỏi yêu cầu học sinh phải tìmtòi, phát hiện nhằm tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh để giải quyết cácnhiệm vụ học tập phức tạp Đó chính là một chuỗi câu hỏi lần lượt tìm hiểunhững vấn đề nhỏ, bộ phận có liên quan với nhau, hợp thành vấn đề lớn cơ bản
Ví dụ: Khi dạy bài 11 : "Cuộc kháng chién chống quân xâm lược Tống” (SGKLịch sử 7 )
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc một đoạn sử liệu rồi đặt câu hỏi:
Sau khi rút quân khỏi thành Ung Châu Lý Thường Kiệt đã làm gì để chuẩn bịkháng chiến ?
Hay cũng vẫn trong bài khi dạy mục 2 giáo viên nêu:
Chờ mãi không thấy quân tiêp ứng Quách Quỳ đã làm gì?
Trước hành động ngoan cố của địch, nhà Lý đã đối phó như thế nào?
Đây là loại câu hỏi thường được dùng để gợi mở cho học sinh trong quátrình lĩnh hội kiến thức phức tạp Giúp các em biết tìm tòi, biết phát hiện ra
Trang 13những sự kiện, hiện tượng từ đó rút ra kết luận chung cho từng mục hoặc toànbài
3 Xây dựng hệ thống câu hỏi trên lớp
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên còn phải biết đặt ra và giúp học sinhgiải quyết các câu hỏi có tính chất nhận thức kiến thức.Một hệ thống câu hỏi tốtnêu ra trong quá trình giảng dạy phải phù hợp với khả năng của các em, kíchthích tư duy phát triển, đồng thời tạo ra mối liên hệ bên trong của học sinh vàgiữa học sinh với giáo viên, tức là mỗi câu hỏi đưa ra, mỗi học sinh và giáo viênphải thấy rõ vì sao trả lời được, vì sao không trả lời được Câu hỏi quá khó haykhông đủ điều kiện, tư liệu để các em trả lời
Khi xây dựng hệ thống câu hỏi ở trên lớp nhằm gây hứng thú học tập, pháttriển năng lực tư duy của học sinh, giáo viên không nên đặt những câu hỏi màcác em chỉ cần trả lời một cách đơn giản “có” hay “không” hoặc “đúng” hay
“sai” Bởi vì những câu hỏi như thế không đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ Đồngthời cũng không nên đặt câu hỏi quá dễ làm cho học sinh thoả mãn, đi đến chủquan về vốn hiểu biết của mình, mà phải làm cho các em hiểu rằng, sự trả lờiđúng, đầy đủ câu hỏi do giáo viên nên ra là tốt, song vẫn phải tiếp tục suy nghĩ
để trả lời hay hơn, sâu sắc hơn và thông minh hơn
Thông thường, căn cứ vào tính chất, đặc điểm của các kiến thức lịch sử màchúng ta có các loại câu hỏi sau:
- Loại câu hỏi về sự phát sinh các sự kiện, hiện tượng lịch sử mà chúng tatìm hiểu về nguyên nhân trực tiếp hay hoàn cảnh, bối cảnh lịch
sử của sự kiện, hiện tượng đó
Ví dụ: Hãy trình bày nguyên nhân bùng nổ, đặc điểm của các cuộ khởi nghĩa(trước khởi nghĩa Lam Sơn) chống quân Minh (Trang 84 - SGK Lịch sử 7)Hoặc: Nguyên nhân dẫn đến phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỷXVI (Trang 106 - SGK Lịch sử 7)
Trang 14- Loại câu hỏi này thường xuất hiện vào phần đầu của bài giảng; bởi vì bất
kỳ một sự kiện, hiện tượng lịch sử nào đều xuất trong hoàn cảnh lịch sử nhấtđịnh, đều có nguyên nhân phát sinh của nó Đây là một đặc điểm cúa tư duy lịchcần hình thành từng bước cho học sinh Nó đòi hỏi các em khi xem xét bất kỳmột sự kiện nào cũng phải được đặt trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể, tìm ra nhữngnguyên nhân làm nảy sinh sự kiện đó
- Loại câu hỏi về quá trình diễn biến, phát triển của sự kiện, hiện tượnglịch sử như diễn biến của các cuộc khởi nghĩa; diễn biến của các cuộc cáchmạng; cuộc chiến tranh Loại này cũng thường gặp ở tất cả các bài
Ví dụ: Trong sách giáo khoa lịch sử 7, chúng ta thấy một loạt câu hỏi:
Hãy trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn chỉhuy
Hãy trình bày tình hình thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Đinh-TiềnLê
Em hãy trình bày cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt của nhân
- Loại câu hỏi nêu nên đặc trưng bản chất của các hiện tượng lịch sử, baogốm sự đánh giá và thái độ của học sinh đối với các sự kiện lịch sử ấy
Ví dụ, ở lớp 7 có một loạt câu hỏi như :