1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phương pháp sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học lịch sử để phát huy tính tích cực học tập của học sinh lớp 12 trong các tiết học

18 1,6K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 120 KB

Nội dung

Mặt khác để góp phần giảm bớt số lượng học sinh yếu, kém trong nhà trường và phát huy hết năng lực của học sinh khá, giỏi nắm chắc được kiến thức bài học và hiểu sâu sắc hơn các sự kiện,

Trang 1

PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ ĐỂ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA

HỌC SINH LỚP 12 TRONG CÁC TIẾT HỌC

A PHẦN MỞ ĐẦU

I ĐẶT VẤN ĐỀ:

Nội dung và phương pháp dạy học có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động, bổ trợ cho nhau và không thể tách rời nhau Nội dung là cơ sở cho phương pháp dạy học, ngược lại nếu có phương pháp dạy học tốt sẽ có tác dụng trở lại rất lớn đối với hiệu quả lĩnh hội nội dung cho học sinh, vì vậy đổi mới nội dung sách giáo khoa cần phải đi liền với đổi mới phương pháp dạy học sao cho phù hợp.Đổi mới dạy học nói chung và đổi mới dạy học lịch sử nói riêng là một quá trình thực hiện thường xuyên

và kiên trì, trong đó có nhiều yếu tố quan hệ với nhau

Dạy như thế nào, học như thế nào để đạt được hiệu quả học tập tốt nhất là điều mong muốn của tất cả giáo viên chúng ta, muốn thế phải đổi mới phương pháp dạy học Người giáo viên phải tổ chức một cách linh hoạt các hoạt động giảng dạy trong một giờ học từ khâu đầu tiên đến kết thúc giờ học, những hoạt động đó giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách tự giác, chủ động, tích cực, sáng tạo và ngày càng yêu thích, say mê môn học

Vậy làm thế nào để phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong dạy học lịch sử?, có nhiều biện pháp, như: phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan, phương pháp thuyết trình, công tác ngoại khóa…Nhưng việc sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng là một trong những biện pháp rất quan trọng, rất có ưu thế để phát triển tư duy của học sinh, hình thành kĩ năng, kĩ xảo và bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh

Trang 2

Mặt khác để góp phần giảm bớt số lượng học sinh yếu, kém trong nhà trường và phát huy hết năng lực của học sinh khá, giỏi nắm chắc được kiến thức bài học và hiểu sâu sắc hơn các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử….và cũng để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng, bản thân tôi xin mạnh dạn trình bày một số vấn đề về : “ Phương pháp sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học lịch sử để phát huy tính tích cực học tập của học sinh lớp 12 trong các tiết học”

Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp phần vào giúp giáo viên tiến hành một giờ dạy học lịch sử có hiệu quả tốt hơn, học sinh tích cực, chủ động trong việc tiếp thu lĩnh hội kiến thức của bài học Đây là lí do tôi chọn đề tài này

II NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:

Để thực hiện tốt đề tài nghiên cứu bản thân phải thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu các tài liệu về phương pháp dạy học lịch sử

- Thao giảng, dự giờ đồng nghiệp trao đổi rút kinh nghiệm qua từng tiết dạy

- Tìm hiểu sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết kế bài giảng lịch sử lớp 12

- Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh để từ đó điều chỉnh và bổ sung phương pháp dạy học cho hợp lí

III PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

Đề tài xoay quanh việc nghiên cứu giảng dạy và học tập với việc : “Phương pháp

sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học lịch sử để phát huy tính tích cực học tập của

học sinh lớp 12 trong các tiết học” Đối tượng mà tôi áp dụng cho đề tài này là học

sinh lớp 12 trường THPT Huỳnh Thúc Kháng

Trang 3

B PHẦN NỘI DUNG

I CƠ SỞ KHOA HỌC:

Đai –ri nhà giáo dục Liên Xô Đã từng nói: “ Dạy lịch sử cũng như bất cứ dạy cái

gì đòi hỏi người thầy phải khêu gợi cái thông minh chứ không phải là bắt buộc các trí nhớ làm việc, bắt nó ghi chép rồi trả lại” Như vậy mục đích của việc dạy học lịch

sử ở trường THPT là người giáo viên không chỉ giúp học sinh hình dung được

những gì diễn ra trong quá khứ và ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng của lịch sử mà quan trọng hơn là phải nắm được bản chất của sự kiện Trong phát triển tư duy của học sinh việc sử dụng các thao tác lô gic có ý nghĩa rất quan trọng Vì vậy mỗi giáo viên phải có phương pháp dạy học cho phù hợp, một trong những phương pháp đó

là sử dụng hệ thống câu hỏi trong từng tiết dạy Hỏi và trả lời chính là đặt tình huống có vấn đề rồi tìm cách giải quyết vấn đề Hỏi và trả lời không phải là sự đánh

đố mà là giúp nhau hiểu sâu sắc lịch sử hơn Việc hỏi và trả lời câu hỏi có ý nghĩa giáo dưỡng, giáo dục và phát triển lớn Vì vậy đặt câu hỏi có ý nghĩa quan trọng trong giờ học lịch sử nói riêng và các môn học khác nói chung trong việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh

II CƠ SỞ THỰC TIỄN:

Ở trường THPT Huỳnh Thúc Kháng đa số học sinh còn lười học và chưa có sự say

mê môn học Lịch sử, cho nên việc ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử còn rất yếu Đa số các em chưa độc lập suy nghĩ để trả lời các câu hỏi của giáo viên đưa ra mà chỉ đọc nguyên xi trong sách giáo khoa hay chỉ nêu được móc thời gian mà không diễn tả được thời gian đó nói lên sự kiện gì… vì thế kết quả học tập của học sinh chưa cao, số học sinh chiếm tỉ lệ yếu, kém còn nhiều Hơn nữa trong quá trình dạy học một số giáo viên chưa đưa ra được hệ thống câu hỏi cho phù hợp với từng tiết dạy và từng khối lớp nên chưa thu hút được sự hứng thú học tập của học sinh Nhằm giảm bớt số lượng học sinh yếu ,kém và nâng cao chất lượng dạy và

Trang 4

học môn lịch sử , cũng như thu hút sự hứng thú học tập của học sinh bản thân tôi mạnh dạn đưa ra phương pháp dạy học, cụ thể là: “ Phương pháp sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học lịch sử để phát huy tính tích cực học tập của học sinh lớp 12 trong các tiết học”

III TH ỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT HUỲNH THÚC KHÁNG.

1 Ưu điểm:

* Về phía giáo viên:

- Đại đa số giáo viên đều cố gắng thay đổi phương pháp dạy học của mình theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh thông qua các phương pháp dạy học như: phương pháp trực quan, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp tường thuật, miêu tả, kể truyện, nêu đặc điểm nhân vật lịch sử, sử dụng công nghệ thông tin…

- Giáo viên tích cực hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm nhằm hổ trợ kiến thức cho nhau và thông qua hoạt động này những học sinh yếu kém được hoạt động một cách tích cực với các học sinh khá, giỏi dưới sự hướng dẫn của giáo viên qua đó giúp học sinh nắm chắc kiến thức và hiểu sâu sắc hơn về bản chất sự kiện, hiện tượng lịch sử

- Trong quá trình giảng dạy giáo viên kết hợp nhuần nhuyển việc sử dụng các đồ dùng dạy học, khai thác một cách triệt để các đồ dùng và phương pháp dạy học như tranh , ảnh, bản đồ, sơ đồ, mô hình, phim đèn chiếu và ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp vào trong từng tiết dạy

* Về phái học sinh:

- Đa số học sinh đều học bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp, đều chú ý nghe giáo viên giảng, tập trung theo dõi sách giáo khoa và suy nghĩ để trả lời các câu hỏi mà giáo viên đưa ra

Trang 5

- Đa số học sinh đều tích cực thảo luận nhóm và đã đưa lại hiệu quả cao trong quá trình lĩnh hội kiến thức

2 Hạn chế:

* Về phía giáo viên:

- Vẫn còn một số giáo viên chưa thực sự thay đổi phương pháp dạy học cho phù hợp với từng tiết dạy, chưa phát huy được tính tích cực học tập của học sinh nhằm tạo điều kiện cho học sinh suy nghĩ, chiếm lĩnh và nắm vững kiến thức giáo viên vẫn còn sử dụng phương pháp dạy học “ thầy nói trò nghe”, “ thầy đọc , trò chép” do

đó nhiều học sinh chưa hiểu bài mà chỉ học thuộc một cách máy móc, không nắm bắt được bản chất của sự kiện

- Đa số giáo viên chưa nêu câu hỏi nhận thức vào đầu giờ học tức là không giới thiệu vào bài mới thông qua việc nêu câu hỏi nhận thức, điều này làm giảm bớt sự tập trung, chú ý bài học của học sinh ngay từ hoạt động đầu tiên

- Một số giáo viên chưa sử dụng tốt các phương tiện dạy học vào từng tiết học mà chỉ dạy chay, hoặc có sử dụng nhưng chưa biết cách khai thác nên chưa thu hút được

sự hứng thú học tập của học sinh Một số câu hỏi của giáo viên đưa ra hơi khó học sinh không trả lời được nhưng lại không có hệ thống câu hỏi gợi mở nên nhiều khi giáo viên phải trả lời thay học sinh…

* Về phía học sinh:

- Học sinh thường trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra thông qua việc nhìn vào sách giáo khoa đọc nguyên xi để trả lời, chưa có sự đọc lập tư duy, chư rút ra được ý chính để trả lời

- Học sinh còn lười học và chưa có sự say mê môn học, một số học sinh chưa chịu học bài cũ, làm bài tập và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp, trên lớp các em thiếu tập trung suy nghĩ, cho nên việc ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử còn yếu

Trang 6

- Nhiều học sinh chỉ trả lời được những câu hỏi dễ, đơn giản, còn một số câu hỏi tổng hợp, phân tích, giải thích, so sánh…thì học sinh còn rất ngại và rất lúng túng khi trả lời hoặc trả lời mang tính chất chung chung chưa đúng trọng tâm của câu hỏi

IV MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC TẾ TRONG VIỆC SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI ĐỂ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 12.

1 Đặt câu hỏi nêu vấn đề.

* Đối với giáo viên:

- Trước khi bước vào giảng bài mới, giáo viên nên dẫn vào bài mới bằng cách đặt câu hỏi nêu vấn đề nhằm định hướng nhận thức cho học sinh Các câu hỏi nêu vấn

đề được đưa ra vào đầu giờ học nhằm thu hút sự chú ý, huy động các năng lực nhận thức của học sinh vào việc theo dõi bài giảng để tìm câu trả lời Những câu hỏi này

là những vấn đề cơ bản của bài học mà học sinh phải nắm Đương nhiên khi đặt câu hỏi giáo viên không yêu cầu học sinh trả lời ngay mà chỉ sau khi giáo viên đã cung cấp đầy đủ sự kiện thì học sinh mới trả lời được Các câu hỏi này giáo viên nên ghi vào phía phải của gốc bảng cho học sinh tiện theo dõi và tìm câu trả lời

Ví dụ:

+ Kki dạy bài 14: Phong Trào Cách Mạng 1930-1931 (trang 90) Giáo viên nêu câu hỏi đầu giờ: Tại sao nói phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô Viết Nghệ- Tĩnh là cuộc tổng diễn tập đầu tiên chuẩn bị cho cách mạng tháng tám 1945? Tại sao nói Xô Viết Nghệ -Tĩnh là hình thức nhà nước sơ khai, nhà nước của dân, do dân, vì dân?

+ Khi dạy bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng tám (1939-1945) Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời (trang 102), giáo viên nêu câu hỏi: Tại sao cuộc tổng khởi nghĩa cách mạng tháng tám diễn ra giành thắng lợi nhanh chống và ít đỗ máu?

Trang 7

+ Hoặc khi dạy bài 17: Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Từ Sau Ngày

2-9-1945 Đến Trước Ngày 19-12-1946 (trang 121) Giáo viên nêu câu hỏi đầu giờ: Vì sao nói sau cách mạng tháng tám nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đứng trước tình thế ngàn cân treo sợi tóc? Vì sao Đảng, chính phủ và chủ tịch Hồ Chí Minh lại kí hiệp định sơ bộ 6-3-1946 và Tạm ước 14-9-1946 với thực dân pháp?

+ Hoặc khi dạy bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế- xã hội ở miền bắc, giải phóng hoàn toàn miền nam ( 1973-1975) (trang 188), giáo viên có thể nêu câu hỏi: Tình hình hai miền Bắc – Nam của nước ta sau hiệp định Pa ri diễn ra như thế nào? Tại sao quân ta giành thắng lợi to lớn trong cuộc tổng tiến công và nỗi dậy xuân 1975?

- Trong quá trình dạy, giáo viên cần khai thác nhấn mạnh những kiến thức cơ bản nhằm giúp học sinh trả lời câu hỏi nêu trên Học sinh trả lời được câu hỏi này tức là

đã nắm và hiểu được kiến thức chủ yếu của bài

* Đối với học sinh:

Câu hỏi loại này thường là câu hỏi có tính chất bài tập muốn trả lời phải huy động kiến thức cơ bản của toàn mục hoặc toàn bài, vì vậy học sinh phải chuẩn bị bài và trả lời trước các câu hỏi trong sách giáo khoa, chú ý tập trung theo dõi bài giảng, chọn lọc sự kiện và trình bày trên lớp

2 Xây dựng hệ thống câu hỏi ở trên lớp:

- Trong quá trình dạy trên lớp, giáo viên phải biết đặt ra và giúp học sinh giải quyết các câu hỏi có tính chất nhận thức Một hệ thống câu hỏi nêu ra trong quá trình giảng dạy phải phù hợp với khả năng của học sinh, kích thích tư duy học sinh phát triển, đồng thời tạo ra mối liên hệ bên trong giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với giáo viên, mỗi câu hỏi nêu ra cả học sinh và giáo viên phải thấy rõ vì sao trả lời được, vì sao không trả lời được…

Trang 8

- Trong sách giáo khoa, thường sau mỗi bài, mỗi mục có từ 1 đến 3 câu hỏi, những câu hỏi này là cơ sở để giáo viên xác định kiến thức trong sách, đồng thời bổ sung để xây dựng hệ thống câu hỏi của bài, câu hỏi phải có sự chuẩn bị từ khi soạn giáo án, phải có dự kiến nêu ra lúc nào, học sinh sẽ trả lời như thế nào Những câu hỏi đặt ra bắt buộc học sinh phải suy nghĩ, phải kích thích được lòng ham hiểu biết, trí thông minh, óc sáng tạo của học sinh Đặc biệt là giúp học sinh yếu, kém tích cực hoạt động và dần dần hình thành kiến thức cơ bản cho các em qua hệ thống câu hỏi, từ đó các em có hứng thú học tập và xây dựng bài hơn

- Thông thường trong quá trình giảng dạy giáo viên thường xây dựng và đặt ra nhiều loại câu hỏi, căn cứ vào tính chất, đặc điểm của kiến thức lịch sử, cũng như đặc điểm của từng đối tượng học sinh, mà giáo viên có thể phân ra các loại câu hỏi

cụ thể như sau:

* Loại câu hỏi hỏi về nguyên nhân, bối cảnh hay hoàn cảnh lịch sử của sự

kiện, hiện tượng lịch sử và thường áp dụng cho đối tượng học sinh yếu, kém.

Ví dụ:

+ Nêu nguyên nhân dẫn đến phong trào cách mạng 1930-1931 bùng nổ? ( Bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1930, sách giáo khoa lịch sử 12, trang 90)

+ Nêu nguyên nhân dẫn đến phong trào “ Đồng khởi” (1959-1960) bùng nổ? ( Bài 21: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1960)), (trang 163)

+ Nêu hoàn cảnh dẫn đến sự ra đời của hội Việt nam cách mạng thanh niên? ( Bài 13:Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930), ( trang 83) + Nêu hoàn cảnh dẫn đến việc triệu tập hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam? ( Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930), (trang 86,87)

Trang 9

Loại câu hỏi này thường xuất hiện vào phần đầu bài giảng, bởi vì bất kì một sự kiện, hiện tượng lịch sử nào đều xuất hiện trong hoàn cảnh nhất định, đều có nguyên nhân phát sinh của nó Đây là một đặc điểmtư duy của lịch sử cần hình thành từng bước cho học sinh

* Loại câu hỏi về quá trình, diễn biến , phát triển của sự kiện, hiện tượng lịch

sử như diễn biến của cá cuộc khởi nghĩa, diễn biến của các cuộc cách mạng, diễn biến của các sự kiện, hiện tượng lịch sử Loại câu hỏi này thường dành cho đối tượng học sinh trung bình

Ví dụ:

+ Hãy trình bày diễn biến của phong tròa cách mạng 1930-1930? ( Bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1931, trang 90)

+ Nêu diễn biến của cuộc tổng khởi nghĩa tháng tám?, ( Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng tám ( 1939-1945) Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, trang 102)

+ Trình bày diễn biến của chiến dịch Việt Bắc thu- đông 1945?, diễn biến của chiến dịch biên giới thu- đông 1950? ( Bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ( 1946-1950), trang 130)

Tuy đây là loại câu hỏi ít suy luận song lại đòi hỏi trí nhớ, phải biết nhiều sự kiện, địa danh, nhân vật lịch sử để giúp học sinh phát triển trí nhớ nên phải chia câu hỏi thành nhiều câu hỏi nhỏ, đồng thời lập các bảng niên biểu, mối liên hệ giữa các sự kiện

* Loại câu hỏi nêu đặc trưng, bản chất của các sự kiện , hiện tượng lịch sử, bao gồm sự đánh giá và thái độ của học sinh đối với các sự kiện, hiện tượng lịch sử

ấy Loại câu hỏi này thường dùng cho đối tượng học sinh khá, giỏi khi thảo luận nhóm để bổ trợ kiến thức cho đói tượng học sinh yếu, kém.

Trang 10

Ví dụ:

+ Tại sao khi phát xít Nhật đầu hàng đồng minh, Đảng ta quyết định phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc? ( Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng tám ( 1939-1945) Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, trang 102)

+ Vì sao Đảng , chính phủ và chủ tịch Hồ Chí Minh lại kí với Pháp hiệp định

sơ bộ ngày 6-3-1946? ( Bài 17: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 9-2-1946 đến trước ngày 19-12-1946, trang 121)

+ Tại sao quân ta giành thắng lợi lớn trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975?, ( Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế- xã hội ở miền bắc, giải phóng hoàn toàn miền nam ( 1973-1975) trang 188)

Thường những loại câu hỏi này khó đối với học sinh, nó đòi hỏi các em phải biết phân tích, đánh giá, biết bày tỏ thái độ của mình đối với các sự kiện, hiện tượng lịch

sử Đa số học sinh rất ngại trả lời những câu hỏi này, hoặc trả lời không đúng trọng tâm, vì thế giáo viên cần nêu lên những câu hỏi gợi mở để giúp các em trả lời dễ dàng hơn

Ví dụ:

+ Khi dạy bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng tám ( 1939-1945) Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời

Câu hỏi nhận thức: Tại sao khi phát xít Nhật đầu hàng đồng minh, Đảng ta quyết định phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc?

Câu hỏi gợi mở: chủ trương khới nghĩa vũ trang đề ra trong hội ghị trung ương Đảng lần thứ 8 ( 5-1941) là gì?,Đảng ta đã chuẩn bị những gì cho tổng khởi nghĩa ?, Thời cơ cách mạng xuất hiện đầy đủ ở nước ta lúc này chưa?

+ Hoặc khi dạy bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế- xã hội ở miền bắc, giải phóng hoàn toàn miền nam ( 1973-1975)

Ngày đăng: 17/10/2015, 22:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w