1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN sử dụng câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học lịch sử để phát huy tính tích cực chủ động của học sinh

20 2,9K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 138,5 KB

Nội dung

Việc đổi mới chương trình sách giáo khoa ở trường Trung học phổ thông đã đặt ra một yêu cầu cấp bách đối với giáo viên giảng dạy môn Lịch sử đổi mới phương pháp dạy học. Yêu cầu đặt ra đối với việc đổi mới Phương pháp dạy học Lịch sử ở Trường trung học phổ thông cần đạt là phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình học tập. Và một trong những biện pháp quan trọng để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình học tập là sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học Lịch sử. Song việc đặt câu hỏi của giáo viên là một vấn đề không hề đơn giản, vì việc đặt câu hỏi của giáo viên vừa thể hiện kiến thức, vừa là kinh nghiệm giảng dạy, vừa là nghệ thuật.

Trang 1

ĐỀ TÀI

“SỬ DỤNG CÂU HỎI NÊU VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ

ĐỂ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH”

I SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN SÁNG KIẾN

Việc đổi mới chương trình sách giáo khoa ở trường Trung học phổ thông đã đặt

ra một yêu cầu cấp bách đối với giáo viên giảng dạy môn Lịch sử- đổi mới phương pháp dạy học Yêu cầu đặt ra đối với việc đổi mới Phương pháp dạy học Lịch sử ở Trường trung học phổ thông cần đạt là phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình học tập Và một trong những biện pháp quan trọng để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình học tập là sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học Lịch sử Song việc đặt câu hỏi của giáo viên là một vấn đề không hề đơn giản, vì việc đặt câu hỏi của giáo viên vừa thể hiện kiến thức,

vừa là kinh nghiệm giảng dạy, vừa là nghệ thuật

Qua thực tế dự giờ một số đồng nghiệp, tôi nhận thấy một số giáo viên rất thành công trong việc sử dụng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập môn lịch sử của học sinh Tuy nhiên, cũng còn nhiều giáo viên mặc dù đã cố gắng đặt câu hỏi để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học, nhưng hiệu quả không cao Hệ thống câu hỏi mà giáo viên đặt ra chủ yếu là những kiến thức đã có sẳn trong sách giáo khoa và nhiệm vụ của các

em là nhìn vào sách giáo khoa để trả lời, không cần suy nghĩ

Sử dụng câu hỏi như thế nào để phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong dạy học Lịch sử? Từ thực tế giảng dạy, tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm trong việc xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy học Lịch sử, phát huy tính tích cực chủ động trong học tập của học sinh Tôi xin trình bày kinh nghiệm bản

thân qua đề tài “SỬ DỤNG CÂU HỎI TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ ĐỂ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG TRONG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH”

Mục đích của đề tài nhằm đưa ra một số giải pháp thực hiện việc xây dựng hệ

thống câu hỏi trong dạy học lịch sử để phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập của học sinh, nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn lịch sử

II PHẠM VI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

Trang 2

- Nghiên cứu phương pháp xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy học Lịch sử để phát huy tính tích cực, chủ đông trong học tập của học sinh ở trường THPT Đầm Dơi từ năm 2008-2010

III MÔ TẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

1 Cơ sở lý luận của việc sử dụng câu hỏi trong dạy học Lịch sử để phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học ở trường THPT

1.1 Cơ sở pháp lý

- Tại Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” của ngành giáo dục (1963), Bác Hồ đã căn dặn: “Về giảng dạy tránh lối dạy nhồi sọ ….” “Về học tập tránh lối học vẹt … ” “Phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do

về tư tưởng…”

- Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã khẳng định: “Phương pháp dạy học mới, lấy người học làm trung tâm… , nói cho cùng, phương pháp này là tích cực.

Sự tích cực này thể hiện ở chổ nó tạo cho người học, tức trung tâm phát huy được trí tuệ, tư duy, óc thông minh của mình…”

- Đảng, Nhà nước, ngành giáo dục đã ban hành nhiều Nghị quyết, chỉ thị, văn

bản chỉ đạo về việc đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập của học sinh

- Luật giáo dục, điều 28.2 đã ghi “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của học sinh, rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh, nâng cao chất lượng giảng dạy”.

1.2 Cơ sở lý luận

a Khái niệm về tính tích cực của học sinh trong học tập

- Học tập của học sinh là quá trình nhận thức, song đó là quá trình nhận thức đặc thù Một sự nhận thức đã được làm cho dễ dàng đi và được thực hiện dưới sự

chỉ đạo của giáo viên Vì vậy, nói đến tính tích cực học tập của học sinh trong học tập, thực chất là nói đến tính tích cực của sự nhận thức

- Từ đó, chúng ta có thể hiểu tính tích cực của sự nhận thức là trạng thái hoạt động nhận thức của học sinh thể hiện trong khát vọng học tập

Trang 3

- Trong quá trình dạy học, chúng ta có thể nhận biết được tính tích cực học tập của học sinh ở những mặt sau:

+ Thứ nhất: Học sinh tập trung chú ý theo dõi vấn đề đang học, khao khát,

tự nguyện tham gia trả lời các câu hỏi của giáo viên, tích cục phát biểu ý kiến của mình về vấn đề mà giáo viên và các bạn đặt ra

+ Thứ hai: Đào sâu suy nghĩ, hay nếu thắc mắc đòi hỏi được giải thích cặn

kẽ những vấn đề mà giáo viên trình bày chưa rõ

+ Thứ ba: Vận dụng kiến thức đã học, vốn hiểu biết của bản thân để nhận

thức những vấn đề mới

+ Thứ tư: hào hứng, say mê tiếp thu bài giảng của giáo viên, cố gắng hoàn

thành bài tập được giao

- Ngoài những biểu hiện trên, trong quá trình giảng dạy, giáo viên còn có thể nhận biết tính tích cực của học sinh qua ánh mắt, cử chỉ, nét mặt khi theo dõi bài giảng

1.3 Một số yêu cầu đối với giáo viên khi xây dựng hệ thống câu hỏi

- Câu hỏi phải bám sát nội dung cơ bản chương trình học, có nội dung chính xác, rõ ràng, dễ hiểu

- Câu hỏi phải vừa sức học sinh Không nên đặt câu hỏi quá khó hoặc câu hỏi quá dễ không kích thích học sinh tìm tòi

- Cần tránh đặt những câu hỏi mà học sinh chỉ cần nhìn vào sách giáo khoa để trả lời mà hoàn toàn không hiểu gì về nội dung

- Câu hỏi có thể dùng cho từng mục, toàn bài, chương hoặc những nội dung lớn

có liên quan chặt chẽ giữa các bài

- Câu hỏi phải đảm bảo tính khoa học, tính tư tưởng, đồng thời phát huy được tư duy học sinh, rèn luyện kỹ năng học tập của học sinh

2 Giải pháp thực hiện

Việc đặt câu hỏi trong dạy học Lịch sử là một trong những biện pháp quan trọng để phát triển tư duy học sinh Song sử dụng câu hỏi và hệ thống câu hỏi như thế nào để phát huy tính tích cực của học sinh là một vấn đề khó và phức tạp Để thực hiện tốt vấn đề trên, trước hết giáo viên phải thực hiện tốt khâu soạn giáo án

Trang 4

Trước đây chúng ta xác định mục đích, yêu cầu của bài học là “Làm cho học sinh nắm được hoặc hiểu được ” có nghĩa là trong giờ dạy, giáo viên là trung tâm, học sinh thụ động tiếp thu kiến thức, nhận thông tin từ người thầy Nhưng từ khi đổi mới chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương pháp giảng dạy, khâu soạn giảng cũng có nhiều thay đổi, mục tiêu bài học có 3 mức dộ: biết, hiểu, vận dụng Như vậy, chúng ta đã chuyển hoạt động của giáo viên sang hoạt động của học sinh là chính, học sinh xây dựng kiến thức cho mình dưới sự hướng dẫn của giáo viên thông qua hệ thống câu hỏi Học sinh không chỉ nắm kiến thức mà còn nắm phương pháp để hiểu và vận dụng kiến thức

Để đạt mục đích trên, đòi hỏi giáo viên phải đầu tư cho bài soạn, đặt biệt là việc xây dựng hệ thống câu hỏi của bài dạy Sử dụng câu hỏi trong dạy học Lịch

sử để phát huy tính tích cưc học tập của học sinh có thể thực hiện ở tất cả các bước trong giờ dạy Lịch sử Tuy nhiên trong phạm vi đề tài, tôi chỉ trình bày việc xây dựng hệ thống câu hỏi phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập Lịch sử của học sinh ở bước mở đầu bài học và củng cố bài, chương

2.1 Nêu câu hỏi mở đầu bài học:

Giới thiệu bài mới là một bước quan trọng trong tiến trình tổ chức dạy học của giáo viên Tuy nhiên thực tế qua các tiết dạy dự giờ đồng nghiệp, tôi nhận thấy nhiều thầy cô đã bỏ qua bước giới thiệu bài mới

Riêng bản thân tôi, việc giới thiệu bài mới là một nội dung rất cần thiết để tạo

sự chú ý, gây hứng thú, phát huy tính tích cực trong giờ học, cũng như định hướng nhận thức kiến thức bài mới cho học sinh

Ví dụ 1: Khi dạy Bài 8 : Nhật Bản ( chương trình 12 ban cơ bản )

- Để tạo hứng thú, phát huy tính tích cực trong học tâp của học sinh, mở đầu bài học tôi dẫn dắt học sinh vào tình huống có vấn đề - lòng ghép câu hỏi nhận

thức cho học sinh: Hoàn toàn khác với Mỹ; Nhật Bản là nước nghèo tài nguyên khoáng sản, bại trận trong chiến tranh thế giới thứ hai, bị Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hirôsima và Nagadaki, vì vậy sau chiến tranh, nền kinh tế Nhật Bản bị tàn phá nặng nề Tuy nhiên chỉ sau 2 thập niên Nhật Bản không những khôi phục được nền kinh tế, mà kinh tế còn phát triển mạnh mẽ vươn

Trang 5

lên trở thành siêu cường kinh tế, trở thành một trong 3 trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới Từ đó tôi đưa ra câu hỏi có tình huống cho HS:

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai nền kinh tế Nhật Bản phát triển “thần kỳ” như thế nào?

- Những nhân tố nào đã thúc đẩy sự phát triển “thần kỳ” của kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh?

- Từ sự phát triển kinh tế của Nhật, các nước đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì cho công cuộc xây dựng đất nước hiện nay?

- Với cách giới thiệu bài như trên, giáo viên đã tạo cho học sinh một sự tò mò, khát khao tìm hiểu Và để có thể trả lời cho những câu hỏi trên, học sinh phải tập trung trong giờ học, cùng với giáo viên từng bước tìm ra lời giải

- Điểm hay của cách giới thiệu bài như trên là: giáo viên không chỉ giới thiệu nội dung kiến thức cơ bản của bài mới, còn đưa ra được cả câu hỏi củng cố bài, liên lệ thực tế tình hình nước ta qua bài dạy Làm cho bài dạy phong phú, mang tính giáo dục cao

Ví dụ 2: Khi dạy Bài 23: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG Ở VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN HẾT CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT ( chương trình 11 ban cơ bản)

- Tôi vừa giới thiệu nội dung bài mới vừa lòng ghép nêu câu hỏi nhận thức vừa

đặt câu hỏi so sánh giúp học sinh củng cố kiến thức bài cũ: Đầu thế kỷ XX một phong trào yêu nước theo khuynh hướng mới xuất hiện - đó là khuynh hướng dân chủ tư sản, tiêu biểu cho khuyng hướng cứu nước này là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh Để hiểu rõ phong trào yêu nước theo khunh hướng dân chủ tư sản, cô trò chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất Qua bài học hôm nay, các em cần nhận thức rõ 3 vấn đề sau:

+ Khuynh hướng cứu nước mới nảy sinh trong bối cảnh nào?

+ Những nét chính trong hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh Tư tưởng cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh có điểm gì giống và khác nhau?

Trang 6

+ Cuộc vận động giải phóng dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản đầu thế kỷ XX có gì mới, khác so với phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX?

- Điểm mới của cách mở bài ở ví dụ 2, câu hỏi củng cố không chỉ giới hạn trong nội dung bài các em vừa mới tiếp thu mà học sinh phải tư duy, nhớ lại kiến thức

đã tiếp thu ở bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX để so sánh, trả lời

Ví dụ 3: Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc

(1953-1954 ), chương trình 12 ban cơ bản (3 tiết)

- Sau khi kiểm tra bài cũ học sinh, tôi mở bài một cách trực tiếp: Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đập tan kế hoạch Nava-một cố gắng cao nhất và cuối cùng trong cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp có sự giúp đỡ của Mỹ Buộc pháp phải ngồi vào bàn Hội nghị ký Hiệp định Giơnevơ So với Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) thì Hiệp định Ginevơ là một bước tiến của ta trong đấu tranh ngoại giao Để thấy rõ bước tiến của ta trong cuộc đấu tranh ngoại giao, cô trò chúng

ta cùng nhau tìm hiểu phần III Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương Đồng thời tôi nêu rõ nhiệm vụ của

các em sau tiết học: Chỉ ra những điểm khác nhau cơ bản giữa Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) với Hiệp định Giơ ne vơ (21-7-1954) để làm rõ bước tiến của ta trong đấu tranh ngoại giao?

- Cách đặt vấn đề như vậy sẽ thu hút sự chú ý học tập của học sinh Bởi vì trước

đó các em đã tìm hiểu Hiệp định Sơ bộ mà Chính phủ ta đã ký với Pháp ngày

6-3-1946 Nhưng yêu cầu nhận thức được đặt ra ở bài 20 là điều mới mẻ, học sinh chưa biết, khiến cho các em có nhu cầu-hứng thú muốn tìm hiểu

2.2 Nêu câu hỏi củng cố toàn bài, chương

- Kiến thức Lịch sử là một chuỗi mắc xit, có liên quan với nhau Vì vậy, giáo viên cần phải giúp học sinh nhận thức rõ mối liên quan giữa các sự kiện lịch sử Nhằm giúp học sinh nhận thức kiến thức lịch sử đã học sâu sắc hơn, biết tổng hợp,

so sánh, giải thích, phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử đã học, sau một bài học, một chương tôi thường sử dụng những câu hỏi nâng cao, tổng hợp kiến thức của toàn bài hoặc chương để học sinh suy nghĩ, tìm đáp án trả lời nhằm phát huy tính

Trang 7

tích cực học tập, phát triển tưu duy của học sinh, giúp các em nhận thức rõ vai trò của môn lịch sử trong cuộc sống, rút ra những bài học kinh nghiệm cho thực tiễn

Ví dụ 1: Sau khi học sinh đã tìm hiểu bài Nhật Bản, Trung Quốc, Các nước

Đông Nam Á (thế kỷ XIX-đầu thế kỷ XX) trong chương I, lớp 11 ban cơ bản, Để

giúp học sinh củng cố kiến thức cơ bản đã học qua các bài trên, tôi nêu câu hỏi

củng cố chương bằng một câu hỏi tổng hợp: Tình hình Nhật Bản, Trung Quốc, Xiêm, Việt Nam thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX có điểm gì giống nhau và khác nhau?

- Yêu cầu câu hỏi không đòi hỏi học sinh thuộc lòng nội dung từng bài học, mà trên cơ sở kiến thức đã tiếp thu, biết tổng hợp, so sánh vấn đề lịch sử Hay nói cách khác hơn đây là câu hỏi kiểm tra việc nhận thức vấn đề lịch sử, liên hệ thực tiễn Việt Nam

- Để có thể trả lời câu hỏi giáo viên nêu ra, học sinh phải vận dụng kiến thức đã

tiếp thu trong cả 3 bài để trả lời:

* Giống nhau:

+ Chế độ phong kiến lâm vào thời kỳ suy yếu, khủng hoảng

+ Đứng trước sự dòm ngó, xâm lược của thực dân phương Tây

* Khác nhau:

+ Nhật Bản: Thiên Hoàng Minh Trị thực hiện một loạt cải cách tiến bộ (cuộc Duy tân Minh Trị) à kết quả: Nhật thoát khỏi thân phận một nước thuộc địa, nền kinh tế phát triển mạnh, trở thành nước Đế quốc đầu tiên ở châu Á

+ Xiêm: vua Ra-ma IV, V thiện chính sách mở cửa, cải cách theo khuôn mẫu phương Tây (về hành chính, tài chính, quân sự, giáo dục) àkết quả: nền kinh tế phát triển theo hướng TBCN, giử được độc lập

+ Trung Quốc: Triều đình Mãn Thanh thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng” à kết quả: đất nước suy sụp, trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến + Việt Nam: Triều đình nhà Nguyễn thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng “cấm đạo”, đuổi giáo sĩ phương Tây à kết quả: : tiềm lực kinh tế suy yếu, kiệt quệ , khối đoàn kết dân tộc rạn nứt, trở thành thuộc địa của Pháp

Trang 8

- Trên nền tảng kiến thức vừa tiếp thu làm nền tảng để học sinh nhận thức đúng hơn về trách nhiệm của triều Nguyễn khi các em chuyển sang học phần lịch sử Việt Nam từ 1858-1919 ở học kỳ II

Ví dụ 2: Sau khi học sinh tìm hiểu Tình hình nước Đức, nước Mỹ giữa hai cuộc

chiến tranh thế giới (1918-1939), chương trình lớp 11 ban cơ bản

- Nhằm giúp học sinh nhận thức sâu sắc kiến thức vừa tiếp thu, tôi nêu câu hỏi

củng cố như sau: Tình hình nước Mỹ và Đức trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) có những điểm gì giống nhau và khác nhau?

- Đây là dạng câu hỏi so sánh, rút ra bài học thực tiễn Sau khi học sinh phát biểu, tôi gợi ý giúp các em nhận thức rõ vấn đề

* Giống nhau

+ Từ 1918-1939: quá trình phát triển của nước Mỹ, Đức trải qua 2 giai đoạn: 1918-1929 và 1929-1939

+ Trong những năm 1929-1933 Mỹ và Đức đều lâm vào thời kỳ khủng hoảng kinh tế

* Khác nhau

+ Đức là nước bại trận, sau chiến tranh Đức bị suy sụp hoàn toàn về kinh tế, chính trị và quân sự Còn Mỹ là nước thắng trận, được nhiều quyền lợi tại hội nghị Vécxay-Oasinhtơn, sau chiến tranh kinh tế phát triển mạnh trong suốt thập kỷ XX + Đức tìm cách thoát khỏi cuộc khủng hoảng bằng cách phát xít hóa bộ máy nhà nước, chủ trương phát động chiến Còn Mỹ, tổng thống Rudơven thực thiện chính sách mới trên nhiều lĩnh vực, kết quả Mỹ đã vượt qua cuộc khủng hoảng, nền kinh tế tiếp tục phát triển

- Qua câu hỏi trên, thông tin mà giáo viên muốn gửi đến các em: trong cuộc sống thực tiễn, đứng trước khó khăn, có nhiều cách để giải quyết, nhưng chúng ta phải chọn phương pháp nào mà đem lại kết quả cao nhất

Ví dụ 3: Bài 22: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế

kỷ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914), chương trình lớp 11 ban cơ bản

Trang 9

- Tôi củng cố bài học nêu câu hỏi thảo luận nhóm: “ Vì sao các phong trào yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ XX đều thất bại? Sự thất bại của phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX đã đặt ra yêu cầu gì cho cách mạng Việt Nam?

- Đây là một dạng câu hỏi khó, để trả lời câu hỏi, học sinh phải tư duy cao, phải biết xâu chuỗi những kiến thức đã học để tìm ra nguyên nhân thất bại của phong trào yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ XX, đồng thời phải nhận thức được yêu cầu cấp bách của cách mạng Việt Nam

+ Nguyên nhân thất bại: do con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ

tư sản không đáp ứng yêu cầu của cách mạng Việt Nam, không đưa ra được mục tiêu, nội dung và phương pháp cứu nước đúng đắn

+ Yêu cầu đặt ra cho cách mạng Việt Nam: cần phải có một giai cấp tiên tiến mắn ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Phải có một đường lối, phương pháp cứu nước đúng đắn

- Đây là một cách để giáo viên chuyển ý, giới thiệu bài mới: Trước yêu cầu của Lịch sử, ngày 5-6-1911 người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước Để hiểu rõ về cuộc hành trình cứu nước của lãnh tụ Nguyễn Ái quốc, cô trò chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài 24 ở tiết sau

Tóm lại việc sử dụng câu hỏi trong dạy học Lịch sử để phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập của học sinh không phải là vấn đề mới Tuy nhiên đặt câu hỏi như thế nào để phát huy trí thông minh, tính tích cực trong học tập của học sinh thì không phải giáo viên nào cũng làm tốt Từ kinh nghiệm của bản thân, tôi nhận thấy muốn làm tốt vấn đề trên giáo viên cần phải đầu tư kỹ cho khâu soạn giáo án, nghiên cứu tài liệu, học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp, tham khảo các đề thi … Một điều giáo viên cần chú ý, hệ thống câu hỏi đặt ra phải hướng vào chủ

dề, trọng tâm, chính xác, rõ ràng, phù hợp với từng đối tượng học sinh, có như vậy thì câu hỏi mới phát huy tác dụng nâng cao sự nổ lực, phát trển tư duy, tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập, đáp ứng được yêu cầu đổi mới PPDH

IV KẾT QUẢ, HIỆU QUẢ MANG LẠI

- Học sinh hứng thú trong giờ học Lịch sử, suy nghĩ độc lập, sáng tạo Mạnh dạn trình bày ý kiến của bản thân, tự tin tranh luận cùng các bạn về một vấn đề lịch sử

Trang 10

- Chất lượng giảng dạy ngày càng được nâng cao, đạt tiêu chí của Trường chuẩn quốc gia

* Kết quả giảng dạy của năm học 2009-2010 (%)

* Kết quả giảng dạy của năm học 2010-2011 (%)

* Kết quả học kỳ I năm học 2011-2012 (%)

* Nhận xét kết quả thực hiện

- Tỉ lệ học sinh khá giỏi ở các lớp T, X, C được nâng dần lên

- Tỉ lệ học sinh yếu các lớp cơ bản giảm

V ĐÁNH GIÁ VỀ PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA SÁNG KIẾN

- Từ khi thực hiện chương trình sách giáo khoa mới cùng với chủ trương đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực “Lầy học sinh làm trung tâm” tôi tập trung đầu tư cho khâu soạn giáo án, xây dựng hệ thống câu hỏi phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập

Ngày đăng: 27/08/2014, 20:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w