1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy học tác phẩm văn chương theo hướng đổi mới

43 948 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 276,5 KB

Nội dung

Tên Sáng kiến: " Xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy học tác phẩm văn chương theo hướng đổi mới".. TÓM TẮT SÁNG KIẾNSáng kiến " Xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy học tác phẩm văn chươn

Trang 1

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1 Tên Sáng kiến: " Xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy học tác phẩm văn chương theo hướng đổi mới"

2 Lĩnh vực áp dụng Sáng kiến: Trong giảng dạy môn Ngữ văn THCS

3 Tác giả:

Họ và tên: Vũ Thị Anh Nữ

Ngày tháng/năm sinh: 09/11/1973

Chức vụ, đơn vị công tác: Phó Hiệu trưởng trường THCS Đồng Tâm Điện thoại: 01668927488

4 Đồng tác giả: Không

5 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tên đơn vị: Trường THCS Đồng Tâm

6 Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường THCS Đồng Tâm, địa chỉ:Cầu Me, xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang, Hải Dương, điện thoại03203767178

7 Các điều kiện cần thiết để áp dụng Sáng kiến:

+ Học sinh có ý thức học tập

+ Giáo viên giảng dạy nhiệt tình

+ Đảm bảo cơ sở vật chất, đồ dùng, thiết bị phục vụ dạy và học

+ Có đầy đủ SGK, STK và tài liệu liên quan

- Thời gian áp dụng Sáng kiến: Từ năm học 2013 - 2014

TÁC GIẢ (Ký, ghi rõ họ tên)

Vũ Thị Anh

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Trang 2

TÓM TẮT SÁNG KIẾN

Sáng kiến " Xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy học tác phẩm văn chương theo hướng đổi mới " là giải pháp trong giảng dạy môn Ngữ văn

1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến

Trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn, chất lượng thấp và học sinhthờ ơ với môn học là điều tôi rất trăn trở Làm thế nào để học sinh có nhữngbài văn thực sự xúc cảm và lắng đọng trong lòng người chẩm là câu hỏi tôiluôn tìm lời giải đáp? Thật đáng buồn khi đọc những bài văn sơ sài, ý nghèonàn, câu từ lủng củng mà học sinh vẫn hồn nhiên

Qua quá trình dự giờ của đồng nghiệp nhiều tiết dạy câu hỏi chưa thành

hệ thống, rời rạc không phát huy được năng lực và tính tích cực của học sinh

Có những câu hỏi mà học sinh không hiểu câu hỏi, giáo viên không gợi mởdẫn tới tiết dạy buồn tẻ không thành công GV như người độc diễn trên sân

khấu mà khán giả lơ đãng, thờ ơ Điều đó khiến tôi nhận ra thiết kế hệ thống câu hỏi là vô cùng quan trọng để học sinh chủ động nắm bắt kiến thức, từ đó

chất văn sẽ nảy sinh và nếu được bồi đắp sẽ có những tài năng văn chương

Xuất phát từ thực tế đó và tiếp cận với tinh thần đổi mới trong giáo dụcđào tạo của Bộ giáo dục tôi đã thực nghiệm vào dạy văn bản bằng hệ thốngcâu hỏi mang tính đổi mới Kết quả rất khả quan vì vậy tôi đã nghiên cứu đề

tài " Xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy học tác phẩm văn chương theo hướng đổi mới" Xây dựng hệ thống câu hỏi hợp lí, có hệ thống sẽ giúp các em

chủ động tiếp nhận kiến thức, tiết dạy nhẹ nhàng mà lắng đọng, học sinh hứngthú Những trái tim bé bỏng và tâm hồn trong sáng sẽ hướng tới được cái

Chân - Thiện - Mĩ và tuyệt vời hơn cả là các em có được những "đứa con tinh

thần" mà thầy cô thực sự hài lòng.

2 Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến.

- Để sáng kiến áp dụng có hiệu quả cần có đủ cơ sở vật chất, đồ dùng,thiết bị dạy học như máy tính, máy chiếu, bảng phụ, loa đài, SGK, STK và

Trang 3

các tài liệu liên quan Bên cạnh đó học sinh phải có ý thức học tập và hơn hết

là giáo viên phải nhiệt tình, tâm huyết với nghề

- Sáng kiến được áp dụng từ năm học 2013-2014

- Đối tượng áp dụng sáng kiến rất rộng rãi cho cả học sinh giỏi, khá,trung bình, yếu ở cấp học THCS và giáo viên dạy môn Ngữ văn cấp THCS

3 Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến

Tôi đã nghiên cứu và hoàn thiện sáng kiến dựa trên quan điểm chỉ đạocủa Đảng và Nhà nước, của nghành GD&ĐT và qua thực tế giảng dạy, dự giờđồng nghiệp

Điểm mới của sáng kiến là GV tạo cho HS được làm việc nhiều qua hệthống câu hỏi của mình GV thực sự là người dẫn dắt, điều khiển còn HS chủđộng tìm kiến thức Hệ thống câu hỏi phải phong phú để áp dụng cho nhiềuđối tượng học sinh và để giờ học sôi nổi, kết thúc giờ học là một sự nuối tiếc

mà HS phải thốt lên " Đã hết giờ rồi à?"

Câu hỏi của GV mang tính sáng tạo thì câu trả lời của HS cũng mangtính sáng tạo, thậm chí ngoài sức tưởng tượng của GV Công việc còn lại của

GV là bổ sung, uốn nắn câu trả lời cho đúng hướng Điều đó sẽ hoàn toànkhác trước là GV áp đặt HS công nhận kiến thức của mình tiết học sẽ rất nặng

nề Có khi GV hỏi chỉ để hỏi làm cho giữa GV và HS xa rời nhau, GV không

để HS nhập cuộc bởi vậy các em không hứng thú với tiết học Hệ thống câuhỏi trong sáng kiến này sẽ giúp cho tất cả HS được trả lời có em còn đượchỏi Như vậy sẽ giúp các em được nâng tầm và học tập tích cực hơn rất nhiều

Trước đây hiểu biết của GV nông cạn bởi không chịu tìm hiểu thì giờđây phần câu hỏi dành cho GV buộc GV phải tìm hiểu kiến thức bài giảng sẽsinh động, phong phú hơn, tạo niềm tin và sự yêu thích cho học sinh vào bộmôn, ngay cả GV dạy cũng thấy mình giàu có hơn về tâm hồn, trí tuệ

Sáng kiến sẽ được áp dụng rất rộng rãi bởi những điều kiện để thựchiện không cầu kì, phức tạp Hơn nữa có thể áp dụng cả trong dạy chính khóa

và dạy bồi dưỡng, dạy thêm

Trang 4

Với dạy chính khóa: Đa dạng các loại câu hỏi như câu hỏi về kiến thức

cơ bản, câu hỏi gợi mở, câu hỏi tích hợp

Với dạy thêm, dạy bồi dưỡng: Sử dụng câu hỏi phát triển năng lực, câuhỏi khái quát nâng cao, câu hỏi dành cho GV

Bằng hệ thống câu hỏi được sắp xếp hợp lí tôi nhận thấy HS thể hiện sựhưng phấn rõ rệt, viết văn trôi chảy có những ý tưởng sáng tạo

4 Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến

Thành công mà sáng kiến mang lại là các em yêu thích môn học, mongđến giờ văn, hăng hái phát biểu, bộc lộ quan điểm Chất lượng các bài khảosát, bài kiểm tra được nâng lên Một số em còn biết làm thơ và có những cảmxúc chân thành khi phát biểu trong các ngày lễ lớn do nhà trường tổ chức Kếtquả đó cho tôi niềm tin vào sự đổi mới phương pháp của mình là đúng đắn.Chắc chắn các em sẽ có một nền tảng kiến thức vững chắc, tạo dựng đượctính tự tin, tự lập, sáng tạo, năng động là những yêu cầu cơ bản của con người

mới trong thời đại mới hôm nay và mai sau " Xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy học tác phẩm văn chương theo hướng đổi mới " là con đường ngắn

nhất để các em chiếm lĩnh tác phẩm văn chương, GV sẽ có những tiết giảng

mà HS mang theo suốt cuộc đời và điều quan trọng hơn là trả môn văn về với

đúng sứ mệnh của nó: " Văn học là nhân học"

5 Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến

Nhà trường cần hỗ trợ về cơ sở vật chất để ngày càng hiện đại, đầy đủhơn

Bộ phận thư viện thường xuyên bổ sung sách và các tài liệu tham khảocủa bộ môn

Giáo viên phải tâm huyết với nghề, giàu tinh thần trách nhiệm, theo dõi

để nắm bắt tình hình học sinh có động viên, khích lệ kịp thời

Nhà trường tích cực tổ chức các hoạt động sinh hoạt chuyên môn liêntrường để mở rộng sáng kiến và sáng kiến được hoàn thiện hơn

Trang 5

MÔ TẢ SÁNG KIẾN

Bác Hồ đã từng nói "Giáo dục là quốc sách hàng đầu" Sinh thời

Người đã rất quan tâm tới giáo dục bởi GD&ĐT có nhiệm vụ đào tạo nguồnnhân lực có tính quyết định đối với sự phát triển của đất nước Phát triển giáodục là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, của toàn xã hội trong đó có độingũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục là lực lượng nòng cốt, giữ vai tròquan trọng trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục, đặc biệt khi nước ta đangđẩy mạnh hội nhập quốc tế về giáo dục như hiện nay Thân Nhân Trungkhẳng định "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia" Người nắm trong taynguyên khí ấy chính là người thầy Với ý nghĩa đó người thầy đang gánh trênvai một trọng trách vinh quang nhưng đầy thách thức Sứ mệnh của ngườithầy là đào tạo những thế hệ tương lai có đủ phẩm chất và năng lực, năngđộng và sáng tạo để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thời kỳ hộinhập Chất lượng giáo dục đang là vấn đề nóng bỏng của toàn xã hội nhất làtrong giai đoạn hiện nay, người người quan tâm, nhà nhà quan tâm Đảng vàNhà nước ta đang chuẩn bị đề án "Đổi mới căn bản và toàn diện trongGD&ĐT" Đồng loạt với nhiều đổi mới trong giáo dục như đổi mới nội dung,chương trình SGK; đổi mới kiểm tra, đánh giá thì đổi mới phương pháp dạyhọc là căn bản và cấp thiết

1 Cơ sở lí luận

Luật GD số 38/2005/QH11, Điều 28 quy định: "Phương pháp GD phổ

thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh".

Nghị quyết Hội nghị TW8 khóa XI "Về đổi mới căn bản, toàn diện

giáo dục và đào tạo" Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều,

Trang 6

ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng phát triển năng lực Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa ".

Đó là những định hướng tích cực, những chủ trương đúng đắn để tạo ramột thế hệ con người mới đáp ứng với những đòi hỏi mới trong sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Tuy nhiên, chủ trương đường lối đóphải được cụ thể ở từng môn học, phân môn, tiết dạy Là một giáo viên ngữ

văn tôi thấy cách xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy văn bản là rất quan

trọng, nó quyết định sự hứng thú của học sinh trong học tập bộ môn Đặc biệttrong định hướng phát triển chương trình Giáo dục phổ thông sau năm 2015môn Ngữ văn được coi là môn học công cụ - công cụ giao tiếp tiếng Việt

Thành tựu của tâm lý học hiện đại cũng khẳng định rằng: Năng lực củacon người được hình thành trong quá trình hoạt động Muốn học có kết quả,người học phải tiến hành tích cực tiến hành các hoạt động học tập bằng nỗ lựccủa chính mình, nhờ đó tâm lí được thay đổi và phát triển dần dần, tự hoàn

thiện nhân cách, hệ thống câu hỏi trong giờ dạy học chính là việc làm của

giáo viên nhằm tạo ra được tính tích cực trong hoạt động của học sinh, giúphọc sinh lấy đó để tự học, tự bộc lộ năng lực cảm xúc và tư duy

Thành tựu của lí luận dạy học hiện đại khẳng định: " GV phải hướng

dẫn HS tự mình chiếm lĩnh kiến thức " Một GV sáng tạo là một GV biết giúp

đỡ HS hơn là chỉ đóng vai trò truyền đạt tri thức" - Trần Bá Hoành Hệ thống

câu hỏi hợp lí, khoa học sẽ tạo được hoạt động cho cả thầy và trò đúng với vaitrò chức năng mới Xây dựng hệ thống câu hỏi chính là đã tạo ra một hệ thốngviệc làm cho HS Đây là một cách hữu hiệu đề cao vai trò trung tâm, vai tròchủ thể của người học

2 Cơ sở thực tế

2.1 Thực trạng dạy tác phẩm văn chương ở trường THCS

Xây dựng hệ thống câu hỏi là một trong những tiêu chí đánh giá khảnăng sư phạm của GV Trong thực tế hoạt động đổi mới phương pháp dạy học

Trang 7

ở trường THCS chưa mang lại hiệu quả cao Truyền thụ tri thức một chiềuvẫn là phương pháp dạy học chủ đạo của nhiều giáo viên ngữ văn.

Qua dự giờ tôi thấy giáo viên có nhiều câu hỏi chưa phù hợp đối tượnghọc sinh hoặc chưa tường minh làm cho các em lúng túng khi trả lời

Câu hỏi có khi vụn vặt quá hoặc chưa đặt trong hệ thống Điều đó đãdẫn đến khai thác văn bản chưa sâu không lắng đọng trong học sinh, trò sẽquên ngay

Có những tiết giảng câu hỏi không phát huy được năng lực học sinh,giờ học trầm hoặc buồn tẻ Nhiều giáo viên độc thoại, độc diễn trên bụcgiảng

Có những tiết giảng đáng tiếc vì không có câu hỏi gắn với giải quyếtcác tình huống thực tiễn Phải chăng chính vì thế mà các em xa rời môn Ngữvăn?

2.2 Nguyên nhân

- Do giáo viên sử dụng giáo án có thể là sao chép chứ không đổi mới

- Giáo viên chưa tích cực, tìm tòi sáng tạo, chưa đầu tư nhiều cho việcsoạn bài

- Năng lực chuyên môn còn hạn chế

Bằng quá trình trực tiếp giảng dạy và rút kinh nghiệm từ đồng nghiệptôi đã xây dựng hệ thống câu hỏi bài bản hơn trong tiết dạy văn bản Hệ thốngcâu hỏi mà tôi lựa chọn đã được áp dụng thành công trong dạy các tác phẩmvăn chương và mang lại hiệu quả rõ rệt Các em đã có những biến chuyển tích

cực và say mê môn học Tôi xin mạnh dạn trình bày sáng kiến " Xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy học tác phẩm văn chương theo hướng đổi mới"

cùng các đồng nghiệp và mong đồng nghiệp đóng góp ý kiến

3 Các giải pháp, biện pháp thực hiện

3.1 Phương pháp nghiên cứu

3.1.1 Phương pháp tổng quan

Tôi đã tiến hành nghiên cứu các tài liệu về chương trình Ngữ văn lớp6,7,8,9; tạp chí " Văn học tuổi trẻ"; tạp chí " Dạy và học ngày nay"; " Tạp chí

Trang 8

giáo dục"; "Chân dung và nhận định của nhà văn về tác phẩm trong nhàtrường", " Đi tìm vẻ đẹp văn chương"; các tài liệu tham khảo về lí luận dạyhọc theo tinh thần đổi mới để lựa chọn phương pháp.

3.1.2 Phương pháp đối chứng

Tôi đã tiến hành thực nghiệm ở hai lớp theo hai hướng:

- Dạy theo phương pháp truyền thống

- Dạy theo phương pháp tích cực ( áp dụng sáng kiến)

Kết quả thực nghiệm đã khẳng định hiệu quả của sáng kiến

3.1.3 Phương pháp điều tra

Tiến hành khảo sát trước và sau khi nghiên cứu để khẳng định kết quảcủa sáng kiến

Trực tiếp giảng dạy để điều tra mức độ phát biểu xây dựng bài

3.2 Một số nguyên tắc khi thiết kế hệ thống câu hỏi trong giờ dạy học văn.

3.2.1 Các câu hỏi phải phong phú, đa dạng, phù hợp với đối tượng học sinh

Một lớp học giống như một cộng đồng dân cư thu nhỏ với những tínhcách, sở thích, khả năng, trình độ, cách nhìn, cách hiểu về thế giới nghệ thuậtkhác nhau Vì vậy mà giáo viên không thể máy móc áp đặt bất kì một loại câuhỏi nào cho tất cả học sinh trong lớp Điều này hoàn toàn phù hợp với quytrình giải mã một văn bản văn học Từ phát hiện chỉ cần trí nhớ đến cảm nhận,thưởng thức(Tái tạo sáng tạo) cần tư duy trí tuệ của học sinh Tất nhiên hệthống câu hỏi từ dễ đến khó, trong dễ có khó này hoàn toàn không phải đểchia đối tượng học sinh thành từng nhóm; Giỏi, khá, trung bình, yếu và đốitượng học sinh nào thì tương ứng với loại câu hỏi đó

Bất kì đối tượng học sinh nào muốn phát triển tư duy cũng phải bắt đầu

từ những kiến thức cơ bản nhất và" Từ kiến thức sẽ gọi ra kiến thức" Kiến

thức khi được học sinh làm chủ sẽ trở thành kiến thức nền, để từ đó học sinhtiếp tục thu nhận, lĩnh hội những kiến thức mới ở mức độ cao hơn, khó hơn Ởđây tinh thần cơ bản của dạy học lấy học sinh làm trung tâm của dạy học tích

Trang 9

cực là bằng năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm Giáo viên phải đưa rađược các mức độ câu hỏi, đặt trong các tình huống cụ thể để làm sao yêu cầucủa câu hỏi đó không quá dễ( Không cần học sinh động não suy nghĩ) cũngkhông quá khó( Làm giảm sự hứng thú, say mê, tích cực tìm kiếm lời giảiđáp) Các nhà tâm lí học xếp các câu hỏi ở mức độ đó là đã chạm tới được "Vùng phát triển gần nhất" của học sinh đã kích thích được tư duy, tạo điềukiện cho các em biết huy động có hiệu quả tính tích cực của bản thân.

Mồi học sinh có khả năng nắm bắt nội dung văn học khác nhau nhưng

có đặc điểm chung về tâm lí, lứa tuổi Trừ một số ít học sinh có khả năng của

tư duy bẩm sinh, còn lại các em sẽ gặp nhau ở năng lực "khung" do đặc điểmtâm lí lứa tuổi quy định Vì vậy mà những câu hỏi mà giáo viên đưa ra phảiphù hợp với lứa tuổi, với " hạng cân" của học sinh và như vậy không thể lorằng sẽ không khoa học nếu như có một loại câu hỏi ở mức độ cho số đônghọc sinh trong lớp học nói chung, Thực tế dạy học đã cho thấy trong một lớphọc có những đối tượng học sinh có khả năng khác nhau thì những em khá,giỏi sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của các em có khả năng củamức độ thấp hơn Muốn vậy trước hết giáo viên phải nắm vững khả năng củacác em: Giỏi, khá, trung bình, yếu, kém Thứ hai giáo viên phải xây dựngđược hệ thống câu hỏi phong phú, đa dạng Có câu hỏi khó, câu hỏi dễ, có câuhỏi phát hiện, có câu hỏi cảm nhận, câu hỏi tái hiện, có câu hỏi khái quát,tổng hợp, câu hỏi cụ thể, chi tiết Làm sao để đối tượng học sinh nào cũng có

cơ hội được làm việc, được trả lời, hiệu quả giờ dạy được nâng lên rõ rệt

Ví dụ 1: Khi dạy văn bản Ôn dịch, thuốc lá - Nguyễn Khắc Viện (Ngữ văn 8)

giáo viên cần nêu câu hỏi

? Tại sao nhan đề lại viết Ôn dịch, thuốc lá? Dấu phẩy đặt ở đây có ý

nghĩa gì? (Câu hỏi cảm nhận).

=> Nhan đề đặt dấu phẩy ở giữa là một cách nhấn mạnh và mở rộngnghĩa: Ở đây tác giả không chỉ muốn nói thuốc lá, hút thuốc lá là ôn dịchnguy hiểm và khó trừ mà còn tỏ thái độ lên án, nguyền rủa việc hút thuốc lá:

Trang 10

thuốc lá, ngươi là đồ ôn dịch, đồ chết toi, mà cái tác hại rõ ràng nhất là đe dọasức khỏe và tính mạng loài người

Ví dụ 2: Khi dạy tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao (Ngữ văn 8) Giáo

viên nêu câu hỏi:

? Trong những lời kể lể, phân trần than vãn với ông giáo còn cho tathấy rõ tâm trạng, tâm hồn và tính cách của Lão Hạc như thế nào? Câu

chuyện hóa kiếp làm kiếp người sung sướng hơn, hoặc câu nói " Không bao

giờ nên hoãn sự sung sướng lại " nói nên điều gì? Gợi cho em nhớ đến câu

nói cửa miệng của nhân vật nào trong bộ phim nào?( Câu hỏi cảm nhận, phát hiện).

=>Thái độ của Lão Hạc chuyển sang chua chát, ngậm ngùi Những câunói đượm buồn, triết lí dân gian dung dị của những người nông dân nghèokhổ, thất học nhưng cũng đã bao năm tháng trải nghiệm và suy ngẫm về sốphận của con người qua số phận của bản thân Những câu nói thể hiện nỗibuồn, bất lực sâu sắc của họ trước hiện tại và tương lai đều mịt mù, vô vọng

- Câu nói " Không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại" của ông giáo cũng thấm

đượm triết lí lạc quan và thiết thực pha chút hóm hỉnh hài hước của ngườibình dân Câu nói đã trở thành câu cửa miệng của nhân vật Chu Văn Quềnh

trong phim "Đất và người"

Ví dụ 3: Khi dạy bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải (Ngữ văn 9)

? Sáu câu đầu cho em hình dung bức tranh mùa xuân như thế nào?(Câu hỏi tái hiện)

=>Bức tranh mùa xuân với không gian cao rộng, có màu sắc dịu nhẹ,tươi mát của dòng sông và bông hoa, có âm thanh rộn rã của tiếng chim Mùaxuân xứ Huế đẹp, thơ mộng và tràn đầy sức sống

Ví dụ 4: Khi dạy bài Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê (Ngữ

văn 9)

? Ba cô gái trong truyện cho em hiểu biết gì về đời sống tâm hồn những

cô gái thanh niên xung phong nói riêng, của thế hệ trẻ Việt Nam nói chung

trong cuộc kháng chiến chống Mĩ? ( Câu hỏi khái quát)

Trang 11

=> Tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ với những phẩm

chất tốt đẹp: dũng cảm, lạc quan, sẵn sàng hi sinh vì Tổ Quốc )

3.2.2 Câu hỏi về kiến thức cơ bản

Câu hỏi này dành cho tất cả các đối tượng học sinh Nó chiếm số lượngtương đối lớn trong 1 tiết dạy học văn Bởi muốn trả lời được những câu hỏikhó trước hết phải trả lời được những câu hỏi về kiến thức cơ bản Có nhữnggiáo viên ngộ nhận về đặc trưng của phương pháp đổi mới, cho rằng trong giờdạy học văn, câu hỏi nào cũng phải “lạ”, “lạ” đến mức học sinh khó hiểu, khótrả lời Thực ra loại câu hỏi này càng giản dị, dể hiểu càng tốt để làm sao họcsinh trung bình, thậm chí 1 số em yếu kém nếu được giáo viên khuyến khíchđộng viên vẫn trả lời tốt

Ví dụ 1: Dạy bài “Đồng chí” của Chính Hữu (Ngữ văn 9)

? Quê hương anh bộ đội được tác giả giới thiệu qua những câu thơ nào?Tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?

=> “Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”

Kết cấu sóng đôi, vận dụng thành ngữ, ngôn ngữ mộc mạc diễn tả cáinghèo của cả anh và tôi -> những người lính có cùng hoàn cảnh xuất thân ->

dễ cảm thông

Ví dụ 2: Dạy văn bản “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng (Ngữ

văn 9)

?Bé Thu phản ứng như thế nào khi nghe tiếng ông Sáu “Thôi! Ba đi

nghe con!” Em có nhận xét gì về phản ứng của bé Thu “Kêu thét lên chạy dang đôi tay ôm chặt lấy cổ ba nó hôn cùng khắp”

=> Phản ứng hết sức bất ngờ, mãnh liệt, nó là biểu hiện của tình yêuthương bị dồn nén.Tình cảm ùa ra cuống quýt nồng thắm, cháy bỏng

Ví dụ 3: Khi dạy văn bản “Làng” của Kim Lân (Ngữ văn 9)

? Tìm chi tiết thể hiện cảm giác của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầutheo giặc?

Trang 12

=> " Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân, ông lão lặng đitưởng chừng như không thở được "

" vờ lảng ra chỗ khác cúi gằm mặt xuống mà đi nằm vật ragiường "

3.2.3 Các câu hỏi yêu cầu một năng lực cảm thụ văn học khá tốt, khả năng khái quát vấn đề cao.

Loại câu hỏi này dành cho các em học sinh giỏi, khá Số học sinh nàykhông nhiều trong lớp học( với trường tôi) Tuy nhiên, nếu tiết học văn cóhứng thú, học sinh tự tin thì chắc chắn sẽ có nhiều em muốn được phát biểu ýkiến.Trong trường hợp này giáo viên phải ưu tiên cho học sinh khá giỏi, bởithời gian 45 phút không phải là nhiều nếu không muốn nói là quá ít cho việccảm nhận một tác phẩm văn học Hơn nữa với đặc trưng của phương phápmới, chính các em là người giúp giáo viên trình bày vấn đề, tránh cho giáoviên “bệnh” thuyết giảng truyền thống và tăng sự tự tin cho mình, cho cácbạn Ở dạng câu hỏi này rèn năng lực cảm thụ đòi hỏi học sinh phải tư duythậm chí có những phát kiến sáng tạo đồng thời phải có kỹ năng trình bày vấn

đề mạch lạc rõ ràng tự tin Giáo viên cần nâng niu những tài năng văn chươngvừa “hé nở”

Ví dụ 1: Khi dạy văn bản “Chiếc lá cuối cùng” của O.Henri (Ngữ văn

Trang 13

? Có thể gọi bức tranh “Chiếc lá cuối cùng” của cụ BơMen là một kiệt

tác được không? Tạo sao?

=> Được vì có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao:

+ Nó rất đẹp, rất giống lá thật

+ Giá trị nhân sinh cao

+ Nó được vẽ trong đêm mưa gió

+ Nó phải đổi bằng tính mạng con người

Ví dụ 2: Khi dạy văn bản " Quê hương" của Tế Hanh ( Ngữ văn 8)

? Cảm nhận của em về 2 câu thơ:

" Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió"

Có em đã cảm nhận: Hình ảnh cánh buồm trắng căng gió biển khơi vốngần gũi quen thuộc bỗng trở nên lớn lao, thiêng liêng, vừa thơ mộng vừahùng tráng Nhà thơ chợt nhận ra linh hồn của làng chài quê hương trongtrong hình ảnh cánh buồm Câu thơ vừa vẽ ra chính xác hình thể vừa gợi racái linh hồn của sự vật Bao trìu mến thiêng liêng, bao hi vọng mưu sinh củangười dân làng chài gửi vào cánh buồm no gió

3.2.4 Câu hỏi gợi mở

Khi soạn giáo án trên cơ sở nắm vững đối tượng HS, GV phải lườngtrước được các tình huống xảy ra: HS có trả lời được không? Nếu không trảlời được hoặc trả lời theo hướng khác thì phải làm thế nào?

Trước các tình huống này, thực tế GV đã có những cách giải quyết sau:Thứ nhất, không khí lớp học nặng nề với khoảng thời gian “chết” Thứ hai,

GV tiếp tục hỏi nhưng hỏi gợi ý Đây chính là câu hởi gợi mở Loại câu hỏinày góp một phần không nhỏ vào chất lượng bài học Nếu GV gợi mở tốt, hợp

lí HS yếu cũng có thể trả lời được những câu hỏi tương đối khó Ngay cảnhững em HS Khá, Giỏi không phải em nào cũng trả lời được những câu hỏikhó Như vậy với sự gợi mở, GV đã giúp HS có thêm sự tự tin vào khả năngcủa mình Loại câu hỏi gợi mở có thế được GV chuẩn bị trước nhưng cũng có

Trang 14

thể nảy sinh trong quá trình dạy học.Với loại câu hỏi này, GV phải hết sứcchủ động, linh hoạt, phải nắm vấn đề nhanh và nhạy cảm.

Ví dụ 1: Khi dạy bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải (Ngữ văn 9)

có thể thiết kế:

? Có điểm gì khác nhau trong cảnh dùng đại từ “tôi” và đại từ “ta”

trong bài thơ?

Câu hỏi gợi mở : Từ nào vừa nói được niềm riêng, vừa diễn tả được cáichung

? Nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ” có ý nghĩa gì?

Câu hỏi gợi mở : Từ mùa xuân của đất nước, đất trời tác giả nói tớimùa xuân của mình như thế nào? Mùa xuân ở đây có nghĩa ẩn dụ không? Chođiều gì?

Mối quan hệ cá nhân - cộng đồng như thế nào? Chỉ “nho nhỏ” thôi làkhát vọng như thế nào?

Ví dụ 2: Khi dạy bài “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê (Ngữ

văn 9)

? Em hiểu như thế nào về nhan đề “Những ngôi sao xa xôi”?

Câu hỏi gợi mở: Những chi tiết nào trong truyện có liên quan đếnnhững ngôi sao? Vì sao có tính chất gì? Hàm ý của tác giả?

Ví dụ 3: Khi dạy bài " Nói với con" của Y Phương (Ngữ văn 9)

Em hiểu thế nào về câu thơ:

Người đồng mình thô sơ da thịtChẳng mấy ai nhỏ bé đâu conCâu hỏi gợi mở: Từ "nhỏ bé" ở đây được hiểu nhỏ về thể xác hay tâmhồn?

3.2.5 Câu hỏi tích hợp, liên môn

Đây là dạng câu hỏi mang tính chất mở rộng để kích thích tư duy, rènluyện trí nhớ cho HS Các em không chỉ biết đến bài đang học mà có thế biếtbài ngoài chương trình hay môn học có nội dung kiến thức liên quan hoặcnhững bài đã học để các em có lập trình một hệ thống kiến thức Dạng câu hỏi

Trang 15

này tập cho các em biết hệ thống hoá kiến thức, tư duy nhiều chiều sự hiểubiết đa dạng và nhận thấy các môn học, phân môn có liên quan chặt chẽ và hỗtrợ lẫn nhau Những câu hỏi tích hợp làm cho HS có ý thức học tập tích cựchơn Đây là những câu hỏi không mới song không khéo sẽ trở lên khiêncưỡng, gượng ép.

Ví dụ 1: Em học tập được gì về phương pháp nghị luận qua văn bản:

“Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn (Ngữ văn 8)

(Tích hợp với phân môn Tập làm văn)

=> Dẫn chứng xác thực; lí lẽ sắc sảo kết hợp với tình cảm chân thành,lập luận chặt chẽ; giọng văn lúc tha thiết lúc hùng hồn, đanh thép; sử dụngnhiều biện pháp tu từ

Ví dụ 2: Khi dạy bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận (Ngữ văn

9)

Qua bài thơ em học tập được cách miêu tả và biểu cảm như thế nào?

(Tích hợp với phân môn Tập làm văn)

=> Chọn cảnh đặc trưng, tiêu biểu, miêu tả theo trình tự thời gian, giàuliên tưởng, sử dụng đa dạng các biện pháp tu từ

Ví dụ 3: Khi dạy bài “Bếp Lửa” của Bằng Việt ((Ngữ văn 9):

? Đoạn thơ “Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh

Bố ở chiến khu bố còn việc bốMày có viết thư chớ kể này kể nọ

Cứ bảo nhà vẫn được bình yên”

Có liên quan đến phương châm hội thoại nào? Ý nghĩa? (Tích hợp phân môn Tiếng Việt)

?Câu thơ “Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi” gợi em nhớ đến sự

kiện nào của đất nước? (Tích hợp môn lịch sử)

=> Kháng chiến chống Pháp, nạn đói năm 1945

?Tình cảm bà cháu đã được biết bao tác giả nhắc tới trong các văn bản

Em đã được học văn bản nào? (Tích hợp hàng dọc)

=> Bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh ( Ngữ văn 7)

Trang 16

3.2.6 Câu hỏi liên quan đến những vấn đề thực tiễn, đặt học sinh vào tình huống cụ thể phải giải quyết:

Dạng câu hỏi này đặt HS vào những tình huống để HS bộc lộ cách giảiquyết( có thể tích cực hoặc tiêu cực), GV sẽ có cơ hội định hướng, uốn nắncho HS Cái tài của người GV trong dạng câu hỏi này là phải phát hiện ở HSđâu là câu trả lời thực tâm, đâu là câu trả lời đối phó Nhưng dạy câu hỏi này

là hết sức cần thiết vì nó sẽ đặt các em trước những vấn đề thực tế của đời

sống mình phải ứng phó, nó có tác dụng rèn kỹ năng sống cho HS đôi khi

còn tạo sự sôi nổi trong tiết học

Ví dụ 1: Dạy bài “Ôn dịch, thuốc lá” (Ngữ văn 8)

?Em sẽ làm gì trước đại dịch này? Nếu người thân của em nghiện thuốc

lá em sẽ làm gì? ( HS tự bộc lộ)

Ví dụ 2: Dạy bài “Bài toán dân số” (Ngữ văn 8)

? Em đã hiểu tác hại của sự gia tăng dân số? Vậy hành động của emtrong hiện tại và tương lai là gì? ( HS tự bộc lộ)

Ví dụ 3: Dạy bài “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê (Ngữ văn

9)

? Tác phẩm đã đề cập đến phẩm chất tốt đẹp của ba nữ thanh niên xungphong Một trong những phẩm chất khiến ta khâm phục là tinh thần dũng cảmkhông sợ hi sinh Nếu đất nước lại xảy ra chiến tranh em sẽ làm gì? ( HS tựbộc lộ)

3.2.7 Câu hỏi dành cho chính giáo viên

Loại câu hỏi này có thể không khó nhưng nó đòi hỏi phải có sự đầu tư,tìm tòi cho bài học, bài dạy Đây thường là những câu hỏi rộng hơn, xa hơn sovới nội dung trọng tâm của tác phẩm.Ví dụ như câu hỏi bàn về bản thân tácgiả (SGK chưa đề cập), câu hỏi về một tác phẩm khác cùng thể loại, cùng đềtài, câu hỏi về những ý kiến đánh giá của các nhà nghiên cứu, phê bình vănhọc về một tác giả, tác phẩm nào đó, tâm sự của chính tác giả về tác phẩm

Sở dĩ gọi là câu hỏi dành cho chính GV vì giáo viên tự đặt câu hỏi vàtìm cách trả lời như là một sự chuẩn bị bài dạy Thông thường đa số HS

Trang 17

không chủ động, không có điều kiện tìm hiểu, chuẩn bị trước Tác dụng củaloại câu hỏi này là rèn luyện cho HS một cách rất tự nhiên vào việc tìm hiểumột tác phẩm văn chương một cách toàn diện như thế nào? Khi học sinh vậndụng để viết bài văn chắc chắn bài viết sẽ sinh động, phong phú, hấp dẫn vàgiàu chất văn hơn.

Ví dụ 1: Nhà văn Nguyễn Quang Sáng - tác giả “Chiếc lược ngà” đã

qua đời vào ngày 13/2/2014

Ví dụ 2: Khi dạy bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm

Tiến Duật (Ngữ văn 9) GV minh hoạ bằng những bài thơ khác của ông như:

“Trường Sơn Đông-Trường Sơn Tây”, “Gửi em cô thanh niên xung phong”,

“Nhớ”, để cung cấp thêm tư liệu Đây là một dẫn liệu từ tâm sự của chínhnhà thơ:

“Những chiếc ô tô tải có khuy bạt và lưới nguỵ trang bụi bặm đậu trongsân của trung đoàn là đoàn xe mới từ miền Nam ra Không có một chiếc xenào có kính trông vô cùng lạ lẫm Bạn cứ tưởng tượng mà xem, tất cả cứ hổnghông hốc

Cái câu thơ sau này viết “Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi” là câu thơ tôi

(PTD) khoái lắm, không phải mở cửa mà có thể thò tay thì sướng quá Mấytháng sau, tôi leo lên một trong những chiếc xe ấy và tiến thằng vào Nam quatuyến lửa Khu 4 Anh chiến sĩ lái xe ngồi ở vị trí lái chính hôm ấy tên là

Nguyễn Văn Mậu quê ở Bắc Ninh Cái câu thơ “ Nhìn thấy gió vào xoa mắt

đắng” là câu thơ tôi viết riêng cho anh ấy.“Mắt đắng” nghĩa là mắt cay nói

theo thổ ngữ vùng Nội Duệ, Cầu Lim

Chúng tôi dừng xe nghỉ tại một căn nhà đổ nát vì bom của huyện ĐứcThọ, tỉnh Hà Tĩnh Tôi đã viết bài thơ ấy trong một căn nhà đổ nát bên mộtvườn chuối xác xơ”

(Phạm Tiến Duật - Cây gậy thần văn học)

Ví dụ 3: Dạy văn bản Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ (Ngữ văn

6)

Trang 18

GV có thể cho HS tham khảo: “Đêm cuối cùng, tôi đã phải vật vã từchập tối đến gần 2 giờ sáng cũng chỉ vì 4 câu kết.Gay go nhất là 2 câu cuốicùng.Tôi vạch ra nhiều câu “cặp đôi” để khẳng định rằng không có cách nàođược tốt hơn là:

Vì một lẽ thường tìnhBác là Hồ Chí MinhNghĩa là với Hồ Chí Minh, cái việc thức suốt đêm vì giấc ngủ của cáccháu bộ đội, dân công là một việc đã hoá tự nhiên, bình thường trong cuộc đời

“Không ngủ mà Người đã nguyện hiến dâng cho hạnh phúc của dân tộc”Cho nên khi tôi trăn trở, vật vã mãi để tìm ra âm hưởng:

Đêm nay Bác ngồi đóĐêm nay Bác không ngủ

là tôi muốn ngầm chuyển hoá từ nét hoạ sang hình khối khác, từ hình ảnh Báctrong tranh thành bức tượng Hồ Chí Minh cháy lên đời đời như chính ngọnlửa bất diệt của Người, ngọn lửa chiến đấu, ngọn lửa tình thương, ngọn lửanhân văn

(Minh Huệ - Tâm tình về “Đêm nay Bác không ngủ”)

Ví dụ 4: Khi dạy bài Nói với con của Y Phương (Ngữ văn 9):

GV cho HS biết thêm thông tin: "Khi sáng tác bài thơ Nói với con

những năm 80 của TK XX, thế hệ của tôi vừa thoát khỏi cuộc chiến tranh Đấtnước vừa mới thống nhất, nền kinh tế nước ta như một người bệnh trọng mới

ốm dậy Trong bối cảnh khốn khó đó, kẻ xấu người tốt được bộc lộ Bối cảnh

xã hội tác động rất mạnh mẽ đến đời sống con người, nhất là đối với các dântộc miền núi Cái nghèo đói hiện lên từng con phố, bản làng, vào từng nhà vàtừng con người cụ thể Chúng tôi nghĩ chỉ có thể tựa vào văn hoá truyền thốngmới đững vững được trong lúc này.Vì thế tôi viết bài thơ nhằm tôn vinh dântộc Tày của tôi, dưới hình thức tâm sự của người cha với con.(Lúc này chúngtôi sinh con gái, cháu mới được 1 tuổi) Tình yêu con lớn dần cùng tình yêudân tộc, tâm trạng tôi lúc này thật nhiều nỗi niềm thiêng liêng da diết và nó đãthổn thức trong tôi thành những ý thơ

Trang 19

(Gặp nhà thơ Y Phương - Phương Thu)

=>Hoàn cảnh sáng tác của nhiều bài thơ rất thú vị:

Ví dụ 5: Khi dạy bài " Sang thu" của Hữu Thỉnh (Ngữ văn 9) “Tôi sáng

tác bài thơ “Sang thu” năm 1977, tại làng Khương Hạ, quận Thanh Xuân khi

dự trại sáng tác do Quân đội tổ chức Đó là 1 làng quê yên bình, tĩnh lặng nằmven Hà Nội.Hôm đó tiết trời vừa chớm thu, tôi trèo lên cây ổi thật, không phảimuốn ăn mà vì thấy nó đẹp Tự nhiên gặp hương ổi ngào ngạt, tôi không nỡhái.Và ngay trên cây ổi, tôi viết bài thơ “Sang thu”.Có 1 chi tiết các thầy côgiáo và các em học sinh ít chú ý khi giảng dạy bài thơ này, đó là thời điểmsáng tác: thu 1977 Chi tiết đó rất quan trọng Đôi khi giảng dạy thơ, “chìakhóa” của nó là đầu đề, có khi là 1 lời đề tặng, có khi là năm tháng sáng tác.Với bài thơ “Sang thu”, đó là thời điểm sáng tác - là những cảm giác vủangười lính vừa bước ra khỏi cuộc chiến tranh lần đầu được tận hưởng 1 mùathu hoà bình.Có lẽ phải là 1 người lính mới khao khát sống và yêu hoà bìnhđến thế Ở trường các thầy cô giáo mới chỉ giảng chữ mà quên rằng đây làtâm hồn tác giả yêu say đắm hoà bình, say đắm cái hạnh phúc đơn sơ nhưnglại vô cùng lớn với người lính mà trong cuộc chiến tranh vừa đi qua họ khôngthế có

(Trò chuyện với tác giả bài thơ “Sang thu”- Phương Thu)

Ví dụ 6: Khi dạy văn bản " Bến quê" của Nguyễn Minh Châu (Ngữ văn9) GV trích Nhận định về Nguyễn Minh Châu : Trong cuộc Hội thảo tưởngniệm Nguyễn Minh Châu nhân ngày giỗ đầu của ông, nhà văn Nguyên Ngọc

đã tôn vinh Nguyễn Minh Châu "thuộc số những nhà văn mở đường tinh anh

và tài năng nhất của văn học ta hiện nay" Trong con người và mỗi trang sáchcủa Nguyễn Minh Châu, dưới cái vẻ khiêm nhường, thâm trầm giản dị luôncháy sáng một ngọn lửa nồng đượm, ngọn lửa được thắp lên từ khát vọng tìmkiếm sự thật và tinh thần nhân bản, bền vững tình yêu thương con người đếnkhắc khoải như mối quan hoài Ngọn lửa ấy vẫn tiếp tục tảo được ánh sáng vàtruyền sức nóng của nó đến với các thế hệ người đọc

( Bến quê - Bản di chúc nghệ thuật Nguyễn Minh Châu - Nguyễn Văn Long)

Trang 20

Dạng câu hỏi dành cho GV giúp tôi thấm thía câu nói “Dạy học tức là

học 2 lần”, nội dung giáo viên tìm hiểu ngoài tác phẩm đưa ra sẽ tăng độ chân

thực, kiến thức mới mẻ cuốn hút học sinh tạo nên niềm tin tưởng Và hơn thếvới các tác phẩm thơ giúp cho cảm xúc các em thăng hoa và biết cách sángtác thơ nữa

3 3 Các câu hỏi phải đảm bảo nội dung bài học

Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo tinh thần đổi mới vẫnyêu cầu GV “Khám phá bài văn thật sâu sắc, tự mình rung cảm thật sự” đểtrước hết nắm vững yêu cầu trọng tâm của bài học, xây dựng một hệ thốngcâu hỏi hợp lí, khoa học Hệ thống câu hỏi này không thế nằm ngoài nội dung

mà bài học đặt ra GV phải xác định đâu là nội dung trọng tâm, nội dung liêntưởng để hướng dẫn HS khai thác tác phẩm văn học, khai thác hình tượngnhân vật

3.4 Các câu hỏi phải trong 1 hệ thống

Các câu hỏi trong một bài dạy học văn phải đảm bảo một trình tự hợp

lí, khoa học Cả bài học là một thể thống nhất không rời rạc Muốn làm tốtđược việc này GV phải xác định bố cục bài dạy văn một cách rõ ràng các câuhỏi sẽ đi theo bố cục ấy Nhìn vào hệ thống câu hỏi khoa học, hợp lí có thểhình dung được nội dung tác phẩm, hình dung được con đường chiếm lĩnhkhám phá tác phẩm văn chương của thầy và trò như thế nào?

Để làm rõ tính hệ thống của câu hỏi, GV phải chú ý tới các câu hỏichuyển tiếp giữa các ý, các phần trong bài giảng Các câu hỏi chuyển tiếp nàygiúp cho bài giảng chặt chẽ, uyển chuyển, nhịp nhàng

Ví dụ 1: Dạy văn bản “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận (Ngữ văn 9)

?Bài thơ có câu hát căng buồm ra khơi, còn khi đánh cá trên biển thìsao?

(chuyển sang phần 2)

?Một đêm lao động mãn nguyện, khí thế của đoàn thuyền khi trở vềnhư thế nào? (chuyển sang phần 3)

Trang 21

Ví dụ 2: Khi dạy văn bản “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải (Ngữ

(chúng ta sang phần tiếp theo)

3.5 Ai hỏi? Ai trả lời?

Để khẳng định tính chủ động, tích cực của HS trong việc lĩnh hội kiếnthức về tác phẩm văn chương, không phải lúc nào GV cũng là người chủ độnghỏi, HS trả lời

Thông thường và cơ bản người hỏi là GV, người trả lời là HS Bởi GVtrong tiết dạy học văn dù là cách dạy truyền thống hay đổi mới vẫn là ngườihướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, nhận xét đánh giá HS Thế nhưng để phát huytính chủ động sáng tạo của HS, GV nên tạo cơ hội cho HS hỏi lại vấn đề màmình chưa hiểu hoặc thể hiện điều mình tâm đắc bằng các câu hỏi để các bạncùng tìm hiểu

Thực tế, HS "dám" hỏi lại thầy hay phủ nhận lại vấn đề mà thầy đưa ra

là rất ít, nếu không nói là không có Nguyên nhân thứ nhất là bản tính thụđộng, máy móc trong công việc cảm nhận tác phẩm văn chương vẫn còn Thứhai là quan điểm đạo lí thầy trò theo truyền thống Á Đông Thứ ba là bản thânngười thầy không thích, ngại HS hỏi Vì thế mà né tránh câu hỏi của HS,không tạo cơ hội cho HS hỏi lại

Thực ra nếu GV đã thực sự làm chủ kiến thức của bài dạy thì sẽchẳng ngại bất cứ câu hỏi nào của HS Trong giờ dạy văn bản GV tổ chức

Ngày đăng: 21/08/2016, 21:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w