1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ứng dụng công nghệ thông tin(sử dụng lược đồ động) trong giờ học Lịch sử lớp 9

23 201 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 317,5 KB

Nội dung

Vì thếđổi mới phương pháp sử dụng thiết bị dạy học Lịch sử ở trường THCS là việc làm vô cùng cần thiết, để thông qua đó giáo viên dễ hình thànhkhái niệm lịch sử cho học sinh hoặc giúp cá

Trang 1

PHẦN I: MỞ ĐẦU

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Môn Lịch sử có vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng thế hệ trẻ

về kiến thức, văn hóa, tư tưởng, chính trị, phẩm chất đạo đức và phongcách sống Lịch sử cũng như các môn học khác, có vai trò to lớn trongviệc tác động đến con người không chỉ về trí tuệ mà còn cả về tư tưởng,tình cảm Giúp các em thấy được quá trình phát triển của một đất nước,một dân tộc mà rộng hơn là cả xã hội loài người, góp phần quan trọngvào việc hình thành nhân sinh quan, thế giới quan khoa học

Nhưng trong thực tế hiện nay việc dạy – học môn Lịch sử chưahoàn thành tốt vai trò của mình Ở nhiều nơi, giáo viên vẫn chủ yếu dạyhọc bằng phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên lo truyền đạthết những nội dung trong sách giáo khoa, còn học sinh cố gắng chépđược những nội dung mà thầy cô đọc cho chép Do đó trong thực tếgiảng dạy giáo viên chưa phát huy được tính tích cực, chưa gây hứngthú cho học sinh Về phía học sinh, chưa chú tâm học tập, nhiều em vẫncho rằng học môn Lịch sử phải ghi nhớ quá nhiều sự kiện khô khan,Lịch sử là môn học nghiên cứu về quá khứ, mà quá khứ là những cái đãqua không thể thay đổi nên chỉ cho quá khứ chứ không áp dụng vàothực tiễn Muốn khắc phục được vấn đề này thì việc gây hứng thú họctập cho học sinh là điều không thể thiếu trong giờ học Lịch sử Vì thếđổi mới phương pháp sử dụng thiết bị dạy học Lịch sử ở trường THCS

là việc làm vô cùng cần thiết, để thông qua đó giáo viên dễ hình thànhkhái niệm lịch sử cho học sinh hoặc giúp các em nhớ lâu, nhớ kĩ nộidung của bài

Hiện nay nghành giáo dục vẫn đang tiếp tục đẩy mạnh đổi mớiphương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, người

Trang 2

thầy giữ vai trò tổ chức, hướng dẫn học sinh tích cực chủ động, tìm tòi,khám phá, lĩnh hội kiến thức mới Vì vậy, mỗi giáo viên cần có sự chủđộng, sáng tạo tích cực đổi mới phương pháp dạy học nhằm gây hứngthú học tập bộ môn cho học sinh Việc sử dụng đồ dùng trực quan phục

vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những hướngtích cực nhất, hiệu quả nhất trong việc đổi mới phương pháp dạy học

Và đối với bộ môn Lịch sử, sử dụng đồ dùng trực quan vào giảng dạy

là một việc làm rất cần thiết, giúp các em dễ hình dung lại sự phát triểncủa xã hội loài người và gây hứng thú học tập cho học sinh

Vậy, làm thế nào để học sinh có hứng thú trong giờ học Lịch sử?

Đó là câu hỏi mà mỗi thầy giáo, cô giáo luôn trăn trở trước khi lên bụcgiảng Xuất phát từ thực tế và những điều kiện sẵn có của nhà trường,

tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm :

" Ứng dụng công nghệ thông tin(sử dụng lược đồ động) trong giờ học Lịch sử lớp 9".

II MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:

1 Mục đích:

Một trong những phương pháp đặc trưng của bộ môn Lịch sử làphải gây được hứng thú, phát huy được tính tích cực học tập của họcsinh đó là sử dụng đồ dùng, công cụ dạy học đúng mục đích, yêu cầucủa việc nhận thức Ở đây người thầy có vai trò đặc biệt quan trọnggiúp học sinh sử dụng đúng có hiệu quả theo nội dung của bài học.Bởi dạy học bằng ứng dụng công nghệ thông tin rất phong phú, đadạng và sinh động như: hình ảnh, sơ đồ, lược đồ, băng hình do đóngười thầy phải giúp học sinh khai thác đúng nội dung Từ đó các em

có được sự hứng thú trong học tập và phát huy được tính sáng tạo,phát triển khả năng tư duy, hình thành các kỹ năng và bồi dưỡng tình

Trang 3

cảm thông qua việc nắm bắt các sự kiện, hiện tượng Giúp giáo viên

và học sinh nhận thức đúng vai trò, vị trí của bộ môn Lịch sử trongnhà trường trung học cơ sở Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạyhọc Lịch sử tạo hứng thú hơn cho học sinh trong học tập nhằm nângcao chất lượng đào tạo

2 Nhiệm vụ:

Nghiên cứu một số vấn đề liên quan trực tiếp đến nội dung của

đề tài: tìm hiểu chức năng, phương pháp, vị trí, nhiệm vụ của bộ môn,thái độ tư tưởng của học sinh đối với bộ môn…

Đề xuất một số giải pháp góp phần gây hứng thú học tập chohọc sinh khi ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng dạy

và học bộ môn

III PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

Sáng kiến kinh nghiệm tập trung nghiên cứu và đưa ra một sốkinh nghiệm trong tổ chức dạy học có ứng dụng công nghệ thông tinnhằm nâng cao hứng thú cho học sinh trong học tập bộ môn Lịch sử Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử ở lớp 9Ctrường THCS Trần Hưng Đạo

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Khi nghiên cứu đề tài này tôi áp dụng phương pháp thực nghiệm quathực tế áp dụng vào quá trình học kết hợp với, phân tích, nhận xét

- Phương pháp quan sát: Người thực hiện đề tài tự tìm tòi nghiên cứu,tiến hành dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp

- Phương pháp trao đổi, thảo luận: Sau khi dự giờ của đồng nghiệp, cóthực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong giờ giảng để tiến hành traođổi, thảo luận để từ đó rút ra những kinh nghiệm cho tiết dạy

Trang 4

- Phương pháp thực nghiệm: Giáo viên tiến hành dạy thể nghiệm theomục đích yêu cầu của tiết học.

- Phương pháp điều tra: Giáo viên kiểm tra việc tiếp thu kiến thức củahọc sinh qua giờ học để có những điều chỉnh phù hợp

V KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU

Thực hiện thường xuyên trong quá trình giảng dạy ( Từ tháng 9/2017– tháng 4/2018), đặc biệt là những bài có nhiều kênh hình, lược đồ vàcần thiết những đoạn phim minh hoạ Trong phạm vi đề tài này, tôi chỉ

đề cập đến việc sử dụng lược đồ điện tử để cung cấp kiến thức mới và rèn

kỹ năng cho học sinh

PHẦN II: NỘI DUNG

I CƠ SỞ LÝ LUẬN:

Sự đổi mới của mục tiêu giáo dục và nội dung giáo dục đặt rayêu cầu phải đổi mới phương pháp dạy học, khắc phục lối truyền thụmột chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học Từngbước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện vào quá trìnhdạy và học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu củahọc sinh

Đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy họccác môn học nói chung, phương pháp dạy học Lịch sử nói riêng đãđược đặt ra và thực hiện một cách cấp thiết cùng với xu hướng đổimới giáo dục chung của thế giới Luật giáo dục sửa đổi đã chỉ rõ:

“phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, chủđộng, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học,từng môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vậndụng kiến thức đã học vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lạiniềm vui hứng thú học tập cho học sinh”

Trang 5

Tồn tại ở trường trung học cơ sở với tính cách là một khoa học,

bộ môn Lịch sử có tác dụng nhất định đến việc hình thành thế giớiquan, tình cảm đạo đức, phát triển năng lực nhận thức và hành động

… cho học sinh Tuy nhiên, hiện nay chất lượng giảng dạy và học tậpmôn Lịch sử chưa thực sự làm cho xã hội an tâm Vì thế việc đổi mớimột cách toàn diện về nội dung lẫn phương pháp dạy học Lịch sử là

vô cùng cần thiết Trong một vài năm gần đây, phương pháp dạy họcmới đã và đang được nghiên cứu, áp dụng ở trường trung học cơ sởnhư: dạy học nêu vấn đề, dạy học tích cực, dạy học lấy học sinh làmtrung tâm, dạy học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin…Tất cả đềunhằm mục đích tích cực hoá hoạt động của học sinh, phát triển tư duysáng tạo cho học sinh

Đặc biệt việc sử dụng công nghệ tin học để xây dựng bài giảngđiện tử (hay giáo án điện tử) các môn nói chung, dạy học Lịch sử nóiriêng, được xem là một trong những công cụ đem lại hiệu qủa tích cựctrong việc đổi mới dạy và học Thực hiện giáo án điện tử hay bàigiảng điện tử giáo viên cần có sự hỗ trợ của máy tính Toàn bộ kếhoạch lên lớp của giáo viên phải được lập trình sẵn Các hoạt độngdạy và học được thiết kế hợp lý trong một cấu trúc chặt chẽ, sử dụngcác công cụ đa phương tiện bao gồm: các văn bản hình ảnh, âm thanh,phim minh hoạ để chuyển tải tri thức và điều khiển người học Khi lênlớp bằng bài giảng điện tử, giáo viên phải thực hiện một bài giảng vớitoàn bộ hoạt động giảng dạy đã được chương trình hóa một cách sinhđộng nhờ sự hỗ trợ của các công cụ đa phương tiện đã được thiết kếtrong bài giảng điện tử

Việc giảng dạy bằng bài giảng điện tử có những ưu điểm của nó.Đối với giáo viên, tuy phải đầu tư khá nhiều thời gian và công sức để

Trang 6

chuẩn bị một bài giảng điện tử nhưng việc dạy học lịch sử bằng bàigiảng điện tử giúp giáo viên hạn chế bớt phần thuyết giảng, có thờigian thảo luận và tăng cường kiểm soát đối với học sinh Bài giảngđiện tử giúp đa dạng hoá việc cung cấp kiến thức cho học sinh thôngqua các công cụ trình diễn, người giáo viên có thể cung cấp cho họcsinh một khối lượng hình ảnh, phim tài liệu lịch sử… liên quan đếnnội dung bài học lịch sử mà học sinh được học, như vậy mà giờ họctrở nên sôi nổi và sinh động hơn Tuy nhiên trong quá trình giảng dạybằng bài giảng điện tử cũng không tránh khỏi những bất cập mà bảnthân giáo viên nào cũng phải tìm cách khắc phục Đối với học sinh,việc học tập lịch sử thông qua bài giảng điện tử tạo nhiều hứng thúcho các em trong học tập, các em được tiếp cận, nhận thức các sựkiện lịch sử và bài học lịch sử sống động hơn, gần với quá khứ hơn.

So với những bài giảng thông thường, học sinh phải mường tượngtrong đầu những sự kiện, nhân vật mà thầy cô thuyết giảng thì vớiviệc học trên bài giảng điện tử học sinh đã được trực quan sinh độngvới những sự kiện, nhân vật lịch sử một cách cụ thể giúp kích thíchquá trình tư duy của học sinh, từ đó nội dung kiến thức lịch sử họcsinh thu thập đủ hơn và in sâu hơn vào trong trí nhớ của các em

II CƠ SỞ THỰC TIỄN:

Xuất phát từ thực tiễn dạy và học bộ môn Lịch sử của giáo viên

và học sinh với phương pháp dạy học cũ, thụ động, chưa tích cựctrong học tập Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin giáo viên

áp dụng vào dạy học nhiều nhưng kết quả chưa cao Nhiều giáo viênchỉ biết đưa ra những hình ảnh nhưng không biết khai thác hình ảnh

đó như thế nào, hoặc chưa biết làm các hiệu ứng khi dạy các kiểu bài

có lược đồ, sơ đồ, chiến dịch có hiệu quả Qua việc tiếp cận công

Trang 7

nghệ thông tin tôi luôn luôn tìm tòi, khám phá, học hỏi các bạn đồngnghiệp để làm sao cho bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin đạtđược hiệu quả cao nhất, gây hứng thú học tập bộ môn cho học sinh.Đối với học sinh, nhiều em vẫn cho rằng đây là môn "phụ" do

đó không phải đầu tư nhiều thời gian, các giờ có ứng dụng công nghệthông tin các em chỉ ngồi xem hình ảnh, xem phim Từ thực tế nhưvậy, yêu cầu giáo viên phải có phương pháp đúng để gây được hứngthú học tập đối với học sinh

III: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO:

1 Ưu điểm

Mặc dù có những điều kiện khách quan và chủ quan ảnh hưởng trựctiếp trong quá trình giảng dạy nhưng chúng tôi đã biết khắc phục vượt lênnhững khó khăn trước mắt, từng bước nâng cao chất lượng giờ dạy môn lịch

sử nhằm đáp ứng mục đích chương trình học

a- Về phía giáo viên:

- Bước đầu đã tiếp cận sử dụng tương đối tốt các kỹ thuật dạy học đặctrưng bộ môn

- Đã quen và chủ động với cách thức tổ chức các hoạt động dạy học

- Phối hợp khá linh hoạt các kỹ thuật dạy học

- Sáng tạo ra nhiều đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung các tiết dạy,

đã thiêt kế các bài dạy bằng giáo án điện tử, vì vậy nhiều tiết dạy lịch sử trởnên sinh động , có sức lôi cuốn

- Sử dụng vận hành các trang thiết bị dạy học hiện đại phục vụ tốt cho quátrình ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy

b- Về phía học sinh:

Trang 8

- Học sinh đã được quen dần với môn học có ứng dụng công nghệ thôngtin.

- Phần lớn học sinh có ý thức học tập và yêu thích môn Lịch sử tích cựcthực hiện được các yêu cầu, bài tập của giáo viên sau giờ học

2 Những tồn tại:

Như chúng ta đã nói ở trên, lịch sử là một môn học đặc thù Kiến thức lịch sử là kiến thức về quá khứ Có những sự kiện đã diễn ra cách ngày nay hàng trăm, hàng ngàn năm thậm chí lâu hơn Yêu cầu bộ môn đòi hỏi, khi nhận thức học sinh phải tái hiện những sự kiện, hiện tượng đó một cách sốngđộng như đang diễn ra trước mắt mình Bên cạnh đó, khả năng tư duy của học sinh THCS còn hạn chế nên việc sử dụng phương tiện trực quan để giúp học sinh tái hiện là một nguyên tắc trong dạy học lịch sử Trong lúc đó, các phương tiện trực quan phục vụ dạy học lịch sử hiện nay còn nhiều hạn chế Phương tiện vừa thiếu lại vừa không phù hợp Thử lấy ví dụ về hệ thống bản

đồ, chúng ta có thể khẳng định một điều rằng hệ thống bản đồ và tranh ảnh lịch sử trong danh mục đồ dùng do Bộ giáo dục phát hành là không đủ cho các bài dạy Bên cạnh đó kênh chữ và các kí hiệu quá nhỏ không thể sử dụngđược, thậm chí có một số bản đồ còn mâu thuẫn với kiến thức ở sách giáo khoa Các tranh ảnh ở sách giáo khoa màu sắc còn đơn điệu và thiếu đồng

bộ, chưa kể đến phim tài liệu thì hầu như không có So với yêu cầu đặt ra của bộ môn và định hướng đổi mới phương pháp trong giai đoạn hiện nay thì

có thể nói rằng : những phương tiện dạy học không đáp ứng được yêu cầu vàkhông thể tạo nên hứng thú học tập cho học sinh

IV CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1 Mục đích của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy lịch sử

Hỗ trợ giáo viên trong việc nâng cao kiến thức, kỹ năng và thiết

kế bài dạy học bằng công nghệ thông tin Việc sử dụng công nghệ hiện

Trang 9

đại đòi hỏi người giáo viên phải có kỹ năng thiết kế giáo án và sử dụng những phương pháp truyền đạt mới Thay vì phấn trắng bảng đen

truyền thống, việc ứng dụng công nghệ thông tin làm cho bài giảng được thực hiện một cách sinh động, gây hứng thú và phát huy được tínhtích cực của cả giáo viên và học sinh Cái được lớn nhất ở mỗi tiết giảng bằng giáo án điện tử chính là mang lại một lượng lớn kiến thức, hình ảnh trực quan sinh động được chuyển tải đến người học Nguyên tắc trực quan trong dạy học Lịch sử đóng vai trò quan trọng, nó làm chohọc sinh hứng thú và nhận thức một cách chính xác các sự kiện quá khứ

và ghi nhớ lâu hơn

Việc thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy tính bằng những sơ

đồ, lược đồ minh hoạ tái hiện lại quá khứ giúp bài giảng thu hút được

sự chú ý và tạo hứng thú cho học sinh Hỗ trợ học sinh trong việccung cấp kiến thức, giảm tính trừu tượng của nội dung bài học Họcsinh hứng thú hơn trong giờ học bởi các em có thể được sống lại cùnglịch sử tạo điều kiện cần thiết cho học sinh thực hành để hình thành

và rèn luyện các kỹ năng cho học sinh, góp phần đổi mới phươngpháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của họcsinh Trợ giúp cho giáo viên trong việc hướng dẫn học sinh học kiếnthức mới, phát huy tính tìm tòi, khám phá của học sinh Chính nhữngđiều này sẽ thổi một luồng gió mới vào lớp học, vào nhiệt huyết nghềnghiệp của giáo viên và vào cả tinh thần hăng say học tập của họcsinh để mang lại hiệu quả giáo dục cao

2 Yêu cầu của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy lịch sử

- Mỗi giáo viên phải có sự thích ứng, sáng tạo trong vận dụngcông nghệ thông tin trong các bài giảng lịch sử Tuy nhiên không phảibài nào cũng ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả Bởi trong

Trang 10

thực tế hiện nay nhiều giáo viên quá lạm dụng vào việc ứng dụngcông nghệ thông tin vào dạy học, dạy tràn lan không định hướng đượckiến thức cần nắm cho học sinh Giáo viên phải dựa vào nội dung, yêucầu giáo dưỡng và rèn kĩ năng để sử dụng đạt mục đích đề ra Vì thếgiáo viên cần phải nghiên cứu kỹ bài dạy, ứng dụng công nghệ thôngtin mang lại hiệu quả cao nhất cho người học.

Để xây dựng bài giảng điện tử, trước hết giáo viên phải xác địnhđược công nghệ thông tin chỉ là công cụ hỗ trợ hữu ích cho dạy học.Giáo viên tránh đưa ra nhiều hình ảnh màu sắc lòe loẹt hoặc nhữngthước phim tư liệu quá dài khiến học sinh chỉ chú ý đến việc xem màkhông phát huy được sự chủ động, tích cực tư duy Ngoài ra, ứngdụng công nghệ thông tin hình thành kiến thức cho học sinh trong dạyhọc lịch sử còn làm cho giờ học trở nên sinh động, không bị khôkhan, tẻ nhạt, lôi cuốn được học sinh tham gia học tập tích cực, chủđộng, tạo cho các em động cơ và không khí học tập thoải mái Đây lànền tảng cho việc tiếp thu kiến thức khoa học lịch sử một cách hiệuquả, qua đó giáo dục và phát triển toàn diện học sinh và nâng cao chấtlượng

Khi sử dụng lược đồ treo tường giáo viên phải mất công treo,trong khi đó độ chuẩn xác và tính thẩm mĩ lại không cao Ngược lại,nếu giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào chuẩn bị bài giảng ởnhà từ trước, những công việc này khi dạy học trên lớp sẽ giúp giáoviên đỡ vất vả và đơn giản hơn rất nhiều, thời gian được tiết kiệm tối

đa mà tính trực quan, thẩm mĩ lại cao Ở đây, giáo viên chỉ cần “nhấnchuột” để trình chiếu và hướng dẫn học sinh khai thác nội dung kiếnthức “ẩn” trong mỗi hình ảnh, kênh hình sẽ được phóng to trên mànhình lớn đủ để học sinh cả lớp quan sát Những mũi tên chuyển động

Trang 11

khi tường thuật về một trận đánh, hướng tấn công, hoặc việc sơ đồhóa các mốc thời gian quan trọng, cụ thể hóa cho đối tượng cần miêu

tả trên màn hình lớn kèm theo lời trình bày sinh động của giáo viên sẽ

có tác động lớn tới tâm lí học sinh, các em cảm thấy học tập hứng thúhơn, hiệu quả ghi nhớ kiến thức tốt hơn Với đặc trưng của bộ môncũng như những ưu điểm nổi bật của công nghệ thông tin và truyềnthông, giáo viên và học sinh có thể ứng dụng công nghệ này vào đổimới phương pháp dạy – học, từng bước nâng cao chất lượng bộ môn ởnhiều hình thức, các khâu khác nhau trong quá trình dạy học

Đối với học sinh: Khi được học những tiết học lịch sử có sự hỗtrợ của công nghệ thông tin sẽ góp phần tạo biểu tượng, bồi dưỡngkiến thức và làm phong phú thêm sự hiểu biết của học sinh về lịch sửthế giới cũng như lịch sử dân tộc Trong dạy học lịch sử, để học sinh

có thể đi từ nhận thức “cảm tính” đến nhận thức “lí tính”, trước hếtcác em phải có được biểu tượng lịch sử - những hình ảnh về sự kiện,hiện tượng được phản ánh trong óc học sinh với những nét chungnhất, điển hình nhất Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học thậthiệu quả, kết hợp với các phương pháp khác sẽ giúp giáo viên thựchiện tốt công việc này

3 Biện pháp tiến hành ứng dụng CNTT( sử dụng lược đồ điện

tử) trong dạy lịch sử.

Ưu thế của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử làbằng các hiệu ứng giáo viên có thể làm cho học sinh thấy được sự sinhđộng trong diễn biến các trận đánh và thấy được sự quyết liệt trong mỗi

sự kiện Một bản đồ động sẽ hứng thú hơn nhiều so với bản đồ tĩnh, tuynhiên việc thiết kế một bản đồ điện tử là một vấn đề rất khó làm đối vớigiáo viên Phương pháp này có thể áp dụng cho rất nhiều bài trong chương

Ngày đăng: 20/04/2018, 07:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Cuốn "Phương pháp dạy học Lịch sử" - Phan Ngọc Liên. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học Lịch sử
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội 2002
5. Cuốn " Khai thác kênh hình trong SGK Lịch sử" Trịnh Đình Tùng - NXB Giáo dục 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khai thác kênh hình trong SGK Lịch sử
Nhà XB: NXB Giáo dục 2007
6. Cuốn "Tư liệu Lịch sử 9". Nguyễn Quốc Hùng - Bùi Tuyết Hương - Nguyễn Hoàn Thái. Nhà xuất bản Giáo dục 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư liệu Lịch sử 9
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục 2007
1. Chỉ thị số 2699/CT-BGDĐT ngày 08/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2017 – 2018 của ngành Giáo dục, Bộ GDĐT Khác
2. Tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử trung học cơ sở ( tài liệu tham khảo). Bộ Giáo dục và Đào tạo Khác
4. Hướng dẫn sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học Lịch sử ở trường trung học cơ sở - Bộ Giáo dục và Đào tạo Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w