Ảnh hưởng của hệ số chuyển đổi nitơ thành protein thô đến hàm lượng protein thô trong một số loại thức ăn cho gà và sức sinh trưởng của gà broiler
Trang 1bộ giáo dục và đào tạo trường đại học nông nghiệp i
Trang 2Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả trong luận văn này là trung thực và ch−a đ−ợc sử dụng để bảo vệ bất kỳ một học vị nào
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đ−ợc cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đ−ợc chỉ rõ nguồn gốc
Tác giả luận văn Nguyễn Thị Lệ Hằng
Trang 3lời cảm ơn
Trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của cô giáo h ướng dẫn Tiến sĩ Nguyễn Thị Mai Tôi xin bày tỏ lòng bết ơn chân thành đối với sự quan tâm của cô giáo hướng dẫn, sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy giáo cô giáo bộ môn Chăn nuôi chuyên khoa, bộ môn Thức ăn - Vi sinh - Đồng cỏ cùng toàn thể các thầy giáo cô giáo trong khoa Chăn nuôi
Nghiệp I - Hà Nội
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn Giám đốc công
ty Thức ăn DABACO - Nguyễn Như So, cùng toàn thể cán
bộ công nhân viên trong công ty đã giúp đỡ tạo mọi
điều kiện về cơ sở vật chất cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài
nghiệm khoa Chăn nuôi thú y - Trường Đại học Nông
tạo điều kiện, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn
Hà Nội,ngày tháng 9 năm 2004
Tác giả: Nguyễn Thị Lệ Hằng
Trang 4mục lục
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Những chữ viết tắt trong luận văn v
1 mở đầu 1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích của đề tài 3
1.3 ý nghĩa khoa học của đề tài 3
1.4 ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3
2 tổng quan tài liệu 2.1 Protein trong dinh dưỡng gia cầm 4
2.2 Một số phương pháp đánh giá chất lượng protein 21
2.3 ảnh hưởng của hệ số chuyển đổi nitơ thành protein thô đến hàm lượng protein thô của thức ăn 26
2.4 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 30
2.5 Giới thiệu giống gà CP 707 36
3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 3.1 Nội dung nghiên cứu 38
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 39
3.3 Phương pháp nghiên cứu 39
3.4 Phương pháp xử lý số liệu 49
4 kết quả và thảo luận 4.1 Hệ số chuyển đổi nitơ thành protein thô của một số loại thức ăn 54
4.2 Hàm lượng nitơ và nitơ phi protein trong một số loại thức ăn 57
Trang 54.3 ảnh hưởng của hệ số chuyển đổi nitơ thành protein thô đến
hàm lượng protein thô của ngô 65
4.4 ảnh hưởng của hệ số chuyển đổi nitơ thành protein thô đến
hàm lượng protein thô của đỗ tương 67
4.5 ảnh hưởng của hệ số chuyển đổi nitơ thành protein thô đến
hàm lượng protein thô của khô dầu đỗ tương 69
4.6 ảnh hưởng của hệ số chuyển đổi nitơ thành protein thô đến
hàm lượng protein thô của gạo và phụ phẩm của gạo
71
4.7 ảnh hưởng của hệ số chuyển đổi nitơ thành protein thô đến
hàm lượng protein thô trong khẩu phần ăn cho gà 73
4.8 ảnh hưởng của hệ số chuyển đổi nitơ thành protein thô đến
sức sinh trưởng của gà thịt thương phẩm (gà broiler) 79
5 Kết luận và đề nghị 104
tài liệu tham khảo 106
Trang 6nh÷ng ch÷ viÕt t¾t trong luËn v¨n
Ch÷ viÕt t¾t TiÕng Anh TiÕng ViÖt
-
-
-
- Non Protein Nitrogen
Nit¬ tæng sè Nit¬ phi protein T¨ng träng Thøc ¨n
Trang 71 Mở đầu
1.1 Đặt vấn đề
Theo Lê Khắc Thận (1975)[20], protein là thành phần không thể thiếu
được của bất cứ sinh thể nào Trong cơ thể gia cầm, protein chiếm khoảng 1/5 khối lượng sống, 1/7 khối lượng trứng (Cuca và CS, 1982 - dẫn theo Nguyễn Thị Mai, 2000)[11] và giữ một vai trò rất quan trọng Protein chính là nguyên liệu để cấu tạo nên các hoạt chất sinh học như men, hocmon, kháng thể của cơ thể Như vậy có thể nói protein tham gia vào hầu hết các hoạt động sống của cơ thể Protein tham gia vào sự tiêu hoá thức ăn, sự hấp thu các chất dinh dưỡng, quá trình trao đổi chất, quá trình hô hấp và các hoạt động sinh lý của cơ thể Ngoài ra, protein còn tham gia bảo vệ cơ thể
Nhu cầu về protein của gia cầm khác nhau tuỳ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng và hướng sản xuất Vì vậy, khi cung cấp protein cần phải đảm bảo
đúng tiêu chuẩn để đáp ứng được nhu cầu về protein của từng loại gia cầm ở mức tối ưu Cho nên, một vấn đề rất quan trọng trong dinh dưỡng protein là xây dựng được những khẩu phần ăn phù hợp với từng loại gia cầm theo lứa tuổi cũng như các hướng sản xuất Việc cung cấp thừa hay thiếu protein đều gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể gia cầm Khi không đủ protein trong thức ăn thì quá trình trao đổi chất bị phá hủy, sinh truởng của gia cầm chậm lại, năng suất sản phẩm cũng như khả năng chống chịu bệnh tật đều giảm Ngược lại, nếu thức ăn thừa protein cũng không tốt đối với cơ thể gia cầm Bởi vì khi thừa protein trong khẩu phần thì trong cơ thể sẽ tích luỹ một lượng đáng kể các sản phẩm độc như amoniac, các muối amon, axit uric, urê, các amin và các chất khác (Grigorev, 1981)[5] Để xây dựng được những khẩu phần phù hợp với từng loại gia cầm thì cần phải xác định được chính xác hàm lượng protein thô (CP) có trong từng loại nguyên liệu thức ăn dùng để phối hợp khẩu phần Từ
Trang 8trước tới nay, chúng ta thường tính hàm lượng protein thô trong các nguyên liệu thức ăn bằng cách lấy hàm lượng nitơ tổng số có trong thức ăn phân tích
được nhân với hệ số chuyển đổi nitơ thành protein thô chung là 6,25 Sở dĩ có
hệ số 6,25 là vì các nghiên cứu cho biết hàm lượng nitơ của protein trung bình
là 16% và 100/16 = 6,25 Song thực tế, không phải loại protein nào cũng có hệ
số chuyển đổi nitơ thành protein thô là 6,25 mà mỗi loại protein lại có hệ số chuyển đổi khác nhau Theo tài liệu của Mc Donald (1995)[61], hệ số chuyển
đổi nitơ thành protein thô của hạt bông là 5,30; đỗ tương là 5,71; sữa bột là 6,38 và thịt, trứng là 6,25 Theo tài liệu của Mossé (1990)[63], hệ số chuyển
đổi nitơ thành protein thô của ngô là 5,65; đỗ tương là 5,52; gạo là 5,17 và lúa
mỳ là 5,33 Như vậy, 6,25 là hệ số chuyển đổi nitơ thành protein thô của thịt, trứng và nếu chúng ta dùng 6,25 làm hệ số chung để tính hàm lượng protein thô cho tất cả các nguyên liệu thức ăn thì sẽ dẫn đến trường hợp có loại thức
ăn có hàm lượng protein thô cao hơn thực tế và có loại thức ăn có hàm lượng protein thô thấp hơn thực tế Chính điều này sẽ ảnh hưởng đến hàm lượng protein thô trong khẩu phần ăn của gia cầm và từ đó ảnh hưởng đến sức sản xuất của gia cầm
Gần đây, nhiều nhà khoa học lại đề cập đến vấn đề này Các tác giả cho rằng hệ số chuyển đổi nitơ thành protein thô là điểm xuất phát quan trọng góp phần xác định chính xác hàm lượng protein của các loại thức ăn Tuy nhiên, việc xác định được hệ số chuyển đổi nitơ thành protein thô của từng loại protein thức ăn là một vấn đề lớn, đòi hỏi nhiều thời gian, công sức cũng như cơ sở vật chất đầy đủ ý kiến của FAO (2002)[46] cho rằng ở các nước đang phát triển nên sử dụng hệ số chuyển đổi nitơ thành protein thô do các nước phát triển đưa ra Trong điều kiện hiện tại, khi chưa xác định được hệ số chuyển đổi nitơ thành protein thô của các loại protein trong nguyên liệu thức
ăn, chúng tôi sử dụng các hệ số này của các tác giả nước ngoài và tiến hành đề
tài: “ảnh hưởng của hệ số chuyển đổi nitơ thành protein thô đến hàm
Trang 9lượng protein thô trong một số loại thức ăn cho gà và sức sinh trưởng của
gà broiler”
1.2 Mục đích của đề tài
- Xác định ảnh hưởng của hệ số chuyển đổi nitơ thành protein thô đến hàm lượng protein thô trong một số loại nguyên liệu thức ăn cho gia cầm
- Xác định ảnh hưởng của hệ số chuyển đổi nitơ thành protein thô đến hàm lượng protein thô trong một số khẩu phần ăn cho gà
- Xác định ảnh hưởng của hệ số chuyển đổi nitơ thành protein thô đến sức sinh trưởng của gà broiler
1.3 ý nghĩa khoa học của đề tài
+ Đây là nghiên cứu đầu tiên về sự ảnh hưởng của hệ số chuyển đổi nitơ thành protein thô đến hàm lượng protein thô trong các nguyên liệu thức ăn cho gia cầm
+ Nghiên cứu này giúp cho việc xác định được chính xác hàm lượng protein thô trong các nguyên liệu thức ăn cũng như trong khẩu phần ăn cho gia cầm
+ Kết quả nghiên cứu là tư liệu cần thiết cho giảng dạy và nghiên cứu ngành chăn nuôi thú y
1.4 ý nghĩa thực tiễn của đề tài
+ Tập hợp được số liệu về hệ số chuyển đổi nitơ thành protein thô của các tác giả nước ngoài
+ Xác định được ảnh hưởng của hệ số chuyển đổi nitơ thành protein thô
đến hàm lượng protein thô trong một số nguyên liệu thức ăn và khẩu phần ăn cho gà
+ Xác định được ảnh hưởng của hệ số chuyển đổi nitơ thành protein thô
đến sức sinh trưởng của gà broiler
Trang 102 tổng quan tàI liệu
2.1 Protein trong dinh dưỡng gia cầm
2.1.1 Vai trò của protein đối với cơ thể gia cầm
Cơ thể gia cầm cũng như mọi cơ thể sinh vật khác đều là một tập hợp của nhiều hợp chất phức tạp như nước, muối khoáng, các loại hydratcacbon, các loại chất béo, các vitamin, hocmon nhưng thành phần không thể thiếu
được của bất cứ sinh thể nào cũng phải là protein (Lê Khắc Thận, Nguyễn Thị Phước Nhuận, 1974)[19] Protein là chất mang sự sống, như Ăng-ghen (1964)[1] đã viết " sự sống là phương thức tồn tại của các thể protit, bản chất của nó bao hàm trong hiện tượng luôn luôn tự tái tạo những cấu trúc hoá học của những thể ấy" Trong cơ thể gia cầm, các protein có vai trò rất to lớn và đa dạng Protein là thành phần cấu tạo chủ yếu của mọi loại mô bào, từ mô bào thường đến mô bào biệt hoá, mỗi loại mô bào đều có cấu tạo protein đặc trưng riêng của mình Phân tử ADN của tế bào sẽ cung cấp thông tin di truyền để xác định cấu trúc chính xác của phân tử protein sẽ được tổng hợp Protein cung cấp nguyên liệu cho tế bào phát triển làm tăng trọng vật nuôi Cơ thể dùng protein tiếp nhận từ thức ăn để tạo ra sản phẩm thịt, trứng - là những sản phẩm giàu protein Protein cần thiết cho quá trình phát triển, phân chia và sự kết hợp sinh học của những tế bào sinh dục Tất cả những hoạt động này sẽ không thực hiện được nếu thiếu protein Protein là yếu tố quan trọng trong cơ chế xúc tác, điều hoà sinh học bên trong cơ thể bởi vì protein không những là thành phần chính cấu tạo nên tế bào mà còn là nguyên liệu chính để cấu tạo nên các men, hoc mon của cơ thể Chức năng hô hấp liên quan trực tiếp với hoạt động sinh hoá của hai protein là hemoglobin và myoglobin Ngoài ra còn
có một số protein khác tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào chức năng hô hấp của cơ thể Protein còn là nguyên liệu cung cấp năng lượng, khi oxy hoá 1g
Trang 11protein cho ra 4,1 kcal năng lượng Protein còn có thể chuyển hoá thành lipit, gluxit nhưng ngược lại lipit và gluxit lại không thể chuyển hoá thành protein
được
Protein đóng vai trò quan trọng trong miễn dịch dịch thể của cơ thể Trong cơ thể có tạo ra các protein bảo vệ đặc biệt hoặc là các protein miễn dịch, ngăn ngừa tác động của các protein lạ hoặc vi sinh vật xâm nhập vào bên trong cơ thể Khi trong cơ thể có sự xuất hiện của kháng nguyên (có thể là virus hoặc protein lạ) thì cơ thể bắt đầu sản xuất ra các protein bảo vệ (kháng thể) để trung hoà độc tố Người ta đã xác định được tiểu phần γ- globulin của protein trong máu đóng vai trò chủ yếu trong quá trình miễn dịch Các tế bào bạch cầu lympho B và T sản xuất ra kháng thể tạo miễn dịch cho cơ thể Bên ngoài cơ thể, da và lông vũ (được cấu tạo chủ yếu từ protein), có tác dụng bảo
vệ cơ thể tránh sự xâm nhập về mặt cơ học của các thể lạ, của các chất độc hại
và các vi khuẩn gây bệnh, tránh những điều kiện nhiệt độ và thời tiết không thuận lợi
Khi nghiên cứu ở mức độ phân tử, người ta càng thấy rõ được tầm quan trọng của protein đối với đời sống vật nuôi
Từ rất nhiều nghiên cứu, người ta đã nhận thấy rằng protein là một trong những thành phần quan trọng nhất cấu tạo nên màng sinh học và phần lớn các hoạt tính sinh học của màng là do protein đảm trách
Màng sinh học là lớp cấu trúc bao bọc bên ngoài các tế bào sinh vật cũng như bao bọc các khí quan bên trong như nhân, ty lạp thể, lục lạp thể, lizoxôm, hoặc tạo thành hệ thống khí quan ấy như lưới nội bào tương, máy golgi, ở cơ thể sinh vật tiến hoá cao, tế bào có nhân thực hiện hàng loạt quá trình hoá học rất đa dạng và phức tạp với mức độ điều tiết tinh vi chính là nhờ
sự ngăn chia khu vực "chuyên môn hoá" cho từng quá trình sinh học, từng chuỗi phản ứng hóa sinh do hệ thống màng đảm trách Qua cấu trúc màng mà
tế bào tiếp nhận có chọn lọc các chất dinh dưỡng cũng như các thông tin cần
Trang 12thiết từ môi trường bao quanh và đưa ra ngoài tế bào những chất thải tiết (những chất cặn bã của quá trình chuyển hoá và những tín hiệu hoá học khác
để thông tin)
Nhiều quá trình cơ bản, nền tảng của sự sống được thực hiện ở màng Thí dụ như sự vận chuyển điện tử và photon của quá trình oxi hoá khử sinh học nhằm tạo ra nguồn năng lượng chứa vào các phân tử ATP diễn ra ở màng trong ty lạp thể Quá trình quang hợp cũng thực hiện trong hệ thống màng
"tila koid" của lục lạp thể Sự truyền dẫn các xung động ở hệ thần kinh, ở cơ cũng gắn liền với hoạt tính của màng sinh học
Trong cấu trúc của màng tế bào (màng sinh học), protein tham gia vào việc vận chuyển các chất không có khả năng tự do đi qua màng bằng cách kết hợp với chất đó trên mặt màng bên này và nhả ra trên mặt màng bên kia Những protein đó người ta gọi là protein vận chuyển
Các protein - rexeptơ có vai trò tiếp gắn đặc hiệu với các tín hiệu hoá học từ môi trường bên ngoài tế bào như hocmon, các protein, hoặc một virut
Sự tiếp gắn này là bước khởi đầu cho việc truyền tín hiệu vào trong tế bào để tạo ra các đáp ứng đặc hiệu và rất đa dạng
Các protein - men thực hiện quá trình oxi hoá - khử như dehydrogenaz, các loại xitocrom phân bố ở màng vi sinh vật, màng lục lạp thể, màng ty lạp thể, gắn liền chức năng khai thác năng lượng, chuyển hoá các độc tố
Các "bơm ion" để chỉ các protein có cấu trúc phức tạp, tham gia vận chuyển những ion như : K+, Na+, Ca+2 qua màng Những quá trình này thường liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự trao đổi năng lượng của tế bào
Các kênh dẫn ion, là những protein đặc thù với khả năng đóng và mở tuỳ theo biến đổi cấu trúc bậc ba và bốn
Protein tham gia vào sự trao đổi thông tin giữa các tế bào Quá trình sống của tế bào luôn diễn ra trong sự tương tác, thông tin với nhau để đảm bảo duy trì sự sống còn và phát triển giống loài Trong một cơ thể đa bào điều này
Trang 13lại càng thiết yếu: phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa hàng loạt quá trình phức tạp như sự lớn, biệt hoá, trao đổi các loại hợp chất và ion, ở từng loại mô bào cũng như ở toàn bộ cơ thể ở các quần thể tế bào nhỏ, đơn giản, thì sự thông tin giao tiếp diễn ra qua sự tiếp xúc thẳng giữa tế bào với tế bào Nhờ các ống thông (được tạo nên từ protein có tên là coenxin) đặc biệt trên màng
tế bào tiếp giáp nhau mà các tế bào trao đổi những phần tử nhỏ để điều tiết các
đáp ứng chuyển hoá vật chất ở những cơ thể đa bào phát triển cao, một kiểu giao tiếp tinh tế hơn được tạo ra: đó là sự thông tin nhờ các phân tử tín hiệu tiết ra ngoài tế bào báo tin và gửi đến tế bào mục tiêu Bản chất hoá học của những phân tử tín hiệu này rất đa dạng: đó là các dẫn xuất axit amin, peptit, protein, steroit,
Ngoài những protein có chức năng cụ thể trên, trong cơ thể còn tồn tại một loại protein gọi là "protein dự trữ", bình thường không đảm nhận một chức năng gì đặc biệt nhưng khi cơ thể bị nhiễm độc thì nó giúp cơ thể chống
đỡ
Như vậy, trong cơ thể gia cầm protein đóng một vai trò hết sức quan trọng, nó tham gia vào tất cả các quá trình sinh lý sinh hoá của cơ thể, và có thể nói protein quyết định sự sống của động vật nói chung và gia cầm nói riêng
2.1.2 Nhu cầu protein của gia cầm
2.1.2.1 Phương pháp tính toán nhu cầu protein cho gia cầm
Theo Scott và CS (1976)[71] nhu cầu protein cho gà thịt thương phẩm (gà broiler) bao gồm nhu cầu protein cho duy trì, nhu cầu protein cho tăng trọng và nhu cầu protein cho sự phát triển lông
+ Nhu cầu protein cho duy trì:
Nhu cầu duy trì là nhu cầu giúp cho con vật không thay đổi trọng lượng
và thực hiện các hoạt động sinh lí Kết qủa nghiên cứu của Scott (1976)[71] cho biết lượng nitơ nội sinh hàng ngày của gà khoảng 250 mg/1kg khối lượng
Trang 14cơ thể Hiệu suất sử dụng protein của gà broiler là 64% Trên cơ sở này có thể tính toán nhu cầu protein duy trì cho gà thịt thương phẩm (broiler) theo công thức 2.2.8
0,0016 x W (g)
Nhu cầu protein cho duy trì (g) = - (Công thức 2.1.1) 0,64
+ Nhu cầu protein cho tăng trọng:
Khả năng tăng trọng (sinh trưởng) của động vật nói chung và gia cầm nói riêng xảy ra nhanh ở giai đoạn còn non và có sự giảm dần theo tuổi Quá trình sinh trưởng này gắn liền với sự tích luỹ protein trong cơ thể Vì vậy để tính được nhu cầu protein cho tăng trọng thì cần dựa vào hàm lượng protein có trong thịt gà và hiệu quả sử dụng protein trong thức ăn của loại gà đó Theo tài liệu của Scott và của nhiều tác giả khác cho biết trong thịt gà có hàm lượng protein trung bình là 18% Do đó ta tính nhu cầu protein cho tăng trọng hàng ngày của gà theo công thức 2.2.9
W(g) x 0,18 Nhu cầu protein cho tăng trọng(g) = - (Công thức 2.1.2)
0,64
+ Nhu cầu protein cho sự phát triển lông
Thông thường, ở ba tuần tuổi thì bộ lông của gia cầm chiếm 4% thể trọng Khối lượng lông tăng dần lên và đạt 7% thể trọng ở tuần tuổi thứ tư, sau
đó tỷ lệ này được duy trì ổn định Hàm lượng protein trong lông gà trung bình
là 82% Do vậy, nhu cầu protein hàng ngày cho mọc lông được tính theo công thức 2.2.10
W(g) x 0,04 (hoặc 0,07) x 0,82
Nhu cầu protein cho mọc lông (g) = -
0,64
(Công thức 2.1.3)
Trang 15Từ các công thức thành phần, ta có công thức tổng quát để tính nhu cầu protein cho gà thịt thương phẩm (gà broiler) theo công thức 2.2.11
2.1.2.2 Nhu cầu protein cho gia cầm
Nhu cầu protein cho gia cầm không cố định mà nó thay đổi theo sự phát triển của trình độ khoa học và yêu cầu ngày càng cao của sản xuất và đời sống con người Có rất nhiều các cơ quan và các nhà khoa học đã quan tâm nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng của gia cầm, đặc biệt là nhu cầu protein cho gà Trong khẩu phần ăn của gà nhu cầu protein thường được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm protein thô trong khẩu phần (Nesheim, 1979 và North, 1972)[66][67]
izvetanov và CS (1976) - dẫn theo Nguyễn Thị Mai, 1995[10] đã làm thí nghiệm với 3 mức protein là 21; 23 và 25 % cho giai đoạn khởi động và 18; 19,5 và 21% cho giai đoạn kết thúc, tỷ lệ giữa năng lượng và protein trong thức ăn hỗn hợp (ME/CP) là 110; 120; 130 và 140; 150; 160 Thí nghiệm đã cho thấy kết quả cao nhất về kinh tế và kỹ thuật nhận được ở lô sử dụng thức
ăn có hàm lượng protein là 21 và 23% ở giai đoạn khởi động; 18 và 19,5% ở giai đoạn kết thúc
FAO (1976)[45] đề nghị tiêu chuẩn ăn cho gà broiler 0-4 tuần tuổi dùng cho các nước nhiệt đới và á nhiệt đới là 24-28% protein
Trang 16Theo Feed Facts (1977)[48] nhu cầu protein cho gà ở giai đoạn khởi
động là 23% còn ở giai đoạn sinh trưởng là 20% Nhu cầu này cũng phù hợp với nhu cầu mà Ernesto đề ra năm 1980
Kocis và CS (1979) - dẫn theo Nguyễn Thị Mai, 1995[10] đã thấy rằng hiệu quả kinh tế đạt cao nhất khi cho gà broiler ăn thức ăn hỗn hợp có 24% CP
ở giai đoạn 0 - 2 tuần tuổi; 21% CP ở giai đoạn 3 - 4 tuần tuổi và 19% CP ở giai đoạn trên 4 tuần tuổi
Năm 1984, Hội đồng nghiên cứu Quốc gia Mỹ (NRC, 1984)[64] đã đề nghị tiêu chuẩn protein cho gà hướng trứng giai đoạn 0- 6 tuần tuổi là 18-20% protein thô; từ 7-14 tuần tuổi là 16-18%; từ 15-20 tuần tuổi là 14-16% Cũng theo NRC, 1981 thì nhu cầu protein cho gà hướng thịt là 20-22% ở giai đoạn 0-5 tuần tuổi, và 18-20% ở giai đoạn 6-9 tuần tuổi
Maynard và CS (1981) - dẫn theo Nguyễn Thị Mai (1995)[10] cho biết mức protein là 27 và 28% đã cho tốc độ sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức
ăn tốt nhất khi nuôi gà ở giai đoạn 0- 42 ngày tuổi
Theo John và CS (1988)[56] ở các nước nhiệt đới nhu cầu về protein cho gà thịt từ 0- 4 tuần tuổi là 25-23%; Gà 5-8 tuần tuổi là 22-20%
Trại euribrid (Hà Lan),1992 - dẫn theo Lê Hồng Sơn (2001)[16], đã
đưa ra tiêu chuẩn về protein và năng lượng cho gà broiler ở giai đoạn khởi
động là 23% CP và 3200 kcal ME, ở giai đoạn kết thúc là 21% CP và 3200 kcal ME
Theo hãng Degussa (Cộng hoà Liên bang Đức), 1996 - dẫn theo Nguyễn Phúc Hưng (2003)[6], nhu cầu protein của gà broiler 1 - 3 tuần tuổi là 21%, 4 -7 tuần tuổi là 20% và giai đoạn trên 7 tuần tuổi là 18%
Theo tiêu chuẩn của Liên hiệp các xí nghiệp gia cầm Việt nam năm
1993 - dẫn theo Nguyễn Thị Mai (2000)[11], qui định mức protein trong khẩu phần ăn của một số loại gà như sau: gà thay thế giống thịt giai đoạn 0-2 tuần tuổi là 23%, 3-6 tuần tuổi là 20%, 7-18 tuần tuổi là 16%; gà broiler giai đoạn
Trang 17từ 0-2 tuần tuổi là 23-25%, từ 3-5 tuần tuổi là 20-22% và giai đoạn trên 5 tuần tuổi là 19-20%
Nguyễn Thị Mai (1995)[10] khi nghiên cứu trên gà Hybro đã đưa ra kết luận: vào mùa hè nên sử dụng khẩu phần có 25% protein ở giai đoạn 0-5 tuần tuổi, vào mùa đông sử dụng khẩu phần có 25% protein ở giai đoạn 0-2 tuần tuổi và 23% ở giai đoạn 3-5 tuần tuổi, sẽ là thích hợp nhất cho gà Hybro 0-5 tuần tuổi
Lã Văn Kính (1995)[7], cũng đưa ra kết luận: khi chưa cân bằng axit amin tốt nhất nên nuôi gà thịt Hybro bằng khẩu phần ăn có chứa 24% protein thô ở giai đoạn 0-4 tuần tuổi và 20 % protein thô ở giai đoạn 5-8 tuần tuổi
Bùi Thị Oanh (1996)[15] cũng khuyến cáo rằng với khẩu phần chưa cân
đối các axit amin thì tỷ lệ protein trong thức ăn hỗn hợp của gà boiler ở giai
đoạn 0-3 tuần tuổi là 24%, 4-6 tuần tuổi là 22%, và 7 tuần tuổi là 20%
Cũng theo Nguyễn Thị Mai (2000)[11] thì nhu cầu protein thô thích hợp trong khẩu phần ăn của gà broiler nuôi ở vụ hè là 25% ở giai đoạn 0-5 tuần tuổi và 23% ở giai đoạn 6-7 tuần tuổi Còn ở vụ đông tỷ lệ này là 25% ở giai đoạn 0-2 tuần tuổi, 23% ở giai đoạn 2-5 tuần tuổi và 21% trong giai đoạn 6-7 tuần tuổi
Lê Hồng Sơn (2001)[16] đã đưa ra nhu cầu protein cho gà Tam Hoàng dòng 882 nuôi thịt là 21, 19, 17% tương ứng với 3 giai đoạn nuôi là 0-4 tuần tuổi, 5-8 tuần tuổi và 9-12 tuần tuổi
Như vậy, việc xây dựng những khẩu phần ăn đủ cả về số lượng và chất lượng protein cho gia cầm là vấn đề đang được rất nhiều nhà dinh dưỡng quan tâm nghiên cứu Việc cung cấp protein thừa hay thiếu đều ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ cũng như sức sản xuất của gia cầm
Thiếu protein, làm tăng sự tích luỹ chất béo ở cơ vì gà không có khả năng sử dụng năng lượng cho sinh trưởng, phát triển (vì khẩu phần thiếu
Trang 18protein và axit amin) Vì vậy, gia cầm phải biến đổi năng lượng thừa thành mỡ (Scott và CS, 1982)[73]
Ngoài ra, khi thiếu protein cũng làm cho quá trình trao đổi chất bị phá huỷ, gà chậm lớn, giảm sản lượng, sức đề kháng của con vật giảm sút (Grigorev,1981)[5] Thiếu lizin gây mất màu lông cánh ở gà lông màu (Klain
và CS, 1957)[57] Grau (1945)[50] thông báo là phát hiện thấy sự phát triển dị thường ở lưỡi gà khi chúng ăn khẩu phần thiếu lơxin, izolơxin, phenylalanin Nhiều tác giả nghiên cứu và chứng minh vai trò của metionin trong hội chứng
mỡ gan Thiếu metionin gà dễ bị hội chứng mỡ gan vì metionin có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nhóm metyl (CH3) để tạo thành carnitin (carnitin là chất mang axit béo qua màng ty thể) Nếu thiếu metionin (hay cholin), sự tổng hợp carnitin bị hạn chế, axit béo không qua màng để vào ty thể, sẽ tích luỹ ở gan gây hội chứng này (Dẫn theo Lã Văn Kính, 1995)[7] Thậm chí khi nuôi gà bằng những khẩu phần ăn thiếu protein trong thời gian dài thì sẽ dẫn đến chết
Ngược lại, việc cung cấp thừa protein so với nhu cầu của gia cầm thì cũng không tốt Bởi vì, thừa protein không những gây lãng phí protein, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ của gia cầm Protein thừa sẽ được phân huỷ tạo ra các sản phẩm độc và tích trữ lại ở trong cơ thể (Grigorev, 1981)[5]
Thừa protein gây Stress nhiệt do tăng sinh tuyến thượng thận, tăng sản sinh ra hocmon adrenocorticosteroit (Scott và CS, 1982)[73]
March và CS (1950) - dẫn theo Đỗ Thị Tính (1996)[22] đã chỉ ra rằng: không chỉ sự thiếu mà cả sự thừa protein cũng có hại cho gà con, axit amin dư thừa không được sử dụng cho tổng hợp protein sẽ bị phân giải, giải phóng nitơ
và cacbon Nitơ sẽ được kết hợp thành axit uric Gốc cacbon có thể dùng tổng hợp glucoz, chuyển thành mỡ hoặc dị hoá thành CO2 + H2O + năng lượng Sự phân giải một số axit amin xảy ra thường xuyên và sự phân giải này tăng lên
Trang 19khi mức protein của khẩu phần tăng lên Đây cũng là một nguyên nhân khiến việc sử dụng protein không thể đạt hiệu quả 100% Mỗi một axit amin có một con đường phân giải riêng, nhưng các con đường phân giải này nói chung là thích ứng với hàm lượng axit amin trong khẩu phần Khi mức axit amin trong khẩu phần thấp thì enzim phân giải nó hiện diện ở mức thấp Mức axit amin trong khẩu phần cao sẽ tăng cường hoạt động của enzim phân giải axit amin này Sự thích nghi với hàm lượng protein ăn vào giúp cơ thể bảo vệ được axit amin khi chúng được cung cấp với mức thấp (Scott và CS, 1982)[73] ở gia cầm, đa số sự phân giải axit amin xảy ra ở gan, thận, nhưng lơxin, izolơxin và valin lại bị phân giải chủ yếu ở trong cơ
Trong khẩu phần chỉ cần thừa một lượng nhỏ lizin có thể gây tăng rõ rệt hoạt động của acgininaz và tăng phân giải acginin Điều này gây nên sự đối kháng giữa lizin và acginin Ngoài ra, thừa các axit amin khác như: histidin, izolơxin, tyrozin và ornithin, cũng làm tăng hoạt động của acgininaz ở thận và
do đó làm tăng nhu cầu về acginin (Scott và CS, 1982)[73]
Thừa protein có thể dẫn đến tình trạng bệnh lý Vì thừa protein gây tăng hàm lượng axit uric trong máu, mà axit uric lại không tan, khi mức axit uric trong máu tăng cao nó có thể lắng đọng ở khớp, dưới da, trong thận gây bệnh
"Gut" - bệnh đóng cục, bướu Khi thiếu vitamin A, bệnh lại càng nghiêm trọng hơn bởi vì thiếu vitamin A gây phá huỷ thận, cản trở bài tiết uric nên sự lắng đọng axit uric càng nhiều - urat tích trong thận làm bít ống dẫn niệu, kết quả là làm cho hàm lượng axit uric có thể tăng lên gấp 30 - 40 lần, con vật bị ngộ độc và chết (Dương Thanh Liêm, 1994) - dẫn theo Lã Văn Kính (1995)[7]
Khi protein cung cấp vượt quá nhu cầu, cơ thể sẽ sử dụng protein như một nguồn cung cấp năng lượng, gây lãng phí Hơn nữa, quá trình phân giải protein cho năng lượng đã sinh ra một lượng lớn NH3 , axit uric, các chất này tích tụ lại gây ngộ độc cho cơ thể Mặt khác, một lượng protein thừa sẽ theo
Trang 20xuống manh tràng, ở đây nó bị vi sinh vật lên men thối gây viêm sưng ruột và tiêu chảy
2.1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu protein của gia cầm
Nhu cầu protein của gia cầm bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau, nhưng yếu tố quan trọng nhất chính là lượng thức ăn thu nhận (Duke, 1984; Scott và CS, 1976)[43][71]
Một điều rõ ràng là, gia cầm không thể thu nhận riêng rẽ protein theo nhu cầu mà bắt buộc phải thu nhận cùng với thức ăn ăn vào hàng ngày theo một tỷ lệ nhất định Vì vậy, những yếu tố ảnh hưởng đến lượng thức ăn thu nhận thì cũng ảnh hưởng đến nhu cầu protein của gia cầm Nếu ta coi các yếu
tố thuộc qui trình kỹ thuật được thực hiện nghiêm ngặt thì lượng thức ăn thu nhận và nhu cầu protein phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố như : giống, giới tính, lứa tuổi, nhiệt độ môi trường, ảnh hưởng của các chất có hoạt tính sinh học và các nguyên tố khoáng, mức năng lượng trong khẩu phần và sự cân bằng axit amin trong khẩu phần (Campell, 1983; Hopf, 1973; Scott, 1980)[40][55][72]
+ Giống, mỗi giống gia cầm có một kiểu di truyền riêng, quyết định tầm vóc cơ thể, tốc độ sinh trưởng và sức sản xuất khác nhau Vì vậy nhu cầu
về các chất dinh dưỡng nói chung và nhu cầu về protein nói riêng cũng khác nhau giữa các giống, thậm chí giữa các cá thể
Bằng các thí nghiệm của mình tại Israel, Shalev B A và Bornstein S (1989)[74] đã kết luận rằng với cùng mức dinh dưỡng như nhau, giống gà Cobb 500 có tăng trọng cao hơn và tiêu tốn thức ăn lúc 49 ngày tuổi thấp hơn giống gà Anak 180 Nguyên nhân của sự khác nhau này là do có sự khác nhau
về đặc điểm trao đổi chất (Baker, 1993; NRC, 1984; Moran và CS, 1990)[35][62][64] Trong các giống gà thì những giống gà nặng cân tiêu thụ thức ăn nhiều hơn so với giống gà nhẹ cân Trong cùng một giống thì những con có khối lượng lớn tiêu thụ thức ăn nhiều hơn so với những con có khối
Trang 21lượng nhỏ Sở dĩ như vậy vì gà có khối lượng lớn thì nhu cầu protein cho duy trì sẽ cao hơn (Scott và CS, 1976)[71] Gà có tốc độ sinh trưởng càng cao thì nhu cầu về protein càng lớn vì protein là nguyên liệu chính để tổng hợp nên thịt của gia cầm
+ Giới tính, giới tính cũng ảnh hưởng đến nhu cầu protein của gia cầm Theo Lamoureux và CS (1961)[59] nhu cầu dinh dưỡng của gà mái thấp hơn
gà trống Sở dĩ như vậy là vì gà trống luôn có tốc độ sinh trưởng cao hơn gà mái cùng lứa tuổi nên nhu cầu về axit amin và protein ở gà trống luôn cao hơn
để đáp ứng cho quá trình tổng hợp protein của cơ thể
Edwin, Movan (1974) - dẫn theo Lê Hồng Mận, Bùi Đức Lũng và CS (1993)[12] cho biết: từ 0 - 2 tuần tuổi không thấy có sự khác biệt về tốc độ tăng khối lượng cơ thể và hiệu quả sử dụng thức ăn, nhưng sau hai tuần tuổi có
sự khác nhau rất lớn giữa hai giới (con mái sử dụng thức ăn kém và thịt tích nhiều mỡ hơn) Các tác giả còn nhận thấy, đối với gà trống khẩu phần phải chứa lớn hơn hoặc bằng 20% CP với 3220 Kcal năng lượng trao đổi (ME), còn
gà mái chỉ cần 16% CP
Lê Hồng Mận, Bùi Đức Lũng và CS (1993)[12] đã khẳng định nhu cầu protein cho gà trống broiler giai đoạn 0 - 4 tuần tuổi là 24%, còn gà mái broiler là 22%
+ Lứa tuổi, bằng các kết quả nghiên cứu của mình một số tác giả như Grigorev, 1981[5]; Scott và CS, 1976[71]; Kocis, 1979 - dẫn theo Nguyễn Thị Mai (1995)[10] đã ghi nhận rằng nhu cầu về protein và axit amin của gà thịt cao nhất qua 2 tuần đầu nuôi dưỡng sau đó giảm dần theo tuổi Sở dĩ có hiện tượng này đó là do có sự thay đổi về cấu trúc cơ thể, gà càng lớn thì nhu cầu protein cho tăng trọng càng giảm
+ Nhiệt độ môi trường: Nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng đến lượng thức ăn thu nhận vì thế nó ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu protein (Hopf, 1973)[55] Nhiệt độ môi trường cao có ảnh hưởng xấu tới kết quả phát triển
Trang 22của gà thịt trong giai đoạn cuối do giảm lượng thức ăn ăn vào và giảm tốc độ sinh trưởng (Cerniglia và CS, 1983) [41] Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng tới nhu cầu năng lượng và thức ăn ăn vào Theo Shimada (1984) - dẫn theo Nguyễn Thị Mai (2000)[11] nhiệt độ môi trường 32 - 350C sẽ làm giảm lượng thức ăn thu nhận 4,5% Còn ở nhiệt độ 400C, thì hầu như gà không thu nhận thức ăn; Theo NRC (1994)[65] nhiệt độ càng cao gà càng giảm ăn và cứ tăng lên 10C gà giảm ăn 1,5% Ngược lại, nhiệt độ lạnh làm tăng lượng thức ăn ăn vào So sánh với vùng khí hậu nóng, gà nuôi ở vùng khí hậu lạnh ăn khẩu phần thiếu dinh dưỡng cho kết quả tốt hơn vì ăn nhiều hơn
Ernesto (1980) - dẫn theo Nguyễn Thị Mai (2000)[11] thí nghiệm trên
gà Lơgho cho biết với thức ăn hỗn hợp có giá trị năng lượng là 3000 Kcal ME/1kg thức ăn, gà thu nhận 110g/con/ngày trong những tháng mùa đông Cũng loại thức ăn này vào những tháng mùa hè gà chỉ thu nhận 90g/con/ngày
Do đó để đảm bảo cho gà thu nhận được đủ hàm lượng protein theo nhu cầu thì cần phải thay đổi hàm lượng protein trong khẩu phần theo mùa vụ khác nhau Nghĩa là vào mùa hè thì nồng độ các chất dinh dưỡng (đặc biệt là nồng
độ protein) trong thức ăn cần phải tăng cao hơn mùa đông, khi đó mới đáp ứng
được nhu cầu về các chất dinh dưỡng của gia cầm
+ ảnh hưởng của các chất có hoạt tính sinh học,các nguyên tố khoáng: nhu cầu về protein của gia cầm còn bị ảnh hưởng bởi các chất có hoạt tính sinh học cao như vitamin và một số nguyên tố vi lượng
Gene (1982) - dẫn theo Lã Văn Kính (1995)[7] đã cho biết: mối quan
hệ giữa metionin và cholin Metionin là nguồn cung cấp nhóm metyl cho việc tổng hợp cholin Ngược lại, cholin cũng cung cấp nhóm metyl cho việc tổng hợp metionin trong cơ thể gia cầm Đây chính là mối quan hệ chuyển hoá giữa metionin và cholin Chính vì vậy trong khẩu phần thiếu cholin sẽ làm tăng nhu cầu về metionin
Trang 23Axit nicotinic (vitamin PP) được tổng hợp từ triptophan, cứ 50 - 60 phân tử triptophan sẽ tạo ra được 1 phân tử axit nicotinic
Vitamin A ảnh hưởng đến trạng thái chức năng của màng nhày ruột Khi thiếu vitamin này, sự tạo ra các glycoprotein bị phá huỷ do sự phân cách các quá trình trao đổi các hợp chất có chứa lưu huỳnh, mà trong đó bao gồm các sunfomucopolysaccarit và các este sunfat của các steroit Do đó tính thẩm thấu của màng nhày ruột và cường độ hấp thu axit amin bị thay đổi Từ đó giả thiết rằng vitamin A liên quan đến sự trao đổi của các axit amin có chứa lưu huỳnh ở gia cầm (Bukaviaxkene, 1968 - dẫn theo Lã Văn Kính, 1995)[7]
Có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự trao đổi protein và axit amin
là pyridoxin (vitamin B6), mà dạng đã được photphoril hoá của nó đóng vai trò to lớn trong các quá trình transamin hoá và khử cacboxyl hoá của các axit amin (Grigorev, 1981)[5]
Mối quan hệ giữa triptophan và axit nicotinic cũng được chú ý Nếu trong khẩu phần thiếu axit nicotinic sẽ làm tăng nhu cầu về triptophan Sở dĩ như vậy là cơ thể gia cầm có thể tổng hợp axit nicotinic từ triptophan Để tổng hợp được axit nicotinic phải cần có nhiều triptophan, cứ 50 - 60 phân tử triptophan mới tổng hợp được một phân tử axit nicotinic
Nhiều nghiên cứu đã thấy rằng: axit folic có quan hệ trực tiếp đến sự tổng hợp các axit nucleic - tham gia trong sự tổng hợp phân tử protein
Mối tương quan giữa trao đổi axit amin với trao đổi khoáng đã được nhiều tác giả nghiên cứu Nielsen và CS (1966, 1967) - dẫn theo Lã Văn Kính,(1995)[7] thông báo về mối tương quan giữa dinh dưỡng axit amin với hội chứng thiếu kẽm ở gà con Kiselev và CS (1967) - dẫn theo Lã Văn Kính (1995)[7] nhận thấy rằng đặc điểm của sự trao đổi photpho trong cơ thể gà con phụ thuộc vào mức metionin trong khẩu phần của chúng Scott (1976)[71] tìm thấy mối tương quan nhất định của selen, vitamin E và các axit amin chứa lưu huỳnh với sự xuất hiện và sự phòng ngừa loạn dưỡng cơ ở gà con
Trang 24+ Mức năng lượng của khẩu phần: Mức năng lượng trong khẩu phần là yếu tố rất quan trọng để gia cầm thu nhận đủ các chất dinh dưỡng hàng ngày nói chung và nhu cầu protein nói riêng (Shimada, 1984 và Ernesto, 1980 - dẫn theo Nguyễn Thị Mai (2000); Campell, 1983; Hopf, 1973; Scott và CS, 1976) [11][40][55][71] Bởi vì, gia cầm thu nhận thức ăn trước hết là để thoả mãn nhu cầu về năng lượng, khi nhu cầu về năng lượng đã được thoả mãn thì con vật sẽ không thu nhận thêm thức ăn nữa mặc dù nhu cầu về các chất dinh dưỡng khác chưa đủ
Với tỷ lệ protein như nhau, khẩu phần có mức năng lượng thấp sẽ được gia cầm ăn nhiều hơn so với khẩu phần có mức năng lượng cao Trong trường hợp thứ nhất, con vật nhận được axit amin trong một ngày nhiều hơn trường hợp thứ hai Vì vậy, cùng với sự tăng năng lượng của khẩu phần cần phải tăng một cách tương ứng hàm lượng axit amin (FAO, 1976)[45] Có như vậy thì mới đáp ứng được đầy đủ nhu cầu về các chất dinh dưỡng cho vật nuôi Theo Combs, 1969 - dẫn theo Lã Văn Kính (1995)[7] hiệu quả sử dụng thức ăn chỉ cao khi cân bằng được tỷ lệ protein và axit amin với năng lượng của khẩu phần
Trong khẩu phần ăn của gia cầm, protein được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm protein thô trong thức ăn (Cuca và CS, 1982 - dẫn theo Nguyễn Thị Mai, 2000; Nesheim, 1979 và North, 1972)[11][66][67], nhu cầu năng lượng thường được tính bằng Kcal năng lượng trao đổi trong thức ăn hỗn hợp (Hill
và Anderson, 1958)[53] Vì vậy để đánh giá mức cân bằng giữa năng lượng và protein người ta sử dụng tỷ lệ giữa năng lượng trao đổi với 1% protein thô của khẩu phần (ME/CP) (Nguyễn Chí Bảo, 1978; Scott và CS, 1976)[2][71], tỷ lệ này được biểu thị bằng công thức:
Kcal ME ME/ %CP = -
1% CP
Trang 25Trong đó:
- ME/ %CP: tỷ lệ giữa năng lượng và protein trong thức ăn
- ME: giá trị năng lượng trao đổi của thức ăn (Kcal)
- CP: giá trị protein thô của thức ăn (%)
Có rất nhiều tác giả đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa năng lượng trao
đổi với protein thô trong khẩu phần ăn của gà và đã đưa ra được những tỷ lệ năng lượng/protein thích hợp
Theo Ernesto (1980) - dẫn theo Nguyễn Thị Mai, 2000[11] mức cân bằng giữa năng lượng và protein cho gà thịt giai đoạn 0-5 tuần tuổi là 132-
143, gà thay thế giống thịt 0-8 tuần tuổi là 139-145
Lê Hồng Mận và CS (1981)[12] cho biết trong mùa hè nếu sử dụng khẩu phần có tỷ lệ năng lượng và protein là 124 cho gà broiler giai đoạn 0-4 tuần tuổi thì khối lượng cơ thể ở 4 tuần tuổi cao hơn 1,1% so với sử dụng khẩu phần có tỷ lệ năng lượng và protein là 137 và tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng lại giảm được 14% Gà được nuôi bằng khẩu phần có tỷ lệ năng lượng
và protein là 124 thì có lượng mỡ bụng thấp hơn 5% so với gà được nuôi bằng khẩu phần có tỷ lệ năng lượng và protein là 137
Farell (1983)[47] cũng đề nghị tỷ lệ năng lượng và protein cho gà con 0-8 tuần tuổi là 135, gà sinh trưởng 8-20 tuần tuổi là 140, gà đẻ trứng (> 20 tuần tuổi) là 155; gà broiler giai đoạn 0-6 tuần tuổi là 135, còn giai đoạn > 6 tuần tuổi là 155
Theo NRC (1984, 1994)[64][65] tỷ lệ năng lượng và protein cho gà broiler giai đoạn 1 là 140 và giai đoạn 2 là 160 - 180
Từ những kết quả nghiên cứu trên, chúng ta thấy mức năng lượng trong thức ăn có ảnh hưởng đến nhu cầu protein của gia cầm Do đó để gia cầm sử dụng thức ăn được tốt thì khi xây dựng khẩu phần ăn cho gia cầm cần phải chú ý đến tỷ lệ giữa mức năng lượng với hàm lượng protein thô của khẩu phần
Trang 26+ Sự cân bằng axit amin trong khẩu phần: Có rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy hiệu quả sử dụng protein đạt mức tối đa nếu tỷ lệ giữa các axit amin của protein đó gần với tỷ lệ giữa các axit amin mà con vật đòi hỏi Nếu protein chỉ được cung cấp với một lượng nhỏ nhưng thành phần axit amin của protein
đó lại đúng như nhu cầu của cơ thể thì protein đó được sẽ được sử dụng với hiệu quả cao Cân bằng axit amin có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong dinh dưỡng protein vì cơ thể con vật chỉ tổng hợp nên protein của nó theo một
"mẫu cân đối" về axit amin; những axit amin nằm ngoài "mẫu cân đối" sẽ oxy hoá cho năng lượng Do vậy, khi nuôi gà bằng khẩu phần có tỷ lệ cân đối giữa các axit amin, phù hợp với nhu cầu của cơ thể thì sự sinh trưởng và sức sản xuất cao hơn, hiệu quả lợi dụng protein tốt hơn, do đó tiết kiệm được protein thức ăn Khái niệm cân bằng axit amin có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cân bằng các chất dinh dưỡng, bởi vì: Thứ nhất, tất cả các axit amin cần thiết cho gia cầm đều được lấy từ thức ăn; Thứ hai, ngoại trừ một lượng nhỏ axit amin dùng cho mục đích đặc biệt, còn lại tất cả các axit amin được dùng để tổng hợp protein cơ thể; Thứ ba, không có dự trữ các axit amin trong cơ thể
Sự vắng mặt của một axit amin không thay thế trong khẩu phần sẽ ngăn cản việc sử dụng các axit amin khác để tổng hợp protein Khi đó axit amin được sử dụng như một nguồn cung cấp năng lượng Điều đó sẽ làm giảm tính ngon miệng, giảm sinh trưởng, cân bằng nitơ âm nghiêm trọng, tức là mất protein cơ thể (Rose, 1997)[70] Cân bằng axit amin bị phá vỡ sẽ làm giảm lượng thức
ăn thu nhận và khả năng tăng trọng (Harper, 1964)[51] Nếu cung cấp các axit amin thay thế với hàm lượng tối ưu trong khẩu phần sẽ làm giảm sự dị hoá các axit amin không thay thế khác cho tổng hợp các axit amin thay thế Thêm vào
đó, nếu tất cả các axit amin được cung cấp với cùng tỷ lệ theo nhu cầu thì cơ hội của sự mất cân bằng axit amin sẽ được hạn chế tối đa Trong điều kiện như vậy, protein sẽ được sử dụng với hiệu quả tốt nhất (Bedford và Summer, 1985)[36] Chính vì vậy, nếu cân bằng axit amin trong khẩu phần càng tốt thì
Trang 27nhu cầu protein của gia cầm càng thấp (Bornstein và Lipstein, 1975)[38] Nhiều tác giả thí nghiệm trên gà đã rút ra kết luận: nếu tính toán theo lý thuyết thì để tạo một quả trứng gà cần phải cung cấp 6,3 - 6,7 gam protein tiêu hoá cho tạo trứng và 3,3 gam protein tiêu hoá cho duy trì, như vậy chỉ cần khoảng 10 gam protein tiêu hoá là tạo được 1 quả trứng Nhưng trong thực tế,
để tạo 1 quả trứng cần phải cung cấp tới 18 - 20 gam protein tiêu hoá, nguyên nhân là do sự mất cân bằng axit amin trong khẩu phần
Sự cân bằng các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn là vấn đề hết sức quan trọng trong dinh dưỡng gia cầm Đây là vấn đề mấu chốt để gia cầm có thể đạt năng suất tối đa với hiệu quả sử dụng thức ăn tốt nhất
2.2 Một số phương pháp đánh giá chất lượng protein
2.2.1 Protein thô
Trong ngành dinh dưỡng và thức ăn, người ta phân biệt hai loại protein
là protein thô và protein thuần Protein thô ao gồm tất cả các hợp chất có chứa nitơ, trong đó có nitơ protein (protein thuần - trong thành phần cấu trúc của nó chỉ chứa các axit amin) và nitơ phi protein Đối với cơ thể gia cầm, protein thuần có giá trị rất cao, còn hợp chất nitơ phi protein thì hầu như không có giá trị Bởi vì, gia cầm không có khả năng sử dụng được hợp chất nitơ phi protein
Protein thô được xác định bằng cách đem hàm lượng nitơ tổng số trong thức ăn nhân với hệ số k (CP (%) = %N x k) k là hệ số chuyển đổi nitơ thành protein thô Trước kia, chúng ta thường sử dụng hệ số k = 6,25 Sở dĩ có hệ số 6,25 là bởi vì hàm lượng nitơ trong protein trung bình là 16% (100/16 = 6,25) Nhưng trong thực tế, protein của các loại thức ăn khác nhau chứa một hàm lượng nitơ khác nhau Cho nên, khi xác định hàm lượng protein thô của các loại thức ăn người ta dùng các hệ số khác nhau
Trang 282.2.2 Giá trị sinh học của protein (Biological Value - BV)
Đây là phương pháp sinh học dùng để đánh giá chất lượng protein Giá trị sinh học của protein, được đo bằng tỷ lệ tiêu hoá và hấp thu của từng loại protein và lượng protein có thể được tổng hợp trong cơ thể từ 100g protein ăn vào
Để xác định giá trị sinh học của protein, người ta tiến hành thí nghiệm cân bằng nitơ, xác định lượng nitơ ăn vào, lượng nitơ bài xuất ra ở phân và nước tiểu Trên cơ sở các kết quả thu được, giá trị sinh học của protein được tính theo công thức 2.2.1
N ăn vào - (N phân + N nước tiểu)
BV(%) = - x 100 (Công thức 2.2.1)
N ăn vào - N phân
Năm 1909, Thomas - Mitchell - dẫn theo Vũ Duy Giảng (2001)[4] đã
đưa ra công thức tính giá trị sinh học đầy đủ hơn theo công thức 2.2.2
Năn vào - [(N phân - N trao đổi trong phân) - (N nước tiểu - N nội sinh)] BV(%)= - x 100 Năn vào - (N phân - N trao đổi trong phân)
(Công thức 2.2.2) Một phần nitơ ở trong phân được gọi là nitơ trao đổi, phần nitơ trao đổi này không có nguồn gốc từ thức ăn, bao gồm nitơ của dịch tiêu hoá, nitơ của xác vi sinh vật ; Nitơ nội sinh trong nước tiểu là nitơ không trực tiếp lấy từ thức ăn mà do nitơ của các tế bào già cỗi phân giải tạo thành
Trang 29này còn phụ thuộc vào tỷ lệ của các axit amin thay thế và không thay thế của protein Như vậy sự cân đối giữa các axit amin (đặc biệt là axit amin không thay thế) trong khẩu phần ăn quyết định giá trị sinh học của protein Bởi vì, thứ nhất, axit amin không thay thế là những axit amin mà cơ thể không thể tổng hợp được từ những axit amin khác; Thứ hai, sự vắng mặt hoặc thiếu hụt bất kì một axit amin không thay thế nào trong khẩu phần đều gây ảnh hưởng xấu đến việc sử dụng các axit amin khác trong quá trình tổng hợp protein (Grigorev, 1981)[5]; Thứ ba, những axit amin dư thừa không được dự trữ ở trong tế bào mà sẽ bị sử dụng làm nguồn nguyên liệu để tạo năng lượng dẫn
đến hiệu quả sử dụng protein kém, đồng thời làm tăng hàm lượng axit uric trong máu, ảnh hưởng đến sức khoẻ của gia cầm (Singh, 1988)[76]
Ngày nay, các nhà dinh dưỡng đã đưa ra khái niệm về "protein lý tưởng" hay "protein hoàn chỉnh" Theo Fuller (1981)[49], thì "protein lý tưởng" là protein mà trong nó sự cân bằng axit amin đạt tới mức tối ưu nhất so với nhu cầu và được con vật sử dụng với hiệu quả cao nhất
Giá trị sinh học của protein trong các loại thức ăn khác nhau thì khác nhau Theo Bùi Đức Lũng (1995) - dẫn theo Nguyễn Thị Mai (2000)[11], giá trị sinh học của protein trong một số loại thức ăn thông dụng cho gia cầm như sau: trứng 96%; thịt 74 - 77%; bột cá 74 - 90%; nấm men 70%; bột đỗ tương rang 62 - 75%; khô đỗ tương 63 - 76%; ngô 49 - 61%; hạt mạch 51 - 71%
Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh được rằng: khi sử dụng khẩu phần thức ăn với hàm lượng protein có giá trị sinh học cao thì chi phí protein nói riêng và chi phí thức ăn nói chung sẽ giảm, mang lại hiệu quả kinh tế cao
2.2.3 Tỷ lệ hữu hiệu protein (PER- Protein Efficiency Ratio)
Đây cũng là phương pháp sinh học để đánh giá chất lượng protein Để xác định được tỷ lệ hữu hiệu protein, người ta dùng phương pháp nuôi dưỡng Xác định số gam protein ăn vào và xác định số gam tăng trọng của cơ thể, sau
Trang 30đó tính PER theo Mc.Donald, 1978[60] (tỷ lệ hữu hiệu protein được xác định bằng tỷ lệ giữa số gam tăng trọng và số gam protein tiêu thụ)
Tăng trọng cơ thể (g) PER = -
Protein tiêu thụ (g)
2.2.4 Thang giá trị hoá học của protein (Chemical Scores - CS)
Thang giá trị hoá học hay còn gọi là thang giá trị axit amin Phương pháp này được giới thiệu bởi Block và Mitchell (1946) - dẫn theo Vũ Duy Giảng (2001)[4] Cơ sở của phương pháp này là xác định thành phần axit amin trong các loại thức ăn cần nghiên cứu, sau đó so sánh với thành phần axit amin của protein chuẩn (người ta đã lấy thành phần axit amin của protein trứng để làm chuẩn, vì hầu như 100% protein của trứng được chuyển thành con gà con
1 ngày tuổi) Thang giá trị axit amin được tính theo công thức 2.2.5
mg axit amin trong 1 gam protein thí nghiệm
CS(%) = - x 100
mg axit amin trong 1 gam protein chuẩn
(Công thức 2.2.5) Theo FAO và WHO (1982) - dẫn theo Vũ Duy Giảng (2001)[4] thì thành phần axit amin của protein chuẩn là:
axit amin Triptophan Metionin + xystin Izolơxin
Valin Lơxin Lizin Phenylalanin
Trang 31Theo Belitz và Grosch (1999)[37] thì giá trị sinh học, tỷ lệ hữu hiệu và axit amin hạn chế của protein của một số loại thức ăn như sau:
Axit amin hạn chế
- Metionin Treonin Metionin Lizin
2.2.5 Chỉ số axit amin cần thiết (Essential Amino Acid Index- EAAI)
Dựa trên nguyên tắc tính thang giá trị hóa học của Block và Mitchell (1946), Osez (1951) - dẫn theo Vũ Duy Giảng (2001)[4] đã đưa ra phương pháp đánh giá chất lượng protein theo EAAI Phương pháp này mới chỉ tính
đối với các axit amin rất cần thiết, là những axit amin thiếu nhiều trong protein của thức ăn Trên cơ sở biết % hàm lượng axit amin cần thiết có trong trứng gà và % hàm lượng axit amin cần thiết có trong thức ăn, người ta tính toán EAAI theo công thức 2.2.6 và 2.2.7
n 100a 100b 100j
EAAI = - x - x x - (Công thức 2.2.6)
ae b e j e
Trong đó:
a, b, j: hàm lượng axit amin cần thiết có trong protein thức ăn (%)
ae b e j e : là hàm lượng axit amin cần thiết có trong protein trứng (%) n: số lượng axit amin cần tính
1 100a 100b 100j
Log EAAI = - log - + log - + + log - (Công thức 2.2.7)
10 ae b e j e
Trang 32Ngoài các phương pháp trên, người ta còn sử dụng các phương pháp khác để đánh giá chất lượng của protein thức ăn như : giá trị thay thế protein, chỉ số axit uric, tỷ lệ axit amin trong huyết thanh,v.v
2.3 ảnh hưởng của hệ số chuyển đổi nitơ thành protein thô đến hàm lượng protein thô của thức ăn
2.3.1 Khái niệm về hệ số chuyển đổi nitơ thành protein thô
Như chúng ta đã biết, protein thô của thức ăn được xác định bằng cách lấy hàm lượng nitơ tổng số có trong thức ăn nhân với hệ số k và k được gọi là
hệ số chuyển đổi nitơ thành protein thô
Trước kia, người ta thường lấy k = 6,25 và hệ số 6,25 được dùng cho tất cả các loại thức ăn Bởi vì, hàm lượng nitơ của protein trung bình là 16%, vì vậy một chất hữu cơ chứa A gam nitơ thì lượng protein của chất hữu cơ đó sẽ là: A x 100/16 hoặc nhân với 6,25 Như vậy protein thô của một loại thức ăn bằng lượng nitơ của thức ăn đó nhân với hệ số 6,25 Nhưng thực tế, protein của các loại thức ăn khác nhau chứa một hàm lượng nitơ khác nhau, cho nên khi xác định protein thô của các loại thức ăn khác nhau người ta đã dùng các
Trang 33triptophan (tuy nhiên có nhiều mẫu chỉ cần một lần thuỷ phân axit trong 24 giờ là được)
Khó khăn nhất của phân tích thành phần axit amin là sự phá huỷ của các axit amin trong quá trình thuỷ phân axit (đặc biệt là các axit amin quan trọng như: metionin + xystin, lizin, treonin và triptophan) Protein của các loại thức ăn là khác nhau, cho nên mỗi loại nguyên liệu thức ăn phải áp dụng phương pháp thuỷ phân riêng biệt
Việc xác định hệ số chuyển đổi nitơ thành protein thô của từng loại thức ăn là rất khó khăn Cho nên FAO (2002)[46] đã khuyến cáo rằng với các nước đang phát triển trong điều kiện chưa xác định được hệ số chuyển đổi nitơ thành protein thô của các loại thức ăn thì nên sử dụng các hệ số của các nước phát triển đã công bố
2.3.3 ảnh hưởng của hệ số chuyển đổi nitơ thành protein thô đến hàm lượng protein thô của thức ăn
Phần 2.3.1 đã cho biết: hàm lượng protein thô của một loại thức ăn nào
đó sẽ bằng lượng nitơ tổng số nhân với hệ số chuyển đổi nitơ thành protein thô của loại thức ăn đó
Trước kia, chúng ta coi hàm lượng nitơ trong protein trung bình là 16%
và hệ số 6,25 đã được dùng để tính hàm lượng protein thô cho tất cả các loại nguyên liệu thức ăn Nhưng nhiều tác giả đã chứng minh được rằng hàm lượng nitơ trong các loại protein thức ăn khác nhau thì khác nhau và dao động trong khoảng từ 14 đến 19% Từ sự nghiên cứu này, các nhà dinh dưỡng đã đưa ra
được hệ số chyển đổi nitơ thành protein thô của các loại thức ăn khác nhau Ví
dụ như: Mc.Donald (1995)[61], cho biết hệ số chuyển đổi nitơ thành protein thô của hạt bông là 5,3; đỗ tương là 5,71; sữa bột là 6,38 và thịt, trứng là 6,25 Peter và Vernon (1980)[69], xác định được hệ số chuyển đổi nitơ thành protein thô của lúa mỳ là 5,33-5,83, của ngô là 5,65, của đỗ tương là 5,71, của khô lạc là 5,46, của cao lương là 5,65 và của đậu Hà Lan là 5,44 Năm 1990
Trang 34Mossé[63] cũng cho biết hệ số chuyển đổi nitơ thành protein thô của ngô là 5,65; đỗ tương là 5,52; gạo là 5,17 và lúa mỳ là 5,33
Nhìn vào các hệ số trên, chúng ta nhận thấy: có nhiều loại thức ăn có
hệ số chuyển đổi nitơ thành protein thô thấp hơn 6,25 (ngô, đỗ tương, gạo, ), nhưng cũng có loại thức ăn có hệ số chuyển đổi nitơ thành protein thô bằng 6,25 (trứng và thịt) và cũng có loại thức ăn lại có hệ số chuyển đổi nitơ thành protein thô cao hơn 6,25 (sữa bột) Do đó, nếu chúng ta sử dụng 6,25 làm hệ
số chung để tính hàm lượng protein thô của tất cả các loại nguyên liệu thức ăn thì sẽ dẫn đến trường hợp có loại thức ăn có hàm lượng protein thô cao hơn thực tế và có loại thức ăn có hàm lượng protein thô thấp hơn thực tế Chính
điều này đã gây ra những sai số khi xác định hàm lượng protein thô trong các nguyên liệu thức ăn Và như vậy nó sẽ ảnh hưởng đến hàm lượng protein thô trong các khẩu phần ăn, từ đó ảnh hưởng đến sức sản xuất của vật nuôi
Để tính được chính xác hệ số chuyển đổi nitơ thành protein thô của từng loại protein thức ăn thì trước hết phải xác định được thành phần axit amin
có trong protein, sau đó phân tích thành phần hoá học của axit amin để xác
định hàm lượng nitơ có trong từng axit amin Cuối cùng, chúng ta mới tính
được hàm lượng nitơ có trong protein ở đây, chúng tôi đã sử dụng bảng
"Thành phần hoá học của axit amin" của Dunn (1959)[44] để làm rõ ảnh hưởng của việc xác định thành phần axit amin có trong protein đến hệ số chuyển đổi nitơ thành protein thô (Bảng 1)
Nhìn vào bảng 1, chúng ta nhận thấy hàm lượng nitơ trong axit amin biến động rất lớn từ 7,73% đến 32,16% Cụ thể, hàm lượng nitơ trong acginin
là 32,16%; trong histidin là 27,09%; trong lizin là 19,16%; trong metionin là 9,39%; và thấp nhất là trong tyrozin, hàm lượng nitơ trong tyrozin là 7,73%
Trang 35B¶ng 1 Thµnh phÇn ho¸ häc cña axit amin
(Handbook of Chemistry and Physics, M S Dunn, 1959)
Thµnh phÇn c¸c nguyªn tè (%) Axit amin C«ng thøc
ph©n tö
Khèi l−îng
Serin C3H7O3N 105,10 34,28 6,72 45,67 13,33
Treonin C4H9O3N 119,12 40,33 7,62 40,30 11,76
Triptophan C11H12O2N2 204,22 64,66 5,92 15,70 13,72
Tyrozin C9H11O3N 181,19 59,66 6,12 26,49 7,73 Valin C5H11O2N 117,15 51,26 9,47 27,32 11,96
* 29,62% S; ** 21,48% S
Trang 36Bởi vậy, nếu protein nào mà trong thành phần của nó có chứa nhiều axit amin kiềm (acginin, histidin, lizin) thì hàm lượng nitơ của nó sẽ cao, và ngược lại, protein nào mà trong thành phần của nó có chứa nhiều axit amin tyrozin thì hàm lượng nitơ của nó lại rất thấp Vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để xác
định được chính xác hàm lượng nitơ có trong protein, để từ đó xác định được
hệ số chuyển đổi nitơ thành protein thô của mỗi loại thức ăn
Trong điều kiện hiện nay ở nước ta, việc xác định hệ số chuyển đổi nitơ thành protein thô của các loại protein thức ăn là rất khó khăn Chính vì vậy mà trong nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng hệ số của các tác giả nước ngoài
để tính hàm lượng protein thô của các loại nguyên liệu thức ăn
2.4 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Protein là chất dinh dưỡng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể gia cầm Chính vì thế mà vấn đề về protein trong dinh dưỡng gia cầm đã được rất nhiều nhà dinh dưỡng trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu
2.4.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
ở Việt Nam, đã có rất nhiều các nhà dinh dưỡng nghiên cứu về nhu cầu protein cho gia cầm nói chung và cho gà thịt nói riêng
Xí nghiệp gà Tam Dương (1984)[17] thí nghiệm trên đàn gà Plymouth TĐ3 kết luận mức protein thích hợp cho gà 0-4 tuần tuổi là 23% Với các thí nghiệm trên gà Plymouth TĐ3 và gà Hubbard, Dương Thanh Liêm (1990)[8] cho biết tỷ lệ protein thích hợp cho gà con là 24%
Nguyễn Nghi và CS (1992)[13] đã cho biết, hàm lượng protein thích hợp trong khẩu phần ăn của gà thịt giống Hybro giai đoạn 0 - 3 tuần tuổi là 24% và giai đoạn 3 - 6 tuần tuổi là 22%
Theo tiêu chuẩn của Liên hiệp các xí nghiệp gia cầm Việt nam năm
1993 - dẫn theo Nguyễn Thị Mai (2000)[11], qui định mức protein trong khẩu phần ăn của gà broiler giai đoạn từ 0-2 tuần tuổi là 23-25%, từ 3-5 tuần tuổi là 20-22% và giai đoạn trên 5 tuần tuổi là 19-20% Cũng theo hướng dẫn của
Trang 37Liên hiệp các xí nghiệp gia cầm Việt Nam năm 1995 - dẫn theo Nguyễn Thị Mai (2000)[11] thì nhu cầu protein cho gà thịt giai đoạn 0 - 3 tuần tuổi là 23-24%, giai đoạn 4-7 tuần tuổi là 20-22% và trên 7 tuần tuổi là 18-19% protein
Nguyễn Nghi, Bùi Thị Oanh, Nguyễn Thị Tịnh (1993)[14], thí nghiệm trên gà V135 và con lai (Ross 208 x V35) cho biết: gà broiler nếu đ−ợc ăn thức ăn có 22-24% protein thô ở giai đoạn 0-21 ngày tuổi, 20-22% protein thô
ở giai đoạn 22-42 ngày tuổi và từ 18-20% protein thô ở giai đoạn 43-63 ngày tuổi sẽ có tăng trọng và chi phí thức ăn thích hợp
Nghiên cứu nhu cầu protein trong thức ăn hỗn hợp của gà broiler, Lê Hồng Mận, Bùi Đức Lũng và CS (1993)[12] đã kết luận: trong giai đoạn 0 - 4 tuần tuổi nên cho gà ăn khẩu phần có hàm l−ợng protein là 22 - 24%, còn giai
đoạn trên 4 tuần tuổi là 20 - 22%
Nguyễn Thị Mai (1995)[10] khi nghiên cứu trên gà Hybro đã đ−a ra kết luận: vào mùa hè nên sử dụng khẩu phần có 25% protein ở giai đoạn 0-5 tuần tuổi, vào mùa đông sử dụng khẩu phần có 25% protein ở giai đoạn 0-2 tuần tuổi và 23% ở giai đoạn 3-5 tuần tuổi, sẽ là thích hợp nhất cho gà Hybro 0-5 tuần tuổi
Cũng theo Nguyễn Thị Mai (2000)[11] thì nhu cầu protein thô thích hợp trong khẩu phần ăn của gà broiler nuôi ở vụ hè là 25% ở giai đoạn 0-5 tuần tuổi và 23% ở giai đoạn 6-7 tuần tuổi Còn ở vụ đông tỷ lệ này là 25% ở giai đoạn 0-2 tuần tuổi, 23% ở giai đoạn 2-5 tuần tuổi và giai đoạn 6-7 tuần tuổi là 21%
Lã Văn Kính (1995)[7], cũng đ−a ra kết luận: khi ch−a cân bằng axit amin tốt nhất nên nuôi gà thịt Hybro bằng khẩu phần ăn có chứa 24% protein thô ở giai đoạn 0-4 tuần tuổi và 20 % protein thô ở giai đoạn 5-8 tuần tuổi
Bùi Thị Oanh (1996)[15] cũng khuyến cáo rằng với khẩu phần ch−a cân
đối các axit amin thì tỷ lệ protein trong thức ăn hỗn hợp của gà boiler ở giai
đoạn 0-3 tuần tuổi là 24%, 4-6 tuần tuổi là 22%, và 7 tuần tuổi là 20%
Trang 38Kết quả nghiên cứu của Trần Công Xuân, Vũ Duy Giảng, Lê Hồng Mận và CS (1999)[32] cho biết mức protein thích hợp đối với gà Ross208 là
23 - 21 và 19%; đối với gà lai Ross208xV35 là 24 - 22 và 20% còn đối với gà AV35 là 25 - 23 và 21% protein tương ứng với 3 giai đoạn nuôi: 0 - 10 ngày,
11 - 28 ngày và 29 - 56 ngày
Lê Hồng Sơn (2001)[16] đã đưa ra nhu cầu protein cho gà Tam Hoàng dòng 882 nuôi thịt là 21, 19, 17% tương ứng với 3 giai đoạn nuôi là 0-4 tuần tuổi, 5-8 tuần tuổi và 9-12 tuần tuổi
Các kết quả nghiên cứu ở trên cho thấy: nhu cầu protein cho gà biến
động khá lớn Điều này do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên Một trong các nguyên nhân đó chính là sai số trong quá trình xác định hàm lượng protein thô của các nguyên liệu thức ăn khi phối hợp khẩu phần Tuy nhiên, để xác
định được chính xác hàm lượng protein thô của các nguyên liệu, ngoài các phương tiện kỹ thuật về kỹ năng phân tích thì hệ số chuyển đổi nitơ thành protein thô đóng một vai trò quan trọng Song trong điều kiện Việt Nam, việc xác định hệ số chuyển đổi nitơ thành protein thô của các loại thức ăn còn rất hạn chế Từ trước tới nay, chúng ta thường sử dụng hệ số 6,25 để tính hàm lượng protein thô cho tất cả các loại thức ăn Điều này đã ảnh hưởng đến hàm lượng protein thô thực có ở trong thức ăn Nhưng hiện nay, có một số phòng phân tích (Phòng thí nghiệm trung tâm - Trường Đại học Nông nghiệp I; Viện sinh học Nông nghiệp- Phòng hoá sinh ứng dụng, Trường Đại học Nông nghiệp I ) đã thấy rõ được ảnh hưởng của việc sử dụng hệ số 6,25 làm hệ số chung để tính hàm lượng protein thô trong các nguyên liệu thức ăn cho nên họ
đã sử dụng hệ số của các tác giả nước ngoài để tính hàm lượng protein thô trong các nguyên liệu thức ăn mà họ phân tích được Tuy nhiên, cho đến nay ở nước ta, chưa có một cơ quan chức năng nào đưa ra quyết định là nên sử dụng
hệ số nào của tác giả nước ngoài để tính hàm lượng protein thô trong các nguyên liệu thức ăn Chính vì vậy, mỗi một phòng phân tích lại sử dụng các hệ
Trang 39số của tác giả khác nhau Ví dụ: Phòng thí nghiệm trung tâm của Trường Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội sử dụng hệ số 5,95 để tính hàm lượng protein thô trong lúa; Viện sinh học nông nghiệp sử dụng hệ số 5,71 để tính hàm lượng protein thô trong đỗ tương, nhưng lại sử dụng hệ số 6,25 để tính hàm lượng protein thô trong ngô Như vậy, với cùng một loại nguyên liệu, nếu chúng ta
đem phân tích ở các phòng phân tích khác nhau thì sẽ có kết quả về hàm lượng protein thô khác nhau Nếu chúng ta sử dụng các kết quả phân tích này
để xây dựng khẩu phần ăn cho vật nuôi thì sẽ tạo nên sự khác nhau về hàm lượng protein thô giữa các khẩu phần mặc dù dùng cùng một loại nguyên liệu thức ăn Đây cũng chính là một trong những lý do giải thích tại sao với cùng một loại vật nuôi, các tác giả khác nhau lại đưa ra nhu cầu về protein thô khác
nhau
2.4.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
ở nước ngoài, đã có rất nhiều nhà dinh dưỡng nghiên cứu về nhu cầu protein cho gà Mỗi một tác giả lại đưa ra nhu cầu khác nhau, cụ thể như: Izvetanov và CS (1976) - dẫn theo Nguyễn Thị Mai (1995)[10] đã cho thấy mức protein thích hợp cho gà thịt ở giai đoạn khởi động là 21-23% và giai
đoạn kết thúc là 18-19,5%
Theo Feed Facts (1977)[48] nhu cầu protein cho gà ở giai đoạn khởi
động là 23% còn ở giai đoạn sinh trưởng là 20%
Kocis và CS (1979) - dẫn theo Nguyễn Thị Mai (1995)[10] đã thấy rằng hiệu quả kinh tế đạt cao nhất khi cho gà broiler ăn thức ăn hỗn hợp có 24% CP
ở giai đoạn 0 - 2 uần tuổi; 21% CP ở giai đoạn 3 - 4 tuần tuổi và 19% CP ở giai đoạn trên 4 tuần tuổi
Maynard và CS (1981) - dẫn theo Nguyễn Thị Mai (2000)[11] cho biết mức protein 27 và 28% đã cho tốc độ sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn tốt nhất trong giai đoạn 0-42 ngày tuổi
Trang 40Theo hãng Degussa (Cộng hoà Liên bang Đức), 1996 - dẫn theo Nguyễn Phúc Hưng (2003)[6], nhu cầu protein của gà broiler 1 - 3 tuần tuổi là 21%, 4 -7 tuần tuổi là 20% và giai đoạn trên 7 tuần tuổi là 18%
Kết quả nghiên cứu của Onwudicke (1983)[68] với 3 mức năng lượng: 2800; 3000 và 3200 kcal ME/kg thức ăn tương ứng với 4 mức protein: 20; 22;
24 và 26%, thì mức protein là 22% đã cho kết quả tăng trọng tốt nhất; Nhưng hiệu qủa sử dụng thức ăn lại tốt nhất ở mức protein là 24%
Trại euribrid (Hà Lan), 1992 - dẫn theo Lê Hồng Sơn (2001)[16], đã
đưa ra tiêu chuẩn về protein và năng lượng cho gà broiler ở giai đoạn khởi
động là 23% CP và 3200 kcal ME, ở giai đoạn kết thúc là 21% CP và 3200 kcal ME
Nghiên cứu nhu cầu năng lượng và protein cho gà, Hội đồng nghiên cứu Quốc gia Mỹ (NRC - 1994)[65] đã đề nghị mức năng lượng trong thức ăn cho
gà broiler là 3200 kcal ME/kg thức ăn với 23; 20 và 18% protein tương ứng với 3 giai đoạn 0 - 3, 3 - 6 và 6 - 8 tuần tuổi
Theo hãng ajinomoto - Thái Lan (1999) - dẫn theo Lã Văn Kính (1995)[7] nhu cầu về protein cho gà broiler 0 - 3 tuần tuổi là: 21; 21,5 và 22%; 4 - 8 tuần tuổi là: 18; 18,5; và 19%
Theo tài liệu của Canada (John và CS, 1988 - dẫn theo Nguyễn Thị Mai, 2000) ở các nước nhiệt đới nhu cầu về protein cho gà thịt từ 0- 4 tuần tuổi là 25-23%; Gà 5-8 tuần tuổi là 22-20%
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về nhu cầu protein cho
gà thịt giữa các tác giả Một trong các nguyên nhân đó là việc sử dụng hệ số chuyển đổi nitơ thành protein thô của từng nguyên liệu thức ăn ở các nước phát triển, việc xác định hệ số chuyển đổi nitơ thành protein thô của các nguyên liệu thức ăn thuận lợi hơn Một số tác giả nghiên cứu và xác định được
hệ số chuyển đổi nitơ thành protein thô của các nguyên liệu thức ăn