2. tổng quan tài liệu
2.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài n−ớc
Protein là chất dinh d−ỡng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể gia cầm. Chính vì thế mà vấn đề về protein trong dinh d−ỡng gia cầm đã đ−ợc rất nhiều nhà dinh d−ỡng trong và ngoài n−ớc quan tâm nghiên cứu.
2.4.1. Tình hình nghiên cứu trong n−ớc
ở Việt Nam, đã có rất nhiều các nhà dinh d−ỡng nghiên cứu về nhu cầu protein cho gia cầm nói chung và cho gà thịt nói riêng.
Xí nghiệp gà Tam D−ơng (1984)[17] thí nghiệm trên đàn gà Plymouth TĐ3 kết luận mức protein thích hợp cho gà 0-4 tuần tuổi là 23%. Với các thí nghiệm trên gà Plymouth TĐ3 và gà Hubbard, D−ơng Thanh Liêm (1990)[8] cho biết tỷ lệ protein thích hợp cho gà con là 24%.
Nguyễn Nghi và CS (1992)[13] đã cho biết, hàm l−ợng protein thích hợp trong khẩu phần ăn của gà thịt giống Hybro giai đoạn 0 - 3 tuần tuổi là 24% và giai đoạn 3 - 6 tuần tuổi là 22%.
Theo tiêu chuẩn của Liên hiệp các xí nghiệp gia cầm Việt nam năm 1993 - dẫn theo Nguyễn Thị Mai (2000)[11], qui định mức protein trong khẩu phần ăn của gà broiler giai đoạn từ 0-2 tuần tuổi là 23-25%, từ 3-5 tuần tuổi là 20-22% và giai đoạn trên 5 tuần tuổi là 19-20%. Cũng theo h−ớng dẫn của
Liên hiệp các xí nghiệp gia cầm Việt Nam năm 1995 - dẫn theo Nguyễn Thị Mai (2000)[11] thì nhu cầu protein cho gà thịt giai đoạn 0 - 3 tuần tuổi là 23- 24%, giai đoạn 4-7 tuần tuổi là 20-22% và trên 7 tuần tuổi là 18-19% protein.
Nguyễn Nghi, Bùi Thị Oanh, Nguyễn Thị Tịnh (1993)[14], thí nghiệm trên gà V135 và con lai (Ross 208 x V35) cho biết: gà broiler nếu đ−ợc ăn thức ăn có 22-24% protein thô ở giai đoạn 0-21 ngày tuổi, 20-22% protein thô ở giai đoạn 22-42 ngày tuổi và từ 18-20% protein thô ở giai đoạn 43-63 ngày tuổi sẽ có tăng trọng và chi phí thức ăn thích hợp.
Nghiên cứu nhu cầu protein trong thức ăn hỗn hợp của gà broiler, Lê Hồng Mận, Bùi Đức Lũng và CS (1993)[12] đã kết luận: trong giai đoạn 0 - 4 tuần tuổi nên cho gà ăn khẩu phần có hàm l−ợng protein là 22 - 24%, còn giai đoạn trên 4 tuần tuổi là 20 - 22%.
Nguyễn Thị Mai (1995)[10] khi nghiên cứu trên gà Hybro đã đ−a ra kết luận: vào mùa hè nên sử dụng khẩu phần có 25% protein ở giai đoạn 0-5 tuần tuổi, vào mùa đông sử dụng khẩu phần có 25% protein ở giai đoạn 0-2 tuần tuổi và 23% ở giai đoạn 3-5 tuần tuổi, sẽ là thích hợp nhất cho gà Hybro 0-5 tuần tuổi.
Cũng theo Nguyễn Thị Mai (2000)[11] thì nhu cầu protein thô thích hợp trong khẩu phần ăn của gà broiler nuôi ở vụ hè là 25% ở giai đoạn 0-5 tuần tuổi và 23% ở giai đoạn 6-7 tuần tuổi. Còn ở vụ đông tỷ lệ này là 25% ở giai đoạn 0-2 tuần tuổi, 23% ở giai đoạn 2-5 tuần tuổi và giai đoạn 6-7 tuần tuổi là 21%.
Lã Văn Kính (1995)[7], cũng đ−a ra kết luận: khi ch−a cân bằng axit amin tốt nhất nên nuôi gà thịt Hybro bằng khẩu phần ăn có chứa 24% protein thô ở giai đoạn 0-4 tuần tuổi và 20 % protein thô ở giai đoạn 5-8 tuần tuổi.
Bùi Thị Oanh (1996)[15] cũng khuyến cáo rằng với khẩu phần ch−a cân đối các axit amin thì tỷ lệ protein trong thức ăn hỗn hợp của gà boiler ở giai đoạn 0-3 tuần tuổi là 24%, 4-6 tuần tuổi là 22%, và 7 tuần tuổi là 20%.
Kết quả nghiên cứu của Trần Công Xuân, Vũ Duy Giảng, Lê Hồng Mận và CS (1999)[32] cho biết mức protein thích hợp đối với gà Ross208 là 23 - 21 và 19%; đối với gà lai Ross208xV35 là 24 - 22 và 20% còn đối với gà AV35 là 25 - 23 và 21% protein t−ơng ứng với 3 giai đoạn nuôi: 0 - 10 ngày, 11 - 28 ngày và 29 - 56 ngày.
Lê Hồng Sơn (2001)[16] đã đ−a ra nhu cầu protein cho gà Tam Hoàng dòng 882 nuôi thịt là 21, 19, 17% t−ơng ứng với 3 giai đoạn nuôi là 0-4 tuần tuổi, 5-8 tuần tuổi và 9-12 tuần tuổi.
Các kết quả nghiên cứu ở trên cho thấy: nhu cầu protein cho gà biến động khá lớn. Điều này do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Một trong các nguyên nhân đó chính là sai số trong quá trình xác định hàm l−ợng protein thô của các nguyên liệu thức ăn khi phối hợp khẩu phần. Tuy nhiên, để xác định đ−ợc chính xác hàm l−ợng protein thô của các nguyên liệu, ngoài các ph−ơng tiện kỹ thuật về kỹ năng phân tích thì hệ số chuyển đổi nitơ thành protein thô đóng một vai trò quan trọng. Song trong điều kiện Việt Nam, việc xác định hệ số chuyển đổi nitơ thành protein thô của các loại thức ăn còn rất hạn chế. Từ tr−ớc tới nay, chúng ta th−ờng sử dụng hệ số 6,25 để tính hàm l−ợng protein thô cho tất cả các loại thức ăn. Điều này đã ảnh h−ởng đến hàm l−ợng protein thô thực có ở trong thức ăn. Nh−ng hiện nay, có một số phòng phân tích (Phòng thí nghiệm trung tâm - Tr−ờng Đại học Nông nghiệp I; Viện sinh học Nông nghiệp- Phòng hoá sinh ứng dụng, Tr−ờng Đại học Nông nghiệp I...) đã thấy rõ đ−ợc ảnh h−ởng của việc sử dụng hệ số 6,25 làm hệ số chung để tính hàm l−ợng protein thô trong các nguyên liệu thức ăn cho nên họ đã sử dụng hệ số của các tác giả n−ớc ngoài để tính hàm l−ợng protein thô trong các nguyên liệu thức ăn mà họ phân tích đ−ợc. Tuy nhiên, cho đến nay ở n−ớc ta, ch−a có một cơ quan chức năng nào đ−a ra quyết định là nên sử dụng hệ số nào của tác giả n−ớc ngoài để tính hàm l−ợng protein thô trong các nguyên liệu thức ăn. Chính vì vậy, mỗi một phòng phân tích lại sử dụng các hệ
số của tác giả khác nhau. Ví dụ: Phòng thí nghiệm trung tâm của Tr−ờng Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội sử dụng hệ số 5,95 để tính hàm l−ợng protein thô trong lúa; Viện sinh học nông nghiệp sử dụng hệ số 5,71 để tính hàm l−ợng protein thô trong đỗ t−ơng, nh−ng lại sử dụng hệ số 6,25 để tính hàm l−ợng protein thô trong ngô. Nh− vậy, với cùng một loại nguyên liệu, nếu chúng ta đem phân tích ở các phòng phân tích khác nhau thì sẽ có kết quả về hàm l−ợng protein thô khác nhau. Nếu chúng ta sử dụng các kết quả phân tích này để xây dựng khẩu phần ăn cho vật nuôi thì sẽ tạo nên sự khác nhau về hàm l−ợng protein thô giữa các khẩu phần mặc dù dùng cùng một loại nguyên liệu thức ăn. Đây cũng chính là một trong những lý do giải thích tại sao với cùng một loại vật nuôi, các tác giả khác nhau lại đ−a ra nhu cầu về protein thô khác nhau.
2.4.2. Tình hình nghiên cứu ở n−ớc ngoài
ở n−ớc ngoài, đã có rất nhiều nhà dinh d−ỡng nghiên cứu về nhu cầu protein cho gà. Mỗi một tác giả lại đ−a ra nhu cầu khác nhau, cụ thể nh−: Izvetanov và CS (1976) - dẫn theo Nguyễn Thị Mai (1995)[10] đã cho thấy mức protein thích hợp cho gà thịt ở giai đoạn khởi động là 21-23% và giai đoạn kết thúc là 18-19,5%.
Theo Feed Facts (1977)[48] nhu cầu protein cho gà ở giai đoạn khởi động là 23% còn ở giai đoạn sinh tr−ởng là 20%.
Kocis và CS (1979) - dẫn theo Nguyễn Thị Mai (1995)[10] đã thấy rằng hiệu quả kinh tế đạt cao nhất khi cho gà broiler ăn thức ăn hỗn hợp có 24% CP ở giai đoạn 0 - 2 uần tuổi; 21% CP ở giai đoạn 3 - 4 tuần tuổi và 19% CP ở giai đoạn trên 4 tuần tuổi.
Maynard và CS (1981) - dẫn theo Nguyễn Thị Mai (2000)[11] cho biết mức protein 27 và 28% đã cho tốc độ sinh tr−ởng và hiệu quả sử dụng thức ăn tốt nhất trong giai đoạn 0-42 ngày tuổi.
Theo hãng Degussa (Cộng hoà Liên bang Đức), 1996 - dẫn theo Nguyễn Phúc H−ng (2003)[6], nhu cầu protein của gà broiler 1 - 3 tuần tuổi là 21%, 4 -7 tuần tuổi là 20% và giai đoạn trên 7 tuần tuổi là 18%.
Kết quả nghiên cứu của Onwudicke (1983)[68] với 3 mức năng l−ợng: 2800; 3000 và 3200 kcal ME/kg thức ăn t−ơng ứng với 4 mức protein: 20; 22; 24 và 26%, thì mức protein là 22% đã cho kết quả tăng trọng tốt nhất; Nh−ng hiệu qủa sử dụng thức ăn lại tốt nhất ở mức protein là 24%.
Trại euribrid (Hà Lan), 1992 - dẫn theo Lê Hồng Sơn (2001)[16], đã đ−a ra tiêu chuẩn về protein và năng l−ợng cho gà broiler ở giai đoạn khởi động là 23% CP và 3200 kcal ME, ở giai đoạn kết thúc là 21% CP và 3200 kcal ME.
Nghiên cứu nhu cầu năng l−ợng và protein cho gà, Hội đồng nghiên cứu Quốc gia Mỹ (NRC - 1994)[65] đã đề nghị mức năng l−ợng trong thức ăn cho gà broiler là 3200 kcal ME/kg thức ăn với 23; 20 và 18% protein t−ơng ứng với 3 giai đoạn 0 - 3, 3 - 6 và 6 - 8 tuần tuổi.
Theo hãng ajinomoto - Thái Lan (1999) - dẫn theo Lã Văn Kính (1995)[7] nhu cầu về protein cho gà broiler 0 - 3 tuần tuổi là: 21; 21,5 và 22%; 4 - 8 tuần tuổi là: 18; 18,5; và 19%.
Theo tài liệu của Canada (John và CS, 1988 - dẫn theo Nguyễn Thị Mai, 2000) ở các n−ớc nhiệt đới nhu cầu về protein cho gà thịt từ 0- 4 tuần tuổi là 25-23%; Gà 5-8 tuần tuổi là 22-20%.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về nhu cầu protein cho gà thịt giữa các tác giả. Một trong các nguyên nhân đó là việc sử dụng hệ số chuyển đổi nitơ thành protein thô của từng nguyên liệu thức ăn. ở các n−ớc phát triển, việc xác định hệ số chuyển đổi nitơ thành protein thô của các nguyên liệu thức ăn thuận lợi hơn. Một số tác giả nghiên cứu và xác định đ−ợc hệ số chuyển đổi nitơ thành protein thô của các nguyên liệu thức ăn.
Mc.Donald (1995)[61], xác định đ−ợc hệ số chuyển đổi nitơ thành protein thô của hạt bông là 5,30; đỗ t−ơng là 5,71; sữa bột là 6,38 và thịt, trứng là 6,25.
Peter và Vernon (1980)[69], cho biết hệ số chuyển đổi nitơ thành protein thô của lúa mỳ là 5,33-5,83, của ngô là 5,65, của đỗ t−ơng là 5,71, của gạo là 5,17 - 5,95, của khô lạc là 5,46, của cao l−ơng là 5,65 và của đậu Hà Lan là 5,44.
Năm 1990, Mossé [63] đã nghiên cứu và đ−a ra hệ số chuyển đổi nitơ thành protein thô của ngô là 5,65; đỗ t−ơng là 5,52; gạo là 5,17; lúa mỳ là 5,33.
Từ những kết quả nghiên cứu ở trên, chúng tôi nhận thấy hệ số chuyển đổi nitơ thành protein thô của thức ăn có nguồn gốc thực vật th−ờng nhỏ hơn 6,25, còn hệ số chuyển đổi nitơ thành protein thô của thức ăn có nguồn gốc động vật thì bằng hoặc là cao hơn 6,25. Thậm chí ngay trong cùng một loại nguyên liệu thức ăn theo các tác giả khác nhau thì hệ số chuyển đổi nitơ thành protein thô cũng khác nhau, cụ thể nh−: theo Mc. Donald, Peter và Vernon hệ số chuyển đổi nitơ thành protein thô của đỗ t−ơng là 5,71 còn theo Mossé hệ số này là 5,52; Hệ số chuyển đổi nitơ thành protein thô của lúa mỳ theo Mossé là 5,33 còn theo Peter và Vernon thì hệ số này dao động từ 5,33 - 5,83. Vậy, khi chúng ta sử dụng hệ số 6,25 để tính hàm l−ợng protein thô trong các loại nguyên liệu thức ăn thì thức ăn có nguồn gốc thực vật sẽ có hàm l−ợng protein cao hơn so với thực tế, còn thức ăn có nguồn gốc động vật sẽ có hàm l−ợng protein thô đúng với thực tế (thịt, trứng) hoặc là thấp hơn (sữa bột). Và nếu nh− chúng ta sử dụng những nguyên liệu này để phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi thì theo lý thuyết nhu cầu protein là đủ nh−ng thực ra lại là thiếu so với nhu cầu của con vật. Do đó, để xây dựng đ−ợc những khẩu phần ăn có hàm l−ợng protein tối −u nhất, chúng ta cần xác định đ−ợc hệ số chuyển đổi nitơ thành protein thô của từng nguyên liệu dùng để phối hợp nên khẩu phần.