1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành nuôi trồng thuỷ hải sản vùng ven biển huyện tiền hải, tỉnh thái bình

132 718 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 132
Dung lượng 1,08 MB

Nội dung

Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành nuôi trồng thuỷ hải sản vùng ven biển huyện tiền hải, tỉnh thái bình

Trang 1

1 Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Dân số ngày một tăng, cùng với nó là nhu cầu của con người ngày một thay đổi theo xu hướng chung của thời đại, trong đó có nhu cầu về thực phẩm chất lượng cao, chứa nhiều dinh dưỡng, sự thay đổi đó đã làm cho mặt hàng hải sản luôn được ưa chuộng Do vậy ngành nuôi trồng thuỷ hải sản đang ngày càng mang lại lợi ích kinh tế, có giá trị xuất khẩu cao Phát triển ngành này đã tạo ra công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều người dân vùng ven biển, mở ra hướng làm ăn đầy triển vọng góp phần xoá đói giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Vì vậy, nó được xem là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều địa phương

Việt Nam với 3.260 km bờ biển, 12 đầm phá và các eo vịnh, 112 cửa sông lạch, hàng ngàn đảo lớn nhỏ ven biển đã tạo nên khoảng 660 nghìn ha vùng triều, chưa kể khoảng 300 nghìn - 400 nghìn ha eo vịnh đầm phá ven biển Ngoài ra còn có khoảng 1 triệu ha đất có thể nhiễm mặn tự nhiên, nhiều nhất là đồng bằng sông Cửu Long (hơn 700 nghìn ha) trong đó có khoảng 400 nghìn - 500 nghìn ha có thể phát triển thành các vùng nuôi trồng thuỷ hải sản mặn lợ [3], [15]

Theo tổng điều tra dân số năm 1999, Việt Nam có khoảng 4 triệu người sống ở vùng triều và khoảng 1 triệu người sống ở ven đầm phá tuyến đảo của

714 xã phường thuộc 29 tỉnh, thành phố có biển và hàng chục triệu hộ nông dân Đây là nguồn lực lượng lao động lớn hàng năm phục vụ cho ngành nuôi trồng thuỷ hải sản [6], [30]

Có lợi thế cạnh tranh, diện tích tự nhiên thuận lợi, nguồn lao động dồi

Trang 2

dào cùng với các chính sách của Đảng và Nhà nước đã thúc đẩy nghề nuôi trồng thuỷ hải sản phát triển mạnh, ngành thuỷ hải sản Việt Nam đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng đưa Việt Nam hội nhập nhanh hơn vào khu vực và thế giới

Tuy nhiên, do chạy theo lợi nhuận nên diện tích nuôi trồng thuỷ hải sản ngày càng được mở rộng bằng nhiều hình thức mang tính tự phát, như chuyển

đổi đất nông nghiệp, đất diêm nghiệp, đất rừng ngập mặn sang nuôi trồng thuỷ hải sản Sự phát triển tới mức các yếu tố kỹ thuật, con giống, cơ sở hạ tầng thiết lập quy hoạch khoanh vùng nuôi trồng, vốn sản xuất, kiểm soát dịch bệnh chưa đáp ứng kịp nên đã có nhiều vùng thua lỗ trong nuôi trồng, hệ sinh thái biển bị đảo lộn, rừng ngập mặn bị tàn phá hết sức nghiêm trọng

Trong những năm qua có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề nuôi trồng thuỷ hải sản chủ yếu là các đề tài nghiên cứu yếu tố tự nhiên, kỹ thuật trong nuôi trồng, những đề tài mang tính kinh tế xã hội chủ yếu tập trung nghiên cứu ở các tỉnh mà ngành nuôi trồng thuỷ hải sản đã có từ lâu đời

và phát triển mạnh như tỉnh Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Cà Mau Đối với tỉnh Thái Bình, ngành nuôi trồng thuỷ hải sản trong mấy năm gần đây mới được coi trọng, đã có một số đề tài nghiên cứu về kinh tế biển như đề tài tiến sĩ

:"Những giải pháp kinh tế tổng hợp nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả vùng đất bãi bồi mặt nước hoang hoá ven biển tỉnh Thái Bình" của tác giả Phạm Ngọc Quân, đề tài :"Đánh giá hiệu quả nuôi tôm sú xã Nam Phú- huyện

Tiền Hải- tỉnh Thái Bình" của sinh viên Hoàng Trọng Xanh Trên cơ sở kế thừa và phát huy những kết quả, các phương pháp nghiên cứu của các đề tài khoa học đã được công bố, nhằm đánh giá được tình hình phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản của huyện Tiền Hải, phát hiện ra những nhân tố ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng và hiệu quả từ nuôi trồng thuỷ hải sản đem lại, từ đó có

định hướng phát triển ngành nuôi trồng thuỷ hải sản trong những năm tới, khai thác tiềm năng từ ngành này mang lại, góp phần nâng cao đời sống người dân,

Trang 3

thúc đẩy kinh tế biển phát triển, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:"Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản vùng ven biển huyện Tiền Hải- tỉnh Thái Bình"

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng và những tiềm năng trong việc phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản của huyện Tiền Hải trong những năm qua, từ đó nghiên cứu đề xuất định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm khai thác tốt hơn các tiềm năng để phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho hộ nông dân và thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh

tế của huyện trong những năm tới

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

1- Hệ thống hoá được lý luận và thực tiễn về phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản ven biển

2- Đánh giá được thực trạng phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản ven biển trong những năm qua của huyện Tiền Hải

3- Xác định những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản ven biển trong vùng nghiên cứu

4- Đưa ra định hướng và các giải pháp thiết thực nhằm đẩy mạnh phát triển ngành nuôi trồng thuỷ hải sản và nâng cao hiệu quả của ngành trong những năm tới

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản ven biển

- Về đối tượng khảo sát: Đề tài tập trung điều tra, nghiên cứu các cơ sở nuôi trồng thuỷ hải sản vùng ven biển của huyện Tiền Hải- tỉnh Thái Bình

Trang 4

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm diện tích nuôi trồng thuỷ hải sản, năng suất, sản lượng, hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ nông dân, các công ty nuôi trồng thuỷ hải sản trong vùng nghiên cứu

- Về không gian: Đề tài tiến hành tại huyện Tiền Hải- tỉnh Thái Bình, chủ yếu tập trung vùng ven biển

- Về thời gian: Do điều kiện thời tiết, vào tháng 9 năm 2003, toàn tỉnh Thái Bình bị ngập úng do mưa lớn kéo dài, đã gây thiệt hại khá nặng nề cho ngành nuôi trồng thuỷ hải sản của tỉnh nói chung và huyện Tiền Hải nói riêng Vì vậy để đánh giá và phân tích được thực trạng nuôi trồng thuỷ hải sản của huyện trong những năm gần đây, chúng tôi tiến hành điều tra, nghiên cứu số liệu trong 3 năm từ năm 2000 đến năm 2002 Từ đó đưa ra định hướng, giải pháp nhằm áp dụng từ nay cho đến năm 2010

Trang 5

2 cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

2.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển nuôi trồng thuỷ sản 2.1.1 Khái niệm tăng trưởng và phát triển kinh tế

Tăng trưởng và phát triển là hai khái niệm được dùng trong kinh tế phát triển, đôi khi được coi như nhau nhưng thực chất chúng có những nét khác nhau và có liên hệ chặt chẽ với nhau

Tăng trưởng được quan niệm là sự tăng thêm (hay gia tăng) về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định Đó là kết quả của tất cả các hoạt động sản xuất và dịch vụ của nền kinh tế tạo ra Do vậy, để biểu thị

sự tăng trưởng kinh tế, người ta dùng mức tăng thêm của tổng sản lượng nền kinh tế (tính toàn bộ hay tính bình quân theo đầu người) của thời kỳ sau so với thời kỳ trước Đó là mức tăng % hay tuyệt đối hàng năm, hay bình quân trong một giai đoạn

Sự tăng trưởng được so sánh theo các thời điểm liên tục trong một giai

đoạn nhất định, sẽ cho ta khái niệm tốc độ tăng trưởng Đó là sự tăng thêm sản lượng nhanh hay chậm so với thời điểm gốc [23]

Lý thuyết phát triển bao gồm lý thuyết phát triển về kinh tế, phát triển dân trí, phát triển giáo dục, phát triển y tế, sức khoẻ và môi trường Lý thuyết về phát triển kinh tế đã được các nhà kinh tế học mà đại diện là Smith (1723-1790), Malthus (1776- 1838), Ricardo (1772-1823), Marx (1818-1883), Keynes (1883-1946) đưa ra qua việc phân tích và giải thích các hiện tượng kinh tế , tiên đoán về phát triển kinh tế

Phát triển là quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội [23]

Trang 6

Phát triển kinh tế là một khái niệm chung nhất về một sự chuyển biến của nền kinh tế, từ một trạng thái thấp nên một trạng thái cao hơn Do vậy không có tiêu chuẩn chung về sự phát triển Để nói lên trình độ phát triển cao, thấp khác nhau giữa các nền kinh tế trong mỗi thời kỳ, các nhà kinh tế học phân quá trình đó ra các nấc thang: kém phát triển, đang phát triển và phát triển gắn với các nấc thang đó là những giá trị nhất định, mà hiện tại chưa có cơ sở thống nhất hoàn toàn

Trong chiến lược phát triển kinh tế có thể nhấn mạnh vào tăng trưởng tức là tăng thu nhập, nhấn mạnh vào công bằng và bình đẳng trong xã hội hoặc nhấn mạnh phát triển toàn diện, tức là vừa nhấn mạnh về số lượng vừa chú ý về chất lượng của sự phát triển Tăng trưởng kinh tế phải gắn với mục tiêu công bằng và sự tiến bộ xã hội Trong thực tế phát triển kinh tế phải kết hợp hài hoà với phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế phải hài hoà với công bằng và tiến bộ xã hội, đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân Tăng trưởng kinh tế là tiền đề vật chất hỗ trợ cho việc thực hiện công bằng xã hội, ngược lại công bằng xã hội tạo ra động lực vững chắc để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Hiệu quả kinh tế phải gắn với hiệu quả xã hội thành hiệu quả kinh tế – xã hội Nó là tiêu chuẩn quan trọng của sự phát triển nền kinh tế

2.1.2 Tăng trưởng và phát triển trong sản xuất nông nghiệp

Trong nông nghiệp thì đối tượng chính là cây trồng, vật nuôi, là một ngành sản xuất có đặc thù riêng biệt Tính đa dạng của sản xuất nông nghiệp tạo nên sự nhìn nhận phong phú từ các góc độ khác nhau của sự phát triển, nhưng tất cả đều hướng tới các biểu hiện tăng lên về quy mô, sản lượng, tốc độ phát triển và chất lượng của nó như cơ cấu hợp lý hơn và tính ổn định trong các chu kỳ kinh doanh

Trong lĩnh vực nông nghiệp, kết quả sản xuất là kết quả quá trình hoạt

động sinh học với sự tác động của các yếu tố đầu vào như lao động, phân bón, giống, thuốc trừ bệnh… Quan hệ vật chất giữa sản xuất và các yếu tố đầu vào

Trang 7

thường được biểu thị thông qua hàm sản xuất cổ điển và tân cổ điển Theo quan niệm cổ điển thì khi sử dụng tăng dần một lượng đầu vào nào đó thì (khi các đầu vào khác cố định), năng suất biên sẽ giảm Các nhà kinh tế cổ điển gọi hiện tượng này là quy luật lợi suất gia tăng giảm dần

Ngoài các yếu tố vật chất, năng suất cây trồng, vật nuôi còn chịu tác

động của hàng loạt các yếu tố khác như chất lượng đất đai, diễn biến thời tiết, khí hậu, chất lượng giống, trình độ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất…[5]

Đồ thị 1 biểu diễn năng suất trong các điều kiện ngoại cảnh khác nhau, qua

đó cho thấy trong điều kiện sản xuất thuận lợi thì đồ thị dịch chuyển lên trên

Điều kiện không thuận lợi

Điều kiện bình thường

Điều kiện thuận lợi Năng suất

Đầu vào

Đồ thị 1 Năng suất trong điều kiện ngoại cảnh khác nhau

Ngược lại, với điều kiện không thuận lợi, thì đồ thị dịch chuyển xuống dưới Sự tác động của các yếu tố kể trên cộng với mức sử dụng đầu vào khác nhau làm cho năng suất cây trồng vật nuôi giữa các vùng, các địa phương và các hộ cũng sẽ khác nhau

Tóm lại, nông nghiệp là ngành sản xuất có đối tượng là những sinh vật sống, gắn liền với điều kiện ngoại cảnh, do đó kết quả sản xuất hay quy mô sản lượng và các yếu tố đầu vào có tỷ lệ tăng không giống nhau, do vậy thâm canh trong nông nghiệp cần chú ý tới quy luật lợi suất gia tăng giảm dần

2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển

Các lý thuyết về tăng trưởng và phát triển từ trước đến nay đều quan

Trang 8

tâm tới vấn đề cơ bản là nguồn gốc của sự phát triển, việc nghiên cứu được bắt

Các lý thuyết và các mô hình tăng trưởng từ trước đến nay nhằm trình bày lý giải vấn đề đó Tuỳ theo trình độ phát triển ở mỗi thời kỳ, sự khám phá

đó đi từ thấp đến cao, từ giản đơn đến phức tạp nhằm tiếp cận đến những bí mật của sự tăng trưởng Mặc dù nhiều vấn đề trong đó ngày nay vẫn đang

được tiếp tục làm rõ, song bằng sự đo lường và kết quả thực tế, người ta đã phân các lực và các luồng đầu vào có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển ra làm 2 loại : các nhân tố kinh tế và nhân tố phi kinh tế

- Các nhân tố kinh tế

Đây là các luồng đầu vào mà sự biến đổi của nó trực tiếp làm biến đổi sản lượng đầu ra Có thể biểu diễn mối quan hệ đó bằng hàm số:

Y= F (Xi) Trong đó: Y là sản lượng;

Xi (i= 1,2,3 n) là các biến số đầu vào thể hiện các nhân tố kinh tế trực tiếp tạo ra giá trị sản lượng

Trong điều kiện kinh tế thị trường, các biến số đó đều chịu sự điều tiết của mối quan hệ cung cầu Một số luồng đầu vào (biến đổi đầu vào) thì ảnh hưởng đến mức cung, một số thì ảnh hưởng đến mức cầu Sự cân bằng cung

Trang 9

cầu do giá cả thị trường điều tiết, sẽ tác động ngược trở lại các luồng vào và dẫn tới kết quả của sản xuất, đó là sản lượng của nền kinh tế [23]

Xuất phát từ thực tế ở các nước đang phát triển cung chưa đáp ứng được cầu, việc gia tăng sản lượng phải bắt nguồn từ sự gia tăng trong đầu vào của các yếu tố sản xuất theo quan hệ hàm số giữa sản lượng với vốn, lao động, đất

đai và nguyên liệu,kỹ thuật và công nghệ

Hàm sản xuất trên nói lên sản lượng tối đa có thể sản xuất được tuỳ thuộc vào lượng các đầu vào trong điều kiện trình độ kỹ thuật và công nghệ nhất định Mỗi một yếu tố (biến số) có vai trò nhất định trong việc tạo ra sự gia tăng sản lượng, do trình độ phát triển kinh tế mỗi nơi mỗi lúc quyết định

Để có sự tăng trưởng nhanh chóng, nên bắt đầu từ nhân tố nào? Đó là

điều chưa được sáng tỏ Kinh nghiệm của các nước phát triển cho thấy đổi mới công nghệ sẽ thúc đẩy việc hình thành vốn, việc hình thành vốn sẽ làm tăng thu nhập đầu người, tăng thu nhập sẽ dẫn tới mở rộng quy mô thị trường, mở rộng quy mô thị trường lại thúc đẩy việc đổi mới công nghệ Thương mại có vai trò lớn trong thúc đẩy quy mô thị trường và việc đổi mới công nghệ Song

để mở rộng thương mại, tăng lợi tức trên vốn và tăng quy mô thị trường là vấn

đề mở cửa đối với quốc tế Đây là quá trình phát triển liên tục không có chỗ dừng, do vậy khó có thể nói đâu là điểm bắt đầu và nhân tố nào quyết định trước Để thấy rõ vấn đề thể chế xã hội có quan hệ thế nào tới quá trình phát triển kinh tế ta phải chú ý tới vai trò của các nhân tố phi kinh tế

- Các nhân tố phi kinh tế

Các nguồn lực không trực tiếp nhằm mục tiêu kinh tế nhưng gián tiếp

có ảnh hưởng tới sự tăng trưởng và phát triển kinh tế gọi chung là các nhân tố phi kinh tế Các nhân tố này không thể lượng hoá được các ảnh hưởng của nó,

do vậy không tiến hành tính toán, đối chiếu cụ thể được, nó có phạm vi ảnh hưởng rộng và phức tạp trong xã hội, không thể đánh giá một cách tách biệt rõ rệt được và không có ranh giới rõ ràng Chính vì thế đã dẫn đến sự khác biệt trong việc xác định các nhân tố này Có thể liệt kê một loạt các nhân tố mà các tài liệu đã nhắc tới như: Địa vị của các thành viên trong cộng đồng; cơ cấu

Trang 10

gia đình; cơ cấu giai cấp xã hội, cơ cấu dân tộc, cơ cấu tôn giáo, cơ cấu thành thị nông thôn, cơ cấu và quy mô các đơn vị cộng đồng trong xã hội; đặc điểm văn hoá xã hội, khí hậu, thời tiết… Một thể chế ổn định và mềm dẻo sẽ tạo

điều kiện để đổi mới liên tục cơ cấu và công nghệ sản xuất phù hợp với những

điều kiện thực tế, tạo ra tốc độ tăng trưởng và phát triển nhanh Ngược lại một thể chế không phù hợp sẽ gây ra những cản trở, mất ổn định, thậm chí dẫn đến chỗ phá vỡ những mối quan hệ cơ bản làm cho nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái Ngày nay người ta ngày càng thừa nhận vai trò của thể chế chính trị

- xã hội như là một nhân tố quan trọng góp phần quyết định tăng trưởng và phát triển kinh tế Theo Doulas North "sự phát triển kinh tế không chỉ dựa vào

sự phong phú của các nhân tố sản xuất mà bao gồm cả việc thiết lập những thể chế trợ giúp cho sự tăng trưởng" Trong thực tế, khác với các yếu tố sản xuất, rất khó đo lường các yếu tố thể chế, chính sách và tổ chức, bởi mối quan hệ phức tạp của nó với các luồng đầu vào khác, do vậy chỉ có thể coi đó là các dữ kiện hơn là các yếu tố sản xuất

Như vậy, để tạo ra sự tăng trưởng và phát triển sản xuất không những chỉ chú ý đến các yếu tố vật chất của sản xuất mà cần quan tâm rất nhiều đến các thể chế, chính sách, cách tổ chức của người nông dân [23]

2.1.4 Tăng trưởng và phát triển trong nuôi trồng thuỷ hải sản

Dựa trên cơ sở lý luận về tăng trưởng và phát triển thì phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản được hiểu là quá trình tăng về quy mô và hoàn thiện cơ cấu

2.1.4.1 Quá trình tăng về quy mô

- Tăng về diện tích: Diện tích nuôi trồng tăng dần theo thời gian, số người dân và các đơn vị tổ chức tham gia NTTHS phải tăng lên về mặt số lượng Tuy nhiên mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ hải sản phải đảm bảo lợi ích chung của toàn xã hội và lợi ích của người nuôi trồng, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế của từng vùng, từng địa phương nhằm khai thác lợi thế so sánh, nâng cao năng suất chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường

- Tăng về năng suất: áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng nhằm tăng năng suất trên một đơn vị diện tích ngày một cao hơn

Trang 11

- Tăng về sản lượng: Cùng với sự tăng lên về diện tích và năng suất

trong nuôi trồng, sản lượng thu được cũng tăng lên theo thời gian Nếu xét trên phạm vi nhiều loại sản phẩm thì đó là sự gia tăng về tổng giá trị sản xuất (GO) hay giá trị gia tăng (VA)

2.1.4.2 Quá trình hoàn thiện cơ cấu

Đối với một ngành sản xuất thì cơ cấu phản ánh chất lượng của ngành Cơ cấu được xét theo nhiều phương diện: cơ cấu theo sản phẩm, cơ cấu theo quy mô sản xuất, theo hình thức tổ chức, theo trình độ áp dụng tiến bộ khoa học

kỹ thuật, theo phương thức tiêu thụ, theo phẩm cấp sản phẩm sản xuất ra…

Đối với ngành NTTHS nói riêng, quá trình hoàn thiện cơ cấu của ngành

được xét trên một số phương diện chủ yếu sau:

- Quy mô nuôi trồng: Trong các quy mô nuôi trồng nên áp dụng quy mô nào mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho từng vùng, từng địa phương cũng như từng quốc gia

-Hình thức nuôi trồng: Thực hiện tổ chức sản xuất theo hình thức nuôi trồng nào là phù hợp cho từng vùng, từng địa phương (nuôi quảng canh, nuôi bán thâm canh, nuôi thâm canh, nuôi siêu thâm canh): hình thức nuôi theo hộ gia đình hay theo mô hình sản xuất tập trung quy mô lớn

- Trình độ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật: Ngày nay, việc phát triển NTTHS ngoài việc phụ thuộc vào nhiều yếu tố truyền thống như thời tiết, vốn, lao động, đất đai, cơ sở vật chất kỹ thuật… thì các yếu tố của sản xuất trong thời đại mới như tổ chức quản lý, khoa học công nghệ (nhất là công nghệ sinh học), không thể thiếu trong quá trình phát triển Trong điều kiện diện tích đất

đai có hạn, muốn tăng năng suất và sản lượng đòi hỏi người lao động không chỉ đơn thuần về số lượng mà cả yếu cầu về chất lượng, tức là phải có tri thức, học vấn, kỹ năng, kinh nghiệm sản xuất, khả năng quản lý, ý thức tổ chức quản lý… mới có thể học hỏi tiếp thu những tiến bộ của KHKT áp dụng vào sản xuất, nhằm nâng cao được hiệu quả kinh tế Do đó, chăm lo phát triển dân trí, nâng cao kiến thức và ý thức trách nhiệm của mỗi người trong sản xuất

Trang 12

cũng là một biện pháp không thể thiếu trong phát triển sản xuất nói chung và trong NTTHS nói riêng

Tuy nhiên phát triển NTTHS trong nền kinh tế thị trường phải chú ý đến quy luật cung cầu, giá cả, quy luật cạnh tranh thì sản xuất mới mang lại hiệu quả bền vững Trong nền kinh tế thị trường, phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản phải gắn liền với chuyên môn hoá, tập trung hoá và đòi hỏi người sản xuất phải đạt tới trình độ cao, biết ứng dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường hàng hoá

Sự phát triển ngành NTTHS không chỉ biểu hiện ở sự tăng trưởng về quy mô hay về số lượng mà còn thể hiện ở mặt chất lượng của sản xuất, đó là sản phẩm có chất lượng cao nhằm cải thiện dinh dưỡng cho người dân Tuy nhiên, thực tế vấn đề đó không đơn giản vì nó liên quan đến hàng loạt vấn đề như tự nhiên, kinh tế, xã hội, nhu cầu thị trường, thị hiếu tập quán tiêu dùng, thu nhập của người dân và hiệu quả kinh tế mang lại cho người sản xuất Ngoài ra tính hiệu quả kinh tế, những lợi ích về xã hội và môi trường do phát triển NTTHS mang lại cũng là biểu hiện của sự phát triển Phát triển NTTHS nhanh nhưng phải bền vững, mang lại hiệu quả cao trong sự phát triển và bảo

vệ môi trường sinh thái

Ngày nay, đối với việc phát triển NTTHS còn phải đặc biệt chú ý đến các yêu cầu cao cấp hoá thực phẩm, hiện đại hoá công nghệ sản xuất nông nghiệp,

đô thị hoá nông thôn và tiếp tục đổi mới quản lý kinh tế - xã hội nông thôn

Như vậy, ngày càng hoàn thiện cơ cấu trong NTTHS sẽ góp phần thúc đẩy chất lượng của ngành chuyển dịch theo hướng tích cực, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản không ngừng tăng qua các năm, duy trì được mức tăng trưởng cao, có

đóng góp nhất định vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế trong nước

Đối với huyện Tiền Hải, có thể hiểu giải pháp để phát triển ngành NTTHS của huyện là việc giải quyết những vấn đề cụ thể để vừa khắc phục những khó khăn, ắch tắc trong thực tế, vừa xây dựng ngành NTTHS ngày càng

Trang 13

phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, với mục đích cuối cùng

là tăng diện tích, tăng sản lượng và tỷ trọng sản phẩm NTTHS đạt chất lượng cao; nâng cao chất lượng, hiệu quả và từng bước hiện đại hoá ngành NTTHS Với quan điểm này, luận văn của chúng tôi sẽ đề cập đến một số giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện mục tiêu trên

2.2 Vị trí, vai trò ngành nuôi trồng thuỷ hải sản trong nền kinh tế nước ta

2.2.1 Khái niệm về nuôi trồng thuỷ hải sản

Theo định nghĩa của FAO thì nuôi trồng thuỷ hải sản là các hoạt động canh tác trên đối tượng sinh vật thuỷ sinh như nhuyễn thể, giáp xác, thực vật thuỷ sinh Quá trình này bắt đầu từ thả giống, chăm sóc nuôi lớn cho tới khi thu hoạch xong Có thể nuôi từng cá thể hay cả quần thể với nhiều hình thức nuôi theo các mức độ thâm canh khác nhau như quảng canh, bán thâm canh và thâm canh [5]

- Nuôi quảng canh: Là hình thức canh tác ở mức độ đầu tư thấp, nguồn dinh dưỡng chủ yếu trông chờ vào tự nhiên

- Nuôi bán thâm canh: Là hình thức canh tác ở mức độ trung bình, nguồn dinh dưỡng vẫn chủ yếu phụ thuộc vào nguồn dinh dưỡng được cung cấp từ tự nhiên

là chính Lượng thức ăn tuy có được bổ sung nhưng không nhiều

- Nuôi thâm canh: Là hình thức nuôi trồng với mức độ đầu tư tương đối cao, nguồn dinh dưỡng chủ yếu dựa vào thức ăn được cung cấp, đó là những

thức ăn trộn tươi sống hay đã sấy khô (còn gọi là thức ăn công nghiệp) [14]

2.2.2 Vai trò của ngành nuôi trồng thuỷ hải sản

NTTHS có vai trò rất quan trọng không chỉ đối với việc gia tăng sản lượng thuỷ hải sản, mang lại nguồn thu cho quốc gia,cải thiện đời sống người dân mà còn giúp tái tạo và bảo vệ nguồn gen và môi trường sinh thái

Trang 14

Thật vậy, trong những năm qua nghề NTTHS đã thúc đẩy việc gia tăng sản lượng, góp phần hạ giá thành, nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng thuỷ hải sản Việt Nam trên thị trường quốc tế, các mặt hàng như tôm, cá da trơn đã xuất sang thị trường Nhật, EU tăng lên mỗi năm, được khách hàng ưa chuộng Qua hoạt động đó đã mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho quốc gia, góp phần bình ổn cán cân thương mại

Cùng với việc mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho quốc gia từ hoạt động xuất khẩu thuỷ hải sản, việc NTTHS còn mang lại lợi ích rất lớn về mặt xã hội, qua hoạt động NTTHS đã góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, bởi NTTHS có lợi gấp 10 lần so với sản xuất nông nghiệp,

đặc biệt NTTHS là một giải pháp, một hướng đi đúng đối với những vùng ngập mặn, đất nhiễm phèn, đất cát ven biển nhằm cải thiện đời sống cho người dân, góp phần ổn định về mặt xã hội của các địa phương trong vùng

NTTHS cung cấp chất lượng ổn định, ít bị chi phối bởi yếu tố thời vụ so với hoạt động đánh bắt

Ngày nay với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại, các thiết bị

hỗ trợ cho việc đánh bắt ngày càng tối tân, do vậy hoạt động đánh bắt khai thác mang tính chất huỷ diệt đã làm cạn kiệt nguồn thuỷ hải sản tự nhiên, gây hại đến môi trường sinh thái NTTHS đã góp phần hạn chế được tác hại, đồng thời còn giúp tái tạo môi trường tự nhiên, đảm bảo cân bằng sinh thái, mang lại tính bền vững cao trong phát triển kinh tế

2.2.3 Mục tiêu và các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản

2.2.3.1 Mục tiêu của Đảng và Nhà nước về phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản

Nuôi trồng thuỷ hải sản là một nghề sản xuất hiện đang có hiệu quả kinh tế cao Mục tiêu chiến lược vĩ mô quan trọng nhất là huy động tổng hợp mọi tiềm năng để có thể phát triển ngành thuỷ hải sản nhằm đóng góp có hiệu quả vào nền kinh tế quốc dân và nâng cao các điều kiện của ngư dân, cụ thể là:

Trang 15

- Không ngừng tăng phần đóng góp của ngành thuỷ hải sản vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội đất nước bằng việc tăng cường xuất khẩu, gia tăng thu nhập ngoại tệ và nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế, giải quyết được nhiều công ăn việc làm và nâng cao thu nhập, mức sống của cộng đồng dân cư sống dựa vào nghề nuôi trồng thuỷ hải sản Trên cơ sở phát triển kinh tế biển và các vùng ven biển, hải đảo góp phần tích cực và thiết thực vào sự nghiệp bảo vệ an ninh và chủ quyền Tổ quốc

- Đóng góp tích cực và đảm bảo an ninh thực phẩm quốc gia, nâng cao mức dinh dưỡng của nhân dân bằng cách góp phần tăng mức cung cấp sản phẩm thuỷ hải sản cho các thị trường trong nước và tạo điều kiện thuận lợi để người dân có thể tiếp cận được với mọi loại thực phẩm thuỷ hải sản

- Đưa ngành thuỷ hải sản trở thành một ngành kinh tế công nghiệp hoá

và hiện đại hoá, có luận cứ khoa học chắc chắn cho phát triển và áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại, tiên tiến và thích hợp nhằm không ngừng tạo ra hiệu quả kinh tế cao phát huy những lợi thế so sánh mà còn góp phần đẩy nhanh quá trình công ngiệp hoá hiện đại hoá đất nước

- Xây dựng một ngành thuỷ hải sản được quản lý tốt nhằm đạt được sự phát triển ổn định, bền vững cho hiện nay và tương lai

- Nuôi trồng thuỷ hải sản sẽ trở thành ngành sản xuất nguyên liệu chủ yếu và sản lượng của ngành nuôi phải vươn lên chiếm khoảng 60% tổng sản lượng thuỷ hải sản trong tương lai Không tăng sản lượng khai thác nhiều trong thời kỳ 2000-2010, giữ mức dao động chung 1.400.000 tấn/năm (ở đây chỉ tính riêng cho khai thác tôm, cá mực) Tăng nhanh lượng nuôi trồng thuỷ hải sản từ 10-13%/năm

- Kim ngạch xuất khẩu tăng với tốc độ trung bình khoảng 10-15%/ năm, trong đó giai đoạn 2000-2005 tăng khoảng12-15%/năm, giai đoạn 2005-

2010 là 10-12%/năm Giá trị xuất khẩu tương ứng là 3-3,5 tỷ USD năm 2005

và 4,5-5 tỷ USD năm 2010

- Số lao động trực tiếp và phục vụ cho nghề cá tăng trung bình 2-3%/năm; 3,5 triệu lao động năm 2000; 4,2 triệu lao động năm 2005 và 4,7 triệu lao động

Trang 16

năm 2010, trong đó lao động nuôi trồng thuỷ hải sản và lao động chế biến thuỷ hải sản tăng gấp 2 lần so với năm 2000, lao động khai thác giảm nhẹ [17]

2.2.3.2 Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản

Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã thực sự quan tâm và xác định nuôi trồng thuỷ hải sản là một ngành kinh tế trọng điểm Đã có rất nhiều các chương trình và dự án đang được triển khai trên phạm vi cả nước như dự án sản xuất tôm giống ở Bạc Liêu, Khánh Hoà, dự án sản xuất thức ăn nuôi thuỷ sản công nghiệp, dự án xây dựng các trại giống công ích chuyên sản xuất giống thả ra sông, hồ, biển Dự án tăng cường cơ sở hạ tầng và dịch vụ kỹ thuật cho nuôi trồng thuỷ hải sản, dự án tăng cường và kiểm soát phòng trừ dịch bệnh, lập ngân hàng bảo tồn gen Bên cạnh đó còn có các dự án về phát triển xuất khâủ thuỷ hải sản, chương trình phát triển khoa học công nghệ, chương trình khuyến ngư…

Các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về sử dụng đất và mặt nước, khuyến khích phát triển nuôi tôm, mở rộng thị trường cho các sản phẩm thuỷ hải sản bao gồm các chính sách về ưu đãi đầu tư, các chính sách giao đất lâu dài cho dân

Có rất nhiều nghiên cứu về gen, sinh học đã thành công hỗ trợ rất nhiều cho người nuôi như nghiên cứu và chế tạo thành công kháng thể đốm trắng cho tôm, lai tạo thuần hoá các giống tôm có khả năng thích ứng rộng với các điều kiện của môi trường, thuần dưỡng giống mới, nuôi cho năng suất cao [11]

Các chủ trương, chính sách triển khai phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản của tỉnh Thái Bình, tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 16 một lần nữa khẳng định hơn nữa vai trò của ngành nuôi trồng thuỷ hải sản trong chiến lược phát triển nền kinh tế của tỉnh, tỉnh Thái Bình cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ tới ngư dân ven biển của hai huyện là Tiền Hải và Thái Thuỵ như chính sách cho phép hai huyện thành lập quỹ tín dụng phát triển

Trang 17

nuôi trồng thuỷ hải sản, thực hiện dự án về cải tạo và khai thác hệ sinh thái rừng ngập mặn của tỉnh Tỉnh cũng đã cố gắng hỗ trợ cho các hộ có quyền sử dụng diện tích nuôi trồng được nhanh chóng có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hỗ trợ tín dụng lãi suất thấp cho ngư dân ven biển Huyện Tiền Hải cũng đã triển khai cho đấu thầu lại toàn bộ các vùng đầm ven biển với thời hạn là 13 năm, bên cạnh đó huyện cũng đã thực hiện dự án chuyển đổi gần 1500 ha diện tích đất diêm nghiệp và diện tích lúa nhiễm mặn năng suất kém sang nuôi trồng thuỷ hải sản đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn [24] [25]

2.3 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật và vấn đề phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản ven biển

2.3.1 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành nuôi trồng thuỷ hải sản

Trong những lĩnh vực sản xuất khác nhau có những đặc điểm kinh tế -

kỹ thuật khác nhau, trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ hải sản cũng vậy Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi chỉ đề cập đến đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của một số loài hải sản chủ yếu là tôm sú, cua biển, vạng bởi đây là vật nuôi chủ yếu của nghề nuôi trồng thuỷ hải sản ven biển huyện Tiền Hải

Trong nuôi trồng các loại này có những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật sau:

2.3.1.1 Đặc điểm kỹ thuật

- Môi trường khắt khe

Nuôi trồng hải sản là quá trình khai thác khả năng sinh trưởng của các loài sinh vật dưới tác động hỗn hợp của các yếu tố tự nhiên như đất đai, nguồn nước, lượng mưa, độ mặn, độ pH, nhiệt độ, dưỡng khí, độ kiềm Các yếu tố này phải luôn ổn định, nếu một trong các yếu tố đó dao động mạnh sẽ làm cho vật nuôi bị sốc và chết hàng loạt, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong nuôi trồng

- Thời gian nuôi trồng giữa các loài là không đồng nhất

Với các hình thức nuôi trồng quảng canh truyền thống, quảng canh cải tiến hay bán thâm canh trên một diện tích nhất định thường nuôi nhiều loài hải sản, mỗi loài có một thời gian sinh trưởng và phát triển khác nhau Ví dụ: tôm

Trang 18

sú có thể nuôi 2 vụ trong một năm, vụ 1 từ tháng 3 đến tháng 7, vụ 2 từ tháng

9 đến tháng 12 (riêng ở Miền Bắc thì vụ 1 là chính) Với cua biển, có thể nuôi quanh năm nhưng chủ yếu là nuôi từ tháng 8 đến tháng 12 Do vậy làm thế nào để có thể có được mô hình nuôi hợp lý, tận dụng được đặc điểm sinh trưởng và phát triển để đạt hiệu quả kinh tế cao là việc làm rất khó

- Khả năng lan truyền dịch bệnh nhanh

Nuôi trồng thuỷ hải sản thường là trong môi trường nước rộng, hình thức nuôi trồng hiện nay là phải thường xuyên thay nước trong đầm nuôi, trong khi đó khả năng phòng và chữa bệnh cho đối tượng nuôi trồng này là rất khó và kém hiệu quả, khả năng lan truyền các bệnh dịch rất nhanh và khó kiểm soát, làm ảnh hưởng đến cả một vùng nuôi trồng rộng lớn

- Chịu tác động lớn của môi trường phía bên ngoài

Vị trí các đầm nuôi phần lớn là ở các bãi triều cửa sông, cửa biển nên nguồn nước thường bị ảnh hưởng do ô nhiễm từ các dòng sông chảy ra, cũng như các chất thải (nguy hiểm nhất là váng dầu) từ các tàu thuyền hoạt động từ ngoài khơi đưa vào Điều đó cho thấy việc kiểm soát các yếu tố gây bệnh trong nuôi trồng thuỷ hải sản không chỉ giới hạn trong nội bộ ngành thuỷ hải sản [19]

2.3.1.2.Đặc điểm kinh tế

- Các đối tượng vật nuôi rất dễ cho việc thâm canh tăng năng suất

Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy nuôi trồng thuỷ hải sản rất dễ thâm canh đặc biệt là nuôi tôm sú, khi đảm bảo đủ các yếu tố như thức ăn, lượng ôxi hoà tan trong nước, độ mặn nếu mật độ nuôi từ 5- 10 con/m2 sẽ cho năng suất từ 1-1,5 tấn / ha / vụ, từ 20-35 con/m2 sẽ cho năng suất khoảng 3 tấn/ ha / vụ Mặt khác khi đầu tư đủ và hợp lý sẽ rút ngắn thời gian nuôi trồng tạo điều kiện cho thâm canh tăng vụ

- Sản phẩm có giá trị kinh tế cao

Do giá trị của các loài thuỷ hải sản có giá trị dinh dưỡng rất cao nên

được đông đảo người tiêu dùng ưa chuộng Phần lớn các nước trên thế giới đều

có nhu cầu tiêu dùng thuỷ hải sản, trong khi đó các nước có điều kiện nuôi

Trang 19

trồng không nhiều, điều đó làm cho cán cân cung - cầu luôn mất thăng bằng,

điều đó có lợi cho người sản xuất Hiện nay giá cổng trại của 1 kg tôm sú loại

30 con/kg là 130.000 đồng cao gấp 72 lần so với 1 kg lúa, 1 kg cua biển giá trung bình là 90.000 đồng /kg cao gấp 40 lần so với 1 kg lúa Đặc biệt đối tượng mua của thị trường thuỷ hải sản là những người có mức sống cao, thường sống ở thành phố hay các nước đang phát triển, những người sản xuất cũng như những người có mức sống trung bình khó có cơ hội mua những hải sản này vì giá quá đắt Điều đó càng thúc đẩy nghề nuôi trồng thuỷ hải sản phát triển vì không những nó tạo công ăn việc làm tăng thu nhập cho người dân mà còn là mặt hàng xuất khẩu thu ngoại tệ cho đất nước [19]

2.3.2 Các hình thức nuôi trồng thuỷ hải sản hiện nay

2.3.2.1 Nuôi trồng thuỷ hải sản kết hợp với trồng lúa (nông - ngư kết hợp)

Hình thức này thường được sử dụng ở những nơi có diện tích đất bị nhiễm mặn, đang thau chua rửa mặn để trồng một vụ lúa nhưng sản lượng không ổn định Để sử dụng hiệu quả hơn loại đất này, người đân đã cải tạo, tu

bổ lại hệ thống thuỷ lợi để nuôi thêm hải sản (thường là nuôi tôm sú) sau đó trồng lại lúa (một vụ tôm - một vụ lúa)

2.3.2.2 Nuôi hải sản kết hợp với rừng ngập mặn ( lâm - ngư kết hợp)

Để tận dụng đươc lợi thế của biển mà vẫn giữ được rừng, người dân đã

đào những con mương nhỏ xen kẽ trong các lô rừng để nuôi trồng hải sản Hình thức này vẫn dựa trên nguyên tắc lấy rừng là sản phẩm chính, hải sản là sản phẩm phụ Trước đây người dân đợi ttthuỷ triều lên để lấy giống hải sản và thức ăn tự nhiên phục vụ nuôi trồng Đến nay đã có một số cải tiến đáng kể về cách cải tạo đầm làm tăng diện tích mặt nước, tiện cho việc chăm sóc quản lý Ngư dân thả thêm giống và thức ăn để tăng năng suất Các loài hải sản thường

được nuôi trong các mô hình này như tôm sú, cua biển, rong câu

2.3.2.3 Nuôi trồng hải sản trên cát

Đây là hình thức mới có trong mấy năm gần đây, ở những nơi không có bãi bồi chỉ cho những bãi cát, trên những bãi cát người dân làm những ao nhỏ

Trang 20

khoảng 0,5 ha, dùng vải nilon trải xuống đáy ao để giữ nước, sau đó tiến hành thả

giống để chăm sóc Đối tượng nuôi trong mô hình này là tôm sú

2.3.2.4 Nuôi hải sản trên các b∙i ngập triều định kỳ

Trên các bãi ngập triều định kỳ, ngư dân đã khoanh những vây nhỏ khoảng

2-5 ha sau đó thả giống Hình thức này không phải cho ăn mà chỉ phải trông coi, sau

6-10 tháng là có thể thu hoạch Hải sản thường nuôi là động vật thân mềm hai mảnh

vỏ như vạng, ngao, ngán, điệp

2.3.2.5 Nuôi hải sản trên các đầm phá

Là các vực nước ven bờ biển, thường có hình dạng kéo dài song song với bờ

biển, ngăn cách với bờ biển qua một cồn chắn cấu tạo bằng vật liệu trầm tích bở rời

(cát, cát sỏi hoặc sỏi cát), tiếp nhận nước từ các con sông hoặc suối, thông với biển

qua một hoặc nhiều cửa biển, chịu tác động chính của động lực biển

2.3.2.6 Nuôi hải sản trên các eo, vụng, vịnh

Là các vực nước ven biển được tạo thành do bờ biển khúc khuỷu, do các

bán đảo hoặc do các mỏm núi ăn lan ra biển Eo, vụng thường có độ sâu lớn

hơn các đầm phá, thông với biển qua các cửa eo, vụng, không nhận nước ngọt

từ các con sông hoặc suối Ngư dân sử dụng các eo biển, nơi ổn định sóng để

thả các lồng nuôi Đối tượng nuôi trong hình thức này là tôm càng xanh, tôm

hùm, trai lấy ngọc [19]

2.3.3 Quá trình phát triển ngành nuôi trồng thuỷ hải sản

2.3.3.1 Nuôi quảng canh truyền thống

Là hình thức nuôi trong đó, con giống, thức ăn dựa hoàn toàn vào tự nhiên,

không đòi hỏi kỹ thuật hay trang thiết bị Điều kiện tự nhiên khác nhau sẽ có những

loại hải sản khác nhau, thường có các loài hải sản như tôm sú, tôm tự nhiên, cá tự

nhiên, rong câu và cua biển Diện tích các đầm nuôi thường rất lớn, thường trên 20

ha /đầm Việc thay nước cũng như thu hoạch sản phẩm là dựa vào chế độ thuỷ triều

Trang 21

2.3.3.2 Nuôi quảng canh cải tiến

Là hình thức nuôi dựa trên nền tảng của mô hình nuôi quảng canh truyền thống nhưng có bổ sung thêm giống và thức ăn Giống thường là tôm

sú hay cua biển, tôm sú thường nuôi ở mật độ 2-3 con /m2 Việc thay nước cũng chủ yếu dựa vào chế độ thuỷ triều nhưng có thể trang bị thêm máy bơm

để chủ động trong việc điều chỉnh mức nước, do phải đầu tư thêm trong quá trình nuôi nên diện tích các đầm nuôi thường nhỏ hơn

2.3.3.3 Nuôi bán thâm canh

Là hình thức nuôi trồng có áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong quá trình sản xuất con giống, sản xuất thức ăn cũng như quản lý và chăm sóc hàng ngày Mức độ này đã bắt đầu hình thành nuôi chuyên canh một loại hải sản nhất định Diện tích của từng đầm nuôi thường nhỏ, khoảng 5-10 ha/đầm Đây là hình thức nuôi được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam hiện nay vì

nó phù hợp với khả năng đầu tư cũng như kiến thức nuôi trồng của ngư dân

2.3.3.4 Nuôi thâm canh hay còn gọi là nuôi công nghiệp

Là hình thức nuôi trong đó có người chủ động hoàn toàn về số lượng và chất lượng con giống, dùng thức ăn nhân tạo, mật độ thả giống cao Diện tích đầm nuôi thường nhỏ dưới 2 ha/đầm Máy móc thiết bị đầy đủ, kỹ thuật viên có trình độ và

được trang bị đầy đủ các dụng cụ để quản lý Hình thức này đòi hỏi đầu tư lớn về vốn và kiến thức Đây là hình thức nuôi độc canh

2.3.3.5 Nuôi siêu thâm canh

Là hình thức nuôi hiện đại, sử dụng một tập hợp các máy móc và thiết

bị để tạo ra cho đối tượng nuôi có những điều kiện sống khá tối ưu Nuôi siêu thâm canh thường ỏ diện tích nhỏ, mật độ giống cao, chu kỳ nuôi ngắn Các máy móc được trang bị trong hình thức nuôi này gồm: hệ thống làm sạch nước (có bể lọc sinh vật, tháp lọc sinh vật, tháp ôxy hoá, thiết bị lọc nước ), hệ thống làm tăng dưỡng khí (máy phun nước và sục khí) hệ thống chế nhiệt độ (các thiết bị điều chỉnh nhiệt độ tự động), hệ thống cung cấp thức ăn hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của vật nuôi [14] [20] [8]

Trang 22

2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản ven biển

2.4.1 Yếu tố tự nhiên

Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản ven biển, bởi vì đây là ngành đòi hỏi môi trường nuôi rất khắt khe Nguồn nước, khí hậu, môi trường đột ngột thay đổi, nếu không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả sản xuất của cơ sở nuôi, thậm chí có khi bị mất trắng[11]

2.4.1.1 B∙o

Trong thời gian có bão (từ tháng 5 đến tháng 8), lượng mưa lớn chiếm khoảng 30% tổng lượng mưa toàn mùa dẫn đến hiện tượng nước bị ngọt hoá, giảm pH và tăng độ đục trên diện rộng, ảnh hưởng đến chất lượng nước trong các ao nuôi Bên cạnh đó, thiên tai còn làm sạt lở bờ, kênh, mương …ảnh hưởng đến quá trình nuôi trồng thuỷ hải sản đặc biệt là trong nuôi tôm sú

2.4.1.2 Gió mùa Đông Bắc

Hiện tượng gió mùa Đông bắc kéo dài sẽ rất nguy hiểm đến các hoạt

động nuôi trồng thuỷ hải sản, đặc biệt là các đối tượng nuôi có ngưỡng nhiệt

độ dưới thấp như: tôm càng xanh, cá rô phi, cá chim trắng,và nhiều đối tượng khác.Bên cạnh đó, sự xuất hiện của gió mùa Đông bắc kéo dài thường phát sinh các mầm bệnh đối với động vật nuôi thuỷ hải sản như: bệnh đốm trắng, nấm, bệnh loét mang, bệnh ký sinh trùng…

2.4.1.3 Giông

Trước những trận giông, áp suất không khí tăng đột ngột dẫn đến khả năng hoà tan ôxy vào môi trường nước kém, độ pH giảm, các hàm lượng khí

độc tăng đột ngột (do phản ứng hoá học trong môi trường nước diễn ra với cường độ cao) gây bất lợi đối với động vật nuôi thuỷ hải sản

Sau những trận giông, chất lượng môi trường nước biển đổi theo chiều hướng xấu, dẫn đến các đối tượng nuôi bị sốc nhất là các đối tượng giáp xác như : tôm, cua, có thể làm chết đối tượng nuôi với số lượng lớn Do vậy, cần

Trang 23

kiểm soát môi trường nuôi trước khi mưa như bón vôi và khuấy nước Đối với

ao nuôi nước lợ sau khi mưa có thể tháo bớt nước ở tầng mặt và bổ sung nguồn nước mới từ các ao hồ khác (chú ý chỉ lấy nước ở tầng đáy)

2.4.1.4 Mưa phùn

Hàng năm có khoảng 20-25 ngày mưa phùn, tần suất mưa phùn lên cao nhất vào các tháng 2 và tháng 3 (lên đến 6-9 ngày/tháng) Trong thời tiết mưa phùn, nhiệt độ và độ ẩm lên cao, là điều kiện thuận lợi cho các loại bệnh phát triển, quá trình làm han rỉ các vật tư bằng kim loại trong nuôi trồng cũng tăng, gây ảnh hưởng đến quá trình nuôi trồng thuỷ hải sản cũng như thu hoạch

2.4.1.5 Sương mù

Trung bình mỗi năm có khoảng 7-22 ngày có sương mù, hiện tượng này gây ảnh hưởng đến sự sinh sản năng suất sơ cấp của thuỷ vực Nhìn chung sương mù chủ yếu vào mùa đông từ tháng 12 đến tháng 04, thời gian này trung bình có khoảng 2-12 ngày có sương mù/tháng Hiện tương sương mù

ảnh hưởng rất lớn đến sự quang hợp của thực vật thuỷ sinh, thông qua việc hạn chế lượng ánh sáng chiếu xuống nước, điều này làm hàm lượng ôxy hoà tan trong nước là rất thấp, bên cạnh đó ban đêm diễn ra các hoạt động hô hấp của thực vật nên lượng ôxy càng thiếu trầm trọng vào sáng sớm lúc còn sương mù Tuy nhiên, trong thời gian này không phải là mùa vụ nuôi chính của các đối tượng thuỷ hải sản có giá trị kinh tế cao, vì vậy hạn chế được phần nào thiệt hại do ảnh hưởng của sương mù gây ra

2.4.2 Yếu tố kỹ thuật

Hình thức nuôi trồng thuỷ hải sản hiện nay chủ yếu là nuôi bán thâm canh và nuôi thâm canh, có áp dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ vào trong nuôi trồng Việc nắm bắt và hiểu rõ đặc tính kỹ thuật của từng loại thuỷ hải sản là một trong những yếu tố quan trọng nhằm đem lại hiệu quả kinh tế trong nuôi trồng thuỷ hải sản [10]

Trang 24

2.4.2.1 Độ pH

Độ pH hay còn gọi là độ phèn, độ pH thích hợp cho nuôi tôm sú là 7- 8,5, đối với tôm, cua, cá là những động vật rất nhạy cảm với môi trường nuôi khi pH nhỏ hơn 5,5 mà sự thay đổi diễn ra quá nhanh, chúng sẽ có biểu hiện như bơi lội nhanh, thở gấp và sẽ chết trong thời gian ngắn Trong trường hợp

sự thay đổi pH diễn ra từ từ cũng sẽ xảy ra hiện tượng tôm, cua, cá chết nhưng chậm và triệu chứng không rõ ràng, nếu pH tăng cao thì mang và mô của tôm, cua, cá sẽ bị phá huỷ đồng thời làm tăng độc hại của amoniac trong môi trường nuôi đối với các loại vật nuôi này

2.4.2.2 Các muối hoà tan

Thực chất có đến 95% các chất hoà tan trong nước tồn tại ở 8 ion và 4 anion, các ion đó hình thành 3 đặc tính quan trọng trong nước đó là độ cứng,

độ kiềm và độ mặn Ngoài ra trong môi trường nước, các chất hoà tan còn lại

ở dạng vi lượng

+ Độ cứng: ảnh hưởng đến tôm, cua, cá ở vai trò thẩm thấu, ảnh hưởng đến

điều hoà lượng Ca2+ của máu

+ Độ kiềm: Giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ đệm của môi trường nước, nó được xem là yếu tố quan trọng làm cho pH của môi trường nước ít biến động và không gây sốc đối với tôm, cua, cá

+ Độ mặn: Có ảnh hưởng trực tiếp đến việc điều hoà áp suất thẩm thấu, các thay đổi độ mặn vượt ra ngoài giới hạn thích ứng của tôm, cua, cá dễ gây sốc, làm giảm khả năng đề kháng của vật nuôi

2.4.2.3 Các chất khí hoà tan:

+ D ưỡng khí O 2: Tôm, cua, cá có khả năng tự điều chỉnh tuỳ thuộc lượng O2hoà tan trong nước qua kiểm soát của các hoocmon.Trong trạng thái ít hoạt

động hoặc nhu cầu dưỡng khí thấp tôm, cua, cá có khả năng giảm lượng máu lên mang, giảm lượng nước chỉ chuyển qua mang thông qua sự điều chỉnh của các hoocmon.Vì vậy khi các dưỡng khí xuống quá mức chịu đựng sẽ ảnh

Trang 25

hưởng đến sự tăng trưởng, sinh sản của các loài thuỷ hải sản

+ Khí CO 2: Là sản phẩm của quá trình hô hấp của tôm, cua, cá các loài thuỷ hải sản bắt đầu bị sốc khi hàm lượng CO2 quá 20mg/lít làm cản trở khả năng tiếp nhận O2 dẫn đến tôm, cua, cá bị chết

+ Amoniac: Là sản phẩm của quá trình tiêu hoá protein với nồng độ NH3 tự do

là 0,06 mg/lít sẽ làm chậm mức tăng trưởng, lớp mô bên ngoài cơ thể các loại thuỷ hải sản bị phá hỏng làm rối loạn chức năng điều hoà áp suất thẩm thấu

+ Nitrat và Nitric: Được hình thành do sự oxi hoá amoniac, khi hàm lượng Nitrat

và Nitric là 0,6mg/lít sẽ gây sốc cho tôm,làm mất khả năng vận chuyển oxi

+ Khí H 2 S: Gây độc hại cho các loài thuỷ hải sản, nó tồn tại nhiều trong môi trường nước khi độ pH xuống dưới 6,5

2.4.2.4 Độ trong trong ao đầm nuôi trồng thuỷ hải sản

Đây là chỉ tiêu tương đối đơn giản, thông qua chỉ tiêu này người nuôi có thể đánh giá được chất lượng nước trong ao, hồ, đầm để từ đó có các biện pháp xử lý thích hợp, nếu nước trong ao, hồ, đầm quá đục do tảo phát triển sẽ dẫn đến tình trạng thiếu dưỡng khí trong ao, đầm nhất là vào những buổi sáng, nếu nước ao đầm hồ quá đục do các chất lơ lửng thì năng suất nuôi trồng thuỷ hải sản trong đầm sẽ không cao

2.4.3 Yếu tố kinh tế xã hội

ăn việc làm cho người lao động khi chủ hộ mở rộng quy mô sản xuất Như vậy

để duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao được hiệu quả kinh

tế trong các ngành sản xuất nói chung và ngành NTTHS nói riêng thì yếu tố về vốn không thể thiếu được trong mỗi hoạt động sản xuất của ngành

Trang 26

2.4.3.2 Lao động

Đây là yếu tố quan trọng đối với việc phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản, bao gồm chất lượng và số lượng của lao động Không những thế thị trường nuôi tôm chịu nhiều bấp bênh do giá cả thị trường và điều kiện tự nhiên gây ra, để hạn chế sự thiệt hại và rủi ro thì yếu tố quan trọng là con người, được thể hiện ở khả năng quản lý, áp dụng những tiến bộ khoa học vào trong sản xuất sao cho

đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, chính vì thế yếu tố con người có thể được coi là hạt nhân trung tâm trong vấn đề phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản

2.4.3.3 Tiến bộ khoa học và kỹ thuật chăm sóc

Các tiến bộ khoa họcvà kỹ thuật chăm sóc là sự tác động của con người lên môi trường sống nhằm đạt được năng suất cao trong quá trình nuôi trồng Tuy nhiên việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật còn phụ thuộc vào cơ

sở hạ tầng, vốn đầu tư và kiến thức của người dân vùng nuôi trồng, nếu áp dụng không đúng lúc và đúng cách thì không những không đem lại hiệu quả mong muốn, mà còn gây ảnh hưởng đến môi trường nuôi, thiệt hại về kinh tế, hiệu quả nuôi trồng giảm

2.4.3.4 Thời gian thu hoạch

Đối với mỗi loại vật nuôi, người dân phải dựa vào điều kiện tự nhiên, vốn đầu tư, quy luật sinh trưởng và phát triển cũng như nhu cầu của thị trường

để có quyết định về thời gian thu hoạch sao cho hợp lý, đạt hiệu quả kinh tế

cao nhất

2.4.4 Yếu tố về cơ chế chính sách

Tất cả mọi hoạt động sản xuất đều dựa trên tình hình thực tế của thị trường, trong những năm qua mặt hàng thuỷ hải sản có giá trị kinh tế rất cao dẫn đến việc tập trung đầu tư nguồn vốn vào trong nuôi trồng tăng mạnh, việc xuất khẩu các mặt hàng thuỷ hải sản đã thu lại được nhiều ngoại tệ cho đất nước Nhằm thúc đẩy ngành nuôi trồng thuỷ hải sản phát triển thì những chủ

Trang 27

trương, chính sách của Nhà nước cần được ban hành đúng và kịp thời, điều này phụ thuộc vào các nhà hoạch định chính sách, do vậy đối với các ngành kinh tế nói chung và ngành nuôi trồng thuỷ hải sản nói riêng rất cần những nhà hoạch định chính sách có kiến thức sâu rộng, nhạy bén với thị trường trong và ngoài nước, am hiểu luật pháp quốc tế… để từ đó đề ra được những chính sách phù hợp, đưa ngành nuôi trồng thuỷ hải sản phát triển nhằm đáp ứng được yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước

2.5 Thực tiễn phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản

2.5.1 Khái quát về tình hình phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên thế giới

Theo thống kê của FAO, tỷ lệ tăng trung bình hằng năm của nuôi trồng thuỷ hải sản tính từ năm 1970 đến nay là 8,9%, trong khi đó tỷ lệ tăng của thuỷ hải sản khai thác là 1,4% và của thịt sản phẩm gia súc chăn nuôi là 2,8% Sản lượng nuôi trồng thuỷ hải sản thế giới năm 2001 đạt 48,42 triệu tấn, trong đó

động vật thuỷ hải sản 37,85 triệu tấn và thực vật thuỷ sinh đạt 10,56 triệu tấn

Tổng sản lượng NTTHS trên thế giới năm 2000 đạt 45,71 triệu tấn (tăng 6,3% so với năm 1999) Trong số đó hơn một nửa là sản lượng cá nuôi (23,07 triệu tấn, đạt 50,4%), tiếp theo là nhuyễn thể (10,73 triệu tấn, chiếm 23,5%), thực vật thuỷ sinh (10,13 triệu tấn, chiếm 22,2%), giáp xác (1,65 triệu tấn, chiếm 3,6%), động vật lưỡng cư và rùa biển (100.271 tấn, chiếm 0,22%) và

động vật không xương sống thuỷ sinh khác (36.965 tấn, chiếm 0,08%) Mặc

dù giáp xác chỉ chiếm 3,6% về sản lượng nhưng chúng lại chiếm 16,6% về giá trị Các nhóm loài cá, giáp xác, nhuyễn thể, rong biển, ba ba… đều tăng từ 6,1% đến 12,1%, riêng các loài động vật thuỷ sinh không xương sống thì giảm tới 15,2% về sản lượng Mặc dù tỷ lệ tăng trưởng chung của NTTHS là khá vững chắc, từ năm 1990 đến năm 2000 đạt 10,5%/năm, sự tăng trưởng này không đồng đều giữa các nhóm loài và qua từng thời kỳ, tỷ lệ tăng của cá nuôi

và giáp xác trong thập kỷ 90 chững lại và hơi giảm so với thập kỷ 80 Cụ thể là

Trang 28

giai đoạn 1980-1990 sản lượng cá nuôi đạt mức tăng 12,1%, giáp xác nuôi đạt 23,5%, nhưng sang giai đoạn 1990-2000, mức tăng của cá chỉ đạt 10,3% và giáp xác giảm xuống 10,5% Điều này cho thấy khi đã đạt mức sản lượng cao thì khó có thể tiép tục duy trì tỷ lệ tăng trưởng cao được [3]

Hình thức nuôi trồng theo môi trường nước biển và nước lợ ven biển chiếm 54,9%, nuôi nước ngọt chiếm 45,1% Trong giai đoạn từ năm 1970 đến

2000 thì hình thức nuôi nước ngọt lại có mức tăng trung bình hằng năm cao nhất với 9,7%, sau đó là nuôi nước lợ 8,4% và nuôi biển tăng 8,3% Tính về giá trị sản lượng nuôi nước lợ 4,6% nhưng tính về giá trị thì chúng lại chiếm 15,7% toàn bộ giá trị nuôi trồng thuỷ hải sản

Nuôi tôm luôn chiếm ưu thế trong nuôi giáp xác và trong NTTHS, sản lượng tôm nuôi năm 2000 trên thế giới là 1.087.111 tấn, chiếm 66,0% giáp xác nuôi, trị giá 6,880 tỷ USD Năm 2001, sản lượng đạt 1.270.875 triệu tấn, trị giá 8,432 tỷ USD, theo tính toán, sản lượng nuôi tôm hiện nay chiếm trên ẳ sản lượng tôm nói chung của thế giới

Sản lượng nuôi nhuyễn thể trên thế giới nói chung tăng đều trong vài thập kỷ vừa qua, thập kỷ 70 đạt mức tăng trung bình 5,6%, thập kỷ 80 tăng 7% và thập kỷ 90 tăng 11,5% Tổng sản lượng nuôi nhuyễn thể trên thế giới năm 2000 đạt 10,7 triệu tấn, tăng lên 5,8% so với năm trước đó, trị giá 9,496

tỷ USD Năm 2001 đạt 11,267 triệu tấn, trị giá 9,959 tỷ USD

Năm 2000, thực vật thuỷ sinh trồng đạt 10,1 triệu tấn, tăn 6,1% so với năm trước, đạt giá trị 5,6 tỷ USD Các loài được trồng nhiều nhất là rong đòn gánh Nhật bản đứng đầu với 4.580.056 tấn chiếm 45,2% Sau đó là các loài rong mứt 1.011.000 tấn, rong hồng vân 605.000 tấn Sự tăng trưởng của trồng rong biển cũng khá vững chắc, từ năm 1970 tới năm 2000 đạt mức tăng 8,2%/năm

Theo thống kê của FAO, ở các nước đang phát triển sản xuất tới 91,2% lượng NTTHS, đặc biệt trong thời gian từ 1970 đến nay sản lượng đó tăng

Trang 29

nhanh h¬n ë c¸c n−íc ph¸t triÓn tíi 71 lÇn NÕu tÝnh vÒ khu vùc, sè liÖu thèng

kª n¨m 2000 cña FAO cô thÓ nh− sau:

Ch©u ¸: 41,72 triÖu tÊn, chiÕm 91,3% s¶n l−îng cña toµn thÕ giíi

Ch©u ¢u: 2,03 triÖu tÊn, chiÕm 4,4% s¶n l−îng cña toµn thÕ giíi

Ch©u Mü la tinh vµ Caribª: 0,87 triÖu tÊn, chiÕm 1,8% s¶n l−îng cña toµn thÕ giíi B¾c Mü: 0,55 triÖu tÊn, chiÕm 1,2%

Ch©u Phi: 0,40 triÖu tÊn, chiÕm 0,9%

Ch©u §¹i d−¬ng: 0,14 triÖu tÊn chiÕm 0,3%

B¶ng 2.1: M−êi n−íc NTTHS hµng ®Çu thÕ giíi n¨m 2000

Tªn n−íc S¶n l−îng (tÊn) Tû lÖ (%) Gi¸ trÞ (1.000 USD)

Trang 30

Q: 21.747.553 V: 26.504.555

Q: 2.334.782 V: 10.655.267

Q: 13.769.021 V: 18.526.660 Thực vật thuỷ

sinh

Q: 10.562.279 V: 5.784 324

Q: 310 V: 631

Q: 16.607 V: 22.919

Q: 10.545.362 V: 5.760.774

Tổng số Q: 48.413.635

V: 61.470.806

Q: 21.747.863 V: 26.505.186

Q: 2.351.389 V: 10.678.186

Q: 24.314.383 V: 24.287.434

đạt đỉnh cao là 344.263 tấn Do chính phủ có chính sách và chủ trương điều chỉnh cơ cấu phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản, nên trong giai đoạn 1991-1998 sản lượng nuôi trồng thuỷ hải sản được duy trì ở mức 250-300 nghìn tấn/năm

Phương án quy hoạch các vùng nuôi tập trung của Đài Loan nêu ra đều

có sự bàn bạc thống nhất của chính quyền và dân địa phương, vì thế các khu nuôi thuỷ hải sản tập trung của Đài Loan đã được quy hoạch có hiệu quả, có

42 khu nuôi thuỷ hải sản tập trung đã được quy hoạch xong, mỗi khu đều

Trang 31

được chính quyền đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đường giao thông, hệ thống

điện, các cơ sở thu gom, phân loại sản phẩm

Bước vào thế kỷ 21, do hạn chế về tài nguyên đất nước, nghề nuôi trồng thuỷ hải sản ở Đài Loan phát triển theo hướng giải quyết khó khăn về tài nguyên đất và nước, một mặt đẩy mạnh rộng rãi nuôi thuỷ hải sản trong nước tuần hoàn siêu tập trung, đồng thời phát triển các cơ sở giống thuỷ hải sản, đẩy mạnh việc nuôi ở biển để giảm bớt lượng nước dùng nuôi thuỷ hải sản, thoát ra khỏi sự ỷ lại quá cao về nguồn tài nguyên đất và nước, mặt khác Đài Loan là một hòn đảo, bốn xung quanh là biển, có điều kiện thuận lợi để nuôi thuỷ hải sản trong lồng lưới, có thể nuôi với mật độ cao cho sản lượng lớn, do vậy mà có

điều kiện mở rộng xuất khẩu thuỷ hải sản ra thị trường thế giới [22]

2.5.2.2 Indonexia

Với diện tích 7,7 triệu km2, trong đó 5,8 triệu km2 biển, với nguồn lợi tự nhiên phong phú, điều kiện khí hậu tốt, Indonexia có tiềm năng lớn để phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản Mặc dù được coi là hoạt động có nhiều hứa hẹn, nhưng việc khai thác tiềm năng nuôi trồng thuỷ hải sản, nhất là nuôi hải sản ở Indonexia vẫn rất thấp

Để phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản, chính quyền trung ương đã thành lập 12 trung tâm phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản (4 trung tâm nuôi nước ngọt, 4 trung tâm nuôi nước lợ và 4 trung tâm nuôi hải sản) ở cả 3 miền Tây, Trung, và Đông của đất nước Bên cạnh đó mỗi tỉnh cũng có thể thành lập trung tâm của địa phương nhằm phát triển nuôi các loài bản địa Ngoài ra Indonexia hiện có 3 viện nghiên cứu quốc gia về nuôi trồng thuỷ hải sản (nuôi nước ngọt, nước lợ và nuôi hải sản) và nhiều trạm nghiên cứu khác

Các trung tâm nghiên cứu và phát triển của Indonexia đã xây dựng và phổ biến rộng rãi công nghệ nuôi trồng thuỷ hải sản đến những người nuôi và hiện đã áp dụng với ít nhất 25 loài Công tác phổ biến công nghệ nuôi được thực hiện thông qua đào tạo, thông tin, trình diễn và giám sát [7]

Trang 32

2.5.2.3 Trung Quốc

Từ những năm 1980 chính sách mở cửa của Trung Quốc cùng với quyết

định phân cấp quản lý đã góp phần quan trọng trong việc chuyển đổi ngành nuôi trồng thuỷ hải sản từ kế hoạch hoá tập trung sang hoạt động thị trường, Chính phủ Trung Quốc chủ trương phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản đảm bảo

an ninh thực phẩm và mở rộng thị trường xuất khẩu Nhà nước giúp đỡ bằng cách đầu tư cơ sở hạ tầng, nghiên cứu phát triển công nghệ mới và chú trọng công tác khuyến ngư, từ đó đã thúc đẩy ngành nuôi trồng thuỷ hải sản lên một bước mới, đạt hiệu quả kinh tế cao hơn Năm 1996 có 1,96 triệu ha nuôi trồng thuỷ hải sản , diện tích trung bình tăng 5,6%/năm

Năm 1997, Trung Quốc đạt sản lượng 19,3 triệu tấn sản phẩm (chiếm 75,4% sản phẩm nuôi trồng thuỷ hải sản ở Châu á, và chiếm 60,1% tổng sản phẩm nuôi trồng thuỷ hải sản trên thế giới) Để đáp ứng nhu cầu của thị trường Trung Quốc đã tập trung nuôi những loài có giá trị kinh tế cao như hà, vạt, sò, cua, hàng năm sản lượng nhóm nhuyễn thể tăng 24%/năm, cua tăng 49%/năm

Chính phủ Trung Quốc tích cực đẩy mạnh việc điều chỉnh có tính chiến lược, gia sức tăng thu nhập cho ngư dân, phát triển trọng điểm nghề nuôi trồng thuỷ hải sản, kiên trì lấy thị trường làm dẫn hướng, ưu hoá kết cấu nuôi trồng, năm chắc kỹ thuật nuôi trồng giống loài có tiếng, đặc sản, ưu thế và giống mới Củng cố hoàn thiện cơ bản chế độ kinh doanh, nhận thầu mặt nước nuôi trồng, nhất là đối với những ngư dân chuyển từ đánh bắt sang nuôi trồng, ưu tiên cấp phát giấy chứng nhận nuôi trồng cho ngư dân để cho họ an tâm sản xuất Từ mặt

đảm bảo chế độ, Chính phủ Trung Quốc đã huy động đầy đủ tính tích cực và tính sáng tạo của ngư dân và việc phát triển nghề nuôi trồng thuỷ hải sản [9]

2.5.3 Tình hình phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản ở Việt Nam

Ngành thuỷ sản được tách khỏi nông nghiệp để trở thành một ngành kinh tế độc lập từ những năm 1960, sau khi có quyết định thành lập Tổng cục Thuỷ sản trực thuộc Chính phủ, được Nhà nước giao quản lý để phát triển một

Trang 33

cách có hiệu quả nhất việc khai thác các tiềm năng của các nguồn lợi thuỷ sinh có trong mặt nước để đảm bảo góp phần cung cấp thực phẩm cho nhân dân, tạo thêm việc làm, gia tăng giá trị các sản phẩm thuỷ hải sản cho tiêu dùng trong nước đồng thời tham gia xuất khẩu thu ngoại tệ [18]

Những năm qua, ngành thuỷ hải sản duy trì được mức tăng trưởng cao,

có đóng góp nhất định vào tăng trưởng chung của cả nước, kim ngạch thuỷ hải sản không ngừng tăng qua các năm Nhờ có sự hỗ trợ của Nhà nước và sự tham gia của các thành phần kinh tế, nguồn vốn được huy động để đầu tư cho cơ sở hạ tầng ngành nuôi trồng thuỷ hải sản, tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau liên quan đến sự phối hợp liên ngành, sự phối hợp giữa các ngành với địa phương, đặc biệt là những vướng mắc trong quy hoạch, đầu tư và khả năng cân

đối vốn ngân sách nên mức đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng của ngành thuỷ hải sản [1]

Trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ hải sản gần đây nhất trên cơ sở đã có

114 dự án triển khai đủ thủ tục của các địa phương, Bộ Thuỷ sản đã có công văn số 3208/TS-KH&ĐT ngày 29/11/2002 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ tài chính, đồng thời đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét tăng vốn ngân sách hỗ trợ các địa phương thực hiện các dự án thuộc chương trình nuôi trồng thuỷ hải sản với mức 388 tỷ đồng ngân sách cho kế hoạch năm 2003

Năm 2000 cả nước chỉ có vài trăm nghìn ha mặt nước nuôi trồng thuỷ hải sản, đến nay đã có gần một triệu ha mặt nước nuôi trồng thuỷ hải sản có hiệu quả kinh tế cao, 12 vùng nuôi nhuyễn thể lớn nhất nước ta đã

được kiểm soát, 130 vùng nuôi tôm tập trung đã được đưa vào kiểm soát dư lượng kháng sinh Từ chủ yếu khai thác con giống tự nhiên sang sản xuất giống thuỷ hải sản cũng đạt mức tiến lớn, toàn ngành hiện có 4.186 cơ sở sản xuất giống thuỷ hải sản, trong đó số đông cơ sở sản xuất giống

đã chủ động bảo đảm cung cấp đủ số lượng, chất lượng con giống theo thời vụ nuôi trồng thuỷ hải sản [2]

Trang 34

Ngành công nghiệp chế biến thuỷ hải sản đạt tốc độ phát triển nhanh với trình độ công nghệ cao và ngày càng hiện đại so với các nước trong khu vực, bảo đảm sản phẩm làm ra không chỉ đủ sức hội nhập kinh tế quốc tế,

mà còn cạnh tranh được với nhiều nước trên thế giới, kể cả những nước phát triển Hiện nay ngành đã có 322 doanh nghiệp chế biến thuỷ hải sản, trong

đó 100 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu thuỷ hải sản vào thị trường EU,174 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Hàn Quốc

Đặc biệt ngành công nghiệp chế biến thuỷ hải sản đã không chỉ đáp ứng nhu cầu phong phú đa dạng của thị trường trong nước mà đã và đang từng bước phát triển công nghiệp chế biến thuỷ hải sản đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế [18]

2.5.4 Tình hình phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản ở một số tỉnh ở nước ta

2.5.4.1 Tỉnh Ninh Bình

Vùng bãi bồi của huyện Kim Sơn có tổng diện tích 6.032 ha mặt nước thuận lợi cho việc khai thác phát triển kinh tế vùng ngập mặn, trồng rừng, nuôi trồng thuỷ hải sản, khai thác nguồn lợi thuỷ hải sản tự nhiên, trồng cói, trồng lúa Hoạt động kinh tế vùng bãi bồi đang trong tình trạng sản xuất tiểu nông, mang tính tự phát Ruộng đất và mặt nước bị chia nhỏ, manh mún

Theo số liệu thống kê của huyện năm 1996, người dân mới sử dụng 300

ha mặt nước nuôi cua và các loại hải sản khác với hình thức quảng canh là phổ biến nên năng suất thấp, 250kg/ha, Vùng ngoài đê Bình Minh II chủ yếu là để thu nguồn lợi từ tự nhiên với giá trị kinh tế thấp Từ năm 1999, một số hộ dân nuôi thử tôm sú đạt kết quả khá, có hộ lãi 30 triệu đồng/ha Nhận thấy khả năng nuôi tôm sú đem lại nguồn lợi lớn, năm 2000 diện tích nuôi tôm sú tăng lên 470 ha với sản lượng đạt trên 130 tấn, đạt giá trị 13 tỷ đồng Năm 2002 là 1.450 ha, sang năm 2003 diện tích nuôi tăng lên 6.500 ha, trong đó nuôi nước

lợ là 1.700 ha, nuôi nước ngọt là 4.800 ha, tập trung chủ yếu ở các xã như Kim

Đông, Kim Trung

Trang 35

Đứng trước thực trạng như vậy, tỉnh Ninh Bình đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm phát huy những tiềm năng sẵn có, đưa nền kinh tế của tỉnh thoát khỏi vị thế kinh tế thấp nhất trong tổng số 10 tỉnh đồng bằng Sông Hồng Một trong những giải pháp đó là phát triển mạnh các hình thức nuôi thuỷ hải sản vùng bãi bồi ven biển Với hy vọng đến năm 2010 vùng bãi bồi sẽ mang lại cho tỉnh giá trị xuất khẩu 45 triệu USD

Với mục tiêu như vậy tỉnh cũng đề ra những chính sách ưu đãi để phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản ở vùng bãi bồi Cụ thể như đất đại được giao ổn

định lâu dài từ 5 năm trở lên, miễn thuế sử dụng đất đối với diện tích nuôi thâm canh tôm sú, miễn giảm tiền thuế đất xây dựng trại giống, trợ giá cho giống tôm sinh sản tại chỗ, hỗ trợ kinh phí mua thiết bị sinh sản tôm sú và tiền thuê chuyên gia Dự kiến đến năm 2010 Kim Sơn sẽ đạt diện tích nuôi trồng thuỷ hải sản là 2.383 ha, trong đó nuôi thâm canh là 1.500 ha, nuôi bán thâm canh là

545 ha và nuôi quảng canh cải tiến là 259 ha, nuôi quảng canh là 79 ha [12]

2.5.4.2 Thành phố Hải Phòng

Hải Phòng có lợi thế nuôi trồng thuỷ hải sản, trong tổng diện tích hơn

45 nghìn ha mặt nước có khả năng nuôi trồng thuỷ hải sản, đến nay thành phố

đã khai thác gần hơn 16 nghìn ha, diện tích tăng nhanh trong thời gian qua, hầu hết là được chuyển dịch từ trồng lúa năng suất thấp, không ổn định sang nuôi thuỷ hải sản tạo ra bước phát triển mới của địa phương

Thời gian qua nghề nuôi trồng thuỷ hải sản ở Hải Phòng phát triển mạnh ở các vùng nước ngọt, mặn lợ và biển, với nhiều hình thức nuôi trong

ao, ruộng sông, đầm, biển, diện tích, sản lượng và giá trị đều tăng nhanh Từ năm 2001, thành phố đã phê duyệt các dự án chuyển dịch sang nuôi trồng thuỷ hải sản của các huyện như chuyển dịch 250 ha đầm, ruộng trũng cấy lúa thấp ở An Lão sang nuôi tôm càng xanh, cá rô phi Dự án đầu tư xây dựng cơ

sở hạ tầng chuyển 143 ha ruộng trũng trồng lúa một vụ ở Kiến An sang nuôi thuỷ hải sản, dự án chuyển 193 ha đất bãi bồi ven sông Thái Bình và sông Hoá

Trang 36

thuộc huyện Vĩnh Bảo sang làm trang trại nuôi trồng thuỷ hải sản Trong quy hoạch phát triển nuôi thuỷ hải sản thành phố đã bố trí vùng nuôi theo hướng chuyên canh, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và sản lượng, cố gắng hoàn thành tốt mục tiêu kế hoạch thuỷ hải sản năm 2004, đạt kim ngạch xuất khẩu là 80 triệu USD, tổng sản lượng thuỷ hải sản (cả nuôi trồng và khai thác) đạt 65 nghìn tấn [13]

2.5.4.3 Tỉnh Hà Tĩnh

Với 137 km bờ biển và vùng đặc quyền rộng tới 180 km2, hàng năm Hà Tĩnh đạt sản lượng đánh bắt từ 22.000 - 25.000 tấn hải sản Nguồn thủy sản ven bờ đang ngày càng cạn kiệt, trong khi đó tỉnh có hàng nghìn ha bãi cát ven biển và hơn 25.000 ha diện tích mặt nước lợ và ngọt có thể phát triển mạnh nghề nuôi trồng thuỷ hải sản Đây thực sự là một thế mạnh mới được Hà Tĩnh đánh thức trong những năm gần đây

Cú đột phá đầu tiên của Hà Tĩnh trong chiến lược phát triển mạnh nghề nuôi trồng thuỷ hải sản là tự lực sản xuất được giống tôm sú và tôm rảo vào năm 2001 sau nhiều tìm tòi, khi đã chủ động được con giống Hà Tĩnh đi vào tổ chức, phát triển sản xuất vừa mở rộng diện tích nuôi thả, vừa áp dụng kỹ thuật thâm canh, nuôi tôm theo phương pháp công nghiệp

Hiện nay toàn tỉnh đã có 2.200 ha nuôi tôm, trong năm 2003 sản lượng tôm đã đạt trên 1.500 tấn (bằng 2,5 lần cả năm 2002) kim ngạch xuất khẩu trên 12 triệu USD

Phát triển mạnh nghề nuôi trồng thuỷ hải sản trong đất liền nhưng Hà Tĩnh không quên chú trọng đầu tư cho đánh bắt xa bờ, tập trung vào chuyển

đổi nghề khai thác ven bờ, giảm dân số tàu thuyền có công suất dưới 12 CV và thuyền thủ công Riêng trong năm 2003 sản lượng khai thác của đội tàu đánh bắt xa bờ đạt 9.000 tấn, chiếm tới 42% tổng sản lượng khai thác, trong đó tỷ lệ xuất khẩu chiếm gần 20%, góp phần đáng kể làm tăng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh [31]

Trang 37

2.5.4.4 Tỉnh Tiền Giang

Trong chương trình phát triển kinh tế thuỷ hải sản từ năm 2001-2005, tỉnh Tiền Giang đã đề ra mục tiêu đến năm 2005 tổng sản lượng của tỉnh đạt 140.000 tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt trên 40 triệu USD, tạo việc làm cho trên 50.000 lao động, đưa thuỷ hải sản thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh

Sở thuỷ sản đã chủ động xây dựng chương trình hành động cho mình trong việc phát triển nuôi trồng, khai thác, chế biến thuỷ hải sản trong đó coi nuôi trồng là khâu đột phá, đặc biệt là đối với các vùng nước mặn lợ Trong năm 2002 diện tích nuôi trồng thuỷ hải sản là 9.200 ha thì đến cuối năm 2003 diện tích này

đã tăng lên 11.000 ha, trong đó diện tích nước mặn lợ khoảng 6.000 ha [16]

Trang 38

3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1.3 Chế độ thuỷ triều

Thuỷ triều thuộc hệ nhật triều đều với hầu hết số ngày trong tháng, kỳ nước cường trung bình độ lớn triều khoảng 2,6-3,6m, giảm dần từ bắc vào nam Kỳ nước kém thường có độ lớn khoảng 0,5m (tính theo độ không hải

đồ) Vùng biển huyện Tiền Hải nằm về phía cuối nên có độ lớn triều thấp hơn, với tính chất thuỷ triều trên hoàn toàn có thể lợi dụng để phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản và khai thác, đánh bắt có hiệu quả

Trang 39

3.1.1.5 Khí hậu thời tiết

- Chế độ nắng và nhiệt độ

Tiền Hải là huyện ven biển Đồng bằng Bắc bộ do vị trí địa lý giáp liền với vịnh Bắc Bộ nên ngoài khí hậu lục địa còn chịu ảnh hưởng khá sâu sắc khí hậu ngoài biển mang lại Nhiệt độ trung bình năm đạt 20-230C, nhiệt độ trung bình cao nhất đạt 33,40C (tháng 7) Chênh lệch nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất lên tới 15-160C Lượng nước bốc hơi khá lớn đạt tới 870mm/năm

Gió thịnh hành là gió đông nam, mang theo không khí nóng ẩm với tốc

độ gió là 2-5m/s Mùa đông có gió mùa đông bắc gây mưa và gió lạnh, nhiệt

độ xuống thấp làm ảnh hưởng đến quá trình nuôi trồng thuỷ hải sản Ngoài ra

Trang 40

hàng năm huyện còn chịu ảnh hưởng của các đợt áp thấp nhiệt đới, và bão từ

biển đổ bộ vào làm thiệt hại không nhỏ về kinh tế của toàn huyện nói chung

và người dân nuôi trồng thuỷ hải sản nói riêng

Bảng 3.1: Nhiệt độ, số ngày nắng, mưa trung bình của huyện

I- Nhiệt độ

Độ mặn của nước biển mùa khô từ 25-30 %0 , mùa mưa giảm xuống 5-7

%0, nhiệt độ nước khoảng 27-300C về mùa hè, mùa đông 24-260C

3.1.2 Đặc điểm xã hội

3.1.2.1 Tình hình sử dụng đất đai

Huyện Tiền Hải có tổng diện tích đất tự nhiên là 22.584,59ha với 34 xã

và một thị trấn trong đó có 8 xã tiếp giáp với biển Trong những năm qua, các

loại đất của huyện có sự biến động khác nhau, qua số liệu của bảng 3.2 cho

thấy diện tích đất nông nghiệp trong 2 năm 2001 và 2002 giảm so với năm

2000 do một phần chuyển sang đất chuyên dùng và đất khu dân cư Bình quân

qua 3 năm diện tích đất nông nghiệp giảm đi là 0,98%

Ngày đăng: 02/08/2013, 16:16

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: M−ời n−ớc NTTHS hàng đầu thế giới năm 2000 - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành nuôi trồng thuỷ hải sản vùng ven biển huyện tiền hải, tỉnh thái bình
Bảng 2.1 M−ời n−ớc NTTHS hàng đầu thế giới năm 2000 (Trang 29)
Bảng 2.2: Sản l−ợng NTTHS thế giới năm 2001 theo vùng n−ớc Nhóm loài Tổng  N−ớc ngọt N−ớc lợ  N−ớc mặn  - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành nuôi trồng thuỷ hải sản vùng ven biển huyện tiền hải, tỉnh thái bình
Bảng 2.2 Sản l−ợng NTTHS thế giới năm 2001 theo vùng n−ớc Nhóm loài Tổng N−ớc ngọt N−ớc lợ N−ớc mặn (Trang 30)
Bảng 3.1: Nhiệt độ, số ngày nắng, m−a trung bình của huyện - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành nuôi trồng thuỷ hải sản vùng ven biển huyện tiền hải, tỉnh thái bình
Bảng 3.1 Nhiệt độ, số ngày nắng, m−a trung bình của huyện (Trang 40)
Bảng 3.2: Tình hình đất đai của huyện trong 3 năm (2000-2002) - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành nuôi trồng thuỷ hải sản vùng ven biển huyện tiền hải, tỉnh thái bình
Bảng 3.2 Tình hình đất đai của huyện trong 3 năm (2000-2002) (Trang 42)
3.1.2.2. Tình hình dân số và lao động - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành nuôi trồng thuỷ hải sản vùng ven biển huyện tiền hải, tỉnh thái bình
3.1.2.2. Tình hình dân số và lao động (Trang 43)
Bảng 3.4: Thực trạng hệ thống giao thông của huyện - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành nuôi trồng thuỷ hải sản vùng ven biển huyện tiền hải, tỉnh thái bình
Bảng 3.4 Thực trạng hệ thống giao thông của huyện (Trang 45)
Bảng 3.5 Hệ thống thủy lợi và thiết bị bơm n−ớc của huyện - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành nuôi trồng thuỷ hải sản vùng ven biển huyện tiền hải, tỉnh thái bình
Bảng 3.5 Hệ thống thủy lợi và thiết bị bơm n−ớc của huyện (Trang 46)
Bảng 3.6: Một số chỉ tiêu thể hiện kết quả phát triển kinh tế của huyện Tốc độ phát triển (%)  Chỉ tiêu ĐVT2000 2001 2002  - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành nuôi trồng thuỷ hải sản vùng ven biển huyện tiền hải, tỉnh thái bình
Bảng 3.6 Một số chỉ tiêu thể hiện kết quả phát triển kinh tế của huyện Tốc độ phát triển (%) Chỉ tiêu ĐVT2000 2001 2002 (Trang 51)
Bảng 3.7: Tình hình chuyển đổi cơ cấu kinh tế của huyện - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành nuôi trồng thuỷ hải sản vùng ven biển huyện tiền hải, tỉnh thái bình
Bảng 3.7 Tình hình chuyển đổi cơ cấu kinh tế của huyện (Trang 53)
Bảng 3.8: Cơ cấu mẫu điều tra - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành nuôi trồng thuỷ hải sản vùng ven biển huyện tiền hải, tỉnh thái bình
Bảng 3.8 Cơ cấu mẫu điều tra (Trang 55)
Bảng 4.1: Diện tích, năng suất, sản l−ợng NTTH Sở Tiền Hải - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành nuôi trồng thuỷ hải sản vùng ven biển huyện tiền hải, tỉnh thái bình
Bảng 4.1 Diện tích, năng suất, sản l−ợng NTTH Sở Tiền Hải (Trang 60)
Bảng 4.2: Giá trị sản xuất thuỷ hải sản của Huyện - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành nuôi trồng thuỷ hải sản vùng ven biển huyện tiền hải, tỉnh thái bình
Bảng 4.2 Giá trị sản xuất thuỷ hải sản của Huyện (Trang 63)
Bảng 4.7: Diện tích NTTH Sở các xã điều tra - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành nuôi trồng thuỷ hải sản vùng ven biển huyện tiền hải, tỉnh thái bình
Bảng 4.7 Diện tích NTTH Sở các xã điều tra (Trang 71)
Bảng 4.6 thể hiện từng đối t−ợng nuôi cho mỗi quy mô khác nhau, qua đó cho thấy diện tích nuôi tôm và vạng ở quy mô lớn chiếm tỷ lệ cao nhất  (28,81% đối với nuôi tôm; 24,90% đối với nuôi vạng trong năm 2002) - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành nuôi trồng thuỷ hải sản vùng ven biển huyện tiền hải, tỉnh thái bình
Bảng 4.6 thể hiện từng đối t−ợng nuôi cho mỗi quy mô khác nhau, qua đó cho thấy diện tích nuôi tôm và vạng ở quy mô lớn chiếm tỷ lệ cao nhất (28,81% đối với nuôi tôm; 24,90% đối với nuôi vạng trong năm 2002) (Trang 71)
Bảng 4.8: Một số chỉ tiêu phản ánh năng lực của các cơ sở NTTHS năm 2002 - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành nuôi trồng thuỷ hải sản vùng ven biển huyện tiền hải, tỉnh thái bình
Bảng 4.8 Một số chỉ tiêu phản ánh năng lực của các cơ sở NTTHS năm 2002 (Trang 73)
Bảng 4.9: Hiệu quả kinh tế nuôi tôm sú ở vùn gI - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành nuôi trồng thuỷ hải sản vùng ven biển huyện tiền hải, tỉnh thái bình
Bảng 4.9 Hiệu quả kinh tế nuôi tôm sú ở vùn gI (Trang 75)
Bảng 4.9 và phụ lục 1 cho thấy, trong 3 năm nghiên cứu, tình hình nuôi tôm sú ở vùng I biến động không nhiều, tổng chi phí cho1 ha nuôi trồng năm  2000 là 11,530 triệu đồng, với năng suất đạt đ− ợc là 210 kg/ha, mang lại lợi  nhuận trung bình là 5,9 triệu - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành nuôi trồng thuỷ hải sản vùng ven biển huyện tiền hải, tỉnh thái bình
Bảng 4.9 và phụ lục 1 cho thấy, trong 3 năm nghiên cứu, tình hình nuôi tôm sú ở vùng I biến động không nhiều, tổng chi phí cho1 ha nuôi trồng năm 2000 là 11,530 triệu đồng, với năng suất đạt đ− ợc là 210 kg/ha, mang lại lợi nhuận trung bình là 5,9 triệu (Trang 75)
Bảng 4.10: Hiệu quả kinh tế trên1 ha nuôi cua biển ở vùn gI - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành nuôi trồng thuỷ hải sản vùng ven biển huyện tiền hải, tỉnh thái bình
Bảng 4.10 Hiệu quả kinh tế trên1 ha nuôi cua biển ở vùn gI (Trang 78)
Bảng 4.11 Hiệu quả kinh tế nuôi tôm sú vùng II - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành nuôi trồng thuỷ hải sản vùng ven biển huyện tiền hải, tỉnh thái bình
Bảng 4.11 Hiệu quả kinh tế nuôi tôm sú vùng II (Trang 79)
Bảng 4.12: Hiệu quả kinh tế nuôi cua biển ở vùng II - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành nuôi trồng thuỷ hải sản vùng ven biển huyện tiền hải, tỉnh thái bình
Bảng 4.12 Hiệu quả kinh tế nuôi cua biển ở vùng II (Trang 82)
Bảng 4.13 Hiệu quả kinh tế nuôi vạng ở vùng III - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành nuôi trồng thuỷ hải sản vùng ven biển huyện tiền hải, tỉnh thái bình
Bảng 4.13 Hiệu quả kinh tế nuôi vạng ở vùng III (Trang 84)
bảng 4.15 cho thấy phần lớn các sản phẩm hải sản đều đ−ợc bán ngay tại đầm, tỷ lệ này chiếm tới 95%, số còn lại sản phẩm thu hoạch rải rác sẽ do các chủ  đầm/ vây mang tới tận nhà các t− th−ơng để bán - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành nuôi trồng thuỷ hải sản vùng ven biển huyện tiền hải, tỉnh thái bình
bảng 4.15 cho thấy phần lớn các sản phẩm hải sản đều đ−ợc bán ngay tại đầm, tỷ lệ này chiếm tới 95%, số còn lại sản phẩm thu hoạch rải rác sẽ do các chủ đầm/ vây mang tới tận nhà các t− th−ơng để bán (Trang 89)
Bảng 4.18 Nguồn huy động vốn - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành nuôi trồng thuỷ hải sản vùng ven biển huyện tiền hải, tỉnh thái bình
Bảng 4.18 Nguồn huy động vốn (Trang 94)
Bảng 4.19 ảnh h−ởng của việc tiếp thu tới kết quả và hiệu quả NTTHS - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành nuôi trồng thuỷ hải sản vùng ven biển huyện tiền hải, tỉnh thái bình
Bảng 4.19 ảnh h−ởng của việc tiếp thu tới kết quả và hiệu quả NTTHS (Trang 96)
Qua phỏng vấn trực tiếp, số liệu đ−ợc thể hiện ở bảng 4.20 chúng tôi thấy có tới 27,14% số hộ cho rằng kỹ thuật trong nuôi trồng là rất khó khăn,  17,14% số hộ cho rằng môi tr−ờng nuôi không đ−ợc thuận lợi - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành nuôi trồng thuỷ hải sản vùng ven biển huyện tiền hải, tỉnh thái bình
ua phỏng vấn trực tiếp, số liệu đ−ợc thể hiện ở bảng 4.20 chúng tôi thấy có tới 27,14% số hộ cho rằng kỹ thuật trong nuôi trồng là rất khó khăn, 17,14% số hộ cho rằng môi tr−ờng nuôi không đ−ợc thuận lợi (Trang 100)
Bảng 4.21 Kết quả thăm dò ý kiến của cơ sở nuôi trồng trong những năm tới Tổng cộng  - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành nuôi trồng thuỷ hải sản vùng ven biển huyện tiền hải, tỉnh thái bình
Bảng 4.21 Kết quả thăm dò ý kiến của cơ sở nuôi trồng trong những năm tới Tổng cộng (Trang 101)
Bảng 4.2.2 Dự kiến diện tích, năng suất, sản l−ợng thuỷ hải sản  đến năm 2010 của huyện  - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành nuôi trồng thuỷ hải sản vùng ven biển huyện tiền hải, tỉnh thái bình
Bảng 4.2.2 Dự kiến diện tích, năng suất, sản l−ợng thuỷ hải sản đến năm 2010 của huyện (Trang 108)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w