1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế vùng Đồng Bằng Sông Hồng.doc

75 1,4K 15
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 1,96 MB

Nội dung

Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế vùng Đồng Bằng Sông Hồng

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Vùng ĐBSH là vùng có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội như: Thủ đô Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng đã hình thành trung tâm đầu não chính trị của nhà nước, cơ quan điều hành của các Tổ chức kinh tế lớn và các cơ sở đào tạo, nghiên cứu và triển khai của quốc gia Có thể nói vùng ĐBSH có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội nhất cả nước Tuy nhiên thực tế cho thấy tình hình kinh tế - xã hội của vùng lại thua xa vùng Đông Nam Bộ Tuy nhiên do năng lực cũng như trình độ lý luận của bản thân còn thấp nên em chỉ nghiên cứu và phân tích tình hình kinh tế của vùng ĐBSH nhằm đưa ra giải pháp để phát triển kinh tế của vùng.

Xuất phát từ thực tế nêu trên nên khi đi thực tập tốt nghiệp em đã

chọn đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

* Đối tượng nghiên cứu:

Đề tài này nghiên cứu các vấn đề tiềm năng, hạn chế, đánh giá thực trạng kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng

* Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi không gian

Đề tài được tiến hành trên vùng Đồng bằng sông Hồng - Phạm vi thời gian

Trang 2

Đề tài sử dụng các số liệu từ năm 2005 đến 2008

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

4.1 Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

Xuất phát từ quan điểm sự vật luôn luôn vận động và phát triển, các hiện tượng, các quá trình hoạt động của các sự vật đều có liên quan đến nhau và có mối quan hệ biện chứng với nhau Phương pháp này giúp cho việc xem xét, phân tích đánh giá các hoạt động kinh tế cơ bản trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau Qua phương pháp này chúng ta xem xét hoạt động kinh tếtrong mối quan hệ với các hoạt động khác.

4.2 Phương pháp thu thập số liệu

Đề tài này sử dụng những số liệu liên quan tới quá trình nghiên cứu đề tài mà đã được chính thức công bố ở các cấp, ngành,… Cụ thể, những nguồn số liệu này được thu thập từ Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

4.3 Phương pháp xử lý, phân tích số liệu

- Phương pháp toán: khoá luận chủ yếu dùng phương pháp này để tính toán số liệu, các kết quả tính toán đều được thực hiện trên excel.

- Phương pháp thống kê: khoá luận sử dụng phương pháp này để nêu ra các vấn đề cần được phân tích, đánh giá.

- Phương pháp bình quân: khoá luận sử dụng phương pháp này trong phân tích tốc độ tăng trưởng.

4.4 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh (so sánh theo thời gian, giữa các ngành kinh tế…) để xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích, phản ánh chân thực hiện nghiên cứu giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các chỉ tiêu được đúng đắn cũng như giúp cho việc phân tích tài liệu được khoa học, khách quan, phản ánh đúng nội dung cần nghiên cứu.

Trang 3

4 BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, đề tài nghiên cứu được chia thành 3 chương:

-Chương I: Lý luận chung về phát triển kinh tế

-Chương II: Thực trạng kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng

-Chương III: Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng

Trang 4

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ1.1 Khái niệm vùng

Cho đến nay có rất nhiều khái niệm về vùng nhưng đều có thể coi: vùng như là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, có một sắc thái dặc thù nào đó, hoạt động như một hệ thống do có mối quan hệ tương đối chặt chẽ giữa các thành phần cấu tạo nên nó (cụ thể như các luồng trao đổi vật chất, năng lượng, thông tin…) cũng như mối quan hệ có chọn lọc với không gian các cấp bên ngoài Các thuộc tính cơ bản của vùng:

- Là một phần của bề mặt trái đất, hơn nữa chiếm không gian nhất định (không gian ba chiều) Một số không gian này là không gian tụ nhiên, không gian kinh tế, không gian xã hội,…

- Có phạm vi giới tuyến nhất định: phạm vi có lớn nhỏ là căn cứ vào các yêu cầu khác nhau, hệ thống chỉ tiêu khác nhau để chia; giới tuyến của vùng thường có đặc trưng mang tính quá độ, là một “dải đất” từ biến lượng tới biến chất.

- Có hình thức kết cấu hệ thống nhất định: tính phân cấp hoặc tính nhiều cấp, tính phân tầng Do vậy vùng có mội quan hệ trên với dưới, phải với trái, mỗi vùng nhỏ là một phần hợp thành của một vùng lớn.

- Vùng là một tồn tại khách quan: là cái mà để căn cứ vào đó theo yêu cầu và đối tượng khác nhau để phân chia, là sự phản ánh chủ quan nhận thức của con người đối với thế giới khách quan.

- Tính đồng nhất tương đối: thể hiện trong các đặc điểm tự nhiên và các đặc điểm lịch sử Các đặc điểm sau này được bảo tồn thông qua những gia tài văn hóa như trong các kiến trúc nhà ở, nếp sinh hoạt, văn hóa dân gian,…

- Trình độ phát triển kinh tế xã hội và sự sinh lợi của lãnh thổ ảnh hưởng lớn tới kích thước của vùng.

Trang 5

Tóm lại: Vùng là một hệ thống bao gồm các mối liên hệ giữa các bộ phận hợp thành với các dạng liên hệ địa lý, kinh tế, xã hội,…bên trong cũng như bên ngoài hệ thống.

1.2 Vùng kinh tế

Vùng kinh tế là một thực thể tồn tại khách quan, sự phát triển lực lượng sản xuất quyết định nội dung, trình độ và mức độ phát triển vùng Các vùng kinh tế hình thành do kết quả của phân công lao động xã hội theo lãnh thổ, tồn tại và phát triển một cách khách quan.

Xét về góc độ bản chất của vung kinh tế thì “Vùng kinh tế là một bộ phận lãnh thổ nguyên vẹn của nền kinh tế quốc dân, có những dấu hiệu sau: chuyên môn hóa những chức năng kinh tế quốc dân cơ bản,tính tổng hợp: được hiểu theo nghĩa rộng như là mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận cấu thành quan trọng nhất trong cơ cấu kinh tế và cơ cấu lãnh thổ của vùng, coi vùng như là hệ thống toàn vẹn, một đơn vị có tổ chức trong bộ máy quản lý lãnh thổ nền kinh tế quốc dân”

Cơ sở hình thành và phát triển vùng là các yếu tố tạo vùng, trong đó yếu tố tiền đề là phân công lao động lãnh thổ Sự phân công lao động theo ngành đã kéo theo quá trình phân công lao đông theo lãnh thổ Từ chỗ mỗi vùng đều sản xuất nhiều loại sản phẩm để tự túc, tự cấp đến chỗ mỗi vùng chỉ sản xuất một hay một số loại sản phẩm nhất định để trao đổi với vùng khác Yếu tố phân công lao động xã hội theo lãnh thổ là yếu tố lý giải quá trình tạo vùng dưới góc độ triết học và kinh tế chính trị học, do việc luận chứng và kích thích cơ bản sự phân bố lực lượng sản xuất một cách hợp lý.

Nội dung của vùng kinh tế bao gồm cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ Cơ cấu ngành của vùng đó là mối quan hệ giữa các ngành chuyên môn hóa, ngành phát triển tổng hợp (bao gồm các ngành phục vụ, hỗ trợ cho chuyên môn hóa, cấu trúc hạ tầng) Cơ cấu lãnh thổ của vùng đó là những mối quan hệ giữa hạt

Trang 6

nhân với lớp vỏ trong và lớp vỏ ngoài Đó là quan hệ giữa trung tâm vùng với các vùng ngoại vi và ranh giới vùng, sức hút của trung tâm tới đâu thì ranh giới vùng tới đó.

Vùng kinh tế hình thành và phát triển dưới sự chi phối của các yếu tố tạo vùng khách quan; vùng là một phạm trù lịch sử.

1.3 Cở sở lý thuyết về tăng trưởng và phát triển kinh tế

1.3.1 Các quan niệm, khái niệm tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế là một phạm trù kinh tế, nó phản ánh quy mô tăng lên hay giảm đi của nền kinh tế ở năm này so với năm trước đó hoặc của thời kỳ này so với thời kỳ trước đó Tăng trưởng kinh tế có thể biểu hiện bằng qui mô tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng Qui mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng lên hay giảm đi nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm của nền kinh tế giữa năm hay các thời kỳ Để đo lường tăng trưởng kinh tế người ta thường dùng hai chỉ số chủ yếu: phần tăng, giảm quy mô của nền kinh tế (tính theo GDP), hoặc tốc độ tăng trưởng kinh tế (tính theo GDP)

Ngày nay, tăng trưởng kinh tế được gắn với chất lượng tăng trưởng Mặt số lượng của tăng trưởng kinh tế được thể hiện ở qui mô, tốc độ của tăng trưởng Còn mặt chất lượng của tăng trưởng kinh tế là tính qui định vốn có của nó, là sự thống nhất hữu cơ làm cho hiện tượng tăng trưởng kinh tế khác với các hiện tượng khác Chất lượng tăng trưởng được qui định bởi các yếu tố cấu thành và phương thức liên kết giữa các yếu tố cấu thành nên tăng trưởng kinh tế.

Hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về chất lượng tăng trưởng kinh tế Theo quan điểm của Ngân hàng thế giới, Chương trình phát triển của Liên hợp quốc và một số nhà kinh tế học nổi tiếng được giải thưởng Nobel gần đây như G.Becker, R.Lucas, Amrtya Sen, J.Stiglitz, thì cùng với quá trình tăng trưởng, chất lượng tăng trưởng biểu hiện tập trung ở các tiêu chuẩn chính sau đây:

Trang 7

- Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định trong dài hạn và tránh được những biến động từ bên ngoài.

- Thứ hai, tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, được thể hiện ở sự đóng góp của yếu tố năng suất nhân tố tổng hợp TFP cao và không ngừng gia tăng.

- Thứ ba, tăng trưởng phải đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

- Thứ tư, tăng trưởng đi kèm theo với phát triển môi trường bền vững - Thứ năm, tăng trưởng hỗ trợ cho thể chế dân chủ luôn đổi mới, đến lượt nó thúc đẩy tăng trưởng ở tỷ lệ cao hơn.

- Thứ sáu, tăng trưởng phải đạt được mục tiêu cải thiện phúc lợi xã hội và giảm được đói nghèo.

Như vậy, khi nghiên cứu quá trình tăng trưởng, cần phải xem xét một cách đầy đủ hai mặt của hiện tượng tăng trưởng kinh tế là số lượng và chất lượng của tăng trưởng Tăng trưởng kinh tế với tốc độ và chất lượng cao là mong muốn của mọi quốc gia và của cả nhân loại trên thế giới Sau đây chúng ta xem xét một số quan điểm về tăng trưởng kinh tế

1.3.1.1 Các quan điểm về tăng trưởng kinh tế

Quan điểm cổ điển về tăng trưởng kinh tế:

Lý thuyết cổ điển về tăng trưởng kinh tế do các nhà kinh tế học cổ điển nêu ra mà các đại diện tiêu biểu là Adam Smith và David Ricardo Adam Smith (1723-1790) được coi là người sáng lập ra kinh tế học và là người đầu tiên nghiên cứu lý luận tăng trưởng kinh tế một cách có hệ thống Trong tác phẩm “Của cải của các quốc gia”, ông đã nghiên cứu về tính chất, nguyên nhân tăng trưởng kinh tế và làm thế nào để tạo điều kiện cho kinh tế tăng trưởng Nội dung cơ bản của tác phẩm này là:

- Học thuyết về “Giá trị lao động”, ông cho rằng lao động là nguồn gốc cơ bản để tạo ra của cải cho đất nước.

Trang 8

- Học thuyết về “Bàn tay vô hình”, theo ông nếu không bị chính phủ kiểm soát, người lao động sẽ được lợi nhuận thúc đẩy để sản xuất ra dịch vụ và hàng hóa cần thiết và thông qua thị trường tự do này, lợi ích cá nhân sẽ gắn liền với lợi ích xã hội Từ đó ông cho rằng Chính phủ không có vai trò thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

- Lý thuyết về phân phối thu nhập theo nguyên tắc “Ai có gì được nấy”, theo nguyên tắc này, tư bản có vốn thì được lợi nhuận, địa chủ có đất đai thì thu được địa tô, công nhân có sức lao động thì nhận được tiền công.

Theo Adam Smith, chính lao động được sử dụng trong những công việc có ích và hiệu quả là nguồn gốc tạo ra giá trị cho xã hội Số công nhân “hữu ích và hiệu quả” cũng như năng suất của họ phụ thuộc vào lượng tư bản tích luỹ Adam Smith coi sự gia tăng tư bản là yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế

Nếu Adam Smith được coi là người sáng lập ra Kinh tế học thì David Ricardo (1772-1823) được coi là tác giả cổ điển xuất sắc nhất Ông kế thừa các tư tưởng của Adam Smith, và chịu ảnh hưởng tư tưởng về dân số học của T.R Malthus (1776-1834) Những quan điểm cơ bản của David Ricardo về tăng trưởng kinh tế được thể hiện như sau: Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng nhất, các yếu tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế là đất đai, lao động và vốn, trong từng ngành và phù hợp với một trình độ kỹ thuật nhất định, các yếu tố này kết hợp với nhau theo một tỷ lệ cố định, không thay đổi

David Ricardo cho rằng trong nông nghiệp, năng suất cận biên của đất đai, tư bản, lao động đều giảm dần Theo Ricardo, bất cứ biện pháp nào có thể thúc đẩy việc nâng cao năng suất cận biên như: cải tạo nông nghiệp, áp dụng máy móc, nhập ngũ cốc giá rẻ, giảm thuế và chi tiêu công cộng, đều làm tăng lợi nhuận, từ đó tăng tỷ lệ hình thành tư bản, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Tuy xuất phát từ góc độ phân phối thu nhập để nghiên cứu tăng trưởng kinh tế, nhưng ông vẫn đặc biệt nhấn mạnh tích luỹ tư bản là nhân tố chủ yếu quyết

Trang 9

định sự tăng trưởng kinh tế còn các chính sách của Chính phủ không có tác động quan trọng tới hoạt động của nền kinh tế.

Quan điểm của K.Marx về tăng trưởng kinh tế:

K.Marx (1818-1883) không những là một nhà xã hội, chính trị học, lịch sử và triết học xuất chúng mà còn là một nhà kinh tế học xuất sắc Theo Marx các yếu tố tác động đến quá trình tái sản xuất là đất đai, lao động, vốn và tiến bộ kỹ thuật Marx đặc biệt quan tâm đến vai trò của lao động trong việc tạo ra giá trị thặng dư Theo Marx, sức lao động đối với nhà tư bản là một loại hàng hóa đặc biệt, giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động không giống như giá trị sử dụng của các loại hàng hóa khác, vì nó có thể tạo ra một giá trị lớn hơn giá trị của bản thân nó, giá trị đó bằng giá trị sức lao động cộng với giá trị thặng dư.

Về yếu tố kỹ thuật, Marx cho rằng tiến bộ kỹ thuật làm tăng số máy móc và dụng cụ lao động dành cho người thợ, nghĩa là cấu tạo hữu cơ tư bản C/V có xu hướng ngày càng tăng Do các nhà tư bản cần nhiều vốn hơn để khai thác tiến bộ kỹ thuật, để nâng cao năng suất lao động của công nhân nên các nhà tư bản phải chia giá trị thặng dư thành hai phần: một phần để tiêu dùng cho nhà tư bản, một phần để tích luỹ phát triển sản xuất Đó là nguyên nhân tích luỹ của chủ nghĩa tư bản.

Marx bác bỏ ý kiến về “cung tạo nên cầu”, theo ông khủng hoảng kinh tế là một giải pháp nhằm khôi phục lại thế thăng bằng đã bị rối loạn Các chính sách kinh tế của Nhà nước có ý nghĩa quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng, đặc biệt là chính sách khuyến khích nâng cao mức cầu hiện có.

Quan điểm tân cổ điển về tăng trưởng kinh tế:

Cuối thế kỉ 19 là thời kì đánh dấu sự chuyển biến mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật Hàng loạt các phát minh khoa học ra đời, cùng với nó nhiều nguồn tài nguyên quí được đưa vào khai thác làm cho kinh tế thế giới có bước phát triển mạnh mẽ Sự chuyển biến này có ảnh hưởng mạnh đến các nhà kinh tế, hình

Trang 10

thành một trường phái kinh tế mới mà ngày nay ta gọi là trường phái tân cổ điển, đứng đầu là Alfred Marshall (1842-1924), tác phẩm chính của ông là “Các nguyên lý của kinh tế học”, xuất bản năm 1890, do đó thời điểm này được coi như mốc đánh dấu sự ra đời của trường phái tân cổ điển

Các nhà kinh tế tân cổ điển bác bỏ quan điểm cổ điển cho rằng sản xuất trong một tình trạng nhất định đòi hỏi những tỷ lệ nhất định về lao động và vốn, họ cho rằng vốn và lao động có thể thay thế cho nhau, và trong quá trình sản xuất có thể có nhiều cách kết hợp giữa các yếu tố đầu vào Đồng thời họ cho rằng tiến bộ khoa học kỹ thuật là yếu tố cơ bản để thúc đẩy sự phát triển kinh tế Do chú trọng đến các nhân tố đầu vào của sản xuất, lý thuyết tân cổ điển còn được gọi là lý thuyết trọng cung

Điểm giống với các nhà kinh tế cổ điển, các nhà kinh tế tân cổ điển cho rằng trong điều kiện thị trường cạnh tranh, khi nền kinh tế có biến động thì sự linh hoạt về giá cả và tiền công là nhân tố cơ bản khôi phục nền kinh tế về vị trí sản lượng tiềm năng với việc sử dụng hết nguồn lao động Họ cũng cho rằng Chính phủ không có vai trò quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế.

Quan điểm của Keynes về tăng trưởng kinh tế:

Vào những năm 30 của thế kỷ XX, khủng hoảng kinh tế và thất nghiệp đã diễn ra thường xuyên, nghiêm trọng Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã chứng tỏ rằng học thuyết “Tự điều tiết” nền kinh tế của các trường phái cổ điển và tân cổ điển là thiếu xác thực, lý thuyết về “Bàn tay vô hình” của A.Smith tỏ ra kém hiệu quả Điều này đòi hỏi các nhà kinh tế phải đưa ra các học thuyết mới phù hợp hơn Năm 1936, sự ra đời của tác phẩm “Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ” của John Maynard Keynes (1883-1946) đánh dấu sự ra đời của học thuyết kinh tế mới

Keynes cho rằng có hai đường tổng cung: đường tổng cung dài hạn AS-LR phản ánh mức sản lượng tiềm năng, và đường tổng cung ngắn hạn AS-SR

Trang 11

phản ánh khả năng thực tế Cân bằng của nền kinh tế không nhất thiết ở mức sản lượng tiềm năng, mà thường cân bằng dưới mức sản lượng tiềm năng Keynes cũng đánh giá cao vai trò của tiêu dùng trong việc xác định sản lượng Theo ông, thu nhập của các cá nhân được sử dụng cho tiêu dùng và tích luỹ Nhưng xu hướng chung là khi mức thu nhập tăng thì xu hướng tiêu dùng trung bình sẽ giảm, xu hướng tiết kiệm trung bình tăng Việc giảm xu hướng tiêu dùng sẽ làm cho cầu tiêu dùng giảm Ông cho rằng đây chính là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn dến sự trì trệ trong hoạt động kinh tế

Mặt khác, Keynes cũng cho rằng đầu tư đóng vai trò quyết định đến qui mô việc làm, khối lượng đầu tư phụ thuộc lãi suất cho vay và năng suất cận biên của vốn Keynes sử dụng lý luận về việc làm và sản lượng do cầu quyết định để giải thích mức sản lượng thấp và thất nghiệp kéo dài trong những năm 30 ở hầu hết các nước công nghiệp phương Tây, do đó lý thuyết này còn gọi là thuyết trọng cầu.

Qua phân tích tổng quan về việc làm, Keynes đã đi đến kết luận: muốn thoát khỏi khủng hoảng, thất nghiệp, Nhà nước phải thực hiện điều tiết bằng các chính sách kinh tế, những chính sách này nhằm tăng cầu tiêu dùng Ông cũng cho rằng Chính phủ có vai trò to lớn trong việc sử dụng những chính sách kinh tế: chính sách thuế, chính sách tiền tệ, lãi suất nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Quan điểm hiện đại về tăng trưởng kinh tế:

Các nhà kinh tế học hiện đại ủng hộ việc xây dựng một nền kinh tế hỗn hợp, trong đó thị trường trực tiếp xác định những vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế, nhà nước tham gia điều tiết có mức độ nhằm hạn chế những mặt tiêu cực của thị trường Thực chất nền kinh tế hỗn hợp là sự xích lại gần nhau của học thuyết kinh tế tân cổ điển và học thuyết kinh tế của Keynes Những ý

Trang 12

tưởng cơ bản của học thuyết này được trình bày trong tác phẩm “Kinh tế học” của P.Samuelson xuất bản năm 1948.

Kinh tế học hiện đại quan niệm về sự cân bằng kinh tế theo mô hình của Keynes, nghĩa là sự cân bằng của nền kinh tế thường dưới mức tiềm năng, trong điều kiện hoạt động bình thường của nền kinh tế vẫn có lạm phát và thất nghiệp Nhà nước cần xác định tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và mức lạm phát có thể chấp nhận được Sự cân bằng này của nền kinh tế được xác định tại giao điểm của tổng cung và tổng cầu.

Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại thống nhất với cách xác định của mô hình kinh tế tân cổ điển về các yếu tố tác động đến sản xuất Họ cho rằng tổng mức cung (Y) của nền kinh tế được xác định bởi các yếu tố đầu vào của sản xuất: lao động (L), vốn sản xuất (K), tài nguyên thiên nhiên được sử dụng (R), khoa học công nghệ (A) Nói cách khác hàm sản xuất có dạng:

Y= F (L,K,R,A ) (1.1)

Lý thuyết trên chọn hàm sản xuất dạng Cobb-Douglas để thể hiện tác động của các yếu tố đến tăng trưởng kinh tế:

(1.2)

(1.3)

Trong đó: g là tốc độ tăng trưởng GDP

k, l, r là tốc độ tăng trưởng các yếu tố đầu vào.

a là phần dư còn lại, phản ánh tác động của khoa học công nghệ

Để tăng trưởng sản xuất, các nhà sản xuất có thể lựa chọn công nghệ sử dụng nhiều vốn, hoặc công nghệ sử dụng nhiều lao động Samuelson cho rằng một trong những đặc trưng quan trọng của kinh tế hiện đại là “kỹ thuật công nghiệp tiên tiến hiện đại dựa vào việc sử dụng vốn lớn” Do đó vốn là cơ sở để phát huy tác dụng của các yếu tố khác: vốn là cơ sở để tạo ra việc làm, để có công nghệ tiên tiến Vì vậy trong phân tích và dự báo kinh tế ngày nay hệ số

Trang 13

ICOR được coi là cơ sở để xác định tỷ lệ đầu tư cần thiết phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế

và (1.4)

Trong đó: k - hệ số ICOR (tỷ lệ gia tăng vốn và đầu ra).

tương ứng là mức gia tăng vốn và mức gia tăng đầu ra s: là tỷ lệ tiết kiệm.

g: là tốc độ tăng trưởng.

Samuelson cũng đề cập đến các yếu tố tác động đến tổng mức cầu như cách tiếp cận của Keynes:

Y = f (C, G, I, NX) (1.5) Trong đó:

C - tiêu dùng của các hộ gia đình G - chi tiêu của chính phủ

I - tổng đầu tư

NX - xuất khẩu ròng

Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại cho rằng thị trường là yếu tố cơ bản điều tiết hoạt động của nền kinh tế Sự tác động qua lại giữa tổng cung và tổng cầu tạo ra mức thu nhập thực tế, công ăn việc làm - tỷ lệ thất nghiệp, mức giá - tỷ lệ lạm phát, đó là cơ sở để giải quyết ba vấn đề cơ bản của nền kinh tế: sản xuất cái gì, sản xuất cho ai, sản xuất như thế nào.

Mặt khác vai trò của Chính phủ ngày càng được coi trọng Việc mở rộng kinh tế thị trường đòi hỏi phải có sự can thiệp của Nhà nước, không chỉ vì thị trường có những khuyết tật, mà còn vì xã hội đặt ra mục tiêu mà thị trường dù có hoạt động tốt cũng không thể đáp ứng được Theo Samuelson, trong nền kinh tế hiện đại, Chính phủ có bốn chức năng cơ bản: thiết lập khuôn khổ pháp luật; xác định chính sách ổn định kinh tế vĩ mô; tác động vào việc phân bổ tài

Trang 14

nguyên để cải thiện hiệu quả kinh tế; thiết lập các chương trình tác động tới việc phân phối thu nhập.

Quan điểm về nền kinh tế tri thức và tăng trưởng kinh tế:

Định nghĩa và đặc trưng của nền kinh tế tri thức cho đến thời điểm này vẫn chưa có ý kiến thống nhất Theo OECD và APEC (2000), nền kinh tế tri thức được định nghĩa như sau : Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, truyền bá và sử dụng tri thức là động lực chủ yếu nhất của sự tăng trưởng, tạo ra của cải, tạo việc làm trong tất cả các ngành kinh tế

Theo giáo sư Đặng Hữu (2004), nền kinh tế tri thức có 10 đặc trưng chủ yếu sau:

- Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế Theo ông trong 15 năm qua các ngành kinh tế dựa vào tri thức đang phát triển nhanh; các ý tưởng đổi mới và công nghệ là chìa khoá cho việc tạo ra việc làm mới và nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Sản xuất công nghệ trở thành loại hình sản xuất quan trọng nhất, tiên tiến nhất, tiêu biểu nhất của nền sản xuất tương lai Các ngành kinh tế tri thức đều phải dựa vào công nghệ mới để phát triển.

- Việc ứng dụng thông tin rộng rãi trong mọi lĩnh vực và thiết lập mạng thông tin đa phương tiện phủ khắp đất nước Mọi lĩnh vực hoạt động trong xã hội đều có tác động của công nghệ thông tin để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả.

- Các doanh nghiệp vừa cạnh tranh vừa hợp tác để phát triển - Xã hội thông tin thúc đẩy sự dân chủ hóa.

- Xã hội thông tin là một xã hội học tập.

- Vốn quí nhất của nền kinh tế tri thức là tri thức.

- Sự sáng tạo, đổi mới thường xuyên là động lực chủ yếu thúc đẩy sự phát triển.

Trang 15

- Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế toàn cầu hóa.

- Sự thách thức đối với văn hoá Trong nền kinh tế tri thức – xã hội thông tin, văn hoá có điều kiện phát triển nhanh và văn hoá là động lực thúc đẩy kinh tế xã hội.

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), có bốn trụ cột của nền kinh tế tri thức, hay bốn tiên đề cốt yếu để một nước có thể tham gia vào nền kinh tế tri thức, đó là:

Giáo dục và đào tạo theo tiêu chuẩn cao.

Cơ sở hạ tầng thông tin năng động, hữu hiệu, thuận lợi cho việc truyền bá xử lý thông tin.

 Môi trường kinh tế và thể chế thuận lợi cho việc lưu thông các dòng tri thức, khuyến khích đầu tư vào công nghệ thông tin và truyền thông.

 Hệ thống đổi mới, là hệ thống tổ chức và cơ chế chính sách nhằm liên kết chặt chẽ các cơ quan nghiên cứu, trường đại học, các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội nhằm tăng cường khả năng nghiên cứu, áp dụng nhanh tri thức tạo ra các công nghệ mới.

1.3.2 Phát triển kinh tế

Phát triển kinh tế là khái niệm có nội dung phản ánh rộng hơn so với

khái niệm tăng trưởng kinh tế Nếu như tăng trưởng kinh tế về cơ bản chỉ là sự

gia tăng thuần tuý về mặt lượng của các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp: GNP, GNP/đầu người hay GDP, GDP/đầu người… thì phát triển kinh tế ngoài việc bao hàm quá trình gia tăng đó, còn có một nội hàm phản ánh rộng lớn hơn, sâu sắc hơn, đó là những biến đổi về mặt chất của nền kinh tế – xã hội, mà trước hết là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa và kèm theo đó là việc không ngừng nâng cao mức sống toàn dân, trình độ phát triển văn minh xã hội thể hiện ở hàng loạt tiêu chí như: thu nhập thực tế, tuổi thọ trung bình, tỷ lệ chết của trẻ sơ sinh, trình độ dân trí, bảo vệ môi

Trang 16

trường, và khả năng áp dụng các thành tựu khoa học – kỹ thuật vào phát triển kinh tế – xã hội.

Với nội hàm rộng lớn trên đây, về cơ bản khái niệm phát triển kinh tế đã

đáp ứng được các nhu cầu đặt ra cho sự phát triển toàn diện nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội… Tuy nhiên như đã biết, trong khoảng hơn hai thập niên vừa qua, do xu hứớng hội nhập, khu vực hoá, toàn cầu hoá phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn nên đã nảy sinh nhiều vấn đề dù là ở phạm vi từng quốc gia, lãnh thổ riêng biệt, song lại có ảnh hưởng chung đến sự phát triển của cả khu vực và toàn thế giới, trong đó có những vấn đề cực kỳ phức tạp, nan giải đòi hỏi phải có sự chung sức của cả cộng đồng nhân loại, ví dụ như: môi trường sống, thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, khủng bố… Từ đó đòi hỏi sự phát triển của mỗi quốc gia, lãnh thổ và cả thế giới phải được nâng lên tầm cao mới cả về chiều rộng và chiều sâu của sự hợp tác, phát triển Thực tiễn đó đã thúc đẩy sự ra đời một khái niệm mới về phát triển mang nội hàm phản ánh tổng hợp hơn, toàn diện hơn tất cả các khái niệm về tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế…, đó là khái niệm phát triển bền vững.

Ý tưởng về các giai đoạn phát triển khác nhau xuất hiện từ thế kỷ 18 Adam Smith lần đầu tiên cho rằng tất cả các xã hội đều trải qua 4 giai đoạn, cụ thể là săn bắn, hái lượm, sản xuất nông nghiệp, sản xuất hàng hoá Theo Karl Marx, tất cả các xã hội đều phải trải qua, đó là chế độ phong kiến, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản Mô hình tăng trưởng về phát triển của Walt W Rostow là một điểm cộng thêm thuộc ý tưởng này

Trong đầu những năm 1950, khi thế giới đang khôi phục lại từ sự tàn phá của Thế Chiến Hai và hầu hết những nước là thuộc địa của các nước phát triển đều được độc lập, có một nhu cầu lớn về các chính sách phát triển đối với các nước mới độc lập này Để chống lại đe doạ lan rộng từ chế độ cộng sản, các

Trang 17

nước tư bản phát triển cố gắng đưa ra các đề xuất chính sách cứng rắn đối với các nước mới độc lập, các đề xuất này nhằm đưa các nước kém phát triển đi theo chiều hướng phát triển Thành công của Kế hoạch Marshall của Mỹ nhằm giúp các nước mới thành lập ở các nước Tây Âu là thực tế và kinh nghiệm lịch sử của nước phát triển trong việc chuyển đổi các xã hội nông nghiệp sang các nước công nghiệp hiện đại có thể có những bài học quan trọng cho các nước đang phát triển, dẫn đến việc hình thành các lý thuyết giai đoạn của Rostow Theo Rostow, việc chuyển đổi từ kém phát triển đến phát triển có thể được nhận thấy trong hàng loạt các bước hay giai đoạn thông qua đó tất cả các nước phải đi đến Ông miêu tả ba giai đoạn này là:

- Xã hội truyền thống: Giai đoạn này là giai đoạn đầu tiên của sự phát triển, như các xã hội săn bắn và hái lượm của Adam Smith hay các xã hội phong kiến của Marx.

- Giai đoạn chuẩn bị cho sự cất cánh: Đây là giai đoạn bắt đầu có sự tiết kiệm Một hay hai lĩnh vực sản xuất hàng hoá quan trọng với tiềm năng phát triển lớn được chú ý đến và đầu tư trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng cũng được thực hiện.

- Giai đoạn cất cánh: Giai đoạn này là giai đoạn quan trọng nhất trong 5 giai đoạn của mô hình Rostow Lĩnh vực này có thể được nhận biết nhờ 3 đặc điểm chính, đó là:

Một sự gia tăng trong tỷ lệ đầu tư sản xuất từ 5% hay thấp hơn, trở thành 10% hay nhiều hơn thu nhập quốc dân.

Sự phát triển của một hay hai lĩnh vực sản xuất quan trọng hơn với một tỷ lệ tăng trưởng cao.

Sự tồn tại hay xuất hiện nhanh chóng của các khuôn khổ về thể chế, xã hội và chính trị làm nẩy sinh các động lực cho sự mở rộng khu vực hiện đại.

Trang 18

- Hướng tới giai đoạn trưởng thành: Đây là giai đoạn khi mà tất cả các cản trở đối với giai đoạn cất cánh không còn và xã hội đã tự đi vào con đường tăng trưởng kinh tế bền vững.

- Thời đại tiêu dùng: Đây là giai đoạn cuối cùng Một khi đã đạt được tới giai đoạn này thì tất cả các vấn đề mà các nước kém phát triển phải đối mặt với cũng sẽ qua và các xã hội sẽ đạt tới một giai đoạn tiêu dùng rộng lớn hơn.

Nền tảng lý thuyết của Lý Thuyết Giai Đoạn của Rostow và trọng tâm của thuyết đó về sự tiết kiệm xuất phát từ mô hình tăng trưởng Harrod-Domar (H-D)

Phương trình chính của mô hình H-D là:

Trong đó: Y là thu nhập quốc dân

s là tỷ suất tiết kiệm k tỷ lệ vốn-sản lượng

Vì thế vế bên trái của biểu thức này là tỷ lệ gia tăng của thu nhập quốc dân.

Với một k luôn ổn định và vì thế tỷ lệ gia tăng thu nhập quốc dân tương ứng

với tỷ suất tiết kiệm của nền kinh tế Ví dụ, nếu tỷ lệ vốn-sản lượng là 3, khi đó tỷ lệ tăng trưởng là 5%, tỷ suất tiết kiệm sẽ là 15% Nếu như tỷ suất tiết kiệm chỉ là 5%, khi đó 10% kia có thể vay mượn nước ngoài hay từ viện trợ nước ngoài Đây là một luận cứ cơ bản đằng sau kế hoạch Marshall và kế hoạch này đã rất thành công.

Chỉ trích về mô hình Các giai đoạn:Mô hình các giai đoạn đã quá đề cao

tiết kiệm Tuy tiết kiệm và đầu tư là các điều kiện cần cho sự phát triển nhưng chúng không được coi là điều kiện duy nhất.

Trang 19

Các mô hình thay đổi cơ cấu:Các mô hình thay đổi cơ cấu nhấn mạnh

đến nhu cầu của một sự thay đổi về cơ cấu trong xã hội Các mô hình này không mâu thuẫn với ý tưởng của mô hình các giai đoạn nhưng chúng triển khai các mô hình chức năng phức tạp để chỉ ra các thay đổi về cơ cấu trong xã hội có thể đưa nền kinh tế hướng tới con đường phát triển bền vững như thế nào Với tiêu đề này chúng ta sẽ chỉ tìm hiểu mô hình của Arthur Lewis Mô

hình này có tên: "Phát triển kinh tế với các nguồn cung lao động vô hạn"

Cuộc cách mạng Phụ thuộc-Quốc tế: Khi lý thuyết phát triển hiện thời

không mang lại bất cứ thay đổi nào trong cuộc sống của người dân ở các nước đang phát triển, thì sự bất bình gia tăng giữa các nhà kinh tế ở các nước đang phát triển đã dẫn đến sự xuất hiện của các lý thuyết phát triển khác Các lý thuyết này trở nên phổ biến đối với các nhà kinh tế ở các nước đang phát triển trong những năm 1970, dần được biết đến như “Cuộc cách mạng Phụ

thuộc-Quốc tế” Ý tưởng cơ bản đằng sau Cuộc cách mạng Phụ thuộc-thuộc-Quốc tế là các

nước thế giới thứ ba bị dàn xếp trong một mối quan hệ phụ thuộc và thống trị với các nước giàu, và các nước giàu vô tình hay cố ý góp phần vào việc duy trì quan hệ này và hiện trạng đó được duy trì Các ý tưởng đã triển khai dưới tiêu đề mở rộng của Cuộc cách mạng Phụ thuộc-Quốc tế (được biết đến rộng rãi hơn là các lý thuyết phụ thuộc), có thể được phân thành 3 nhóm nhỏ sau đây:

Đây là một ảnh hưởng gián tiếp của tư duy chủ nghĩa Mác Những người tin vào lý thuyết này cấp tiến nhiều hơn là những người theo hai nhóm nhỏ kia Theo lý thuyết này, sự kém phát triển của các nước thế giới thứ ba được coi là kết quả của hệ thống chủ nghĩa tư bản quốc tế bất công cao hay các mối quan hệ giữa nước giàu-nước nghèo Các nước giàu thông qua các chính sách vô tình hay cố ý bóc lột đã làm tổn thương đến các nước đang phát triển Các nước giàu và một giai cấp thống trị chóp bu ở các nước đang phát triển, những người

Trang 20

này được coi là tác nhân của các nước giàu, chịu trách nhiệm về hiện trạng kém phát triển ở các nước đang phát triển Không giống với các lý thuyết giai đoạn hay các mô hình về sự thay đổi cơ cấu, các lý thuyết này coi tình trạng kém phát triển là kết quả của các cản trở bên trong như đầu tư, tiết kiệm thiếu hụt hay thiếu cơ sở hạ tầng, trình độ hay giáo dục, các thành tố của mô hình phụ thuộc thực dân mới coi sự kém phát triển như là một hiện tượng xuất phát từ nguyên nhân bên ngoài Biện pháp giải quyết là khởi xướng các cuộc đấu tranh cách mạng nhằm lật đổ giới thượng lưu hiện thời của các nước đang phát triển và tổ chức lại hệ thống tư bản chủ nghĩa thế giới nhằm giải phóng các nước thế giới thứ ba khỏi sự kiểm soát trực tiếp và gián tiếp của các nước thế giới thứ nhất và các thế lực áp bức trong nước.

Những người đứng đằng sau lý thuyết này về bản chất kém cấp tiến hơn Họ tin là mặc dầu các nước phát triển có các ý định tốt trong việc giúp đỡ các nước đang phát triển, nhưng các nhà tư vấn về chính sách của họ đơn giản không phù hợp trong tình hình các nước đang phát triển chủ yếu bởi họ không kết hợp chặt chẽ với các đặc điểm về thể chế văn hoá và xã hội đơn nhất của các nước đang phát triển Kết quả là các chính sách này không gây ra bất cứ kết quả cuối cùng nào.

Đây là sự mở rộng của khái niệm về thuyết nhị nguyên được bàn đến rộng rãi ở các nền kinh tế phát triển Bằng các từ ngữ đơn giản nó thể hiện mối quan hệ giữa các nước giàu và nước nghèo chỉ là một cái nhìn toàn cầu về thuyết nhị nguyên mà chúng ta thấy trong tất cả các khía cạnh của cuộc sống Sự nối kết giữa các nhân tố siêu cường và tiểu cường, là các nhân tố siêu cường hơn tuy ít hay không có tác dụng lôi lên các nhân tố tiểu cường hơn Đôi khi trong thực tế, nó có thể thực sự dìm xuống (TQ hiệu đính: TQ gọi đây là lý

Trang 21

thuyết "an phận" Nghĩa là trong đời sống, có người giàu thì có người nghèo, có người tốt thì có người xấu, cho nên có nước giàu thì phải có nước nghèo Nhưng lý thuyết "an phận" này vi phạm ngụy biện "trắng đen" Thế giới này đâu chỉ đơn giản giữa giàu nghèo, tốt xấu, siêu cường và tiểu cường.)

1.3.3 Phát triển bền vững

Khái niệm “phát triển bền vững” xuất hiện trong phong trào bảo vệ môi trường từ những năm đầu của thập niên 70 của thế kỷ 20 Năm 1987, trong Báo cáo “Tương lai chung của chúng ta” của Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) của Liên hợp quốc, “phát triển bền vững” được định nghĩa “là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”.

Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển tổ chức ở Rio de Janeiro (Braxin) năm 1992 và Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002 đã xác định “phát triển bền vững” là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và

hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế (nền tảng là tăng

trưởng kinh tế), phát triển xã hội (mục tiêu là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (mục tiêu là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên) Tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là sự tăng trưởng kinh tế ổn định; thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao được chất lượng môi trường sống trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, vì vậy đã được các quốc gia trên thế giới đồng thuận xây dựng thành Chương trình nghị sự cho từng thời kỳ phát triển của lịch sử Tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển được tổ chức năm 1992 ở Rio de Janeiro (Braxin), 179 nước tham gia Hội nghị đã thông qua Tuyên bố Rio de Janeiro về

Trang 22

môi trường và phát triển bao gồm 27 nguyên tắc cơ bản và Chương trình nghị sự 21 (Agenda 21) về các giải pháp phát triển bền vững chung cho toàn thế giới trong thế kỷ XXI Hội nghị khuyến nghị từng nước căn cứ vào điều kiện và đặc điểm cụ thể để xây dựng Chương trình nghị sự 21 ở cấp quốc gia, cấp ngành và địa phương Mười năm sau, tại Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững tổ chức năm 2002 ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi), 166 nước tham gia Hội nghị đã thông qua Bản Tuyên bố Johannesburg và Bản Kế hoạch thực hiện về phát triển bền vững Hội nghị đã khẳng định lại các nguyên tắc đã đề ra trước đây và tiếp tục cam kết thực hiện đầy đủ Chương trình nghị sự 21 về phát triển bền vững.

Từ sau Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển được tổ chức tại Rio de Janeiro (Braxin) năm 1992 đến nay đã có 113 nước trên thế giới xây dựng và thực hiện chương trình nghị sự 21 về phát triển bền vững cấp quốc gia và 6.416 chương trình nghị sự 21 cấp địa phương, đồng thời tại các nước này đều đã thành lập các cơ quan độc lập để triển khai thực hiện chương trình này Các nước trong khu vực như Trung Quốc, Việt Nam Thái Lan, Singapore, Malaysia…đều đã xây dựng và thực hiện Chương trình nghị sự 21 về phát triển bền vững.

Về phía Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta từ nhiều năm qua đã luôn nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của sự phát triển bền vững không chỉ riêng với Việt Nam mà còn có liên đới trách nhiệm với sự phát triển bền vững chung của toàn cầu Chính phủ ta đã cử nhiều đoàn cấp cao tham gia các Hội nghị nói trên và cam kết thực hiện phát triển bền vững; đã ban hành và tích cực thực hiện “Kế hoạch quốc gia về Môi trường và Phát triển bền vững giai đoạn 1991-2000″ (Quyết định số 187-CT ngày 12 tháng 6 năm 1991), tạo tiền đề cho quá trình phát triển bền vững ở Việt Nam Quan điểm phát triển bền vững đã được khẳng định trong Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25 tháng 6 năm 1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp

Trang 23

hóa, hiện đại hóa đất nước, trong đó nhấn mạnh: “Bảo vệ môi trường là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” Quan điểm phát triển bền vững đã được tái khẳng định trong các văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001) của Đảng Cộng sản Việt Nam và trong Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2001-2010 là: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường” và “Phát triển kinh tế – xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học” Gần đây, Đại hội X (2006) của Đảng cũng đã rút ra 5 bài học kinh nghiệm lớn từ thực tiễn phát triển hơn 20 năm đổi mới vừa qua và đó cũng là tư tưởng chỉ đạo về phát triển kinh tế – xã hội nước ta giai đoạn 5 năm 2006-2010 và kể cả nhiều năm tiếp theo Trong đó, bài học đầu tiên đã được Đảng ta đặc biệt nhấn mạnh là “Bài học về phát triển nhanh và bền vững” Phát triển bền vững rõ ràng đã và đang trở thành đường lối, quan điểm của Đảng và định hướng chính sách phát triển của Nhà nước Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, những năm vừa qua đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết khác của Đảng, nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước đã được ban hành và triển khai thực hiện; nhiều chương trình, đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này đã được tiến hành và thu được những kết quả bước đầu Nhờ đó, nhiều nội dung cơ bản về phát triển bền vững đã đi vào cuộc sống và dần dần trở thành xu thế tất yếu trong sự phát triển của đất nước.

Như vậy là theo từng thang bậc tiến trình phát triển của lý thuyết kinh tế học phát triển hiện đại mà các khái niệm cơ bản nhất của lý thuyết này như đã đề cập ở những nét khái quát nhất trên đây đã cho thấy, cho đến thời điểm này thì phát triển bền vững đã và đang còn là khái niệm được sử dụng phổ biến nhất trên toàn thế giới đương đại và nội hàm phản ánh của nó là rất rộng lớn, sâu sắc.

Trang 24

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG KINH TẾ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

Vùng Đồng bằng Sông Hồng (ĐBSH) bao gồm 11 tỉnh và thành phố: Hà Nội, Hải phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và Quảng Ninh Vùng ĐBSH là cửa ngõ ra vào ở phía biển Đông với thế giới và là một cầu nối trực tiếp giữa hai khu vực phát triển năng động: Đông Nam Á và Đông Bắc Á, đặc biệt là thị trường Trung Quốc Vùng ĐBSH có dân cư đông đúc và lịch sử phát triển lâu đời gắn với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước Bên cạnh đó, với thủ đô Hà Nội và các tỉnh thành phố quan trọng như Hải Phòng, Quảng Ninh đã hình thành trung tâm đầu não chính trị của nhà nước, cơ quan điều hành của các Tổ chức kinh tế lớn và các cơ sở đào tạo, nghiên cứu và triển khai của quốc gia Vì thế, có thể khẳng định rằng: Vùng ĐBSH đã, đang và sẽ giữ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển của Tổ quốc.

Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cùng với sự phát triển của đất nước, các tỉnh vùng ĐBSH, trong đó có Thủ đô Hà Nội và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đã có bước phát triển nhanh, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được cải thiện, đời sống nhân dân được nâng lên, quốc phòng - an ninh và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo Để đẩy mạnh hơn nữa phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSH tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân, ngày 14 tháng 9 năm 2005, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 54-NQ/TW Về phát triển kinh tế- xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng ĐBSH đến năm 2020 phần tổ chức thực hiện của nghị quyết có nhấn mạnh đến việc tập trung chỉ đạo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các chương

Trang 25

trình, dự án, các chính sách cụ thể nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà nghị quyết đề ra.

2.1 Những hạn chế khó khăn của vùng ĐBSH

2.1.1 Đất chật, người đông, chất lượng lao động chưa cao, và có sức ép giảiquyết việc làm lớn

Tính đến thời điểm 31/12/2008, Vùng ĐBSH có diện tích tự nhiên là 21.049 km2, nhỏ nhất trong các vùng của cả nước (chiếm 6,4% diện tích cả nước) Với số dân là 19,655 triệu người, vùng ĐBSH có mật độ dân số cao nhất trong cả nước, 934 người/km2 (gấp 3,57 lần so với cả nước và 1,57 so với vung có mật độ dân số đứng thứ 2 – Đông Nam Bộ) và là một trong những vùng nông thôn có mật độ dân số cao nhất thế giới Trong số 8 tỉnh, thành phố của cả nước có mật độ dân số trên 1000 người/km2 thì riêng vùng ĐBSH đã có 7 tỉnh thành phố; 2 trong số 4 tỉnh còn lại có mật độ dân số gần 1000 người/km2.

Diện tích đất đang sử dụng của vùng ĐBSH khoảng 1.655 nghìn hecta chiếm gần 79% diện tích đất tự nhiên của vùng, thấp hơn với bình quân chung của cả nước (79,8%) Tuy nhiên, trên thực tế chỉ có tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng là có tỉ lệ đất sử dụng là dưới 80%, thậm chí có tỉnh trên 88% như Vĩnh Phúc và cao hơn nhiều so với tỉ lệ bình quân chung của cả nước Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người của vùng ĐBSH rất thấp, chỉ có 480 m2/ người, bằng 41% so với bình quân chung của cả nước và thấp nhất so với các vùng trong cả nước Tỉ lệ dân cư đô thị so với tổng dân số của vùng ĐBSH thấp hơn so với tỉ lệ bình quân của cả nước (27,3% so 28,1%) Riêng 4 tỉnh Nam vùng ĐBSH tỉ lệ dân đô thị mới chỉ đạt hơn 12,7%, chưa bằng một nửa so mức bình quân chung cả nước Trong khi mỗi ha đất canh tác nông nghiệp của cả nước phải nuôi 6,4 người (ở nông thôn) thì ĐBSH là 15,7 người; cứ 1 ha đất nông nghiệp của cả nước có 2,7 lao động nông nghiệp thì ở ĐBSH

Trang 26

chứa tới 6,2 lao động Cứ 1 ha ruộng canh tác lúa, bình quân cả nước có 6 lao động làm việc thì ĐBSH có 9 người Như vậy, ở những vùng thuần nông và độc canh cây lúa nước, mỗi lao động nông nghiệp 1 năm chỉ vật lộn với mảnh đất 111 m2.

Vùng ĐBSH mặc dù có chất lượng lao động khá nhất trong cả nướcở một số lĩnh vực nhưng nhìn chung chất lượng lao động của vùng chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra Hầu hết các chủ đầu tư FDI khi đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất phải mất vài tháng đào tạo đối với các lao động không phức tạp hoặc cử các lao động có trình độ kĩ thuật đi tu nghiệp tại nước ngoài Điều này làm tăng chi phí và thời gian đối với các công ty muốn đầu tư vào vùng và làm giảm tính hấp dẫn của vùng Các lao động trong Vùng chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực như lắp ráp máy móc, hoặc tham gia vào những ngành sản xuất có tiền lương thấp như dệt may, da giày, …

2.1.2 Kết cấu hạ tầng (nhất là giao thông, điện) chưa tạo đủ điều kiện đểphát triển nhanh và hiệu quả cao

Trang 27

So với các vùng khác, Vùng ĐBSH tuy có lợi thế về các công trình hạ tầng được đầu tư nhiều, tuy nhiên đa số lại rất khó cải tạo, nâng cấp và mở rộng các công trình hiện có đặc biệt là đường giao thông, đường điện nước Nguyên nhân chủ yếu là do việc quy hoạch không hợp lý và thiếu diện tích đồng thời rất tốn kém khi phải đền bù tiền giải phóng mặt bằng.

Thêm vào đó, một số các công trình hạ tầng đáp ứng cho các khu công nghệ cao Hiện tại Vùng chưa có “công viên phần mềm” hoặc “công viên Silicon” như Vùng Đông Nam Bộ Nhiều khu đô thị mới nhanh chóng xuống cấpvà thiếu các khu dịch vụ hoặc các kết cấu hạ tầng xã hội đi kèm nên đã không thể phát huy được hiệu quả.

Các công trình thủy lợi đều đã xuống cấp trầm trọng, nên gặp rất nhiều khó khăn cho việc thoát nước, tưới nước cũng như cản trở giao thông thủy đặc biệt ở khu vực nông thôn “Sông ngòi bị bồi lấp, có nơi lên tới 1,3m Các trạm bơm cũ kỹ, đa số xây dựng từ những năm 60-70 của thế kỉ trước Cá biệt có công trình côngd Liên Mạc (Hà Nội), cống Liễn Sơn (Vĩnh Phúc) vận hành từ thời Pháp Đây là lí do khiến vựa lúa lớn thứ hai của cả nướcliên tục chịu cảnh hết hạn lại ngập” Hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải cũng xuống cấp nghiêm trọng ở nhiều đoạn và gặp nhiều khó khăn trong việc điều tiết thủy nông và giao thông thủy.

(http://www.vnepress.net, thứ 610/03/2006)

Hệ thống vận tải chưa được tổ chức và vận hành đồng bộ, gây cản trở cho việc thông thương Tại thời điểm hiện tại, những kế hoạch xây dựng đường cao tốc mới bắt đầu được thực hiện xây dựng và cần phải 10 năm nữa hầu hết các tuyến đường cao tốc này mới đi vào sử dụng Giao thông đô thị hiện là một trong những vấn đề lớn Vung ĐBSH có số lượng xe gắn máy trên đầu người cao và vẫn còn có xu hướng tiếp tục tăng lên Tính đến năm 2008, riêng số xe máy đăng kí ở Hà Nội là hơn 2,4 triệu xe máy Ở các đô thị trong vùng, đa số người dân sử dụng xe gắn máy Ở Hà Nội đang có xu hướng chuyển từ xe gắn máy sang xe ô tô

Trang 28

và số xe ô tô hiện lên tới 220 nghìn xe Các điểm đỗ xe máy và xe hơi đã lấn chiếm đáng kể lối đi dành cho người đi bộ Mặc dù tình trạng tắc nghẽn giao thông ở Hà Nội chưa đến mức trầm trọng như một số đô thị trên thế giới, nhưng cũng đã bắt đầu gây ảnh hưởng xấu tới hiệu quả kinh tế Theo báo cáo, ở Hà Nội (chưa mở rộng), diện tích đường quá nhỏ, chỉ chiếm khoảng 6,8% diện tích đô thị, trong khi trung bình thế giới là 15% – 25% Trên thực tế, không gian giao thông vẫn đang bị chiếm dụng cho các mục đích khác, chủ yếu là để kinh doanh hoặc để làm nhà ở Nhiều con đường trong đô thị, ven đô thị, trong các làng và đường nội đô bị giảm hiệu suất sử dụng do vi phạm hành lang giao thông.

Mật độ dân số quá cao ở nông thôn dẫn đến rất căng thẳng về việc làm với một diện tích nhỏ hẹp, dân số đông nên việc bố trí không gian lãnh thổ của Vùng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là việc phát triển, xây dựng thêm các trục đường giao thông, các khu công nghiệp, khu chế xuất, các khu đô thị Tiền bồi thường khi giải phóng mặt bằng thường rất cao, có những công trình tiền bồi thường giải phóng mặt bằng gấp tới 2-8 lần tiền xây dựng đã góp phần tăng chi phí xây dựng cho các công trình Để phát triển, ĐBSH bắt buộc phải đi vào chiều sâu, phải chồng GDP lên một không gian nhỏ bé “Giá đất tại Hà Nội và các vùng lân cận rất đắt Ước tính gần đây cho thấy giá 1m2 đất ở Hà Nội hoặc các tỉnh lân cận cao gần bằng Nhật Bản, trong khi thu nhập quốc dân đầu người chỉ bằng 2% của Nhật Bản Đây là một biến dạng kinh khủng gây khó khăn cho quá trình phát triển hợp lý của công nghiệp và đô thị hóa… Điều này gây ra rất nhiều khó khăn Nông dân không muốn giao đất theo mức đền bù dựa trên giá trị “cũ” là đất nông nghiệp – thường chỉ chưa đầy 1 USD/m2 – mà chỉ muốn bán với giá đất phi nông nghiệp Ngay ở các tỉnh mức giá này cũng có thể lên tới trên 100 USD/m2 và đôi khi lên tới trên 1000 USD/m2 Khó khăn về đền bù đã dẫn đến những trì hoãn và những tranh chấp kéo dài ở các tỉnh quanh Hà Nội – những vấn đề đó có thể làm trì trệ đầu tư

Trang 29

và tăng trưởng… vì chi phí cho nhà ở và chi phí cho các doanh nghiệp mới thành lập tăng lên”.

(Nguồn: CIEM-UNDP: Lịch sử hay chính sách: Tại sao các tỉnh phía Bắc khôngtăng trưởng nhanh hơn? Hà Nội – Việt Nam, tháng 6/2004)

2.1.3 Cơ cấu ngành nghề chưa hiện đại, trình độ công nghệ còn thấp, hiệusuất phát triển chưa cao dẫn đến khả năng cạnh tranh thấp

Hiện nay, theo các cuộc điều tra riêng rẽ, tỷ trọng công nghệ tiên tiến của các doanh nghiệp trong Vùng hiện chưa được 3%, tỷ lệ tự động hóa dưới 10% Nhìn chung , hiệu quả sản xuất trong vùng còn tương đối thấp ở trong nhiều lĩnh vực, cụ thể là năng suất ruộng đất thấp, tiêu hao điện cao, năng suất lao động các ngành nghề thấp, hệ số ICOR cao, xuất khẩu ròng thấp (khoảng 30-35%)… Trình độ khoa học công nghệ - kỹ thuật và trình độ quản lý của các cơ sở sản xuất còn thấp xa so với khu vực và thế giới, các sản phẩm công nghiệp chủ yếu đều thuộc nhón thay thế nhập khẩu, chu kỳ sản phẩm ngắn, năng lực cạnh tranh yếu Đi liền với tình trạng đó là phát triển chưa bền vững (phụ thuộc nhiều vào thị trường nước ngoài, thiếu điện, tắc nghẽn giao thông…) và khả năng cạnh tranh thấp Các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp còn yếu Trong nền kinh tế thị trường, các cơ sở kinh doanh đều rất cần các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp từ phía các cơ quan công quyền cũng như một thể chế hỗ trợ thị trường mà dựa vào đó, các hoạt động dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển như hỗ trợ thông tin, hỗ trợ pháp lý, tư vấn… Vùng ĐBSH với các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long có thể coi là những nơi có các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp khá hơn nhiều vùng khác, nhưng so

Trang 30

với yêu cầu hội nhập và phát triển thì còn yếu Quán tính của cơ chế kế hoạch hóa tập trung có thể là một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình hình này.

Giai đoạn vừa qua, trong khi các khu công nghiệp, khu chế xuất phát triển nhanh, nhưng công tác quản lý và quy hoạch của vùng này còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển nhanh cả về kinh tế lẫn xã hội Nếu xét về quy mô vùng ĐBSH hiện có số khu công nghiệp, khu chế xuất đứng thứ 2 trong cả nước nhưng nếu xét về số lao động trên 1ha diện tích đất tự nhiên của khu công nghiệp, khu chế xuất thì ĐBSH thấp hơn trung bình chung của cả nước (25,6 lao động/ha so với 34,2 lao động/ha), Đồng bằng sông Cửu Long (28,3 lao động/ha) và thấp hơn vùng Đông Nam Bộ (41,1 lao động/ha) và Bắc Trung Bộ, Duyên hải Trung Bộ (29,4 lao động/ha) Nhiều vấn đề liên quan tới chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tạo công ăn việc làm, quy hoạch kiến trúc đô thị,… đang được đặt ra cần phải có những nghiên cứu hoàn chỉnh, tổng thể nhằm giải quyết những yếu kếm bất cập này.

Hình 02: Số lao động bình quân trong một dự án tại khu công nghiệp,khu chế xuất của các vùng và cả nước năm 2008

Trang 31

2.1.4 Tổ chức lãnh thổ đã có bước phát triển nhưng còn tồn tại nhiều bấthợp lý

Sự phối hợp liên tỉnh chưa đảm bảo phát triển cân đối và hài hòa trong toàn vùng Chế độ kế hoạch hóa tập trung gây ra tình trạng trì trệ kéo dài, tâm lý ỉ lại, thụ động, tình trạng hành chính hóa, cát cứ địa phương ở vùng ĐBSH còn rất nặng nề là một chướng ngại cực lớn đối với quá trình đổi mới và mở của, chuyển đổi cơ chế kinh tế hiện nay Từng tỉnh là một đơn vị kinh tế - xã hội độc lập Sự liên kết gắn bó giữa các tỉnh với nhau lỏng lẻo, không tạo được sự phân công lao động trong vùng Do đó, thiếu bổ xung, hỗ trợ lẫn nhau, chưa tạo thành được sức mạnh tổng hợp, làm cơ sở cho tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thêm vào đó sự chênh lệch giàu nghềo của vùng ĐBSH còn rất lớn, đặc biệt giữa hai tiểu vùng: vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng Nam ĐBSH Các tỉnh thành phố ở phía bắc vùng ĐBSH (theo thông báo số 108/TB-VPCP ngày 30/07/2003 của Văn phòng Chính phủ gồm 7 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh) có các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long là những trung tâm thương mại và giao lưu quốc tế của vùng và cả nước; là địa bàn tập trung lớn các ngành công nghiệp (cơ khí chế tạo, điện tử tin học, sản xuất hàng tiêu dùng cao cấp) và dịch vụ; tập trung phần lớn cán bộ khoa học, các trường đại học và trung tâm nghiên cứu của vùng Trong khi đó tiểu vùng phía Nam (gồm: Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Thái Bình) chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển rất ít các trung tâm phát triển Hiện nay, tiểu Bắc vùng ĐBSH chiếm tới 83,6%

Trang 32

GDP của vùng; GDP bình quân đầu người đạt gần 1.200 USD gấp 1,2 lần cả vùng ĐBSH và gấp gần 2 lần các tỉnh Nam vùng ĐBSH, thu chi ngân sách trên 1 đồng GDP gấp 1,1 lần cả vùng ĐBSH và 1,8 lần so với các tỉnh Nam vùng ĐBSH, xuất khẩu bình quân đầu người gấp 1,3 lần cả vùng ĐBSH và 4,8 lần vùng Nam ĐBSH.

Tỷ lệ đô thị hóa của vùng ĐBSH thấp hơn so với cả nước nhưng tốc độ đô thị hóa lại nhanh nhất cả nước (9,2% trong thời kì 1995-2008) Tuy nhiên, tốc độ đô thị hóa tăng nhanh do các quyết định hành chính là chủ yếu nên thực tế đô thị trong vùng chỉ có sự chuyển biến về lượng nhưng lại gần như không có nhiều thay đổi về chất Thêm vào đó, hầu hết các trung tâm phát triển đều bám dọc đường giao thông còn lại các khu vực xa tuyến lộ kém phát triển Do đó, các đô thị phình to theo quy mô, theo chiều rộng mà chưa phát triển theo chiều sâu nên tốn nhiều diện tích tại một vùng đất có mật độ dân cư cao nên chưa phát huy đầy đủ thế mạnh của vùng đồng bằng châu thổ trù phú nhất ở phía Bắc.

2.1.5 Tâm lý phát triển chưa hình thành rõ nét và phát huy tác dụng

Vùng ĐBSH với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gồm 7 tỉnh, thành phố có tiềm lực kinh tế không khác gì so với vùng Đông Nam Bộ Ngoài ra, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ còn được rất nhiều ưu đãi về vốn đầu tư, về đầu tư cơ sở hạ tầngvà cơ chế chính sách cũng được ưu tiên hơn so với vùng Đông Nam Bộ (vốn nhà nước của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ lớn gần 1,4 lần so với vùng Đông Nam Bộ) Nhưng có thể thấy, vùng Đông Nam Bộ hiện đang có sự phát triển kinh tế tốt hơn vùng ĐBSH Nhưng nguyên nhân chủ yếu là: cơ chế, chính sách, và văn hóa Về yếu tố lịch sử, có nhiều nghiên cứu cho rằng người miền Bắc (vùng ĐBSH) còn nặng tư tưởng phong kiến, giáo huấn, không dám chịu rủi ro nhiều; còn

Trang 33

người miền Nam (vùng Đông Nam Bộ) là những người mở cõi nên dám chịu rủi ro, dám mạo hiểm và có cái nhìn rộng hơn.

Trong báo cáo “Lịch sử hay chính sách: tại sao các tỉnh phía bắc không tăng trưởng nhanh hơn” đã phản ánh được phần nào nguyên nhân tại sao các tỉnh phía bắc lại không tăng trưởng nhanh hơn các tỉnh miền Đông Nam Bộ trong khi các tỉnh phía bắc có nhiều thuận lợi hơn về cơ sở hạ tầng và vốn đầu tư từ ngân sách Đó chính là cơ chế cũ của thời kỳ bao cấp đã ngấm quá sâu vào miền bắc, cũng như ở miền bắc đang tồn tại một thứ văn hóa ì, chậm đổi mới ở một số không nhỏ người dân.

2.1.6 Sự cạnh tranh của hàng hóa Trung Quốc

Vị trí địa lý thuận lợi cũng đồng thời là một thách thức khó khăn cho chính vùng ĐBSH Hiện nay các loại hàng hóa của ĐBSH trong thị trường Đông Nam Á có sức cạnh tranh không lớn Hầu hết các mặt hàng của vùng ĐBSH và của Việt Nam sản xuất đưa ra thị trường thế giới đều giống các mặt hàng được sản xuất ở Trung Quốc, trong khi các sản phẩm của họ có trình độ công nghệ cao hơn Kể cả sản phẩm nông nghiệp, loại sản phẩm mang nhiều nét đặc thù của mỗi địa phương như hoa quả (nhãn, vải…) các nước trong khu vực như Thái Lan có thể cung ứng ra thị trường với khối lượng lớn, chất lượng cao hơn và giá cả phải chăng Nhiều hàng hóa của vùng đang bị lấn át bởi hàng hóa Trung Quốc do giá rẻ, phong phú về mẫu mã, chủng loại với nhiều nhóm hàng Theo đánh giá sơ bộ của các chuyên gia kinh tế, rất nhiều sản phẩm, hàng hóa của Trung Quốc chiếm lĩnh tới khoảng 70% thị phần ở vùng ĐBSH, nhất là máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, thép, dệt may, đồ chơi và các mặt hàng tiêu dùng.

2.2 Tiềm năng và lợi thế của vùng ĐBSH

Trang 34

2.2.1 Vùng ĐBSH có thực lực và trình độ phát triển khá hơn so với nhiềuvùng trong cả nước

Vùng ĐBSH có quy mô GDP khoảng 20,2 tỉ USD ( năm 2008), chiếm 22,6% và đứng thứ hai trong cả nước (sau vùng Đông Nam Bộ) GDP/người của vùng tuy xấp xỉ GDP/người của cả nước nhưng cũng đứng thứ hai sau vùng Đông Nam Bộ, đạt khoảng 1.025 USD, đặc biệt vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (gồm 7 tỉnh, thành phố) có mức GDP/người cao hơn cả nước khoang trên 1.200 USD Tương tự kim ngạch xuất – nhập khẩu của vùng ĐBSH năm 2008 ước đạt khoảng 63,6 tỉ USD, trong đó xuất khẩu là khoảng 18,9 tỉ USD, chiếm 30% so cả nước (đứng thứ hai sau vùng Đông Nam Bộ).

Tốc độ tăng trưởng thời kì 2001-2008 của vùng ĐBSH là 7,3% tuy chưa đạt kì vọng nhưng đã đóng góp 23,7% cho tăng trưởng của cả nước và tốc độ tăng trưởng công nghiệp và ngành dịch vụ đạt tốc độ khá đã tạo một cơ cấu GDP khá hiện đại cho vùng ĐBSH (tỉ trọng các ngành phi nông nghiệp chiếm trên 80%) trong đó tỉ trọng ngành dịch vụ chiếm lớn nhất: hơn 41% Hiện nay thu ngân sách của vùng ĐBSH chiếm tới 30,9% tổng thu ngân sách cả nước và là vùng có 4 trong số 11 tỉnh, thành phố của cả nước có số dư ngân sách nộp lại cho nhà nước (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và Vĩnh Phúc) Ngân sách nộp lại cho Trung ương chiếm 29,9% tồng thu ngân sách của các địa phương trong vùng ĐBSH và chiếm 24,3% tổng số ngân sách trích nộp lại Trung ương của 11 tỉnh, thành của cả nước có trích nộp lại Trung ương Đây chính là một thế mạnh hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư kinh doanh tại vùng ĐBSH.

2.2.2 Vùng ĐBSH có lợi thế về quy mô dân số, lực lượng lao động dồi dàovà tay nghề khá ở trong những ngành nghề quan trọng

Tính đến thời điểm 31/12/2008 vùng ĐBSH có dân số xấp xỉ 19,7 triệu người, đứng thứ hai trong cả nước (sau vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ), chiếm 22,8% dân số trong cả nước Vùng có khoảng 10,73 triệu

Trang 35

Trình độ học vấn của các nhóm dân cư, trình độ văn hóa chung của vùng ĐBSH ở mức cao hơn so với các vùng khá trong cả nước.

Hình 03: quy mô dân số (tỷ người) và tỉ trọng dân số (%) của các vùng socả nước

Một trong những nguyên nhân chính lý giải về trình độ học vấn của lao động vùng ĐBSH là: hiện tại 64% các trường đại học và cao đẳng của cả nước, hầu hết các viện nghiên cứu, các trung tâm khoa học đầu ngành của đất nước đều tập trung ở vùng ĐBSH Năm 2008, vùng ĐBSH tập trung tới 26 -27 % cán bộ có trình độ cao đẳng và đại học, 72% các bộ có trình độ trên đại học của cả nước Tổng số lao động kỹ thuật của vùng là khoảng 2 triệu người, chiếm 22,8% lao động kỹ thuật của cả nước Đặc biệt, vùng thủ đô Hà Nội là nơi tập trung nguồn nhân lực khoa học – công nghệ được đào tạo có bằng cấp cao Tại đây, có mạng lưới gần 600 cơ quan khoa học và công nghệ kể cả của Trung ương và tỉnh, thành phố trong tổng số cả nước có trên 1200 cơ quan khoa học và công nghệ (Viện, Trung tâm,…) Ngoài ra, vùng thủ đô Hà Nội còn có 63 trường đại học trong tổng số 230 trường đại học của cả nước (chiếm 30%).

Trang 36

Trong bối cảnh mở cửa, hội nhập, xây dựng nền kinh tế trí thức và nâng cao năng lực cạnh tranh, lợi thế to lớn trên về nguồn nhân lực so với các vùng khác đã tạo ra một sức mạnh cạnh tranh hấp dẫn cho vùng ĐBSH.

2.2.3 Vùng ĐBSH có vị trí và địa hình thuận lợi để phát triển

Với một địa hình đa dạng và phong phú, bao gồm đồng bằng, đồi núi, biển và rừng, vùng ĐBSH có đầy đủ cơ sở để phát triển một hệ thống đường bộ, đường sắt, đường thủy, cảng biển và sân bay Với vị trí của ngõ của khu vực Đông Nam Á với Trung Quốc và các nước Đông Bắc Á, vùng ĐBSH có thủ đô Hà Nội và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trở thành một đầu mối giao thông đi thế giới bằng tất cả các loại hình giao thông một cách dễ dàng Hiện nay từ cảng biển Hải Phòng, cảng Cái Lân (Quảng Ninh) đi sang Singapore, Hồng Kông chỉ mất 3-5 ngày và từ cảng hàng không Nội Bài (Hà Nội) đi tới Bắc Kinh, Tokyo, Seoul cũng chỉ khoảng 4-6 giờ Ngoài ra, vùng ĐBSH hình thành hai hành lang và một vành đai kinh tế trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc Vùng Tây Nam Trung Quốc, Đông Bắc Thái Lan, các nước Lào, campuchia đang điều chỉnh kinh tế và đường lối ngoại giao Các nước khu vực này đang đề ra những mục tiêu phát triển kinh tế nhanh và hòa nhập vào thị trường thế giới Khu vực Tây Nam Trung Quốc trước đây có hai con đường thông ra biển đi qua miền bắc Việt Nam (qua Lạng Sơn và Lào Cai) Hiện nay, khu vực này đã mở thêm 3 con đương ra biển của Tây Nam Trung Quốc tạo thành những vòng cung bao phía Bắc, phía Tây miền Bắc Việt Nam và ĐBSH Cho đến nay đã có những dự báo, ý tưởng và dự án về khả năng hợp tác phát triển của khu vực Đông Nam Á Tuyến hành lang xuyên đi qua lãnh thổ Việt Nam được nhiều nước quan tâm.

2.2.4 Vùng ĐBSH có một hệ thống đô thị và các cơ sở tương đối mạnh

Có một sự phát triển lâu đời, vùng ĐBSH từ lâu đã hình thành hệ thống điểm trung tâm (đô thị) và kèm theo đó là nhiều cơ sở kinh tế, các doanh

Trang 37

nghiệp có tiềm lực khá, tạo điều kiện cho xã hội có bước phát triển tốt Với tam giác phát triển Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, trong đó Hà Nội và Hải Phòng là 2 trong 5 thành phố lớn của cả nước, vùng ĐBSH đã thu hút được các tập đoàn lớn trong nước và quốc tế đầu tư vốn, công nghệ, ví dụ như Canon, LG, Toyota… Mạng lưới liên kết vùng nông thôn ĐBSH được phát triển mạnh dọc theo các con sông và hệ thống đương quốc lộ và liên tỉnh Tỷ lệ phần trăm đường được dải nhựa của vùng đạt tới 83,5%, cao nhất và gần gấp đôi tỷ lệ này của cả nước Các trục đường lớn: Quốc lộ 1, 5, 10, 18 đã hoàn thành việc nâng cấp hoặc đang được cải tạo, đang tiến hành xây dựng tuyến đường mới Láng - Hòa Lạc…xây dựng lại và xây mới một số cầu như cầu Bình, Lai Vu (Hải Dương), cầu Bãi Cháy (Quảng Ninh)…

Vùng ĐBSH là nơi tập trung nhiều ngành công nghiệp của đất nướcvà cơ cấu công nghiệp tương đối phát triển so với các vùng khác Hiện vùng có 32 khu công nghiệp trên tổng số 142 khu đã thành lập và đi vào hoạt động của cả nước Các ngành dịch vụ phát triển với nhịp độ ngày càng tăng và thu hút nhiều lao động, các dịch vụ quan trọng như vận tải, viễn thông, tài chính – ngân hàng, thương mại đều đật tốc độ tăng trưởng cao Mô hình kinh doanh các loại hình dịch vụ ngày càng được đổi mới theo hướng hiện đại, chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao với các trung tâm phát triển dịch vụ lớn của cả nước như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh,…

ĐBSH chiếm vị trí hàng đầu về số diện tích được thủy lợi hóa so với các vùng khác trong cả nước Mạng lưới bưu chính viễn thông phát triển nhanh Bên cạnh đó, vùng ĐBSH có vùng nông thôn phát triển nhất cả nước về đời sống văn hóa và xã hội Vùng ĐBSH có trình độ thâm canh lúa nước cao nhất Nông dân đã tiếp thu nhiều tiến bộ khoa học và công nghệ trong nông nghiệp, đa dạng hóa giống cây trồng và vật nuôi.

2.3 Thực trạng phát triển kinh tế vùng ĐBSH thời kỳ 2000- 2008

Ngày đăng: 28/09/2012, 16:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 01: Giỏ trị sản xuất cụng nghiệp tớnh theo giỏ năm 1994 của vựng ĐBSH và cả nước 2005 - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế vùng Đồng Bằng Sông Hồng.doc
Bảng 01 Giỏ trị sản xuất cụng nghiệp tớnh theo giỏ năm 1994 của vựng ĐBSH và cả nước 2005 (Trang 39)
Bảng 02: Giỏ trị sản xuất nụng nghiệp tớnh theo giỏ năm 1994 của vựng ĐBSH và cả nước - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế vùng Đồng Bằng Sông Hồng.doc
Bảng 02 Giỏ trị sản xuất nụng nghiệp tớnh theo giỏ năm 1994 của vựng ĐBSH và cả nước (Trang 48)
Bảng 03: Giỏ trị sản xuất Lõm Nghiệp tớnh theo giỏ năm 1994 của vựng ĐBSH và cả nước - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế vùng Đồng Bằng Sông Hồng.doc
Bảng 03 Giỏ trị sản xuất Lõm Nghiệp tớnh theo giỏ năm 1994 của vựng ĐBSH và cả nước (Trang 50)
Bảng 04: Giỏ trị sản xuất Lõm Nghiệp tớnh theo giỏ năm 1994 của cỏc tỉnh vựng ĐBSH - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế vùng Đồng Bằng Sông Hồng.doc
Bảng 04 Giỏ trị sản xuất Lõm Nghiệp tớnh theo giỏ năm 1994 của cỏc tỉnh vựng ĐBSH (Trang 51)
Bảng 03: Giỏ trị sản xuất Lõm Nghiệp tớnh theo giỏ năm 1994 của vựng ĐBSH và cả nước - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế vùng Đồng Bằng Sông Hồng.doc
Bảng 03 Giỏ trị sản xuất Lõm Nghiệp tớnh theo giỏ năm 1994 của vựng ĐBSH và cả nước (Trang 54)
Bảng 05: Giỏ trị sản xuất Thủy sản tớnh theo giỏ năm 1994 của vựng ĐBSH và cả nước - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế vùng Đồng Bằng Sông Hồng.doc
Bảng 05 Giỏ trị sản xuất Thủy sản tớnh theo giỏ năm 1994 của vựng ĐBSH và cả nước (Trang 56)
Bảng 06: Giỏ trị sản xuất Thủy sản tớnh theo giỏ năm 1994 của cỏc tỉnh vựng ĐBSH - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế vùng Đồng Bằng Sông Hồng.doc
Bảng 06 Giỏ trị sản xuất Thủy sản tớnh theo giỏ năm 1994 của cỏc tỉnh vựng ĐBSH (Trang 57)
Bảng 07: Tổng mức bỏn lẻ hàng húa và doanh thu dịch vụ tiờu dựng của cỏc tỉnh vựng ĐBSH (theo giỏ hiện hành) - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế vùng Đồng Bằng Sông Hồng.doc
Bảng 07 Tổng mức bỏn lẻ hàng húa và doanh thu dịch vụ tiờu dựng của cỏc tỉnh vựng ĐBSH (theo giỏ hiện hành) (Trang 59)
Bảng 08: khối lượng hành khỏch vận chuyển bằng đường bộ vựng ĐBSH - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế vùng Đồng Bằng Sông Hồng.doc
Bảng 08 khối lượng hành khỏch vận chuyển bằng đường bộ vựng ĐBSH (Trang 62)
Bảng 10: Xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của vựng ĐBSH năm 2005, 2006, 2008 - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế vùng Đồng Bằng Sông Hồng.doc
Bảng 10 Xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của vựng ĐBSH năm 2005, 2006, 2008 (Trang 65)
Bảng 11: Dõn số vựng ĐBSH và cả nước tớnh từ 2003 tới 2008 - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế vùng Đồng Bằng Sông Hồng.doc
Bảng 11 Dõn số vựng ĐBSH và cả nước tớnh từ 2003 tới 2008 (Trang 67)
Bảng 12: Tỷ lệ nghốo chung theo phõn vựng - Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế vùng Đồng Bằng Sông Hồng.doc
Bảng 12 Tỷ lệ nghốo chung theo phõn vựng (Trang 68)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w