MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

13 896 0
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo thực tập   Khoa: Kinh tế MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 3.1. Một số biện pháp phát triển kinh tế của các địa phương trong vùng ĐBSH 3.1.1 Phối hợp trong huy động vốn đầu tư phát triển Phối hợp huy động vốn đầu tư của các thành phần kinh tế và các doanh nghiệp vào đầu tư tại địa phương trong vùng ĐBSH trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra. Các cơ quan quản lý, các địa phương trong vùng phối hợp nhau trong xúc tiến đầu tư và huy động vốn nhất là vốn ODA và FDI. Tuy nhiên trong đầu tư phát triển phải đi đôi với bảo vệ môi trường: phối hợp trong đầu tư phát triển đối với những công trình, dự án liên quan đến nhiều địa phương thuộc các lĩnh vực chủ yếu như: xử lý nước thải, chất thải rắn, nhất là chất thải rắn nguy hại, phát triển cảng biển, sân bay, xây dựng hệ thống đường giao thông liên tỉnh, đường cao tốc,… phối hợp trong công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường. Việc xây dựng các công trình , các dự án xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy hoạch của các địa phương lân cận và đảm bảo sự đồng bộ với triển khai các dự án có liên quan. 3.1.2. Phối hợp trong phát triển đào tạo sử dụng lao động Để tiếp thu, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trên thế giới thì con người phải có trình độ, nhận thức và có hiểu biết về khoa học công nghệ chính vì thế ta phải phối hợp xây dựng các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các trường dạy nghề để đào tạo lao động cho vùng Phối hợp trong sử dụng lao động, nhất là lao đông di chuyển, lao động khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trong các khu công nghiệp, khu kinh tế; đồng thời định hướng, hướng dẫn các địa phương phối hợp, hỗ trợ việc làm, hợp tác bố trí lao động, xử lý tranh chấp lao động khi cần thiết. 3.1.3. Phối hợp trong rà soát, sửa đổi, bổ xung và ban hành thực hiện cơ chế chính sách tài chính, chính sách đầu tư, cơ chế bù và giải phóng mặt bằng SVTH : Vũ Thị Hoài Trang Lớp: K3KTĐT 1 1 Báo cáo thực tập   Khoa: Kinh tế Có những cơ chế chính sách tài chính mở, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và chủ đầu tư đầu tư vào địa phương. Có những chính sách ưu đãi và hỗ trợ về thuế, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, … Cơ chế tài chính hỗ trợ phát triển khu công nghệ cao, sản phẩm công nghệ cao, phát triển khu nông nghiệp công nghệ cao, các công trình nghiên cứu khoa học kĩ thuật trực tiếp gắn với sản xuất Hỗ trợ công tác đền bù giải phóng mặt bằng nhanh, đảm bảo quyển lợi của cả hai bên, đền bù thỏa đáng cho người dân trong diện di dời, có những biện pháp cứng rắn yêu cầu chấp hành nghiêm chủ trương và quyết định của các cấp có thẩm quyền về việc giải phóng mặt bằng nhằm nhanh chóng thu hồi đất đai cho việc xây dựng công trình đúng tiến độ đề ra. 3.1.4. Phối hợp trong việc thiết lập hệ thống thông tin và cung cấp thông tin vùng Trên cơ sở về quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSH, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương trong vùng ĐBSH đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các Bộ, Ngành, các địa phương có trách nhiệm cung cấp cho nhau thông tin về các lĩnh vực liên quan tới nội dung, cơ chế phối hợp phát triển trong vùng ĐBSH để xây dựng hệ thống thông tin chung cho vùng ĐBSH. Các nội dung cần cung cấp gồm: các dự án đầu tư, cơ chế chính sách, dự báo thị trường, tiến bộ công nghệ và tình hình thực hiện hàng năm và 5 năm về các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, các chỉ tiêu về đầu tư nước ngoài, các chỉ tiêu về đầu tư từ ngoài tỉnh, các chỉ tiêu xã hội và môi trường . Việc thiết lập hệ thống thông tin và cung cấp thông tin vùng là hết sức quan trọng. Có như vậy thông tin mới được truyền tải nhanh tới các địa phương để kịp thời phối hợp với các cấp thực hiện các kế hoạch, nhiệm vụ đã đề ra, những vấn đề khó khăn được giải quyết nhanh chóng và kịp thời… 3.1.5. phối hợp trong việc hình thành các tour du lịch vùng ĐBSH Vùng ĐBSH có rất nhiều địa điểm du lịch lí tưởng và nằm ở nhiều địa phương, tỉnh khác nhau. Để phát huy thế mạnh của vùng, các tỉnh cần phối hợp SVTH : Vũ Thị Hoài Trang Lớp: K3KTĐT 2 2 Báo cáo thực tập   Khoa: Kinh tế để hình thành nối các tour du lịch, tạo điều kiện cho khách từ nơi này tới nơi kia một cách thuận tiện và dễ dàng, các doanh nghiệphoạt động lữ hành cần phối hợp chặt chẽ hơn. Các địa phương cần phải có sự thống nhất trong điều hành đề có thể hình thành tuyến du lịch xuyên suốt vùng ĐBSH. 3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSH 3.2.1. Giải pháp về chuyển dịch cơ cấu kinh tế Xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại, năng động và có hiệu quả trên cơ sở phát triển những ngành, lĩnh vực cơ bản có giá trị lớn, chất lượng cao và có sức cạnh tranh quốc tế, gia tăng nhanh chóng giá trị quốc gia. Mở rộng ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ kĩ thuật và công nghệ đặc biệt là công nghệ sinh học trong sản xuất. Xây dựng phát triển các khu , cụm công nghiệp nông thôn gắn với các thị trấn, thị tứ, phát triển chế biến nông, lâm sản. Xây dựng khu công nghiệp chuyên nghiên cứucải tiến kỹ thuật và công nghệ cho các xí nghiệp công nghiệp hiện có cho cả vùng ĐBSH. Phá thế độc canh cây lúa. Chuyển đổi diện tích đất lúa hiệu quả thấp sang phát triển các loại cây trồng, vật nuôi hiệu quả cao hơn. Hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng các vùng chuyên canh hàng hóa xuất khẩu rau màu, cây công nghiệp, thúc ăn chăn nuôi. Tận dụng những thế mạnh của vùng phát triển mạnh các ngành dịch vụ, du lịch. 3.2.2. Giải pháp về phát triển doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh Việc gia nhập WTO đã đưa các doanh nghiệp lên vị trí hàng đầu trong vai trò mở cửa, hội nhập và phát triển. Đẩy mạnh và phát triển doanh nghiệp trong nước, bao gồm doanh nghiệp Trung Ương trên địa bàn và doanh nghiệp địa phương. Các địa phương xây dựng chương trình phát triển và nâng cao sức cạnh tranh hội nhập cho doanh nghiệp. Tập trung phát triển một số tổng công ty lớn của nhà nước và tư nhân trên địa bàn có năng lực sản xuất cạnh tranh cao với công ty nước ngoài khi hội nhập. Phát động phong trào cổ vũ, tôn vinh tinh thần SVTH : Vũ Thị Hoài Trang Lớp: K3KTĐT 3 3 Báo cáo thực tập   Khoa: Kinh tế lập nghiệp kinh doanh, sáng kiến kinh doanh của các cá nhân, doanh nghiệp trong xã hội. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới thiết kế, mẫu mã, công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đầu tư mở rộng sản xuất, phát triển các ngành nghề mới, sản phẩm mới. Đẩy nhanh hoạt động xúc tiến thương mại để tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp. Phát huy tối đa mọi nguồn lực, tạo sức bật mới cho phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi hình thức sở hữu. Khuyến khích phát triển mạnh hình thức kinh tế đa sở hữu mà chủ yếu là các doanh nghiệp cổ phần mới để hình thức kinh tế này trở thành phổ biến, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong nền kinh tế nước ta. Xây dựng một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty lớn, đa sở hữu, tạo sức mạnh cho đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế. Thực hiện hiệu quả luật doanh nghiệp, luật đầu tư và các luật mới ban hành, thông suốt quan điển đổi mới, đảm bảo sự bình đẳng và tạo thuận lợi với mọi loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh và đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế. Chính phủ, các tổ chức chính trị, xã hội, các hiệp hội ngành nghề chủ động xây dựng và tích cực triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là vấn đề hỗ trợ kỹ thuật, cung cấp thông tin và đào tạo cán bộ quản lý, đào tạo nghề cho lao động phù hợp với xu hướng hội nhập. Tiếp tục đổi mới chính sách để khuyến khích, thúc đẩy phát triển mạnh các loại hình kinh tế tập thể với những hình thức hợp tác đa dạng, tự nguyện đáp ứng nhu cầu của các thành viên, phát triển các làng nghề truyền thống phù hợp với trình độ phát triển của các ngành nghề trên địa bàn. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các loại hình kinh tế tư nhân phát triển theo quy định của pháp luật, không hạn chế về quy mô, ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn xóa bỏ hình thức phân biệt đối xử đảm bảo thực sự bình đẳng, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tư nhân, nhất là doanh nghiệp nhỏ và SVTH : Vũ Thị Hoài Trang Lớp: K3KTĐT 4 4 Báo cáo thực tập   Khoa: Kinh tế vừa được tiếp cận các nguồn vốn của các tổ chức tín dụng trong nước và Quốc tế. Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp lớn của tư nhân, các tập đoàn kinh tế tư nhân có nhiều chủ sở hữu và hình thức công ty cổ phần. Tóm lại, tất cả những mục tiêu cũng như phương hướng phát triển của doanh nghiệp vùng ĐBSH ở đại hội đảng X nhằm đưa kinh tế của vùng đi lên phát huy cao nhất các nguồn lực, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và nâng cao chiến lược, đưa kinh tế vùng ĐBSH thành vùng kinh tế trọng điểm của Quốc gia. Từng bước phát triển tổng lực cả nền kinh tế Việt Nam, đưa nước ta vững bước tiến lên trên con đường Công nghiêp hóa – Hiện đại hóa; thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Khẩn trương xây dựng cơ chế và nội dung phối hợp giữa các ngành với Ủy ban nhân dân các cấp để thực hiện ngay và nghiêm túc công tác hậu kiểm nhằm đánh giá, điều chỉnh và bổ xung chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dân doanh mở rộng qui mô về vốn và lao động nhằm tạo được một số doanh nghiệp dân doanh có qui mô lớn đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Hiện nay các doanh ngiệp có nhu cầu hỗ trợ là rất lớn (trên 60%), điều đó cho thấy hiệu quả của các chính sách và biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp chưa mang lại kết quả tương xứng nên cần phải thực hiện một số biện pháp để khắc phục vấn đề này như sau: - Khẩn trương tổng kết, đánh giá nội dung, biện pháp và tổ chức thực hiện các chính sách về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa để xác định những điểm tồn tại, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. - Xây dựng đào tạo về Kỹ thuật – Công nghệ; phát triển nguồn nhân lực gắn với nhu cầu phát triển kinh tế bao gồm các nội dung như: tổ chức sản xuất, quản lý kỹ thuật; đào tạo về phát triển thiết kế sản phẩm mới; đào tạo tiếp nhận, chuyển giao công nghệ mới; đào tạo về công nghệ đại trà thông thường. SVTH : Vũ Thị Hoài Trang Lớp: K3KTĐT 5 5 Báo cáo thực tập   Khoa: Kinh tế Tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp phổ biến thông tin bao gồm: tư vấn hỗ trợ công nghệ và chuyển giao công nghệ; tư vấn trang thiết bị và lắp đạt thiết bị; cung cấp và phổ biến thông tin; kiểm tra, đo lường, kiểm định, nghiên cứu và phát triển. 3.3.3. Giải pháp về giáo dục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực Tạo việc làm, thu hẹp khoảng cách cung – cầu lao động về số lượng. tăng cầu lao động thông qua phát triển kinh tế, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả nền kinh tế nhằm tạo việc làm và việc làm có chất lượng. Tiếp tục thực hiện các chương trình Quốc gia về giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, theo hướng lồng ghép trên địa bàn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong đó nguồn lực của nhà nước có vai trò định hướng và “xúc tác” quan trọng. Có chính sách và kế hoạch tạo việc làm, đào tạo nghề, hỗ trợ đào tạo và bồi dưỡng nghề, đặc biệt đối với lao động trẻ tuổi từ 15 – 34 để chủ động chuyển dịch lao động ở những khu vực có sự chuyển dịch mục đích sử dụng đất theo hướng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa; có chính sách khuyến khích các khu công nghiệp, các doanh nghiệp lớn xây dựng các cơ sở đào tạo nghề tại chỗ để đáp ứng nhu cầu lao động của chính mình. Mở rộng quan hề hợp tác, tham gia tích cực vào thị trường lao động trong khu vực và Quốc tế. Phát triển thị trường lao động, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Xuất phát từ vai trò của thị trường lao độnggiải phóng và phát huy triệt để tiềm năng, tài năng vốn có của con người, nâng cao chất lượng nguồn nhân lựcvà sức cạnh tranh của lao động ; tham gia vào điều chỉnh, phân bố và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đặc biệt là nguồn nhân lực. Xây dựng thực hiện chính sách tuyển dụng và sử dụng lao động theo cơ chế thị trường, cải cách chế độ tiền lương theo hướng trả lương theo công việc, khuyến khích nâng cao tri thức, kĩ năng và sáng tạo trong công việc… 3.2.4. Giải pháp về phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ SVTH : Vũ Thị Hoài Trang Lớp: K3KTĐT 6 6 Báo cáo thực tập   Khoa: Kinh tế Nâng cao nhận về vai trò, nền tảng và động lực phát triển kinh tế - xã hội của khoa học công nghệ. Xây dựng quan niệm đúng đắn trong tư duy cũng như hành động của lãnh đạo và quản lí các ngành, các cấp, các chủ doanh nghiệp và toàn xã hội về vai trò nền tảng và động lực của khoa học và công nghệ. Nâng cao nhận thức về tư tưởng dựa vào khoa học và công nghệ, thông qua việc vận dụng các thành tựu khoa học và công nghệ. Thường xuyên quán triệt, đẩy mạnh tuyên truyền, cung cấp thông tin về vai trò của khoa học và công nghệ đối với việc phát triển kinh tế - xã hội. Làm cho lãnh đạo các cấp, các ngành , các chủ doanh nghiệp nhận thức được cơ hội và thách thức trước các xu thế quốc tế, nhất là xu thế hội nhập và nền kinh tế tri thức. Xác định phát triển khoa học và công nghệ, xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ là trách nhiệm của toàn xã hội chứ không phải của riêng cá nhân nào. Đổi mới quản lý khoa học và công nghệ theo hướng hình thành cơ chế quản lý mới phù hợp với cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với đặc thù của khoa học và công nghệ. Yêu cầu hội nhập quốc tế làm cho khoa học và công nghệ gắn bó chặt chẽ hơn, phục vụ tốt hơn sản xuất và đời sống. Đổi mới cần phải tập trung vào các khâu xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, đánh giá, nghiệm thu và quản lý sau đánh giá, nghiệm thu, quản lý các tổ chức khoa học và công nghệ đảm bảo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, quản lý tài chính trong hoạt động khoa học và công nghệ. Xây dựng và phát triển thị trường Khoa học – Công nghệ. Triển khai các cơ chế, chính sách, quy định của nhà nước, thể chế hóa các giao dịch trong thị trường Khoa học – Công nghệ. Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện các cam kết quốc tế và lấy việc gia nhập tổ chức thương mại quốc tế để tạo động lực cũng như sức ép thúc đẩy các doanh nghiệp quan tâm thực sự đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và tính toán tới hiệu quả khi lựa chọn công nghệ, đổi mới SVTH : Vũ Thị Hoài Trang Lớp: K3KTĐT 7 7 Báo cáo thực tập   Khoa: Kinh tế sản phẩm. Đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục, phổ biến và nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ. Đẩy mạnh hợp tác trong và ngoài nước về Khoa học – Công nghệ. Mở rộng quan hệ hợp tác phát triển Khoa học – Công nghệ trong và ngoài nước, tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ của các nước, các tổ chức quốc tế và Trung ương trong các lĩnh vực đào tạo, quản lý, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và đổi mới công nghệ. Chủ động và mở rộng phát triển các quan hệ trao đổi và hợp tác trong nước và quốc tế về Khoa học – Công nghệ. 3.2.5. Giải pháp về sử dụng hợp lý tài nguyên đất Đẩy thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai. Tuyên truyền, phổ biến công khai, rộng rãi phương án quy hoạch sử dụng đất. Triển khai điều chỉnh, quy hoạch sử dụng đất một cách hợp lý. Xây dựng và thực hiện đồng bộ quy hoạch sử dụng đất các cấp và quy hoạch các ngành liên quan đến sử dụng đất như: quy hoạch phát triển các đô thị, trung tâm cụm xã, các khu dân cư nông thôn, khu công nghiệp, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn của vùng. Phát triển nông nghiệp gắn với phát triển và hoàn thiện giao thông, gắn sản xuất với chế biến sản phẩm theo hướng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa. Giao đất theo tiến độ, năng lực khai thác, sử dụng thực tế đối với tất cả các trường hợp có nhu cầu sử dụng đất mới đồng thời đất đã giao khi hết hạn sử dụng phải thu hồi kịp thời. 3.2.6. Giải pháp về cải cách hành chính Cải cách thủ tục hành chính tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cũng như các chủ đầu tư làm thủ tục đầu tư vào địa phương không gây khó khăn cho các nhà đầu tư. SVTH : Vũ Thị Hoài Trang Lớp: K3KTĐT 8 8 Báo cáo thực tập   Khoa: Kinh tế KẾT LUẬN Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cùng với sự phát triển của đất nước, các tỉnh vùng ĐBSH trong đó có thủ đô Hà Nội và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đã có bước phát triển nhanh, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được cải thiện, đời sống nhân dân được nâng lên, quốc phòng - an ninh và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Để đẩy mạnh hơn nữa phát triển kinh tế xã hội vùng ĐBSH tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân, ngày 14 tháng 9 năm 2005, Bộ Chính trị đã gia Nghị quyết 54- NQ/TW về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng ĐBSH đến năm 2020. Hiện nay, trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới đặt tất cả các quốc gia trước những cơ hội và thác thức to lớn, đòi hỏi Quốc gia phải xây dựng cho mình một nền tảng kinh tế - xã hội vững chắc, đảm bảo quốc phòng an ninh. Từ lý do trên, em đã tìm hiểu và nghiên cứu một phần nhỏ trong đó là: thực trạng phát triển kinh tế của vùng ĐBSH từ đó thấy rằng vùng có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, tuy nhiên vùng vẫn chưa phát huy được hết tiềm năng và lợi thế của mình. Chính vì vậy mà vùng cần phải tiếp tục đổi mới và tập trung nguồn lực, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát huy cao độ tiềm năng kinh tế của vùng. Qua quá trình nghiên cứu tìm hiểu về thực trạng kinh tế của vùng thì em xin đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế vùng ĐBSH. Với kiến thức lý luận và thực tiễn còn nhiều hạn chế nên đề tài không thể tránh khỏi những sai lầm và thiếu sót, em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo để đề tài của em được hoàn thiện hơn. SVTH : Vũ Thị Hoài Trang Lớp: K3KTĐT 9 9 Báo cáo thực tập   Khoa: Kinh tế MỤC LỤC CHƯƠNG 1: DANH MỤC BIỂU ĐỒ SVTH : Vũ Thị Hoài Trang Lớp: K3KTĐT 10 10 [...]... chưa phát huy được hết tiềm năng và lợi thế của mình Chính vì vậy mà vùng cần phải tiếp tục đổi mới và tập trung nguồn lực, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát huy cao độ tiềm năng kinh tế của vùng Qua quá trình nghiên cứu tìm hiểu về thực trạng kinh tế của vùng thì em xin đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế vùng ĐBSH Với kiến thức lý luận và thực tiễn còn nhiều hạn chế nên... nhập kinh tế thế giới đặt tất cả các quốc gia trước những cơ hội và thác thức to lớn, đòi hỏi Quốc gia phải xây dựng cho mình một nền tảng kinh tế - xã hội vững chắc, đảm bảo quốc phòng an ninh Từ lý do trên, em đã tìm hiểu và nghiên cứu một phần nhỏ trong đó là: thực trạng phát triển kinh tế của vùng ĐBSH từ đó thấy rằng vùng có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, tuy nhiên vùng vẫn chưa phát. .. thiện, đời sống nhân dân được nâng lên, quốc phòng - an ninh và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo Để đẩy mạnh hơn nữa phát triển kinh tế xã hội vùng ĐBSH tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân, ngày 14 tháng 9 năm 2005, Bộ Chính trị đã gia Nghị quyết 54NQ/TW về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng. .. http://www.kinhtehoc.com http://tintuc.xalo.vn http://www.vnexpress.net SVTH : Vũ Thị Hoài Trang 12 12 Lớp: K3KTĐT   Báo cáo thực tập Khoa: Kinh tế KẾT LUẬN Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cùng với sự phát triển của đất nước, các tỉnh vùng ĐBSH trong đó có thủ đô Hà Nội và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đã có bước phát triển nhanh, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được...  Báo cáo thực tập Khoa: Kinh tế DANH MỤC BẢNG BIỂU SVTH : Vũ Thị Hoài Trang 11 11 Lớp: K3KTĐT   Báo cáo thực tập Khoa: Kinh tế DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Niên giám thống kê năm 2008, Tổng cục Thống kê, Hà Nội 2 Giáo trình Nguyên lý thống kê (2007), 3 Giáo trình kinh tế đầu tư (2007), PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt 4 Một số tài liệu liên quan được cung cấp bởi Bộ Kế hoạch . Khoa: Kinh tế MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 3.1. Một số biện pháp phát triển kinh tế của các địa phương trong vùng. suốt vùng ĐBSH. 3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSH 3.2.1. Giải pháp về chuyển dịch cơ cấu kinh tế Xây dựng cơ cấu kinh

Ngày đăng: 03/10/2013, 19:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan