1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM

14 408 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 37,05 KB

Nội dung

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM 3.1. ĐỊNH HƯỚNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1.1. Chiến lược phát triển kinh doanh của Tổng công ty Căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh và nhu cầu thực tế mà Tổng công ty xây dựng chiến lược kinh doanh cho từng năm và trên cơ sở đó mới xây dựng được kế hoạch đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu thực tại. Bảng 3.1: Bảng kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam năm 2008-2009 STT Chỉ tiêu Đơn vị Số lượng 1 Giá trị sản xuất kinh doanh Tỷ đồng 18.080 2 Tổng doanh thu Tỷ đồng 12.436 3 Lợi nhuận Tỷ đồng 221 4 Đầu tư xây dựng cơ bản Tỷ đồng 4.162 5 Số lượng lao động bình quân Người 20.458 6 Thu nhập bình quân 1 người/1 tháng Nghìn đồng 2.387 (Nguồn: Phòng kế hoạch và đầu tư Tổng công ty Lắp máy Việt Nam) Năm 2008, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam vẫn tập trung chỉ đạo điều hành thi công các công trình trọng điểm quốc gia do Lilama làm tổng thầu EPC, đẩy mạnh đầu tư phát triển, đa dạng hoá sản xuất kinh doanh, hoàn thành tổ chức công ty Mẹ - công ty Con, nâng cao năng lực quản lý và hoàn thành các nhiệm vụ mục tiêu kế hoạch đã đề ra. Để thực hiện thắng lợi được các mục tiêu kế hoạch nay thì Lilama cần có đội ngũ cán bộ và công nhân đủ về số lượng, giỏi về trình độ chuyên môn. Do đó việc đào tạo nguồn nhân lực của Tổng công ty được hết sức chú ý và coi trọng. Phương hướng phát triển của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam 2005 - 2010 là sẽ trở thành Tập đoàn công nghiệp xây dựng trong lĩnh vực lắp máy và chế tạo thiết bị, phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đầu tư đa dạng hoá sản xuất kinh doanh, phát triển thương hiệu LILAMA sánh ngang các Tập đoàn lớn của các nước trong khu vực và quốc tế. Muốn vậy ngay từ bây giờ Tổng công ty đã phải tập chung xây dựng đổi mới khẩn trương thực hiện chuyển đổi mô hình công ty Mẹ - Con đồng thời thu hút các công ty trong nước, liên kết vơí các công ty nước ngoài, phát triển lĩnh vực chuyên sâu, tăng cường hơn nữa cơ sở vật chất và năng lực thiết kế chế tạo thiết bị và sản xuất kinh doanh đa ngành. Để đáp ứng được yêu cầu phát triển của Tổng công ty dự tính đến 2010 cần có 25.000 công nhân kỹ thuật, trong đó có 2500 công nhân vận hành, như vậy tính bình quân mỗi năm cần đào tạo 1600 công nhân. Như vậy để Tổng công ty có thể đạt được mục tiêu của mình thì cần phải trang bị cho mình một nguồn lao động đủ mạnh, có đầy đủ các kỹ năng, trình độ để thực hiện được các mục tiêu ấy. * Thuận lợi và khó khăn cho Tổng công ty khi thực hiện nhiệm vụ kế hoạch: - Thuận lợi: + Năm 2007 là năm Lilama đã hoàn thành sắp xếp và cổ phần hoá các đơn vị thành viên. Nhìn chung sau khi cổ phần hoá các đơn vị đều tăng trưởng cao về sản lượng, doanh thu , trong đó một số đơn vị có mức tăng trưởng cao về lợi nhuận như: công ty cổ phần Lilama 69-3 đạt 719%, công ty cổ phần Lilama 45-3 đạt 615%, công ty cổ phần Lilama 7 đạt 480%. Tỷ suất lợi nhận trên doanh thu đạt từ 1,2%-8,2; dự kiến chia cổ tức đạt 10-15%. Sự tăng trưởng và phát triển của Tổng công ty là nền tảng chỗ dựa vững chắc, yên tâm cho các đơn vị thành viên, chi phối tạo đà về mọi mặt cho các đơn vị cơ sở. + Các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. - Khó khăn: + Vốn sản xuất kinh doanh của Tổng công ty còn hạn chế. + Một số đơn vị thành viên của Tổng công ty làm ăn còn chưa hiệu quả làm ảnh hưởng chung đến kết quả của toàn doanh nghiệp. + Đội ngũ cán bộ công nhân viên đôi khi còn chưa đảm nhiệm đủ trách nhiệm của mình trong công việc. 3.1.2. Phương hướng đào tạo và phát triển năm 2008 - 2009 của Tổng công ty Dựa vào kết quả sản xuất kinh doanh năm 2008 - 2009 và dựa vào nhu cầu lao động của các công trình doanh nghiệp xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên năm 2008 - 2009 như sau: Bảng 3.2: Bảng kế hoạch đào tạo khối kỹ thuật của Tổng công ty năm 2008 Đơn vị tính: Người STT Nghề đào tạo CĐN TCN SCN Tổng 1 Hàn điện 100 695 386 1181 2 Lắp đặt thiết bị cơ khí 100 400 6 506 3 Chế tạo thiết bị cơ khí 70 270 12 352 4 Lắp đặt ống công nghệ 60 100 6 166 5 KT lắp đặt điện và điều khiển trong công nghiệp 70 170 130 370 6 Sửa chữa thiết bị điện 0 70 260 330 7 Sửa chữa cơ khí 0 30 5 35 8 Cắt gọt kim loại 0 30 0 30 9 Vận hành máy trục 0 35 418 453 10 Vận hành TBSX xi măng 0 150 100 250 11 Tin học 0 0 125 125 12 Ngoại ngữ 0 0 135 135 13 Điện lạnh 0 0 0 0 14 Hàn công nghệ cao 0 0 710 710 Tổng 400 1950 2293 4643 (Nguồn: Phòng đào tạo lao động Tổng công ty Lắp máy Việt Nam) 3.1.3. Mục tiêu của công tác đào tạo năm 2007 - 2008 của Tổng công ty 3.1.3.1. Đối với cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật - Xây dựng đội ngũ cán bộ giỏi về chuyên môn, giỏi về kinh tế quản lý liên tục kế tiếp nhau. - Chất lượng của lao động quản lý, cán bộ kỹ thuật ngày càng được nâng lên, thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ, am hiểu cả các lĩnh vực khác liên quan đến ngành nghề, công việc đang làm. - Quản lý có hiệu quả nguồn lao động trong Tổng công ty, khai thác phát huy những tiềm năng của người lao động để phục vụ cho sự nghiệp phát triển của Tổng công ty. Phát huy những năng lực sáng tạo, cải tiến kỹ thuật của đội ngũ cán bộ quản lý để nâng cao năng suất lao động làm lợi cho Tổng công ty. - Thu hút nhiều lao động giỏi. 3.1.3.2. Đối với công nhân kỹ thuật Nâng cao trình độ chuyên môn, chất lượng tay nghề, kỹ năng thực hiện công việc, khắc phục sửa chữa kịp thời khi có sự cố xảy ra. - Quản lý, vận hành máy móc một cách an toàn, đúng quy cách, không để xảy ra sự cố và tai nạn trong quá trình lao động. - Khơi dậy động lực, tinh thần hăng say làm việc, có tinh thần trách nhiệm với công việc, với công ty. Phải thấy được lợi ích củanhân gắn được với lợi ích của công ty và đạt lợi ích của tập thể lên trên. - Không ngừng phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật để thực hiện công việc có chất lượng cao. 3.2. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HƠN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM Để công tác đào tạo nguồn nhân lực của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam thực sự có hiệu quả thì việc đó cần xây dựng một kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực dài hạn, định hướng cho các kế họach đào tạo ngắn hạn. 3.2.1. Xác định nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực Xác định nhu cầu nguồn nhân lực trong dài hạn thì phương pháp năng suất lao động là phương pháp đơn giản và được sử dụng rộng rãi và khá chính xác. Dựa vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ đầu tư các dự án công nghiệp để xác định nhu cầu lắp và chế tạo máy trong tương lai. Dựa vào trình độ công nghệ, máy móc thiết bị sẽ sử dụng trong tương lai, tốc độ tăng năng suất của toàn Tổng công ty để xác định năng suất lao động, cơ cấu lao động cho phù hợp. Theo dự tính mỗi năm cần đào tạo thêm 1600 công nhân, tức là tới 2010 thì số cán bộ công nhân viên cần khoảng 25000 người tăng khoảng 49,46 % so với năm 2007 (năm 2007 có 20054 người) 3.2.2. Xác định mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực - Xây dựng đội ngũ cán bộ công nghệ, quản lý điều hành vững mạnh, đủ sức giải quyết những vấn đề đặt ra của quy hoạch phát triển. - Phát huy khả năng, tiềm năng sẵn có phát triển nguồn nhân lực về trình độ, quy mô, cơ cấu nghành nghề thoả mãn nhu cầu đầu tư phát triển. - Tập chung nguồn lực đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng lao động đáp ứng yêu cầu tiếp nhận công nghệ hiện đại, tạo tiền đề bảo đảm tính khả thi của dự án, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. 3.2.3. Xác định đối tượng đào tạo Tổng công ty tập chung đào tạo chủ yếu cho các đối tượng sau: - Cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý, trong đó chú trọng đến cán bộ có trình độ đại học và trên đại học, nhất là cán bộ quản lý bậc cao như là: + Lực lượng cán bộ chủ chốt cấp công ty, xí nghiệp lớn, ở các cơ sở nghiên cứu khoa học công nghệ và trường đào tạo. + Cán bộ đầu đàn trong thực hiện các khâu khoa học công nghệ, sản xuất kinh doanh, tiếp thị thông tin đào tạo ở trình độ cao. + Cán bộ tham mưu, tư vấn, nghiên cứu ở tầm vĩ mô của nghành. - Đào tạo nâng cao kỹ năng cho công nhân kỹ thuật, trong đó quan tâm đến công nhân bậc cao. 3.2.4. Xây dựng chương trình đào tạo và phương pháp đào tạo 3.2.4.1. Đào tạo công nhân kỹ thuật - Chương trình đào tạo nguồn nhân lực của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam: Bảng 3.3: Bảng kế hoạch đào tạo công nhân kỹ thuật năm 2008 - 2009 STT Nghề đào tạo CĐN TCN SCN Số lượng (người) Thời gian (tháng) Số lượng (người) Thời gian (tháng) Số lượng (người) Thời gian (tháng) 1 Hàn điện 100 36 695 18 386 6 2 Lắp đặt thiết bị cơ khí 100 36 400 18 6 6 3 Chế tạo thiết bị cơ khí 70 36 270 18 12 6 4 Lắp đặt ống công nghệ 60 36 100 18 6 6 5 KT lắp đặt điện và điều khiển trong công nghiệp 70 36 170 18 130 6 6 Sửa chữa thiết bị điện 0 36 70 18 260 6 7 Sửa chữa cơ khí 0 36 30 18 5 6 8 Cắt gọt kim loại 0 36 30 18 0 6 9 Vận hành máy trục 0 36 35 18 418 6 10 Vận hành TBSX xi măng 0 36 150 18 100 6 11 Tin học 0 36 0 18 125 6 12 Ngoại ngữ 0 36 0 18 135 6 13 Điện lạnh 0 36 0 18 0 6 14 Hàn công nghệ cao 0 36 0 18 710 6 15 Tổng 400 1950 2293 (Nguồn: Phòng đào tạo lao động Tổng công ty Lắp máy Việt Nam) - Phương pháp đào tạo: + Sử dụng hình thức đào tạo tại nơi làm việc. + Đào tạo tại trường công nhân kỹ thuật để đào tạo công nhân mới, công nhân có nhu cầu nâng bậc. + Hàng năm cử các công nhân trẻ có thành tích cao trong lao động, có khả năng đi học ở các trường đào tạo để có thể trở thành công nhân bậc cao, hoặc cán bộ quản lý trong tương lai. Cử các công nhân trẻ đi học tập ở nước ngoài để nắm bắt cách thực hiện các dây truyền hiện đại, và đây cũng sẽ là lực lượng giáo viên thực hành trong tương lai. + Mở các lớp học cạnh doanh nghiệp do các cán bộ kỹ thuật, các kỹ sư, các chuyên gia trong và ngoài nước giảng dạy để cập nhật, nâng cao kiến thức cho công nhân. 3.2.4.2. Đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật Hình thức đào tạo trong công việc để đào tạo cho nhân viên mới của đội ngũ cán bộ quản lý, lao động kỹ thuật của Tổng công ty. Đào tạo ngoài công việc: Đây là hình thức đào tạo chủ yếu của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam, hình thức này tuy tốn kém nhưng nó đảm bảo cho Tổng công ty có được nguồn nhân lực có chất lượng cao, có khả năng thích ứng nhanh với những biến động của thị trường và của công việc. Để thực hiện hình thức này Tổng công ty để mở các lớp quản trị nhân sự, các lớp hoạch định chiến lược…cử các cán bộ có khả năng đi học cao học ở các trường trong nước và nước ngoài, kết hợp với các trường trong nước và nước ngoài để đào tạo các kỹ sư điện, công nghệ… phối hợp với các trường cao đẳng để đào tạo các kỹ sư thực hành. 3.2.4.3. Đào tạo ngoại ngữ Hiện nay khoa học phát triển rất mạnh, các máy móc thường xuyên được cải tiến và sản xuất mới mà các máy móc hiện đại này chủ yếu do nước ngoài sản xuất. Muốn sử dụng hay vận hành được các loại máy móc hiện đại này đỏi hỏi người sử dụng phải giỏi cảc chuyên môn và phải biết được ngôn ngữ kí hiệu của quốc tế. Chính vì vậy phải thường xuyên bồi dưỡng kiến thức ngoại ngữ cho cán bộ công nhân viên của Tổng công ty. Mặt khác các cán bộ công nhân viên lại phải thường xuyên làm việc với các chuyên gia nước ngoài và thường xuyên tiến hành các giao dịch mua bán với người nước ngoài do đó rất cần biết ngoại ngữ để có thể giao tiếp được với họ. Do vậy Tổng công ty Lắp máy Việt Nam nên thường xuyên mở các lớp học ngoại ngữ cho cán bộ công nhân viên học tập bằng nhiều hình thức có thể liên kết với các trường trung cấp, cao đẳng, đại học, hoặc có thể tự mở các lớp này mời những người giỏi trong công ty đến giảng dạy… 3.2.5. Chi phí đào tạo Cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty được cử đi học sẽ được Tổng công ty thanh toán 100% kinh phí, còn nếu là học sinh đi học ở trường cao đẳng nghề của LILAMA sẽ phải đóng học phí để chi trả cho chi phí đào tạo. 3.2.6. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Chất lượng công tác đào tạo phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ giáo viên. Chất lượng của đội ngũ giáo viên có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác đào tạo và phát triển nguôn nhân lực. Bởi vì nếu trang thiết bị, cơ sở vật chất có đầy đủ đến mấy mà đội ngũ giáo viên không có trình độ, không có nghiệp vụ sư phạm, không có cách truyền đạt thì chất lượng đào tạo không thể cao được. Vì vậy nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên là việc làm cần thiết. Hiện nay đội ngũ giáo viên tham gia công tác giảng dạy chủ yếu là các cán bộ có thâm niên và kinh nghiệm trong Tổng công ty cùng với các giáo viên được mời từ các trường đại học, cao đẳng, các giáo viên của 2 trường CNKT của Tổng công ty có trình độ không cao. Do đó phải thường xuyên cho họ đi học tập bồi dưỡng để nâng cao nghiệp vụ và chuyên môn .Bên cạnh đó phải thường xuyên bồi dưỡng kiến thức ngoại ngữ cho đội ngũ giáo viên này để họ có thể trực tiếp tham khảo, khai thác các tài liệu, chương trình của nước ngoài nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác giảng dạy. Chọn lựa các giáo viên ưu tú cho đi bồi dưỡng nâng cao trình độ ở nước ngoài. Phải chú ý đến chế độ thù lao, khen thưởng, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên để họ yên tâm công tác. 3.2.7. Một số công tác hỗ trợ làm tăng hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam Để thực hiện tốt hơn công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam ngoài việc xây dựng một kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực dài hạn định hướng cho công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong từng năm thì cần phải: 3.2.7.1. Đổi mới phương pháp và hình thức đào tạo Tổng công ty nên áp dụng phương pháp đào tạo mới, hiện đại cho cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật như các phương pháp đào tạo truyền thống kết hợp với thiết bị nghe nhìn, mô phỏng, nhằm giúp người lao động tiếp cận với thiết bị máy móc hiện đại được tốt hơn. Tổng công ty có thể tổ chức cho cán bộ tự thiết kế, xây dựng các thiết bị mô phỏng, sáng tạo các thiết bị mô phỏng, mô hình cho học tập nhằm giảm chi phí và có phần thưởng cho ai có nhiều đóng góp một cách xứng đáng (chi phí này được trích từ quỹ đầu tư và phát triển) để đẩy mạnh phong trào thi đua học tập trong Tổng công ty. Trong quá trình xây dựng các thiết bị học tập, người lao động sẽ hiểu rõ hơn cấu trúc, cách thức vận hành của máy móc thiết bị, điều này tạo nhiều thuận lợi trong quá trình làm việc. Có thể phân công một đội, một nhóm cùng tổ chức thiết kế, xây dựng các thiết bị học tập đó. 3.2.7.2. Cải tiến mở rộng nội dung đào tạo Trong các chương trình đào tạo, người đào tạo ngoài kiến thức đào tạo chuyên môn kỹ thuật, nội dung đào tạo cần phải được mở rộng cả kiến thức liên quan tạo điều kiện cho người học dễ liên hệ và dễ tiếp thu. Giúp họ tìm hiểu văn hoá Tổng công ty, làm cho họ thấy những khó khăn gay gắt của ngành, của Tổng công ty. Nội dung đào tạo đặc biệt quan tâm đến các môn đào tạo kỹ năng cho người lao động nhất là cán bộ quản lý. Đào tạo các kỹ năng cho cán bộ quản lý như kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng quan hệ con người, kỹ năng nhận thức. - Kỹ năng kỹ thuật: Là khả năng thực hiện một quá trình công việc nào đó. Ví dụ khả năng thực hiện các bước lên lớp của giáo viên, khả năng lập kế hoạch. - Kỹ năng quan hệ con người: Là khả năng làm việc được với mọi người, đó là năng lực hợp tác, là khả năng tham gia vào công việc cụ thể, là khả năng tạo ra [...]... năng, trình độ của người lao động, đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất, nhu cầu nâng cao trình độ của người lao động thì công tác đào tạo nguồn nhân lực của Tổng công ty đã đem lại những kết quả đáng kể cho Tổng công ty Và công tác đào tạo nguồn nhân lực của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam cần phải được tăng cường, hoàn thiện hơn nữa để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của Tổng công ty trong tương... đến công tác này, thường xuyên động viên cán bộ công nhân viên tích cực tham gia vào công tác đào tạo và tự học hỏi để hoàn thiện chính mình 3.2.7.4 Hoàn thiện đội ngũ làm làm công tác đào tạo nguồn nhân lực Để nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thì một yêu cầu quan trọng là phải hoàn thiện đội ngũ cán bộ công nhân viên làm công tác này Bởi vì đội ngũ cán bộ công nhân. .. đã tìm hiểu và nghiên cứu thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam, đã tìm ra những tồn tại và nguyên nhân của nó, em đã đưa ra một số kiến nghị nhằm giúp Tổng công ty thực hiện tốt hơn công tác đào tạo nguồn nhân lực của mình Mặc dù em đã có nhiều cố gắng nhưng do trình độ, năng lực và thời gian có hạn nên bài khoá luận này của em không tránh khỏi những thiếu sót,... Trong khi đó kinh phí cho đào tạo phát triển còn hạn hẹp thì không thể đáp ứng và làm tốt công tác này, và nó sẽ tác động đến hiệu quả và chất lượng đào tạo Để hoàn thành mục tiêu đào tạo phát triển nguồn nhân lực, để đưa nguồn nhân lực này vào sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao hơn thì Tổng công ty cần bổ sung kinh phí cho đào tạo và phát triển cho phù hợp với nhu cầu của công tác này Phải xây dựng kế... quan trọng, nó là yếu tố quyết định thành công hay thất bại của mọi tổ chức Đội ngũ lao động nào có trình độ cao thì càng có khả năng giành thắng lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, và nó trở thành mục tiêu cạnh tranh của các tổ chức Nhận thấy tầm quan trọng của đào tạo nguồn nhân lực, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam đã rất chú trọng đến công tác này và ngày càng muốn hoàn thiện công tác này hơn nữa... phân bổ chi tiêu nguồn kinh phí với từng hoạt động của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 3.2.7.6 Bố trí, sử dụng lao động sau đào tạo một cách hợp lý Vấn đề này có vai trò quan trọng trong việc khuyến khích người lao động hăng hái học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng của mình Nó là sự biểu hiện rõ nhất tính hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực Với người lao... đối với những lãnh đạo cấp tác nghiệp 3.2.7.3 Có sự quan tâm thích đáng của cán bộ lãnh đạo Cán bộ lãnh đạo cần quan tâm hơn nữa đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Tổng công ty, coi việc thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lựcmột trong những việc làm cấp thiết và quan trọng trong quá trình thực hiện chiến lược phát triển nói chung của Tổng công ty lãnh đạo cần có sự chỉ... năng của họ sẽ là nhân tố quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của công tác đào tạo và phát triển Để công tác này thực hiện tốt hơn thì cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận chuyên trách về đào tạo của phòng tổ chức và đào tạo lao động với các phòng ban khác trong Tổng công ty cần tiến hành phân tích thị trường lao động kỹ lưỡng để tuyển dụng lao động và có biện pháp hợp lý để đào. .. pháp hợp lý để đào tạo họ, làm cho họ đáp ứng được yêu cầu công việc và phân tích nhân viên để thấy được mục tiêu và đối tượng cần phải được đào tạo 3.2.7.5 Tăng kinh phí cho hoạt động đào tạo phát triển nguồn nhân lực Tổng công ty cần tăng kinh phí và đầu tư cơ sở vật chất dành cho đào tạo Do xu hướng phát triển của hoạt động kinh doanh ngày càng mở rộng, phát triển nên nhu cầu đào tạo và phát triển... đào tạo Trong Tổng công ty cán bộ công nhân viên được hưởng lương theo cấp bậc công việc hiện đang làm theo bảng lương của Nhà nước và ta thấy rằng, càng bậc cao thì kích thích vật chất càng lớn song phải trả lời được câu hỏi: lượng này đã đủ kích thích cho đối tượng được đào tạo sau khoá học được nâng bậc chưa? Kích thích vật chất trong giai đoạn hiện nay là một biện pháp tích cực nhất Tổng công ty . MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM 3.1. ĐỊNH HƯỚNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TỔNG. thì công tác đào tạo nguồn nhân lực của Tổng công ty đã đem lại những kết quả đáng kể cho Tổng công ty. Và công tác đào tạo nguồn nhân lực của Tổng công ty

Ngày đăng: 19/10/2013, 05:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

+ Sử dụng hình thức đào tạo tại nơi làm việc. - MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM
d ụng hình thức đào tạo tại nơi làm việc (Trang 7)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w