Định h−ớng và giải pháp phát triển ngành NTTHS

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành nuôi trồng thuỷ hải sản vùng ven biển huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 99 - 123)

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Định h−ớng và giải pháp phát triển ngành NTTHS

4.4.1. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong NTTHS

4.4.1.1. Nhận định của ngời NTTHS về những khó khăn và định hớng của cơ sở nuôi trồng trong những năm tới

4.4.1.1.1. Những khó khăn

Nghề NTTHS ở vùng ven biển huyện Tiền Hải có từ lâu đời nh−ng chủ yếu ở hình thức nuôi quảng canh là chính, mấy năm gần đây mới đ−ợc chú trọng và chuyển sang nuôi bán thâm canh và nuôi thâm canh, đây là những hình thức nuôi

ở quy mô đầu t− lớn trong việc cải tạo, phòng trừ dịch bệnh, điều tiết chế độ n−ớc và thức ăn, do vậy mà ng−ời nuôi trồng gặp phải không ít khó khăn.

Qua phỏng vấn trực tiếp, số liệu đ−ợc thể hiện ở bảng 4.20 chúng tôi thấy có tới 27,14% số hộ cho rằng kỹ thuật trong nuôi trồng là rất khó khăn, 17,14% số hộ cho rằng môi tr−ờng nuôi không đ−ợc thuận lợi. Phần lớn các hộ này ch−a có kinh nghiệm trong nuôi trồng, hoặc ch−a đ−ợc đ−ợc tập huấn kỹ thuật nuôi, bản thân các đối t−ợng trong NTTHS lại rất nhạy cảm với môi tr−ờng nuôi nên khi xảy ra sự cố, chủ hộ không xử lý kịp thời sẽ ảnh h−ởng xấu đến năng suất cũng nh− hiệu quả trong nuôi NTTHS.

Bảng 4.20 Các vấn đề khó khăn trong nuôi trồng thuỷ hải sản của các cơ sở Tổng cộng Các vấn đề khó khăn Số hộ Tỷ lệ (%) Tổng số hộ điều tra 140 100,00 Vốn đầu t− 22 15,71 Con giống 33 23,57 Kỹ thuật 38 27,14 An ninh 13 9,28 Môi tr−ờng 24 17,14 Thuỷ lợi 10 7,16

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra

Ngoài ra có tới 23,57% số hộ cho rằng khó khăn về nguồn giống, 15,71% số hộ cho rằng khó khăn về vốn đầu t−. Đây là những hộ mạnh dạn, dám nghĩ dám làm, nh−ng không có điều kiện về vốn, không đủ điều kiện để vay vốn ngân hàng. Hiện nay thủ tục vay vốn ngân hàng đã t−ơng đối thuận tiện, nh−ng không ít tr−ờng hợp không đ−ợc kịp thời (khi cần không vay đ−ợc ngay). Một vấn đề nữa ảnh h−ởng đến vốn đầu t− của hộ NTTHS là việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở nhiều xã ch−a đ−ợc thực hiện, do vậy

4.4.1.1.2. Định h−ớng của cơ sở nuôi trồng trong những năm tới

Chúng tôi đã tiến hành thăm dò ý kiến đánh giá của các hộ có diện tích NTTHS so với các ngành nghề khác, những khó khăn trong NTTHS và định h−ớng của hộ trong những năm tới. Qua khảo sát cho thấy có tới 89,28% số hộ cho rằng NTTHS tốt hơn so với các ngành khác: 3,58% số hộ cho rằng cũng thế; 7,14% số hộ cho rằng không bằng (bảng 4.21)

Bảng 4.21 Kết quả thăm dò ý kiến của cơ sở nuôi trồng trong những năm tới Tổng cộng Diễn giải Số hộ điều tra Tỷ lệ (%) 1. So với ngành khác 140 100,00 Tốt hơn 125 89,28 Cũng thế 5 3,58 Không bằng 10 7,14 2. Định h−ớng 140 100,00 Thu hẹp 6 4,28 Giữ nguyên 49 35,00 Mở rộng 85 60,72

Trong đó: Chuyển đổi 20 23,53

Thuê thầu thêm 65 76,47

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra

Về định h−ớng của các hộ có tới 60,72% số hộ có định h−ớng mở rộng; 35% số hộ sẽ giữ nguyên diện tích, chỉ có 4,28% số hộ có định h−ớng thu hẹp. Các hộ có định h−ớng thu hẹp diện tích là những hộ đang nuôi trồng trên diện tích quá lớn, quá mức đầu t− quán xuyến của hộ, họ muốn san xẻ diện tích cho các hộ khác đến mức vừa phải mới đảm bảo đ−ợc kết quả và hiệu quả sản xuất.

Với những hộ có định h−ớng mở rộng diện tích, chứng tỏ nhu cầu mở rộng diện tích NTTHS ở Tiền Hải là rất lớn. Trong số các hộ có nhu cầu mở rộng diện tích có 23,53% số hộ có định h−ớng chuyển đổi mục đích sử dụng đất, còn lại 76,47% số hộ có định h−ớng thuê thầu thêm. Tuy nhiên việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất hiện nay còn đang đứng tr−ớc nhiều khó khăn và thách thức, nếu sử dụng diện tích đất chuyển đổi không đúng mục đích, không hiệu quả, sẽ có ảnh h−ởng rất xấu đến môi tr−ờng, hệ sinh thái bị đảo lộn. Do vậy mà các cấp các ngành có liên quan cũng nh− ng−ời dân cần hết sức cân nhắc tr−ớc khi có quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất cũng nh− đầu t− vào sản xuất trên diện tích đ−ợc chuyển đổi đó.

4.4.1.2. Đánh giá chung về những khó khăn, thuận lợi trong phát triển ngành NTTHS ở Tiền Hải

4.4.1.2.1. Những thuận lợi

- Khu vực nuôi trồng thuộc vùng I và vùng III là vùng có diện tích rộng, lại luôn đ−ợc bồi đắp tạo điều kiện để mở rộng diện tích nuôi trồng.

- Khu vực nuôi trồng của huyện nằm trong vùng đất t−ơng đối màu mỡ, có nhiều phù du biển, có nhiều mùn bã hữu cơ, lớp phù sa dày thích hợp cho NTTHS đặc biệt là nuôi vạng.

- Là vùng ven biển nên môi tr−ờng tự nhiên cũng nh− việc cấp thoát n−ớc t−ơng đối thuận lợi.

- Điều kiện tự nhiên, môi tr−ờng có thể nuôi đ−ợc nhiều hải sản nên rất thuận tiện khi đa dạng hoá sản phẩm, tăng thu nhập, giảm thiểu rủi ro.

- Khu vực rừng ngập mặn phía ngoài đang phát triển tạo nguồn thức ăn phong phú cho các loài hải sản tự nhiên, đặc biệt là nuôi vạng, ngoài nó còn góp phần bảo vệ vùng nuôi trồng khi có sóng to gió lớn, tạo điều kiện cho ng− dân yên tâm đầu t− nuôi trồng.

- Lực l−ợng lao động dồi dào, đáp ứng đ−ợc nhu cầu về nhân công cho NTTHS.

- Các cấp các ngành đã xem xét nghề NTTHS là ngành kinh tế mũi nhọn, tạo nguồn thu cho ngân sách, góp phần nâng cao mức sống cho ng−ời dân trong vùng.

- Là vùng phát triển sau nên có điều kiện để học hỏi kinh nghiệm nuôi trồng từ các tỉnh có ngành NTTHS phát triển lâu đời.

4.4.1.2.2. Những khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi, ngành NTTHS ở Tiền Hải còn gặp phải rất nhiều khó khăn nh−:

- Sự phát triển mang tính tự phát, thiếu quy hoạch tổng thể dẫn đến hạn chế khả năng đầu t− cho nuôi trồng, vấn đề vệ sinh môi tr−ờng ch−a đ−ợc đảm bảo, khó kiểm soát đ−ợc dịch bệnh vì có khi nguồn n−ớc tháo ra của đầm này lại là nguồn lấy vào của đầm khác.

- Nền đáy của các đầm nuôi đ−ợc tạo thành từ những nguồn gốc khác nhau với những đặc tính không đồng nhất nên ng−ời nuôi trồng gặp rất nhiều khó khăn khi muốn cải tạo đầm nuôi.

- Trình độ chuyên môn kỹ thuật của ng−ời nuôi trồng ch−a cao chỉ phù hợp với hình thức nuôi trồng quảng canh, nên khi chuyển sang nuôi thâm canh sẽ gặp không ít khó khăn trong kỹ thuật nuôi trồng.

- Các tổ chức giúp ng−ời nuôi trồng về kỹ thuật, con giống cách phòng chữa bệnh ch−a có nhiều. Các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi trồng đ−ợc mở d−ới sự phối hợp của phòng kinh tế biển với một số công ty buôn bán thức ăn và thuốc chữa bệnh với số l−ợng ng−ời tham gia có hạn.

- Diện tích của các đầm nuôi hiện nay là rất rộng nhất là ở vùng I với nhiều hộ chung vốn nên rất khó phát triển theo h−ớng chuyên sâu để nuôi trồng vì khó kiểm soát bệnh dịch, khó đáp ứng đ−ợc vốn đầu t− và khả năng quản lý.

4.4.2. Cơ sở cho định h−ớng và giải pháp phát triển ngành NTTHS của huyện

4.4.2.1. Cơ sở cho định hớng và giải pháp

Thực trạng của hoạt động NTTHS trên cả n−ớc nói chung và ở Tiền Hải nói riêng trong những năm gần đây đã và đang đặt ra những vấn đề cần giải quyết đó là:

- Nguồn lợi thuỷ hải sản đang ngày càng cạn kiệt, bên cạnh đó việc NTTHS và khai thác thuỷ hải sản ven biển hiện nay đang ngày càng hạn chế do tác động của nó đến môi tr−ờng và hệ thuỷ sinh đang cần đ−ợc bảo tồn và phát triển. Vậy phải có giải pháp nh− thế nào để vừa đảm bảo cân bằng môi tr−ờng sinh thái vừa có thể gia tăng đ−ợc sản l−ợng, mở rộng diện tích nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội?

- Tiềm năng về NTTHS cũng nh− khai thác thuỷ hải sản ở Tiền Hải là rất lớn nếu áp dụng đúng quy trình kỹ thuật. Vậy phải tổ chức nuôi trồng và đánh bắt nh− thế nào để vừa đảm bảo thu đ−ợc lợi ích cho nền kinh tế của huyện nói chung và nhân dân vùng ven biển nói riêng?

- Việc phát triển ngành NTTHS sẽ có tác động nh− thế nào đến sự phát triển của các ngành nông nghiệp, công nghiệp, giao thông, dịch vụ, môi tr−ờng sinh thái và hoạt động của dân c−. Cần có chính sách chiến l−ợc phát triển nh− thế nào để vừa đảm bảo khai thác hết tiềm năng vừa thúc đẩy kinh tế phát triển theo h−ớng bền vững?

- Phát triển ngành NTTHS phải đảm bảo về hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi tr−ờng theo h−ớng đa dạng hoá, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá ngành thuỷ hải sản.

• Quan điểm hiệu quả:

Trong lĩnh vực sản xuất của bất kỳ một khu vực hay quốc gia nào, ng−ời quản lý hay ng−ời sản xuất cũng có những chiến l−ợc, chính sách sử dụng nguồn lực giới hạn của mình để tạo ra l−ợng sản phẩm, hàng hoá lớn nhất phục vụ cho đời sống của con ng−ời, đặc biệt khi nguồn lực ngày càng khan hiếm trong khi nhu cầu ngày càng tăng.

Hiệu quả là động lực là th−ớc đo cho sự phát triển, hiệu quả đ−ợc thể hiện ở mức độ lợi nhuận và tổng thu nhập trên một đơn vị đất đai canh tác và trên một đồng vốn đầu t−.

Tại Đại hội Đảng bộ huyện Tiền Hải lần thứ 24 đã xác định kinh tế biển là ngành kinh tế mũi nhọn. NTTHS là một trong những h−ớng chủ lực để chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn vùng ven biển; Trên cơ sở phân tích tốc độ phát triển và hiệu quả NTTHS đem lại trong những năm qua, có thể khẳng định lợi thế so sánh của NTTHS và vai trò của NTTHS trong sự phát triển của nền kinh tế của huyện trong những năm tới. Do vậy phải đảm bảo yêu cầu lựa chọn ph−ơng án phát triển đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất, t−ơng xứng với tiềm năng vùng NTTHS của huyện.

• Quan điểm phát triển bền vững:

NTTHS phát triển trên cơ sở phát huy những −u thế riêng có của tự nhiên, đồng thời phải đảm bảo sự cân bằng sinh thái, duy trì bảo vệ môi tr−ờng ổn định, bền vững, vì duy trì bảo vệ môi tr−ờng sinh thái là vấn đề có tính sống còn trong phát triển NTTHS.

• Quan điểm phát triển theo h−ớng đa ngành, đa dạng hoá.

Vùng NTTHS của Tiền Hải là một hệ sinh thái tổng hợp, cũng là đối t−ợng nghiên cứu, sử dụng khai thác của nhiều ngành khác nhau nh−: Giao thông, Lâm nghiệp, Du lịch… Do vậy việc phát triển NTTHS không thể tách rời các mối quan hệ kinh tế liên ngành, ng−ợc lại NTTHS phát triển phải trên cơ sở phối hợp liên ngành trong một hệ sinh thái thống nhất.

Vì vậy, quy hoạch NTTHS phải đặt các yếu tố phát triển trong sự thống nhất, phải đảm bảo lợi ích đa ngành, đa lĩnh vực đặc biệt đối với ngành sản xuất nông nghiệp ven biển nh− đảm bảo chống nhiễm mặn vào các vùng sản xuất nông nghiệp, chống úng, tiêu lũ đối với những vùng ruộng trũng, chống cát bay, chống sự xâm thực của biển.

4.4.2.2. Định hớng và mục tiêu phát triển

4.4.2.2.1. Định h−ớng phát triển

• Phát triển NTTHS là thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất, sử dụng hợp lý tài nguyên vùng đất hoang hoá ven biển sang NTTHS, gắn liền với việc bảo vệ môi tr−ờng sinh thái, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ với an ninh quốc phòng. Mở rộng diện tích NTTHS không những trên cơ sở cải tạo các vùng cao triều sản xuất nông nghiệp hiệu quả thấp mà còn cải tạo, quai đắp nh−ng vùng đất hoang hoá ven biển ch−a sử dụng vào NTTHS.

• Phát triển NTTHS theo h−ớng nuôi công nghiệp, sử dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất, áp dụng quy trình nuôi phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội, địa bàn vùng ven biển, giảm giá thành đầu t− không ngừng nâng cao năng suất, tăng số vụ, nâng cao hiệu quả kinh tế trong NTTHS.

• Phát triển NTTHS theo h−ớng đem lại hiệu quả bền vững, tạo ra sản phẩm cho xã hội, tạo ra nguồn nguyên liệu có chất l−ợng cao và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, sử dụng ít hoá chất trong quy trình nuôi trồng, đảm bảo d− l−ợng kháng sinh đạt mức cho phép để cung cấp cho ngành công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu. Chú ý vừa khai thác vừa đầu t− tái tạo môi tr−ờng, xử lý n−ớc thải tr−ớc khi đ−a vào môi tr−ờng tự nhiên nhằm giảm thiểu ô nhiễm, tạo công ăn việc làm cho nhân dân, góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các xã vùng ven biển.

• Phát triển NTTHS phải trên cơ sở quy hoạch, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của mỗi xã. Quy hoạch, chuyển đổi cơ cấu sản xuất cần đ−ợc ng−ời dân đồng tình ủng hộ và tham gia.

• Quy hoạch phát triển sản xuất phải gắn với việc xây dựng và phát triển hệ thống dịch vụ hậu cần bao gồm các cơ sở nghiên cứu khoa học, hệ thống cung cấp giống, thức ăn, thú y; các cơ sở chế biến, l−u thông xuất khẩu. Từng b−ớc đầu t− xây dựng mới các trại giống và các cơ sở chế biến tại vùng ven biển của huyện, đáp ứng đầy đủ những nhu cầu về giống cho ng−ời nuôi cả về chất l−ợng

cũng nh− nâng cao chất l−ợng của các sản phẩm chế biến, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị tr−ờng.

• Đẩy mạnh nuôi thâm canh, giảm bớt đầm nuôi quảng canh năng suất thấp. Hạn chế mở rộng diện tích mặt n−ớc vùng hạ triều và trung triều. ở những nơi đã mở rộng diện tích có khả năng NTTHS cần quy hoạch lại, cải tạo nâng cấp các diện tích ao đầm cũ có điều kiện chuyển sang nuôi thâm canh và bán thâm canh, giảm diện tích nuôi quảng canh. Tiếp tục đa dạng hoá vật nuôi, mở rộng dần diện tích nuôi trồng các loại thuỷ hải sản có giá trị cao.

• Xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng, hệ thống hậu cần và dịch vụ hiện đại là điều kiện tiên quyết để phát triển NTTHS theo h−ớng công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

• Đi đôi với việc phát triển các vùng nuôi quy mô lớn, tập trung phát triển mạnh mẽ các vùng nuôi có quy mô nhỏ ở hộ gia đình và từng cộng đồng ng− dân. Phát huy khả năng của các nguồn nội lực và ngoại lực, huy động mọi thành phần kinh tế tham gia NTTHS khuyến khích các tổ chức kinh tế lớn đầu t− xây dựng vùng NTTHS .

4.4.2.2.2. Mục tiêu phát triển

Trên cơ sở định h−ớng và mục tiêu phát triển ngành NTTHS của cả n−ớc, của tỉnh, định h−ớng và mục tiêu phát triển ngành NTTHS của huyện, căn cứ vào điều kiện thực tế (khả năng đất đai, lao động, khả năng đầu t−, nhịp độ phát triển ngành NTTHS, nhu cầu của thị tr−ờng, xu thế tiêu dùng trong t−ơng lai) chúng tôi xây dựng mục tiêu phát triển ngành NTTHS từ năm 2005 – 2010 của huyện Tiền Hải nh− sau:

• Mục tiêu chung là phát triển NTTHS đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu của thị tr−ờng với năng suất, chất l−ợng, hiệu quả ngày càng cao, tăng sức cạnh tranh trên thị tr−ờng.

• Tập trung tăng mức thâm canh trên toàn bộ diện tích đang sử dụng, tăng c−ờng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng.

Bảng 4.2.2 Dự kiến diện tích, năng suất, sản l−ợng thuỷ hải sản đến năm 2010 của huyện

Chỉ tiêu ĐVT Dự kiến năm 2006 Dự kiến năm 2008 Dự kiến năm 2010 I. Diện tích ha 2.585 2.869 3.213

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành nuôi trồng thuỷ hải sản vùng ven biển huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 99 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)