Tình hình phát triển ngành nuôi trồng thuỷ hải sản của huyện trong những năm qua

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành nuôi trồng thuỷ hải sản vùng ven biển huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 59 - 71)

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1.Tình hình phát triển ngành nuôi trồng thuỷ hải sản của huyện trong những năm qua

huyện trong những năm qua

4.1.1. Vị trí ngành nuôi trồng thuỷ hải sản trong nền kinh tế của huyện

Tiền Hải là một trong hai huyện ven biển của tỉnh Thái Bình, có vị trí quan trọng cả về kinh tế và quốc phòng, huyện có cơ cấu kinh tế Nông- Công- Ng− nghiệp, tiềm năng và thế mạnh của huyện đã đ−ợc Đại hội Đảng bộ lần thứ 24 xác định kinh tế biển là ngành mũi nhọn trong ch−ơng trình phát triển kinh tế- xã hội. Đây là một chủ tr−ơng lớn, phù hợp với điều kiện tự nhiên, tiềm năng kinh tế của tỉnh Thái Bình nói chung và huyện Tiền Hải nói riêng.

Từ khi Nhà n−ớc có chủ tr−ơng, chính sách khuyến khích nhiều thành phần kinh tế phát triển, ngành kinh tế biển của huyện đã có nhiều khởi sắc rõ nét. Giá trị sản xuất của ngành NTTHS tăng liên tục qua các năm, năm 2000 tổng giá trị sản xuất đạt 129.799 triệu đồng, năm 2001 là 151.869 triệu đồng tăng 17% so với năm 2000. Năm 2002 đạt 155.163 triệu đồng chiếm 12,68% trong tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện. Với tốc độ phát triển của ngành NTTHS đã góp phần quan trọng vào sự tăng tr−ởng kinh tế chung của huyện, tạo cơ hội công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động, đặc biệt là đối với những hộ dân ở ven biển, tăng thu nhập cho ng−ời lao động, đóng góp tích cực vào ch−ơng trình xoá đói giảm nghèo, tăng thu ngân sách cho Nhà n−ớc và địa ph−ơng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tiền Hải theo h−ớng tích cực.

4.1.2. Diện tích, năng suất, sản l−ợng NTTHS ở Tiền Hải

Là huyện giáp biển nh−ng ngành NTTHS của Tiền Hải trong mấy năm gần đây mới đ−ợc chú trọng và phát triển. Tr−ớc đây hầu hết diện tích mặt n−ớc đều đ−ợc đ−a vào HTX quản lý, việc nuôi trồng, đánh bắt đều do HTX quyết định, trình độ thâm canh còn thấp chủ yếu là nuôi quảng canh và đánh bắt theo con n−ớc ra vào nên hiệu quả kinh tế ch−a cao.

Bảng 4.1: Diện tích, năng suất, sản l−ợng NTTHS ở Tiền Hải Tốc độ phát triển (%) Chỉ tiêu ĐVT 2000 2001 2002 01/00 02/01 BQ 1 Diện tích NTTHS ha 2.068 2.220 2.350 107,35 105,85 106,60 - Nuôi tôm ha 1.356 1.452 1.515 107,08 104,34 105,70 - Nuôi vạng ha 687 737 800 107,27 108,55 107,91 - Nuôi cua ha 25 31 35 124,00 112,90 118,32

2. Năng suất nuôi

- Nuôi tôm tấn/ha 0,55 0,69 0,64 125,45 92,75 107,87 - Nuôi vạng tấn/ha 8,2 8,7 8,5 106,09 97,70 101,80 - Nuôi cua tấn/ha 0,45 0,51 0,48 113,33 94,11 103,27

3. Tổng sản l−ợng NTTHS

- Nuôi tôm tấn 745,80 1.001,88 969,60 134,33 96,77 114,01 - Nuôi vạng tấn 5.633,4 6.411,9 6.800 113,82 106,05 109,86 - Nuôi cua tấn 11,25 15,81 16,8 140,53 106,26 122,20

Nguồn: Phòng Kinh tế biển huyện Tiền Hải

Sau khi các HTX nông nghiệp thực hiện việc chuyển đổi, với cơ chế quản lý mới, cùng với chủ tr−ơng của Đảng và Nhà n−ớc khuyến khích phát triển kinh tế biển thành ngành mũi nhọn trong nền kinh tế của huyện, phần lớn diện tích mặt n−ớc đã đ−ợc giao cho các hộ hoặc các nhóm hộ nông dân theo hình thức khoán thầu để quản lý. Các hộ (nhóm hộ) này đã hoàn toàn độc lập tự chủ, tự chịu trách nhiệm và định đoạt các hoạt động sản xuất kinh doanh trên diện tích ao đầm của mình, việc đầu t− nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật đ−ợc các hộ quan tâm, chi phí thức ăn, con giống và các khoản chi phí cần thiết khác cũng đ−ợc các hộ chú trọng đầu t− đúng mức.

Diện tích NTTHS của Tiền Hải trong 3 năm nghiên cứu có chiều h−ớng tăng lên, từ 2.068 ha năm 2000 đã tăng lên 2.350 năm 2002 đạt tốc độ tăng bình quân là 6,6%/năm, điều này do các hộ đã quây đầm và cải tạo diện tích mặt n−ớc ch−a sử dụng vùng ngoài đê đ−a vào NTTHS, cả những diện tích trồng cói, trồng lúa, làm muối kém năng suất cũng đ−ợc chuyển đổi sang NTTHS có giá trị kinh tế cao hơn. Trong tổng quỹ đất NTTHS của huyện thì diện tích nuôi tôm chiếm nhiều nhất, năm 2000 có 1.356 ha đất đ−ợc đ−a vào nuôi tôm, đến năm 2002 diện tích này tăng lên 1.515 ha chiếm 64,46%, đạt tốc độ phát triển bình quân là 5,7%/năm.

Diện tích nuôi vạng cũng tăng lên qua các năm, năm 2000 là 687 ha, năm 2002 là 800 ha chiếm 34,04% tổng diện tích NTTHS. Nh− vậy bình quân qua ba năm diện tích nuôi vạng tăng 7,91%/năm.

Mặc dù diện tích nuôi cua chiếm tỷ lệ thấp nh−ng tốc độ phát triển bình quân về diện tích nuôi trồng là 18,32%/năm, năm 2000 diện tích nuôi cua là 25ha, năm 2002 diện tích này tăng lên 35 ha, tăng 40% so với năm 2000.

Năng suất từng loại hải sản trong nuôi trồng cũng có sự thay đổi qua các năm, so với các loại hình chăn nuôi khác thì NTTHS chịu rủi ro cao hơn, ngoài trình độ thâm canh và khả năng áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong nuôi trồng của chủ hộ thì đối với các loại vật nuôi n−ớc lợ chịu tác động rất lớn của môi tr−ờng phía bên ngoài nh− nhiệt độ, thời tiết, ánh sáng… khả năng lan truyền dịch bệnh nhanh, nếu không kiểm soát đ−ợc dịch bệnh và phòng chống bệnh kịp thời sẽ dẫn đến thất thu, gây thiệt hại về kinh tế cũng nh− cho môi tr−ờng nuôi.

Năm 2001 do điều kiện thời tiết thuận lợi hơn, nên năng suất nuôi trồng từng loại hải sản cao hơn so với năm 2000 và năm 2002. Năng suất nuôi tôm năm 2001 đạt 0,69 tấn/ha, năm 2002 đạt 0,64 tấn/ha. Đây là năng suất nuôi tính trung bình đối với tất cả các quy mô nuôi tôm trong toàn huyện, riêng hình thức nuôi tôm thâm canh (hay còn gọi là nuôi tôm công nghiệp) năng suất nuôi đạt từ 2,2

đến 2,5 tấn/ha, cá biệt có hộ nuôi đạt tới 3,2 đến 3,5 tấn/ha. Tuy nhiên hình thức nuôi quảng canh năng suất nuôi chỉ đạt từ 250- 300 kg/ha.

Năng suất trong nuôi vạng năm 2001 đạt 8,2 tấn/ha; năm 2002 đạt 8,5 tấn/ha, trong ba năm nghiên cứu tốc độ phát triển bình quân là 1,80 %/năm.

Đối với loại hình nuôi cua, năm 2000 năng suất nuôi của huyện đạt 0,45tấn/ha, năm 2002 đạt 0,48 tấn/ha, tốc độ phát triển bình quân trong 3 năm tăng 3,27%/năm.

Sản l−ợng hải sản của Tiền Hải cung cấp cho thị tr−ờng biến động theo diện tích và năng suất nuôi của mỗi năm. Trong năm 2002 tổng sản l−ợng tôm nuôi đạt 969,6 tấn; vạng: 6.800 tấn; cua: 16,8 tấn, trong đó sản l−ợng cua nuôi đạt tốc độ tăng bình quân cao nhất 22,20%/năm; vạng: 9,86%/năm; tôm: 14,01%/năm.

4.1.3. Giá trị sản xuất ngành nuôi trồng thuỷ hải sản

Từ năm 2000 đến năm 2002 giá trị NTTHS luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với đánh bắt tự nhiên, điều này do việc đánh bắt ngày càng khó khăn, nguồn lợi thuỷ hải sản từ thiên nhiên ngày một cạn kiệt, cộng với sự lớn mạnh không ngừng của hoạt động NTTHS trên địa bàn huyện nên tỷ trọng đánh bắt ngày càng giảm dần qua các năm, từ 30,72% năm 2000 giảm xuống còn 27,19% trong tổng giá trị sản xuất thuỷ hải sản năm 2002. Số liệu đ−ợc thể hiện qua bảng 4.2

T−ơng ứng với việc giảm dần của tỷ trọng đánh bắt tự nhiên là việc tăng dần qua các năm của hoạt động NTTHS. Năm 2000 tỷ trọng NTTHS chiếm 73,53%, năm 2002 là 76,76% trong cơ cấu tổng giá trị sản xuất thuỷ hải sản của toàn huyện, đạt tốc độ phát triển bình quân là 12,14%/năm, trong khi đó tốc độ phát triển của hoạt động đánh bắt tự nhiên chỉ tăng có 2,84%/năm, của toàn ngành thuỷ hải sản tăng 9,76%.

Trong hoạt động NTTHS thì giá trị sản xuất trong nuôi tôm vẫn chiếm tỷ trọng nhiều nhất, vì tôm dễ nuôi hơn, phù hợp với nhiều vùng n−ớc nh−

nuôi tôm n−ớc mặn, nuôi tôm n−ớc lợ, thị tr−ờng tiêu thụ sản phẩm t−ơng đối ổn định. Năm 2002 giá trị sản xuất trong nuôi tôm chiếm 61,21%; nuôi vạng chiếm 38,05%; nuôi cua chiếm tỷ trọng thấp nhất đạt 0,74% trong tổng giá trị sản xuất của hoạt động NTTHS.

Bảng 4.2: Giá trị sản xuất thuỷ hải sản của Huyện

2000 2001 2002 Tốc độ phát triển (%) Chỉ tiêu tr.đ CC(%) tr.đ CC(%) tr.đ CC(%) 01/00 02/01 BQ I. Tổng GTSX 150.710 100,00 178.956 100,00 181.578 100,00 118,74 101,46 109,76 1. NTTHS 110.830 73,53 137.482 76,82 139.388 76,76 124,04 101,38 112,14 2.Đánh bắt tự nhiên 39.880 26,47 41.474 23,18 42.190 23,24 103,99 101,72 102,84

II. Cơ cấu từng ngành

1. NTTHS 110.830 100,00 137.482 100,00 139.388 100,00 124,04 101,38 112,14 - Nuôi tôm 65.630 59,21 87.163 63,40 85.324 61,21 132,80 97,90 114,02 - Nuôi vạng 44.503 40,15 49.371 35,91 53.040 38,05 110,93 107,43 109,16 - Nuôi cua 697 0,64 948 0,69 1.024 0,74 136,01 108,01 121,20 2.Đánh bắt tự nhiên 39.880 100 41.474 100 42.190 100 103,96 101,72 102,83 - Hải sản biển 30.729 77,05 33.558 80,91 34.478 81,72 109,20 102,74 105,92 - Thuỷ hải sản n−ớc lợ 9.151 22,95 7.916 19,09 7.712 18,28 86,50 97,42 91,72 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Phòng Kinh tế biển huyện Tiền Hải

Hiện nay toàn huyện có 342 tàu thuyền đánh bắt hải sản trong đó tàu thuyền gắn máy là 192 chiếc với công suất 12 CV trở lên, số l−ợng ph−ơng tiện đánh bắt xa bờ còn hạn chế do vậy ch−a tận dụng đ−ợc hết tiềm năng từ hoạt động đánh bắt mạng lại. Năm 2000 giá trị đánh bắt hải sản biển đạt 30.729 triệu đồng; năm 2002 đạt 34.478 triệu đồng chiếm 81,72% trong tổng

Tr−ớc đây khi ngành NTTHS ch−a đ−ợc chú trọng và phát triển,hoạt động đánh bắt tự nhiên của thuỷ hải sản n−ớc lợ chủ yếu dựa vào những diện tích đầm lầy còn để hoang hoá, hiện nay phần lớn những diện tích này đã đ−ợc cải tạo đ−a vào nuôi trồng vì vậy giá trị sản xuất trong đánh bắt tự nhiên của thuỷ hải sản n−ớc lợ giảm dần qua các năm, năm 2000 đạt 9.151 triệu đồng, đến năm 2002 giảm xuống còn 7.712 triệu đồng, bình quân qua 3 năm giá trị sản xuất từ ngành này mang lại giảm 8,28%/năm.

Tóm lại, NTTHS của Tiền Hải trong những năm gần đây đã có những b−ớc phát triển v−ợt bậc so với những năm tr−ớc, diện tích, sản l−ợng, giá trị sản xuất trong nuôi trồng ngày một tăng lên đã gốp phần tích cực vào việc tăng tr−ởng nền kinh tế của huyện và tăng giá trị sản xuất của NTTHS trên 1 ha canh tác.

4.1.4. Phân loại vùng nuôi trồng thuỷ hải sản của huyện

4.1.4.1. Theo vùng sinh thái

NTTHS ở Tiền Hải theo vùng sinh thái phân bổ không đồng đều giữa các xã, hầu nh− mỗi một xã đặc tr−ng cho một vùng nuôi trồng khác nhau. Theo địa hình tự nhiên, khu NTTHS của Tiền Hải đ−ợc chia thành 3 vùng đó là vùng ngoài đê, vùng trong đê và vùng giáp biển đ−ợc thể hiện qua bảng 4.3.

Vùng I là vùng ngoài đê, hình thức nuôi trồng ở đây là nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến với đối t−ợng nuôi chủ yếu là tôm sú. Đây là hình thức nuôi đơn giản và ít tốn kém vì ng−ời nuôi hoàn toàn dựa vào tự nhiên từ nguồn giống đến việc cho ăn, chỉ phải thả giống nhân tạo với số l−ợng rất ít. Họ chỉ cần đắp đê thành những ao đầm với diện tích khá lớn (từ 2- 5 ha trở lên), rồi lợi dụng thuỷ triều lấy thêm giống và thức ăn vào khu vực nuôi. Năm 2000 có 83 hộ nuôi, năm 2001 là 85 hộ, năm 2002: 89 hộ, bình quân số hộ nuôi trồng ở vùng I tăng 3,54%/năm.

Diện tích nuôi trồng thuộc vùng I chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong tổng diện tích NTTHS của huyện, tuy nhiên trong những năm qua diện tích nuôi thuộc vùng này biến đổi không lớn, bình quân mỗi năm diện tích tăng 4,46%.

Vùng II là vùng trong đê, hình thức nuôi trồng là nuôi bán thâm canh và nuôi thâm canh, đây là vùng chủ yếu đ−ợc chuyển từ diện tích đất diêm nghiệp và đất trồng lúa kém năng suất sang NTTHS .Từ khi có chủ tr−ơng chuyển đổi đất sang NTTHS, số hộ và diện tích nuôi trồng ở vùng này tăng lên với tốc độ cao nhất trong 3 vùng sinh thái, từ 110 hộ năm 2000 đã tăng lên 141 hộ năm 2002 đạt tốc độ phát triển là 13,21%/năm.

Diện tích nuôi trồng thuộc vùng II chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng diện tích NTTHS, năm 2000 có 121 ha, năm 2002 là 175 ha chiếm 7,44%, trong 3 năm nghiên cứu bình quân mỗi năm tăng 20,26%.

Vùng III là vùng giáp biển, đây là vùng chỉ thích hợp cho nuôi vạng, hình thức nuôi vạng ít tốn kém, vạng chỉ ăn các mùn bã hữu cơ lơ lửng trong n−ớc, ng−ời nuôi chỉ phải mua l−ới vây xung quanh để bảo vệ và ngăn không cho vạng di chuyển đi nơi khác. Do hình thức nuôi này chi phí ít cho nên trong mấy năm qua số hộ nuôi trồng thuộc vùng III vẫn chiếm số l−ợng nhiều nhất trong tổng số hộ nuôi trồng thuộc 3 vùng. Tuy nhiên thị tr−ờng tiêu thụ sản phẩm này không ổn định (chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc) cho nên diện tích nuôi trồng thuộc vùng III biến động không đáng kể, trong ba năm đạt tốc độ tăng bình quân là 7,90%/năm.

4.1.4.2. Phân theo quy mô nuôi trồng

So với những tỉnh có phong trào NTTHS phát triển nh− Huế, Ninh Thuận, Bình Thuận thì quy mô nuôi trồng ở Thái Bình nói chung và Tiền Hải nói riêng có diện tích nuôi trồng tính trên 1 đầm nuôi nhỏ hơn rất nhiều. Qua bảng 4.5 cho thấy quy mô nuôi trồng nhỏ ở Tiền Hải có diện tích từ d−ới 1.500 m2/đầm nuôi; quy mô trung bình từ 1.500 - 20.000 m2/đầm nuôi, (trong khi ở các tỉnh khác quy mô nhỏ với diện tích từ 5.000 - 20.000 m2/đầm nuôi). Quy mô lớn chủ yếu là nuôi quảng canh với diện tích từ 20.000 m2 trở lên.

Đối với quy mô nuôi trồng lớn phù hợp với những chủ hộ ít vốn đầu t−, nguồn lao động dồi dào. Diện tích nuôi trồng ở quy mô lớn chiếm tỷ trọng cao nhất (chiếm 76,07% trong tổng diện tích NTTHS của huyện), tuy nhiên tốc độ phát triển lại tăng chậm trong ba quy mô (đạt 0,9%/năm), điều này do việc quai đắp đầm nuôi tốn rất nhiều thời gian, mặt khác gặp thời tiết không thuận lợi nh− m−a to hoặc thuỷ triều dâng cao sẽ phá vỡ đầm nuôi, muốn NTTHS tiếp chủ hộ phải quai đắp đầm lại từ đầu gây thiệt hại về kinh tế trong xây dựng cũng nh− mất vụ nuôi trong năm đó.

Với quy mô nhỏ từ 360 –1.500 m2/đầm nuôi, phù hợp với những chủ hộ có vốn đầu t− ít, mặt khác việc trông coi, chăm sóc thuận lợi hơn so với quy mô trung bình và quy mô lớn cho nên số hộ nuôi trồng và diện tích nuôi ở quy mô nhỏ trong những năm qua tăng nhanh, số hộ tăng bình quân là 17,25%/ năm; diện tích tăng 16,70%/ năm. Bình quân mỗi chủ hộ nuôi ở quy mô nhỏ th−ờng có từ 2 - 4 đầm nuôi.

Với những chủ hộ có vốn đầu t− cao, mạnh dạn trong sản xuất họ th−ờng đầu t− vào nuôi trồng ở quy mô trung bình. Đ−ợc sự chỉ đạo của Phòng Kinh tế biển huyện Tiền Hải, và sự trợ giúp về vốn sản xuất với lãi suất −u đãi của Ngân hàng nông nghiệp Tiền Hải đối với những hộ NTTHS, trong những năm gần đây quy mô nuôi trồng ở mức trung bình của huyện đã tăng nhanh cả về số hộ và diện tích, diện tích nuôi trồng đạt tốc độ phát triển cao nhất trong 3 quy mô nuôi trồng, bình quân mỗi năm diện tích nuôi trồng tăng 23,72%/năm, số hộ tăng 7,82%;

Bảng 4.6 thể hiện từng đối t−ợng nuôi cho mỗi quy mô khác nhau, qua đó cho thấy diện tích nuôi tôm và vạng ở quy mô lớn chiếm tỷ lệ cao nhất (28,81% đối với nuôi tôm; 24,90% đối với nuôi vạng trong năm 2002). Diện tích nuôi cua ở quy mô trung bình chiếm tỷ lệ thấp nhất trong tổng quỹ đất NTTHS của huyện (0,29% năm 2000 và 0,55% năm 2002).

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành nuôi trồng thuỷ hải sản vùng ven biển huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 59 - 71)