1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề thuộc huyện gia lâm hà nội

142 1,3K 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 142
Dung lượng 1,87 MB

Nội dung

Thực trạng và giải pháp phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề thuộc huyện gia lâm hà nội

Trang 1

Trường đại học nông nghiệp 1

Trang 2

1 - mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong những năm đổi mới kinh tế nông thôn ngoại thành Hà Nội đã đạt

được những kết quả đáng khích lệ Giá trị sản xuất các ngành ở tất cả các huyện đều tăng với tốc độ khá cao Cơ cấu kinh tế nông thôn đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng sản xuất công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng giá trị sản xuất các ngành nông nghiệp Trong từng ngành, cơ cấu kinh tế cũng có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ Trong công nghiệp, tỷ trọng các ngành tăng với tốc độ tương đối nhanh, nhiều khu công nghiệp tập

trung mới được hình thành (ở Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn ), các khu công

nghiệp cũ được mở rộng và đổi mới thiết bị, tiểu thủ công nghiệp được khôi phục và có sự phát triển mới Tuy nhiên, sự phát triển các ngành kinh tế ở ngoại thành Hà Nội còn có những bất cập, nhất là hoạt động của các ngành tiểu thủ công nghiệp

Nghề thủ công Việt Nam đã có truyền thống phát triển hàng ngàn năm Truyền thống đó gắn liền với tên những làng nghề và được biểu hiện bằng những sản phẩm thủ công độc đáo tinh xảo, hoàn mỹ Sản phẩm thủ công mỹ nghệ có những nét riêng và độc đáo tới mức tên của sản phẩm luôn kèm theo tên của làng nghề làm ra nó

Nhiều nghề và làng nghề truyền thống của Việt Nam và của riêng huyện Gia Lâm - Hà Nội đã nổi tiếng trong lịch sử văn hoá, văn minh Việt Nam ở các làng nghề đó không chỉ tập trung một hay nhiều nghề thủ công, trở thành một trung tâm sản xuất mà còn là nơi hội tụ các thợ giỏi và nghệ nhân tài năng, tạo ra những sản phẩm có bản sắc riêng Lịch sử phát triển nghề

và làng nghề của huyện Gia Lâm luôn luôn gắn liền với lịch sử phát triển kinh

tế và văn hoá của đất nước, bởi những sản phẩm thủ công mỹ nghệ không chỉ

là những vật phẩm văn hoá hay vật phẩm kinh tế thuần tuý phục vụ cho cuộc sống hàng ngày, mà nó chính là những tác phẩm nghệ thuật biểu trưng của

Trang 3

nền văn hoá xã hội, mức độ phát triển kinh tế, trình độ dân trí, đặc điểm nhân văn của dân tộc

Việc nghiên cứu ngành nghề thủ công, làng nghề truyền thống có ý nghĩa to lớn đối với quá trình phát triển kinh tế nói chung và phát triển tiểu thủ công nghiệp nói riêng, nhất là đối với nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn

Do vậy, việc khôi phục phát triển các làng nghề truyền thống là một nhiệm vụ quan trọng, nhằm thúc đẩy quá trình phân công lao động ở nông thôn, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, tăng khả năng huy động nguồn lực tại chỗ, tăng nhanh khối lượng hàng tiêu dùng và xuất khẩu, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn

Gia Lâm là một huyện có diện tích không rộng, mật độ dân số cao, bình quân ruộng đất thấp và có xu hướng ngày càng giảm, lao động nông nghiệp thiếu việc làm ngày một gia tăng, nên việc phát triển tiểu thủ công nghiệp

đóng vai trò quan trọng đối với nông thôn Thực hiện đường lối đổi mới của

Đảng và Nhà nước, trong những năm qua sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nhất

là sản xuất ở các làng nghề truyền thống đã được khôi phục, khuyến khích và từng bước phát triển, thu hút đầu tư và khơi dậy sức mạnh của các thành phần kinh tế Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn được tăng cường, đời sống nhân dân được ổn định và cải thiện Nhiều làng nghề phát triển mạnh

mẽ, giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch rõ rệt, góp phần làm thay đổi kinh tế xã hội của huyện

Tuy nhiên, thực tế cũng đang đặt ra hàng loạt vấn đề đối với các làng nghề truyền thống ở huyện Gia Lâm Đó là sự phát triển thiếu bền vững, mặt bằng sản xuất, tổ chức quản lý, sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, môi trường sinh thái, vốn đầu tư, công nghệ… Từ đó, đòi hỏi phải có phương hướng, giải pháp tích cực, cụ thể với các làng nghề truyền thống nhằm phát triển hơn nữa trong thời gian tới

Trang 4

Xuất phát từ tình hình trên, nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của

một huyện vốn có truyền thống sản xuất tiểu thủ công nghiệp và yêu cầu đòi

hỏi của thực tiễn, tác giả chọn đề tàiThực trạng và giải pháp phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề thuộc huyện Gia

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở lý luận về phát triển một số ngành nghề nông thôn, luận văn

đánh giá đúng thực trạng về phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề thuộc huyện Gia Lâm Hà Nội, tìm ra các nguyên nhân ảnh

hưởng và có biện pháp phát triển

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nông thôn, về vị trí, vai trò, sự cần thiết và những xu hướng phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn các huyện ngoại thành Hà Nội

- Đánh giá thực trạng sự phát triển của các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề thuộc huyện Gia Lâm Hà Nội trong những năm vừa qua, những kết quả đạt được và những tồn tại Phân tích các yếu tố ảnh hưởng và tìm ra thế mạnh để phát triển của các làng nghề

- Đề xuất phương hướng, các giải pháp nhằm phát triển một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề thuộc huyện Gia Lâm Hà Nội trong những năm tới

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn chọn một số hộ và làng nghề truyền thống ở huyện Gia Lâm như Bát Tràng, Ninh Hiệp, Kiêu Kỵ làm đối tượng và địa bàn nghiên cứu

Trang 5

Nghiên cứu các vấn đề kinh tế, tổ chức sản xuất gắn liền với phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề thuộc huyện Gia Lâm Hà Nội nh− nghề chế biến thuốc nam, thuốc bắc, chế biến gỗ, gốm sứ

Đối t−ợng trực tiếp là các chủ thể tham gia sản xuất ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề thuộc huyện Gia Lâm

Trang 6

2 Tæng quan tµi liÖu nghiªn cøu

2.1 C¬ së lý luËn vÒ ph¸t triÓn, ph¸t triÓn ngµnh nghÒ tiÓu thñ c«ng nghiÖp trong c¸c lµng nghÒ thuéc huyÖn Gia L©m Hµ néi

2.1.1 Ph¸t triÓn vµ lý thuyÕt vÒ sù ph¸t triÓn

2.1.1.1 Kh¸i niÖm vÒ ph¸t triÓn

Hi n nay, có nhi u khái ni m khác nhau v s phát tri n Tác gi Raaman Weitz cho r ng: “phát tri n là m t quá trình thay đ i liên t c làm thay đ i m c s ng c a con ng i và phân ph i công b ng nh ng thành qu

t ng tr ng trong xã h i” Ngân hàng Th gi i đã đ a ra khái ni m phát tri n

v i ý ngh a rông l n h n bao g m c nh ng thu c tính quan tr ng có liên quan đ n h th ng giá tr c a con ng i, đó là: “S bình đ ng h n v c h i,

s t do v chính tr (Political freedom) và các quy n t do công dân (Civil

liberties) đ c ng c ni m tin trong cu c s ng c a con ng i, trong các m i quan h v i Nhà n c, c ng đ ng…[42], [43]

Tuy có s khác nhau quan ni m v phát tri n, nh ng nhìn chung, các ý

ki n đ u nh t trí cho r ng, ph m trù c a s phát tri n là: ph m trù v t ch t,

ph m trù tinh th n, ph m trù v h th ng giá tr trong cu c s ng con ng i

M c tiêu chung c a phát tri n là nâng cao các quy n l i v kinh t , chính tr ,

v n hoá, xã h i và quy n t do công dân c a m i ng i dân

Trong nh ng th p k g n đây nhi u qu c gia đã đ a ra khái ni m v phát tri n b n v ng, đó là: “Phát tri n đáp ng các nhu c u c a hi n t i mà không làm th ng t n đ n kh n ng đáp ng các nhu c u c a c th h t ng lai” Phát tri n b n v ng l ng gép các quá trình phát tri n kinh t , ho t đ ng

xã h i v i vi c b o t n tài nguyên thiên nhiên và làm gi u môi tr ng sinh thái Nó làm tho mãn nhu c u phát tri n hi n t i mà không làm ph ng h i

đ n kh n ng đáp ng nhu c u phát tri n trong t ng lai

a) Khái ni m v t ng tr ng và phát tri n kinh t

Trang 7

T ng tr ng kinh t là m t trong nh ng v n đ c t lõi nh t c a lý lu n kinh t Các nhà khoa h c đ u th ng nh t cho r ng, t ng tr ng kinh t là s

t ng thêm hay gia t ng v quy mô s n l ng c a n n kinh t trong m t th i k

nh t đ nh

Phát tri n kinh t , hi u m t cách chung nh t là m t quá trình l n lên hay th ng ti n v m i m t c a n n kinh t trong m t th i k nh t đ nh Trong

đó bao g m c s t ng lên v quy mô s n l ng và s ti n b v c c u kinh

t - xã h i T quan ni m trên ta th y nh ng v n đ c b n nh t c a phát tri n kinh t là:

- S t ng thêm v kh i l ng s n ph m, d ch v và s bi n đ i ti n b

v c c u kinh t - xã h i

- S t ng thêm quy mô s n l ng và ti n b v c c u kinh t - xã h i

là hai m t có quan h vùa ph thu c v a đ c l p t ng đ i c a l ng và ch t

- S phát tri n là m t quá trình ti n hoá theo th i gian do nh ng nhân

t n i t i c a b n thân n n kinh t quy t đ nh

+ T ng s n ph m qu c dân (GNP) là t ng giá tr tính b ng ti n c a toàn

b hàng hoá và d ch v mà t t c công dân m t n c s n xu t ra không phân

bi t s n xu t đ c th c hi n trong n c hay ngoài n c trong m t th i k

nh t đ nh

+ T ng s n ph m qu c n i (GDP) là t ng giá tr tính b ng ti n c a toàn

b hàng hoá và d ch v mà m t n c s n xu t ra trên lãnh th c a n c đó (dù nó thu c v ng i trong n c hay ng i n c ngoài) trong m t th i gian

nh t đ nh

Trang 8

T ng s n ph m qu c dân đ c xác đ nh theo ph ng trình kinh t sau đây:

a) Lý thuy t v t ng tr ng và phát tri n kinh t c a tr ng phái c đi n

Theo các chuyên gia kinh t , lý thuy t v t ng tr ng phát tri n kinh t

c đi n là các h c thuy t và mô hình lý lu n v t ng tr ng kinh t do các nhà kinh t h c c đi n nêu ra mà đ i di n tiêu bi u là Smith và Ricardo

Smith (1723-1790) [43] là m t nhà kinh t h c ng i Anh, đ u tiên nghiên c u lý lu n t ng tr ng kinh t m t cách t ng đ i c h th ng Trong tác ph m “Bàn v c a c i”, ông cho r ng t ng tr ng kinh t là t ng đ u ra tính theo bình quân đ u ng i Ông mô t các nhân t t ng tr ng kinh t thông qua ph ng trình s n xu t d ng chung nh t nh sau:

Trang 9

đ xu t hàng l at các lý thuy t kinh t nh : lý thuy t giá tr lao đ ng; lý thuy t v ti n l ng; l i nhu n; đ a tô; lý thuy t v tín d ng và ti n t Ông là

b) Lý thuy t t ng tr ng kinh t c a Harrod-Domar

Các tr ng phái Keynes thay th phái c đi m m i b sung thêm nhi u

v n đ lý thuy t quan tr ng Mô hình đ u tiên và n i ti ng h n c c a h là

mô hình Harrod-Domar (c a 2 nhà kinh t ng i Anh) Lý thuy t này đã trình

b y m i quan h gi a t ng tr ng kinh t và nhu c u v t b n Hai ông cho

r ng, khi nghiên c u n n kinh t đang m r ng c n xem xét m i t ng quan

gi a 3 nhân t c b n là: s c lao đ ng, quy mô t b n và l ng s n ph m

đ c s n xu t ra Vi c xác đinh kh i l ng t b n c n thi t đ làm cho hai

y u t kia phát huy tác d ng là đi u quan tr ng b c nh t

Trang 10

c) Lý thuy t c t cỏnh

Nhà kinh t M Rostow [43] đó đ a ra lý thuy t c t cỏnh nh m nh n

m nh nh ng giai đo n c a t ng tr ng kinh t Theo ụng quỏ trỡnh t ng

tr ng kinh t đ i v i m t qu c gia ph i tr i qua 5 giai đo n:

- Giai đo n xó h i truy n th ng: c tr ng c a giai đo n này là n ng

su t lao đ ng th p, nụng nghi p gi v trớ th ng tr

- Giai đo n chu n b c t cỏnh: Trong th i k này đó xu t hi n nh ng nhõn t t ng tr ng và m t s khu v c cú tỏc đ ng thỳc đ y n n kinh t

- Giai đo n c t cỏnh: đ t t i giai đo n này c n ph i cú 3 đi u ki n:

t l đ u t t ng lờn t 5%-10%; ph i xõy d ng đ c nh ng ngành cụng nghi p cú kh n ng phỏt tri n nhanh, cú hi u qu và đúng vai trũ thỳc đ y;

ph i xõy d ng đ c b mỏy chớnh tr - xó h i, t o đi u ki n phỏt huy n ng l c

c a cỏc khu v c hi n đ i, t ng c ng quan h kinh t đ i ngo i

- Giai đo n chớn mu i v kinh t : Giai đo n này xu t hi n nhi u ngành cụng nghi p m i, hi n đ i Ti n giành cho đ u t chi m t 10%-20% trong GNP

- Giai đo n qu c gia th nh v ng, xó hụi húa s n xu t cao

2.1.2 Khái niệm về ngành nghề, làng nghề và một số khái niệm khác

2.1.1.1 Ngành nghề nông thôn

Là những hoạt động kinh tế phi nông nghiệp bao gồm công nghiệp, thủ công nghiệp và các hoạt động dịch vụ phục vụ cho sản xuất và đời sống, có các trình độ và quy mô khác nhau, với mọi thành phần kinh tế như hộ gia

đình, hộ sản xuất… (gọi chung là hộ) và các tổ chức kinh tế khác nhau như hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, xí nghiệp quốc doanh chủ yếu của địa phương… (đất đai, lao động, nguyên liệu, các nguồn lực khác) và có ảnh hưởng nhiều tới quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương [31]

Các thành phần kinh tế tham gia vào các ngành nghề nông thôn khác

Trang 11

nhau tuỳ theo lợi thế so sánh của mỗi vùng và quy mô sản xuất của các hộ Nhìn chung, nước ta có khoảng 35% số hộ trong nông thôn làm ngành nghề tiểu thủ công nghiệp Trong đó 30% số hộ làm nông nghiệp và kiêm ngành nghề và khoảng 5% số hộ chuyên ngành nghề Ngành nghề có thể được chia thành các nhóm như: chế biến nông lâm thuỷ sản, cơ khí và sửa chữa công cụ, xây dựng, dịch vụ (vận tải, buôn bán) Nét đặc trưng cần nhấn mạnh là sự phát triển ngành nghề liên quan chặt chẽ đến yếu tố truyền thống và kinh nghiệm dân gian được tích luỹ lại qua nhiều thế hệ và đã trở thành tài sản quý báu của cộng đồng và là cơ sở hình thành nên các làng nghề như Bát Tràng, Kiêu Kỵ (Gia Lâm), Hương Canh (Vĩnh phúc), Phù Khê, Phong Khê, Đại Bái (Bắc Ninh)

Ngành nghề nông thôn được phân ra nghề mới và nghề truyền thống

* Nghề truyền thống trước hết là những nghề tiểu thủ công nghiệp được hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời trong lịch sử, được sản xuất tập trung tại một vùng hay một làng nào đó Từ đó hình thành các làng nghề, xã nghề

Đặc trưng cơ bản của mỗi nghề truyền thống là phải có kỹ thuật và công nghệ truyền thống, đồng thời có các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề Sản phẩm làm ra vừa có tính hàng hoá, đồng thời vừa có tính nghệ thuật và mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc

Những nghề truyền thống thường được truyền trong phạm vi từng làng Mỗi nghề bao giờ cũng có ông tổ của nghề được dân làng ghi công ơn và thờ phụng từ đời này qua đời khác Trong những làng nghề truyền thống đa số người dân đều hành nghề truyền thống đó Ngoài ra họ còn có thể phát triển những nghề khác, những nghề này chiếm tỷ lệ nhỏ hơn so với nghề truyền thống

Ngày nay, khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển mạnh mẽ, việc sản xuất các sản phẩm có tính truyền thống được hỗ trợ bởi quy trình công nghệ mới với nhiều loại nguyên vật liệu mới Do vậy khái niệm nghề truyền thống cũng được nghiên cứu và mở rộng Khái niệm này có thể được hiểu:

Trang 12

"Nghề truyền thống bao gồm những nghề tiểu thủ công nghiệp xuất hiện

từ lâu trong lịch sử, được truyền từ đời này sang đời khác còn tồn tại đến ngày nay, kể cả những nghề đã được cải tiến hoặc sử dụng những loại máy móc hiện đại để hỗ trợ sản xuất nhưng vẫn tuân thủ công nghệ truyền thống, và

đặc biết sản phẩm của nó vẫn thể hiện những nét văn hoá đặc sắc của dân tộc"[37]

* Nghề mới: là nghề mới du nhập do quá trình hội nhập hoặc do lan toả

từ các nghề truyền thống trong những năm gần đây

Ngành nghề nông thôn ra đời và phát triển từ lâu, từ chỗ nghề tiểu thủ công được tự phát triển ở từng hộ riêng lẻ, dần lan toả ra nhiều hộ khác, từ từng cụm hộ dân cư phát triển thành các làng nghề, xã nghề Làng nghề là thiết chế gồm 2 yếu tố cấu thành là "làng" và "nghề" Làng là một địa vực, một không gian lãnh thổ nhất định với cấp độ quản lý hành chính thấp nhất, ở

đó tập hợp những người dân quần tụ lại cùng sản xuất và sinh sống Các làng nghề có sự gắn bó giữa các hộ làm nghề tiểu thủ công và hoạt động dịch vụ

2.1.2.2 Ngành nghề

Ngoài nông nghiệp trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn nhiều nghề tiểu thủ công nghiệp đã xuất hiện, trong đó mỗi ngành, mỗi nghề lại tạo nên những sản phẩm nhất định trên cơ sở những điều kiện nhất định về hệ thống công cụ lao động, kỹ năng lao động, công nghệ… Ngành nghề thủ công

đầu tiên xuất hiện trong các hộ nông dân nhằm tận dụng lao động dư thừa, tranh thủ thời gian nông nhàn để sản xuất ra các dụng cụ sản xuất hoặc vật phẩm tiêu dùng cho đời sống bằng lao động thủ công

2.1.2.3 Làng nghề

Cho đến nay có nhiều ý kiến về khái niệm làng nghề Theo giáo sư Trần Quốc Vượng thì: Làng nghề (như làng Gốm Bát Tràng, Thổ Hà, Phù Lãng, Hương Canh… rèn sắt Canh Diễn, Phú Dực, Đa Hội…) là làng vẫn có trồng trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi nhỏ (lợn, gà ) song đã trội một nghề cổ truyền, tinh xảo với một tầng lớp thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên

Trang 13

nghiệp, có phường, có ông trùm, ông phó cả… cùng một số thợ phó nhỏ, đã chuyên tâm, với quy trình công nghệ nhất định "sinh ư nghệ, tử ư nghệ", "nhất nghệ tinh, nhất thân vinh", sống chủ yếu bằng nghề đó và sản xuất ra những mặt hàng thủ công Những mặt hàng có tính mỹ nghệ đã trở thành hàng hoá

có quan hệ tiếp thị với thị trường xung quanh và tiến tới mở rộng ra cả nước, rồi có thể xuất khẩu ra nước ngoài Những làng nghề ấy ít nhiều đã nổi tiếng

từ lâu (có một quá khứ cả hàng trăm năm) "dân biết mặt, nước biết tên, tên làng đã đi vào lịch sử, vào ca dao tục ngữ" trở thành di sản văn hoá dân gian [31] [39]

Theo nhà nghiên cứu Bùi Văn Vượng thì: "Làng nghề truyền thống là làng cổ truyền làm nghề thủ công ở đấy không nhất thiết tất cả dân làng đều sản xuất hàng hoá thủ công Người thợ thủ công nhiều trường hợp cũng đồng thời làm nghề nông, nhưng yêu cầu chuyên môn hoá cao đã tạo ra những người thợ chuyên sản xuất hàng truyền thống ngay tại làng của mình…"[40]

Thực tế cho thấy "làng nghề" là một tập hợp từ thể hiện một không gian, vùng quê nông thôn, ở đó có những hộ thuộc một số dòng tộc nhất định sinh sống Ngoài sản xuất nông nghiệp, họ còn có một số nghề sản xuất phi nông nghiệp Trong các làng nghề này tồn tại đan xen nhiều mối quan hệ kinh

tế, xã hội phong phú và phức tạp Làng nghề là những làng ở nông thôn có những nghề phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số hộ, số lao động và thu nhập

so với nghề nông [23] [19]

Dựa trên những tài liệu thu thập được, chúng tôi cho rằng khái niệm

làng nghề có thể bao gồm những nội dung chính sau: "Làng nghề là một thiết

chế kinh tế xã hội ở nông thôn, được cấu thành bởi hai yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian địa lý nhất đinh trong đó bao gồm nhiều hộ gia

đình sinh sống bằng nghề thủ công là chính, giữa họ có mối liên kết chặt chẽ

về kinh tế xã hội và văn hoá" [37]

Xét về mặt định tính, làng nghề ở nông thôn nước ta được hình thành và phát triển do yêu cầu của phân công lao động và chuyên môn hoá nhằm đáp

Trang 14

ứng nhu cầu phát triển và chịu sự tác động của nông nghiệp và nông thôn Việt Nam với những đặc trưng của nền văn hoá lúa nước và nền kinh tế hiện vật, sản xuất nhỏ, tự cấp, tự túc Xét về mặt định lượng, làng nghề là những làng

mà ở đó có số người chuyên làm nghề thủ công nghiệp và sống chủ yếu bằng nguồn thu nhập từ nghề đó, chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổng số dân của làng

Ngày nay, làng nghề được hiểu theo nghĩa rộng, không bó hẹp trong phạm vi hành chính của một làng mà gồm một hoặc một số làng cùng một tiểu vùng, cùng địa lý kinh tế, cùng sản xuất một chủng loại hàng hoá truyền thống hoặc cùng kinh doanh liên quan đến một nghề phi nông nghiệp và có quan hệ mật thiết với nhau về kinh tế - xã hội

* Làng một nghề: là những làng ngoài nghề nông ra chỉ có thêm một nghề thủ công duy nhất, chiếm ưu thế tuyệt đối, như gốm Bát Tràng, chạm bạc Đồng Sâm, lụa Vạn Phúc

* Làng nhiều nghề: là những làng ngoài nghề nông ra còn nhiều nghề khác đều phát triển, như Ninh Hiệp (Gia Lâm) có các nghề chế biến dược liệu

và hoạt động dịch vụ, Tân Triều (Thanh Trì) có nghề dệt thổ cẩm, thu mua phế liệu, Kiêu Kỵ (Gia Lâm) có nghề dát vàng, làm đồng, dồ giả da Liên Hà (Đông Anh) có nghề đồ gỗ, phun sơn, sơn mài khảm trai

Trang 15

Như vậy Làng nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời, trải qua thử thách của thời gian vẫn duy trì và phát triển và được lưu truyền từ đời này qua đời khác Trong các làng nghề truyền thống thường có đại bộ phận dân số làm nghề

cổ truyền hoặc một vài dòng họ chuyên làm nghề theo kiểu cha truyền con nối, nghĩa là việc dạy nghề được thực hiện bằng phương pháp truyền nghề [37]

* Làng nghề mới:

Làng nghề mới là những làng có ngành nghề phát triển trong những năm gần đây, chủ yếu từ sự lan toả từ làng nghề truyền thống, hoặc do sự du nhập trong quá trình hội nhập giữa các vùng và giữa các nước Ngay các làng nghề truyền thống cũng có sự đan xen giữa nghề mới và nghề truyền thống

Trong quá trình phát triển kinh tế thị trường, đã xuất hiện các làng nghề có tính hiện đại, trong đó đặc trưng bởi sự phát triển kinh doanh, dịch vụ và xây dựng, kinh doanh đa ngành nghề Đồng thời, do quá trình công nghiệp hoá diễn

ra mạnh mẽ ở các làng nghề, trong các làng nghề kỹ thuật và công nghệ sản xuất không đơn giản chỉ là kỹ thuật thủ công mà còn có nhiều nghề, nhiều công đoạn sản xuất áp dụng kỹ thuật và công nghệ hiện đại như: dệt sợi Triều Khúc (Thanh Trì); gốm sứ Bát Tràng (Gia Lâm); mộc, gỗ mỹ nghệ Liên Hà, Vân Anh (Đông Anh)…[37]

Trong các làng nghề ở nước ta hiện nay thường cùng tồn tại ba loại hộ: Hộ thuần nông, hộ kiêm ngành nghề và hộ chuyên ngành nghề, dịch vụ

* Hộ thuần nông: là những hộ sống bằng nghề nông là chính, toàn bộ hoặc đại bộ phận lao động tham gia hoạt động nông nghiệp và nguồn thu nhập chủ yếu dựa vào nông nghiệp

* Hộ kiêm: là những hộ vừa sống bằng nông nghiệp vừa kiêm làm ngành nghề phi nông nghiệp, dịch vụ thường là những hộ có quỹ đất không lớn, nhiều lao động, ngoài hoạt động nông nghiệp họ còn tham gia hoạt động ngành nghề, dịch vụ để tận dụng lao động dư thừa, tăng thu nhập cho gia đình Do nhiều yếu

tố, nhất là yếu tố tâm lý, ở nhiều vùng mặc dù nguồn thu nhập từ ngành nghề

Trang 16

khá cao và ổn định, song các hộ này vẫn không bỏ ruộng mà vẫn gắn bó với

ruộng đất

* Hộ chuyên ngành nghề (còn gọi là hộ chuyên): là những hộ có toàn bộ hoặc phần lớn lao động bao gồm các thành viên trong hộ cũng như lao động thuê ngoài tham gia các ngành nghề phi nông nghiệp dưới bất cứ hình thức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tự tạo việc làm hay làm công hưởng lương, nguồn thu nhập chủ yếu của hộ từ các ngành nghề phi nông nghiệp

Các hộ chuyên ngành nghề có thể có đất nông nghiệp, nhưng số lao động tham gia và thu nhập từ sản xuất nông nghiệp chỉ là thứ yếu, không đáng kể so với số lao động và thu nhập từ các hoạt động ngành nghề phi nông nghiệp

Ngoài ba bộ phận trên còn có cơ sở chuyên ngành nghề nông thôn là những cơ sở ở nông thôn chuyên các hoạt động sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp (công nghiệp, thủ công nghiệp, xây dựng, các loại hình dịch vụ) đã được

cấp đăng ký doanh nghiệp theo luật định, không phân biệt quy mô hay thành

phần kinh tế nào (trừ các doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng công ty)

Phân loại theo thành phần kinh tế, cơ sở chuyên ngành nghề được chia thành 5 nhóm như Tổ hợp sản xuất (THSX), Hợp tác xã (HTX), Doanh nghiệp tư nhân (DNTN), Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) và Xí nghiệp quốc doanh (XNQD)

Ngành nghề nông thôn có thể chia làm ba nhóm chủ yếu đó là:

+ Nhóm chế biến nông lâm thủy sản, bao gồm chế biến bảo quản lương thực, chế biến chè, thịt, thức ăn chăn nuôi, rau quả, chế biến gỗ và lâm sản

+ Nhóm tiểu thủ công nghiệp, xây dựng được chia thành ngành thủ công

mỹ nghệ, đan lát, gốm sứ, khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí nông thôn

+ Nhóm dịch vụ bao gồm thương mại cung ứng vật tư kỹ thuật nông nghiệp, cung ứng hàng hóa tiêu dùng phục vụ đời sống, tiêu thụ nông lâm thủy sản của nông dân, các dịch vụ vận tải và thông tin liên lạc, các dịch vụ tư vấn tiếp

thị chuyển giao công nghệ, đào tạo và bồi dưỡng nghề nghiệp

Trang 17

2.1.3 Các tiêu chí phân loại nghề và làng nghề

2.1.3.1 Các tiêu chí xác định làng nghề

Hiện nay, tuy việc xây dựng và xác định tiêu chí làng nghề chưa thật thống nhất, ở mỗi nơi các làng nghề đều dựa vào đặc điểm kinh tế làng nghề của mình để đưa ra những tiêu chí riêng, nhưng tổng hợp lại có thể đưa ra 4 tiêu chí cơ bản sau:

- Tiêu chí để xác định một cách cụ thể đối với một làng nghề điển hình là: số hộ chuyên làm một hoặc nhiều nghề thủ công (lao động phi nông nghiệp) ở làng chiếm số lượng đạt từ 50% trở lên

- Giá trị sản lượng sản xuất và thu nhập từ các ngành nghề phi nông nghiệp ở làng đạt trên 50% so với tổng giá trị sản xuất và thu nhập của làng trong năm Tuy nhiên hai tiêu chí trên không phải là tuyệt đối mà có ý nghĩa

đặc trưng về mặt định lượng Bởi mỗi làng nghề bao giờ cũng có sự khác nhau

về quy mô sản xuất, quy trình công nghệ, tính chất sản phẩm và số người tham gia vào quá trình sản xuất Hiện nay có các làng nghề giá trị sản lượng ngành nghề phi nông nghiệp chiếm 60-70 %, riêng Hà Tây 71,7%, Bắc Ninh 73,7%, có làng giá trị sản lượng chưa đến 50%

- Có tổ chức phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương (hội, hiệp hội, câu lạc bộ, ban quản trị…) mang tính tự quản, được pháp luật thừa nhận Dù

tổ chức dưới hình thức nào cũng cần có địa điểm nhất định phục vụ sinh hoạt, văn hoá, xã hội liên quan đến hoạt động của làng nghề

- Tên làng nghề: làng nghề truyền thống cổ truyền còn tồn tại và phát triển, nghề nào nổi tiếng nhất thì lấy nghề đó đặt tên làng Nếu trong làng

có nhiều nghề không phải là truyền thống hay chưa có sản phẩm nổi tiếng thì tên làng sẽ căn cứ vào nghề nào có giá trị sản xuất và thu nhập cao nhất

để đặt tên làng [37]

Trang 18

2.1.3.2 Tiêu chí phân loại nghề

Hiện nay ở nước ta tồn tại nhiều nghề truyền thống khác nhau, phân bố khắp nơi trong cả nước, được tập trung nhiều nhất ở vùng đồng bằng Sông Hồng Việc phân loại các nhóm nghề tương đối khó khăn, nó chỉ mang ý nghĩa tương đối, bởi vì một số nghề có thể vừa thuộc nhóm này song cũng có thể vừa thuộc nhóm khác Mặt khác, một số nghề đối với địa phương được coi

là nghề truyền thống, nhưng trên phạm vi vĩ mô có thể chưa được gọi là nghề truyền thống Có nhiều cách phân loại nghề, tuy nhiên có thể xem xét một số cách như sau:

* Phân loại theo trình độ kỹ thuật

- Loại nghề có kỹ thuật đơn giản như: đan lát, chế biến lương thực, thực phẩm, làm gạch, nung vôi… sản phẩm của những nghề này có tính chất thông dụng, rất phù hợp với nền kinh tế tự cấp, tự túc

- Loại nghề có kỹ thuật phức tạp như các nghề: Kim hoàn, đúc đồng, làm gốm, chạm khảm, dệt lụa, thêu thùa… các nghề này không chỉ có kỹ thuật công nghệ phức tạp, mà còn đòi hỏi ở người thợ sự sáng tạo và khéo léo Sản phẩm vừa mang tính kinh tế (có giá trị kinh tế) vừa mang tính văn hoá (có giá trị nghệ thuật cao) Do vậy, sản phẩm không chỉ tiêu thụ ở trong nước mà còn có giá trị xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới

* Phân loại theo tính chất kinh tế

- Loại nghề thường phụ thuộc vào nền kinh tế nông nghiệp tự nhiên,

đây là nghề phụ của hầu hết gia đình nông dân, sản phẩm ít mang tính chất hàng hoá, chủ yếu là phục vụ nhu cầu tại chỗ như: chế biến nông sản, sản xuất công cụ cầy bừa như liềm, hái…

- Loại nghề mà hoạt động của nó độc lập với quá trình sản xuất nông nghiệp Những nghề này được phát triển bởi sự tiến bộ của trình độ kỹ thuật công nghệ và trình độ tay nghề của người thợ Sản phẩm thể hiện tài năng sáng tạo và sự khéo léo của người thợ, đặc biệt sản phẩm tạo ra trở thành hàng

Trang 19

hoá, đem lại thu nhập cao cho người sản xuất, tiêu biểu là nghề dệt, gốm sứ, kim hoàn…

Tuy nhiên cách phân loại trên chỉ phù hợp trong điều kiện trước đây, ngày nay trong nền kinh tế thị trường, nhiều nghề đã phát triển mạnh Dựa vào giá trị sử dụng của các sản phẩm, có thể phân loại các ngành nghề truyền thống theo các nhóm chính sau:

+ Các ngành nghề sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ như: Gốm

sứ, chạm khảm gỗ, nhôm, chạm khắc đá, thêu, vàng bạc…

+ Các ngành nghề phục vụ cho sản xuất và đời sống như: nề, mộc, hàn,

đúc đồng, gang, nhôm, sản xuất vật liệu xây dựng, công cụ…

+ Các ngành nghề sản xuất các mặt hàng tiêu dùng như: dệt vải, dệt chiếu, khâu nón…

+ Các ngành nghề chế biến lương thực thực phẩm như: xay xát, làm bún bánh, nấu rượu, nấu đường mật, chế biến thuỷ sản…

2.1.3.3 Tiêu chí phân loại làng nghề

Cũng như phân loại nghề, việc phân loại làng nghề gặp nhiều khó khăn bởi tính đa dạng về quy mô, lĩnh vực và lịch sử hình thành Có thể phân loại làng nghề theo các tiêu chí sau [37]:

+ Làng nghề xây dựng

+ Làng nghề dịch vụ

* Theo quy mô của làng nghề

Trang 20

+ Làng nghề quy mô lớn, lan toả, liên kết nhiều làng làm cùng một nghề hoặc cùng một không gian địa lý lãnh thổ, tạo thành vùng hoặc xã nghề,

ở đó các làng nghề có quy mô lao động phi nông nghiệp rất lớn, không chỉ với lực lượng lao động tại chỗ mà còn thu hút nhiều lao động đến làm thuê

+ Làng nghề quy mô nhỏ là trong phạm vi một làng theo hành chính địa phương ở các làng nghề này thường hoạt động kinh doanh một ngành nghề phi nông nghiệp được truyền nghề trong phạm vi dòng tộc

* Theo loại hình kinh doanh của làng nghề có tính phổ biến ở Việt Nam

+ Các làng nghề truyền thống chuyên doanh một chủng loại sản phẩm hàng hoá, như làng nghề chạm bạc cổ truyền Định Công, làng nghề tre trúc Xuân Thu, làng nghề sơn mài Đông Mỹ…

+ Các làng nghề kinh doanh tổng hợp một số ngành sản phẩm truyền thống như Kiêu Kỵ, Triều Khúc, Ninh Hiệp…

+ Các làng nghề vừa chuyên doanh các sản phẩm truyền thống vừa phát triển các ngành nghề mới như dịch vụ, xây dựng Loại làng nghề này phát triển mạnh trong những năm gần đây như Ninh Hiệp…

* Theo tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề

+ Các làng nghề vừa sản xuất nông nghiệp vừa kinh doanh các ngành nghề phi nông nghiệp

+ Các làng nghề thủ công chuyên nghiệp

+ Các làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu

2.1.4 Vị trí, vai trò của việc phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở các làng nghề trong việc phát triển kinh tế - xã hội

Như vậy phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong các ngành nghề có vai trò chủ yếu sau [37]:

- Một là: Góp phần thúc đảy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá

Trong quá trình phát triển, các nghề và làng nghề truyền thống đã có vai trò tích cực góp phần tăng tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ,

Trang 21

thu hẹp tỷ trọng nông nghiệp, chuyển lao động từ sản xuất nông nghiệp có thu nhập thấp sang ngành nghề phi nông nghiệp có thu nhập cao hơn Lịch sử ra đời

và phát triển của các nghề và làng nghề ngay từ đầu đã làm thay đổi cơ cấu kinh

tế nông thôn Sự tác động này đã tạo ra nền kinh tế đa dạng ở nông thôn, với sự thay đổi về cơ cấu và phong phú đa dạng về loại hình sản phẩm Như vậy, khi nghề thủ công hình thành và phát triển thì kinh tế nông thôn không chỉ có ngành nông nghiệp mà bên cạnh đó là các ngành thủ công nghiệp, thương mại và dịch

vụ cùng tồn tại và phát triển

Thực tế trong quá trình phát triển của làng nghề truyền thống có tác dụng

rõ rệt với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH Sự phát triển lan toả của làng nghề truyền thống đã mở rộng quy mô địa bàn sản xuất, thu hút nhiều lao động Đến nay cơ cấu kinh tế ở nhiều làng nghề đạt 60-80% cho công nghiệp và dịch vụ, 20-40% cho nông nghiệp

- Hai là: Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động

Phát triển toàn diện kinh tế xã hội nông thôn, tạo việc làm, nâng cao đời sống cho dân cư nông thôn là vấn đề quan trọng hiện nay ở nước ta nói chung và huyện Gia Lâm nói riêng Với diện tích đất canh tác bình quân vào loại thấp, tỷ

lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở khu vực nông thôn còn chiếm tỷ lệ cao (hiện nay khoảng 30-35% lao động nông thôn) Do vậy, vấn đề giải quyết công việc cho lao động nông thôn trở nên hết sức khó khăn, đòi hỏi sự hỗ trợ về nhiều mặt và

đồng bộ của các ngành nghề và các lĩnh vực

Theo kết quả điều tra, bình quân mỗi cơ sở chuyên làm nghề ở các làng nghề tạo việc làm ổn định cho 27 lao động thường xuyên và 8-10 lao động thời

vụ, mỗi hộ chuyên nghề tạo việc làm cho 4-6 lao động thường xuyên và 2-5 lao

động thời vụ Đặc biệt nghề dệt, may, thêu ren, mỗi cơ sở có thể thu hút 30-50 lao động, cá biệt có những cơ sở có hàng trăm lao động Nhiều làng nghề thu hút trên 60% lao động tham gia vào các hoạt động sản xuất

Nhiều làng nghề không những thu hút lực lượng lao động lớn ở địa phương mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động ở các địa phương khác Chẳng

Trang 22

hạn làng nghề gốm sứ Bát Tràng ngoài việc giải quyết việc làm cho gần 2.430 lao

động của xã, còn giải quyết thêm việc làm cho khoảng 5.500-6.000 lao động của các vùng lân cận đến làm thuê

Hơn nữa, sự phát triển của các làng nghề truyền thống đã tạo thêm nhiều việc làm mới, thu hút nhiều lao động vào các hoạt động dịch vụ và khắc phục

được tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp, góp phần phân bố hợp lý lực lượng lao động nông thôn

Như vậy, vai trò của làng nghề truyền thống rất quan trọng, được coi là

động lực trực tiếp giải quyết việc làm cho người lao động, đồng thời góp phần làm tăng thu nhập cho người lao động ở nơi có ngành nghề phát triển thì ở đó thu nhập và mức sống cao hơn so với vùng thuần nông Nếu so sánh thu nhập của lao động nông nghiệp thì thu nhập của lao động ngành nghề cao hơn khoảng 2-4 lần Bình quân thu nhập của một lao động trong hộ chuyên ngành nghề phi nông nghiệp là 430.000-450.000 đồng/tháng, ở hộ kiêm nghề từ khoảng 200.000-250.000 đồng/tháng, trong khi đó hộ lao động thuần nông chỉ có khoảng 90.000-100.000 đồng/tháng Những làng nghề có thu nhập cao như làng gốm Bát Tràng, bình quân thu nhập của các hộ thấp đạt 10-20 triệu đồng/năm, của các hộ trung bình là 40-50 triệu đồng/năm, các hộ có thu nhập cao đạt hàng trăm triệu

điểm sản xuất của nghề truyền thống là sử dụng lao động thủ công là chủ yếu,

Trang 23

nơi sản xuất cũng chính là nơi ở của người lao động nên bản thân nó có khả năng tận dụng và thu hút nhiều lao động từ lao động thời vụ nông nhàn đến lao động trên hay dưới độ tuổi lao động Trẻ em vừa học vừa tham gia sản xuất dưới hình thức học nghề hay giúp việc Lực lượng này chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng

số lao động làm nghề

Cùng với việc tận dụng thời gian và lực lượng lao động, sự phát triển của làng nghề truyền thống đã có vai trò tích cực trong việc hạn chế di dân tự do ở nông thôn Quá trình di dân tự do hình thành một cách tự phát và tự điều tiết bởi

sự tác động của quy luật cung cầu lao động, diễn ra theo hướng di chuyển từ nơi thừa lao động và giá công rẻ đến nơi thiếu lao động với giá công cao hơn, từ nơi

có đời sống thấp đến nơi có đời sống cao Quá trình này xét trên bình diện chung của nền kinh tê-xã hội đã có những tác động tích cực làm cho làm giảm sức ép việc làm ở khu vực nông thôn, đáp ứng nhu cầu lao động giản đơn ở thành phố,

đồng thời làm tăng thu nhập, nâng cao đời sống xã hội, giảm bớt đói nghèo cho người dân nông thôn Tuy nhiên nó lại có những tác động tiêu cực tới đời sống kinh tế - xã hội, gây áp lực đối với dịch vụ, cơ sở hạ tầng xã hội ở thành phố và là một khó khăn lớn trong vấn đề quản lý đô thị

Việc khôi phục phát triển các làng nghề truyền thống được thúc đẩy trên phạm vi thành phố và vùng kinh tế là chuyển biến quan trọng nhằm tạo việc làm

ổn định, tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân ngoại thành Phát triển làng nghề truyền thống theo phương châm "ly nông, bất ly hương" không chỉ có khả năng giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động mà còn có vai trò tích cực trong việc hạn chế dòng di dân tự do ra thành phố

- Bốn là: Đa dạng hoá kinh tế nông thôn, thúc đẩy quá trình đô thị hoá

Đa dạng hoá nông thôn là một trong những nội dung quan trọng của công nghiệp hoá nông thôn Đa dạng hoá kinh tế nông thôn là biện pháp thúc đẩy kinh

tế hàng hoá ở nông thôn phát triển, tạo ra chuyển biến mới về chất, góp phần phát triển kinh tế xã hội nông thôn Vì vậy, phát triển làng nghề truyền thống là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện quá trình trên Đồng thời quá trình

Trang 24

đó đã kích thích sự ra đời và phát triển các nghề dịch vụ, thương mại, vận tải, thông tin liên lạc…

Trong mối quan hệ biện chứng của quá trình sản xuất hàng hoá, các nghề thủ công truyền thống đã phá vỡ thế độc canh trong các làng thuần nông, mở ra hướng phát triển mới với nhiều nghề trong một làng nông nghiệp, đồng thời cùng với sản xuất nông nghiệp, làng nghề đã đem lại hiệu quả cao trong việc sử dụng hợp lý các nguồn lực ở nông thôn như đất đai, vốn, lao động, nguyên vật liệu, công nghệ, thị trường Vì vậy, một nền kinh tế hàng hoá với sự đa dạng của các loại sản phẩm được hình thành và phát triển Trong mối quan hệ với các ngành nghề khác, làng nghề truyền thống đóng góp vai trò động lực [29]

ở những vùng có nhiều ngành nghề phát triển thường hình thành trung tâm giao lưu buôn bán, dịch vụ và trao đổi hàng hoá Những trung tâm này ngày càng

được mở rộng và phát triển, tạo nên một sự đổi mới trong nông thôn Hơn nữa, nguồn tích luỹ của người dân trong làng nghề cao hơn, có điều kiện để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như đường xá, nhà ở và mua sắm các tiện nghi sinh hoạt Dần dần ở đây hình thành một cụm dân cư với lối sống đô thị ngày một rõ nét Nông thôn đổi thay và từng bước được đô thị hoá qua việc hình thành các thị trấn, thị tứ Vì vậy dễ nhận thấy rằng ở một làng nghề phát triển thì ở đó hình thành một phố chợ sầm uất của các nhà buôn bán, dịch vụ Xu hướng đô thị hoá nông thôn là xu hướng tất yếu, nó thể hiện trình độ phát triển về kinh tế xã hội ở nông thôn, là yêu cầu khách quan trong phát triển nghề và làng nghề ở ngoại thành Hà Nội

- Năm là: Cải thiện đời sống nhân dân và xây dựng nông thôn mới:

Việc cải hiện và nâng cao đời sống nhân dân chỉ có thể được thực hiện trên cơ sở ổn định việc làm và nâng cao thu nhập ở những vùng nông thôn có làng nghề phát triển đều thể hiện sự giầu có hơn hẳn những vùng thuần tuý sản xuất nông nghiệp thể hiện ở tỷ lệ hộ khá và giầu thường rất cao, tỷ lệ hộ nghèo thường rất thấp Thu nhập từ nghề thủ công thường chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng thu nhập đem lại cho người dân ở đây cuộc sống đầy đủ hơn cả về vật chất lẫn tinh

Trang 25

thần Làng Bát Tràng mức bình quân thu nhập của các hộ cũng đạt tới 10-20 triệu

đồng/năm, các hộ trung bình 40-50 triệu đồng/năm, còn các hộ cao đạt tới hàng trăm triệu đồng/năm đã chứng minh điều đó

Trong các làng nghề truyền thống, cùng với sự đổi mới về kinh tế, văn hoá của nhân dân là quá trình xây dựng và đổi mới nông thôn theo hướng hiện đại hoá Phát triển làng nghề truyền thống cùng với việc tăng thu nhập của người dân

đã tạo ra nguồn tích luỹ khá lớn và tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương Vì vậy, nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn được huy động từ sự đóng góp của người dân và hỗ trợ từ ngân sách địa phương Trong những năm qua, cơ

sở hạ tầng ở nông thôn và đặc biệt ở các làng nghề rất được chú ý phát triển Bên cạnh đường giao thông và các hệ thống điện được cải tạo nâng cấp và xây dựng mới, các cơ sở vật chất kỹ thuật khác như nước sạch, thông tin, trường học và các hoạt động về dịch vụ, y tế, văn hoá, giáo dục được phát triển Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện, sức mua tăng tạo thị trường cho công nghiệp và dịch vụ phát triển

Như vậy, sự phát triển của các làng nghề truyền thống chẳng những tự bản thân nó yêu cầu phải có kết cấu hạ tầng kỹ thuật phát triển mà còn kích thích phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và nâng cao dân trí ở nông thôn, thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại, thu hẹp dần khoảng cách giữa thành thị và nông thôn

- Sáu là: Bảo tồn giá trị văn hoá dân tộc

Lịch sử phát triển làng nghề truyền thống gắn liền với lịch sử phát triển văn hoá của dân tộc, nó là nhân tố góp phần tạo nên nền văn hoá ấy, đồng thời là

sự biểu hiện tập trung bản sắc văn hoá dân tộc

Sản phẩm của nghề thủ công truyền thống là sự kết tinh của lao động vật chất và lao động tinh thần, nó được tạo nên bởi bàn tay tài hoa và óc sáng tạo của người thợ thủ công Nhiều sản phẩm truyền thống có tính nghệ thuật cao, mỗi sản phẩm là một tác phẩm nghệ thuật, trong đó hàm chứa những nét đặc sắc của văn hoá dân tộc, đồng thời thể hiện những sắc thái riêng, đặc tính riêng của mỗi

Trang 26

làng nghề Với những đặc điểm đặc biệt ấy chúng không còn là hàng hoá đơn thuần mà đã trở thành sản phẩm văn hoá với tính nghệ thuật cao và được coi là biểu tượng nghệ thuật truyền thống của dân tộc Việt Nam Nghề truyền thống,

đặc biệt là nghề thủ công mỹ nghệ là những di sản văn hoá quý báu mà các thế

hệ cha ông đã sáng tạo ra và truyền lại cho các thế hệ sau [39]

Tìm hiểu lịch sử các nghề thủ công truyền thống ta thấy kỹ thuật chế tác các sản phẩm có từ xa xưa và được bảo tồn đến ngày nay Kỹ thuật đúc đồng và hợp kim đồng thau đã có từ thời văn hoá Đông Sơn, một nền văn hoá với những thành tựu rực rỡ, đặc biệt là trống đồng Ngọc Lũ gắn liền với lịch sử từ thời Hùng Vương dựng nước Đây là một trong những loại sản phẩm của nghề đúc đồng đã

đạt đến đỉnh cao về kỹ thuật và nghệ thuật Cho đến nay, nghề đúc đồng vẫn là một trong những nghề phát triển mạnh và để lại những sản phẩm mang đậm dấu

ấn lịch sử ví dụ như: Tháp báo thiên cao khoảng trên 60m, gồm 12 tầng, các tầng trên tháp đúc bằng đồng nguyên khối, gần đây nhất, có tượng phật mới đúc được

đặt ở chùa Non Nước (Sóc Sơn) cao và nặng nhất ở khu vực Đông Nam á hiện nay Ngày nay, nền sản xuất công nghiệp hiện đại phát triển mạnh mẽ, các sản phẩm công nghiệp được sử dụng và tiêu thụ ở khắp nơi Tuy nhiên, các sản phẩm thủ công truyền thống với tính độc đáo và độ tinh xảo của nó vẫn rất cần thiết và

có ý nghĩa đối với nhu cầu đời sống của con người Vì vậy, các làng nghề truyền thống với những “bàn tay vàng” của các nghệ nhân và người thợ thủ công cần

được coi trọng, bảo tồn và phát triển Những công nghệ truyền thống quan trọng

và quý giá cần được bảo lưu và phát triển theo hướng hiện đại hoá Do đó, việc khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ gìn các giá trị văn hoá dân tộc trong quá trình CNH-HĐH thủ đô và đất nước [15]

2.1.5 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành nghề nông thôn và nghề thủ công truyền thống

Ngành nghề nông thôn và nghề thủ công truyền thống có một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật khác với nghề nông, đáng chú ý là:

Trang 27

+ Trình độ kỹ thuật của ngành nghề nông thôn và nghề thủ công truyền thống cũng mang tính chất truyền thống và đòi hỏi ở mức độ cao so với hoạt

động sản xuất nông nghiệp

Nghề truyền thống là các nghề thủ công, vì vậy đòi hỏi trình độ kỹ thuật của tay nghề cao, đặc biệt so với các hoạt động sản xuất nông nghiệp trong cùng thời điểm Trong nghề truyền thống, người lao động được đào tạo theo phương pháp cổ truyền, vừa làm vừa học theo lối truyền khẩu và truyền kinh nghiệm của thế hệ trước cho thế hệ sau Tuỳ theo sự khéo léo của người được học, được truyền các bí quyết của nghề truyền thống ở các mức độ khác nhau Vì vậy nghề truyền thống có thể được truyền nối qua nhiều đời và đạt đến trình độ tinh xảo về nghệ thuật Nhưng cũng có khi vì không tìm được người kế nghiệp đủ mức tin cậy theo quan niệm truyền thống mà bí quyết nghề sẽ bị mai một hoặc mất theo cùng với các nghệ nhân Đa số nghề truyền thống hiện nay còn dựa trên kỹ thuật thủ công truyền thống Trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển, mức độ ứng dụng công nghệ mới còn hạn chế, vì vậy giá thành sản phẩm còn cao và chất lượng không đồng đều Điều đó có thể hạn chế khả năng cạnh tranh của sản phẩm

+ Các làng nghề trước đây chủ yếu dạy nghề theo phương thức truyền nghề trong gia đình từ đời này sang đời khác

Nhìn chung, các nghề được bảo tồn và tồn tại trong từng gia đình của các làng xã mà ít được phổ biến ra bên ngoài, thậm chí có những nghề có bí quyết riêng không dạy cho cả con gái trong gia đình Do vậy, các nghề thường chỉ được lưu truyền trong phạm vi của các làng nghề và phố nghề

Tuy nhiên, từ sau khi miền Bắc tiến hành cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh năm 1958 và nhất là từ khi phong trào hợp tác hóa nông nghiệp

được đẩy mạnh (từ những năm 1958 - 1960) cũng là thời kỳ ta phát triển được nhiều cơ sở quốc doanh, thập thể làm các nghề thủ công nghiệp truyền thống Cũng từ giai đoạn này phương thức dạy nghề và truyền nghề cũng ngày càng đa dạng và phong phú

Trang 28

Phương thức truyền nghề có ưu điểm là gìn giữ được nghề trong từng làng nghề và đào tạo được những thợ giỏi, tài hoa Nhưng nó cũng có những nhược

điểm là những kỹ thuật và bí quyết nghề không được phổ biến rộng rãi cho những người lao động và người thợ thuộc các làng xã khác Mặt khác, nó làm hạn chế rất lớn đến việc tăng nhanh số lượng thợ đối với những nghề đang cần nhiều lao động có tay nghề

Thời gian dạy nghề đối với các nghề cũng rất khác nhau, nó tuỳ thuộc vào

đặc điểm riêng của từng nghề Thời gian đào tạo thợ làm nghề truyền thống trung bình từ 6 tháng đến 3 năm, cá biệt có những nghề đơn giản, dễ làm thì thời gian

đào tạo ngắn hơn

+ Các nghề thủ công và nghề thủ công truyền thống gắn bó với các làng xóm ở nông thôn nhưng ít chịu ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu và của tính thời

vụ như nghề nông, có sức thu hút lao động lớn [26]

Ngoài một số nghề chế biến nông sản tươi sống, hầu hết các nghề thủ công truyền thống có thể sử dụng các nguồn nguyên liệu dự trữ lâu ngày hoặc nguồn nguyên liệu cung cấp thường xuyên Các công việc của các nghề thủ công truyền thống phần lớn có thể làm việc trong nhà, ít ảnh hưởng của khí hậu thời tiết Vì vậy, nhiều nghề thủ công có thể hoạt động suốt bốn mùa, điều đó rất thích hợp với việc thu hút người lao động còn đang dư thừa trong khu vực nông thôn Như vậy, các ngành nghề thủ công truyền thống không những ít chịu ảnh hưởng của tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp mà còn góp phần hạn chế tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp Do có công việc làm thường xuyên, ổn định hơn so với nông nghiệp nên thu nhập bình quân của thợ làng nghề thường cao hơn các vùng thuần nông Do đó nghề thủ công nghiệp truyền thống ở làng này

có thể thu hút lao động tại các làng lân cận khác đến làm việc

+ Nghề thủ công và nghề thủ công truyền thống thường có quy mô nhỏ và phân tán

Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu của các nghề truyền thống là các hộ gia đình với quy mô nhỏ, sử dụng lao động gia đình là chủ yếu, với số lao động

Trang 29

trung bình của mỗi hộ là 2 - 3 người, hoặc họ thuê thêm lao động nhưng số lượng không nhiều

Vốn đầu tư bình quân trên một lao động nhỏ được coi như một lợi thế khi phát triển nghề thủ công nhưng cũng có thể phản ánh khả năng hạn chế đối với việc mở rộng sản xuất của nghề ở nông thôn hiện nay

+ Thị trường của các làng nghề và làng nghề truyền thống không lớn nhưng tác động rất mạnh đến các hoạt động của chúng

Khác với nghề nông còn mang tính tự cung tự cấp, các nghề và làng nghề truyền thống phát triển vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của sản xuất hàng hóa, nhưng thị trường của nó thường hạn chế Các làng nghề thường gắn với từng địa phương, sử dụng nguồn lao động, nguyên liệu ở địa phương và cung cấp sản phẩm cho thị trường địa phương Tuy cũng có một số sản phẩm đã được tiêu thụ ở các thị trường thuộc địa phương khác hoặc xuất khẩu ra nước ngoài nhưng số lượng không nhiều Kể tất cả các loại sản phẩm do công nghiệp nông thôn sản xuất ra thì có đến 90% được tiêu thụ trong nước Đặc điểm này có thể phát huy lợi thế của sản xuất quy mô nhỏ, có thể tìm thấy những thị trường ngách mà sản xuất với quy mô lớn thường bỏ qua và do vậy ít bị cạnh tranh Nhưng đó cũng là khó khăn đối với nghề truyền thống sản xuất các mặt hàng thông thường và có thể dễ bị thay thế bởi hàng công nghiệp sản xuất hàng loạt bằng máy móc thiết bị hiện đại Vì vậy, thị trường có sự tác động rất mạnh đến các hoạt động của các ngành nghề thủ công truyền thống Cũng cần lưu ý thêm rằng công nghệ sản xuất ở các làng nghề hiện nay vẫn còn lạc hậu, có nhiều phế thải gây ôi nhiễm đến môi trường sinh thái

ở Việt Nam có nhiều làng nghề và làng nghề truyền thống Các làng nghề truyền thống đã có lịch sử hàng trăm năm, như nghề dệt lụa cổ truyền ở Vạn Phúc, Hà Đông có từ thế kỷ VIII - IX, hay nghề gốm ở Bát Tràng một làng cách thủ đô Hà Nội chỉ khoảng 10km đã tồn tại khoảng 5 thế kỷ nay Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển các ngành nghề và làng nghề truyền thống, người ta thấy thường gắn với một số điều kiện sau [21]

Trang 30

Thứ nhất là gần nơi tiêu thụ: Ông cha ta xưa đã có câu "Nhất cận thị, nhị cận giang" Thị ở đây có nghĩa là chợ, là nơi có thị trường tiêu thụ tập trung với quy mô lớn Chính nhu cầu của thị trường đã thúc đẩy người sản xuất phát triển

mở rộng nghề của mình Có khi bắt đầu nghề thủ công chỉ từ một người hoặc một nhóm ít người Nhưng nhu cầu thị trường đã thúc đẩy nhiều người học nghề làm cho nghề đó mở rộng ra cả làng, có khi còn lan toả ra nhiều vùng lân cận, sang các làng khác Nhu cầu thị trường ổn định, nghề thủ công sẽ được truyền qua các đời thành các nghề truyền thống

Thứ hai là gần đường giao thông: Trước khi có các phương tiện hiện đại,

người ta biết lợi dụng các dòng sông để vận chuyển hàng hóa bằng thuyền bè Vì vậy các nghề thủ công, các trung tâm sản xuất và tiêu thụ, trung tâm kinh tế chính trị thường được định vị cạnh các con sông, vì thế mà có câu "nhị cận giang" Cũng có thể hiểu, trong trường hợp không gần thị trường tiêu thụ yếu tố thuận tiện giao thông cũng là điều kiện cho sự hình thành và phát triển của các làng nghề Sở dĩ, các yếu tố thị trường, giao thông là những điều kiện quan trọng cho sự hình thành các nghề thủ công truyền thống bởi vì tính chất của sản xuất trong các nghề thủ công truyền thống là sản xuất hàng hóa Các hàng tiểu thủ công truyền thống sản xuất với mục đích chủ yếu là để bán chứ không phải

là để tiêu dùng Hơn nữa, các nghề truyền thống trở thành các làng nghề làm cho quy mô sản xuất lớn, yêu cầu thuận lợi cho tiêu thụ đặt ra một cách cấp thiết Vì vậy, ở những nơi có điều kiện thuận lợi cho tiêu thụ các sản phẩm của các nghề thủ công truyền thống thì các nghề này sẽ được hình thành

Thứ ba là gần nguồn nguyên liệu: Nhiều nghề thủ công cổ truyền bắt đầu

từ sử dụng các vật phẩm tự nhiên hoặc các nguyên liệu do nông nghiệp vùng đó cung cấp như nghề dệt lụa thường phát triển ở vùng có truyền thống trồng dâu nuôi tằm Nghề gốm Bát Tràng được những người thợ gốm gốc ở tỉnh Thanh Hóa tới lập nghiệp, lập làng do họ phát hiện ở đây có mỏ sét lớn và tốt Nghề dệt chiếu cói thường gắn với các vùng có điều kiện thuận lợi cho cây cói phát triển Bên cạnh yêu cầu về giảm bớt chi phí vận chuyển nguyên liệu để nâng cao hiệu

Trang 31

quả sản xuất (vấn đề này trở nên cấp thiết khi các nghề thủ công truyền thống phát triển, sự cạnh tranh giữa các làng nghề trở nên gay gắt) về lịch sử hình thành các làng nghề là tính chất tự cấp tự túc, sự cát cứ trong các hoạt động kinh tế đã làm cho yếu tố gắn nguồn nguyên liệu trở nên rất quan trọng Nó như là cơ sở tự nhiên của sự hình thành các làng nghề thủ công truyền thống

Thứ tư là một số điều kiện khác: Các điều kiện khác có thể là sức ép của

cuộc sống ở những làng quê đất chật người đông, nghề nông không đảm bảo cuộc sống khiến cho người dân nơi đó tìm kiếm, học nghề rồi truyền nghề cho các đời sau Hoặc, cũng có khi nghề gắn với các phong tục, tập quán và có những người lao động có tâm huyết say mê nghề của ông cha để lại, họ quyết giữ gìn và bảo vệ nghề truyền thống như cách nói của ông cha ta là "sinh nghệ, tử nghệ"

2.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề

Thứ nhất là vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh: vốn là yếu tố, là nguồn lực quan trọng đối với bất kỳ quá trình sản xuất kinh doanh nào Sự phát triển thịnh vượng của các làng nghề cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng của nhân tố vốn sản xuất Trước đây, vốn của các hộ sản xuất kinh doanh trong các làng nghề rất nhỏ bé, thường là vốn tự có của các gia đình, hoặc là vay mượn của

bà con họ hàng, làng giếng, nên quy mô sản xuất không được mở rộng Ngày nay, trong điều kiện của nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt, nhu cầu về vốn đã khác trước, đòi hỏi các hộ sản xuất kinh doanh trong các làng nghề phải

có lượng vốn khá lớn để đầu tư cải tiến công nghệ, đưa thiết bị, máy móc tiên tiến vào một số khâu, công đoạn, công việc có thể thay thế kỹ thuật lao động thủ công được, nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của thị trường

Thứ hai sự phát triển kinh tế nông nghiệp: Các làng nghề có lịch sử hình thành từ các nghề phụ của nông dân Có thể chia thành các nhóm nghề như sau: (I) Nhóm sản xuất các tư liệu phục vụ nông nghiệp như nghề rèn các công cụ,

đóng thuyền và phương tiện vận tải (II) nhóm nghề chế biến nông sản như làm bún, bánh, miến, mật, đường, làm nước mắm và (III) nhóm sản xuất các hàng

Trang 32

tiêu dùng khác như khắc chạm gỗ, khắc chạm đá, thêu ren, gốm sứ, dệt thảm, may v.v Trong quá trình lịch sử, nhiều nghề phụ tách ra thành nghề thủ công nghiệp đạt mức chuyên môn hóa chỉ khi nghề nông phát triển đến một trình độ nhất định, nhu cầu về tư liệu sản xuất tăng lên, nhu cầu chế biến sản phẩm nông nghiệp tăng lên sẽ thúc đẩy nghề thủ công phát triển trở thành nghề truyền thống mang sắc thái của mỗi vùng Cùng với sự phát triển của nông nghiệp nông thôn,

đời sống nông dân được nâng lên, nhu cầu hàng tiêu dùng ngày càng tăng lên về

số lượng và đa dạng về chủng loại sẽ thúc đẩy các nghề truyền thống phát triển các mặt hàng truyền thống hoặc sáng tạo thêm các mặt hàng mới

Thứ ba là thị trường sản phẩm của các làng nghề: Các làng nghề ban đầu

mới hình thành thường gắn bó với thị trường ở địa phương đó Nhưng sản phẩm của họ với những nét độc đáo, với trình độ kỹ thuật tinh xảo hơn ở các nơi không

có nghề truyền thống, sẽ được nhiều người ở nhiều địa phương khác biết tiếng và

do vậy thị trường sẽ mở rộng hơn Nhiều mặt hàng truyền thống của Việt Nam đã

được xuất khẩu ra nước ngoài Làng dệt lụa Vạn Phúc - Hà Đông đã từng đem sản phẩm của làng tham gia hội chợ Quốc tế ở Marseille (Pháp) từ năm 1938 Hiện nay, nhiều sản phẩm của nghề truyền thống đã được xuất khẩu như: đồ gốm xuất sang Đan Mạch, Đức, Ba Lan, Tây Ban Nha và Angiêri, đồ gỗ chạm khảm xuất sang Đài Loan, hàng thêu ren xuất cho Nga, Italy, hàng sơn mài mỹ nghệ xuất sang Canađa, Pháp hàng chiếu và các sản phẩm đan từ nguyên liệu cói xuất sang Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc Thực tế cho thấy, làng nghề nào phát triển mạnh đều là những làng đã biết đáp ứng nhu cầu thị trường Vì thị trường rất hay biến động, người làng nghề truyền thống nếu biết nghiên cứu thị trường, linh hoạt (đây là ưu thế của sản xuất nhỏ), cải tiến mẫu mã, chủng loại mặt hàng thì sẽ duy trì, tìm kiếm và mở rộng được thị trường Đó là điều kiện sống còn của các làng nghề truyền thống

Thứ tư là vấn đề chất lượng lao động: Trong các làng nghề truyền thống

thông thường có các nghệ nhân, mà trình độ của họ rất tinh xảo Họ thường là những người có tâm huyết với việc gìn giữ văn hóa dân tộc và truyền thống của

Trang 33

ông cha Sản phẩm của họ không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà còn có ý nghĩa văn hóa Do đam mê với nghề mà họ trở thành những người sáng tạo, tìm ra những hướng mới cho làng nghề phát triển như: ở làng gốm Bát Tràng vốn trước đây chỉ chuyên sản xuất bát đĩa và đồ dùng gia dụng Một số nghệ nhân đã phát hiện ra nhu cầu chơi đồ cổ và họ đã phát triển theo hướng "phục cổ" Ông Lê Văn Cam, người tạo mẫu (gốm mới và gốm cũ) rất giỏi Một trong số sản phẩm tuyệt mỹ của ông là chiếc bình tỳ bà phỏng theo ảnh chiếc bình gốm Chu Đậu nổi tiếng lưu trữ tại bảo tàng Istambun (Thổ Nhĩ Kỳ) Ông phục hồi đồ gốm cổ thời Lý - Trần - Lê - Mạc với chất men màu và tạo dáng độc đáo như các đồ gốm thời đó Nhiều người đã học theo hướng đó và họ cũng đã thành công Ngày nay, mỗi năm Bát Tràng cho ra đời hơn 50 triệu sản phẩm gốm các loại với nhiều kiểu "giả cổ" hoặc kiểu hiện đại tiếp cận với chất liệu sứ vừa đáp ứng nhu cầu hàng cao cấp, hàng trang trí, hàng gia dụng và vật liệu xây dựng để trùng tu các công trình kiến trúc văn hóa cổ Khi thị trường mở rộng, làng gốm Bát Tràng đã thu hút nhiều lao động làm thuê từ các vùng lân cận Việc truyền nghề đã không còn tuân theo các quy định khắt khe như trong các phường hội thời kỳ phong kiến nữa Tuy nhiên, những bí quyết kỹ thuật, mẫu mã sáng chế có giá trị kinh tế cao vẫn được bảo vệ để tránh bị cạnh tranh Vấn đề đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật của người lao động trên diện rộng gặp khó khăn, việc tạo ra đội ngũ lao

động giỏi nghề và đông đảo về số lượng để đáp ứng nhu cầu thị trường mở rộng

sẽ là vấn đề khó khăn trong các làng nghề Thậm chí, nhiều nghề nếu không

được đào tạo truyền nghề, nghề sẽ bị mai một bởi thiếu vắng các nghệ nhân và

đội ngũ lao động có tay nghề cao

Thứ năm là trình độ kỹ thuật và cơ sở hạ tầng của làng nghề: Các làng nghề trong thời gian gần đây có sự đầu tư, đổi mới thiết bị công nghệ, kết hợp với bàn tay khéo léo của người thợ lành nghề có thể làm tăng thêm chất lượng sản phẩm và hạ giá thành, từ đó có thể cạnh tranh trên thị trường để tồn tại và phát triển Tuy vậy, còn nhiều nghề vẫn sử dụng công nghệ truyền thống, chủ yếu là các công cụ thủ công với năng suất thấp, giá thành cao, các mẫu mã mặt hàng

Trang 34

truyền thống ít được cải tiến sẽ không thể cạnh tranh được trên thị trường và sẽ ngày càng suy giảm Cơ sở hạ tầng nhất là ở đường giao thông cũng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển làng nghề ở nhiều làng nghề kinh doanh và phát triển, người thợ thủ ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường, thúc đẩy công nghệ, có ý thức đóng góp để sửa sang đường sá, nhà cửa Điều đó

có tác dụng thu hút khách du lịch đến thăm quan làng nghề truyền thống, và từ

Trước năm 1986, các làng nghề tồn tại và phát triển khó khăn Nhiều hộ sản xuất cá thể trong các nghề truyền thống được tổ chức thành các tổ hợp tác hoặc hợp tác xã từ thời kỳ cải tạo xã hội chủ nghĩa (1958 - 1960) Các tổ chức này sản xuất theo kiểu gia công đặt hàng của Nhà nước Chủng loại, kiểu dáng,

số lượng và chất lượng được xác định trước Sản phẩm của họ được Nhà nước thu mua theo giá quy định Điều đó đã hạn chế tính năng động và tác dụng kích thích

đối với các làng nghề, thậm chí còn sinh ra tâm lý ỷ lại, chờ đợi Nhà nước [11]

Từ năm 1986 đến nay, nhất là từ đầu những năm 1990 nhiều làng nghề trở nên sôi động, nhiều người lao động giàu lên nhờ các hoạt động trong nghề truyền thống Chủ trương của Đảng là: phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền

Trang 35

thống và các nghề mới bao gồm tiểu thủ công nghiệp sản xuất hàng tiều dùng và hàng xuất khẩu Nhiều chính sách của Nhà nước đã có tác dụng giải phóng lực lượng sản xuất, khuyến khích kinh tế hộ gia đình nông dân phát triển, khuyến khích tự do kinh doanh, tự do trao đổi trên thị trường trong khuôn khổ luật pháp

Do đó sản xuất nông nghiệp tăng trưởng nhanh hơn giai đoạn trước đã tạo điều kiện mở rộng thị trường nông thôn, thúc đẩy làng nghề phát triển đáp ứng nhu cầu trong nước Đồng thời, các chính sách thương mại tự do hóa đã giúp cho các làng nghề tiếp cận thị trường nước ngoài, đẩy nhanh xuất khẩu Như vậy, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước cũng là một trong các nhân tố rất quan

trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của các nghề thủ công truyền thống

2.2 Cơ sở thực tiễn về phát triển một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề thuộc huyện Gia Lâm Hà Nội

Làng nghề ở Việt Nam có lịch sử hình thành lâu đời và có vị trí quan trọng là một trong những hướng tăng thu nhập của cư dân nông thôn Cùng với nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã tồn tại hàng nghìn năm nay trong nông thôn Việt Nam Lao động thủ công truyền thống là một đặc điểm phát triển nổi bật của làng nghề Việt Nam Sự xuất hiện của mỗi làng nghề xưa kia đều gắn liền với công lao xây dựng của các vị tổ nghề Vì vậy, trong quá trình sản xuất ra sản phẩm, ngoài mục đích tăng thu nhập, bao giờ họ cũng muốn khách hàng biết đến giá trị tinh thần của sản phẩm và tự hào về danh dự của làng, của gia tộc mình

Huyện Gia Lâm là nơi có nhiều làng nghề nổi tiếng, ngoài những nét chung về sự phát triển của vùng làng nghề như những vùng khác, phát triển làng nghề ở Gia Lâm chịu ảnh hưởng của những đặc điểm riêng của huyện Là một huyện ngoại thành Hà Nội, Gia Lâm là nơi tập trung nhiều đầu mối giao thông đường không, đường sắt, đường thuỷ và đường bộ, có nhiều cơ sở công nghiệp lớn của đất nước và Thủ đô Với 17.555 km2 diện tích đất tự nhiên và trên 320 nghìn người, Gia Lâm có mật độ dân cư đông đúc, trình độ dân trí cao Với sự thuận lợi nổi trội về cơ sở hạ tầng, vị trí giao lưu và trình độ dân

Trang 36

trí, người dân Gia Lâm có nhiều điều kiện tốt và có nhiều cơ sở lựa chọn để phát triển kinh tế Các làng nghề của Gia Lâm là Bát Tràng, Kiêu Kỵ, Ninh Hiệp, Kim Lan, Yên Viên, Dương Quang và Dương Xá… trong đó có 3 làng nghề truyền thống là Bát Tràng, Ninh Hiệp, Kiêu Kỵ Làng nghề truyền thống Bát Tràng và Ninh Hiệp vẫn giữ được truyền thống sản xuất và phát triển rất mạnh trong những năm qua Trong khi phần nhiều các hộ sản xuất quì vàng dát bạc ở làng nghề Kiêu Kỵ phải chuyển sang nghề may giả da Bát Tràng là một tụ điểm về sản xuất gốm sứ (nhiều hộ ở Đa Tốn cạnh Bát Tràng cũng phát triển nghề này) và thu hút hàng trăm lao động từ các địa phương khác Mặc dù

là một tụ điểm buôn bán lớn nhưng chế biến dược liệu ở làng nghề Ninh Hiệp vẫn phát triển rất mạnh ở cả Bát Tràng và Ninh Hiệp sản xuất nông nghiệp bị coi nhẹ [36]

2.2.1 Kinh nghiệm phát triển một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở một số địa phương

* Bắc Ninh là một tỉnh có nhiều ngành nghề, làng nghề truyền thống, nhờ có điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý thuận lợi đã tạo cho Bắc Ninh sớm trở thành một vùng văn minh nông nghiệp phát triển lâu đời, một vùng văn hoá

đặc sắc, độc đáo tiêu biểu cho vùng Kinh Bắc Bằng tài hoa và trí tuệ, ở vùng này đã có nhiều làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng từ lâu đời và ngày nay trong cơ chế mới những lợi thế ấy càng được tận dụng và phát huy

Làng nghề tồn tại lâu bền và phát triển được là do tìm được nghề phù hợp với địa phương, sản phẩm sản xuất ra phù hợp với thị trường và đủ sức cạnh tranh với mặt hàng cùng loại, giữ được bí quyết kỹ thuật độc đáo (kỹ thuật làm men rượu ở Đại Lâm), rèn luyện tay nghề kỹ năng, kỹ xảo ở trình

độ cao (trạm khắc Kim Thiều, Phu Khê), gò đúc đồng (Đại Bái), đồ gỗ (Đồng Kỵ) Có 58 làng nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp được phân công theo 15 nhóm ngành, làm ra 17 loại sản phẩm chính Các làng nghề đã vươn lên trong cơ chế thị trường, sản xuất ra một khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn, tiêu biểu

là 15 làng nghề truyền thống: 5 làng đồ gỗ mỹ nghệ (Đồng Kỵ, Phù Khê

Trang 37

Đông, Mai Động, Hương Mạc), 3 làng thương mại (Đình Bảng, Phù Lưu, Quan Độ), 2 làng xây dựng (Đình Cả, Nội Duệ); 1 làng giấy (Dương ổ); 1 làng thuỷ sản (Mão Điền); 1 làng vận tải thuỷ (Hoàng Kênh); 1 làng sắt thép (Đa Hội); 2 làng đồng (Đại Bái, Quảng Bố)

Những năm qua, ở các làng nghề đã khai thác nguồn vốn nội lực trong dân, vốn của các doanh nghiệp hàng trăm tỷ đồng để đầu tư vào việc mua sắm thiết bị công nghệ, xây dựng nhà xưởng, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh Trong đó 90% số vốn đầu tư là nguồn huy động tại chỗ của các làng nghề, các nguồn vốn khác chỉ chiếm có 10% Ngành ngân hàng đã hỗ trợ các làng nghề rất tích cực

Trong quá trình phát triển, các làng nghề đã đi từ thô sơ, giản đơn theo cách nghĩ, cách làm của người nông dân, sử dụng kỹ năng của đôi bàn tay là chính Sản phẩm mang tính tự cung tự cấp, tính chất hàng hoá và năng suất lao

Có thể nói, các sản phẩm làng nghề rất đa dạng, phong phú phù hợp với thị hiếu của thị trường, với 19 ngành hàng, đã áp ứng phục vụ kịp thời nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của nhân dân địa phương (các mặt hàng chế biến nông sản thực phẩm, đồ gỗ dân dụng…) và tham gia xuất khẩu ra nước ngoài (hàng

Trang 38

gỗ cao cấp, gỗ thủ công mỹ nghệ…) năm 1997 đạt 4,5 triệu USD, năm 2000

đạt 7 triệu USD Sự có mặt các sản phẩm làng nghề đã góp phần tích cực vào biến đổi cơ cấu sản phẩm trong ngành công nghiệp tỉnh Bắc Ninh [5]

* Hà Tây là tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, nên cũng như các tỉnh nằm trong vùng này, Hà Tây có một nền văn hoá truyền thống góp phần ảnh hưởng tới sự phát triển của làng nghề Văn hoá đó không chỉ biểu hiện qua lời

ca điệu múa, qua tục lệ và các nề nếp ứng xử trong quan hệ gia đình, họ hàng, làng xóm… mà còn biểu hiện trong quan hệ phường, hội nghề nghiệp và đặc biệt là các sản phẩm phi nông nghiệp làm ra ở nông thôn mang nặng tính xã hội và nhân văn truyền thống, mang nặng tính nghệ thuật đốc đáo, mang nét

đặc trưng của từng vùng và của dân tộc Bên cạnh đó, một số nghề ở Hà Tây còn có các bài ca, ca ngợi nghề của mình qua đó biểu hiện mối quan hệ nghề

và văn, văn và nghề của mảnh đất Hà Tây giầu tính văn hoá Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ do các làng nghề sản xuất ra không chỉ có giá trị kinh tế mà còn mang nặng trong nó một giá trị văn hoá nghệ thuật dân tộc

Làng nghề ở Hà Tây ngay từ xưa đã phát triển khá mạnh Cách đây hàng mấy trăm năm, đa số nghề ở Hà Tây đã xuất hiện và phát triển trong những làng khác nhau, nằm rải rác ở các vùng có điều kiện thuận lợi để phát triển nghề đó Do có nhiều làng nghề truyền thống vẫn giữ được nghề và vẫn

có những nghệ nhân nên khi có chính sách đổi mới, các thành phần kinh tế

được phát triển, mọi năng lực sản xuất được giải phóng, kinh tế hộ được coi trọng thì làng nghề ở Hà Tây có điều kiện được nhanh chóng phục hồi và phát triển Một số sản phẩm thủ công nổi tiếng trước đây gắn với các địa danh làng nghề nổi tiềng như lụa Hà Đông, chạm khảm Chuyên Mỹ v.v… đã lại bắt đầu xuất hiện trên thị trường và một vài loại sản phẩm như khảm trai, điêu khắc gỗ… đã được đưa đi xuất khẩu

Hà Tây có nhiều nguồn nguyên liệu tại chỗ, tạo điều kiện tốt cho một

số loại ngành nghề phát triển như lụa, khảm, mây tre, cơ khí… đặc biệt là trong những năm gần đây, do sản lượng lương thực tăng nhanh cũng như nhu

Trang 39

cầu của thị trường đều tăng nên nghề chế biến nông sản, nhất là chế biến lương thực - thực phẩm phát triển mạnh Huyện Hoài Đức đã trở thành trung tâm chế biến kinh doanh lương thực và cả chế phẩm hoa mầu Vạn Phúc, La Khê, Hoà Xá là những trung tâm dệt thủ công của tỉnh Nghề đóng đồ mộc, chạm khảm, sơn son thiếp vàng ở Vạn Điểm đã được phục hồi và phát triển mạnh Nghề làm đồ mỹ nghệ từ gỗ, sừng, xương, vỏ trai cũng được phát triển Nghề đan lát mây tre cổ truyền ở Hà Tây cũng được khôi phục và phát triển như ở Phú Vinh - nay là Phú Nghĩa (Chương Mỹ), Yên Thái (Quốc Oai), Kỹ thuật làm nông cụ ở làng Phùng Xá (Thạch Thất) có từ 400 - 500 năm nay cũng đã được phát triển Một điều dễ thấy là các làng nghề như đồ mộc, chạm khảm, mỹ nghệ… khó có thể có được nguyên liệu ở ngay địa phương nhưng

do các làng nghề này thuận tiện giao thông nên nguyên vật liệu chở đến và sản phẩm chở đi khá dễ dàng Ngay từ trước năm 1995, xã Đức Giang (Hoài Đức)

có khả năng xay xát từ 600 - 900 tấn thóc/ngày hay xã Dương Liễu (Hoài

Đức) tiêu thụ 50.000 tấn sắn củ và rong riềng/năm, sử dụng 22.000 tấn than, 1,2 triệu kw/h điện, sản xuất ra 22.000 tấn bột sắn khô, 4500 tấn nho,1600 tấn miến, 2400 tấn tinh bột sắn… là những ví dụ minh chứng cho việc làng nghề tận dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ và sự thuận tiện của giao thông để thu mua nguyên liệu ở nơi khác, chế biến và lại chuyển sản phẩm đi nơi khác để tiêu thụ

Trong thời gian qua, làng nghề truyền thống ở Hà Tây được phục hồi

và phát triển tương đối ổn định Một điều đáng lưu ý là các làng nghề phục hồi

và phát triển được là các làng nghề có sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của thị trường Đối với các làng nghề có sản phẩm được ưu chuộng, phạm vi của làng nghề không còn là làng nữa mà ở một số nơi nó đã phát triển thành xã nghề như ở các huyện Chương Mỹ, Quốc Oai, Thường Tín, Phú Xuyên [4]

* Hải Phòng: Lịch sử hình thành các làng nghề của Hải Phòng không

được lâu đời và nổi tiếng như làng nghề gốm (Bát Tràng), dệt Vạn Phúc (Hà Tây), đúc đồng Đại Bái (Bắc Ninh)… nhưng cũng đã có từ lâu đời như làng

Trang 40

đan tre Chính Mỹ (Thủy Nguyên) trên 400 năm, làng chiếu cói Lật Dương (Tiên Lãng) từ thế kỷ 17, làng tạc tượng Bảo Hà (Vĩnh Bảo) từ thế kỷ 16, làng dệt Cổ Am (Vĩnh Bảo) từ thế kỷ 15, làng đan tre Xuân La (Kiến Thuỵ) cuối thế kỷ 18… Nhiều sản phẩm đã được thị trường trong và ngoài nước biết đến Cũng như bao làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống của cả nước, cùng với sự phát triển mạnh mẽ ngành tiểu thủ công nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng, Hải phòng đã khai thác thế mạnh các ngành nghề truyền thống trên khắp các địa phương, phục hồi phát triển các loại hình hợp tác xã sản xuất gia công cho các đơn vị quốc doanh nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ như dệt các loại thảm len, thảm đay, thảm cói, chiếu cói, hàng mây tre đan, mành trúc, thêu ren thảm trải giường, trải bàn, đúc kim loại Phần lớn số lượng hàng hoá thủ công mỹ nghệ của thành phố đã được xuất khẩu sang các nước Đông Âu, thị trương Liên Xô (cũ) Năm 1990 xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đạt 13,8 triệu USD, chiếm 30% tổng kim ngạch toàn thành phố

Năm 1997, Bộ NN&PTNT đã tiến hành khảo sát về tình hình phát triển NNNT trên quy mô toàn quốc Kết quả khảo sát đã đưa ra bức tranh tổng thể

Như vậy ta đã thấy tốc độ tăng trưởng TTCN trong các làng nghề ở nông thôn không đều giữa các vùng miền, đặc biệt là ở Miền Bắc do tình hình biến

động chính trị của các nước Đông Âu và Liên Xô cũ

Ngày đăng: 02/08/2013, 16:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (1997). Ngành nghề nông thôn Việt Nam. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (1997). "Ngành nghề nông thôn Việt Nam
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Năm: 1997
2. Bộ NN&PTNT (2002). Tình hình cơ bản và cơ cấu ngành nghề sản xuất chính của hộ nông dân, Tổng hợp số liệu điều tra của Bộ NN&PTNT 2/2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình cơ bản và cơ cấu ngành nghề sản xuất chính của hộ nông dân
Tác giả: Bộ NN&PTNT
Năm: 2002
3. Bộ NN&PTNT (2000). Báo cáo đánh giá thực trạng và định hướng phát triển NNNT đến năm 2010, Hội nghị phát triển NNNT các tỉnh phía Bắc tháng 8/2000, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo đánh giá thực trạng và định h−ớng phát triển NNNT đến năm 2010
Tác giả: Bộ NN&PTNT
Năm: 2000
4. Bộ Th−ơng Mại (2000). Báo cáo tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, Hội nghị về làng nghề thủ công các tỉnh phía Bắc tháng 8/2000, Hà Néi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Th−ơng Mại (2000). "Báo cáo tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
Tác giả: Bộ Th−ơng Mại
Năm: 2000
6. Cục chế biến nông lâm sản và NNNT (1998). Ngành nghề nông thôn Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngành nghề nông thôn Việt Nam
Tác giả: Cục chế biến nông lâm sản và NNNT
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1998
7. Cục chế biến nông lâm sản và NNNT (2001). Quy định tạm thời về NNTT Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định tạm thời về NNTT Việt Nam
Tác giả: Cục chế biến nông lâm sản và NNNT
Năm: 2001
9. Đỗ Kim Chung (1998). Biến đổi xã hội nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá - Thực trạng và sự phát triển giữa các vùng kinh tế - lãnh thổ ở Việt Nam, Đề tài KHXH 03-08/1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biến đổi xã hội nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá - Thực trạng và sự phát triển giữa các vùng kinh tế - lãnh thổ ở Việt Nam
Tác giả: Đỗ Kim Chung
Năm: 1998
10. Tống Văn Chung (2001). Xã hội học nông thôn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội học nông thôn
Tác giả: Tống Văn Chung
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
11. Bùi Quang Dũng (2001." Nghiên cứu làng Việt - các vấn đề và triển vọng". Tạp chí Xã hội học số 1/2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu làng Việt - các vấn đề và triển vọng
12. Phạm Đại Doãn, Nguyễn Toàn Minh (1995). Một số vấn đề làng xã trong lịch sử Việt Nam, Tập bài giảng về các chuyên đề lịch sử Việt Nam, XNB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề làng xã trong lịch sử Việt Nam
Tác giả: Phạm Đại Doãn, Nguyễn Toàn Minh
Năm: 1995
13. Đỗ Hải Đăng, Fabrice Dreyfus (1998). Hành động tập thể và tính hợp lý trong cách làm của nông dân ở vùng đồng bằng sông Hồng, trong sách“Hệ thống nông nghiệp lưu vực sông Hồng”. Đào Thế Tuấn - Pascal Bergeret (Chủ biên), NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hành động tập thể và tính hợp lý trong cách làm của nông dân ở vùng đồng bằng sông Hồng, "trong sách “Hệ thống nông nghiệp lưu vực sông Hồng
Tác giả: Đỗ Hải Đăng, Fabrice Dreyfus
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1998
14. Nguyễn Tấn Đắc (1995). Mô hình làng nông nghiệp Phật giáo ở Thái Lan, trong sách: Làng - xã ở châu á và ở Việt Nam, Mạc Đ−ờng (chủ biên), XNB thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô hình làng nông nghiệp Phật giáo ở Thái Lan, "trong sách: "Làng - xã ở châu á và ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Tấn Đắc
Năm: 1995
15. Phạm Vân Đình, Ngô Văn Hải và cộng sự (2002). Thực trạng sản xuất và tiêu thụ trong n−ớc hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam, Hà Nội, trang 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng sản xuất và tiêu thụ trong n−ớc hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam
Tác giả: Phạm Vân Đình, Ngô Văn Hải và cộng sự
Năm: 2002
18. Tô Duy Hợp (1999). Nông thôn Việt Nam trong tiến trình đổi mới: thành tựu, vấn đề chiến lược phát triển, trong sách: Nông thôn trong bước quá độ sang kinh tế thị trường. Thông tin khoa học xã hội - Chuyên đề, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nông thôn Việt Nam trong tiến trình đổi mới: thành tựu, vấn đề chiến lược phát triển
Tác giả: Tô Duy Hợp
Năm: 1999
19. Tô Duy Hợp (2003). Định hướng phát triển làng - xã đồng bằng sông Hồng ngày nay. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định h−ớng phát triển làng - xã đồng bằng sông Hồng ngày nay
Tác giả: Tô Duy Hợp
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 2003
20. Michael Digrigorio và cộng sự (1999). Môi tr−ờng và phát triển tại các làng nghề thủ công, công nghiệp hoá. Báo cáo khoa học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Môi tr−ờng và phát triển tại các làng nghề thủ công, công nghiệp hoá
Tác giả: Michael Digrigorio và cộng sự
Năm: 1999
22. Thiếu Mai (2002). Đổi mới làng nghề Bát Tràng, Báo Hà Nội mới số ra ngày 8/3/2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: (2002). Đổi mới làng nghề Bát Tràng
Tác giả: Thiếu Mai
Năm: 2002
23. Nguyễn Quang Ngọc (1993). Về một số làng buôn ở đồng bằng Sông Hồng thế kỷ 18-19, Hội Sử học Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về một số làng buôn ở đồng bằng Sông Hồng thế kỷ 18-19
Tác giả: Nguyễn Quang Ngọc
Năm: 1993
24. Nguyễn Hồng Phong (1978). Di sản làng - xã tr−ớc cách mạng xã hội chủ nghĩa, trong sách “Nông thôn Việt Nam trong lịch sử”, tập 2 NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di sản làng - xã tr−ớc cách mạng xã hội chủ nghĩa, "trong sách “Nông thôn Việt Nam trong lịch sử
Tác giả: Nguyễn Hồng Phong
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1978
25. Vũ Huy Phúc (1996). Tiểu thủ công nghiệp Việt Nam (1858-1945), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thủ công nghiệp Việt Nam (1858-1945)
Tác giả: Vũ Huy Phúc
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1996

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Năm 1997, Bộ NN&PTNT đã tiến hành khảo sát về tình hình phát triển NNNT trên quy mô toàn quốc - Thực trạng và giải pháp phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề thuộc huyện gia lâm hà nội
m 1997, Bộ NN&PTNT đã tiến hành khảo sát về tình hình phát triển NNNT trên quy mô toàn quốc (Trang 40)
Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn - Thực trạng và giải pháp phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề thuộc huyện gia lâm hà nội
Bảng 1 Tốc độ tăng trưởng tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn (Trang 40)
I Tăng tr−ởng Nông nghiệp 1. Giá trị sản xuất (Giá cố định)  - Thực trạng và giải pháp phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề thuộc huyện gia lâm hà nội
ng tr−ởng Nông nghiệp 1. Giá trị sản xuất (Giá cố định) (Trang 56)
Bảng 2: Một số chỉ tiêu chủ yếu phản ánh tình hình kinh tếxã hội - Thực trạng và giải pháp phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề thuộc huyện gia lâm hà nội
Bảng 2 Một số chỉ tiêu chủ yếu phản ánh tình hình kinh tếxã hội (Trang 56)
Bảng 2 : Một số chỉ tiêu chủ yếu phản ánh tình hình kinh tế xã hội - Thực trạng và giải pháp phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề thuộc huyện gia lâm hà nội
Bảng 2 Một số chỉ tiêu chủ yếu phản ánh tình hình kinh tế xã hội (Trang 56)
Bảng 3: Danh mục các xã có làng nghề ngoại thành Hà Nội - Thực trạng và giải pháp phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề thuộc huyện gia lâm hà nội
Bảng 3 Danh mục các xã có làng nghề ngoại thành Hà Nội (Trang 65)
Bảng 3: Danh mục các xã có làng nghề ngoại thành Hà Nội - Thực trạng và giải pháp phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề thuộc huyện gia lâm hà nội
Bảng 3 Danh mục các xã có làng nghề ngoại thành Hà Nội (Trang 65)
Bảng 4: Phân loại các nhóm làng nghề ở Gia Lâm - Thực trạng và giải pháp phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề thuộc huyện gia lâm hà nội
Bảng 4 Phân loại các nhóm làng nghề ở Gia Lâm (Trang 69)
Bảng 4: Phân loại các nhóm làng nghề ở Gia Lâm - Thực trạng và giải pháp phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề thuộc huyện gia lâm hà nội
Bảng 4 Phân loại các nhóm làng nghề ở Gia Lâm (Trang 69)
Bảng 5: Tỷ lệ các thành phần kinh tế tham gia sản xuất - Thực trạng và giải pháp phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề thuộc huyện gia lâm hà nội
Bảng 5 Tỷ lệ các thành phần kinh tế tham gia sản xuất (Trang 72)
Bảng 5: Tỷ lệ các thành phần kinh tế tham gia sản xuất - Thực trạng và giải pháp phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề thuộc huyện gia lâm hà nội
Bảng 5 Tỷ lệ các thành phần kinh tế tham gia sản xuất (Trang 72)
Bảng 6: Quy mô vốn của các thành phần kinh tế - Thực trạng và giải pháp phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề thuộc huyện gia lâm hà nội
Bảng 6 Quy mô vốn của các thành phần kinh tế (Trang 74)
Bảng 6: Quy mô vốn của các thành phần kinh tế - Thực trạng và giải pháp phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề thuộc huyện gia lâm hà nội
Bảng 6 Quy mô vốn của các thành phần kinh tế (Trang 74)
Bảng 7: Nguồn vốn đầu t− của các cơ sở sản xuất nghề chính tại làng nghề - Thực trạng và giải pháp phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề thuộc huyện gia lâm hà nội
Bảng 7 Nguồn vốn đầu t− của các cơ sở sản xuất nghề chính tại làng nghề (Trang 75)
Bảng 7: Nguồn vốn đầu t− của các cơ sở sản xuất nghề chính tại làng nghề  (§VT: %) - Thực trạng và giải pháp phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề thuộc huyện gia lâm hà nội
Bảng 7 Nguồn vốn đầu t− của các cơ sở sản xuất nghề chính tại làng nghề (§VT: %) (Trang 75)
Bảng 8: Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất qua 4 năm - Thực trạng và giải pháp phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề thuộc huyện gia lâm hà nội
Bảng 8 Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất qua 4 năm (Trang 77)
Bảng 8: Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất qua 4 năm - Thực trạng và giải pháp phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề thuộc huyện gia lâm hà nội
Bảng 8 Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất qua 4 năm (Trang 77)
Bảng 9: Cơ cấu các loại hộ ở các ngành của 3 xã ở - Thực trạng và giải pháp phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề thuộc huyện gia lâm hà nội
Bảng 9 Cơ cấu các loại hộ ở các ngành của 3 xã ở (Trang 78)
Bảng 10: Chênh lệch thu nhập của các lao động - Thực trạng và giải pháp phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề thuộc huyện gia lâm hà nội
Bảng 10 Chênh lệch thu nhập của các lao động (Trang 80)
Bảng 10: Chênh lệch thu nhập của các lao động - Thực trạng và giải pháp phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề thuộc huyện gia lâm hà nội
Bảng 10 Chênh lệch thu nhập của các lao động (Trang 80)
Bảng 11: Thu nhập bình quân đầu ng−ời/ tháng - Thực trạng và giải pháp phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề thuộc huyện gia lâm hà nội
Bảng 11 Thu nhập bình quân đầu ng−ời/ tháng (Trang 81)
Bảng 11: Thu nhập bình quân đầu ng−ời/ tháng - Thực trạng và giải pháp phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề thuộc huyện gia lâm hà nội
Bảng 11 Thu nhập bình quân đầu ng−ời/ tháng (Trang 81)
Bảng 12: Tỷ lệ số lao động đang làm việc tại làng nghề - Thực trạng và giải pháp phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề thuộc huyện gia lâm hà nội
Bảng 12 Tỷ lệ số lao động đang làm việc tại làng nghề (Trang 84)
Bảng 12: Tỷ lệ số lao động đang làm việc tại làng nghề - Thực trạng và giải pháp phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề thuộc huyện gia lâm hà nội
Bảng 12 Tỷ lệ số lao động đang làm việc tại làng nghề (Trang 84)
Bảng 14: Trình độ tay nghề của các lao động tại các làng nghề - Thực trạng và giải pháp phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề thuộc huyện gia lâm hà nội
Bảng 14 Trình độ tay nghề của các lao động tại các làng nghề (Trang 89)
Bảng 16: Phân loại các nhóm sản phẩm của các làng nghề - Thực trạng và giải pháp phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề thuộc huyện gia lâm hà nội
Bảng 16 Phân loại các nhóm sản phẩm của các làng nghề (Trang 95)
Bảng 16: Phân loại các nhóm sản phẩm của các làng nghề - Thực trạng và giải pháp phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề thuộc huyện gia lâm hà nội
Bảng 16 Phân loại các nhóm sản phẩm của các làng nghề (Trang 95)
Bảng 17: Thị tr−ờng tiêu thụ sản phẩm nghề và làng nghề - Thực trạng và giải pháp phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề thuộc huyện gia lâm hà nội
Bảng 17 Thị tr−ờng tiêu thụ sản phẩm nghề và làng nghề (Trang 98)
Bảng 17: Thị tr−ờng tiêu thụ sản phẩm nghề và làng nghề - Thực trạng và giải pháp phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề thuộc huyện gia lâm hà nội
Bảng 17 Thị tr−ờng tiêu thụ sản phẩm nghề và làng nghề (Trang 98)
Bảng 19: Tiềm năng khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống ở Gia Lâm  - Thực trạng và giải pháp phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề thuộc huyện gia lâm hà nội
Bảng 19 Tiềm năng khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống ở Gia Lâm (Trang 117)
Bảng 19: Tiềm năng khôi phục và phát triển - Thực trạng và giải pháp phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề thuộc huyện gia lâm hà nội
Bảng 19 Tiềm năng khôi phục và phát triển (Trang 117)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w