1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động tiêu thụ của công ty Cổ phần Viễn Thông Tin Học Bưu Điện

63 687 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 465,5 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Hoạt động trong nền kinh tế thị trường dưới sự quản lý của Nhà Nước mỗi doanh nghiệp phải tự tìm các yếu tố cho sản xuất, tìm thị trường để tiêu thụ sản phẩm mà mình sản

Trang 1

2 Vai trò và chức năng của thị trường 8

2.1 Vai trò của thị trường 8

2.2 Chức năng của thị trường 9

3Phân loại thị trường 10

II Nội dung phát triển thị trường 12

1 Sự cần thiết phải phát triển thị trường 12

2 Nội dung phát triển thị trường 12

3 Phương hướng phát triển thị trường 15

III Nội dung của công tác tiêu thụ sản phẩm 16

1.Lựa chọn phương thức tiêu thụ phù hợp với từng loại sản phẩm 16

2.Xây dựng chiến lược sản phẩm 17

3.Những biện pháp hỗ trợ tiêu thụ 17

4 Mối quan hệ của tiêu thụ sản phẩm dịch vụ và phát triển thị trường 19

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNGTY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG TIN HỌC BƯU ĐIỆN 20

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNGTY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG TIN HỌC BƯU ĐIỆN 20

I Giới thiệu công ty, quá trình hình thành và phát triển 20

1 Thông tin tổng quan 20

2 Quá trình hình thành phát triển và thành tích đạt được 21

3.Sản phẩm dịch vụ 23

II MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÁC PHÒNG BAN 24

1 Mô hình tổ chức 24

2 Đăc điểm về cơ cấu trình độ của nhân sự 25

3 Đặc điểm về cơ cấu trang thiết bị 25

4 Đặc điểm về nguyên vật liệu: 27

III Thực trạng hoạt động kinh doanh 28

IV Hoạt động tiêu thụ sản phẩm và hoạt động phát triển thị trường tiêu thụ của công ty trong thời gian qua 33

1 Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty 33

2 Hoạt động phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty CT-In 35

2.1Phát triển thị trường tiêu thụ theo mặt hàng 37

2.2Phát triển thị trường tiêu thụ theo khách hàng 39

Trang 2

3.1.Các hình thức tiêu thụ của công ty 41

3.2 Phương thức thanh toán của công ty CT-IN 42

4 Đánh giá chung về thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty CT-IN 43

4.1 Những ưu điểm về thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty 43

I Phương hướng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty CT-IN 47

II Mục tiêu của công ty nói chung và mục tiêu phát triển hoạt động tiêu thụ nói riêng 48

1.Mục tiêu của công ty trong thời gian tới 48

2.Mục tiêu phát triển thị trường tiêu thụ của công ty trong thời gian 49

III Một số giải pháp phát triển hoạt động tiêu thụ của công ty trong thời gian tới 521.Công ty phải tăng cường đầu tư nghiên cứu thị trường: 53

2.Xây dựng chiến lược kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường 54

3.Tăng cường chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm 54

4.Phát triển các hoạt động dịch vụ 55

5.Mở rộng thị trường bằng cách lựa chọn kênh phân phối, kênh bán hàng 57

6 không ngừng tạo dựng và nâng cao uy tín của công ty trên thị trường 58

7 đào tạo bồi dưỡng cán bộ công nhân viên 58

KẾT LUẬN 60

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

Trang 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng &

Bảng 1 Một số máy đo mà công ty đã sử dụng 30Bảng 2 Một số nguyên vật liệu và thị trường cung cấp chính 31Bảng 3 Kết quả hoạt động kinh doanh ba năm gần đây 32

Sự gia tăng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp

Bảng 9 Chi phí bán hàng và cung cấp dịch vụ qua các năm 41Bảng 10 Tình hình tiêu thụ một số mặt hàng của công ty 42Bảng 11

Tình hình tiêu thụ của một số khách hàng chính của

Trang 4

BHTP Bán hàng thành phẩm

KDHH Kinh doanh hàng hóa

HDTC& HDK Hoạt động tài chính và hoạt động khác

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Hoạt động trong nền kinh tế thị trường dưới sự quản lý của Nhà Nướcmỗi doanh nghiệp phải tự tìm các yếu tố cho sản xuất, tìm thị trường để tiêuthụ sản phẩm mà mình sản xuất Phương châm chi phối hành động của DNlà sản xuất cái mà thị trường cần chứ không phải sản xuất cái mình có Điềuđó chứng tỏ thị trường là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng Thông qua thịtrường DN tiêu thụ sản phẩm hàng hóa dịch vụ Tiêu thụ là khâu quan trọngnhất trong quá trình tái sản xuât xã hội.

Phát triển là quy luật của mọi hiện tượng kinh tế xã hội Chỉ có sựphát triển DN mới tồn tại và phù hợp với xu hướng chung của nền kinh tế.Đối với các DN muốn phát triển thì trước hết phải phát triển thị trường tiêuthụ sản phẩm của mình Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm không chỉgóp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển, nâng cao hiệuquả sản xuất kinh doanh, hạch toán đầy đủ trong kinh doanh mà còn gópphần nâng cao vị thế của DN trên thị trường Như vậy duy trì và phát triểnthị trường là nhân tố cơ bản tạo điều kiện cho DN tồn tại và phát triển trongcơ chế thị trường.

Công ty cổ phần Viễn Thông Tin Học Bưu điện chuyên sản xuất vàcung ứng dịch vụ trong lĩnh vực tin học và viễn thông cũng không nằmngoài quy luật đó.

Từ thực tế trên, qua quá trình thực tập tại công ty CT-IN và sự hướng

dẫn của Thạc sỹ Trần Thăng Long em quyết định lựa chọn đề tài “ Thực

trạng và giải pháp phát triển hoạt động tiêu thụ của công ty Cổ phầnViễn Thông Tin Học Bưu Điện” Đề tài này nhằm hệ thống hóa lý luận về

thị trường và phát triển thị trường của công ty qua đó có những phân tích về

Trang 6

thực trạng phát triển và những phương hướng cũng như giải pháp phát triểnthị trường tiêu thụ Đề tài của em gồm ba chương:

Chương I: Lý luận chung về thị trường tiêu thụ sản phẩm

Chương II: Thực trạng hoạt tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần ViễnThông Tin Học Bưu điện.

Chương III: Phương hướng và giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sảnphẩm, dịch vụ của công ty Cổ Phần Viễn Thông Tin Học Bưu Điện.

Trang 7

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ HOẠT ĐỘNGPHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG

I Thị trường và các yếu tố của thị trường

1 Một số khái niệm1.1Khái niệm thị trường

Trong hệ thống lý thuyết kinh tế, có rất nhiều khái niệm về thị trường.Thị trường là phạm trù kinh tế khách quan gắn bó chặt chẽ với khái niệmphân công lao động xã hội Ở đâu và khi nào có phân công lao động xã hộithì ở đó và khi ấy có thị trường.

Theo quan niệm đơn giản, thị trường được quan niệm là nơi diễn racác hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa của các chủ thể kinh tế Thịtrường có tính không gian, thời gian, có người mua, người bán, đối tượngđem trao đổi Khi sản xuất và lưu thông hàng hóa ngày càng phát triển thì thịtrường được hiểu đầy đủ và đúng đắn hơn.

Theo Philip Kotler: “Thị trường bao gồm tất cả những khách hàngtiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khảnăng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu hay mong muốn đó” TheoPhilip Kotler cũng đã phân chia: người bán thành ngành sản xuất, còn ngườimua thì họp thành thị trường.

Ở phạm vi DN ta cần hiểu và mô tả thị trường một cách cụ thể hơnnhư các thành phần tham gia, các yếu tố cấu thành Thị trường là một haynhiều nhóm khách hàng tiềm năng với những nhu cầu tương tự nhau và

Trang 8

người bán cụ thể nào đó mà DN với tiềm năng của mình có thể mua bánhàng hoá dịch vụ để thoả mãn nhu cầu của khách hàng

1.2 Sản phẩm, dịch vụ, và tiêu thụ sản phẩm dịch vụ

* Sản phẩm: Hiểu và mô tả đúng sản phẩm của DN đưa ra cung ứngtrên thị trường có ảnh hưởng lớn đến khả năng tiêu thụ và khai thác cơ hộikinh doanh của DN.

- Theo cách hiểu truyền thống thì sản phẩm được hiểu và mô tả thôngqua hình thức biểu hiện bằng vật chất của hàng hóa., còn các khía cạnh kháccó liên quan( dịch vụ, bao bì, phương thức thanh toán) được xem là yếu tốbổ sung cần thiết ngoài sản phẩm.

Nền kinh tế không chỉ bao gồm sản phẩm vật chất cụ thể mà còn tồntại các sản phẩm dịch vụ Theo nghĩa hẹp thì dịch vụ là hoạt động hỗ trợ choquá trình kinh doanh, bao gồm các hỗ trợ trước, trong và sau khi bán, làphần mềm của sản phẩm được cung ứng cho khách hàng Về bản chất, dịchvụ là sản phẩm vô hình, sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời, không thểcất giữ trong kho Nếu như DN sản xuất cần 4Ps(Product, Price, Place,Promotion) cho hoạt động marketing của mình, thì DN thương mại cần 5Ps,với 4Ps ở trên và thêm Personality (tính chuyên nghiệp và đạo đức củangười kinh doanh dịch vụ)

Do đó theo quan điểm Marketing thì sản phẩm của DN được hiểu làmột hệ thống thống nhất các yếu tố có liên hệ chặt chẽ với nhau nhằm thỏamãn đồng bộ nhu cầu của khách hàng bao gồm sản phẩm vật chất, bao bì,nhãn hiệu hàng hóa dịch vụ, cách thức bán hàng.

Tiêu thụ sản phẩm là khâu quan trọng trong quá trình tái sản xuất mởrộng trong DN, là quá trình thực hiện giá trị của sản phẩm, tạo nguồn thu

Trang 9

nhập để DN mua sắm các yếu tố đầu vào cần thiết cho sản xuất, góp phầntìm kiếm và phát triển thị trường.

- Cầu: là nhu cầu có khả năng thanh toán, là số lượng hàng hóa dịchvụ mà người mua muốn mua và sẵn sàng mua ở một mức giá khác nhau vàvào một thời điểm nhất định.Quy mô của cầu phụ thuộc vào nhiều yếu tốnhư: thu nhập sức mua của đồng tiền, thị hiếu của người tiêu dùng trongđó giá cả là yếu tố đặc biệt quan trọng

- Giá cả: Giá cả thị trường được hình thành khi cung cầu gặp nhau.Nó được biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá Khi cung và cầu trên thịtrường thay đổi thì giá cả thị trường cũng thay đổi theo.

- Cạnh tranh: Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các cá nhân DN tronghoạt động kinh doanh nhằm giành giật các nguồn lực hay thị trường tiêu thụnhằm thu lợi nhuận Trong cơ chế thị trường cạnh tranh diễn ra liên tục vàkhông có đích cuối cùng Cạnh tranh sẽ bình quân hóa các giá trị cá biệt đểhình thành giá cả thị trường.

Trang 10

2 Vai trò và chức năng của thị trường2.1 Vai trò của thị trường

Thị trường là trung tâm của tất cả các hoạt động kinh doanh vừa làmục tiêu vừa là đới tượng phục vụ của DN Tất cả hoạt động của DN đềuhướng vào thị trường Do đó thị trường hướng dẫn sản xuất kinh doanh củaDN, DN phải tự quyết định kinh doanh mặt hàng gì? cho ai? và bằngphương thức kinh doanh nào? Thị trường là cầu nối giữa sản xuất và tiêudùng DN chỉ tồn tại và phát triển khi hàng hóa dịch vụ của DN được thịtrường thừa nhận Trong cơ chế thị trường, cạnh tranh diễn ra liên tục khôngngừng, thị trường được chia sẻ cho các DN do đó DN sẽ tồn tại và phát triểnnếu DN đó giữ vững và phát triển thị trường của mình; và ngược lại.

Thị trường là nơi quan trọng để đánh giá, kiểm nghiệm, chứng minhtính đúng đắn của chủ trương, chính sách, biện pháp kinh tế.

Thông qua thị trường bổ sung các công cụ điều tiết vĩ mô là nơi nhànước tác động vào sản xuất kinh doanh của DN.

Thị trường phá vỡ ranh giới của sản xuất tự nhiên, tự cấp tự túc đểhình thành một cấu trúc mới trong nền kinh tế quốc dân, làm cho nền kinhtế trong nước gắn với nền kinh tế thế giới.

Qua thị trường DN có căn cứ để hoạch định chiến lược sản phẩm, xâydựng mạng lưới tiêu thụ hợp lý Xác định được đặc điểm kinh doanh củamình cho phù hợp với thị trường trên cơ sở nghiên cứu những đặc điểm củathị trường.

Trang 11

2.2 Chức năng của thị trường

- Chức năng thừa nhận: DN thương mại mua hàng hoá để bán DN chỉtồn tại khi hàng hoá, dịch vụ của DN được thì trường thừa nhận, được thựchiện về giá, khi đó DN mới thu hồi được vốn bỏ ra để bù đắp chi phí và cólãi để tái để phát triển kinh doanh Ngược lại, nếu hàng hoá, dịch vụ của DNkhông được thị trường thừa nhận thì DN đó sẽ rơi vào tình trạng đình trệ vàphá sản.

- Chức năng thực hiện: được thể hiện ở chỗ thị trường là nơi diễn racác hành vi mua, bán Đòi hỏi hàng hoá và dịch vụ được thực hiện về giá trịtrao đổi Người bán cần tiền còn người mua cần hàng Khi người bán vàngười mua gặp nhau giá cả hàng được xác định.

- Chức năng điều tiết và kích thích: mọi hoạt động của DN đều hướngvào thị trường, các hoạt động mua bán trao đổi hàng hoá đều diễn ra trên thịtrường Qua hoạt động đó thị trường sẽ điều tiết hoạt động sản xuất kinhdoanh phát triển hay ngược lại Với chức năng này thị trường luôn điều tiếtsự gia nhập ngành hoặc rút khỏi ngành của một số DN.

- Chức năng thông tin: thông tin thị trường là những thông tin kinh tếquan trọng về cung cầu hàng hoá trên thị trường được toàn xã hội quan tâm,đặc biệt là những người cung ứng cũng như tiêu dùng hàng hoá đặc biệtquan tâm Thông tin thị trường có vai trò đặc biệt trong sản xuất kinh doanhkhi đưa ra các quyết định trong sản xuất kinh doanh Chính những thông tinthị trường chính xác, kịp thời sẽ giúp DN nắm bắt cơ hội kinh doanh, vàcũng ảnh hưởng lớn đến thành công hay thất bại của DN

3 Phân loại thị trường

Trang 12

Một trong những bí quyết thành công trong kinh doanh là hiểu biếtcặn kẽ đặc điểm, tính chất của thị trường Phân loại thị trường là sắp xếp thịtrường theo những tiêu thức nhất định để các nhà sản xuất kinh doanh, cácDN nhận biết đặc điểm chủ yếu của từng loại thị trường, từ đó có chiến lượckinh doanh phù hợp.

* Căn cứ vào mục đích hoạt động của DN trên thị trường có:

- Thị trường đầu vào: là thị trường của các yếu tố đầu vào phục vụ choquá trình sản xuất kinh doanh như tư liệu sản xuất, vốn, công nghệ, sức laođộng…

- Thị trường đầu ra: là thị trường tiêu thụ các yếu tố đầu ra như hànghoá dịch vụ Đặc điểm và tính chất của thị trường tiêu thụ là cơ sở để DNhoạch định và tổ chức thực hiện các chiến lược và sách lược công cụ điềukhiển tiêu thụ.

* Căn cứ vào phạm vi hoạt động của DN có:

- Thị trường quốc tế: là thị trường bao gồm nhiều khu vực, nhiều quốcgia khác nhau trên thế giới.

- Thị trường khu vực: là thị trường vượt ra ngoài phạm vi quốc giabao gồm một khu vực nhất định như thị trường ASEAN, thị trường EU, thịtrường Nam Mỹ…

- Thị trường toàn quốc: là thị trường toàn bộ nền kinh tế quốc dân.- Thị trường địa phương:

* Căn cứ vào mức độ quan tâm đến thị trường của DN có:

- Thị trường chung: là thị trường toàn tất cả hàng hoá dịch vụ mà DNmua bán.

- Thị trường sản phẩm: là thị trường mà DN đang kinh doanh nhằmthoả mãn nhu cầu cụ thể của khách hàng.

Trang 13

- Thị trường thích hợp: là thị trường mà DN có đủ khả năng và điềukiện để thực hiện kinh doanh.

- Thị trường trọng điểm: là thị trường mà DN lựa chọn để tập trungmọi nguồn lực nhằm chiếm lĩnh thị trường thông qua việc thoả mãn mộtcách tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

* Căn cứ theo mức độ chiếm lĩnh thị trường có:

- Thị trường hiện taị: là thị trường mà DN đang thực hiện kinh doanhở đó.

- Thị trường tiềm năng: là thị trường mà DN có khả năng khai thác vàmở rộng trong tương lai.

* Căn cứ vào mức độ cạnh tranh trên thị trường có:

- Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường có vô số người bán vàngười mua, ở đó người bán và người mua đều không quyết định được hànghoá và giá cả trên thị trường Để tồn tại và phát triển đòi hỏi DN phải nỗlực không ngừng.

- Thị trường độc quyền: là thị trường có duy nhất một người bán nêncó khả năng chi phối được giá cả hàng hoá mua bán trên thị trường.

- Thị trường cạnh tranh- độc quyền hỗn tạp: là thị trường nằm ở vị trítrung gian giữa thị trường cạnh tranh hoàn hảo và thị trường độc quyền.Trên thị trường có nhiều người tham gia cạnh tranh với nhau nhưng mỗingười đều có sức mạnh độc quyền để kiểm soát thị trường ở một mức độnào đó.

* Căn cứ vào vai trò của thị trường đối với DN có:

- Thị trường chính: là thị trường mà DN dồn mọi nỗ lực để thu đượclợi nhuận cao nhất.

- Thị trường không phải là chính: là thị trường nhỏ lẻ ngoài thị trườngchính mà DN tham gia để tăng thêm doanh thu và lợi nhuận.

Trang 14

* Căn cứ vào tính chất sản phẩm khác nhau trên thị trường:

- Thị trường của sản phẩm thay thế: là thị trường của các sản phẩm cógiá trị sử dụng tương tự nhau, có thể thay thế cho nhau.

- Thị trường của sản phẩm bổ sung: là thị trường của những sản phẩmcó liên quan đến nhau trong tiêu dùng.

II Nội dung phát triển thị trường

1 Sự cần thiết phải phát triển thị trường

Thị trường là mảnh đất tồn tại và phát triển của các DN Trong khi đó,các DN tham gia vào hoạt động kinh doanh ngày càng nhiều tất yếu sẽ nảysinh cạnh tranh, thị trường được chia sẻ cho nhiều DN Hoạt động kinhdoanh trong cơ chế thị trường là cuộc đua không có đích cuối cùng Pháttriển thị trường vừa là phương thức quan trọng để DN tồn tại và phát triểnsản xuất kinh doanh Có mở rộng và phát triển thị trường mới giúp DN tăngdoanh thu, lợi nhuận để từ đó có khả năng đầu tư mở rộng quy mô kinhdoanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh và nâng cao uy tín của DN trên thịtrường Vì vậy, mở rộng và phát triển trị trường là con đường duy nhất đểDN tồn tại và phát triển một cách bền vững trong cơ chế thị trường cạnhtranh gay gắt.

2 Nội dung phát triển thị trường

Thị trường của một DN thương mại được mô tả bởi 3 tiêu thức đó làsản phẩm, phạm vi địa lý, khách hàng và nhu cầu của họ Vì vậy nội dungphát triển thị trường của DN thương mại bao gồm:

- Phát triển sản phẩm

- Phát triển thị trường về phạm vi địa lý

Trang 15

- Phát triển thị trường về khách hàng* Phát triển sản phẩm:

Là việc đưa thêm ngày càng nhiều sản phẩm, hàng hoá dịch vụ phụcvụ khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu, thị hiếu muôn màu muôn vẻ của thịtrường Đặc biệt là đổi mới sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịchvụ cung ứng cho khách hàng.

Đổi mới sản phẩm kinh doanh, dịch vụ phục vụ khách hàng là mụctiêu kinh doanh của các DN Nó xuất phát từ quy luật thứ nhất của kinh tếthị trường đó là: Ai có sản phẩm mới, dịch vụ mới mà tung ra thị trường đầutiên thì người đó được quyền thu được lợi nhuận lớn nhất trong kinh doanh.Điều đó đòi hỏi các DN phải luôn luôn cải tiến, đổi mới mặt hàng kinhdoanh của mình Từ đó hình thành chính sách định giá bán ở DN cho hainhóm sản phẩm là sản phẩm truyền thống và sản phẩm mới.

Đối với sản phẩm truyền thống chủ yếu được hướng vào khách hàng.Kinh doanh nhóm sản phẩm này cần phải giữ giá bán và giữ chất lượnghàng hoá.

Nâng cao chất lượng sản phẩm kinh doanh, dịch vụ cung ứng chokhách hàng Đó là xuất phát từ quy luật thứ hai của kinh tế thị trường Ai cósản phẩm chất lượng cao, giá cả phải chăng thì người đó là người chiếmlĩnh thị trường Vì vậy muốn xâm nhập, chiếm lĩnh và mở rộng thị trườngDN cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

* Phát triển thị trường về phạm vi địa lý:

Phát triển thị trường về phạm vi địa lý là mở rộng và phát triển thịtrường theo lãnh thổ bằng các biện pháp khác nhau.Mở rộng mạng lưới bánhàng của DN: mạng lưới bán hàng là hệ thống các đại lý, cửa hàng, quầyhàng, điểm bán… của DN được bố trí, sắp xếp liên kết với nhau trong hệthống nhằm tiêu thụ hàng hoá của DN.Tại đầu mối giao thông nơi tập trung

Trang 16

dân cư có thể thành lập trung tâm giao dịch hay cửa hàng giới thiệu sảnphẩm nhằm phát triển thị trường Mặt khác, lựa chọn các kênh phân phốihợp lý.

* Phát triển thị trường về khách hàng:

Thị trường của DN thường là tập hợp các khách hàng rất đa dạng vàphong phú, khác nhau về lứa tuổi, giới tính, thu nhập, … và nhu cầu của họcũng rất đa dạng Để thoả mãn những nhu cầu của mình họ cần những sảnphẩm khác nhau trong khi đó các DN chỉ có thể đưa ra một hoặc một số sảnphẩm nào đó để thoả mãn những nhu cầu đó Do đó để đáp ứng một cách tốtnhất nhu cầu của khách hàng DN cần phân chia họ thành những nhóm khácnhau có những nét đặc trưng riêng Để từ đó tìm ra được thị trường trọngđiểm - những nhóm khách hàng mà DN có thể chinh phục Có thể phân chiakhách hàng theo các tiêu thức sau:

- Căn cứ vào hành vi tiêu thụ: khách hàng là người tiêu thụ cuối cùngvà người tiêu thụ trung gian.

- Căn cứ vào khối lượng hàng hoá mua : khách hàng mua với khốilượng lớn và khách hàng mua với khối lượng nhỏ.

- Căn cứ vào phạm vi địa lý: khách hàng mua trong nước và kháchhàng mua ngoài nước, khách hàng trong tỉnh và khách hàng ngoài tỉnh, …

- Căn cứ vào mối quan hệ khách hàng với DN: khách hàng truyềnthống, khách hàng mới và khách hàng vãng lai Phát triển khách hàng theohai hướng cả về mặt số lượng và mặt chất lượng.

Thứ nhất, phát triển khách hàng về mặt số lượng: tìm cách thu hútkhách hàng mới bằng marketing mạnh mẽ hơn nhằm lôi kéo khách hàng từcác đối thủ cạnh tranh.

Thứ hai, phát triển khách hàng về mặt chất lượng: bằng cách tăng sứcmua của khách hàng thông qua tăng tần suất mua hàng và khối lượng mỗi

Trang 17

lần mua Phải tạo mối quan hệ tốt với khách hàng để giữ chân khách hàng,thành khách hàng truyền thống của DN.

3 Phương hướng phát triển thị trường

* Phát triển thị trường theo chiều rộng: tức là việc mở rộng thị trườngtheo phạm vi địa lý, tăng quy mô sản xuất kinh doanh, thêm nhiều chủngloại sản phẩm, tăng số lượng khách hàng.

* Phát triển thị trường theo chiều sâu: nâng cao chất lượng hiệu quảcủa thị trường Có thể phát triển thị trường bằng hình thức sau:

- Thâm nhập sâu vào thị trường: là việc DN tìm cách tăng việc tiêuthụ hàng hoá, dịch vụ hiện tại trên các thị trường hiện tại DN có thể thựchiện bằng cách tăng sức mua của khách hàng, tìm kiếm lôi kéo khách hàngmới trên thị trường hiện tại, …

- Mở rộng thị trường: là tìm cách tăng mức tiêu thụ hàng hoá, dịch vụmà DN đang kinh doanh bằng con đường thâm nhập vào những thị trườngmới Bằng cách mở rộng mạng lưới bán hàng, phát triển kênh tiêu thụ, tìmra các giá trị sử dụng mới của sản phẩm, …

- Cải tiến hàng hoá: là tìm cách tăng mức tiêu thụ hàng hoá, dịch vụbằng cách tạo ra những hàng hoá mới hay đã được cải tiến cho thị trườnghiện tại của DN.

* Phát triển kết hợp cả chiều rộng và chiều sâu.

Khi DN đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường và có các điều kiệnthuận lợi có năng lực về tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật, … thì có thể pháttriển thị trường theo hướng kết hợp phát triển theo chiều rộng và phát triểntheo chiều sâu để mở rộng theo chiều sâu để mở rộng quy mô sản xuất kinhdoanh có hiệu quả.

III Nội dung của công tác tiêu thụ sản phẩm

Trang 18

Tiêu thụ sản phẩm là vấn đề quan tâm của tất cả các DN, là điều kiệntiên quyết để DN tồn tại và phát triển

1 Lựa chọn phương thức tiêu thụ phù hợp với từng loại sản phẩm

DN dựa trên những thông tin về thị trường như: cung cầu hàng hóa,giá cả, điều kiện phương thức thanh toán để lựa chọn phương thức tiêu thụphù hợp với điều kiện của mong muốn của khách hàng và điều kiện của DN.Việc lựa chọn phương thức tiêu thụ phù hợp sẽ góp phần đẩy nhanh quátrình tiêu thụ hàng hóa, tăng nhanh vòng quay của vốn và ngược lại Thực tếcó nhiều phương thức tiêu thụ:

- Phương thức phân phối trực tiếp: là phương thức phân phối mà sảnphẩm đi trực tiếp từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng mà không qua bất kỳnhà trung gian nào.

Ưu điểm: DN có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, đồng thờinắm được các thông tin về thị trường, giá cả hàng hóa, đối thủ cạnhtranh, Có những phương thức, dịch vụ trước trong và sau bán phù hợp Lợinhuận vì thế cũng không bị chia sẻ cho các đại lý ở dưới tạo điều kiệ choDN có vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên phương thức này vẫn tồn tại một số nhược điểm nhất định làviệc tiêu thụ sản phẩm sẽ chậm hơn do DN đảm nhận từ khâu sản xuất đếnkhâu tiêu thụ mọi vấn đề phát sinh đều do DN tự giải quyết.

- Phương thức phân phối gián tiếp: là phương thức phân phối mà sảnphẩm của DN muốn đến tay người tiêu dùng phải qua nhiều khâu trung gian.

Ưu điểm: Giúp đẩy nhanh quá trình tiêu thụ hàng hóa, mở rộng phạm vihoạt động của DN.

Nhược điểm: Vì phải qua nhiều khâu trung gian nên lợi nhuận bị chia sẻ,

Trang 19

đồng thời việc tạo uy tín cho DN là điều rất khó nếu các kênh trung gian làmviệc này không tốt.

- Phương thức phân phối hỗn hợp: là phương thức phân phối có sự kết hợp giữa hai hình thức phân phối ở trên.

Hiện nay, đa số các DN đều áp dụng phương thức này, để phát huy điểmmạnh và hạnh chế điểm yếu của hai phương thức trên.

2 Xây dựng chiến lược sản phẩm

Chiến lược sản phẩm là những quan điểm, phương hướng và nhữngchính sách lớn, phương thức sản xuất kinh doanh có hiệu quả trên cơ sở thỏamãn nhu cầu thị trường, thị hiếu khách hàng trong thời gian nhất định Do đóxây dựng chiến lược sản phẩm phải phù hợp về cơ cấu, đặc điểm của thịtrường Vấn đề quan trọng của chiến lược sản phẩm là sản xuất những sảnphẩm phù hợp với thị hiếu khách hàng, được thị trường chấp nhận Chiếnlược sản phẩm phải gắn sản xuất với tiêu thụ, kế hoạch và thực hiện Coitrọng việc chế tạo và cải tiển sản phẩm phù hợp với chu kỳ sống của sảnphẩm Việc xây dựng chiến lược sản phẩm phải đặc biệt tới chiến lược vềgiá cả sản phẩm, đảm bảo đủ bù đắp chi phí, có lãi, và có tính cạnh tranh vớisản phẩm hàng hóa của đối thủ cạnh tranh.

3 Những biện pháp hỗ trợ tiêu thụ

Những biện pháp hỗ trợ tiêu thụ có vai trò quan trọng trong việc mở rộngvà thắt chặt quan hệ với khách hàng, giúp DN mau chóng mở rộng thịtrường và phát triển hoạt động kinh doanh Có một số biện pháp hỗ trợ tiêuthụ mà DN thường áp dụng sau:

- Quảng cáo: là hình thức truyền tin thương mại và là hình thức truyềntin cơ bản nhất Đó là hình thức truyền tin một chiều và phải trả tiền, đó làsự hiện diện không trực tiếp của hàng hóa DN có thể áp dụng nhiều phương

Trang 20

thức quảng cáo khác nhau sao cho phù hợp với đặc điểm sản phẩm, nhu cầuthị hiếu người tiêu dùng Có những phương tiện quảng cáo như sau: qua báovà tạp chí, qua radio, qua tivi, qua phim quảng cáo, qua pano áp phích.

- Khuyến mại: là hoạt động xúc tiến thương mại nhằm xúc tiến việcmua bán hàng hóa cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng nhữnglợi ích nhất định Có nhiều hình thức khuyến mại như: dùng thử, tặng hànghóa cho khách, cung ứng dịch vụ không thu tiền, tổ chức cho khách hàngtham gia chương trình văn hóa nghệ thuật, giải trí và các sự kiện khác vìmục đích giải trí DN khi áp dụng các hình thức khuyến mại cần chú ý tớinhững hành vi được khuyến khích và những hành vi bị cấm.

- Tham gia hội chợ triển lãm: hội chợ triển lãm là hoạt động được thựchiện tạp trung trong một thời gian và địa điểm nhất đinh để thương nhântrưng bày, giới thiệu hàng hóa, nhằm thúc đẩy tìm kiếm cơ hội giao kết hợpđồng mua bán hàng hóa, hợp đồng dịch vụ.

- Tham gia các hiệp hội kinh doanh: Một DN không thể hoạt động trênthị trường mà cần có sự phối hợp với các DN khác để tránh hàng giả, hàngnhái và tạo sự cạnh tranh trên thị trường với các đối thủ nước ngoài.

- Thiết lập cửa hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm: sẽ làm tăng chi phí nhưng đồng thời nó làm tăng doanh thu, do đó DN cần phải xem xét kỹlưỡng địa điểm quy mô của cửa hàng.

- Liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế khác trong hoạt động dịchvụ.

Mỗi tổ chức hoạt động đểu có những ưu nhược điểm khác nhau Việcliên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế khác sẽ góp phần hạn chế nhượcđiểm, tận dụng ưu điểm của mỗi tổ chức Từ đó việc phục vụ khách hàng sẽđược tốt hơn, nâng cao uy tín của DN.

- Xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu hàng hóa.

Trang 21

Xây dựng thương hiệu đã khó, bảo vệ và phát triển thương hiệu đó lạicòn khó khăn hơn Do đó đòi hỏi DN cần có nhận thức đứng đắn về tầmquan trọng của việc phát triển thương hiệu để có biện pháp phát triển phùhợp.

4 Mối quan hệ của tiêu thụ sản phẩm dịch vụ và phát triển thị trường

Số lượng sản phẩm được tiêu thụ tăng lên tuy nhiên chưa thể kết luậnrằng thị trường của DN đã được phát triển DN cần phải căn cứ vào một sốđặc điểm khác như: phần thị trường tăng lên trên thị trường tiêu thụ một sốsản phẩm mới của DN Nếu cả hai cùng tăng thì trong trường hợp này tăngtốc độ phát triển thị trường đồng nghĩa với việc phát triển thị trường.

Thị trường được mở rộng nhưng thực chất thì nhu cầu về sản phẩmdịch vụ của DN đã bão hòa Người tiêu dùng một số sản phẩm của DNnhưng thực chất là đã tiêu thụ sản phẩm cũ và hiện tại chuyển sang tiêu thụsản phẩm mới Do đó tổng cầu của DN là không đổi mà chỉ thay đổi về cơcấu tiêu dùng Trong trường hợp này thị trường của DN được mở rộngnhưng không làm tăng thêm tốc độ tiêu thụ sản phẩm.

Cũng có trường hợp tăng nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm không làmmở rộng và phát triển thị trường và ngược lại Trong hoàn cảnh này DN cầnchú ý các biện pháp giữ vững thị trường hiện có.

Trang 22

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢNPHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG TIN HỌCBƯU ĐIỆN

I Giới thiệu công ty, quá trình hình thành và phát triển

1 Thông tin tổng quan

Tên công ty: Công ty Cổ phần Viễn thông – Tin học Bưu điệnTên giao dịch Quốc tế: Joint Stock Company for Telecoms andInformat

Tên viết tắt: CT-IN

Ngày thành lập: 20/11/2001 (tiền thân là Xí nghiệp Khoa học Sảnxuất thiết bị thông tin I, thuộc Tổng cục Bưu điện, được thành lập năm 1972,Cổ phần hóa năm 2001).

Trụ sở chính: 158/2 Hồng Mai, Hai Bà Trưng, Hà NộiSố điện thoại: 04- 8 634597

Số fax: 04- 8 630227

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0103000678

Do Sở kế hoạch Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 12/12/2001, cấplại ngày 12/9/2008.

Vốn điều lệ: 111,177,000,000đTổng số nhân lực: 455 người

Diện tích đất: 4243m2Cơ cấu vốn:

- Tỷ lệ cổ phần bán cho người lao động trong DN 35% vốn điều lệ.- Tỷ lệ cổ phần bán cho các đối tượng ngoài DN 30% vốn điều lệ

Trang 23

- Tỷ lệ vốn nhà nước (Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam)35% vốn điều lệ.

Chi nhánh miền Nam: 354/2 Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận10, Thành phố Hồ Chí Minh (điện thoại: 08-8647751 fax: 08-8638195 ).

2 Quá trình hình thành phát triển và thành tích đạt được

Tiền thân là Xí nghiệp sửa chữa thiết bị thông tin I, thành lập theoquyết định số 33/QĐ ngày 13 tháng 1 năm 1972 Công ty cổ phần viễn thôngTin học Bưu điện, viết tắt là CT-IN, là đơn vị thành viên của tập đoàn bưuchính viễn thông Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực viễn thông tin học,được thành lập theo quyết định số 537/QĐ-TCBĐ ngày 11 tháng 7 năm2007 của tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện.

Giai đoạn 1972-1985: là xí nghiệp sửa chữa thiết bị thông tin I, được

thành lập theo quyết định số 33/QĐ, 13/1/1972 của Tổng cục Bưư điện.Chuyên kinh doanh sửa chữa thiết bị thông tin.

Giai đoạn 1985-2001: là xí nghiệp khoa học sản xuất thiết bị thông tin I

thành lập theo quyết định QĐ 1206/ Tổng cục bưu điện Công ty đã chuyểndần sang sản xuất các thiết bị viễn thông, đồng thời là cơ sở phát triển ngànhkhoa học Viễn Thông trong Tổng Công ty.

Trong giai đoạn này năm 1998 thành lập Trung Tâm Tin học của công ryvới lực lượng kỹ sư ít ỏi là 12 người Năm 1999- Giám đốc cũ của công tycó những thay đổi và phát triển như ngày nay Trước khi thực hiện cổ phầnhoá CT-IN chỉ là một DN nhỏ, vừa thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanhđể đảm bảo sự ổn định, vừa từng bước đầu tư vào con người, vào công nghệđể phát triển Trải qua không ít khó khăn từ lúc mới chỉ đặt những bướcchân đầu tiên vào thị trường cung cấp dịch vụ viễn thông, đến nay CT-IN đãkhẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực: Giải pháp-sản phẩm-dịch vụ tích

Trang 24

hợp viễn thông và công nghệ thông tin; Dịch vụ xây lắp-tích hợp hệ thốnghạ tầng cơ sở mạng di động cho các nhà khai thác GSM lớn nhất trên toànquốc như: S-Fone, EVN Telecom và Hanoi Telecom Hơn nữa để trở thànhmột công ty tin học có uy tín cũng là một trong những chiến lược phát triểncủa CT-IN nhằm chiếm lĩnh thị phần thiết bị mạng lõi, máy chủ và phầnmềm phục vụ các ISP

Giai đoạn 2001 đến nay: Công ty được thành lập theo số

537/QĐ-TCBĐ ngày 11-7-2007 của Tổng cục Trưởng Tổng Cục Bưu điện về việcphê duyệt phương án cổ phần và Quyết định chuyển “ Xí nghiệp Khoa họcsản xuất thiết bị thông tin I thành công ty Cổ phần Viễn Thông tin học Bưuđiện.

Năm 2002, Công ty thắng thầu mạng thiết bị truyền hình hội nghị củaTổng Công ty Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam Công ty và Ericsson đãthỏa thận về dịch vụ triển khai kỹ thuật cho mạng thông tin dữ liệu của TổngCông ty Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam.Công ty triển khai hoàn thiện hệthống điều khiển ảnh AIS cho Tổng Công ty Bưu Chính Viễn Thông ViệtNam, đồng thời công ty là đối tác cung cấp công nghệ cao ATP đầu tiên tạiViệt Nam.

Tháng 3/2003 trong hội nghị sơ kết công ty đã vui mừng thông báodoanh thu trên 100 tỷ đồng, đạt 118% kế hoạch Tốc độ tăng trưởng của CT-IN trong 3 năm (2001-2003) liên tục đạt từ 10%-15% CT-IN chiếm khoảng70%-80% thị phần cung cấp, lắp đặt, bảo trì cho hai mạng di động lớn nhấtViệt nam: Vinaphone, Mobiphone Doanh thu của Công ty năm 2003 đạt100 tỷ đồng Đây là mức doanh thu cao nhất từ trước đến nay và gấp 2 lầndoanh thu các năm trước khi cổ phần hóa

Trang 25

Năm 2005: Công ty trở thành đối tác chính thức của FUJITSU ASIAPTE; Ltd theo đó công ty trở thành nhà phân phối chính thức các sản phẩmvề máy tính và điện tử của đối tác tại các thị trường Việt Nam.

Năm 2006, dịch vụ lắp đặt thiết bị viễn thông của CT-IN tăng trưởngvượt bậc cả về giá trị doanh thu và hàm lượng kỹ thuật Lần đầu tiên Côngty đã ký được hợp đồng và thực hiện các dự án triển khai trọn gói từ lắp đặt,hoà mạng, nghiệm thu bàn giao một cách độc lập (không dựa vào sự hỗ trợkỹ thuật của nhà cung cấp thiết bị) Phần mềm Hệ thống thông tin điều hànhAIS-giải thưởng Sao Khuê năm 2007- đã triển khai tại nhiều Công ty, đemlại doanh thu và lợi nhận cho Công ty Đặc biệt là Bộ phận Tích hợp hệthống (Cis) đã tiếp cận và làm chủ được công nghệ mới, triển khai thànhcông các dự án lớn như: “ Mạng truyền số liệu chuyên dùng cho các cơ quanĐảng và nhà nước giai đoạn I”; Dự án xây dựng mạng Core cho Công tyVDC; Dự án Đào tạo từ xa (truyền hình hội nghị) cho Học viện CNBCVT…

Tháng 4 năm 2008, công ty đã chính thức được hãng Cisco System côngnhận và cấp chứng Sliver Partner.Năm 2008 cũng là năm CT-IN được đứngvào hàng ngũ 500 DN lớn nhất Việt Nam

3.Sản phẩm dịch vụ

- Cung cấp thiết bị Viễn thông, Công nghệ thông tin.

- Sản xuất thiết bị phục vụ mạng Viễn thông, công nghệ thông tin, phầnmềm ứng dụng.

- Cho thuê cơ sở hạ tầng, thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin.

- Cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực Viễn thông, công nghệ thông tin,nghiên cứu công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực cho công nghệthông tin.

- Thực hiện tư vấn trong lĩnh vực viễn thông, tin học.

Trang 26

II MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÁCPHÒNG BAN

1 Mô hình tổ chức

Trang 27

2 Đăc điểm về cơ cấu trình độ của nhân sự

Công ty CT-IN có một đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật hùnghậu, nhiều kinh nghiệm, đã thực hiện nhiều dự án chìa khóa trao tay phứctạp với các hàng như Siemens-Nokia, Alcatel-Lucent, Motorola, Huawei,Ericsson, Nortel, NEC, Cisco, IBM…

Tổng số cán bộ nhận viên: 455 người (Trụ sở chính: 295 người, Chinhánh Đà Nẵng: 10, Chi nhánh miền nam: 150 ), trong đó:

- Trình độ trên Đại học: 3,13%- Trình độ Đại học: 44,87%

- Công nhân lành nghề: 39,73%

Hiện, CT-IN có trên 20 cán bộ được cấp chứng chỉ Cisco, trong đó cóCCIE là chứng chỉ cao nhất của Hãng Đội ngũ kỹ thuật giỏi và chuyênnghiệp với 75% có trình độ đại học trở lên, được đối tác nước ngoài hỗ trợđào tạo từ xa và luôn được Công ty tạo điều kiện cập nhật thông tin nắm bắtkhoa học công nghệ, làm chủ thiết bị.

3 Đặc điểm về cơ cấu trang thiết bị

Trước thực tế cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực cung cấp sản phẩmdịch vụ Viễn Thông Tin học, công ty luôn chú trọng nâng cao chất lượng sảnphẩm cải tiến mẫu mã Bằng việc không ngừng đầu tư trang thiết bị côngnghệ sản xuất hiện đại, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ tiên tiếnnhất nhằm đưa ra những sản phẩm có chất lượng ngày càng cao để đáp ứngcác yêu cầu đa dạng của khách hàng.

Trang 28

Từ 2003 đến nay để đáp ứng yêu cầu về sản xuất và cung cấp dịch vụcho hai lĩnh vực đang phát triển này công ty đã đầu tư ngày càng nhiều máymóc công nghệ hiện đại nhất phù hợp với trình độ cán bộ công nhân viênvào sản xuất kinh doanh.

Bảng 1: Một số máy đ o mà công ty đ ã sử dụng:

(bộ)1 Máy phân tích phổ (SPECTRUM ANALYZER) 62 Máy đếm tần số (FREQUENCY COUNTER) 73 Máy phân tích đường truyền ( DIGITAL

TRÁNMISSION ANALYZER)

54 Máy đo công suất (POWER MATTER) 11

(Nguồn: Phòng Viễn thông tin học)Các trang thiết bị đều trong tình trạng sử dụng tốt Ngoài ra công ty còncó những trang thiết bị làm việc hiện đại như máy tính hay thiết bị vănphòng, ứng dụng công nghệ thong tin vào quản lý Các trang thiết bị đượcquản lý và kiểm soát chặt chẽ Các phòng được phân công là phòng ViễnThông tin học và phòng hanh chính quản trị bảo đảm bảo dưỡng định kỳthực hiện sửa chữa khi có sự cố để xảy ra đảm bảo thiết bị luôn luôn hoạtđộng tốt Do đó chất lượng sản phẩm của công ty luôn ổn định và duy trìthường xuyên các quy trình công nghệ một cách hợp lý.

4 Đặc điểm về nguyên vật liệu:

Trang 29

Với mục đích tối thiếu hoá chi phí, đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịchvụ cung cấp cho khách hàng, tăng doanh thu và mở rộng thị phần công ty rấtchú trọng đến chi phí đầu vào trong đó vật tư, nguyên vật liệu, các thiết bịduy tu bảo dưỡng.

Bảng 2 Một số nguyên vật liệu và thị tr ư ờng cung cấp chính:

STT Tên Nguyên vật liệu Thị trường cung cấp chính1 Thép tròn phi 8, 12,16 Công ty về gang thép như:

Gang thép Thái Nguyên, gangthép cơ khí Hà Nội.2 Các loại nguyên vật liệu dùng

trong bảo trì bảo dưỡng

Thị trường nước ngoài công tymua bằng con đường nhập

khẩu.3 Các loại bóng bán dẫn điện tử

phục vụ lắp ráp tăng âm điệnthoại

Thị trường trong nước các côngty cơ khí điện tử của thành phố.4 Dây emay đồng Thị trường trong nước

(Nguồn: Phòng Tài chính)

Như vậy, thị trường mà công ty mua nguyên vật liệu là thị trườngtrong nước và thị trường nước ngoài Thị trường trong nước là nguyên liệuphục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh về tin học, điện thoại cơ khí,…Còn các sản phẩm nhập chủ yếu là vật liệu cho quá trình lắp đặt, bảo trì,bảo dưỡng lĩnh vực viễn thông Thị trường trong nước thì thuận tiện vềkhoảng cách, thời gian, ít rủi ro hơn; thị trường nước ngoài phức tạp về giaodịch giá cả, quá trình vận chuyển Mặt khác hai loại nguyên vật liệu này lạiđược chia ra làm 2 phòng: phòng kỹ thuật vật tư(vật tư trong nước), phòng

Trang 30

kinh doanh lo vật tư nước ngoài Vì vậy công ty đã xây dựng quy trình muahàng và quản lý vật tư khá chặt chẽ để đảm bảo nguyên vật liệu cho quátrình sản xuất kinh doanh.

III Thực trạng hoạt động kinh doanh

Bảng 3:Kết quả kinh doanh 3 n ă m gần đ ây Đơn vị: Tr.đ

TT Tài sản Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

2 Tài sản lưu động 317.001 363.694 369,6873 Tổng nguồn vốn 353.480 407.824 523,6274 Nguồn vốn chủ sở

Năm 2007 so với 2006: Tổng tài sản tăng tuyệt đối 54.343 tr.đ, tăngtương đối 53,73%.Tổng tài sản lưu động tăng tuyệt đối 46.692 tr.đ tăngtương đối 14,73% Lợi nhuận sau thuế tăng tuyệt đối 6.063 tr.đ tăng tương

Trang 31

đối 54,48% Nguyên nhân của sự tăng lợi nhuận và tổng tài sản là do: TổngNguồn vốn tăng, tài sản lưu động tăng.

Như vậy qua các năm các chỉ tiêu: tổng tài sản, tài sản lưu động, lợinhuận sau thuế đều tăng, năm sau cao hơn năm trước Chứng tỏ công ty đãvà đang khẳng định hình ảnh vị thế của mình trong tâm trí khách hàng đồngthời công ty cũng làm ăn có hiệu quả.

Nguyên nhân của gia tăng

Bảng 4 : Doanh thu ba n ă m gần đ ây

STT Năm Doanh thu(triệu đồng) Quy đổi ra USD(triệu đô)

Sở dĩ có sự tăng doanh thu qua từng năm là do công ty đã ứng dụngcông nghệ mới vào sản xuất, tăng cường việc cung cấp các sản phẩm dịch vụmới cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau

Bảng 5: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo khoản mục.

Giá trị(Tr.đ)

Tỷ trọng(%)

Giá trị(Tr.đ)

Tỷ trọng(%)

Giá trị(Tr.đ)

Tỷ trọng(%)

Ngày đăng: 30/11/2012, 15:39

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1. Mô hình tổ chức - Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động tiêu thụ của công ty Cổ phần Viễn Thông Tin Học Bưu Điện
1. Mô hình tổ chức (Trang 26)
II. MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÁC PHÒNG BAN - Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động tiêu thụ của công ty Cổ phần Viễn Thông Tin Học Bưu Điện
II. MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÁC PHÒNG BAN (Trang 26)
Bảng 1: Một số máy đo mà công ty đã sử dụng: - Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động tiêu thụ của công ty Cổ phần Viễn Thông Tin Học Bưu Điện
Bảng 1 Một số máy đo mà công ty đã sử dụng: (Trang 28)
Bảng 2. Một số nguyên vật liệu và thị trường cung cấp chính: - Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động tiêu thụ của công ty Cổ phần Viễn Thông Tin Học Bưu Điện
Bảng 2. Một số nguyên vật liệu và thị trường cung cấp chính: (Trang 29)
Bảng 3:Kết quả kinh doanh 3 năm gần đây Đơn vị: Tr.đ - Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động tiêu thụ của công ty Cổ phần Viễn Thông Tin Học Bưu Điện
Bảng 3 Kết quả kinh doanh 3 năm gần đây Đơn vị: Tr.đ (Trang 30)
Bảng 4: Doanh thu ba năm gần đây. - Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động tiêu thụ của công ty Cổ phần Viễn Thông Tin Học Bưu Điện
Bảng 4 Doanh thu ba năm gần đây (Trang 31)
Qua bảng trên ta thấy doanh thu năm 2006 so với năm 2005 tăng tuyệt đối là 35.15 trđ tăng tương đối 2,87% - Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động tiêu thụ của công ty Cổ phần Viễn Thông Tin Học Bưu Điện
ua bảng trên ta thấy doanh thu năm 2006 so với năm 2005 tăng tuyệt đối là 35.15 trđ tăng tương đối 2,87% (Trang 31)
Bảng 6: Lợi nhuận thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ. - Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động tiêu thụ của công ty Cổ phần Viễn Thông Tin Học Bưu Điện
Bảng 6 Lợi nhuận thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ (Trang 33)
Bảng 7: Chi phí kinh doanh theo khoản mục. - Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động tiêu thụ của công ty Cổ phần Viễn Thông Tin Học Bưu Điện
Bảng 7 Chi phí kinh doanh theo khoản mục (Trang 34)
Qua bảng trên ta thấy, có sự gia tăng về doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ qua các năm - Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động tiêu thụ của công ty Cổ phần Viễn Thông Tin Học Bưu Điện
ua bảng trên ta thấy, có sự gia tăng về doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ qua các năm (Trang 38)
Bảng 9. Chi phí về bán hàng và cung cấp dịch vụ qua các năm - Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động tiêu thụ của công ty Cổ phần Viễn Thông Tin Học Bưu Điện
Bảng 9. Chi phí về bán hàng và cung cấp dịch vụ qua các năm (Trang 39)
Bảng 10: Tình hình tiêu thụ một số mặt hàng của công ty qua các năm - Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động tiêu thụ của công ty Cổ phần Viễn Thông Tin Học Bưu Điện
Bảng 10 Tình hình tiêu thụ một số mặt hàng của công ty qua các năm (Trang 40)
Bảng 11. Tình hình tiêu thụ của một số khách hàng chính của CT-IN năm 2008 - Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động tiêu thụ của công ty Cổ phần Viễn Thông Tin Học Bưu Điện
Bảng 11. Tình hình tiêu thụ của một số khách hàng chính của CT-IN năm 2008 (Trang 42)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w