1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

45 594 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM Dẫn nhập: Từ phần lý luận đã phân tích ở trên trong chương này sẽ tìm hiểu hoạt động của công ty dưới 2 vấn đề huy động vốn sử dụng vốn. Vấn đề sử dụng vốn sẽ xem xét các lĩnh vực mà công ty đang hoạt động. Từ đó tìm ra những hạn chế, phân tích nguyên nhân của những hạn chế để đưa ra những giải pháp kiến nghị. Tuy nhiên sự hoạt động này phải đặt trong bối cảnh chung của thị trường cho thuê tài chính Việt Nam, dự báo của thị trường trong những năm tới để có thể phân tích một cách chính hoạt động kinh doanh của công ty. I. TIỀM NĂNG KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN CHO THUÊ TÀI CHÍNHVIỆT NAM 1. Các qui định phápcho sự ra đời các công ty Leasing ở Việt NamViệt Nam do sự trợ giúp của Quĩ tiền tệ Quốc tế (IMF) Ngân hàng Thế giới (WB) nghiệp vụ cho thuê tài chính được đề cập vào năm 1991. Năm 1995 Ngân hàng Nhà nước ban hành qui định số 149?/ QĐ-NH5 ngày 27-5- 1995 về việc ban hành Thể lệ tín dụng thuê mua. Cuối năm 1995 lần đầu tiên một văn bản dưới luật về cho thuê tài chính của Việt Nam ra đời : Nghị định số 64/CP ngày 9-10-1995 của Chính Phủ “ Ban hành qui chế tạm thời về tổ chức hoạt động của công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam”. Theo đó Nghị định qui định: 1* Các loại hình của công ty cho thuê tài chính - Công ty cho thuê tài chính do Ngân hàng, Công ty tài chính hoặc do Ngân hàng, Công ty cho thuê tài chính cùng với doanh nghiệp khác của Việt nam thành lập. - Công ty cho thuê tài chính liên doanh giữa bên Việt nam gồm nhiều hoặc một Ngân hàng, Công ty tài chính, Doanh nghiệp khác với bên nước ngoài gồm một hoặc nhiều Ngân hàng, Công ty cho thuê tài chính, Công ty cho thuê tài chính các tổ chức tài chính quôc tế. 2* Vốn pháp định là 55 tỷ VND đối với công ty 100% vốn trong nước, 5 triệu USD đối với công ty liê doanh Công ty nươc ngoài. 3* Thời gian hoạt động không quá 70 năm. 4* Nguồn vốn hoạt động: - Vốn tự có: Vốn điều lệ, các quĩ lợi nhuận chưa chia. - Vốn vay: vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong ngoài nước, phát hành trái phiếu các giấy tờ có giá trị khác khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép. - Công ty cho thuê tài chính không được nhận tiền gửi dưới mọi hình thức. 5* Những qui định về sử dụng vốn - Không được sử dụng quá 25% vốn điều lệ để mua sắm tài sản cố định của công ty. - Nguồn vốn đi vay không được quá 20 lần vốn tự có. - Tổng giá trị tài sản cho thuê đối với một khách hàng không được vượt quá 30% vốn tự có, trường hợp vượt mức qui định phải được Ngân hàng Nhà nước chấp nhận bằng văn bản. 6* Công ty cho thuê tài chính được thực hiện các nghiệp vụ sau: - Cho thuê tài chính. - Tư vấn, nhận bảo lãnh cho khách hàng về những dịch vụ có liên quan đến nghiệp vụ cho thuê tài chính. - Thực hiện các nghiệp vụ khác khi được Ngân hàng Nhà nước các cơ quan chức năng của Nhà nước cho phép. 2. Tiềm năng của thị trường cho thuê tài chính tại Việt Nam a. Nhu cầu đổi mới máy móc thiết bị cho sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hóa đất nước. Hiện nay các doanh nghiệp nước ta đang hoạt động sản xuất kinh doanh trong một tình trạng qui mô tài sản cố định nhỏ bé, trình độ công nghệ lạc hậu so với trình độ chung của các nước trong khu vực trên thế giới. Theo đánh giá mới nhất của Bộ khoa học Công nghệ Môi trường thì thiết bị công nghệ của Việt Nam so với các nước có công nghệ trung bình tiên tiến trên thế giới như sau: - Đối với nghành cơ khí chế tạo máy lạc hậu từ 50-100 năm - Các ngành lắp ráp điện tử, ô tô, máy xây dựng, chế biến thuỷ sản lạc hậu từ một đến hai thế hệ. - Các nghành điện, dệt may lạc hậu từ 2 đên 3 thế hệ. - Các ngành đường sắt, đường bộ lạc hậu từ 3 đến 5 thế hệ. - Các nghành chế biến nông nghiệp, thực phẩm lạc hậu từ 3 đến 5 thế hệ. Theo số liệu thống kê này, qua khảo sát nhiều công ty thuộc 10 ngành (luyện kim, hoá chất, nhựa, sản xuất phân bón, công nghiệp thực phẩm, điện - điện tử .) thì ngoài một số công ty có trình độ công nghệ hiện đại trung bình của thế giới hoặc của khu vực ( lắp ráp điện tử, sản xuất sợi, dệt, thi công xây lắp, sản xuất thiết bị đo điện .) còn lại máy móc thiết bị dây chuyền sản xuất lạc hậu so với thế giới từ 10 đến 20 năm, thậm chí 30 năm như sản xuất phôi thép, cơ khí. Trình độ cơ khí hoá, tự động hoá dưới 10% (trong chế biến thuỷ sản). Hao mòn hữu hình từ 30% đến 50%, điều đáng ngạc nhiên là 38% ở dạng thanh lý những vẫn còn được sử dụng, 52% đã qua sửa chữa. ( Theo báo Hà nội mới 3-2001, bài Doanh nghiệp: chiến lược, sách lược, thực thi) Còn theo một báo cáo thống kê của Ngân hàng thế giới về công nghệ của 10 ngành công nghiệp quan trọng tại Việt Nam Ngành công nghiệp Những năm 60-70 (%) Những năm 80 (%) Những năm 90 (%) 1. Thiết bị xây dựng 80,0 18,2 1,8 2. Thực phẩm 65,5 25,0 9,5 3. Dệt 57,4 38,3 4,3 4. May mặc 28,6 51,0 20,4 5. Nhựa 54,4 40,6 5,0 6. Hoá chất 44,4 40,0 15,6 7. Dày, giép 43,8 43,7 12,5 8. In ấn 28,0 56,0 16,0 9. Thiết bị điện 14,3 57,1 28,6 10. Thuốc lá _ 20,0 80,0 Đa số các doanh nghiệp nước ta thuộc loại vừa nhỏ, số doanh nghiệp có qui mô tài sản cố định trên 10 tỷ đồng chỉ chiếm 17% tổng số các doanh nghiệp. Loại doanh nghiệp có qui mô tài sản cố định từ 1 tỷ đến 10 tỷ đồng chiếm 58% còn lại có qui mô dưới 1 tỷ chiếm 25%. Hơn nữa máy móc, thiết bị chỉ chiếm tỷ trọng 26% giá trị của tài sản cố định, nhà xưởng chiếm 36%. Phần còn lại (38%) là các loại tài sản cố định khác như các loại xe tải, ô tô hay các loại sản khác không sử dụng được vào sản xuất. Với công nghệ lạc hậu, máy móc thiết bị cũ kỹ như vậy đã tạo ra những sản phẩm không có sức cạnh tranh với hàng ngoại nhập, chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế khu vực. Điều đó đã đẩy giá thành sản phẩm lên cao cho dù giá nhân công ở nươc ta thuộc loại thấp trong khu vực. Một số mặt hàng như: sắt thép, phân bón, kính xây dựng . có mức giá cao hơn hàng nhập cùng loại từ 20 - 40%, riêng đường thô còn cao hơn nữa. Trong năm 2001 nếu Trung Quốc ra nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thì với tính cạnh tranh thấp, các sản phẩm cùng loại của Việt Nam, cùng xuất vào một thị trường thì hàng Việt Nam sẽ khó lòng cạnh tranh. Chúng ta cũng đã ký kết Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEFT) để thực hiện khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), năm 2003 trong tổng số 6210 dòng thuê sẽ có khoảng 66,76% dòng thuế thực hiện CEPT có mức thuế suất 0-5% đến năm 2006 sẽ có khoảng 32,96% dòng thuế có mức thuế suất 0%. Trong khi đó hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam ASEAN lại có những tương đồng thì với những Doanh nghiệp như vậy liệu chúng ta có đủ sức trong cuộc đua “tàn bạo” sắp tới không Với tình trạng máy móc thiết bị bối cảnh tình hình chung như trên cho thấy rõ nhu cầu đổi mới trang thiết bị là cấp thiết. Đại hội Đảng lần thứ VIII đã vạch ra “ Mục tiêu công nghiệp hoá là biến nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh” Như vậy để hoàn thành mục tiêu này từ nay đến năm 2020, theo tính toán tỷ lệ tăng trưởng bình quân phải từ 9- 10%, nhưng sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á những khó khăn từ các nguồn vốn đầu tư nước ngoài chúng ta dự đoán tỷ lệ tăng trưởng chỉ vào khoảng từ 6-7%. Theo các chuyên gia thuộc viện phát triển Quốc tế Havard thì để tăng trưởng 1% thu nhập quốc dân thì lưọng đầu tư phải tăng từ 3-4% GDP. Như vậy để đạt mức tăng trưởng nói trên thì hàng năm lượng vốn đầu tư phải đạt tối thiểu 15% GDP.tức là khoảng 4-5 tỷ USD. Bằng hình thức kinh doanh cho thuê thiết bị, các công ty cho thuê Leasing quốc tế sẽ gián tiếp cung cấp vốn đầu tư với lãi xuất thấp công nghệ mới vào nước ta. Do các thiết bị tài sản thuộc quyền sở hữu của họ nên việc nhập thiết bị vào Việt Nam sẽ được họ cân nhắc kỹ lưỡng. Bởi việc nhập thiết bị, giá cả, các điều kiện dịch vụ kèm theo còn phụ thuộc vào người thuê. Mặt khác, để đảm bảo thu hồi được vốn, các công ty Leasing quốc tế thường hỗ trợ các doanh nghiệp thuê thiết bị của họ về mặt quản trị sử dụng các thiết bị này một cách hiệu quả. Các chuyên gia thuộc viện phát triển Quốc tế Havard đã khuyến cáo Việt nam cần phát triển các Công ty cho thuê tài chính trước khi cho phép các Ngân hàng nước ngoài cạnh tranh tự do với hệ thống tài chính trong nước, vì để tạo được môi trường cho sự cạnh tranh trong lĩnh vực Ngân hàng đòi hỏi phải có thời gian chuẩn bị khá lâu. Bối cảnh kinh tế xã hội nhất là nhu cầu về vốn, thiết bị, công nghệ cho nền sản xuất là những tiền đề cần thiết thúc đẩy việc hoàn thiện các cơ sở pháp kỹ thuật cho hoạt động Leasing phát triển mạnh mẽ ở Việt nam. b. Những hạn chế của các nguồn vốn đầu tư. Các nguồn vốn có thể đầu tư để có thể đổi mới máy móc thiết bị ở các doanh nghiệp: Nguồn vốn từ ngân sách, nguồn vốn tự có quĩ khấu hao để lại, nguòn vốn từ nước ngoài các nguồn vốn vay từ các Ngân hàng Thương mại  Nguồn vốn từ ngân sách: đây là khoản vốn của Nhà nước cấp cho các doanh nghiệp mà chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động công ích, các doanh nghiệp thuộc các nghành then chốt xây dựng cơ sở hạ tầng. Hiện nay số vốn nhận được từ nguồn này thường rất chậm, không đầy đủ số lượng thấp.  Nguồn vốn tự có bổ sung khấu hao tài sản để lại: như ở các phần trên đã phân tích doanh nghiệp Việt nam không mấy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả nên lợi nhuận để tái đầu tư không đáng là bao, máy móc thiết bị thì lạc hậu, giá trị thấp, số tiền khấu hao không đủ khả năng để tái đầu tư mua sắm thiết bị hiện đại.  Nguồn huy đông từ thị trường vốn trong nươc nước ngoài: hiện nay ở Việt nam mới hình thành 2 trung tâm giao dịch chứng khoán, với hầu hết các doanh nghiệp Việt nam hoạt động với qui mô nhỏ, hiệu quả kinh tế chưa cao nên việc tham gia vào thị trường vốn là rất khó khăn. Đối với huy động vốn từ nước ngoài thông qua con đường đầu tư gián tiếp trực tiếp của các doanh nghiệp cũng rất hạn chế: - Nguồn vốn đầu tư gián tiếp: trong nhiều năm qua nhiều nước tổ chức quốc tế đã viên trợ cho ta một khối lượng đáng kể về hàng hoá, vật tư, thiết bị chuyển giao công nghệ, nguồn này đã góp phần không nhỏ trong việc phát triển nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên nguồn vốn này cũng mang nhiều nhược điểm: Việt nam mới mở cửa, kinh nghiệm trình độ quản lý còn nhiều hạn chế gây nên việc sử dụng vốn kém hiệu quả. Việc huy động quá mức các nguồn vốn nước ngoài gây ra sự mất khả năng trả nợ của nền kinh tế trong tương lai. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á vừa qua là một ví dụ rõ nét về việc vay vốn nước ngoài những đầu tư bất hợp lý dẫn đến không thể trả nổi những khoản vốn đầu tư nước ngoài đã quá lớn. Với nguồn vốn này chủ yếu đầu tư vào các cơ sở hạ tầng mang tính chất quốc gia còn các doanh nghiệp vừa nhỏ thì ít có khả năng vay được từ nguồn vốn này. - Nguồn vốn đầu tư trực tiếp chủ yếu thông qua hình thức liên doanh. Bằng hình thức này trong thời gian qua đã giúp cho nền kinh tế phát triển đáng kể. Tuy nhiên nền kinh tế Việt nam cũng bị thiệt hại không nhỏ do việc nhập thiết bị cũ lạc hậu. Tính đến hết năm 1996 có khoảng 8 tỷ USD vốn nước ngoài đầu tư vào Việt nam, trong đó tổng giá trị công nghiệp ước tính khoảng 4 tỷ USD. Nhìn lại những thiết bị công nghệ đã nhập sử dụng trong các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể thấy là những thiết bị cũ, công nghệ cũ, lạc hậu được chế tạo từ trước những năm 1980 nên một số nhập về không thể sử dụng được, một số khác sử dụng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Theo các chuyên gia của Bộ thương mại, Bộ kế hoạch đầu tư việc mua trang thiết bị của Việt nam thường cao hơn giá trị thị trường từ 10- 15%.  Những hạn chế của nguồn vốn vay từ các ngân hàng: hầu hết các nguồn vốn hoạt động của các doanh nghiệp hiện nay là nguồn vốn vay Ngân hàng tuy nhiên điều kiện vay rất ngặt nghèo - Các doanh nghiệp ( trừ doanh nghiệp nhà nước ) phải có tài sản thế chấp - Các doanh nghiệp muốn vay ngân hàng phải kinh doanh có hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh có uy tín đối với Ngân hàng. - Các dự án vay vốn đều phải có tỷ lệ vốn tham gia Các doanh nghiệp vừa nhỏ đặc biệt là các doanh nghiệp vừa mới thành lập để đủ điều kiện như trên là rất khó khăn. Hơn nữa việc tính toán thu nợ tiền vay của Ngân hàng cũng chưa hợp lý. Ngân hàng chỉ áp dụng một cách tính duy nhất là thu nợ hàng tháng bao gồm gốc chia đều cho các kỳ hạn, lãi thu trên số dư còn lại. Cách tính thu nợ tiền vay cho thấy: thời gian đầu mới đi vào sản xuất máy móc thiết bị chưa thể sản xuất theo công suất thiết kế bình quân như đã tính ở dự án, sản phẩm sản xuất ra thấp, doanh thu thấp thì Ngân hàng lại thu nợ nhiều ( Do lãi kỳ đầu lớn ) còn những kỳ sau khi sản xuất đã ổn định, năng suất cao thì ngân hàng lại thu nợ ít. 3.Trong thời điểm hiện nay tương lai ở Việt nam cho thuê tài chính có những ưu điểm gì ? Trong những thập kỷ trước, cho thuê tài chính đã phát triển lên tới hàng trăm tỷ USD. Hiên nay cho thuê tài chính chiếm một phần lớn cho chi phí vốn của nhiều quốc gia. Sự phát triển nhảy vọt của cho thuê tài chính đã chứng tỏ những lợi ích lớn mà nó đem lại. Những ưu điểm của cho thuê tài chính sẽ khắc phục được những nhược điểm của các nguồn vốn đầu tư ỏ Việt nam, thực sự trở thành một kênh dẫn vốn hữu hiệu đến các doanh nghiệp. a. Lợi ích quốc gia Cho thuê tài chính là nguồn trung dài hạn quan trọng. Nhiều dự án khác nhau đã chứng tỏ vai trò quan trọng của hoạt động cho thuê tài chính trong việc tạo lập các nguồn vốn đầu tư cơ bản dù nó là một doanh nghiệp vừa nhỏ hay các công ty lớn. - Nghiệp vụ cho thuê tài chính là phương tiên hữu hiệu phân bổ các nguồn vốn hạn hẹp cho việc đầu tư cơ bản mới. Bằng việc đầu tư trực tiếp vào mua sắm thiết bị mới, các công ty cho thuê tài chính tránh được việc Ngân hàng hay các tổ chức tài chính khác mắc phải là việc người vay vốn sử dụng vốn vay vào các mục đích không ưu tiên hoặc không đem lại lợi nhuận. - Hoạt động cho thuê tài chính góp phần thu hút vốn đầu tư nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho nền kinh tế. Việc tài trợ bằng cho thuê tài chính tạo ra sự đa dạng vốn cho nền kinh tế, làm tăng mức độ cạnh tranh trong hoạt động của các tổ chức tài chính, qua đó không những tăng cường việc huy động vốn cho nền kinh tế mà còn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế. - Nghiệp vụ cho thuê tài chính có chức năng hỗ trợ bán hàng nhằm hỗ trợ các hoạt động bán thiết bị của nhà cung cấp, nghiệp vụ cho thuê tài chính đã giúp đỡ các nhà sản xuất máy móc nội địa thông qua việc giới thiệu hệ thống cho thuê của người bán hàng hoá. - Nghiệp vụ cho thuê tài chính hỗ trợ cho công cuộc hiện đại hoá công nghiệp, trợ giúp thực hiện chính sách công nghiệp thuế khoá. Các công ty cho thuê tài chính có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc tài trợ của các doanh nghiệp vừa nhỏ. Ngoài ra nghiệp vụ này cũng trợ giúp cho việc cơ cấu hoá lại các doanh nghiệp vừa nhỏ thông qua việc cấp vốn cho khu vực sản xuất. b. Những lợi ích đối với người thuê Tiện ích của cho thuê tài chính đối với người thuê bao gồm - Người thuê có gia tăng năng lực sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Thông qua cho thuê tài chính, các doanh nghiệp đi thuê mặc dù gặp khó khăn về vốn hoặc không đủ tài sản, uy tín đảm bảo để vay vốn Ngân hàng, vẫn có thể sử dụng được máy móc thiết bị, tăng năng lực sản xuất. Tham gia vào dịch vụ cho thuê tài chính, doanh nghiệp sẽ hạn chế sử dụng tới nguồn vốn của mình để mua sắm thiết bị. Vì thế họ có thể chuyển số tiền cần thiết đó sang một công việc cần thiết hơn. Bằng việc thuê tài chính, doanh nghiệp sẽ duy trì được vốn lưu động các nhu cầu tài trợ cho dự án. Vốn của doanh nghiệp không bị đọng vào tài sản, doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả. - Cho thuê tài chính hạn chế việc sử dụng máy móc thiết bị lạc hậu. Hiện nay việc phát triển cải tiến kỹ thuật máy móc thiết bị, công nghệ được thực hiện rất nhanh chóng trong nền kinh tế. Thông qua cho thuê tài chính, doanh nghiệp có thể hạn chế được rủi ro sử dụng máy móc, thiết bị lạc hậu nhằm nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm có điều kiện cạnh tranh trên thị trường. - Cho thuê tài chính là nghiệp vụ tài trợ mang tính chất linh hoạt. Trong nghiệp vụ cho thuê tài chính, người thuê có khả năng tối đa trong việc lựa chọn hoặc mua lại, hoặc tiếp tục thuê, hoặc trả lại tài sản thuê. Nghiệp vụ cho thuê tài chính giúp doanh nghiệp tránh được phiền phức liên quan tới sửa chữa thiết bị ( bảo dưỡng, bảo hiểm…). Nhiều doanh nghiệp thích đi thuê thiết bị hơn là mua sắm thiết bị vì cho thuê tài chính làm thoả mãn nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp. Hoàn tất các thủ tục rườm rà khác, doanh nghiệp cho thuê có lợi. Trong thực tế, cơ cấu thanh toán linh hoạt ( thanh toán đều đặn theo kỳ, theo mùa vụ hay tuỳ theo thoả thuận ). Số tiền thuê thiết bị được xác định ngay từ ban đầu. Điều này giúp người thuê chủ động trong việc tạo lập kế hoạch tài chính. Tiền thuê thiết bị có thể điều chỉnh cho phù hợp với thu nhập do sử dụng thiết bị, qua đó tạo ra loại hình đầu tư tự cấp vốn, với thời hạn thanh toán phù hợp với tuổi thọ thiết bị. Điều này đặc biệt phù hợp trong điều kiện thiết bị không sinh lời thường xuyên do loại hình kinh doanh theo thời vụ hoặc có sự chậm trễ trong phân phối sản phẩm. - Cho thuê tài chính cung cấp một dịch vụ hoàn chỉnh tiện ích cho người đi thuê. Người thuê có thể được cung cấp rất nhiều dịch vụ khác. Người thuê có thể được cung cấp rất nhiều dịch vụ khác ngoài việc tài trợ thiết bị. Chi phí cho dịch vụ này được đưa vào thanh toán định kỳ cùng với tiền thuê thiết bị. Việc cho thuê tài chính có thể tạo cho người thuê hợp đồng với người cho thuê, người cung cấp các dịch vụ như: bảo dưỡng thiết bị, trả thuế tài sản, bảo hiểm thiết bị…với một giá ưu đãi. c. Đối với công ty cho thuê tài chính Tham gia vào phương thức tài trợ này, Công ty cho thuê tài chính được những thuận lợi sau: - Cho thuê là hình thức tài trợ có mức độ an toàn cao. + Do quyền sở hữu tài sản cho thuê vẫn thuộc người cho thuê nên họ có quyền kiểm tra, giám sát việc sử dụng tài sản. Nếu có những biểu hiện đe doạ sự an toàn cho giao dịch cho thuê tài chính đó, người cho thuê có thể thu hồi tài sản ngay lập tức. Nhờ vậy họ tránh được những thiệt hại mất vốn tài trợ. Trong khi đó đối với nhiều hình thức tài trợ khác, người tài trợ khó có thể thực hiên được các biện pháp này. + Khi tiến hành tài trợ thông qua hoạt động cho thuê sẽ đảm bảo cho khoản tiền tài trợ được sử dụng đúng mục đích mà người tài trợ yêu cầu. Nhờ vậy đảm bảo khả năng tài trợ của người thuê + Do tài trợ tài sản bằng hiện vật nên hạn chế được ảnh hưởng của lạm phát, không làm “ teo “ dần khoản vốn tài trợ. + Hoạt động cho thuê tài chính giúp người cho thuê không bị khó khăn về khả năng thanh khoản do tiền cho thuê vốn được thu hồi dựa trên hiệu quả hoạt động của tài sản. - Công ty cho thuê tài chính cung cấp, giới thiệu sản phẩm của nhà cung cấp. Khi người cho thuê cung cấp dịch vụ cho thuê, nhà xuất nhập khẩu cũng tham gia. Khi đó nếu thoả thuận đạt được kết quả cũng như việc thanh toán cho nhà thiết bị hoàn tất thì điều này tạo thêm một quan hệ làm ăn giữa người cho thuê nhà cung cấp. Đặc biệt khi người cho thuê là nhà sản xuất, nhà sản xuất tài trợ cho thuê sản phẩm của mình có thể đối với các đối thủ cạnh tranh có thể thuyết phục khách hàng chọn sản phẩm của mình vì những thuận lợi đưa ra. - Các tài liệu trong nghiệp vụ cho thuê tài chính đơn giản hoá. Tất cả các thủ tục trong hoạt động cho thuê tài chính đều đi thẳng vào vấn đề cho cả người cho thuê người đi thuê vì vậy nó tránh được việc phức tạp so với việc vay vốn. Hồ sơ cho thuê thường là hồ sơ chuẩn nhằm tránh tình trạng phức tạp như việc đi vay Ngân hàng. Hợp đồng cho thuê máy móc thiết bị thường được thực hiên nhanh chóng bởi người cho thuê không cần thẩm định chi tiết như các loại hình tín dụng khác. 4. Dự báo về thị trường cho thuê tài chính trong những năm tới Sau nhiều năm đổi mới Việt Nam đã chuyển từ một nền kinh tế tập trung dựa vào bao cấp của nhà nước sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó lĩnh vực nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam năm 2000 gấp 2,5 lần năm 1985 với mức tăng bình quân hàng năm đạt 6,3% từ năm 1986 đến năm 2000 khoảng 7,6% trong thập kỷ vừa qua. Thu nhập bình quân tính theo đầu người năm 2000 đạt 375USD. Giá trị sản xuất công nghiệp trung bình hàng năm tăng 13,5% trong giai đoạn 1996- 2000 trong đó năm 2000 đạt mức tăng cao nhất 15,7%. Tỷ trọng công nghiệp trong GDP tăng từ 29,73% năm 1996 lên 36,6% năm 2000. Tính đến cuối năm 2000 có 7000 công ty từ 66 nước khu vực đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, với số vốn lớn hơn 15 tỷ USD trong 2290 dự án số vốn đăng ký vào các dự án chưa thực hiện được là 35,5% [...]... Năm công ty cho thuê tài chính của Việt nam Công ty cho thuê tài chính của Ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn : gồm hai công ty Công ty cho thuê tài chính của Ngân hàng Công thương Việt nam Công ty cho thuê tài chính của Ngân hàng Ngoại thương Việt nam Công ty cho thuê tài chính của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Sự ra đời của các công ty này khẳng định tiềm năng là tiền đề phát triển của. .. chức hoạt động của công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam Thực hiện qui định này, hiện nay ở Việt nam đã có 9 công ty cho thuê tài chính - - Hai công ty tài chính 100% vốn nước ngoài Công ty KEXIM LEASING COMPANY Công ty VENA LEASING COMPANY Hai công ty liên doanh Việt nam - nước ngoài Công ty VINALESE ( Công ty cho thuê tài chính Việt Nam ) Công ty VILC ( Công ty cho thuê tài chính quốc tế Việt Nam. .. đốc Ngân hàng Nhà nước Việt nam ra quyết định số 53/98QĐ-NHNN5 thành lập công ty cho thuê tài chính Ngân hang Công thương Việt nam Tại điều 2 quyết định này qui định : Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Công thương Việt nam là một pháp nhân, là doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập của Ngân hàng Công thương Việt nam, được Ngân hàng Công thương Việt nam cấp vốn điều lệ, có quyền tự chủ kinh doanh. .. tục thực hiện các nghiệp vụ được giao còn chuẩn bị một cơ sở vật chất điều kiện để thành lập công ty cho thuê tài chính * Ngày 29-10-1996, theo giấy phép số 01/GP-CTCTTC của Ngân hàng Nhà nước Việt nam Công ty cho thuê tài chính quốc tế Việt nam ra đời (VILC) Công ty cho thuê tài chính VILC là liên doanh giữa Ngân hàng Công thương Việt nam với công ty cho thuê tài chính quốc tế (IFC), Ngân hàng. .. dụng thuê mua – tiền thân của công ty cho thuê tài chính ngoài việc tiếp tục thực hiên các nghiệp vụ được giao còn chuẩn bị mọi cơ sở vật chất điều kiện để thành lập công ty cho thuê tài chính Ngày 26/1/1998 Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt nam ra quyết định số 53/1998/QĐ-NHNN5 về việc thành lập Công ty cho thuê tài chính Ngân Hàng Công thương Việt Nam - Tên tiếng Việt: Công ty cho thuê tài chính Ngân. .. mỗi công ty phải tính rất kỹ giá cả mà cụ thể là phí cho thuê của các công ty khác Hiện nay, các công ty cạnh tranh nhau rất quyết liệt thông qua phí cho thuê uy tín của ngân hàng mẹ Đến thời điểm đầu tháng 5 năm 2001, nhiều Công ty đã hạ phí cho thuê với khách hàng truyền thống xuống bằng sàn lãi suất cho vay trung dài hạn của Ngân hàng mẹ II CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM. .. tế công ty này vẫn chưa đi vào hoạt động Ngày 14-7-1998, Công ty cho thuê tài chính I được thành lập theo quyết định số 238/1998/QĐ-NHNN5 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt nam, với số vốn điều lệ 65 tỷ, công ty chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1-1-1999 Công ty này hoạt động chủ yếu từ Huế trở ra Công ty cho thuê tài chính II được thành lập sau đó vào ngày 27-8-1998 hoạt động chủ yếu từ Quảng Nam. .. Bản (NCB), Ngân hàng Ngoại thương Pháp (BFCE), công ty cho thuê tài chính Hàn Quốc (KILC) Đây cũng là công ty cho thuê tài chính liên doanh quốc tế đầu tiên ở Việt nam được cấp giấy phép hoạt động VILC có thời gian hoạt động 50 năm, vốn hoạt động 5 triệu USD, trong đó phía Việt nam góp 19%, IFC 15%, BFCE 17% KILC 32% Công ty này đặc biệt chú trọng đến các doanh nghiệp vừa nhỏ của Việt nam * Ngày... thuê tài chính 100% vốn Việt Nam là 462 tỷ VND (chiếm 45% trong tổng doanh số cho thuê) còn doanh số cho thuê của các công ty cho thuê tài chính có vốn đầu tư nước ngoài là 603 tỷ VND (chiếm 55% tổng doanh số cho thuê) Có thể cụ thể tình hình hoạt động khả năng cạnh tranh qua bảng sau Đơn vị : Tỷ VND Công ty Cho thuê tài chính Dư nợ Công ty CTTC NH ĐT&PT VN 126 Công ty CTTC NHNN&PTNT -Công ty CTTC... loại tài sản cho thuê hạot động quảng cáo, khuyếch trương Chiến lược khách hàng : Hiện nay công ty cho thuê tài chính Ngân hàng công thương Việt Nam đều chưa xây dựng được một chiến lược khách hàng cụ thể cho hoạt động cho thuê của công ty Điều nay gây rất nhiều khó khăn, bởi ngày nay không một doanh nghiệp nào lại không gắn việc kinh doanh của mình với thị trường Để việc kinh doanh tiến triển . Công ty cho thuê tài chính của Ngân hàng Công thương Việt nam Công ty cho thuê tài chính của Ngân hàng Ngoại thương Việt nam Công ty cho thuê tài chính của. Việt Nam ) - Năm công ty cho thuê tài chính của Việt nam Công ty cho thuê tài chính của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn : gồm hai công ty Công

Ngày đăng: 28/09/2013, 13:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Có thể cụ thể tình hình hoạt động và khả năng cạnh tranh qua bảng sau                                                            Đơn vị : Tỷ VND - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
th ể cụ thể tình hình hoạt động và khả năng cạnh tranh qua bảng sau Đơn vị : Tỷ VND (Trang 16)
Hoạt động cho thuê tài chính dưới góc độ loại hình doanh nghiệp - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
o ạt động cho thuê tài chính dưới góc độ loại hình doanh nghiệp (Trang 24)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w