1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐIỀU TRA kỹ THUẬT TRỒNG cây sứ THÁI TRONG sản XUẤT tại THỊ xã SA đéc, TỈNH ĐỒNG THÁP và KHẢO sát ẢNH HƢỞNG của NAA lên sự RA rễ của CÀNH GIÂM cây sứ t

63 227 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 711,52 KB

Nội dung

TRONG SẢN XUẤT TẠI THỊ XÃ SA ĐÉC, TỈNH ĐỒNG THÁP VÀ KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA NAA LÊN SỰ RA RỄ CỦA CÀNH GIÂM CÂY SỨ THÁI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: HOA VIÊN CÂY CẢNH Cần Thơ, 20

Trang 1

KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN THANH TÚ

ĐIỀU TRA KỸ THUẬT TRỒNG CÂY SỨ THÁI

(Adenium obesum (Forssk.) Roem Et Sch.) TRONG SẢN

XUẤT TẠI THỊ XÃ SA ĐÉC, TỈNH ĐỒNG THÁP VÀ

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA NAA LÊN

SỰ RA RỄ CỦA CÀNH GIÂM CÂY SỨ THÁI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: HOA VIÊN CÂY CẢNH

Cần Thơ, 2012

Trang 2

ii

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN SINH LÝ – SINH HÓA

Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Hoa Viên Cây Cảnh với đề tài:

“ĐIỀU TRA KỸ THUẬT TRỒNG CÂY SỨ THÁI (Adenium obesum (Forssk.)

Roem Et Sch.) TRONG SẢN XUẤT TẠI THỊ XÃ SA ĐÉC, TỈNH ĐỒNG THÁP

VÀ KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA NAA LÊN

SỰ RA RỄ CỦA CÀNH GIÂM CÂY SỨ THÁI”

Do sinh viên Nguyễn Thanh Tú thực hiện và đề nạp

Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét

Cần Thơ, ngày … tháng năm 2012

Cán bộ hướng dẫn

PGs.Ts Nguyễn Minh Chơn

Trang 3

iii

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN SINH LÝ – SINH HÓA

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn với đề tài:

““ĐIỀU TRA KỸ THUẬT TRỒNG CÂY SỨ THÁI (Adenium obesum (Forssk.)

Roem Et Sch.) TRONG SẢN XUẤT TẠI THỊ XÃ SA ĐÉC, TỈNH ĐỒNG THÁP

VÀ KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA NAA LÊN

SỰ RA RỄ CỦA CÀNH GIÂM CÂY SỨ THÁI”

Do sinh viên Nguyễn Thanh Tú thực hiện và bảo vệ trước hội đồng

Luận văn đã được hội đồng chấp thuận và đánh giá ở mức:………

Ý kiến hội đồng: ………

………

………

DUYỆT CỦA KHOA Trưởng khoa Nông Nghiệp & SHƯD

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2012 Thành viên 1 Thành viên 2 Thành viên 3 ……… ……… ………

Trang 4

iv

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân và Thầy hướng dẫn Các

số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào trước đây

Tác giả luận văn (ký tên)

Nguyễn Thanh Tú

Trang 5

v

TIỂU SỬ CÁ NHÂN

1 SƠ LƯỢC VỀ LÝ LỊCH

Họ và tên: Nguyễn Thanh Tú Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 20/5/1990

Nơi sinh: Huyện Long Phú, Tỉnh Sóc Trăng

Dân tộc: Kinh

Tôn giáo: Không

Địa chỉ: 88/5, Ấp 5 Thị Trấn Long Phú, Huyện Long Phú, Tỉnh Sóc Trăng

2 QUÁ TRÌNH HỌC TẬP

1996 – 2001 : Trường Tiểu Học Long Phú A

2001 – 2005 : Trường Trung Học Cơ Sở Lương Định Của

2005 – 2008 : Trường Trung Học Phổ Thông Lương Định Của

2008 – 2012 : Vào trường Đại Học Cần Thơ năm 2008, học ngành Hoa Viên Cây Cảnh, khóa 34 Tốt nghiệp Kỹ Sư Nông Nghiệp chuyên ngành Hoa Viên Cây Cảnh năm 2012

Cần Thơ, ngày tháng năm 2012 Người khai

Nguyễn Thanh Tú

Trang 6

vi

LỜI CẢM TẠ

Xin gửi lời yêu thương và cảm ơn sâu sắc nhất đến cha mẹ và những người thân yêu

đã luôn yêu thương, che chở và dạy dỗ con nên người

Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy Nguyễn Minh Chơn đã tận tình hướng dẫn, dạy dỗ và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp

Chân thành cảm tạ thầy cố vấn học tập thầy Phạm Phước Nhẫn, cô Lê Minh Lý cùng toàn thể quý Thầy Cô khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng về những kiến thức

mà quý Thầy Cô đã truyền dạy cho em trong suốt thời gian học tập tại trường

Gởi lời cảm ơn đến Thầy Lê Văn Hai, Thầy Nguyễn Trọng Cần, anh Nguyễn Hùng Binh, cùng các anh chị và các bạn sinh viên đang thực hiện luận văn ở Bộ môn Sinh

Lý – Sinh Hóa, các bạn Hứa Bảo Khanh, Nguyễn Thị Mỹ Nương, Nguyễn Thanh Trúc, Nguyễn Thị Bé Năm, Lê Thu Ngọc, Lê Thị Thùy An cùng các bạn lớp Hoa Viên Cây Cảnh khóa 34 đã đóng góp, động viên và giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập

và thực hiện đề tài

MỤC LỤC

Trang 7

vii

Trang

Trang phụ bìa i

Lời cam đoan iii

Tiểu sử cá nhân iv

Lời cảm tạ v

Mục lục vi

Danh sách bảng ix

Danh sách hình x

Bảng chữ viết tắt xii

Tóm lược xiii

Phụ lục xiv

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2

1.1 NGUỒN GỐC CÂY SỨ THÁI 2

1.2 PHÂN LOẠI KHOA HỌC 2

1.3 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CÂY SỨ THÁI 2

1.3.1 Rễ cây Sứ Thái 2

1.3.2 Thân cây Sứ Thái 3

1.3.3 Lá của cây Sứ Thái 3

1.3.4 Hoa của cây Sứ Thái 4

1.3.5 Quả 5

1.3.6 Hạt 5

1.4 KỸ THUẬT TRỒNG CÂY SỨ 6

1.4.1 Đất 6

1.4.2 Môi trường thích hợp với cây Sứ Thái 6

1.4.3 Dinh dưỡng cho cây Sứ Thái 6

1.5 CÁC PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH CÂY TRỒNG 7

1.6 ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG CHO CÀNH GIÂM 8

Trang 8

viii

1.7 CƠ SỞ SINH HỌC CỦA PHƯƠNG PHÁP GIÂM CÀNH 9

1.8 MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA NAPTHALENE ACETIC ACID (NAA) TRONG GIÂM CÀNH 10

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 12

2.1 PHƯƠNG TIỆN 12

2.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm 12

2.1.2 Vật liệu và phương tiện thí nghiệm 12

2.1.3 Hoá chất dùng trong thí nghiệm 12

2.2 PHƯƠNG PHÁP 12

2.2.1 Điều tra và đánh giá kỹ thuật trồng cây Sứ Thái ở thị xã Sa Đéc 12

2.2.2 Ảnh hưởng của NAA lên sự ra rễ của cành giâm cây Sứ Thái 14

2.2.3 Cách xử lý kết quả 15

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 17

3.1 ĐIỀU TRA VÀ ĐÁNH GIÁ KỸ THUẬT TRỒNG CÂY SỨ THÁI TẠI THỊ XÃ SA ĐÉC, TỈNH ĐỒNG THÁP 17

3.1.1.1 Khái quát khu vực điều tra 17

3.1.1.2 Tình hình phân bố diện tích và kinh nghiệm trồng cây Sứ Thái 17

3.1.1.3 Kỹ thuật trồng 19

3.1.2 Kết quả điều tra đặc điểm hình thái các giống Sứ Thái 24

3.1.2.1 Ghi nhận tổng quát quá trình điều tra và khảo sát 24

3.1.2.2 Lá Hoa Sứ 25

3.1.2.3 Hoa và các thành phần khác 27

3.1.3 Kết quả điều tra đặc điểm hình thái một số giống Sứ Thái 28

3.1.3.1 Giống Sứ Ánh Dương (Adenium somalense R var Somalense) 28

3.1.3.2 Giống Sứ Thần Tài (Adenium somalense R var Somalense) 29

3.1.3.3 Giống Sứ Ông già Noel (Adenium oleifolium) 30

3.1.3.4 Giống Sứ trắng một lớp (Adenium bohemianum) 31

3.1.3.5 Giống Sứ trắng hai lớp (Adenium bohemianum) 32

Trang 9

ix

3.2 HIỆU QUẢ CỦA NAPHTHALENE ACETIC ACID LÊN CÀNH GIÂM CÂY SỨ

THÁI 35

3.2.1 Ảnh hưởng của Napthalene Acetic Acid lên lên tỷ lệ cành ra rễ cành giâm 35

3.2.2 Ảnh hưởng của Napthalene Acetic Acid lên số rễ của cành giâm 36

3.2.3 Ảnh hưởng của Napthalene Acetic Acid lên chiều dài rễ của cành giâm……… ……….37

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 39

4.1 KẾT LUẬN 39

4.2 ĐỀ NGHỊ 39

TÀI LIỆU THAM KHẢO 40

Trang 10

x

DANH SÁCH BẢNG

Bảng Tựa bảng Trang

Bảng 3.1 Kinh nghiệm trồng cây Sứ Thái Tại khu vực điều tra ……… 18

Bảng 3.2 Lượng phân sử dụng cho cây Sứ Thái trong khu vực được điều tra … 20

Bảng 3.3 Các biện pháp xử lý ra hoa được áp dụng trong khu vực được điều tra …22

Bảng 3.4 Một số dịch hại phổ biến trên cây Sứ Thái tại khu vực điều tra……… 23

Bảng 3.5 Các giống hoa sứ được khảo sát và phân nhóm 25

Bảng 3.6 Lá của 5 giống Sứ Thái được khảo sát………… … ……… … 27

Bảng 3.7 Hoa của 5 giống Sứ Thái Lan được khảo sát………… ……… 28

Bảng 3.8 Đặc điểm nhận dạng các giống hoa Sứ 34

Bảng 3.9 Ảnh hưởng của Napthalene Acetic Acid lên tỷ lệ ra rễ của cành giâm cây Sứ Thái 35

Bảng 3.10 Ảnh hưởng của Napthalene Acetic Acid lên số rễ của cành giâm cây Sứ Thái 36

Bảng 3.11 Ảnh hưởng của Napthalene Acetic Acid lên chiều dài rễ của cành giâm cây Sứ Thái……… 38

Trang 11

xi

DANH SÁCH HÌNH

Hình Tựa hình Trang

Hình 1.1 Những cây Sứ Thái có bộ rễ đẹp 3

Hình 1.2 Lá của cây Sứ Thái 4

Hình 1.3 Cấu tạo bên trong hoa của cây Sứ Thái 5

Hình 1.4 Quả của cây Sứ Thái 5

Hình 1.5 Hạt của cây Sứ Thái ……… 6

Hình 1.6 Công thức phân tử NAA (Napthalene acetic acid) 10

Hình 2.1 Cách đo chiều dài lá 13

Hình 2.2 Cách đo chiều rộng lá 13

Hình 2.3 Cách đo chiều dài hoa khi nở 13

Hình 2.4 Cách đo đường kính hoa khi nở 14

Hình 2.5 Cành giâm cây Sứ nhúng trong dung dịch NAA 15

Hình 2.6 Cách đo chiều dài rễ 15

Hình 3.1 Bản đồ hành chính Thị Xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp 17

Hình 3.2 Tình hình phân bố diện tích trồng cây Sứ Thái 18

Hình 3.3 Nguồn gốc giống cây Sứ Thái 19

Hình 3.4 Tỷ lệ % số hộ sử dụng các biện pháp nhân giống cây Sứ Thái 19

Hình 3.5 Số ngày tưới nước/tuần cho cây Sứ Thái 21

Hình 3.6 Tỷ lệ % số hộ xử lý ra hoa 22

Hình 3.7 Tỷ lệ thành phần giá thể sử dụng cho cây Sứ Thái 24

Hình 3.8 Màu sắc lá non của cây Sứ Thái 25

Hình 3.9 Các dạng lá của cây Sứ Thái 26

Hình 3.10 Lá của cây Sứ Ánh Dương (Adenium somalense var Somalense) 29

Hình 3.11 Màu sắc hoa và nhụy hoa của cây Sứ Ánh Dương (Adenium somalense var Somalense) 29

Hình 3.12 Lá của cây Sứ Thần Tài (Adenium somalense var Somalense) 29

Hình 3.13 Màu sắc hoa và nhụy hoa của cây Sứ Thần Tài (Adenium somalense var Somalense) 30

Trang 13

xiii

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

NAA: Naphthalene acetic acid

IAA: Indol acetic acid

IBA: Indol butyric acid

NSKG: ngày sau khi giâm

Trang 14

xiv

NGUYỄN THANH TÚ, 2012 Đề tài “Điều tra kỹ thuật trồng cây Sứ Thái

(Adenium obesum Roem et Sch) trong sản xuất tại Thị xã Sa Đéc, Tỉnh Đồng

Tháp và khảo sát ảnh hưởng của NAA lên sự ra rễ của cành giâm cây Sứ” Luận

văn tốt nghiệp Đại học ngành Hoa Viên Cây Cảnh, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học

Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ 42 trang

Cán bộ hướng dẫn: PGs.Ts Nguyễn Minh Chơn

TÓM LƯỢC

Cây Sứ Thái Lan (hay Sứ Sa mạc) (Adenium spp.) là loài cây đẹp, có nhiều màu sắc và

được trồng làm cảnh, làm Bonsai ở khắp các vùng có khí hậu nhiệt đới trên toàn thế giới Ở Việt Nam, cây Sứ Thái rất đa dạng về màu sắc hoa và chủng loại Bên cạnh đó việc chăm sóc cây Sứ Thái cần có những kỹ thuật thích hợp nhằm cho ra cây Sứ có bộ

rễ đẹp và sinh trưởng tốt, nhưng những tài liệu nghiên cứu về chúng chưa nhiều Vì

vậy, đề tài “Điều tra kỹ thuật trồng cây Sứ Thái (Adenium obesum Roem et Sch)

trong sản xuất tại Thị xã Sa Đéc, Tỉnh Đồng Tháp và khảo sát ảnh hưởng của NAA lên sự ra rễ của cành giâm cây Sứ” được thực hiện nhằm đánh giá kỹ thuật

trồng cây Sứ Thái đang được áp dụng tại Thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp Qua đó, đề xuất biện pháp chăm sóc cây Sứ Thái đạt hiệu quả nhất Qua điều tra ghi nhận kỹ thuật trồng cây Sứ Thái được trồng chủ yếu bằng giá thể phân rơm (70%), đa số cung cấp phân dạng hữu cơ (47,5%), chưa sử dụng biện pháp giâm cành trong nhân giống, biện pháp nhân giống cây Sứ Thái phổ biến là trồng từ hột (68%) và chiết cành (32%) Qua đánh giá các biện pháp nhân giống cây Sứ Thái, ngoài các biện pháp nhân giống hiện

có nên áp dụng thêm biện pháp giâm cành vào sản xuất nhằm tận dụng cành giâm có được do quá trình tỉa cành để ghép cành hay xử lý ra hoa cây Sứ Thái Qua ghi nhận đặc điểm hình thái của 5 giống Sứ Thái, cây Sứ Thần Tài có hoa lớn nhất, cây Sứ Ánh Dương có kích thước lá trưởng thành lớn nhất trong các giống được điều tra Các giống Sứ Thần Tài, Noel có hoa đẹp, giá trị thẩm mỹ cao Thí nghiệm “Ảnh hưởng của các nồng độ NAA lên cành giâm cây sứ” được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, có 5 nghiệm thức, 4 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại 10 cành Cành giâm trong túi nilong, tưới 1 lần/ngày chỉ cho ướt thân và lá không ướt đẫm hay đọng nước dưới gốc, các nghiệm thức trong thí nghiệm bao gồm: Đối chứng (nhúng trong dung dịch pha NAA), Xử lý NAA nồng độ 600, 800, 1000 và 1200 ppm Qua thí nghiệm, ghi nhận

xử lý NAA ở nồng độ 1000 ppm có tác dụng làm ra rễ sớm hơn đối chứng (nghiệm thức xử lý NAA ở nồng độ 1000 ppm xuất hiện rễ ở thời điểm 30 ngày sau khi giâm), tăng số rễ cao nhất, gia tăng chiều dài rễ, và tỷ lệ ra rễ của cành giâm cây Sứ Thái cao hơn các nồng độ khác Do đó, có thể áp dụng xử lý NAA ở nồng độ 1000 ppm vào kỹ thuật giâm cành các giống Sứ khác nhằm rút ngắn thời gian ra rễ và đạt tỷ lệ ra rễ cao

PHỤ LỤC

Trang 15

xv

Trường Đại Học Cần Thơ Phiếu số:……….…….……

Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Giống số:…….…….……

PHIẾU ĐIỀU TRA CÁC GIỐNG HOA SỨ **** Người điều tra:……… Ngày điều tra:…… /… /201…

I Sơ lược điểm thu mẫu: - Tên chủ hộ:……… Nam  Nữ  Tuổi:………

- Địa chỉ: ……….Ấp……… Xã………

Huyện……… …………Tỉnh………

- Số điện thoại:………

- Số chậu hoa sứ(chậu): kích thước chậu………….…………

- Diện tích:

- Đã trồng hoa sứ được bao lâu(năm):

II.Giống: Tên giống:

Nguồn gốc:  địa phương  nhập từ

Phương thức trồng: Hột  giâm cành  chiết  ghép  hình thức khác .…………

Thời gian bắt đầu ra hoa sau khi trồng(tháng):

Màu hoa:

Thời gian trổ hoa: quanh năm  theo mùa  Thời điểm trổ hoa tự nhiên trong năm: ………

Thời điểm dễ xử lý ra hoa nhất trong năm: ……… Lý do: ………

III Kỹ thuật trồng: Tuổi cây……… năm - Số lần bón phân(lần/tháng): Tưới nước(lần/ngày): 1 lần 2 lần  + Thời điểm bón phân(tháng/năm):

Loại phân: Hữu cơ  khác ………Lượng phân:……… Gr/chậu + Thời điểm bón phân(tháng/năm): Loại phân: Hữu cơ  khác ………Lượng phân:……… Gr/chậu

Trang 16

xvi

(1 muỗng canh ~ 30gr, 1 muỗng café ~ 10gr)

- Có xử lý ra hoa hay không: có  không 

- Các biện pháp xử lý:

Lặt lá  Phun thuốc  Cắt nước  Cơi đọt 

………

IV Đất trồng hoa sứ: (Hình minh họa) Trồng trong chậu Trồng xuống đất Trong chậu Trồng bằng: Đất  Giá thể  Tỷ lệ giá thể trồng (tro:trấu::đất) 1:1:1 1:2:1 Phân rơm  khác………

Hình thức nhân giống: Hột  giâm  chiết  Tiêu chuẩn cành ghép (chiết): Tuổi cành ghép………….…số lá………… …….…

Chiều dài….……… Màu sắc……….…………

Tiêu chuẩn gốc ghép: Tuổi gốc ghép:……….đặc tính khác………

Chiều dài:…… ………

Khi cắt đoạn cành giâm để khô trong bao lâu:………

Cách tạo bộ rễ: Hoá chất xử lý nhân giống:………

Giá thể tiến hành nhân giống:

Tỷ lệ giá thể nhân giống (tro:trấu)1:1 1:2 khác………

Sâu bệnh thường gặp: sâu xanh  rầy lửa (nhện đỏ) 

Bệnh thối nhũn Khác:………

Kỹ thuật trồng: - Thời điểm xuống giống: …

- tiêu chuẩn chọn giống: …

- Biện pháp nhân giống thường dùng: …

- Cách di chuyển, bứng cây khi chuyển chậu tránh tổn hại: …

V.Đặc tính thực vật:(Hình minh họa) …

Trang 17

xvii

*Đặc tính lá: (Hình minh họa)

- đỉnh lá: nhọn  bầu  khuyết lõm 

- Hình dạng lá: hình oval hình elip

- Màu sắc lá: lá non xanh nhạt  lá già xanh đậm 

một màu  hai màu : …… Các ghi nhận khác

- Đuôi lá: có  không  nghiêng trái  nghiêng phải 

Chiều dài lá (cm)

Chiều rộng lá (cm)

- Số đài hoa: 3  nhiều hơn ………….……

- Số màu đài hoa: một màu  hai màu 

- Màu sắc đài hoa: Tím hồng  Đỏ  Hồng  Trắng  Trắng tâm vàng 

* Đặc điểm của phát hoa:  Nhánh chính  thứ cấp

 Hoa đơn  chùm hoa

-Cánh hoa:  đơn  kép

-Số lượng hoa/phát hoa:……… -Sự biến đổi màu hoa từ khi nở đến khi tàn: có không 

-Sự rụng hoa sau khi tàn: có không 

* Đặc tính hoa: (Hình minh họa)

Chiều dài hoa khi nở (cm)

Đường kính hoa khi nở (cm)

- Số lượng hoa trên một phát hoa: 3hoa  nhiều hơn ……… Thời gian hoa nở cho đến khi tàn………

* Đặc tính thân:(Hình minh họa)

- Thân: trơn láng  sần sùi……….gai/cm chiều dài thân cây

- Màu sắc vỏ thân: xanh  nâu khác ………

VI Nhận xét của người điều tra:

Trang 18

xviii

………

………

………

………

………

……… ,Ngày…… tháng … năm 201… Người điều tra (ký và ghi rõ họ tên) ………

PHỤ CHƯƠNG Bảng phân tích phương sai phần kết quả điều tra và đánh giá kỹ thuật trồng cây

Sứ Thái tại thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp

Bảng 1 Bảng ANOVA - Chiều dài hoa khi nở của các giống Sứ Thái

Nguồn biến động Tổng bình phương Độ tự do Trung bình

bình phương F tính Mức ý nghĩa

Trang 19

xix

CV = 9,22%

Bảng 2 Bảng ANOVA - Đường kính hoa khi nở của các giống Sứ Thái

Nguồn biến động Tổng bình phương Độ tự do Trung bình

Bảng 3 Bảng ANOVA - Chiều rộng lá của các giống Sứ Thái

Nguồn biến động Tổng bình phương Độ tự do Trung bình

Bảng 4 Bảng ANOVA - Chiều dài lá của các giống Sứ Thái

Nguồn biến động Tổng bình phương Độ tự do Trung bình

Trang 20

xx

Bảng phân tích phương sai phần kết quả thí nghiệm ảnh hưởng của NAA lên

cành giâm cây Sứ Thái Bảng 5 Bảng ANOVA – Tỉ lệ ra rễ 35NSKG

Nguồn biến động Tổng bình phương Độ tự do Trung bình

Bảng 8 Bảng ANOVA - Chiều dài rễ của cành giâm cây Sứ Thái 35 NSKG

Nguồn biến động Tổng bình phương Độ tự do Trung bình

Bảng 9 Bảng ANOVA - Chiều dài rễ của cành giâm cây Sứ Thái 45 NSKG

Nguồn biến động Tổng bình phương Độ tự do Trung bình

Trang 21

xxi

Bảng 10 Bảng ANOVA - Chiều dài rễ của cành giâm cây Sứ Thái 55 NSKG

Nguồn biến động Tổng bình phương Độ tự do Trung bình

Trang 22

1

MỞ ĐẦU

Cây Sứ Thái hay Sứ Sa mạc (Adenium obesum Roem et Sch.) tên tiếng Anh là Desert

Rose (hoa hồng sa mạc) là cây thuộc họ Apocynaceae (Trúc Đào), chi Adenium ( Sứ

Sa mạc) (Dimmit & Hanson, 1991) Nó được trồng ở nhiều quốc gia trên thế giới từ Nam Châu Phi, Miền Nam Florida (Hoa Kỳ) đến Ấn Độ, Philippines, và Thái Lan (McLaughlin, 2002) Các giống Sứ hiện nay du nhập vào nước ta ban đầu từ Thái Lan nên cây Sứ sa mạc được gọi là cây Sứ Thái Lan (Huỳnh Văn Thới, 2000) Cây Sứ Thái khi trồng bên cạnh để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hoa mà còn có thể ngắm nhìn vẻ đẹp của bộ rễ Chính bộ rễ của cây Sứ Thái làm nên cái hồn trong nghệ thuật tạo dáng Nếu trồng cây Sứ bằng hạt thì từ cây con đến cây trưởng thành, cũng như để có bộ rễ ưng ý thì tốn nhiều công và thời gian Do đó, nhân giống vô tính cây Sứ Thái là biện pháp nhân nhanh, rút ngắn thời gian để tạo ra một cây Sứ đẹp Bên cạnh đó việc trồng cây

Sứ Thái cần nhiều kỹ thuật nhằm cho ra những cây Sứ Thái khỏe mạnh, rút ngắn thời gian trồng và cho ra bộ củ đẹp Hiện nay, tài liệu nghiên cứu về kỹ thuật trồng và nhân giống cây Sứ Thái chưa nhiều, tài liệu về cách chăm sóc, xử lý ra hoa chưa được tập hợp và hệ thống một cách khoa học Bên cạnh đó có nhiều biện pháp nhân giống nhưng chưa kiểm tra thực nghiệm và tìm ra biện pháp nhân giống hữu hiệu Vì vậy, đề

tài “Điều tra kỹ thuật trồng cây Sứ Thái (Adenium obesum Roem et Sch) trong

sản xuất tại Thị xã Sa Đéc, Tỉnh Đồng Tháp và khảo sát ảnh hưởng của NAA lên

sự ra rễ của cành giâm cây Sứ” được thực hiện nhằm ghi nhận, đánh giá kỹ thuật

trồng đang được áp dụng tại Thị xã Sa Đéc, Tỉnh Đồng Tháp, và tìm ra nồng độ NAA phù hợp cho việc giâm cành cây Sứ Thái

Trang 23

2

CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1 NGUỒN GỐC CÂY SỨ THÁI

Sứ Thái (Adenium obesum) là loài thực vật thuộc chi Adenium của họ La bố ma

(Apocynaceae) (Phạm Hoàng Hộ, 1999) Người Châu Âu đầu tiên tìm ra cây Sứ Thái ngoài tự nhiên là một người Đức tên Pehr Forsskal, trong một chuyến thám hiểm đến vùng Ai Cập, Ả Rập, và Ấn Độ (www.wikipedia.com) Sau đó Joham J.Roemer và Joseph A.Schultes năm 1819 mới dùng chữ Adenium để đặt tên cho cây Sứ Thái Từ Adenium xuất phát từ chữ Aden (Adenium), Aden là tên trước đây của Yemen, Ả Rập

từ Biển Đỏ đổ ra Ấn Độ Dương (Hoàng Đức Khương, 2005)

1.2 PHÂN LOẠI KHOA HỌC

Hoa Sứ Thái hay còn gọi là hoa hồng sa mạc Tên nước ngoài là Desert Rose Tên

khoa học Adenium spp Chi hoa Sứ là một loài thực vật có hoa bản địa khu vực Đông

và Nam Châu Phi (Hoàng Đức Khương, 2005)

Phân loại thực vật: (Dimmit & Hanson, 1991)

Lớp – Ngọc Lan

Bộ – Gentianales

Họ – Apocynaceae (Trúc Đào)

Chi – Adenium (hoa Sứ)

Loài – Adenium boehmianum

Adenium obesum Adenium oleifolium Adenium somalense R var somalence

Adenium somalense R var Crispum

Adenium swazicum Adenium arabicum

1.3 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CÂY SỨ THÁI

1.3.1 Rễ cây Sứ Thái

Cây Sứ Thái có bộ rễ đẹp nhưng hàng trăm chậu mới có một vài chậu cho bộ rễ như ý

Do là cây mọng nước nên rễ cây Sứ Thái rất kỵ nước, dễ bị úng khi tưới đẫm Để có

bộ rễ có hình dáng đẹp, bộ rễ được vùi trong giá thể, đến khi bộ rễ to và đẹp như ý thì giá thể được làm sạch và bộ rễ lúc này được trồng cao hơn mặt trên giá thể (Huỳnh Văn Thới, 2000)

Trang 24

3

Hình 1.1 Những cây Sứ Thái có bộ rễ đẹp

(Nguồn: http//bonsai-nursery.blogspot.com)

1.3.2 Thân cây Sứ Thái

Cây mập thân ngắn, phân cành dài tỏa rộng, có mủ trắng, vỏ màu xám xanh (Trần Hợp, 2000) Thân cây còn nhỏ màu xanh khi lớn lên thành màu xám Thân là phần mọc lên từ cổ rễ tiếp giáp với củ hoặc bộ rễ Thân cây còn nhỏ màu xanh nhưng khi lớn trở thành màu xám mốc Thân cây có dạng thân gỗ Bên trong là mô gỗ cứng và bên ngoài chứa mủ Khi cắt ngang thấy xuất hiện một lớp mủ trong, dần chuyển màu sang đục trắng sữa Thân mang nhiều cành làm nền cho bộ tán của cây Như vậy khi muốn cây sứ ra nhiều cành, nhánh và để có bộ tán sum xuê thì thân cây thường được cắt ngang sát với gốc (Hoàng Đức Khương, 2005)

1.3.3 Lá của cây Sứ Thái

Lá Sứ Thái dày, mọng nước thường mọc ở đầu cành Lá có thể trơn láng hoặc có lông

tơ mịn; màu từ xanh đến nâu đỏ; đuôi lá có chóp nhọn hoặc bằng hoặc lõm vào trong Giữa lá có một đường gân chính màu trắng mang các gân phụ chạy dọc ngang lá Gân

có thể chìm hoặc nổi bật hẳn lên (Rowley, 2002) Màu của lá ở đỉnh ngọn sẽ cho biết

về màu của hoa Lá ở đỉnh ngọn có màu trắng xanh sẽ cho hoa màu trắng, vàng Lá ở đỉnh ngọn có màu phớt hồng sẽ cho màu đỏ, hồng (Huỳnh Văn Thới, 2000; Hoàng Đức Khương, 2005) Lá đơn mọc cách, để lại vết sẹo sau khi rụng, gân lá hình lông chim Đuôi lá nhọn hoặc khuyết lõm (Đặng Minh Quân, 2010) Lá tập trung ở đầu

Trang 25

nở dần từng hoa một (cây luôn có hoa) (Dimmit, 1988) Hoa lưỡng tính, có cuống ngắn thường tập trung ở đầu cành, có dạng hình phễu dài nhỏ, tận cùng bằng 5 cánh hoa loe ra Hoa sứ có ống tràng hoa nhỏ và hẹp nên côn trùng khó xâm nhập để hút mật và thụ phấn Giữa bao phấn và núm nhụy cái có một màng mỏng ngăn cách với phấn hoa (Huỳnh Văn Thới, 2000) Cây Sứ Thái rất khó tự thụ phấn Cây chỉ thụ phấn khi côn trùng thò vòi vào hút mật hoa, và vòi chúng đụng vào phấn nhị hoa, vòi này tiếp tục chọc thủng màng ngăn và tiếp xúc với vùng thụ phấn bên dưới núm nhụy thì lúc đó hiện tượng thụ phấn mới diễn ra (McLaughlin, 2002) Cây Sứ Thái trồng từ hạt

từ 8 đến 12 tháng thì ra hoa Cụm hoa thường tập trung ở đỉnh, hoa nở từ 8 – 9 ngày mới tàn Cây Sứ Thái là loại cây bất định, có nhiều nhánh thì nhiều hoa và ra hoa quanh năm (Huỳnh Văn Thới, 2000; Hoàng Đức Khương, 2005)

Trang 26

Hình 1.4 Quả của cây Sứ Thái

1.3.6 Hạt

Trong một cặp quả thường có 100 – 150 hạt Hai đầu hạt có lông mịn giúp hạt phát tán

đi xa khi quả chín (McLaughlin, 2002) Hạt Sứ Thái là loại hạt có khả năng thích nghi cao Khi gặp điều kiện thuận lợi, hạt nảy mầm và phát triển thành cây mới Khi gặp điều kiện bất lợi hạt vẫn tiếp tục bay xa trong môi trường nhờ lông tơ đính trên hạt

Trang 27

1.4.2 Đặc điểm sinh thái của cây Sứ Thái

Cây Sứ Thái sống và phát triển tốt trong điều kiện môi trường ấm áp, nhiều nắng và độ

ẩm cao (Rowley, 1983)

Nhiệt độ: Nhiệt độ cao không hề ảnh hưởng lớn tới cây Sứ Thái Tuy nhiên, hoa sứ sẽ mau rụng hơn, hoa có thể bị phai màu nhanh hơn khi ở nhiệt độ cao kết hợp với độ ẩm thấp Ở nhiệt độ thấp cây không phát triển Nếu duy trì nhiệt độ dưới 400F cây sẽ bị tổn hại hoặc chết (Rowley, 1983)

Độ ẩm: Cây Sứ Thái thích hợp độ ẩm cao, đặc biệt khi vào mùa mưa cây phát triển tốt nhất, nhưng dễ bị bệnh thối gốc và ít hoa Chúng phát triển ổn định trong điều kiện môi trường thoát nước tốt (Dimmit, 2000; Dimmit & Hanson, 1991; Van der Spuy, 1971)

Ánh sáng (nắng): Cây Sứ Thái cần nhiều nắng càng tốt Cây Sứ Thái cũng cần độ thông thoáng và gió Nắng nóng quá cũng không tốt có thể gây cháy bề mặt củ, rễ nếu

bộ tàn lá không che phủ được củ, rễ Ánh nắng yếu cây cũng ra hoa nhưng hoa ít ra thường xuyên và mỗi lần ra ít hoa (McLaughlin, 2002)

Mưa: Một lượng mưa vừa phải luôn tốt cho cây Sứ Thái vì cây vừa được tưới nước và môi trường xung quanh duy trì được độ ẩm cao (McLaughlin, 2002)

1.4.3 Dinh dưỡng cho cây Sứ Thái

Nguyên tắc dinh dưỡng cho cây Sứ Thái là: Từng ít một và thường xuyên Đối với cây

Sứ Thái khi được nuôi trồng trong điều kiện lí tưởng sẽ phát triển cực nhanh, thân và

Trang 28

7

củ to mập do trữ lượng nitơ (N, đạm) và các chất dinh dưỡng khác nhiều nên củ luôn xốp và dễ bị thối hơn cây Sứ Thái có mức dinh dưỡng bình thường (Dimmit & Hanson, 1991)

Có 2 cách cung cấp chất dinh dưỡng cho cây:

- Cung cấp chất dinh dưỡng sẵn trong chất trồng sứ: phân chuồng, phân vô cơ được trộn sẵn vào đất khi trồng cây

- Chỉ cung cấp chất dinh dưỡng cho cây sứ bằng việc bón phân trên bề mặt đất trồng

và phun thuốc định kì

Phân hữu cơ (chậm phân hủy): như phân chuồng, phân hữu cơ từ rác, lá cây mục được ủ,…Phân hoá học: sử dụng hỗn hợp chất dinh dưỡng đa lượng (N, P, Ca, Mg,…) và vi lượng (Fe, Mn, Cu, Zn,…) Phân hoá học được dùng để bón thúc định kỳ trong năm Tuỳ theo tuổi cây có thể bón phân cho sứ theo loại phân và liều lượng khác nhau (Huỳnh Văn Thới, 2000)

1.5 CÁC PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH CÂY TRỒNG

Theo Lâm Ngọc Phương (2009), Nhân giống vô tính là phương pháp mà thông qua các cách làm khác nhau tạo ra nhưng cây con hoàn chỉnh từ những phần riêng biệt ở cơ quan sinh dưỡng của cây mẹ Vệc cắt cành giâm khỏi cây mẹ giúp cắt đứt nguồn bệnh

và côn trùng gây hại (Doran, 1937)

1.5.1 Ưu nhược điểm của phương pháp nhân giống vô tính

Ưu điểm: Kỹ thuật đơn giản dễ làm Cây con mang kiểu gen đặc trưng, đặc tính của cây mẹ Việc cắt cành khỏi Cây mẹ giúp cắt đứt nguồn bệnh, duy trì nguồn gen vì phương pháp này không thông qua quá trình phân bào giảm nhiễm (Hoàng Ngọc Thuận, 2000)

Nhược điểm: Cây con có thể mang mầm bệnh của cây mẹ, đòi hỏi môi trường nhiệt

1.5.2.1 Cơ sở khoa học của phương pháp giâm cành

Dựa vào hiện tượng cực tính, khả năng tái sinh của thực vật và tính độc lập của chúng

từ bộ rễ, thân, cành, lá và ngay cả những tế bào nhỏ bé trong các mô (mô phân sinh) cũng có thể tái sinh, phân chia tế bào để nên một cơ thể mới hoàn chỉnh (Lâm Ngọc Phương, 2009) Tóm lại, đây là phương pháp nhân giống cây trồng bằng cơ quan sinh

Trang 29

8

dưỡng là sự phân dòng thực vật với cành giâm là thân, lá, rễ khi đặt các cơ quan trong điều kiện thích hợp thì chúng có khả năng khôi phục các bộ phận còn thiếu để phát triển thành một cây hoàn chỉnh Đây là biện pháp có ý nghĩa quan trọng trong nhân giống, phát triển và lưu giữ nguồn giống cây trồng có giá trị kinh tế, góp phần ổn định năng suất, hạn chế đột biến gen, lưu giữ các đột biến có lợi, do nó không trải qua quá trình phân bào giảm nhiễm (Hoàng Ngọc Thuận, 2000)

1.5.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng ra rễ của cành giâm

Trong kỹ thuật giâm cành cần chú ý thời gian cắt cành phải vào lúc không có nắng trong ngày (sáng sớm hoặc chiều tối), tránh cắt cành lúc nắng to, cành lá bị mất nước đột ngột tỷ lệ ra rễ kém (Lâm Ngọc Phương, 2009) Bên cạnh đó, cành giâm cũng bị ảnh hưởng bởi yếu tố ngoại cảnh Nghiên cứu cho thấy ánh sáng hình như ức chế sự phát sinh, hình thành rễ duy trì sự thiếu hụt ánh sáng sẽ kích thích sự ra rễ (Evans và Blazich, 1999) Nhiệt độ ban ngày khoảng 70 – 800F (21 - 260C) là thuận lợi cho quá trình ra rễ của hầu hết các cành giâm (Hakkaart và Versuijs, 1983) Thời gian nhúng cành giâm trong dung dịch kích thích ra rễ tốt nhất là 5 giây (Dimmit, 1998) Khả năng sinh sản tối ưu thường được đề cập như là một yêu cầu để thành công nhân giống vô tính, những cành giâm lấy từ cây sống ở điều kiện môi trường hoang dại, không được chăm sóc tốt thì không được chọn làm cành giâm để nhân giống (Sommerville, 1998)

1.6 ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG CHO CÀNH GIÂM

1.6.1 Ẩm độ

Cành giâm sau khi cắt khỏi cây mẹ do thiếu hụt nước, mất nguồn cung cấp dinh dưỡng đột ngột nên bị sốc sinh lý Do vậy, việc tưới nước và giữ ẩm trong giai đoạn đầu là rất cần thiết để hạn chế sự mất nước giúp cành giâm hồi phục và phát triển nhờ vào dinh dưỡng nội tại của chính nó (Võ Đại Thanh Lâm, 1998) Cành giâm sau khi cắt khỏi cây mẹ sẽ mất rất nhiều nước thông qua sự bốc thoát hơi nước, vì chúng không có rễ

để hút nước, hom sớm héo trừ khi được đặt trong một bầu không khí có độ ẩm cao (Doran, 1937)

Cành giâm bị chết trước khi mọc rễ là nguyên nhân chính của sự thất bại trong nhân giống Nếu cành giâm tạo ra lá mới do việc cắt ngọn thì sẽ làm bay hơi và việc mất nước thêm trầm trọng (Evan và Wildes, 1970) Theo Bir (1992) trạng thái nước của cành giâm là sự cân bằng giữa sự mất nước do thoát hơi và sự hấp thu nước Sự hấp thu nước của cành giâm chịu ảnh hưởng của môi trường nhân giống, với môi trường

ẩm ướt thì làm tăng sự hấp thu nước Tuy nhiên, nếu thừa nước sẽ làm giảm sự thoáng khí của môi trường giâm và gây ra bệnh và làm hạn chế sự phát triển của rễ

Trang 30

9

1.6.2 Nhiệt độ

Theo Kristiansen et al (2002) thì nhiệt độ từ 21,30C – 24,70C rất thích hợp cho sự hình

thành rễ ở cành giâm cây Schlumbergera „Rusian Dancer‟ Theo nhận định của Abd (1989) cho rằng nhiệt độ không khí quá cao sẽ là hỏng cành giâm

Nhiệt độ ở đáy bồn giâm cành cũng có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành rễ cành giâm, theo Wells (1995) cho rằng nhiệt độ ở đáy bồn giâm cành được nâng cao hơn bình thường, điều này kích thích gia tăng hô hấp; khi rễ phát triển thì nhiệt độ ở đáy bồn giâm cành thích hợp là 22 – 250

Do đó, khi cành giâm không có lá hoặc lá vàng úa sẽ hạn chế số rễ tạo thành dù có xử

lý auxin Theo nghiên cứu của Hossain et al., (2005) phần trăm ra rễ ở cây Bambusa

vulgaris đạt cao nhất ở nghiệm thức có che sáng và xử lý IBA

1.7 CƠ SỞ SINH HỌC CỦA PHƯƠNG PHÁP GIÂM CÀNH

1.7.1 Sự thành lập rễ bất định

Theo Nguyễn Du Sanh (1995) và Mai Trần Ngọc Tiếng (1996), rễ bất định là những rễ xuất phát từ bất cứ nơi nào trên cơ thể thực vật ngoại trừ rễ chính, tức là những rễ không xuất phát từ mầm của hạt Theo Mai Văn Trầm (2009) quá trình hình thành rễ bất định bao gồm hai giai đoạn chính:

 Giai đoạn 1: Cảm ứng hình thành sơ khởi rễ (mụt rễ) gia đoạn này rất khó thấy được bằng mắt thường Từ dưới đáy cành giâm (chỗ vết thương), trong những vùng chứa các mô còn sống hoạt động mạnh (nhu tượng tầng nhu mô libe, nhu mô gỗ…), một vài tế bào quay lại chức năng sinh mô, chỉ làm nhiệm vụ sinh sản tạo thành một đám tế bào (thường được gọi là mô sẹo) Đám tế bào này tổ chức lại hình thành sơ khởi rễ

 Giai đoạn 2: Các sơ khởi rễ phân hóa và tăng trưởng thành rễ con chui ra khỏi vỏ các loài dễ ra rễ thường có đủ hai giai đoạn như trên Rễ bất định có hai dạng là rễ thành lập trước và rễ thành lập do vết thương (Hartmann et al, 1990)

1.7.1.1 Rễ thành lập trước

Thường xuất hiện ở các vị trí riêng như đốt hoặc thân Đầu tiên rễ bắt đầu phát triển tự nhiên trên thân, chúng gắn chặt vào thân, có thể nhô hoặc không nhô ra trước để tách

ra một mảnh thân Có thể sống tiềm sinh cho đến khi thân được thành lập từ cành giâm

và dưới điều kiện môi trường thích hợp sẽ phát triển tốt hơn Mầm rễ bất định xuất

Trang 31

10

hiện ở một số cây dễ ra rễ như liễu, dương, lài… Vị trí đầu tiên của mầm rễ thành lập trước giống như sự thành lập rễ bất định Trong vài loại rễ củ và trên cây già của một vài loại táo và cây trồng khác mầm ngủ thành lập trước làm phồng lên những nốt tròn Những loài có mầm rễ thành lập trước mọc nhanh chóng và dễ dàng

1.7.1.2 Rễ tạo bởi vết thương

Chỉ phát triển sau khi cành được giâm Quá trình của sự kích thích vết thương và rễ được tái sinh gồm 3 bước:

Ở vị trí mặt cắt, một số tế bào bên ngoài bị chết, một số tự làm lành vết thương và bảo

vệ mặt cắt khỏi sự xâm nhập của nấm bệnh Các tế bào sống phía sau vết cắt này bắt đầu phân chia sau vài ngày và một lớp tế bào nhu mô được tạo thành một nhu bì vết thương Vài tế bào kế cận vùng tượng tầng và libe bắt đầu phân chia và hình thành rễ bất định Quá trình này có thể chia thành 4 giai đoạn: (1) Làm mất sự chuyên hóa của các tế bào chuyên hóa, (2) Thành lập mầm rễ từ các tế bào gần bó mạch, (3) Sự phát triển liên tục của các mầm rễ để trở thành mầm rễ có tổ chức, và (4) Sự xuất hiện và phát triển của mầm rễ xuyên qua các mô bao quanh ra ngoài

1.8 MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA NAPTHALENE ACETIC ACID (NAA) TRONG GIÂM CÀNH

Trọng lượng phân tử của Napthalene acetic acid (NAA) là: 186,21 g Trạng thái: dạng bột trắng tinh khiết Độ hòa tan trong nước: 0,38 mg/l ở 170

C Công thức hóa học:

C2H10O2

Hình 1.6 Công thức phân tử NAA (Napthalene acetic acid)

Nguyễn Minh Chơn (2010) nhận định rằng auxin có ảnh hưởng lớn trên sự kích thích

ra rễ và đã được thương mại hóa Việc xử lý cành chiết hay cành giâm của những loài cây ăn trái hay hoa kiểng với NAA ở nồng độ 500 – 1000 ppm cho hiệu quả thành lập

rễ rất tốt Áp dụng Auxin ngoại sinh có thể kích thích sự tượng rễ và sự phát triển sớm của rễ Leopold (1955) cho rằng cành giâm khi xử lý với auxin sẽ tạo thành rễ bất định Auxin có thể làm những tế bào mô mềm vỏ trụ hoặc nội bì lớn ra để tạo callus Phản ứng ra rễ đối với auxin là phản ứng về lượng Nếu dùng auxin ở nồng độ thích

Ngày đăng: 12/04/2018, 14:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w