1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích hoạt động của mạng lưới bán lẻ thuốc tại thị xã sa đéc tỉnh đồng tháp trong quá trình áp dụng tiêu chuẩn thực hành nhà thuốc GPP

93 2,3K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 1,18 MB

Nội dung

o Đối với người quản lí chuyên môn hoặc chủ cơ sở bán lẻ thuốc: Phải thường xuyên có mặt trong thời gian hoạt động và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi mặt hoạt động của cơ sở; tro

Trang 1

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP 1

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, cho phép tôi bài tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PSG TS Nguyễn Thị Song Hà, người đã hướng dẫn và dìu dắt tôi từ những bước đầu tiên cho tới khi hoàn thành luận văn

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể Quý Thầy, Cô của trường Đại học Dược Hà Nội, đặt biệt là Quý Thầy, Cô trong bộ môn Quản lý và kinh tế dược, những người đã giảng dạy, giúp tôi có thêm nhiều kiến thức chuyên môn chung

và chuyên ngành Kinh tế dược

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp, phòng Nghiệp vụ Dược, Thanh tra Sở Y tế, Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm và

Mỹ phẩm, Phòng Y tế thị xã Sa Đéc cùng các cơ sở kinh doanh dược trên địa bàn thị xã Sa Đéc, những người đã cung cấp số liệu và tạo điều kiện cho tôi thực hiện nghiên cứu này

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu Trường Đại học Dược Hà Nội, các đồng nghiệp trong cơ quan, gia đình và bạn bè đã luôn tạo điều kiện cổ vũ, ủng hộ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn của mình

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Sa Đéc, ngày 01 tháng 8 năm 2013

Học viên

Trương Bích Nga

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN Trang i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v

DANH MỤC CÁC BẢNG vi

DANH MỤC CÁC HÌNH viii

ĐẶT VẤN ĐỀ Chương 1: TỔNG QUAN 1.1 Khái niệm, nội dung và yêu cầu của GPP trên thế giới 3

1.1.1 Khái niệm về GPP 3

1.1.2 Sơ lược về lịch sử phát triển 3

1.1.3 Nội dung, yêu cầu và việc áp dụng tiêu chuẩn GPP của FIP 3

1.2 Nguyên tắc, tiêu chuẩn và hướng dẫn thực hiện GPP ở Việt Nam 4

1.2.1 Nguyên tắc của GPP 4

1.2.2 Các tiêu chuẩn 5

1.3 Thực trạng hệ thống phân phối thuốc tại Việt Nam 8

1.3.1 Mô hình mạng lưới phân phối thuốc của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 8

1.3.2 Các loại hình bán lẻ thuốc 9

1.3.3 Thực trạng bán lẻ thuốc ở Việt Nam trong những năm gần đây 10

1.4 Một vài nét về hoạt động cung ứng thuốc của Thị xã Sa Đéc 13

1.4.1 Mạng lưới y tế: 13

1.4.2 Mạng lưới kinh doanh dược và hoạt động của các cơ sở bán lẻ thuốc: 13

1.4.3 Mô hình tổ chức quản lý cơ sở bán lẻ thuốc: 14

1.5 Thực trạng hoạt động của nhà thuốc GPP 16

Trang 5

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu: 17

2.2 Địa điểm nghiên cứu: 17

2.3 Tóm tắt nội dung và các chỉ tiêu nghiên cứu: 17

2.4 Phương pháp nghiên cứu: 17

2.4.1 Phương pháp mô tả hồi cứu: 17

2.4.2 Phương pháp mô tả cắt ngang: 18

2.4.3 Cỡ mẫu nghiên cứu: 18

2.4.4 Phương pháp thu thập số liệu: 18

2.5 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu: 19

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Thực trạng hoạt động của mạng lưới bán lẻ thuốc trên địa bàn Thị Xã Sa Đéc: 20

3.1.1 Số lượng các cơ sở bán lẻ thuốc: 20

3.1.2 Sự phân bố của các cơ sở bán lẻ thuốc: 21

3.1.3 Tình hình nhân lực dược các cơ sở bán lẻ thuốc 23

3.1.4 Cơ sở vật chất, kỹ thuật của các cơ sở bán lẻ thuốc: 25

3.1.5 Hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc 33

3.2 Phân tích một số điều kiện về thuận lợi, khó khăn để áp dụng tiêu chuẩn GPP trên địabàn Thị Xã Sa Đéc: 44

3.2.1 Điều kiện đáp ứng về nhân sự: 45

3.2.2 Điều kiện đáp ứng về cơ sở vật chất, kỹ thuật: 55

Chương 4: BÀN LUẬN 4.1.Thực trạng hoạt động của mạng lưới bán lẻ thuốc tại Thị Xã Sa Đéc - tỉnh Đồng Tháp 59

4.1.1 Sự phát triển và phân bố của các cơ sở bán lẻ thuốc 59

Trang 6

4.1.2 Tình hình nhân lực dược trong các cơ sở bán lẻ thuốc 59

4.1.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ sở bán lẻ thuốc 60

4.1.4 Hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc 62

4.2 Về điều kiện áp dụng các tiêu chuẩn GPP ở Thị Xã Sa Đéc 64

4.2.1 Điều kiện đáp ứng về nhân sự 64

4.2.2 Điều kiện đáp ứng về cơ sở vật chất kỹ thuật 66

4.3 Một số điểm hạn chế của đề tài ……… ……… 67

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN 68

Về thực trạng mạng lưới bán lẻ thuốc ở Thị Xã Sa Đéc 68

Về điều kiện áp dụng tiêu chuẩn GPP của các nhà thuốc và quầy thuốc tại Thị Xã Sa Đéc 68

KIẾN NGHỊ 71

Với các cơ quan quản lí nhà nước về hành nghề dược 71

Với các cơ sở bán thuốc lẻ 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: Mẫu phiếu điều tra gửi chủ cơ sở bán lẻ thuốc

PHỤ LỤC 2: Mẫu phiếu điều tra thực địa tại cơ sở bán lẻ thuốc dành cho thành

viên trong nhóm nghiên cứu

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt Viết đầy đủ

Hiệp hội Dược thế giới GCNĐĐKKD Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh

Trang 8

Bảng 3.4 Số liệu thực hiện đúng quy định về nội dung biển hiệu cơ sở

Bảng 3.5 Số liệu về diện tích mặt bằng của các cơ sở bán lẻ thuốc

Bảng 3.6 Số liệu về trang thiết bị bảo quản thuốc của các cơ sở bán lẻ

Bảng 3.7 Số liệu về việc bố trí các khu vực trong các cơ sở bán lẻ thuốc

Bảng 3.8 Số liệu chấp hành quy định về hồ sơ sổ sách, tài liệu chuyên môn Bảng 3.9 Thời gian đăng ký hoạt động của các cơ sở bán lẻ thuốc

Bảng 3.10 Số liệu về sự có mặt của chủ cơ sở bán lẻ thuốc khi cơ sở đang hoạt động

Bảng 3.11 Số liệu về việc mặc áo blouse, đeo biển hiệu của các nhân viên trong các cơ sở bán lẻ thuốc

Bảng 3.12 Đảm bảo thuốc thiết yếu tại các cơ sở bán lẻ thuốc

Bảng 3.13 Kết quả kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc qua các năm 2011- 2012 Bảng 3.14 Kết quả thanh kiểm tra các cơ sở bán lẻ thuốc qua các năm 2011-

2012

Bảng 3.15 Số liệu thực hiện tồn trữ, bảo quản và sắp xếp thuốc

Bảng 3.16 Số liệu thực hiện việc niêm yết giá thuốc

Bảng 3.17 Số liệu người đúng đầu nhà thuốc, quầy thuốc được trang bị kiến thức và tài liệu GPP

Bảng 3.18 Dự định của chủ cơ sở bán lẻ về thời gian thực hiện GPP

Bảng 3.19 Tổng hợp ý kiến các chủ cơ sở bán lẻ thuốc về động lực chủ yếu nhất thúc đẩy họ hướng tới thực hiện GPP

Bảng 3.20 Nhu cầu bổ sung nhân lực trong các nhà thuốc và quầy thuốc

Bảng 3.21 Hiểu biết của chủ cơ sở bán lẻ hoạt động mua thuốc

Trang 9

Bảng 3.22 Hiểu biết của chủ cơ sở bán lẻ về hoạt động bán thuốc

Bảng 3.23 Tổng hợp số lượng cơ sở bán lẻ thuốc phát sinh nhu cầu mở rộng diện tích mặt bằng đang có của cơ sở

Bảng 3.24 Tổng hợp nhu cầu mua sắm trang thiết bị của các cơ sở bán lẻ thuốc

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Mô hình mạng lưới phân phối thuốc ở Việt Nam [3]

Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức quản lý các cơ sở bán lẻ thuốc tại tỉnh Đồng Tháp

Hình 2.1 Tóm tắt nội dung và các chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài

Hình 3.1 Biểu diễn số lượng cơ sở bán lẻ thuốc năm 2012

Hình 3.2 Biểu diễn số lượng và cơ cấu các loại hình nhân lực dược tại các cơ sở

bán lẻ thuốc năm 2012

Hình 3.3 Biểu diễn tỷ lệ thực hiện đúng các nội dung biển hiệu của cơ sở bán lẻ

thuốc

Hình 3.4 Biểu diễn về diện tích mặt bằng của các cơ sở bán lẻ thuốc

Hình 3.5 Biểu đồ trang thiết bị bảo quản thuốc trong các cơ sở bán lẻ

Hình 3.6 Biểu diễn việc bố trí các khu vực trong các cơ sở bán lẻ thuốc

Hình 3.7 Biểu diễn việc chấp hành quy định về hồ sơ sổ sách, tài liệu chuyên

môn

Hình 3.8 Biểu diễn thời gian đăng ký hoạt động của các cơ sở bán lẻ thuốc

Hình 3.9 Biểu đồ thể hiện việc mặc áo blouse, đeo biển hiệu của các nhân viên trong các cơ sở bán lẻ thuốc

Hình 3.10 Biểu đồ kiểm nghiệm chất lượng thuốc năm 2012

Hình 3.11 Biểu diễn kết quả thanh kiểm tra các cơ sở bán lẻ thuốc năm 2012

Hình 3.12 Biểu diễn việc tồn trữ, bảo quản sắp xếp thuốc tại các cơ sở bán lẻ

Hình 3.13 Biểu diễn việc thực hiện niêm yết giá thuốc của các cơ sở bán lẻ

Hình 3.14 Biểu diễn tỷ lệ người đứng đầu nhà thuốc, quầy thuốc được trang bị

kiến thức và tài liệu GPP

Hình 3.15 Biểu diễn động lực thúc đẩy các cơ sở bán lẻ thuốc thực hiện GPP

Hình 3.16 Biểu diễn nhu cầu bổ sung nhân lực trong các nhà thuốc và quầy

thuốc

Trang 11

Hình 3.17 Biểu diễn sự hiểu biết của chủ cơ sở bán lẻ về hoạt động mua thuốc Hình 3.18 Biểu diễn sự hiểu biết của chủ cơ sở bán lẻ về hoạt động bán thuốc Hình 3.19 Biểu diễn nhu cầu mua sắm trang thiết bị của các cơ sở bán lẻ thuốc

Trang 12

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lâp - Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO SỬA CHỮA LUẬN VĂN DSCK CẤP I

Kính gửi: - Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp DSCK cấp I;

- Giáo viên hướng dẫn

Họ và tên học viên: Trương Bích Nga

Tên đề tài: Phân tích hoạt động của mạng lưới bán lẻ thuốc tại Thị

xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp trong quá trình áp dụng tiêu chuẩn thực hành

tốt nhà thuốc- GPP

Chuyên ngành: Tổ chức quản lý dược

Mã số: CKI 60 73 20

Đã bảo vệ luận văn tốt nghiệp DSCK cấp I vào hồi 14 giờ 00 ngày 24

tháng 10 năm 2013 tại Trường Quân Y2- Quân khu 7 Quyết định số

671/QĐ-DHN ngày 01tháng 10 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường đại học Dược Hà

2 Góp ý: Phần kết quả nghiên cứu quá dài (44 trang), cần cô đọng hơn, giảm

một số hình không cần thiết vì đã có bảng số liệu tương ứng

Đã bỏ bớt 02 hình (trang 24), hình 3.9 (trang 36), hình 3.11 (trang

39), hình 3.17 (trang 50), hình 3.22 (trang 60)

3 Góp ý: Phiếu điều tra được gửi cho cơ sở sở bán lẻ tự điền sẽ khó thu được

thông tin đáng tin cậy với các câu hỏi Đúng/Sai

Trong quá trình điều tra thu thập số liệu, người thực hiện điều tra đã

tiếp xúc, giải thích rõ những nội dung cần thu thập cũng như giải thích mục

Trang 13

đích của việc thu thập số liệu là để nghiên cứu, không vì mục đích khác; Chính vì thế các chủ cơ sở bán lẻ thuốc có thể cung cấp số liệu sát với thực tế hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc do mình làm chủ

4 Góp ý: Phụ lục 1 tại sao cần xác nhận của Trung tâm Kiểm nghiệm

Do thiết kế ban đầu không phù hợp nên có phần xác nhận của Trung tâm Kiểm nghiệm tại Phụ lục 1 Trên thực tế, khi tiến hành điều tra, các phiếu điều tra này đã bỏ phần xác nhận của Trung tâm Kiểm nghiệm

5 Góp ý: Các chỉ tiêu nghiên cứu chưa rõ từ nguồn số liệu nào (hồi cứu hay

phỏng vấn)

Các chỉ tiêu nghiên cứu được tổng hợp từ các nguồn số liệu gồm cả hồi cứu và cả phỏng vấn

6 Góp ý: Trong kết quả nghiên cứu còn xen lẫn bàn luận

Đã bỏ bớt các đoạn bàn luận xen lẫn kết quả nghiên cứu ở trang 32,

42, 45, 59 và 62

7 Góp ý: Bảng 3.22 trang 57 chưa thống nhất là hành động “mua” hay “bán”

thuốc

Do lỗi đánh máy, đã điều chỉnh lại là hoạt động “bán thuốc”

8 Góp ý: Kết luận chưa cô đọng, trình bày luận văn chưa đúng quy định, còn

lỗi chính tả

Đã điều chỉnh lại phần kết luận, hình thức trình bày điều chỉnh theo quy định và sửa chữa các lỗi chính tả trong luận văn

Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2013

Đại diện tập thể hướng dẫn

(Ký và ghi rõ họ tên)

Học viên

(Ký và ghi rõ họ tên)

Trương Bích Nga

Trang 14

ĐẶT VẤN ĐỀ

Thuốc đóng một vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe con người Từ xa xưa con người đã biết dùng thuốc để điều trị bệnh tật và chăm sóc sức khỏe, dần dần thuốc đã trở thành một nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống Xã hội càng phát triển thì nhu cầu sử dụng thuốc càng cao và các yêu cầu liên quan đến thuốc càng được xã hội quan tâm sâu sắc Trong thực tế, phần lớn các thuốc được cung ứng trực tiếp cho người dân thông qua mạng lưới bán lẻ

Hiện nay, mạng lưới bán lẻ thuốc ở nước ta đã phát triển mạnh về số lượng, nhưng còn tồn tại không ít bất cập làm ảnh hưởng đến chất lượng cung ứng thuốc Để lập lại trật tự, công bằng, kiện toàn lại hệ thống phân phối lẻ và nâng cao chất lượng chăm sóc dược, ngày 24/01/2007, Bộ trưởng Bộ Y tế đã Ban hành quyết định số 11/2007/QĐ-BYT về việc ban hành nguyên tắc, tiêu

chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” (Good Pharmacy Practice – gọi tắt là

GPP)

GPP ra đời là một tất yếu nhằm hoàn thiện chuỗi 5 tiêu chuẩn thực hành tốt trong quản lý chất lượng toàn diện – từ khâu sản xuất (GMP – Good Manufacturing Practice), kiểm tra chất lượng (GLP – Good Laboratory Practice), tồn trữ bảo quản (GSP – Good Store Practice), lưu thông phân phối (GDP – Good Distribution Practice) và phân phối đến người bệnh (GPP) Thị Xã Sa Đéc được biết đến như là một trung tâm kinh tế, tài chính, giáo dục và văn hoá của tỉnh Đồng Tháp Mạng lưới cung ứng thuốc tuy đa dạng, phân bố rộng khắp, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập và vẫn chỉ trong giai đoạn đầu thực hiện lộ trình GPP Xuất phát từ đó, chúng tôi thực

hiện đề tài: “Phân tích hoạt động của mạng lưới bán lẻ thuốc tại Thị Xã Sa

Trang 15

Đéc, tỉnh Đồng Tháp trong quá trình áp dụng tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc- GPP” với các mục tiêu cụ thể như sau:

1 Phân tích thực trạng hoạt động của các nhà thuốc, quầy thuốc trên địa bàn Thị Xã Sa Đéc năm 2012;

2 Phân tích một số điều kiện thuận lợi và khó khăn để áp dụng tiêu chuẩn GPP trên địabàn Thị Xã Sa Đéc

Trang 16

1.1.2 Sơ lược về lịch sử phát triển

Dựa trên chiến lược về thuốc sửa đổi năm 1986, Tổ chức Y tế thế giới (WHO – World Health Organization) đã tổ chức hai cuộc họp về vai trò của người dược sĩ (Delhi 1988 và Tokyo 1992)

Năm 1992: Hiệp hội Dược quốc tế (FIP – Federation Internationale Pharmaceutique) xây dựng tiêu chuẩn về GPP

Năm 1993: FIP công bố hướng dẫn thực hiện GPP

Tháng 4/1997: Sau nhiều lần sửa đổi, FIP cùng với WHO thống nhất nội dung của GPP

Tháng 9/1997: Đại hội FIP chính thức thông qua nội dung GPP Hiện tại GPP đã được tuyên truyền rộng rãi, chính thức bằng 3 thứ tiếng: Anh, Pháp và Tây Ban Nha [22]

1.1.3 Nội dung, yêu cầu và việc áp dụng tiêu chuẩn GPP của FIP

 Tiêu chuẩn GPP của FIP bao gồm các nội dung sau:

o Giáo dục sức khỏe: Cung cấp hiểu biết về sức khỏe cho người dân để người dân có thể phòng tránh được các bệnh có thể phòng tránh được

o Cung ứng thuốc: Cung ứng thuốc và các vật tư liên quan đến điều trị như bông, băng, cồn, gạc, test thử đơn giản,…đảm bảo chất lượng của các mặt hàng cung ứng: các mặt hàng phải có nguồn gốc rõ ràng, hợp pháp; đảm bảo thuốc được bảo quản tốt; thuốc phải có nhãn mác rõ ràng

Trang 17

o Tự điều trị: Tư vấn bệnh nhân xác định một số triệu chứng mà bệnh nhân có thể tự điều trị được Hướng dẫn bệnh nhân đến cơ sở cung ứng khác nếu cơ sở mình không có điều kiện Hướng dẫn bệnh nhân đến cơ sở điều trị thích hợp khi có những triệu chứng nhất định

o Tác động đến việc kê đơn và sử dụng thuốc: Gặp gỡ trao đổi với các bác sĩ về việc kê đơn thuốc, tránh lạm dụng cũng như sử dụng không đúng liều thuốc; Tham gia đánh giá các tài liệu giáo dục sức khỏe; Công bố các thông tin đã đánh giá về thuốc cũng như các sản phẩm khác có liên quan đến chăm sóc sức khỏe; Tham gia thực hiện các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng

 Yêu cầu: Hiệp hội Dược quốc tế yêu cầu trước hết là vấn đề sức khỏe bệnh nhân được quan tâm hàng đầu Đồng thời, cần phải đảm bảo chất lượng cung ứng thuốc và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, cung cấp đầy đủ thông tin

và tư vấn cho bệnh nhân, đồng thời giám sát hiệu quả sử dụng thuốc Từ đó, việc sử dụng thuốc phải chính xác và mang lại hiệu quả kinh tế

Tất cả các dịch vụ dược được cung ứng phải thích hợp, rõ ràng và hiệu quả

 Áp dụng: Việc áp dụng GPP liên quan tới các nhóm hoạt động sau:

o Các hoạt động cải thiện sức khỏe, phòng chống dịch bệnh

o Các hoạt động cung ứng thuốc và vật tư thiết bị y tế cho các loại hình điều trị khác nhau

o Các hoạt động tự điều trị, bao gồm tư vấn bệnh nhân về các triệu chứng đặc trưng, địa điểm cung ứng thuốc và cơ sở điều trị thích hợp

o Các hoạt động tác động đến việc kê đơn và sử dụng thuốc [23]

1.2 Nguyên tắc, tiêu chuẩn và hướng dẫn thực hiện GPP ở Việt Nam

o GPP bao gồm các nguyên tắc cơ bản về chuyên môn và đạo đức nghề

nghiệp để đảm bảo việc sử dụng thuốc đạt được chất lượng và hiệu quả khi áp dụng luật dược (01-10-2005) Nghị định 79/2006/NĐ-CP, quyết định 108 và

Trang 18

quyết định 154 của thủ tướng chính phủ đã quy định từ nay đến 2010 tất cả nhà thuốc phải đạt GPP

1.2.1 Nguyên tắc của GPP

o Đặt lợi ích của người bệnh và sức khỏe của cộng đồng lên trên hết

o Cung cấp thuốc đảm bảo chất lượng kèm theo thông tin về thuốc, tư vấn thích hợp cho người sử dụng và theo dõi việc sử dụng thuốc của họ

o Tham gia vào hoạt động tự điều trị, bao gồm cung cấp thuốc và tư vấn dùng thuốc, tự điều trị triệu chứng của các bệnh đơn giản

o Góp phần đẩy mạnh việc kê đơn phù hợp, kinh tế và việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, có hiệu quả

o Có đủ sức khỏe, không đang bị mắc bệnh truyền nhiễm

o Không đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn y dược

1.2.2.2 Cơ sở vật chất, kỹ thuật cơ sở bán lẻ thuốc

 Xây dựng và thiết kế:

o Địa điểm cố định, riêng biệt

o Xây dựng chắc chắn, có trần chống bụi, ánh sáng thích hợp

 Diện tích:

Trang 19

o Diện tích tối thiểu là 10m2, phải có khu vực để trưng bày, bảo quản thuốc và tư vấn sử dụng thuốc

o Phải bố trí thêm diện tích cho những hoạt động khác như:

- Phòng ra lẻ các thuốc không còn bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc

- Nơi rửa tay cho người bán lẻ và mua thuốc

- Kho bảo quản thuốc riêng (nếu cần)

o Trường hợp kinh doanh thêm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dụng

cụ y tế thì phải có khu vực riêng

 Thiết bị bảo quản thuốc tại cơ sở bán lẻ thuốc:

o Có đủ thiết bị bảo quản thuốc tránh được các ảnh hưởng bất lợi bao gồm:

- Tủ, quầy, giá kệ chắc chắn, trơn nhẵn, dễ vệ sinh, thuận tiện cho bày bán, bảo quản thuốc và đảm bảo thẩm mỹ

- Nhiệt kế, ẩm kế, hệ thống chiếu sáng, quạt thông gió

o Thiết bị bảo quản thuốc phù hợp với yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn thuốc Điều kiện bảo quản ở nhiệt độ phòng duy trì ở nhiệt độ dưới 30oC, độ

ẩm không vượt quá 75%

o Có các dụng cụ và bao bì ra lẻ phù hợp với điều kiện bảo quản thuốc

Trang 20

o Nhà thuốc có pha thuốc theo đơn phải có hóa chất, các dụng cụ phục

vụ cho pha chế, có thiết bị để tiệt trùng dụng cụ (tủ sấy, nồi hấp), bàn pha chế phải dễ vệ sinh, lau rửa

 Hồ sơ, sổ sách và tài liệu chuyên môn của cơ sở bán lẻ thuốc:

o Có các tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc, các quy chế dược hiện hành để Người bán lẻ có thể tra cứu và sử dụng khi cần

o Có đầy đủ hồ sơ, sổ sách liên quan đến hoạt động kinh doanh thuốc

o Hồ sơ, sổ sách lưu trữ ít nhất 1 năm kể từ khi thuốc hết hạn dùng

o Xây dựng và thực hiện theo các quy trình thao tác chuẩn dưới dạng văn bản cho tất cả các hoạt động chuyên môn để mọi nhân viên áp dụng, tối thiểu phải có các quy trình sau:

- Quy trình mua thuốc và kiểm soát chất lượng

- Quy trình bán thuốc theo đơn

- Quy trình bán thuốc không kê đơn

- Quy trình bảo quản và theo dõi chất lượng

- Quy trình giải quyết đối với thuốc bị khiếu nại hoặc thu hồi

- Quy trình pha chế thuốc theo đơn trong trường hợp có tổ chức pha chế theo đơn

- Các quy trình khác có liên quan

1.2.2.3 Các hoạt động chủ yếu của cơ sở bán lẻ thuốc

 Mua thuốc:

o Nguồn thuốc được mua tại các cơ sở kinh doanh thuốc hợp pháp

o Chỉ mua thuốc được phép lưu hành, có đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ

o Kiểm tra hạn dùng, kiểm tra các thông tin trên nhãn thuốc, kiểm tra chất lượng và có kiểm soát trong suốt quá trình bảo quản

o Nhà thuốc phải có đủ thuốc thuộc danh mục thuốc thiết yếu dùng cho tuyến C trong danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam do sở Y tế địa phương quy định

Trang 21

 Bán thuốc: Người bán lẻ phải thực hiện đầy đủ quy định bán thuốc và tư vấn thuốc cho người mua để sử dụng hợp lí, an toàn có hiệu quả

 Bảo quản thuốc:

o Thuốc phải được bảo quản theo yêu cầu ghi trên nhãn thuốc

o Các thuốc kê đơn phải được để riêng

 Yêu cầu đối với người bán lẻ trong thực hành nghề nghiệp:

o Đối với người làm việc trong cơ sở bán lẻ thuốc:

- Có thái độ hòa nhã, lịch sự, tư vấn hợp lí cho bệnh nhân và người mua thuốc, thực hiện đúng các quy chế dược, đồng thời không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn và pháp luật y tế

- Trang phục áo blouse trắng, sạch sẽ, gọn gàng, có đeo biển ghi rõ tên, chức danh

o Đối với người quản lí chuyên môn hoặc chủ cơ sở bán lẻ thuốc: Phải thường xuyên có mặt trong thời gian hoạt động và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi mặt hoạt động của cơ sở; trong trường hợp vắng mặt phải ủy quyền cho nhân viên có trình độ chuyên môn tương đương trở lên điều hành theo quy định [5]

1.3 Thực trạng hệ thống phân phối thuốc tại Việt Nam

1.3.1 Mô hình mạng lưới phân phối thuốc của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

 Để thực hiện được các bước trong chu trình cung ứng thuốc, phải tổ chức mạng lưới phân phối thuốc theo các cấp độ khác nhau Mạng lưới phân phối được tạo bởi toàn bộ các kênh phân phối – con đường đi của thuốc từ nơi sản xuất đến người sử dụng

o Kênh trực tiếp: giữa người sản xuất và người tiêu dùng không có một khâu trung gian nào

o Kênh ngắn: sản phẩm được chuyền cho người bán lẻ trước khi đến với người tiêu dùng

Trang 22

o Kênh dài: giữa người sản xuất và người tiêu dùng có nhiều trung gian [3]

 Mô hình mạng lưới phân phối ở Việt Nam:

Hình 1.1 Mô hình mạng lưới phân phối thuốc ở Việt Nam [3]

1.3.2 Các loại hình bán lẻ thuốc

 Nhà thuốc:

o Do dược sĩ đại học đứng tên chủ cơ sở

o Được phép bán lẻ thuốc thành phẩm, pha chế theo đơn

Nhà thuốc bệnh viện:

 Là cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên bệnh viện được tổ chức theo các hình thức: nhà thuốc, quầy thuốc hoặc cơ sở chuyên bán lẻ thuốc đông y, thuốc từ dược liệu

Trang 23

 Phạm vi hoạt động chuyên môn: được phép bán lẻ một số thuốc lưu hành, bán lẻ một số loại thuốc chuyên khoa được pha chế theo đơn của bệnh viện, mua hoặc ủy thác các thuốc nhập khẩu phục vụ cho nhu cầu điều trị của bệnh viện

 Đại lý bán thuốc cho doanh nghiệp (sau đây gọi tắc là đại lý bán thuốc):

o Được mở tại địa bàn các huyện, xã của các huyện ngoại thành, ngoại thị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

o Do người có trình độ chuyên môn từ dược tá trở lên đứng tên chủ cơ

sở

o Được phép bán lẻ thuốc theo danh mục thuốc thiết yếu

 Tủ thuốc trạm y tế xã (sau đây gọi là tủ thuốc TYT):

o Được tổ chức tại địa bàn các xã của các huyện ngoại thành, ngoại thị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

o Do người có trình độ chuyên môn từ dược tá trở lên đứng tên chủ cơ sở; trường hợp chưa có người chuyên môn từ dược tá trở lên thì phải có trình

độ chuyên môn từ y sĩ trở lên đứng tên

o Được bán thuốc theo danh mục thuốc thiết yếu được sử dụng cho tuyến y tế cấp xã [6][7][8][16]

1.3.3 Thực trạng hoạt động bán lẻ thuốc ở Việt Nam trong những năm gần đây

Thị trường Việt Nam được đánh giá là đầy triển vọng ,có sức thu hút lớn

đối với các doanh nghiệp nhà đầu tư trong và ngoài nước

Trang 24

o Trên thị trường có khoảng 20.000 số đăng ký thuốc còn hiệu lực với hơn mười ngàn số đăng ký nước ngoài (khoảng 1.000 hoạt chất) và khoảng mười ngàn số đang ký trong nước (khoảng 500 hoạt chất)

 Tuy nhiên, công cuộc cải cách kinh tế đã làm cho sự phân hóa giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội tăng lên Mặc dù hệ thống phân phối dược phẩm quốc doanh vẫn còn tồn tại và phát triển nhưng nền kinh tế thị trường đã làm cho việc cung ứng thuốc cho nhân dân sống ở các vùng xa, vùng sâu, vùng núi cao gặp nhiều khó khăn Lớp người có nguy cơ mắc bệnh cao, có nhu cầu cao về thuốc chữa bệnh lại phải chịu thiệt thòi trong chăm sóc sức khỏe và cung ứng thuốc

 Nhằm đảm bảo sự công bằng trong cung ứng thuốc, Nhà nước đã có nhiều quy định và những quy định này luôn luôn được củng cố và ngày càng hoàn thiện như:

o Nhà nước đảm bảo bằng chính sách thuốc quốc gia việc cung ứng thuốc cho nhân dân

o Nhà nước cấp kinh phí mua thuốc cho công tác phòng chống dịch, sốt rét, các bệnh xã hội, sinh đẻ có kế hoạch và cấp cứu chấn thương

o Nhà nước cấp kinh phí mua thuốc phòng chống sốt rét cho nhân dân, trợ phí tiêm dầu lipiodol cho phòng chống bướu cổ

o Nhà nước trợ cấp tiền thuốc chữa bệnh cho nhân dân vùng cao, miền núi, vùng sâu

o Nhà nước trợ cấp trực tiếp cho các đối tượng được hưởng chính sách xã hội thay cho việc trợ cấp qua giá, thực hiện cơ chế một giá thuốc trong cả nước nhằm đáp ứng nhu cầu thuốc chữa bệnh cho nhân dân và tạo điều kiện phát triển ngành dược[4][11]

1.3.3.1 Mạng lưới phân phối thuốc

Trang 25

 Các loại hình cung ứng thuốc hiện nay gồm có doanh nghiệp dược trong nước, doanh nghiệp dược có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh công ty tại các tỉnh, khoa dược bệnh viện, các cơ sở bán lẻ thuốc,…

1 Số lượng các loại hình bán lẻ thuốc trên cả nước năm 2010 đạt GPP là 3.455, phân bố không đồng đều giữa các vùng miền trong cả nước

2 Trong những năm gần đây, Bộ Y tế đã tập trung đẩy mạnh việc triển khai thực hiện tiêu chuẩn GPP Số lượng các cơ sở bán lẻ thuốc ở các điạ phương trong cả nước đạt GPP qua các năm như sau:

3 Năm 2010 cả nước có 44.499 cơ sở bán lẻ thuốc Tổng số nhà thuốc đạt GPP là 3.455 (đạt 30,0%)

4 Năm 2011 cả nước có 148.499 cơ sở bán lẻ thuốc Tổng số nhà thuốc đạt GPP là 10.533 (đạt 84,55%)[11]

1.3.3.2 Một số kết quả nghiên cứu về thực trạng hoạt động bán lẻ thuốc tại nước ta trong những năm gần đây

Năm 2009, Trần Văn Chung đã hoàn thành khoá luận tốt nghiệp dược

sĩ chuyên khoa cấp I Với phương pháp sử dụng bộ câu hỏi khảo sát trực tiếp

và đóng vai khách hàng, tác giả đã tiến hành nghiên cứu toàn bộ 84 cơ sở bán

lẻ thuốc trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên và kết luận chỉ có 6% cơ sở bán lẻ thuốc đủ khả năng đáp ứng được các tiêu chuẩn GPP

Năm 2009, Nguyễn Thị Hồng Dịêp với đề tài “Nghiên cứu hoạt động của mạng lưới bán lẻ thuốc tại tỉnh Thái Bình trong quá trình hướng tới việc

áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc – GPP”” Với

phương pháp mô tả cắt ngang, thông việc hồi cứu số liệu sẵn có tại các cơ quan quan chức năng áp dụng các nguyên tắc, tiêu chuẩn GPP của mạng lưới bán lẻ thuốc ở tỉnh Thái Bình

Năm 2009, Nguyễn Anh Dũng đã hoàn thành khoá luận tốt nghiệp

dược sĩ với đề tai “Khảo sát thực trạng của các nhà thuốc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh theo các tiêu chuẩn “thực hành tốt nhà thuốc – GPP” Do Bộ Y

Trang 26

tế ban hành” Với phuơng pháp mô tả cắt ngang và sử dụng bộ câu hỏi khảo

sát thực tế, tác giả đã khảo sát toàn bộ 91 nhà thuốc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, từ đó đưa ra nhận xét về thực trạng các nhà thuốc, đồng thời đánh giá khả năng hoàn thành lộ trình thực hiện GPP của tỉnh Quảng Ninh

Năm 2009,Võ Đình Đệ đã hoàn thành khoá lụân tốt nghiệp dược sĩ

chuyên khoa 1 với đề tài “Khảo sát thực trạng hoạt động của các nhà thuốc được công nhận GPP trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp” Với phương pháp mô tả

cắt ngang, tác giả đã tiến hành nghiên cứu trên ngẫu nhiên 140 nhà thuốc trong 140 nhà thuốc tư nhân ở Đồng Tháp, tác giả đã đưa ra một số bất cập trong công tác bán lẻ tại các nhà thuốc đã khảo sát và kết luận chỉ có 10,81 %

cơ sở đạt -GPP

Năm 2011, Thiều Thị Hậu đã hoàn thành luận văn thạc sĩ với đề tài

“Phân tích đánh giá hoạt động hành nghề dược của hệ thống nhà thuốc tư nhân trên địa bàn quận Đống Đa – thành phố Hà Nội, giai đoạn 2002-2007”

Thông qua phương pháp hồi cứu mô tả, hồi cứu số liệu các năm lưu trữ tại Trung tâm Y tế quận Đống Đa, kết hợp với đóng vai khách hàng, tác giả đã phân tích toàn bộ số liệu thanh tra về tất cả các nhà thuốc tư nhân tại trung tâm y tế quận Đống Đa, đưa ra nhận định về sự phát triển và thực trạng hoạt động của các nhà thuốc này, đồng thời sử dụng biện pháp can thiệp: cải thiện chất lượng hành nghề, nâng cao ý thức chấp hành các quy định, hướng tới thực hiện tốt các nhà thuốc

Từ trước đến nay đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về mạng lưới bán lẻ thuốc.Tuy nhiên, chưa có đề tài nghiên cứu nào được thực hiện trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp Để giúp đỡ các cơ quan chức năng ở Thị Xã Sa Đéc có cái nhìn sát thực hơn về thực trạng của các cơ sở bán lẻ thuốc, chúng tôi thực

hiện đề tài: “Phân tích hoạt động của mạng lưới bán lẻ thuốc tại Thị Xã Sa Đéc trong quá trình áp dụng tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc”

1.4 Một vài nét về hoạt động cung ứng thuốc của Thị Xã Sa Đéc

Trang 27

Thị Xã Sa Đéc hiện đạt đô thị loại II trực thuộc tỉnh Đồng Tháp Thị Xã

Sa Đéc có 6 phường, 3 xã với tổng diện tích là 57,86 km2 và dân số là 110.646 người

Thị Xã Sa Đéc là một trong hai trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội, giáo dục, khoa học kỹ thuật, dịch vụ của tỉnh Đồng Tháp; là cửa ngõ giao lưu lúa gạo của vùng đồng bằng sông Cửu Long[20]

144 trạm y tế xã, phường, thị trấn

o Do đơn vị khác quản lý : Trường Cao Đẳng Y tế tỉnh Đồng Tháp

 Hệ thống Y tế ngoài nhà nước: 2 bệnh viện tư nhân (bệnh viện Thái Hòa, bệnh viện Tâm Trí)[20]

1.4.2 Mạng lưới kinh doanh dược và hoạt động của các cơ sở bán lẻ thuốc

 Mạng lưới kinh doanh dược:

Trên địa bàn Thị Xã Sa Đéc năm 2012 hiện tại có 02 doanh nghiệp Dược phẩm Imexpharm, Domesco và 58 cơ sở bán lẻ thuốc tân dược là nhà thuốc, quầy thuốc Các loại hình bán lẻ thuốc tân dược có đủ cả nhà thuốc, quầy thuốc, đại lý bán lẻ thuốc cho doanh nghiệp dược và tủ thuốc của các trạm y tế xã

 Hoạt động của các cơ sở bán lẻ thuốc:

o Ưu điểm: Đa số các cơ sở bán lẻ thuốc đã được cũng cố về cơ sở vật

chất, tích cực chấp hành các quy chế chuyên môn, tích cực ủng hộ thuốc cho các chiến dịch khám sức khoẻ cho người nghèo, cho đối tượng chính sách, có

Trang 28

những đóng góp đáng kể vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân và có sự đóng góp không nhỏ vào ngân sách nhà nước

o Tồn tại: Vẫn còn hiện tượng chủ nhà thuốc vắng mặt khi nhà thuốc mở

cửa, niêm yết giá thuốc chưa đầy đủ, nên ghi chép sổ sách chỉ mang tính hình thức, chưa quan tâm đến việc bảo đảm tính pháp lý về nguồn gốc của hàng hoá, vi phạm về điều kiện bảo quản thuốc, biển hiệu cơ sở chưa đạt chuẩn quy định, chưa quan tâm đến các tiêu chuẩn GPP … đặc biệt là các cơ sở bán lẻ thuốc ít có chuyển biến sau thanh kiểm tra[17][18][19]

1.4.3 Mô hình tổ chức quản lý cơ sở bán lẻ thuốc

Các cơ sở bán lẻ thuốc hoạt động chịu sự quản lý của các đơn vị chức năng trong ngành y tế, hệ thống Ủy ban Nhân dân (UBND) các cấp, các cơ quan chức năng liên quan gồm Công an và Quản lý thị trường (QLTT)

Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức quản lý các cơ sở bán lẻ thuốc tại tỉnh Đồng Tháp

Mỗi năm, Sở Y tế tổ chức 2 đợt thanh tra, kiểm tra định kỳ vào 6 tháng đầu năm và cuối năm Ngoài ra, còn có những đợt thanh tra, kiểm tra đột xuất

về hành nghề dược; kiểm tra việc kinh doanh thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần theo chương trình phòng chống ma tuý của cơ quan công an; kiểm

Trang 29

tra đấu tranh phòng chống nhập thuốc lậu, đấu tranh chống hàng giả và gian lận thương mại của ban chỉ đạo 127 Giữa các đơn vị trong ngành y tế với các

cơ quan, đơn vị chức năng như công an, quản lý thị trường, ban chỉ đạo 127

có sự phối hợp nhịp nhàng với nhau nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất, đảm bảo các cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn hiểu và thực hiện tốt các quy chế chuyên môn[17][18][19]

1.5 Thực trạng hoạt động của nhà thuốc GPP

Tính đến 12/2011, cả nước có 10.533 nhà thuốc đạt chuẩn GPP so với con số 48.499 cơ sở bán lẻ thuốc, chiếm tỷ lệ 21,72%

Riêng tại tỉnh Đồng Tháp, đến tháng 12/2011 có 32 nhà thuốc đạt chuẩn GPP so với 1.033 cơ sở bán lẻ thuốc trong toàn tỉnh, chiếm tỷ lệ 3,10% Đến tháng 12/2012, toàn tỉnh đã có 94 nhà thuốc đạt chuẩn GPP so với 1.047

cơ sở bán lẻ thuốc trong toàn tỉnh, chiếm tỷ lệ 8,98%

Tuy nhiên, với nguồn lực và thực trạng như hiện nay, có thể nói chúng

ta gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện lộ trình GPP do Bộ Y tế đề ra:

từ ngày 01/01/2011, tất cả các nhà thuốc phải đạt tiêu chuẩn GPP và từ 01/01/2013 đối với các quầy thuốc trên toàn quốc Rõ ràng việc chi phí tiền thuốc đầu người tăng cao cùng với việc gia nhập WTO đã tạo điều kiện cho

hệ thống bán lẻ trong vài năm trở lại đây phát triển mạnh mẽ, hoàn thiện và không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ cũng như chất lượng, chủng loại thuốc Việc áp dụng tiêu chuẩn GPP cho các cơ sở bán lẻ, hứa hẹn hệ thống hoá và chế độ quản lý đối với các cơ sở này, từ đó dễ dàng bình ổn giá thuốc

và dự đoán nhu cầu thị trường, đưa ra các chiến lược phát triển hợp lý đối với ngành Dược Việt Nam, giúp ngành Dược ngày càng phục vụ tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân Tuy nhiên, việc áp dụng tiêu chuẩn GPP, đặc biệt các cơ sở mới mở thì phải đạt chuẩn GPP ít nhiều đã làm cho các chủ nhà thuốc, quầy thuốc “chùn chân” vì gặp vô vàn khó khăn trong việc thực hiện tiêu chuẩn GPP tại cơ sở bán lẻ thuốc của mình

Trang 30

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Các cơ sở bán lẻ thuốc tân dược hợp pháp trên địa bàn Thị Xã Sa Đéc gồm các nhà thuốc và các quầy thuốc

2.2 Địa điểm nghiên cứu

o Bộ môn Quản lý và Kinh tế dược – Trường Đại học Dược Hà Nội

o Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp và các đơn vị trực thuộc

o Các cơ sở bán lẻ thuốc hợp pháp đóng trên địa bàn Thị Xã Sa Đéc

2.3 Tóm tắt nội dung và các chỉ tiêu nghiên cứu

Hoạt động của mạng lưới bán lẻ thuốc trên địa bàn Thị xã Sa Đéc trong quá trình áp dụng

tiêu chuẩn GPP

Phân tích một số điều kiện thuận lợi, khó khăn áp dụng tiêu chuẩn GPP trên địa bàn Thị xãSa Đéc

Khảo sát hoạt động của mạng lưới bán lẻ

thuốc trên địa bàn Thị xã Sa Đéc năm 2012

2 Sự phân bố của các cơ sở bán lẻ thuốc 2 Điều kiện đáp ứng về cơ sở vật

chất, kỹ thuật

3 Nhân lực trong các cơ sở bán lẻ thuốc

4 Cơ sở vật chất kỹ thuật của cơ sở bán lẻ

thuốc

5 Hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc

Hình 2.1 Tóm tắt nội dung và các chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài

Trang 31

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp mô tả hồi cứu

Thu thập, hồi cứu các số liệu có sẵn tại phòng Nghiệp vụ Dược, Thanh tra Sở Y tế, Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm và Mỹ phẩm tỉnh, Phòng Y

tế Thị Xã Sa Đéc để mô tả sự phát triển của mạng lưới bán lẻ thuốc trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp từ năm 2012 và phân tích, đánh giá thực trạng mạng lưới bán lẻ thuốc trên địa bàn Thị Xã Sa Đéc

2.4.2 Phương pháp mô tả cắt ngang

Dựa vào bộ câu hỏi đã được thiết kế định hướng theo các tiêu chuẩn GPP, các điều tra viên gửi “Phiếu điều tra” đến từng chủ cơ sở bán lẻ thuốc trong mẫu nghiên cứu thu nhập các thông tin liên quan đến nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo quản thuốc, hồ sơ, sổ sách, tài liệu chuyên môn, việc thực hiện các quy chế dược

2.4.3 Cỡ mẫu nghiên cứu

Loại hình bán lẻ Nhà

thuốc

Quầy thuốc TỔNG SỐ

Số lượng 40 18 58

2.4.4 Phương pháp thu thập số liệu

o Từ nguồn tài liệu có sẵn

+ Báo cáo hoạt động về công tác dược của Sở Y tế Đồng Tháp năm 2012;

+ Báo cáo kết quả hoạt động thanh, kiểm tra năm 2012 của Thanh tra

Sở Y tế;

Trang 32

+ Báo cáo hoạt động năm 2012 của Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm và Mỹ phẩm tỉnh Đồng Tháp;

+ Danh sách quản lý hành nghề Y- Dược tư nhân của Phòng Y tế Thị

Xã Sa Đéc

2.5 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

o Phương pháp xử lý số liệu: Tiến hành xử lý, tính toán các số liệu bằng phần mềm Microsoft Office Word 2007, Microsoft Office Excel 2007

o Phân tích, trình bày các số liệu: các số liệu phân tích theo phương pháp

và trình bày dưới dạng lập bảng, biểu đồ

Trang 33

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Thực trạng hoạt động của mạng lưới bán lẻ thuốc trên địa bàn Thị

Xã Sa Đéc năm 2012

3.1.1 Số lượng các cơ sở bán lẻ thuốc

Kết quả nghiên cứu số lượng các cơ sở bán lẻ thuốc tại Thị Xã Sa Đéc

giai đoạn năm 2012 thu được như sau:

Bảng 3.1 Số lượng các cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn Thị Xã Sa Đéc

Trang 34

Hình 3.1 Biểu diễn số lượng cơ sở bán lẻ thuốc năm 2012

3.1.2 Sự phân bố của các cơ sở bán lẻ thuốc

Thị Xã Sa Đéc có tổng diện tích tự nhiên là 57,86 km2, 5.786,9 ha, dân

số 110.646 người và 58 cơ sở bán lẻ thuốc

Như vậy, một số chỉ tiêu chung của mạng lưới bán lẻ thuốc là:

- Số dân bình quân 01 điểm bán thuốc phục vụ được: 1.876 người;

- Diện tích bình quân 01 điểm bán thuốc phục vụ: 1,28 km2;

- Bán kính bình quân 01 điểm bán thuốc phục vụ: 0,64 km

Mặc dù đã đạt được yêu cầu của Bộ Y tế về mỗi điểm bán thuốc không nên phục vụ quá 2.000 dân, đồng thời diện tích và bán kính bình quân của mỗi điểm bán thuốc đều ở mức chấp nhận được, nhưng sự phân bố thiếu đồng đều của mạng lưới bán thuốc sẽ ảnh hưởng đến mức độ thuận tiện khác nhau

Trang 35

của mỗi người dân khi đi mua thuốc Thị Xã Sa Đéc có 10 đơn vị hành chính phường xã với sự phân bố của các cơ sở bán lẻ thuốc năm 2012 như sau:

Bảng 3.2 Sự phân bố các cơ sở bán lẻ thuốc theo 6 phường, 4 xã năm

6 Phường Tân Qui Đông 0 0,0 0 0,0

Trang 36

sức khoẻ Tuy nhiên, sự phân bố này không hoàn toàn đồng đều, hình thức nhà thuốc tập trung chủ yếu ở những khu vực kinh tế phát triển, dân cư đông đúc hoặc gần các bệnh viện lớn, chỉ có ở các phường còn tuyến xã chưa có hình thức này Trong khi đó, các vùng còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng và kinh tế kém phát triển như tuyến xã thì mỗi xã chỉ có từ 1 đến 2 cơ sở bán lẻ thuốc

3.1.3 Tình hình nhân lực dược tại các cơ sở bán lẻ thuốc

Nhân lực dược là yếu tố không thể thiếu trong mỗi cơ sở bán lẻ thuốc, tuỳ theo hoàn cảnh khác nhau mà có những cơ sở chỉ có 1 người, hoặc có những cơ sở có từ 2 người trở lên Các loại hình nhân lực dược trong cơ sở bán lẻ thuốc bao gồm dược sĩ đại học (kể cả dược sĩ sau đại học), dược sĩ trung học và dược tá Mỗi cơ sở bán lẻ thuốc phải có ít nhất 01 người có chứng chỉ hành nghề dược để chịu trách nhiệm quản lý chuyên môn (còn gọi

là chủ cơ sở) Kết quả nghiên cứu cho thấy tình hình nhân lực dược trong các

cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn Thị xã năm 2012 như sau:

Bảng 3.3 Tình hình nhân lực dược trong các cơ sở bán lẻ thuốc

Các loại hình nhân lực Dược sĩ

Trang 37

Hình 3.2 Biểu diễn số lượng và cơ cấu các loại hình nhân lực dược

tại các cơ sở bán lẻ thuốc năm 2012

Các dược sĩ đại học (có tổng số 40 người, chiếm 66,6%) tập trung hoàn toàn trong 40 nhà thuốc (còn 02 nhà thuốc doanh nghiệp của công ty dược nhà nước đã cổ phần hoá đã có dược sĩ đại học, giấy phép của các cơ sở này mang tên nhà thuốc doanh nghiệp đã được cấp trước khi có hướng dẫn thực hiện Luật dược của Bộ Y tế, nay giấy phép đó vẫn còn hiệu lực), có 30% dược sĩ trung học và chỉ có 3,3% dược tá tham gia hoạt động tại các nhà thuốc

Không có dược sĩ đại học hoạt động tại quầy thuốc Các dược sĩ trung học (có tổng số 18 người, chiếm 90%) hoạt động ở các quầy thuốc, không có dược sĩ trung học hoạt động trong nhà thuốc Các dược tá (có tổng số 2 người,

Trang 38

chiếm 10%) hoạt động các quầy thuốc Các loại hình chuyên môn không thuộc lĩnh vực dược đều không tham gia hoạt động trong các cơ sở bán lẻ thuốc

3.1.4 Cơ sở vất chất kỹ thuật của các cơ sở bán lẻ thuốc

3.1.4.1 Biển hiệu của cơ sở bán lẻ thuốc

Biển hiệu có vai trò rất quan trọng đối với mỗi cơ sở bán lẻ thuốc, một mặt nó giúp cho người dân nhận biết được nơi bán thuốc, mặt khác nó góp phần giúp cho cơ quan chức năng thực hiện tốt việc quản lý nhà nước đối với

cơ sở Theo quy định, biển hiệu của cơ sở bán lẻ thuốc phải đảm bảo thể hiện các nội dung cơ bản là tên cơ sở, địa chỉ, họ tên, và trình độ chuyên môn của người đứng đầu cơ sở, phạm vi kinh doanh, số giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh và thời gian bán thuốc Qua nghiên cứu thực hiện cho thấy việc chấp hành các quy định về biển hiệu tại các cơ sở bán lẻ thuốc của Thị Xã Sa Đéc như sau:

Trang 39

Bảng 3.4 Số liệu thực hiện đúng quy định về nội dung biển hiệu tại

cơ sở bán lẻ thuốc năm 2012

Nhà thuốc (n=40)

Quầy thuốc (n=18)

Tổng cộng (n=58)

TT Nội dung thực hiện

Hình 3.3 Biểu diễn tỷ lệ thực hiện đúng các nội dung biển hiệu

của cơ sở bán lẻ thuốc

Trang 40

Tất cả các cơ sở bán lẻ thuốc đều có biển hiệu của mình, song nhiều nội

dung quy định trên đó chưa được chấp hành nghiêm chỉnh, cá biệt có trường

hợp gắn tấm biển quảng cáo thuốc che lấp toàn bộ nội dung biển hiệu Từ

bảng số liệu và biểu đồ ở trên cho thấy 100,0% số cơ sở bán lẻ ghi tên của cơ

sở trên biển hiệu Tuy nhiên các nội dung còn lại thì chỉ có một số lượng nhỏ

các nhà thuốc là thực hiện (dưới 15,0%) Như vậy, bên cạnh ý thức chấp hành

việc ghi biển hiệu của nhiều cơ sở bán lẻ thuốc còn hạn chế thì việc kiểm tra

uốn nắn của Sở Y tế và các cơ quan chức năng trên địa bàn chưa thật sự có

hiệu quả cao

3.1.4.2 Diện tích của cơ sở bán lẻ thuốc

Theo quy định của Luật Dược và tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc”

do Bộ Y tế ban hành, các cơ sở bán lẻ thuốc phải có diện tích đủ rộng phù hợp

với quy mô kinh doanh, diện tích tối thiểu phải đạt là 10m2 Kết quả nghiên

cứu diện tích của các cơ sở bán lẻ thuốc được thể hiện như sau:

Bảng 3.5 Số liệu về diện tích mặt bằng của các cơ sở bán lẻ thuốc

Diện tích dưới 10m 2

Diện tích từ 10 đến 15m 2

Diện tích lớn hơn 15m 2

Ngày đăng: 25/07/2015, 09:10

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w