Tình hình nhân lực dược trong các cơ sở bán lẻ thuố c

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động của mạng lưới bán lẻ thuốc tại thị xã sa đéc tỉnh đồng tháp trong quá trình áp dụng tiêu chuẩn thực hành nhà thuốc GPP (Trang 72)

Nhân lực dược hoạt động trong mạng lưới bán lẻ thuốc được tìm thấy chủ yếu là dược sĩ đại học (chiếm 45,5%) và dược sĩ trung học (chiếm 41,0%). Đối tượng có trình độ chuyên môn dược thấp nhất là dược tá, chỉ tồn tại với một tỷ lệ nhỏ (chiếm 14,3%), nhưng các dược tá này đều là những người có kinh nghiệm, đã làm việc lâu năm tại các cơ sở dược, hoặc họ là các

y tá, y sĩ, nữ hộ sinh của các TYT được đào tạo thêm chuyên môn dược để quản lý tủ thuốc TYT. Như vậy, đây là một mạng lưới bán lẻ thuốc có đủ năng lực cung ứng thuốc tốt và đảm bảo hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn cho nhân dân.

4.1.3. Cơ s vt cht, k thut ca các cơ s bán l thuc

4.1.3.1. Biển hiệu của cơ sở bán lẻ thuốc

Theo quy định của Bộ Y Tế, tất cả các cơ sở bán lẻ thuốc đều phải có biển hiệu với đầy đủ các nội dung bao gồm tên cơ sở, địa chỉ, họ tên, trình độ chuyên môn của chủ cơ sở, phạm vi kinh doanh, số giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc và thời gian bán thuốc. Các cơ sở bán lẻ đã không chấp hành tốt các quy định này, vẫn còn tồn tại không ít các thiếu sót, vi phạm, thậm chí có trường hợp chủ cơ sở bán lẻ còn dùng tấm bạt quảng cáo che lấp toàn bộ nội dung biển hiệu. Vì vậy, các cơ quan quản lý cần có các biện pháp cứng rắn hơn để các cơ sở bán lẻ tuân thủ chặt chẽ các nội dung biển hiệu.

4.1.3.2. Địa điểm, diện tích và việc bố trí các khu vực trong cơ sở bán lẻ

thuốc

Các cơ sở bán lẻ tại Thị Xã Sa Đéc đều có địa điểm riêng biệt, cao ráo, sạch sẽ, có diện tích tối thiểu trên 10m2, có bố trí được khu vực để trưng bày, bảo quản thuốc. Tuy nhiên, ngoài 40 nhà thuốc đã đạt chuẩn GPP năm 2012 và một số nhà thuốc đang đăng ký áp dụng GPP thì các cơ sở còn lại đều tiến hành bố trí các khu vực riêng biệt như khu vực ra lẻ thuốc, ghế ngồi đợi cho người mua, khu vực rửa tay hay khu vực tư vấn cho người mua. Thậm chí đối với các cơ sở đã bố trí các khu vực trên cũng chỉ mang tính chất đối phó, không nhằm phục vụ người dân. Vì vậy, Sở Y tế cũng như các cơ quan chức năng cần tổ chức thêm các lớp tập huấn GPP cho các chủ cơ sở bán lẻ thuốc, từ đó chỉ ra một cách cụ thể, rõ rang về lợi ích của việc tuân thủ các tiêu chuẩn GPP để họ hiểu và làm theo.

4.1.3.3. Trang thiết bị bảo quản thuốc

Thuốc là loại hàng hóa đặc biệt, có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân, việc cung ứng các thuốc đảm bảo chất lượng, giúp người dân sử dụng thuốc an toàn, hợp lý là nhiệm vụ hàng đầu của các cơ sở bán lẻ thuốc. Đảm bảo chất lượng thuốc phụ thuộc vào khâu sản xuất, tuy nhiên để duy trì chất lượng thuốc lại phụ thuộc vào khâu bảo quản. Tại Thị Xã Sa Đéc, số các cơ sở trang bị đầy đủ các trang thiết bị bảo quản tương đối tốt. Tuy nhiên phần lớn tai các cơ sở điều hòa không bật, nhiệt kế dùng làm vật trang trí là tình trạng phổ biến. Tại thực địa, các điều tra viên đã trao đổi với người bán thuốc, nhiều người trong số họ cho rằng trang bị chủ yếu là đối phó, không bật để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên 100% số cơ sở đều có tủ quầy cao ráo, thoáng mát, và đều có các dụng cụ, bao bì ra lẻ thuốc. Nhìn chung để đạt được GPP, các cơ sở bán lẻ cần ý thức rõ sự cần thiết phải đầu tư và đưa vào sử dụng các trang thiết bị bảo quản thuốc đúng với vai trò của nó.

4.1.3.4. Việc chấp hành quy định về hồ sơ sổ sách, tài liệu chuyên môn

Kết quả nghiên cứu cho thấy 100% các cơ sở đều thiếu sổ theo dõi ADR, điều này do các cơ sở chưa thấy được tầm quan trọng của sổ theo dõi ADR, thậm chí một số đại lý bán thuốc còn chưa bao giờ nghe thấy cần phải có loại sổ này. Sổ theo dõi ADR giúp chăm sóc sức khỏe nhân dân tốt hơn, giám sát ADR là để phòng ngừa các tác động không mong muốn do thuốc mang lại. Vì vậy, cần có những biện pháp thích hợp nhằm giúp các cơ sở thực hiện tốt hơn quy định này. Đối với các loại sổ sách còn lại, 100% các cơ sở có sổ xuất nhập thuốc thường, 77,6% cơ sở có các quy chế chuyên môn và 74,1% cơ sở có các tài liệu tra cứu thuốc. Có 63,8% cơ sở có sổ xuất nhập thuốc hướng tâm thần. Khi được hỏi, hầu hết các chủ cơ sở bán lẻ đều không mong muốn kinh doanh thuốc hướng thần và tiền chất dùng làm thuốc vì những quy định nghiêm ngặt đối với loại thuốc này.

4.1.4. Hot động ca cơ s bán l thuc

4.1.4.1.Chủ cơ sở và nhân viên bán thuốc

Các cơ sở bán lẻ thuốc có người quản lý chuyên môn (Chủ cơ sở) là cán bộ công nhân viên chức đang chiếm tỷ lệ khá cao (tới 30,0%), họ không thể tham gia bán thuốc trong giờ hành chính, lại tập trung chủ yếu là các Dược sĩ Đại học của các nhà thuốc, loại hình có khả năng phục vụ người bệnh tốt nhất. Người dân đi mua thuốc tại các cơ sở như vậy ít nhiều đều bị ảnh hưởng, có những lúc cần mua thuốc thì cơ sở lại đóng cửa, hoặc chỉ gặp nhân viên bán thuốc có trình độ chuyên môn thấp hơn, việc tư vấn thuốc điều trị bị hạn chế. Điều này cũng cần các cơ quan chức năng quan tâm, làm thế nào nâng cao được tỷ lệ cơ sở bán lẻ thuốc đăng ký hoạt động cả trong và ngoài giờ hành chính, đặc biệt là nâng cao về số lượng của loại hình nhà thuốc.

Đồng thời, khi cơ sở bán lẻ thuốc hoạt động, sự có mặt của chủ cơ sở cũng là một quy định bắt buộc, để một mặt trực tiếp tư vấn thuốc cho người bệnh tự điều trị, còn mặt khác phải giám sát hoạt động của nhân viên cấp dưới, tránh để xảy ra nhằm lẫn về thuốc, nhầm lẫn về chuyên môn trong hướng dẫn sử dụng thuốc cho người bệnh…Tuy nhiên, ở Thị Xã Sa Đéc sự có mặt của chủ cơ sở bán lẻ thuốc khi cơ sở đang hoạt động chỉ là 50%. Điều này cho thấy các chủ cơ sở vẫn còn chủ quan và thiếu trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp của mình.

Theo quy định, người bán thuốc phải mặc trang phục áo Blouse sạch sẽ, gọn gang, có đeo biển hiệu ghi rõ họ tên, chức danh. Tuy nhiên chỉ có 67,2% số cơ sở có người bán thuốc mặc áo Blouse và 2,4% số cơ sở có người bán thuốc đeo biển hiệu ghi rõ họ tên, chức danh. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tác phong của người bán thuốc, cũng như không tạo cảm giác an tâm và tin tưởng cho người dân đi mua thuốc.

Việc đảm bảo đủ danh mục thuốc thiết yếu tuyến C là một yêu cầu quan trọng của tiêu chuẩn GPP, đã có 82,8% cơ sở bán lẻ có đủ hoặc được coi là đủ thuốc theo danh mục này (tương ứng mức IV và mức V). Tuy nhiên, các cơ quan chức năng trong quá trình kiểm tra hành nghề dược, một mặt cần tăng cường đôn đốc để tất cả các cơ sở cùng đáp ứng đủ danh mục thuốc thiết yếu tuyến C, mặt khác cần chú ý quán triệt đến yếu tố số lượng trong mỗi loại thuốc để thường xuyên có thuốc thiết yếu phục vụ nhân dân.

Đối với vấn đề đảm bảo chất lượng thuốc, phần lớn các cơ sở bán lẻ đã có ý thức tốt trong việc tồn trữ và bảo quản thuốc, chỉ sắp xếp thuốc trên giá kệ, tủ quầy chiếm 100,0%, 81,6% các cơ sở sắp xếp thuốc theo nhóm tác dụng dược lý hoặc theo dạng bào chế để tránh lẫn lộn, 100,0% các cơ sở thực hiện việc bảo quản thuốc đúng chế độ ghi trên nhãn và cơ sở chỉ bày bán thuốc được phép lưu hành. Kết quả là trong suốt năm 2012 , trên địa bàn Thị Xã Sa Đéc chỉ có 02 mẫu thuốc do Trung tâm kiểm nghiệm Dược phẩm- Mỹ phẩm tỉnh lấy mẫu kiểm tra phát hiện thuốc kém chất lượng, nhưng đây lại là một loại thuốc của một cơ sở sản xuất, được lấy mẫu tại hai cơ sở bán lẻ khác nhau. Tuy nhiên, Trung tâm kiểm nghiệm Dược phẩm- Mỹ phẩm tỉnh cũng chỉ mới đủ năng lực kiểm nghiệm 6,4% số lượng hoạt chất lưu thông trên thị trường. Như vậy, kết quả giám sát tưởng như chất lượng thuốc rất đảm bảo ở trên cũng chỉ mang tính chất tượng trưng, tham khảo. Vẫn rất cần các cơ quan chức năng có các biện pháp giám sát thích hợp như tăng cường thanh tra, kiểm tra, đào tạo các chủ cơ sở bán lẻ, khuyến khích các cơ sở thường xuyên tự kiểm tra, theo dõi chất lượng thuốc tại cơ sở mình, đồng thời tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực kiểm nghiệm thuốc của Trung tâm kiểm nghiệm Dược phẩm- Mỹ phẩm tỉnh.

4.1.4.3. Việc tuân thủ các quy chế chuyên môn nghề nghiệp

Hoạt động tuân thủ pháp luật về hành nghề dược của các cơ sở bán lẻ thuốc được thể hiện qua kết quả thanh tra kiểm tra của các cơ quan chức năng.

Các kết quả thanh kiểm tra trong giai đoạn từ năm 2012 cho thấy số cơ sở vi phạm bị xử phạt hành chính so với số cơ sở được kiểm tra còn khá cao 14,0%. Tuy nhiên, năm 2012 có 01 nhà thuốc doanh nghiệp tư nhân kinh doanh thuốc hướng tâm thần không rõ nguồn gốc, đây là lỗi vi phạm có liên quan đến chương trình phòng chống ma túy, trường hợp đó đã phải chuyển cho cơ quan điều tra xem xét giải quyết. Việc phát hiện kịp thời và xử lý vi phạm một cách nghiêm túc của cơ quan chức năng như vậy đã góp phần lập lại kỷ cương hành nghề dược, chấn chỉnh các cơ sở kinh doanh dược hoạt động có nền nếp theo quy định của pháp luật.

4.1.4.4. Niêm yết giá thuốc

Với áp lực cao trong dư luận xã hội về giá thuốc, các cơ quan chức năng đã đầu tư không ít thời gian, công sức để tăng cường kiểm tra quản lý giá và chấn chỉnh việc niêm yết giá thuốc. Tuy nhiên, các cơ sở bán lẻ niêm yết giá thuốc đúng quy định vẫn chỉ đạt tỷ lệ rất thấp (chiếm 17,4%). Hầu hết các lỗi vi phạm là niêm yết chưa triệt để hoặc niêm yết che khuất thông tin trên bao bì gốc của thuốc. Như vậy, các cơ sở bán lẻ đã không thấy hết tầm quan trọng của việc niêm yết giá thuốc, ít quan tâm thông tin giá thuốc cho người dân, làm cho người dân gặp không ít bối rối khi đi mua thuốc.

4.2. Điều kiện áp dụng các tiêu chuẩn GPP ở Thị Xã Sa Đéc

4.2.1. Điu kin đáp ng v nhân s

Kết quả nghiên cứu cho thấy, hầu hết các chủ cơ sở bán lẻ thuốc trong mẫu nghiên cứu (Nhà thuốc và quầy thuốc) đều đã được cung cấp tài liệu và tham gia chương trình tập huấn GPP, điều này giúp họ hoàn toàn chủ động triển khai thực hiện GPP tại cơ sở của mình. Có 82,8% các chủ cơ sở bán lẻ thuốc dự định sẽ thực hiện GPP đúng lộ trình, rõ ràng quá trình triển khai GPP của Sở Y tế Đồng Tháp đã có tính thuyết phục rất lớn, đồng thời việc thực hiện GPP là nằm trong tầm tay của các cơ sở bán lẻ thuốc.

Về động lực chính thúc đẩy các chủ cơ sở bán lẻ thuốc hướng tới áp dụng tiêu chuẩn GPP lại là điều đáng quan tâm, chỉ có 10,3% trong số họ cho rằng việc thực hiện GPP là vì nhu cầu phục vụ người bệnh được tốt hơn, còn lại 89,7% thực hiện GPP vì đáp ứng yêu cầu bắt buộc của cơ quan quản lý nhà nước để cơ sở bán lẻ thuốc tồn tại. Điều này cho thấy các cơ quan chức năng phải tận dụng mọi quyền lực của mình thật linh hoạt, phải giải quyết vấn đề một cách thấu đáo, có lý, có tình vừa tránh được cơ sở GPP mang tính hình thức, đối phó, vừa đảm bảo cho mạng lưới bán lẻ thuốc không bị rối loạn làm ảnh hưởng đến việc cung cấp thuốc chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Khả năng đáp ứng nhân lực dược sĩ đại học vẫn còn là một thách thức lớn, 100% quầy thuốc có nhu cầu tuyển thêm dược sĩ đại học.

Hiểu biết về các hoạt động mua và bán thuốc cũng là một trong những lĩnh vực kiến thức rất cần thiết, nó giúp cho các chủ cơ sở bán lẻ thuốc đề cao tính tự nguyện tuân thủ pháp luật trong thực hành nghề nghiệp của cơ sở, tạo điều kiện cho cơ sở hướng tới áp dụng tiêu chuẩn GPP được thuận lợi hơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hầu hết các chủ cơ sở đều có hiểu biết gần như đầy đủ các nguyên tắc chuyên môn trong các hoạt động mua và bán thuốc.

Với hoạt động bán thuốc, 100% chủ cơ sở đều hiểu phải mua thuốc tại cơ sở dược hợp pháp, kiểm tra thuốc khi nhập và chỉ mua thuốc được phép lưu hành. Tuy nhiên chỉ có 43% chủ cơ sở hiểu phải có danh mục thuốc thiết yếu.

Với hoạt động bán thuốc, 100,0% chủ cơ sở đều hiểu khi bán thuốc phải hỏi triệu chứng bệnh và tình trạng của người dùng thuốc, 87,9% tư vấn cho người mua lựa chọn thuốc phù hợp với bệnh và khả năng tài chính của người mua, 79,3% tư vấn cách dùng, cách bảo quản và các lưu ý cần thiết cả bằng lời nói và ghi chép ra giấy, 100% cung cấp thuốc phù hợp và bao gói chu đáo trước khi giao thuốc cho người mua. Tuy nhiên, có hiểu biết nhưng họ ít làm theo, khi bán thuốc thì hầu hết các cơ sở đều lờ đi nhiều công đoạn

để tránh rườm rà, kiến thức đó chỉ được sử dụng để đối phó khi có đoàn thanh tra, kiểm tra.

Ngoài ra, rất nhiều các chủ cơ sở bán lẻ thuốc tự thừa nhận với các điều tra viên, họ đang rất lúng túng trong việc xây dựng các quy trình thao tác chuẩn, đặc biệt là các quy trình đó phải được trình bày dưới dạng văn bản để mọi nhân viên áp dụng. Điều này rất cần có sự hướng dẫn tích cực của các cơ quan quản lý nhà nước.

4.2.2. Điu kin đáp ng v cơ s vt cht k thut

Tất cả các cơ sở bán lẻ đều đạt diện tích tối thiểu 10m2 theo quy định của Bộ Y tế, tuy nhiên nhiều cơ sở đã gặp khó khăn khi chuẩn bị mặt bằng để thực hiện GPP. Có 82,5% cở sở có diện tích từ 10-15 m2 có nhu cầu về diện tích. Như vậy diện tích khoảng 15m2 sẽ là phù hợp nhất để xây dựng một cơ sở bán lẻ thuốc đạt GPP.

Nhu cầu mua sắm thêm trang thiết bị chủ yếu tủ, nhiệt ẩm kế, máy điều hòa nhiệt độ,…Đây không phải là vấn đề quá khó khăn cản trở việc thực hiện GPP của các cơ sở bán lẻ thuốc. Rất nhiều cơ sở đã trang bị đủ các thiết bị này, các cơ sở còn lại chưa đầu tư mua sắm chủ yếu còn lo mặt bằng kinh doanh chưa ổn định hoặc chưa thấy cần thiết theo như cách hiểu biết của họ. Các cơ quan chức năng cần tiếp tục quan tâm chỉ đạo các cơ sở bán lẻ mua sắm, lắp đặt đầy đủ các loại thiết bị quan trọng này.

Bên cạnh việc ghi chép hồ sơ, sổ sách còn mang nặng tính hình thức, thiếu ghi chép chi tiết và không chính xác, một số cơ sở bán lẻ thuốc đã đưa máy tính vào sử dụng để quản lý theo dõi xuất nhập thuốc truyền thống đang dần được thay thế bởi các phương tiện hiện đại.

Tóm lại, Mặt bằng thực trạng của mạng lưới bán lẻ thuốc trên địa bàn

Thị Xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp không có khoảng cách quá lớn so với các tiêu chuẩn GPP do Bộ Y tế ban hành. Tiêu chuẩn GPP và các tài liệu hướng dẫn

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động của mạng lưới bán lẻ thuốc tại thị xã sa đéc tỉnh đồng tháp trong quá trình áp dụng tiêu chuẩn thực hành nhà thuốc GPP (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)