Tính đến 12/2011, cả nước có 10.533 nhà thuốc đạt chuẩn GPP so với con số 48.499 cơ sở bán lẻ thuốc, chiếm tỷ lệ 21,72%.
Riêng tại tỉnh Đồng Tháp, đến tháng 12/2011 có 32 nhà thuốc đạt chuẩn GPP so với 1.033 cơ sở bán lẻ thuốc trong toàn tỉnh, chiếm tỷ lệ 3,10%. Đến tháng 12/2012, toàn tỉnh đã có 94 nhà thuốc đạt chuẩn GPP so với 1.047 cơ sở bán lẻ thuốc trong toàn tỉnh, chiếm tỷ lệ 8,98%.
Tuy nhiên, với nguồn lực và thực trạng như hiện nay, có thể nói chúng ta gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện lộ trình GPP do Bộ Y tế đề ra: từ ngày 01/01/2011, tất cả các nhà thuốc phải đạt tiêu chuẩn GPP và từ 01/01/2013 đối với các quầy thuốc trên toàn quốc. Rõ ràng việc chi phí tiền thuốc đầu người tăng cao cùng với việc gia nhập WTO đã tạo điều kiện cho hệ thống bán lẻ trong vài năm trở lại đây phát triển mạnh mẽ, hoàn thiện và không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ cũng như chất lượng, chủng loại thuốc. Việc áp dụng tiêu chuẩn GPP cho các cơ sở bán lẻ, hứa hẹn hệ thống hoá và chế độ quản lý đối với các cơ sở này, từ đó dễ dàng bình ổn giá thuốc và dự đoán nhu cầu thị trường, đưa ra các chiến lược phát triển hợp lý đối với ngành Dược Việt Nam, giúp ngành Dược ngày càng phục vụ tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Tuy nhiên, việc áp dụng tiêu chuẩn GPP, đặc biệt các cơ sở mới mở thì phải đạt chuẩn GPP ít nhiều đã làm cho các chủ nhà thuốc, quầy thuốc “chùn chân” vì gặp vô vàn khó khăn trong việc thực hiện tiêu chuẩn GPP tại cơ sở bán lẻ thuốc của mình.
Chương 2.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các cơ sở bán lẻ thuốc tân dược hợp pháp trên địa bàn Thị Xã Sa Đéc gồm các nhà thuốc và các quầy thuốc.
2.2. Địa điểm nghiên cứu
o Bộ môn Quản lý và Kinh tế dược – Trường Đại học Dược Hà Nội.
o Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp và các đơn vị trực thuộc.
o Các cơ sở bán lẻ thuốc hợp pháp đóng trên địa bàn Thị Xã Sa Đéc.
2.3. Tóm tắt nội dung và các chỉ tiêu nghiên cứu
Hoạt động của mạng lưới bán lẻ thuốc trên địa bàn Thị xã Sa Đéc trong quá trình áp dụng tiêu chuẩn GPP
Phân tích một số điều kiện thuận lợi, khó khăn áp dụng tiêu chuẩn GPP trên địa bàn Thị xã Sa Đéc Khảo sát hoạt động của mạng lưới bán lẻ
thuốc trên địa bàn Thị xã Sa Đéc năm 2012
1. Số lượng các cơ sở bán lẻ thuốc 1. Điều kiện đáp ứng về nhân sự 2. Sự phân bố của các cơ sở bán lẻ thuốc 2. Điều kiện đáp ứng về cơ sở vật
chất, kỹ thuật 3. Nhân lực trong các cơ sở bán lẻ thuốc
4. Cơ sở vật chất kỹ thuật của cơ sở bán lẻ thuốc
5. Hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp mô tả hồi cứu
Thu thập, hồi cứu các số liệu có sẵn tại phòng Nghiệp vụ Dược, Thanh tra Sở Y tế, Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm và Mỹ phẩm tỉnh, Phòng Y tế Thị Xã Sa Đéc để mô tả sự phát triển của mạng lưới bán lẻ thuốc trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp từ năm 2012 và phân tích, đánh giá thực trạng mạng lưới bán lẻ thuốc trên địa bàn Thị Xã Sa Đéc.
2.4.2. Phương pháp mô tả cắt ngang
Dựa vào bộ câu hỏi đã được thiết kế định hướng theo các tiêu chuẩn GPP, các điều tra viên gửi “Phiếu điều tra” đến từng chủ cơ sở bán lẻ thuốc trong mẫu nghiên cứu thu nhập các thông tin liên quan đến nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo quản thuốc, hồ sơ, sổ sách, tài liệu chuyên môn, việc thực hiện các quy chế dược.
2.4.3. Cỡ mẫu nghiên cứu Loại hình bán lẻ Nhà Loại hình bán lẻ Nhà thuốc Quầy thuốc TỔNG SỐ Số lượng 40 18 58 2.4.4. Phương pháp thu thập số liệu
o Từ nguồn tài liệu có sẵn
+ Báo cáo hoạt động về công tác dược của Sở Y tế Đồng Tháp năm 2012;
+ Báo cáo kết quả hoạt động thanh, kiểm tra năm 2012 của Thanh tra Sở Y tế;
+ Báo cáo hoạt động năm 2012 của Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm và Mỹ phẩm tỉnh Đồng Tháp;
+ Danh sách quản lý hành nghề Y- Dược tư nhân của Phòng Y tế Thị Xã Sa Đéc.
2.5. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
o Phương pháp xử lý số liệu: Tiến hành xử lý, tính toán các số liệu bằng phần mềm Microsoft Office Word 2007, Microsoft Office Excel 2007.
o Phân tích, trình bày các số liệu: các số liệu phân tích theo phương pháp và trình bày dưới dạng lập bảng, biểu đồ.
Chương 3.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng hoạt động của mạng lưới bán lẻ thuốc trên địa bàn Thị
Xã Sa Đéc năm 2012
3.1.1. Số lượng các cơ sở bán lẻ thuốc
Kết quả nghiên cứu số lượng các cơ sở bán lẻ thuốc tại Thị Xã Sa Đéc giai đoạn năm 2012 thu được như sau:
Bảng 3.1. Số lượng các cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn Thị Xã Sa Đéc
năm 2012 Năm 2012 TT Các loại hình bán lẻ thuốc SL % 1 Nhà thuốc 40 57,9 2 Quầy thuốc 18 26,0 3 Đại lý 3 4,3 4 Tủ thuốc trạm y tế 8 11,5 Tổng cộng 69 100,0
Hình 3.1. Biểu diễn số lượng cơ sở bán lẻ thuốc năm 2012 3.1.2. Sự phân bố của các cơ sở bán lẻ thuốc
Thị Xã Sa Đéc có tổng diện tích tự nhiên là 57,86 km2, 5.786,9 ha, dân số 110.646 người và 58 cơ sở bán lẻ thuốc.
Như vậy, một số chỉ tiêu chung của mạng lưới bán lẻ thuốc là:
- Số dân bình quân 01 điểm bán thuốc phục vụ được: 1.876 người; - Diện tích bình quân 01 điểm bán thuốc phục vụ: 1,28 km2;
- Bán kính bình quân 01 điểm bán thuốc phục vụ: 0,64 km.
Mặc dù đã đạt được yêu cầu của Bộ Y tế về mỗi điểm bán thuốc không nên phục vụ quá 2.000 dân, đồng thời diện tích và bán kính bình quân của mỗi điểm bán thuốc đều ở mức chấp nhận được, nhưng sự phân bố thiếu đồng đều của mạng lưới bán thuốc sẽ ảnh hưởng đến mức độ thuận tiện khác nhau
của mỗi người dân khi đi mua thuốc. Thị Xã Sa Đéc có 10 đơn vị hành chính phường xã với sự phân bố của các cơ sở bán lẻ thuốc năm 2012 như sau:
Bảng 3.2. Sự phân bố các cơ sở bán lẻ thuốc theo 6 phường, 4 xã năm 2012 Nhà thuốc Quầy thuốc STT Tên các phường, xã SL TL % SL TL % 1 Phường 1 8 20,0 0 0,0 2 Phường 2 22 55,0 0 0,0 3 Phường 3 2 5,00 0 0,0 4 Phường 4 2 5,0 0 0,0 5 Phường An Hoà 6 15,0 0 0,0 6 Phường Tân Qui Đông 0 0,0 0 0,0 7 Xã Tân Qui Đông 0 0,0 2 11,1 8 Xã Tân Khánh Đông 0 0,0 2 11,1 9 Xã Tân Qui Tây 0 0,0 4 22,2
10 Xã Tân Phú Đông 0 0,0 10 55,6
Cộng 40 100,0 18 100,0
Các loại hình bán lẻ thuốc phân bố rộng khắp trên địa bàn Thị Xã Sa Đéc, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân mua thuốc chữa bệnh và chăm sóc
sức khoẻ. Tuy nhiên, sự phân bố này không hoàn toàn đồng đều, hình thức nhà thuốc tập trung chủ yếu ở những khu vực kinh tế phát triển, dân cư đông đúc hoặc gần các bệnh viện lớn, chỉ có ở các phường còn tuyến xã chưa có hình thức này. Trong khi đó, các vùng còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng và kinh tế kém phát triển như tuyến xã thì mỗi xã chỉ có từ 1 đến 2 cơ sở bán lẻ thuốc.
3.1.3. Tình hình nhân lực dược tại các cơ sở bán lẻ thuốc
Nhân lực dược là yếu tố không thể thiếu trong mỗi cơ sở bán lẻ thuốc, tuỳ theo hoàn cảnh khác nhau mà có những cơ sở chỉ có 1 người, hoặc có những cơ sở có từ 2 người trở lên. Các loại hình nhân lực dược trong cơ sở bán lẻ thuốc bao gồm dược sĩ đại học (kể cả dược sĩ sau đại học), dược sĩ trung học và dược tá. Mỗi cơ sở bán lẻ thuốc phải có ít nhất 01 người có chứng chỉ hành nghề dược để chịu trách nhiệm quản lý chuyên môn (còn gọi là chủ cơ sở). Kết quả nghiên cứu cho thấy tình hình nhân lực dược trong các cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn Thị xã năm 2012 như sau:
Bảng 3.3. Tình hình nhân lực dược trong các cơ sở bán lẻ thuốc
Các loại hình nhân lực Dược sĩ đại học Dược sĩ trung học Dược tá Tổng cộng T T Cơ sở bán lẻ SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % 1 Nhà thuốc 40 66,6 18 30 2 3,3 60 100 2 Quầy thuốc 0 0,0 18 90 2 10 28 100 Cộng 40 45,5 36 41,0 4 4,5 88 100
Hình 3.2. Biểu diễn số lượng và cơ cấu các loại hình nhân lực dược tại các cơ sở bán lẻ thuốc năm 2012
Các dược sĩ đại học (có tổng số 40 người, chiếm 66,6%) tập trung hoàn toàn trong 40 nhà thuốc (còn 02 nhà thuốc doanh nghiệp của công ty dược nhà nước đã cổ phần hoá đã có dược sĩ đại học, giấy phép của các cơ sở này mang tên nhà thuốc doanh nghiệp đã được cấp trước khi có hướng dẫn thực hiện Luật dược của Bộ Y tế, nay giấy phép đó vẫn còn hiệu lực), có 30% dược sĩ trung học và chỉ có 3,3% dược tá tham gia hoạt động tại các nhà thuốc.
Không có dược sĩ đại học hoạt động tại quầy thuốc. Các dược sĩ trung học (có tổng số 18 người, chiếm 90%) hoạt động ở các quầy thuốc, không có dược sĩ trung học hoạt động trong nhà thuốc. Các dược tá (có tổng số 2 người,
chiếm 10%) hoạt động các quầy thuốc. Các loại hình chuyên môn không thuộc lĩnh vực dược đều không tham gia hoạt động trong các cơ sở bán lẻ thuốc.
3.1.4. Cơ sở vất chất kỹ thuật của các cơ sở bán lẻ thuốc
3.1.4.1. Biển hiệu của cơ sở bán lẻ thuốc
Biển hiệu có vai trò rất quan trọng đối với mỗi cơ sở bán lẻ thuốc, một mặt nó giúp cho người dân nhận biết được nơi bán thuốc, mặt khác nó góp phần giúp cho cơ quan chức năng thực hiện tốt việc quản lý nhà nước đối với cơ sở. Theo quy định, biển hiệu của cơ sở bán lẻ thuốc phải đảm bảo thể hiện các nội dung cơ bản là tên cơ sở, địa chỉ, họ tên, và trình độ chuyên môn của người đứng đầu cơ sở, phạm vi kinh doanh, số giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh và thời gian bán thuốc. Qua nghiên cứu thực hiện cho thấy việc chấp hành các quy định về biển hiệu tại các cơ sở bán lẻ thuốc của Thị Xã Sa Đéc như sau:
Bảng 3.4. Số liệu thực hiện đúng quy định về nội dung biển hiệu tại cơ sở bán lẻ thuốc năm 2012 Nhà thuốc (n=40) Quầy thuốc (n=18) Tổng cộng (n=58) TT Nội dung thực hiện SL TL % SL TL % SL TL % 1 Tên cơ sở 40 100 18 100 58 100 2 Địa chỉ 5 12,5 0 0 5 8,6 3 Họ tên, trình độ 4 10,0 0 0 4 6,9 4 Phạm vi kinh doanh 2 5,0 0 0 2 3,5 5 Số GCN ĐKKD 1 2,5 0 0 1 1,7 6 Thời gian bán thuốc 4 10,0 0 0 4 6,9 Hình 3.3. Biểu diễn tỷ lệ thực hiện đúng các nội dung biển hiệu của cơ sở bán lẻ thuốc
Tất cả các cơ sở bán lẻ thuốc đều có biển hiệu của mình, song nhiều nội dung quy định trên đó chưa được chấp hành nghiêm chỉnh, cá biệt có trường hợp gắn tấm biển quảng cáo thuốc che lấp toàn bộ nội dung biển hiệu. Từ bảng số liệu và biểu đồ ở trên cho thấy 100,0% số cơ sở bán lẻ ghi tên của cơ sở trên biển hiệu. Tuy nhiên các nội dung còn lại thì chỉ có một số lượng nhỏ các nhà thuốc là thực hiện (dưới 15,0%). Như vậy, bên cạnh ý thức chấp hành việc ghi biển hiệu của nhiều cơ sở bán lẻ thuốc còn hạn chế thì việc kiểm tra uốn nắn của Sở Y tế và các cơ quan chức năng trên địa bàn chưa thật sự có hiệu quả cao.
3.1.4.2. Diện tích của cơ sở bán lẻ thuốc
Theo quy định của Luật Dược và tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc”
do Bộ Y tế ban hành, các cơ sở bán lẻ thuốc phải có diện tích đủ rộng phù hợp với quy mô kinh doanh, diện tích tối thiểu phải đạt là 10m2. Kết quả nghiên cứu diện tích của các cơ sở bán lẻ thuốc được thể hiện như sau:
Bảng 3.5. Số liệu về diện tích mặt bằng của các cơ sở bán lẻ thuốc Diện tích dưới 10m2 Diện tích từ 10 đến 15m2 Diện tích lớn hơn 15m2 TT Các loại hình bán lẻ thuốc SL TL % SL TL % SL TL % 1 Nhà thuốc 0 0,0 22 55,0 18 45,0 2 Quầy thuốc 0 0,0 18 100,0 0 0,0 Tổng cộng 0 0,0 40 69,0 18 31,0
Hình 3.4. Biểu diễn về diện tích mặt bằng của các cơ sở bán lẻ thuốc
Như vậy, 100% các cơ sở bán lẻ thuốc có diện tích lớn hơn hoặc bằng 10m2, trong đó các cơ sở có diện tích ở mức từ 10 – 15 m2 chiếm tỉ lệ cao nhất (đạt 69%), còn lại là các cơ sở có diện tích trên 15 m2 (đạt 31%). Đây là một trong các yếu tố rất thuận lợi cho việc hướng tới áp dụng tiêu chuẩn GPP trên địa bàn Thị Xã Sa Đéc.
3.1.4.3. Trang thiết bị bảo quản thuốc
Sau đây là kết quả nghiên cứu về trang thiết bị bảo quản của các cơ sở bán lẻ thuốc tại Thị Xã Sa Đéc:
Bảng 3.6. Số liệu về trang thiết bị bảo quản thuốc của các cơ sở bán lẻ Tủ quầy Nhiệt, ẩm kế Tủ lạnh Máy điều hòa nhiệt độ Dụng cụ, bao bì ra lẻ T T Các loại hình bán lẻ thuốc SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % 1 Nhà thuốc 40 100,0 28 70,0 6 15,0 33 80,0 40 100,0 2 Quầy thuốc 18 100,0 6 33,3 0 0,0 6 33,3 18 100,0 Tổng cộng 58 100,0 34 58,6 6 10,3 39 67,2 58 100,0
100,0% các cơ sở bán lẻ đều bố trí được tủ quầy, dụng cụ và bao bì ra lẻ thuốc. Phần lớn (trên 70,0%) nhà thuốc đã trang bị nhiệt kế - ẩm kế để theo dõi nhiệt độ, độ ẩm môi trường và điều hoà giúp duy trì nhiệt độ thích hợp. Thiết bị tủ lạnh giúp bảo quản thuốc tỉ lệ trang bị còn thấp, 15% nhà thuốc có trang bị tủ lạnh, không có quầy thuốc nào có trang bị tủ lạnh.
3.1.4.4. Bố trí các khu vực trong cơ sở bán lẻ thuốc
Theo quy định của Bộ Y tế, các cơ sở bán lẻ đạt chuẩn GPP phải bố trí đầy đủ các khu vực bao gồm: khu vực bày bán thuốc, khu vực ra lẻ thuốc, khu vực rửa tay cho người bán lẻ và người mua thuốc, ghế ngồi đợi cho người mua, khu vực tư vấn riêng cho bệnh nhân nhằm đảm bảo cho mọi người dân được hưởng các dịch vụ tiến bộ của ngành Dược và mua được thuốc để chăm sóc sức khỏe với sự thỏa mãn lớn nhất. Qua kết quả thanh tra, số liệu như sau:
Bảng 3.7. Số liệu về việc bố trí các khu vực trong các cơ sở bán lẻ thuốc
Khu vực ra
lẻ thuốc Khu vrửa tay ực chGhờ mua thuế ngồi đợối c
Khu vực tư vấn cho bệnh nhân T T Các loại hình bán lẻ thuốc SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % 1 Nhà thuốc 40 100 40 100 20 50,0 40 100 2 Quầy thuốc 18 100 18 100 10 55,6 18 100 Tổng cộng 58 100 58 100 30 51,7 58 100
Hình 3.6. Biểu diễn việc bố trí các khu vực trong các cơ sở bán lẻ thuốc
Nhìn chung, các nhà thuốc có bố trí thêm các khu vực theo quy định của bộ Y tế. Các nhà thuốc ở Thị Xã Sa Đéc thực hiện khá tốt các tiêu chí về khu vực ra