1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích hoạt động huy động vốn tại NH thương mại cổ phần Ngoại Thương Chi Nhánh Cần Thơ

53 402 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 864 KB

Nội dung

Nghiệp vụ huy động vốn của NHTM được thực hiện thông qua mở tài khoản để cung cấp dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho kháchhàng, hoặc huy động các loại tiền gửi tiết kiệm và huy đ

Trang 1

MỤC LỤC MỤC LỤC V DANH MỤC BIỂU ĐỒ VI

Biểu đồ 2.2: Tổng chi phí của Vietcombank Cần Thơ…… ……… .23

vi

Biểu đồ 2.3: Tổng lợi nhuận của vietcombank cần thơ………… ……….25

vi

Biểu đồ 3.1: Thể hiện cơ cấu nguồn vốn của Vietcombank Cần Thơ ……….28 vi Biểu đồ 3.2: Tiền gửi không kì hạn tại Vietcombank Cần Thơ……….32

vi

Biểu đồ 3.3: Thể hiện tiền gửi có kỳ hạn tại Vietcombank Cần Thơ …….….33 vi Biểu đồ 3.4: Thể hiện tiền gửi (phát hành giấy tờ có giá) tại Vietcombank Cần Thơ ……….….34

vi

Biểu đồ 3.5: Thể hiện tiền gửi bảo đảm thanh toán tại Vietcombank Cần Thơ.35 .vi

Biểu đồ 3.8: Thể hiện tiền gửi của các tổ chức kinh tế tại Vietcombank Cần Thơ………38

vi

Biểu đồ 3.9: Thể hiện tiền gửi của các tổ chức tín dụng tại Vietcombank Cần Thơ……… ……… 39

vii

HÌNH 2.1: CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CỦA VIETCOMBANK CẦN THƠ … 16 VIII PHẦN MỞ ĐẦU 1

1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

PHẦN NỘI DUNG 5

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 46

TÀI LIỆU THAM KHẢO 49

Trang 2

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

TrangBiểu đồ 2.1: Thể hiện tổng thu nhập của Vietcombank Cần Thơ…… … …22Biểu đồ 2.2: Tổng chi phí của Vietcombank Cần Thơ…… ……… .23Biểu đồ 2.3: Tổng lợi nhuận của vietcombank cần thơ………… ……….25Biểu đồ 3.1: Thể hiện cơ cấu nguồn vốn của Vietcombank Cần Thơ ……….28Biểu đồ 3.2: Tiền gửi không kì hạn tại Vietcombank Cần Thơ……….32Biểu đồ 3.3: Thể hiện tiền gửi có kỳ hạn tại Vietcombank Cần Thơ …….….33Biểu đồ 3.4: Thể hiện tiền gửi (phát hành giấy tờ có giá) tại Vietcombank CầnThơ ……….….34Biểu đồ 3.5: Thể hiện tiền gửi bảo đảm thanh toán tại Vietcombank Cần Thơ.35Biểu đồ 3.6: Thể hiện tiền gửi theo thành phần kinh tế tại Vietcombank Cần Thơ

……….……… ……… 36 Biểu đồ 3.7: Thể hiện tiền gửi trong dân cư của Vietcombank Cần Thơ … 37Biểu đồ 3.8: Thể hiện tiền gửi của các tổ chức kinh tế tại Vietcombank CầnThơ………38Biểu đồ 3.9: Thể hiện tiền gửi của các tổ chức tín dụng tại Vietcombank CầnThơ………

Biểu đồ 3.10: Thể hiện vốn huy động theo nội tệ tại Vietcombank Cần Thơ …41

Trang 3

DANH MỤC BẢNG

TrangBảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Cần Thơ

……… ……… ………21 Bảng 3.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động của Vietcombank Chi nhánh CầnThơ 27

Bảng 3.2: Tỷ trọng vốn huy động trên tổng nguồn vốn của Vietcombank

…… 29

Bảng 3.3: Vốn huy động của VCB Cần Thơ trên tổng vốn huy động của các NHkhác trên địa bàn……… ……… …… 30Bảng 3.4 : T iền gửi thanh toán ở Vietcombank Cần Thơ ……… …… .31Bảng 3.5: V ốn huy động của Vietcombank Cần Thơ theo thành phần kinh tế 35Bảng 3.6: Vốn huy động theo nội tệ, ngoại tệ của Vietcombank Cần Thơ 39Bảng 3.7: Phân tích ma trận Swot của Vietcombank Cần Thơ 43

Trang 4

DANH MỤC HÌNH

TrangHình 2.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức và quản lý của Vietcombank Cần Thơ … 16

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Ngân hàng thương mại (NHTM) ra đời và phát triển gắn liền với nền sản xuấthàng hóa, nó kinh doanh loại hàng hóa rất đặc biệt đó là ”tiền tệ” NHTM cùngvới sự phát triển hoạt động kinh doanh của mình chính là cầu nối giữa nền tàichính quốc gia với nền tài chính quốc tế Điển hình như NH TMCP Ngoạithương (Vietcombank) là một trong những NHTM đi đầu trong việc góp phầnphát triển kinh tế xã hội của đất nước

Tuy nhiên, các ngân NHTM không thể tránh khỏi những khó khăn giữa lúc thịtrường có nhiều biến động và suy thoái về kinh tế Vì thế, việc đảm bảo nguồnvốn hợp lí ổn định là chính sách hàng đầu của các ngân hàng Để đáp ứng đượcnhu cầu vốn cho sự phát triển chung của nền kinh tế thì việc tạo lập vốn cho ngânhàng (NH) là vấn đề quan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của cácNHTM Vốn không những giúp cho NH thực hiện các hoạt động kinh doanh màcòn góp phần quan trọng trong việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh củamỗi doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung

Chính vì vậy, việc huy động vốn trở nên hết sức quan trọng đối với hoạt độngkinh doanh NH Nghiệp vụ huy động vốn của NHTM được thực hiện thông qua

mở tài khoản để cung cấp dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho kháchhàng, hoặc huy động các loại tiền gửi tiết kiệm và huy động bằng các loại giấy tờ

có giá để tăng nguồn vốn kinh doanh Đây là cơ sở để các NHTM cấp tín dụngcho nền kinh tế, còn phần vốn chủ sở hữu của các NHTM tham gia vào nghiệp

vụ đầu tư của NH là rất thấp Vốn chủ sở hữu của NH chủ yếu phục vụ cho việcxây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, mua sắm máy móc thiết bị…Như vậy, có thểnói NHTM kinh doanh bằng vốn huy động là chủ yếu

Trong điều kiện kinh tế hiện nay đặc biệt là sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chứcWTO (7-11-2006) đã mở ra một thị trường mới cho ngành NH nói chung vàNgân hàng Ngoại thương (Vietcombank) nói riêng Hội nhập sẽ mang lại nhiều

cơ hội và không ít những thách thức cho ngành NH Trước sự cạnh tranh gay gắt

Trang 6

đó để tồn tại và phát triển thì Vietcombank Cần Thơ cần xác định được phươnghướng hoạt động, chủ động tạo lập nguồn vốn, biện pháp sử dụng các điều kiệnsẵn có và những cơ hội trong kinh doanh, xử lí một cách hợp lí những thách thứctrong môi trường kinh doanh để từ đó đưa ra những chiến lược huy động vốn cóhiệu quả.

Chính vì thế, em đã quyết định chọn đề tài: “phân tích hoạt động huy động

vốn tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Cần Thơ” để nghiên cứu

trong thời gian thực tập tốt nghiệp

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Phân tích chung tình hình cơ bản của NH TMCP Ngoại thương

- Phân tích thực trạng kết quả hoạt động huy động vốn tại Vietcombank CầnThơ

- Đề xuất các giải pháp huy động vốn & chính sách thực thi

Trang 7

c Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình biến động kết quả huy độngvốn của NH TMCP Ngoại thương – Cần Thơ thời gian 3 năm qua là do nhữngnguyên nhân nào ảnh hưởng để có cơ sở làm căn cứ đề xuất giải pháp

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

a Phương pháp chọn vùng nghiên cứu

- Nghiên cứu được thực hiện tại 103-105A1 Trung tâm Thương mại Cái Khế,phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ nay đổi thành 49-51 TrầnVăn Khéo, Phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ

- Tổng hợp các thông tin từ những tư liệu tín dụng của ngân hàng, sách báo

về ngân hàng…

b Phương pháp thu thập thông tin

- Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp: các văn bản của nhà nước đối vớingành ngân hàng và thu thập các số liệu của bảng cân đối kế toán, báo cáo kếtquả hoạt động kinh doanh từ phòng vốn, phòng kế toán của NH Vietcombank chinhánh Cần Thơ ngân hàng qua 3 năm 2009 – 2011

c Phương pháp phân tích số liệu

- Đối với mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, so sánh các

số liệu và dữ liệu thu thập được

- Đối với mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp so sánh tuyệt đối và so sánh tươngđối để đánh giá kết quả tình hình huy động vốn tại NH Vietcombank chi nhánhCần Thơ

Trang 8

- Đối với mục tiêu 3: Sử dụng phương pháp diễn giải kết quả phân tích được

và ma trận SWOT tìm ra cơ hội, thách thức, nguy cơ tìm ẩn từ đó đề ra giải pháp

5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.

- Ý nghĩa khoa học của đề tài là nghiên cứu trên cơ sở kiến thức của các mônhọc: tiền tệ ngân hàng, nghiệp vụ ngân hàng, quản trị ngân hàng

- Kết quả nghiên cứu được của đề tài có ý nghĩa thực tiễn là vừa giúp bảnthân thấy được, học được cách vận dụng kiến thức đã học vào thực tế trên cơ sởthực tập tại Vietcombank Cần Thơ

6 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU THAM KHẢO

a Một số giải pháp huy động vốn của NHTM ở nước ta Của tác giả: NguyễnVăn Thầy, Phòng đại diện – vụ quản lí ngoại hối – Ngân hàng nhà nước 17 BếnChương Dương, Quận 1 TP HCM Đã đạt giải nhì cuộc thi “ Ngân hàng ViệtNam với việc huy động vốn phục vụ công nghệ hóa – hiện đại hóa đất nước”Ngày 06/05/1997

Thông qua bài viết nhận biết cách thức phân tích những nguyên nhân ảnhhưởng đến công tác huy động vốn ở các ngân hàng thương mại Việt Nam vànhững biện pháp khắc phục

b Đòn bẫy lãi suất Tác giả Tiến sĩ Lê Khoa, 98 Lê Quang Định, Gia Định,P14, Quận Bình Thạnh, TP HCM

Bài viết giúp tôi nhận thức được tầm quan trọng của lãi suất trong công táchuy động vốn để từ đó áp dụng đưa vào phân tích trong nội dung nghiên cứu củamình

Trang 9

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG1.1 CÁC KHÁI NIỆM

1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại

Quốc hội ban hành Luật các tổ chức tín dụng Luật số: 47/2010/QH12 Địnhnghĩa:

NHTM là loại hình NH được thực hiện tất cả các hoạt động NH và các hoạtđộng kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện cácmục tiêu kinh tế của nhà nước Trong đó hoạt động NH là hoạt động kinh doanhtiền tệ và dịch vụ NH với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng sốtiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán nhằm mục tiêu lợinhuận

NHTM là một loại định chế tài chính trung gian cực kỳ quan trọng trong nềnkinh tế thị trường Nhờ hệ thống định chế tài chính trung gian này mà các nguồntiền nhàn rỗi nằm rãi rác trong xã hội sẽ được huy động, tập trung lại với sốlượng đủ lớn để cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế, cá nhân nhằm mục đíchphục vụ phát triển kinh tế - xã hội Qua các khái niệm về NHTM trên ta có thểrút ra nhận xét:

o NHTM là một doanh nghiệp

o Hoạt động của NHTM là hoạt động kinh doanh

o NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt

Trang 10

o Chức năng tạo tiền, tức là chức năng sáng tạo ra bút tệ góp phần gia tăngkhối tiền tệ cho nền kinh tế.

o Chức năng sản xuất, bao gồm việc huy động và sử dụng các nguồn lực đểtạo ra sản phẩm và dịch vụ NH

1.1.3 Những nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng thương mại

 Nghiệp vụ huy động vốn: nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá, vay vốngiữa các Tổ chức Tín dụng, vay vốn NHNN

 Nghiệp vụ tín dụng: cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, cho thuê tài chính vàmột số nghiệp vụ khác

1.1.4 Nguồn vốn của ngân hàng thương mại

o Vốn điều lệ:

Là mức vốn được hình thành khi NH thành lập Vốn điều lệ luôn luônbằng hoặc lớn hơn vốn pháp định Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải cókhi thành lập NH

o Các quỹ:

 Quỹ dự trữ: nhằm bổ sung vốn điều lệ

 Quỹ dự phòng tài chính: nhằm bù đắp phần còn lại của những tổn thấtthiệt hại về tài sản xảy ra trong quá trình kinh doanh

 Quỹ dự phòng rủi ro: để dự phòng bù đắp rủi ro trong quá trình hoạt

Trang 11

động kinh doanh của NH nhằm bảo vệ tốt vốn điều lệ.

 Quỹ đầu tư, phát triển nghiệp vụ: dùng để mở rộng quy mô hoạt độngkinh doanh, đổi mới công nghệ trang thiết bị

 Lợi nhuận giữ lại: là phần thu nhập ròng của NH có được từ hoạt độngkinh doanh

b Vốn vay từ việc phát hành giấy tờ có giá

Chiết khấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá, vay ngắn hạn có thếchấp các hợp đồng tín dụng, thương phiếu, giấy tờ có giá chưa đến hạn trongtrường hợp thời gian cần vốn rất ngắn, có thể chi qua đêm Nghiệp vụ chiết khấutại NHTW gọi là nghiệp vụ mua đứt bán đoạn, nghiệp vụ thế chấp gọi là nghiệp

vụ mua bán lại

1.1.4.3 Vốn vay

Trang 12

Bất kỳ một NHTM nào trong quá trình hoạt động kinh doanh của mìnhcũng gặp rủi ro thanh khoản hoặc rủi ro vốn Khi nhu cầu đầu tư của khách hànggia tăng thì nhu cầu về vốn đầu tư cũng gia tăng, khách hàng sẽ hoặc là vay vốnhoặc là rút tiền nhiều (nếu khách hàng có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng) Trongtrường hợp này, NHTM phải chủ động tìm kiếm nguồn vốn để giải quyết khókhăn, ngân hàng có thể vay tại NHTW, vay ở các ngân hàng trong và ngoài nước,vay dân chúng… Nguồn vốn vay chiếm tỷ trọng có thể chấp nhận được trong kếtcấu nguồn vốn và mang tính tạm thời nhưng rất cần thiết để đảm bảo hoạt độngngân hàng diễn ra suông sẻ và bình thường.

a Vay từ ngân hàng trung ương

Hiện nay ở Việt Nam, các loại cho vay của NHNN đối với NHTM như sau:

- Cho vay bổ sung nguồn vốn tín dụng ngắn hạn: Loại cấp tín dụng này chỉ

có đối với các NHTM thuộc hệ thống NHTM quốc doanh

-Vay bổ sung thanh toán bù trừ giữa các TCTD: Cuối ngày, các TCTD đếnNHNN để thực hiện công tác thanh toán bù trừ Trong trường hợp các TCTD cóquan hệ thanh toán không bằng nhau thì NHNN sẽ thực hiện cho vay thanh toáncho TCTD có số dư ít hơn khi có sự yêu cầu của TCTD có số dư nhiều hơn

b Vay từ các tổ chức tín dụng khác

Việc vay vốn để giải quyết khó khăn giữa các TCTD được NHNN chophép Tuy nhiên, rất hiếm trường hợp xảy ra vì lãi suất NHTM đi vay ở cácNHTM khác có thể cao hơn lãi suất vay ở ngân hàng mình, như thế sẽ làm giảmkhả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường

c Vay trên thị trường tiền tệ

Đối với các nước phát triển thì việc NHTM vay trên thị trường tiền tệ bằngcách phát hành chứng chỉ tiền gửi, các thỏa thuận ngân hàng mua lại là rất phổbiến Đó chính là các giấy nợ của NHTM Đến ngày đáo hạn, người nắm giữ cácgiấy tờ có giá đó đến ngân hàng để nhận thanh toán cả gốc lẫn lãi

Trang 13

Chứng chỉ tiền gửi (Certificate Deposits – CDs) là giấy nợ do ngân hàngphát hành, có thể chuyển nhượng được và có thời hạn Nó được sử dụng như séc

mà chủ sở hữu còn nhận được tiền lãi Do đó, CDs thu hút rất nhiều nhà đầu tưngắn hạn bởi vừa tiện vừa lợi

Một loại khác là các hợp đồng mua bán lại (Repurchase Agreements –RPs), NHTM phát hành RPs khi cần vốn khẩn cấp, vì có thỏa thuận mua lại nên

dễ dàng huy động vốn Nhà đầu tư sẽ có lợi nhuận trên phần vốn bỏ ra để mua vàchênh lệch nhờ thỏa thuận mua lại với giá cao hơn Trong trường hợp thừa vốn,NHTM có thể làm điều ngược lại để kiếm lời

Ở Việt Nam hiện nay thì hình thức vay vốn trên thị trường tiền tệ như trênchưa có, chỉ có cách huy động bằng cách phát hành kỳ phiếu ngân hàng để huyđộng từ công chúng thì đã được thực hiện

Vai trò của nguồn vốn vay: Vốn vay là nguồn vốn chủ động của ngân hàng.Với vốn này, ngân hàng có quyền chọn nơi để đi vay Bằng cách đó, giá cả phảitrả cho loại vốn này được lựa chọn một cách tối ưu nhất sao cho phù hợp vớichiến lược kinh doanh của ngân hàng trong từng thời điểm Nếu nguồn vốn dướidạng tiền gửi là dạng không thể lựa chọn vì ngân hàng không thể từ chối kháchhàng của mình, còn đối với vốn vay thì quyền chủ động thuộc về ngân hàng

1.1.4.4 Vốn khác

-Nguồn vốn ủy thác từ NHTW: Đây là loại nguồn vốn mà NHTW nhậnđược sự ủy thác từ một tổ chức quốc tế nào đó nhằm mục tiêu thực hiện chươngtrình y tế thế giới chẳng hạn, khi đó NHTM sẽ được NHTW ủy thác nguồn vốnnày để cho vay đối tượng thuộc diện ưu tiên theo chương trình đề ra

-Điều chuyển vốn: ngày nay hệ thống NHTM được tổ chức theo mô hìnhtổng công ty và các công ty con gồm ngân hàng mẹ và các hệ thống chi nhánhtrực thuộc Có một phương thức huy động vốn rất hiệu quả hiện nay là chuchuyển vốn điều hòa Những chi nhánh ngân hàng mà hoạt động sử dụng vốnvượt quá khả năng huy động thì đầu kì lập kế hoạch lên NH mẹ và xin một lượngvốn điều hòa cần thiết cho hoạt động của mình Còn những chi nhánh mà khả

Trang 14

năng huy động vốn vượt quá khả năng sử dụng vốn thì đầu kỳ cũng lập kế hoạch

sẽ điều chuyển một lượng vốn về ngân hàng mẹ để được hưởng lãi suất điều hòa

1.2 MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA VIETCOMBANK CẦN THƠ

1.2.1 Một số lý luận về phân tích hoạt động huy động vốn

1.2.1.1 Nguồn vốn huy động thông qua phát hành giấy tờ có giá

Giấy tờ có giá là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy độngvốn, trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời gian nhấtđịnh, điều kiện trả lãi và các điều kiện cam kết khác giữa các tổ chức tín dụng vàngười mua Ở Việt Nam hiện nay, khi các NHTM cần huy động số vốn lớn trongthời gian ngắn thì NH có thể phát hành các loại giấy tờ có giá như kỳ phiếu ngânhàng, trái phiếu ngân hàng và chứng chỉ tiền gửi

1.2.1.2 Nguồn vốn đi vay từ ngân hàng khác hoặc các tổ chức tín dụng

Nguồn vốn đi vay của các NH khác là nguồn vốn được hình thành bởi cácmối quan hệ giữa tổ chức tín dụng với nhau hoặc giữa các tổ chức tín dụng vớiNHNN

1.2.1.3 Huy động vốn từ tài khoản tiền gửi của các tổ chức kinh tế

Các tổ chức kinh tế trong quá trình huy động muốn thực hiện giao dịch vớiNHTM đòi hỏi họ phải mở tài khoản tại NHTM đó Việc này giúp các tổ chứcbảo quản an toàn tiền vốn qua đó họ có thể nhận được các dịch vụ tài chính từNHTM Tiền gửi thanh toán của KH bao gồm tiền gửi thanh toán không kỳ hạn

và tiền gửi thanh toán có kỳ hạn:

- Tiền gửi thanh toán không kỳ hạn:

Đây là loại tiền gửi tạm thời nhàn rỗi của khách hàng, họ gửi tiền vàongân hàng không vì mục tiêu lợi nhuận, cũng không mang mục đích sử dụng dịch

vụ thanh toán mà cái chính là sự an toàn của tài sản Số tiền này sẽ được sử dụngtrong tương lai gần mà khách hàng không lượng trước được khi nào sẽ cần nên

họ không gửi tiền có kỳ hạn

Trang 15

So với nguồn vốn tiền gửi thanh toán thì nguồn này cũng tương đối rẻnhưng tính ổn định thì không bằng vì thường khách hàng sẽ rút tiền ra khỏi tàikhoản hơn là sử dụng dịch vụ thanh toán, chuyển ngân qua ngân hàng Vì thế,loại tiền gửi này tiềm ẩn rủi ro thanh khoản rất cao.

- Tiền gửi thanh toán có kỳ hạn:

Là tiền gửi phi giao dịch, là loại tiền gửi được xác định kỳ hạn gửi tiền cụthể Khách hàng tiền gửi tiết kiệm nhằm mục tiêu chủ yếu là sinh lời Kháchhàng sẽ sử dụng loại hình này khi họ dự tính được khoản tiền sẽ sử dụng khi nàotrong tương lai Như tên gọi của nó, khách hàng chỉ được rút tiền ra khỏi tàikhoản của mình khi tiền gửi đến hạn, thực ra đây như một tài khoản vay của ngânhàng nhưng không thể hiện bằng phiếu khoán Khi chủ tài khoản cần rút tiềntrước hạn thì nguyên tắc, ngân hàng có quyền từ chối hoặc ngân hàng yêu cầukhách hàng phải báo trước trong một khoản thời gian để ngân hàng chuẩn bị,tránh gây rủi ro thanh khoản cho ngân hàng và khách hàng chỉ được hưởng lãisuất thấp hơn mức thỏa thuận Nhưng hiện nay, với sự cạnh tranh gay gắt của cácđịnh chế tài chính và phi tài chính khác thì ngân hàng đã nới lỏng hơn bằng cáchđồng ý cho khách hàng rút tiền trước hạn nhưng chỉ được hưởng mức lãi suấttương đương với lãi suất tiền gửi không kỳ hạn

1.2.1.4 Huy động tiền gửi từ dân cư (tiền gửi tiết kiệm)

Tiền gửi tiết kiệm là những khoản vốn nhàn rỗi trong dân cư, tạm thờichưa có mục đích sử dụng Do vậy, các loại tài khoản tiền gửi tiết kiệm này làphương tiện để chu chuyển vốn từ những nơi thực sự thừa sang những nơi thực

sự thiếu Đối với nền kinh tế, loại hình tiết kiệm cho phép tập hợp nhiều nguồnvốn ít ỏi, tạo thành một lượng vốn đủ lớn để đầu tư vào các dự án đầu tư thôngqua khả năng điều tiết của ngân hàng Xét về tính chất kì hạn, tiền gửi tiết kiệmcũng được chia thành hai loại:

- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn:

Mục đích chính khi khách hàng gửi là khả năng sinh lời, loại hình tiếtkiệm này chủ yếu là các cá nhân có mức thu nhập ổn định hàng tháng, chưa có

Trang 16

mục đích sử dụng Khách hàng có thể rút tiền ra dễ dàng khi cần thiết do không

có quy định về thời hạn và không bị phạt Do đây là loại hình tiết kiệm, nênkhách hàng không được sử dụng séc

- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn:

Loại tiết kiệm này bao gồm nhiều kỳ hạn khác nhau với mức lãi suất phụthuộc vào kỳ hạn gửi Kỳ hạn tiết kiệm càng dài thì mức lãi suất càng cao vàngược lại Khách hàng gửi tiền tiết kiệm là các cá nhân muốn lấy tiền đẻ ra tiền.Nếu khách hàng rút vốn trước thời hạn cam kết thì sẽ chỉ nhận được mức lãi suấtthấp (bằng lãi suất không kỳ hạn) Một ưu điểm của loại tiền gửi này nữa là khikhách hàng cần vốn đột xuất trong thời gian ngắn, họ có thể dùng sổ tiết kiệmđem cầm cố để vay vốn tại bất cứ ngân hàng nào, số tiền khách hàng được phépvay có thể từ 95% đến 100% giá trị của sổ tiết kiệm

1.2.2 Lãi suất huy động vốn

Là lãi suất mà các tổ chức tín dụng sử dụng để huy động vốn cho các mục tiêuhoạt động kinh doanh của mình như: Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn, lãi suất tiềngửi có kỳ hạn, lãi suất tiền gửi của các tổ chức kinh tế, lãi suất tiền gửi dân cư

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP

Trang 17

NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ

2.1 ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên

Thành phố Cần Thơ nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long có diện tích

tự nhiên 1.401,6 km2, bên bờ tây sông Hậu, cách biển Đông 75 km, cách thủ đô

Hà Nội 1.877 km và cách thành phố Hồ Chí Minh 169 km về phía bắc (theođường bộ)

Cần Thơ có dân số trung bình năm 2008 là 1.171,1 ngàn người, mật độ dân số

là 836 người/km2 đông nhất so với các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

Cần Thơ được chia làm 9 đơn vị hành chính gồm 5 quận và 4 huyện

Tổng số thị trấn, xã, phường: 85, trong đó có 5 thị trấn, 44 phường và 36 xã(tính từ thời điểm ban hành Nghị định số 12/NĐ-CP)

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định số 889/QĐ-TTg,công nhận thành phố Cần Thơ là đô thị loại I trực thuộc Trung ương, đạt được82,39 điểm/100 điểm (quy định từ 70 điểm trở lên)

Tổng thu ngân sách năm 2011 đạt 7.552,8 tỷ đồng Tổng sản phẩm nội địa(GDP) của thành phố Cần Thơ là 32.351,5 tỷ đồng Tốc độ tăng trưởng kinh tếbình quân 5 năm qua đạt 15,5%, thu nhập bình quân đầu người năm 2008 đạt1.444 USD,2011 đạt 2.350 USD, tỷ lệ hộ nghèo 6,84% Cần Thơ là trung tâmkinh tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo, đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nộivùng và liên vận quốc tế của vùng ĐBSCL và cả nước Trong bảng xếp hạng

về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, thành phố CầnThơ xếp ở vị trí thứ 16/63 tỉnh thành

Cần Thơ nằm trên trục lộ giao thông thủy – bộ quan trọng của cả nước, quốc

lộ 1A chạy suốt chiều dài của thành phố, quốc lộ 91 nối các huyện phía Bắc,cảng Cần Thơ, sân bay Trà Nóc Cùng với mạng giao thông đường bộ, đường

Trang 18

thủy nối Cần Thơ với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Đông nam bộ và cácvùng của cả nước.

Cầu Cần Thơ hoàn thành việc lưu thông giữa trên tuyến quốc lộc 1A giữa hai

bờ Sông Hậu được thuận tiện hơn Ngày 24/4/2010 Cầu Cần Thơ chính thứcđược thông xe Phà Cần Thơ cũng chính thức ngừng hoạt động

Hiện tuyến đường Nam Sông Hậu (đoạn nối liền Cần Thơ, Sóc Trăng, BạcLiêu) đã hoàn thành Thành phố đã triển khai xây dựng tuyến cao tốc Cần Thơ -

Vị Thanh, rút ngắn khoảng cách từ TP Cần Thơ đến TP Vị Thanh ( Hậu Giang)còn hơn 40km

2.2 PHÂN TÍCH CHUNG TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA NH TMCP NGOẠI THƯƠNG CẦN THƠ

2.2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ

Ngân hàng Ngoại Thương chi nhánh Cần Thơ (Vietcombank Cần Thơ) cótiền thân ban đầu là Phòng Ngoại Hối Hậu Giang, trực thuộc và có trụ sở ban đầucùng với Ngân hàng Nhà Nước chi nhánh Hậu Giang số 2 Ngô Gia Tự, Thànhphố Cần Thơ

Ngày 25/01/1989, Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam ra quyếtđịnh số 16/NH – QĐ về việc thành lập Doanh nghiệp Nhà Nước Ngân hàngNgoại Thương chi nhánh Cần Thơ chuyển từ Phòng Ngoại Hối Hậu Giang

Ngày 01/10/1989, Ngân hàng Ngoại Thương chi nhánh Cần Thơ chính thứcđược thành lập, chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà Nước chi nhánhCần Thơ và Hội sở Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam

- Tên đầy đủ: Ngân hàng Ngoại Thương chi nhánh Cần Thơ

- Tên tiếng Anh: Bank for Foreign Trade of Vietnam, Cantho Branch

- Tên giao dịch: Vietcombank Cantho

- Trụ sở chính: Số 07 Đại lộ Hòa Bình, Quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ

- Tổng đài điện thoại: 071.820445

Trang 19

Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ đã không ngừng phát triển vươn lênnâng cao uy tín, mở rộng phạm vi hoạt động trong và ngoài nước Với chức năngnhiệm vụ của mình, chi nhánh đã thể hiện rõ vai trò của một ngân hàng chủ lực,góp phần tích cực thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phốCần Thơ.

2.2.1.2 Tình hình tổ chức và bộ máy quản lý của ngân hàng Ngoại Thương chi nhánh Cần Thơ

Trang 20

Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Vietcombank Cần Thơ được thể hiện qua hình 2.1 như sau:

Hình 2.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức và quản lý của Vietcombank Cần Thơ

(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự Vietcombank Cần Thơ)

P.QUẢN LÝ NỢ P.VỐN

PGD CÁI RĂNG

PGD NINH KIỀU

BỘ PHẬN XDCB PHÓ GĐ

P KẾ TOÁN

P VI TÍNH

P.NGÂN QUỸ

BỘ PHẬN H.CHÍNH

PGD AN HÒA P.KH THỂ NHÂN

Trang 21

Thực hiện các nghiệp vụ như quản trị thanh khoản, kế toán vốn, kinhdoanh ngoại tệ, thiết kế, điều chỉnh lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay phù hợp vớitình hình và cung cấp vốn tại địa bàn kinh doanh đầu tư Phòng vốn chịu tráchnhiệm trước ban lãnh đạo về chính xác, hiệu quả của các công tác quản trị vốn,quản trị thanh khoản, kinh doanh ngoại tệ và chất lượng công tác.

+ Phòng thanh toán quốc tế:

Thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến xuất nhập khẩu bằng thanhtoán: tín dụng, chuyển tiền,… Đặt biệt nhờ vào mối quan hệ đại lý mật thiết vớingân hàng trên thế giới nên các nghiệp vụ thanh toán như L/C, bảo lãnh, chuyểntiền,… được thực hiện nhanh chóng, bảo mật và tiết kiệm được chi phí

+ Phòng kế toán:

Thực hiện các bút toán liên quan đến quá trình thanh toán như: ủy nhiệmthu, kế toán các khoản thu chi trong ngày Mở tài khoản mới cho khách hàng,thực hiện các bút toán chuyển khoản giữa ngân hàng với khách hàng, với ngânhàng khác và với ngân hàng Trung Ương

Trang 22

phòng kế toán hoặc phòng kinh doanh dịch vụ khách hàng sẽ nhận tiền tại phòngngân quỹ.

+ Phòng kiểm tra nội bộ:

Thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát hoạt động của các phòng bantrong việc thực hiện các quy định của ngân hàng Trung Ương, kiểm tra việc chấphành pháp luật về tiền tệ tín dụng ngân hàng, thanh toán ngoại hối…

+ Phòng vi tính:

Thực hiện quản lý toàn bộ hệ thống vi tính của ngân hàng Đảm bảo chohoạt động của ngân hàng được thực hiện một cách thông suốt qua hệ thống mạng

vi tính

+ Phòng giao dịch Ninh Kiều:

Phòng giao dịch Ninh Kiều khai trương ngày 29/03/2004 đặt tại số 170A1,trung tâm Thương mại Cái Khế, quận ninh Kiều, thành phố Cần Thơ Phòng rađời nhằm tạo điều kiện cho các tiểu thương, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuậnlợi trong vay vốn, tiếp cận các sản phẩm ngân hàng hiện đại và các dịch vụ tiệních; đồng thời cũng nhằm thực hiện chiến lược chuyên môn hóa, đa dạng hóa đốitượng khách hàng, nâng cao hiệu quả huy động vốn, tập trung vốn cho mục tiêuphát triển doanh nghiệp trên địa bàn của ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ

2.2.1.3.2 Chức năng và phương hướng hoạt động

Trang 23

a Chức năng hoạt động

Trong thời gian qua, Vietcombank Cần Thơ không ngừng phấn đấu thựchiện chức năng chung của ngân hàng là kinh doanh “kinh doanh ngoại hối, thanhtoán quốc tế, tín dụng quốc tế, cho vay ngoại thương, tham gia quản lý ngoại hốigóp phần bảo vệ tiền tệ và tài sản của đất nước, tăng cường và mở rộng quan hệkinh tế, chính trị và văn hóa với nước ngoài” Đặt biệt là trong kinh tế đối ngoạitài trợ xuất nhập khẩu, hỗ trợ vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của các

tổ chức kinh tế

b Phương hướng hoạt động

Trong tình hình kinh tế - xã hội và môi trường hoạt động ngân hàng hiệnnay đòi hỏi ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam nói chung cũng như ngân hàngNgoại Thương chi nhánh Cần Thơ nói riêng phải cơ cấu lại các hoạt động kinhdoanh của mình để giữ vững vai trò là ngân hàng thương mại quốc doanh hàngđầu và sớm có thể hội nhập vào cộng đồng tài chính ngân hàng quốc tế Vớiphương châm đổi mới: “An toàn - hiệu quả - phát triển” và để phù hợp với địnhhướng hoạt động kinh doanh của ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam,Vietcombank Cần Thơ xây dựng những mục tiêu sau:

- Tranh thủ sự chỉ đạo của thành ủy, UBND thành phố, ngân hàng cấp trên

và các cơ quan ban ngành tạo sự hỗ trợ giúp đỡ trong tổ chức và thực hiện

- Duy trì tranh thủ vốn vay từ trung ương để đảm bảo cân đối, kịp thời nhucầu của khách hàng

- Trên cơ sở bám sát vào quy hoạch tổng thể, phát triển kinh tế - xã hộicủa thành phố để chủ động tìm kiếm đầu tư vào dự án khả thi

- Tiếp tục mở rộng thị trường tín dụng, nâng cao hệ số sử dụng vốn trên cơ

sở chọn lọc, thẩm định và quản lý chặt chẽ các món vay, đảm bảo có hiệu quả và

an toàn

- Xây dựng mô hình quản lý, đảm bảo tính minh bạch, thông suốt trongchỉ đạo điều hành, bên cạnh tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao năng

Trang 24

lực, trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên, đáp ứng yêu cầu của hội nhậpquốc tế.

- Thường xuyên phát động phong trào thi đua lao động giỏi, khen thưởngkịp thời những tập thể, cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

- Thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, tích cực tham gia các hoạt động

xã hội do trung ương và địa phương phát động

2.3 PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT MỘT SỐ KẾT QUẢ KINH DOANH 3 NĂM QUA

Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Cần Thơ

giai đoạn (2009 – 2011)

Trang 25

Đơn vị tính: Tỷ đồng

(Nguồn: Phòng vốn Vietcombank Cần Thơ)

Trên địa bàn thành phố Cần Thơ, được biết đến như một NH chủ lực trongngành NH, VCB Cần Thơ đã có những đóng góp rất lớn vào quá trình xây dựng

và phát triển kinh tế địa phương Tuy nhiên trong thời gian gần đây cuộc khủnghoảng kinh tế thế giới đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh củacác NH, Vietcombank Cần Thơ cũng không ngoại lệ Nhưng bằng sự chủ động

và sáng tạo trong việc phát huy lợi thế của mình trong công nghệ NH, TTQT,kinh doanh ngoại tệ, hoạt động tín dụng và cùng với sự tận tụy và có trách nhiệmcao trong phục vụ của đội ngũ cán bộ Vietcombank Cần Thơ đã nhanh chóngkhẳng định vị thế của mình trên địa bàn cả nước, với uy tín và thương hiệu vữngmạnh, Vietcombank Cần Thơ đã đạt được kết quả khả quan trong hoạt độngkinh doanh của mình Cụ thể như thế nào chúng ta sẽ xem xét bảng số liệu về kếtquả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Cần Thơ qua 3 năm ( 2009, 2010,2011)

2.3.1 Về thu nhập

Nguồn thu nhập chủ yếu của Vietcombank Cần Thơ là từ lãi của hoạt độngcho vay với các KH doanh nghiệp và cá nhân, bên cạnh đó còn bao gồm thêmcác khoản thu nhập khác như tiền lãi từ tiền gửi ở các tổ chức tín dụng, kinhdoanh dịch vụ thẻ, ngoại tệ và các hoạt động thanh toán XNK…

Trang 26

Biểu đồ 2.1 thể hiện tổng thu nhập của Vietcombank Cần Thơ qua 3 năm (2009 - 2011).

Thu nhập của VCB Cần Thơ tăng qua các năm Cụ thể năm 2010 tổng thunhập của NH là 297 tỷ tăng 50 tỷ so với năm 2009 tương đương với tỷ lệ 20,24%,

về khoản thu nhập lãi đây là khoản thu nhập từ lãi suất thông qua các hoạt độngtín dụng của ngân hàng Khoản mục thu nhập lãi của ngân hàng chiểm tỷ trọngtương đối lớn trong tổng thu nhập thường trên 80% Thu nhập lãi tăng 40,44%đây là dấu hiệu tốt của NH và nền kinh tế, sự gia tăng này do kinh tế năm 2010bắt đầu hồi phục, kinh tế ít biến động tạo điều kiện thuận lợi cho NH hoạt độngkinh doanh

Đến năm 2011 thì tổng thu nhập tăng lên đến 411 tỷ tăng 114 tỷ tươngđương với 38,38% so với năm 2010 Bên cạnh đó thu nhập lãi tăng 74 tỷ tươngđương 40,44% so với năm 2010, và thu nhập phi lãi cũng tăng 9 tỷ tương đương22,5% so với năm 2010 Sự gia tăng này nguyên nhân chủ yếu là do VCB CầnThơ đã thực hiện những chính sách kinh doanh linh hoạt, đa dạng hóa và nângcao chất lượng sản phẩm dịch vụ NH, cũng như đưa ra mức lãi suất huy động hấpdẫn, làm tăng khả năng huy động vốn, để từ đó chủ động hơn trong công tác tíndụng, nâng cao thu nhập cho NH Thêm vào đó do hoạt động thanh toán quốc tế

Ngày đăng: 28/09/2014, 21:54

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức và quản lý của Vietcombank Cần Thơ (Nguồn: Phòng hành chính nhân sự Vietcombank Cần Thơ) - Phân tích hoạt động huy động vốn tại NH thương mại cổ phần Ngoại Thương Chi Nhánh Cần Thơ
Hình 2.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức và quản lý của Vietcombank Cần Thơ (Nguồn: Phòng hành chính nhân sự Vietcombank Cần Thơ) (Trang 20)
Bảng 3.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động của Vietcombank Chi nhánh - Phân tích hoạt động huy động vốn tại NH thương mại cổ phần Ngoại Thương Chi Nhánh Cần Thơ
Bảng 3.1 Cơ cấu nguồn vốn huy động của Vietcombank Chi nhánh (Trang 30)
Bảng   3.2:  Tỷ   trọng   vốn   huy   động   trên   tổng   nguồn   vốn   của - Phân tích hoạt động huy động vốn tại NH thương mại cổ phần Ngoại Thương Chi Nhánh Cần Thơ
ng 3.2: Tỷ trọng vốn huy động trên tổng nguồn vốn của (Trang 32)
Bảng 3.4: tiền gửi thanh toán ở Vietcombank Cần Thơ giai đoạn (2009 - Phân tích hoạt động huy động vốn tại NH thương mại cổ phần Ngoại Thương Chi Nhánh Cần Thơ
Bảng 3.4 tiền gửi thanh toán ở Vietcombank Cần Thơ giai đoạn (2009 (Trang 34)
Bảng 3.5: vốn huy động của Vietcombank Cần Thơ theo thành phần - Phân tích hoạt động huy động vốn tại NH thương mại cổ phần Ngoại Thương Chi Nhánh Cần Thơ
Bảng 3.5 vốn huy động của Vietcombank Cần Thơ theo thành phần (Trang 38)
Bảng 3.6: Vốn huy động theo nội tệ, ngoại tệ của Vietcombank Cần - Phân tích hoạt động huy động vốn tại NH thương mại cổ phần Ngoại Thương Chi Nhánh Cần Thơ
Bảng 3.6 Vốn huy động theo nội tệ, ngoại tệ của Vietcombank Cần (Trang 42)
Bảng 3.7: Phân tích ma trận Swot của Vietcombank Cần Thơ - Phân tích hoạt động huy động vốn tại NH thương mại cổ phần Ngoại Thương Chi Nhánh Cần Thơ
Bảng 3.7 Phân tích ma trận Swot của Vietcombank Cần Thơ (Trang 46)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w