BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT Hà Thị Kim Duyên ĐIỀU TRA, GIÁM ĐỊNH BỆNH HẠI TRÊN MAI, HUỆ TẠI THỊ XÃ SA ĐÉC - TỈNH ĐỒNG THÁP VÀ HIỆU QUẢ CỦA CHỦNG NẤM TRICÔ T-BM2a, HAI CHỦNG VI KHUẨN TG17 VÀ
Trang 1BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
Hà Thị Kim Duyên
ĐIỀU TRA, GIÁM ĐỊNH BỆNH HẠI TRÊN MAI, HUỆ TẠI THỊ XÃ
SA ĐÉC - TỈNH ĐỒNG THÁP VÀ HIỆU QUẢ CỦA CHỦNG NẤM TRICÔ T-BM2a, HAI CHỦNG VI KHUẨN TG17 VÀ TG19 ĐỐI VỚI TÁC NHÂN GÂY BỆNH QUAN TRỌNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NGÀNH TRỒNG TRỌT
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trang 2BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
Hà Thị Kim Duyên
ĐIỀU TRA, GIÁM ĐỊNH BỆNH HẠI TRÊN MAI, HUỆ TẠI THỊ XÃ
SA ĐÉC - TỈNH ĐỒNG THÁP VÀ HIỆU QUẢ CỦA CHỦNG NẤM
TRICÔ T-BM2a, HAI CHỦNG VI KHUẨN TG17 VÀ TG19 ĐỐI VỚI TÁC NHÂN GÂY BỆNH QUAN TRỌNG
Trang 3BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
Hà Thị Kim Duyên
ĐIỀU TRA, GIÁM ĐỊNH BỆNH HẠI TRÊN MAI, HUỆ TẠI THỊ XÃ
SA ĐÉC - TỈNH ĐỒNG THÁP VÀ HIỆU QUẢ CỦA CHỦNG NẤM
TRICÔ T-BM2a, HAI CHỦNG VI KHUẨN TG17 VÀ TG19 ĐỐI VỚI TÁC NHÂN GÂY BỆNH QUAN TRỌNG
Trang 4TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
Chứng nhận luận văn tốt nghiệp với đề tài:
ĐIỀU TRA, GIÁM ĐỊNH BỆNH HẠI TRÊN MAI, HUỆ TẠI THỊ XÃ
SA ĐÉC - TỈNH ĐỒNG THÁP VÀ HIỆU QUẢ CỦA CHỦNG NẤM TRICÔ T-BM2a, HAI CHỦNG VI KHUẨN TG17 VÀ TG19 ĐỐI VỚI TÁC NHÂN GÂY BỆNH QUAN TRỌNG
Do sinh viên Hà Thị Kim Duyên thực hiện và đề nạp
Kính trình Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét
Cần thơ, ngày tháng năm 2007 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
Ts Trần Thị Thu Thuỷ
Ks Lê thị Mai Thảo
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trang 5TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn tốt nghiệp với đề tài:
“ĐIỀU TRA, GIÁM ĐỊNH BỆNH HẠI TRÊN MAI, HUỆ TẠI THỊ XÃ
SA ĐÉC - TỈNH ĐỒNG THÁP VÀ HIỆU QUẢ CỦA CHỦNG NẤM TRICÔ T-BM2a, HAI CHỦNG VI KHUẨN TG17 VÀ TG19
ĐỐI VỚI TÁC NHÂN GÂY BỆNH QUAN TRỌNG”
Do sinh viên: Hà Thị Kim Duyên
Thực hiện và bảo vệ trước HỘI ĐỒNG ngày tháng năm 2007
Luận văn được Hội Đồng đánh giá ở mức:………… điểm
Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG:………
………
………
Cần Thơ, ngày tháng năm 2007 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG Duyệt Khoa
TRƯỞNG KHOA NÔNG NGHIỆP
VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trang 6TIỂU SỬ CÁ NHÂN
Họ và tên: HÀ THỊ KIM DUYÊN
Sinh ngày: 30 tháng 11 năm 1983
Quê quán: 07/09 Ấp Vĩnh Thuận – Xã Vĩnh Thạnh Trung – Huyện Châu Phú – Tỉnh An Giang
Họ và tên cha: HÀ XUÂN ĐÍCH
Nghề nghiệp: Giáo viên, trường Đại Học An Giang cơ sở II
Họ và tên mẹ: PHẠM THỊ ĐƯỚC
Nghề nghiệp: Nội trợ
Đã tốt nghiệp tú tài trường PTTH Trần Văn Thành vào năm 2001
Năm 2002, dã trúng tuyển vào truờng Đại Học Cần Thơ khoá 28 (2002 – 2007)
Năm 2007, đã tốt nghiệp kỹ sư ngành Trồng Trọt
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trang 7LỜI CẢM TẠ
Kính dâng lên cha mẹ, người đã một đời tận tuỵ vì sự nghiệp của chúng con Cùng những người thân đã động viên, hướng dẫn và giúp đỡ con trong cuộc sống cũng như trong học tập
Thành kính biết ơn cô Trần Thị Thu Thuỷ đã tận tình hướng dẫn, dạy bảo và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Chân thành biết ơn thầy Phạm Văn Phượng, quý thầy cô đã giảng dạy và hướng dẫn tôi trong 5 năm học vừa qua, quí thầy cô thuộc Bộ Môn Bảo Vệ Thực Vật đã đóng góp ý kiến quý báo và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp
Các thầy cô trong thư viện Khoa NN & SHƯD đã cung cấp tài liệu cho em để hoàn thành luận văn này
Chân thành biết ơn anh Huỳnh Minh Châu, chị Lê Thị Mai Thảo và các anh chị trong Bộ Môn Bảo Vệ Thực Vật đã tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiên cũng như hoàn chỉnh luận văn
Thân ái gởi về các bạn sinh viên lớp Trồng Trọt khoá 28 đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt khoá học
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Hà Thị Kim Duyên Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trang 8HÀ THỊ KIM DUYÊN, 2007 Điều tra, giám định bệnh hại trên Mai và Huệ tại thị
xã Sa Đéc - tỉnh Đồng Tháp và hiệu quả của chủng nấm Trichoderma T-BM 2a, hai chủng vi khuẩn TG17 và TG19 đối với những tác nhân gây bệnh quan trọng, Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ
TÓM LƯỢC
Công tác điều tra, giám định bệnh hại trên mai và huệ tại huyện Lai Vung và phường Tân Quy Đông, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp được thực hiện từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2006 nhằm mục đích xác định bệnh hại trên mai và huệ Kết quả ghi nhận như sau:
Trên Mai xác định đuợc 5 bệnh gây hại là bệnh cháy lá do nấm Pestalotia sp., bệnh thán thư do nấm Colletotrichum spp., bệnh đốm lá do nấm Alternaria sp., bệnh đốm rong
do Cephaleuros sp và bệnh đốm đồng tiền do địa y (?) Trong đó, bệnh cháy lá do nấm Pestalotia sp và bệnh đốm rong do Cephaleuros sp là hai bệnh gây hại quan trọng
Trên Huệ có 10 bệnh gồm thán thư (Colletotrichum spp.), cháy lá (Pestalotia sp.), bệnh đốm vòng (Alternaria sp.), cháy lá do nấm Choanephora sp., bệnh thối hạch do nấm Sclerotium spp., đốm vi khuẩn do Pseudomonas sp., thối vi khuẩn do Xanthomonas sp., thối nhũn vi khuẩn do Erwinia sp., và hai bệnh đốm lá hiện chưa xác định đuợc tác nhân Trong đó, bệnh đốm vi khuẩn do Pseudomonas sp là bệnh gây hại quan trọng trên huệ, bệnh thán thư do nấm Colletotrichum spp là bệnh gây hại nặng và phổ biến nhất
Kết quả khảo sát hiệu quả đối kháng của chủng nấm Trichoderma T-BM2a, vi khuẩn Burkholderia cepacia TG 17 và Bacillus sp TG 19 trên 37 chủng nấm Colletotrichum spp., Pestalotia sp và Alternaria sp trên Mai và Huệ cho thấy:
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trang 9Chủng nấm T-BM2a có khả năng ức chế sự phát triển của khuẩn ty nấm gây hại, nhưng mức độ đối kháng thay đổi tùy theo từng chủng nấm Hiệu suất đối kháng của T-
BM2a đạt hiệu quả trên 50% với các chủng nấm Colletotrichum spp gây hại trên mai vàng (Colletotrichum 1 và Colletotrichum 7) Hiệu suất đối kháng dưới 40% đối với các chủng nấm Colletotrichum trên huệ đỏ (Colletotrichum 16), huệ trắng (Colletotrichum 17
và 19); các chủng nấm Pestalotia gây hại trên mai vàng (Pestalotia 2, 4, 6), mai tứ quý (Pestalotia 8 và 10) và chủng nấm Alternaria 1 trên mai vàng Các chủng nấm còn lại có
trung bình hiệu suất đối kháng từ 40 – 50%
Riêng về khả năng đối kháng của 2 chủng vi khuẩn TG17 và TG19 cho thấy cả hai chủng này đều cho hiệu quả đối kháng cao thông qua khả năng ức chế sự phát triển của khuẩn ty nấm Vi khuẩn TG19 có hiệu quả đối kháng tốt hơn TG 17 ở các chủng
nấm Colletotrichum, Pestalotia và Alternaria Tuy nhiên, khi so sánh ở từng chủng nấm thì vi khuẩn TG17 cho hiệu quả đối kháng cao hơn như hai chủng nấm Colletotrichum
9 gây hại trên huệ đỏ và Pestalotia 5 trên mai vàng Hiệu quả đối kháng của hai chủng
vi khuẩn tương đương nhau ở 6 chủng nấm: Colletotrichum 2 trên huệ trắng, Pestalotia
2, 6 (mai vàng); Pestalotia 11 (mai tứ quý) và Alternaria 3, 5 (huệ trắng)
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trang 101.2.1.1 Nguồn gốc và sự phân bố` 3
1.3.1.2 Tình hình bệnh hại trên Mai ở một số vùng trồng hoa
1.3.2.2 Tình hình bệnh hại trên huệ ở một số vùng trồng hoa
1.4 Đặc điểm của 3 loài vi sinh vật đối kháng dùng trong thí nghiệm 11
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trang 11CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 13
2.2.1.1 Phương pháp thu mẫu và đánh giá mức độ bệnh 14
2.2.2 Khảo sát hiệu quả của một số vi sinh vật đối kháng
đối với các chủng nấm gây bệnh quan trọng trên mai
2.2.2.1 Khảo sát hiệu quả đối kháng của nấm Tricô T-BM2a
đối với các chủng nấm gây bệnh quan trọng trên mai và huệ 18 2.2.2.2 Khảo sát hiệu quả đối kháng của 2 chủng vi khuẩn
Burkhderia cepcia TG17 và Bacilus sp TG19 đối với các chủng nấm gây bệnh quan trọng trên mai và huệ 19
3.1 Kết quả điều tra tình hình bệnh hại trên mai
3.1.1 Kết quả điều tra tình hình bệnh hại trên mai vàng 21 3.1.2 Kết quả điều tra tình hình bệnh hại trên huệ huyết 22 3.1.3 Kết quả điều tra tình hình bệnh hại trên huệ trắng 24
Trang 123.2.3 Bệnh hại trên huệ trắng 38
đối với nấm Colletotrichum spp.; Pestalotia sp
và Alternaria sp gây bệnh trên cây mai và huệ 46 3.3.1.1 Hiệu suất đối kháng của chủng nấm T-BM2a
đối với nấm Colletotrichum spp.; Pestalotia sp
3.3.1.2 Hiệu suất đối kháng của chủng nấm T-BM2a
đối với nấm Colletotrichum spp.; Pestalotia sp
3.3.2 Hiệu quả đối kháng của hai chủng vi khuẩn TG 17
và TG19 đối với nấm Colletotrichum spp.; Pestalotia sp
3.3.2.1 Hiệu quả đối kháng của hai chủng vi khuẩn
TG 17 và TG19 đối với nấm Colletotrichum spp.;
3.3.2.2 Hiệu quả đối kháng của hai chủng vi khuẩn TG 17
và TG19 đối với nấm Colletotrichum spp.;
Pestalotia sp và Alternaria sp trên huệ.` 63 3.3.2 So sánh hiệu quả đối kháng của vi khuẩn TG 17
và TG19 đối với nấm Colletotrichum spp.;
Pestalotia sp và Alternaria sp trên mai và huệ 68
Trang 13Sơ đồ hiệu quả của 2 chủng vi khuẩn TG17 và TG19 đối với nấm Triệu chứng và tác nhân gây bệnh thán thư trên cây mai Triệu chứng và tác nhân gây bệnh cháy lá trên cây mai vàng Triệu chứng và tác nhân gây bệnh đốm lá trên cây mai vàng Triệu chứng và tác nhân gây bệnh đốm rong trên cây mai vàng Triệu chứng bệnh đốm đồng tiền do địa y (?) trên thân mai vàng
Triệu chứng và tác nhân gây bệnh thán thư trên cây huệ huyết
Triệu chứng và tác nhân gây bệnh cháy lá trên huệ huyết Triệu chứng và tác nhân gây bệnh đốm lá trên huệ huyết Triệu chứng và tác nhân gây bệnh thối hạch trên cây huệ huyết
Triệu chứng bệnh thối nhũn vi khuẩn do Erwinia sp trên cây huệ
huyết Triệu chứng và tác nhân gây bệnh thán thư trên huệ trắng
Tác nhân nấm Alternaria sp gây bệnh đốm vòng trên cây huệ trắng Triệu chứng và tác nhân gây bệnh cháy lá do nấm Choanephora sp trên
Trang 14Các dạng khuẩn lạc nấm Pestalotia sp dùng trong thí nghiệm
Hiệu quả đối kháng của nấm Tricô T-BM2a lần lượt đối với nấm
Colletotrichum spp., Pestalotia sp., Alternaria sp
Khả năng đối kháng của hai chủng vi khuẩn TG17 & TG19 đối với
Trang 15Bảng phân cấp mức độ bệnh (bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, ĐHCT)
Mức độ bệnh trên cây Mai vàng trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 12/2006 tại thị xã Sa đec tỉnh Đồng Tháp
Mức độ bệnh trên cây Huệ Đỏ trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2006
Mức độ bệnh trên cây Huệ Trắng trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 12/ 2006 tại huyện Lai Vung - tỉnh Đồng Tháp
Danh sách các chủng nấm Colletotrichum spp., Pestalotia sp., Alternaria sp được dùng trong thí nghiệm
Hiệu suất đối kháng của chủng nấm T-BM2a với 7 chủng nấm
Colletotrichum spp trên mai vàng Hiệu suất đối kháng của chủng nấm T-BM2a với 7 chủng nấm
Pestalotia sp trên cây mai vàng Hiệu suất đối kháng của chủng nấm T-BM2a với 4 chủng nấm
Pestalotia trên cây mai tứ quý
So sánh trung bình hiệu suất đối kháng của nấm Colletotrichum spp.;
Pestalotia sp.; Alternaria sp trên mai đối với nấm đối kháng tricô
T-BM2a
Trung bình hiệu suất đối kháng của các chủng nấm Colletotrichum
spp trên cây huệ đỏ ở thời điểm 48 và 72 giờ sau cấy Hiệu suất đối kháng của chủng nấm T-BM2a với 4 chủng nấm
Trang 16Hiệu suất đối kháng của chủng nấm T-BM2a với nấm Alternaria sp
trên cây mai vàng huệ trắng
Trung bình hiệu suất đối kháng của nấm Colletotrichum spp.;
Pestalotia sp.; Alternaria sp trên huệ đối với nấm đối kháng tricô
T-BM2a
So sánh hiệu quả đối kháng của hai chủng vi khuẩn TG17 và TG19 đối với nấm Colletotrichum spp trên mai vàng
Khả năng đối kháng của hai chủng vi khuẩn TG17 và TG19 đối với
nấm Pestalotia sp trên mai vàng
Khả năng đối kháng của hai chủng vi khuẩn TG17 và TG19 đối với
nấm Pestalotia sp mai tứ quý và nấm Alternaria sp trên cây mai
vàng
So sánh hiệu quả đối kháng của hai chủng vi khuẩn TG 17 và TG 19 đối với nấm Colletotrichum spp.; Pestalotia sp và Alternaria sp trên mai vàng
Khả năng đối kháng của hai chủng vi khuẩn TG17 và TG19 đối với
nấm Colletotrichum spp trên huệ huyết
Khả năng đối kháng của hai chủng vi khuẩn TG17 và TG19 đối với
nấm Colletotrichum spp trên huệ trắng
Khả năng đối kháng của hai chủng vi khuẩn TG17 và TG19 đối với nấm Pestalotia sp và Alternaria sp huệ đỏ và huệ trắng
So sánh trung bình hiệu quả đối kháng của hai chủng vi khuẩn TG17
và TG19 đối với nấm Colletotrichum spp.; Pestalotia sp và Alternaria sp trên huệ
So sánh hiệu quả đối kháng của nấm Colletotrichum spp.; Pestalotia
sp và Alternaria sp gây bệnh trên Mai và Huệ đối với vi khuẩn TG
Trang 17là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao Cây mai (Ochna integerrima) và cây huệ Polianthes tuberosa L là hai trong số những loại cây trồng có đặc điểm dễ trồng, cho thu nhập quanh năm và không thể thiếu trong những ngày tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam Thêm vào đó, nhu cầu thị trường ngày càng nhiều làm cho cây huệ, cây mai thật sự mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể Để đáp ứng nhu cầu của xã hội ở Đồng Bằng sông Cửu Long cây huệ được trồng phổ biến ở huyện Cai lậy (Tiền Giang), Huyện Lai Vung (Đồng Tháp), thị xã Vị Thanh (Hậu Giang), quận Bình Thuỷ (TP.Cần Thơ), cây mai thì đuợc trồng nhiều ở miền Nam Việt Nam
Tuy nhiên, việc trồng hai loại cây này gặp không ít khó khăn do tác hại của nhiều loại sâu bệnh Trên cây Huệ, có các loại bệnh như: bệnh chai bông do tuyến
trùng Aphelenchoides besseyi gây ra, bệnh thán thư do Colletotrichum spp và bệnh thối vi khuẩn do Xanthomonas sp gây ra và một số bệnh khác Trên cây Mai Vàng có bệnh cháy lá do Pestalotia sp., bệnh thán thư do Colletotrichum spp là hai loại gây
hại nghiêm trọng (Trần Bá Sơn và Nhan Thị Mỹ Hằng, 2005), … Mặc dù đây là những bệnh quan trọng nhưng các nghiên cứu về phòng trừ bệnh vẫn còn hạn chế
Vì vậy, đề tài “Điều tra, giám định bệnh hại trên Mai, Huệ tại thị xã
Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp và hiệu quả của chủng nấm Trichoderma T-BM2a,
hai chủng vi khuẩn TG17 và TG19 đối với những tác nhân gây bệnh quan
trọng”, nhằm mục đích:
(1) Giám định bệnh trên mai và huệ (2) Đánh giá hiệu quả đối kháng của một số sản phẩm sinh học đối với những tác nhân gây bệnh quan trọng trên Mai và Huệ tại thị xã Sa Đéc - tỉnh Đồng Tháp”
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trang 18CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1 Nhu cầu và tình hình phát triển hoa kiểng
Không như các sản phẩm nông nghiệp khác, hoa là một sản phẩm đặc biệt
Nó là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người Khi kinh
tế xã hội ngày một phát triển, thu nhập và đời sống của người dân ngày đang được nâng cao thì nhu cầu thưởng ngoạn, hưởng thụ nghệ thuật của con người cũng phải được đáp ứng, giúp người ta quên đi những mệt mõi, căng thẳng do áp lực của công việc Để đáp ứng nhu cầu đó, thì diện tích trồng hoa không ngừng tăng lên Đặc biệt
là Việt Nam, một trong những nước có diện tích trồng hoa lớn nhất Châu Á (khoảng 1.500 ha), thường tập trung ở các vùng trồng hoa truyền thống của thành phố, khu công nghiệp, khu du lịch nghĩ mát của cả nước như ở miền Bắc có Ngọc Hà, Quảng
An, Nhật Tân, Tây Tựu (Hà Nội); Đằng Hải, Đằng Lâm (Hải Phòng); Hoành Bồ,
Hạ Long (Quảng Ninh); miền Trung và Tây Nguyên như Triệu Sơn, thĩ xã Thanh Hóa (Thanh Hóa), quận 11, 12 (Thành Phố Đà Lạt) (Nguyễn Xuân Linh, 1998) Thành phố Hồ Chí Minh, một trong những thị trường tiêu thụ và buôn bán hoa kiểng lớn trong nước, với diện tích trồng hoa kiểng là 591,5 ha và có định hướng
“đầu tư 14,2 tỷ đồng phát triển cây kiểng, cá cảnh” (Công Phiên, 2004) Trong tương lai, diện tích hoa cả nước sẽ tiến tới mục tiêu 180.000 ha (Đặng Phương Trâm, 2005)
Hoa kiểng được chia ra làm ba nhóm chính: thứ nhất là nhóm hoa cao cấp, như Huệ huyết, Huệ trắng, Hồng, Cẩm tú và Hồng môn Nhóm thứ hai là Hoa Lan, Mai có giá trị kinh tế cao, nhưng phải đầu tư lớn Còn lại là nhóm hoa nền như Cúc, Vạn thọ, Thược dược…được trồng đều khắp, ưu điểm là vốn đầu tư ít, thu hoạch quanh năm
Hiện nay, Đồng Bằng Sông Cửu Long có 3 vùng sản xuất hoa kiểng nổi tiếng là Sa Đéc (Đồng Tháp), Cái Mơn (Bến Tre), Bà Bộ (Cần Thơ) Trong đó Sa Đéc được xem là vựa hoa kiểng lớn nhất (Lâm Viên và ctv., 2004) Trong chương trình hội thảo “Định hướng phát triển nghề trồng hoa Sa Đéc đến năm 2010” xác định Sa Đéc là một trong những trung tâm hoa kiểng của Miền Nam với tổng diện Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trang 19tích là 148 ha Tân Quy Đông, một trong những vùng trọng điểm của làng hoa Sa Đéc, có diện tích trên 100 ha vào năm 2006 (Báo Lao Động – 09/01/06)
1.2 Đặc điểm thực vật của cây mai và huệ
1.2.1 Cây Mai (Ochnaceae Intergerrima)
1.2 .1.1 Nguồn gốc và sự phân bố`
Cây mai vàng còn được gọi mai sáp thuộc loại cây bụi lá rụng, có nguồn gốc
từ Trung Quốc (Trần Văn Mão, 2004)
Ở Việt Nam, cây mai vàng thuộc họ mai lão (Ochnaceae) là loại cây mọc hoang dại trong rừng miền Trung và miền Nam nước ta, đôi khi gặp ở rừng miền Bắc (Trần Hợp, 1993; Nguyễn Tiến Bâng, 2003)
1.2.1.2 Đặc điểm thực vật
Cây mai vàng là cây gỗ đa niên nhiều cành nhánh, sống lâu hàng trăm năm (Đặng Phương Trâm, 2005; Huỳnh Văn Thới, 2002), thân cây xù xì lồi lõm như những cây cổ thụ khác (Việt Chương, 1994) Với đặc điểm dễ sống, sống mạnh nên mai được coi là giống cây dễ trồng nhất Cây mai rụng lá tự nhiên vào tháng 11 và
ra hoa vào dịp tết Biểu hiện nở hoa đúng tết là ngày 23 tháng chạp các nụ mai bắt đầu bung vỏ trấu (Phạm Văn Duệ, 2005)
Mai vàng là loại cây ưa sáng, hơi chịu bóng, chịu hạn, có khả năng chịu rét nhưng sợ gió, sợ ngập nước, thường được trồng ở những nơi kín gió hướng Đông Nam Cây mai vàng cần nhiều phân, thích hợp với đất tơi xốp nhiều mùn, thoát nước, hơi chua Bộ rễ mọc chùm, khả năng ra rễ nhanh (Nông nhiệp và nông thôn Vĩnh Long, số 52 tháng 1-2006)
1.2.1.3 Yêu cầu khí hậu
a) Ánh sáng:
Cây mai ưa nắng, trải nắng càng lâu trong ngày càng tốt (100% ánh sáng) Nhưng khả năng chịu hạn chỉ ở mức tương đối (Lê Xuân Vinh, 1997) Số giờ nắng trên dưới 2000 giờ tại nam bộ thích hợp cho sự sinh trưởng của cây mai (Việt
Chương, 2000)
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trang 20b) Nhiệt độ:
Cây mai thích hợp với những nơi có khí hậu nóng ẩm, từ 25-300C là tốt nhất Tuy nhiên, cây mai có thể chịu đựng được khí hậu cao hơn trong nhiều ngày, thậm chí nhiều tháng, nhưng với vùng có khí hậu mát lạnh dưới 100Cthì mai sinh trưởng kém (Việt Chương, 2000)
1.2.2 Cây huệ trắng (Polianthes tuberose L.)
Loài: Polianthes tuberosa L (Võ Văn Chi và Dương Đức Tiến, 1978)
Cây huệ trắng có nguồn gốc từ Mêhicô và Nam Mỹ, phân bố rộng rãi trên thế giới chủ yếu ở các nước ôn đới và được gây trồng phổ biến ở nước ta (Trần Hợp,
1993 và Trần Văn Mão, 2002 )
1.2.2.2 Đặc điểm thực vật
Cây huệ thuộc thân thảo, không có thân chính, lá mọc thành hình tròn quanh đỉnh chồi Cây huệ có giả hành dạng củ, có rễ chùm Bông dài thẳng đứng, cao vượt lên khỏi củ khoảng 80-100cm mang nhiều hoa Khoảng 3 tháng cây sẽ cho hoa và
nở liên tiếp trong 3 – 4 tháng (Trần Hợp, 2002) Nếu chăm sóc đúng kỹ thuật có thể thu hoạch được nhiều lần trong 2-3 năm (Đặng Phương Trâm, 2005 và Phạm Văn Duệ, 2005)
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trang 211.2.2.3 Yêu cầu khí hậu
a) Ánh sáng
Cây huệ trắng là loại cây ưa nắng, nắng càng nhiều, hoa càng tốt, có thể cho hoa cả bốn mùa, cây huệ yêu cầu ánh sáng trực xạ (Lê Xuân Vinh, 1997, Đào Mạnh Khuyến, 1996 và Phạm Văn Duệ, 2005) Khi trồng ở vùng nhiệt đới có khí hậu nóng ẩm, nhiều ánh sáng cho hoa quanh năm, (Đặng Phương Trâm, 2005)
ra chồi non, nấm bệnh xâm nhiễm, trên chồi và lá phủ 1 lớp bột trắng, trên lớp bột trắng có các chấm đen nổi lên, bệnh có thể làm cho lá khô (Trần Văn Mão, 2004)
+ Tác nhân gây bệnh: (?) + Cách phòng trị: phòng trừ bệnh này bằng thuốc Bordeaux 1%; Topsin
0,1% hoặc Daconil 0,1%; mỗi tuần phun 1 lần, phun 3 – 4 lần để phòng trừ (Trần Văn Mão, 2004)
* Bệnh xoăn lá + Triệu chứng bệnh: khi lá dầy, mặt lá xoăn lại, lá màu hồng tím sau thành
trắng xám, bệnh nặng có thể làm cho lá khô, ngọn héo chết (Trần Văn Mão, 2004)
+ Tác nhân gây bệnh: (?) + Cách phòng trị: phương pháp phòng trừ cũng như bệnh phấn trắng (Trần Văn Mão, 2004)
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trang 22* Bệnh đốm than + Triệu chứng bệnh: đầu tiên trên lá có các đốm nâu lan rộng dần, trên đốm
nâu xuất hiện vân vàng đồng tâm, có thể làm cho lá thủng (Trần Văn Mão, 2004)
+ Tác nhân gây bệnh: (?) + Cách phòng trị: Phòng trừ bệnh này bằng cách phun thuốc Topsin 0,1%
hoặc Zineb 0,1% (Trần Văn Mão, 2004)
* Bệnh thán thư
+ Triệu chứng bệnh: thường gây hại ở hai mép lá, chót lá hoặc giữa phiến lá
Lúc đầu vết bệnh là những chấm tròn nhỏ màu nâu xám hoặc màu vàng có vòng đồng tâm hơi lõm xuống, có viền màu nâu nhạt, kích thước trung bình từ 2-5mm Sau đó vết bệnh lan rộng ra và liên kết lại làm lá cháy khô thành từng mảng, bề mặt vết bệnh có những chấm nhỏ li ti màu đen gọi là đĩa đài (Trần Bá Sơn và Nhan Thị
Mỹ Hằng, 2005)
+ Tác nhân gây bệnh: do nấm Colletotrichum spp bào tử có kích thước từ
8,34-16,68 x 2,10-3,47µm (Trần Bá Sơn và Nhan Thị Mỹ Hằng, 2005) Nhiệt độ thích hợp cho bào tử phát triển là 22-260C (Nguyễn Xuân Linh, 1998) Ở nhiệt độ
28 – 300C là thích hợp cho nấm gây bệnh (Vũ Triệu Mân – Lê Lương Tề, 1998)
+ Cách phòng trị: để đối phó với bệnh, phun ngừa bằng thuốc trừ nấm mỗi
tháng/lần đồng thời kết hợp làm vệ sinh vườn khi phát hiện bệnh cần cắt các lá bệnh
và tiêu huỷ (Huỳnh Văn Thới, 1996) Đồng thời phun các loại thuốc như Topsin M, Kitazin, Thiram, Zineb mỗi tuần phun một lần, nếu nặng có thể mỗi tuần 2-3 lần
(Trần Hợp, 1998)
* Bệnh cháy lá trên mai + Triệu chứng bệnh: vết bệnh lúc đầu là những chấm màu đen, sau đó vết bệnh
liên kết lại thành từng mảng lớn, có hình dạng không cố định và có những chấm nhỏ
li ti màu đen trên bề mặt mô bệnh (Trần Bá Sơn và Nhan Thị Mỹ Hằng, 2005)
+ Tác nhân gây bệnh: do nấm Pestalotia sp bào tử có năm tế bào, ba tế bào ở
giữa.có màu nâu xậm, ở hai đầu trong suốt kích thước từ 22,24-27,80 x 3,47µm có 2-3 phụ bộ ở đỉnh có kích thước 4,12-13,9µm (Trần Bá Sơn và Nhan Thị Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trang 232,78-Mỹ Hằng, 2005) Khi có độ ẩm cao và nhiệt độ thích hợp 27 -280C, bào tử nẩy mần
nhanhchỉ sau 15 – 30 phút (Vũ Triệu Mân – Lê Lương Tề, 1998)
* Bệnh đốm rong + Triệu chứng: bệnh thường xuất hiện trên thân, lá Lúc đầu vết bệnh chỉ là
những mảng rất nhỏ, có những sợi li ti nổi cộm lên và có màu hồng Đó là những sợi tảo mọc thành từng mảng, xem dưới kính hiển vi sẽ thấy cơ quan của tảo mọc nhô cao Các mảng có kích thước không cố định và bất dạng Sau đó các mảng liên kết các cụm màu hồng trên thân, lá Bệnh nặng làm cành khô lá rụng và đôi khi chết
cả cành (Trần Bá Sơn và Nhan Thị Mỹ Hằng, 2005)
+ Tác nhân: Cephaleuros sp (Trần Bá Sơn và Nhan Thị Mỹ Hằng, 2005)
* Bệnh đốm đồng tiền + Triệu chứng: bệnh thường xuất hiện trên thân Lúc đầu vết bệnh chỉ là
những đốm màu xám trắng, vết bệnh có hình giống đồng tiền, hơi nhô lên và sờ thấy nhám Vết bệnh hơi khô, kích thước vết bệnh 3-10mm sau đó các vết bệnh liên kết lại thành đốm lớn màu trắng hay xanh xám có dạng đồng tiền nên được gọi là đốm đồng tiền (Trần Bá Sơn và Nhan Thị Mỹ Hằng, 2005)
+ Tác nhân: địa y (?)
1.3.1.2 Tình hình bệnh hại trên Mai ở một số vùng trồng hoa trọng điểm ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Kết quả điều tra của Nhan Thị Mỹ Hằng và Trần Bá Sơn (2005) cho thấy có
4 bệnh xuất hiện và gây hại, trong đó bệnh cháy lá do nấm Pestalotia sp là quan
trọng nhất Tại Cần Thơ bệnh xuất hiện nặng dần qua các tháng điều tra, ở các tháng 11,12 và tháng 1 mức độ gây hại là +++ Riêng ở Đồng Tháp bệnh chỉ gây hại trung bình vào các tháng 9 và 10; mức độ bệnh gia tăng và gây hại nặng (++) vào mùa nắng (tháng 11,12 và tháng 1) Diễn biến mức độ bệnh ở Cái Mơn (Chợ Lách, Bến Tre) cũng tương tự như ở Cần Thơ
Bệnh gây hại quan trọng thứ hai là bệnh thán thư do nấm Colletotrichum
spp Tại Cần Thơ, bệnh gây hại nặng (mức ++) vào các tháng 9, 10, 11 và giảm dần Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trang 24bệnh thán thư cũng gây hại nhưng ở mức trung bình (+) vào ba tháng 9, 10 và 11;
và cũng giảm vào các tháng 12 và tháng 1 (mức ±)
Bên cạnh đó, bệnh đốm rong (Cephaleuros sp.) và đốm đồng tiền (địa y?)
gây hại nặng (mức ++) vào các tháng 9, 10 và 11 và giảm dần vào các tháng điều tra còn lại trên cả ba vùng trồng hoa trọng điểm
1.3.2 Bệnh trên huệ
1.3.2.1 Các bệnh đã được báo cáo
* Bệnh thán thư + Triệu chứng: trên cây huệ huyết, bệnh gây hại chủ yếu ở chót lá và
hai bên rìa lá Lúc đầu vết bệnh có màu nâu huyết, không có hình dạng cụ thể, sau đó các vết bệnh liên kết lại làm cháy cả chót lá và hai bên rìa lá (Trần Bá Sơn và Nhan Thị Mỹ Hằng, 2005)
+ Tác nhân gây bệnh: do nấm Colletotrichum spp bào tử có kích thước
từ 8,34 – 16,68 x 2,10 – 3,47 µm (Trần Bá Sơn và Nhan Thị Mỹ Hằng, 2005)
* Bệnh cháy lá + Triệu chứng: trên cây huệ huyết, vết bệnh thường xuất hiện ở hai mép lá
Lúc đầu vết bệnh có hình tròn hoặc bất dạng, màu vàng nâu có viền màu nâu huyết hay nâu đen, kích thước vết bệnh từ 2 - 8 mm Sau đó vết bệnh liên kết làm lá bị cháy khô thành từng mảng màu vàng sậm hay vàng nâu, bề mặt mô bệnh có những
chấm nhỏ li ti màu đen (Trần Bá Sơn và Nhan Thị Mỹ Hằng, 2005)
+ Tác nhân gây bệnh: nấm Pestalotia sp bào tử có 5 tế bào, 3 tế bào ở giữa
có màu nâu sậm, 2 tế bào ở đầu trong suốt, kích thước tế bào từ 22,24- 27,80 x 2,78-3,47µm có 2 –3 phụ bộ ở đỉnh có kích thước từ 4,17- 13,90 µm (Trần Bá Sơn
và Nhan Thị Mỹ Hằng, 2005)
* Bệnh thối hạch
+ Triệu chứng: trên cây huệ trắng, bệnh thường xuất hiện ở thân, gốc và củ
Lúc đầu dưới gốc mô cây bị thối có màu nâu đen Quan sát dưới gốc cây có những sợi nấm màu trắng và có nhiều hạch nấm (Trần Bá Sơn và Nhan Thị Mỹ Hằng, 2005)
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trang 25+ Tác nhân: Sclerotium sp hạch nấm tròn, láng, màu trắng hoặc màu vàng
nâu, kích thước hạch nấm 0,6-1,5mm (Trần Bá Sơn và Nhan Thị Mỹ Hằng, 2005)
Theo Nguyễn Thị Nghiêm (2001), nấm Sclerotium có cơ quan lan truyên là sợi nấm
và hạch nấm Nấm đa thực có thể tấn công nhiều loại cây trồng, nấm lưu tồn trong đất và xác cây bệnh
* Bệnh đốm vòng + Triệu chứng: trên cây huệ trắng, bệnh thường xuất hiện trên lá, hoa,
lúc đầu vết bệnh có hình bầu dục, tròn hoặc bất dạng, vết bệnh màu nâu vàng hoặc nâu đen, xung quanh vết bệnh có quầng màu vàng, kích thước vết bệnh 2-6mm sau đó vết bệnh liên kết làm cháy lá thành từng mảng trên hoa làm hoa bị cháy khô, biến dạng và bề mặt mô bệnh có những chấm nhỏ
li ti màu đen (Trần Bá Sơn và Nhan Thị Mỹ Hằng, 2005)
+ Tác nhân: Alternaria sp bào tử có vách ngăn ngang ở giữa kích thước bào
tử 30,58 x13,9µm
* Bệnh thối vi khuẩn + Triệu chứng: trên cây huệ trắng, bệnh thường xuất hiện trên lá nhưng vết
bệnh chỉ là những chấm màu nâu sậm, nhũn nước Sau đó vết bệnh lan rộng ra liên kết tạo thành những sọc màu nâu đen chạy dọc các gân lá làm lá bị nhũn nước Bệnh nặng làm thối cả lá (Trần Bá Sơn và Nhan Thị Mỹ Hằng, 2005)
+ Tác nhân: do vi khuẩn Xanthomonas sp khuẩn lạc màu vàng Vi khuẩn
hình que gram âm, có một roi ở đỉnh Kích thước tế bào vi khuẩn là 2 x 1µm (Trần
Bá Sơn và Nhan Thị Mỹ Hằng, 2005) Nhiệt độ thích hợp cho cho vi khuẩn sinh trưởng từ 26 – 300C, nhiệt độ tối thiểu 0 – 50C và tối đa 400C Nhiệt độ làm vi khuẩn chết 530C pH thích hợp cho sự phát triển của vi khuẩn là 6,8 – 7,2 Tuy nhiên, nó có thể sống được trong khoảng pH từ 5,7 – 8,5 (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998)
* Bệnh chai bông trên cây huệ trắng
Theo kết quả điều tra của Nguyễn Minh Chương và Võ Xuân Tân (2005), bệnh chai bông có thể gây hại trong suốt các giai đoạn của cây, từ giai đoạn khi cây Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trang 26+ Triệu chứng:
Giai đoạn trước khi ra bông
Bệnh có thể bắt đầu xuất hiện khi củ huệ đã trồng ra những lá đầu tiên và gây hại nặng dần Nếu bệnh nhẹ có thể để lại trên một số lá những đường gân sọc màu nâu huyết kéo dài từ bẹ lá đến chót lá Nếu bệnh nặng có thể làm cho tất cả các
lá quăn queo và đọt xoăn lại, trên lá phủ đầy những đường gân sọc màu nâu huyết ở dạng nứt đủ hướng Nếu tách phần đọt xoăn ra quan sát bên trong, ta sẽ thấy phần lá non và đặc biệt là đỉnh sinh trưởng hầu như bị hư hại và có màu nâu huyết hoặc thui đen Những cây bị xoăn nếu để lâu, trên phần lá và đọt xoăn sẽ xuất hiện những đường nứt theo chiều ngang làm cho lá và đọt rất giòn, khi chạm đến rất dễ gãy
Giai đoạn ra bông
Triệu chứng rất đặc trưng của bệnh là làm cho bông bị chai nên nông dân ở Cai Lậy – Tiền Giang còn gọi là bệnh chai bông Khi cây bệnh nặng làm cho bông không trổ lên được giống như lúa ngẹn đồng Phát bông thấp hơn lá, trên bông bị thui đen và khô đi, làm cho phát bông ở dạng búp màu vàng nâu, bông không thể tách ra để nở và khô đen dần Trên bẹ lá hầu như bị thâm màu nâu huyết, phần bẹ lá sát thân bị hư có màu nâu đen Thân bị lùn đi và trên vỏ thân bị biến dạng với những nốt gai sần dầy đặc có màu nâu hoặc xanh
Khi bệnh nhẹ hơn, bông trổ cao hơn chiều cao của lá và triệu chứng trên thân
và bẹ lá có thể ít hơn, trên phát bông mặc dù các bông tách ra được và không còn dạng búp nhưng vẫn không nở được do các cánh hoa bên trong bị chai với những vết sọc vàng nâu từ những cánh hoa bên trong ra cánh ngoài, nhụy bên trong bị khô đen và dần dần bông sẽ bị khô đi Những bông bị bệnh thường bị teo hoặc không phát triển nên bông không thon dài như bông bình thường
Theo quan sát của nông dân ở Cai Lậy – Tiền Giang thì bệnh chai bông xuất hiện quanh năm, trong một bụi Huệ có thể có bông bị chai và có bông không bị, có
cây mẹ bị chai nhưng có khi đời con không bị chai và ngược lại
+ Tác nhân: tuyến trùng Aphelenchoides besseyi
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trang 271.3.2.2 Tình hình bệnh hại trên huệ ở một số vùng trồng hoa trọng điểm ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
* Tình hình bệnh hại trên huệ trắng
Đối với bệnh hại trên huệ trắng, Trần Bá Sơn và Nhan Thị Mỹ Hằng (2005) ghi nhận tại Cần Thơ có 3 bệnh là: bệnh thối hạch, bệnh đốm vòng, bệnh thối vi khuẩn Tại Sa Đéc và Cái Mơn không xuất hiện những bệnh này Các bệnh này chỉ gây hại nhẹ (mức ±) và không gây ảnh hưởng đến cây qua các tháng điều tra
* Tình hình bệnh hại trên huệ huyết
Trên cây Huệ huyết chỉ xuất hiện 2 bệnh là cháy lá (tại Cần Thơ) và bệnh thán thư (tại Sa Đéc) Bệnh cháy lá xuất hiện và gây hại ở mức (±) , trong khi đó bệnh thán thư xuất hiện với mức độ nặng (++) và không giảm qua các tháng điều tra
1.4 Đặc điểm của 3 loài vi sinh vật đối kháng dùng trong thí nghiệm
1.4.1 Vi khuẩn Burkholderia cepacia TG17
Vi khuẩn Burkholderia cepacia TG17 có khả năng đối kháng mạnh với nấm Rhizoctonia solani với bán kính vòng vô khuẩn hạn chế nấm Rhizoctonia solani là
16.5 mm và vi khuẩn này đã được thử nghiệm ngoài đồng trong phòng trị bệnh sinh học bệnh đốm vằn tại tỉnh Tiền Giang qua nhiều vụ có hiệu quả rất tốt trong phòng trị bệnh đốm vằn (Phạm Văn kim và ctv.,1999)
Vi khuẩn Burkholderia cepacia TG17 có khả năng đối kháng với nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây bệnh đốm vằn trên lúa với bán kính vòng vô khuẩn 8-
10 mm Ngoài ra, vi khuẩn có khả năng hạn chế sự hình thành hạch nấm R solani
khi cùng chung sống với nấm trong đĩa petri với mật số thấp nhất ban đầu là 6 vi khuẩn/đĩa (Nguyễn Thị Thu Nga, 2003)
Theo Lê Thị Kim Ngữ (2005), chủng vi khuẩn TG17 có khả năng đối kháng
với 112 chủng nấm Colletotrichum spp gây bệnh thán thư trên các loại cây trồng:
dưa leo, cà chua, ớt, xoài, sầu riêng
Cũng theo Biện Phương Đông, 2005 thì vi khuẩn TG17 cũng có khả năng đối Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trang 28trong điều kiện nhà lưới thì vi khuẩn Burkholderia cepacia TG17 có hiệu quả giúp
giảm bệnh chết cây con trên cây cải xanh và cây cải ngọt
1.4.2 Vi khuẩn Bacillus sp TG19
Vi khuẩn Bacillus sp TG19 khả năng đối kháng tốt với nấm Rhizoctonia solani gây bệnh đốm vằn cho lúa với bán kính vòng vô khuẩn
là 14,5 mm (Phạm Văn Kim và ctv., 2000) Cũng theo Biện Phương Đông,
2005 thì vi khuẩn TG19 cũng có khả năng đối kháng với nấm Rhizoctonia solani trên cây cải bẹ xanh và cải ngọt, ở điều kiện đĩa petri trên môi trường King’B thì có bán kính vành khăn vô khuẩn là 14 mm, còn trong điều kiện nhà lưới thì vi khuẩn Bacillus sp TG19 có hiệu quả giúp giảm bệnh chết cây con trên cây cải xanh và cây cải ngọt Ngoài ra, vi khuẩn còn
có khả năng đối kháng với 112 chủng nấm Colletotrichum spp gây bệnh
thán thư trên các loại cây trồng: dưa leo, cà chua, ớt, xoài, sầu riêng (Lê Thị Kim Ngữ, 2005)
1.4.3 Nấm Trichoderma spp
Theo Dương Minh và ctv (2003), một số chủng Trichoderma spp nội địa vừa
có khả năng ức chế sự phát triển của sợi nấm sự mọc bào tử của Fusarium solani
vừa có khả năng phân hủy tốt một số loại dư thừa thực vật, hữu dụng trong quá
trình ủ phân hữu cơ, cung cấp phân hữu cơ cho các nhà vườn cam, quýt
Chủng nấm T-OM2a có khả năng đối kháng cao với các chủng nấm
Sclerotium sp., hiệu suất đối kháng > 50% (Lê Nguyễn Ngọc Huỳnh, 2006)
Các chủng nấm T-BM2a, T-LV1a, T-OM2a, T-TO2a và T-TO2b,…có khả
năng khống chế sự phát triển của nấm Fusarium solani gây bệnh thối rễ cam quít,
trong điều kiện pH thấp (3,9 – 4,2).Riêng đối với chủng nấm T-BM2a được phân lập
tại huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long cho hiệu quả đối kháng tốt với nấm Fusarium solani ở cả 3 mức độ pH (4,2 – 7) trong điều kiện in-vitro (Dương Minh, 2005)
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trang 29CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
− Thời gian: từ tháng 9 năm 2006 đến tháng 1 năm 2007
− Địa điểm: phòng thí nghiệm bệnh lý thực vật, nhà lưới, Bộ môn Bảo Vệ Thực
Vật, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ
2.1 Phương tiện
− Đĩa petri, ống nghiệm, kính lúp, kính hiển vi, đèn cận cực tím, chậu, đất trồng, phân bón, giống Mai và Huệ… …
− Chủng nấm Tricô T-BM2a
− Hai chủng vi khuẩn: Burkholderia cepacia TG17 và Bacillus sp TG19
− Các loại môi trường được sử dụng trong phân lập và nuôi cấy:
+ Môi trường PDA (Potato Dextrose Agar)
Đường Dextrose……….20 g Agar……….15 g Nước cất……… 1000 ml PH………6,5 – 6,8 + Môi trường potato carot agar (PCA)
Carot………20 g Khoai tây……….20 g Agar……….15 g Nước cất……… 1000 ml pH……….6,7
+ Môi trường King’ s B:
Proteose peptone……… 20 g Glycerol………15 ml
K2PO4 ……… 1,5 g MgSO4.7H2O………15 - 20 g Nước cất………1000ml pH……… 7,2 – 7,4 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trang 30+ Môi trường nước trích thịt bò
Thịt bò……… 250 g Peptone……….10 g NaCl……… 5 g Yeast extact (nước trích men)… 0,05 % Agar……… 15 g Nước cất………1000 ml pH……… 6,8 – 7,2
2.2 Phương pháp thí nghiệm
2.2.1 Phương pháp điều tra và giám định
− Địa điểm: phường Tân Quy Đông - thị xã Sa đéc và huyện Lai Vung - tỉnh
Đồng Tháp
− Thời gian: từ tháng 9 năm 2006 đến tháng 1 năm 2007, định kỳ điều tra, thu mẫu 2 tuần/lần
2.2.1.1 Phương pháp thu mẫu và đánh giá mức độ bệnh
* Phương pháp thu mẫu: Mẫu bệnh được thu thập phải thật tươi, vết bệnh còn
mới và phần tiếp giáp giữa mô bệnh và mô không bệnh phải rõ ràng (trừ một số loại bệnh không phân biệt được ranh giới) Mỗi loại triệu chứng bệnh được thu thập nhiều mẫu và cho vào bao giấy có ghi đầy đủ các chi tiết như địa điểm, thời gian thu mẫu, mức độ bệnh và mô tả triệu chứng bệnh
* Điều tra và đánh giá mức độ bệnh: đối với mỗi vườn cần quan sát tổng quát,
đánh giá và ước lượng mức độ nhiễm bệnh của từng bệnh theo 5 cấp từ nhẹ đến rất nặng theo thang đánh giá (Bộ Môn Bảo vệ Thực Vật, Trường Đại học Cần Thơ) (Bảng 2.1)
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trang 31Bảng 2.1: Bảng phân cấp mức độ bệnh (bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, ĐHCT)
2.2.1.2 Phương pháp giám định
* Nguyên tắc giám định
Dựa vào quy tắc Koch để giám định mẫu bệnh thu thập được Gồm 4 bước:
− Buớc 1: Mô tả triệu chứng và tìm mầm bệnh trong mô bệnh
− Bước 2: Phân lập, tách ròng và định danh mầm bệnh
− Bước 3: Tiêm chủng mầm bệnh đã phân lập vào cây mạnh Quan sát lại triệu chứng bệnh xuất hiện
− Bước 4: Tái phân lập mầm bệnh từ vết bệnh đuợc tiêm chủng so sánh với mầm bệnh ban đầu
Khi giám định, tuỳ từng trường hợp mà áp dụng một số bước hoặc tất cả các bước của quy tắc Koch (Phạm Văn Kim, 2001)
− Đối với bệnh được báo cáo nhiều lần trong nước cũng như trên thế giới chỉ áp dụng bước 1 và bước 2 của quy tắc Koch
− Đối với bệnh mới chưa báo cáo trong nước, tiến hành cả 4 bước
− Đối với bệnh do siêu vi khuẩn, dựa vào triệu chứng và so sánh với các tài liệu đã báo cáo
− Đối với bệnh chưa xác định rõ tác nhân, đánh dấu chấm hỏi (?) Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trang 32* Các bước thực hiện trong giám định
Đối với nấm bệnh: quan sát vết bệnh dưới kính lúp để tìm các bộ phận
của nấm ở mặt dưới hoặc mặt trên của lá Nếu thấy vết bệnh gồ ghề thì cạo hoặc
làm phẩu thức quan sát dưới kính hiển vi để tìm bào tử, đĩa đài, ổ nấm
Cạo nhẹ vết bệnh, hoặc dán băng keo cho lên lame có giọt nước cất, dùng lamelle đậy lại và quan sát dưới kính hiển vi, có thể thay nước cất bằng lactophenol
có cotton blue 0,1 %
Nếu đã thực hiện các phương pháp trên mà không thấy các bộ phận như sợi nấm, bào tử tiến hành ủ vết bệnh trong đĩa petri có lót giấy ẩm bằng cách: cắt mẫu bệnh (nơi tiếp giáp giữa mô bệnh và mô khoẻ) thành từng đoạn nhỏ (0,5 cm), thanh trùng mặt ngoài bằng chlorin 30/00 (1 phút) rửa lại bằng nước cất vô trùng (3 lần), ủ ở nhiệt độ phòng và quan sát ở 1 - 3 ngày sau khi ủ
Nếu ủ vẫn không thấy mầm bệnh phát triển phải nuôi cấy mẫu bệnh trong môi truờng PDA, xử lý mẫu bằng cách thanh trùng bề mặt của lá, thân, rễ hay củ bằng chlorin 30/00 (1 phút) rữa lại bằng nước cất vô trùng (3 lần) đặt 3 - 5 điểm vào môi trường PDA, và cũng quan sát dưới kính hiển vi ở 3 – 5 ngày sau nuôi cấy
Ghi nhận hình dạng và màu sắc khuẩn lạc Sử dụng phuơng pháp nuôi cấy trên lam để quan sát và ghi nhận hình dạng, kích thước của bào tử; hình dạng đĩa áp Đặt một khoanh môi trường PCA có đường kính 8 mm và dày 3 mm lên lam
đã được thanh trùng, cấy nấm vào bốn bên của khoanh môi trường và đậy lamelle lại, trong đĩa petri có chứa hai que cây để kê lam và giấy thấm ướt để giữ ẩm Mẫu được ủ trong 168 giờ, sau đó chuyển lamelle sang một lam khác để quan sát Quan sát mẫu dưới kính hiển vi quang học bằng dung dịch Cotton blue Kích thước của bào tử được đo 20 lần lặp lại cho mỗi nghiệm thức Sau khi quan sát, nếu đúng là tác nhân gây bệnh thì tiến hành tách ròng nguồn nấm để tiêm chủng nhân tạo và trử nguồn cho nghiên cứu tiếp theo
Để xác định tên của mầm bệnh dựa vào khoá phân loại nấm của Barnett và Hunter (1997)
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trang 33
Hình 2.1 Sơ đồ giám định bệnh do nấm
Đối với vi khuẩn: cắt mẫu bệnh thành từng đoạn nhỏ khoảng vài mm, nơi
tiếp giáp giữa mô bệnh và mô khoẻ Sau đó dùng dao mổ cắt thành những lát thật mỏng (<1/10 mm), cho vào lame có chứa giọt nước cất, dùng lamelle đậy lại và quan sát dưới kính hiển vi Nếu vết bệnh do vi khuẩn gây ra sẽ tìm thấy vi khuẩn tuôn ra từ lát cắt
Phân lập vi khuẩn: cắt mẫu bệnh thành những đoạn nhỏ (5mm), thanh trùng mặt ngoài bằng Chlorin 1%, rửa lại nhiều lần bằng nước cất vô trùng và nuôi cấy trên môi trường nước trích thịt bò Khoảng 24 giờ sau khi nuôi cấy, vi khuẩn sẽ phát triển xung quanh mô bệnh, tiến hành phân lập vi khuẩn
Nhận dạng vi khuẩn: dựa vào đặc điểm hình dạng (tròn, dẹt,…), màu sắc (vàng, trắng, kem sữa,…), đặc điểm bề mặt khuẩn lạc (trơn, nhẵn, bóng,…), đường rìa xung quanh (gợn sóng, thẳng, ), độ nổi của khuẩn lạc (phẳng, nhô…)
Xác định tác nhân gây bệnh: Sau khi xác định bệnh là do vi khuẩn, so sánh
triệu chứng thực tế với triệu chứng mô tả trong tài liệu để xác định tên của mầm bệnh
Cạo Dán băng keo Phẩu thức Ủ mẫu Nuôi cấy và tách ròng
Quan sát các cơ quan của nấm
KẾT QUẢ
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trang 342.2.2 Khảo sát hiệu quả của một số vi sinh vật đối kháng đối với các chủng
nấm gây bệnh quan trọng trên mai và huệ trong điều kiện phòng thí nghiệm 2.2.2.1 Khảo sát hiệu quả đối kháng của nấm Tricô T-BM2a đối với các chủng
nấm gây bệnh quan trọng trên mai và huệ
* Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu
nhiên, 4 lần lặp lại với các tác nhân gây bệnh quan trọng trên mai và huệ (Bảng 3.1)
* Tiến hành thí nghiệm:
Nấm đựợc nuôi cấy trên môi trường PDA Đục khoanh khuẩn ty nấm với đường kính 5mm cấy trên đĩa petri có chứa 10ml môi trường PDA trước 24 giờ Sau đó, đặt khoanh khuẩn ty chủng nấm Trico T-BM2a (đường kính 5mm) vào đĩa petri trên Khoảng cách giữa các khoanh khẩn ty là 30 mm (Hình 2.3)
Hình 2.2 Khoảng cách đặt khoanh khuẩn ty
* Ghi nhận chỉ tiêu:
− Đo bán kính khuẩn lạc của chủng nấm về phía có khoanh khuẩn ty nấm T -BM2a và ở đĩa đối chứng (đơn vị đo là mm) ở thời điểm 24,
48 giờ và 72 giờ sau khi cấy
− Tính hiệu suất đối kháng (A.E: antagonistic efficacy ) (Dương Minh, 2001)
Trang 352.2.2.2 Khảo sát hiệu quả đối kháng của 2 chủng vi khuẩn Burkhderia cepcia TG17
và Bacilus sp TG19 đối với các chủng nấm gây bệnh quan trọng trên mai và huệ
* Bố trí thí nghiệm: bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, 4 lần lập lại đối với mỗi chủng nấm gây bệnh
* Tiến hành thí nghiệm: Nấm được nuôi cấy trên môi trường PDA Để tiến
hành thí nghiệm cho 10ml môi trường King’B vào đĩa petri đã được thanh trùng, đục khoanh khuẩn ty nấm với đương kính 5mm cấy vào tâm của đĩa petri Sau đó, đặt 2 khoanh giấy thấm (đường kính 5mm) chứa huyền phù vi khuẩn TG17 và TG19 vào 2 điểm trên đĩa petri Cuối cùng là khoanh giấy thấm nước cất thanh trùng Khoảng cách giữa các khoanh giấy và nấm là 25mm (Hình 2.4)
Hình 2.3: Sơ đồ hiệu quả của 2 chủng vi khuẩn TG17 và TG19 đối với nấm
* Ghi nhận chỉ tiêu đo bán kính vòng vô khuẩn vào thời điểm bán kính nấm
gây bệnh trên đĩa petri phát triển đến khoanh giấy đối chứng, thời điểm ghi nhận có thể khác nhau đối với từng loại nấm khác nhau
Trang 36CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Kết quả điều tra tình hình bệnh hại trên mai và huệ tại tỉnh Đồng Tháp
Công tác điều tra, thu thập mẫu bệnh tại huyện Lai Vung (huệ trắng) và phường Tân Quy Đông, thị xã Sa Đéc (đối với huệ huyết, mai vàng), tỉnh Đồng Tháp được thực hiện từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2006 đây là khoảng thời gian thời tiết
có nhiều thay đổi bất lợi như mưa bão, nắng nóng kéo dài,…làm cho ẩm độ không
khí và nhiệt độ thay đổi là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của bệnh Thêm vào
đó, đây là thời điểm sản xuất tập trung nhằm cung ứng cho thị trường trong dịp tết Nguyên Đán nên số lượng cây lớn, đa dạng Ngoài ảnh hưởng của điều kiện thời tiết thì diễn biến mức độ bệnh còn phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật canh tác của người dân
Điều tra tình hình bệnh hại trên mai và huệ tại tỉnh Đồng Tháp được thực hiện trên 3 vườn mai vàng, 3 vườn huệ huyết, 8 vườn huệ trắng Trên mỗi vườn ghi nhận tình hình bệnh và mức độ bệnh trên từng loại
- Trên cây mai vàng có 5 bệnh gây hại: bệnh cháy lá do nấm Pestalotia sp.; bệnh thán thư do nấm Colletotrichum spp.; bệnh đốm lá do nấm Alternaria sp.; bệnh
đốm rong do tảo Cephaleuros sp và bệnh đốm đồng tiền do địa y gây ra Trong số 5
bệnh trên thì bệnh cháy lá do nấm Pestalotia sp gây ra là quan trọng nhất
- Trên cây huệ huyết có 5 bệnh gây hại như bệnh thán thư do nấm
Colletotrichum spp.; bệnh cháy lá do nấm Pestalotia sp.; bệnh đốm lá do nấm (?); bệnh thối hạch do nấm Sclerotium sp và bệnh thối mềm vi khuẩn do Erwinia
sp gây ra trong đó bệnh thán thư do nấm Colletotrichum spp là bệnh gây hại
quan trọng nhất
- Trên cây huệ trắng có 6 bệnh: bệnh thán thư do nấm Colletotrichum spp.;
bệnh cháy lá do nấm Pestalotia sp.; bệnh đốm vòng do nấm Alternaria sp.; bệnh cháy
lá do nấm Choanephora; bệnh đốm vi khuẩn do Pseudomonas sp và thối nhũn vi khuẩn do Erwinia sp., trong đó bệnh thán thư do nấm Colletotrichum spp và đốm vi khuẩn do Pseudomonas sp là hai bệnh gây hại quan trọng trên cây huệ trắng
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trang 373.1.1 Kết quả điều tra tình hình bệnh hại trên mai vàng
Qua kết quả điều tra ở 3 vườn cho thấy có 5 bệnh gây hại chính trên cây mai vàng trong đó 3 bệnh do nấm, 1 bệnh do tảo, 1 bệnh do địa y (?)
Bệnh cháy lá do nấm Pestalotia sp là gây hại quan trọng nhất và phổ biến
ở cả ba vườn điều tra Bệnh gây hại rất nặng (+++) ở những tháng 9, tháng 10 và giảm dần ở các tháng tiếp theo nhưng vẫn còn ở mức cao (++) Nguyên nhân là
do vào những tháng đầu của quá trình điều tra là thời điểm mưa nhiều, khí hậu
ẩm ướt đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nấm bệnh Nhưng đến tháng 11, tháng 12 lượng mưa bắt đầu giảm, thời tiết bắt đầu khô ráo hơn cũng làm giảm sự phát triển của bệnh Việc chăm sóc, thường xuyên xén tỉa cành và
lá bệnh kết hợp với việc phun thuốc của nông dân cũng là nguyên nhân làm cho bệnh giảm Nhưng theo kết quả nghiên cứu của Trần Bá Sơn và Nhan Thị Mỹ Hằng, 2005 cho rằng bệnh xuất hiện nặng dần qua các tháng điều tra, nặng nhất (+++) ở các tháng 11, 12 và tháng 1 Sự khác biệt này có thể do ba tháng cuối của quá trình điều tra là thời gian cận tết nên các nghệ nhân trồng mai tập trung chăm sóc bộ lá, chuẩn bị cho việc ra hoa trong dịp tết, do đó việc bón phân qua
lá và tưới nước cũng là một trong những nguyên nhân làm bệnh bộc phát mạnh
Bệnh gây hại quan trọng thứ hai là bệnh thán thư do nấm Colletotrichum
spp gây ra, bệnh gây hại ở mức độ từ trung bình đến rất nặng nhưng phổ biến là
ở mức độ nặng (50% trên số lần quan sát) Bệnh gây hại nặng vào tháng 9 và nặng nhất vào tháng 10 và giảm dần ở các tháng tiếp theo, nhưng ở vườn thứ 3 thì bệnh vẫn duy trì ở mức độ nặng Nguyên nhân có sự khác biệt này là do ở vườn 3 không được chú ý chăm sóc nên bệnh vẫn rất nặng Còn ở vườn 1 và 2 được chăm sóc và xén tỉa thường xuyên nên bệnh giảm dần ở tháng 11 và tháng
12 Riêng ở vườn 1 bệnh giảm xuống ở mức trung bình (tháng 12) do kết hợp với việc phun thuốc trừ nấm như VibenC-50 BTN, Atonix 1,8DD, Score 250EC
Bệnh đốm lá do nấm Alternaria sp cũng được phát hiện và gây hại ở mức
nhẹ đến nặng vào các tháng mùa mưa (tháng 9, 10 và tháng 11) Mức độ và diễn biến của bệnh khác nhau ở mỗi vườn điều tra Ở vườn 1 bệnh xuất hiện và gây Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trang 38Bệnh đốm rong do Cephaleuros sp và bệnh đốm đồng tiền do địa y (?) là
hai bệnh gây hại nặng (++) đến rất nặng (+++) trên cả 3 vườn điều tra Mức độ bệnh không giảm trong suốt quá trình điều tra (Bảng 3.1)
Bảng 3.1 Mức độ bệnh trên cây Mai vàng trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến
tháng 12/2006 tại thị xã Sa đec tỉnh Đồng Tháp
Mức độ bệnh qua các tháng điều tra
STT Tên bệnh Tác nhân Vườn Tháng
Bệnh đốm
lá
Bệnh đốm rong
Bệnh đốm đồng tiền
3.1.2 Kết quả điều tra tình hình bệnh hại trên huệ huyết
Điều tra tình hình bệnh hại trên cây huệ huyết được khảo sát qua 3 vườn và ghi nhận có 6 bệnh gây hại trong đó có 4 bệnh do nấm và 2 bệnh do vi khuẩn
Trong số các bệnh gây hại cho nấm thì bệnh thán thư do nấm Colletotrichum spp
gây ra là bệnh gây hại quan trọng nhất, bệnh gây hại nặng (++) vào tháng 9 và không thay đổi ở vườn 1 và 3, nhưng ở vườn 2 thì mức độ bệnh tăng lên ở mức độ (+++) Điều này có thể do huệ huyết là cây dễ trồng dễ sống, nên hầu hết nông dân đều ít quan tâm đến việc chăm sóc, không sử dụng thuốc trong phòng trừ bệnh hại Hơn nữa, đến tháng 12 là toàn bộ các cây huệ đều cắt hết lá, rễ và đem phơi củ nên Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trang 39không quan tâm nhiều đến bộ lá Ngòai ra, đây là thời điểm mưa nhiều khí hậu ẩm ướt và mật độ trồng dầy nên tạo tiểu khí hậu ẩm ướt trong vườn Kết quả điều tra này tương tự với kết quả giám định của Trần Bá Sơn và Nhan Thị Mỹ Hằng (2005) cho rằng bệnh gây hại nặng và không giảm ở các tháng điều tra
Các bệnh thối hạch (Sclerotium sp.), bệnh đốm lá (?), và bệnh cháy lá (Pestalotia sp.) chỉ xuất hiện vào tháng 10 và gây hại ở mức độ nhẹ (±) đến trung
bình (+) ở cả ba vườn điều tra
Bệnh thối mềm vi khuẩn do Erwinia sp gây ra chỉ xuất hiện và gây hại ở vườn 1
nguyên nhân là do vào tháng đầu của quá trình điều tra hộ này đã cắt 2/3 chiều dài lá nên tạo điều kiện cho sự xâm nhiễm của vi khuẩn vào những tháng mùa mưa (Bảng 3.2)
Việc cắt lá, phơi củ tại giá hoặc mang vào nhà để nơi thoáng mát cũng là một trong những nguyên nhân làm cho bệnh giảm vào vụ sau
Bảng 3.2 Mức độ bệnh trên cây Huệ Huyết trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến
tháng 12 năm 2006
Mức độ bệnh qua các tháng điều tra
STT Tên bệnh Tác nhân Vườn Tháng
Bệnh thối mềm vi khuẩn
± +
Trang 403.1.3 Kết quả điều tra tình hình bệnh hại trên huệ trắng
Khảo sát tình hình bệnh hại trên cây huệ trắng được thực hiện tại 8 vườn ở huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2006 cho thấy có 5 bệnh (3 bệnh do nấm và 2 bệnh do vi khuẩn) Trong đó, bệnh thán thư do nấm
Colletotrichum sp gây ra và bệnh đốm vi khuẩn do Pseudomonas sp gây ra là hai
bệnh gây hại quan trọng Diễn biến của mỗi bệnh qua 8 hộ điều tra được ghi nhận như sau:
- Bệnh thán thư là bệnh gây hại nặng trên huệ trắng, gây hại nặng ở vườn 1
và vườn 7, nhưng chỉ xuất hiện và gây hại ở mức độ nhẹ ở vườn 8, các vườn còn lại bệnh gây hại ở mức trung bình ở tháng đầu của quá trình điều tra
Đến tháng 12, mức độ bệnh đều giảm nhưng ở vườn 1, 5, 6 thì mức độ bệnh giảm chỉ ở mức trung bình (+), nguyên nhân thời điểm này lượng mưa giảm nên ẩm
độ không khí thấp cũng làm cho mức độ bệnh giảm Ở các vườn 2, 3 và 4 mức độ bệnh không giảm (ở mức ++) tuy lượng mưa ở tháng này có giảm, có thể là do ở 3 vườn này không chú ý nhiều đến việc chăm sóc và xén tỉa lá bệnh
Có sự khác biệt trên là do ở vườn 6 và 8 sử dụng giống huệ lá nhỏ nên bệnh gây hại từ nhẹ (±) đến trung bình (+) vì diện tích mặt lá nhỏ hơn giống lá lớn nên tạo ẩm độ thấp dẫn đến hạn chế một phần sự phát triển của nấm, thêm vào đó có thể là do giống lá nhỏ có khả năng kháng được bệnh và đất được xử lý bằng vôi và phơi đất trước khi đặt củ, chăm sóc, xén tỉa lá và tiêu hủy lá bệnh được thực hiện rất tốt
- Hai bệnh đốm vòng do nấm Alternaria sp và bệnh cháy lá do nấm Choanphora sp và bệnh đóm lá (?) gây ra chỉ xuất hiện và gây hại ở mức độ từ nhẹ đến trung bình ở hầu hết các vườn điều tra Đây là hai bệnh gây hại không quan trọng trên huệ trắng
- Hai bệnh đốm vi khuẩn do Pseudomonas sp và bệnh thối vi khuẩn do Xanthomonas sp là hai bệnh gây hại quan trọng Riêng bệnh đốm vi khuẩn do
Pseudomonas sp là gây hại rất nặng Ở vườn thứ 1 mức độ bệnh giảm dần qua các tháng điều tra từ rất nặng (+++) đến trung bình (+) nguyên nhân là do nông dân cắt bỏ phần lá bệnh đem tiêu huỷ, kết hợp với việc phun thuốc trị vi khuẩn Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu