Xuất phát từ những lý do trên và được sự chấp thuận của Bộ môn Thú Y - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “ Khảo Sát Tình
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẨN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y .
VÕ THẾ HƯNG
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NHIỄM GIUN
SÁN TRÊN ĐƯỜNG TIÊU HÓA Ở BÒ TẠI LÒ MỔ TẬP TRUNG THỊ XÃ
SA ĐÉC TỈNH ĐỒNG THÁP
Luận văn tốt nghiệp Ngành: THÚ Y
Cần Thơ, 2012
Trang 2Giáo viên hướng dẫn
ThS: ĐỖ TRUNG GIÃ
Sinh viên thực hiện
VÕ THẾ HƯNG MSSV: LT10517 Lớp: CN1067L1
Cần Thơ, 2012
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y ….…
Luận văn tốt nghiệp
Trang 3
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẤN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
Cần Thơ, ngày tháng năm 2012
Duyệt khoa NN & SHƯD
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào trước đây
Trang 5LỜI CẢM TẠ
Thành kính biết ơn!
Cha Mẹ người đã hết lòng chăm sóc, nuôi dạy tôi nên người Người luôn luôn bên cạnh động viên tôi những lúc khó khăn để tôi được như ngày hôm nay Thầy Đỗ Trung Giã, đã tân tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm luận văn tốt nghiệp
Chân thành cảm ơn!
Thầy Nguyễn Hữu Hưng cố vấn học tập, cùng các quý thầy cô trong Bộ Môn Thú Y và Chăn Nuôi Thú Y những đã cung cấp kiến thức tạo điều kiện thuận lợi nhất trong thời gian tôi học tập tại trường
Thầy Nguyễn Phúc Khánh, cô Huỳnh Ngọc Trang đã nhiệt tình giúp đỡ trong thời gian tôi thực hiện đề tài tại phòng thí nghiệm
Tập thể cán bộ Trạm Thú Y thị xã Sa Đéc đã tạo điều kiện giúp đỡ để tôi thu thập mẫu trong quá trình làm luận văn
Bạn Nguyễn Hoàng Huy, Trần kim Ngân, Lê Minh Hiếu, Trần Văn Thiết
đã đồng hành cùng tôi trong thời gian làm luận văn
Tập thể các bạn lớp Thú y liên thông k36 đã giúp tôi trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp
VÕ THẾ HƯNG
Trang 62.1 Sơ Lược Về Tình Hình Nghiên Cứu Ký Sinh Trùng Bò Trong Nước
2.1.1 Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng ở bò trên thế giới 2 2.1.2 Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng ở bò trong nước 3
Trang 73.4 Điều kiện tự nhiên Thị Xã Sa Đéc 30
4.3 Thành phần loài giun sán ký sinh tại lò mổ thị xã Sa Đéc 39 4.4 Kết quả nhiễm ghép các loài giun sán ký sinh ở bò theo tuổi 41
Trang 8B.forskali: Buhnus forskali
F.gigantica: Fasciola gigantica
F.hepatica: Fasciola hepatica
L.swinhoei: Lymnaea viridis
P.cervi: Paramphistomum ceri
P.contortus: Planorbis contortus
P.planorbis :Planorbis planorbis
G.obvius: Galumna obvius
G.nigara: Galumna nigara
S.latipes: Scheloribates latipes
M.expansa:Moniezia expansa
M.benedeni: Moniezia benedeni
H.contortus: Haemonchus contortus
M.digitatus: Mecistocirrus digitatus
Trang 9DANH SÁCH BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Bảng
Bảng 2.1 Một số đặc điểm của các loài sán lá dạ cỏ 18
Bảng 4.1 Tỷ lệ nhiễm giun sán trên bò tại lò mổ thị xã Sa Đéc 36
Bảng 4.3 Cường độ nhiễm sán lá dạ cỏ theo nhóm tuổi bò 38 Bảng 4.4 Tỷ lệ nhiễm thành phần loài giun sán ký sinh trên bò 39 Bảng 4.5 Tỷ lệ nhiễm ghép các loài giun sán ký sinh ở bò theo tuổi 41 Biểu đồ
Biểu đồ 4.1 Tỷ lệ thành phần loài giun sán ký sinh ở bò mổ khám 40 Biểu đồ 4.2 Tỷ lệ nhiễm ghép các loài giun sán ở bò theo tuổi 41
Trang 11TÓM LƯỢC
Qua thời gian thực hiện đề tài “Khảo Sát Tình Hình Nhiễm Giun Sán Trên Đường Tiêu Hóa Ở Bò Tại Lò Mổ Tập Trung Thị Xã Sa Đéc Tỉnh Đồng Tháp” Bằng phương pháp mổ khám, chúng tôi tiến hành mổ khảo sát 80 con bò ở địa bàn tỉnh Đồng Tháp được những kết quả sau đây:
Tỷ lệ nhiễm giun sán ở bò tại lò mổ thị xã Sa Đéc là 88,75%
Bò nhiễm giun sán theo tuổi như sau: Bò nhỏ hơn 2 năm tuổi nhiễm với tỷ lệ 75%,
bò từ 2-4 năm tuổi nhiễm với tỷ lệ 89,04 %, bò >4 năm tuổi nhiễm với tỷ lệ 100%
Bò nhiễm giun sán ở 2 lớp: Trematoda nhiễm với tỷ lệ 100%, Cestoda nhiễm với
tỷ lệ 1,04%
Thành phần loài giun sán thuộc lớp Trematoda ký sinh ở gồm 12 loài:
Paramphistomum cervi, Paramphistomum gotoi, paramphistomum liorchis, Fischoederius elongatus, Ceylonocotyle dicranocoelium, Ceylonocotyle atriptocoelium, Ceylonocotyle orthocoelium, Gastrothylax glandiflormis, , Gigantocotyle bathycotyle, pasciola gigantica, Eurytrema Coelomaticum, Carmyekius Trong đó Parsphistomum cervi nhiễm với tỷ lệ cao (74,23%) và thấp
nhất loài Ceylonocotyle atriptocoelium (2,06%)
Lớp Cestoda chúng tôi phát hiện loài Moniezia benedeni với tỷ lệ nhiễm là 1,04%
đây là loài ít phát hiện nhưng gây ảnh hưởng lớn đối với nhà chăn nuôi
Trang 12CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đối với ngành chăn nuôi nói chung, chăn nuôi gia súc nói riêng, thì chăn nuôi trâu
bò chiếm vị trí rất quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế lớn của nhà nước: cung cấp lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu Để đáp ứng yêu cầu trên, trong tương lai cần phát triển đàn trâu bò với qui mô rộng lớn hơn Song song với sự phát triển đàn gia súc, công tác thú y đóng vai trò quan trọng không kém Hiện nay, người dân phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong công tác phòng trị những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm (bệnh tụ huyết trùng, bệnh lỡ mồm long móng ), bệnh ký sinh trùng Trong đó, bệnh ký sinh trùng không phát triển nhanh và gây chết hàng loạt như những bệnh truyền nhiễm nhưng chúng ảnh hưởng lâu dài, làm chậm sự phát triển của gia súc, gây thiệt hại không nhỏ đối với lợi ích người chăn nuôi
Xuất phát từ những lý do trên và được sự chấp thuận của Bộ môn Thú Y - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ, chúng tôi tiến hành
thực hiện đề tài “ Khảo Sát Tình Hình Nhiễm Giun Sán Trên Đường Tiêu Hóa
Ở Bò Tại Lò Mổ Tập Trung Thị Xã Sa Đéc Tỉnh Đồng Tháp”
Mục tiêu của đề tài:
Khảo sát tình hình nhiễm giun sán ký sinh ở bò tại thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp Xác định tỷ lệ nhiễm giun sán ký sinh ở bò
Xác định cường độ nhiễm giun sán theo từng nhóm tuổi cụ thể ở bò
Xác định thành phần loài giun sán ký sinh
Từ đó đề ra những biện pháp phòng và điều trị bệnh giun sán ký sinh trên bò một cách hiệu quả
Trang 13CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Sơ Lược Về Tình Hình Nghiên Cứu Ký Sinh Trùng Trâu Bò Trong Nước
Và Trên Thế Giới
2.1.1 Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng ở bò trên thế giới
Sán lá được biết đến từ năm 1370 Năm 1379, lần đầu tiên Jehan De Brie mô tả toàn bộ sán lá gan trên cừu Năm 1752, Swammerdam phát hiện những vĩ ấu
(cercaria) của sán Fasciola hepatica ở một con ốc Gasteropoda Đến năm 1758 Fasciola hepatica được Linnaeus mô tả Năm 1845, Rudolphi phát hiện Dicrocoelium dendriticum, Creplin (1847) phát hiện ra Paramphistomum explanatum, Cobbold (1885) phát hiện ra Fasciola gigantica Vào năm 1882,
Thomas và Leuckart nghiên cứu chu kỳ sinh học hoàn chỉnh của sán lá gan (Đỗ Dương Thái và Trịnh Văn Thịnh, 1978)
Ravichandra cho rằng ốc là ký chủ trung gian của sán Ở mỗi nước khác nhau sẽ có
những loại ốc khác nhau Ví dụ: Lymnaea auricularia ở Ấn Độ, Lymnaea
rulfesceus ở Pakistan, Lymnaea natalensis caillaudi ở Malaysia (trích dẫn Đỗ
Trọng Minh, 1999)
Dawes (1962) ghi nhận gia súc bị suy nhược và thiếu máu là do độc tố của Fasciola
gigantica, gây ra thiếu đạm trong máu, giảm lượng albumin và tăng globulin (Phạm
Sĩ Lăng và Phan Địch Lân, 2001)
Soulby (1977) cho rằng Dicrocoelium dendriticum có 2 ký chủ trung gian đó là ốc
và kiến, micracidium không nở từ trứng mà nở trong ký chủ trung gian, ở trong ruột
Theo FAO (1992), ở phía nam Brazil và vùng Andes khi kiểm tra phân bò tìm thấy
trứng sán lá gan Paramphistomum explanatum với tỷ lệ nhiễm 61% ở bò trưởng
thành và 50% ở bê
Trang 14Patzelt và Ralf (1993) qua khảo sát trên 2.320 con bò được nuôi ở Pakistan tác giả cho biết bê 9 tháng tuổi rất dễ bị nhiễm sán lá gan Tỷ lệ nhiễm tăng dần theo tuổi
Cụ thể là tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở thú non là 10% và ở thú già là 72%
Sandra Marcia Tietzmarques và Maria Luccia Scroffrneker (1999) kiểm tra 482 gan trâu bò (377 gan bò và 105 gan trâu) ở bang Rio Grand do Sul, Brazil cho thấy tỷ lệ
nhiễm Fasciola hepatica là 10,34% ở bò và 20% ở trâu
2.1.2 Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng ở bò trong nước
Việt Nam đã có những nghiên cứu xác định các loài ký chủ trung gian của sán lá
gan Fasciola gigantica Năm 1945, đã phát hiện thành phần loài giun sán ký sinh ở trâu bò như Paramphistomum cervi, Paramphistomum explanatum, Fasciola
hepatica, Fasciola gigantica ký sinh ở trâu, bò và tại miền Bắc (Đỗ Dương Thái và
Trịnh Văn Thịnh, 1978)
Phan Địch Lân và Lê Hồng Căn (1972) đã xác định ốc là ký chủ trung gian chủ
yếu Ở Việt Nam thường gặp 2 loài ốc sau: Lymnaea swinhoei và Lymnaea viridis
Tỷ lệ ốc mang trùng đến 90%
Phan Địch Lân và ctv, (1974) điều tra tình nhiễm giun sán từng vùng cho thấy vùng nữa đồi núi (Ninh Bình) có tỷ lệ nhiễm Fasciola ở trâu là 54-56,3% (ốc ký chủ trung gian là Lymnaea viridis, Lymnaea swinhoei và Gyraulus chinensis,
Paramphistomum) Ở vùng cao (Lào Cai) thấy trâu bò nhiễm sán lá gan 20,8-26,6%
ít hơn đồng bằng và ốc ký chủ trung gian là Lymnaea viridis
Trịnh Văn Thịnh (1978) công bố trâu bò vùng Đồng bằng Bắc Bộ nhiễm sán lá gan với tỷ lệ 50-70% Ông cho biết trâu mắc bệnh giun sán với tỷ lệ cao Ở giai đoạn non nghé rất dễ bị nhiễm giun tròn, ở tuổi trưởng thành trâu rất dễ bị nhiễm các loài
sán lá Fasciola gigantica, Fasciola hepatica, Dicrocoelium dendriticum,…
Ở các nông trường quốc doanh miền Bắc Việt Nam, Phạm Xuân Dụ nhận xét ở gia
súc nhai lại tỷ lệ nhiễm Fasciola là cao nhất Cường độ nhiễm sán lá gan bò nhập nội cao hơn bò giống địa phương Đối với họ Fasciolidae, loài Fasciola gigantica phổ biến gây nhiễm ở trâu bò, dê cừu Loài Paramphistomum explanatum ở chủ
yếu ký sinh ở gan trâu bò, dê cừu, loài này thường kết hợp với sán lá họ
Fasciolidae Tỷ lệ nhiễm sán lá ở bò vùng núi cao hơn trung du Tỷ lệ nhiễm Paramphistomum cervi, Fasciola gigantica ở bò rất cao và tăng dần theo tuổi (Đỗ
Dương Thái và Trịnh Văn Thịnh, 1978)
Trịnh Văn Thịnh (1978) đã phát hiện được 37 loài Trematoda, 7 loài Cestoidae, 40 loài Nematoda ký sinh trên gia súc nhai lại ở nước ta
Trịnh Văn Thịnh và Đỗ Dương Thái (1980) đã điều tra tình hình nhiễm sán lá ở các tỉnh phía Bắc cho thấy tỷ lệ nhiễm sán lá ở trâu bò là 55%, trung du 48%, miền núi
là 40%
Trang 15Phan Địch Lân (1985) khảo sát thấy tỷ lệ trâu bò nhiễm sán lá gan ở miền núi từ 30 đến 35%, vùng đồng bằng và trung du từ 40-70% Các cơ sở chăn nuôi bò tập trung
và bò sữa tỷ lệ nhiễm 28-30% Tác giả cho biết qua điều tra từ năm 1979-1984, tỷ
lệ nhiễm sán lá gan trên bò Holstein ở Nông trường Sao Đỏ là 25% và Nông trường Mộc Châu là 32,5%
Phan Địch Lân (1985) khi điều tra các loài ốc - ký chủ trung gian của sán lá gan
trên 15 tỉnh phía Bắc nhận thấy có sự hiện diện của 2 loài ốc Lymnaea viridis và
Lymnaea swinhoei, mật độ vụ đông xuân lớn hơn vụ hè thu
Vụ đông xuân: Lymanaea viridis 123 ± 54 con/m2
Lynanaea swinhoei 146 ± 49 con/m2
Vụ hè thu: Lymanaea viridis 64 ± 17 con/m2
Lynanaea swinhoei 59 ± 33 con/m2
Hồ Thị Thuận và Nguyễn Ngọc Phương (1986) cho biết qua kiểm tra phân tỷ lệ nhiễm sán lá gan trâu bò ở Lâm Đồng là 34,55%; khu vực Sài Gòn, Cần Thơ nhiễm 33,66%; Minh Hải nhiễm 2,47-7% Khi mổ khám tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở bò là 21,93% và trâu là 91,66%
Hồ Thị Thuận (1986) đã khảo sát trên 626 bò nuôi ở Thành phố Hồ Chí Minh, tìm thấy 159 bò nhiễm sán lá gan, chiếm tỷ lệ 25,39% Khi khảo sát tại trại bò Hương Lộc tỉnh Đồng Nai, Hồ Thị Thuận báo cáo có 18 bò nhiễm trên tổng đàn 46 con chiếm tỷ lệ 39,12% Hồ Thị Thuận còn cho rằng ở vùng Đông Nam Bộ chỉ có 2 loài
ốc ký chủ trung gian Lymnaea viridis và Lymnaea swinhoei
Theo Vũ Sĩ Nhân và Đỗ Trọng Minh (1989) nghiên cứu tình hình nhiễm Fasciola
gigantica ở bò đồng bằng tỉnh Phú Khánh từ 21 - 30%, không tìm thấy Fasciola Hepatica
Theo báo cáo của Đỗ Trung Giã (1985-1990) tình hình nhiễm giun sán ở bò các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long như sau:
Nguyễn Hữu Hưng và ctv, (1993) qua mổ khám trên 130 trâu bò (86 trâu, 44 bò) và
qua kiểm tra phân 82 trâu bò (49 trâu, 33 bò) tại Thốt Nốt cho biết trâu bò huyện
Trang 16Thốt Nốt nhiễm sán lá với tỷ lệ cao, trong đó tỷ lệ nhiễm sán lá 100% Sử dụng Dertil B, uống trực tiếp, không gây phản ứng phụ, hiệu lực đạt 100%
Phan Địch Lân (1994) tổng kết Việt Nam là một trong 5 nước Châu Á trồng lúa nước có tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở mức cao nhất, trâu bò càng lớn tuổi thì tỷ lệ nhiễm càng cao
Nguyễn Trọng Kim (1995) công bố vùng biển Nghệ An bò nhiễm sán lá gan từ 22 - 32%
Phạm Văn Khuê (1996) ở Việt Nam tỷ lệ nhiễm Fasciola ở trâu khá cao (60-70%)
Những vùng lầy lội ẩm thấp vào mùa nóng ẩm, mưa nhiều tỷ lệ nhiễm có thể lên đến 90% Do tái nhiễm nên trâu bò càng lớn tuổi tỷ lệ nhiễm càng cao Trâu bò từ 13-24 tháng tuổi nhiễm 30%, trên 24 tháng tuổi nhiễm 47%
Phan Lục (1996) khi kiểm tra tình hình nhiễm sán lá gan ở Đồng bằng Sông Hồng thấy tỷ lệ nhiễm trên trâu 70%; trên bò 61,20%
Khuất Duy Tân (1996) thông báo ở Chương Mỹ, Thanh Oai (Hà Tây) trâu bò nhiễm sán lá gan từ 48,64 - 66,77%, trâu nhiễm nặng hơn bò, cường độ nhiễm tới
365 sán trên 1 cá thể trâu
Nguyễn Thị Lê (1996) khảo sát ở trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì thấy
bò sữa nhiễm sán lá gan là 46,23%, tác giả còn công bố ốc Parasisaralus sriatulus
là loài ký chủ trung gian của sán lá gan
Lương Tố Thu và ctv, (1996) cho biết tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở trâu bò qua kiểm tra
ở lò mổ lên tới 76%, gan bị xơ hóa, hoại tử, canxi hóa phải hủy bỏ 80 - 100%
Nguyễn Hữu Hưng (1996) bằng phương pháp mổ khám trên 150 trâu bò (64 trâu,
86 bò) cho biết đàn trâu bò tỉnh An Giang nhiễm sán lá gan chiếm tỷ lệ tương đối cao, trâu 85,93%, bò 83,72% và kiểm tra phân trên 130 bò ở hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên cho biết tỷ lệ nhiễm sán lá gan là 46,15%
Lương Văn Huấn và ctv (1997) điều tra trên 11 tỉnh phía Nam thì tỷ lệ nhiễm sán lá
gan ở bò qua soi phân từ 28,10 - 45,20% tùy theo lứa tuổi và qua mổ khám từ 32,20% tùy theo địa phương
20-Lương Tố Thu (1997) qua điều tra 4 tỉnh phía Bắc có tỷ lệ nhiễm sán lá gan như sau: Đồng bằng là 55,50%; trung du là 31,50% và miền núi là 23%
Tô Du (1999) bệnh sán lá gan thường xảy ra ở trâu nhiều hơn bò, do trâu thích ăn
cỏ dưới nước, bệnh thường rất nặng với trâu bò nhập nội Thời gian phát triển của bệnh sán lá gan thường dưới 6 tháng, con vật chết vì kiệt sức không đau đớn, không
co giật
Trang 17Phan Địch Lân (2000) thông báo ở vùng núi Việt Nam trâu bò nhiễm 30-35%, ở đồng bằng và trung du tỷ lệ nhiễm sán lá gan là 40-70%
Theo Phan Địch Lân (2000), nhận xét thì trâu trưởng thành phía Bắc nhiễm chủ yếu
là Fasciola gigantica, phía Nam qua điều tra trên bò ở lò mổ Chánh Hưng Sài Gòn
thấy tỷ lệ nhiễm sán lá gan là 60%
Phạm Sĩ Lăng (2000) sán trưởng thành gây tổn thương cho gan và mật, đồng thời tiết độc tố gây rối loạn tiêu hóa, viêm ruột cấp và mãn tính
Phan Địch Lân (2000) tống kết Việt Nam là một trong 5 nước Châu Á trồng lúa nước có tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở mức cao nhất, trâu bò càng lớn tuổi tỷ lệ nhiễm càng cao
Lê Văn Khương, Nguyễn Văn Khanh và Huỳnh Hữu Lợi (2001) điều tra nhiều vùng sinh thái trong cả nước cho biết tình hình nhiễm sán lá gan ở bò từ 25,90% đến 58,46% tùy theo miền, cao nhất là vùng núi và trung du Bắc Bộ
Nguyễn Quang Tuyên và ctv (2002) kiểm tra 1.428 con trâu bò ở Thái Nguyên phát hiện 135 con nhiễm với tỷ lệ là 9,45%
Chann Bory (2003) khảo sát trên 2000 gan trâu bò (1400 gan trâu và 600 gan bò) ở
lò mổ Vissan Thành Phố Hồ Chí Minh thấy tỷ lệ nhiễm sán lá gan trên bò là 14,83% và trên trâu là 22,92%
Trần Mạnh Giang, Phan Lục, Trương Văn Dung (2004) qua điều tra ở Sóc Sơn và
Hà Nội cho thấy tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở trâu là 59,67% và ở bò là 55,19% Cũng theo các ông tỷ lệ nhiễm theo lứa tuổi như sau: < 2 tuổi tỷ lệ nhiễm ở trâu là 26,31% và ở bò là 36%; 2 - 6 tuổi tỷ lệ nhiễm ở trâu là 71,40% và ở bò là 73,68% Nguyễn Đức Tân và ctv (2004) qua điều tra bê nuôi tại một số tỉnh Nam Trung Bộ
và Tây Nguyên cho biết tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở bê là 14,41%
Trong thời gian từ tháng 11 năm 2006, phòng khám chuyên khoa của Viện Sốt
Rét-Côn Trùng Qui Nhơn đã điều trị khoảng 1500 bệnh nhân nhiễm sán lá gan Fasciola
từ 15 tỉnh Miền Trung Tây Nguyên
Nguyễn Văn Đề (2004) tuổi thọ của sán lá gan trong cơ thể người từ 9 đến 13,5 năm Ông còn cho biết gần đây số người bị nhiễm sán lá gan ngày càng nhiều trên
cả nước do ăn gỏi cá, rau tươi có ấu trùng cảm nhiễm xâm nhập và gây bệnh
Bò sữa nhập nội, đặc biệt là bê dưới 6 tháng tuổi dễ bị bệnh sán lá gan thể cấp tính
và chết với tỷ lệ cao hơn trâu bò nhập nội (Phạm Sĩ Lăng, 2006)
Phan Lực (2006) qua kiểm tra 179 mẫu phân bò tại ĐăkLăk cho biết tỷ lệ nhiễm sán lá rất cao là 82,40% và qua mổ khám 29 bò thấy tỷ lệ nhiễm sán lá gan là
Trang 18lệ nhiễm khá cao 51,91% trong đó bò ở tỉnh Sóc Trăng có tỷ lệ nhiễm thấp nhất 49,45%, bò ở Đồng Tháp nhiễm cao hơn 53,31% và nhiễm cao nhất bò ở tỉnh An Giang 53,45% Bò địa phương có tỷ lệ nhiễm 58,68% cao hơn tỷ lệ nhiễm của bò lai Sind 51,01% và nhiễm thấp nhất ở bò sữa 37,11% Có sự sai khác về tỷ lệ nhiễm tăng dần theo lứa tuổi bò, nhiễm thấp nhất ở lứa tuổi < 1 năm tuổi (30,43%) và tăng dần ở lứa tuổi 1-2 năm tuổi (49,12%) và nhiễm cao nhất ở bò trên 2 năm tuổi
(62,81%) Có 2 loài sán lá gan: Fasciola spp và Paramphistomum explanatum được tìm thấy, trong đó loài Fasciola spp nhiễm phổ biến chiếm tỷ lệ 43,58%,
Paramphistomum explanatum 21,01% Cường độ nhiễm ghép 2 loài trên cá thể là
khá cao 12,68%
Nguyễn Đức Tân, Lê Đức Quyết và ctv (2010) kết quả điều tra qua 963 mẫu phân gia súc nhai lại (bò, dê, cừu) tỷ lệ nhiễm sán dây ở các tỉnh Đắt Lắt, Ninh Thuận, Khánh Hòa lần lược là 13,88%, 13,06%, 15,76 % Trong đó bò có tỷ lệ nhiễm sán dây thấp nhất 5,41%
Nguyễn Đức Tân và ctv (2010) kết quả xét nghiệm 335 mẫu phân bò, bê; 102 mẫu phân trâu cho thấy : Tỷ lệ nhiễm chung bệnh sán lá gan ở bò bê là 47,16%, trong đó Phú Yên là 59,32%, Khánh Hòa là 47,5%, Bình Định 43,36%, Tỷ lệ nhiễm ở trâu là 37,74%, trong đó Phú Yên 26,41%, Khánh Hòa 44,06% và Bình Định là 43,58%
2.2 Sơ Lược Về Các Loài Giun Sán Ký Sinh
2.2.1 Sán lá gan và tác hại của sán lá gan
Trang 19+Fasciola gigantica
Hình thái: Sán có hình dạng giống chiếc lá, thường có màu xám nâu, dài 2575 mm, rộng 5-12 mm, thường chiều dài gấp ba lần chiều rộng Đầu sán có chóp, không có vai, phần đầu phình ra Hai rìa bên thân sán đi song song nhau, phần cuối thân tù kín lại Giác bụng tròn lớn lồi ra, giác miệng nhỏ ở ngay đỉnh đầu, túi sinh dục lớn nằm gần giác bụng Hầu dài hơn thực quản, ruột phân thành nhiều nhánh nhỏ, buồng trứng phân thành nhiều nhánh nằm gần giữa trước thân Hai tinh hoàn phân nhánh nằm chồng lên nhau, tuyến noãn hoàn xếp dọc 2 bên thân
Trứng to, hình bầu dục, màu vàng chanh, vỏ mỏng, có nắp, bên trong tế bào phôi phân bố đều kín vỏ trứng, kích thước trứng 0,125-0,177mm x 0,060-0,1mm
Ký chủ cuối cùng: trâu, bò, dê, cừu, lạc đà và cả con người
Ký chủ trung gian: ốc thuộc họ Lymnaeidae Ở Việt Nam là Lymnaea viridis và
Hình 2.1 Fasciola gigantica Cobbold, 1885
(www//.iranhelminthparasites.com)
Trang 20
Trứng có kích thước 0,13-0,145mm x 0,07-0,09mm (theo Skarjabin và Schulz, 1973)
Ký chủ cuối cùng: trâu, bò, dê, cừu, người
Ký chủ trung gian: Quan trọng nhất là ốc Galba truncatula, mỗi nước và mỗi vùng khí hâu là một loài ốc khác, đều thuộc họ Lymnaeidae
Vị trí ký sinh: Ống mật, có khi lạc vào phổi, dưới da, tổ chức xung quanh thận
Phân bố: nhiều vùng trên thế giới như Mỹ, phía Đông Canada, Nam Mỹ, Bắc Mỹ, một số nước Châu Phi, Châu Á và Châu Âu
Vòng đời và sự phát triển của sán lá gan
Vòng đời của Fasciola gigantica và Fasciola hepatica
Theo Urquhart et al (1987) thì chu trình phát triển của Fasciola gigantica và
Fasciola hepatica thì giống nhau nhưng thời gian cho từng giai đoạn phát triển của Fasciola gigantica dài hơn
Gồm 2 giai đoạn:
Giai đoạn phát triển bên ngoài ký chủ
Trứng sán theo phân của vật chủ ra ngoài, gặp nhiệt độ thích hợp (25-30oC), đủ
ôxy, trứng sẽ nở sau 9-21 ngày thành Micracidium (mao ấu) dài khoảng 130mm
Chúng bơi lội tự do trong nước nhờ lông xung quanh, sống không quá 48 giờ ở môi trường ngoài và rất mẫn cảm với các chất hóa học Chúng chủ động tìm ốc nước
ngọt giống Lymnaea, chui vào gan tụy của ốc biến đổi thành Sporocyst (bào ấu) có kích thước khoảng 300 µm Sau 3-7 ngày cứ một Micracidium biến đối thành một
Sporocyst Một Sporocyst sinh sản vô tính tạo ra 5-10 Redia (lôi ấu) cần 18 ngày,
chúng gia tăng kích thước đến 1,6 mm; rồi 13-14 ngày sau Redia sinh sản vô tính cho ra 3-6 Cercaria (vĩ ấu) có kích thước 300 µm x 230 µm Sau đó Cercaria chui
Hình 2.2 Fasciola hepatica Linnaeus, 1758
(www//.impe-qn.org.vn)
Trang 21ra khỏi ốc, bơi lội tự do trong nước từ 10-14 giờ, rụng đuôi và tạo kén Aldolescaria
có đường kính 200 µm Sau 2-24 giờ bám vào cây cỏ dưới nước hay gần nước, vỏ cây, đất Khi vật chủ cuối cùng nuốt vào sẽ phát triển thành sán trưởng thành Giai đoạn phát triển bên trong cơ thể ký chủ
Khi vật chủ cuối cùng ăn phải kén Aldolescaria, tùy theo tình trạng sức khỏe, khả
năng đề kháng, tính cảm thụ của vật chủ mà kén có thể di hành về gan theo một trong hai con đường sau đây
Theo hệ thống tuần hoàn đến gan
Ấu trùng Aldolescaria chui qua màng ruột đi vào xoang bụng rồi tấn công vào gan.Trong thời kỳ di hành, ấu trùng của Fasciola spp có thể đi qua các cơ quan như
phổi, hạch lâm ba, dưới da, tuyến tụy Chúng trú ở đó và gây ra những tổn thương, đến gan chúng phá thành mao mạch rồi xâm nhập vào ống dẫn mật và phát triển thành dạng trưởng thành Theo Phan Địch Lân (2000) thời gian từ khi trâu bò ăn
phải kén đến khi phát triển thành sán trưởng thành là 79-88 ngày Fasciola spp
trưởng thành có thể sống trong cơ thể trâu bò gần 11 năm Trịnh Văn Thịnh, Đỗ Dương Thái (1978) thấy thời gian ngắn nhất từ trứng cho đến lúc thành kén của
Fasciola gigantica là khoảng 70 ngày
Như vây vòng đời của sán lá gan khá dài, khoảng 4 tháng Phát triển bên ngoài cơ thể vật chủ (hơn 1 tháng trong ốc), 3 tháng phát triển bên trong cơ thể ký chủ
Trang 22Ký chủ trung gian
Ký chủ trung gian của sán lá gan là một loài ốc nước ngọt không có nắp như
Lymnaea truncatula, Lymnaea auricularia, Lymnaea viridis, Lymnaea swinhoei, Lymnaea cubensis Ở Việt Nam có 2 loài là Lymnaea swinhoei phổ biến ở Đồng
Bằng Sông Cửu Long và Lymnaea viridis ở vùng núi và trung du
Đặc điểm 2 loài ốc:
Lymnaea viridis (ốc chanh)
Ốc có vỏ mỏng dễ vỡ, không có nắp miệng, kích thước 10 mm, vỏ ốc dễ vỡ, số vòng xoắn từ 4,5 - 5 vòng, vòng xoắn phải và lồi, vòng xoắn cuối cùng lớn Ôc có màu vàng nâu lốm đốm đen Lỗ miệng hình bầu dục hơi dài không rộng Ở một số
cá thể lỗ miệng có xu thế hẹp lại làm cho vỏ ốc có hình con thoi
Ốc thích sống ở nơi nước xâm xấp, thường đẻ trứng 7-10 quả / ổ, sau 7 ngày nở sẽ thành ốc con, trong điều kiện nhiệt độ ở nước ta ốc đẻ được quanh năm và nở thành con
Lymnaea swinhoei (ốc vành tai)
Ốc có hình dạng không đồng nhất, vỏ mỏng dễ vỡ, không có nắp miệng, kích thước trung bình 20 mm, đỉnh bé và nhọn Số vòng xoắn từ 3,5 đến 4, vòng xoắn cuối cùng rất lớn chiếm gần hết phần thân, vỏ xoe ra như cái vành tai Lỗ rốn nhỏ không
rõ Vỏ thuờng có màu đen hoặc vàng Lỗ miệng gần như hình bán nguyệt xoe rộng, Chiều dài lỗ miệng gấp ba lần chiều cao ốc
Ốc đẻ trứng quanh năm, mỗi ổ trứng có từ 60-150 quả, ốc thường sống trôi nổi ở cống, rãnh, ao, hồ
Hình2.4 Ốc Lymnaea viridi, H Adams, 1866
(ww//.munhwaenv.co.kr )
Trang 23Tác hại sán lá gan
Đối với ngành chăn nuôi
Bệnh sán lá gan ở thể cấp tính gây chết vật nuôi, ở thể mãn tính làm giảm năng suất vật nuôi như giảm chất lượng và năng suất sữa15-35%, thậm chí tới 50%, giảm sinh trưởng, sinh sản, gây sẩy thai, đẻ non, khó thụ tinh Bệnh làm tổn thương tổ chức
và hoạt động sinh lý của con vật, giảm sức đề kháng, gia súc dễ cảm nhiễm với các
mầm bệnh khác như Salmonella dublin, Clostridium oedematien (Aitken et al, 1978) Hope -Cawdery et al (1997) cho thấy bò bị nhiễm 40 - 140 con sán lá gan thì
tăng trọng giảm từ 8-28% và khẳng định tác hại của sán lá gan đối với trâu bò là gây thiếu máu và dị ứng khi cảm nhiễm nặng
Đối với con người
Bệnh sán lá gan có thể lây từ gia súc sang người hay ngược lại Bệnh có thể dẫn đến tử vong do vỡ gan, xuất huyết Mặc dù trong thời gian gần đây chưa có trường hợp bệnh gây chết ở người nhưng nó cũng gây nên những bệnh nguy hiểm ảnh hưởng không ít đến sức khỏe con người Đặc biệt ở nước ta trong thời gian gần đây, theo ghi nhận của Viện Sốt Rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung Ương đã có trường hợp sán khoét ngực người chui ra (www.ykhoanet.com)
Bệnh sán lá gan do Fasciola còn được tìm thấy gây tác hại cho người TrầnThị Kim
Dung ghi nhân được ở Việt Nam trong 3 năm (1997-2000) cho biết sán lá gan
Fasciola bùng phát ở người cụ thể tại TP HCM qua kiểm tra một bệnh nhân nhập
viện, các bác sĩ đã phát hiện túi mật của bệnh nhân 19 tuổi căng to bất thường Bằng con đường nội soi, từ túi mật của bệnh nhân, một mẫu mô hình thoi di động đã được gắp ra, các bác sĩ tại Bộ môn Ký sinh trùng, Đại học Y Dược TP HCM, khẳng định,
đó là một con sán lá gan Fasciola Đây là một trong 500 ca bệnh sán lá gan và cũng
là trường hợp đầu tiên ở Việt nam gắp được sán lá gan qua đường nội soi.Số liệu này đã gây được sự chú ý của các nhà ký sinh trùng học vì sán lá gan lâu nay chỉ tìm thấy ở các động vật ăn cỏ như trâu, bò, dê và rất hiếm khi phát hiện được ở người Thế nhưng, hiện nay, tại TP HCM, việc bệnh nhân vào viện vì sán lá gan không còn là chuyện lạ nữa (www ykhoanet.com)
Hình2.5 ôc Lymnaea swinhoe H Adams, 1866
(www.//conchology.be )
Trang 24Nguyễn Văn Chương (2008) cho biết từ năm 2003-2005, khoa Ký sinh trùng của Viện Sốt Rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn đã tiến hành đề tài cấp Bộ: “
Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh sán lá gan lớn ở một số điểm của hai tỉnh miền Trung” Đề tài được thực hiện tại 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hoà và
kết quả cho thấy: mổ 8 gan bò tại 4 điểm nghiên cứu thu thập được 223 sán lá gan lớn trưởng thành trong gan; thu thập trứng sán lá gan lớn trong phân người bệnh
nuôi cấy thành ấu trùng (miracidium); sau khi định loại bằng kỹ thuật sinh học phân tử (PCR: Polymerase Chain reaction) tại Viện xác định loài sán lá gan lớn ở người và động vật (bò) đều là F.gigantica Điều tra tại các điểm nghiên cứu cho thấy loài ốc Lymnaea swinhoei nhiễm ấu trùng sán lá gan lớn với tỷ lệ 1,26%
Ngoài ra tháng 12/2006 Khoa Ký sinh trùng tiếp tục thu nhận 2 con sán trưởng thành chui từ ổ bụng và từ bắp chân ra ở 2 bệnh nhân đều ở tỉnh Bình Định (1 ở huyện Tây Sơn, 1 ở thành phố Quy Nhơn) Kết quả xác định bằng PCR đều là loài
sán lá gan lớn F.gigantica Như vây tại 3 tỉnh miền Trung (Bình Định, Phú Yên,
Khánh Hoà) đã xác định loài sán lá gan lớn ký sinh trên người và động vật đều là
loài sán lá gan lớn Fasciola gigantica (www.impe-qn.org.vn)
Ở Việt Nam cho đến nay bệnh sán lá gan lớn đã xuất hiện ở 47 tỉnh, thành phố; tỷ
lệ nhiễm cao nhất ở một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên (Bình Định, Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Gia Lai và TP Đà Nằng).(www.impe- qn.org.vn)
Phòng và điều trị sán lá gan
Hiện nay, có thể tẩy sán lá gan cho súc vật nhai lại bằng một trong các loại thuốc
Thuốc Dertil: Dertil là thuốc có tác dụng đặc hiệu với sán lá gan Fasciola Tên
khác:Menichlofolan, Bayer ME 3625, Bayer 9015A, Bilevon M Dertil được bào chế thành viên to, màu xanh lá cây đậm Viên Dertil "O" có chứa 100 mg hoạt chất, viên Dertil "B" chứa 300 mg hoạt chất
Dertil có tác dụng diệt sán lá gan trưởng thành ở gia súc nhai lại, với liều cao còn diệt được cả sán non đang di hành trong nhu mô gan Thuốc chỉ cần dùng một lần, không cần điều trị lặp lại Được chỉ định điều trị bệnh sán lá gan cấp tính và mãn tính cho gia súc nhai lại
Liều lượng:
Bò: 5-6 mg/kg thể trọng
Trâu: 8-9 mg/kg thể trọng
Dê, cừu: 5-8 mg/kg thể trọng (thể mãn tính: 5-6 mg/kg thể trọng, thể cấp tính: 7- 8mg/kg thể trọng)
Cho từng cá thể uống thuốc, hoặc gói thuốc vào lá chuối non, đưa sâu vào miệng
Trang 25cho con vật nuôi
Thuốc Fasciolid (tên khác: Fasciolidum)
Thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch màu vàng nâu, chứa 25% hoạt chất là
Nitroxynil Fasciolid có tác dụng tẩy sán lá gan Fasciola dạng trưởng thành và các
giun tròn đường tiêu hoá loài nhai lại, được chỉ định tẩy sán lá gan cho gia súc nhai lại
Liều lượng: 0,04 ml/kg thể trọng (l ml/25 kgTT, tương đương 1 mg hoạt chất chấ/
kg thể tọng ) Tiêm dưới da
Để tẩy sán lá gan, nên dùng thuốc 2-3 lần, cách nhau 25-30 ngày
Thuốc Fasinex (chế phẩm của Triclabendazole): thuốc có tác dụng diệt cả sán non
và sán trưởng thành ký sinh ở ống dẫn mật hoặc đang di hành trong các nhu mô gan Fasinex được chỉ định dùng điều trị bệnh sán lá gan cho súc vật nhai lại
Liều lượng: 10-12 mg/kg thể trọng Cho uống một lần duy nhất Thuốc có hiệu lực cao và an toàn cho gia súc dùng thuốc
Ngoài các thuốc trên, Albendazole, Bithionol, Closantel cũng có tác dụng tẩy sán
lá Fasciola ở súc vật nhai lại
Lương Tố Thu và ctv (1997) đã nhân định về các thuốc trị sán lá gan và kết quả thử nghiệm ở trâu, bò Việt Nam Các tác giả khuyến cáo rằng, trên thị trường Việt Nam hiện nay nên sử dụng Fasinex - 900 dạng viên (l viên/75 - 100 kg) hoặc Fasinex-
900 dạng sữa (l0 ml/100 kg thể trọng), cho hiệu lực cao
Sử dụng Fasinex liều 12 mg/kg thể trọng tẩy sán lá gan cho trâu, Phan Lục và Trần
Ngọc Thắng (1999) cho biết, thuốc có hiệu lực và hiệu lực tẩy sạch sán đều đạt 100%
Nguyễn Thị Kim Lan và ctv (2000) đã thử nghiệm một số thuốc tẩy sán lá gan cho
dê địa phương ở tỉnh Thái Nguyên, kết quả thấy: Thuốc Dertil (liều 5-8mg/kg thể trọng) có tác dụng tẩy sạch 100% và an toàn đối với dê; thuốc Fasciolid (liều
0,04ml/kg thể trọng ) có hiệu lực tẩy sạch là 95% và tương đối an toàn cho dê; thuốc Vermitan (chứa 20% Albendazole, liều 35 mg/kg thể trọng) đạt hiệu lực tẩy sạch và an toàn đều là 100%, ngoài ra Vermitan còn có tác dụng tẩy cả sán dây và giun tròn ở dê
Trang 262.2.2 Sán lá dạ cỏ và tác hại của sán lá dạ cỏ
Hệ thống phân loại
Sán lá dạ cỏ nằm trong lớp sán lá Trematoda (Rudolphi, 1808) thuộc ngành sán dẹp
Platheminrhes (Schneider, 1873) Năm 1754, Daubenton đã phát hiện sán lá dạ cỏ
đầu tiên nhưng chưa định được loài Sau đó, Falk (1782) đã phân loại sán lá dạ cỏ dựa vào vị trí ký sinh
Theo Skrjabin et al (1977), Nguyễn Thị Lê ctv (1996), vị trí của những sán lá dạ cỏ
ký sinh ở gia súc nhai lại Việt Nam trong hệ thống phân loại động vật học như sau:
Ngành Plathelminthes Schneider, 1873
Lớp Trematoda Rudolphi, 1808
Bộ Paramphistomatida Szidat, 1936
Họ Paramph istomatidae Fischoeder, 1901
Giống Paramphistomum Fischoeder, 1901
Hình thái và cấu tạo của sán lá dạ cỏ
Về cấu trúc vi hình của sán lá dạ cỏ, trước năm 1980 chưa có tác giả nào nghiên cứu Eduardo S L (1983) đã công bố kết quả nghiên cứu vể hình thái và cấu tạo giác miệng, hầu, thực quản, gai sinh dục và bề mặt biểu bì của sán lá dạ cỏ dưới kính hiển vi điện tử: bề mặt biểu bì trên miệng, phía trong giác bụng và hầu của sán
lá dạ cỏ có hàng trăm mấu lồi (gai thịt) có tác dụng hỗ trợ sán lá dạ cỏ bám và lấy dinh dưỡng Theo Eduardo S L., cấu trúc vi hình của giác bụng, miệng, số lượng
và sự phân bố gai thịt là cơ sở bổ sung cho việc phân loại sán lá dạ cỏ
Người ta nghiên cứu chủ yếu đối với Paraphistomum cervi có hình khối chóp dài từ
5-12mm, màu hồng nhạt, có hai giác bám : giác miệng ở đầu sán, giác bụng ở cuối thân sán, nhờ giác bụng sán bám chặt vào nhung mao dạ cỏ Lỗ miệng nằm ở cuối giác miệng Hầu phát triển, thực quản ngắn Hai manh tràng uốn cong, không phân nhánh ở hai bên thân sán và kéo dài đến cuối thân Lỗ sinh sản nằm dưới chỗ ruột phân nhánh Hai tinh hoàn hình khối phân thùy xếp trên dưới nhau ở phần sau của sán Buồng trứng hình khối tròn ở giữa tinh hoàn và giác bụng Tuyến noãn hoàng hình chùm nho, phân bố từ giác miệng đến giác bụng ở hai bên thân sán
Trang 27
Trứng có kích thước 0,11-0,16mm x 0,069-0,082mm, có màu tro nhạt, hình trứng,
có nắp trứng, có đầu nhỏ
Vòng đời sinh học của sán lá dạ cỏ
Hầu hết các tác giả thống nhất rằng, vòng đời của sán lá dạ cỏ tương tự vòng đời của sán lá gan
Sán trưởng thành đẻ trứng, trứng theo phân được thải ra ngoài bãi chăn, rơi vào môi
trường nước Âu trùng Miracidium nở ra từ trứng và xâm nhập ốc - vật chủ trung gian, phát triển thành Sporocyst, Redia và Cercaria Cercaria thoát khỏi ốc, bám vào cây cỏ thuỷ sinh và hoá thành nang ấu (Adolescaria) Khi động vật nhai lại ăn phải cây cỏ có Adolescaria, ấu trùng thoát khỏi nang, di chuyển đến dạ cỏ phát
triển thành sán trưởng thành Vật chủ cuối cùng của sán lá dạ cỏ là trâu, bò, dê, cừu, các động vật hoang dã có dạ dày bốn túi
Trong các sán lá dạ cỏ, loài Paramphistomum cervi được nhiều tác giả nghiên cứu nhất (Looss, 1896; Szidat, 1936; Odening et al, 1979; Sey O, 1982 ) Vòng đời của P cervi, theo Sey O (1982) gồm các giai đoạn sau:
Hình 2.6 : Paramphistomum cervi
(www//.fototalentos.fundacionbancosantander.com)
Trang 28Giai đoạn tiền ký sinh:
Trứng của P cervi có màu vàng xám hoặc tro nhạt, hình trứng Ở nhiệt độ 27oC trong 4 - 5 ngày đầu trứng không có sự thay đổi rõ rệt mặc dù phôi vẫn phát triển Ngày thứ 5 - 6, noãn bào xuất hiện, ngày thứ 7 hai lớp tế bào biểu mô hợp lại, tế bào ngọn lửa bắt đầu hoạt động cùng với sự phát triển của phôi, noãn bào giảm dần
và thay thế bằng hai không bào lớn Ngày thứ 8, kích thước phôi đạt 110 - 145 µm
và chuẩn bị nở ra Ở nhiệt độ cố định 27oC, Miracidium thường nở vào ngày thứ 8
và tiếp tục phát triển ở 2 - 4 ngày sau
Miracidium nở ra có hình thoi, bơi lội tự do, toàn thân có lông mao, kích thước
thường dài 125 - 200 µm, rộng 40 - 58 µm, phía cuối đầu có ống noãn tự do hình
roi Bên trong Miracidiltm có tuyến đỉnh, tuyến xâm nhập, hệ thần kinh, ống bài tiết, tổ chức phôi bào tương tự các Miracidium của sán lá dạ cỏ khác
Tuổi thọ của Miracidium trong nước, ở nhiệt độ phòng, là 10 - 12 giờ, song chỉ có
khả năng cảm nhiễm vào ốc - vật chủ trung gian ở 4 giờ đầu sau khi nở ra
Giai đoạn ấu trùng ở trong ốc - vật chủ trung gian
Sau khi xâm nhập vật chủ trung gian, Miracidium chui sâu vào tổ chức của ốc, mất
một số bộ phận bên trong (gai nhú, tuyến đỉnh, tuyến xâm nhập), vỡ các bóng phôi
thành các tế bào phôi riêng rẽ Sporocyst tăng về kích thước, ngày thứ 4 đã dài 160
- 170 µm, rộng 140 - 150 µm, phát triển hoàn thiện sau 10 - 15 ngày Các Sporocyst
trưởng thành nằm dọc theo ống tiêu hoá của ốc và được bao bọc một lớp vỏ mỏng
trong suốt Trong Sporocyst có một cặp tế bào ngọn lửa Sau đó Sporocyst sinh sản
vô tính cho nhiều Redia
Các Redia đầu tiên thoát ra vào ngày thứ 13 - 15 sau gây nhiễm, kích thước Redia non dài 150 - 230 µm và rộng 75 - 180 µm Khi kích thước các Redia đạt đến độ
dài 700-1100 µm và rộng 200 - 250 µm thì chúng đã có miệng, hầu, thực quản, ruột
chưa phân thành hai nhánh Hệ bài tiết có 3 cặp tế bào ngọn lửa Các Redia trưởng thành bắt đầu giải phóng Cercaria
Cercaria được hình thành sau khi ốc nhiễm Miracidium 30 - 37 ngày, dài 250 - 370
µm, có 1 đuôi dài 100 - 120 µm Có thể thấy mắt của Cercaria khi còn nằm trong
Redia Từ 44 - 55 ngày Cercaria bắt đầu trưởng thành, bơi nhanh, màu nâu sẫm,
dài 300 - 340 µm, rộng 200 - 325 µm; đuôi dài 400 - 500 µm, rộng 65 - 75 µm; có giác bám, hầu, thực quản, ruột, túi bài tiết, tế bào ngọn lửa, hệ thần kinh và hệ sinh
dục nguyên thuỷ Sau khi thoát khỏi ốc, Cercaria bơi trong nước, bám vào cây cỏ, tiết chất nhầy bao quanh cơ thế, hình thành Adolescaria hình cầu, đường kính 180 -
250 µm Ở nhiệt độ 4 –80C, Adolescaria tồn tại ở ngoại cảnh được tối đa là 2 - 3
tháng
Giai đoạn phát triển trong vật chủ cuối cùng
Trang 29Nikitin (1968) đã gây nhiễm Adolescaria cho hoẵng 7 tháng tuối, xét nghiệm phân
thấy trứng sán lá dạ cỏ xuất hiện đầu tiên ở ngày thứ 85, tỷ lệ gây nhiễm đạt 42,3% Gluzman (1969), Klesov et al (1973), Kraneburg (1978) cho biết, quá trình hoàn
thành vòng đời ở bò là 96 - 130 ngày, tuổi thọ của sán lá dạ cỏ P cervi ở bò là 4 năm Theo Astemenko (1969), Bách (1978), thời gian hoàn thành vòng đời của P
cervi ở cừu là 96 - 107 ngày (Olser O W., 1986)
Bảng 2.1: Một số đặc điểm của các loài sán lá dạ cỏ
Ký chủ trung gian của các loại sán lá dạ cỏ
Vật chủ trung gian của sán lá dạ cỏ gồm nhiều loài ốc nước ngọt: Planorbis
compress, P planorbis, P contortus, Buhnus contortus, B forskali, Sermyla tornatella
Theo Phan Lực và Trần Ngọc Thắng (1999), có 3 loài ốc nước ngọt là vật chủ
trung gian của sán lá dạ cỏ ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam: Bithynia
fllcllsiana, Gyraulus convexiusculus và Polypylis hemisphaerula
Cơ chế phát sinh
Do sán trưởng thành có giác bụng và giác miệng rất phát triển, khi ký sinh
thường làm tổn thương niêm mạc Âu trùng (Adolescaria) di hành theo thức ăn
và nước uống vào đường tiêu hóa vật chủ Đến tá tràng, lớp vỏ của nang ấu bị dịch ruột phân huỷ, sán non được giải phóng và bắt đầu gây bệnh Nhờ giác bám khoẻ ở mặt bụng, ấu trùng bám và thâm nhập sâu vào trong vào vách ruột Niêm mạc ruột bị giác bám gây tổn thương, hoại tử, bong ra, tạo cơ hội tốt cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm ruột và chảy máu Vì thế gia súc bỏ ăn, ỉa chảy, mất nước nghiêm trọng và dễ dẫn đến chết Độc tố do sán tiết ra gây sưng, loét, xuất huyết, thâm nhiễm tế bào, viêm từng đám, ứ đọng mật, thuỷ thững, thiếu máu Nếu con vật còn sống thì triệu chứng lâm sàng kéo dài trong vài tuần, gây tổn thất lớn về kinh tế
Trường hợp gia súc non lần đầu tiên bị nhiễm nặng, ấu trùng xâm nhập vào ruột non gây tổn thương cơ giới nghiêm trọng
Vai trò gây bệnh của sán lá dạ cỏ trưởng thành thường không rõ rệt, khả năng tiêu hoá kém cũng có thể thấy ở gia súc nhưng chỉ là những biểu hiện mờ nhạt
Riêng loài Gigantocotyle explanatum trưởng thành khi ở ống mật có thế gây tốn
Trang 30thương và xơ gan
Bệnh tích do sán lá dạ cỏ gây ra:
Xác chết gầy còm, niêm mạc nhợt nhạt, có những vết loét nông ở môi, mũi, dạ cỏ
có nhiều sán lá Trong xoang bụng có dịch nhày màu hồng sáng, đôi khi có sán non Niêm mạc dạ cỏ viêm cata hay xuất huyết Trong dịch rỉ viêm có nhiều sán non, có khi thấy sán non ở dưới niêm mạc tá tràng, dạ múi khế, dạ cỏ và cả hệ thống lâm ba
ở ruột Niêm mạc ruột dễ bong ra, có khi bị sùi lên do tác động của giác bám Tuỳ theo giai đoạn bệnh mà trong vách ruột có thâm nhiễm tế bào (chủ yếu và bạch cầu
ái toan), xuất huyết và những biến đổi hoại tử Tuyến ruột bị biến đổi, đôi khi bị phá huỷ rất nặng Mạch máu và mạch lâm ba giãn ra Thành dạ múi khế và tá tràng
bị phù Màng dưới niêm mạc và tương mạc có sự thẩm xuất, hạch lâm ba ruột có những biến đổi thoái hoá
Bệnh tích đại thể và vi thể do sán lá dạ cỏ gây ra còn thấy rõ ở nhiều cơ quan, tổ chức khác của cơ thể (ruột non, gan và ống dẫn mật ) Ở thể mãn tính, nơi sán bám, niêm mạc dạ cỏ, dạ múi khế và tá tràng bị thoái hoá và thẩm xuất tế bào, túi mật to ra, mật màu vàng nhạt Trong dịch mật thường có sán Gan xung huyết, lách khô và cứng Tim giãn to, vách tâm nhĩ có tế bào thâm nhiễm, cơ tim nhão