Tình hình công tác tuyên truyền miệng ở Đảng bộ thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp trong những năm qua Kết luận chương 1 Chương 2: Quan điểm và những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả c
Trang 1PHAN PHONG VŨ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN MIỆNG Ở ĐẢNG BỘ THỊ XÃ SA ĐÉC, TỈNH ĐỒNG THÁP TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Đồng Tháp, 9/2012
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
PHAN PHONG VŨ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN MIỆNG Ở ĐẢNG BỘ THỊ XÃ SA ĐÉC, TỈNH ĐỒNG THÁP TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp
dạy học bộ môn Chính trị
Mã số: 60.14.10
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Đinh Thế Định
Trang 3Chương 1: Tuyên truyền miệng là một nội dung cơ bản trong
công tác tư tưởng của Đảng bộ thị xã Sa đéc, tỉnh Đồng Tháp
1.1 Cơ sở lý luận của tuyên truyền miệng trong công tác tư
1.2.2 Tình hình công tác tuyên truyền miệng ở Đảng bộ thị xã
Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp trong những năm qua
Kết luận chương 1
Chương 2: Quan điểm và những giải pháp cơ bản nhằm nâng
cao hiệu quả công tác tuyên truyền miệng ở Đảng bộ thị xã Sa
Đéc, tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn hiện nay
2.1 Quan điểm của Đảng ta về công tác tuyên truyền miệng
61212
12
1221
55
Trang 42.2 Những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền
miệng ở Đảng bộ thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp trong giai
đoạn hiện nay
2.2.1 Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng
đối với công tác tuyên truyền miệng
2.2.2 Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của công
tác tuyên truyền miệng
2.2.3 Nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ báo cáo viên,
tuyên truyền viên
2.2.4 Hiện đại hoá cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật và
trang thiết bị hoạt động của đội ngũ báo cáo viên
Lời cảm ơn
Với tình cảm chân thành, tác giả luận văn xin trân trọng cám ơn trườngĐại học Vinh (Nghệ An), Đại học Đồng Tháp, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Tàichính Đồng Tháp, Thị ủy, Ủy ban nhân dân thị xã Sa Đéc đã tạo điều kiện thuậnlợi để tôi hoàn thành khóa học hữu ích này
Xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy giáo, cô giáo của trường Đại họcVinh; Phòng Đào tạo Sau Đại học trường Đại học Vinh, Phòng Quản lý Khoa
Trang 5học và Sau Đại học trường Đại học Đồng Tháp đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ vàhướng dẫn tôi suốt quá trình học tập, nghiên cứu vừa qua.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS.Đinh Thế Định - Chủnhiệm khoa Giáo dục Chính trị, trường Đại học Vinh - người đã tận tình địnhhướng, chỉ dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thànhluận văn
Xin cám ơn các đồng chí, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã cổ vũ, độngviên, tạo mọi thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa học
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng khả năng còn hạn chế nên chắcchắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong quý thầy giáo, côgiáo và các đồng chí, bạn bè, đồng nghiệp chỉ dẫn, góp ý để luận văn được hoànchỉnh
Đồng Tháp, tháng 9 năm 2012
Tác giả luận văn
Phan Phong Vũ
A MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Tuyên truyền miệng là một kênh thông tin chính thống, trực tiếp truyền básâu rộng chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đưa những quan điểm,chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến vớicán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân; thông báo kịp thời, có định hướngcác vấn đề thời sự quan trọng trong nước và quốc tế, các vấn đề nóng bỏng cũngnhư những vấn đề nhạy cảm mà dư luận quan tâm; là công cụ sắc bén trong đấu
tranh bảo vệ chân lý, chống lại mọi âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hoà bình" của
Trang 6các thế lực thù địch và các phần tử cơ hội, nhất là trên lĩnh vực tư tưởng - vănhoá; góp phần tạo sự thống nhất tư tưởng trong Đảng, sự đồng thuận trong xãhội; củng cố niềm tin, cổ vũ phong trào thi đua, động viên cán bộ, đảng viên vànhân dân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ cách mạng do Đảng ta lãnh đạo.
Tuy nhiên, trong công tác tư tưởng của Đảng, đã có lúc chúng ta chưathực sự quan tâm đúng mức đến công tác tuyên truyền miệng và hoạt động củađội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên Nhiều cấp uỷ cho rằng, hiện nay cóquá nhiều các phương tiện thông tin, nhất là các phương tiện thông tin đạichúng, nên còn xem nhẹ đến công tác tuyên truyền miệng, dẫn đến việc thiếuquan tâm đầu tư một cách thỏa đáng đến việc xây dựng, củng cố bộ máy tổchức, đào tạo đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, cũng như đầu tư cơ sởvật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc, kinh phí cho hoạt động này Mặtkhác, công tác tuyên truyền miệng chậm đổi mới hình thức, nội dung, phươngpháp hoạt động nên hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụcủa công tác tư tưởng của Đảng trong tình hình mới, nhất là tạo sự thống nhấttrong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội
Hiện nay, các thế lực thù địch liên kết với lực lượng cơ hội chính trị
đang ra sức tiến hành âm mưu "diễn biến hoà bình" trên mặt trận tư tưởng - lý
luận Điều mà kẻ thù mong muốn là loại bỏ chủ nghĩa xã hội cả về phươngdiện lý luận và thực tiễn Cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận ngàycàng phức tạp, quyết liệt hơn Trách nhiệm của những người cộng sản lúc này
là phải chủ động tiến hành cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng, bảo vệCương lĩnh, đường lối, bảo vệ sự lãnh đạo của Đảng Chính vì vậy, đổi mới vàtăng cường công tác tuyên giáo, công tác tư tưởng của Đảng, trong đó có côngtác tuyên truyền miệng là một yêu cầu khách quan
Trong những năm qua, công tác tuyên truyền miệng của các cấp ủy Đảngthuộc Đảng bộ thị xã không ngừng được tăng cường cả chiều rộng lẫn chiều
Trang 7sâu, góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng, nhậnthức chính trị của đội ngũ cán bộ đảng viên và nhân dân Tuy nhiên, trong quátrình thực hiện công tác này, từng lúc, từng nơi vẫn chưa được sự quan tâm đầy
đủ của cấp ủy, cán bộ chủ chốt của các địa phương đơn vị Vì vậy, công táctuyên truyền miệng vẫn chưa được phát huy đúng mức những giá trị vốn có
của nó Với ý nghĩa đó, chúng tôi chọn vấn đề “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền miệng ở đảng bộ thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận văn Thạc sỹ Khoa học Giáo dục, Chuyên
ngành lý luận và phương pháp giảng dạy bộ môn Giáo dục Chính trị
2 Tình hình nghiên cứu
Xác định ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác tư tưởng, công táctuyên truyền của Đảng trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đấtnước tiến lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết
về vấn đề này, như: Chỉ thị 14-CT/TW ngày 03 tháng 8 năm 1977 của Ban Bíthư “về việc tổ chức đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của Đảng”, Thôngbáo số 71-TB/TW ngày 07 tháng 6 năm 1997 của Thường vụ Bộ Chính trịkhoá VIII “về việc tăng cường lãnh đạo và đổi mới công tác tuyên truyềnmiệng”…
Đất nước ta đang bước vào thời kỳ phát triển mới, đổi mới toàn diện.Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổ chức Thương mại thế giới(WTO), tích cực và chủ động hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế quốc tế, mởrộng quan hệ đối ngoại, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế vàkhu vực, tạo thời cơ mới để đất nước ta phát triển nhanh hơn, toàn diện hơn.Vận hội mới, cơ hội mới đặt ra cho Đảng ta nhiều vấn đề về công tác tưtưởng, lý luận Vì vậy, Hội nghị Trung ương 5 khoá X đã ban hành Nghịquyết về “Công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới” Cùng với
đó, Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá X đã ban hành Chỉ thị 17-CT/TW
Trang 8ngày 15 tháng 7 năm 2007 về “Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệuquả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới”
Trong bối cảnh các thế lực phản động trong và ngoài nước vẫn luôn tìmmọi cách chống phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đã có nhiềucông trình, đề tài nghiên cứu về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của tuyên truyềnmiệng trong việc nâng cao nhận thức chính trị cho cán bộ, đảng viên và nhân dân,qua đó đấu tranh làm thất bại các âm mưu, thủ đoạn chống phá cách mạng nước tacủa các thế lực thù địch Đáng chú ý là các công trình sau đây: Trần Trọng Tân,
Về công tác tư tưởng - văn hoá, NXB.CTQG, H.2005; Hoàng Quốc Bảo, Học tập phương pháp tuyên truyền cách mạng Hồ Chí Minh, NXB.CTQG, H.2006;
Ban Tuyên giáo Trung ương, Công tác tuyên truyền miệng báo cáo viên, NXB Lao động - Xã hội, H 2008; Ban Tuyên giáo Trung ương, Công tác tuyên giáo ở
cơ sở, NXB Lao động - Xã hội, H 2008; Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương
(2000), Tài liệu bồi dưỡng cán bộ tư tưởng - văn hoá cấp huyện, NXB.CTQG, Hà Nội Nguyễn Khoa Điềm, Nghị quyết Trung ương 5 (khoá IX) về nhiệm vụ chủ
yếu của công tác tưởng, lý luận trong tình hình mới, Tạp chí Thông tin công tác
tư tưởng, số 5-2002 Lương Khắc Hiếu (Chủ biên), Nghệ thuật phát biểu miệng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Đào Duy Quát (4/8/2008), Nâng cao
chất lượng hiệu quả công tác tư tưởng góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ trong thời kỳ mới, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam; PGS.TS Nguyễn Chí
Mỳ, Suy nghĩ về đổi mới phương pháp tuyên truyền miệng, Tạp chí báo cáo viên (2-2009); Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong giai
đoạn hiện nay, tham luận của đồng chí Hà Kế San, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh
uỷ Phú Thọ tại Hội thảo khoa học “80 năm công tác tuyên giáo của Đảng - Kinhnghiệm và đổi mới” do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức, ngày 21/7/2010
Các công trình khoa học, các tài liệu, bài viết trên đã đề cập, phân tíchcông tác tuyên truyền miệng cả về mặt lý luận và thực tiễn; các tác giả đã đưa
Trang 9ra những giải pháp thiết thực nhằm góp phần nâng cao chất lượng công táctuyên truyền miệng Đây là những tư liệu hết sức bổ ích khi nghiên cứu về vấn
đề này Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứumột cách có hệ thống và sâu sắc về công tác tuyên truyền miệng tại thị xã SaĐéc, tỉnh Đồng Tháp Vì vậy, khi nghiên cứu vấn đề này, sẽ góp phần làm sáng
tỏ hơn ý nghĩa và tầm quan trọng của tuyên truyền miệng trong công tác tưởngcủa Đảng, nhất là giúp nâng cao nhận thức chính trị cho cán bộ, đảng viên vànhân dân thị xã Sa Đéc trong giai đoạn hiện nay
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên
và hoạt động tuyên truyền miệng, nâng cao chất lượng công tác tư tưởng ởĐảng bộ thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyêntruyền miệng ở thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp hiện nay
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, quanđiểm của Đảng về chính trị tư tưởng và công tác tư tưởng;
Đề tài sử dụng phương pháp kết hợp lịch sử với lô-gic, phân tích, tổnghợp, quan sát, thống kê xã hội học
5 Phạm vi nghiên cứu
Trang 10Đề tài tập trung nghiên cứu về công tác tuyên truyền miệng và việc tăngcường công tác tuyên truyền miệng nhằm nâng cao nhận thức chính trị cho độingũ cán bộ, đảng viên, nhân dân ở thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp trước và saukhi có Chỉ thị 17-CT/TW ngày 15 tháng 10 năm 2007 của Ban Bí thư Trungương Đảng khoá X “Về việc tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quảcông tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới”
6 Giả thuyết khoa học
Nếu các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền miệng ởĐảng bộ thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn hiện nay được áp dụngtrong thực tiễn sẽ góp phần quan trọng trong việc xây dựng Đảng nói chung vàxây dựng Đảng về tư tưởng nói riêng ngày càng vững mạnh, nâng cao năng lựclãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, tạo sự đồngthuận và thống nhất trong toànĐảng vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, xây dựng nước ViệtNam ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại
7 Ý nghĩa của đề tài
Đề tài sẽ có giá trị tham khảo nhất định đối với những người làm côngtác nghiên cứu, giảng dạy và học tập về công tác tư tưởng của Đảng, nhất là vềcông tác tuyên truyền miệng
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể vận dụng vào công tác tuyên truyềnmiệng trên địa bàn thị xã Sa Đéc và nhiều thị xã khác ở vùng đồng bằng Nam
bộ trong giai đoạn hiện nay
8 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, đề tài đượckết cấu gồm 2 chương, 4 tiết
Chương I : Tuyên truyền miệng là một nội dung cơ bản trong công tác tư
tưởng của Đảng bộ thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp
Trang 11Chương II : Quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả
công tác tuyên truyền miệng ở đảng bộ thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp tronggiai đoạn hiện nay
B NỘI DUNG Chương 1 TUYÊN TRUYỀN MIỆNG LÀ MỘT NỘI DUNG CƠ BẢN
TRONG CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG BỘ THỊ XÃ SA ĐÉC,
TỈNH ĐỒNG THÁP 1.1 Cơ sở lý luận của tuyên truyền miệng trong công tác tư tưởng của Đảng
1.1.1 Một số khái niệm
Trang 121.1.1.1 Công tác tư tưởng
- Tư tưởng:
Theo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin thì toàn bộ đời sống xã hội, baogồm tồn tại xã hội và ý thức xã hội Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ýthức xã hội phản ánh tồn tại xã hội Tồn tại xã hội như thế nào thì ý thức xã hộinhư thế ấy Khi tồn tại xã hội thay đổi thì ý thức xã hội cũng thay đổi theo Tồntại xã hội quy định nội dung, bản chất, khuynh hướng phát triển của ý thức xãhội, nếu chế độ kinh tế phát triển thì đời sống tinh thần tiến bộ, văn minh hơn
C.Mác khẳng định: "Không phải ý thức con người quyết định tồn tại của
họ mà chính tồn tại của họ quyết định ý thức của họ” [12; 78]
Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm những tưtưởng, quan điểm, lý luận, tình cảm, tâm trạng, tập quán, truyền thống… nảysinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn pháttriển nhất Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội Thực tế chothấy rằng, nhiều xã hội cũ mất đi, nhưng ý thức xã hội do xã hội đó sinh ra vẫntồn tại dai dẳng Tuy nhiên, ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội, địnhhướng được sự phát triển, giải thích đúng bản chất hiện tượng, dự báo đượctương lai, có khả năng tổ chức, dẫn dắt hoạt động thực tiễn thành công, đạt kếtquả trong những điều kiện nhất định
Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội: Đây là một biểu hiện quantrọng của tính độc lập tương đối của ý thức xã hội, biểu hiện tập trung vai tròcủa ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội Những ý thức tư tưởng tiến bộ, cáchmạng phản ánh đúng quy luật khách quan của xã hội thì thúc đẩy xã hội pháttriển Ngược lại, những ý thức, tư tưởng lạc hậu, phản ánh không đúng hiệnthực khách quan sẽ gây hậu quả kìm hãm, ngăn cản sự phát triển của xã hội, đóchính là biểu hiện của sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xãhội Sự tác động của tư tưởng diễn ra theo các chiều hướng khác nhau, có thể
Trang 13thúc đẩy xã hội phát triển nếu như tư tưởng đó là tiến bộ cách mạng; hoặc cóthể kìm hãm sự phát triển của xã hội nếu đó là những tư tưởng lạc hậu lỗi thời,phản cách mạng Vai trò của ý thức, tư tưởng phải thông qua hoạt động củacon người, thông qua thực tiễn.
Lý luận về mối quan hệ biện chứng giữa ý thức xã hội và tồn tại xã hội
có ý nghĩa về cả lý luận và thực tiễn Lý luận đó giúp chúng ta nhận thức đúngđắn về nguồn gốc phát sinh, phát triển của tư tưởng, bác bỏ quan điểm duy tâmkhông xuất phát từ quan hệ vật chất để cắt nghĩa giải thích các hiện tượng ýthức, tư tưởng phê phán chủ nghĩa duy kinh tế, khuynh hướng tuyệt đối hoá vaitrò kinh tế, không thấy được vai trò của ý thức tư tưởng trong sự phát triển của
xã hội
Tư tưởng hiểu theo nghĩa chung nhất là một hình thức tồn tại của ý thức
xã hội, kết quả của quá trình nhận thức hiện thực khách quan, trở thành kinhnghiệm và sự hiểu biết trong tâm trí mỗi con người Ph.Ănghen viết: ''Tất cả tưtưởng đều bắt đầu từ kinh nghiệm Tư tưởng là sự phản ánh hiện thực kháchquan: đúng đắn hay sai lệch”[13; 629]
Theo từ điển Triết học, “tư tưởng là sự phản ánh hiện thực khách quantrong ý thức của con người, biểu hiện quan hệ của con người với thế giới kháchquan đó” [37; 877]
Do mục đích quá trình nhận thức của con người là nhằm phục vụ chohoạt động trong hiện thực của họ, nên tư tưởng của mọi người không dừng lại
ở sự nhận thức, mà còn là những dự kiến, dự định hình thành trong đầu ócnhằm tiếp tục sự nhận thức và chỉ đạo hành động của họ V.I Lênin coi tưtưởng là hình thức cao của nhận thức, đồng thời là những mục tiêu, chươngtrình, kế hoạch được hình thành trong đầu óc con người nhằm tiếp tục nhậnthức và cải tạo thế giới khách quan
Trang 14Như vậy, có thể nói khái quát tư tưởng là kết quả của quá trình nhậnthức của con người và những chủ kiến, dự định hình thành trong đầu óc conngười, chi phối hành động của họ.
- Hệ tư tưởng:
Trong xã hội, mỗi người, giai cấp, tầng lớp đều có tư tưởng riêng, phụthuộc vào nhận thức và lợi ích của họ Nhưng không phải tư tưởng của mọigiai cấp đều phát triển thành hệ tư tưởng Chỉ có giai cấp nào đại diện cho mộtphương thức sản xuất nhất định mới có hệ tư tưởng riêng
Hệ tư tưởng: “Là hệ thống các quan điểm của một giai cấp về quan hệgiữa người với người và con người với tự nhiên, phản ánh những vấn đề vànhững xung đột xã hội Hệ tư tưởng là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng
và xét cho cùng, nó phản ánh những quan hệ kinh tế, quan hệ xã hội đang tồntại” [8; 9]
Hệ tư tưởng là những quan điểm, tư tưởng được con người tư duy mộtcách tích cực, tư giác, hệ thống hoá thành lý luận, học thuyết chính trị, phảnánh tồn tại xã hội và đại diện cho một giai cấp nhất định Về tính giai cấp của
hệ tư tưởng, Lênin khẳng định: Trong thời đại ngày nay, hoặc là hệ tư tưởngcủa giai cấp vô sản, hoặc là hệ tư tưởng của giai cấp tư sản chứ không có hệ tưtưởng trung gian thứ ba
Sự ra đời hệ tư tưởng của một giai cấp phụ thuộc vào sự trưởng thànhcủa giai cấp đó trong xã hội và hoạt động của những nhà tư tưởng Phong tràođấu tranh của giai cấp công nhân là cơ sở vật chất để hình thành nên hệ tưtưởng của giai cấp công nhân Hoạt động lý luận và thực tiễn của những nhà tưtưởng của giai cấp vô sản đã xây dựng nên hệ tư tưởng của giai cấp vô sản
Tuy nhiên, hệ tư tưởng không chỉ dừng lại ở quan điểm, học thuyết mà
nó còn được công khai tuyên truyền, giác ngộ, đấu tranh bảo vệ lợi ích giaicấp Ngay từ khi mới ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: lấy chủ
Trang 15nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng, và từ Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ VII của Đảng, Đảng ta đã xác định: lấy chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng HồChí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng.
- Công tác tư tưởng:
Trong xã hội có giai cấp, các giai cấp thống trị thông qua đội ngũ cácnhà tư tưởng và hệ thống thiết chế tư tưởng, để tác động chi phối các quan hệ
tư tưởng và quá trình tư tưởng, nhằm biến hệ tư tưởng của mình thành hệ tưtưởng thống trị trong đời sống xã hội Ngược lại, các giai cấp bị trị cũng có thểthông qua các nhà tư tưởng của giai cấp mình hình thành hệ tư tưởng và truyền
bá theo nhiều con đường khác nhau Song, chỉ có bộ phận nào gắn liền trựctiếp với hoạt động sống trên cơ sở hệ tư tưởng, phản ánh lợi ích giai cấp chủđạo mới thuộc về công tác tư tưởng, lại không chỉ là quá trình hình thành nhậnthức mà còn bao gồm cả quá trình hình thành niềm tin và thúc đẩy hành động
có định hướng của con người và xã hội
“Công tác tư tưởng là hoạt động có mục đích của một giai cấp, mộtchính đảng nhằm xây dựng, xác lập, phát triển và truyền bá hệ tư tưởng trongquần chúng, định hướng giá trị, tạo niềm tin và thúc đẩy quần chúng hành động
vì lợi ích của mình” [6; 11]
Chủ thể công tác tư tưởng: là những giai cấp, những tổ chức, những
cộng đồng xã hội mà lợi ích của họ gắn liền với các hoạt động tư tưởng Chủthể công tác tư tưởng bao gồm chủ thể của hệ tư tưởng (một giai cấp, mộtchính đảng); các cơ quan và thiết chế tư tưởng được chủ thể tư tưởng tổ chức
ra (thường gắn liền với hệ thống chính trị của giai cấp cầm quyền), các nhà tưtưởng của chủ thể đó và đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác tư tưởng
Khách thể của công tác tư tưởng: là đối tượng chịu sự tác động về mặt
tư tưởng của chủ thể Cho nên, khách thể mà công tác tư tưởng tác động đến là
ý thức và hành vi, là nhận thức, thái độ, niềm tin và hành động của cá nhân, tập
Trang 16thể, tầng lớp, giai cấp… trong toàn xã hội; là ý thức xã hội Khách thể của
công tác tư tưởng còn là các quan hệ xã hội của con người Bởi vì tác động làm
thay đổi các quan hệ xã hội của con người là tác động gián tiếp, nhưng sâu xalàm cho ý thức, thái độ, hành vi của con người thay đổi
Mục đích công tác tư tưởng là sự phản ánh những kết quả mong muốn
đạt tới; là sự dự báo từ trước về sản phẩm tương lai của hoạt động tư tưởng.Mục đích chung, bao quát của công tác tư tưởng là hình thành một kiểu ý thức
hệ tương ứng với một hình thái kinh tế - xã hội hay một kiểu kiến trúc thượngtầng nhất định và hình thành một loại hình tích cực xã hội của con người
Nội dung công tác tư tưởng là nội dung các loại hoạt động mà chủ thểcông tác tư tưởng phải tiến hành nhằm thực hiện mục đích đặt ra Nội dung domục đích công tác tư tưởng và nhiệm vụ cụ thể của mỗi giai đoạn cách mạngqui định
Phương pháp công tác tư tưởng là con đường, cách thức mà chủ thể của
công tác tư tưởng sử dụng để tác động vào tư tưởng; khách thể của công tác tưtưởng sử dụng để lĩnh hội, tiếp cận nội dung Phương pháp công tác tư tưởng
có nhiều loại nhưng có thể khái quát thành 3 nhóm: nhóm phương pháp dùnglời nói, gồm độc thoại (giảng bài, báo cáo, thuyết trình, kể chuyện, nói chuyệnthời sự chính sách…) và đối thoại (trao đổi, toạ đàm, tranh luận, hỏi đáp…);nhóm các phương pháp trực quan, sử dụng các phương tiện tượng trưng và tạohình (sách, báo, phát thanh, truyền hình, tranh ảnh, biểu diễn văn nghệ…) vànhóm các phương pháp thực tiễn (luyện tập, thăm di tích lịch sử, tham quan vàtổng kết điển hình…)
Phương tiện công tác tư tưởng: là những vật mang nội dung và phương
pháp tác động tư tưởng, là những công cụ công tác của chủ thể và công cụ mànhờ nó đối tượng tiếp nhận, lĩnh hội nội dung
Trang 17Ở nước ta, khi tiến hành công tác tư tưởng thường sử dụng các phươngtiện chủ yếu như: hệ thống trường, lớp và công tác giáo dục lý luận chính trịtrong hệ thống đó; các phương tiện thông tin đại chúng; tuyên truyền miệng và
hệ thống báo cáo viên, tuyên truyền viên do cấp uỷ đảng tổ chức, quản lý, lãnhđạo từ Trung ương đến cơ sở; các thiết chế văn hoá và hoạt động của các thiếtchế đó; sinh hoạt, hội họp của các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể…
Hình thức công tác tư tưởng là: hình thức tổ chức hoạt động, phối hợp
hoạt động giữa các chủ thể và đối tượng của công tác tư tưởng
Hình thức công tác tư tưởng, có thể khái quát chúng thành hai nhóm:hình thức tổ chức các lớp học, các buổi nói chuyện thời sự, thuyết trình, cáccuộc hội nghị, hội thảo, các cuộc thi… và hình thức tổ chức các hoạt động laođộng, hoạt động chính trị, hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo, từ thiện, cácphong trào thi đua, các hoạt động mang tính tập thể của các đoàn thể xã hội…
Hiệu quả công tác tư tưởng: là sự so sánh giữa kết quả mà công tác tư
tưởng mang lại với mục đích của công tác tư tưởng đặt ra từ trước, trong mộtđiều kiện xã hội nhất định và với một chi phí nhất định Hiệu quả công tác tưtưởng là kết quả chu trình tác động tư tưỏng này và là xuất phát điểm của chutrình tác động mới, tiếp theo
Hiệu quả công tác tư tưởng được xác định, "đo đạc" thông qua sự thayđổi trong nhận thức, thái độ, hành vi của đối tượng hay trong mức độ phổ biến,truyền bá, thâm nhập; mức độ chi phối, thống trị của hệ tư tưởng trong đờisống tinh thần của xã hội
Công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam là một bộ phận cấuthành rất quan trọng trong hoạt động lãnh đạo của Đảng, là hoạt động truyền bá
và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quanđiểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước
Trang 18nhằm xây dựng thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cộng sản, giá trị đạođức đúng đắn
Công tác tư tưởng phải góp phần trực tiếp, tích cực thực hiện có hiệu quảcuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Ðảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sứcchiến đấu của Ðảng, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, các tổ chức đảngngày càng trong sạch, vững mạnh, ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng,lãng phí, khắc phục một bước quan trọng tình trạng suy thoái về chính trị, tưtưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên
Công tác tư tưởng góp phần tạo sự thống nhất cao trong toàn Đảng, sựđồng thuận trong nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huytính chủ động sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, thực hiện thắng lợi mục tiêuđộc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ,công bằng, văn minh”
1.1.1.2 Công tác tuyên truyền
- Tuyên truyền:
Trong tiếng La tinh, “tuyên truyền” (Propaganda) là truyền bá, truyền
đạt một quan điểm nào đó trong tác phẩm “Người tuyên truyền và cách tuyên
truyền”, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Tuyên truyền là đem một việc gì
nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm Nếu không đạt được mục tiêu đó,
là tuyên truyền thất bại” [29; 162]
Trong một số tài liệu nghiên cứu, thuật ngữ tuyên truyền xuất hiệnkhoảng trên bốn trăm năm trước đây, được nhà thờ La Mã sử dụng để chỉ hoạtđộng của các nhà truyền giáo nhằm thuyết phục, lôi kéo những người khácphấn đấu theo đức tin của đạo Kitô Sau này thuật ngữ tuyên truyền được sửdụng rộng rãi nhằm biểu đạt các hoạt động cụ thể (như ngôn ngữ, hình ảnh,đạo cụ ) nhằm tác động đến suy, tư tưởng của người khác và hướng họ đếnmột khuynh hướng nhất định [27; 15]
Trang 19Trong Đại bách khoa toàn thư Liên Xô, thuật ngữ tuyên truyền có hainghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp Theo nghĩa rộng, tuyên truyền là sự truyền bánhững quan điểm, tư tưởng về chính trị, triết học, khoa học, nghệ thuật nhằmbiến quan điểm, tư tưởng ấy thành ý thức xã hội, thành hành động cụ thể củaquần chúng Theo nghĩa hẹp, tuyên truyền là truyền bá những quan điểm lýluận nhằm xây dựng cho quần chúng một thế giới quan nhất định phù hợp vớilợi ích của chủ thể tuyên truyền và kích thích những hoạt động thực tế phù hợpvới thế giới quan ấy [27; 16]
Như vậy, “Tuyên truyền” là việc truyền bá những kiến thức, những giátrị tinh thần đến đối tượng, nhằm biến những kiến thức, giá trị tinh thần đóthành nhận thức, niềm tin, tình cảm của đối tượng hành động theo những địnhhướng, những mục tiêu đề ra [6; 18]
Công tác tuyên truyền là hoạt động là hoạt động tiếp nối công tác lýluận, nhằm phổ biến, truyền bá các nguyên lý lý luận, đường lối, chủ trương,chính sách vào quần chúng Mục đích cao nhất của tuyên truyền là làm cho hệ
tư tưởng chiếm địa vị thống trị trong xã hội Trong công tác tuyên truyền củaĐảng và Nhà nước ta, công tác tuyên truyền là hoạt động nhằm truyền bá chủnghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước, những tinh hoa văn hóa của dân tộc vànhân loại , làm cho chúng trở thành nhân tố chi phối, thống trị trong đời sốngtinh thần của xã hội; động viên, cổ vũ tính tích cực, tự giác, sáng tạo của nhândân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
- Tuyên truyền miệng:
Hiện nay, trên các sách báo và trong các công trình nghiên cứu đang cónhững quan niệm khác nhau về tuyên truyền miệng Tuy nhiên đa số các nhànghiên cứu đều cho rằng: “Tuyên truyền miệng là phương thức tuyên truyền
được tiến hành chủ yếu bằng lời nói trong giao tiếp trực tiếp nhằm mục đích
Trang 20nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin và cổ vũ tính tích cực hành động củangười nghe” [6; 33].
Khái niệm trên khẳng định tuyên truyền miệng là một công cụ quantrọng của công tác tư tưởng với các đặc điểm nổi bật sau:
Một là, tuyên truyền miệng thực hiện trong giao tiếp trực tiếp của người
tuyên truyền và đối tượng tuyên truyền Đây là điểm khác biệt cơ bản củatuyên truyền miệng so với các phương tiện thông tin đại chúng khác
Hai là, tuyên truyền miệng chủ yếu được tiến hành bằng lời nói Ngày
nay, người làm tuyên truyền miệng có thể có thêm sự hỗ trợ của máy tính, mànhình, các chương trình trình chiếu , nhưng phương tiện chủ yếu của họ vẫn làlời nói
- Báo cáo viên, tuyên truyền viên:
Báo cáo viên, tuyên truyền viên là chức danh để chỉ những người làmcông tác tuyên truyền miệng trong tổ chức đảng, đoàn thể, cơ quan nhà nước
và nhân dân dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của các cấp uỷ đảng và cơ quannhà nước Báo cáo viên được coi như là người phát ngôn, thông tin chính thốngcủa Đảng và Nhà nước [6; 60]
Như vậy, báo cáo viên, tuyên truyền viên là một lực lượng quan trọngtrong công tác tuyên truyền, là lực lượng nòng cốt, chủ lực trong đội ngũ tuyêntruyền miệng, được lựa chọn theo những tiêu chuẩn nhất định và có tổ chứccủa cấp uỷ
Báo cáo viên và tuyên truyền viên đều là người làm công tác tuyêntruyền miệng, nhưng có vị trí và đặc điểm hoạt động khác nhau:
+ Báo cáo viên do cấp uỷ lựa chọn và ra quyết định công nhận, được
tổ chức có hệ thống từ Trung ương đến tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã, xã,phường, thị trấn Phương thức hoạt động chủ yếu của báo cáo viên là thuyết
Trang 21trình, diễn thuyết, nói chuyện trực tiếp theo chủ đề trước tập thể với nhiềungười nghe.
+ Tuyên truyền viên là lực lượng tuyên truyền miệng được tổ chức ởcấp cơ sở, không có hệ thống dọc từ Trung ương Về nguyên tắc, mọi cán bộ,đảng viên đều có nhiệm vụ làm tuyên truyền viên, vận động, cổ động, thuyếtphục quần chúng nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chínhsách, pháp luật của Nhà nước Phương thức hoạt động chủ yếu của tuyêntruyền viên là vận động trực tiếp từng người, từng nhóm trong sinh hoạt, laođộng, công tác, học tập hàng ngày Đây chính là sự khác biệt chủ yếu giữa báocáo viên với tuyên truyền viên
1.1.2 Những ưu thế của tuyên truyền miệng trong công tác tư tưởng của Đảng
Tuyên truyền miệng là loại hình tuyên truyền trực tiếp, sử dụng lời nói
và yếu tố trợ giúp như cử chỉ, điệu bộ, làm phương tiện chủ yếu để chuyểntải thông tin, vì vậy nó có những ưu thế sau:
1.1.2.1 Ưu thế của ngôn ngữ nói
Ngôn ngữ nói mang tính phổ biến trong giao tiếp xã hội Theo các côngtrình nghiên cứu của các nhà tâm lý và xã hội học thì hiện nay có khoảng 2/3lượng thông tin con người thu nhận được hàng ngày là nhờ giao tiếp bằng lờinói trực tiếp Bằng ngôn ngữ nói, cán bộ tuyên truyền có thể trình bày vấn đềmột cách hệ thống; giải thích cặn kẽ, nhắc đi, nhắc lại để ghi nhớ các kháiniệm, phạm trù, quy luật, quan điểm, tư tưởng, đến mọi đối tượng, với mọitrình độ khác nhau, kể cả đối tượng không biết chữ, không có khả năng giaotiếp thu thông tin bằng chữ viết
Lời nói có ưu thế là sử dụng linh hoạt, hiệu quả thông tin cao, có thể tácđộng mạnh mẽ vào tình cảm của con người, khơi dậy tính tích cực nhận thức củađối tượng, thúc đẩy quá trình hình thành niềm tin và cổ vũ hành động Lời nói
Trang 22có thể sử dụng trong mọi hoàn cảnh, mọi điều kiện, do đó, tuyên truyền miệng íttốn kém kinh phí, không cần nhiều đến các phương tiện kỹ thuật phức tạp.
Do những ưu thế trên, M.Kalinin - Nhà tuyên truyền Xô Viết nổi tiếng đã có
lần nói “ngôn ngữ với cán bộ tuyên truyền - cổ động đó là tất cả”, còn Napôlêông thì khẳng định “Lời nói có sức mạnh hơn mười vạn khẩu súng” [6; 44].
1.1.2.2 Sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ
Trong tuyên truyền miệng, cán bộ tuyên truyền có thể sử dụng các yếu tốphi ngôn ngữ (các yếu tố của hệ thống tiếp xúc cơ học) như: tư thế, cử chỉ, ánhmắt, nụ cười, điệu bộ, diện mạo, làm phương tiện biểu đạt thông tin, sắc tháitình cảm Những yếu tố phi ngôn ngữ này tác động vào thị giác của ngườinghe, tăng cường sự chú ý của họ, do vậy mà thúc đẩy việc tiếp thu thông tinmột cách tốt nhất, có hiệu quả cao nhất Các yếu tố phi ngôn ngữ hỗ trợ tíchcực cho lời nói, làm tăng ý nghĩa của lời nói, biểu hiện cảm xúc, sắc thái tìnhcảm của người tuyên truyền với vấn đề tuyên truyền, do đó chúng góp phầnnâng cao hiệu quả tuyên truyền miệng Yêu cầu của kênh phi ngôn ngữ là phải
tự nhiên, hợp lý, gắn với nội dung và hợp lý với từng loại đối tượng, bối cảnhtuyên truyền Báo cáo viên cần tránh "biểu diễn", "diễn kịch" khi tuyên truyền,làm cho tác dụng tuyên truyền hạn chế, thậm chí phản cảm Việc kể chuyện vuigây hưng phấn, làm cho buổi nói chuyện đỡ căng thẳng là cần thiết, nhưngtránh gượng gạo, tếu táo, thô thiển
1.1.2.3 Ưu thế của loại hình giao tiếp trực tiếp
Như chúng ta đã biết, con người mang bản chất xã hội nên giao tiếp trựctiếp giữa người với người là hoạt động không thể thay thế Chính vì vậy, tuy cónhiều sách báo và các kênh thông tin rất đa dạng nhưng ngày ngày vẫn có hàngtriệu học sinh đến trường nghe thầy giảng bài, hàng vạn người đến hội trường,câu lạc bộ để nghe các cán bộ tuyên truyền nói chuyện
Trang 23Khác với giao tiếp qua các phương tiện thông tin đại chúng, sự giao tiếptrực tiếp của kênh tuyên truyền miệng dễ tạo cho người nghe cảm giác gần gũi,thân mật, qua đó cán bộ tuyên truyền mang đến cho đối tượng không chỉ nộidung của lời nói mà còn mang lại cho họ tình cảm, niềm tin vào những điềucán bộ tuyên truyền đã truyền đạt (uy tín của cán bộ tuyên truyền).
Giao tiếp trực tiếp cho phép tác động đến đối tượng Nhờ nghiên cứutrước về đối tượng và nắm bắt thêm đặc điểm tâm lý của đối tượng thông quagiao tiếp trực tiếp, cán bộ tuyên truyền hiểu rõ nhu cầu, tâm trạng người nghe,trên cơ sở đó xác định nội dung và phương pháp tuyên truyền phù hợp để lờinói đi vào tâm hồn người nghe nhanh hơn
Giao tiếp trực tiếp tạo điều kiện cho cán bộ tuyên truyền linh hoạt vậndụng cách nói trong những tình huống khác nhau trong quá trình trình bày bàinói như: điều chỉnh nội dung thông tin, phương pháp tuyên truyền cho phùhợp
Giao tiếp trực tiếp cho phép chuyển từ độc thoại sang đối thoại Ngườinghe có thể bày tỏ tâm tư, nguyện vọng của mình; được hỏi và được trả lờinhững vấn đề mà mình quan tâm, được trao đổi, tranh luận với nhau và với cán
bộ tuyên truyền về những vấn đề còn chưa thống nhất, nhằm làm tăng thêmhiệu quả tuyên truyền
*Tuy công tác tuyên truyền miệng có những ưu thế rõ rệt, nhưng nócũng bộc lộ một số hạn chế nhất định, đòi hỏi người báo cáo viên, tuyên truyềnviên cần chú ý như:
Lời nói có tính tuyến tính, chỉ đi một chiều, không quay trở lại Vì vậyngười nói cần thận trọng với lời nói của mình; người nghe cần chú ý, tập trung
để nghe được đầy đủ lời báo cáo viên, nếu không sẽ không hiểu đầy đủ ý tứdiễn đạt của người nói
Trang 24Phạm vi về không gian có giới hạn, do khả năng phát ra của lời nói trựctiếp (dù đã có phương tiện khuyếch đại) và khả năng tập hợp một số đông tạimột thời điểm và địa điểm nhất định.
Dễ chịu tác động của yếu tố ngoại cảnh do tập trung đông người và ở cácđịa điểm khác nhau
1.1.3 Vị trí, vai trò của tuyên truyền miệng trong công tác tư tưởng của Đảng
Tuyên truyền nói chung, tuyên truyền miệng nói riêng là một bộ phậncấu thành trong công tác tư tưởng của Đảng Công tác tuyên truyền miệng làhoạt động tiếp nối của công tác lý luận, nhằm phổ biến, truyền bá các nguyên
lý lý luận, đường lối, chủ trương, chính sách vào quần chúng Mục đích caonhất của tuyên truyền là làm cho hệ tư tưởng chiếm địa vị thống trị trong xãhội Như vậy, tuyên truyền trước hết là tuyên truyền chính trị và tuyên truyềnnền tảng tư tưởng, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật củaNhà nước là nội dung chủ yếu của tuyên truyền Tuyên truyền lý luận khác vớigiáo dục lý luận ở chỗ nó được thực hiện thường xuyên, liên tục, rộng khắp,bằng những hình thức đa dạng, phong phú
Cùng với công cụ, phương tiện công tác tư tưởng khác, tuyên truyềnmiệng góp phần truyền bá sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớpnhân dân về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những tinh hoavăn hóa dân tộc và nhân loại Trên cơ sở đó, làm cho hệ tư tưởng của Đảngchiếm địa vị thống trị trong đời sống tinh thần của xã hội
Tuyên truyền miệng là kênh thông tin chủ yếu và chính thống nhằm mộtmặt giáo dục, phổ biến, quán triệt mọi chủ trương, đường lối của đảng, chínhsách, pháp luật của Nhà nước; thông báo kịp thời, có định hướng các vấn đềthời sự quan trọng trong nước và quốc tế, các vấn đề nóng bỏng mà dư luậnquan tâm Nhờ đó mà tạo ra sự thống nhất về nhận thức và tư tưởng trong
Trang 25Đảng và trong xã hội, củng cố niềm tin, cổ vũ các phong trào hành động cáchmạng, thực hiện thắng lợi các nghị quyết của Đảng, kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội của Nhà nước
Tuyên truyền miệng qua giao tiếp trực tiếp với quần chúng nhân dân, nắmbắt được thực trạng nhận thức, tình hình tư tưởng, thái độ của nhân dân đối vớichủ trương, đường lối, chính sách, nắm được tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu, lợiích, của họ Vì vậy, tuyên truyền miệng có vai trò như sợi dây nối liền Đảngvới quần chúng, Nhà nước với công dân, Trung ương với địa phương
Tuyên truyền miệng góp phần to lớn vào việc xây dựng nền văn hóa ViệtNam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; tạo lập và thúc đẩy các phong trào thiđua yêu nước, xây dựng và nhân rộng các điển hình tiên tiến; đấu tranh phêphán những hiện tượng tiêu cực, bài trừ các tệ nạn xã hội
Tuyên truyền miệng là phương tiện hiệu quả để đấu tranh chống âmmưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; đấu tranh phêphán những quan điểm sai trái, lệch lạc nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng, bảo vệchế độ, sự nghiệp đổi mới, nền văn hóa; bảo vệ nhân dân; giữ vững ổn địnhchính trị, an ninh - quốc phòng trong điều kiện bùng nổ thông tin toàn cầu vàhội nhập kinh tế quốc tế
Tuyên truyền miệng có khả năng đưa được những thông tin nội bộ,những thông tin mà về lý do nào đó không thể hoặc không nên đưa trên cácphương tiện thông tin đại chúng đến các đối tượng cần tuyên truyền Trongđiều kiện bùng nổ thông tin như hiện nay, tuyên truyền miệng còn góp phầnđịnh hướng thông tin, giải thích, phân tích cho quần chúng nhân dân hiểu rõđâu là thông tin chính thức, chính thống, trên cơ sở đó định hướng dư luận xãhội, góp phần tạo sự thống nhất về chính trị - tư tưởng trong Đảng, sự đồngthuận trong xã hội
Trang 26Với vai trò quan trọng này, công tác tuyên truyền miệng được Đảng,Nhà nước ta hết sức coi trọng Đảng ta sử dụng nó như một công cụ đắc lực khihoạt động bí mật cũng như khi giành chính quyền Hiện nay, Đảng ta đang xâydựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên ở khắp các ban, ngành, đoàn thể,các tổ chức chính trị - xã hội trên phạm vi cả nước với số lượng ngày càngtăng Phương thức tuyên truyền miệng của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyềnviên đã và đang tác động tích cực góp phần đưa đường lối, chủ trương củaĐảng, chính sách, pháp luật của nhà nước đến với quần chúng nhân dân, tạo sựthống nhất trong Đảng và toàn xã hội, cổ vũ các phong trào hành động cáchmạng của quần chúng nhân dân, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới của đấtnước Chỉ thị 14-CT/TW ngày 03 tháng 8 năm 1977 của Ban Bí thư Trungương Đảng khóa IV khẳng định: Tuyên truyền miệng đó là công cụ quan trọnghàng đầu trong việc tuyên truyền, giáo dục đường lối, chính sách, truyền bánhững quan điểm của Đảng về những vấn đề thời sự lớn và những vấn đề mớiđặt ra trong cuộc sống, Có đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên sẽ giúpcho cán bộ, đảng viên và quần chúng được nghe trực tiếp tiếng nói của các cơquan lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, được trực tiếp hỏi và giải đáp những vấn
đề mà nhiều người đang quan tâm; qua đó góp phần tăng cường mối quan hệtrực tiếp, sinh động, mật thiết giữa Đảng và quần chúng, khắc phục một phần
tệ quan liêu, mệnh lệnh, xa rời quần chúng
1.2 Thực trạng công tác tuyên truyền miệng ở Đảng bộ thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp
1.2.1 Khái quát về thị xã Sa Đéc và Đảng bộ thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp
1.2.1.1 Tình hình kinh tế - xã hội thị xã Sa Đéc
Từ rất xa xưa, nơi đây là vùng đất trũng, khí hậu ẩm ướt, dân cư thưathớt Địa danh “Sa Đéc” là âm tiếng Việt của chữ “Phsar - Dek” là tên của
Trang 27một vị thuỷ thần mà đồng bào Khmer tôn sùng; từ này còn có nghĩa là chợ Sắt;theo truyền thuyết dân gian thì Sa Đéc là tên của một nàng con gái xinh đẹp, vìtình yêu bất thành nên xuất gia đầu Phật, sau lại trở về lập chợ, nhân dân tưởngnhớ đặt tên làm chợ cho đến ngày nay.
Vào thế kỷ XVII, đã có nhiều người Việt đến đây lập nghiệp, hầu hết làdân các tỉnh Quảng Yên, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi,cùng với những người Hoa “phản Thanh, phục Minh” và một số ít ngườiKhmer mà hình thành nên cộng đồng dân cư Với lợi thế khá đặc biệt, thuận lợi
về nhiều mặt và là địa bàn chiến lược nên Sa Đéc được chúa Nguyễn chọn làtrung tâm của vùng Đông Khẩu đạo (1757) Từ đó, cộng đồng dân cư Kinh-Khmer - Hoa càng đoàn kết gắn bó nhau hơn để khai thác, làm ăn, mua bán Dân cư tập trung ngày càng một đông, nhiều điểm dân cư mới được hìnhthành, phố thị mua bán ngày càng tấp nập và dần dần trở thành một trong vàithị tứ quan trọng của vùng đồng bằng sông Cửu Long lúc bấy giờ Tuy là vùngđất mới nhưng đạo lý, truyền thống, bản sắc của dân tộc vẫn được chú trọng vàvun bồi, trường Phủ Tân Thành (thành lập từ năm 1832) là cái nôi đào tạo nênnhững Nho gia, nhà khoa bảng của Sa Đéc và các vùng lân cận Sau này khi cótrường Sơ học (năm 1885) cho đến lúc dạy chữ Quốc ngữ thì ngày càng cónhiều trí thức có tinh thần dân tộc mà tiêu biểu là kỹ sư Lưu Văn Lang SaĐéc cũng là nơi gặp gỡ của nhiều nhân sĩ, trí thức yêu nước trong phong tràoĐông Du, Duy Tân; của những chiến sĩ cộng sản trong tổ chức Việt NamThanh niên Cách mạng Đồng chí Hội dẫn đến việc hình thành tổ chức ĐảngCộng sản Việt Nam tại Sa Đéc và lãnh đạo phong trào yêu nước, đấu tranhgiành chính quyền về tay nhân dân năm 1945
Quá trình hình thành và phát triển, Sa Đéc đã hun đúc nên những truyềnthống quí báu, đó là: truyền thống hiếu khách, truyền thống hiếu học, truyềnthống văn hoá, truyền thống cách mạng
Trang 28Vượt qua những gian nguy thử thách của chiến tranh, quân - dân Sa Đéc đãanh hùng chiến đấu và giành lấy thắng lợi trong mùa xuân 1975 để cùng cả nướctiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội Trong khôi phục kinh tế - văn hoá - xã hội sauchiến tranh, Sa Đéc đã giành được nhiều thành tựu để vững bước vào công cuộcđổi mới và tiếp tục thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Thị xã Sa Đéc là đô thị loại 3 của tỉnh Đồng Tháp, diện tích tự nhiên59,5 km2, dân số 103.211 người; đơn vị hành chính gồm 06 phường và 03 xã;địa hình bằng phẳng và thấp, hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt Về mặtgiao thông thuận lợi cả đường bộ lẫn đường thuỷ (sông Tiền, sông Sa Đéc,Quốc lộ 80, tỉnh lộ ĐT848, ĐT852, ĐT853 ) có điều kiện để liên kết và hợptác phát triển với các huyện của tỉnh như: Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành, CaoLãnh , các trung tâm kinh tế phát triển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long(Cần Thơ, Long Xuyên, Châu Đốc, Vĩnh Long, Trà Vinh, Rạch Giá ) và cảnước bạn Campuchia
Bảng 1: Đơn vị hành chính thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp năm 2012
Đơn vị
hành chính
Số khóm, ấp
Diện tích
(km 2 ) Số hộ
Dân số trung bình
(người)
Mật độ dân số
Trang 29Tân Phú Đông
Xã
Nguồn: Niên giám thông kê thị xã Sa Đéc năm 2011.
Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) và thu nhập bình quân đầu người của thị xã Sa Đéc năm 2011
Nguồn: Niên giám thông kê thị xã Sa Đéc năm 2011.
Bảng 3: Tình hình tôn giáo trên địa bàn thị xã Sa Đéc năm 2012
Nguồn: Công an thị xã Sa Đéc năm 2012.
Bảng 4: Các dân tộc sinh sống trên địa bàn thị xã Sa Đéc năm 2012
Trang 30Đảng viên Cán bộ cơ
quan nhà nước Doanh nghiệp
Nguồn: Công an thị xã Sa Đéc năm 2012.
Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã Sa Đéc
đã nỗ lực vượt qua những khó khăn để xây dựng thị xã là trung tâm của vùngkinh tế trọng điểm phía Nam sông Tiền của Tỉnh, tập trung phát triển côngnghiệp với qui mô sản xuất lớn, chất lượng cao; phát triển thương mại - dịchvụ; đẩy nhanh việc thực hiện xây dựng kết cấu hạ tầng; xây dựng và triển khaicác đề án, dự án, chương trình phát triển kinh tế đến năm 2010 nhằm thu hútcác dự án đầu tư Hiện nay, khu công nghiệp Sa Đéc (diện tích 190ha) đã có 42
dự án đăng ký đầu tư, tổng vốn khoảng hơn 3.139 tỷ đồng và 27,86 triệu đô laMỹ; đến nay đã có 132 dự án đi vào hoạt động mang lại hiệu quả, tạo việc làm
ổn định cho hơn bảy ngàn lao động Đảng bộ và chính quyền thị xã cũng đã quihoạch xây dựng Trung tâm Tài chính - Thương mại, Trung tâm mua sắm Phú
Mỹ (11,4ha), các khu đô thị, trung tâm dịch vụ phục vụ khu công nghiệp(50ha), khu liên hợp thể dục thể thao (10ha) Đồng thời, duy trì và phát triểncác ngành nghề có thế mạnh lâu đời: xay xát, lau bóng gạo; chế biến lươngthực, thực phẩm; thuỷ sản đông lạnh; sản xuất gạch ngói, Những thương hiệunhư: bánh phồng tôm Sa Giang, bột Bích Chi, hủ tíu Hòa Hưng, nem HoàngSơn đã trở thành thương hiệu nổi tiếng và quen thuộc đối với người tiêu dùngtrong và ngoài nước
Từ 2001 - 2007, ngành công nghiệp thị xã đã phát triển khá cao (năm
2001 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 487,735 tỷ đồng; đến năm 2007 đạt1918,35 tỷ đồng) chiếm hơn 43,04% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh
Trang 31Năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 3.686,17 tỷ đồng, tăng 17,91% sovới năm 2009.
Sa Đéc là trung tâm giao lưu thương mại từ rất sớm; là chợ đầu mối bán
sỉ, phân phối nhiều mặt hàng thiết yếu trong vùng; ngày nay vai trò đó vẫnđược khẳng định, Đảng bộ và chính quyền địa phương đã tập trung lãnh đạo vàđiều hành để đầu tư mở rộng mạng lưới kinh doanh, đưa thương mại - dịch vụtiếp tục chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế (chiếm trên 20% GDP toàntỉnh); đầu tư nâng cấp, sửa chữa và xây dựng mới nhiều chợ trên địa bàn, đếnnay thị xã có 13 chợ, mua bán nhộn nhịp và sầm uất Ngoài ra, các loại hìnhdịch vụ như bưu chính viễn thông, tài chính tín dụng, giao thông ngày càngphát triển với chất lượng cao; có 13 chi nhánh ngân hàng của Nhà nước và cổphần cùng 02 Quỹ tín dụng nhân dân đang hoạt động tại thị xã Năm 2010, kimngạch xuất khẩu của thị xã đạt 94,81 triệu USD, tăng 12,53% so với năm 2009.Trong những năm qua, thị xã đã chú trọng khai thác những yếu tố sẵn cócùng với việc kết hợp đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, góp phần giúp du lịchthị xã có những bước khởi sắc Ngân sách tỉnh và thị xã đã đầu tư xây dựng ditích xóm Rẫy Cụ Hồ, di tích Tòa Hành chính tỉnh Sa Đéc, bia tưởng niệm Chiđội hải ngoại Trần Phú… với tổng kinh phí trên 05 tỷ đồng Hiện nay, thị xã có
10 di tích lịch sử văn hóa cấp Tỉnh và 02 di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.Thị xã đã triển khai các quy định của Luật Di sản đến lãnh đạo các ngành, cáccấp; cùng với ngân sách nhà nước, Ban lễ hội, Ban quản lý các di tích thườngxuyên quan tâm, thực hiện tốt việc huy động các nguồn vốn trùng tu sửa chữa,nâng cấp di tích ngày một khang trang, thu hút khách đến tham quan ngày mộtđông hơn, nhất là đối với di tích cấp Quốc gia
Làng hoa Tân Qui Đông, thị xã Sa Đéc đã được Ủy ban nhân dân tỉnhĐồng Tháp công nhận là làng nghề truyền thống hoa kiểng, thời gian qua cácngành chức năng đã tiến hành quy hoạch, vận động nhà vườn xây dựng mô
Trang 32hình điểm du lịch sinh thái, đón khách tại nhà, giới thiệu sản phẩm làng hoacho du khách Thị xã cũng đã quy hoạch mở rộng diện tích làng hoa, củng cốhợp tác xã hoa kiểng, xây dựng bờ kè, mở rộng đường giao thông, mặt bằngtập kết hoa kiểng, cổng chào làng hoa Sa Đéc để tạo vẻ mỹ quan Hiện tại, diệntích trồng hoa kiểng thị xã đạt 343,59 ha, với khoảng gần 2.000 chủng loại hoakiểng, cây xanh, cây công trình khác nhau Tổng giá trị sản xuất hoa kiểng năm
2010 đạt 125,19 tỷ đồng Làng hoa Tân Qui Đông vừa là nơi tiêu thụ sảnphẩm, vừa là nơi giao lưu, học hỏi kinh nghiệm trong sản xuất hoa kiểng, đồngthời là điểm thu hút khách tham quan du lịch thường xuyên Thị xã đang tậptrung nghiên cứu để quy hoạch, bố trí lại sản xuất làng hoa kiểng thị xã, tranhthủ các nguồn kinh phí để nâng cấp hạ tầng làng hoa
Nhằm hướng đến mục tiêu xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm vàhình ảnh Sa Đéc đến khách du lịch, để kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoàinước, thị xã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch lắp đặt pano quảngcáo về du lịch ở phường 2; xuất bản 2.000 quyển sách “Sa Đéc - Vùng đất -Con người”, giới thiệu về quê hương và con người Sa Đéc, đồng thời hướngdẫn các tổ chức cá nhân xác lập sở hữu công nghiệp, xây dựng nhãn hiệu hànghóa; tổ chức cho nông dân sản xuất hoa kiểng tham gia triển lãm hoa kiểng tạiFestival hoa Đà Lạt; tham dự hội chợ triển lãm hoa kiểng, lễ hội hoa xuân, sinhvật cảnh ở thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh trong khu vực và tại thành phốCao Lãnh
Với những lợi thế và những việc làm cụ thể, Sa Đéc ngày càng thu hútnhiều lượng khách đến tham quan du lịch, chủ yếu ở các điểm như: làng hoaTân Qui Đông, nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, trường Tiểu học Trưng Vương, chùaKiến An Cung Ước tính mỗi năm có khoảng 20 ngàn lượt khách, trong đó cóhơn 16 ngàn lượt khách nước ngoài gồm: cộng đồng các nước nói tiếng Pháp,
EU, Mỹ, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, đến tham quan du lịch tại Sa
Trang 33Đéc, tập trung vào thời điểm trước, trong, sau tết Nguyên đán Doanh thu bìnhquân từ lưu trú, ăn uống, hàng hóa lưu niệm đạt trên 15 tỷ đồng mỗi năm.
Hướng tới một đô thị văn minh - hiện đại, trong công tác qui hoạch đôthị, Đảng bộ và chính quyền địa phương luôn chú trọng đến cảnh quan và kiếntrúc đô thị, để thị xã giữ được nét cổ kính, gắn kết với không gian mở rộngmang tầm vóc hiện đại, kết hợp hài hoà giữa kiến trúc phương Đông vàphương Tây, mang đậm bản sắc văn hoá truyền thống, lịch sử vốn có của SaĐéc Trong giai đoạn tới, Sa Đéc luôn đẩy mạnh khai thác các nguồn vốnODA, vốn đầu tư trực tiếp FDI và các nguồn vốn tài trợ, ưu đãi khác trong lĩnhvực xây dựng hệ thống giao thông, thuỷ lợi, các công trình phúc lợi công cộng,xây dựng các cơ sở y tế, trường học đạt chuẩn quốc gia, tích cực tranh thủnguồn vốn đầu tư của tỉnh, của Trung ương và tổ chức ngân hàng, tín dụng, các
tổ chức đoàn thể, xã hội, nghề nghiệp theo chương trình, đề án, dự án phát triểnkinh tế - xã hội trên địa bàn; quan tâm đầu tư phát triển nguồn nhân lực và tạobước đột phá lớn trong công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã Sa Đéc lần thứ X nhiệm kỳ 2010
-2015 đặt ra mục tiêu tổng quát là: “Tập trung mọi nguồn lực cho đầu tư pháttriển, tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, đột phá mạnh mẽ trong lĩnh vựccông nghiệp - xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị; phát triển thươngmại - dịch vụ Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với đảm bảo an ninhchính trị, trật tự an toàn xã hội, giải quyết tốt các vấn đề xã hội và môi trường;xây dựng nếp sống văn minh đô thị thật sự hiệu quả; hoàn thành các tiêu chí đôthị loại III, phấn đấu sớm được công nhận là thành phố Xây dựng Đảng, chínhquyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong sạch, vững mạnh, tạo sự đồngthuận xã hội trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị” [15; 22]
Một số chỉ tiêu cụ thể cần đạt được đến năm 2015 là: “Tốc độ tăngtrưởng kinh tế (GDP) bình quân đạt 16%/năm, giá trị GDP đạt 4.193 tỷ đồng
Trang 34(giá cố định 1994) GDP bình quân đầu người đạt trên 80 triệu đồng/người/năm(theo giá thực tế), tương đương 3.369 USD Cơ cấu kinh tế khu vực côngnghiệp - xây dựng chiếm 48%, thương mại - dịch vụ 46%, nông nghiệp 6% Tỷ
lệ đô thị hóa đạt 80% Phấn đấu xây dựng xã Tân Khánh Đông đạt tiêu chínông thôn mới Mật độ điện thoại đạt 100 máy/100 dân, 30 thuê baointernet/100 dân 100% hộ sử dung điện lưới quốc gia Tỷ lệ tăng dân số tựnhiên 1%, các Trạm Y tế đạt chuẩn quốc gia Trẻ em dưới 5 tuổi suy dinhdưỡng còn 12% Huy động học sinh đến trường đạt: nhà trẻ 55%, mẫu giáo99%, tiểu học, trung học cơ sở 100%, trung học phổ thông 90%, thị xã đạtchuẩn phổ cập bậc trung học Có 90% hộ gia đình văn hóa, trên 80% khóm, ấp
và trên 50% xã, phường đạt chuẩn văn hóa Số người luyện tập thể dục thể thaothường xuyên đạt 45%, số gia đình thể thao đạt 35% Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn4% (theo chuẩn mới), hoàn thành chương trình nhà ở cho người nghèo Tỷ lệlao động qua đào tạo đạt trên 60%, đào tạo nghề 50% Hộ dân sử dụng nướcsạch đạt 98% Hằng năm, có trên 95% tổ chức cơ sở Đảng đạt trong sạch vữngmạnh, trên 90% đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, phấn đấu nâng tỉ lệ đảngviên đạt trên 3% so với dân số Trên 70% quần chúng trong độ tuổi tham giasinh hoạt Hội, đoàn thể; có 90% chi đoàn, chi hội, Ban Công tác Mặt trận đạtloại khá trở lên Công tác tuyển quân, tuyên sinh quân sự, xây dựng lực lượngđạt chỉ tiêu trên giao”[15; 23] “Đẩy mạnh xây dựng thế trận quốc phòng toàndân gắn chặt với thế trận an ninh nhân dân, “thế trận lòng dân” vững chắc;thường xuyên giáo dục cho cán bộ, đảng viên về tinh thần yêu nước, tự hòa dântộc, ý chí tự lực tự cường Nâng cao chất lượng huấn luyện, chất lượng dânquân tự vệ, dự bị động viên Thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội.Gắn kết chặt chẽ giữa nhiệm vụ quốc phòng - an ninh với nhiệm vụ phát triểnkinh tế - xã hội Nâng cao khả năng phòng ngừa và tấn công tội phạm của lựclượng công an, tăng cường các biện pháp nghiệp vụ, phát huy hiệu quả phongtrào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; xây dựng xã, phường lành mạnh, từng
Trang 35bước đẩy lùi tệ nạn cờ bạc, ma túy, mại dâm và giảm tai nạn giao thông Ngănchặn, xử lý không để bị động, bất ngờ đối với các hoạt động khủng bố, xâmnhập phá hoại của địch; thực hiện tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, quản lý
bí mật Nhà nước ”[15; 37]
Qua 1 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội X Đảng bộ thị xã, nhiệm kỳ
2010 - 2015, mặc dù gặp không ít khó khăn nhưng kinh tế - xã hội tiếp tục cóbước phát triển khá, quốc phòng - an ninh được giữ vững Cụ thể:
Về phát triển kinh tế:
Tổng giá trị GDP năm 2011 đạt 2.341,54 tỷ đồng (theo giá cố định năm1994), tăng 17,1% so với năm 2010, vượt 0,1% so với kế hoạch; trong đó, khuvực công nghiệp - xây dựng tăng 20,96%; khu vực thương mại - dịch vụ tăng15,12%, khu vực nông - lâm - thuỷ sản tăng 4,86%
Thu nhập GDP bình quân đầu người năm 2011 ước đạt 41,94 triệuđồng/người/năm (theo giá thực tế); tương đương 22,34 triệu đồng/người/nămhay đạt 2.022 USD/người/năm (theo giá cố định năm 1994)
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng với thế mạnh là công nghiệp xây dựng và thương mại - dịch vụ Khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm39,74%; khu vực thương mại - dịch vụ chiếm 52,3%; khu vực nông - lâm - thuỷsản chiếm 7,96%
-Mặc dù hoạt động thương mại - dịch vụ trên địa bàn thị xã trong năm ổnđịnh và tiếp tục phát triển khá; giá cả hàng hoá có biến động nhẹ do ảnh hưởng củabiến động thị trường vàng và việc tăng giá xăng, dầu, tăng lãi suất ngân hàng…;công tác niêm yết giá hàng hoá, kiểm soát thị trường, vệ sinh an toàn thực phẩmđược tập trung thực hiện tốt đã tác động tích cực đến sự tăng trưởng của ngànhthương mại, dịch vụ thị xã Hoạt động thương mại - dịch vụ trên địa bàn thị xã ổnđịnh và tiếp tục phát triển khá Ước tính tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thudịch vụ năm 2011 thực hiện được 4.823,41 tỷ đồng, đạt 104,74% kế hoạch và tăng
Trang 3622,37% so với năm 2010 Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của thị xã là thuỷ sảnchế biến đông lạnh, bánh phồng tôm vẫn duy trì nhịp độ phát triển Ước tính kimngạch xuất khẩu năm 2011 đạt 113,009 triệu USD, tăng 19,7% so với năm 2010;trong đó, mặt hàng thuỷ sản chế biến đông lạnh đạt 95,87 triệu USD, chiếm84,83% tổng giá trị xuất khẩu năm 2011 và tăng 11,66% so với năm 2010.
Công tác đăng ký kinh doanh, phát triển doanh nghiệp được thực hiện tốt;trong năm 2011, thị xã đã cấp hơn 500 giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mớicho hộ kinh doanh cá thể, với tổng vốn đăng ký kinh doanh hơn 55 tỷ đồng và
có 50 doanh nghiệp, công ty, chi nhánh các công ty, doanh nghiệp đăng ký hoạtđộng trên địa bàn thị xã, với tổng vốn đăng ký kinh doanh là 250 tỷ đồng Nângtổng số hộ kinh doanh cá thể đăng ký kinh doanh trên địa bàn thị xã là 5.355 hộ,với vốn đăng ký kinh doanh hơn 430,41 tỷ đồng và 555 doanh nghiệp, công ty
và chi nhánh công ty đang hoạt động, với vốn đăng ký kinh doanh hơn 2.524,37
tỷ đồng
Năm 2011, sản xuất nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, nhất là trongnuôi trồng thuỷ sản bị ảnh hưởng của giá cả và thị trường tiêu thụ không ổnđịnh, nhưng kinh tế nông nghiệp thị xã tiếp tục phát triển khá Tổng giá trị sảnxuất toàn ngành nông nghiệp năm 2011 đạt 391,82 tỷ đồng, đạt 105,36% kếhoạch và tăng 19,7% so với năm 2010; trong đó, tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm45,58% Về kinh tế hợp tác, trang trại có bước phát triển Trên địa bàn thị xã hiện
có 06 hợp tác xã đang hoạt động, có 17 trang trại sản xuất nông nghiệp, với vốnhoạt động là 6,41 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 93 lao động
Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt khá Năm 2011, thị xã đã thu ngân sáchđược 508 tỷ đồng; trong đó, thu ngân sách theo kế hoạch được 400,12 tỷ đồng, đạt118,81% kế hoạch; trong đó, thu thuế từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt121,81% kế hoạch, thu thuế thu nhập cá nhân đạt 165,94% kế hoạch, thu phí trước
bạ đạt 103,75% kế hoạch, thu thuế nhà đất đạt 100% kế hoạch, thu phí và lệ phí đạt
Trang 37195% kế hoạch, thu tiền thuê đất, mặt nước đạt 121,95% kế hoạch, thu tiền sử dụngđất đạt 60% kế hoạch, thu khác ngân sách đạt 214,4% kế hoạch
Thực hiện vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thị xã cũng có sự chuyển biến
tích cực, mang lại hiệu quả; một số công trình hạ tầng và cơ sở sản xuất được đưa
vào sử dụng, tăng thêm năng lực phát triển kinh tế trên địa bàn Tổng vốn đầu tưphát triển trên địa bàn thị xã trong năm 2011 đạt 2.398,79 tỷ đồng, đạt 103,93% kếhoạch và tăng 22,48% so với năm 2010 Quá trình đô thị hoá được tập trung đẩymạnh, nâng tỷ lệ đô thị hoá đến cuối năm 2011 đạt 76%
Về lĩnh vực văn hoá - xã hội:
Thị xã tiếp tục tập trung đầu tư sửa chữa cơ sở vật chất trường, lớp thêmkhang trang; đầu tư các thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy bằng giáo án điện tử.Quan tâm tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các giáo viên, cán bộquản lý ở các cấp học
Trong giáo dục và đào tạo, thị xã chú trọng giáo dục toàn diện cả kiếnthức lẫn đạo đức cho học sinh, đẩy mạnh công tác chống bạo lực trong họcđường, Năm học 2010-2011, thị xã có 100% học sinh tiểu học hoàn thànhchương trình, có 100% học sinh lớp 9 được xét tốt nghiệp bậc Trung học cơ sở,
có 92,54% học sinh lớp 12 đỗ tốt nghiệp bậc Trung học phổ thông (tăng 2,16%
so với năm học trước); đồng thời tham gia tốt các giải học sinh giỏi của Tỉnh vàQuốc gia; công tác ổn định sĩ số trong năm học được thực hiện tốt, bậc tiểu họckhông có học sinh bỏ học; riêng bậc Trung học cơ sở có 0,98% học sinh (tăng0,04% so với năm học trước) và bậc Trung học phổ thông có 2,65% học sinh bỏhọc (giảm 2,41% so với năm học trước)
Năm học 2011-2012, thị xã đã triển khai thực hiện đúng thời gian kế hoạchcủa ngành giáo dục Thị xã đã huy động 47,41% trẻ em trong độ tuổi vào nhà trẻ,99,31% trẻ em 5 tuổi vào mẫu giáo, 100% trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 và 100% họcsinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6; tính chung thị xã có 100% học
Trang 38sinh bậc tiểu học, 99,7% học sinh Trung học cơ sở và có hơn 96,7% học sinh bậcTrung học phổ thông ra lớp Tổ chức thêm 04 trường Tiểu học học bán trú học 2buổi/ngày đối với khối lớp 1
Công tác xã hội hoá giáo dục trên địa bàn cũng được quan tâm thực hiệntốt, thị xã cũng đã vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp xây dựng quỹ họcbổng cho hội khuyến học thị xã và thường xuyên hỗ trợ các học sinh nghèo,vượt khó, học giỏi
Hoạt động khoa học, công nghệ được chú trọng, thị xã đã tạo lập đượcmối liên kết với các Viện, Trường, Trung tâm, các nhà khoa học trong và ngoàiTỉnh như: Trường Đại học Cần Thơ, Viện Cây ăn quả miền Nam, về nghiêncứu, tập huấn hướng dẫn kỹ thuật sản xuất hoa kiểng, cây ăn trái cho nông dânthị xã; tập trung xây dựng thương hiệu về hoa kiểng Sa Đéc; đồng thời chuyểngiao kết quả đề tài nghiên cứu về cải tạo một số giống hoa truyền thống của thị
xã về cho nông dân thị xã triển khai thực hiện
Công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình được triển khai rộng khắp vớichất lượng, hiệu quả ngày càng nâng cao; thực hiện tốt công tác truyền thông
về dân số kế hoạch hoá gia đình trên địa bàn thị xã, nhất là thực hiện chuyênmục “Dân số - kế hoạch hoá gia đình” trên sóng phát thanh thị xã hàng tuần
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ước đạt 1%
Thị xã đã tổ chức thực hiện tốt Chương trình xây dựng gia đình Việt Nam,công tác phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn thị xã Tổ chức nhiều hoạtđộng vì trẻ em nhất là đối với các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như: tổchức thực hiện tốt tháng hành động vì trẻ em, tổ chức tặng quà cho trẻ em nghèotrong dịp Quốc tế thiếu nhi, Tết Trung thu, Tết Nguyên đán, dịp khai giảng nămhọc mới,…
Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân được quan tâm thực hiện tốt, chútrọng nhiều đến công tác y tế dự phòng, nhất là phòng bệnh sốt xuất huyết, bệnh
Trang 39tay - chân - miệng ; thường xuyên tổ chức thực hiện diệt lăng quăng, phun hoáchất phòng chống sốt xuất huyết, tăng cường công tác thông tin tuyên truyềnphòng bệnh sốt xuất huyết và kiểm tra công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thựcphẩm ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn,… Thị xã đã tăng cường đầu
tư trang thiết bị y tế, đầu tư nâng cấp theo hướng đạt chuẩn quốc gia về y tế xã; tỷ
lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng miễn dịch đầy đủ đạt 100%, tỷ lệ trẻ emdưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng còn 12,94%, bình quân 10.000 dân có 10,8 bác sĩ
và 49 giường bệnh
Công tác giải quyết việc làm, giảm hộ nghèo, chăm lo người nghèo đượcquan tâm tốt hơn Năm 2011, thị xã đã tổ chức đào tạo nghề 4.424 lao động, đạt110,6% kế hoạch; giải quyết việc làm 4.149 lao động, đạt 118,5% kế hoạch
Thị xã đã tổ chức thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm lo, hỗ trợđời sống cho gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng; nhất là trongcác dịp Tết Nguyên đán, kỷ niệm ngày Thương binh Liệt sĩ, thị xã đã tổ chứchọp mặt, tổ chức đoàn đến thăm và tặng quà cho gia đình chính sách Đưa thânnhân gia đình chính sách đi viếng Nghĩa trang Liệt sĩ thị xã và các Nghĩa trangLiệt sĩ trong tỉnh Đồng thời đưa các đối tượng chính sách đi tham quan, nghĩmát tại Vũng Tàu, Đà Lạt, Phú Quốc…
Công tác giảm nghèo được quan tâm thực hiện Đến cuối năm 2011, thị
xã còn 5,86% hộ nghèo, giảm 1% hộ nghèo so với năm 2010 Thực hiện trợ cấpbảo trợ xã hội hàng tháng cho hơn 1.200 người Vận động mạnh thường quân hỗtrợ kinh phí xây dựng 39 căn nhà tình thương và sửa chữa 09 căn nhà ở cho hộnghèo, với tổng kinh phí thực hiện hơn 763 triệu đồng Đồng thời, thông quaHội Chữ thập đỏ và các đoàn thể thị xã thực hiện các hoạt động hỗ trợ xã hội,với tổng kinh phí gần 06 tỷ đồng Công tác chăm lo “Tết cho người nghèo”, trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn,… được các ngành thị xã và các xã, phường
Trang 40quan tâm thực hiện tốt Tập trung xây dựng hoàn thành 22 căn nhà ở cho hộnghèo theo Quyết định số 167/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Các hoạt động thông tin, tuyên truyền ngày càng được tăng cường, kịp thờiphản ánh được tâm tư, nguyện vọng của người dân, cũng như đưa các chủ trương,chính sách, pháp luật của nhà nước đi vào cuộc sống Trong năm 2011, thị xã tậptrung thông tin, tuyên truyền về các sự kiện chính trị của địa phương, tuyên truyềnnhững thành tựu về kinh tế - xã hội của đất nước, của tỉnh và của thị xã…; về “Họctập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, về cuộc vận động “Người ViệtNam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, về xây dựng nếp sống văn minh đô thị, về bầu
cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, vê bảo vệ môitrường, Thị xã đã tổ chức chu đáo, trọng thể các ngày lễ lớn như: ngày thành lậpĐảng 3/2, ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất đất nước 30/4, ngàysinh Chủ tịch Hồ Chí Minh…; đặc biệt thị xã đã thực hiện tốt Lễ hội giao thừa vàbắn pháo hoa Mừng Xuân năm 2011 phục vụ cho hơn 40.000 người dân trongvùng đến xem
Các hoạt động văn hoá, văn nghệ và thể thao diễn ra sôi nổi, rộng khắpvới nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn, nhất là trong dịp mừng Đảng, mừngXuân và phục vụ các sự kiện lớn, tạo không khí thi đua trong đời sống laođộng sản xuất, học tập của các tầng lớp nhân dân thị xã
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” phát triển đềukhắp trong thị xã Công tác xây dựng gia đình, khóm ấp văn hóa tiếp tục thựchiện với chất lượng ngày càng được nâng lên Năm 2011, toàn thị xã có 100%
hộ dân đăng ký xây dựng gia đình văn hoá, trong đó có 93,7% hộ đạt tiêu chuẩngia đình văn hóa; có 27 khóm, ấp đạt tiêu chuẩn khóm, ấp văn hoá và có 04 xã,phường đạt chuẩn văn hoá Công tác kiểm tra hoạt động kinh doanh trên lĩnhvực văn hoá, các điểm vui chơi, giải trí,… được tăng cường, thường xuyên kiểmtra đảm bảo môi trường văn hoá thị xã được lành mạnh Công tác trùng tu, tôn