TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN VĂN QUYẾT
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TINH THẦNCỦA CÔNG NHÂN TẠI KHU CHẾ XUẤT TÂN THUẬN QUẬN
7 TP HCM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
TP HỒ CHÍ MINH - 2012
Trang 2BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN VĂN QUYẾT
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TINH THẦNCỦA CÔNG NHÂN TẠI KHU CHẾ XUẤT TÂN THUẬN QUẬN
7 TP HCM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNGDẠY MÔN GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
Mã số: 60.14.10
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS NGUYỄN LƯƠNG BẰNG
Trang 3TP HỒ CHÍ MINH - 2012LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành công trình nghiên cứu này, trước hết tôi xin chân thành cảm ơn quýthầy cô trường đại học Vinh đã giảng dạy tận tình, tạo điều kiện để giúp tôi hoàn thànhcác tín chỉ trong chương trình đào tạo Và đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thànhvà sâu sắc nhất tới PGS TS Nguyễn Lương Bằng, người đã dõi theo và hướng dẫn tậntình, chu đáo trong quá tình tôi thực hiện nghiên cứu, hoàn thành công trình này Nhânđây, tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban quản lý KCX Tân Thuận, anh chị em côngnhân và ban lãnh đạo các doanh nghiệp trong KCX Tân Thuận, quận 7 TP Hồ ChíMinh đã tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành công trình này!
Tác giả luận văn
NGUYỄN VĂN QUYẾT
Trang 4MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1NỘI DUNG 9
CHƯƠNG I: Cơ sở lý luận về hoạt động văn hóa tinh thần của giai cấp công
nhân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 91.1 Khái niệm chung về văn hóa tinh thần và hoạt động văn hóa tinh thần 91.1.1 Khái niệm văn hóa tinh thần 91.1.2 Quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí
Minh, của Đảng về hoạt động văn hóa tinh thần ……… 14
1.2 Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần cho giai cấp công nhân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay ……… 22
1.2.1 Nội dung hoạt động văn hóa tinh thần của công nhân Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay ……… 22
1.2.2 Vai trò của hoạt động văn hóa tinh thần của công nhân trong giai đoạn hiện
nay……… 32 CHƯƠNG II: Thực trạng về hoạt động văn hóa tinh thần của công nhân tại
khu chế xuất Tân Thuận, thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay……… 37
2.1 Quá trình hình thành và phát triển khu chế xuất Tân Thuận Thành phố HồChí Minh ……… 37
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển khu chế xuất Tân Thuận, Thành phố Hồ Chí
Minh ……… 372.1.2 Đặc điểm của công nhân trong khu chế xuất Tân Thuận ………43
Trang 52.2 Thực trạng hoạt động văn hóa tinh thần của công nhân KCX Tân Thuậntrong giai đoạn hiện nay ……… 46
2.2.1 Thực trạng về đời sống vật chât, môi trường ăn ở, sinh hoạt, làm việc và đi lại
của công nhân KCX Tân Thuận ……… ……… 47
2.2.2 Về trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ của công nhân KCX Tân Thuận
……… 53
2.2.3 Về giáo dục ý thức chính trị, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước cho công nhân KCX Tân Thuận ……… 54
2.2.4 Về sinh hoạt văn hóa gia đình, hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao
của công nhân KCX Tân Thuận ……… 56
2.2.5 Về hoạt động tín ngưỡng tôn giáo ……… 632.3 Nguyên nhân của thực trạng hoạt động văn hóa tinh thần của công nhântrong KCX Tân Thuận còn ở mức thấp như hiện nay
2.3.1 Nguyên nhân khách quan ……… 672.3.2 Nguyên nhân chủ quan ……… 70
CHƯƠNG III
Phương hướng và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa tinhthần cho công nhân tại khu chế xuất Tân thuận quận 7, Tp Hồ Chí Minh tronggiai đoạn hiện nay ……… 73
3.1 Phương hướng nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa tinh thần của côngnhân khu chế xuất Tân Thuận trong giai đoạn hiện nay ……… 73
3.2Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa tinh thần của côngnhân tại khu chế xuất Tân Thuận ……… 80
Trang 6KẾT LUẬN ……… 96DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ……… 99
A MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Văn hóa tinh thần là một bộ phận tất yếu hợp thành chỉnh thể đời sống xã hội,
đồng thời là thước đo quan trọng của sự phát triển xã hội Cùng với đời sống vật chất,việc đảm bảo và không ngừng nâng cao đời sống văn hóa tinh thần là một trong nhữngmục tiêu quan trọng của chủ nghĩa xã hội vì nó đem lại hạnh phúc, sự phát triển toàndiện cho con người.
Trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,Thành phố Hồ Chí Minh luôn là một địa phương đi đầu của cả nước trong việc thựchiện những mô hình, phương thức sản xuất rất hiệu quả, nhất là trong lĩnh vực sảnxuất và dịch vụ công nghiệp Nơi đây quá trình mở cửa, thu hút nguồn lực đầu tư nướcngoài diễn ra mạnh mẽ với quy mô lớn để hình thành nên những khu công nghiệp, khuchế xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao Sự hình thành các khu công nghiệp, khu chếxuất ngày càng thu hút một lượng lớn công nhân từ nhiều vùng khác nhau đến làmviệc và sinh sống Bên cạnh việc đảm bảo công ăn việc làm, ổn định đời sống vật chất,việc xây dựng và không ngừng nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân làrất quan trọng cần được quan tâm thường xuyên Với chủ trương xây dựng nền vănhóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâmđến đời sống văn hóa tinh thần của công nhân, người lao động Đảng ta xác định vănhóa vừa là động lực phát triển, vừa là nền tảng tinh thần của sự phát triển xã hội.Trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa, phát triển đất nước theo định hướng xãhội chủ nghĩa hiện nay, giai cấp công nhân Việt Nam không chỉ là lực lượng sản xuấthàng đầu, chủ yếu của quá trình đó mà còn là lực lượng giữ vai trò lãnh đạo cách
Trang 7mạng Do vậy, phát triển mạnh mẽ và toàn diện giai cấp công nhân Việt Nam nóichung và công nhân Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng trong giai đoạn hiện nay là mộtyêu cầu cấp bách không chỉ đối với quá trình phát triển đi lên của đất nước mà còn làđiều kiện tiên quyết để giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình pháttriển đất nước Điều đó được thể hiện rõ trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu BanChấp hành Trung ương Đảng khóa X về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân ViệtNam trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: “Không ngừngnâng cao đời sống vật chất, tinh thần của công nhân, quan tâm giải quyết kịp thờinhững vấn đề bức xúc, cấp bách của giai cấp công nhân”
Quán triệt Nghị quyết lần thứ sáu (khóa X), nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất,cụm công nghiệp đã triển khai đến từng đơn vị sản xuất kinh doanh và tìm ra nhiềucách thức, giải pháp nhằm nâng cao không chỉ đời sống vật chất mà còn nâng cao hiệuquả hoạt động văn hóa tinh thần cho công nhân nhằm phát triển giai cấp công nhânmột cách toàn diện Ý thức chăm lo đời sống văn hóa tinh thần của các đơn vị, cácdoanh nghiệp có những chuyển biến tích cực hơn làm cho đời sống văn hóa tinh thầncủa công nhân phần nào được cải thiện Nhiều đơn vị, doanh nghiệp, trong đó cónhững doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) đã chú trọng hơn đến việc xây dựng môitrường làm việc sạch đẹp, quan tâm hơn đến đời sống văn hóa tinh thần người laođộng Tuy nhiên, về thực chất còn nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm côngnghiệp chưa quan tâm đúng mức đến đời sống văn hóa tinh thần của công nhân theoquan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng Đời sống của công nhân chưatương xứng với sự đóng góp đó của họ, nhất là đời sống văn hóa tinh thần Đa phầncông nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất sống tách biệt bởi các khu nhà trọvới hoạt động văn hóa tinh thần đơn điệu, nghèo nàn Ngoài giờ làm việc, đa số côngnhân không có hình thức vui chơi giải trí nào Một phần bởi họ cách xa trung tâm,thiếu các thiết chế văn hóa phục vụ cho hoạt động văn hóa tinh thần của công nhân,chưa có sự quan tâm đồng bộ, sâu sát của chính quyền địa phương, các tổ chức chínhtrị - xã hội của công nhân và chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền, giáo
Trang 8dục những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về văn hóa tinh thần vàchăm lo đến hoạt động văn hóa tinh thần của công nhân Hơn nữa những nơi vui chơi,dịch vụ giải trí lại quá xa xỉ với đồng lương eo hẹp của họ
Sau những năm thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế của thành phố Hồ ChíMinh đi vào ổn định và đạt tốc độ phát triển cao, trở thành một trong những trung tâmkinh tế trọng điểm đứng đầu đất nước Trong sự phát triển đi lên của thành phố cócông lao không nhỏ thuộc về công nhân các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địabàn thành phố Hồ Chí Minh Nhưng sự tiến bộ về đời sống văn hóa tinh thần của côngnhân mới chỉ bước đầu, chưa thực sự tương xứng với điều kiên và vị thế của một thànhphố công nghiệp Những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng, nâng cao hiệu quảhoạt động văn hóa tinh thần cho công nhân khu công nghiệp, khu chế xuất đang đượcđặt ra, đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu, tìm ra những giải pháp để nâng cao đời sốngtinh thần cho công nhân Với mong muốn có những đánh giá sát thực về thực trạnghoạt động văn hóa tinh thần của công nhân tại khu chế xuất Tân Thuận, Thành phố HồChí Minh từ đó đưa ra những giải pháp góp phần cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạtđộng văn hóa tinh thần của công nhân khu công nghiệp ở thành phố HCM nói chung
và khu chế xuất Tân thuận nói riêng, chúng tôi chọn vấn đề “Nâng cao hiệu quả hoạt
động văn hóa tinh thần của công nhân tại khu chế xuất Tân Thuân quân 7 Thànhphố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay” để làm đề tài nghiên cứu.
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu.
Trong công cuộc đổi mới đất nước, thực hiện CNH - HĐH hiện nay, hoạt động vănhóa tinh thần của giai cấp công nhân đang trở thành một trong những vấn đề bức xúccủa xã hội, đặc biệt là khi Nghị quyết số 20 – NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ươngĐảng tại Hội nghị lần thứ 6 về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kìđẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thì vấn đề này lại ngày càng được nhiều tạpchí, hội thảo, nhiều nhà nghiên cứu, nhà chuyên môn đi sâu khảo sát, nghiên cứu với
Trang 9nhiều hình thức và cấp độ khác nhau Rất nhiều các bài viết đánh giá thực trạng đờisống văn hóa tinh thần của giai cấp công nhân
Đời sống văn hóa tinh thần của công nhân ở các khu chế xuất, khu côngnghiệp là vấn đề đã được nêu trong một số hội thảo khoa học, như hội thảo do Ủy banNhân dân tỉnh Bình Dương kết hợp với tạp chí Cộng sản tổ chức vào tháng 12 năm
2006 với chủ đề “Thực trạng đời sống công nhân vùng kinh tế trọng điểm phía Namvà vấn đề đặt ra” Tại hội thảo này, các nhà khoa học đã trình bày rất nhiều tham luận
bàn về đời sống văn hóa tinh thần của công nhân tại các khu công nghiệp, khu chếxuất trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Các hội thảo khoa học không chỉ tập trung đánh giá thực trạng đời sống văn hóatinh thần của công nhân lao động mà còn hướng tới việc tìm ra các giải pháp, đề xuấtvới Đảng, Chính phủ hướng giải quyết những vấn đề bức xúc về đời sống văn hóa tinh
thần công nhân các khu công nghiệp, như hội thảo “Chăm lo đời sống vật chất và tinhthần cho người lao động tại các khu công nghiệp” do Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung
ương, Tổng Liên đoàn Lao động và Bộ Văn hóa - Thông tin phối hợp tổ chức vào
ngày 27 tháng 2 năm 2006 Hội thảo góp ý “Dự án xây dựng đời sống văn hóa côngnhân lao động ở các khu công nghiệp đến năm 2015” được tổ chức ngày 13-11-2008,
tại Thành phố Hồ Chí Minh do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng phối hợp thựchiện với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Hội thảo nêu ra yêu cầu cấp thiết hiệnnay phải thực hiện cơ chế, chính sách phù hợp nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinhthần cho đội ngũ công nhân lao động Việc xây dựng đề án sẽ làm căn cứ để địnhhướng, hoạch định chính sách cho hoạt động xây dựng đời sống văn hóa công nhânlao động ở các khu công nghiệp, khu chế xuất đạt hiệu quả cao nhất, thiết thực nhất Đề án xây dựng đời sống văn hóa công nhân ở các khu công nghiệp đến năm2015, định hướng đến năm 2020 Ban hành cùng Quyết định số 1780/QĐ-TT ngày 13tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ Với quan điểm xây dựng và phát triểnhệ thống thiết chế văn hóa, thể thao, tạo điều kiện để công nhân các khu công nghiệp
Trang 10tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao là nhiệm vụ trọng tâm then chốt trong xâydựng đời sống văn hóa của công nhân trong các khu công nghiệp Huy động cácnguồn lực tham gia xây dựng đời sống văn hóa cho công nhân, trách nhiệm xã hội củacác doanh nghiệp, các đoàn thể, tổ chức
Đời sống văn hóa tinh thần của công nhân ở các khu công nghiệp là một đề tàinhận được rất nhiều sự quan tâm của các báo, tạp chí, các trang web Tạp chí Cộng
sản số phát hành 102 năm 2006 có đăng bài “Về đời sống văn hóa tinh thần của ngườilao động trong các khu chế xuất, khu công nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh” của
Thạc sĩ Trần Quang Thái Bài viết đã chỉ rõ vai trò quan trọng của các khu chế xuất,khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế đất nước, phản ánh sự mâu thuẫn giữatăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa tinh thần cho công nhân hiện nay Cũng trêntạp chí Cộng sản số 126 năm 2006, Giáo sư, Tiến sĩ Trương Giang Long đã viết bài
“Một số giải pháp nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân ở các khu côngnghiệp, khu chế xuất” Bài viết đã phản ánh tình hình bức xúc về đời sống văn hóa
tinh thần của công nhân, đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao đời sống vănhóa tinh thần của người lao động
Tham luận “Cải thiện đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân vùng kinh tếtrọng điểm phía Nam” của Tiến sĩ Trần Hùng, đăng trên trang Web của Đảng Cộng
sản Việt Nam ngày 25/07/2008, đã khái quát một số nét cơ bản về tình trạng “đói vănhóa” trong công nhân hiện nay.
Bên cạnh việc tổ chức các hội thảo khoa học, các tổ chức, đơn vị, các ban ngành,đoàn thể, các cơ quan chức năng cũng như các cá nhân đã tổ chức các chuyến khảo sátthực tế nhằm nắm bắt một cách chân thực về bức tranh toàn cảnh hoạt động văn hóatinh thần của công nhân các khu công nghiệp, khu chế xuất
Liên quan đến vấn đề xây dựng và phát triển văn hóa tinh thần trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội, TS Nguyễn Lương Bằng đã có công trình nghiên cứu : “Vănhoá Việt Nam - truyền thống và hiện đại, ( Nxb Văn hóa) Công trình nghiên cứu về
Trang 11mối quan hệ giữa văn hóa truyền thống và hiện đại trong quá trình phát triển văn hóacủa Việt Nam, những vấn đề xây dựng và phát triển văn hóa trong thời kỳ quá độ lênchủ nghĩa xã hội, tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Công trình nghiên cứu “Xây dựng và phát triển văn hóa giai cấp công nhân trongquá trình hội nhập quốc tế” của Tiến sĩ Lê Thanh Hà, tác giả đã nghiên cứu đánh giá
thực trạng đời sống văn hóa của công nhân Việt Nam hiện nay trên các góc độ như:trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng làm việc; nhận thức chính trị xã hội của côngnhân; vai trò của tổ chức công đoàn trong việc xây dựng đời sống văn hóa cho côngnhân; các hoạt động phục vụ đời sống văn hóa tinh thần của công nhân; các yếu tố tácđộng đến hoạt động và thực trạng hoạt động văn hóa tinh thần của công nhân ở trọ; tácđộng của hội nhập kinh tế quốc tế đối với đời sống văn hóa của công nhân… từ đó đềra các giải pháp xây dựng và phát triển đời sống văn hóa công nhân trong quá trìnhhội nhập kinh tế quốc tế.
Công trình nghiên cứu khoa học “Đời sống văn hóa tinh thần của công nhân ởcác khu chế xuất, khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh” của Tiến sĩ Phạm Đình
Nghiệm là kết quả của quá trình khảo nghiệm thực tế về đời sống văn hóa tinh thầncủa công nhân ở các khu chế xuất, khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ ChíMinh Đề tài đã phản ánh sát thực sinh hoạt văn hóa, tinh thần của công nhân ở cáckhu chế xuất, khu công nghiệp tại thành phố, khảo sát hoạt động của các tổ chức Đảngvà đoàn thể trong các doanh nghiệp ở các khu chế xuất, khu công nghiệp tại đây Đềtài cũng nghiên cứu các chính sách và hoạt động của các cấp chính quyền thành phốđối với vấn đề xây dựng đời sống văn hóa tinh thần, từ đó đề xuất các giải pháp đểnâng cao đời sống văn hóa tinh thần của công nhân ở các khu chế xuất, khu côngnghiệp trên địa bàn.
Đời sống văn hóa tinh thần của công nhân đang có xu hướng ngày càng nghèonàn, đơn điệu, nhàm chán Không dừng lại ở đó, tham luận cũng chỉ ra một số nguyên
Trang 12nhân cơ bản nhất dẫn đến thực trạng trên và từ đó, đề ra một số giải pháp nhằm nângcao đời sống văn hóa tinh thần công nhân ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Cho đến nay chưa có một công trình, đề tài nào nghiên cứu về “nâng cao hiệu
quả hoạt động văn hóa tinh thần của công nhân tại khu khu chế xuất Tân Thuận,quận 7 thành phố Hồ Chí Minh” vì vậy chúng tôi chọn vấn đề này làm nội dung
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu.
Để thực hiện mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất: Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung về hoạt động văn hóa tinh
thần của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay.
Thứ hai, khảo sát thực trạng đời sống văn hóa tinh thần của công nhân khu chế
xuất Tân Thuận thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay
Thứ ba, kiến nghị một số phương hướng và giải pháp để cải thiện và nâng cao
hiệu quả hoạt động văn hóa tinh thần của công nhân tại khu chế xuất Tân Thuận nóiriêng và giai cấp công nhân nói chung
ở khu chế xuất Tân Thuận quận 7 thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay
4 Đối tượng nghiên cứu
Trang 13Hoạt động văn hóa tinh thần của công nhân tại khu chê xuất Tân Thuận quận 7
thành phố HCM trong giai đoạn hiện nay.
5 Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận là chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử5.1 Nghiên cứu lý luận
Phương pháp logic lịch sử, phương pháp thống kê toán học, hệ thống số liệu,phương pháp phân tích, tổng hợp so sánh đối chiếu
5.2 Nghiên cứu thực tiển
Phương pháp điều tra xã hội học, khảo sát, phỏng vấn
6 Giới hạn nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu hoạt động văn hóa tinh thần của công nhân
7 Những đóng góp của luận văn
7.1 Tính khoa học
Đề tài góp thêm ý kiến xung quanh những vấn đề lý luận về hoạt động văn hóatinh thần và xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của giai cấp công nhân trong thời kìquá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội.
7.2 Về giá trị thực tiễn
Luận văn đánh giá hiệu về quả hoạt động văn hóa tinh thần của công nhân khuchế xuất Tân Thuận nói riêng và giai cấp công nhân ở thành phố Hồ Chí Minh và ởViệt Nam nói chung; từ đó đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt độngvăn hóa tinh thần của công nhân khu chế xuất Tân Thuận Luận văn có thể dùng làmtư liệu tham khảo cho các cơ quan chức năng trong việc hoạch định các chủ trương,chính sách, biện pháp xây dựng và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của giai cấpcông nhân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
8 Cấu trúc luận văn
Trang 14Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, mục lục, luận vănđược kết cấu thành 3 chương, 7 tiết
B NỘI DUNGCHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA GIAI CẤPCÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1.1 Khái niệm chung về văn hóa tinh thần và hoạt động văn hóa tinh thần1.1.1 khái niệm văn hóa tinh thần.
Thuật ngữ văn hóa xuất hiện khá sớm trong lịch sử xã hội loài người Về mặt từngữ, ở Phương Tây văn hóa bắt nguồn từ chữ latinh colere và sau này là cultura.Nghĩa đen của từ này là cày cấy, gieo trồng, còn nghĩa bóng hiểu rộng ra là sự hoànthiện, vun trồng tinh thần trí tuệ con người Còn ở Phương Đông từ văn hóa xuất hiệntừ thời tây Hán ở Trung Quốc khoảng 206 TCN, văn được hiểu là lời hay ý đẹp, là lễđộ, phong tục, đạo đức, thể hiện trong quan hệ giữa con người với con người Còn hóalà sự dạy dỗ làm cho tư chất của con người đẹp đẽ hơn Do đó văn hóa ở đây đượchiểu như là sự giáo hóa, dùng văn để giáo hóa người.
Thời kỳ trung đại, văn hóa trở thành vấn đề nghiên cứu của khoa học xã hội vànhân văn, việc định nghĩa văn hóa trở nên phức tạp hơn nhiều Đã có hàng trăm bàiviết, công trình nghiên cứu bàn luận hay định nghĩa về văn hóa, nhưng cho đến nay,khoa học nghiên cứu về văn hóa trong nước cũng như trên thế giới vẫn chưa thống
Trang 15nhất được một khái niệm chung nhất Các nhà khoa học, tác giả của những công trìnhnghiên cứu, khi trả lời câu hỏi văn hóa là gì đã đưa ra một khái niệm riêng cho mìnhvề văn hóa với những hướng tiếp cận khác nhau Không những thế mỗi thể chế chínhtrị, mỗi quốc gia, mỗi ngành khoa học xã hội nhân văn cũng có mỗi khái niệm riêngbiệt Nhiều nhà khoa học đã thống kê các khái niệm văn hóa Năm 1952, hai nhà nhânhọc người Mỹ là A L Kreber và K Klaxon đã thu thập được 164 cách định nghĩakhác nhau về văn hóa Tại hội nghị về văn hóa của tổ chức UNESCO tại Mêhicô1982, người ta cũng đưa ra khoảng 200 định nghĩa về văn hóa Khái quát các cáchđịnh nghĩa khác nhau về văn hóa, giáo sư Hoàng Vinh đã phân loại ra 12 nhóm địnhnghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi nhóm nhấn mạnh khía cạnh khác nhau về văn hóanhư: định nghĩa mang tính chất miêu tả; định nghĩa mang tính chất lịch sử; định nghĩanhấn mạnh vào nếp sống xã hội; định nghĩa nhấn mạnh vào sự thích ứng của conngười với môi trường tự nhiên; định nghĩa nhấn mạnh vào phương thức ứng xử; địnhnghĩa nhấn mạnh vào khía cạnh tư tưởng của văn hóa; định nghĩa nhấn mạnh vàophương diện giá trị của văn hóa; định nghĩa nhấn mạnh vào hoạt động sáng tạo tronglịch sử nhằm hình thành nên hệ thống giá trị xã hội… Và hiện nay thì số lượng kháiniệm văn hóa ngày càng tăng Lý giải điều này có lẽ vì văn hóa là một hiện tượng trừutượng là cả một khối gồm nhiều khái niệm, hầu như không thể bản thể hóa chúngđược Do tính phức tạp như vậy, nên chúng ta có thể coi văn hóa là một hệ thốngnhững khái niệm văn hóa, hoặc những thành tố của văn hóa được tách riêng và hệthống hóa; nên “có bao nhiêu nhà văn hóa học lớn thì cũng có bấy nhiêu lý luận vềvăn hóa, mỗi khuynh hướng văn hóa học độc đáo đều quy định cách tiếp cận và đốitượng của mình” [ 53, 66] Từ hệ thống lý luận về văn hóa đó, chúng ta sẽ tìm hiểumột số khái niệm về văn hóa của các tổ chức, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.Tại Hội nghị quốc tế về văn hóa do UNESCO tổ chức năm 1982 Các nhà thamluận đã đưa ra hơn 200 định nghĩa khác nhau về văn hóa, và cuối cùng hội nghị thốngnhất một định nghĩa như sau: “Trong ý nghĩa rộng nhất, văn hóa là tổng thể những nétriêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã
Trang 16hội hay của một nhóm người trong xã hội Văn hóa bao gồm nghệ thuật và vănchương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giátrị, những tập tục và tín ngưỡng” Trong khái niệm trên vừa nói đến văn hóa vật chấtvà văn hóa tinh thần, vừa nói đến những nét riêng biệt về văn hóa của một xã hội haycủa một nhóm người trong xã hội, bản sắc văn hóa riêng của một dân tộc Cũng có ýkiến cho rằng: “Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát sống động mọi mặtcủa cuộc sống (của mỗi cá nhân và cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ cũng nhưtrong hiện tai, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành nên một hệ thống giá trị, truyềnthống, thẩm mỹ và lối sống, và dựa trên đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng củamình” [50, 23] Đây là khái niệm được đưa ra trong bối cảnh thế giới còn có sự phânbiệt văn hóa dân tộc lớn, dân tộc nhỏ, văn hóa dân tộc này cao, dân tộc kia thấp, vănhóa dân tộc này văn minh, dân tộc kia lạc hậu Khái niệm này có ý nghĩa chính trị rấtlớn về việc khẳng định mỗi một dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng.
Năm 1940 Chủ tịch Hồ Chí Minh viết “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích củacuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, phápluật, khoa học tôn giáo, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn,mặc, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức làvăn hóa, văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện củanó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏicủa sự sinh tồn” [ 29, 431].
Ở quan niệm trên, Hồ Chí Minh đã xuất phát từ phạm trù sinh tồn để kiến giảiphạm trù văn hóa, coi phạm trù văn hóa là kết quả tổng hợp của của mọi phương thứcsản xuất và sinh hoạt của loài người thích ứng với những nhu cầu của đời sống và đòihỏi của sự sinh tồn Hồ Chí Minh nêu lên một số sản phẩm do con người sáng tạo ra,trong đó có văn hóa vật thể (những công cụ sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở…) vàvăn hóa phi vật thể (ngôn ngữ, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệthuật…) Như vậy, văn hóa được hiểu theo nghĩa rộng nhất, bao gồm toàn bộ những
Trang 17giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, văn hóa là động lực giúp conngười sinh tồn, văn hóa là mục đích cuộc sống loài người, xây dựng văn hóa phải toàndiện.
Khái niệm “ văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần docon người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tácgiữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” [ 47, 10] Theo đó văn hóa cũngđược tiếp cận theo nghĩa rộng nhất bao gồm những giá trị vật chất và giá trị tinh thần,văn hóa được hình thành từ khi con người biết sáng tạo, nghĩa là hình thành cùng vớisự hình thành và phát triển của xã hội loài người, vừa mang tính kế thừa vừa mangtính khái quát.
Như vậy, các khái niệm của các học giả được nêu ở trên, tuy tiếp cận khái niệmvăn hóa ở những góc độ khác nhau, nhưng các khái niệm mà các tác giả đưa ra đềuthống nhất ở chổ văn hóa là cái đặc hữu của con người, do con người và vì cuộc sốngcon người Con người sáng tạo ra những giá trị văn hóa đồng thời con người lớn lênvới những giá trị văn hóa của mình, văn hóa phải là những cái mang giá trị cao đẹp,tính nhân văn, đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của con người và xã hội trongtừng giai đoạn lịch sử nhất định, và được biểu hiện thông qua mối quan hệ của conngười trong xã hội Chính văn hóa “đem lại cho con người khả năng suy xét về bảnthân, chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành sinh vật đặc biệt, nhân bản có lý tính,có óc phê phán và dấn thân một cách có đạo lý Chính nhờ có văn hóa mà con ngườitự thể hiện, tự ý thức được bản thân mình” [ 27, 11] Những cái do con người sáng tạora nhưng không mang những giá trị cao đẹp, không có tính nhân văn, không phục vụlợi ích của con người và sự phát triển của con người và xã hội thì không được xem làvăn hóa.
Tóm lại, văn hóa là sự phát huy các năng lực, bản chất tốt đẹp của con người, làsự thể hiện đầy đủ nhất chất người, nên văn hóa có mặt trong bất cứ hoạt động nào của
Trang 18con người, từ hoạt động kinh tế, chính trị và xã hội, từ cách cư xử, giao tiếp thậm chíđến cả những suy tư thầm kín của mỗi cá nhân.
Trên cơ sở khái quát, phân tích những đặc điểm chung về văn hóa trong các khái
niệm trên, có thể khái quát lại; văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thầndo con người sáng tạo ra trong quá trình hoạt động thực tiễn lịch sử - xã hội, phảnánh trình độ phát triển của xã hội loài người.
Với cách tiếp cận văn hóa theo kiểu rộng nhất, văn hóa là toàn bộ giá trị vật chấtvà giá trị tinh thần do con người sáng tạo ra bằng lao động của mình, để từ đó phân ravăn hóa vật chất và văn hóa tinh thần Tuy nhiên, sự phân biệt giữa văn hóa vật chấtvà văn hóa tinh thần chỉ có ý nghĩa tương đối bởi không có giá trị vật chất nào khôngbao hàm trong nó các giá trị tinh thần, cũng như không có giá trị tinh thần nào tồn tạingoài những hình thức vật chất của nó Việc phân chia thành văn hóa vật chất và vănhóa tinh thần là căn cứ vào hai lĩnh vực cơ bản và chủ yếu nhất của đời sống conngười; hoạt động sản xuất vật chất và hoạt động sản xuất tinh thần Hoạt động sảnxuất vật chất tạo ra của cải vật chất, thõa mãn nhu cầu vật chất như ăn, ở, mặc, đi lại…của con người Hoạt động tinh thần nhằm tạo ra các sản phẩm tinh thần như tác phẩmvăn học nghệ thuật, tôn giáo, tín ngưỡng… nhằm thõa mãn nhu cầu tinh thần của conngười Tuy nhiên để phù hợp với góc độ tiêp cần của đề tài nghiên cứu, chúng tôinhấn mạnh và làm rõ khái niệm văn hóa tinh thần.
Khi định nghĩa về văn hóa tinh thần cũng xuất hiện nhiều cách hiểu khác nhau.Từ điển triết học định nghĩa: “Văn hóa tinh thần là toàn bộ những hình thức của đờisống tinh thần của xã hội” [41, 973] Còn trong từ điển Chủ nghĩa cộng sản khoa họcở mục văn hóa cộng sản chủ nghĩa có giải thích từ “văn hóa tinh thần” bao hàm lĩnhvực sản xuất tinh thần (nhận thức, đạo đức, giáo dục và khai hóa) Với cách hiểu nhưtrên tuy đã xác định được phạm vi của văn hóa tinh thần là gắn với hoạt động tinh thầncủa xã hội, nhưng lại đồng nhất văn hóa tinh thần với hoạt động tinh thần, bỏ quaphẩm chất, giá trị trong những hoạt động đó Thực ra không phải bất cứ hiện tượng
Trang 19nào được tạo ra từ hoạt động tinh thần đều là văn hóa tinh thần Chỉ những sản phẩm,hoạt động tinh thần nào biểu hiện và thúc đẩy phát triển những năng lực và phẩm chấtcon người, hoàn thiện con người và xã hội theo hướng chân, thiện, mỹ mới đượcmang nghĩa là văn hóa tinh thần.
Theo Từ điển bách khoa văn hóa học, văn hóa tinh thần là “Toàn bộ kinh nghiệm“tinh thần” của nhân loại, các hoạt động “trí tuệ” và “tâm hồn” cùng những kết quảcủa chúng, bảo đảm xây dựng con người với tính chất những nhân cách, tác động dựatrên ý chí và sáng kiến Văn hóa tinh thần tồn tại dưới nhiều hình thái Đó là những tụclệ, chuẩn mực, khuôn mẫu ứng xử đã hình thành trong những điều kiện xã hội mangtính lịch sử cụ thể Những giá trị và lý tưởng đạo đức, tôn giáo, thẩm mỹ, xã hội, chínhtrị, hệ tư tưởng…” [1, 613]
Từ định nghĩa trên ta thấy rằng, văn hóa tinh thần không chỉ là hoạt động tinhthần mà còn đề cập đến kết quả hay giá trị của hoạt động đó trong những điều kiệnlịch sử xã hội nhất định nhằm phát triển hoàn thiện phẩm chất nhân cách của conngười, mặt khác nêu lên được những hình thức tồn tại của văn hóa tinh thần.
Như trên đã nói, việc phân chia văn hóa thành văn hóa vật chất và văn hóa tinhthần trong thực tế cũng chỉ mang tính tương đối Thực tế ta thấy rằng, có những côngtrình kiến trúc, những món ăn, trang phục… không chỉ được tạo ra nhằm thõa mãnnhu cầu vật chất của con người, mà nó còn chứa đựng những giá trị tinh thần trong đóvà nó trở thành biểu tượng văn hóa cho một quốc gia dân tộc Tuy nhiên, việc phânbiệt văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần ở một mức độ, trong một phạm vi nhất địnhlà điều có thể và cần thiết trong hoạt động nhận thức để phân biệt rõ trong từng lĩnhvực, từ đó đưa ra những kiến giải để cải thiện, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạtđộng văn hóa cho con người, xã hội.
Từ những phân tích trên có thể định nghĩa: văn hóa tinh thần là tổng thể nhữnggiá trị được nhân loại sáng tạo ra trên lĩnh vực sản xuất tinh thần trong quá trìnhhoạt động thực tiễn lịch sử - xã hội của mình, các giá trị ấy nói lên trình độ phát triển
Trang 20của lịch sử loài người về mặt chân, thiện, mỹ trong việc hình thành và phát triển nhâncách của con người và xã hội
1.1.2 Quan điểm của các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng HồChí Minh, của Đảng về hoạt động văn hóa tinh thần
C Mác và P Ăngghen trong khi nghiên cứu sự vận động và phát triển của xã hộiloài người đã khái quát toàn bộ các hình thức hoạt động của xã hội thành hai lĩnh vựchoạt động cơ bản là hoạt động sản xuất vật chất và hoạt động sản xuất tinh thần Hoạtđộng văn hóa tinh thần là tất cả nội dung và cách thức, hình thức sáng tạo ra các giá trịtinh thần, và hoạt động văn hóa tinh thần làm cho các giá trị đó thấm sâu vào từng conngười, vào mọi hoạt động của con người và xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụvà phát triển của con người trong điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, vì sự phát triểncủa con người và cộng đồng.
Trong nhiều tác phẩm của mình, C Mác đã bàn đến bản chất của con người trongcác hoạt động sống của họ như là những tiền đề đầu tiên của sự tồn tại và sáng tạo củacon người Ông viết “cuộc sống là gì nếu không phải là hoạt động sống” [8, 233] Và
hoạt động sống đó là hoạt động “nhào nặn vật chất theo quy luật của cái đẹp” bằng
lao động sáng tạo và tri thức của mình, kết tinh những giá trị tinh thần của nó Nhưvậy đề cập đến hoạt động văn hóa tinh thần là nói đến hoạt động của con người trênlĩnh vực tinh thần Hoạt động đó bao gồm các khâu: sản xuất, trao đổi và tiêu dùnghưởng thụ các giá trị tinh thần diễn ra trên các lĩnh vực: tư tưởng, nghệ thuật, khoahọc, giáo dục, tín ngưỡng tôn giáo… Hoạt động văn hóa tinh thần không phải là mộtcơ cấu tĩnh tại, một hệ thống đóng kín, nằm im của những giá trị riêng biệt, mà là tổngthể đang vận động của các giá trị tinh thần được thực hiện và thể hiện thông qua hoạtđộng của con người trên các lĩnh vực khác nhau của sự sản xuất, trao đổi và tiêu dùngcác giá trị tinh thần Như vậy, hoạt động văn hóa tinh thần của con người và xã hội làhết sức đa dạng và phong phú, không ngừng phát triển, lan rộng diễn ra trên tất cả cáclĩnh vực của đời sống tinh thần của xã hội Diễn ra trong sự vận động tương tác giữa
Trang 21các khâu: nhu cầu, sản xuất, trao đổi và tiêu dùng các giá trị tinh thần Nhu cầu về giátrị tinh thần là hưởng thụ và sáng tạo ra các giá trị tinh thần Sản xuất tinh thần là sựtìm tòi, phát hiện sáng tạo ra các giá trị chân, thiện, mỹ đáp ứng nhu cầu về tinh thầncủa con người và xã hội Sự trao đổi các giá trị tinh thần là sự trao đổi qua lại các sảnphẩm của hoạt động sản xuất tinh thần, sự thâm nhập và ảnh hưởng lẫn nhau của cácnền văn hóa Tiêu dùng giá trị tinh thần là quá trình con người lựa chọn, tiếp thu vàcảm thụ các giá trị tinh thần Giữa các bộ phận cấu thành của hoạt động văn hóa tinhthần có mối quan hệ biện chứng với nhau.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về hoạt động văn hóa tinh thần là kim chỉ nam để Đảng tađề ra các chính sách, chiến lược phát triển văn hóa trong những thời kỳ khác nhau củacông cuộc xây dựng đất nước Những quan điểm và hoạt động văn hóa của người cũnggóp phần cho sự tiến bộ và phát triển của nền văn minh nhân loại Nghị quyết củaUNESCO về kỷ niệm 100 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định “Sựđóng góp của Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, nghệ thuật là kết tinhtruyền thống hàng ngàn năm của nhân dân Việt Nam, và những tư tưởng của Người làhiện thân của các dân tộc, tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau Người làvị anh hùng giải phóng dân tộc của Việt Nam và là nhà văn hóa kiệt xuất” [34] Từnhững quan điểm và hoạt động văn hóa của mình chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát“văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hện của nó màloài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sựsinh tồn” Như vậy, từ quan điểm của Người văn hóa là tổng hợp mọi phương thứcsinh hoạt, bao gồm sinh hoạt vật chất và sinh hoạt tinh thần Hoạt động văn hóa tinhthần được phản ánh trong hoạt động của ý thức, hoạt động sản xuất tinh thần, cùng vớitoàn bộ kết quả của nó như: hoạt động tư tưởng, hoạt động nhận thức, đạo đức, phápluật, nghệ thuật, giáo dục đào tạo, tôn giáo tín ngưỡng… hình thành nên ý thức xã hội.Trong quan niệm của Người, văn hóa như một phạm trù rộng bao hàm cả lĩnh vựchoạt động vật chất và hoạt động tinh thần, nhưng trong các bài viết của mình, chủ tịchHồ Chí Minh thường đề cập đến văn hóa với nghĩa hẹp của nó là phản ánh những hoạt
Trang 22động tinh thần cùng với những giá trị mà hoạt động này sáng tạo ra, và nó có vai tròquan trọng và không thể thiếu được đối với cuộc sống của con người Chủ tịch Hồ ChíMinh rất quan tâm đến những giá trị truyền thống của văn hóa dân tộc Đối với Người,những làn điệu dân ca, những áng thơ cổ, ca dao tục ngữ là một phần không thể thiếuđược trong đời sống tinh thần Đồng thời Người không phủ nhận sự tác động, ảnhhưởng của các nền văn hóa khác nhau, điều quan trọng là phải phát huy các giá trị vănhóa dân tộc và tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, phải học cái hay trong từngnền văn hóa của các dân tộc Và hơn ai hết Người là hiện thân của sự giao thoa củanhững giá trị văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại.
Những quan điểm tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa tinh thần là nềntảng tư tưởng, kim chỉ nam để Đảng ta đề ra chủ trương, chính sách xây dựng và pháttriển văn hóa trong giai đoạn hiện nay Những định hướng lớn về văn hóa tinh thầntrong báo cáo chính trị tại đại hội Đảng lần thứ XI là sự tiếp nối quan điểm của Đảngvề xây dựng và phát triển văn hóa qua các nghị quyết, văn kiện đại hội Đảng trước.Hội nghị Ban chấp hành trung ương 5 khóa VIII (1998) ra nghị quyết về xây dựng nềnvăn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc Đó là nền văn hóa với vai trò là nền tảngtinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển Đến dựthảo văn kiện trình đại hội XI của Đảng, theo đó: Xây dựng nền văn hóa Việt Namtiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấmnhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ tiến bộ, làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽvà thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành sức mạnh nội sinh quan trọng củaphát triển.
Xác định chính sách lớn của chính sách phát triển văn hóa là phát huy truyềnthống yêu nước và cách mạng, truyền thống đoàn kết dân tộc, tinh thần độc lập tự chủtự cường trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa Toàn bộ các hoạt độngvăn hóa tinh thần là phải tập trung xây dựng con người và môi trường văn hóa Xâydựng con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, có lý tưởng xã hội và trách nhiệm công
Trang 23dân, có tri thức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao, có kỷ năng lao động và đạo đứcnghề nghiệp, trung thực và sáng tạo, có ý chí và bản lĩnh chính trị Phát huy vai trò củavăn học nghệ thuật trong việc bồi dưỡng tư tưởng tình cảm và khát vọng vươn tới cáichân, thiện, mỹ của con người Việt Nam trong thời kỳ mới Hoạt động sáng tạo nghệthuật cần phải được chú trọng, phấn đấu có những tác phẩm văn học nghệ thuật có giátrị tư tưởng và nghệ thuật cao, thấm nhuần tinh thần nhân văn dân chủ có tác dụnggiáo dục và hoàn thiện con người Đồng thời phải đấu tranh chống lại các hiện tượngphản văn hóa trên lĩnh vực hoạt động nghệ thuật.
Như vậy, hoạt động văn hóa tinh thần là hoạt động mang tính chất tổng thể, vàtrong các hoạt động đó các giá trị tinh thần thấm sâu vào từng con người, từng cộngđồng và xã hội, làm nền và định hướng cho hành động, ứng xử - thể hiện ở tâm hồn,đạo lý, lối sống cho cá nhân và xã hội hướng tới cái đúng, cái tốt và cái đẹp trong quanhệ xã hội Kết quả của hoạt động văn hóa tinh thần là làm tăng giá trị của con ngườithể hiện trong mối quan hệ và hành động trong xã hội.
Hoạt động văn hóa tinh thần bao gồm nhiều hoạt động, mỗi lĩnh vực hoạt động cóđặc trưng, nhiệm vụ mục đích riêng nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau Tronggiới hạn nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ trình bày các hoạt động chủ yếu: hoạtđộng tư tưởng; hoạt động văn học nghệ thuật; hoạt động giáo dục; hoạt động tínngưỡng tôn giáo.
Trước hết, về hoạt động tư tưởng
Là hoạt động cơ bản và quan trọng trong hoạt động văn hóa tinh thần của xã hội.Hoạt động tư tưởng góp phần hình thành thế giới quan khoa học, thế giới quan khoahọc là hệ thống các quan điểm về thế giới tự nhiên, xã hội và các quy luật vận động vàphát triển của chúng, về cách thức và con đường nhận thức và cải tạo thế giới ấy.
Thế giới quan khoa học không chỉ bao gồm tri thức, nhận thức, quan niệm mà cònđược chuyển hóa thành niềm tin, tình cảm và định hướng cho mọi hành động Chínhtình cảm, niềm tin được hình thành, cũng cố và phát triển trên cơ sở của tri thức, có
Trang 24vai trò là kim chỉ nam, định hướng cho hoạt động và quan hệ giữa con người và xã hộicũng như đối với thế giới xung quanh Do vậy hoạt động tư tưởng có nhiệm vụ “đemlại được những tri thức đúng đắn, cũng cố được niềm tin, rèn luyện được ý chí cáchmạng và tinh thần lạc quan trước tiền đề của đất nước” [36, 31].
Hoạt động tư tưởng có vai trò vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của xãhội Đảng ta luôn khảng định, hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng HồChí Minh với bản chất khoa học và cách mạng trở thành nền tảng tư tưởng, kim chỉnam cho mọi hành động.
Thứ hai, về lĩnh vực hoạt động văn hóa nghệ thuật
Hoạt động văn hóa nghệ thuật là sự phản ánh cuộc sống thông qua các hình tượngnghệ thuật, là sự sáng tạo ra những sảm phẩm vật thể hoặc phi vật thể chứa đựngnhững giá trị lớn về tư tưởng, thẩm mỹ mang tính chất văn hóa làm rung động cảmxúc, tư tưởng, tình cảm cho người thưởng thức Đây là lĩnh vực hoạt động có tính chấtđặc trưng, mang tính thẩm mỹ cao nhất trong các hoạt động sáng tạo giá trị tinh thần,có tính giáo dục, cảm hóa mạnh mẽ đối với con người Mục đích của nghệ thuật làđem đến cho con người cái đẹp, thưởng thức cái đẹp, hướng tới cái đẹp Thông quahoạt động nghệ thuật con người đến với nó không chỉ để thõa mãn những sở thích cánhân, mà còn đi tìm những niềm vui giải tỏa những mệt mỏi sau thời gian lao độngcăng thẳng Hơn nữa, nghệ thuật không chỉ có chức năng đơn thuần là giải trí màthông qua các hình tượng điển hình bồi dưỡng cho con người về trí tuệ, đạo đức, tâmhồn và lối sống có nhân cách cao đẹp, hoàn thiện con người, phát huy tính sáng tạocủa con người Nghệ thuật không chỉ thu hút sự chú ý của một số người mà thường cótính phổ biến thu hút và tác động đến nhiều người trong xã hội Không một hình tháitư tưởng nào có thể thay thế được văn học nghệ thuật trong việc xây dựng tình cảmlành mạnh, tác động sâu sắc vào việc đổi mới nếp nghĩ, nếp sống của con người Vănhọc nghệ thuật trau dồi vốn sống hiện thực muôn màu muôn vẽ, sinh động và hấp dẫn,mang tính giáo dục và tính thẩm mỹ, giàu cảm xúc và ước mơ Một bài văn hay, một
Trang 25bức tranh đẹp, một bài hát giàu cảm xúc sẽ đem lại cho con người những giá trị tinhthần cực kỳ sâu sắc, cùng với những phương tiện như sách báo, điện ảnh, bảo tàng,triển lãm và các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, truyền thanh, cácphương tiện nghe nhìn khác thực sự lôi cuốn thế hệ trẻ
Lĩnh vực hoạt động văn hóa nghệ thuật bao gồm nhiều loại hình khác nhau nhưvăn học, mỹ thuật, nhiếp ảnh, âm nhạc, sân khấu điện ảnh Chúng lấy chất liệu từ cuộcsống, hay nói cách khác là quá trình phản ánh cuộc sống phong phú, sôi động trên mọilĩnh vực hoạt động của con người và xã hội Do vậy những người nghệ sĩ làm công tácvăn hóa văn nghệ phải không ngừng tìm tòi sáng tạo, đi sát vào hiện thực để tạo ranhững sản phẩm mới “có nội dung chân thật và phong phú, có hinh thức trong sáng vàvui tươi”, và phải là những món ăn tinh thần bổ ích cho công chúng
Thứ ba, về lĩnh vực hoạt động giáo dục
Giáo dục là một hiện tượng xã hội, nó ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sựphát triển của xã hội loài người, nó là yếu tố vĩnh hằng, và đến lượt nó, nó phục vụcho phát triển của xã hội Hoạt động giáo dục có tác động to lớn tới toàn bộ đời sốngvật chất và tinh thần của xã hội Vai trò chức năng của giáo dục rất quan trọng trongviệc hình thành và phát triển nhân cách của con người, trang bị cho con người nhữngtri thức về tự nhiên, xã hội và nhân văn, giúp cho con người có được những phẩm chấtvà năng lực cần thiết để sáng tạo nên những giá trị mới cho cuộc sống, trong đó có giátrị tinh thần.
Trong cuốn “Tư bản”, mục “tiền công và lợi nhuận” khi nói về giá trị sức laođộng, C Mác viết “sức lao động của con người chỉ tồn tại trong nhân cách sinh độngcủa con người đó” Điều này có nghĩa là nhân cách của con người bao gồm tố chất laođộng của nó là sản phẩm của quá trinh giáo dục, quá trình hình thành và phát triểnnhân cách con người Đúng vậy, quá trình hình thành và phát triển nhân cách nhằmphát triển các nhu cầu và các năng lực của cá nhân, là quá trình cá nhân chiếm lĩnhnhững sức mạnh mang bản chất của con người được đối tượng hóa trong nền văn hóa.
Trang 26Nền văn hóa ấy chính là đối tượng tiếp theo và biến đổi của chủ thể trong quá trìnhgiáo dục.
Hoạt động giáo dục được thể hiện rất đa dạng và phong phú bao gồm giáo dụcnhà trường, giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội Các lĩnh vực giáo dục đó phải kếthợp một cách chặt chẽ, thống nhất với nhau hướng tới mục tiêu đào tạo những conngười phát triển toàn diện Lợi ích của giáo dục không phải có ngay lập tức mà nó cótrong tương lai gần hay xa, không chỉ cho người học được giáo dục mà cho toàn xãhội và cả nhân loại Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định “vì lợi ích mười nămtrồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” Trong chiến lược phát triển kinh tế - xãhội, Đảng ta cũng luôn coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu Mặt khác lợi íchcủa giáo dục còn có tính lan tỏa, nhờ đó mà tất cả các lĩnh vực khác của đời sống tinhthần được thừa hưởng những phẩm chất và năng lực của người được giáo dục, đào tạo.
Thứ tư, về lĩnh vực hoạt động tín ngưỡng – tôn giáo
Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo là một hoạt động tinh thần của con người, nó xuấthiện rất sớm trong lịch sử xã hội loài người, là hoạt động hướng về thế giới siêu nhiênnào đó, là sự phản ánh hoang đường hư ảo hiện thực khách quan Với tôn giáo, nhữnghiện tượng tự nhiên biến thành siêu nhiên, huyền bí, P Ăngghen khẳng định “Tất cảmọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo vào đầu óc của con người – củanhững lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánhtrong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế”[11, 473] Đó là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình mang tính thiêng liêng,được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại một cách hư ảo, nhằm lý giảinhững vấn đề ở trên trần thế cũng như ở thế giới bên kia Tuy vậy, niềm tin tôn giáo –mang tính hư ảo, nhưng nó có ảnh hưởng, chi phối mạnh mẽ đến lẽ sống, đạo đức vàlối sống của hàng triệu người theo đạo Tín ngưỡng tôn giáo là một trong những nhucầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, và có quan hệ đến nhiều lĩnh vực khác củađời sống văn hóa tinh thần trước hết là đến lĩnh vực chính trị, tư tưởng Trong tôn giáo
Trang 27có những giá trị tốt đẹp về đạo đức, nhân văn, thể hiện khát vọng muôn thủa của conngười là vươn tới cái đúng, cái tốt và cái đẹp, vươn tới tình thương, lẽ phải và sự côngbằng trong mọi mặt đời sống, hoạt động và quan hệ của con người, góp phần duy trìđạo đức xã hội, hoàn thiện nhân cách con người, hướng con người tới cái chân, thiện,mỹ Và do vậy tôn giáo tín ngưỡng góp phần cùng xã hội tạo ra các giá trị văn hóa.
Thứ năm, hoạt động giao lưu trao đổi văn hóa
Là hoạt động của các chủ thể xã hội giới thiệu, truyền bá trao đổi văn hóa, sảnphẩm văn hóa tinh thần của mình đến với xã hội trong và ngoài nước, đồng thời họchỏi, tiếp biến các sản phẩm văn hóa tinh thần của các chủ thể xã hội khác.
Giao lưu trao đổi văn hóa là một tất yếu, một khâu quan trọng của hoạt động vănhóa tinh thần trong điều kiện quốc tế hóa Hoạt động giao lưu trao đổi văn hóa xuấtphát từ nhu cầu phát triển văn hóa mỗi quốc gia dân tộc, nhằm học hỏi, làm phong phúlẫn nhau giữa các nền văn hóa Nếu không có hoạt động giao lưu trao đổi văn hóa thìrất có thể cả xã hội và nền văn hóa của mỗi quốc gia dân tộc sẽ rơi vào tình trạng trìtrệ, suy thoái Nhưng cũng không thể nhân danh giao lưu trao đổi văn hóa để tiếp nhậnvô điều kiện các yếu tố ngoại sinh bỏ qua các giá trị nội sinh, sẽ dẫn đến nguy cơ bịđồng hóa Giao lưu trao đổi văn hóa phải vừa tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhânloại vừa biết giữ gì và phát huy những giá trị, bản sắc của văn hóa dân tộc Văn kiệnĐại hội VIII của Đảng ta khẳng định “đi vào kinh tế thị trường, mở rộng giao lưu quốctế, công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhânloại, song phải luôn coi trọng những giá trị truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc,quyết không tự đánh mất mình, trở thành cái bóng mờ hoặc bản sao chép của ngườikhác” [20, 30]
Từ những sự phân tích về khái niệm và các lĩnh vực của hoạt động văn hóa tinhthần trong giới hạn của luận văn như trên có thể đi đến kết luận rằng: hoạt động vănhóa tinh thần là tổng hòa sống động các hoạt động tinh thần của con người như hoạtđộng tư tưởng, văn hóa nghệ thuật, giáo dục, tín ngưỡng tôn giáo, giao lưu trao đổi
Trang 28văn hóa… Trong các hoạt động đó các giá trị tinh thần được bảo tồn và phát triển,thấm sâu vào từng con người, từng cộng đồng và trở thành yếu tố quan trọng của toànbộ cuộc sống, hoạt động và quan hệ của con người, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thầnngày càng cao của xã hội.
1.2 Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của giai cấp công nhân Việt Nam tronggiai đoạn hiện nay
1.2.1 Nội dung hoạt động văn hóa tinh thần của công nhân Việt Nam trong giaiđoạn hiện nay
Nội dung hoạt động văn hóa tinh thần của giai cấp công nhân Việt Nam hiện naycần tập trung vào những nội dung cụ thể sau:
Thứ nhất, giáo dục tư tưởng chính trị, đường lối, nghị quyết của Đảng, pháp luậtcủa Nhà nước.
Từ thực tiễn phong phú của cách mạng Việt Nam và những thành tựu đạt được,Đảng ta khẳng định “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Namtheo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởngHồ Chí Minh” [19, 83] Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh biểu thị cholợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Với bản chất khoa học và cáchmạng, Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trang bị cho giai cấp côngnhân và nhân dân lao động phương thức đúng đắn để nhận thức và cải tạo hiện thực.Nó còn là vũ khí sắc bén của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong việcchống lại những tư tưởng, quan điểm lạc hậu, phản động Sự chiếm lĩnh và chi phốicủa Chủ nghĩa Mác – Lênin trong đời sống tinh thần của xã hội tạo điều kiện tinh thầncho sự thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa; đưa nhân dân lao động trở thành chủthể của sự tự giác, sáng tạo trong sự nghiệp xây dựng xã hội nói chung, đời sống vănhóa tinh thần nói riêng Việc học tập, nghiên cứu để nắm vững, biết vận dụng sáng tạovà phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, nghị quyếtcủa Đảng, pháp luật của Nhà nước là nhiệm vụ và trách nhiệm hàng đầu của mỗi cán
Trang 29bộ, đoàn viên và thanh niên Việt Nam Đối với giai cấp công nhân Việt Nam, giai cấplãnh đạo cách mạng, việc tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng lý luận chính trị cho giaicấp này sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao ý thức chính trị, nâng cao vai tròtiên phong của công nhân trong phát triển kinh tế, chính trị, xã hội cũng như trong sựphát triển bền vững và giữ vững ổn định chính trị – xã hội của đất nước nói chung.
Đặc tính cách mạng của giai cấp công nhân là kiên quyết, triệt để, có tính tổ chức,kỷ luật cao Giai cấp công nhân là “giai cấp tiên tiến nhất trong sức sản xuất, gánhtrách nhiệm đánh đổ chế độ tư bản và đế quốc, để xây dựng một xã hội mới, giai cấpcông nhân có thể thấm nhuần một tư tưởng cách mạng nhất, tức là chủ nghĩa Mác –Lênin Đồng thời tinh thần đấu tranh của họ ảnh hưởng và giáo dục các tầng lớpkhác” [30, 212] Vì vậy, về mặt chính trị, tư tưởng, giai cấp công nhân phải luôn vữngvàng, kiên định
Ý thức chính trị của giai cấp công nhân là những tình cảm, thái độ chính trị, quanđiểm, tư tưởng chính trị, phản ánh vị trí, vai trò của mình trong đời sống chính trị,kinh tế, xã hội, cũng như mọi mặt đời sống chính trị nói chung, được hình thành, pháttriển trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, trong quá trình đấu tranh giảiphóng giai cấp, xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ xã hội xã hội chủnghĩa.
Tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối,nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước cho giai cấp công nhân là giáo dục tháiđộ, quan điểm, nhận thức về vị trí, vai trò của giai cấp mình trong lịch sử, cụ thể làtrong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, thiết lập chế độ xã hội mới, cũng nhưtrong phong trào cách mạng thế giới; về nghĩa vụ, quyền lợi chính trị của họ trong đờisống chính trị, sinh hoạt chính trị; về vị trí, vai trò của họ trong các tổ chức và hoạtđộng của hệ thống chính trị; và trên hết là giáo dục thái độ, quan điểm, nhận thức về vịtrí của mình trong đời sống kinh tế chính trị, nhận thức sứ mệnh lịch sử của mìnhtrong công cuộc cải tạo xã hội, kiến thiết, xây dựng và phát triển đất nước theo con
Trang 30đường xã hội chủ nghĩa Thực tế cho thấy, một khi công tác giáo dục chủ nghĩa Mác –Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhànước cho công nhân được thực hiện thường xuyên, liên tục và có hệ thống có ý nghĩarất lớn trong xây dựng tư tưởng, tình cảm, nâng cao giác ngộ chính trị, bản lĩnh cáchmạng của giai cấp công nhân; hình thành được một đội ngũ người lao động có giácngộ cao, ý thức chính trị vững vàng, đúng đắn Từ đó, giai cấp công nhân sẽ ngàycàng nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò, sứ mệnh của giai cấp mình, tự giác lao độngsản xuất với tinh thần trách nhiệm cao, nâng cao năng suất và chất lượng lao động làmcho doanh nghiệp ngày càng thu được nhiều lợi nhuận, mở rộng quy mô sản xuất;đoàn kết cùng tất cả các giai cấp tầng lớp trong xã hội chung tay phát triển kinh tế – xãhội, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng thành côngchủ nghĩa xã hội ở nước ta Mặt khác, chỉ khi Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng HồChí Minh đóng vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội mới làm cho cácmối quan hệ xã hội được hình thành và phát triển một cách đúng đắn, lành mạnh và tốtđẹp.
Thứ hai, đào tạo, bồi dưỡng trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ
Xuất phát từ quan điểm giai cấp công nhân trước hết là sản phẩm của nền sảnxuất công nghiệp hiện đại, C Mác cho rằng sự trưởng thành của giai cấp công nhânphải gắn liền với sự phát triển của nền sản xuất đại công nghiệp Với ý nghĩa đó, giaicấp công nhân phải là những người thực sự có trình độ chuyên môn và năng lực trí tuệcao, bộ phận ưu tú và là lực lượng tiên phong nhất so với các giai cấp và các tầng lớpkhác của xã hội Kế thừa sáng tạo quan điểm của C Mác, ngay sau khi cách mạng vôsản giành thắng lợi, V I Lênin đã cảm nhận rất rõ, để xây dựng một xã hội mới vớinền chuyên chính của giai cấp công nhân thì nền chuyên chính ấy không thể là củatoàn bộ giai cấp công nhân nói chung, mà là của một bộ phận công nhân ưu tú và tiêntiến nhất Theo Người nhân tố đảm bảo cho thắng lợi của chuyên chính vô sản, xét đếncùng, chính là ở năng suất lao động cao và tiêu chí về một nền dân chủ kiểu mới hơn
Trang 31hẳn và vượt trội so với chủ nghĩa tư bản: “ Trong bất cứ cuộc cách mạng xã hội chủnghĩa nào, khi giai cấp vô sản đã làm xong nhiệm vụ giành được chính quyền rồi, vàtrong chừng mực mà nhiệm vụ tước đoạt những kẻ đi tước đoạt và nhiệm vụ đập tansự phản kháng của chúng đã được hoàn thành trên những nét chủ yếu và cơ bản, - thìtất nhiên có một nhiệm vụ cơ bản khác được đề lên hàng đầu, đó là: thiết lập một chếđộ xã hội cao hơn chủ nghĩa tư bản, nghĩa là nâng cao năng suất lao động và do đó( và nhằm mục đích đó) phải tổ chức lao động theo một trình độ cao hơn” [52, 227].
Hiện nay, loài người đang trong thời đại kinh tế tri thức Với nền kinh tế tri thức,khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, làm thay đổi nhanh chóng mọi lĩnhvực, đặc biệt là khoa học công nghệ Khoảng cách giữa nghiên cứu, phát minh khoahọc với sáng chế công nghệ, sản xuất ra sản phẩm công nghệ mới ngày càng rút ngắn.Ngày nay, ai làm chủ tri thức mới, người đó, dân tộc đó mới giành được thắng lợitrong cạnh tranh Những nước đang phát triển có hướng đi vào kinh tế tri thức phảithực sự nhanh chóng tận dụng thời cơ này, “đi tắt, đón đầu” để tiến hành cuộc cải biếnnền kinh tế quốc gia với tất cả sự quyết tâm, tích cực, năng động, sáng tạo của mình.Nhận thức rõ điều này, Đảng và Nhà nước ta khảng định “Tranh thủ cơ hội thuận lợido bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triểnkinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệphóa, hiện đại hóa” [24, 87-88].Và giai cấp công nhân là lực lượng đi đầu trong sựnghiệp xây dựng và phát triển đất nước, do vậy đẩy mạnh đào tạo, đào tạo lại và bồidưỡng nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho công nhân,đặc biệt là công nhân trẻ, công nhân từ nông dân, công nhân nữ, nhằm phát triển về sốlượng, bảo đảm về chất lượng, hợp lý về cơ cấu, để nước ta có một đội ngũ công nhâncó trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp ngày càng cao, có khả năngtiếp thu nhanh và làm chủ công nghệ mới, nâng cao năng suất lao động, chất lượng vàhiệu quả sản xuất kinh doanh Như vậy, xây dựng đội ngũ lao động hội đủ các điều
Trang 32kiện về phẩm chất, năng lực chuyên môn, tri thức và bản lĩnh chính trị đáp ứng yêucầu mới hiện nay được xem là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay đang đặt ra yêu cầucấp bách là xây dựng và phát triển một đội ngũ lao động vững kiến thức, có trình độchuyên môn kỹ thuật cao, thích ứng nhanh với sự tiến bộ của khoa học công nghệ,năng động, sáng tạo, có khả năng sử dụng, vận hành và làm chủ công nghệ
Thứ ba, xây dựng môi trường ăn ở, đi lại, làm việc có văn hóa
Môi trường ăn ở, đi lại, làm việc là những điều kiện gắn liền và có tác động trựctiếp đến đời sống, quyết định năng suất và chất lượng lao động của công nhân Xâydựng môi trường ăn ở, đi lại, làm việc có văn hóa và tạo điều kiện để công nhânhưởng thụ môi trường ấy là một trong những điều kiện để hình thành nên một đội ngũlao động có chất lượng tốt.
Nhà ở là một trong những nhu cầu cơ bản của con người Đó cũng là một trongnhững tiêu chí để đánh giá sự phát triển hệ thống an sinh xã hội và nâng cao chấtlượng cuộc sống, là thước đo trình độ phát triển kinh tế – xã hội của một quốc gia Đốivới đội ngũ công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, vấn đề giải quyết chỗ ởlà một trong những vấn đề trọng tâm trong chiến lược xây dựng và phát triển giai cấpcông nhân hiện nay.
Phát triển khu công nghiệp khu chế xuất tạo ra một kênh thu hút lao động rất cótiềm năng và hiệu quả Lao động di cư tới các khu chế xuất đã đóng một vai trò khôngnhỏ trong việc cung ứng nguồn lao động và bù đắp sự thiếu hụt lao động, đặc biệt lànguồn lao động giản đơn, góp phần quan trọng vào sự phát triển sản xuất, kinh doanhvà thành công của các doanh nghiệp trong khu chế xuất Sự gia tăng nhanh chóng sốlao động làm việc tập trung tại các khu công nghiệp, khu chế xuất đã dẫn đến nhu cầuvề nhà ở tăng cao Việc đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân khu công nghiệp phảiđảm bảo những tiêu chí cụ thể: có hệ thống hạ tầng kĩ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ,đảm bảo đủ các khu chức năng và không gian phục vụ nhu cầu ở, sinh hoạt văn hóa,
Trang 33thể dục thể thao nhằm tạo môi trường sống văn minh, an ninh, trật tự hướng tới mụctiêu không chỉ đảm bảo cho công nhân chỗ ở ổn định mà còn hướng tới xây dựng mộtkhông gian sống văn hóa, đảm bảo hài hòa nhu cầu vật chất và tinh thần cho người laođộng Nhà ở và điều kiện sinh hoạt là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến năngsuất và chất lượng lao động; vì vậy, chỉ khi nhu cầu nơi ăn chốn ở cho người lao độngđược đảm bảo thì mới giúp cho người lao động ổn định sức khỏe, tái sản xuất sức laođộng, tạo cho họ tâm lý ổn định, an tâm lao động sản xuất, gắn bó với doanh nghiệplâu dài Nhà ở là điều kện đầu tiên để phát triển nguồn lực con người, một yếu tố hếtsức quan trọng để phát triển sản xuất Nên thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiềucơ chế chính sách nhà ở, nhất là chính sách khuyến khích phát triển nhà ở cho ngườilao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất Liên quan đến vấn đề này, Chính phủđã ban hành nghị quyết số 18/2009/NQ-CP, ngày 20 – 4 – 2009, về một số cơ chếchính sách đẩy mạnh phát triển nhà ở cho công nhân Tuy nhiên những chính sách nàyvẫn chưa thực sự đi vào cuộc sống, khiến vấn đề nhà ở cho công nhân và người laođộng vẫn còn bức xúc Mặt khác, một bất cập hiện nay là việc xây nhà ở cho côngnhân ở các khu công nghiệp, khu chế xuất thiếu đồng bộ với việc xây dựng kết cấu hạtầng xã hôi (nhà trẻ, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, chợ…) Điều này dẫn đếnviệc một số khu nhà đã được xây dựng hoàn chỉnh, nhưng người lao động khôngmuốn vào ở vì qui hoạch, thiết kế và quản lý không phù hợp với sinh hoạt, làm việc
Bên cạnh nhu cầu về nhà ở thì nhu cầu đi lại cũng là một trong những nhu cầuthiết yếu của công nhân Việc đảm bảo nhu cầu đi lại cho công nhân không chỉ thểhiện sự quan tâm, chia sẻ của doanh nghiệp đối với đời sống công nhân, giúp côngnhân giảm bớt gánh nặng về chi phí đi lại mà nó còn thể hiện vai trò trách nhiệm đốivới xã hội trong việc giảm sức ép về vấn đề giao thông và vấn đề môi trường Doanhnghiệp cần hỗ trợ cho công nhân trong vấn đề đi lại bằng nhiều hình thức khác nhausao cho phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp và điều kiện thực tế của người côngnhân.
Trang 34Môi trường làm việc là một yếu tố quyết định không nhỏ đến việc cộng tác lâu dàihay ra đi tìm môi trường làm việc mới của công nhân một doanh nghiệp Môi trườnglàm việc tốt, có văn hóa là một trong những nhân tố quan trọng góp phần thu hút vàgiữ chân người lao động cũng như tạo ra lực đẩy gia tăng hiệu quả làm việc trongdoanh nghiệp Mặc dù lương bổng và các phúc lợi đóng vai trò quan trọng nhưngkhông phải là yếu tố duy nhất khiến công nhân gắn bó với doanh nghiệp mà yếu tốquan trọng nhất là giao tiếp trong nội bộ doanh nghiệp và sự tuân thủ các cam kết củadoanh nghiệp đối với người lao động Giao tiếp nội bộ đóng vai trò rất quan trọng vìnó không những giúp doanh nghiệp hạn chế những xung đột có thể xảy ra trong tổchức mà còn góp phần gia tăng tinh thần đoàn kết trong doanh nghiệp Các doanhnghiệp tuân thủ đúng đắn các giao kết lao động đối với công nhân thể hiện tinh thầntrách nhiệm của doanh nghiệp đối vối công nhân và trách nhiệm của công nhân đốivới doanh nghiệp, xây dựng lòng tin từ hai phía, tạo nên mối quan hệ song hành haibên cùng có lợi Sự quan tâm, chia sẽ của doanh nghiệp đối với công nhân có sức lantỏa rất lớn đến việc giữ chân người lao động và có tác dụng to lớn trong việc độngviên tinh thần lao động sản xuất của toàn thể công nhân; đồng thời cũng thể hiện nétđẹp văn hóa doanh nghiệp Tạo dựng một môi trường làm việc thân thiện và chuyênnghiệp, luôn có sự thông cảm, lắng nghe giữa lãnh đạo và nhân viên, giữa đồng nghiệpvà đồng nghiệp, cho mọi thành viên cảm nhận được doanh nghiệp như là một gia đình,trong đó họ chính là thành viên không thể thiếu thì không có lý do gì họ không kề vaisát cánh cùng doanh nghiệp
Thực tế đã chứng minh, một khi doanh nghiệp tạo điều kiện cho công nhân hưởngthụ môi trường ăn ở, đi lại, làm việc có văn hóa sẽ có tác động rất lớn đến tâm lý, tìnhcảm, sự gắn bó và sự cống hiến của công nhân đối với doanh nghiệp Tinh thần, sứckhỏe, năng lực của công nhân được duy trì và phát triển, nâng cao chất lượng nguồnnhân lực, từ đó quyết định năng suất và chất lượng lao động của doanh nghiệp Nhànước và các cơ quan ban ngành, các tổ chức chính trị xã hội cần tạo điều kiện và hỗ
Trang 35trợ tích cực cho các doanh nghiệp trong việc chăm lo đời sống văn hóa tinh thần chongười lao động.
Thứ tư, hoạt động và hưởng thụ văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao
Hoạt động văn hóa nghệ thuật là một lĩnh vực làm phong phú đời sống văn hóatinh thần của người công nhân Nhiệm vụ trung tâm của văn hóa nghệ thuật là gópphần xây dựng và phát triển con người về trí tuệ, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống,có nhân cách tốt đẹp, có bản lĩnh vững vàng ngang tầm sự nghiệp đổi mới
Văn hóa nghệ thuật là bộ phận đặc biệt nhạy cảm của văn hóa, thể hiện khát vọngcủa con người về chân, thiện, mỹ, có tác dụng bồi dưỡng tình cảm, tâm hồn, nhâncách, bản lĩnh của các thế hệ công dân, xây dựng môi trường đạo đức trong xã hội,xây dựng con người mới - con người xã hội chủ nghĩa Văn hóa nghệ thuật có tácdụng cổ vũ tinh thần, tình cảm, lý tưởng, nhiệt huyết của giai cấp công nhân vào cuộcđấu tranh để mở rộng và làm sâu sắc quá trình dân chủ hóa mọi mặt của đời sống đấtnước, cổ vũ nhiệt tình cho công cuộc đổi mới, tích cực tham gia giải quyết nhữngnhiệm vụ kinh tế, xã hội V.I Lênin khi nói về vai trò của văn học nghệ thuật đối vớisự nghiệp xây dựng một xã hội mới của giai cấp vô sản đã khẳng định; “Sự nghiệp vănhọc nghệ thuật phải trở thành một bộ phận trong sự nghiệp của toàn thể giai cấp vôsản, phải trở thành “một cái bánh xe nhỏ và một cái đinh ốc” trong bộ máy dân chủ -xã hội vĩ đại, thống nhất, do toàn bộ đội tiên phong giác ngộ của toàn bộ giai cấpcông nhân điều khiển Sự nghiệp văn học phải trở thành một bộ phần khăng khít củacông tác tổ chức, có kế hoạch, thống nhất của Đảng dân chủ - xã hội” [ 51, 123].
Mức độ hưởng thụ các giá trị văn hóa nghệ thuật khác nhau ở mỗi người côngnhân và đồng thời nó cũng phản ánh một cách chân thực về tư tưởng, ý thức, trình độvăn hóa, trình độ nhận thức các vấn đề xã hội, khả năng hoạt động xã hội, tình trạngsức khỏe, tâm sinh lý của người công nhân Tạo điều kiện cho giai cấp công nhânhưởng thụ và sáng tạo các giá trị văn hóa nghệ thuật và nâng cao khả năng hưởng thụvà sáng tạo văn hóa nghệ thuật vừa thể hiện tính nhân văn vừa góp phần tích cực trong
Trang 36việc giáo dục tư tưởng, ý thức, đạo đức, nâng cao trình độ nhận thức, trình độ văn hóacủa người lao động, từ đó đời sống tinh thần của người công nhân được cải thiện Mộtkhi đời sống tinh thần của người công nhân được nâng cao nó sẽ có tác động trở lại rấtlớn đến doanh nghiệp; ý thức trách nhiệm của công nhân với doanh nghiệp, với côngviệc được nhân lên, thúc đẩy doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh và phát triển
Mọi hoạt động văn hóa nghệ thuật của giai cấp công nhân hướng vào việc giáodục, động viên công nhân phát huy tinh thần làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, nângcao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, khai thác mọi khả năng tiềm tàng, phấn đấukhắc phục mọi khó khăn trong sản xuất và đời sống, hoàn thành thắng lợi những chỉtiêu kinh tế và xã hội do Đảng và Nhà nước đề ra, góp phần xây dựng đội ngũ côngnhân ngày càng vững mạnh về mọi mặt, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần ngày càngcao của công nhân Sự nghiệp phát triển văn hóa nghệ thuật phải gắn liền với sựnghiệp phát triển kinh tế xã hội, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “vănhóa văn nghệ cũng như mọi hoạt động khác, không thể đứng ngoài mà phải ở trongnền kinh tế - chính trị” [ 31, 368]
Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức công đoàn, các cơ quanchức năng, các doanh nghiệp cần phát huy hơn nữa vai trò tích cực, chủ động, linhhoạt của mình trong việc “Mở rộng hơn nữa phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng,thật sự gắn với phong trào sản xuất, chiến đấu, tạo cơ sở và nguồn nuôi dưỡng khôngbao giờ cạn cho nền văn hóa mới” [ 7 ] Chú trọng nâng cao đời sống văn hóa tinhthần cho người lao động hướng tới xây dựng một đội ngũ lao động mạnh về tinh thần,khỏe về thể chất, tinh thông về trí tuệ đáp ứng yêu cầu công cuộc xây dựng và pháttriển đất nước.
Thứ năm, hoạt động tín ngưỡng tôn giáo
Tôn giáo là nhu cầu tinh thần chính đáng của một bộ phận không nhỏ nhân dân vàlà vấn đề hết sức nhạy cảm trong hoạt động thần của con người Chăm lo đời sốngvăn hóa tinh thần cho giai cấp công nhân cũng chính là tôn trọng và bảo đảm quyền tự
Trang 37do tín ngưỡng, tôn giáo; đoàn kết gắn bó đồng bào các tôn giáo trong khối đại đoànkết toàn dân, chú trọng phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinhthần của nhân dân trong đó có quần chúng tôn giáo; quan tâm tạo điều kiện thuận lợicho các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo qui định của pháp luật Một điều cần chúý là, các tín đồ tôn giáo thuộc thành phần là giai cấp công nhân chiếm số lượng khôngnhỏ Họ vừa là công dân, thành viên của cộng đồng dân tộc, có lòng yêu nước, lànhững người sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội, là lực lượng có sứ mệnh to lớntrong công cuộc cải biến và xây dựng một xã hội tốt đẹp, vừa là những người có niềmtin tôn giáo Phát huy tinh thần yêu nước của họ, động viên họ đẩy mạnh phong tràothi đua yêu nước, tinh thần hăng hái lao động sản xuất, xây dựng cuộc sống “tốt đời,đẹp đạo”, xây dựng khối đoàn kết toàn dân tộc là cơ sở để thực hiện thắng lợi côngcuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc
Giai cấp công nhân, đặc biệt là công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất,cụm công nghiệp, có thành phần xuất thân, trình độ học vấn, đến từ các địa phươngkhác nhau trong cả nước nên họ mang theo vốn văn hóa, phong tục, tập quán, tínngưỡng khác nhau và theo nhiều loại hình tôn giáo từ đó tạo nên sự phong phú đadạng trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo Tuy sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo khácnhau nhưng đời sống tôn giáo của giai cấp công nhân luôn thể hiện thống nhất trongđa dạng, hoàn toàn không chứa đựng những mâu thuẫn kì thị, cũng không tồn tại thứđức tin cực đoan, cuồng tín Qua sinh hoạt tôn giáo, người công nhân có dịp tiếp xúc,chia sẻ tình cảm làm giảm căng thẳng trong công việc và cuộc sống, vơi bớt sự côđơn, một thứ bệnh rất phổ biến của xã hội hiện đại, tránh cho con người tìm đến cuộcsống lầm lạc và hành động tiêu cực, hướng con người vươn tới cái đúng, cái tốt, cáiđẹp, cái chân thực trong cuộc sống
Cũng như mọi giai cấp và tầng lớp trong xã hội, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáocủa giai cấp công nhân luôn được tôn trọng và đảm bảo bằng một hệ thống chủtrương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Tôn trọng quyền tự do tín
Trang 38ngưỡng, tôn giáo của giai cấp công nhân là tôn trọng niềm tin, nghi thức thờ phụng,những sinh hoạt tôn giáo phù hợp với giáo lý, với truyền thống của dân tộc Đồng thờiviệc giữ gìn và phát huy truyền thống tổ tiên, tôn vinh và nhớ ơn những người có côngvới Tổ quốc, dân tộc và nhân dân luôn được đề cao trong đời sống tín ngưỡng, tôngiáo của công nhân Thông qua chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta, ngườicông nhân không chỉ quan tâm đến “việc đạo” mà còn quan tâm đến cả việc đời, quantâm đến cuộc sống hiện thực của cá nhân và cả cộng động Thực hiện tốt những nộidung trên là cơ sở để tăng cường sự đồng thuận giữa công nhân có đạo và công nhânkhông có đạo, giữa những người công nhân theo các đạo khác nhau; xây dựng khốiđoàn kết trong giai cấp công nhân và liên minh giữa giai cấp công nhân và các giai cấptầng lớp khác trong xã hội; tạo cơ sở đấu tranh chống những tà đạo, những hoạt độngmê tín dị đoan, lợi dụng tôn giáo làm hại đến lợi ích chung của Tổ quốc, dân tộc, nhândân và tập thể; cùng phấn đấu thực hiện sứ mệnh xây dựng thành công chủ nghĩa xãhội
1.2.2 Vai trò của hoạt động văn hóa tinh thần của công nhân trong giai đoạn hiệnnay
Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII lần đầu tiên Đảng ta khẳng định văn hóa lànền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển xã hội.Quan điểm này chỉ rõ vị trí vai trò đặc biệt quan trọng của văn hóa, văn hóa là nềntảng tinh thần của xã hội, thể hiện sức sống, sức sáng tạo phát triển và bản lĩnh củamột dân tộc Đến văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII Đảng ta tiếp tục khẳng định “vănhóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy pháttriển kinh tế xã hội Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, các hoạtđộng văn hóa văn nghệ có vị trí quan trọng trong việc hình thành nhân cách, làmphong phú đời sống tinh thần con người Việt Nam Bản sắc dân tộc và tính chất tiêntiến của nền văn hóa phải được thấm đậm không chỉ trong công tác văn hóa, văn nghệmà cả trong mọi hoạt động sáng tạo vật chất, ứng dụng các thành tựu khoa học công
Trang 39nghệ, giáo dục đào tạo… sao cho mọi lĩnh vực chúng ta có tư duy độc lập, có cáchlàm vừa hiện đại vừa mang bản sắc của dân tộc Việt Nam” [20, 29-30] Văn hóa cómối quan hệ thống nhất biện chứng với kinh tế, chính trị Xây dựng và phát triển kinhtế phải nhằm mục tiêu cuối cùng là văn hóa .Văn hóa có khă năng khơi dậy tiềm năngsáng tạo của con người, và đến lượt nó con người vừa là chủ thể của sự sáng tạo vănhóa, vừa là sản phẩm của văn hóa Mục tiêu của mọi hoạt động của con người là nhằmcải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống, phấn đấu để có cuộc sống sung sướng, hạnhphúc hơn, bình đẳng hơn Do đó văn hóa đại diện cho trình độ văn minh, là thước đophẩm giá con người Con người phải được phát triển toàn diện về trí lực và thể lực, tưtưởng, lý tưởng đạo đức, lối sống mới đủ điều kiện để bước vào thời kỳ đẩy mạnhcông nghiệp hóa – hiện đại hóa Và văn hóa phải làm bà đỡ cho sự ra đời một thế hệcon người như vậy, con người sáng tạo ra văn hóa, nhưng văn hóa hóa con người, vănhóa góp phần hình thành nhân cách con người – yếu tố cốt lõi trong nguồn lực conngười.
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng định rằng, giai cấp côngnhân không chỉ là lực lượng có sứ mệnh lịch sử đánh đổ chế độ áp bức bóc lột của chủnghĩa tư bản, xây dựng một chế độ xã hội mới không có áp bức bóc lột, mà giai cấpcông nhân còn là “lực lượng sản xuất hàng đầu của nhân loại” Thực tiễn cách mạngViệt Nam cũng đã và đang thể hiện vai trò to lớn của giai cấp công nhân – lực lượngcơ bản trong sản xuất và cơ cấu xã hội, giai cấp lãnh đạo quá trình xây dựng và pháttriển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong thời kỳ hiện nay – thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa, giaicấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang có những bước pháttriển mới Đội ngũ đó bao gồm những người lao động chân tay và trí óc làm cônghưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản
xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp Giai cấp công nhân nước ta có
sứ mệnh lịch sử to lớn là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong là
Trang 40Đảng cộng sản Việt Nam; giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến, giaicấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội; lực lượng đi đầu trong sựnghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xãhội dân chủ, công bằng, văn minh; là lực lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp côngnhân với giai cấp nông dân và đội ngủ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng Vì vậy, xâydựng giai cấp công nhân lớn mạnh là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của Đảng, Nhànước và của cả hệ thống chính trị, của mỗi người công nhân và toàn thể xã hội Mụctiêu xây dựng giai cấp công nhân nước ta đến năm 2020 theo tinh thần Nghị quyết Hộinghị lần thứ 6, BCH Trung ương khóa X về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân ViệtNam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước là: “xây dựng giai cấpcông nhân lớn mạnh, có giác ngộ giai cấp và bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý thứccông dân, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tiêu biểu cho tinh hoa văn hóa dân tộc;nhạy bén và vững vàng trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới vànhững biến đổi của tình hình trong nước; có tinh thần đoàn kết dân tộc, đoàn kết hợptác quốc tế; thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua độitiên phong là Đảng cộng sản Việt Nam… Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh,phát triển nhanh về số lượng, nâng cao chất lượng, có cơ cấu đáp ứng yêu cầu pháttriển đất nước, ngày càng được tri thức hóa, có trình độ học vấn chuyên môn kỷ thuậtnghề nghiệp cao, có khả năng tiếp cận và làm chủ khoa học công nghệ tiên tiến, hiệnđại trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức; có giác ngộ giai cấp, bản lĩnh chính trịvững vàng, có tác phong công nghiệp và kỷ thuật lao động cao” [21, 49-50]
Để đạt được mục tiêu đề ra đó, chúng ta phải tập trung mọi nỗ lực vào việc chămlo đến đời sống vật chất và tinh thần của giai cấp công nhân và người lao động Trongđó đặc biệt chú trọng xây dựng và nầng cao đời sống văn hóa tinh thần cho giai cấpcông nhân Việt Nam
Chăm lo đến hoạt động văn hóa tinh thần của công nhân sẽ góp phần nâng caotrình độ học vấn, trình độ nghề nghiệp, sức khỏe và trí tuệ, khả năng lao động hăng