Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty Dược Phẩm Trung Ương 1
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài :
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA
CÔNG TY DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG 1
Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS.NGUYỄN THỊ HƯỜNG
Sinh viên thực hiện : NGUYỄN MAI ANH
Lớp : KDQT A Khóa : 46
Hệ :CHÍNH QUY
Hà Nội - 2008
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 6
CHƯƠNG 1:KHÁI LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DƯỢC PHẨM 9
1.1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU 10
1.1.1 Thế nào là hoạt động kinh doanh nhập khẩu 10
1.1.2 Tác động của hoạt động kinh doanh nhập khẩu 10
1.1.2.1 Đối với nền kinh tế quốc dân 10
1.1.2.2 Đối với doanh nghiệp 12
1.1.2.3 Đối với người tiêu dùng 13
1.2 KHÁI LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 14
1.2.1 Khái niệm và bản chất của HQKD 14
1.2.2 Phân loại hiệu quả kinh doanh 16
1.2.2.1 Căn cứ vào phương pháp tính hiệu quả 16
1.2.2.2 Căn cứ vào phạm vi tính toán hiệu quả 16
1.2.2.3 Căn cứ vào thời gian mang lại hiệu quả 17
1.2.2.4 Căn cứ vào đối tượng xem xét hiệu quả 17
1.2.2.5 Căn cứ vào khía cạnh khác của hiệu quả 17
1.2.2.6 Căn cứ vào phạm vi của hoạt động thương mại 17
1.2.3 Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 17
1.2.3.1 Chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận 17
1.2.3.2 Chỉ tiêu mức vốn hao phí cho 1 đơn vị sản phẩm 18
1.2.3.3 Thời hạn thu hồi vốn đầu tư 18
1.2.3.4 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn đầu tư 19
1.2.3.5 Chỉ tiêu năng suất lao động 19
1.2.4 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp 20
1.2.4.1 Đối với người lao động 20
1.2.4.2 Đối với doanh nghiệp 20
1.2.4.3 Đối với xã hội 20
1.3 HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 20
1.3.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp .20 1.3.2 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp 21
1.3.2.1 Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tổng hợp 21
Doanh lợi theo chi phí kinh doanh nhập khẩu 22
Doanh lợi của doanh thu bán hàng nhập khẩu 23
1.3.2.2 Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh nhập khẩu bộ phận 23
Trang 3Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh nhập khẩu
24
Năng suất lao động bình quân 24
1.3.3 Các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 24
1.3.3.1 Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 25
1.3.3.2 Nhân tố bên trong doanh nghiệp 27
1.3.4 Nội dung của hoạt động nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp 29
1.3.4.1 Xác định các mục tiêu hiệu quả kinh doanh nhập khẩu cần đạt được 29
1.3.4.3 Lựa chọn hình thức nhập khẩu 31
1.3.4.4 Lựa chọn phương thức thanh toán 32
1.3.5 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của các Công ty dược phẩm 32
1.3.5.1 Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu là mục tiêu trực tiếp của các công ty kinh doanh trong cơ chế thị trường 32
1.3.5.2 Nhu cầu tiêu dùng thuốc tân dược tăng cao nhất là về chất lượng 33
CHƯƠNG 2 34
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG 1 34
2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG .34
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Dược Phẩm Trung Ương 1 34
2.1.1.1 Quá trình hình thành của Công ty Dược Phẩm Trung Ương 1 35 2.1.1.2 Quá trình phát triển của Công ty Dược Phẩm Trung Ương 1 35
2.1.2 Mô hình tổ chức bộ máy quản trị của Công ty Dược Phẩm Trung Ương 1 37
2.2 ĐẶC ĐIỂM MẶT HÀNG DƯỢC PHẨM 42
2.2.1 Dược phẩm là hàng hóa đặc biệt, khó bảo quản 42
2.2.2.Giá cả cao không đồng nghĩa với chất lượng tốt 42
2.2.3.Dược phẩm liên quan trực tiếp đến sức khỏe của con người 43
2.3 ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH MẶT HÀNG DƯỢC PHẨM 43
2.3.1 Sức cầu về mặt hàng dược phẩm phụ thuộc phần lớn vào bác sĩ kê đơn 43
2.3.2 Sức cầu hiện nay chủ yếu đối với các mặt hàng ngoại 44
2.3.3 Doanh nghiệp Dược chịu sự quản lý chặt chẽ của Bộ Y Tế 44
2.4 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẢU CỦA THỊ TRƯỜNG DƯỢC PHẨM TRONG NƯỚC THỜI GIAN GẦN ĐÂY.45 2.4.1 Nhóm các nước cạnh tranh về giá cả 45
2.4.2 Nhóm các nước cạnh tranh chủ yếu về chất lượng 45
Bảng 2.1- Giá của một số thuốc tân dược trên thị trường 46
Trang 42.4.3 Về số lượng 47
Bảng 2.2- Số đăng ký thuốc nước ngoài tính theo nước sản xuất 48
2.5 THỰC TRẠNG KINH DOANH NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG 1 TỪ NĂM 2005 ĐẾN 2007 48
2.5.1 Quy mô nhập khẩu của Công ty 48
Biểu đồ 2.1: Doanh số của 10 nước nhập khẩu thuốc lớn nhất vào 49
Bảng 2.3- Kim ngạch nhập khẩu qua các năm 2005 – 2007 50
Hình 2.2: Kim ngạch nhập khẩu của công ty qua các năm 50
2.5.2 Kim ngạch nhập khẩu theo mặt hàng của Công ty 50
Bảng 2.4- Kim ngạch nhập khẩu theo mặt hàng từ năm 2005 – 2007 51
Hình 2.3: Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Công ty từ năm 2005 đến 2007 .52 2.6 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG 1 TỪ NĂM 2005 ĐẾN 2007 53
2.6.1 Tình hình thực hiện các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh nhập khẩu bộ phận 53
2.6.1.1 Hiệu quả sử dụng vốn 53
Bảng 2.5- Một số chỉ tiêu HQKD nhập khẩu bộ phận của Công ty Dược Phẩm Trung Ương 1 54
Hình 2.4: Hiệu quả sử dụng vốn cố định nhập khẩu của Công ty qua các năm 2005 đến 2007 55
Hình 2.5: Sức sinh lợi của vốn lưu động nhập khẩu qua các năm 56
Hình 2.6: Số vòng quay của vốn lưu động nhập khẩu qua các năm 2005 -2007 57
Hình 2.7: Số vòng quay của tổng vốn kinh doanh nhập khẩu qua các năm 58 2.6.1.2 Hiệu quả sử dụng lao động nhập khẩu 59
Hình 2.8: Năng suất lao động bình quân qua các năm 2005 – 2007 59
Hình 2.9: Mức sinh lợi của lao động bình quân qua các năm 2005 – 2007 60
2.6.2 Tình hình thực hiện các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tổng hợp 61
2.6.2.1 Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tổng hợp tuyệt đối 61
Bảng 2.6- Kết quả kinh doanh nhập khẩu từ năm 2005 – 2007 62
Hình 2.10: Lợi nhuận nhập khẩu của Công ty từ năm 2005 – 2006 62
2.6.2.2 Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tổng hợp tương đối 62
Bảng 2.7- Một số chỉ tiêu HQKD nhập khẩu tổng hợp tương đối 63
Hình 2.11: Doanh lợi của tổng vốn nhập khẩu của Công ty từ 2005– 2007 63
Hình 2.12: Doanh lợi theo chi phí nhập khẩu của Công ty từ 2005 – 2007 64
Hình 2.13: Doanh lợi theo doanh thu bán hàng nhập khẩu của Công ty từ năm 2005 – 2007 65
2.7 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG 1 65
2.7.1 Ưu điểm 66
2.7.1.1 Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty qua các năm đều có lãi 66
Trang 52.7.1.2 Đóng góp vào ngân sách Nhà nước 66
2.7.1.3 Hiệu quả sử dụng kinh doanh hàng nhập khẩu luôn có xu hướng tăng lên 66
2.7.1.4 Hiệu quả sử dụng vốn nhập khẩu tăng 67
2.7.1.5 Hiệu quả sử dụng lao động tăng 67
2.7.1.6 Hiệu quả sử dụng chi phí tăng 67
2.7.2 Tồn tại 67
2.7.2.1 Hiệu quả sử dụng vốn cố định giảm trong năm 2006 67
2.7.2.2 Số vòng quay tổng vốn nhập khẩu giảm trong năm 2006 68
2.7.2.3 Hiệu quả sử dụng lao động giảm trong năm 2006 68
2.7.2.4 Nhập hàng nguyên liệu ít hơn thành phẩm trong khi mức lợi nhuận từ hàng nguyên liệu cao hơn hàng thành phẩm 68
2.7.3 Nguyên nhân của những tồn tại 68
2.7.3.1 Nguyên nhân chủ quan 69
2.7.3.2 Nguyên nhân khách quan 69
CHƯƠNG 3 71
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC 71
TRUNG ƯƠNG 71
3.1 MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG 1 ĐẾN NĂM 2010 71
3.2 CÁC CAM KẾT CỦA VIỆT NAM VỀ THỊ TRƯỜNG DƯỢC PHẨM KHI VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN CỦA WTO 72
3.2.1 Cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực dược phẩm khi gia nhập WTO 72
3.2.1.1 Cam kết về thuế 72
3.2.1.2 Quyền kinh doanh 73
3.2.1.3 Quyền phân phối trực tiếp 74
3.2.1.4 Cam kết về quyền sở hữu trí tuệ 74
3.3 DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG DƯỢC PHẨM 75
3.3.1 Thị trường dược phẩm thế giới 75
3.3.2 Thị trường dược phẩm trong nước 76
Hình 3.1-Dự báo thị trường dược phẩm Việt Nam 77
3.3.3 Các cơ hội và thách thức đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty Dược Phẩm Trung Ương 177 3.3.3.1 Cơ hội 77
3.3.3.2 Thách thức 78
3.4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH HÀNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG 1 80
3.4.1 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty Dược Phẩm Trung Ương 1 80
3.4.1.1 Tiến hành quản lý thời gian 80
Trang 63.4.1.2 Tăng cường huy động vốn, nâng cao hiệu quả công tác quản lý
vốn cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu 81
3.4.1.3 Nâng cao mức độ nhạy bén của doanh nghiệp trước các nguyên nhân làm tăng giá thuốc 81
3.4.1.4 Đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, xúc tiến bán hàng tạo điều kiện cho việc tiêu thụ hàng nhập khẩu 83
3.4.2.Đối với nhà nước 85
3.4.2.1.Đơn giản hóa các thủ tục hành chính đối với hoạt động nhập khẩu dược phẩm 85
3.4.2.2 Quản lý chặt chẽ hơn chất lượng thuốc, tránh thuốc giả 86
3.4.2.3 Đưa giá thuốc lên trang web, tránh tình trạng giá thuốc tăng quá cao 87
KẾT LUẬN 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 92
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
I TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu hướng tất yếu Quá trình ấy đang diễn
ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực Hòa vào xu thế ấy, Việt Nam đang cố gắng chuyển mình, nỗ lực đi lên để cùng bước chung nhịp đập của thế giới Trong những năm qua, nhiều ngành kinh tế, nhiều lĩnh vực kinh tế đã có những bước thay đổi đáng kể trong hoạt động kinh doanh của mình, trong đó cóuh ngành Dược Trong quá trình hội nhập, nhiều công ty dược phẩm đã và đang cải tiến hoạt động kinh doanh của mình cho phù hợp hơn với nhu cầu khách hàng và tiêu chuẩn quốc tế Công ty Dược Phẩm Trung Ương 1 cũng không nằm ngoài quy luật ấy.
Một trong hai hoạt động ngoại thương cơ bản mà Công ty Dược Phẩm Trung Ương 1 đang tìm cách khai thác có hiệu quả là hoạt động nhập khẩu Hoạt động này hiện nay đang diễn ra dưới các hình thức: nhập khẩu nguyên liệu, nhập khẩu thành phẩm và nhập khẩu hang ủy thác cho các đơn vị khác để thu phí ủy thác Trong xu thế quốc tế hoá nền kinh tế, đặc biệt là khi Việt Nam
đã trở thành thành viên của WTO thì việc nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ, tìm hiểu những nguồn cung ở các thị trường mới, lựa chọn nhà cung cấp, đảm bảo chất lượng hàng hóa, lựa chọn hình thức thanh toán nhanh và giảm thiểu được rủi ro ở mức tối đa…,, là những công việc nên làm để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty Dược Phẩm Trung Ương 1 đồng thời giúp Công ty tránh được các rủi ro từ những biến động của thị trường dược trong nước và thị trường dược phẩm quốc tế, tăng khả năng cạnh tranh của Công ty trong nền kinh tế mở Chính vì vậy em đã chọn đề tài
chuyên đề thực tập tốt nghiệp là: “Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
nhập khẩu của Công ty Dược Phẩm Trung Ương 1 ” nhằm đưa ra một số giải
pháp để nâng cao hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty Dược Phẩm Trung Ương 1
Trang 8II MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1 Mục đích nghiên cứu đề tài
Dựa trên việc phát hiện ra các điểm tồn tại và nguyên nhân của các tồn tại để đề xuất ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty Dược Phẩm Trung Ương 1
2 Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Để thực hiện mục đích trên, đề tài cần phải được khảo sát, nghiên cứu qua một số nội dung sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty Dược Phẩm Trung Ương 1
- Tập hợp số liệu kinh doanh nhập khẩu của Công ty Dược Phẩm Trung Ương 1 qua các năm từ 2005 – 2007.
- Phân tích thực trạng nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty Dược Phẩm Trung Ương 1 trong thời gian qua Từ đó rút ra những ưu điểm, tồn tại trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty Dược Phẩm Trung Ương 1
- Dự kiến phương hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty Dược Phẩm Trung Ương 1 trong xu thế hội nhập Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp và kiến nghị để nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty Dược Phẩm Trung Ương 1
III ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề thực tập tốt nghiệp là vấn đề hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty Dược Phẩm Trung Ương 1
2 Phạm vi nghiên cứu
Trang 9Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề thực tập tốt nghiệp là hiệu quả kinh doanh của Công ty Dược Phẩm Trung Ương 1 với các số liệu cụ thể sử dụng để phân tích tập trung chủ yếu từ năm 2005 cho đến năm 2007.
IV KẾT CẤU CỦA CHUYÊN ĐỀ
Ngoài phần mở đầu, kết luận, chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1: Khái luận chung về hoạt động kinh doanh nhập khẩu và nâng cao
hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của các Doanh nghiệp Dược phẩm.
Chương 2: Thực trạng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu và nâng cao hiệu quả
kinh doanh nhập khẩu của Công ty Dược Phẩm Trung Ương 1
Chương 3: Phương hướng và một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh
doanh nhập khẩu của Công ty Dược Phẩm Trung Ương 1
Để hoàn thành tốt chuyên đề này, em xin chân thành cám ơn PGS.TS.Nguyễn Thị Hường – Trưởng bộ môn Kinh doanh quốc tế, Khoa Kinh tế
và Kinh doanh quốc tế trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình làm chuyên đề Em cũng xin cám ơn Công ty Dược Phẩm Trung Ương 1 đặc biệt là các cô, các bác, các anh, các chị, phòng Xuất nhập khẩu đã tạo điều kiện cho em thực tập và tìm hiểu các số liệu của phòng.
Trang 10CHƯƠNG 1 KHÁI LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP DƯỢC PHẨM1.1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU
1.1.1 Thế nào là hoạt động kinh doanh nhập khẩu
Nhập khẩu là một hoạt động kinh doanh quốc tế vượt ra khỏi phạm vi mộtquốc gia Có thể nói, hoạt động kinh doanh nhập khảu là hoạt động mua bánhàng hóa hoặc dịch vụ từ nước ngòai để tái sản xuất hoặc phục vụ nhu cầu trongnước nhằm mục đích thu lợi
Như vậy, nhập khẩu là việc mua bán hàng hóa hoặc dịch vụ từ các tổ chứckinh tế, các công ty nước ngoài để tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu đó trênthị trường nội địa hoặc tái xuất khẩu nhằm thu lợi nhuận và nối liền sản xuất vớitiêu dùng
1.1.2 Tác động của hoạt động kinh doanh nhập khẩu
Ta xem xét tác động của hoạt động kinh doanh nhập nhẩu với 3 đối tượng
đó là với nền kinh tế quốc dân, với doanh nghiệp và với người tiêu dùng để thấy
rõ hơn những tác động tích cực và các tác động tiêu cực của hoạt động kinhdoanh nhập khẩu
1.1.2.1 Đối với nền kinh tế quốc dân
1.1.2.1.1 Tác động tích cực
Nhập khẩu hàng hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu của xã hội Nhu cầu xã
hội hiện nay rất đa dạng vì thế chất lượng, mẫu mã, giá cả, … của các sản phẩmcàng đa dạng bao nhiêu càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội bấy nhiêu.Hoạt động nhập khẩu đã là cách tốt nhất hiện nay để tăng mức thỏa mãn nhu cầu
Trang 11của người tiêu dùng do hàng hóa được nhập về nhiều và trên thị trường hiện nay
có đa dạng hơn về chủng loại các mặt hàng
Hoạt động kinh doanh nhập khẩu là nhân tố tác động tích cực đến quá
trình sản xuất, kinh doanh dịch vụ của cả nền kinh tế Tại sao lại có thể nói
như vậy là do nhập khẩu tăng sẽ làm cho hàng hóa tự sản xuất trong nước buộcphải cải tiến kỹ thuật, sử dụng mẫu mã hình thức ưu mắt hơn thì mới có thể cạnhtranh được với hàng hóa nhập ngoại Đồng thời, hoạt động kinh doanh dịch vụtrong nước cũng sẽ phát triển hơn do những sản phẩm phục vụ cho kinh doanhdịch vụ được cung cấp đầy đủ, tiện nghi và hiện đại hơn
Hoạt động này còn làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước thông
qua việc đóng thuế nhập khẩu Theo số liệu thống kê, nguồn thu thuế nhập khẩuluôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu ngân sách nhà nước Giai đoạn từ 1992đến 1998, có những năm tỷ lệ đạt 26% tổng thu Giai đoạn 1999 – 2004, do phảicắt giảm để thực hiện cam kết quốc tế trong quá trình hội nhập, tỷ trọng có giảm
đi những vẫn chiếm 15,9% Nếu tính cả thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặcbiệt từ hàng nhập khẩu thì tỷ trọng thu từ hàng hóa nhập khẩu giai đoạn này đạtrất cao (31,1%)
Góp phần tạo việc làm cho một bộ phận người lao động, giảm gánh nặng
thất nghiệp cho xã hội Hiện nay, một bộ phận lớn người lao động đang làm việctrong lịnh vực nhập khẩu và các lĩnh vực liên quan khác như thuế quan, ngânhàng, …
1.1.2.1.2 Tác động tiêu cực
Nếu các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu định hướng không rõ ràng
có thể gây nên khủng hoảng thừa hoặc thiếu cho nền kinh tế Khủng hoảng
thừa trong trường hợp doanh nghiệp dự đoán nhiều hơn sức mua của thị trường
và hàng hóa nhập về ồ ạt sẽ làm cho hàng hóa không tiêu thụ được do cung lớnhơn cầu Như trường hợp của Trung Quốc vào năm 2005 đã bị lâm vào tìnhtrạng khủng hoảng thừa khi mà lượng xe hơi tồn kho của Trung Quốc lên tới
Trang 12600 nghìn chiếc, điện thoại di động tồn kho hơn 20 triệu chiếc cùng với 900 mặthàng khác có nguy cơ khủng hoảng thừa Như vậy, khủng hoảng thừa sẽ làmcho nền kinh tế giảm sút và hiệu quả kinh doanh không được như mong muốn.Bên cạnh đó, tác động của khủng hoảng thiếu cũng mang lại nhiều mặt tiêu cựccho nền kinh tế Khi mà các nhà kinh doanh nhập khẩu không tính toán đúngnhu cầu của thị trường, hàng hóa nhập về quá ít sẽ làm cho giá cả leo thang rấtnhanh do cung không đáp ứng nổi cầu Một trường hợp điển hình đó là ở Ai Cậpthời gian từ đầu tháng 3/2008 đến nay đang có hiện tượng khủng hoảng thiếubánh mỳ nghiêm trọng Chính phủ đã phải cho nhập khẩu thêm bộ mỳ và trợ giácác lò bánh giảm bớt tình trạng thường xuyên xảy ra chen lấn, tranh chấp, giànhgiật nhau để mua được bánh Như vậy, hoạt động kinh doanh nhập khẩu nếukhông đựơc định hướng đúng sẽ rất dễ gây ra khủng hoảng thừa hoặc khủnghoảng thiếu làm thiệt hại cho nền kinh tế
1.1.2.2 Đối với doanh nghiệp
1.1.2.2.1 Tác động tích cực
Hoạt động kinh doanh nhập khẩu giúp cho các doanh nghiệp tăng doanh
thu, tăng lợi nhuận, tăng thu nhập và đảm bảo được việc làm cho cán bộ công
nhân viên Hàng hóa nhập về và được tiêu thụ sẽ làm tăng doanh thu cho doanhnghiệp và với việc tính toán hợp lý giữa chi phí bỏ ra và doanh thu đạt được sẽtạo ra mức lợi nhuận đáng kể cho doanh nghiệp và từ đó doanh nghiệp sẽ cóthêm một khoản dôi dư để trả lương cho cán bộ, tăng lương giúp cho người laođộng đảm bảo hơn được chất lượng cuộc sống
Để đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu thì các cán bộ phải thay đổi tư duy
theo hướng chuyên môn hóa để đáp ứng được quan hệ quốc tế mới có hiệu quả
trong vấn đề kinh doanh nhập khẩu Các doanh nghiệp cần chú trọng vấn đề tạochữ tín Các phòng ban phải tự vận động để nâng cao nghiệp vụ kinh doanhnhập khẩu, tăng thêm sự hiểu biết về luật pháp, thông lệ trong thương mại quốc
tế Chính những yếu tố bắt buộc đó đã làm cho trình độ của các cán bộ đượcnâng cao
Trang 13Cơ sở vật chất cũng phải thay đổi với điều kiện của hoạt động kinh doanh nhập khẩu theo hướng tốt hơn Để doanh nghiệp được cấp giấy phép
nhập khẩu nhất là đối với các mặt hàng dược phẩm, thì buộc các doanh nghiệpphải có các xưởng đạt tiêu chuẩn GMP, các máy tính nối mạng, … Như vậy, để
có hoạt động nhập khẩu buộc các doanh nghiệp phải có cơ sở vật chất hiện đạihơn từ đó doanh nghiệp sẽ có hướng sản xuất hàng hóa với tiêu chuẩn tốt hơn
1.1.2.2.2 Tác động tiêu cực
Nếu doanh nghiệp không xác định được nhu cầu, chủng loại, số lượng
hàng hóa thì dễ gây thua lỗ Lúc này hoạt động nhập khẩu nghiễm nhiên trở
thành gánh nặng đối với doanh nghiệp Nguyên nhân có thể do thuốc quá hạn sửdụng, bị tồn kho quá lâu mà không tiêu thụ được hoặc việc nhập những loạinguyên liệu không phù hợp với năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trongnước
Các doanh nghiệp không nhạy bén với xu thế phát triển của toàn cầu sẽ
gây thất thoát về tài chính Ví dụ trong trường hợp điển hình đó là giá trị hàng
hóa đang tăng lên thì doanh nghiệp nhập vào và khi giá hàng hóa đang xuống thìlại không nhập Hoặc trong trường hợp có sự biến động tỷ giá, khi đồng ngoại tệtăng, đồng nội tệ giảm giá là lúc doanh nghiệp không nên nhập khẩu hàng hóanhưng nếu không nắm được rõ quá trình tăng giảm của tỷ giá thì doanh nghiệprất dễ bị thất thoát về mặt tài chính ngay ở khâu đầu tiên
Nếu doanh nghiệp không xác định tốt được nhu cầu của thị trường thì sẽ
làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp Cụ thể là trong trường hợp tháng
11/2007 khi mà thị trường đang rất cần thuốc để … dịch tiêu chảy nhưng đến tậntháng 1/2008 doanh nghiệp mới nhập khẩu hàng về trong khi đó các doanhnghiệp khác đã tung thuốc ra tiêu thụ trên thị trường Lúc này doanh nghiệp đãnhập khẩu chậm hơn các doanh nghiệp khác và việc nhập khẩu thuốc chậm bỗngnhiên trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp khi mà lượng thuốc nhập về khôngcòn tiêu thụ được nhiều trên thị trường
Trang 141.1.2.3 Đối với người tiêu dùng
1.1.2.3.1 Tác động tích cực
Hoạt động kinh doanh nhập khẩu giúp đảm bảo được quyền lợi của
người tiêu dùng Người tiêu dùng có thể lựa chọn mặt hàng theo ý muốn Họ có
thêm nhiều sự lựa chọn, có thể dùng mặt hàng tốt nhất với cùng một giá thành
Người tiêu dùng được đáp ứng nhu cầu nhanh và cấp thiết Điều này
càng thể hiện rõ hơn ở lĩnh vưc y tế Lượng thuốc sản xuất trong nước hiện naychưa đủ để đáp ứng cho người tiêu dùng Một con số rõ nhất đấy là hiện naytrong các bệnh viện lượng thuốc ngoại chiếm tới 65% các chỉ định của bác sĩ,nhiều nhất là đối với những bệnh nhân ngoại trú Như vậy, nếu không có lượngthuốc lớn từ hoạt động nhập khẩu sẽ không thể đáp ứng được ngay nhu cầu củacác bệnh nhân đặc biệt trong các trường hợp cấp cứu
1.1.2.3.2 Tác động tiêu cực
Có thể người tiêu dùng phải chịu giá cả quá cao nếu đó là hình thức
nhập khẩu độc quyền tương đối Một ví dụ để nói về hiện tượng độc quyềntương đối trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu đó là: nếu có dịch SAT thìdoanh nghiệp nào nhập khẩu về trước thì có thể nâng giá thành lên cao, trongtrường hợp này cung < cầu, cung không đáp ứng nổi cho cầu sẽ gây nên việctăng giá đột ngột Người tiêu dùng khi đó sẽ phải bỏ ra lượng tiền lớn hơn so vớigiá trị thực tế họ phải bỏ ra để nhận được các lợi ích mà họ cần
1.2 KHÁI LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.2.1 Khái niệm và bản chất của HQKD
Mục đích chung của các công ty, doanh nghiệp khi tham gia vào hoạtđộng kinh doanh thì họ đều có mục đích chung là tối đa hoá lợi nhuận Vậy, vớinhững nguồn lực hạn chế như: Trình độ nguồn nhân lực, khả năng vốn và côngnghệ,… làm sao có thể mang lại lợi nhuận cao nhất? Để lý giải điều này, người
ta thường sử dụng thuật ngữ “HQKD”
Trang 15Để hiểu rõ khái niệm và bản chất HQKD, chúng ta có thể xem xét sâu hơnmột số quan niệm trong số đó.
HQKD là kết quả thu được trong hoạt động kinh doanh, là doanh thu tiêu thụ hàng hoá.
Theo đó, HQKD đã được đồng nhất với kết quả kinh doanh Nghĩa là: chỉcần các hoạt động kinh doanh khác nhau mang lại kết quả như nhau đã có thểkết luận rằng HQKD của các hoạt động đó là bằng nhau, mà không cần xem xétđến các mức chi phí, thời gian bỏ ra để đạt được kết quả đó có thể là khác nhau
Rõ rang, quan niệm này đã thể hiện sự không hợp lý về HQKD
HQKD là quan hệ tỷ lệ giữa phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí
Quan niệm này phản ánh mối quan hệ so sánh tương đối giữa kết quả đạtđược và chi phí phải bỏ ra để đạt được kết quả đó Việc xem xét mối quan hệ đócho biết một đơn vị chi phí tăng them tạo ra được bao nhiêu đơn vị kết quả Tuynhiên, quan niệm này còn nhiều bất cập, đó là chỉ xét tới phần kết quả và chi phítăng them mà không đề cập đến kết quả và chi phí ban đầu Do vậy quan niệmnày chỉ đánh giá được hiệu quả của hoạt động bổ sung mà không đánh giá đượctoàn bộ hiệu quả của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp HQKD được sosánh giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra
Quan niệm này phản ánh HQKD chính là lợi nhuận thu được từ hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp Mối quan hệ bản chất của HQKD đã được đề cậpđến, có cả kết quả và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó Tuy nhiên, quan niệmnày chưa thể hiện được tương quan về lượngvà về chất giữa kết quả và chi phí.Điều đó thể hiện khi các hoạt động kinh doanh cùng tạo ra một mức lợi nhuận,nhưng thời gian để đạt mức lợi nhuận đó, quy mô của các hoạt động kinh doanh
là khác nhau, như vậy chưa thể nói được rằng HQKD giữa các hoạt động đố làgiống nhau được
Trang 16HQKD là mối quan hệ giữa sự vận động của kết quả với sự vận động của chi phí đồng thời phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất
Quan niệm này đã phản ảnh được trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuấtcủa doanh nghiệp thông qua mối tương quan về lượng và về chất giữa kết quả vàchi phí, sự vận động của kết quả và sự vận động của chi phí
Như vậy, quan niệm thứ tư là quan niệm đúng đắn và đầy đủ hơn cả Tóm
lại, ta có thể đưa ra khái niệm HQKD như sau: HQKD là phạm trù phản ánh mối quan hệ giữa sự vận động của kết quả của hoạt động kinh doanh với sự vận động của chi phí tạo ra kết quả đó, phản ảnh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất, trình độ tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp để thực hiện ở mức cao nhất các mục tiêu kinh tế - xã hội với chi phí thấp nhất.
Mặt định tính: Mức độ hiệu quả kinh doanh là những nỗ lực của doanhnghiệp và phản ánh trình độ quản lý của doanh nghiệp đồng thời gắn những nỗlực đó với việc đáp ứng các mực tiêu và yêu cầu của doanh nghiệp và của xã hội
về kinh tế, chính trị và xã hội
Mặt định lượng: hiệu quả kinh doanh biểu hiện tương quan so sánh giữakết quả thu được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó Hiệu quả kinh doanhchỉ có được khi kết quả thu được lớn hơn chi phí bỏ ra
1.2.2 Phân loại hiệu quả kinh doanh
1.2.2.1 Căn cứ vào phương pháp tính hiệu quả
Hiệu quả kinh doanh tuyệt đối: phạm trù chỉ lượng hiệu quả của từngphương án, từng thời kỳ kinh doanh, từng doanh nghiệp bằng cách lấy chênhlệch giữa kết quả kinh doanh và chi phí tạo ra kết quả đó
Tổng lợi nhuận = Tổng kết quả - Tổng chi phíHiệu quả kinh doanh tương đối: phạm trù phản ánh trình độ sử dụng cácnguồn lực sản xuất của doanh nghiệp
H1= KQ/CP hoặc H2 = CP/KQ
Trang 171.2.2.2 Căn cứ vào phạm vi tính toán hiệu quả
Hiệu quả kinh doanh tổng hợp: Hiệu quả kinh doanh được tính chung chotoàn doanh nghiệp, chó các bộ phận trong doanh nghiệp
Hiệu quả kinh doanh bộ phận: là hiệu quả kinh doanh tính riêng cho từng
bộ phận của doanh nghiệp hoặc từng yếu tố sản xuất
1.2.2.3 Căn cứ vào thời gian mang lại hiệu quả
Hiệu quả trước mắt: là hiệu quả kinh doanh được xét trong khoảng thờigian ngắn, mang lại ngay khi thực hiện hoạt động kinh doanh
Hiệu quả lâu dài: là hiệu quả được xét trong khoảng thời gian dài, manglại sau khi thực hiện hoạt động kinh doanh trong một thời gian nhất định
1.2.2.4 Căn cứ vào đối tượng xem xét hiệu quả
Hiệu quả kinh doanh trực tiếp: hiệu quả do chính việc thực hiện hoạt độngkinh doanh đó mang lại
Hiệu quả kinh doanh gián tiếp: hiệu quả do một hoạt động kinh doanhkhác mang lại
1.2.2.5 Căn cứ vào khía cạnh khác của hiệu quả
Hiệu quả tài chính: hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp về mặt kinh tếtài chính được biểu hiện qua các chỉ tiêu thu chi trực tiếp của doanh nghiệp
Hiệu quả chính trị xã hội: hiệu quả kinh doanh về khía cạnh chính trị
-xã hội
1.2.2.6 Căn cứ vào phạm vi của hoạt động thương mại
Hiệu quả kinh doanh nội thương: hiệu quả do hoạt động kinh doanh nộiđịa mang lại
Hiệu quả kinh doanh ngoại thương: hiệu quả do hoạt động kinh doanhquốc tế mang lại
1.2.3 Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 181.2.3.1 Chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
Chỉ tiêu lợi nhuận:
Trong cơ chế thị trường, lợi nhuận (P) vừa được coi là nhân tố để tính toán hiệuquả kinh tế, vừa được coi là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp của doanh nghiệp Chỉtiêu này được tính theo công thức:
P = D – ( Z + th + TT)Trong đó:
P: Lợi nhuận của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh
D: Doanh thu tiêu thụ trong 1 kỳ kinh doanh
Z: Giá thành sản phẩm trong 1 kỳ kinh doanh
Th: Các loại thuế phải nộp sau mỗi kỳ
TT: Các tổn thất sau mỗi kỳ kinh doanh
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận: Chỉ tiêu này được tính theo hai cách:
Pdt = Tổng P/Tổng D hoặc Pcp = Tổng P/Tổng CP
1.2.3.2 Chỉ tiêu mức vốn hao phí cho 1 đơn vị sản phẩm
Chỉ tiêu này được tính theo công thức
S = V/Q ( Tổng vốn/sản lượng)Trong đó:
Trang 191.2.3.3 Thời hạn thu hồi vốn đầu tư
Chỉ tiêu này được tính toán căn cứ vào mức lợi nhuận thu được sau mỗi
kỳ kinh doanh và do đó, nó cho biết rõ hiệu quả của việc sử dụng vốn đầu tư saukhi đã được vật hoá Thời hạn thu hồi vốn đầu tư phản ảnh khoảng thời gian màvốn đầu tư dần dần được thu hồi lại sau mỗi kỳ kinh doanh và được xác địnhtheo công thức sau:
Tv = Vđt/P ( tổng vốn đầu tư trong thời kỳ kinh doanh/lợi nhuận sau mỗi
kỳ kinh doanh)
Trong đó:
Tv: Thời hạn thu hồi vốn đầu tư
P: Lợi nhuận thu được sau mỗi kỳ kinh doanh
Vđt: Tổng số vốn đầu tư chu kỳ kinh doanh đó
Chỉ tiêu này cho thấy thời hạn thu hồi vốn đầu tư mà càng ngắn thì hiệuquả sử dụng vốn đầu tư sẽ càng cao và ngược lại
1.2.3.4 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của doanh nghiệp, người ta còndùng chỉ tiêu hệ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (E)
E = P/Vđt
Chỉ tiêu này nói lên khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư
1.2.3.5 Chỉ tiêu năng suất lao động
Chỉ tiêu này được tính bằng công thức:
W=Q/L ( khối lượng sản phẩm hàng hóa/số lượng lao động bình quân)Trong đó:
W: Năng suất lao động bình quân của kỳ kinh doanh
Q: Khối lượng sản phẩm hàng hoá được tạo ra trong kỳ kinh doanh
Trang 20L: Số lượng lao động bình quân của kỳ kinh doanh hoặc lượng thời gianlao động bình quân của kỳ kinh doanh.
Chỉ tiêu cho ta biết khối lượng sản phẩm hàng hoá được tạo ra trên đầungười Chỉ tiêu này càng cao thị hiệu quả kinh doanh cũng càng lớn
1.2.4 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp
1.2.4.1 Đối với người lao động
Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp có ýnghĩa quan trọng đối với người lao động Thông qua việc kinh doanh nhập khẩu
có hiệu quả sẽ nâng cao được mức lương của người lao động trong doanh nghiệp
từ đó giúp họ thỏa mãn được các nhu cầu về vật chất cũng như tinh thần Bêncạnh đó, nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn đòi hỏi người lao động phải học tập
và nâng cao kiến thức về xuất nhập khẩu, sự biến động tỷ giá , … từ đó làm tăngkiến thức về nghiệp vụ xuất nhập khẩu cho người lao động
1.2.4.2 Đối với doanh nghiệp
Vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu góp phần tạo ra lợinhuận cho doanh nghiệp từ đó có thể tái đầu tư sản xuất, mở rộng quy mô hoạtđộng của doanh nghiệp, nâng cao trình độ sản xuất, trình độ quản lý cho ngườilao động Thêm nữa, nâng cao hiệu quả kinh doanh đồng nghĩa với nâng caothương hiệu của doanh nghiệp đối với khách hàng trong nước cũng như bạnhàng quốc tế Như vậy có thể nói việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu
có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp
1.2.4.3 Đối với xã hội
Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp có ý nghĩaquan trọng đối với xã hội Một mặt hoạt động này đóng góp thêm vào ngân sáchNhà nước, giúp nền kinh tế phát triển theo hướng tích cực Mặt khác, nó tạothêm việc làm mới cho người lao động, việc làm ở đây không chỉ bó hẹp trong
Trang 21hoạt động kinh doanh nhập khẩu mà còn các công việc khác liên quan đến hoạtđộng kinh doanh nhập khẩu như vận tải, luật, thuế quan, ngân hàng,…
1.3 HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 1.3.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp
Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp là một phạm trù phảnánh chất lượng của hoạt động kinh doanh nhập khẩu trong phạm vi doanhnghiệp Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu là phạm trù phản ánh mối quan hệ giữa
sự vận động của kết quả của hoạt động kinh doanh nhập khẩu với chi phí tạo rakết quả đó
Kết quả của hoạt động kinh doanh nhập khẩu là toàn bộ những thành quả
mà doanh nghiệp thu được sau một quá trình kinh doanh như: sản lượng, giá trịhàng hóa, doanh thu tiêu thụ hàng nhập khẩu, …
Còn chi phí của hoạt động kinh doanh nhập khẩu là biểu hiện bằng tiềncủa tất cả các khoản chi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: chiphí tiền lương, thuê mặt bằng kinh doanh, chi phí bán hàng, chi phí giao dịch
Do đó, hoạt động kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp đạt được hiệuquả cao nhất khi kết quả đạt được là tối đa với chi phí bỏ ra là tối thiểu
1.3.2 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp
1.3.2.1 Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tổng hợp
1.3.2.1.1 Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tổng hợp tuyệt đối
Trong thực tế, để xem xét đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, trướctiên người ta thường chú ý đến lợi nhuận Lợi nhuận là chỉ tiêu hiệu quả kinh tế
có tính tổng hợp phản ảnh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Lợi nhuận giúpcho doanh nghiệp có thể tồn tại trên thị trường và tái sản xuất mở rộng hoạtđộng kinh doanh Tối đa hoá lợi nhuận luôn là mục tiêu cuối cùng của mỗi
Trang 22doanh nghiệp Chỉ tiêu lợi nhuận của hoạt động kinh doanh nhập khẩu đượctính toán như sau:
LNnk = DTnk – CPnk
Trong đó:
LNnk: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu
DTnk: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu
CPnk: Chi phí hoạt động kinh doanh nhập khẩu
Tuy nhiên, lợi nhuận mới chỉ phản ánh đựơc lượng hiệu quả thu đựơc từhoạt động kinh doanh mà chưa phản ánh được trình độ sử dụng các chi phí,nguồn lực sản xuất để tạo ra hiệu quả đó
1.3.2.1.2 Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tương đối
Các chỉ tiêu kinh doanh nhập khẩu tương đối bao gồm các chỉ tiêu vềdoanh lợi của vốn kinh doanh nhập khẩu, doanh lợi theo chi phí kinh doanhnhập khẩu, doanh lợi của doanh thu bán hàng nhập khẩu
Doanh lợi của vốn kinh doanh nhập khẩu
DVKD(%) = (Lợi nhuận từ hoạt động nhập khẩu / Vốn kinh doanh nhập khẩu)
x 100%
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đơn vị chi phí được bỏ vào hoạt động kinhdoanh nhập khẩu thì sẽ thu được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận từ hoạt động đó.Dựa vào chỉ tiêu này doanh nghiệp có thể đánh giá được sức sinh lợi của mỗiđơn vị vốn kinh doanh Chỉ tiêu này được sử dụng kết hợp với các chỉ tiêu khác
để doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định có nên bỏ thêm vốn vào hoạt độngkinh doanh nhập khẩu nữa hay không
Doanh lợi theo chi phí kinh doanh nhập khẩu
DCP (%) = (Lợi nhuận từ hoạt động nhập khẩu / Tổng chi phí nhập khẩu)
x 100%
Trang 23Chỉ tiêu này cho biết cứ một đơn vị chi phí được bỏ vào hoạt động kinhdoanh nhập khẩu thì sẽ thu được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận từ hoạt động đó.Dựa vào chỉ tiêu này có thể biết được trình độ sử dụng chi phí của doanh nghiệp
ở mức nào Việc tính toán chỉ tiêu này kết hợp so sánh với chỉ tiêu của các kỳkinh doanh trước sẽ cho biết doanh nghiệp nên tăng thêm hay giảm bớt chi phícho hoạt động kinh doanh nhập khẩu
Doanh lợi của doanh thu bán hàng nhập khẩu
DDT ( %) = (Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu / Tổng doanh thu
từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu) x 100%
Chỉ tiêu này phản ánh trong một đơn vị doanh thu từ hoạt động kinhdoanh nhập khẩu có bao nhiêu đơn vị lợi nhuận Việc nghiên cứu chỉ tiêu nàycho biết khi doanh thu tăng lên hoặc giảm đi thì lợi nhuận sẽ thay đổi theo chiềuhướng nào để có biện pháp thích hợp nhằm nâng cao mức doanh lợi cho doanhthu, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp
1.3.2.2 Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh nhập khẩu bộ phận
1.3.2.2.1 Hiệu quả sử dụng vốn
Hiệu quả sử dụng vốn cố định nhập khẩu
HVCĐ = Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu / Vốn cố định
đầu tư vào hoạt động kinh doanh nhập khẩuChỉ tiêu này phản ánh cứ một đơn vị vốn cố định bỏ vào hoạt động kinhdoanh nhập khẩu thì sẽ thu được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận Chỉ tiêu này chobiết việc sử dụng vốn cố định trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu củadoanh nghiệp đã hợp lý và mang lại hiệu quả hay chưa
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhập khẩu.
- Sức sinh lợi của vốn lưu động nhập khẩu
EVLĐ = Lợi nhuận từ hoạt động nhập khẩu / Vốn lưu động bình quân
Trang 24Chỉ tiêu này cho biết cứ một đơn vị vốn lưu động được đầu tư vào hoạt độngkinh doanh nhập khẩu thì sẽ thu được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận.
- Số vòng quay của vốn lưu động nhập khẩu
LVLĐ = Tổng doanh thu thuần từ hoạt động nhập khẩu / Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đơn vị vốn lưu động đầu tư vào hoạt độngkinh doanh nhập khẩu thì sẽ thu được bao nhiêu đơn vị doanh thu hoặc thể hiện
số vòn luẩn chuyển vốn lưu động trong một kỳ kinh doanh nhất định Nếu sốvòng quay càng nhiều thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng tăng lên
Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh nhập khẩu
Để phản ánh hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanhnhập khẩu, người ta thường dùng chỉ tiêu số vòng quay của toàn bộ vốn kinhdoanh nhập khẩu
L VKD = Doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu / Vốn đầu tư vào hoạt
động kinh doanh nhập khẩuChỉ tiêu này phản ánh cứ một đơn vị vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanhnhập khẩu thì sẽ thu được bao nhiêu đơn vị doanh thu, thể hiện số vòng luânchuyển của vốn nhập khẩu
1.3.2.2.2 Hiệu quả sử dụng lao động nhập khẩu
Năng suất lao động bình quân
W= Doanh thu thuần từ hoạt động nhập khẩu / Số lượng lao động bình quân
của kỳ kinh doanhChỉ tiêu này cho biết bất cứ bình quân một người lao động tham gia vào hoạtđộng kinh doanh nhập khẩu sẽ tạo ra bao nhiêu đơn vị doanh thu cho doanhnghiệp Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càngcao
Mức sinh lợi của lao động bình quân
Trang 25ELĐ = Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu / Số lượng lao
động bình quân tham gia vào hoạt động kinh doanh nhập khẩu
Chỉ tiêu này cho biết bình quân một người lao động tham gia vào hoạt độngkinh doanh nhập khẩu sẽ tạo ra được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận cho doanhnghiệp
1.3.3 Các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu
Ta xem xét các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu dựavào hai đối tượng đó là nhân tố bên ngoài doanh nghiệp và nhân tố bên trongdoanh nghiệp
1.3.3.1 Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp được xét đến đó là môi trường quốcgia và môi trường quốc tế
1.3.3.1.1 Môi trường quốc gia
Trong môi trường quốc gia sẽ phân tích các yếu tố pháp luật, kinh tế, văn hóa
có tác động thuận lợi và bất lợi nào đối với hiệu quả kinh doanh nhập khẩu
Yếu tố pháp luật phải nói đến đầu tiên đó là sự ổn định Luật pháp ổn định là
cơ sở để thực hiện tốt các hợp đồng kinh tế ví dụ nếu các chính sách thuế ổnđịnh thì sẽ giúp cho các doanh nghiệp có thể dự toán được chính xác các chi phíphải bỏ ra Ngược lại, nếu các chính sách thuế không ổn định ví dụ như nhànước tăng mức thuế đối với các hàng nhập khẩu từ 0% lên 10% sẽ dễ gây rahiện tượng các doanh nghiệp tìm cách trốn thuế, một cách ngẫu nhiên nhà nước
đã bị mất đi một nguồn thu ngân sách đồng thời gây ra các hiện tượng tiêu cựcđối với những người thi hành luật pháp Bên cạnh đó, việc thay đổi các quy địnhmặt hàng nào được phép nhập khẩu, mặt hàng nào không được phép nhập khẩuhoặc thay đổi các cửa khẩu sẽ làm gián đoạn việc kinh doanh nhập khẩu của cácdoanh nghiệp và làm giảm hiệu quả kinh doanh nhập khẩu
Trang 26Yếu tố kinh tế có tác động rất lớn đối với hoạt động kinh doanh nhập
khẩu Nếu các chính sách kinh tế ổn định, nền kinh tế lành mạnh, giá cả trongnước ổn định, mức tăng trưởng ổn định, mức lãi suất cho vay ở các ngân hàngkhông bị giao động nhiều hoặc có thể dự đoán trước tỷ giá, … thì việc kinhdoanh nhập khẩu sẽ thuận lợi hơn do chiến lược hoạch định giá và các hoạt động
dễ dàng hơn Ngược lại, nếu yếu tố kinh tế của một quốc gia luôn luôn trongtình trạng bất ổn thì các nhà nhập khẩu có thể bị thua lỗ do không tính toántrước được các chi phí phải bỏ ra Lúc này, doanh nghiệp có thể bị lâm vào tìnhtrạng khủng hoảng thừa hoặc thiếu Nếu là khủng hoảng thừa hàng hóa sẽ khôngtiêu thụ được hết và gây thua lỗ, nếu khủng hoảng thiếu thì gây ra tình trạngkhan hiếm hàng, cầu có mà cung không đáp ứng đủ cũng sẽ làm giảm đi hiệuquả kinh doanh nhập khẩu đánh ra phải có
Ngoài yếu tổ luật pháp, yếu tổ kinh tế, yếu tổ văn hóa cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh nhập khẩu Yếu tổ văn hóa ở đây
chính là thói quen tiêu dùng, sự hiểu biết của người dân và sở thích tiêu dùng.Nếu người tiêu dùng có hiểu biết, họ sẽ dễ dàng chấp nhận hàng hóa tốt hơn dobiết được lợi ích mà chúng mang lại, bên cạnh đó, việc dễ dàng sử dụng các sảnphẩm mới cũng tác động giúp cho việc tiêu thụ các mặt hàng nhập khẩu dễ dànghơn, điều này tác động không nhỏ tới hiệu quả kinh doanh nhập khẩu Ngượclại, nếu người dân không có sự hiểu biết họ sẽ khó chấp nhận việc thay đổi cácthói quen tiêu dùng cũ của họ và từ đó làm cho việc kinh doanh các mặt hàngnhập khẩu trở nên khó khăn hơn do không được sự chấp nhận của người tiêudùng
1.3.3.1.2 Môi trường quốc tế
Trong môi trường quốc tế, ta sẽ xem xét các nhân tố sự biến động của cácngoại tệ mạnh, tình hình chính trị trên thế giới, sự biến động về giá cả trên thếgiới sẽ tác động như thế nào đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu
Trước hết, nói đến sự biến động của các ngoại tệ mạnh Các doanh nghiệp
đặc biệt là doanh nghiệp nhập khẩu có nhu cầu ngoại tệ rất lớn để phục vụ cho
Trang 27hoạt động kinh doanh nhập khẩu của mình vì vậy sự biến động của các ngoại tệmạnh ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Các ngoại
tệ mạnh chủ yếu hiện nay là USD, EUR, NDT, JPY Cuối năm 2006, ở các trungtâm tài chính Mỹ, người ta đứng ngồi không yên bở những chỉ số cho thấy USDngày càng trượt xa khỏi vị trí độc tôn của mình Theo đánh giá của thời báo tàichính nổi tiếng thế giới, tờ Financial Times, thì tính tới đầu năm 2007 tổng giátrị EUR lưu thông đã vượt qua giá trị của USD Các doanh nghiệp nhập khẩu sẽphải tính toán xem tỷ giá giữa các đồng ngoại tệ so với đồng nội tệ để quyếtđịnh sẽ sử dụng đồng ngoại tệ nào trong việc thanh toán cho các doanh nghiệpsản xuất nước ngoài Trong trường hợp tỷ giá cao tức đồng ngoại tệ nhiều hơnnội tệ, nếu doanh nghiệp nhập khẩu sẽ làm giảm hiệu quả kinh doanh Còn nếu
tỷ giá thấp, doanh nghiệp sẽ có lợi nếu nhập khẩu hàng hóa vì khi đó một đồngnội tệ đổi được nhiều ngoại tệ hơn
Tiếp theo, ta nói đến sự ảnh hưởng của yếu tố tình hình chính trị trên thế
giới tới hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp Theo hai khía cạnh
tích cực và tiêu cực thì nếu tình hình chính trị thế giới ổn định sẽ tạo điều kiệnthuận lợi cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu như hàng sẽ về đúng lịch trình,không bị chậm do những nguyên nhân khách quan như lánh nạn hoặc không bịthu để đóng góp cho chiến tranh… những điều này giúp cho hiệu quả kinhdoanh nhập khẩu không bị giảm thiểu do tác động bên ngoài Ngược lại, nếutình hình chính trị bất ổn sẽ góp phần làm giảm hiệu quả kinh doanh nhập khẩu.Hàng về không đúng lịch trình sẽ gây nên tình trạng khan hiếm hàng hóa kéotheo giá nhập khẩu sẽ tăng cao gây khó khăn cho các doanh nghiệp, giảm thiểuhiệu quả kinh doanh nhập khẩu của các doanh nghiệp
Yếu tố có tác động cuối cùng cần nói đến trong các yếu tố thuộc môi trường
quốc tế đó sự biến động của giá cả các mặt hàng trên thế giới Nếu giá cả trên
thế giới tăng sẽ làm cho những yếu tố cấu tạo nên mặt hàng nhập khẩu cũng tăngtheo, vô hình chung sẽ làm cho giá của mặt hàng nhập khẩu tăng làm cho việcnhập khẩu trở nên khó khăn hơn do lượng vốn mà các doanh nghiệp trong nước
Trang 28dành cho hoạt động nhập khẩu có hạn Từ đó mà hiệu quả kinh doanh nhập khẩucũng giảm theo Ngược lại, nếu giá cả thế giới giảm thì các yếu tố cấu thành nênmặt hàng nhập khẩu cũng sẽ có giá thấp hơn dẫn đến giá thành các mặt hàngnhập khẩu giảm hơn khiến cho việc nhập khẩu được nhiều hơn từ đó tăng hiệuquả kinh doanh nhập khẩu lên xét về khía cạnh số lượng hàng nhập
1.3.3.2 Nhân tố bên trong doanh nghiệp
Các nhân tố bên trong bao gồm nguồn nhân lực, nguồn vốn, cơ sở vật chất kỹthuật sẽ tác động như thế nào đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanhnghiệp? Ta tiếp tục xem xét những tác động tích cực và tiêu cực của các yếu tốnày
1.3.3.2.1 Nguồn nhân lực
Nói đến nguồn nhân lực, điều trước tiên nghĩ đến đó là trình độ chuyên môn
nghiệp vụ của người lao động Nếu người lao động có kiến thức tốt về hoạt
động nhập khẩu thì sẽ làm hoạt động nhanh hơn, hiệu quả hơn Nhưng nếukhông có kiến thức nghiệp vụ tốt sẽ làm cho các bước tiến hành chậm hơn, cónhiều sai sót xảy ra dẫn đến việc làm giảm thiểu hiệu quả kinh doanh nhập khẩu
Mức độ nhạy bén trong việc xử lý các thông tin cũng có tác động lớn đến
hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp Nhạy bén trong kinh doanhđược coi là điều kiện tiên quyết cho thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào.Điều này bao gồm khả năng hiểu và nắm bắt tình hình ngành, hoạt động kinhdoanh và trai trò trách nhiệm của từng bộ phận Để đạt được điều này, nhà quản
lý cần có kiến thức và chuyên môn phân tích, hiểu biết sâu sắc mang tính chiếnlược về xu thế ngành và khả năng biến động của những xu thế đó, có khả năngnhận thức xử lý thông tin Một cán bộ có mức độ nhạy bén trong công việc cao
sẽ khiến cho tốc độ làm việc nhanh, hiệu quả kinh doanh sớm được thể hiện.Ngược lại, một cán bộ không nhạy bén trong kinh doanh sẽ thể hiện rằng kết quảkinh doanh và hiệu quả kinh doanh tạo ra chậm hoặc thậm chí là không có
Trang 29Nói đến nguồn nhân lực ta không thể không nói đến sự nhạy cảm về văn
hóa của mỗi cá nhân Đó chính là khả năng hiểu bản thân mình trong mối quan
hệ với những người xung quanh Nếu một người có sự nhạy cảm về văn hóa tốt
họ sẽ thích nghi được với những người xung quanh nhiều hơn, tạo nên mối quan
hệ tốt hơn và cảm thấy thoải mái hơn trong môi trường làm việc trong đó họ làmột thành viên Cũng từ đó, họ có thêm động lực làm việc và hiệu quả kinhdoanh cũng vì thế mà tốt hơn Ngược lại, nếu một người không có sự nhạy cảm
về văn hóa, họ khó thích nghi với môi trường xung quanh thì bản thân họ luôncảm thấy chán nản, không có hứng thú trong công việc sẽ dẫn đến hoạt độngkinh doanh nhập khẩu không thể hoàn thành như mong muốn và tất nhiên hiệuquả kinh doanh nhập khẩu cũng vì thế mà giảm sút
1.3.3.2.2 Nguồn vốn
Nguồn vốn là một yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu
nhất là khi tham gia vào thị trường quốc tế, nguồn vốn mà mỗi doanh nghiệp cần
để có thể nhập khẩu được các mặt hàng là rất lớn Nguồn vốn đó được giành đểmua hàng, thanh toán các khoản phí, đóng thuế nhập khẩu, Nếu một doanhnghiệp có nguồn vốn ban đầu lớn sẽ rất thuận tiện trong hoạt động kinh doanhnhập khẩu, doanh nghiệp có thể sử dụng lợi thế quy mô về vốn để nâng cao hiệuquả kinh doanh nhập khẩu và nếu có rủi ro nhỏ xảy ra nó cũng không ảnh hưởngnhiều đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu chung Nhưng ngược lại, một doanhnghiệp nếu chỉ có nguồn vốn giới hạn sẽ rất khó để tăng được quy mô nhập khẩu
và khó chống đỡ lại được với các rủi ro trong quá trình nhập khẩu vì thế mà hiệuquả kinh doanh sẽ không nhiều
1.3.3.2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố quan trọng tác động đến hiệu quả kinh
doanh nhập khẩu Nếu một doanh nghiệp không có cơ sở vật chất kỹ thuật tốtcũng như cho riêng mình thì họ phải mất một khoản chi phí đáng kể để đi thuêcác điểm đủ tiêu chuẩn làm nơi chứa hàng, gom hàng, … điều này trực tiếp làmgiảm hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của mỗi doanh nghiệp Ngược lại, nếu
Trang 30doanh nghiệp có sẵn cơ sở vật chất kỹ thuật tốt phục vụ cho hoạt động kinhdoanh nhập khẩu, đương nhiên họ sẽ không phải mất đi khoản chi phí đi thuê màlại có thể chủ động kiểm soát được cơ sở vật chất kỹ thuật của mình đảm bảochất lượng hàng hóa, đây là yếu tố quan trọng làm tăng hiệu quả kinh doanhnhập khẩu của doanh nghiệp.
1.3.4 Nội dung của hoạt động nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp
1.3.4.1 Xác định các mục tiêu hiệu quả kinh doanh nhập khẩu cần đạt được
Mục tiêu chủ yếu mà tất cả các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu muốn
đạt được đó chính là hiệu quả kinh doanh nhập khẩu, nhưng để đạt được mục
tiêu cuối cùng là hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thì mỗi doanh nghiệp phải xácđịnh được hàng hóa nhập khẩu về cho đối tượng nào dùng, sức mua của ngườitiêu dùng hiện nay là bao nhiêu và nhập khẩu bao nhiêu hàng thì có lợi nhuận tối
đa, quy mô vốn nhập khẩu hiện tại là bao nhiêu, xác định các khả năng xảy rarủi ro, … Như vậy, để đạt được mục tiêu cuối cùng, doanh nghiệp cũng phải xácđịnh thông qua việc đánh giá đúng các chỉ tiêu và đưa ra chiến lược kinh doanhphù hợp
1.3.4.2 Lựa chọn môi trường nhập khẩu và đối tác
Việc lựa chọn môi trường nhập khẩu chính là khâu đầu tiên trong hoạt độngkinh doanh nhập khẩu, có tính chất quyết định đối với thành bại của hoạt độngkinh doanh nhập khẩu
Trước hết, doanh nghiệp cần phải xác định thị trường có những mặt hàng
mình cần phải nhập về từ đó sẽ lựa chọn thông qua chất lượng hàng, số lượngcung cấp có ổn định không, giá cả như thế nào, có hợp lý không hoặc các chi phícần thiết phải bỏ ra để nhập hàng về có đáng để bỏ ra không Ví dụ cùng là hoạtchất paracetamol với giá nhập khẩu là 0.3USD/kg được nhà sản xuất ở TrungQuốc và Đức rao bán Ở đây doanh nghiệp sẽ lựa chọn thiên về nhà sản xuất ởTrung Quốc do khoảng cách so với Việt Nam ngắn hơn là nhà sản xuất ở Đức
Trang 31Chi phí cho việc vận chuyển đỡ tốn kém hơn Như vậy, việc lựa chọn thị trường
sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, thường các nhà kinh doanh nhập khẩu sẽ dựatrên tất cả các yếu tố có tác động đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu để đưa raquyết định cuối cùng
Lựa chọn đối tác cũng là nội dung quan trọng trong nội dung của hoạt động
nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp Đối tác phải lànhững doanh nghiệp có uy tín, có khả năng tài chính lành mạnh được thể hiệntài chính ở bất kỳ ngân hàng có khả năng thanh toán quốc tế nào đó, hoạt độngkinh doanh đúng ngành nghề để đáp ứng được những mặt hàng doanh nghiệpcần Khó khăn lớn của hoạt động nhập khẩu đó chính là doanh nghiệp rất khó đểhiểu hết về đối tác vì thế việc lựa chọn đối tác tốt ngay từ ban đầu sẽ tạo sựthuận lợi cho việc kinh doanh nhập khẩu, tránh các trường hợp đáng tiếc xảy raảnh hưởng xấy tới hiệu quả kinh doanh nhập khẩu
1.3.4.3 Lựa chọn hình thức nhập khẩu
Có hai hình thức nhập khẩu chủ yếu là nhập khẩu bằng đường hàng không vànhập khẩu bằng đường biển mà các doanh nghiệp đã sử dụng hiện nay
Nhập khẩu bằng đường hàng không: Ưu điểm lớn nhất của ngành hàng
không là ở tốc độ vận chuyển nhanh mà không một loại phương tiện nào sánhkịp Tuy nhiên, cước phí vận tải rất đắt.Ngành hàng không chủ yếu giao hàng cótrọng tải thấp trên những tuyến đường xa ngay cả trong thời tiết xấu, phức tạp.Các doanh nghiệp thường lựa chọn hình thức nhập khẩu này trong trường hợpcần gấp hàng và hàng hóa có khả năng tiêu thụ ngay, có thể thu hồi vốn nhanh.Doanh nghiệp có thể chấp nhận giá cao với hình thức này và giảm thiểu thờigian các đối thủ cạnh tranh tham gia vào thị trường
Nhập khẩu bằng đường biển: cũng như hình thức nhập khẩu bằng đường
hàng không, đây là hình thức chủ yếu đảm nhiện việc giao hàng trên nhữngtuyến đường xa, những mối giao lưu quốc tế Khối lượng vận tải lớn và khốilượng luân chuyển hàng hóa cũng rất lớn Hiện nay, ngành vận tải đường biển
Trang 32đảm nhiệm 3/5 khối lượng luân chuyển hàng hóa của tất cả các phương tiện vậntải trên thế giới Tuy nhiên nhược điểm của hình thức vận tải này đó là thời gianchậm, do vậy các doanh nghiệp thường áp dụng cho các trường hợp hàng hóachưa cần gấp, dự đoán nhu cầu sẽ đến chậm
Đáng nói thêm đó là hiện nay trong cả 2 hình thức nhập khẩu bằng đườnghàng không và đường biển đều tồn tại song song hai hình thức nhập khẩu đó là
nhập khẩu tiểu ngạch và nhập khẩu hạn ngạch Nhập khẩu tiểu ngạch là hình
thức nhập khẩu thông qua hành lý xách tay, không thông qua các hợp đồng kinh
tế Các doanh nghiệp dược hiện nay vẫn chấp nhận hình thức nhập khẩu nàynhưng số lượng ít và không công khai Còn hình thức nhập khẩu hạn ngạch làhình thức nhập khẩu thông qua giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu Hàng hóa
sẽ bị đánh thuế và kiểm tra khi qua các cửa khẩu
Việc lựa chọn hình thức nhập khẩu nào tùy thuộc vào sự cân nhắc của doanhnghiệp xem nhu cầu trong nước đối với loại hàng hóa đó là như thế nào để từ đódoanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận cao nhất từ hoạt động kinh doanh nhậpkhẩu
1.3.4.4 Lựa chọn phương thức thanh toán
Một nội dung khác của hoạt động nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩucủa doanh nghiệp đó chính là việc lựa chọn được các phương thức thanh toánhợp lý Phương thức thanh toán hiện nay các doanh nghiệp đang sử dụng đó làL/C, TT, DP
L/C: áp dụng đối với khách hàng chưa quen biết, độ tin tưởng không cao
và đảm bảo an toàn cho cả 2 bên, đây là hình thức phổ biến nhất
TT: hình thức thanh toán trả chậm, áp dụng đối với các khách hàng quen
biết lâu và mức độ tin tưởng cao
DP: sau khi nhận hàng xong, xác định được chất lượng hàng hóa rồi mới
thanh toán
Trang 33Tùy vào mức tin tưởng của doanh nghiệp vào các đối tác khác nhau màdoanh nghiệp lựa chọn các phương thức thanh toán khác nhau để mức độ antoàn là lớn nhất.Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu ở đây sẽ thể hiện ở việc hànghóa được nhập về đúng và đủ về số lượng, chất lượng cũng như thời gian giaohàng.
1.3.5 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của các Công
1.3.5.2 Nhu cầu tiêu dùng thuốc tân dược tăng cao nhất là về chất lượng
Mức sống càng cao con người càng đòi hỏi có những loại thuốc tốt hơn.Hiện nay do các đơn vị sản xuất dược phẩm trong nước chưa đáp ứng đựơc nhucầu của người tiêu dùng vì thế vẫn phải tiến hành nhập khẩu thuốc vì thế cầnthiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu để giảm thiểu chi phí cho cả
Trang 34doanh nghiệp và người tiêu dùng Thông thường như bệnh viêm họng, khi sửdụng thuốc ngoại nhập thì 3 – 4 ngày là hết, còn thuốc nội phải tuần lễ hoặc 10ngày mới hết bệnh chính vì thế bệnh nhân đến khám bệnh, dù nghèo, dù bệnhnhẹ cũng “ đòi” kê toa thuốc ngoại nhập cho mau hết bệnh mặc dù giá thuốcngoại cao gấp nhiều lần giá thuốc nội Thêm nữa, nhu cầu sử dụng hàng nhậpkhẩu trong nước vẫn rất cao chiếm 60% lượng thuốc tiêu thụ trên thị trường vìthế cần nâng cao hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu cả về chất lượng và sốlượng nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân
Tóm lại, chương 1 đã trình bày những khái luận chung về hoạt động kinh doanh nhập khẩu và hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của các doanh nghiệp dược phẩm Chương 2 sẽ đi sâu vào việc tìm hiểu thực trạng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu và nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại Công ty Dược Phẩm Trung Ương 1
Trang 35CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA
CÔNG TY DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG 12.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Dược Phẩm Trung Ương 1
2.1.1.1 Quá trình hình thành của Công ty Dược Phẩm Trung Ương 1
Công ty cổ phần Dược TW - National Pharmaceutical Joint Stock Company (tên viết tắt là Mediplantex) có trụ sở chính tại 358 Đường Giải
Phóng, Phường Phương Liệt, Quận Thanh Xuân, Hà Nội Tiền thân của Công ty
cổ phần Dược TW là Công ty Dược liệu cấp I được thành lập theo Quyết địnhthành lập số 170 ngày 01 tháng 04 năm 1971 ( QĐ170/BYT) của Bộ Y tế Từkhi thành lập đến nay, Công ty đã nhiều lần đổi tên gọi để phù hợp với tình hìnhmới và hiện nay đang hoạt động với tên là Công ty cổ phần Dược TW Cơ quanchủ quản của Công ty cổ phần Dược TW là Bộ Y tế Công ty được cổ phần hoátheo quyết định số 4410/QĐBYT ngày 7/12/2004 của Bộ Y tế với vốn điều lệ là17.000.000.000 đồng ( mười bảy tỷ đồng), 400 cán bộ công nhân viên trong đó
có trên 140 cán bộ có trình độ đại học và sau đại học, số còn lại là cán bộ trungcấp, kỹ thuật viên, công nhân có tay nghề cao
Phạm vi hoạt động của Công ty cổ phần Dược TW theo giấy đăng ký kinhdoanh số 0103007436 do Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày 14 tháng 4năm 2005 Công ty cổ phần Dược TW được phép kinh doanh và sản xuất trongcác lĩnh vực kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm, sản phẩm vệ sinh, thực phẩmdưỡng sinh, lương thực, thực phẩm, nguyên liệu làm thuốc, dược liệu, tinh dầu,hương liệu, phụ liệu, hoá chất ( trừ hoá chất nhà nước cấm), chất màu phục vụ
Trang 36cho dược phẩm, công nghệ, xuất khập khẩu các mặt hàng kinh doanh, mua bánmáy móc, thiết bị y tế, trồng cây dược liệu Ngoài ra Công ty cổ phần Dược TWcòn kinh doanh bất động sản, cho thuê nhà cửa, văn phòng, kho tàng, dịch vụmôi giới đầu tư, môi giới thương mại và uỷ thác nhập khẩu
2.1.1.2 Quá trình phát triển của Công ty Dược Phẩm Trung Ương 1
Bắt đầu thành lập từ năm 1971 đến nay, Công ty cổ phần Dược TW đãnhiều lần thay đổi tên gọi để phù hợp hơn với tình hình mới Tựu chung lại ta cóthể chia quá trình phát triển của công ty thành 2 giai đoạn: Giai đoạn trước khi
cổ phần hoá ( từ năm 1971 đến năm 2005), giai đoạn cổ phần hoá ( từ năm 2005đến nay)
2.1.1.2.1 Giai đoạn trước cổ phần hoá ( 1971 – 2003)
Năm 1971, Công ty Dược liệu cấp I được thành lập theo Quyết định thành
lập số 170 ngày 01 tháng 04 năm 1971 ( QĐ170/BYT) của Bộ Y Tế Nhiệm vụcủa Công ty thời kỳ này là sản xuất, cấp phát các loại thuốc dược liệu
Năm 1985, Công ty đổi tên thành Công ty Dược liệu TWI trực thuộc Liên
hiện các Xí nghiệp Dược Việt Nam, nhiệm vụ của Công ty trong thời kỳ nàykhông có gì thay đổi so với thời kỳ trước
Ngày 09 tháng 02 năm 1933 , Bộ Y Tế ra quyết định số 95 (QĐ95/BYT)
về việc “ bổ sung ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Công ty – kinh doanhthành phẩm tân dược, dụng cụ y tế thông thường, bao bì và hương liệu, mỹ liệu
để hỗ trợ cho phát triển dược liệu” Đồng thời Công ty được lấy tên giao dịchđối ngoại là Central medical plant Company viết tắt là Mediplantex trực thuộcLiên hiệp các Xí nghiệp Dược Việt Nam thuộc Bộ Y Tế Bắt đầu thời gian này,phạm vi hoạt động của Công ty có nhiều thay đổi, cán bộ công nhân viên thườngxuyên ở mức 300 người và Công ty mở thêm nhiều chi nhánh ở các tỉnh khác và
có hệ thống phân phối tại các cửa hàng và các đại lý bán lẻ trên hầu hết các tỉnhphía bắc và liên kết với nhiều các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm khác
Trang 37trong nước.Về hoạt động sản xuất, Công ty đã có thêm các phân xưởng đạt tiêuchuẩn GMP, xưởng hoá dược, xưởng đông dược.
Đến năm 2003, có sự tăng lên đáng kể về hoạt động xuất nhập khẩu,
Công ty đã được phép nhập khẩu các mặt hàng tân dược thành phẩm, mỹ phẩm,nguyên liệu, dụng cụ y tế và xuất khẩu các mặt hàng tân dược, đông dược liệu.Công ty cũng mở rộng quan hệ kinh doanh đối ngoại với khoảng 50 nước nhưPháp, Hà Lan, Bỉ, …
2.1.1.2.2 Giai đoạn cổ phần hoá (2004 – nay)
Ngày 07 tháng 12 năm 2004, Bộ trưởng Bộ Y Tế đã ra quyết định số
4410/QĐ-BYT về phê duyệt phương án cổ phần hoá và chuyển Công ty cổ phầnDược TW thành Công ty cổ phần với tên gọi là Công ty cổ phần Dược TW –Mediplantex với vốn điều lệ ban đầu là 17.000.000.000 (mười bảy tỷ đồng),trong đó nhà nước chiếm 28,0%, người lao động trong doanh nghiệp chiếm tỷ lệ52,21%, phần còn lại 19,79% được bán cho các doanh nghiệp khác
Ngày 20 tháng 07 năm 2007, Công ty cổ phần Dược TW đã tổ chức
khánh thành nhà máy Dược phẩm số 2, đạt các nguyên tắc, tiêu chuẩn WHO –GMP, GLP và GSP Nhà máy được đặt tại Xã Tiền Phong, Huyện Mê Linh,Tỉnh Vĩnh Phúc bao gồm 3 dây chuyền sản xuất chủ yếu là: dây chuyển sản xuấtcác loại thuốc viên, dây chuyền sản xuất các loại thuốc kem - mỡ, dây chuyềnsản xuất các loịa thuốc nước Dự kiến trong các năm tới, doanh thu sản xuất củaCông ty sẽ được đưa lên khoảng 250 tỷ đến 300 tỷ/năm
2.1.2 Mô hình tổ chức bộ máy quản trị của Công ty Dược Phẩm Trung Ương 1
Bộ máy quản trị của Công ty cổ phần Dược TW tổ chức theo kiểu trựctuyến - chức năng, quyền lực tập trung vào Hội đồng quản trị và ban giám đốc
Hệ thống các phòng ban chịu sự quản lý trực tiếp của ban giám đốc và có sự tácđộng qua lại với nhau đồng thời đóng vai trò tham mưu cho Tổng Giám Đốcđiều hành trực tiếp hoạt động của Công ty Áp dụng mô hình này có ưu điểm là
Trang 38kết hợp quản lý tập trung thống nhất với phát huy quyền chủ động và đang được
áp dụng phổ biến hiện nay, nhưng nó lại đang mắc phải một số những nhượcđiểm đó là có thể làm chậm quá trình ra quyết định do phải nghiên cứu nhiều ýkiến và đòi hỏi mỗi người trong Công ty phải biết cách làm việc trong cơ cấunày thì mới hiệu quả được Dưới đây là mô hình tổ chức bộ máy quản trị củaCông ty cổ phần Dược TW với 7 cấp quản trị và chức năng, nhiệm vụ của cácchức danh và bộ phận chính trong bộ máy quản trị Công ty cổ phần Dược TW
Chủ tịch Hội đồng quản trị
Là người đứng đầu Hội đồng quản trị, có trách nhiệm triệu tập, chủ trì cáccuộc họp của Hội đồng quản trị, giám sát và đôn đốc việc thực hiện nghị quyếtcủa Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Là người được Hội đồng quản trị giao trách nhiệm quản trị Công ty,người chỉ huy cao nhất trong công ty có nhiệm vụ quản lý toàn diện các vấn đềcủa Công ty, chịu trách nhiệm về mọi vấn đề của công ty Nhiệm vụ chính củatổng giám đốc là đưa ra quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định liên quanđến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Phó tổng giám đốc
Là người giúp việc trực tiếp cho tổng giám đốc Phó tổng giám đốc chịutrách nhiệm một mảng kinh doanh nhất định của doanh nghiệp và không cóquyền ký thu chi trong doanh nghiệp mà phải trình lên tổng giám đốc ký
Trưởng phòng Tổ chức – Hành chính
Là người có quyền hành và trách nhiệm cao nhất trong phòng Tổ chức – Hànhchính, phụ trách toàn bộ các vấn đề liên quan đến tổ chức – hành chính như:Quản lý công tác đào tạo, quản lý nguồn nhân lực, quản lý công tác tuyển dụng
Trang 39TRƯỞNG CA 1 TRƯỞNG CA 2 TRƯỞNG CA 1 TRƯỞNG CA 2 TRƯỞNG CA 1 TRƯỞNG CA 2
Trang 40Trưởng phòng Kế toán – Tài vụ
Là người có quyền hành và trách nhiệm cao nhất trong phòng Kế toán –tài vụ, phụ trách công tác kế toán tài chính, theo dõi sổ sách, lập các báo cáotổng hợp số liệu về kêt quả kinh doanh của Công ty đồng thời là người giúp cáclãnh đạo cấp trên nắm rõ được tình hình tài chính, vạch ra các mặt trong việcquản lý nguồn tài chính của doanh nghiệp, giải trình các báo cáo tài chính vớicác cơ quan quản lý cấp trên và đưa ra báo cáo thường kỳ hàng năm
Trưởng phòng Xuất khẩu
Là người có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất trong phòng Xuất khẩu,phụ trách toàn bộ mảng hoạt động xuất khẩu thuốc của Công ty ra các thị trườngnước ngoài
Trưởng phòng Nhập khẩu & Kế hoạch sản xuất
Là người có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất trong phòng Nhập khẩu
& Kế hoạch sản xuất có chức năng phụ trách các vấn đề về hoạt động nhập khẩu
và điều phối, đôn đốc hoạt động sản xuất theo đúng tiến độ được định ra
Trưởng phòng Bảo đảm chất lượng
Là người có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất trong phòng Bảo đảmchất lượng có chức năng phụ trách quá trình sản xuất thực hiện theo đúng cáctiêu chuẩn đã được đặt ra ( phía bên ngoài của sản phẩm)
Trưởng phòng Nghiên cứu & Phát triển
Là người có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất trong phòng Nghiên cứu
& Phát triển có chức năng nghiên cứu có nhiệm vụ khảo sát, định hướng hìnhthành và phát triển các loại hoá chất, dược liệu mới hoặc cải tiến các loại hoáchất, dược liệu cũ
Trưởng chi nhánh