1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc và thực tiễn thực hiện trên địa bàn tỉnh phú thọ

82 948 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 10,03 MB

Nội dung

Đặc trưng cơ bản để phân biệt BHXH với các hình thức bảo hiểm khác là sự kết hợp nghĩa vụ của người sử dụng lao động, việc thực hiện chính sách bảo đảm xã hội của nhà nước với sự tương t

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS ĐÀO THỊ HẰNG

HÀ NỘI - 2012

Trang 2

Trước tiên, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Đào Thị Hằng đã tận tình hướng dẫn, góp ý và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô Khoa Sau Đại học, Khoa Pháp luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội đã tạo điều kiện trong suốt quá trình được đào tạo tại hệ Cao học của trường

Chân thành cảm ơn BHXH tỉnh Phú Thọ đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu và đóng góp ý kiến có giá trị thực tiễn cho tôi để tôi hoàn thành luận văn

Xin cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện

và hoàn thành luận văn này

Phạm Lan Hương

Trang 5

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu 2

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 4

7 Cơ cấu của luận văn 4

CHƯƠNG 1 5

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC VÀ NỘI DUNG PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC 5

1.1 Khái quát chung về bảo hiểm xã hội bắt buộc 5

1.1.1 Khái niệm bảo hiểm xã hội bắt buộc 5

1.1.2 Sự cần thiết của bảo hiểm xã hội bắt buộc 7

1.2 Nội dung pháp luật hiện hành về bảo hiểm xã hội bắt buộc 10

1.2.1 Đối tượng áp dụng chế độ BHXH bắt buộc và mức đóng góp 10

1.2.2 Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc 13

1.2.3 Quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc 24

1.2.4 Xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp về BHXH bắt buộc 26

CHƯƠNG 2 30

THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ 30

2.1 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ 30

2.2 Tình hình thực hiện pháp luật về BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ32 2.2.1 Việc thực hiện các quy định về đối tượng áp dụng và đóng góp quỹ BHXH bắt buộc 32

2.2.2 Tình hình chi trả các chế độ BHXH bắt buộc 38

2.2.3 Quản lý quỹ BHXH bắt buộc của BHXH tỉnh Phú Thọ 41

2.2.4 Thực tiễn xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp về BHXH bắt buộc tại tỉnh Phú Thọ 47

CHƯƠNG 3 51

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT vµ NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ 51

3.1 Sửa đổi, bổ sung một số quy định của pháp luật 51

3.1.1 Về đối tượng áp dụng chế độ BHXH bắt buộc 51

Trang 6

3.2.2 Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan có liên quan đến BHXH bắt buộc65

3.2.3 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát hoạt động thực hiện pháp luật BHXH bắt buộc 66

3.2.4 Bồi dưỡng cán bộ trong lĩnh vực BHXH 67

KẾT LUẬN……… 69

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Lao động là hoạt động gắn với sự hình thành, tồn tại và phát triển của xã hội loài người Thông qua hoạt động lao động con người đã cải biến thế giới khách quan để tạo ra của cải vật chất và sáng tạo nên những giá trị tinh thần nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình Tuy nhiên, trong cuộc sống luôn chứa đựng những rủi ro có khả năng làm suy giảm hoặc mất sức lao động của con người như: ốm đau, tai nạn lao động, thất nghiệp, già yếu….Chính vì vậy, hệ thống an sinh xã hội ra đời như là một cơ chế để phòng tránh và khắc phục những rủi ro của con người

Khi nền kinh tế của đất nước ngày càng phát triển thì vấn đề an sinh xã hội ngày càng được chú trọng Đó là hệ thống chính sách nhiều tầng để tất cả các thành viên trong xã hội tương trợ, giúp đỡ ở mức độ hợp lý khi bị giảm, mất thu nhập hoặc gặp khó khăn hoạn nạn trong cuộc sống Ở Việt Nam, các quy định nhằm mục đích an sinh xã hội đã xuất hiện rất sớm nhưng trong thời gian gần đây vấn đề an sinh xã hội được quan tâm nhiều hơn An sinh xã hội vừa là mục tiêu hướng tới của các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, vừa là những nội dung, những định hướng, những hoạt động cụ thể của các chính sách này Những định hướng chiến lược này nhằm hướng tới một nền an sinh xã hội cho toàn dân, bền vững với đa tầng, đa lớp và đa hình thái, phù hợp với nền kinh tế thị trường, hội nhập với thế giới hiện đại

Trong hệ thống pháp luật an sinh xã hội thì pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc là một bộ phận đặc biệt quan trọng Luật Bảo hiểm xã hội được Quốc hội thông qua ngày 29/06/2006 (có hiệu lực từ 01/01/2007) đã đánh dấu một bước tiến rất lớn về khung pháp lý của hệ thống pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc nói riêng

và pháp luật về an sinh xã hội nói chung Luật đã đi vào cuộc sống được 6 năm, tuy nhiên thực tiễn thực hiện cùng các quy định của pháp luật vẫn còn nhiều điểm tồn tại

Phú Thọ là một tỉnh trung du, miền núi phía Bắc Phú Thọ đang chú trọng phát triển kinh tế nhằm nâng cao đời sống cho nhân dân do vậy, số lượng các doanh nghiệp cũng như các đơn vị có sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng lên Một trong những vấn đề mà người lao động đặc biệt quan tâm đó là bảo hiểm

Trang 8

xã hội nói chung và bảo hiểm xã hội bắt buộc nói riêng Việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc thời gian qua trên địa bàn tỉnh ngoài những thành tựu đã đạt được cũng đã bộc lộ không ít những vướng mắc, tồn tại Điều này cũng làm phát sinh nhu cầu tiếp tục nghiên cứu để tìm cách tháo gỡ vướng mắc,

hoàn thiện pháp luật Xuất phát từ lý do trên, tác giả chọn vấn đề ““Pháp luật về

Bảo hiểm xã hội bắt buộc và thực tiễn thực hiện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” làm đề

tài nghiên cứu

2 Tình hình nghiên cứu

Trong thời gian qua, cũng có một số công trình nghiên cứu có liên quan đến pháp luật về bảo hiểm xã hội Cụ thể:

* Đề tài nghiên cứu khoa học:

- Nguyễn Thị Kim Phụng (2006) “Hoàn thiện về pháp luật BHXH ở Việt

Nam”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Luật Hà Nội

* Một số khóa luận tốt nghiệp như:

- Vũ Thu Trang (2010) “Tuổi nghỉ hưu của người lao động – Những vấn đề

lý luận và thực tiễn trong quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội Việt Nam”, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Luật Hà Nội

- Lê Thị Thanh Thảo (2009) “Chế độ bảo hiểm xã hội hưu trí ở Việt Nam –

Thực trạng và phương hướng hoàn thiện”, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Luật Hà Nội

- Nguyễn Thị Huyền (2009) “Bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ theo pháp

luật hiện hành – Thực trạng và phương hướng hoàn thiện”, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Luật Hà Nội

* Một số bài viết đăng trên Tạp chí như:

- Ts Đỗ Ngân Bình “Những điểm mới về chế độ Bảo hiểm xã hội bắt buộc

của người lao động”, Tạp chí Luật học, Số 10/2007

- Ts Nguyễn Hiền Phương “Về các giải pháp cơ bản hoàn thiện pháp luật

bảo hiểm xã hội”, Tạp chí Luật học, Số 6/2008

Các công trình nghiên cứu trên chủ yếu tập trung vào một mảng cụ thể của pháp luật bảo hiểm xã hội như tuổi nghỉ hưu của người lao động, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm xã hội với lao động nữ…hoặc giải quyết các vấn đề về thực trạng cũng

Trang 9

như phương hướng hoàn thiện của pháp luật bảo hiểm xã hội nói chung, có công trình được thực hiện trước khi Luật BHXH được ban hành Còn ở đề tài nghiên cứu, bên cạnh việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về BHXH bắt buộc, luận văn tập trung chủ yếu vào thực tiễn thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, từ đó có những đánh giá và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật BHXH bắt buộc, thông qua đó cũng giúp cho việc nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật BHXH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Như vậy, đây sẽ là một vấn đề nghiên cứu rất mới

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu đề tài là góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận về BHXH bắt buộc, các quy định pháp luật liên quan và thực tiễn thực hiện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả BHXH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Với mục đích nghiên cứu như trên, nhiệm vụ nghiên cứu được xác định trên những khía cạnh sau:

- Phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận về BHXH bắt buộc

- Phân tích thực trạng các quy định pháp luật về BHXH bắt buộc và chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của các quy định đó

- Đánh giá tình hình thực hiện pháp luật về BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

- Đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về BHXH bắt buộc và nâng cao hiệu quả thực hiện tại tỉnh Phú Thọ

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định pháp luật về BHXH bắt buộc và thực tiễn thực hiện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Phù hợp với đề tài nghiên cứu, luận văn chỉ tập trung chủ yếu vào đối tượng nghiên cứu nêu trên Pháp luật nước ngoài về BHXH bắt buộc chỉ được luận văn đề cập ở mức độ nhất định

5 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn chủ yếu dựa trên cơ sở phương pháp luận của triết học Mác – Lênin, quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch

Trang 10

sử Ngoài ra, các phương pháp nghiên cứu cụ thể phù hợp với từng lĩnh vực của đề tài như phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, logic cũng được sử dụng

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Những kết quả nghiên cứu của luận văn có giá trị tham khảo cho các cơ quan hữu quan trong quá trình hoàn thiện và thực hiện pháp luật về BHXH bắt buộc, đặc biệt các cơ quan BHXH, các doanh nghiệp… trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Luận văn cũng có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo trong công tác giảng dạy và nghiên cứu pháp luật, cũng như cho bất kỳ ai có quan tâm đến pháp luật BHXH nói chung, pháp luật về BHXH bắt buộc nói riêng

7 Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn chia thành 3 chương Cụ thể:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về bảo hiểm xã hội bắt buộc và nội dung pháp luật hiện hành về bảo hiểm xã hội bắt buộc

Chương 2: Thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Chương 3: Hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Phú Thọ

Trang 11

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC VÀ NỘI DUNG PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC

1.1 Khái quát chung về bảo hiểm xã hội bắt buộc

1.1.1 Khái niệm bảo hiểm xã hội bắt buộc

Trong hoạt động của đời sống xã hội cũng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài những biến cố đã được con người tính toán khoa học và được dự báo trước, con người luôn luôn phải đối mặt với những rủi ro bất ngờ có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân như: thiên tai (bão lụt, động đất, hạn hán, hỏa hoạn ), tai nạn giao thông (máy bay, tàu thủy, tàu hỏa, ô tô, xe máy ), tai nạn trong lao động sản xuất, ốm đau, dịch bệnh Những bất trắc, rủi ro đó đã gây ra và đem đến cho con người những tổn thất, hậu quả to lớn cả về mặt kinh tế, lẫn môi trường sinh thái

và môi trường xã hội Chính vì vậy mà con người đã phải đưa ra nhiều biện pháp để phòng ngừa, hạn chế và khắc phục những biến cố rủi ro đó

Chúng ta đang tồn tại trong một xã hội có nhà nước mà nhà nước thì điều chỉnh các quan hệ xã hội bằng pháp luật do vậy, những biện pháp phòng ngừa, né tránh và hạn chế rủi ro được con người chủ động thể chế hóa thành quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật để buộc mọi đơn vị, mọi tổ chức và mọi thành viên trong xã hội phải tuân thủ thực hiện

Thông thường có hai nhóm biện pháp khắc phục rủi ro là các biện pháp chấp nhận rủi ro và bảo hiểm Chấp nhận rủi ro là người gặp phải rủi ro phải chấp nhận khoản tổn thất đó, tự bản thân họ phải tự bảo hiểm cho mình Họ có thể chủ động lập quỹ dự trữ, dự phòng trước để bù đắp, khắc phục những tổn thất do biến cố rủi

ro gây nên; hoặc cũng có thể đi vay ngân hàng, các tổ chức tài chính để bù đắp tổn thất trong trường hợp không lập quỹ dự trữ, dự phòng trước

Bảo hiểm là sự chuyển giao, san sẻ rủi ro giữa những người cùng tham gia bảo hiểm trên cơ sở những nguyên tắc, chuẩn mực đã được thống nhất và quy định trước, nhằm đảm bảo an toàn, ổn định sản xuất và đời sống kinh tế - xã hội của những người tham gia bảo hiểm và cộng đồng xã hội Bảo hiểm là công cụ quan trọng và có hiệu quả nhất để khắc phục hậu quả tổn thất khi xảy ra rủi ro

Trang 12

Mục đích của bảo hiểm là góp phần làm ổn định, an toàn kinh tế cho mọi người, mọi tổ chức và mọi đơn vị có tham gia bảo hiểm, đảm bảo an toàn xã hội, đồng thời tạo ra nguồn vốn quan trọng để tham gia đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

BHXH đã được nhiều nhà khoa học đề cập và nghiên cứu một cách sâu sắc dưới nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau BHXH đã xuất hiện và phát triển theo cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nhân loại Hệ thống bảo hiểm xã hội hình thành đầu tiên trên thế giới ở Đức dưới thời thủ tướng Bismark với cơ chế

ba bên (Nhà nước – giới chủ - giới thợ) cùng đóng góp nhằm bảo hiểm cho người lao động trong một số trường hợp rủi ro Đến nay, hầu hết các nước trên thế giới đã thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội và coi nó là một trong những chính sách xã hội quan trọng nhất trong hệ thống an sinh xã hội

Trước hết, để hiểu được BHXH bắt buộc là gì thì cần tìm hiểu về bảo hiểm xã hội nói chung Bảo hiểm xã hội là đối tượng nghiên cứu của nhiều môn khoa học khác nhau như kinh tế, xã hội, pháp lý Do đó, hiện nay còn tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về BHXH, tuỳ thuộc vào góc độ nghiên cứu của các nhà khoa học Theo Từ điển Tiếng Việt thì BHXH là sự bảo đảm những quyền lợi vật chất cho công nhân viên chức khi không làm việc vì ốm đau, sinh đẻ, già yếu, bị tai nạn lao động.[23, tr39]

Từ điển Giải thích từ ngữ Luật học thì xác định, BHXH là bảo hiểm cho thu nhập của người lao động trong một số trường hợp, do Nhà nước tổ chức quản lý Đặc trưng cơ bản để phân biệt BHXH với các hình thức bảo hiểm khác là sự kết hợp nghĩa vụ của người sử dụng lao động, việc thực hiện chính sách bảo đảm xã hội của nhà nước với sự tương trợ cộng đồng giữa những người lao động để ổn định cho họ và gia đình họ trong và sau quá trình lao động [25, tr85]

Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đưa ra khái niệm về BHXH như sau: BHXH

là sự bảo vệ mà xã hội cung cấp cho các thành viên của mình thông qua một loạt các biện pháp công cộng, nhằm chống lại những khó khăn về kinh tế và xã hội dẫn đến việc ngừng hoặc giảm sút đáng kể về thu nhập gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, tàn tật, tuổi già, và chết; đồng thời bảo đảm chăm sóc y tế

và trợ cấp cho các gia đình đông con

Trang 13

Như vậy, BHXH có thể được hiểu theo cách khái quát như sau: BHXH là sự

bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với người lao động khi họ gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, tuổi già hoặc chết; gắn với quá trình tạo lập một quỹ tiền tệ tập trung được hình thành bởi các bên tham gia đóng góp, nhằm bảo đảm an toàn cho đời sống của người lao động và gia đình họ góp phần bảo đảm an toàn xã hội

Từ đây, có thể hiểu BHXH bắt buộc như sau: BHXH bắt buộc là sự bảo đảm

thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với người lao động (và trong một số trường hợp gồm cả thành viên gia đình) khi họ gặp rủi ro hoặc biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động do một số nguyên nhân nhất định gây ra (như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, già yếu hoặc chết) trên cơ sở nghĩa vụ (bắt buộc) tham gia của người sử dụng lao động và người lao động

Như vậy, BHXH bắt buộc là một hình thức đảm bảo về thu nhập cho người lao động (và một số trường hợp là thành viên gia đình) trong những trường hợp rủi

ro nhất định Việc đảm bảo này được thực hiện trên cơ sở nghĩa vụ phải tham gia đóng góp của các đối tượng nhất định nhằm tạo lập nguồn chi trả Nói cách khác, các đối tượng không có quyền lựa chọn có được tham gia hay không tham gia mà

họ phải tham gia hình thức BHXH này khi thuộc các trường hợp pháp luật đã quy định

1.1.2 Sự cần thiết của bảo hiểm xã hội bắt buộc

Khi nền kinh tế càng phát triển, con người cũng chú trọng hơn đến việc bảo đảm các khoản thu nhập bị giảm hoặc bị mất do những rủi ro, biến cố trong cuộc sống gây nên Mác đã khẳng định rằng vì nhiều rủi ro khác nhau nên đành phải dành một số thặng dư nhất định cho quỹ BHXH để bảo đảm cho sự mở rộng theo kiểu lũy tiến quá trình tái sản xuất ở mức độ cần thiết, phù hợp với sự phát triển của nhu cầu và tình hình tăng dân số [22]

Sự cần thiết của BHXH bắt buộc một mặt xuất phát từ lịch sử hình thành và phát triển của BHXH nói chung

Trong quá trình sinh tồn và trưởng thành của mỗi con người, nhằm thoả mãn những nhu cầu thiết yếu nhất là ăn, ở, mặc, sinh hoạt, v.v , con người phải lao

Trang 14

động để làm ra những của cải, vật chất cần thiết Nhưng trong thực tế, không phải lúc nào con người cũng gặp may mắn, thuận lợi, có đầy đủ thu nhập và mọi điều kiện sinh sống bình thường Trái lại, có rất nhiều trường hợp khó khăn, trắc trở, rủi

ro xảy ra do điều kiện tự nhiên, môi trường sống, hoặc điều kiện xã hội làm con người bị giảm hoặc mất thu nhập như ốm đau, tai nạn, mất việc làm, mất người nuôi dưỡng, già yếu, tử vong Khi rơi vào các trường hợp này, các nhu cầu cần thiết của cuộc sống không những không giảm đi mà còn tăng thêm, thậm chí còn phát sinh nhu cầu mới như thuốc men, chữa trị Vì vậy, để vượt qua những khó khăn, để tồn tại và phát triển con người đã tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau

Từ xa xưa, con người đã có ý thức san sẻ, cưu mang đùm bọc lẫn nhau trong

họ hàng, trong cộng đồng làng, xóm, thôn, bản theo tinh thần tương thân tương ái,

“nhường cơm sẻ áo”, “lá lành đùm lá rách” Sự tương trợ cộng đồng dần dần được

mở rộng và phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau như việc lập quỹ tương tế, các hội đoàn bằng tiền hoặc bằng hiện vật để trợ giúp lẫn nhau Những hình thức trợ giúp tự nguyện của cá nhân, của cộng đồng đã góp phần bảo đảm nguồn vật chất cần thiết cho những người hoạn nạn vượt qua khó khăn, thiếu thốn Đây chính là hình thức manh nha của bảo hiểm, nhưng sự tương trợ này vẫn chỉ mang tính tự phát và chỉ được thực hiện trong cộng đồng nhỏ

Sự trợ giúp này là thụ động, cục bộ, không ổn định và không chắc chắn Vì vậy, đòi hỏi phải có sự trợ giúp có tổ chức, có quan hệ ràng buộc để đáp ứng nhu cầu lớn hơn trong những trường hợp nhất định Nhu cầu này ngày càng trở nên cấp bách đặc biệt sau cuộc cách mạng công nghiệp Quá trình công nghiệp hoá ở các nước công nghiệp phát triển đã làm đội ngũ làm công ăn lương tăng nhanh, cuộc sống của họ phụ thuộc chủ yếu vào thu nhập do lao động làm thuê mang lại Sự hẫng hụt về tiền lương khi bị ốm đau, tai nạn, rủi ro, mất việc làm, già yếu luôn đe doạ đối với người không có nguồn thu nhập nào khác ngoài tiền lương Các cuộc đấu tranh của người lao động đòi giảm giờ làm, tăng tiền lương và trợ cấp cho họ khi bị ốm đau, tai nạn, rủi ro, già yếu diễn ra ngày càng gay gắt ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất, kinh doanh và trật tự, an toàn xã hội

Trước sức ép của người lao động và để duy trì lực lượng làm công ăn lương - những người tạo ra của cải vật chất cho xã hội, giới chủ buộc phải từng bước can

Trang 15

thiệp, cam kết đảm bảo cho người lao động có một khoản thu nhập nhất định gọi là trợ cấp để họ trang trải những nhu cầu sinh sống thiết yếu khi ốm đau, tai nạn Mặt khác, khi nền kinh tế hàng hoá phát triển, việc thuê mướn nhân công trở nên phổ biến Lúc đầu người chủ chỉ cam kết trả công lao động, nhưng về sau đã phải cam kết cả việc bảo đảm cho người làm thuê có một số thu nhập nhất định để họ trang trải những nhu cầu thiết yếu khi không may bị ốm đau, tại nạn, thai sản v.v Trong thực tế, nhiều khi các trường hợp trên không xảy ra và người chủ không phải chi ra một đồng nào Nhưng cũng có khi xảy ra dồn dập, buộc họ phải bỏ ra một lúc nhiều khoản tiền lớn mà họ không muốn Vì thế, mâu thuẫn chủ - thợ phát sinh, giới thợ liên kết đấu tranh buộc giới chủ thực hiện cam kết Cuộc đấu tranh này diễn ra ngày càng rộng lớn và có tác động nhiều mặt đến đời sống kinh tế xã hội Do vậy, Nhà nước đã phải đứng ra can thiệp và điều hoà mâu thuẫn Sự can thiệp này một mặt làm tăng vai trò của Nhà nước, mặt khác buộc cả giới chủ và giới thợ phải đóng góp một khoản tiền nhất định hàng tháng được tính toán chặt chẽ dựa trên cơ sở xác suất rủi ro xảy ra đối với người làm thuê Số tiền đóng góp của cả chủ và thợ hình thành một quỹ tiền tệ tập trung trên phạm vi quốc gia Quỹ này còn được bổ sung từ ngân sách Nhà nước khi cần thiết nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động khi gặp phải những biến cố bất lợi Chính nhờ những mối quan hệ ràng buộc đó mà cuộc sống của người lao động và gia đình họ ngày càng được đảm bảo ổn định Giới chủ cũng thấy mình đỡ bị thiệt hại về kinh tế, ổn định lực lượng lao động để phát triển sản xuất kinh doanh, tránh được những xáo trộn không cần thiết Vì vậy, nguồn quỹ tiền tệ tập trung được thiết lập ngày càng lớn mạnh nhanh chóng Khả năng giải quyết các phát sinh lớn của quỹ ngày càng đảm bảo

Như vậy, BHXH ra đời và phát triển là một quá trình Việc đảm bảo vật chất cho NLĐ khi họ gặp biến cố, rủi ro, trong cuộc đời lao động sẽ khó được thực hiện thường xuyên và đầy đủ nếu chỉ dựa vào sự tương trợ mang tính hảo tâm Ngược lại, nó chỉ có thể được đảm bảo chắc chắn, ổn định và bền vững khi có sự tham gia của Nhà nước với những quy định về đóng góp mang tính bắt buộc để hình thành nên một loại quỹ tiền tệ tập trung ở phạm vi lớn Chính điều này là cơ sở cho việc hình thành nên hình thức BHXH ở phạm vi lớn Chính điều này là cơ sở cho việc hình thành nên hình thức BHXH bắt buộc

Trang 16

Mặt khác, BHXH bắt buộc còn là cần thiết xuất phát từ chính bản chất và chức năng vốn có của BHXH nói chung Đó là việc chia sẻ hậu quả của những rủi ro, tạo

ra sự san sẻ, tương trợ giữa người sử dụng lao động và người lao động cũng như giữa những người lao động với nhau theo nguyên tắc “lấy của số đông bù cho số ít” Một điều kiện tiên quyết để có thể đạt được mục đích bảo đảm an toàn, an sinh xã hội là phải có nguồn thu Chỉ khi có nguồn thu ổn định, thường xuyên và lâu dài thì các khoản chi trả mới được đảm bảo chắc chắn, mục tiêu BHXH mới đạt được Tuy nhiên, nếu để người lao động và đặc biệt là người sử dụng lao động tự nguyện đóng góp cho quỹ BHXH thì trên thực tế sẽ khó có thể có được nguồn thu ổn định, bởi khi đó việc đóng góp của các đối tượng chỉ mang ý nghĩa “tùy tâm” Người sử dụng lao động không phải khi nào cũng nhận thức được vai trò của BHXH, nhất là khi họ chưa thấy được nhiều lợi ích từ việc đóng góp vào quỹ BHXH so với việc đầu tư tiền vào sản xuất kinh doanh Tương tự như vậy đối với người lao động, đặc biệt khi thu nhập của phần lớn trong số họ chưa phải là cao và việc họ đóng góp vào quỹ BHXH không có nghĩa chắc chắn sẽ được hưởng mọi chế độ BHXH Tâm lý không muốn tham gia BHXH (không đóng góp và cũng sẽ không hưởng) ngự trị trong không ít người lao động Trong bối cảnh đó rõ ràng BHXH sẽ không thể đảm bảo được bản chất và chức năng của mình, an toàn xã hội cũng không đạt được

Chính vì những lý do đó, việc quy định BHXH bắt buộc là cần thiết BHXH bắt buộc là nền tảng cơ bản, chủ đạo trong hệ thống BHXH của nhiều quốc gia Ở nước ta, trong một thời gian dài trước đây cũng chỉ tồn tại duy nhất hình thức BHXH bắt buộc

1.2 Nội dung pháp luật hiện hành về bảo hiểm xã hội bắt buộc

1.2.1 Đối tượng áp dụng chế độ BHXH bắt buộc và mức đóng góp

Việc tham gia BHXH có ý nghĩa rất lớn trong đảm bảo điều kiện sống và an toàn xã hội cho người lao động và thậm chí cả thân nhân của họ trong trường hợp

họ gặp rủi ro Để tạo nguồn thu ổn định, lâu dài cho quỹ BHXH đồng thời phải phù hợp với điều kiện của người đóng góp, thì việc lựa chọn đối tượng áp dụng chế độ BHXH bắt buộc rất quan trọng

Theo quy định của Luật BHXH tại Điều 2, đối tượng áp dụng BHXH bắt buộc cụ thể như sau:

Trang 17

* Đối với người lao động

Đó là người lao động là công dân Việt Nam, bao gồm: Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; cán bộ, công chức, viên chức; công nhân quốc phòng, công nhân công an; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp

vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác

cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân; hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sỹ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó có đóng BHXH bắt buộc

Như vậy, với quy định này của pháp luật thì đối tượng người lao động tham gia BHXH bắt buộc khá phong phú, chiếm đại đa số người lao động tham gia vào quan hệ lao động Đây là đối tượng có thời hạn làm việc ổn định, lâu dài nên việc quy định đối tượng này là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là hợp lý, từ đó có thể tạo một nguồn thu ổn định cho quỹ BHXH bắt buộc nhằm đảm bảo mục tiêu của BHXH

Tuy nhiên, do đối tượng áp dụng hiện nay là công dân Việt Nam tham gia hợp đồng lao động từ đủ ba tháng trở lên nên có nhiều trường hợp người sử dụng lao động “lách” bằng cách ký rất nhiều hợp đồng “chuỗi” với thời hạn dưới 3 tháng với người lao động nhằm né tránh nghĩa vụ đóng góp BHXH Mặt khác, trong điều kiện nước ta hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, số lượng lao động nước ngoài tham gia quan hệ lao động tại Việt Nam cũng tăng lên Đây cũng là vấn đề tính đến trong thời gian tới

* Đối với người sử dụng lao động

Khoản 2 Điều 2 Luật BHXH quy định “Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã,

hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động”

Như vậy, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là mọi cá nhân, tổ chức có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động Về cơ bản, quy định về đối

Trang 18

tượng người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc đã bao quát được mọi trường hợp có sử dụng, thuê mướn lao động và có khả năng tham gia BHXH bắt buộc

* Mức đóng góp

Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật BHXH thì mức đóng BHXH bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương, tiền công của người lao động Theo quy định tại Điều 91 và 92 Luật BHXH mức đóng góp của người lao động là 5% mức tiền công vào quỹ hưu trí và tử tuất, từ năm 2010 trở đi cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 8%; người sử dụng lao động đóng 16% (3% vào quỹ

ốm đau, thai sản; 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 11% vào quỹ hưu trí và tử tuất); từ năm 2010 trở đi cứ hai năm một lần đóng thêm 1% vào quỹ hưu trí

và tử tuất cho đến khi đạt mức đóng là 14%

Tổng mức đóng góp vào quỹ BHXH bắt buộc của cả người lao động và người sử dụng lao động là 24% (trong đó: 3% đóng góp vào quỹ ốm đau, thai sản; 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và 20% vào quỹ hưu trí, tử tuất)

Riêng đối với đối tượng hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội nhân dân và hạ sỹ quan, chiến sỹ công an nhân dân phục vụ có thời hạn, người sử dụng lao động đóng BHXH cho đối tượng này bằng 21% mức lương tối thiểu chung (trong đó: 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 20% vào quỹ hưu trí, tử tuất)

Theo quy định tại Điều 94 Luật BHXH thì tiền công, tiền lương tháng đóng BHXH đối với người lao động thực hiện chế độ lương do Nhà nước quy định là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc, quân hàm và các khoản phụ cấp khác; đối với người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quy định thì mức đóng BHXH theo quy định là tiền công, tiền lương kể cả phụ cấp (nếu có) được ghi trong hợp đồng lao động Mức đóng tối đa không quá 20 lần tháng lương tối thiểu chung Tuy nhiên, đối với đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thì việc quản lý lương tương đối dễ dàng nhưng trường hợp thường xảy ra vi phạm

là đối tượng hưởng lương do người sử dụng quyết định Với quy định như luật hiện hành sẽ dẫn đến tình trạng người sử dụng lao động ghi một mức tiền lương, tiền công trong hợp đồng thấp hơn mức tiền lương thực tế người lao động nhận được để giảm tiền đóng BHXH Trong khi đó, bảng lương nộp cho cơ quan thuế lại cao hơn

Trang 19

để được khấu trừ thuế Điều này sẽ dẫn đến thiệt thòi cho quyền lợi của người lao động

Mặt khác, quy định mức đóng tối đa không quá 20 lần mức lương tối thiểu chung thì không hợp lý và gây thất thu cho quỹ BHXH bởi có nhiều đối tượng tham gia BHXH bắt buộc có mức lương cao Mà với quy định này thì mức cao nhất được tham gia BHXH bắt buộc là hơn 20 triệu Trên thực tế, có người lao động thu nhập thực tế, thậm chí là lương trong hợp đồng lao động cao hơn mức này rất nhiều

1.2.2 Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc

Theo quy định tại Điều 4 Luật BHXH, BHXH bắt buộc bao gồm các chế độ:

ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất

1.2.1.1 Chế độ bảo hiểm ốm đau

Ốm đau, tai nạn là điều mà con người không thể tránh khỏi trong suốt cuộc đời Đối với người lao động thì ốm đau là một rủi ro mà khi họ gặp phải người lao động bị mất thu nhập tạm thời Do đó, để bù đắp phần thu nhập bị mất này thì một trong những cách mà con người sử dụng là bảo hiểm ốm đau

 Đối tượng và điều kiện bảo hiểm

Người lao động tham gia BHXH bắt buộc là đối tượng áp dụng của chế độ bảo hiểm này Tuy nhiên, không phải tất các mọi trường hợp ốm đau người lao động đều được hưởng bảo hiểm mà họ phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật

Theo Điều 22 Luật BHXH và Điều 8 Nghị định 152/2006 thì điều kiện để hưởng chế độ bảo hiểm ốm đau là bản thân người lao động bị ốm đau, phải nghỉ việc để điều trị (có thể là nội trú hoặc ngoại trú) và phải có xác nhận của cơ sở y tế Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác thì không được hưởng chế độ ốm đau

Theo quy định của pháp luật, người lao động ốm đau do bệnh tật hoặc tai nạn (nhưng không phải tai nạn lao động) cũng được xem như là ốm đau và cũng thuộc đối tượng được hưởng chế độ bảo hiểm ốm đau Tuy nhiên, trường hợp ốm đau không do lỗi của người lao động thì mới được hưởng chế độ này, còn ốm đau là người lao động say rượu hay tự hủy hoại sức khỏe hoặc dùng chất ma túy, chất gây nghiện thì không được hưởng chế độ bảo hiểm ốm đau Đây cũng là quy định hợp

lý của pháp luật nước ta

Trang 20

Ngoài điều kiện trờn, thỡ phỏp luật hiện hành cũng cú quy định về những thủ tục cần thiết mà người lao động cần phải làm để được hưởng chế độ bảo hiểm ốm đau Tựy từng trường hợp cụ thể mà giấy tờ trong hồ sơ phải cú là văn bản đề nghị của người sử dụng lao động, bệnh ỏn, xỏc nhận y tế, giấy chứng nhận bệnh điều trị dài ngày, quyết định cho hưởng BHXH của cơ quan BHXH cú thẩm quyền… Trong

đú, giấy xỏc nhận của tổ chức y tế về sự kiện người lao động nghỉ việc để điều trị do

ốm đau, tai nạn rủi ro là điều kiện mang tớnh quyết định trong thủ tục để được hưởng bảo hiểm

Ngoài trường hợp chớnh người lao động bị ốm đau phải nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau thỡ trường hợp khác cũng được hưởng chế độ này nếu cú con dưới bảy tuổi (con đẻ hoặc con nuụi hợp phỏp, con ngoài giỏ thỳ được phỏp luật cụng nhận) ốm đau mà người lao động phải nghỉ việc để chăm súc và cú xỏc nhận của cơ quan y tế cú thẩm quyền Nếu cả bố và mẹ đều tham gia BHXH thỡ chỉ một người được hưởng chế độ này Tuy nhiờn, phỏp luật cú ưu tiờn nữ giới hơn trong trường hợp con ốm mà người mẹ nhờ được người chăm súc để tiếp tục đi làm thỡ vẫn được hưởng chế độ bảo hiểm ốm đau

Như vậy, theo quy định của phỏp luật hiện hành thỡ người lao động tham gia BHXH bị ốm đau hoặc tai nạn rủi ro phải nghỉ việc để điều trị, cú xỏc nhận của tổ chức y tế cú thẩm quyền thỡ được hưởng chế độ bảo hiểm ốm đau hoặc người lao động tham gia bảo hiểm xó hội cú con dưới bảy tuổi bị ốm đau phải nghỉ việc để chăm súc con và cú xỏc nhận của tổ chức y tế cú thẩm quyền Những người lao động phải nghỉ việc do say rượu, tự hủy hoại sức khỏe hoặc dung cỏc chất ma tỳy, cỏc chất kớch thớch khỏc thỡ khụng thuộc đối tượng được hưởng chế độ bảo hiểm ốm đau

 Thời gian hưởng bảo hiểm ốm đau

Thời gian hưởng bảo hiểm ốm đau thường được tớnh theo số ngày làm việc của người lao động Việc quy định thời gian hưởng bảo hiểm ốm đau phụ thuộc vào điều kiện lao động, thời gian tham gia BHXH, tỡnh trạng bệnh tật của người lao động và mục đớch bảo hiểm của Nhà nước

Việc khống chế thời gian hưởng là hợp lý trờn cơ sở cõn đối thu chi, điều kiện lao động và tỡnh trạng bệnh tật của người lao động Theo Điều 23 Luật BHXH thỡ người lao động làm việc trong điều kiện lao động bỡnh thường được nghỉ việc

Trang 21

hưởng bảo hiểm ốm đau tối đa là 30 ngày/năm nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm; tối

đa 40 ngày/năm nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm và tối đa 60 ngày/năm nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên Người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do nhà nước quy định hoặc làm việc ở vùng có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên được nghỉ hưởng bảo hiểm ốm đau với khoảng thời gian tương ứng với mức ở trên cộng thêm 10 ngày Riêng người lao động mắc bệnh cần điều trị dài ngày theo danh mục do Bộ lao động – Thương binh và xã hội ban hành thì không bị giới hạn thời gian nghỉ việc Trường hợp, người lao động làm việc trong lực lượng vũ trang bị ốm đau, tai nạn rủi ro có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền thì không bị giới hạn thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau

Trường hợp con bị ốm đau thì theo quy định của pháp luật người lao động nghỉ việc hưởng bảo hiểm tối đa là 20 ngày/năm nếu con dưới 3 tuổi và tối đa 15 ngày/năm nếu con từ đủ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi Nếu cả cha và mẹ đều tham gia BHXH mà một người đã hết thời hạn hưởng chế độ nhưng con vẫn ốm đau thì người kia được hưởng chế độ trong khoảng thời gian nói trên

 Mức hưởng bảo hiểm

Người lao động bị ốm đau được khám bệnh và điều trị tại các cơ sở y tế theo chế độ bảo hiểm y tế và hưởng trợ cấp ốm đau

Mức trợ cấp ốm đau theo Điều 25 Luật BHXH được tính bằng 75% mức lương làm căn cứ đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ Người lao động mắc bệnh cần điều trị dài ngày theo danh mục do Nhà nước quy định thì được hưởng bảo hiểm bằng 75% mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm của tháng liền kề trước khi nghỉ trong thời hạn 180 ngày đầu Từ ngày thứ 181 trở đi, mức bảo hiểm bằng 65% mức tiền lương nói trên nếu đã đóng bảo hiểm đủ 30 năm trở lên, bằng 55% mức tiền lương nói trên nếu đã đóng bảo hiểm từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm và bằng 45% mức tiền lương nói trên nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm Mức bảo hiểm ốm đau trong trường hợp này không được thấp hơn mức tiền lương tối thiểu chung do nhà nước quy định

Riêng người lao động làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân thì mức hưởng bảo hiểm ốm đau là 100% mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH

Trang 22

Ngoài ra, theo Điều 26 Luật BHXH người lao động còn được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe Theo Điều 12 Nghị định 152/2006/NĐ-CP, thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hàng tuần, ngày đi và ngày về (nếu nghỉ tại cơ sở tập trung): 10 ngày đối với người lao động sức khỏe còn yếu sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần điều trị dài ngày;

7 ngày đối với người lao động sức khỏe còn yếu sau thời gian ốm đau do phẫu thuật; 5 ngày đối với các trường hợp khác Mức nghỉ dưỡng sức cụ thể do người sử dụng lao động và ban chấp hành công đoàn quyết định nhưng không vượt quá mức tối đa do Nhà nước quy định

Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức tại gia đình, bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức tại cơ sở tập trung

Đối với trường hợp con ốm đau, người lao động nghỉ việc thì được hưởng bằng 75% mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm của người lao động trước khi nghỉ

1.2.1.2 Chế độ bảo hiểm thai sản

 Điều kiện hưởng

Theo quy định tại Điều 27 Luật BHXH thì đối tượng được nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản là lao động nữ là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc và thuộc một trong các trường hợp: lao động nữ mang thai, sinh con; người lao động nam hoặc nữ nhận nuôi con sơ sinh dưới 4 tháng tuổi theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình có thời gian đóng bảo hiểm từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi hoặc thực hiện các biện pháp tránh thai đều được nghỉ việc hưởng trợ cấp

Người lao động để được hưởng chế độ thai sản phải có sổ bảo hiểm xã hội và

có giấy xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền trong các trường hợp lao động nữ đi khám thai, sảy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu Đối với người lao động làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc theo chế độ 3 ca; làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên; hoặc lao động nữ là người tàn tật phải có giấy xác nhận của người sử dụng lao động Nếu nhận con nuôi dưới 4 tháng tuổi phải có giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền cho nuôi con nuôi

Trang 23

 Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản

- Thời gian nghỉ khám thai

Lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 5 lần, mỗi lần 1 ngày Trong trường hợp người lao động có thai làm việc ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ việc hưởng trợ cấp 2 ngày cho mỗi lần khám thai Thời gian này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, Tết, ngày nghỉ hàng tuần

- Thời gian nghỉ khi bị sảy thai, nạo, hút thai

Để giúp phụ nữ phục hồi sức khỏe Điều 30 Luật BHXH quy định người lao động nữ được nghỉ việc hưởng trợ cấp 10 ngày nếu thai dưới 1 tháng; 20 ngày nếu thai từ 1 tháng đến dưới 3 tháng; 40 ngày nếu thai từ 3 tháng đến 6 tháng; 50 ngày nếu thai từ 6 tháng trở lên Thời gian nghỉ việc này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần

- Thời gian nghỉ sinh con

Điều 31 Luật BHXH quy định lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau: 4 tháng, nếu làm nghề hoặc công việc trong điều kiện lao động bình thường; 5 tháng nếu làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ lao động – Thương binh xã hội và Bộ Y tế ban hành; làm việc theo chế độ 3 ca; làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên hoặc là nữ quân nhân, nữ công an nhân dân; 6 tháng đối với lao động nữ

là người tàn tật theo quy định của pháp luật về người tàn tật (suy giảm từ 21% trở lên)

Trong trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ đứa con thứ hai trở

đi, cứ mỗi con người mẹ được nghỉ thêm 30 ngày Trong trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 60 ngày tuổi chết thì mẹ được nghỉ việc 90 ngày tính từ ngày sinh con; nếu con từ 60 ngày tuổi trở lên bị chết thì được nghỉ việc 30 ngày tính từ ngày con chết nhưng không vượt quá thời gian nghỉ sinh con theo quy định chung là 4,5,6 tháng và không tính vào thời gian nghỉ việc riêng hàng năm theo quy định của pháp luật lao động

Trường hợp chỉ có cha hoặc mẹ tham gia BHXH hoặc cả cha và mẹ đều tham gia BHXH mà mẹ thì chết sau khi sinh con, thì cha hoặc người trực tiếp nuôi

Trang 24

dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 4 tháng tuổi Thời gian hưởng chế độ thai sản khi lao động nữ sinh con tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần

Hết thời hạn nghỉ việc sinh con theo những quy định này, nếu như có nhu cầu thì người mẹ có thể nghỉ thêm với điều kiện được người sử dụng lao động đồng

ý nhưng không được hưởng trợ cấp BHXH Trường hợp lao động nữ muốn đi làm trước khi hết hạn nghỉ sinh con theo quy định thì phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý nếu đã nghỉ được từ đủ 60 ngày trở lên tính từ khi sinh con và phải có xác nhận của cơ sở y tế về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe Trong trường hợp này, ngoài tiền lương, tiền công lao động nữ vẫn được hưởng trợ cấp thai sản cho đến hết thời gian nghỉ theo quy định của pháp luật

- Thời gian nghỉ khi nhận nuôi con nuôi

Người lao động khi nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi được nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản cho đến khi con đủ 4 tháng tuổi

- Thời gian nghỉ khi thực hiện các biện pháp tránh thai

Theo Điều 33 Luật BHXH, thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai như sau: Khi đặt vòng tránh thai người lao động được nghỉ việc 7 ngày; khi thực hiện biện pháp triệt sản người lao động được nghỉ việc 15 ngày Thời gian nghỉ việc cho các trường hợp trên tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết và nghỉ hàng tuần

 Các loại và mức bảo hiểm thai sản

Trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật có hai loại: trợ cấp thay lương

và trợ cấp một lần Tùy từng trường hợp mà người lao động được hưởng một hoặc

cả hai loại trợ cấp này

Trợ cấp thay lương bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công hàng tháng đóng bảo hiểm của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc Nếu người lao động đóng bảo hiểm chưa đủ 6 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản cho các trường hợp khám thai, thai chết lưu, nạo, hút thai hoặc thực hiện các biện pháp tránh thai là mức bình quân của các tháng đóng BHXH

Khoản trợ cấp một lần bằng 2 tháng tiền lương tối thiểu chung cho mỗi con

Trang 25

Ngoài các chế độ trên thì theo Điều 37 Luật BHXH, lao động nữ mà chưa phục hồi sức khỏe sau thời gian hưởng chế độ khi bị sảy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu, sinh con thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe Thời gian nghỉ từ 5 đến 10 ngày trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần, ngày đi và về nếu nghỉ tại cơ sở tập trung Số ngày nghỉ cụ thể do người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn quyết định: tối đa là 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ 2 con trở lên; tối đa 7 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật; bằng 5 ngày đối với các trường hợp khác Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình; bằng 40% mức lương tối thiểu nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung; mức hưởng này tính cả tiền đi lại, tiền ăn và ở

1.2.1.3 Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động

Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động

 Đối tượng và điều kiện hưởng bảo hiểm

Người lao động tham gia BHXH bắt buộc khi đáp ứng được một trong các điều kiện sau đây thì được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

- Làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại hoặc trực tiếp tiếp xúc với môi trường độc hại theo danh mục do Nhà nước quy định bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm do Bộ Y tế và Bộ lao động – Thương binh và xã hội quy định và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên Trong trường hợp người lao động bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp trong thời gian làm việc trong điều kiện lao động bình thường hoặc không tiếp xúc với các chất độc hại có liên quan tới bệnh đó thì cần phải tìm hiểu nguyên nhân và nguồn gốc dẫn tới bệnh Nếu trước đó người lao động đã từng làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại và bệnh của họ là hậu quả do thời gian làm việc đó thì cần lưu ý đến thời gian bảo đảm của bệnh nghề nghiệp Nếu thời gian bảo đảm còn thì người lao động được hưởng

Trang 26

chế độ bệnh nghề nghiệp, nếu thời gian bảo đảm hết thì người lao động chỉ được hưởng chế độ bảo hiểm ốm đau Do vậy, xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền là điều kiện để người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm bệnh nghề nghiệp trong trường hợp này

- Bị tai nạn lao động và suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên Các trường hợp được bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của pháp luật gồm: bị tai nạn trong giờ làm việc, tại nơi làm việc; bị tai nạn ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động; bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc của người lao động (tuyến đường đi và về này là tuyến đường đi hợp lý và trong khoảng thời gian hợp lý) Về thủ tục thì người lao động cần có biên bản xác định hoặc biên bản điều tra tai nạn lao động của cấp có thẩm quyền; giấy ra viện, biên bản giám định y khoa…để được hưởng chế độ này

 Các loại và mức hưởng bảo hiểm

Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có thể được hưởng các loại trợ cấp với các mức tương ứng từ quỹ BHXH: Giám định y khoa; trợ cấp thương tật, bệnh tật; các chế độ khác kèm theo chế độ trợ cấp thương tật (trang cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt khi người lao động bị tổn thương hoạt động của chân, tay, răng, tai, mắt, cột sống; được trợ cấp phục vụ hàng tháng trong trường hợp người lao động bị tàn phế, không tự phục vụ được cho mình; được bảo hiểm y

tế khi nghỉ việc…); nếu người lao động đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm hưu trí thì đồng thời được hưởng cả bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và bảo hiểm hưu trí; trợ cấp cho gia đình của người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (trợ cấp một lần bằng 36 tháng lương tối thiểu và hưởng chế độ mai tang phí bằng 10 tháng tiền lương tối thiểu; thân nhân của người lao động đã chết được hưởng tiền tuất một lần hoặc một tháng từ quỹ BHXH)

Người lao động còn được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe nếu sau khi điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà sức khỏe còn yếu, thời gian nghỉ tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ hàng tuần, thời gian nghỉ dưỡng sức tối đa 10 ngày đối với người lao động suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, tối đa 7 ngày đối với người lao động suy giảm từ 31%-50% khả năng lao động và

Trang 27

tối đa là 5 ngày đối với người lao động bị suy giảm từ 15% đến 30% khả năng lao động, thời gian nghỉ cụ thể do người sử dụng lao động và ban chấp hành công đoàn quyết định nhưng không được vượt quá thời gian pháp luật quy định

Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe một ngày của người lao động bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức tại nhà, bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức tại cơ sở tập trung

1.2.1.4 Chế độ bảo hiểm hưu trí

 Chế độ bảo hiểm hưu trí hàng tháng

 Chế độ bảo hiểm hưu trí hàng tháng đầy đủ

Điều kiện chung để được hưởng chế độ hưu trí là: đối với lao động nam đủ

60 tuổi, lao động nữ đủ 55 tuổi và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm trở lên Trường hợp lao động làm việc đủ 15 năm trong điều kiện môi trường làm việc nặng nhọc hoặc đủ 15 năm làm việc tại nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì lao động nam đủ 55 tuổi đến 60 tuổi, lao động nữ từ đủ 50 tuổi đến 55 tuổi được hưởng hưu trí hàng tháng đầy đủ Đối với những lao động làm việc trong lực lượng vũ trang thì tuổi nghỉ hưu được giảm 5 tuổi so với người lao động ở khu vực dân sự

Mức hưởng bảo hiểm hưu trí tính trên cơ sở thời gian đóng BHXH và mức bình quân tiền lương hàng tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội Mức lương hưu hàng tháng tối đa của người lao động bằng 75% mức bình quân của tiền lương làm căn cứ đóng BHXH

 Chế độ hưu trí hàng tháng với mức thấp hơn

Theo khoản 2 Điều 50 và Điều 51 Luật BHXH thì người lao động trong một

số trường hợp sau được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng nhưng ở mức thấp hơn: năm đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi có thời gian đóng BHXH từ 20 năm trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên; người lao động có thời gian đóng BHXH

đủ 20 năm trở lên, có ít nhất 15 năm làm việc trong điều kiện nặng nhọc, đặc biệt độc hại theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và xã hội và Bộ Y tế ban hành, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên (không cần phụ thuộc vào tuổi đời)

Trang 28

Mức hưởng trong trường hợp này cũng căn cứ vào mức bình quân của tiền lương làm căn cứ đóng BHXH nhưng cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi thì giảm đi 1%

Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động có thời gian đóng BHXH dài, pháp luật quy định từ năm thứ 26 trở lên đối với lao động nữ từ năm thứ 31 trở lên đối với lao động nam, cứ mỗi năm đóng BHXH, người lao động được nhận bằng ½ tháng mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH

 Chế độ bảo hiểm hưu trí một lần

Người lao động nghỉ việc đã đủ tuổi nghỉ hưu hoặc suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên do ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng chưa đủ thời gian đóng BHXH để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng (chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm theo quy định của Điều 50 Luật BHXH); người lao động đi định cư hợp pháp ở nước ngoài; bảo hiểm có yêu cầu nhận bảo hiểm một lần và các quân nhân khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc thì sẽ được hưởng trợ cấp BHXH một lần Mức trợ cấp BHXH một lần được tính theo thời gian BHXH Cứ mỗi một năm đóng BHXH tính bằng 1,5 tháng mức bình quân của tiền lương hàng tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm

Người lao động nghỉ việc nhưng chưa đủ tuổi nghỉ hưu nhưng đã có đủ 20 năm đóng BHXH thì có thể chờ cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng hoặc bảo lưu thời gian đóng BHXH Trong thời gian nghỉ chờ, nếu người lao động tiếp tục tham gia đóng BHXH thì được cộng với thời gian đóng bảo hiểm đã bảo lưu trước đó để tính hưởng chế độ BHXH

Trường hợp chưa giải quyết được chế độ hưu trí mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì được giải quyết chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật hoặc nếu chết thì gia đình được hưởng chế độ tử tuất Nếu người lao động trong thời gian nghỉ chờ cho đủ tuổi để hưởng hưu trí mà gặp rủi ro bị chết hoặc sau một thời gian không tiếp tục làm việc thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc mà người lao động có đơn tự nguyện thì cũng được giải quyết trợ cấp BHXH một lần

1.2.1.5 Chế độ tử tuất

 Chế độ chi phí cho người lao động chết

Trợ cấp mai tang phi là nguồn kinh phí tối thiểu để thân nhân hoặc cơ quan,

tổ chức, địa phương lo mai táng cho người chết Theo pháp luật hiện hành, những

Trang 29

lao động tham gia BHXH bắt buộc, những lao động đang đóng BHXH, người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm, người đang hưởng lương hưu hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng đã nghỉ việc mà chết thì người lo mai táng cho họ được nhận trợ cấp bằng 10 tháng lương tối thiểu chung

 Chế độ tiền tuất

Chế độ tiền tuất là chế độ trợ cấp cho thân nhân của người tham gia bảo hiểm khi họ chết Chế độ này tùy vào từng trường hợp, thân nhân của người lao động sẽ được hưởng tiền tuất một lần hoặc tiền tuất hàng tháng

 Chế độ tuất hàng tháng

- Điều kiện hưởng chế độ tiền tuất hàng tháng

Theo Luật BHXH, chế độ tuất hàng tháng áp dụng với người lao động đã có thời gian đóng BHXH đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng BHXH một lần; người đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp háng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và người lao động đang làm việc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chết mà có thân nhân do họ trực tiếp nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Con chưa đủ 15 tuổi, con chưa đủ 18 tuổi nếu còn đi học; con từ đủ 15 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

+ Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên, vợ dưới 55 dưới, chồng 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động 81% trở lên;

+ Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng, người khác

mà người lao động có trách nhiệm nuôi dưỡng nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, 55 tuổi trở lên đối với nữ;

+ Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng, người khác

mà người lao động có trách nhiệm nuôi dưỡng nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới

55 tuổi đối với nữ mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

Những đối tượng này (trừ con) chỉ được hưởng trợ cấp nếu họ không có thu nhập hoặc có thu nhập hàng tháng nhưng thấp hơn mức lương tối thiểu chung

- Mức tiền tuất hàng tháng cho các thân nhân của người lao động được tính bằng 50% lương tối thiểu chung Trường hợp thân nhân không còn nguồn thu nhập nào khác và không có người thân trực tiếp nuôi dưỡng thì mức tiền tuất hàng tháng

Trang 30

bằng 70% mức tiền lương tối thiểu chung Tuy nhiờn, phỏp luật cũng giới hạn số người được hưởng tiền tuất hàng thỏng là 4 người (nếu cú 1 người chết thuộc đối tượng đó nờu) Trường hợp cú từ 2 người chết trở lờn thỡ thõn nhõn được hưởng 2 lần mức trợ cấp theo quy định Thời điểm hưởng trợ cấp tiền tuất hàng thỏng được tớnh từ thỏng liền kề sau thỏng mà người lao động, người hưởng lương hưu hoặc trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chết

 Chế độ tuất một lần

Theo quy định của phỏp luật, người tham gia BHXH chết khụng thuộc diện hưởng chế độ tiền tuất hàng thỏng hoặc thuộc diện hưởng nhưng lại khụng cú thõn nhõn thuộc diện hưởng tiền tuất hàng thỏng thỡ được trợ cấp tiền tuất một lần

- Mức hưởng

Người lao động đang làm việc hoặc đang bảo lưu thời gian đúng bảo hiểm thỡ mức trợ cấp được tớnh theo thời gian đúng BHXH: Cứ mỗi năm đúng BHXH tớnh bằng 1,5 thỏng lương tớnh trờn mức bỡnh quõn của tiền lương thỏng làm căn cứ đúng BHXH (như chế độ hưu trớ) nhưng thấp nhất bằng 3 thỏng

Nếu người lao động đang hưởng lương hưu mà chết thỡ tớnh theo thời gian đó hưởng lương hưu Nếu chết trong 2 thỏng đầu hưởng lương hưu thỡ tớnh bằng 48 thỏng lương hưu đang hưởng Nếu chết vào những thỏng sau đú, cứ hưởng thờm một thỏng lương hưu thỡ mức trợ cấp giảm đi 0,5 thỏng lương hưu, mức thấp nhất bằng 3 thỏng lương hưu đang hưởng

1.2.3 Quỹ bảo hiểm xó hội bắt buộc

Quỹ BHXH là một quỹ tài chớnh độc lập, tập trung nằm ngoài ngõn sỏch nhà nước, được hỡnh thành từ việc đúng gúp của cỏc bờn tham gia và cỏc nguồn thu khỏc, sử dụng chi trả các chế độ BHXH bắt buộc đã nêu trên

Theo quy định tại Điều 88 Luật BHXH thỡ quỹ BHXH bắt buộc được hỡnh thành từ nguồn đúng gúp của người sử dụng lao động, người lao động theo quy định của phỏp luật; tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ; hỗ trợ của Nhà nước; cỏc nguồn thu hợp phỏp khỏc

Trong nền kinh tế hàng hoỏ, trỏch nhiệm tham gia đúng gúp BHXH cho người lao động được phõn chia cho cả người sử dụng lao động và người lao động trờn cơ sở quan hệ lao động Điều này khụng phải là sự phõn chia rủi ro, mà là lợi

Trang 31

ớch giữa hai bờn Về phớa người sử dụng lao động, sự đúng gúp một phần BHXH cho người lao động sẽ trỏnh được thiệt hại kinh tế do phải chi ra một khoản tiền lớn khi cú rủi ro xảy ra đối với người lao động mà mỡnh thuờ mướn Đồng thời nú cũn gúp phần kiến tạo được mối quan hệ tốt đẹp giữa hai bờn chủ - thợ bởi việc đóng góp đó thể hiện trách nhiệm với những NLĐ mà họ đang sử dụng Về phớa người lao động, sự đúng gúp một phần để BHXH cho mỡnh vừa biểu hiện sự tự gỏnh chịu trực tiếp rủi ro của chớnh mỡnh, vừa cú ý nghĩa ràng buộc nghĩa vụ và quyền lợi một cỏch chặt chẽ

Như vậy, trong cỏc nguồn hỡnh thành quỹ thỡ nguồn chủ yếu là từ sự đúng gúp của cỏc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc Quỹ BHXH bắt buộc hiện cú cỏc quỹ thành phần: quỹ ốm đau và thai sản; quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quỹ hưu trớ và tử tuất Mức đúng gúp của người lao động và người sử dụng lao động ảnh hưởng rất lớn đến nguồn quỹ BHXH bắt buộc Nguồn quỹ cú dồi dào thỡ mới đảm bảo được khả năng chi trả cho cỏc đối tượng hưởng BHXH Cỏc nguồn khỏc để hỡnh thành quỹ BHXH bắt buộc chỉ chiếm một phần nhỏ, như việc đầu tư của quỹ thỡ bị hạn chế nhiều bởi hạng mục đầu tư, hơn nữa phải đảm bảo nguyờn tắc an toàn cho quỹ nờn phần tiền lời thu được khụng cao Nhà nước thỡ chỉ hỗ trợ trong một số trường hợp nhất định, cũn lại quỹ phải tự cõn đối thu chi

Về nguồn chi, theo quy định tại Điều 90 Luật BHXH thỡ quỹ được sử dụng để chi trả cỏc chế độ BHXH cho người lao động theo quy định của phỏp luật; đúng BHYT cho người đang hưởng lương hưu hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bờnh nghề nghiệp hằng thỏng; chi phớ quản lý; chi khen thưởng; chi đầu tư tăng trưởng quỹ

Như vậy, quỹ BHXH bắt buộc đã được pháp luật xác định cụ thể nguồn thu

và các khoản chi Tuy nhiờn, thực tế hiện nay, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tỡm mọi cỏch để trốn đúng hoặc nợ BHXH gõy thất thu cho quỹ, nhưng đối tượng hưởng thỡ tỡm nhiều cỏch để lạm dụng quỹ gõy thất thoỏt quỹ Mặt khỏc, chi nhiều nhất là chi cho chế độ hưu trớ mà mức độ già húa dõn số của Việt Nam đang tăng dẫn đến theo tớnh toỏn với mức thu chi như hiện nay thỡ đến khoảng năm 2037 quỹ BHXH bắt buộc sẽ khụng cũn khả năng thanh toỏn

Do đú, trỏch nhiệm quản lý quỹ phải được đề cao Hiện nay, quỹ BHXH bắt buộc do BHXH trực tiếp quản lý và thực hiện cỏc chế độ BHXH bắt buộc Hoạt

Trang 32

động quản lý quỹ muốn đạt hiệu quả tốt thì phải bảo đảm được sự minh bạch và công khai, trên cơ sở đề cao trách nhiệm của các bên có liên quan đến hoạt động quản lý quỹ, tăng cường thanh tra kiểm tra, giám sát quỹ để tránh thất thoát quỹ, đảm bảo khả năng chi trả lâu dài cho quỹ phù hợp với mục đích của BHXH

1.2.4 Xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp về BHXH bắt buộc

- Hành vi vi phạm pháp luật về thủ tục thực hiện BHXH: Cố tình gây khó khăn hoặc cản trở việc hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động; Không cấp sổ BHXH hoặc không trả sổ BHXH cho người lao động theo quy định

- Hành vi vi phạm pháp luật về sử dụng tiền đóng và quỹ BHXH: Sử dụng tiền đóng và quỹ BHXH trái quy định của pháp luật; Báo cáo sai sự thật, cung cấp sai lệch thông tin, số liệu tiền đóng và quỹ BHXH

- Hành vi vi phạm pháp luật về lập hồ sơ để hưởng chế độ BHXH: Gian lận, giả mạo hồ sơ; Cấp giấy chứng nhận, giám định sai

Để xử phạt các hành vi nêu trên, Điều 138 Luật BHXH quy định: Nếu là cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật BHXH thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật; Nếu là cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật BHXH quy định trong Luật BHXH, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính,

xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Cụ thể hóa quy định nêu trên, Nghị định 86/2010 xác định mức phạt hành chính cao nhất là 30 triệu đồng (Điều 4 Nghị định 86/2010)

Trang 33

Đối với hành vi vi phạm quy định đóng BHXH, Điều 1 Quyết định số 1543/QĐ-BHXH quy định mức xử phạt đối với người sử dụng lao động chưa đúng, chậm đúng BHXH là 14,2%/năm (tức 1,183%/thỏng) Mức lói chậm đúng BHXH hiện hành đó tăng so với mức cũ là 10,5%/năm (tức 0,875%/thỏng) Việc điều chỉnh mức lói chậm đúng này là phự hợp với điều kiện kinh tế - xó hội hiện tại, nhưng mặt bằng chung vẫn thấp hơn lói suất cho vay của cỏc ngõn hàng (khoảng từ 14-18%/năm)

1.2.4.2 Tranh chấp và giải quyết tranh chấp về BHXH bắt buộc

Tranh chấp về BHXH bắt buộc là tranh chấp trong việc thực hiện cỏc quy định về đúng gúp Quỹ và chi trả cỏc chế độ BHXH bắt buộc Những tranh chấp về BHXH nhỡn chung rất đa dạng nhưng đều tập trung ở những vấn đề liờn quan đến việc khụng thực hiện hoặc thực hiện khụng đỳng cỏc quy định của nhà nước về việc đúng gúp vào Quỹ hoặc giải quyết cỏc quyền lợi BHXH bắt buộc cho người lao động và cỏc đối tượng thụ hưởng khỏc

Phỏp luật hiện hành cho phộp cỏc bờn tranh chấp lựa chọn cơ chế để giải quyết tranh chấp: cú thể dựng cơ chế thỏa thuận, cơ chế khiếu nại hoặc cơ chế tài phỏn Luật BHXH quy định về cơ chế khiếu nại, tố cỏo đối với cỏc tranh chấp BHXH tại Chương IX như người thụ hưởng chế độ BHXH hoặc cú quyền lợi liờn quan đến việc thực hiện BHXH cú quyền khiếu nại quyết định, hành vi của người

sử dụng lao động, tổ chức BHXH khi cú căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi

đú trỏi phỏp luật BHXH, xõm hại đến quyền và lợi ớch hợp phỏp của mỡnh (theo Điều 130 Luật BHXH)

Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 151 Bộ luật lao động, cơ chế giải quyết tranh chấp về BHXH được quy định cụ thể như sau: Tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động về BHXH được giải quyết theo nguyờn tắc giải quyết tranh chấp lao động; tranh chấp giữa người lao động đó nghỉ việc theo chế độ với người

sử dụng lao động hoặc với cơ quan BHXH, giữa người sử dụng lao động với cơ quan BHXH do hai bờn thỏa thuận; nếu khụng thỏa thuận được thỡ do tũa ỏn nhõn dõn giải quyết

Như vậy, theo cỏc quy định của phỏp luật hiện hành tuỳ theo cỏc loại tranh chấp liờn quan đến BHXH bắt buộc mà cú cỏc phương thức giải quyết khỏc nhau

Trang 34

* Cơ chế thỏa thuận

Cơ chế thỏa thuận được khuyến khích sử dụng bởi hiệu quả mang lại của cơ chế này Điểm b, khoản 2 Điều 151 và Điều 158 BLLĐ quy định về cơ chế thỏa thuận là cơ chế được lựa chọn trước tiên Nếu không giải quyết được bằng cơ chế này do các bên từ chối hoặc đã giải quyết nhưng không thể đạt được thỏa thuận thì mới dùng biện pháp khác

Cơ chế thỏa thuận được áp dụng để giải quyết các tranh chấp BHXH giữa người lao động đã nghỉ việc với người sử dụng lao động hoặc cơ quan BHXH; giữa người sử dụng lao động với cơ quan BHXH Tuy nhiên, với bản chất của cơ chế thỏa thuận là mang tính xã hội sâu sắc và thể hiện quyền năng tự định đoạt của các chủ thể thì việc quy định hai trường hợp tranh chấp trên giải quyết bằng cơ chế thỏa thuận là không phù hợp

* Cơ chế khiếu nại

Theo quy định tại Điều 130, 131 Luật BHXH và Nghị định 152/2006/NĐ-CP những người khiếu nại về BHXH bao gồm: người lao động và người sử dụng lao động đang tham gia BHXH bắt buộc; người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng; người bảo lưu thời gian đóng BHXH; người tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng; người hưởng trợ cấp tuất một lần; người lo mai táng và những người khác có quyền và lợi ích liên quan đến BHXH

Về phía cơ quan giải quyết khiếu nại gồm có: người sử dụng lao động, thủ trưởng cơ quan BHXH các cấp; cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và xã hội

Việc giải quyết tranh chấp bằng cơ chế khiếu nại nhằm mục đích giúp cho bên vi phạm có thể sửa sai các quyết định và các hành vi của mình

* Cơ chế tài phán

Nếu các bên tranh chấp không sử dụng cơ chế khiếu nại hoặc đã sử dụng cơ chế thỏa thuận mà không thỏa thuận được thì có thể chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng con đường tài phán Khi mang vụ tranh chấp ra kiện tụng sẽ được các cơ quan tài phán giải quyết để phân định tính đúng đắn của các bên theo các quy định của pháp luật

Trang 35

Khoản 2 Điều 158 BLLĐ quy định một số tranh chấp có thể được đưa ra giải quyết tại Tòa án Tuy nhiên, vẫn là quy định chưa rõ ràng khi điều luật này chỉ quy định “Do Tòa án nhân dân giải quyết” mà không quy định rõ Tòa nào thuộc hệ thống tòa án nhân dân

Trang 36

CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT

BUỘC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ

2.1 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ

Phú Thọ có vị trí trung tâm vùng miền núi phía Bắc Việt nam, là cửa ngõ Tây Bắc thủ đô Hà Nội và là cầu nối vùng Tây Bắc với Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, nằm trên trục hành lang kinh tế Hải Phòng - Hà Nội - Côn Minh (Trung Quốc) Phú Thọ có vị trí là trung điểm đến các cửa khẩu Lào Cai, Hà Giang, Lạng Sơn và cảng biển Hải Phòng, cách Hà Nội 80 km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km, là nơi hợp lưu của 3 con sông lớn: Sông Hồng - Sông Đà - Sông Lô nên

có điều kiện thuận lợi cả về giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không Trong tương lai gần, Phú Thọ sẽ là tỉnh kết nối hành lang kinh tế quốc tế Hà Nội - Hải Phòng - Côn Minh với nhiều điểm giao kết, trung chuyển cả giao thông đường sắt và đường bộ trong hành trình xuyên Á Đây là những lợi thế lớn để Phú Thọ đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội

Phú Thọ có diện tích tự nhiên 3.532 km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp

là 97.610 ha, đất rừng là 140.186 ha với 64.064 ha rừng tự nhiên, đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 10.000 ha, các loại đất khác là 19.299 ha Phú Thọ còn là tỉnh có tiềm năng lớn về nguyên liệu giấy, nguyên liệu nông lâm sản và một số loại tài nguyên khoáng sản quan trọng như: cao lanh, fenspat, đá vôi, nước khoáng là lợi thế để phát mạnh công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, công nghiệp giấy, công nghiệp gốm sứ, công nghiệp xi măng và vật liệu xây dựng,

Theo số liệu của Tổng cục thống kê về dân số và mật độ dân số năm 2010, dân số Phú Thọ là 1.322.100 người, chiếm 1,5% dân số cả nước, mật độ dân số là

374 người/km2 cao hơn mật độ bình quân của cả nước (263 người/km2) Phú Thọ là tỉnh đông dân thứ 2 trong vùng trung du và miền núi phía Bắc

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân đạt 10,6%/năm trong giai đoạn

từ 2005-2010 cao hơn giai đoạn 2001-2005 0,8%.Trong 5 năm (2005-2010), ngành công nghiệp luôn giữ mức tăng trưởng khá cao, đạt tốc độ tăng bình quân 12,5%/năm, trong đó công nghiệp Trung ương tăng 2,9%, công nghiệp địa phương

Trang 37

giảm 3,0% (chủ yếu do doanh nghiệp chuyển đổi), ngoài quốc doanh tăng 26,9% ; khu vực các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 12,2%

Khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng ổn định; mặc dù chịu ảnh hưởng lạm phát, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế trong nước, nhưng nhờ thực hiện tốt chính sách kích cầu đầu tư và tiêu dùng, hoạt động thương mại đạt kết quả tích cực; giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng bình quân 15,4%, tổng mức bán lẻ hàng hoá tăng bình quân 24,8%/năm

Kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội được đầu tư với tốc độ nhanh, thể hiện là khâu đột phá theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI Trong 5 năm 2005-2010 đã thu hút 29,9 nghìn tỷ đồng , trong đó vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước 11,1 nghìn

tỷ đồng, chiếm 37,1%; đầu tư của dân cư, tư nhân 7,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 25,7%; đầu tư trực tiếp nước ngoài 3,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 12,8% ; đầu tư bộ, ngành và doanh nghiệp nhà nước 7,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 24,4% tổng vốn đầu tư xã hội

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, năm 2010 GDP ngành công nghiệp xây dựng chiếm 38,5%, dịch vụ 35,9%, nông lâm nghiệp 25,6% (cơ cấu tương ứng năm 2005 là 38,5%- 32,8% và 28,7%) Các thành phần kinh tế được khuyến khích phát triển, góp phần quan trọng vào tốc độ phát triển của nền kinh tế (Theo Trung tâm xúc tiến đầu tư phía Bắc)

Mục tiêu của tỉnh là phấn đấu đến năm 2020, đạt tiêu chí của tỉnh công nghiệp và đến năm 2030 là tỉnh công nghiệp phát triển theo hướng công nghệ cao

Tập trung đầu tư đồng bộ hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, tạo các điều kiện cần thiết và thuận lợi thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp Mở rộng và phát triển các cơ sở công nghiệp hiện có, tăng cường thu hút đầu tư vào phát triển các ngành nghề mới và công nghệ cao như: Công nghiệp điện tử - bán dẫn và công nghệ thông tin; công nghiệp hóa dược và tân dược; chế biến sâu về khoáng sản, nông lâm sản; vật liệu mới, công nghệ sinh học và công nghiệp hỗ trợ Đổi mới công nghệ các

cơ sở công nghiệp hiện có nhằm nâng cao năng suất lao động và tạo ra các sản phẩm theo hướng có hàm lượng công nghệ cao Sắp xếp và tổ chức lại sản xuất các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường theo hướng xử lý triệt để các vấn đề môi trường, đảm bảo phát triển sản xuất ổn định, bền vững và thân thiện với môi trường

Cụ thể:

Trang 38

- Giai đoạn 2011 - 2015: Tăng trưởng bình quân khoảng 15%/năm Đến năm

2015, giá trị gia tăng ngành công nghiệp của tỉnh tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2010; tỷ trọng ngành công nghiệp (không tính xây dựng) trong cơ cấu kinh tế đạt 35%; tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng đạt khoảng 41,4%

- Giai đoạn 2016 - 2020: Tăng trưởng bình quân khoảng 13,2%/năm Đến năm 2020, giá trị gia tăng ngành công nghiệp của tỉnh năm 2020 gấp 3,7 lần so với năm 2010; tỷ trọng ngành công nghiệp (không tính xây dựng) trong cơ cấu kinh tế đạt khoảng 41%; tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng đạt khoảng 50%

- Giai đoạn 2021 - 2030: Dự báo nền kinh tế của tỉnh tăng trưởng khoảng 11% - 12%/năm; trong đó, ngành công nghiệp có mức tăng trưởng khoảng 11,5% - 12,5%/năm Với mục tiêu phát triển một cách bền vững, dần nâng cao hiệu quả sản xuất của toàn ngành công nghiệp Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh giai đoạn

2021 – 2030 tăng trưởng khoảng 11% - 12%/năm; giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh năm 2030 gấp khoảng 3,2 lần so với năm 2020 [49]

Kinh tế xã hội của Phú Thọ cũng đã có những bước phát triển vượt bậc Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa và dịch vụ, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao Phú Thọ cũng được đánh giá là một tỉnh có môi trường chính trị ổn định, có nhiều tiềm năng cho phát triển kinh tế, giao thông khá thuận lợi cho nên chính sách của tỉnh đã thu hút được nhiều nhà đầu tư trong các lĩnh vực của

hệ thống kinh tế quốc dân

2.2 Tình hình thực hiện pháp luật về BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

2.2.1 Việc thực hiện các quy định về đối tượng áp dụng và đóng góp quỹ BHXH bắt buộc

Nhận thức tầm quan trọng của pháp luật về BHXH đối với mọi người lao động thuộc các thành phần kinh tế, BHXH tỉnh Phú Thọ đã triển khai kịp thời việc thực hiện các chế độ BHXH đối với người lao động, với sự nỗ lực tích cực đáng ghi nhận là luôn chú trọng phát triển, mở rộng việc thực hiện chế độ BHXH đối với người lao động

Qua 5 năm thực hiện Luật BHXH, số đối tượng tham gia BHXH ngày càng tăng, không chỉ BHXH bắt buộc mà còn mở rộng đến các đối tượng tự nguyện

Trang 39

(Năm 2011 cả nước có hơn 57 triệu người tham gia BHXH, bảo hiểm y tế tăng 8,84% so với năm 2010 Theo thống kê của BHXH năm 2011 cả nước có trên 9,7 triệu người tham gia BHXH bắt buộc, tăng mới bình quân 400.000 người/năm) BHXH tỉnh Phú Thọ cũng có nhiều bước tiến đáng kể trong công tác thực hiện thu BHXH bắt buộc, công tác tuyên truyền cũng được đẩy mạnh nhằm tác động vào nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động về sự cần thiết của BHXH

Bảng 2.1 Tổng hợp tình hình đóng BHXH bắt buộc (2009-2011)

Nguồn: BHXH tỉnh Phú Thọ

Theo bảng thống kê nêu trên, toàn tỉnh năm 2011 có 3.742 đơn vị tham gia BHXH bắt buộc, tăng 161 đơn vị, tăng 4,5% so với năm 2010 Số lao động tham gia BHXH bắt buộc năm 2011 cũng tăng hơn so với các năm trước đạt số lượng lao động tham gia BHXH bắt buộc là hơn 115 nghìn người

Để đạt được kết quả này, BHXH tỉnh Phú Thọ đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách BHXH đến chủ sử dụng lao động và người lao động để họ hiểu

và tự giác tham gia BHXH, đồng thời phân công cán bộ thường xuyên theo dõi tiến

độ thu nộp của các đơn vị, hàng tháng gửi thông báo tiến độ thu đến từng đơn vị Sáu tháng một lần, Ban thường vụ tỉnh Uỷ, UBND tỉnh Phú Thọ nghe BHXH tỉnh báo cáo về công tác BHXH và có văn bản chỉ đạo kịp thời, cuối năm Tỉnh uỷ chỉ đạo gắn công tác thu nộp BHXH, BHYT là một trong những tiêu chuẩn bình xét, công nhận cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh Những tháng cuối năm BHXH tỉnh

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm

2009 2010 2011

1 Tổng số đơn vị đơn vị 3.720 3.581 3.742

2 Tổng số lao động người 104.029 110.835 115.925

3 Tổng quỹ lương triệu đồng 1.961.165 2.281.993 2.834.940

4 Số phải thu trong kỳ triệu đồng 559.025 799.230 1.048.483

Trang 40

phân công cán bộ chịu trách nhiệm đôn đốc thu ở cácđơn vị nhằm thúc đẩy đơn vị thực hiện nghiêm túc kế hoạch thu nộp BHXH theo luật định

Mặt khác, theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê, lực lượng lao động

từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ năm 2009 là 811,9 nghìn người, năm 2010 là 838,2 nghìn người Nhưng theo số liệu của BHXH tỉnh thì số lao động tham gia đóng BHXH chiếm một tỷ lệ nhỏ so với tổng số lao động (năm

2009 là 104 nghìn người, năm 2010 là 110,8 nghìn người chiếm khoảng hơn 12%

so với tổng số lao động đang tham gia hoạt động lao động trên địa bàn tỉnh) Tỷ lệ này cũng tương ứng với tỷ lệ tham gia BHXH bắt buộc trong toàn quốc Rõ ràng đây là một tồn tại đáng kể trong việc thực hiện quy định về đối tượng áp dụng BHXH bắt buộc Thời gian tới phải tìm ra biện pháp để tăng số lượng lao động tham gia BHXH nói chung và BHXH bắt buộc nói riêng

Bảng 2.2 Tình hình tham gia BHXH bắt buộc theo loại hình đơn vị sử dụng

lao động năm 2009

STT Loại hình Số đơn

vị (đơn vị)

Số lao động (người)

Tông quỹ lương (triệu đồng)

1 Khối DNNN 114 17.919 398.843

2 Khối DN có vốn đầu tư

nước ngoài

51 26.914 367.096

3 Khối DN ngoài quốc doanh 782 20.450 281.802

4 Khối hội nghề, hộ kinh

Ngày đăng: 31/03/2018, 21:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w