KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ LÀO 573.1.. Giải pháp hoàn thiện các quy
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
ANOUXAY KEOBOUNPHAN
TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC- SO SÁNH GIỮA PHÁP LUẬT HÌNH
SỰ LÀO VÀ VIỆT NAM
Chuyên ngành : Luật Hình sự và Luật Tố tụng hình sự
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS CAO THỊ OANH
HÀ NỘI- 2015
Trang 2Trước hết, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo Trường Đại học Luật Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô giáo Khoa sau Đại học và Khoa Luật Hình sự đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu chương trình sau đại học tại trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất của mình đến Giảng viên,
TS Cao Thị Oanh, người đã tận tâm, nhiệt tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã luôn động viên, quan tâm, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày … tháng … năm…
HỌC VIÊN
ANOUXAY KEOBOUNPHAN
Trang 3Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu,
ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi
đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại học Luật Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Trường Đại học Luật Hà Nội xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
ANOUXAY KEOBOUNPHAN
Trang 4BLHS : Bộ luật hình sự
CHXHCN Việt Nam : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trang 5CHƯƠNG 1 TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ LÀO 51.1 Khái niệm, đặc điểm của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
1.4 Các trường hợp cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác theo quy định của pháp luật hình sự Lào 20
1.5 Hình phạt đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
CHƯƠNG 2 TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ LÀO VÀ VIỆT NAM
2.1 So sánh các dấu hiệu pháp lý của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
2.2 So sánh các trường hợp cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
Trang 6tổn hại cho sức khỏe của người khác 52
CHƯƠNG 3 KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ LÀO 573.1 Một số kinh nghiệm được rút ra từ việc so sánh tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác trong pháp luật hình sự Lào và Việt Nam 57
3.2 Giải pháp hoàn thiện các quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác được trong pháp luật hình sự Lào 60
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Tình hình tội phạm ngày nay đang diễn ra vô cùng phức tạp với số lượng vụ án
và số lượng bị cáo ngày càng tăng cao Bên cạnh các tội phổ biến về an toàn giao thông đường bộ thì các tội gây tổn hại đến sức khỏe con người cũng ngày càng tăng cao Điển hình trong đó là tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác Theo thống kê xét xử sơ thẩm của TANDTC về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tại Việt Nam, trong năm 2007 có tới
5527 vụ, 8496 bị cáo; năm 2008 có 5418 vụ, 8365 bị cáo; năm 2009 có 6049 vụ, 9592
bị cáo; năm 2010 có 5758 vụ, 9213 bị cáo [8], năm 2011 có 6272 vụ, với 9952 bị cáo, năm 2012 là 6851 vụ với 11659 bị cáo, năm 2013 là 6876 vụ với 11538 bị cáo [9] Số
vụ án điểm hoặc xét xử lưu động ở mức khá cao năm 2007 là 359 vụ, năm 2008 là 420
vụ, năm 2009 là 497 vụ, năm 2010 là 537 vụ [8] Tỷ lệ phạm tội này ở Lào cũng tương
tự như vậy Theo thống kê của Bộ Công an Lào cho thấy, số lượng bị cáo và vụ án cố
ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ngày càng gia tăng, trong đó năm 2011 là 5120 vụ với 7238 bị cáo, năm 2012 là 5830 vụ với 9312 bị cáo, năm 2013 là 6211 vụ án với 8357 bị cáo [32] Tỷ lệ số bị cáo trên số vụ án gần bằng 1,5 bị cáo trên vụ cho thấy các trường hợp phạm tội này thường có đồng phạm Điều này cho thấy, vấn đề tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ngày càng báo động, đòi hỏi phải thực hiện một cách đồng bộ và quyết liệt hơn nữa các giải pháp phòng ngừa tội phạm
Trong thời gian gần đây tại Việt Nam cũng như Lào có các vụ cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác gây xôn xao dư luận, đặc biệt như
vụ án vợ chồng Huỳnh Thanh Giang - Mã Ngọc Thơm hành hạ cháu Hào Anh [20]; vụ
án bà Trần Thị Thu là cô ruột của cháu Trần Thanh Lực dùng cây sát nóng khoảng 14g
gây ra thương tật cho Bé Lực “theo chẩn đoán của Bệnh viện Đa khoa huyện Cái Lậy,
bé Lực bị bỏng độ 1-2 ở vùng trán, má trái, thái dương trái, cằm trái và cẳng tay trái, mỗi vết bỏng có chiều dài 2-4 cm”[20] Những vụ án này xảy ra không chỉ gióng lên
hồi chuông cảnh báo về tình hình tội phạm mà còn đặt ra yêu cầu cần xem xét lại quy định pháp luật về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác đã đủ tính nghiêm khắc, răn đe, trừng phạt đối với loại tội phạm này hay chưa
Trang 8Nghiên cứu cho thấy kể từ khi BLHS Việt Nam năm 1999 cũng BLHS Lào sửa đổi năm 2005 có hiệu lực, chưa có một công trình nghiên cứu tổng thể về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên cơ sở so sánh pháp luật hai nước Trên thực tế, có rất nhiều quan điểm khác nhau về dấu hiệu pháp lý, TTĐK tăng nặng trong tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
ở cả hai nước Xuất phát từ thực tiễn đã đến lúc sửa đổi Điều 90 BLHS Lào năm 2005
về tội cố ý gây thương tích mà tác giả quyết định chọn đề tài “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác - so sánh giữa pháp luật hình sự Lào và Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ luật học.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là một tội xảy ra thường xuyên trong cuộc sống, chiếm tỷ lệ cao và diễn biến vô cùng phức tạp Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có nhiều đề tài nhiên cứu một cách nghiên cứu chuyên sâu và tổng quát về tội phạm này Trước khi BLHS Việt Nam 1999 có hiệu lực thì có
một số công trình nghiên cứu của tác giả Lê Thị Nga “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong luật hình sự Việt Nam và đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này trên địa bàn Thanh Hóa” (Luận văn thạc sĩ luật học,
Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, 1997) Từ khi BLHS Việt Nam năm 1999 có hiệu lực đến nay (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được cấu tạo lại theo hướng lấy tỷ lệ thương tật làm căn cứ xác định TNHS đối với người phạm tội) thì mới chỉ có một khóa luận tốt nghiệp của tác giả Nguyễn
Hương Mạnh “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong luật hình sự Việt Nam – lý luận và thực tiễn” (Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà
Nội, năm 2011) cùng một số bài viết chuyên ngành Ở Lào cũng chỉ có một vài bài báo chuyên ngành về Điều 90 BLHS Lào 2005 mà chưa có một công trình nghiên cứu tổng thể nào về tội phạm này Đặc biệt nghiên cứu cho thấy kể từ khi BLHS Việt Nam năm
1999 có hiệu lực cũng như BLHS Lào sửa đổi năm 2005 chưa có một công trình nghiên cứu tổng thể về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên cơ sở so sánh pháp luật hai nước
Như vậy có thể thấy các công trình nghiên cứu mới chỉ đề cập một cách tản mạn, thiếu hệ thống về tội cố ý gây thương ích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác Một vấn đề đặt ra là cần thiết phải có một công trình nghiên cứu một cách đầy
Trang 9đủ, tòan diện, hệ thống về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên phương diện so sánh luật hình sự Việt Nam và Lào để rút ra một số kinh nghiệm tham khảo nhằm hoàn thiện pháp luật hình sự Lào về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác
3 Mục đích, nhiệm vụ nghên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Luận văn tập trung phân tích làm sáng rõ một cách toàn
diện, có hệ thống về lý luận và thực tiễn của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác của pháp luật Lào, trên cơ sở đó so sánh với pháp luật Việt Nam để rút ra một số kinh nghiệm, từ đó tìm ra những giải pháp sửa đổi bổ sung, hoàn thiện pháp luật hình sự Lào về loại tội phạm này
- Nhiệm vụ nghiên cứu: (i) Nghiên cứu pháp luật hình sự Lào về tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác qua các thời kỳ kể từ khi thành lập nhà nước CHDCND Lào cho đến nay; làm sáng tỏ định nghĩa các dấu hiệu pháp lý cũng như các trường hợp định khung tăng nặng và hệ thống hình phạt dành cho tội này; (ii) So sánh các dấu hiệu pháp lý của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác giữa pháp luật hình sự Lào và pháp luật hình sự Việt Nam; (iii) Nghiên cứu đánh giá các kinh nghiệm mà pháp luật Việt Nam để lại, các hạn chế trong pháp luật hình sự Lào và đề xuất giải pháp hoàn thiện quy định về tội cố
ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác của Lào
4 Đối tượng và phạm vi nghên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về các quy định về tội cố ý gây
thương tích trong pháp luật hình sự Lào và pháp luật hình sự Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu các nội dung trong tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác quy định tại Điều 90 BLHS Lào năm 2005 và Điều 104 BLHS Việt Nam năm 1999 dưới góc độ luật hình sự
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận là quan điểm Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh; đường lối, chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam cũng như Đảng cộng sản Lào về Nhà nước và pháp luật, về tội phạm và hình phạt Trên cơ sở những phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp hệ thống, lịch sử, phân tích, so sánh,
Trang 10tổng hợp,… để đưa ra một cách chọn lọc các tri thức khoa học đóng góp cho nền khoa học hình sự nước nhà.
6 Những đóng góp mới
Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện đầy đủ, có hệ thống về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên cơ sở so sánh pháp luật hình sự của Việt Nam và Lào kể từ khi BLHS Việt Nam năm 1999 cũng như BLHS Lào năm 2005 có hiệu lực pháp luật đến nay Luận văn đưa ra những phân tích, đánh giá sâu sắc về cấu thành tội phạm và TTĐK tăng nặng của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác giữa pháp luật hình sự Lào
và pháp luật hình sự Việt Nam Qua đó, luận văn đưa ra hướng giải quyết trong các trường hợp chưa thống nhất về cách nhận thức dẫn đến áp dụng pháp luật không đồng
bộ trên phạm vi cả nước, đồng thời cũng đưa ra các kiến nghị nhằm khắc phục những quy định chưa hợp lý, giúp hoàn thiện pháp luật
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác theo pháp luật hình sự Lào
Chương 2: So sánh tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác trong pháp luật hình sự Lào và Việt Nam
Chương 3: Kinh nghiệm và giải pháp hoàn thiện các quy định về tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong pháp luật hình sự Lào
Trang 11CHƯƠNG 1 TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ LÀO1.1 Khái niệm, đặc điểm của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1.1.1 Khái niệm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Con người là vốn quý của xã hội, là nguồn lao động chính phục vụ xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển tiến lên Sức khỏe có ý nghĩa quan trọng đối với con người, việc bảo vệ sức khỏe con người là nhiệm vụ quan trọng của mỗi Nhà nước trên toàn thế giới Nhà nước CHDCND Lào cũng đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, tạo điều kiện sống tốt nhất cho nhân dân Nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe của con người là nhiệm vụ chung của toàn xã hội của nhiều cơ quan, ban hành Trong lĩnh vực pháp luật việc bảo vệ sức khỏe con người được thể hiện rõ ràng trong các văn bản luật do các cơ quan nhà nước hoặc do các cơ quan hữu trách ban hành
Trong Hiến pháp năm 2003 của CHDCND Lào đã quy định “công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể được pháp luật bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự và nhân phẩm” [33] Hiến pháp là đạo luật cơ bản nhất do Quốc hội ban hành,
nó là cơ sở cho các ngành luật khác cụ thể hóa hơn các quy định của nó Cùng với các ngành luật khác, Luật hình sự cũng góp một phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của nhân dân Với nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân… chống mọi hành vi phạm tội, Luật hình sự bảo vệ sức khỏe con người bằng cách trừng trị mọi
hành vi phạm tội xâm phạm đến sức khỏe con người Việc đưa tội “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” vào chương II – “Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con người” sau chương “Các tội chống lại an ninh quốc gia và trật tự xã hội” ở phần cụ thể - “Phần các tội phạm” cho thấy sự quan tâm của Nhà nước Lào đến việc bảo vệ sức khỏe con người Tội “cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” được quy định tại Điều 90 BLHS nước
CHDCND Lào năm 2005 (sau đây gọi tắt là BLHS Lào năm 2005) là hành vi gây ra thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của con người, hành vi phạm tội này là việc
Trang 12tác động vào thân thể của con người gây ra sự tổn thương hoặc tổn hại đến sức khỏe của người đó Người phạm tội thực hiện hành vi gây thương tích với lỗi cố ý.
Cũng giống như pháp luật hình sự của nhiều nước, BLHS Lào năm 2005 không định nghĩa thế nào là tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tuy nhiên trong khoa học pháp lý hình sự có nhiều cách định nghĩa khác nhau về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác Cách định nghĩa
thứ nhất cho rằng, “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là hành vi cố ý gây tổn hại sức khỏe người khác dưới dạng thương tích hoặc tổn thương khác” [21; tr.412]; Cách định nghĩa thứ hai cho rằng, “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là hành vi của một người cố ý làm cho người khác bị thương hoặc tổn hại sức khỏe” [12; tr.137] Khoa học pháp lý hình sự
Lào cũng có quan điểm gần giống những quan điểm trên Tuy nhiên, các định nghĩa trên vẫn còn những điểm chưa phù hợp bởi lẽ các cách định nghĩa này đều không đề cấp đến năng lực TNHS, độ tuổi chịu TNHS, cũng như tính trái pháp luật của hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác
Bởi vậy, trên cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý quy định tại Điều 6 - “định nghĩa về tội phạm”, Điều 7 - “cơ cấu của tội phạm” của BLHS Lào năm 2005 cũng như trên cơ sở
phân tích, đánh giá các định nghĩa khác nhau về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, chúng tôi có thể khái quát định nghĩa tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau: Tội có ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác là hành vi cố ý gây ra thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác một cách trái pháp luật, do người có năng lực trách nhiệm thực hiện và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS [4; tr.8].
1.1.2 Đặc điểm của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định là một loại tội phạm Do đó, nó mang đầy đủ các đặc điểm chung của tội phạm, đó
là: tính nguy hiểm cho xã hội, tính trái pháp luật hình sự, tính có lỗi, tính chịu hình phạt 1.1.2.1 Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm
Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là dấu hiệu cơ bản quan trọng nhất, quyết định những dấu hiệu khác của tội phạm [21; tr.51], bởi nó là thuộc tính và là nội dung
Trang 13của tội phạm Một hành vi sở dĩ bị quy định là tội phạm và phải chịu TNHS vì bản thân
nó có “tính nguy hiểm”
Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm về khách quan có nghĩa là gây ra hoặc đe doạ gây ra những thiệt hại cho các quan hệ xã hội Đây là các quan hệ xã hội gắn liền với lợi ích của Nhà nước, mọi công dân và toàn xã hội và khi bị xâm hại, có thể làm ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của các quan hệ xã hội Những quan hệ xã hội đó được quy định rất cụ thể tại Khoản 1, Điều 6 BLHS Lào hiện hành Bất kỳ một hành vi vi phạm các chuẩn mực chung của xã hội nào cũng có tính nguy hiểm, có nghĩa là có khả năng gây
ra hoặc đe doạ gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội Tuy nhiên, so với các hành vi vi phạm
khác, tội phạm có tính nguy hiểm “đáng kể” hơn cả Ví dụ, hành vi chửi mắng ông bà, cha
mẹ… bị xem là hành vi vi phạm đạo đức, mà chưa phải là tội phạm vì mức độ nguy hiểm
vẫn còn hạn chế, chưa “đáng kể” Trong trường hợp hành vi chửi mắng này diễn ra một
cách liên tục, kèm theo những hành vi đối xử tàn ác về vật chất, tinh thần đối với ông bà, cha mẹ… dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm thì hành vi đó bị coi là tội phạm Bởi vì, trong trường hợp đó, tính nguy hiểm cho xã hội
của hành vi đã “đáng kể” Cũng như vậy, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác có tính nguy hiểm đáng kể bởi nó xâm phạm vào khách thể mà Nhà nước quan tâm bảo vệ đó chính là sức khỏe của con người Điều này được khẳng
định tại Khoản 1, Điều 6 BLHS Lào năm 2005 “Tất cả các hành vi hành động hoặc không hành động được coi là nguy hiểm cho hệ thống chính trị, kinh tế hoặc xã hội của CHDCND Lào, tài sản của Nhà nước, tập thể hoặc cá nhân, đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần hoặc quyền tự do của công dân, anh ninh quốc gia, trật tự công cộng theo quy định của Luật hình sự hoặc trong các Luật khác của CHDCND Lào để xác định hình phạt hình sự bị coi là hành vi phạm tội” Tội này được thực hiện với hành vi hành động như
đấm đá, tát, chém hoặc không hành động gây hậu quả nạn nhân bị thương tật, hoạt động khó khăn, ảnh hưởng đến đời sống của người bị hại Như vậy, hành vi phạm tội này đã
xâm hại trực tiếp đến quan hệ xã hội quan trọng mà Nhà nước phải bảo vệ, đó là “tính mạng, sức khỏe, tài sản của con người”, nên tính nguy hiểm cho xã hội của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe người khác là rất “đáng kể”.
1.1.2.2 Tính trái pháp luật hình sự của tội phạm
Khoản 2, Điều 11 Tuyên ngôn nhân quyền của Liên hợp Quốc khẳng định:
“không ai bị kết án về một hành vi mà lúc họ thực hiện luật pháp quốc gia hay quốc tế
Trang 14không quy định là tội phạm” [24] Vì vậy, tính trái pháp luật hình sự là một dấu hiệu
được quy định trong Luật hình sự của tất cả các nước trên thế giới Theo Luật hình sự Lào, hành vi nguy hiểm cho xã hội chỉ bị coi là tội phạm khi nó được quy định trong phần các tội phạm của BLHS của CHDCND Lào BLHS Lào thể hiện rất rõ điều này
khi khẳng định “chỉ người nào phạm một tội đã được BLHS quy định mới phải chịu TNHS” (Điều 2 BLHS Lào năm 2005) Tính trái pháp luật hình sự theo cách hiểu của
pháp luật hình sự Lào hiện hành là hành vi phạm tội trái với quy định của BLHS Nghĩa là khi BLHS quy định một hành vi nào đó bị cấm mà người phạm tội thực hiện hành vi đó hoặc ngược lại, khi BLHS quy định hành vi đó phải được làm thì người phạm tội không làm hoặc làm không hết trách nhiệm và khả năng của mình
Như vậy, tại Điều 90 BLHS Lào năm 2005 quy định về việc trừng phạt các hành
vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác mà người phạm tội
có những hành vi vi phạm phù hợp với nội dung quy định tại Điều 90 BLHS Lào 2005 thì bị xem là trái pháp luật hình sự Quy định tính trái pháp luật hình sự là một dấu hiệu của tội phạm không những là cơ sở đảm bảo cho đường lối phòng, chống tội phạm được thống nhất, đảm bảo quyền dân chủ của công dân không bị vi phạm bởi hành vi tuỳ tiện mà còn thúc đẩy các cơ quan lập pháp kịp thời sửa đổi, bổ sung luật theo sát với sự thay đổi của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Tính trái pháp luật hình
sự tuy là dấu hiệu về mặt hình thức pháp lý nhưng vẫn có tính độc lập tương đối và có
ý nghĩa quan trọng Nếu chỉ coi trọng dấu hiệu tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm thì sẽ dẫn đến tình trạng tuỳ tiện trong xử lý hình sự
1.1.2.3 Tính có lỗi của tội phạm
Luật hình sự Lào không chấp nhận hình thức quy tội khách quan, tức là không chấp nhận quy tội đối với một người khi chỉ căn cứ vào hành vi nguy hiểm cho xã hội của họ mà không xem xét hành vi đó có lỗi hay không Hay nói cách khác, tội phạm phải là hành vi tổng hợp của các yếu tố khách quan và chủ quan Về mặt khách quan, tội phạm là hành vi gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại cho các quan hệ xã hội Về mặt chủ quan, hành vi phạm tội đó phải được kiểm soát bởi ý thức và ý chí của người thực hiện nó Có nghĩa là, một hành vi bị coi là tội phạm khi về mặt khách quan đã gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại cho các quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ và về chủ quan là có lỗi Theo quan điểm thống nhất của lý luận Luật hình sự, lỗi là thái độ chủ quan của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu
Trang 15quả của hành vi đó thể hiện dưới dạng cố ý hoặc vô ý [21; tr.55] Lỗi của hành vi cố ý gây thương tích là lỗi cố ý, có thể là cố ý trực tiếp hoặc gián tiếp
Hoạt động tâm lý của con người được hình thành theo một quá trình từ nhu cầu, động cơ, mục đích, nhận thức các điều kiện khách quan, lựa chọn thực hiện hành vi Hoạt động này luôn có sự tham gia của nhận thức và ý chí Vì vậy, bất kỳ hành vi nào được biểu hiện ra thế giới khách quan cũng có sự thúc đẩy của một động cơ nào đó, nhằm đạt mục đích nhất định (ngoại trừ những hành vi được thực hiện bởi người đã mất những chức năng này) Cho nên, hành vi của con người, dù được quyết định bởi các điều kiện khách quan nhưng đó là một quá trình diễn ra rất phức tạp, không chỉ đơn thuần phụ thuộc vào các điều kiện khách quan đó mà còn chịu ảnh hưởng của nhận thức và ý chí, với tư cách là những yếu tố độc lập tương đối và không kém phần quan trọng, mặc dù, suy cho cùng, nhận thức và ý chí cũng được quyết định bởi các yếu tố khách quan nhất định Do
đó, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác một khi được thực hiện thì đó không phải là sự phản ứng trực diện của con người đối với hoàn cảnh mà
là sự tương tác giữa điều kiện khách quan và bản thân người phạm tội Vì vậy, TNHS phải
là hệ quả tất yếu của quá trình tương tác đó Nói cách khác, người thực hiện hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác chỉ có thể phải chịu hình phạt khi hành vi đó có tính có lỗi Ở đây, người phạm tội có thể lựa chọn thực hiện hay không thực hiện hành vi để gây thương tích cho người khác, nhưng người phạm tội đã lựa chọn hành động, thực hiện hành vi trái pháp luật hình sự và có mong muốn hoặc bỏ mặc hậu quả xảy
ra, do vậy hành vi phạm tội quy định tại Điều 90 BLHS năm 2005 có tính có lỗi
1.1.2.4 Tính chịu hình phạt của tội phạm
Về bản chất, một hành vi bị coi là tội phạm bởi vì về nội dung nó có tính nguy hiểm cho xã hội và về hình thức nó trái pháp luật hình sự, có tính có lỗi và vì nó là tội phạm nên mới phải chịu hình phạt BLHS Lào dù không đề cập đến dấu hiệu này trong định nghĩa tội phạm nhưng lý luận Luật hình sự Lào, thì có đề cập và cho rằng tính trái pháp luật là dấu hiệu bên ngoài của tội phạm và có tính quy kết kèm theo các dấu hiệu khác của tội phạm Bởi vì, mặc dù tính chịu hình phạt không phải là dấu hiệu bên trong của tội phạm nhưng nó là dấu hiệu biểu hiện hệ quả tất yếu của tội phạm, chỉ có tội phạm mới có thể chịu hình phạt, và ngược lại, một hành vi dù nguy hiểm cho xã hội nhưng không phải là tội phạm thì không thể có đặc điểm này
Trang 16Tính chịu hình phạt được xem là dấu hiệu của tội phạm bởi nó là một thuộc tính khách quan của tội phạm Mọi hành vi khác không phải là tội phạm thì không có nguy
cơ đe doạ bị áp dụng hình phạt Phải nhìn nhận như thế mới thấy được mối liên hệ giữa tội phạm và hình phạt, hình phạt luôn gắn liền với tội phạm và chỉ có thể áp dụng hình phạt đối với người có hành vi phạm tội Ở đây, người phạm tội đã có hành vi cố ý gây thương tích gây hậu quả là nạn nhân bị tổn hại sức khỏe nên phải chịu TNHS về hành vi phạm tội mà mình gây ra
1.2 Quá trình xây dựng và hoàn thiện các quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong pháp luật hình sự Lào
1.2.1 Giai đoạn trước khi Bộ luật hình sự Lào năm 2005 được ban hành
Xuất phát từ tiến trình lịch sử phát triển của Nhà nước Lào, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mặc dù là một hành vi khá phổ biến trong lịch sử, nhưng đến tận sau năm 1975, CHDCND Lào mới có một văn bản pháp luật chính thức về vấn đề này
Trước khi hình thành nhà nước Ai Lao, nước Lào bị sự xâm chiếm và cai trị của Miến Điện, người Xiêm Pháp luật được áp dụng vào thời kì này chính là Bộ Luật của Miến điện Sau đó, trong thời kỳ Pháp thuộc, các quan hệ xã hội tại Lào chịu sự điều chỉnh của pháp luật Pháp Chính vì vậy, thời kì thuộc Pháp, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được điều chỉnh theo BLHS Pháp Song, những quy định này lại nhằm bảo vệ cho giai cấp cầm quyền ở Đông Dương lúc bấy giờ chứ không phải bảo vệ con người một cách công bằng [28; tr.10] Do đó, thực
tế thời kỳ này dù có nhiều vụ việc hình sự về vấn đề này, song lại ít có cơ quan có thẩm quyền hay tòa án nào thụ lý và giải quyết
Năm 1954, cuộc kháng chiến của nhân dân các nước trên bán đảo Đông Dương
đã giành được thắng lợi to lớn, đặc biệt là sau chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt
Nam, thực dân Pháp buộc phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ Sau khi dành được độc lập,
chính quyền cách mạng Lào còn non trẻ đã vấp phải sự chống đối của thù trong, giặc ngoài Thực dân Pháp vẫn chưa từ bỏ âm mưu thôn tính nước Lào một lần nữa Trước
sự can thiệp của thực dân Pháp và các lực lượng thù địch khác, đất nước Lào tạm thời
bị chia cắt thành hai khu vực Khu vực thuộc quản lý của Chính phủ Vương quốc Lào
và khu vực giải phóng Neo -Lào – hắcxạt (thuộc quyền quản lý của Mặt trận dân tộc
yêu nước Lào) Chính phủ liên hiệp đầu tiên, do Hoàng tử Souvanna Phouma lãnh đạo
Trang 17được thành lập năm 1957 [28;tr.30] Tuy nhiên, Chính phủ liên hiệp sụp đổ năm 1958 vì sức ép của Hoa Kỳ Năm 1960, Chính phủ liên hiệp thứ hai ra đời, nhưng Chính phủ này không có thực quyền Đến năm 1973, theo tinh thần Hiệp ước Viêng – Chăn ngày 21 tháng 02 năm 1973 được ký kết giữa Chính phủ Vương quốc Lào và Mặt trận yêu nước Lào, Chính phủ liên hiệp dân tộc lâm thời ra đời Với những biến động đó khiến cho pháp luật Lào nói chung cũng như pháp luật hình sự Lào nói riêng không được hình thành một cách hệ thống Chính phủ liên hiệp mới chỉ ban các Sắc lệnh nhằm giải quyết những vấn đề bức thiết nhất chứ chưa ban hành một hệ thống pháp luật quan trọng nhằm điều chỉnh toàn diện các quan hệ xã hội Lào lúc bấy giờ.
Sau khi đất nước được giải phóng, Nhà nước CHDCND Lào ra đời Từ đây, Lào xây dựng nhà nước dưới sự viện trợ của Liên Xô cũng như Việt Nam, và tham khảo các kinh nghiệm pháp luật của các nước để xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh nhất [29;tr.50] Thời kì đầu, do chưa xây dựng kịp thời và hoàn chỉnh pháp luật, để đảm bảo công cuộc bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ trật tự an ninh mà Nhà nước Lào phải tạm thời sử dụng một số quy phạm pháp luật của chế độ cũ một cách có chọn lọc Điều này
được khằng định tại Sắc lệnh số 50 ngày 06/01/1976 quy định: “Việc sử dụng các quy phạm pháp luật của chế độ cũ chỉ trong trường hợp khẩn cấp và phải phù hợp với chế độ chính trị mới” Sau một thời gian khá dài, cơ quan lập pháp của Nhà nước Lào chưa hề
ban hành được một quy phạm nào điều chỉnh hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác Cho đến năm 1980, để điều chỉnh các quan hệ hình sự nói chung, CHDCND Lào đã ban hành Pháp lệnh hình sự năm 1980, Pháp lệnh này chủ yếu quy định về các loại tội an ninh quốc gia, các loại tội về xâm phạm sức khỏe, danh dự con người được đề cập nhưng rất ít ỏi, trong đó chỉ sử dụng các thuật nhữ pháp lý đơn giản
như “đánh người thành thương tật” Mặc dù còn ít ỏi và thiếu sót, song các quy định của
Pháp lệnh hình sự 1980 đã trở thành kim chỉ nam cho những họat động xét xử của Nhà nước Lào thời kì bấy giờ để xét xử kịp thời những hành vi phạm tội gây thương tích Ví
dụ, Điều 13 của Pháp lệnh này quy định trách nhiệm pháp lý đối với người có hành vi
xâm phạm sức khỏe người khác như: “Đánh người bị thương bị phạt tù từ ba tháng đến
ba năm tù, hoặc phạt tiền từ 10.000 kip đến 50.000 kip” hay “Đánh người bị thương vào trường hợp nghiêm trọng có thể bị phạt đến 10 năm tù” [31] Những quy định đó mặc dù
rất đơn giản nhưng đã điều chỉnh một cách tổng quát về hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác Tuy nhiên, Pháp lệnh hình sự năm 1980 lại quy định
Trang 18chưa cụ thể, gây khó khăn cho thực tiễn áp dụng pháp luật, nên đến thời kì này, hình thức
án lệ vẫn được áp dụng trong thực tiễn xét xử Hơn nữa, hành vi về xâm phạm sức khỏe con người bị quy định vụn vặt rời rạc trong các văn bản khác nhau như Chỉ thị số 15/1981 ngày 15/7/1981 của TANDTC về việc hướng dẫn áp dụng Pháp lệnh hình sự 1980 cũng gây ra sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các văn bản trên với BLHS
Do yêu cầu của công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, việc cần thiết ra đời một BLHS quy định những hành vi phạm tội và đường lối xử lý chúng là tất yếu Tình hình tội phạm phát triển theo hướng gia tăng về số lượng, tính chất của mỗi vụ án ngày càng nguy hiểm Vấn đề áp dụng những văn bản trước đây vào công tác đấu tranh phòng chống tội phạm không còn phù hợp nữa Để phục vụ hoạt động xét xử các tội phạm cần thiết phải có một BLHS quy định cụ thể rõ ràng các loại tội phạm Nắm bắt được yêu cầu trên, Lào đã tiến hành học tập tham khảo kinh nghiệm các nước, đặc biệt khi Việt Nam ban hành BLHS năm 1985 Từ đó, ngày 09/01/1990 Chủ tịch nước CHDCND Lào Phoumy Vongvichit đã kí Nghị định Ban hành BLHS Lào năm 1990 BLHS Lào năm 1990 gồm hai phần là Phần Chung và Phần Tội phạm với 166 điều luật, quy định một cách tổng quát
và khá toàn diện các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự điều chỉnh Tuy nhiên, khi áp dụng trên thực tế cho thấy BLHS năm 1990 có khá nhiều thiếu sót, ví dụ như các quy định
về “cơ sở của TNHS”, “Hiệu lực của BLHS đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước CHDCND Lào” hay “định nghĩa tội phạm”, “cơ cấu tội phạm”, “phân loại tội phạm” lại không được đề cập đến trong BLHS mà lại được quy định trong Nghị quyết số
01/1991/HĐTP ngày 19/4/1991 của Hội đồng thẩm phán TANDTC của Lào, điều này gây khó khăn cho việc áp dụng các quy định của pháp luật hình sự trên thực tế Sau 10 năm áp dụng, đến ngày 10 tháng 4 năm 2001, Quốc hội nước CHDCND Lào đã thông qua Nghị quyết số 06/NA về việc sửa đổi một số quy định của BLHS năm 1990, mà cụ thể là bãi bỏ Điều 7 Phần chung, Điều 51, Điều 62 Phần riêng nhưng vẫn không bổ sung các thiếu sót của BLHS 1990 đã gây khó khăn cho thực tiễn xét xử
Tuy nhiên, lần đầu tiên trong lịch sử khoa học hình sự pháp lý nước Lào, tội “cố
ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” được quy định cụ
thể trong BLHS 1990 tại Điều 90 cùng với một số văn bản hướng dẫn áp dụng như Nghị định số 02/HĐTP ngày 20/11/1993 của Hội đồng thẩm phán TANDTC về hướng dẫn Điều 90 BLHS, Công văn số 02/TATC ngày 12/2/1995 của TANDTC về hướng dẫn xác định mức độ nghiêm trọng trong các tội xâm phạm sức khỏe người khác Điều
Trang 1990 BLHS Lào năm 1990 được sử dụng trong thực tiễn xét xử có hiệu quả hơn đối với công tác đấu tranh phòng chống loại tội phạm xâm hại đến sức khỏe của người khác, tránh được một số sai lầm trong việc định tội danh của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
1.2.2 Giai đoạn sau khi Bộ luật hình sự Lào năm 2005 được ban hành
Sau một thời gian áp dụng, các quy định của BLHS Lào năm 1990 đã bộc lộ nhiều thiếu sót, nhiều quy định nằm trong các văn bản khác nhau, gây khó khăn cho việc áp dụng để xét xử các hành vi tội phạm trên thực tế Do vậy, BLHS Lào đã được sửa đổi,
bổ sung theo Nghị định số 142/PO ngày 08 tháng 01 năm 2005 của Chủ tịch nước CHDCND Lào BLHS năm 2005 đã bổ sung thêm 16 điều luật mới, trong đó bổ sung các quy định quan trong về cơ sở xác định trách nhiệm hình sự, tội phạm, và sửa đổi, bổ sung các quy định trong phần tội phạm một cách cụ thể chi tiết hơn Đối với Điều 90 BLHS Lào đã được sửa đổi như sau:
“Điều 90 Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác:
1 Bất kỳ người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác thì bị phạt tù từ ba tháng đến một năm tù và bị phạt tiền từ 100.000 kip đến 500.000 kip
2 Trong trường hợp phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng hoặc phạm tội có tổ chức, người phạm tội bị phạt tù từ một năm đến năm năm tù và bị phạt tiền từ 500.000 Kip đến 1.500.000 Kip.
3 Trường hợp phạm tội gây ra hậu quả gây cố tật nặng dẫn đến trở thành người thực vật hoặc là chết, thì người phạm tội bị phạt tù từ năm đến mười năm tù và bị phạt tiền
từ 700.000 Kip đến 3.000.000 Kip
4 Bất kỳ cố gắng nào để thực hiện một hành vi phạm tội cũng phải bị trừng phạt”.
Như vậy, có thể thấy, Điều 90 của BLHS Lào năm 2005 được quy định khá giống với Điều 109 BLHS Việt Nam năm 1985 về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác Điều luật này đã đưa ra được các trường hợp phạm tội cũng như hình phạt được áp dụng Đặc biệt, BLHS năm 2005 của Lào đã dự trù thêm trường hợp người phạm tội đang thực hiện hành vi phạm tội nhưng chưa gây ra hậu quả thì cũng phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện Quy định này có ý nghĩa giáo dục răn đe đối với những trường hợp người phạm tội đang cố gắng tìm kiếm các cơ hội, sửa soạn công cụ phương tiện, hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện hành vi tội phạm
Trang 20Việc quy định được một điều luật điều chỉnh một cách toàn diện, cụ thể về tội cố ý gây thương tích đã góp phần không nhỏ trong công tác xét xử tội phạm cố ý gây thương tích hiện nay tại Lào, giúp Tòa án ra những phán quyết chính xác, đúng người đúng tội.
Đồng thời, để hướng dẫn cụ thể hơn về việc áp dụng trong thực tiễn xét xử, TANDTC đã ban hành các Nghị quyết hướng dẫn Điều 90 BLHS Lào năm 2005, cũng như Thông tư hướng dẫn về tình tiết phạm tội nghiêm trọng…Những văn bản này đã góp phần hoàn thiện cụ thể hơn những vấn đề mà BLHS năm 2005 còn quy định chung chung
1.3 Các dấu hiệu pháp lý của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1.3.1 Khách thể của tội phạm
Khách thể là một trong bốn yếu tố cấu thành tội phạm, việc nghiên cứu nó giúp cho hoạt động xét xử được đúng đắn, nó giúp cho những nhà hoạt động tư pháp biết được tội phạm đã xâm phạm loại quan hệ xã hội nào mà Luật hình sự bảo vệ Khách thể của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe người khác được xác định khá dễ dàng
Hiến Pháp Lào năm 2003 quy định “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm” [33] Quan hệ nhân thân với tư cách là khách thể của tội “cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” là khách thể loại Trong BLHS nước CHDCND Lào các nhà làm luật đã sắp xếp các chương trong Bộ luật theo khách thể loại Tội “cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” tác động và gây thiệt hại vào khách thể
loại quy định tại Chương II - phần Tội phạm của BLHS Lào năm 2005 Chương này quy định các tội xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người Như vậy, khách thể trực tiếp của loại tội này là sức khỏe của người khác Đây là nhũng trường hợp người phạm tội bằng hành vi của mình đã gây thiệt hại cho sức khỏe người khác chứ không phải cho sức khỏe của chính họ Nếu người phạm tội tự gây thương tích cho mình hoặc tự gây tổn hại cho sức khỏe của mình thì không được coi là phạm tội này
Sức khỏe của con người được tổ chức y tế thế giới WHO định nghĩa như sau: “Sức khỏe là tình trạng thoải mái của con người về các mặt thể lực, tinh thần và xã hội” Từ
định nghĩa này chúng ta có thể thấy Nhà nước bảo vệ cho sức khỏe của công dân bằng pháp luật, ở đây là việc Nhà nước bảo đảm cho mọi người dân được sống trong tình trạng thoải mái không bị xâm hại tới thể lực bởi các hành vi phạm tội Khách thể của tội phạm
Trang 21quy định tại Điều 90 BLHS Lào năm 2005 là sức khỏe của con người hay nói cách khác là tình trạng thoải mái về mặt thể lực của con người Các mặt tinh thần theo định nghĩa của WHO không phải là khách thể tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà là khách thể của tội xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác được quy định tại các Điều 94, Điều 95 BLHS Lào năm 2005.
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác gây thiệt hại cho khách thể là sức khỏe của con người Tội phạm tác động trực tiếp lên thân thể con người gây thiệt hại, vậy đối tượng cố ý gây thương tích là con người Con người là nhân
tố tạo nên xã hội, là chủ thể của nhiều quan hệ xã hội Bất cứ hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe nào tác động lên cơ thể con người gây ra những thiệt hại nhất định làm biến đổi đời sống bình thường của một con người đều bị xử lý theo luật hình sự
1.3.2 Mặt khách quan của tội phạm
Tội phạm là một dạng hoạt động của con người nên nó bao giờ cũng được thể hiện ra ngoài thế giới khác quan, tồn tại bên ngoài cuộc sống mà con người có thể nhận thức được Mặc khách quan là yếu tố cấu thành tội phạm không thể thiếu được vì không có nó sẽ không có các yếu tố khác Một ý định phạm tội chưa được thể hiện ra bên ngoài thế giới khách quan thì chưa phải là tội phạm, dẫn đến không bị truy cứu trách nhiệm hình sự Do vậy, việc đi sâu nghiên cứu mặt khách quan là rất cần thiết Mặt khách quan của tội phạm là tổng hợp những biểu hiện sau:
- Hành vi (khách quan) nguy hiểm cho xã hội;
- Hậu quả nguy hiểm cho xã hội mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả;
- Các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện hành vi phạm tội công cụ, phương tiện, thủ đoạn phương pháp địa điểm phạm tội)
Một hành vi phạm tội xảy ra thì việc đầu tiên người ta phải định tội danh cho tội phạm đó Căn cứ đầu tiên để định tội danh cho một tội phạm đó là mặt khách quan Mặt khách quan với tầm quan trọng là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình cấu thành tội phạm được thể hiện rõ ràng ra thế giới khách quan Dấu hiệu hành vi và một
số dấu hiệu khác trong cấu thành tội phạm cơ bản là dấu hiệu bắt buộc Khi một tội phạm xảy ra, đầu tiên người ta sẽ đối chiếu hành vi của tội phạm với hành vi được mô
tả trong điều luật của tội phạm trong BLHS để định cho tội phạm đó
Hành vi khách quan của tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác cũng rất đa dạng Hành vi phạm tội này biểu hiện dưới nhiều hình
Trang 22thức khác nhau Hậu quả thiệt hại gây ra đối với sức khỏe con người cũng rất nhiều loại như có thể gây tổn hại cho sức khỏe hoặc mang thương tật Công cụ phạm tội cũng rất phong phú từ những công cụ thô sơ đơn giản đến những công cụ có mức sát thương cao.Dấu hiệu đầu tiên và cơ bản nhất trong mặt khách quan là dấu hiệu hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác Người phạm tội bằng hành vi của mình tác động lên thân thể người khác gây ra thiệt hại cho sức khỏe của họ Như trên
đã nói, hành vi của tội phạm này rất đa dạng, nó được biểu hiện dưới nhiều hình thức, mà điểm chung chính là dùng sức mạnh vật chất Hành vi khách quan của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có thể được thực hiện thông qua hành động hoặc không hành động Hành vi phạm tội có thể được thực hiện dưới dạng hành động phạm tội là hình thức của hành vi khách quan làm biến đổi tình trạng bình thường đối tượng tác động của tội phạm, xâm phạm quyền nhân thân của con người, qua việc người phạm tội nghĩa là người phạm tội làm một việc mà pháp luật nghiêm cấm không được làm nhằm biến đổi tình trạng bình thường của sức khỏe người khác như có thể dùng tay để đấm, tát, dùng chân để dẫm đạp lên thân thể nạn nhân hoặc dùng các loại vũ khí hay súc vật (như dùng gậy, gạch đá, dao, mã tấu, dùng chó để cắn, dùng bọ cạp để đốt…) Hành vi phạm tội cũng có thể được thực hiện dưới dạng không hành động phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, là hình thức của hành vi khách quan làm biến đổi tình trạng bất bình thường đối tượng tác động của tội phạm, xâm phạm quyền nhân thân của con người, qua việc chủ thể tội phạm không làm một việc mà pháp luật yêu cầu phải làm, mặc dù có đủ điều kiện để làm, như bác sỹ cố ý không cấp cứu người bệnh hoặc có thể do người phạm tội dùng sức ép nào đó bắt người bị hại phải
tự gây thương tích cho mình như bắt cắt một bộ phận nào đó trên cơ thể nạn nhân, hay bắt chặt ngón tay hay phải bắt uống thuốc trụy thai… Ví dụ: Tại Xiêng Khoảng, do Tinut có quan hệ bất chính với vợ mình là Nouna, nên Khuphan bắt Tinut phải tự cắt thịt
mình…Nếu không Khuphan sẽ cho những biện pháp gây cho Tinut “đau đớn” hơn nhiều.
Về hậu quả, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe người khác là tội phạm cấu thành vật chất, nên hậu quả nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu bắt buộc trong mặt khác quan của cấu thành tội phạm này Hậu quả của tội phạm là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho xã hội là khách thể bảo vệ của luật hình sự Người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác bằng hành vi của mình tác động tác động lên thân thể con người gây ra thiệt hại về thể chất Những
Trang 23thiệt hại này có thể là những thương tật trên cơ thể làm mất chức năng một số bộ phận nào đó (què tay, cụt chân, chột mắt) Hậu quả nguy hiểm cho xã hội với tư cách là một dấu hiệu pháp lý của mặt khách quan đã phản ánh trung thực tính nguy hiểm của hành
vi phạm tội, nó có ý nghĩa rất lớn trong thực tiễn xét xử cũng như là dấu hiệu để định tội, định khung hình phạt, định mức hình phạt cho người có hành vi phạm tội này.Khi nghiên cứu mặt khách quan của một tội phạm cụ thể ngoài việc xem xét những dấu hiệu nguy hiểm chúng ta cần xem xét mọi quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả Một người chỉ chịu TNHS về hậu quả nguy hiểm cho xã hội nếu giữa hành vi khách quan
đã thực hiện của họ và hậu quả nguy hiểm cho xã hội có quan hệ nhân quả với nhau Vấn
đề quan hệ giữa hành vi và hậu quả cũng được đặt ra đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe Trong thực tiễn xét xử tội này đã gặp nhiều trường hợp phức tạp việc đánh giá hậu quả có phải do hành vi phạm tội gây ra hay không cần phải có sự hỗ trợ của cơ quan chuyên môn, có trường hợp nạn nhân đã mang thương tích từ trước, thương tích này không phải là hậu quả do hành vi cố ý gây thương tích nhưng trong quá trình điều trị thương tích này có trong kết luận của bác sĩ điều trị dẫn đến việc tòa án có thể xét xử nặng hơn cho bị cáo Do vậy, cần phải có một kết luận chính xác khác đó là hội đồng giám định y khoa để bản án đối với bị cáo đúng đắn hơn, công bằng hơn Như vậy, khi hành vi là nguyên nhân và hậu quả là kết quả thì hành vi phải xảy ra trước và hậu quả xảy
ra sau, về mặt thời gian
1.3.3 Mặt chủ quan của tội phạm
Từ định nghĩa về tội phạm, có thể thấy, tội phạm là thể thống nhất giữa mặt khách quan và mặt chủ quan Nếu mặt khách quan là biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan như: hành vi nguy hiểm, hậu quả nguy hiểm, công cụ, phương tiện… thì mặt chủ quan là những hoạt động tâm lý bên trong của kẻ phạm tội Hoạt động của con người là họat động có ý chí Hành vi là sự lựa chọn quyết định xử sự của chủ thể Mặt khách quan là yếu tố tồn tại trong suốt quá trình của mặt khách quan
Hoạt động tâm lý bên trong của chủ thể phạm tội có nhiều tội nội dung khác nhau, những nội dung thuộc mặt chủ quan của tội phạm có ý nghĩa về mặt hình sự là những nội dung trả lời các câu hỏi sau:
- Điều gì thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội? (Động cơ);
Trang 24- Người phạm tội đặt được điều gì khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội? (Mục đích);
- Lý chí và ý chí của người phạm tội đối với biểu hiện bên ngoài của tội phạm như thế nào? (Lỗi)
Mặt chủ quan của tội phạm bao gồm các yếu tố: Động cơ, mục đích và lỗi Trong những yếu tố này lỗi là yếu tố bắt buộc trong mặt chủ quan của mọi cấu thành tội phạm Động cơ, mục đích trong một số cấu thành tội phạm là dấu hiệu bắt buộc còn nói chung động cơ mục đích được quy định là TTĐK của một số cấu thành tội phạm Trong luật hình sự Lào, nguyên tắc có lỗi được coi là một nguyên tắc cơ bản, lỗi không thể thiếu (là dấu hiệu bắt buộc) trong bất cứ một cấu thành tội phạm nào Một người phải chịu TNHS không phải chỉ vì đã có hành vi khách quan mà còn vì có yếu tố lỗi trong việc thực hiện hành vi khách quan đó Lỗi là trạng thái tâm lý của chủ thể phạm tội đối với hành vi của mình và gây hậu quả do nó gây ra Trong một trường hợp cụ thể, vào hoàn cảnh nhất định, chủ thể của hành vi gây thiệt hại có nhiều khả năng để lựa chọn cho một xử sự phù hợp với xã hội nhưng chủ thể lại lựa chọn quy định và thực hiện xử sự gây thiệt hại cho
xã hội Lỗi phản ánh thái độ tiêu cực của người phạm tội đối với xã hội Trong tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì ngay tội danh này đã phản ánh dấu hiệu lỗi Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là tội mà dấu hiệu trong mặt chủ quan của cấu thành tội phạm là lỗi cố ý
Điều 9 BLHS Lào năm 2005 quy định “cố ý phạm tội: tội cố ý là hành vi được thực hiện với nhận thức rõ hành tính chất nguy hiểm cho xã hội và hậu quả của nó, nhưng vẫn thực hiện hành vi đó và mong muốn hoặc có ý thức để cho hậu quả đó xảy ra” Đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác,
khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm, nó tất yếu gây ra hậu quả cho con người nhưng người phạm tội mong muốn hậu quả đó xảy ra hoặc để mặc cho hậu quả đó xảy ra
Lỗi cố ý gồm hai hình thức lỗi: lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp Lỗi cố ý trực tiếp, là lỗi của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ hành
vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra [21; tr.139] Khi người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với lỗi trực tiếp tức là, người phạm tội nhìn thấy trước hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và hậu quả
Trang 25gây thiệt hại cho sức khỏe của con người tất yếu sẽ xảy ra nhưng nó phù hợp với mong
muốn của người phạm tội Lỗi cố ý gián tiếp là lỗi của người thực hiện hành vi nguy
hiểm cho xã hội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả do hành vi đó, tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra [21; tr.142] Cố ý gián tiếp có thể hiểu là hậu quả nguy hiểm cho xã hội không phải mục đích chính của người phạm tội và không phải là điều họ mong muốn, mà vì một mục đích khác, tuy nhiên người phạm tội vẫn có ý thức để mặc hậu quả đó xảy ra Trong tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với lỗi
cố ý gián tiếp thì hậu quả gây thiệt hại cho sức khỏe nạn nhân nằm ngoài mong muốn của người phạm tội Việc gây ra thương tật cho nạn nhân không phải là mục đích của hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1.3.4 Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm không thể là một tổ chức, một pháp nhân mà chỉ có thể là một con người cụ thể Nhưng không phải bất kỳ ai cũng có thể trở thành chủ thể của tội phạm chỉ những người có đủ điều kiện nhất định để có lỗi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mới có thể là chủ thể của tội phạm Những người có đủ điều kiện để có lỗi, để có thể trở thành tội phạm là người:
- Có năng lực TNHS;
- Đạt độ tuổi nhất định (theo quy định pháp luật)
Người có năng lực TNHS khi thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội có khả năng điều khiển được hành vi ấy Một người thực hiện hành vi phạm tội trường hợp không có năng lực TNHS thì không phải là chủ thể của tội phạm, vì họ không thể nhận thức được hành vi nguy hiểm của mình và không có khả năng điều khiển được hành vi đó
Khoản 1, Điều 54 BLHS năm 2005 quy định “Người phạm tội khi trong tình trạng rối loạn tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì không phải chịu TNHS, đối với người này sẽ áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, chẳng hạn như được gửi đến bệnh viên tâm thần hoặc các trung tâm chăm sóc y tế cụ thể” Vấn đề khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi đặt ra
để xem xét năng lực TNHS của người thực hiện hành vi Tức là xem xét khi thực hiện hành vi phạm tội người đó có mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi không
Người có năng lực TNHS để có thể trở thành chủ thể của tội phạm phải đạt ở độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật hình sự Theo Khoản 4, Điều 7 BLHS Lào
Trang 26năm 2005 thì người chịu TNHS phải đã đạt đến tuổi trưởng thành, nghĩa là, ít nhất phải đạt 15 tuổi Như vậy, người phạm tội, không mắc các bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi, ít nhất từ 15 tuổi trở lên thì phải chịu TNHS về hành vi thực hiện tội phạm của mình Đối với người từ 15 đến dưới 18 tuổi - người chưa thành niên - thì được coi là tình tiết giảm nhẹ TNHS (Khoản 1, Điều 40 BLHS Lào năm 2005).
Như vậy, nghiên cứu về chủ thể của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì cần xem xét chủ thể đó có đủ năng lực TNHS không, nói cách khác những người đó có đủ điều kiện để có lỗi, sau đó mới truy cứu TNHS Nếu họ có năng lực TNHS thì mới truy cứu TNHS, không truy cứu TNHS nếu họ không có năng lực TNHS
1.4 Các trường hợp cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo quy định của pháp luật hình sự Lào
Theo quy định của Điều 90 BLHS Lào năm 2005, về cơ bản, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được chia thành các trường hợp sau:
1.4.1 Trường hợp quy định tại Khoản 1, Điều 90 Bộ luật hình sự Lào năm 2005
Đây là trường hợp phạm tội thuộc cấu thành tội phạm cơ bản, những người bị xét
xử theo khung này thì thực hiện hành vi phạm tội không có những TTĐK tăng nặng ở Khung 2 và 3 Trong trường hợp này, nạn nhân phải bị tổn hại ở mức không đáng kể, mức độ thiệt hại căn cứ vào kết luận của bác sĩ điều trị Về tỷ lệ % sức khỏe của nạn nhân căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định hoặc của bác sĩ điều trị cơ quan bảo
vệ pháp luật sẽ xem xét có truy cứu một hành vi gây thương tích hay không Nếu mức
độ thiệt hại sức khỏe không đáng kể thì sẽ không truy cứu TNHS (nếu không có thêm các tình tiết ở Khung 2) Mức độ thiệt hại đáng kể theo quy định của Nghị quyết
04/TANDTC ngày 29/11/2006 của Hội đồng thẩm phán TANDTC: “Tỷ lệ thương tích
từ 11% - 30% là thương tích cần thiết phải xử lý hình sự đối với người có hành vi gây thương tích (theo Khung 1 Điều 90 BLHS Lào năm 2005) Mức độ nguy hiểm của hành
vi không chỉ căn cứ vào mức độ thiệt hại của sức khỏe nạn nhân mà còn phải xem xét nhiều mặt như động cơ phạm tội, công cụ, phương tiện và những tình tiết khác của tội phạm Tỷ lệ gây thiệt hại cho sức khỏe của nạn nhân dưới 10% không gây cố tật nhẹ thì vấn đề truy cứu TNHS không cần thiết phải đặt ra
Trang 27Tuy vậy, trong một số trường hợp tỷ lệ thương tích của nạn nhân chưa đạt tới 11% nhưng người có hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác vẫn có thể phải chịu TNHS Đó là những trường hợp sau [30]:
- Dùng hung khí nguy hiểm như dao, súng, lựu đạn hoặc dùng thủ đoạn có thể gây nguy hiểm cho nhiều người;
- Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
- Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hay với nhiều người;
- Phạm tội đối với người chưa thành niên, người già, phụ nữ; có tổ chức, có đông người tham gia;
- Phạm tội trong trường hợp đang chấp hình phạt tù, đang bị giam về việc phạm tội, đang bị tập trung cải tạo
Những người có hành vi gây thương tích mà tỷ lệ thương tật dưới 11% nhưng có những tình tiết trên đây đều bị truy cứu TNHS đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Khoản 1, Điều 90 BLHS Lào năm 2005 Ví dụ: Kongchai đấm nhiều cái vào mồm của Duangkeo, khiến Duangkeo bị chảy máu, dù
tỷ lệ thương tật của Duangkeo chỉ có 8% nhưng Kongchai vẫn bị truy cứu TNHS theo Khoản 1, Điều 90 BLHS Lào 2005 vì Kongchai gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của Duangkeo nhiều lần
1.4.2 Trường hợp quy định tại Khoản 2, Điều 90 Bộ luật hình sự Lào năm 2005
Đây là khung tăng nặng của Điều 90 BLHS năm 2005, bao gồm hai trường hợp:
Thứ nhất, gây hậu quả nghiêm trọng: trường hợp này, hậu quả nghiêm trọng được
xác định là sự tổn hại về sức khỏe của người khác thuộc dạng nghiêm trọng Theo quy định tại Điều 37, Điều 38 BLHS Lào năm 2005, mức độ nguy hiểm của một tội phụ thuộc vào hậu quả về sức khỏe, tinh thần và tài sản mà hành vi phạm tội gây ra Tuy nhiên, Điều luật lại chỉ quy định mức độ thiệt hại cho tài sản chứ không quy định cụ thể mức độ nghiêm trọng của sức khỏe bị tổn hại Mức độ này được quy định tại Nghị quyết số 04/TANDTC, cụ thể là thương tích nghiêm trọng hoặc tổn hại nghiêm trọng cho sức khỏe
là tổn thương có tỷ lệ thương tích 31 - 60% Những người có hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà mức độ thiệt hại cho sức khỏe nạn nhân đạt tới 31-60% thì phải chịu TNHS theo Khoản 2, Điều 90 BLHS năm 2005 Ví dụ: trong Bản án số 159/BA của Tòa án nhân dân thành phố Viêng - Chăn, Phout Thanavy đã đánh
Trang 28mù một mắt của anh Sanavy, phải khoét bỏ con mắt đó, nên tỷ lệ thương tật là 45% và Phout thanavy đã bị truy cứu TNHS theo Khoản 2, Điều 90 BLHS Lào năm 2005.
Thực tiễn xét xử còn cho thấy thương tích nghiêm trọng có thể gây ra những cố tật nhỏ cho nạn nhân có thể xem là giảm chức năng của một số bộ phận nào đó Trong một số trường hợp cụ thể tỷ lệ thương tích chưa đạt được tới 31% nhưng vì xét hành vi của bị cáo
có tính chất nguy hiểm cao Người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác không bị buộc phải nhận thức được mức độ gây thiệt hại cụ thể (cố ý không xác định trong yếu tố lỗi của mặt chủ quan) Có nghĩa là, người phạm tội chỉ
có khả năng nhận thức được mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi do mình gây ra nhưng họ không thể hình dung được cụ thể mức độ gây thiệt hại cho sức khỏe là bao nhiêu Những hành vi gây thương tích mà nạn nhân bị thương tích ở những vùng xung yếu trên cơ thể, như nạn nhân bị lún xương sọ, thủng bụng, thấu phổi, thủng dạ dày, thủng ruột, dẫn đến nạn nhân có thể bị gây thương tích nặng hoặc bị gây tổn hại nặng cho sức khỏe do những hành vết thương ở vùng xung yếu này gây ra, nhưng do nạn nhân được cứu chữa kịp thời nên mức độ thiệt hại xảy ra không đáng kể hoặc không phải là thương tật nặng (tỷ lệ thương tật dưới 31%) Tuy vậy vấn đề truy cứu TNHS vẫn được đặt ra và người phạm tội bị xử lý theo Khoản 2, Điều 90 BLHS Lào năm 2005
Thứ hai, trường hợp phạm tội có tổ chức Phạm tội có tổ chức được quy định tại
Điều 17 BLHS Lào năm 2005, đây là trường hợp đặc biệt của đồng phạm Đồng phạm
là trường hợp hai người trở lên cố ý thực hiện một tội phạm Phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có tổ chức là hình thức đồng phạm trong đó có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm Sự cấu kết chặt chẽ giữa những người thực hiện tội phạm thể hiện mức độ liên kết, mức độ phân hóa vai trò, nhiệm vụ cụ thể của từng người Các thành viên có sự phân chia nhiệm vụ, lên kế hoạch, sự chuẩn bị kĩ lưỡng Tình tiết phạm tội có tổ chức được coi là TTĐK tăng nặng bởi nó thể hiện sự cấu kết chặt chẽ giữa những người phạm tội, gây hoang mang trong nhân dân cũng như công tác phòng chống, đấu tranh với những đối tượng phạm tội này rất khó khăn, phức tạp
1.4.3 Trường hợp quy định tại Khoản 3, Điều 90 Bộ luật hình sự Lào năm 2005
Đây được coi là khung tăng nặng đặc biệt của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác Đó là những trường hợp: gây cố tật nặng, dẫn đến trở thành người thực vật hoặc dẫn đến chết người
Trang 29Thứ nhất, phạm tội gây cố tật nặng cho nạn nhân: cố tật được hiểu đó là chấn
thương gây ra những di chứng vĩnh viễn làm mất chức năng của một bộ phận nào đó trên cơ thể hoặc mất hẳn một bộ phận nào đó như cụt chân, cụt tay Nạn nhân bị cố tật nặng thường biểu hiện ra bên ngoài dưới hình thức: Mù mắt, cụt chân, liệt người, bị bỏng nặng da nhăn nhúm Nạn nhân bị cố tật nặng thường là người gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày Nạn nhân khó có thể tự mình làm việc như ăn uống, đi vệ sinh, họ phải nhờ người khác giúp đỡ trong sinh hoạt Người bị cố tật nặng thường có tỷ
lệ thương tật từ 61% trở lên Việc xác định nạn nhân có bị cố tật nặng hay không là do kết luận của Hội đồng giám định y khoa Trong trường hợp nạn nhân bị cố tật nặng thì
kẻ phạm tội sẽ bị xét xử theo Khung 3 của Điều 90 BLHS Lào năm 2005
Thứ hai, phạm tội cố ý gây thương tích hoặc tổn hại đến sức khỏe người khác dẫn
đến trở thành người thực vật hoặc chết người Đây là trường hợp kẻ phạm tội thực hiện hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng lại gây hậu quả nạn nhân trở thành người thực vật hoặc chết Trong trường hợp này, kẻ phạm tội không có ý tước đoạt sinh mạng sống của nạn nhân Tuy nhiên hậu quả chết người xảy ra có mối quan hệ nhân quả với hành vi gây thương tích (hoặc bỏ mặc cho thương tích xảy ra) Ví dụ: Abethy chém Buonma làm cho Buonma bị đứt động mạch chủ và do bị mất nhiều máu nên Buonma bị chết, ở đây Abethy không hề có ý tước đoạt mạng sống của Buonma nhưng vì vết chém quá sâu làm Buonma mất nhiều máu và chết nên Abethy vẫn bị truy cứu TNHS về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Khoản 3, Điều 90 BLHS Lào 2005 Tuy nhiên vẫn có trường hợp thương tích không nặng lắm nhưng do nạn nhân là người già yếu do vậy cái chết vẫn xảy ra Nếu là người khỏe mạnh bình thường thì có thể chịu được vết thương này Trong trường hợp này gây ra thương tích không phải là nặng đối và nếu đối với người bình thường thì cái chết không xảy ra thì người phạm tội vẫn phải chịu TNHS theo Khoản 3, Điều 90 BLHS Lào 2005 Việc quy định tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác dẫn đến chết người là TTĐK tăng nặng đặc biệt là cần thiết cho dù hậu quả dẫn đến cái chết nằm ngoài ý muốn của người phạm tội
1.4.4 Trường hợp quy định tại Khoản 4, Điều 90 Bộ luật hình sự Lào năm 2005
Ngoài ba trường hợp trên, Điều 90 BLHS Lào năm 2005 còn dự trù trường hợp
“Bất kỳ cố gắng nào để thực hiện một hành vi phạm tội cũng phải bị trừng phạt”
Trường hợp này theo khoa học hình sự Lào chính là giai đoạn phạm tội chưa đạt Giai
Trang 30đoạn này là sau khi chuẩn bị các công cụ phương tiện điều kiện khác để thực hiện hành
vi phạm tội, người phạm tội đang tiến hành hành vi của mình thì vì lý do nào đó phải dừng lại, dù hậu quả chưa xảy ra, thì động cơ, mục đích cũng như hành vi của người phạm tội đã được thực hiện Đây không được tính là trường hợp tự ý nửa chừng chấm
dứt việc phạm tội, bởi người phạm tội vẫn đang “cố gắng thực hiện hành vi” chứ không
tự giác, tự nguyện chấm dứt hành vi của mình Theo Điều 14 BLHS Lào năm 2005, việc
cố gắng thực hiện một hành vi phạm tội “chỉ bị truy cứu TNHS nếu thấy nguy hiểm cho
xã hội và theo quy định cụ thể trong Bộ luật này”, và sẽ bị xử lý theo quy định hình phạt
đối với tội phạm đó Đây chính là quy định có ý nghĩa răn đe, cảnh cáo người thực hiện hành vi phạm tội dù hậu quả chưa xảy ra
1.5 Hình phạt đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo pháp luật hình sự Lào
Tội phạm có tình chịu hình phạt, như định nghĩa về tội phạm thì hình phạt là một dấu hiệu của tội phạm Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước, là sự phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm [21; tr.227] Mức độ nguy hiểm đến đâu thì có hình phạt tương ứng Tính nguy hiểm cho xã hội là cơ sở để
cá thể hóa hình phạt trong thực tiễn áp dụng luật Trong từng trường hợp cụ thể mà từng người phạm tội khác nhau phải chịu những hình phạt khác nhau Hệ thống hình phạt trong Luật hình sự Lào cấu thành từ hai nhóm: nhóm hình phạt chính và hình phạt
bổ sung Căn cứ chủ yếu để phân biệt hình phạt chính hay hình phạt bổ sung là khả năng áp dụng độc lập của loại hình phạt đối với tội phạm Người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác với mỗi trường hợp cụ thể phải chịu TNHS tương ứng theo quy định tại Điều 90 BLHS Lào năm 2005
1.5.1 Hình phạt chính
Hình phạt chính là hình phạt được áp dụng (tuyên) độc lập, mỗi tội phạm chỉ có thể tuyên một hình phạt chính Theo Điều 28 BLHS Lào năm 2005, các loại hình phạt chính được áp dụng bao gồm: Cảnh cáo; Cải tạo không giam giữ; Phạt tù; Tử hình; ngoài ra phạt tiền trong một số trường hợp cũng có thể trở thành hình phạt chính Căn
cứ quy định tại Điều 90 BLHS Lào năm 2005, hình phạt chính của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là phạt tù
Phạt tù theo quy định tại Điều 31 và đối chiếu với khung phạt của Điều 90 BLHS năm 2005 chính là tù có thời hạn Tù có thời hạn là hình phạt buộc người bị kết
Trang 31án phải cách ly khỏi xã hội, chấp hành hình phạt tại trại giam trong một thời gian nhất định Thời hạn phạt tù có mức tối thiểu là ba tháng, mức tối đa là hai mươi năm Ở tội
cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác, mức phạt tù tối thiểu
là ba tháng và tối đa là mười năm Hình phạt tù có thời hạn là hình phạt phổ biến nhất
vì nó có thể kết hợp tối đa tác dụng giáo dục, thuyết phục, cải tạo và trừng trị nhằm nâng cao tối đa hiệu quả áp dụng hình phạt Mức độ nghiêm khắc của hình phạt tù có thời hạn rất linh hoạt Mặt khác, trong BLHS hiện hành, tất cả các tội phạm đều có quy định kèm theo chế tài tù có thời hạn Đây là những yếu tố tạo cơ sở thuận lợi để Toà án chủ động trong việc lựa chọn mức phạt tù áp dụng đối với người phạm tội, đảm bảo sự tương xứng giữa hình phạt với tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm
Điều 90 BLHS năm 2005 được chia làm ba khoản, tương ứng với nó là ba khung hình phạt tương ứng với mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội Ở Khoản 1, Điều
90 BLHS Lào năm 2005, mức độ thiệt hại cho sứ khỏe của nạn nhân không đáng kể,
do đó mức hình phạt cũng mang tính chất răn đe, người phạm tội bị phạt từ ba tháng đến một năm tù; khung hình phạt này còn áp dụng cho Khoản 4, Điều 90 BLHS Lào năm 2005 với trường hợp phạm tội chưa đạt Khoản 2, Điều 90 BLHS năm 2005 là khung tăng nặng, ở đây người phạm tội có hành vi gây thương tích nghiêm trọng hoặc phạm tội có tổ chức nên phải bị xử phạt nặng hơn, do đó khung hình phạt ở đây là một đến năm năm tù Còn Khoản 3, Điều 90 BLHS năm 2005 chính là khung tăng nặng đặc biệt với hậu quả mà hành vi gây ra cho nạn nhân là rất nặng nề, người phạm tội có thể bị tuyên án từ năm đến mười năm tù Hình phạt tù có thời hạn có tính nghiêm khắc cao hơn nhiều so với hình phạt cải tạo không giam giữ vì nó buộc người phạm tội phải cách ly khỏi xã hội Tuy nhiên, nó không tạo cho người bị kết án một tư tưởng chán nản để tự cải tạo vì nghĩ rằng mình suốt đời sẽ ở trong trại giam (tù chung thân) hay người phạm tội sẽ không còn cơ hội để tự cải tạo (tử hình)
1.5.2 Hình phạt bổ sung
Hình phạt bổ sung không thể tuyên độc lập mà phải áp dụng kèm với hình phạt chính đối với mỗi loại tội phạm [21; tr.236] Hình phạt bổ sung chỉ có thể áp dụng kèm theo hình phạt chính nhưng chỉ trong những trường hợp luật định Việc quy định hình phạt bổ sung bên cạnh hình phạt chính là một trong những yếu tố tạo ra những khả năng pháp lý cho việc cá thể hoá hình phạt; đồng thời giúp Toà án có nhiều khả năng
áp dụng triệt để những biện pháp cưỡng chế một cách tương xứng với tính nguy hiểm
Trang 32cho xã hội của tội phạm, nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong việc áp dụng hình phạt Tương ứng với tình nghiêm trọng của hành vi phạm tội, hậu quả gây thương tật, nạn nhân sẽ phải mất các chi phí chữa trị, chăm sóc phục hồi, mà Điều 90 BLHS Lào năm
2005 quy định hình phạt bổ sung là phạt tiền
Phạt tiền là hình phạt tước của người bị kết án một khoản tiền nhất định sung quỹ Nhà nước Hình phạt tiền là một trong hai hình phạt trong hệ thống hình phạt trong Luật hình sự Lào có thể áp dụng vừa là hình phạt chính vừa là hình phạt bổ sung Về bản chất, hình phạt tiền tước ở người bị kết án một số quyền về vật chất, tác động đến kinh tế (tài sản), thông qua đó mang lại hiệu quả của hình phạt Về điều kiện áp dụng hình phạt tiền với tư cách là hình phạt bổ sung, theo Khoản 1, Điều 30 BLHS hiện hành, thì không giới hạn đó là loại tội phạm gì, miễn sao tội phạm đó thuộc các lĩnh vực quản lý kinh tế, tham nhũng, ma tuý hoặc các lĩnh vực khác do BLHS quy định;
nhưng khi quyết định “phải được tính toán phù hợp với tính nghiêm tọng của hành vi phạm tội và trên cơ sở tình trạng kinh tế của người phạm tội” Do đó, với trường hợp
phạm tội chưa đạt và khung cơ bản của tội phạm, người phạm tội sẽ bị phạt từ 100.000 Kip đến 5000.000 Kip, tại khung tăng nặng tại Khoản 2 người phạm tội có thể bị phạt
từ 500.000 Kip đên 1.500.000 Kip; và ở khung tăng nặng thứ ba là từ 700.000 Kip đến 3.000.000 Kip Số tiền phạt này là tính toán dựa trên mức lương trung bình tại Lào cũng với các chi phí dịch vụ y tế, sinh hoạt của người dân Tuy nhiên, không phải người phạm tội nào cũng có thể có tiền nộp phạt, do đó, pháp luật hình sự Lào đã có
quy định ưu tiên trường hợp đó, đó chính là “trong trường hợp người phạm tội không
có khả năng nộp tiền thì Tòa án có thể thay thế phạt tiền đó vào việc cải tạo không giam giữ” (Khoản 2, Điều 30 BLHS Lào năm 2005) Quy định này là nhằm tạo điều
kiện cho người phạm tội có hoàn cảnh khó khăn, nhưng cũng góp phần giáo dục họ về pháp luật, xử sự trong quan hệ xã hội
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Tội phạm là hiện tượng của xã hội, là một dạng hoạt động của con người, là hành
vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định là một loại tội phạm Nó xâm hại đến khách thể quan trọng nhất mà pháp luật bảo vệ đó chính
là con người Con người là vốn quý của xã hội, là nguồn lao động chính phục vụ xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển tiến lên Sức khỏe có ý nghĩa quan trọng đối với con
Trang 33người, việc bảo vệ sức khỏe con người là nhiệm vụ quan trọng của mỗi Nhà nước trên toàn thế giới Do đó, Điều 90 BLHS Lào năm 2005 đã quy định trừng phạt những hành
vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác Điều luật đã quy định rõ các dấu hiệu pháp lý của hành vi phạm tội cùng với mức hình phạt tương ứng cho mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi Có thể thấy, việc quy định tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác là một bước tiến quan trọng, nhằm hoàn thiện pháp luật hình sự, góp phần quan trọng xử lý hành vi phạm tội khá phổ biển này hiện nay
Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng có chung 4500 km đường biên giới, mối quan hệ anh em giữa hai nước được duy trì qua hai cuộc kháng chiến và tiếp tục được khẳng định, xây dựng trong thời đại mới hiện nay Pháp luật Lào đã học hỏi kinh nghiệm, tham khảo được rất nhiều điều của Pháp luật Việt Nam, trong đó có Pháp luật hình sự Tuy nhiên, do hoàn cảnh kinh tế, cũng như truyền thống văn hóa, phong tục tập quán mà Pháp luật hình sự Lào vẫn có những điểm khác biệt hơn so với pháp luật hình sự Việt Nam
Trang 34CHƯƠNG 2 TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ LÀO VÀ
VIỆT NAM DƯỚI GÓC ĐỘ SO SÁNH
Ngày 21/12/1999 Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua BLHS có hiệu lực 1/7/2000 trong đó tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định tại Điều 104 BLHS Nếu như nói Điều 109 BLHS Việt Nam năm 1985 khá tương đồng với Điều 109 BLHS Lào năm 2005 thì BLHS Việt Nam năm 1999 về cơ bản đã lấy được cấu tạo lại, lấy tỷ lệ thương tật làm căn cứ để xác định TNHS và định khung hình phạt đối với người phạm tội BLHS năm 1999 đã tách tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong BLHS năm 1985 thành ba tội khác nhau: Điều 104 - Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; Điều 105 - Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh; Điều 106 - Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng Việc quy định lại như vậy là hoàn toàn hợp lý, nhằm thấy rõ bản chất của từng tội và không để tình trạng trong cùng một tội mà lại có
sự khác biệt quá lớn về TNHS Đây là một bước tiến lớn trong kỹ thuật lập pháp của nước ta Điều 104 BLHS quy định về hai tội là: Tội cố ý gây thương tích cho người khác và tội cố ý gây tổn hại cho sức khỏe của người khác Khoản 1, Điều 104 BLHS là khung định tội, với tỷ lệ thương tật được xác định từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp được quy định từ điểm a đến điểm k; Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Điều 104 BLHS là khung hình phạt tăng nặng Bên cạnh đó BLHS Việt Nam năm 1999 kế thừa các văn bản pháp luật thời kỳ trước và bổ sung thêm nhiều TTĐK tăng nặng phù hợp với lý luận và thực tiễn đấu tranh, phòng ngừa tội phạm trong thời kỳ mới Dựa trên những nội dung của quy định pháp luật về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác tại Điều 104 BLHS Việt Nam năm 1999, phần nội dung dưới đây sẽ đi sâu tìm hiểu, so sánh sự giống và khác nhau giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật Lào về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác, cũng như lý giải nguyên nhân của sự khác nhau đó,
cụ thể:
Trang 352.1 So sánh các dấu hiệu pháp lý của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
2.1.1 Về khách thể của tội phạm
Pháp luật hình sự Lào cũng như pháp luật hình sự Việt Nam có quy định thống nhất với pháp luật trên thế giới về khách thể của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác xâm phạm quan hệ nhân thân (quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe) của con người Trong số các quyền về nhân thân, quyền được sống, được bảo vệ sức khỏe về thể chất cũng như tinh thần là một trong những quyền quan trọng nhất của con người Điều 3, Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền của Liên hợp
quốc ngày 10/12/1948 khẳng định “Mọi người đều có quyền sống, tự do và an toàn cá nhân” [24] Tiếp thu điều đó, Hiến pháp Lào năm 2003 và Hiến pháp Việt Nam năm
2013 đều cho rằng “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm” Bên cạnh đó, con người là
chủ thể của hầu hết mọi quan hệ xã hội Khi quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của con người bị xâm phạm nó làm phá vỡ sự ổn định của các quan hệ xã hội Do vậy mục tiêu bảo vệ sức khỏe của con người luôn được đặt lên hàng đầu Cũng vì ý nghĩa
đó trong BLHS cả hai nước đều quy định nhóm tội về xâm phạm nhân thân ngay sau nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác xâm phạm quyền nhân thân (quyền được bảo vệ sức khỏe) của con người thông qua sự tác động làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động Như vậy, khách thể của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ở cả Điều
90 BLHS Lào năm 2005 và Điều 104 BLHS Việt Nam năm 1999 đều là sức khỏe về
mặt thể chất cả con người, chứ không bao gồm cả về “tinh thần và xã hội” như định
nghĩa về sức khỏe của tổ chức y tế thế giới WHO Các mặt tinh thần theo định nghĩa của WHO không phải là khách thể tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà là khách thể của các tội xâm phạm danh dự nhân phẩm của người khác được quy định tại các điều luật khác trong hai BLHS này
Đối tượng tác động của loại tội phạm này chính là con người - Người đang sống, đang tồn tại với tư cách là một thể thực tự nhiên của xã hội [21; tr.410] Con người là
nhân tố tạo nên xã hội, là chủ thể của nhiều quan hệ xã hội Bất cứ tội phạm nào tác
Trang 36động lên cơ thể con người gây ra những thiệt hại nhất định làm biến đổi đời sống bình thường của một con người đều bị xử lý theo luật hình sự Việc xác định đúng đối tượng tác động của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là vô cùng quan trọng Bởi lẽ nếu hành vi tác động vào đối tượng không phải con người thì không xâm phạm quyền được bảo vệ về sức khỏe, nên không phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
2.1.2 Về mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan [21; tr.99] Trong đó, hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu được phản ánh trong tất cả các cấu thành tội phạm cơ bản Hành vi khách quan của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là những biểu hiện của con người làm bên ngoài thế giới khách quan dưới hình thức cụ thể, có sự kiểm soát hoặc điều khiển của ý chí Đây là điều kiện cần, điều kiện đủ là hành vi đó phải có khả năng gây ra thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác một cách trái pháp luật Những hành vi tuy được biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan nhưng không được ý thức kiểm soát hoặc tuy được ý thức kiểm soát nhưng không được ý chí điều khiển thì không phải là hành vi khách quan của tội phạm; và những hành vi tuy gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác nhưng không trái pháp luật hoặc hành vi tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của chính bản thân mình thì không phải là hành vi khách quan của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Cả hai điều luật đều quy định hành vi “cố ý gây thương tích”, hành vi này có thể
được thực hiện thông qua hành động hoặc không hành động Hành động phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là hình thức của hành vi khách quan làm biến đổi tình trạng bình thường đối tượng tác động của tội phạm, xâm phạm quyền nhân thân của con người, qua việc chủ thể của tội phạm làm một việc mà pháp luật cấm Không hành động phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là hình thức của hành vi khách quan làm biến đổi tình trạng bất bình thường đối tượng tác động của tội phạm, xâm phạm quyền nhân thân của con người, qua việc chủ thể tội phạm không làm một việc mà pháp luật yêu cầu phải làm, mặc dù có đủ điều kiện để làm
Trang 37Hậu quả của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác chính là thiệt hại mà hành vi khách quan gây ra cho quan hệ nhân thân (quyền được bảo vệ sức khỏe) của con người Thiệt hại này được thể hiện dưới dạng thiệt hại
về thể chất - hậu quả gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác Việc xác định có hậu quả xảy ra trên thực tế hay không, tính chất, mức độ của hậu quả xảy ra trên thực tế có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định có đủ yếu tố cấu thành tội phạm hay không, đảm bảo xét xử đúng người đúng tội và có vai trò quan trọng trong việc quyết định hình phạt
Tuy nhiên, Điều 90 BLHS Lào năm 2005 lại có quy định khác so với quy định tại Điều 104 BLHS Việt Nam năm 1999 về hậu quả Nếu như theo quy định tại Điều 104 BLHS Việt Nam năm 1999, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác có cấu thành vật chất, đòi hỏi thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe
của người khác có tỷ lệ thương tật hoặc tổn hại sức khỏe cho người khác từ 11% trở lên đến 30% hoặc tuy dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k, Khoản 1, Điều 104 BLHS Như vậy, BLHS Việt Nam
sử dụng phương pháp định lượng để xác định mức độ chịu TNHS Trong khi đó, Điều
90 BLHS 2005 lại quy định khá chung chung “Bất kỳ người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác”, như vậy, hậu quả ở đây là thương tích
hoặc sức khỏe bị tổn hại của người khác Còn mức độ thương tích hoặc tổn hại sử dụng
để truy cứu TNHS về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác thì lại không được quy định ngay điều luật mà lại có một văn bản riêng của TANDTC Nguyên nhân của sự khác nhau là do: thông thường các điều luật tại Lào được quy định theo phương pháp liệt kê, nên các nhà làm luật cho rằng liệt kê các hậu quả ra có thể gây
ra những trường hợp không được dự liệu Do đó, Điều 90 BLHS Lào năm 2005 chỉ quy định chung chung và dành sự cụ thể cho văn bản của Hội đồng thẩm phán TANDTC
Từ nội dung của Điều 90 BLHS Lào năm 2005 cũng như Điều 104 BLHS Việt Nam cho thấy: có hành vi khách quan, có hậu quả xảy ra trên thực tế nhưng vẫn chưa đủ căn cứ để kết luận có phạm tội hay không, mà cần phải xét đến có tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan của tội phạm và hậu quả xảy ra trên thực tế hay không Một người chỉ phải chịu TNHS về hậu quả nguy hiểm cho xã hội nếu hậu quả nguy hiểm đó do chính hành vi khách quan của họ gây ra Hành vi khách quan của tội cố
ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được coi là nguyên
Trang 38nhân gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nếu thỏa mãn ba
điều kiện: 1) Hành vi khách quan của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác xảy ra trước hậu quả về mặt thời gian; 2) Hành vi khách quan của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác độc lập hoặc trong mối liên hệ tổng hợp với một hoặc nhiều hiện tượng khác phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác Khả năng này chính là khả năng trực tiếp làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm - con người đang sống; 3) Hậu quả gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác phải đúng là sự hiện thực hóa khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả hành vi khách quan của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc là khả năng trực tiếp làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động – con người đang sống
Trong lý luận cũng như trên thực tế mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tồn tại chủ yếu dưới hai dạng: Quan hệ nhân quả đơn trực tiếp
và quan hệ nhân quả kép trực tiếp Quan hệ nhân quả đơn trực tiếp là dạng quan hệ nhân quả trong đó chỉ có một hành vi khách quan của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác đóng vai trò là nguyên nhân gây ra hậu quả thương tích hoặc tổn hại sức khỏe cho đối tượng tác động Quan hệ nhân quả kép trực tiếp là dạng quan hệ nhân quả trong đó có nhiều hành vi khách quan đóng vai trò là nguyên nhân gây
ra hậu quả thương tích hoặc tổn hại sức khỏe cho đối tượng tác động Trong dạng nguyên nhân này có thể mỗi hành vi khách quan của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác đều có khả năng trực tiếp làm phát sinh hậu quả, nhưng cũng có thể mỗi hành vi đều chưa có khả năng này Khả năng này chỉ được hình thành khi các hành vi đó kết hợp lại với nhau Việc xác định đúng nguyên nhân dẫn đến hậu quả gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác giúp cho cơ quan
có thẩm quyền xét xử đúng người, đúng tội, qua đó cũng góp phần tuyên truyền, nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân
2.1.3 Về chủ thể của tội phạm
Pháp luật hình sự hầu hết các nước trong đó có Lào và Việt Nam đều quy định rằng chủ thể tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác không thể là một tổ chức, pháp nhân mà phải là cá nhân cụ thể, bởi cá nhân mới
Trang 39có thể thực hiện các hành vi khách quan để gây ra thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của người khác Tuy nhiên, chủ thể của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác phải là người có năng lực TNHS, đạt độ tuổi luật định và đã thực hiện hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.Theo pháp luật hiện hành, chủ thể của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là con người, nhưng không phải mọi người đều là chủ thể của tội
cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà phải có năng lực
TNHS Người có năng lực TNHS là khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và có khả năng điều khiển được hành vi ấy [21;tr.123] Pháp luật hình sự Việt Nam cũng như pháp
luật hình sự Lào không trực tiếp quy định người như thế nào là có đủ năng lực TNHS mà chỉ quy định tuổi chịu TNHS và tình trạng không có năng lực TNHS Có thể hiểu luật hình sự hai nước mặc nhiên thừa nhận những người đã đạt độ tuổi chịu TNHS nói chung
là có năng lực TNHS, trừ trường hợp mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi.Tuy nhiên, xuất phát từ điều kiện kinh tế - xã hội mà pháp luật hình sự Lào có quy định khác so với pháp luật hình sự Việt Nam về độ tuổi chịu TNHS Theo quy định tại Điều 12 BLHS Việt Nam năm 1999, pháp luật hình sự Việt Nam đã phân chia rõ ràng độ tuổi chịu TNHS theo từng loại tội như sau: người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu TNHS về mọi loại tội; người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu TNHS về tội về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng Căn cứ vào Khoản 3, Điều 8; Điều 12; Điều 104 BLHS Việt Nam năm 1999 thì, người có đủ 14 tuổi trở lên đến dưới đủ 16 tuổi nếu thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội thuộc Khoản 1 hoặc Khoản 2, Điều 104 BLHS năm 1999 không là chủ thể của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; người từ đủ 14 tuổi trở lên đến dưới đủ 16 tuổi nếu thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội thuộc Khoản 3, Khoản 4, Điều 104 BLHS năm 1999 hoặc người từ 16 tuổi trở lên thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mới là chủ thể của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác Trong khi đó, theo Khoản 4 Điều 7 BLHS Lào năm 2005 và căn cứ nội dung quy
định tại Khoản 1, Điều 54 BLHS Lào năm 2005, thì người phạm tội, không mắc các
bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi, ít nhất từ 15 tuổi trở lên thì phải chịu TNHS về hành vi thực hiện tội phạm của mình Đối
Trang 40với người từ 15 đến dưới 18 tuổi - người chưa thành niên - thì được coi là tình tiết giảm nhẹ TNHS (Khoản 1, Điều 40 BLHS Lào năm 2005)
Như vậy, so với pháp luật hình sự Lào, pháp luật hình sự Việt Nam có quy định cụ thể rõ ràng hơn về độ tuổi chịu TNHS Ngay cả về vấn đề cách tính tuổi chịu TNHS theo
quy định của BLHS Việt Nam thì độ tuổi ở đây là tuổi tròn “đủ 14 tuổi” hoặc “đủ 16 tuổi” Trong thực tiễn cũng như trong lý luận việc xác định độ tuổi không phải bao giờ
cũng dễ dàng, thông thường việc xác định độ tuổi căn cứ theo Giấy đăng ký khai sinh Tuy nhiên không phải trong mọi trường hợp đều có Giấy khai sinh hoặc Giấy khai sinh không chính xác… Để khắc phục vướng mắc trên TANDTC Việt Nam đã có hướng dẫn tại mục 11 phần II công văn số 81/2002/TANDTC ngày 10/06/2002 về cách tính tuổi chịu TNHS của người phạm tội nói chung và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác nói riêng Trong khi đó, độ tuổi mà pháp luật Lào quy định là “từ ít nhất 15 tuổi trở lên”, quy định này đã gây ra rất nhiều vướng mắc trên thực tế khi xét
người phạm tội cần phải đủ 15 tuổi trở lên hay chỉ cần bước sang tuổi 15 Đây cũng là thiếu sót mà pháp luật hình sự Lào cần tham khảo kinh nghiệm của pháp luật hình sự Việt Nam Bởi quy định của pháp luật hình sự Việt Nam là phù hợp và khoa học đảm bảo nguyên tắc có lợi cho người phạm tội cũng như xử lý nghiêm khắc người phạm tội
2.1.4 Về mặt chủ quan của tội phạm
Thực tiễn khoa học pháp lý đã khẳng định, mặt chủ quan của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội bao gồm lỗi, động cơ, mục đích Cũng vì vậy, mặt chủ quan trong tội cố
ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại Điều 90 BLHS Lào năm 2005 và Điều 104 BLHS Việt Nam năm 1999 có nhiều điểm giống nhau
Trước hết, trong mặt chủ quan của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác lỗi là yếu tố không thể thiếu (là dấu hiệu bắt buộc), cả hai
điều luật đều quy định người phạm tội có lỗi với lỗi cố ý Lỗi của người phạm tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là thái độ tâm lý của người phạm tội với hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức lỗi cố ý
Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình chắc chắn hoặc có thể gây ra thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của người khác, họ mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra Người phạm tội thực hiện hành vi