CHƯƠNG 3 KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ
3.2. Giải pháp hoàn thiện các quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được trong pháp luật hình sự Lào
3.2.1. Phương hướng hoàn thiện
Qua phân tích, đánh giá các quy định pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật về về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác cho thấy quy định về tội này theo BLHS Lào năm 2005 còn nhiều bất cập. Quy định của pháp luật vẫn chưa thực sự phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, vẫn còn có những “độ vênh” nhất định. Việc hiểu và áp dụng pháp luật của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền vẫn chưa thống nhất trong phạm vi cả nước. Do đó cần thiết phải tiến hành sửa đổi, hướng dẫn một số quy định của pháp luật về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Tuy nhiên, việc hoàn thiện, sửa đổi bổ sung các quy định pháp luật cần tuân theo những nguyên tắc nhất định, phù hợp với thực tiễn hiện nay:
Hoàn thiện pháp luật cần xuất phát trên cơ sở những bất cập, hạn chế của pháp luật hiện hành. Pháp luật hình sự Lào qua hai lần sửa đổi bổ sung đã xây dựng khung pháp lý nền tảng để quy định, điều chỉnh các hành vi phạm tội trong đó có hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. So với lần mới ra đời năm 1990, BLHS Lào năm 2005 đã quy định một cách hoàn thiện, đầy đủ hơn về chế định tội phạm, hình phạt, chế định TNHS, cùng những hành vi phạm tội. Tuy nhiên, ngoài những thành công, thì BLHS Lào vẫn còn những bất cập và hạn chế nhất định.
Việc điều luật quy định một cách chung chung và thiếu cụ thể đã khiến cho việc áp dụng điều luật trên thực tế gặp nhiều vướng mắc khó khăn, việc định tội những hành vi gây thương tích này gặp nhiều sai sót, hậu quả dẫn đến là truy tố sai, ra bản án sai, phải hủy bản án để xét xử lại, điều này đã gây tốn kém cho nhà nước lẫn người dân.
Trên cơ sở những khiếm khuyết còn tồn tại, BLHS Lào năm 2005 cần được sửa đổi bổ sung để hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh tội phạm, trong đó cần sửa đổi bổ sung Điều luật quy định tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo hướng quy định cụ thể hơn, rõ ràng hơn.
Hoàn thiện pháp luật trên cơ sở đảm bảo tính đồng bộ, tính hệ thống của pháp luật hình sự Lào hiện nay. Việc sửa đổi các quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác phải đồng bộ, phù hợp với các quy định về chế định tội phạm, chế định TNHS, hình phạt cũng như các tình tiết tăng nặng TNHS, các tình tiết giảm nhẹ TNHS… trong BLHS Lào năm 2005 hiện nay. Ngoài ra nó phải đảm
bảo sự đồng bộ giữa BLHS với các văn bản hướng dẫn dưới luật của TANDTC, tránh tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo giữa các văn bản hướng dẫn và luật. Về tính phù hợp, việc hoàn thiện quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác cần phải phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước CHDCND Lào về xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay, phù hợp với truyền thống văn hóa, phong tục tập quán và trình độ phát triển của xã hội Lào hiện nay.
3.2.2. Giải pháp cụ thể
3.2.2.1. Sửa đổi và hoàn thiện các tình tiết định tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Hiện nay các quy định hướng dẫn về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau, có văn bản pháp luật đã hết hiệu lực nhưng vẫn được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sử dụng (tham khảo) vì chưa có văn bản khác hướng dẫn thay thế. Bởi vậy theo quan điểm của chúng tôi, cần thiết phải có một văn bản pháp luật của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn một cách đầy đủ và thống nhất về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, đồng thời bãi bỏ các văn bản pháp luật đã hết hiệu lực thi hành.
(i) Cần quy định rõ tỷ lệ thương tật trong các khoản của Điều 90 Bộ luật hình sự Lào. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật là một trong những nhiệm vụ cấp bách, nhất là trong điều kiện chúng ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay.
Để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác bằng biện pháp hình sự cần sớm sửa đổi những quy định của BLHS, Bộ luật tố tụng hình sự và những văn bản pháp luật liên quan theo hướng cụ thể hóa, đảm bảo điều kiện cho việc truy tố, xét xử được thống nhất, tránh sự lạm dụng, tùy tiện. Theo đó, cần quy định rõ tỷ lệ thương tật trong các khoản của Điều 90 BLHS Lào năm 2005. Trong điều luật này cần phải thể hiện rõ những dấu hiệu cho phép truy cứu trách nhiệm hình sự những trường hợp có tỷ lệ thương tật dưới mức quy định của cấu thành tội phạm cơ bản. Nếu có thể được, khi quy định các dấu hiệu đó cũng phải xác định rõ mức tối thiểu của tỷ lệ thương tật là bao nhiêu. Rút kinh nghiệm Hướng dẫn hiện nay của TANDTC, giải thích và hướng dẫn mới của cơ quan có trách nhiệm về vấn đề này cần phải thể hiện rõ để tránh sự hiểu sai đặc biệt hiểu sai có tính chất vi phạm nguyên tắc “một tình tiết chỉ được phép
sử dụng một lần”, tình tiết đã được sử dụng để định tội (để thỏa mãn cấu thành tội phạm cơ bản) thì không thể lại được tiếp tục sử dụng để định khung… Đồng thời cũng cần có giải thức chính thức một cách cụ thể về các TTĐK tăng nặng đã được quy định tại Điều 90 BLHS Lào năm 2005 như trường hợp nghiêm trọng, trường hợp có đông người tham gia, người thực vật và các trường hợp định khung tăng nặng tại Nghị quyết 04/2006 của Hội đồng thẩm phán TANDTC. Tham khảo Điều 104 BLHS Việt Nam năm 1999 và căn cứ những trường hợp được quy định trong hướng dẫn của TANDTC, thì tại Khoản 1, Điều 90 BLHS Lào năm 2005 nên quy định rõ tỷ lệ thương tật như sau:
“Bất kỳ người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tích từ 11% trở lên thì bị phạt…”. Khoản 2, Điều 90 BLHS Lào năm 2005 cũng nên thay đổi hậu quả “thương tích nghiêm trọng” bằng tỷ lệ phần trăm được quy định trong Nghị quyết 04/TANDTC là 31 - 60%. Còn Khoản 3, Điều 90 BLHS Lào năm 2005 nên thêm vào tỷ lệ trên 61%, bởi vì nếu chỉ quy định trường hợp “trở thành người thực vật hoặc dẫn đến chết người” thì đã bỏ qua một trường hợp gây cố tật vĩnh viễn cho nạn nhân và nghiêm trọng hơn nhiều so với trường hợp tại Khoản 2, Điều 90 BLHS Lào năm 2005 nhưng lại chưa đến mức chết người hoặc dẫn đến người thực vật.
(ii) Hoàn thiện quy định pháp luật về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Quy định pháp luật về độ tuổi chịu TNHS. Hiện nay còn nhiều quan điểm khác nhau về độ tuổi chịu TNHS, quan điểm thứ nhất, đề nghị tăng độ tuổi chịu TNHS lên 16 tuổi với lý do, mặc dù độ tuổi là điều kiện để xác định năng lực TNHS, nhưng nó cũng có tính độc lập và là điều kiện thứ hai của chủ thể của tội phạm. Tính độc lập của độ tuổi thể hiện ở chỗ nó vừa là điều kiện để con người có năng lực TNHS lại vừa thể hiện chính sách hình sự và truyền thống lập pháp của mỗi quốc gia trong việc xử lý người chưa thành niên phạm tội. Do đó, xã hội càng phát triển thì độ tuổi chịu TNHS càng phải được nâng cao; Quan điểm thứ hai, đề nghị giảm độ tuổi chịu TNHS của người phạm tội xuống 12 tuổi hoặc 13 tuổi với lý do, kinh tế - xã hội càng phát triển thì năng lực nhận thức và điều khiển hành vi phù hợp với nhận thức của con người được hình thành sớm hơn so với trước [4; tr.42].
Trong hai quan điểm trên, chúng tôi ủng hộ quan điểm thứ nhất nên tăng độ tuổi chịu TNHS vì mục tiêu hàng đầu của toàn xã hội phát triển và bảo vệ con người, hướng đến con người, việc làm giảm độ tuổi chịu TNHS sẽ không đạt được điều này.
Bên cạnh đó việc tăng độ tuổi chịu TNHS còn thể hiện chính sách hình sự của Nhà nước Lào. Tuy nhiên xét về bối cảnh đất nước hiện nay, mới bắt đầu gia nhập WTO từ
2013, mở cửa hội nhập thế giới, Lào còn là một nước chậm phát triển, nhận thức xã hội tuy có được nâng lên nhưng vẫn chưa thực sự cao. Do vậy chúng tôi cho rằng, việc tăng hay giảm độ tuổi chịu TNHS lúc này là chưa đúng thời điểm. Tuy nhiên, dù không tăng hay giảm tuổi chịu TNHS thì TANDTC nên ban hành văn bản pháp luật giải thích rõ tuổi chịu TNHS hiện nay là từ 15 tuổi trở lên hay đủ 15 tuổi trở lên.
(iii) Bổ sung trường hợp trường hợp cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tích của nạn nhân dưới 11%. Nghị quyết 04/TANDTC ngày 29/11/2006 của Hội đồng thẩm phán TANDTC đã quy định một số trường hợp mà tỷ lệ thương tích của nạn nhân chưa đạt tới 11% nhưng người có hành vi gây nhưng vẫn có thể phải chịu TNHS. Đó là những trường hợp sau: Dùng hung khí nguy hiểm như dao, súng, lựu đạn hoặc có thể dùng thủ đoạn có thể gây nguy hiểm cho nhiều người; gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; pham tội nhiều lần đối với cũng một người hay với nhiều người; phạm tội đối với người chưa thành niên, người già phụ nữ, có tổ chức, có đông người tham gia; phạm tội trong trường hợp đang tranh chấp hình phạt tù, đang bị giam về việc phạm tội, đang bị tập trung cải tạo. Tuy nhiên lại không có một văn bản pháp luật nào hướng dẫn dưới 11% thì mức tối thiểu là bao nhiêu phần trăm. Từ đó đã tạo ra sự không thống nhất trong việc áp dụng pháp luật trong cả nước.
Vì vậy theo quan điểm của chúng tôi, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần bổ sung trường hợp này vào Điều 90 BLHS Lào 2005 đồng thời sớm ban hành văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể tỷ lệ thương tật dưới 11% là bao nhiêu phần trăm, để đảm bảo việc áp dụng pháp luật được thống nhất.
3.2.2.2. Bổ sung và áp dụng hướng dẫn một số tình tiết định khung của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Quy định của pháp luật về việc định khung hình phạt trong tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác còn khá nhiều bất cập, gây khó khăn trong quá trình áp dụng pháp luật. Nghị quyết 04/TANDTC của Hội đồng thẩm phán TANDTC Lào quy định một số TTĐK của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:
- Dùng hung khí nguy hiểm như dao, súng, lự đạn hoặc có thể dùng thủ đoạn có thể gây nguy hiểm cho nhiều người;
- Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
- Phạm tội nhiều lần đối với cũng một người hay với nhiều người;
- Phạm tội đối với người chưa thành niên, người già phụ nữ; có tổ chức, có đông người tham gia;
- Phạm tội trong trường hợp đang tranh chấp hình phạt tù, đang bị giam về việc phạm tội, đang bị tập trung cải tạo.
Những trường hợp này đã được giải thích cụ thể tại chương II, thiết nghĩ, việc quy định những trường hợp này tại một văn bản sưới luật sẽ khiến cho việc áp dụng trở nên khó khăn, do đó khi sửa đổi Điều 90 BLHS Lào năm 2005 nên bổ sung những trường hợp này ngay tại Khoản 1, Điều 90 BLHS Lào năm 2005. Đồng thời nên bổ sung thêm một số tình tiết sau:
(i) Phạm tội có tổ chức, phạm tội có đông người tham gia trừ các trường hợp bị xử lý về tội gây rối trật tự công cộng. Đây là trường hợp đã được quy định tại Khoản 2, Điều 90 BLHS Lào năm 2005, việc phạm tội có tổ chức có đông người tham gia thể hiện tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội và hậu quả hoàn toàn nặng hơn so với hành vi phạm tội do một người thực hiện. Hành vi này đáng lên án, và phải bị trừng phạt nặng. Tuy nhiên, nếu chỉ để trường hợp này làm TTĐK tăng nặng tại Khoản 2, Điều 90 BLHS Lào là không hợp lý, bởi với những hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nếu dưới 11% mà có tổ chức thì cũng phải bị truy cứu TNHS. Ở đây, cũng cần phần biệt tội cố ý gây thương tích do đông người tham gia với mục đích gây thương tích cho nạn nhân với hành vi gây rối trật tự công cộng thì mục đích của hành vi này là gây rối trật tự công cộng, còn thương tích gây ra không là mục đích của người phạm tội hoặc người phạm tội có ý thức bỏ mặc. Do đó, thiết nghĩ nên bổ sung trường hợp phạm tội có tổ chức vào TTĐK tăng nặng ở cả Khoản 1 chứ không chỉ ở Khoản 2, Điều 90 BLHS Lào năm 2005.
(ii) Phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng. Đây là trường hợp nên được quy định để thể hiện tính nghiêm phạt của Nhà nước. Có nhiều tình tiết tăng nặng ở đây có thể hiểu, người phạm tội ở đây đã vi phạm từ 2 tình tiết tăng nặng trở lên tại Điều 41 BLHS Lào năm 2005, những tình tiết này bao gồm: tái phạm; tội phạm có tổ chức; tội phạm xuất phát từ động cơ đê hèn; phạm tội với người chưa thành niên, người già, người dễ bị tổn thương, người không có khả năng tự vệ; dụ dỗ trẻ vị thành niên thực hiện hoặc tham gia vào hành vi phạm tội; phạm tội có tính chất man rợ; phạm tội với những hậu quả nghiêm trọng; lợi dụng thiên tai để phạm tội; tội phạm thực hiện bằng các phương pháp có thể gây nguy hiểm cho công chúng; phạm tội trong tình trạng say rượu hoặc lạm dụng ma
túy, và dựa vào tính chất của hành vi phạm tội, Tòa án có quyền tuyệt đối để quyết định có hay không tăng TNHS; cố ý áp đặt tội lỗi vào người trung thực; thực hiện tội phạm để che giấu một tội phạm khác, sử dụng bạo lực để thoát khỏi tội phạm. Lưu ý rằng những tình tiết này là những tình tiết gia tăng TNHS, mà căn cứ vào đó, Tòa án có thể tăng mức hình phạt đối với người phạm tội, còn những TTĐK tăng nặng là dùng để chuyển khung hình phạt dành cho tội phạm. Người phạm tội vi phạm từ 2 tình tiết tăng nặng TNHS trở lên cần phải được tăng nặng TNHS và chuyển khung hình phạt để đảm bảo tính răn đe, trừng trị đối với loại hành vi này.
(iii) Phạm tội vì lý do công vụ của nạn nhân. Đây là trường hợp phạm tội không được đưa vào Điều 90 BLHS Lào năm 2005 được quy định tại Khoản 2, Điều 158 - Tội chống người thi hành công vụ. Theo đó, tình tiết này có thể hiểu người phạm tội cố ý gây thương tích cho cán bộ nhằm chống lại, cản trở người có công vụ thực hiện công vụ mà mục đích cuối cùng là khiến công vụ không được hoàn thành. Như vậy, điều luật chỉ quy định hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho người thi hành công vụ nhằm cản trở việc hoàn thành công vụ chứ chưa dự trù được trường hợp gây thương tích vì lý do công vụ của nạn nhân. Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác vì lý do công vụ của nạn nhân, nghĩa là, nạn nhân đã thực hiện xong công vụ lỗi, với mục đích vẫn phải là gây thương tích cho nạn nhân để trả thù. Do đó, cần bổ sung trường hợp này làm TTĐK tăng nặng cho tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
(iv) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm. Từ những phân tích ở trên cho thấy, hành vi có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm là những hành vi gây nguy hại lớn cho xã hội. Đây là TTĐK tăng nặng thể hiện đặc điểm nhân thân của người phạm tội, là một người coi thường pháp luật, coi thường tính mạng, sức khỏe của người khác, đặc biệt thể hiện sự khó cải tạo, giáo dục để trở thành một công dân tốt, giúp ích cho đất nước và xã hội. Vì vậy cần phải nghiêm trị, có hình phạt thích đáng với những người phạm tội mà đã phạm tội rồi mà còn tái pham. Do đó cần quy định tình tiết này làm TTĐK tăng nặng để trừng phạt tội phạm một cách nghiêm khắc.
(v) Bổ sung tình tiết “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe đối với thầy cô giáo của mình”. Với truyền thống tôn sư trọng đạo của văn hóa Lào thì việc bổ sung tình tiết này là rất quan trọng. Trường hợp này đã được Khoản 1, Điều 104 BLHS Việt Nam đã quy định. Và theo quy định của Khoản 1, Điều 104 BLHS Việt Nam thì