CHƯƠNG 1 TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC
1.3. Các dấu hiệu pháp lý của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1.3.1. Khách thể của tội phạm
Khách thể là một trong bốn yếu tố cấu thành tội phạm, việc nghiên cứu nó giúp cho hoạt động xét xử được đúng đắn, nó giúp cho những nhà hoạt động tư pháp biết được tội phạm đã xâm phạm loại quan hệ xã hội nào mà Luật hình sự bảo vệ. Khách thể của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe người khác được xác định khá dễ dàng.
Hiến Pháp Lào năm 2003 quy định “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm” [33]. Quan hệ nhân thân với tư cách là khách thể của tội “cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” là khách thể loại. Trong BLHS nước CHDCND Lào các nhà làm luật đã sắp xếp các chương trong Bộ luật theo khách thể loại. Tội “cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” tác động và gây thiệt hại vào khách thể loại quy định tại Chương II - phần Tội phạm của BLHS Lào năm 2005. Chương này quy định các tội xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người. Như vậy, khách thể trực tiếp của loại tội này là sức khỏe của người khác. Đây là nhũng trường hợp người phạm tội bằng hành vi của mình đã gây thiệt hại cho sức khỏe người khác chứ không phải cho sức khỏe của chính họ. Nếu người phạm tội tự gây thương tích cho mình hoặc tự gây tổn hại cho sức khỏe của mình thì không được coi là phạm tội này.
Sức khỏe của con người được tổ chức y tế thế giới WHO định nghĩa như sau: “Sức khỏe là tình trạng thoải mái của con người về các mặt thể lực, tinh thần và xã hội”. Từ định nghĩa này chúng ta có thể thấy Nhà nước bảo vệ cho sức khỏe của công dân bằng pháp luật, ở đây là việc Nhà nước bảo đảm cho mọi người dân được sống trong tình trạng thoải mái không bị xâm hại tới thể lực bởi các hành vi phạm tội. Khách thể của tội phạm
quy định tại Điều 90 BLHS Lào năm 2005 là sức khỏe của con người hay nói cách khác là tình trạng thoải mái về mặt thể lực của con người. Các mặt tinh thần theo định nghĩa của WHO không phải là khách thể tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà là khách thể của tội xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác được quy định tại các Điều 94, Điều 95 BLHS Lào năm 2005.
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác gây thiệt hại cho khách thể là sức khỏe của con người. Tội phạm tác động trực tiếp lên thân thể con người gây thiệt hại, vậy đối tượng cố ý gây thương tích là con người. Con người là nhân tố tạo nên xã hội, là chủ thể của nhiều quan hệ xã hội. Bất cứ hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe nào tác động lên cơ thể con người gây ra những thiệt hại nhất định làm biến đổi đời sống bình thường của một con người đều bị xử lý theo luật hình sự.
1.3.2. Mặt khách quan của tội phạm
Tội phạm là một dạng hoạt động của con người nên nó bao giờ cũng được thể hiện ra ngoài thế giới khác quan, tồn tại bên ngoài cuộc sống mà con người có thể nhận thức được. Mặc khách quan là yếu tố cấu thành tội phạm không thể thiếu được vì không có nó sẽ không có các yếu tố khác. Một ý định phạm tội chưa được thể hiện ra bên ngoài thế giới khách quan thì chưa phải là tội phạm, dẫn đến không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Do vậy, việc đi sâu nghiên cứu mặt khách quan là rất cần thiết.
Mặt khách quan của tội phạm là tổng hợp những biểu hiện sau:
- Hành vi (khách quan) nguy hiểm cho xã hội;
- Hậu quả nguy hiểm cho xã hội mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả;
- Các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện hành vi phạm tội công cụ, phương tiện, thủ đoạn phương pháp địa điểm phạm tội).
Một hành vi phạm tội xảy ra thì việc đầu tiên người ta phải định tội danh cho tội phạm đó. Căn cứ đầu tiên để định tội danh cho một tội phạm đó là mặt khách quan.
Mặt khách quan với tầm quan trọng là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình cấu thành tội phạm được thể hiện rõ ràng ra thế giới khách quan. Dấu hiệu hành vi và một số dấu hiệu khác trong cấu thành tội phạm cơ bản là dấu hiệu bắt buộc. Khi một tội phạm xảy ra, đầu tiên người ta sẽ đối chiếu hành vi của tội phạm với hành vi được mô tả trong điều luật của tội phạm trong BLHS để định cho tội phạm đó.
Hành vi khách quan của tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác cũng rất đa dạng. Hành vi phạm tội này biểu hiện dưới nhiều hình
thức khác nhau. Hậu quả thiệt hại gây ra đối với sức khỏe con người cũng rất nhiều loại như có thể gây tổn hại cho sức khỏe hoặc mang thương tật. Công cụ phạm tội cũng rất phong phú từ những công cụ thô sơ đơn giản đến những công cụ có mức sát thương cao.
Dấu hiệu đầu tiên và cơ bản nhất trong mặt khách quan là dấu hiệu hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Người phạm tội bằng hành vi của mình tác động lên thân thể người khác gây ra thiệt hại cho sức khỏe của họ. Như trên đã nói, hành vi của tội phạm này rất đa dạng, nó được biểu hiện dưới nhiều hình thức, mà điểm chung chính là dùng sức mạnh vật chất. Hành vi khách quan của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có thể được thực hiện thông qua hành động hoặc không hành động. Hành vi phạm tội có thể được thực hiện dưới dạng hành động phạm tội là hình thức của hành vi khách quan làm biến đổi tình trạng bình thường đối tượng tác động của tội phạm, xâm phạm quyền nhân thân của con người, qua việc người phạm tội nghĩa là người phạm tội làm một việc mà pháp luật nghiêm cấm không được làm nhằm biến đổi tình trạng bình thường của sức khỏe người khác như có thể dùng tay để đấm, tát, dùng chân để dẫm đạp lên thân thể nạn nhân hoặc dùng các loại vũ khí hay súc vật (như dùng gậy, gạch đá, dao, mã tấu, dùng chó để cắn, dùng bọ cạp để đốt…).
Hành vi phạm tội cũng có thể được thực hiện dưới dạng không hành động phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, là hình thức của hành vi khách quan làm biến đổi tình trạng bất bình thường đối tượng tác động của tội phạm, xâm phạm quyền nhân thân của con người, qua việc chủ thể tội phạm không làm một việc mà pháp luật yêu cầu phải làm, mặc dù có đủ điều kiện để làm, như bác sỹ cố ý không cấp cứu người bệnh hoặc có thể do người phạm tội dùng sức ép nào đó bắt người bị hại phải tự gây thương tích cho mình như bắt cắt một bộ phận nào đó trên cơ thể nạn nhân, hay bắt chặt ngón tay hay phải bắt uống thuốc trụy thai… Ví dụ: Tại Xiêng Khoảng, do Tinut có quan hệ bất chính với vợ mình là Nouna, nên Khuphan bắt Tinut phải tự cắt thịt mình…Nếu không Khuphan sẽ cho những biện pháp gây cho Tinut “đau đớn” hơn nhiều.
Về hậu quả, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe người khác là tội phạm cấu thành vật chất, nên hậu quả nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu bắt buộc trong mặt khác quan của cấu thành tội phạm này. Hậu quả của tội phạm là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho xã hội là khách thể bảo vệ của luật hình sự. Người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác bằng hành vi của mình tác động tác động lên thân thể con người gây ra thiệt hại về thể chất. Những
thiệt hại này có thể là những thương tật trên cơ thể làm mất chức năng một số bộ phận nào đó (què tay, cụt chân, chột mắt). Hậu quả nguy hiểm cho xã hội với tư cách là một dấu hiệu pháp lý của mặt khách quan đã phản ánh trung thực tính nguy hiểm của hành vi phạm tội, nó có ý nghĩa rất lớn trong thực tiễn xét xử cũng như là dấu hiệu để định tội, định khung hình phạt, định mức hình phạt cho người có hành vi phạm tội này.
Khi nghiên cứu mặt khách quan của một tội phạm cụ thể ngoài việc xem xét những dấu hiệu nguy hiểm chúng ta cần xem xét mọi quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả.
Một người chỉ chịu TNHS về hậu quả nguy hiểm cho xã hội nếu giữa hành vi khách quan đã thực hiện của họ và hậu quả nguy hiểm cho xã hội có quan hệ nhân quả với nhau. Vấn đề quan hệ giữa hành vi và hậu quả cũng được đặt ra đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe. Trong thực tiễn xét xử tội này đã gặp nhiều trường hợp phức tạp việc đánh giá hậu quả có phải do hành vi phạm tội gây ra hay không cần phải có sự hỗ trợ của cơ quan chuyên môn, có trường hợp nạn nhân đã mang thương tích từ trước, thương tích này không phải là hậu quả do hành vi cố ý gây thương tích nhưng trong quá trình điều trị thương tích này có trong kết luận của bác sĩ điều trị dẫn đến việc tòa án có thể xét xử nặng hơn cho bị cáo. Do vậy, cần phải có một kết luận chính xác khác đó là hội đồng giám định y khoa để bản án đối với bị cáo đúng đắn hơn, công bằng hơn. Như vậy, khi hành vi là nguyên nhân và hậu quả là kết quả thì hành vi phải xảy ra trước và hậu quả xảy ra sau, về mặt thời gian.
1.3.3. Mặt chủ quan của tội phạm
Từ định nghĩa về tội phạm, có thể thấy, tội phạm là thể thống nhất giữa mặt khách quan và mặt chủ quan. Nếu mặt khách quan là biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan như: hành vi nguy hiểm, hậu quả nguy hiểm, công cụ, phương tiện… thì mặt chủ quan là những hoạt động tâm lý bên trong của kẻ phạm tội. Hoạt động của con người là họat động có ý chí. Hành vi là sự lựa chọn quyết định xử sự của chủ thể. Mặt khách quan là yếu tố tồn tại trong suốt quá trình của mặt khách quan.
Hoạt động tâm lý bên trong của chủ thể phạm tội có nhiều tội nội dung khác nhau, những nội dung thuộc mặt chủ quan của tội phạm có ý nghĩa về mặt hình sự là những nội dung trả lời các câu hỏi sau:
- Điều gì thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội?
(Động cơ);
- Người phạm tội đặt được điều gì khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội?
(Mục đích);
- Lý chí và ý chí của người phạm tội đối với biểu hiện bên ngoài của tội phạm như thế nào? (Lỗi).
Mặt chủ quan của tội phạm bao gồm các yếu tố: Động cơ, mục đích và lỗi. Trong những yếu tố này lỗi là yếu tố bắt buộc trong mặt chủ quan của mọi cấu thành tội phạm. Động cơ, mục đích trong một số cấu thành tội phạm là dấu hiệu bắt buộc còn nói chung động cơ mục đích được quy định là TTĐK của một số cấu thành tội phạm.
Trong luật hình sự Lào, nguyên tắc có lỗi được coi là một nguyên tắc cơ bản, lỗi không thể thiếu (là dấu hiệu bắt buộc) trong bất cứ một cấu thành tội phạm nào. Một người phải chịu TNHS không phải chỉ vì đã có hành vi khách quan mà còn vì có yếu tố lỗi trong việc thực hiện hành vi khách quan đó. Lỗi là trạng thái tâm lý của chủ thể phạm tội đối với hành vi của mình và gây hậu quả do nó gây ra. Trong một trường hợp cụ thể, vào hoàn cảnh nhất định, chủ thể của hành vi gây thiệt hại có nhiều khả năng để lựa chọn cho một xử sự phù hợp với xã hội nhưng chủ thể lại lựa chọn quy định và thực hiện xử sự gây thiệt hại cho xã hội. Lỗi phản ánh thái độ tiêu cực của người phạm tội đối với xã hội. Trong tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì ngay tội danh này đã phản ánh dấu hiệu lỗi. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là tội mà dấu hiệu trong mặt chủ quan của cấu thành tội phạm là lỗi cố ý.
Điều 9 BLHS Lào năm 2005 quy định “cố ý phạm tội: tội cố ý là hành vi được thực hiện với nhận thức rõ hành tính chất nguy hiểm cho xã hội và hậu quả của nó, nhưng vẫn thực hiện hành vi đó và mong muốn hoặc có ý thức để cho hậu quả đó xảy ra”. Đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm, nó tất yếu gây ra hậu quả cho con người nhưng người phạm tội mong muốn hậu quả đó xảy ra hoặc để mặc cho hậu quả đó xảy ra.
Lỗi cố ý gồm hai hình thức lỗi: lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp. Lỗi cố ý trực tiếp, là lỗi của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra [21; tr.139]. Khi người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với lỗi trực tiếp tức là, người phạm tội nhìn thấy trước hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và hậu quả
gây thiệt hại cho sức khỏe của con người tất yếu sẽ xảy ra nhưng nó phù hợp với mong muốn của người phạm tội. Lỗi cố ý gián tiếp là lỗi của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả do hành vi đó, tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra [21; tr.142]. Cố ý gián tiếp có thể hiểu là hậu quả nguy hiểm cho xã hội không phải mục đích chính của người phạm tội và không phải là điều họ mong muốn, mà vì một mục đích khác, tuy nhiên người phạm tội vẫn có ý thức để mặc hậu quả đó xảy ra.
Trong tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với lỗi cố ý gián tiếp thì hậu quả gây thiệt hại cho sức khỏe nạn nhân nằm ngoài mong muốn của người phạm tội. Việc gây ra thương tật cho nạn nhân không phải là mục đích của hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
1.3.4. Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm không thể là một tổ chức, một pháp nhân mà chỉ có thể là một con người cụ thể. Nhưng không phải bất kỳ ai cũng có thể trở thành chủ thể của tội phạm chỉ những người có đủ điều kiện nhất định để có lỗi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mới có thể là chủ thể của tội phạm. Những người có đủ điều kiện để có lỗi, để có thể trở thành tội phạm là người:
- Có năng lực TNHS;
- Đạt độ tuổi nhất định (theo quy định pháp luật).
Người có năng lực TNHS khi thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội có khả năng điều khiển được hành vi ấy. Một người thực hiện hành vi phạm tội trường hợp không có năng lực TNHS thì không phải là chủ thể của tội phạm, vì họ không thể nhận thức được hành vi nguy hiểm của mình và không có khả năng điều khiển được hành vi đó.
Khoản 1, Điều 54 BLHS năm 2005 quy định “Người phạm tội khi trong tình trạng rối loạn tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì không phải chịu TNHS, đối với người này sẽ áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, chẳng hạn như được gửi đến bệnh viên tâm thần hoặc các trung tâm chăm sóc y tế cụ thể”. Vấn đề khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi đặt ra để xem xét năng lực TNHS của người thực hiện hành vi. Tức là xem xét khi thực hiện hành vi phạm tội người đó có mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi không.
Người có năng lực TNHS để có thể trở thành chủ thể của tội phạm phải đạt ở độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật hình sự. Theo Khoản 4, Điều 7 BLHS Lào