1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Nam Định

84 193 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 1,7 MB

Nội dung

Tổng số vụ phạm tội và tổng số người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác so với tổng số vụ phạm tội và tổng số người phạm tội của nhóm tội xâm phạ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO

PHÒNG NGỪA TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH

Chuyên ngành: TỘI PHẠM HỌC VÀ PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM

Mã số: 60380105

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS LÊ THỊ SƠN

HÀ NỘI - 2015

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên cho tôi gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến PGS TS Lê Thị

Sơn – Người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học

tập và thực hiện luận văn Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong

Ban giám hiệu nhà trường, cùng các thầy cô giáo Trường Đại học Luật Hà Nội đã

tận tình giảng dạy, truyền đạt nhiều kiến thức, phương pháp tiếp cận, phương pháp

nghiên cứu để tôi có thể hiểu và xử lý đề tài một cách phù hợp nhất với khả năng của

mình

Cám ơn Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định, Tòa án nhân dân các quận, huyện;

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nam Định; Công an tỉnh Nam Định đã giúp đỡ rất nhiều

để tôi hoàn thành luận văn này

Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ, tạo

điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn

Tác giả luận văn

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, có sự hỗ trợ, giúp đỡ từ Người hướng dẫn là PGS TS Lê Thị Sơn Các nội dung nghiên cứu, các

số liệu, ví dụ trong Luận văn là trung thực, đảm bảo độ tin cậy, chính xác và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây

Tác giả

Trần Thị Phương Thảo

Trang 4

Chương 1: TÌNH HÌNH TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY

TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH NAM ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2010 - 2014

05

1.1 Thực trạng của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức

khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 - 2014

05

1.1.1 Thực trạng về mức độ của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho

sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 – 2014

05

1.1.2 Thực trạng về tính chất của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại

cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 –

2014

11

1.2 Diễn biến của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe

của người khác trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 – 2014

30

1.2.1 Diễn biến về mức độ của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho

sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 – 2014

30

1.2.2 Diễn biến về tính chất của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho

sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 - 2014

33

Chương 2: NGUYÊN NHÂN CỦA TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH

HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC TRÊN

ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH

39

2.2 Nguyên nhân về văn hóa, giáo dục và tuyên truyền, phổ biến pháp

Trang 5

2.4 Nguyên nhân liên quan đến hoạt động của các cơ quan tiến hành tố

tụng và thi hành án

51

Chương 3: DỰ BÁO TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VÀ CÁC BIỆN PHÁP

NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG NGỪA TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG

TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH

58

3.1 Dự báo tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức

khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Nam Định trong thời gian tới

58

3.2 Các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội cố ý gây thương

tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Nam

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Tổng số vụ phạm tội và tổng số người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc

gây tổn hại cho sức khỏe của người khác bị xét xử sơ thẩm trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 – 2014

Bảng 1.2 Tổng số vụ phạm tội và tổng số người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc

gây tổn hại cho sức khỏe của người khác so với tổng số vụ phạm tội và tổng số người phạm tội của nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 – 2014

Biểu đồ 1.1 So sánh tổng số vụ phạm tội và tổng số người phạm tội cố ý gây thương

tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tổng số vụ phạm tội và tổng

số người phạm tội của nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 – 2014

Bảng 1.3 So sánh số vụ phạm tội, số người phạm tội của tội cố ý gây thương tích

hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác và của tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 – 2014

Biểu đồ 1.2 So sánh số vụ phạm tội, số người phạm tội của tội cố ý gây thương tích

hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác và của tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 – 2014

Bảng 1.4 So sánh chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội của tội cố ý gây thương

tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Nam Định, thành phố Hải Phòng, thành phố Hà Nội và toàn quốc giai đoạn 2010 – 2014 (tính trên 100.000 dân)

Biểu đồ 1.3 So sánh chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội của tội cố ý gây

thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Nam Định, thành phố Hải Phòng, thành phố Hà Nội và toàn quốc giai đoạn 2010 – 2014 (tính trên 100.000 dân )

Bảng 1.5 Tổng số vụ phạm tội và tổng số người bị khởi tố, truy tố, xét xử về tội cố ý

gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 – 2014

Bảng 1.6 Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

người khác theo loại tội phạm

Trang 8

Biểu đồ 1.4 Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

người khác theo loại tội phạm

Bảng 1.7 Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

người khác theo loại và mức hình phạt đã được áp dụng

Biểu đồ 1.5 Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

người khác theo loại hình phạt

Biểu đồ 1.6 Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

người khác theo mức hình phạt tù có thời hạn

Bảng 1.8 Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

người khác theo hình thức thực hiện tội phạm

Bảng 1.9 Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

người khác theo địa điểm phạm tội

Biều đồ 1.7 Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

người khác theo địa điểm phạm tội

Bảng 1.10 Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

người khác theo thời gian phạm tội

Biểu đồ 1.8 Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

người khác theo thời gian phạm tội

Bảng 1.11 Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

người khác theo tiêu thức có hay không sử dụng hung khí nguy hiểm

Biểu đồ 1.9 Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

người khác theo các loại hung khí nguy hiểm

Bảng 1.12 Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

người khác theo tiêu thức có hay không có tình tiết “có tính chất côn đồ”

Biểu đồ 1.10 Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

người khác theo tiêu thức có hoặc không có tình tiết “có tính chất côn đồ”

Bảng 1.13 Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

người khác theo loại và mức độ hậu quả của tội phạm

Biểu đồ 1.11 Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

người khác theo mức độ hậu quả của tội phạm

Trang 9

Bảng 1.14 Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

người khác theo động cơ phạm tội

Biểu đồ 1.12 Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

người khác theo động cơ phạm tội

Bảng 1.15 Cơ cấu theo giới tính, độ tuổi của người phạm tội

Biểu đồ 1.13 Cơ cấu theo độ tuổi của người phạm tội

Bảng 1.16 Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

người khác theo trình độ học vấn, nghề nghiệp

Biểu đồ 1.14 Cơ cấu theo trình độ học vấn của người phạm tội

Biểu đồ 1.15 Cơ cấu theo nghề nghiệp của người phạm tội

Bảng 1.17 Cơ cấu theo đặc điểm “phạm tội lần đầu” hay “tái phạm, tái phạm nguy

hiểm” của người phạm tội

Bảng 1.18 Cơ cấu theo giới tính, độ tuổi, mối quan hệ của nạn nhân với người phạm

tội

Bảng 1.19 Cơ cấu theo tình huống trở thành nạn nhân

Biều đồ 1.16 Cơ cấu theo tình huống trở thành nạn nhân

Bảng 1.20: Mức độ tăng, giảm hàng năm của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn

hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 – 2014

Biểu đồ 1.17 Diễn biến của số vụ và số người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc

gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 – 2014

Bảng 1.21 So sánh mức độ tăng, giảm hàng năm của tội cố ý gây thương tích hoặc

gây tổn hại cho sức khỏe của người khác và các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 -

2014

Biểu đồ 1.18 So sánh diễn biến của số vụ phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây

tổn hại cho sức khỏe của người khác và số vụ phạm tội các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn

2010 – 2014

Biểu đồ 1.19 So sánh diễn biến của số người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc

gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với số người phạm các tội xâm phạm tính

Trang 10

mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 – 2014

Bảng 1.22 Mức độ tăng, giảm hàng năm của số người phạm tội bị áp dụng hình phạt

tù có thời hạn

Biều đồ 1.20 Diễn biến của số người phạm tội bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn Bảng 1.23 Mức độ tăng, giảm hàng năm của số người phạm tội theo đặc điểm

“phạm tội lần đầu” hay “tái phạm, tái phạm nguy hiểm

Biều đồ 1.21 Diễn biến của số người phạm tội thuộc trường hợp “phạm tội lần đầu”

hay “tái phạm, tái phạm nguy hiểm”

Bảng 1.24 Mức độ tăng, giảm hàng năm của số người phạm tội theo độ tuổi

Biều đồ 1.22 Diễn biến của số người phạm tội theo độ tuổi

Trang 11

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nam Định là một tỉnh nằm ở phía nam, vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam

Với diện tích 1669 km2, Nam Định có đường bờ biển dài có điều kiện thuận lợi cho

chăn nuôi và đánh bắt thủy, hải sản Tỉnh Nam Định gồm có thành phố Nam Định và

9 huyện, các huyện ở vùng đồng bằng thấp trũng chủ yếu thâm canh phát triển nông nghiệp, công nghiệp dệt, công nghiệp chế biến, công nghiệp cơ khí và các ngành nghề truyền thống; các huyện ở vùng đồng bằng ven biển đất đai phì nhiêu, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế tổng hợp ven biển; còn vùng trung tâm công nghiệp – dịch vụ thành phố Nam Định có các phố nghề phát triển các nghề truyền thống đặc trưng riêng của Nam Định… cùng với các ngành dịch vụ tổng hợp, dịch vụ chuyên ngành hình thành và phát triển lâu đời [3]

Với mục tiêu xây dựng Vùng Đồng bằng sông Hồng thực sự là địa bàn tiên

phong của cả nước thực hiện các“đột phá chiến lược”, tái cấu trúc kinh tế, đổi mới

thành công mô hình tăng trưởng, trở thành đầu tàu của cả nước về phát triển kinh tế, đảm đương vai trò to lớn đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

và góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân và trật tự an toàn xã hội Nam Định với quyết tâm phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại hóa trước năm 2020 theo Quyết định số 795/QĐ-TTg Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 23/5/2013, đã đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, đô thị hoá trên chiều rộng và có chiều sâu [15] Cho đến thời điểm hiện nay, Nam Định có

6 khu công nghiệp, khu kinh tế lớn và 17 cụm công nghiệp tuyến huyện và thành phố Tuy nhiên sự phát triển kinh tế cũng kéo theo là hàng loạt những vấn đề phức tạp mới nảy sinh trong xã hội, tình hình an ninh trật tự và an toàn xã hội của tỉnh trong thời gian qua có nhiều biến động; tội phạm xảy ra tương đối nhiều trong đó tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác đang có xu hướng ngày càng nghiêm trọng và diễn biến phức tạp Điều này đặt ra yêu cầu xây dựng các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm một cách có hiệu quả nhất Việc

nghiên cứu đề tài “Phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức

Trang 12

khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Nam Định” dưới góc độ tội phạm học là cơ sở

để đưa ra các biện pháp phòng ngừa một cách khoa học, khả thi sát với thực tế Do

đó việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2 Tình hình nghiên cứu

Cho đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác dưới góc độ tội phạm học trên phạm vi toàn quốc và các địa phương

Trên phạm vi toàn quốc có công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hữu

Cầu “Đặc điểm tội phạm học của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức

khỏe của người khác ở Việt Nam hiện nay và các giải pháp phòng ngừa” (Luận án

tiến sỹ luật học, Học viện Cảnh sát nhân dân, Hà Nội 2002)

Trên phạm vi địa phương, có các công trình nghiên cứu như: Công trình

nghiên cứu của tác giả Bùi Tiến Thành “ Phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc

gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Hòa Bình (Luận văn thạc

sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội năm 2011), tác giả Nguyễn Thị Lan Anh “Phòng

ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Bình” (Luận văn thạc sỹ luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội

2012),tác giả Nguyễn Minh Thu “Phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn

hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Hải Phòng” (Luận văn thạc

sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội năm 2013), tác giả Dương Thị Thân Thương

“Phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

trên địa bàn tỉnh Đắc Lắc” (Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội năm

2014)

Các công trình nghiên cứu này đã khái quát được tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên phạm vi toàn quốc hoặc trên những địa phương nhất định, hướng tới mục đích cuối cùng là đề xuất các biện pháp phòng ngừa loại tội phạm này, phù hợp với những đặc thù riêng về địa lý, dân số, kinh tế - xã hội, con người của từng địa phương Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay chưa có một công trình nào, nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác dưới góc độ

tội phạm học trên địa bàn tỉnh Nam Định Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Phòng

Trang 13

ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Nam Định” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Luận văn nghiên cứu tình hình tội phạm, nguyên nhân và các biện pháp phòng ngừa tội phạm của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để đạt được mục đích nêu trên, cần thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu sau:

- Đánh giá tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Nam Định trong thời gian từ năm 2010 đến năm

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng

Trang 14

Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được lựa chọn và kết hợp trong quá trình nghiên cứu Đó là phương pháp sau: Phương pháp tiếp cận định lượng, phương pháp tiếp cận tổng thể, tiếp cận bộ phận, phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, phương pháp phân tích thứ cấp dữ liệu, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp chứng minh trực tiếp, phương pháp so sánh, phân tích và tổng hợp

6 Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm ba chương:

Chương 1: Tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe

của người khác trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 - 2014

Chương 2: Nguyên nhân của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức

khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Nam Định

Chương 3: Dự báo tình hình tội phạm và các biện pháp nâng cao hiệu quả

phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Nam Định

Trang 15

CHƯƠNG 1 TÌNH HÌNH TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO

SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH

GIAI ĐOẠN 2010 – 2014

“Tình hình tội phạm là thực trạng và diễn biến của tội phạm đã xảy ra trong một đơn

vị không gian và thời gian nhất định” [22, tr.100]

Để làm sáng tỏ được tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức

khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 – 2014, tác giả sử

dụng số liệu thống kê chính thức của Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định, Viện kiểm sát

nhân dân tỉnh Nam Định và số liệu từ 160 bản án hình sự sơ thẩm (HSST) được lựa

chọn ngẫu nhiên từ tất cả các bản án về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho

sức khỏe của người khác trong phạm vi nghiên cứu

1.1 Thực trạng của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

người khác trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 – 2014

“Thực trạng của tội phạm là tình trạng thực tế của tội phạm đã xảy ra trong đơn

vị không gian và thời gian nhất định xét về mức độ và tính chất” [22, tr.112] Nghiên

cứu thực trạng của tội phạm là nghiên cứu hai đặc điểm của thực trạng – Đặc điểm

về mức độ được phản ánh qua số lượng tội phạm cũng như số lượng người phạm tội

và đặc điểm về tính chất được phản ánh qua các cơ cấu của tội phạm cũng như của

người phạm tội [22, tr.112]

1.1.1 Thực trạng về mức độ của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho

sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 – 2014

Về mức độ của tội phạm rõ

Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Nam Định

thì tổng số vụ và tổng số người phạm tội bị xét xử hình sự sơ thẩm về tội cố ý gây

thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Nam

Định trong 5 năm như sau:

Bảng 1.1: Tổng số vụ phạm tội và tổng số người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc

gây tổn hại cho sức khỏe của người khác bị xét xử sơ thẩm trên địa bàn tỉnh Nam

Định giai đoạn 2010 – 2014

Trang 16

Năm Tổng số vụ phạm tội Tổng số người phạm tội

(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định)

Bảng thống kê trên cho thấy từ năm 2010 đến năm 2014 Tòa án nhân dân các cấp của tỉnh Nam Định đã xét xử sơ thẩm 290 vụ án với 453 người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác Trung bình mỗi năm có khoảng 58 vụ với 90,6 người phạm tội về tội phạm này

Để làm sáng tỏ hơn thực trạng về mức độ của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 – 2014 tác giả so sánh trong mối tương quan với thực trạng về mức độ của các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người và của tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh Nam Định trong cùng một khoảng thời gian

Bảng 1.2: Tổng số vụ phạm tội và tổng số người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc

gây tổn hại cho sức khỏe của người khác so với tổng số vụ phạm tội và tổng số người phạm tội của nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 – 2014

Năm

2010-2014

Tội cố ý gây thương

tích hoặc gây tổn hại

cho sức khỏe của người khác

Nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người

Tỷ lệ phần trăm giữa (1) và (3)

Tỷ lệ phần trăm giữa (2) và (4)

Tổng số

vụ phạm

tội (1)

Tổng số người phạm tội (2)

Tổng số

vụ phạm tội (3)

Tổng số người phạm tội (4)

290 453 394 617 73,6% 73,4%

(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định)

Biểu đồ 1.1: So sánh tổng số vụ phạm tội và tổng số người phạm tội cố ý gây thương

tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tổng số vụ phạm tội và tổng

số người phạm tội của nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 – 2014

Trang 17

(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định)

Qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy từ năm 2010 đến năm 2014 trên địa bàn tỉnh Nam Định tổng số vụ phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là 290 vụ với 453 người phạm tội; trong khi đó tổng số vụ phạm tội thuộc nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người (Chương XII) là 394 vụ với 617 người phạm tội Có thể nói rằng số vụ và

số người phạm tội của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác chiếm tỷ lệ rất lớn trong nhóm các tội thuộc chương XII cả về số vụ là 73,6% và số người phạm tội là 73,4%

Bên cạnh đó, cần so sánh mức độ của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong mối tương quan với mức độ của tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 – 2014

Bảng 1.3: So sánh số vụ phạm tội, số người phạm tội của tội cố ý gây thương tích

hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác và của tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 – 2014

Năm

2010-2014

Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người

khác

Tội phạm nói chung Tỷ lệ phần trăm giữa

(1) và (3)

Tỷ lệ phần trăm giữa (2) và (4)

Tổng số

vụ phạm tội (1)

Tổng số người phạm tội (2)

Tổng số

vụ phạm tội (3)

Tổng số người phạm tội (4)

290 453 4860 7442 5,9% 6,1%

( Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định)

Trang 18

Biểu đồ 1.2: So sánh số vụ phạm tội, số người phạm tội của tội cố ý gây thương tích

hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác và của tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 – 2014

( Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định)

Trong 05 năm gần đây, tỉnh Nam Định có tổng số 4860 vụ phạm tội với 7442 người phạm tội Trong đó, số vụ phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác chiếm tỷ lệ không nhỏ là 5,9% tổng số vụ (290 vụ/4860 vụ)

và 6,1% tổng số người phạm tội (453 người/7442 người)

“Chỉ số tội phạm được xác định để tìm hiểu mức độ phổ biến của tội phạm trong dân cư” [9, tr.185] Đánh giá mức độ phổ biến của tội cố ý gây thương tích

hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong dân cư của tỉnh Nam Định để có cái nhìn toàn diện nhất về thực trạng của tội phạm này xét về mức độ

Liên quan đến nội dung này, tác giả thực hiện việc so sánh chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Nam Định, thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng và toàn quốc

Bảng 1.4: So sánh chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội của tội cố ý gây thương

tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Nam Định, thành phố Hải Phòng, thành phố Hà Nội và toàn quốc giai đoạn 2010 – 2014 (tính trên 100.000 dân)

Trang 19

Chỉ số tội phạm Chỉ số người phạm tội

Biểu đồ 1.3: So sánh chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội của tội cố ý gây

thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Nam Định, thành phố Hải Phòng, thành phố Hà Nội và toàn quốc giai đoạn 2010 – 2014 (tính trên 100.000 dân )

(Nguồn: Văn phòng Toàn án nhân dân tỉnh Nam Định Thống kê dân số trung bình toàn quốc website: http://www.gso.gov.vn )

Nhìn vào bảng thống kê và biểu đồ cho ta thấy: Giai đoạn 2010 – 2014 địa bàn tỉnh Nam Định có mức độ phổ biến của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là thấp nhất so với Hải Phòng, Hà Nội và toàn quốc, thể hiện ở chỉ số tội phạm là 3,2 và chỉ số người phạm tội là 4,94 Thành phố Hà Nội

có mức độ phổ biến của tội phạm này thấp thứ nhì với chỉ số tội phạm là 4,98 và chỉ

số người phạm tội là 8,6 Thành phố Hải Phòng có mức độ phổ biến của tội phạm này cao nhất với chỉ số tội phạm là 8,03 và chỉ số người phạm tội là 12,23 So với toàn quốc thì chỉ số tội phạm của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác của tỉnh Nam Định thấp hơn rất nhiều Điều này chứng tỏ tội cố

Trang 20

ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Nam Định diễn ra không quá phổ biến trong dân cư

Về mức độ của tội phạm ẩn

Thông qua những thông số về số vụ phạm tội cũng như số người phạm tội ở trên cho ta thấy một phần của “bức tranh” tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 – 2014 Còn một phần của “bức tranh” chưa được làm rõ, đó chính là mức độ tội phạm ẩn của tội

cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 – 2014

“Tội phạm ẩn là các tội phạm đã thực tế xảy ra nhưng không được thể hiện trong

thống kê tội phạm vì không được phát hiện, không được xử lý hoặc không được đưa vào thống kê tội phạm” [22, tr.103]

Để đánh giá mức độ ẩn của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tác giả tiến hành so sánh số liệu khởi tố, điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nam Định, số liệu khởi tố, điều tra của Công an tỉnh Nam Định và

số liệu xét xử của Tòa án nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Nam Định được thống

kê trong bảng số liệu dưới đây:

Bảng 1.5: Tổng số vụ phạm tội và tổng số người bị khởi tố, truy tố, xét xử về tội cố ý

gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 – 2014

( Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định, Phòng thống kê Viện kiểm sát nhân

dân tỉnh Nam Định, Phòng tham mưu tổng hợp CA tỉnh Nam Định)

Như vậy, trong 05 năm từ năm 2010 đến năm 2014 trên địa bàn tỉnh Nam Định có 399 vụ và 607 đối tượng bị khởi tố về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng chỉ có 315 vụ với 494 đối tượng bị truy tố và

290 vụ với 453 bị cáo bị xét xử về tội phạm này [23]

Trang 21

Theo số liệu thông kê trên từ năm 2010 đến năm 2014 có 28% số vụ (109 vụ/399 vụ) với 26% số người phạm tội bị cơ quan điều tra khởi tố vụ án nhưng không được Tòa án xét xử Và có 25 vụ với 41 người phạm tội bị Viện kiểm sát truy

tố nhưng không được Tòa án xét xử chiếm tỷ lệ 8% tổng số vụ bị truy tố (25 vụ/315 vụ) [2]

Một trong số những lý do dẫn đến sự chênh lệch giữa số vụ bị khởi tố, bị truy

tố so với số vụ bị xét xử là:

- Không xác định được danh tính, địa chỉ của người phạm tội Do người phạm tội không có giấy tờ tùy thân, không có lai lịch rõ ràng hoặc người phạm tội sau khi gây án đã bỏ trốn khỏi địa phương nên cơ quan điều tra không xác định được người phạm tội là ai và ở đâu? Đến khi hết thời hạn điều tra mà chưa bắt được người phạm tội nên phải tạm đình chỉ vụ án

- Người bị hại không đồng ý giám định tỉ lệ thương tật Vì một số lý do cá nhân như người phạm tội là người thân thích với người bị hại, hoặc sợ trả thù, hoặc sợ phiền toái

- Người bị hại rút đơn yêu cầu trong quá trình điều tra hoặc truy tố do bị đe dọa, hoặc đã nhận được tiền bồi thường thỏa đáng từ phía gia đình người phạm tội nên đồng ý rút đơn lúc này người phạm tội chỉ bị xử lý hành chính mà không bị xét xử

về hình sự

Những lý do kể trên giải thích tại sao lại có sự chênh lệch về số vụ và số người phạm tội trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử và điều đó cho chúng ta hình dung ở mức độ tương đối về phần ẩn của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Nam Định

1.1.2 Thực trạng về tính chất của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 – 2014

Thực trạng của tội phạm xét về tính chất được nghiên cứu trên cơ sở nghiên cứu các cơ cấu của tội phạm Tội phạm có hệ các cơ cấu theo các tiêu thức khác nhau Xem xét cơ cấu là xem xét tỉ trọng của từng bộ phận của mỗi cơ cấu để từ đó

có thể rút ra được những nhận xét nhất định về tính chất của tội phạm [22, tr.117]

Trang 22

Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người

khác trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 - 2014 được xem xét theo những

tiêu chí sau:

khác theo loại tội phạm

Trên cơ sở nghiên cứu 160 bản án hình sự sơ thẩm với 245 người phạm tội bị

xét xử về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác của

Tòa án nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Nam Định trong 05 năm, tác giả có bảng

thống kê sau:

Bảng 1.6: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

người khác theo loại tội phạm

Tổng Tội ít nghiêm

trọng

Tội nghiêm trọng

Tội rất nghiêm trọng

Tội đặc biệt nghiêm trọng

245 NPT 76 NPT 98 NPT 70 NPT 1 NPT 100% 31% 40% 28,6% 0,4%

( Nguồn: 160 bản án HSST về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

người khác)

Biểu đồ 1.4: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

người khác theo loại tội phạm

( Nguồn: 160 bản án HSST về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

người khác)

Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ ta có thể thấy tội cố ý gây thương tích hoặc

gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ở Nam Định tập trung chủ yếu ở loại tội từ

nghiêm trọng trở lên chiếm 69%, trong đó loại tội nghiêm trọng chiếm tỷ lệ cao nhất

Trang 23

40% và loại tội rất nghiêm trọng chiếm 28,6%, tội đặc biệt nghiêm trọng có 1 người phạm tội chiếm 0,4%

khác theo loại và mức hình phạt đã được áp dụng

Bảng 1.7: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

người khác theo loại và mức hình phạt đã được áp dụng

chung thân

Cải tạo không giam giữ

Từ 03 năm trở xuống năm đến 07 Trên 03

năm

Trên 07 năm đến 15 năm

453 NPT 350 NPT 86 NPT 9 NPT 1 NPT 7 NPT 100% 77,3% 19% 2% 0,2% 1,5%

Cho hưởng

án treo

136 NPT

Tỷ lệ 38,9%

( Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định)

Biểu đồ 1.5: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

người khác theo loại hình phạt

( Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định)

Theo số liệu thống kê chính thức của Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 – 2014 trên địa bàn tỉnh Nam Định có 453 người phạm tội bị xét

xử về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác Có tới 98,3% tổng số người phạm tội trong giai đoạn này (445 NPT/453 NPT) bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn, có 1 người phạm tội bị áp dụng hình phạt tù chung thân chiếm 0,2%, và chỉ có 1,5% số người phạm tội (7 NPT/453 NPT) bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ

Trang 24

Biểu đồ 1.6: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

người khác theo mức hình phạt tù có thời hạn

( Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định)

Trong số người phạm tội bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn có đến 21% số người phạm tội bị xử phạt tù từ trên 03 năm trở lên, trong đó có 86 người phạm tội bị

xử phạt tù từ trên 03 năm đến 07 năm chiếm 19,3%, 9 người phạm tội bị phạt tù từ trên 07 năm đến 15 năm chiếm 2% Còn lại có tới 350 người phạm tội bị xử phạt tù

từ 03 năm trở xuống chiếm 77,3% (350 NPT/445 NPT), trong đó có 136 người bị xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo chiếm tỷ lệ tương đối đáng kể là 38,9% Như vậy,

số người phạm tội bị xử phạt về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Nam Định chủ yếu bị áp dụng hình phạt tù từ

03 năm trở xuống

khác theo hình thức thực hiện tội phạm

Trên cơ sở nghiên cứu 160 bản án hình sự sơ thẩm, tác giả có bảng thống kê sau:

Bảng 1.8: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

người khác theo hình thức thực hiện tội phạm

Trang 25

Qua bảng thống kê trên đây có thể nhận thấy số vụ phạm tội được thực hiện dưới hình thức đồng phạm chiếm tỷ lệ tương đối lớn Cụ thể trong 160 bản án HSST

về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có đến 49

vụ đồng phạm chiếm 30,6% tổng số vụ, hầu hết các vụ là đồng phạm giản đơn Con

số này cho thấy tính chất nghiêm trọng của loại tội phạm này trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 – 2014

khác theo địa điểm phạm tội

Trên cơ sở nghiên cứu 160 bản án hình sự sơ thẩm, tác giả có bảng thống kê sau:

Bảng 1.9: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

người khác theo địa điểm phạm tội

Tổng số Nhà riêng Đường phố Trại giam

cơ sở giáo dục

Hàng quán Nơi khác

160 vụ 34 vụ 75 vụ 5 vụ 25 vụ 21 vụ 100% 21,3% 46,9% 3,1% 15,6% 13,1%

( Nguồn: 160 bản án HSST về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

người khác)

Dựa vào số liệu thống kê khảo sát 160 bản án HSST có thể thấy trong số 160

vụ bị xử phạt về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ở Nam Định, số vụ xảy ra ngoài đường là 75 vụ chiếm đa số 46,9% Thực tế xét

xử cho thấy các vụ án bị xét xử về tội phạm này thường xảy ra trên đường phố đều

do những thanh niên tụ tập thành nhóm sử dụng vũ lực đánh nhau gây thương tích để giải quyết mâu thuẫn hoặc va chạm, xung đột, hoặc nạn nhân cố gắng chạy ra đường, nơi có khoảng không gian rộng để dễ bề thoát thân, nơi đường phố đông người, nhiều phương tiện qua lại sẽ có người can ngăn hay cứu giúp để hạn chế hậu quả xấu; có 34 vụ xảy ra tại nhà riêng chiếm 21,3%, người phạm tội vào nhà riêng trộm cắp nhưng bị chủ nhà bắt gặp nên đã gây thương tích để tẩu thoát, người phạm tội trả thù hay đến nhà riêng đánh ghen; 25 vụ xảy ra tại hàng quán (quán ăn, quán nhậu, quán karaoke ) chiếm 15,6% Có 21 vụ xảy ra tại các địa điểm khác như nhà thờ họ, đồng ruộng, trường học, lều cá, xí nghiệp chiếm 13,1% Tại trại giam, cơ sở giáo dục xảy ra 5 vụ chiếm 3,1% Tại đây do ý thức chấp hành pháp luật kém, các thanh niên thường tụ tập thành nhóm trốn trại hoặc phá phách gây mất trật tư, khi bị phát hiện và xử lý đã có hành vi chống đối cố ý gây thương tích đối với những cán bộ

Trang 26

đang thi hành công vụ Như vậy, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Nam Định chủ yếu xảy ra tại đường phố, nhà riêng và hàng quán

Biều đồ 1.7: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

người khác theo địa điểm phạm tội

( Nguồn: 160 bản án HSST về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

người khác)

khác theo thời gian phạm tội

Trên cơ sở nghiên cứu 160 bản án hình sự sơ thẩm, tác giả có bảng thống kê sau:

Bảng 1.10: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

người khác theo thời gian phạm tội

( Nguồn: 160 bản án HSST về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

người khác)

Biểu đồ 1.8: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

người khác theo thời gian phạm tội

Trang 27

( Nguồn: 160 bản án HSST về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

người khác)

Qua số liệu thống kê và biểu đồ minh họa trên đây, có thể thấy khoảng thời gian phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác diễn ra chủ yếu là từ 18 giờ đến 24 giờ có 78 vụ chiếm 48,8% Hầu hết các vụ án đều bắt nguồn từ những va chạm, xung đột nhỏ của cuộc sống thường ngày, thời gian cuối ngày, tan ca sau một ngày làm việc mệt nhọc con người rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, khó kiềm chế được xử sự cũng như hành vi của mình, khi va chạm, xung đột xảy ra tại hàng quán, đường phố, nhà riêng thì người phạm tội dễ lựa chọn

xử sự trái pháp luật để giải quyết Thậm chí có những nhóm thanh niên thời gian tan

ca chiều đi ăn uống, nhậu nhẹt rồi phát sinh va chạm, xung đột và về nhà hoặc đến

nhà bạn bè mượn hung khí, rủ rê bạn bè đi “giải quyết mâu thuẫn” để ra oai thể hiện mình là “dân anh chị” Khoảng thời gian từ 12 giờ đến 18 giờ có 43 vụ chiếm

26,9%, thời gian này các cơ quan quản lý trật tự trị an thường xử lý vi phạm giao thông, giải quyết tranh chấp đất đai, quản lý cưỡng chế khu vực lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, khu dân cư và người phạm tội cố ý gây thương tích cho các cán bộ đang thi hành công vụ để chống đối, cản trở hoạt động công vụ của họ

khác theo tiêu thức có hoặc không sử dụng hung khí nguy hiểm

Trên cơ sở nghiên cứu 160 bản án hình sự sơ thẩm, tác giả có bảng thống kê sau:

Bảng 1.11: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

người khác theo tiêu thức có hay không sử dụng hung khí nguy hiểm

Trang 28

Tổng số Dùng hung khí nguy hiểm Không

dùng hung khí nguy hiểm

Súng Gạch, đá,

gậy gỗ

Chai cốc thủy tinh

Hung khí khác

103 3 19 8 4 100% 75,2% 2,2% 13,9% 5,8% 2,9%

( Nguồn: 160 bản án HSST về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

người khác)

Trên cơ sở số liệu khảo sát 160 bản án HSST của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, cho thấy có đến 80% số vụ sử dụng hung khí nguy hiểm (128 vụ/160 vụ) và chỉ có 32 vụ chiếm 20% tổng số vụ chọn khảo sát không sử dụng hung khí nguy hiểm (sử dụng chân tay, mũ bảo hiểm, xe mô tô ) gây thương tích cho người khác Điều này giải thích cho việc có tới 40% số bị cáo bị xét xử theo khoản 2 Điều 104 BLHS nhưng chỉ có 12,9% nạn nhân có tỷ lệ thương tật từ 31% - 60%

Biểu đồ 1.9: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

người khác theo các loại hung khí nguy hiểm

( Nguồn: 160 bản án HSST về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

người khác)

Trong 160 vụ cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác chọn khảo sát có 137 hung khí được sử dụng vì trong một vụ án có thể có người phạm tội sử dụng nhiều hung khí nguy hiểm Trong đó số vụ án sử dụng dao, kiếm,

Trang 29

tuýp sắt, lưỡi lê chiếm đa số 75,2% Đây là loại công cụ phổ biến, người phạm tội có thể dễ dàng mua được ở chợ, mượn gia đình hoặc tự chế, có khả năng gây sát thương cao, có thể gây thương tích dễ dàng mà không cần sử dụng quá nhiều lực Vì hầu hết các vụ án đều xảy ra do các va chạm, xung đột trên đường phố, nhà riêng nên các bị cáo thường sử dụng các vật dụng có sẵn trong tự nhiên khi tiện tay vớ được ở gần như gạch, đá, gậy gỗ chiếm 13,9% Các vụ án xảy ra do va chạm, xung đột trong các quán ăn, nhà hàng, quán karaoke vật dụng thường được sử dụng để gây thương tích

là chai, cốc thủy tinh chiếm 5,8% Còn lại 2,2% số vụ khảo sát sử dụng súng kíp tự chế, 2,9% số vụ sử dụng hung khí khác mà thực tiễn xét xử thừa nhận là hung khí nguy hiểm như cuốc, búa, xẻng

khác theo tiêu thức có hoặc không có tình tiết “có tính chất côn đồ”

Trên cơ sở kết quả khảo sát 160 bản án HSST về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ở Nam Định giai đoạn 2010 – 2014 có thể nhận thấy số vụ phạm tội “có tính chất côn đồ” chiếm tỷ lệ tương đối đáng kể là 9,4% (15 vụ/160 vụ) Còn hầu hết các vụ phạm tội không có tính chất côn đồ chiếm 90,6% Ta có thể theo dõi cụ thể hơn qua bảng thống kê và biểu đồ minh họa dưới đây:

Bảng 1.12: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

người khác theo tiêu thức có hay không có tình tiết “có tính chất côn đồ”

Tổng Có tính chất côn đồ Không có tính chất côn đồ

160 vụ 15 vụ 145 vụ

( Nguồn: 160 bản án HSST về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

người khác)

Biểu đồ 1.10: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

người khác theo tiêu thức có hoặc không có tình tiết “có tính chất côn đồ”

Trang 30

( Nguồn: 160 bản án HSST về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

người khác)

khác theo loại và mức độ hậu quả của tội phạm

Bảng 1.13: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

người khác theo loại và mức độ hậu quả của tội phạm

Tổng

Chết người

Thương tật

Tỷ lệ thương tật dưới 11%

Tỷ lệ thương tật

từ 11% đến 30%

Tỷ lệ thương tật từ 31%

đến 60%

Tỷ lệ thương tật

từ 61% trở lên

Nhìn vào bảng thống kê 160 vụ án HSST đã khảo sát có thể nhận thấy trong

202 nạn nhân của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có tới 4,4% nạn nhân với hậu quả chết người và 95,6% nạn nhân với hậu quả thương tật

Biểu đồ 1.11: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe

của người khác theo mức độ hậu quả của tội phạm

Trang 31

( Nguồn: 160 bản án HSST về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

người khác)

Thông qua bảng số liệu và biểu đồ cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo mức độ hậu quả của tội phạm có thể nhận thấy phần lớn nạn nhân có tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên chiếm 56% tổng số nạn nhân, trong đó tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% chiếm 41,6%; tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% chiếm 12,9%, tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên chiếm tỷ lệ 1,5% Còn lại 39,6% nạn nhân với tỷ lệ thương tật dưới 11%

Khi nghiên cứu cơ cấu theo loại tội phạm cho kết quả số bị cáo bị xét xử về tội phạm này thuộc loại tội nghiêm trọng chiếm tỷ lệ đa số 40% và liền kề là loại tội

ít nghiêm trọng chiếm tỷ lệ 31% tổng số người phạm tội Con số này có thể cho thấy chỉ có một số ít các bị cáo bị xét xử theo khoản 2 Điều 104 BLHS là do mức độ hậu quả (tỷ lệ thương tật của nạn nhân) gây ra từ 31% - 60%, còn đa số là mức độ hậu quả gây ra từ 11% đến 30% và có thêm tình tiết định khung tăng nặng tại khoản 1 Điều 104 BLHS như điểm a khoản 1 Điều 104, điểm đ khoản 1 Điều 104

khác theo tiêu thức có sử dụng hay không sử dụng rượu, bia khi phạm tội

Theo kết quả khảo sát 160 bản án HSST với 245 người phạm tội thì có tới 13,4% số người phạm tội có sử dụng rượu, bia trước khi phạm tội (33 NPT/245 NPT) Việc cá nhân sử dụng rượu, bia dễ dẫn đến kích động, hung hãn, không kiểm soát được hành vi, thiếu tỉnh táo, nhận thức không còn, tính trách nhiệm cũng biến mất, các giá trị đạo đức, ràng buộc của luật pháp cũng bị xem nhẹ nên dễ gây thương tích cho người khác

Trang 32

Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo động cơ phạm tội

Trên cơ sở nghiên cứu 160 bản án HSST với 245 người phạm tội, tác giả có bảng số liệu sau:

Bảng 1.14: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

người khác theo động cơ phạm tội

Do va chạm, xung đột

Do mâu thuẫn

Trả thù

Cản trở người thi hành công

vụ

Động

cơ khác

245

NPT NPT 24 NPT 76 NPT 53 NPT 28 NPT 6 NPT 50 NPT 8 100% 9,8% 31% 21,6% 11,4% 2,4% 20,4% 3,3%

( Nguồn: 160 bản án HSST về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

người khác)

Qua bảng thống kê trên chúng ta có thể nhận thấy động cơ phạm tội do bị rủ

rê, lôi kéo chiếm tỷ lệ cao nhất 31% (76 NPT/245 NPT), người phạm tội thường là người không có việc làm, lười lao động, ham chơi, tụ tập thành nhóm, thành hội,

xưng “anh chị”, khi một người trong nhóm có va chạm, xung đột là gọi cả nhóm, cả

hội đến để giải quyết bằng vũ lực Tiếp đến là động cơ phạm tội do va chạm, xung đột mang tính bột phát, người phạm tội không kiểm soát được hành vi mà phạm tội chiếm tỷ lệ 21,6% Đặc biệt là động cơ cản trở người thi hành công vụ chiếm tỷ lệ đáng kể là 20,4% Phát sinh do bức xúc với thái độ, năng lực yếu kém của một bộ phận cán bộ, công chức trong quá trình thi hành công vụ Động cơ phạm tội do mâu thuẫn cá nhân phát sinh từ trước như tranh chấp đất đai, tranh chấp lợi ích vật chất chiếm 11,4% Còn lại là các động cơ khác chiếm tỷ lệ không lớn như sĩ diện ra oai chiếm 9,8%, trả thù chiếm 2,4%, động cơ khác (như gây thương tích để tháo chạy, bỏ trốn, gây thương tích để kiếm tiền, đòi nợ thuê gây thương tích để dọa nạt, vô cớ ) chiếm 3,3%

Biểu đồ 1.12: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe

của người khác theo động cơ phạm tội

Trang 33

( Nguồn: 160 bản án HSST về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

người khác)

khác theo một số đặc điểm nhân thân của người phạm tội

Trên cơ sở khảo sát 160 bản án HSST với 245 người phạm tội, tác giả tập trung nghiên cứu một số đặc điểm về nhân thân người phạm tội như: Giới tính, độ tuổi,

trình độ học vấn, nghề nghiệp, đặc điểm “phạm tội lần đầu” hay “tái phạm, tái phạm

18 tuổi

Từ 18 tuổi đến dưới

30 tuổi

Trên 30 tuổi

453

NPT

447 NPT

6 NPT

11 NPT

21 NPT

216 NPT

205 NPT

100% 98,7% 1,3% 2,4% 4,6% 47,7% 45,3%

( Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định)

Nhìn vào bảng số liệu thống kê trên đây ta có thể nhận thấy hầu hết người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Nam Định là nam giới chiếm tỷ lệ 98,7% tổng số người phạm tội, chỉ có 6 người phạm tội là nữ chiếm tỷ lệ 1,3% Lý giải điều này là do đặc điểm sinh lý của

Trang 34

nam giới dễ nổi nóng, hung bạo, liều lĩnh, khả năng kiềm chế hành vi thấp hơn nữ giới nên dễ trở thành người phạm tội hơn nữ giới

Biểu đồ 1.13: Cơ cấu theo độ tuổi của người phạm tội

( Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định)

Qua biểu đồ minh họa và bảng số liệu thống kê, ta có thể nhận thấy tỷ lệ người phạm tội từ 18 tuổi đến dưới 30 tuổi chiếm đa số 47,7% Trong độ tuổi này con người bắt đầu bước vào đời để tự lập với đặc trưng tâm lý lứa tuổi dễ bị tác động bởi các mặt tiêu cực trong xã hội và chịu nhiều tác động phức tạp của xã hội dễ dẫn đến hành vi lệch lạc Lứa tuổi trên 30 tuổi cũng chiếm tỷ lệ cao là 45,3% , điều này phản ánh thực trạng đáng buồn khi đây là độ tuổi mà tâm sinh lý và nhận thức xã hội, pháp luật phát triển đầy đủ nhưng người phạm tội lựa chọn hành vi sử dụng vũ lực gây thương tích cho người khác để kiếm tiền thỏa mãn nhu cầu cá nhân, thậm chí để giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh trong cuộc sống như cạnh tranh việc làm, cạnh tranh nơi kinh doanh, buôn bán, họ chủ yếu là người không có nghề nghiệp ổn định hoặc lao động tự do Người chưa thành niên cũng chiếm tỷ lệ đáng kể 7% trong đó từ

14 tuổi đến dưới 16 tuổi chiếm 2,4% và từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi chiếm 4,6% Độ tuổi này chưa hiểu hết tính nguy hiểm của hành vi, khả năng nhận thức xã hội, pháp luật còn hạn chế nên đặt ra yêu cầu giáo dục, quản lý sát sao của nhà trường, gia đình

và xã hội đối với đối tượng này

Trên cơ sở nghiên cứu 160 bản án HSST với 245 người phạm tội, tác giả thống kê lại như sau:

Bảng 1.16: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

người khác theo trình độ học vấn, nghề nghiệp

Trang 35

Lao động

tự do

Nghề nghiệp không

ổn định

Nghề nghiệp

ổn định

Học sinh, sinh viên

245

NPT NPT 32 NPT 120 NPT 83 NPT 10 NPT 52 NPT 70 NPT 84 NPT 2 NPT 37 100% 13,1% 49% 33,9% 4,1% 21,2% 28,6% 34,3% 0,8% 15,1%

( Nguồn: 160 bản án HSST về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

người khác)

Trong 160 bản án HSST với 245 người phạm tội bị xét xử về tội cố ý gây

thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Nam

Định tác giả nhận thấy hầu hết người phạm tội có trình độ trung học cơ sở (THCS)

chiếm 49% (120 NPT/245 NPT) Chiếm 33,9% là người phạm tội có trình độ trung

học phổ thông (THPT) Số người phạm tội có trình độ tiểu học chiếm tỷ lệ không

nhỏ 13,1% và số người phạm tội có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học (TC, CĐ,

ĐH) là 10 người chiếm tỷ lệ 4,1% Hầu hết người phạm tội có trình độ học vấn thấp,

trình độ học vấn ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức và lối sống của cá nhân, quyết

định xử sự của cá nhân khi tham gia vào các mối quan hệ xã hội Đó là lý do giải

thích tại sao người phạm tội lại tập trung ở trình độ học vấn này

Biểu đồ 1.14: Cơ cấu theo trình độ học vấn của người phạm tội

( Nguồn: 160 bản án HSST về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

người khác)

Biểu đồ 1.15: Cơ cấu theo nghề nghiệp của người phạm tội

Trang 36

( Nguồn: 160 bản án HSST về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

người khác)

Qua biểu đồ minh họa trên ta có thể nhận thấy người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có nghề nghiệp không ổn định như lái xe tự do, làm ruộng, kinh doanh tự do chiếm 34,3% Tỷ lệ người phạm tội là lao động tự do chiếm 28,6% và không nghề nghiệp chiếm 21,2% Các đối tượng này do không có việc làm, hoặc ít việc nên có nhiều thời gian rảnh rỗi, thường

tụ tập nhậu nhẹt, chơi bời, khích bác nhau rồi phát sinh va chạm, xung đột Đặc biệt

là tỷ lệ người phạm tội là học sinh, sinh viên chiếm tỷ lệ đáng kể là 15,1% (37 NPT/245 NPT), học sinh, sinh viên thường phát sinh va chạm, xung đột trong lúc đi học ở trường hay lúc đi chơi cùng nhóm bạn Trường hợp người phạm tội có nghề nghiệp ổn định chiếm tỷ lệ rất thấp là 0,8% (2 NPT/245 NPT)

Trong 160 bản án HSST với 245 người phạm tội có có 37 người phạm tội là học sinh, sinh viên trong đó số người phạm tội có hoàn cảnh gia đình đặc biệt chiếm

tỷ lệ tương đối lớn 56,7% Cụ thể người phạm tội là người có gia đình đông con chiếm 10,8% (4 NPT/37 NPT), gia đình có bố (mẹ) đã mất hoặc cả bố mẹ đều mất chiếm 8,1% (3 NPT/37 NPT), gia đình có bố, mẹ ly hôn chiếm 21,6% (8 NPT/37 NPT), gia đình có bố (mẹ) phạm tội hoặc là người có tiền án, tiền sự chiếm 16,2% (6 NPT/37 NPT)

- Về đặc điểm “phạm tội lần đầu” hay “tái phạm, tái phạm nguy hiểm” của người phạm tội

Trang 37

Trên cơ sở thống kê của văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định về đặc

điểm “phạm tội lần đầu” hay “tái phạm, tái phạm nguy hiểm” tác giả có bảng thống

kê sau:

Bảng 1.17: Cơ cấu theo đặc điểm “phạm tội lần đầu” hay “tái phạm, tái phạm nguy

hiểm” của người phạm tội

Tổng số Phạm tội lần đầu Tái phạm, tái phạm nguy hiểm

453 NPT 442 NPT 11 NPT

( Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định)

Theo thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định trong giai đoạn 2010 –

2014 có 453 người phạm tội bị xét xử về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có 20 người phạm tội có tiền án, tiền sự trong đó có tới

11 người phạm tội thuộc trường hợp “tái phạm, tái phạm nguy hiểm” chiếm tỷ lệ

đáng kể là 2,4%, có 442 người phạm tội lần đầu chiếm tỷ lệ 97,6% tổng số người phạm tội Như vậy, hầu hết người phạm tội đều là người phạm tội lần đầu Để hạn

chế tỷ lệ người phạm tội trong trường hợp “tái phạm, tái phạm nguy hiểm” chính

quyền địa phương phải có chính sách hợp lý, tạo công ăn việc làm, không gian sinh hoạt, giáo dục, tuyên truyền pháp luật cho người phạm tội để họ có cơ hội sinh sống, làm việc, tái hòa nhập cộng đồng

hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

Qua việc nghiên cứu 160 bản án HSST với 202 nạn nhân, kết quả tác giả thu được thể hiện thông qua bảng dưới đây:

Bảng 1.18: Cơ cấu theo giới tính, độ tuổi, mối quan hệ của nạn nhân với người

30 tuổi

Trên 30 tuổi

Có quen biêt

Không quen biết

Trang 38

Qua bảng thống kê trên ta có thể rút ra một vài nhận xét sau:

- Về giới tính: Nạn nhân của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức

khỏe người khác đa số là nam giới chiếm 95% (192 người/202 người).Vì nam giới thường nóng tính, khó kiềm chế bản thân hơn nữ giới nên khi xảy ra va chạm, xung đột thường sử dụng vũ lực để giải quyết, từ đó dễ trở thành nạn nhân

- Về độ tuổi: Số lượng nạn nhân từ 18 tuổi đến 30 tuổi chiếm tỷ lệ đa số là

51%, sau đó là đến nạn nhân trên 30 tuổi chiếm tỷ lệ 47%, nạn nhân nhỏ hơn 18 tuổi chiếm tỷ lệ rất thấp là 2% Nhưng đặc biệt trong 4 nạn nhân nhỏ hơn 18 tuổi được chọn nghiên cứu trong 160 bán án HSST có 3 nạn nhân là trẻ em nhỏ hơn 14 tuổi

- Về mối quan hệ với người phạm tội: Trong 202 nạn nhân của tội cố ý gây

thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được nghiên cứu thì có 92 nạn nhân có mối quan hệ quen biết biết người phạm tội như người cùng làng, cùng làm ăn, đặc biệt có những người là cha, mẹ, là anh chị em của người phạm tội Còn lại 110 nạn nhân không quen biết với người phạm tội

gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

Thông qua khảo sát 160 bản án HSST với 202 nạn nhân, tác giả có bảng thống kê

202 nạn

nhân

100 nạn nhân

32 nạn nhân

6 nạn nhân

36 nạn nhân

15 nạn nhân

13 nạn nhân 100% 49,5% 15,8% 3% 17,8% 7,4% 6,4%

( Nguồn: 160 bản án HSST về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

người khác)

Biều đồ 1.16: Cơ cấu theo tình huống trở thành nạn nhân

Trang 39

( Nguồn: 160 bản án HSST về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

người khác)

Dựa vào kết quả thống kê của 160 bản án HSST và biểu đồ minh họa trên đây

có thể thấy chủ yếu tình huống trở thành nạn nhân của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Nam Định là do va chạm xung đột phát sinh bột phát chiếm tỷ lệ 49,5%, sau đó tình huống nạn nhân vì lý do công vụ bị gây thương tích chiếm tỷ lệ 17,8%, tình huống trở thành nạn nhân do mâu thuẫn lâu dài chiếm tỷ lệ 15,8% Còn lại là một số tình huống khác như bị trả thù chiếm tỷ lệ 3%, do xử sự không đúng của nạn nhân chiếm tỷ lệ 7,4% và vì lý do khác (như nạn nhân muốn kiếm tiền, nạn nhân can ngăn đánh nhau, nạn nhân bắt cướp, vô cớ ) chiếm tỷ lệ 6,4%

Tính chất của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 – 2014

Trên cơ sở nghiên cứu về cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên đại bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 – 2014 có thể rút ra một số nhận xét sau:

- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Nam Định đa số tập trung vào loại tội từ nghiêm trọng trở lên

- Loại hình phạt được áp dụng phổ biến là tù có thời hạn Mức hình phạt chủ yếu được áp dụng là từ 03 năm trở xuống

- Hình thức thực hiện tội phạm chủ yếu là phạm tội riêng lẻ Đồng phạm cũng chiếm tỷ lệ tương đối lớn nhưng hầu hết là đồng phạm giản đơn

- Nơi tội phạm thường xảy ra là tại đường phố, hàng quán và nhà riêng, chủ yếu vào khoảng 18 giờ đến 24 giờ

Trang 40

- Người phạm tội thường sử dụng hung khí nguy hiểm phổ biến như dao, kiếm, tuýp sắt, lưỡi lê gây thương tật cho nạn nhân chủ yếu từ 11% đến 30% Đặc biệt có tới gần 10% số vụ phạm tội xảy ra có “tính chất côn đồ”

- Người phạm tội hầu hết là nam giới, chủ yếu từ 18 tuổi đến 30 tuổi, phạm tội lần đầu, có trình độ học vấn thấp, không có nghề nghiệp hoặc là lao động tự do Thực hiện tội phạm với những động cơ rất khác nhau, nhưng chủ yếu là do bị nhóm bạn rủ rê, lôi kéo hoặc do va chạm, xung đột phát sinh trong cuộc sống hàng ngày

- Nạn nhân chủ yếu là nam giới, không quen biết với người phạm tội, trong

độ tuổi từ 18 tuổi đến dưới 30 tuổi, trở thành nạn nhân vì nhiều lý do khác nhau, nhưng chủ yếu là do va chạm, xung đột phát sinh với người phạm tội

1.2 Diễn biến của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 – 2014

“Diễn biến của tội phạm là sự thay đổi thực trạng của tội phạm xét về mức độ

và tính chất theo thời gian trong đơn vị thời gian xác định” [ 22, tr.120]

1.2.1 Diễn biến về mức độ của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 – 2014

Trên cơ sở số liệu đã nghiên cứu ở phần thực trạng về mức độ, tác giả nghiên cứu diễn biến của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 – 2014 Bằng cách chọn năm 2010 làm năm gốc và so sánh với các năm tiếp theo về số vụ và số người phạm tội, qua đó đánh giá xu hướng vận động và mức độ vận động của tội phạm này trong thời gian tới

Bảng 1.20: Mức độ tăng, giảm hàng năm của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn

hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 – 2014

Ngày đăng: 25/03/2018, 17:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đông Bắc (2011), Xây dựng Nam Định xứng đáng trung tâm vùng nam đồng bằng Sông Hồng, truy cập tại địa chỉ website:http://baodientu.chinhphu.vn/Tin-noi-bat/Xay-dung-Nam-Dinh-xung-dang-trung-tam-vung-Nam-dong-bang-song-Hong/30761.vgp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng Nam Định xứng đáng trung tâm vùng nam đồng bằng Sông Hồng
Tác giả: Đông Bắc
Năm: 2011
2. Công an tỉnh Nam Định (2010 – 2014), Báo cáo tổng kết tình hình, kết quả công tác công an các năm, Nam Định Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết tình hình, kết quả công tác công an các năm
3. Cổng thông tin điện tử Nam Định (2014), Giới thiệu về Nam Định, truy cập tại địa chỉ website: http://www.namdinh.gov.vn/Gioithieu/default.aspx Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới thiệu về Nam Định
Tác giả: Cổng thông tin điện tử Nam Định
Năm: 2014
4. Nguyễn Ngọc Hòa (2010), Tội phạm và cấu thành tội phạm, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tội phạm và cấu thành tội phạm
Tác giả: Nguyễn Ngọc Hòa
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
Năm: 2010
6. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao (2003), “Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự”, Nghị quyết số 02/2003/NĐ-HĐTP ngày 17/4/2003, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự”, "Nghị quyết số 02/2003/NĐ-HĐTP ngày 17/4/2003
Tác giả: Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao
Năm: 2003
7. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao (2006), “Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự”, Nghị quyết số 01/2006/NĐ-HĐTP ngày 12/5/2006, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự”, "Nghị quyết số 01/2006/NĐ-HĐTP ngày 12/5/2006
Tác giả: Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao
Năm: 2006
10. Quốc hội (1999), Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009)
Tác giả: Quốc hội
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1999
11. Quốc hội (2003), Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Tác giả: Quốc hội
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2003
12. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Nam Định (2014), Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp và làm việc với đoàn công tác về hợp tác phát triển nông nghiệpcủa Nhật Bản, truy cập tại website:http://sonnptnt.namdinh.gov.vn/Home/xtdt/2014/576/UBND-tinh-tiep-va-lam-viec-voi-doan-cong-tac-ve-hop.aspx Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp và làm việc với đoàn công tác về hợp tác phát triển nông nghiệp "của Nhật Bản
Tác giả: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Nam Định
Năm: 2014
13. Bùi Tiến Thành (2011), “Phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Hòa Bình”, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Hòa Bình”, "Luận văn thạc sĩ luật học
Tác giả: Bùi Tiến Thành
Năm: 2011
14. Nguyễn Minh Thu (2013), “Phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Hải Phòng”, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Hải Phòng”, "Luận văn thạc sĩ luật học
Tác giả: Nguyễn Minh Thu
Năm: 2013
15. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 795/QĐ-TTg ngày 23/5/2013 phê duyệt quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng Sông Hồng đến năm 2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 795/QĐ-TTg ngày 23/5/2013 phê duyệt quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng Sông Hồng đến năm 2020
Tác giả: Thủ tướng Chính phủ
Năm: 2013
16. Dương Thị Thân Thương (2014), “Phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Đắc Lắc”, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Đắc Lắc”," Luận văn thạc sĩ luật học
Tác giả: Dương Thị Thân Thương
Năm: 2014
17. Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định (2010 – 2014), Thống kê thụ lý và giải quyết các vụ án hình sự sơ thẩm, Nam Định Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thống kê thụ lý và giải quyết các vụ án hình sự sơ thẩm
18. Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định Phòng giám đốc kiểm tra, Bản án hình sự sơ thẩm từ năm 2010 đến năm 2014, Nam Định Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản án hình sự sơ thẩm từ năm 2010 đến năm 2014
19. Tòa án nhân dân tối cao (2010 - 2014), Thống kê thụ lý và giải quyết các vụ án hình sự sơ thẩm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thống kê thụ lý và giải quyết các vụ án hình sự sơ thẩm
20. Tổng cục thống kê Việt Nam (2010 – 2014), Thống kê dân số trung bình toàn quốc, truy cập tại địa chỉ website: http://gso.gov.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thống kê dân số trung bình toàn quốc
21. Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam tập 1, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam tập 1
Tác giả: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
Năm: 2013
5. Phạm Thạch Hoàng (2015), Bạo lực đưa người Việt về đâu, truy cập tại website:http://www.vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/dien-dan/bao-luc-dua-nguoi-viet-ve-dau Link
8. Thu Hồng (2014), Cảnh sát giao thông học các ứng xử đẹp, truy cập tại website:http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/csgt-hoc-cach-ung-xu-dep-20140910215949295.htm Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w