- Nhiệm vụ nghiên cứu: + Đánh giá thực trạng về lượng, diễn biến, cơ cấu và tính chất của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Ng
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
VŨ THỊ HƯỜNG
PHÒNG NGỪA TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHOẺ CỦA NGƯỜI KHÁC
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Luật hình sự, Tội phạm học và điều tra tội phạm
Mã số: 60 38 70
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS DƯƠNG TUYẾT MIÊN
HÀ NỘI – 2013
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Vũ Thị Hường
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Trang 3MỤC LỤC
CHƯƠNG I: TÌNH HÌNH TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHOẺ CỦA NGƯỜI KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2007- 2011
1.1 Thực trạng về lượng và diễn biến của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007- 2011 5 1.1.1 Thực trạng về lượng tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007-
CHƯƠNG II: NGUYÊN NHÂN, DỰ BÁO VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHOẺ CỦA NGƯỜI KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
2.1 Nguyên nhân của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 33
2.1.1 Nhóm nguyên nhân liên quan đến hạn chế về kinh tế xã hôị 33 2.1.2 Nhóm nguyên nhân liên quan đến hạn chế từ công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hoá, trật tự xã hội và giáo dục tuyên truyền pháp luật 36 2.1.3 Nhóm nguyên nhân xuất phát từ phía người phạm tội 42 2.1.4 Nhóm nguyên nhân liên quan đến nạn nhân của tội phạm 46
Trang 42.2 Dự báo tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007-
2011 49
2.3 Các biện pháp phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 52
2.3.1 Nhóm biện pháp liên quan đến khắc phục những hạn chế về kinh tế, xã hội 52
2.3.2 Nhóm biện pháp liên quan đến khắc phục hạn chế về quản lí văn hóa, trật tự xã hội và giáo dục tuyên truyền pháp luật 55
2.3.3 Nhóm biện pháp liên quan đến đến người phạm tội 58
2.3.4 Nhóm biện pháp hạn chế nguy cơ trở thành nạn nhân 62
KẾT LUẬN 65 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Là một tỉnh ở Đông Bắc Việt Nam, Thái Nguyên được tái lập năm 1997 với việc tách tỉnh Bắc Thái thành hai tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên, diện tích toàn tỉnh
là 3.562,82 km², dân số hơn 1,1 triệu người, phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội Thái Nguyên là địa bàn tập trung nhiều khoáng sản trên cả nước như: vàng, sắt, than đá, thiếc đồng thời Thái Nguyên cũng là trung tâm giáo dục đứng thứ 3 toàn quốc, sau Hà Nội và Hồ Chí Minh vì tại đây tập trung nhiều trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp, đây là lợi thế lớn để phát triển kinh tế xã hội Trong những năm qua, toàn tỉnh đã có những bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế, văn hoá, xã hội, đời sống vật chất, tinh thần không ngừng được cải thiện và nâng cao, tình hình an ninh chính trị trên địa bàn tỉnh ổn định và được giữ vững
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì Thái Nguyên vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn trong đó phải kể đến tình hình tội phạm ngày càng gia tăng, diễn biến phức tạp, đặc biệt là tội phạm về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác Trong 5 năm từ năm 2007- 2011 Toà án nhân dân các cấp của tỉnh Thái Nguyên đã xét xử 425 vụ với 660 bị cáo phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác, chiếm 8,13% về số
vụ và 8% về số bị cáo trong tổng số tội phạm Với diễn biến ngày càng phức tạp, tội phạm này không chỉ xâm hại trực tiếp tới sức khoẻ của người dân mà còn làm mất trật tự trị an, gây ảnh hưởng không tốt tới cuộc sống của nhân dân
Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách toàn diện tình hình tội phạm, phân tích các nhóm nguyên nhân chính và đưa ra được biện pháp phòng ngừa có hiệu quả là yêu cầu bức thiết trong tình hình hiện nay Vì những lý do trên, tác giả đã
chọn đề tài: “Phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ
Trang 7của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” là đề tài nghiên cứu luận văn
thạc sỹ của mình
2 Tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây, nghiên cứu tình hình tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác để tìm ra nguyên nhân và các biện pháp phòng ngừa đang được xã hội quan tâm Dưới đây là một số công trình khoa học nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến tội phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác dưới góc độ tội phạm học:
Luận văn thạc sỹ luật học:
+ “Đấu tranh phòng chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khoẻ của người khác trên địa bàn thành phố Hà Nội”, của tác giả Ngô Việt
Hồng, Luận văn thạc sỹ luật học, Hà Nội (2005);
+ “Phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn”, của tác giả Vy Thị Thu Hà, Luận văn
thạc sỹ luật học, Hà Nội (2011);
+ “Phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác trên địa bàn tỉnh Hoà Bình”, của tác giả Bùi Tiến Thành, Luận văn
thạc sỹ luật học, Hà Nội (2011);
+ “Phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của
người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Bình”, của tác giả Nguyễn Thị Lan Anh, Luận
văn thạc sỹ luật học, Hà Nội (2012)
Bài viết trên tạp chí chuyên ngành: “Một số giải pháp, kiến nghị nhằm
phòng, chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn huyện Cai Lậy, tỉnh Kiên Giang”, của tác giả Nguyễn Thanh
Bình, Tạp chí Kiểm sát, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, số 7/2010, trang 18-21
Các công trình trên đã làm rõ được tình hình của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác nói chung và trên địa bàn một số địa phương, góp phần nhất định vào việc phòng ngừa tội phạm này trên những địa
Trang 8phương đó Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên Vì vậy, việc tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Phòng
ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” là việc làm thiết thực, góp phần làm rõ tình hình,
nguyên nhân của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh, từ đó đề xuất biện pháp phòng ngừa phù hợp
3 Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
- Mục đích nghiên cứu đề tài: Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu
quả phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Đánh giá thực trạng về lượng, diễn biến, cơ cấu và tính chất của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007- 2011;
+ Phân tích nguyên nhân của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;
+ Dự báo tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới 2012- 2016;
+ Đề xuất các biện pháp phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu đề tài: Luận văn nghiên cứu tình hình tội phạm,
nguyên nhân của tội phạm và các biện pháp phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- Phạm vi nghiên cứu đề tài: Đây là đề tài được nghiên cứu dưới góc độ tội
phạm học về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007- 2011
Trang 95 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Tác giả nghiên cứu luận văn dựa trên cơ sở phương
pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử
- Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng những phương pháp sau:
phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh và mô tả bằng bảng thống kê, biểu đồ
6 Đóng góp mới của luận văn
Luận văn đưa ra những đánh giá mới nhất đối với thực trạng về lượng, diễn biến, cơ cấu tính và chất của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007- 2011, đồng thời luận văn đưa ra một số nguyên nhân chủ yếu và các biện pháp phòng ngừa cụ thể, có tính khả thi đối với tội phạm này trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới
7 Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, bảng viết tắt, Luận văn gồm 2 chương:
Chương I: Tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007- 2011
Chương II: Nguyên nhân, dự báo và các biện pháp phòng ngừa tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Trang 10CHƯƠNG I: TÌNH HÌNH TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHOẺ CỦA NGƯỜI KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2007- 2011
“Tình hình tội phạm là trạng thái, xu thế vận động của (các) tội phạm (hoặc nhóm tội phạm hoặc một loại tội phạm) đã xảy ra trong đơn vị không gian và đơn
vị thời gian nhất định”.[5]
Trong chương I, tác giả tập trung phân tích bốn nội dung của tình hình tội cố
ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007- 2011 Cụ thể như sau:
+ Thực trạng về lượng (mức độ) và diễn biến của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007- 2011;
+ Cơ cấu và tính chất của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007- 2011
Để làm rõ được các nội dung trên, tác giả sử dụng số liệu thống kê chính thức của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Công an tỉnh Thái Nguyên, Toà án nhân dân tỉnh Thái Nguyên và số liệu thu thập được từ 167 bản án HSST xét xử trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên về tội phạm này
1.1 Thực trạng về lượng và diễn biến của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007- 2011
1.1.1 Thực trạng về lượng của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007-
2011
Thực trạng về lượng của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là đặc điểm bên ngoài của tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh, nó phản ánh mức độ của tội phạm này Thực trạng
Trang 11về lượng của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác được phản ánh thông qua kết quả nghiên cứu về tội phạm rõ và tội phạm ẩn
* Tội phạm rõ
Số vụ và số người phạm tội của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007- 2011 được thể hiện qua các bảng số liệu sau đây:
Bảng số 1: Số vụ và số bị cáo bị xét xử sơ thẩm về tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007-2011
(Nguồn: Phòng thống kê tội phạm VKSND tỉnh Thái Nguyên)
Theo số liệu thống kê tội phạm giai đoạn xét xử sơ thẩm và thống kê công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm của Phòng thống kê tội phạm Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Nguyên cho thấy, trong thời gian 05 năm (2007 - 2011), Toà án nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã xét xử
425 vụ án với 660 bị cáo phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khoẻ của người khác Như vậy trung bình mỗi năm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
xét xử 85 vụ và 132 bị cáo phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác
Chúng ta có thể thấy được mức độ của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007-
2011 qua biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 1: Số vụ, số người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007-2011
Trang 12(Nguồn: Phòng thống kê tội phạm VKSND tỉnh Thái Nguyên)
Để thấy rõ hơn mức độ của tội này, chúng ta so sánh số liệu trên với số liệu
về số vụ đã xét xử về nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm; số vụ xét xử về tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong cùng khoảng thời gian
Bảng số 2: So sánh số vụ phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khoẻ của người khác với số vụ thuộc nhóm tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm và số vụ phạm tội nói chung trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007 -2011
Năm
Tội CYGTT
(1)
Nhóm tội xâm phạm
TM, SK,
DD, NP (2)
Tội phạm nói chung (3)
Tỷ lệ % (1)
so với (2)
Tỷ lệ % (1) so với (3)
(Nguồn: Phòng thống kê tội phạm VKSND tỉnh Thái Nguyên)
Bảng số liệu trên cho chúng ta thấy, số vụ phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác chiếm tỷ lệ lớn trong nhóm các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, cao nhất là năm 2009 chiếm 72,54%, thấp nhất là năm 2007 là 59,57%, bình quân mỗi năm tỷ lệ là 67,14%
Trang 13Nhận xét trên được thể hiện rõ qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2: So sánh số vụ phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác với số vụ phạm tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh
dự, nhân phẩm và số vụ phạm tội nói chung trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007- 2011
5226
633 425
2007-Sè vô téi CYGT T
Sè vô téi XP T M,
SK, DD, NP
Sè vô ph¹ m téi nãi chung
(Nguồn: Phòng thống kê tội phạm VKSND tỉnh Thái Nguyên)
Bảng số 3: Số bị cáo phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khoẻ của người khác với số bị cáo thuộc nhóm tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm và số bị cáo phạm tội nói chung trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007 - 2011
Năm
Tội CYGTT
(1)
Nhóm tội xâm phạm
TM, SK,
DD, NP (2)
Tội phạm nói chung (3)
Tỷ lệ % (1)
so với (2)
Tỷ lệ % (1) so với (3)
(Nguồn: Phòng thống kê tội phạm VKSND tỉnh Thái Nguyên)
Ta có các nhận xét sau từ bảng số liệu trên: Số bị cáo phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác chiếm tỷ lệ lớn so với số
Trang 14bị cáo thuộc nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, cao nhất là năm 2010 tỷ lệ là 78,36%, thấp nhất là năm 2008 với tỷ lệ là 64,38%, bình quân mỗi năm trong giai đoạn trên là 70,89% Số bị cáo phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác chiếm tỷ lệ không nhỏ so với tổng số bị cáo trên toàn tỉnh, cao nhất là năm 2009 với tỷ lệ là 9,81%, thấp nhất là năm 2008 với tỷ lệ 6,23%, bình quân mỗi năm trong giai đoạn này chiếm tỷ lệ 8,00%
Biểu đồ sau thể hiện rõ hơn các nhận xét trên:
Biểu đồ 3: So sánh số bị cáo phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khoẻ của người khác với số bị cáo phạm tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm và số bị cáo phạm tội nói chung trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007- 2011
8243 931
660
0 5000
10000
2011
(Nguồn: Phòng thống kê tội phạm VKSND tỉnh Thái Nguyên)
Bảng số 4: Bình quân số vụ và số bị cáo/1 năm của tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác; của nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm và của tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007- 2011
TM, SK
Tội phạm nói chung
(Nguồn: Phòng thống kê tội phạm VKSND tỉnh Thái Nguyên)
Trang 15Biểu đồ 4: So sánh số vụ bình quân/năm và số bị cáo bình quân/năm của tội
cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác; nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm; tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007 – 2011
85132 126186
1045 1648
0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800
Téi ph¹m nãi chung
Sè vô b×nh qu©n/n¨m
Sè bÞ c¸o b×nh qu©n/n¨m
(Nguồn: Phòng thống kê tội phạm VKSND tỉnh Thái Nguyên)
Nhằm làm rõ hơn thực trạng về lượng của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác, chúng ta cần xác định chỉ số tội phạm (số vụ
và số người phạm tội/100.000 dân)
Bảng số 5: Chỉ số tội phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007- 2011
Trang 16cứ 100.000 dân thì có khoảng 7 vụ và khoảng 11 người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
Để làm rõ hơn thực trạng về lượng của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ cuả người khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, ta sẽ so sánh chỉ số tội phạm về tội này trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên với hai tỉnh khác thuộc khu vực miền núi phía Bắc có đặc điểm tương đồng với Thái Nguyên Đó là tỉnh Bắc Giang và tỉnh Hoà Bình
Bảng số 6: So sánh chỉ số tội phạm của tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang và Hoà Bình giai đoạn 2007- 2011
Địa phương
(cấp tỉnh)
Bình quân năm
Tỷ lệ % so với TP nói chung
Chỉ số tội phạm
Từ bảng số liệu so sánh như trên, ta có thể rút ra một số kết luận sau:
- Về số vụ phạm tội bình quân/ năm: Thái Nguyên có số vụ (85 vụ) cao nhất so với Bắc Giang (75,2 vụ) và Hoà Bình (50,2 vụ) Số người bình quân/ vụ Thái Nguyên cũng cao hơn (1,55) Bắc Giang (1,25) và Hoà Bình (1,46)
- Về tỷ lệ tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác so với tội phạm nói chung: Thái Nguyên có tỷ lệ thấp hơn Hoà Bình và cao hơn Bắc Giang (về số vụ: 8,13% so với 9,95% và 7,37%; về số người 8% so với 9,72% và 5% )
Trang 17- Về chỉ số tội phạm: Thái Nguyên có chỉ số vượt trội hơn so với Bắc Giang và Hoà Bình (về số vụ: 7,54 với 4,81 và 6,25; về số người: 11,72 với 9,16
và 6,53)
Từ đó ta có thể thấy so với Bắc Giang và Hoà Bình, thực trạng của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có mức độ nghiêm trọng hơn thể hiện ở sự vượt trội về số lượng, về
số người bình quân /vụ
* Tội phạm ẩn
Số liệu trên về tội phạm rõ chưa phản ánh đầy đủ được các thông số thực trạng về lượng của tội này vì có những vụ phạm tội và người phạm tội chưa bị phát hiện, xử lý về hình sự do vậy không có trong thống kê chính thức (tội phạm ẩn)
Để đánh giá được mức độ ẩn của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tác giả tiến hành khảo sát như sau:
Theo số liệu của Văn phòng điều tra - công an tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2007- 2011, có tất cả 1125 đối tượng bị phát hiện về hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác nhưng chỉ có 890 bị can bị khởi
tố về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác, còn lại 235 đối tượng chiếm 20,88% chỉ bị xử lý hành chính, trong số này đa phần là mức độ thương tích đủ cơ sở để truy cứu TNHS, nhưng đã không bị đưa ra xử lý
về hình sự
Theo số liệu của Phòng thống kê tội phạm Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Nguyên từ năm 2007 đến năm 2011 có 601 vụ và 890 bị can bị khởi tố về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác Thực tế thì không phải tất cả những vụ án và bị can trên đều được đưa ra xét xử, trong tổng số bị can trên chỉ có 660 bị cáo bị xét xử chiếm 74,15%, còn lại 25,85% bị can không bị đưa
ra xét xử
Trang 18Nguyên nhân của việc các đối tượng, bị can trên không được đưa ra xét xử
có thể do một trong các nguyên nhân sau:
- Nạn nhân đã rút đơn đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự vì đã thoả thuận được vấn đề bồi thường dân sự (khoản 1- điều 104) với gia đình người phạm tội hoặc người phạm tội
- Nạn nhân rút đơn do bị người phạm tội hoặc gia đình người phạm tội đe doạ
- Do các cơ quan tiến hành tố tụng xử lý chưa nghiêm (lý do có thể do quen biết với người phạm tội nên nể nang, bao che không xử lí, hoặc có thể do nhận tiền của người phạm tội hoặc gia đình người phạm tội nên xử lí nhẹ hành vi phạm tội bằng việc chỉ xử phạt hành chính)
Từ sự phân tích ở trên giúp chúng ta có thể nhận định được mức độ tương đối về tội phạm ẩn của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
1.1.2 Diễn biến của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007- 2011
“Diễn biến của tội phạm là sự phản ánh xu hướng tăng, giảm hoặc ổn định tương đối của tội phạm nói chung (hoặc một tội hoặc nhóm tội phạm) xảy ra trong khoảng thời gian nhất định và trên địa bàn nhất định”.[5]
Trong phần này, tác giả sẽ nghiên cứu diễn biến về lượng (mức độ) và diễn biến về chất (diễn biến bên trong) của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007-2011
* Diễn biến về lượng của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007-2011
Để làm rõ diễn biến về lượng của tội này tác giả chọn năm 2007 là năm gốc ( coi là 100%), sau đó lấy số liệu các năm tiếp theo đối chiếu với số liệu năm gốc
Trang 19sẽ được các con số phản ánh diễn biến về lượng của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Bảng số 7: Thống kê diễn biến về lượng của tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007- 2011
Tỷ lệ % (tăng hay giảm) so với năm 2007 (năm gốc)
(Nguồn: Phòng thống kê tội phạm VKSND tỉnh Thái Nguyên)
Từ bảng số liệu trên chúng ta thấy: Số vụ và số người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác hàng năm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có sự biến động theo xu hướng tăng là chủ yếu Năm 2008 số vụ
và số người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác giảm so với năm 2007 (số vụ giảm 21,13%, số người phạm tội giảm 10,48%) Tuy nhiên, từ năm 2009 đến 2011, số vụ và số người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác lại tăng dần Năm 2009,
số vụ tăng 56,33% và số người phạm tội tăng 60% so với năm 2007 Đây cũng là
tỷ lệ tăng cao nhất trong các năm sau năm 2007
Biểu đồ 5 sẽ cho thấy rõ hơn xu hướng vận động của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
từ năm 2007 đến năm 2011
Biểu đồ 5: Diễn biến về lượng của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ năm 2007 đến năm
2011 về số vụ và số người phạm tội
Trang 20C YGTT
(Nguồn: Phũng thống kờ tội phạm VKSND tỉnh Thỏi Nguyờn)
Để đỏnh giỏ diễn biến về lượng của tội cố ý gõy thương tớch hoặc gõy tổn hại cho sức khoẻ của người khỏc trờn địa bàn tỉnh Thỏi Nguyờn chỳng ta cần so sỏnh với diễn biến về lượng của tội phạm núi chung trờn địa bàn
Biểu đồ 6: Diễn biến về lượng số vụ phạm tội cố ý gõy thương tớch hoặc gõy
tổn hại cho sức khỏe của người khỏc với số vụ phạm tội núi chung xột xử trong giai đoạn 2007-2011 trờn địa bàn tỉnh Thỏi Nguyờn
cố ý gây thương tích
Số vụ phạm tội nói chung
(Nguồn: Phũng thống kờ tội phạm VKSND tỉnh Thỏi Nguyờn)
Nhỡn vào biểu đồ trờn, ta cú thể thấy, diễn biến về lượng của tội cố ý gõy thương tớch hoặc gõy tổn hại cho sức khoẻ của người khỏc và tội phạm núi chung
cú những điểm tương đồng về xu hướng tăng, giảm Năm 2009 số vụ và số người
Trang 21phạm tội cố ý gõy thương tớch hoặc gõy tổn hại cho sức khoẻ của người khỏc cú xu hướng tăng so với năm 2007, 2008 Năm 2010 số vụ và số người phạm tội cố ý gõy thương tớch hoặc gõy tổn hại cho sức khoẻ của người khỏc giảm và năm 2011 lại
cú xu hướng tăng cũng như diễn biến của tụị phạm núi chung
Biểu đồ 7: Diễn biến số người phạm tội cố ý gõy thương tớch hoặc gõy tổn
hại cho sức khỏe của người khỏc với số người phạm tội núi chung xột xử trong giai đoạn 2007-2011 trờn địa bàn tỉnh Thỏi Nguyờn
ý gây thương tích
Số người phạm tội nói chung
(Nguồn: Phũng thống kờ tội phạm VKSND tỉnh Thỏi Nguyờn)
* Diễn biến về chất của tội cố ý gõy thương tớch hoặc gõy tổn hại cho sức khỏe của người khỏc trờn địa bàn tỉnh Thỏi Nguyờn giai đoạn 2007- 2011
Để đỏnh giỏ diễn biến về chất (diễn biến bờn trong) của tội này, tỏc giả nghiờn cứu 167 bản ỏn với 265 bị cỏo để đưa ra một số tiờu thức (tiờu chớ) nhất định:
Theo độ tuổi của người phạm tội
Bảng số 8 : Thống kờ diễn biến về số người phạm tội cố ý gõy thương tớch
hoặc gõy tổn hại cho sức khoẻ của người khỏc trờn địa bàn tỉnh Thỏi Nguyờn giai đoạn 2007- 2011 theo độ tuổi
Trang 22Năm Chưa thành niên Đã thành niên
(Nguồn: Nghiên cứu từ 167 bản án hình sự sơ thẩm)
Từ bảng số liệu trên chúng ta thấy, số người đã thành niên phạm tội giữ mức
độ ổn định qua các năm, số người chưa thành niên phạm tội từ năm 2007 đến năm
2008 tăng đột biến, và có xu hướng tiếp tục tăng trong những năm gần đây, độ tuổi
phạm tội ngày càng “trẻ hoá” cho chúng ta thấy được mức độ nghiêm trọng của
loại tội này
Biểu đồ sau giúp chúng ta thấy rõ được nhận định trên:
Biểu đồ 8: Diễn biến về chất số người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007- 2011 theo độ tuổi
§·
thµn h niªn Cha thµn h niªn
(Nguồn: Nghiên cứu từ 167 bản án hình sự sơ thẩm)
Theo đặc điểm nghề nghiệp của người phạm tội
Trang 23Bảng số 9: Thống kờ diễn biến số người phạm tội cố ý gõy thương tớch hoặc
gõy tổn hại cho sức khoẻ của người khỏc trờn địa bàn tỉnh Thỏi Nguyờn giai đoạn 2007- 2011 theo nghề nghiệp
nghề
Học sinh, sinh viờn
Nụng nghiệp Cụng chức
Cỏc nghề khỏc
(Nguồn: Nghiờn cứu từ 167 bản ỏn hỡnh sự sơ thẩm)
Từ bảng số liệu trờn chỳng ta thấy, số người phạm tội khụng cú nghề nghiệp, cụng chức và cỏc nghề khỏc cú diễn biến khụng quỏ phức tạp, cũn số người phạm tội là học sinh, sinh viờn và người làm nụng nghiệp cú xu hướng tăng trong những năm gần đõy Dưới đõy là biểu đồ về diễn biến bờn trong của hai loại đối tượng phạm tội cú diễn biến phức tạp Đú là phạm tội là học sinh, sinh viờn và người làm nụng nghiệp
Biểu đồ 9: Diễn biến về chất số người phạm tội cố ý gõy thương tớch hoặc
gõy tổn hại cho sức khoẻ của người khỏc là học sinh, sinh viờn trờn địa bàn tỉnh Thỏi Nguyờn giai đoạn 2007- 2011
2007 2008 2009 2010 2011
Số người phạm tội là học sinh, sinh viên
Trang 24(Nguồn: Nghiên cứu từ 167 bản án hình sự sơ thẩm)
Biểu đồ 10: Diễn biến về chất số người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác làm nghề nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007- 2011
2007 2008 2009 2010 2011
(Nguồn: Nghiên cứu từ 167 bản án hình sự sơ thẩm)
Theo đặc điểm giới tính của người phạm tội
Bảng số 10: Thống kê diễn biến số người phạm tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác theo giới tính trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007- 2011
(Nguồn: Nghiên cứu từ 167 bản án hình sự sơ thẩm)
Từ bảng số liệu trên chúng ta thấy, số nam giới phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tương đối ổn định qua các năm, số nữ giới phạm tội này từ năm 2007 đến năm
2008 tăng đột biến và tiếp tục có xu hướng tăng trong những năm gần đây
Trang 25Nhận định trên được thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 11: Diễn biến về chất số người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác theo giới tính trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007- 2011
(Nguồn: Nghiên cứu từ 167 bản án hình sự sơ thẩm)
1.2 Cơ cấu và tính chất của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007- 2011
Cơ cấu, tính chất của tội phạm thể hiện đặc điểm bên trong của tội phạm, hay còn gọi là thực trạng về chất của tội phạm
Nghiên cứu về cơ cấu của tội phạm là nghiên cứu về tỉ trọng, mối quan hệ giữa nhân tố bộ phận và tổng thể của tình hình tội phạm trong khoảng thời gian nhất định và trên địa bàn nhất định để từ đó làm rõ tính chất của loại tội phạm đó Việc phân tích cơ cấu để thấy được tính chất của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007- 2011 được tác giả thực hiện thông qua việc nghiên cứu 167 bản án, 265
bị cáo được chọn ngẫu nhiên
Trang 26Để làm rõ cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tác giả tập trung nghiên cứu theo các tiêu chí (tiêu thức) sau:
* Cơ cấu theo loại tội phạm (phân loại tội phạm theo Điều 8- K3 BLHS)
Theo tiêu chí này, có 16 bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng chiếm 6%; 196 bị cáo phạm tội nghiêm trọng chiếm 73,9%; 53 bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng chiếm 21,1%, không có bị cáo nào phạm tội đặc biệt nghiêm trọng Từ các số liệu trên chúng ta có thể thấy số bị cáo bị truy tố về tội nghiêm trọng chiếm tỷ trọng lớn, sau đó là tội rất nghiêm trọng, tỷ lệ của bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng là ít nhất vì người phạm tội theo khoản 1 điều 104/BLHS thuộc trường hợp người bị hại
có thể rút đơn đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự để người phạm tội không bị xử
tr äng Téi r Êt nghiªm tr äng
(Nguồn: nghiên cứu từ 167 bản án hình sự sơ thẩm)
* Cơ cấu theo dạng hành vi khách quan (cố ý gây thương tích hay gây tổn
hại cho sức khoẻ của người khác)
Tất cả 167 vụ án được nghiên cứu đều được thực hiện dưới dạng hành vi khách quan là cố ý gây thương tích cho sức khỏe của người khác, không có vụ nào được thực hiện dưới dạng hành vi khách quan gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Trang 27Biểu đồ 16: Cơ cấu theo dạng hành vi khỏch quan
100%
Cố ý gây thương tích cho sức khỏe của người khác
(Nguồn: nghiờn cứu từ 167 bản ỏn hỡnh sự sơ thẩm)
* Cơ cấu theo mức tỷ lệ thương tật gõy ra cho nạn nhõn
Tỏc giả nghiờn cứu 167 bản ỏn thỡ nhận thấy cú 198 nạn nhõn, trong đú: Thương tớch dưới 11%: 56 người chiếm 28,3%
Thương tớch từ 11% đến dưới 31%: 102 người chiếm 53,3%
Thương tớch từ 31% đến dưới 61%: 25 người chiếm 12,6%
Thương tớch từ 61% trở lờn: 12 người chiếm 6,1%
Nạn nhõn tử vong: 3 người chiếm 1,5%
Từ cơ cấu trờn đõy, ta cú thể thấy, phần lớn nạn nhõn cú tỷ lệ thương tật là từ 11% đến dưới 31%
Biểu đồ 17: Cơ cấu theo mức độ thiệt hại sức khoẻ của nạn nhõn
Trang 28Tỷ lệ thương tật từ 31% đến dưới 61%
Tỷ lệ thương tật từ 61% tr ở lên
Nạn nhân tử vong
(Nguồn: nghiờn cứu từ 167 bản ỏn hỡnh sự sơ thẩm)
* Cơ cấu theo loại chế tài hỡnh sự ỏp dụng đối với người phạm tội
Theo tổng hợp của tỏc giả qua 167 bản ỏn thỡ loại chế tài đó ỏp dụng đối với
265 bị cỏo đó xột xử về tội cố ý gõy thương tớch hoặc gõy tổn hại cho sức khoẻ của người khỏc trong giai đoạn 2007- 2011 như sau: phạt tự nhưng cho hưởng ỏn treo
115 bị cỏo chiếm 43,4%; phạt tự dưới 3 năm 97 bị cỏo chiếm 36,5%; phạt tự từ 3 năm đến 7 năm 53 bị cỏo chiếm 20%
Biểu đồ 18: Cơ cấu theo loại chế tài đó ỏp dụng
(Nguồn: nghiờn cứu từ 167 bản ỏn hỡnh sự sơ thẩm)
Qua biểu đồ trờn, chỳng ta cú thể thấy, cỏc bị cỏo phạm tội cố ý gõy thương tớch hoặc gõy tổn hại cho sức khoẻ của người khỏc chủ yếu bị ỏp dụng hỡnh phạt tự giam, tổng cơ cấu của hỡnh phạt tự giam là 56,5%, phạt tự nhưng cho hưởng ỏn treo chiếm gần ẵ cơ cấu trờn
Trang 29* Cơ cấu theo hỡnh thức phạm tội
Trong 167 vụ ỏn, cú 73 vụ hỡnh thức phạm tội là đơn lẻ chiếm 43,71%, 94 vụ hỡnh thức phạm tội là đồng phạm chiếm 56,29% Theo đú chỳng ta cú thể thấy, hỡnh thức phạm tội cố ý gõy thương tớch hoặc gõy tổn hại cho sức khỏe của người khỏc trờn địa bàn tỉnh Thỏi Nguyờn chủ yếu là hỡnh thức phạm tội đồng phạm
Biểu đồ 19: Cơ cấu theo hỡnh thức phạm tội
43.71%
56.29%
Hình thức phạm tội đơn lẻ
Hình thức phạm tội đồng phạm
(Nguồn: nghiờn cứu từ 167 bản ỏn hỡnh sự sơ thẩm)
* Cơ cấu theo động cơ phạm tội
Tỏc giả khảo sỏt qua 167 bản ỏn HSST về tội cố ý gõy thương tớch hoặc gõy tổn hại cho sức khỏe của người khỏc cho thấy, động cơ của loại tội phạm này rất đa dạng, tuy nhiờn tỏc giả chỉ tập trung nghiờn cứu theo một số tiờu chớ dưới đõy:
- Động cơ mõu thuẫn cỏ nhõn hỡnh thành từ trong sinh hoạt, giao tiếp hàng ngày cú 68 vụ chiếm 40,7%
- Động cơ trả thự cú 18 vụ chiếm 10,7%
- Động cơ ghen tuụng cú 8 vụ chiếm 4,8%
- Động cơ sĩ diện, ra oai cú 28 vụ chiếm 16,7%
- Động cơ liờn quan đến lợi ớch kinh tế cú 10 vụ chiếm 5,9%
Trang 30- Động cơ khỏc do bị kớch thớch bởi cỏc chất như: rượu, bia, cỏc chất gõy nghiện cú 35 vụ chiếm 20,9%
Từ số liệu trờn chỳng ta cú thể nhận xột, động cơ chủ yếu dẫn đến loại tội này là do mõu thuẫn cỏ nhõn trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày chiếm 40,7% trờn tổng số cơ cấu cỏc loại động cơ mà tỏc giả nghiờn cứu
Biểu đồ 20: Cơ cấu theo động cơ phạm tội
Sĩ diện
Động cơ liên quan đến lợi ích kinh tế
(Nguồn: nghiờn cứu từ 167 bản ỏn hỡnh sự sơ thẩm)
* Cơ cấu theo thời gian phạm tội
Qua nghiờn cứu, thấy 167 vụ ỏn cố ý gõy thương tớch hoặc gõy tổn hại cho sức khỏe của người khỏc trờn địa bàn tỉnh Thỏi Nguyờn xảy ra qua cỏc khung giờ như sau:
- Từ khoảng 6h sỏng đến khoảng 14h chiều cú 41 vụ chiếm 24,5%
- Từ khoảng 14h chiều đến khoảng 22h đờm cú 98 vụ chiếm 58,7%
- Từ khoảng 22h đờm đến khoảng 6h sỏng hụm sau cú 28 vụ chiếm 16,8% Chỳng ta thấy khung giờ từ 14h chiều đến 22h đờm là khung giờ cú số vụ gõy thương tớch xảy ra nhiều nhất
Biểu đồ 21: Cơ cấu theo thời gian phạm tội
Trang 31(Nguồn: nghiên cứu từ 167 bản án hình sự sơ thẩm)
* Cơ cấu theo địa điểm phạm tội
Trong số các vụ án được khảo sát có 61 vụ xảy ra ngoài đường, nơi công cộng chiếm 36,5%, có 30 vụ xảy ra tại nhà riêng chiếm 17,7%, 28 vụ xảy ra tại trường học chiếm 16,8%, có 9 vụ xảy ra tại cơ quan, tổ chức chiếm 5,4%, có 39 vụ xảy ra tại các hàng quán chiếm 23,4%
Biểu đồ 22: Cơ cấu theo địa điểm phạm tội
(Nguồn: nghiên cứu từ 167 bản án hình sự sơ thẩm)
* Cơ cấu theo tiêu chí người phạm tội có sử dụng hoặc không sử dụng hung khí nguy hiểm
Trang 32Trong tổng số 167 vụ án trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 106 vụ án có sử dụng hung khí nguy hiểm như: dao, gậy, gạch, đá, kiếm… chiếm tỷ lệ 63,4%, có
61 vụ không sử dụng hung khí nguy hiểm chiếm 36,6%
Biểu đồ 23: Cơ cấu theo tiêu chí người phạm tội không sử dụng hoặc có
sử dụng hung khí nguy hiểm
63.40%
nguy hiÓm
Ch©n tay
(Nguồn: nghiên cứu từ 167 bản án hình sự sơ thẩm)
* Cơ cấu theo đặc điểm nhân thân người phạm tội
Nghiên cứu 265 bị cáo của 167 vụ án, tác giả có các kết quả sau:
- Giới tính và tuổi của người phạm tội: Trong tổng số 265 bị cáo có 221 bị
cáo là nam chiếm 83,4%, 44 bị cáo là nữ chiếm 16,6%
Bị cáo là người đã thành niên có 206 bị cáo chiếm 77,7%, bị cáo chưa thành niên có 59 bị cáo chiếm 22,3%
Biểu đồ 24: Cơ cấu theo giới tính người phạm tội
Trang 33Biểu đồ 25: Cơ cấu theo độ tuổi người phạm tội
77.70%
22.30%
Thµnh niªn
C ha thµnh niªn
(Nguồn: nghiên cứu từ 167 bản án hình sự sơ thẩm)
- Trình độ văn hóa của người phạm tội: Trong 265 bị cáo có 12 bị cáo không
biết chữ chiếm 4,5%, trình độ tiểu học có 51 bị cáo chiếm 19,3%, trình độ trung học cơ sở có 95 bị cáo chiếm 35,8%, trình độ trung học phổ thông có 107 bị cáo chiếm 40,4% Như vậy, chúng ta thấy phần lớn các bị cáo có trình độ trung học cơ
(Nguồn: nghiên cứu từ 167 bản án hình sự sơ thẩm)
- Đặc điểm phạm tội lần đầu hay tái phạm
Trang 34Trong số 265 bị cáo có 192 bị cáo phạm tội lần đầu chiếm 72,5%, có 73 bị cáo phạm tội thuộc trường hợp tái phạm chiếm 27,5% Như vậy, chủ yếu các bị cáo là phạm tội lần đầu
Biểu đồ 27: Cơ cấu theo đặc điểm phạm tội lần đầu hay tái phạm của người phạm tội
(Nguồn: nghiên cứu từ 167 bản án hình sự sơ thẩm)
- Nghề nghiệp của người phạm tội
Nghiên cứu 265 bị cáo phạm tội có 15 bị cáo không có nghề nghiệp chiếm 5,6%, là học sinh, sinh viên có 39 bị cáo chiếm 14,7%, làm nghề nông nghiệp có
75 bị cáo chiếm 28,3%, là công chức nhà nước 3 bị cáo chiếm 1,1%, làm các nghề khác như: xe ôm, lái xe, buôn bán, thợ xây…có 133 bị cáo chiếm 50,2% Như vậy, chúng ta thấy tỷ lệ các bị cáo làm nghề tự do và nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trong
cơ cấu trên
Biểu đồ 28: Cơ cấu theo nghề nghiệp của người phạm tội
72.50%
27.50%
Ph¹m téi lÇn ®Çu
T¸i ph¹m
Trang 35(Nguồn: nghiên cứu từ 167 bản án hình sự sơ thẩm) + Cơ cấu theo đặc điểm mối quan hệ giữa nạn nhân và người phạm tội
Trong tổng số 265 bị cáo có 195 bị cáo là có quan hệ quen biết với nạn nhân chiếm 73,5%, 70 bị cáo là không có mối quan hệ với nạn nhân chiếm 26,5%
Biểu đồ 29: Cơ cấu mối quan hệ giữa nạn nhân và người phạm tội
73.50%
26.50%
Cã quan hÖ quen biÕt
Kh«ng cã quan hÖ quen biÕt
(Nguồn: nghiên cứu từ 167 bản án hình sự sơ thẩm
Dựa trên kết quả nghiên cứu tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tác giả kết luận được tính chất của tội này trên địa bàn tỉnh như sau:
Thứ nhất: các vụ án về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chủ yếu là loại tội nghiêm trọng chiếm tỷ lệ 73,9%
Trang 36Thứ hai: chế tài đã áp dụng cho các bị cáo bị xét xử sơ thẩm phổ biến là
hình thức tù giam, phổ biến là mức dưới 3 năm với tỷ lệ là 36,6%
Thứ ba: về hình thức phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chủ yếu là phạm tội dưới hình thức đồng phạm chiếm 56,29%
Thứ tư: về khung thời gian tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác xảy ra chủ yếu là khoảng 14h chiều đến khoảng 22h đêm chiếm 59,7%
Thứ năm: địa điểm xảy ra tội phạm chủ yếu là ngoài đường, nơi công cộng
chiếm 36,5%
Thứ sáu: về phương tiện sử dụng để phạm tội chủ yếu là các hung khí có tính
nguy hiểm cao như: dao, kiếm, mã tấu, gạch, đá…chiếm 63,4%
Thứ bảy: động cơ phạm tội chủ yếu là do mâu thuẫn cá nhân trong sinh hoạt,
giao tiếp hàng ngày chiếm 40,7%
Thứ tám: về đặc điểm nhân thân của người phạm tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác chủ yếu là nam giới chiếm tỷ lệ 83,4%, các bị cáo đa số là làm nghề tự do chiếm 50,2%, số các bị cáo có độ tuổi từ
18 đến 30 tuổi là 195 bị cáo chiếm 94,6% so với tổng số bị cáo đã thành niên
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Việc nghiên cứu tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007- 2011 cho chúng ta thấy được toàn bộ bức tranh về tội phạm này trên địa bàn toàn tỉnh Nghiên cứu số liệu cụ thể về tội này chúng ta thấy thực trạng của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có xu hướng tăng và chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số các vụ phạm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh
dự, nhân phẩm của con người Cùng với đó số người phạm tội tăng cho thấy loại