1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố hải phòng

85 183 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 1,35 MB

Nội dung

DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Số vụ và số người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác bị xét xử sơ thẩm trên địa bàn Bảng 1.2: Số vụ và số người phạm tội

Trang 1

NGUYỄN MINH THU

PHÒNG NGỪA TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH

HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Chuyên ngành : Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm

Mã số : 60 38 01 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS LÊ THỊ SƠN

HÀ NỘI - 2013

Trang 2

Sau một thời gian học tập, nghiên cứu lý luận và tìm hiểu công tác thực tiễn, được sự hướng dẫn, giảng dạy của các thầy cô, sự quan tâm giúp đỡ của cơ quan cùng với sự đóng góp của bạn bè, đồng nghiệp, tôi đã hoàn thành Luận văn thạc sỹ Luật học Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:

Ban giám hiệu cùng các thầy cô Trường đại học Luật Hà Nội, các giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ đã tận tình giảng dạy, truyền đạt nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường

Cám ơn Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng, Tòa án nhân dân các quận, huyện; Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng đã giúp đỡ rất nhiều để tôi hoàn thành luận văn này

Đặc biệt, tôi xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến PSG TS Lê Thị Sơn, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn

Cám ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập

Tác giả luận văn

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các số liệu, ví dụ trong Luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực Những kết luận khoa học của Luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình khoa học nào khác

Tác giả

Nguyễn Minh Thu

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU 01

CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI

1.1 Thực trạng của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe

của người khác trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2008 - 2012 05 1.1.1 Thực trạng về mức độ của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại

cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn

1.1.2 Thực trạng về tính chất của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại

cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn

1.2 Diễn biến của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe

của người khác trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2008 - 2012 29 1.2.1 Diễn biến về mức độ của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức

khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2008 - 2012 30 1.2.2 Diễn biến về tính chất của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại

cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn

TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

2.2 Nhóm nguyên nhân liên quan đến giáo dục và tuyên truyền, phổ

Trang 5

Kết luận chương 2 57

HIỆU QUẢ PHÒNG NGỪA TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN

HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

3.1 Dự báo tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức

khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong thời gian tới 58

3.2 Các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội cố ý gây thương

tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành

3.2.2 Nhóm biện pháp về giáo dục và tuyên truyền, phổ biến pháp luật 61 3.2.3 Nhóm các biện pháp về nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý trật

3.2.4 Nhóm các biện pháp về nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

BLHS: Bộ luật hình sự

Trang 7

1 DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Số vụ và số người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn

hại cho sức khỏe của người khác bị xét xử sơ thẩm trên địa bàn

Bảng 1.2: Số vụ và số người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn

hại cho sức khỏe của người khác so với số vụ và số người

phạm tội của nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân

phẩm, danh dự của con người trên địa bàn thành phố Hải

Bảng 1.3: Số vụ và số người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại

cho sức khỏe của người khác so với số vụ và số người phạm tội

của các tội phạm nói chung trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Bảng 1.4: Chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội cố ý gây thương tích

hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành

phố Hải Phòng giai đoạn 2008 - 2012 (tính trên 100.000 dân) 09

Bảng 1.5: Chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội cố ý gây thương tích

hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn

thành phố Hải Phòng, thành phố Hà Nội, tỉnh Quảng Ninh và

toàn quốc giai đoạn 2008 - 2012 (tính trên 100.000 dân) 10

Bảng 1.6: Số vụ phạm tội và số người bị khởi tố, truy tố, xét xử về tội cố ý

gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2008 - 2012 12

Bảng 1.7: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức

Bảng 1.8: Cơ cấu tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe

Trang 8

Bảng 1.10: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức

Bảng 1.11: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức

Bảng 1.12: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức

Bảng 1.13: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức

Bảng 1.14: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức

Bảng 1.15: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức

Bảng 1.16: Cơ cấu theo giới tính, độ tuổi của người phạm tội cố ý gây

thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác 24 Bảng 1.17: Cơ cấu theo giới tính, độ tuổi, mối quan hệ của nạn nhân với

Bảng 1.19: Mức độ tăng, giảm hàng năm của tội cố ý gây thương tích

hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn

Bảng 1.20: So sánh mức độ tăng, giảm hàng năm của tội cố ý gây thương

tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác và các tội

xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con

người trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2008 - 2012 31

Bảng 1.21: Mức độ tăng, giảm hàng năm của số người phạm tội cố ý gây

thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác bị

xử phạt tù từ trên 03 năm đến 07 năm trên địa bàn thành phố

Trang 9

thuộc trường hợp “tái phạm, tái phạm nguy hiểm” trên địa bàn

Bảng 1.23: Mức độ tăng, giảm hàng năm của số người phạm tội cố ý gây

thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

trong độ tuổi từ 14 đến dưới 18 tuổi và từ 18 đến 30 tuổi trên

2 DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1: Số vụ, số người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn

hại cho sức khỏe của người khác bị xét xử trên địa bàn thành

Biểu đồ 1.2: So sánh số vụ và số người phạm tội cố ý gây thương tích

hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với số vụ và

số người phạm tội của nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người trên địa bàn thành

Biểu đồ 1.3: So sánh số vụ, số người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc

gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với số vụ, số người phạm tội nói chung trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai

Biểu đồ 1.4: So sánh chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội cố ý gây

thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trung bình trên địa bàn thành phố Hải Phòng, thành phố Hà Nội, tỉnh Quảng Ninh và toàn quốc giai đoạn 2008 - 2012

Biểu đồ 1.5: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức

Biểu đồ 1.6: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức

khỏe của người khác theo loại hình phạt đã được áp dụng 15

Trang 10

Biểu đồ 1.8: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức

Biểu đồ 1.9: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức

khỏe của người khác theo mức độ hậu quả (tỷ lệ thương tật

Biểu đồ 1.10: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho

sức khỏe của người khác theo theo tiêu chí có (hoặc không)

Biểu đồ 1.11: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho

sức khỏe của người khác theo các loại hung khí nguy hiểm 19

Biểu đồ 1.12: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho

sức khỏe của người khác theo tiêu chí có (hoặc không có)

Biểu đồ 1.13: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho

Biểu đồ 1.14: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho

Biểu đồ 1.15: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho

Biểu đồ 1.16: Cơ cấu theo giới tính của người phạm tội cố ý gây thương

tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác 24

Biểu đồ 1.17: Cơ cấu theo độ tuổi của người phạm tội cố ý gây thương

tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác 25

Biểu đồ 1.18: Cơ cấu theo trình độ học vấn của người phạm tội cố ý gây

thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác 25

Biểu đồ 1.19: Cơ cấu theo đặc điểm “phạm tội lần đầu” hay “tái phạm, tái

Biểu đồ 1.20: Cơ cấu theo nghề nghiệp của người phạm tội cố ý gây

thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác 27

Trang 11

tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa

Biểu đồ 1.23: So sánh diễn biến của số vụ phạm tội cố ý gây thương tích

hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác và số vụ phạm các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Biểu đồ 1.24: So sánh diễn biến của số người phạm tội cố ý gây thương

tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với số người phạm các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người trên địa bàn thành phố Hải

Biểu đồ 1.25: Diễn biến của số người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc

gây tổn hại cho sức khỏe của người khác bị xử phạt tù từ trên 03 năm đến 07 năm trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Biểu đồ 1.26: Diễn biến số người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây

tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Hải Phòng từ năm 2008 đến năm 2012 phạm tội thuộc

Biểu đồ 1.27: Diễn biến số người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây

tổn hại cho sức khỏe của người khác trong độ tuổi từ 14 đến dưới 16 tuổi và từ 18 đến 30 tuổi trên địa bàn thành phố

Trang 12

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hải Phòng là thành phố duyên hải nằm ở hạ lưu của hệ thống sông Thái Bình thuộc đồng bằng sông Hồng; phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây Bắc giáp tỉnh Hải Dương, phía Tây Nam giáp tỉnh Thái Bình và phía Đông là biển Đông với đường bờ biển dài 125km Với diện tích tự nhiên là 1.507,57 km2

, dân số khoảng 1.878.500 người trong đó dân cư thành thị chiếm 46,1% và dân cư nông thôn chiếm 53,9%, là thành phố đông dân thứ 3 ở Việt Nam; mật độ dân số trung bình của thành phố là 1.246,04 người/km2

Hải Phòng từ lâu đã nổi tiếng là một cảng biển lớn nhất ở miền Bắc, một đầu mối giao thông quan trọng với hệ thống giao thông thuỷ, bộ, đường sắt, hàng không trong nước và quốc tế, là cửa chính ra biển của thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Bắc; là đầu mối giao thông quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trên hai hành lang

- một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc Chính vì vậy trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội vùng châu thổ sông Hồng, Hải Phòng được xác định là một cực tăng trưởng của vùng kinh tế động lực phía Bắc (Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh); là trung tâm kinh tế - khoa học - kĩ thuật tổng hợp của vùng duyên hải Bắc Bộ

và là một trong những trung tâm phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước [11] Cùng với cả nước trong tiến trình đổi mới, nhất là trong những năm gần đây Hải Phòng đã đạt được những thành tựu quan trọng về kinh tế, văn hóa, xã hội với mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm (2007 - 2011) từ 10% - 12%

Tuy nhiên, do đặc điểm vị trí địa lý cùng với mặt trái của cơ chế thị trường cũng làm nảy sinh những vấn đề phức tạp mới như: sự chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn Tình trạng thiếu việc làm khiến cho người lao động phải kiếm sống bằng mọi cách và mọi giá nên dễ bị lôi kéo vào con đường phạm tội Ngoài ra, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng trong các dự án của Thành phố chưa được kịp thời và nhiều khi còn chưa hợp lý dẫn đến tâm lý bức xúc trong nhân dân, dẫn đến sự vi phạm pháp luật; ý thức tham gia giao thông cũng như chấp hành pháp luật về giao thông của người dân, nhất là giới trẻ còn kém nên khi bị xử lý dễ

có hành vi phạm tội đối với người đang thi hành công vụ Xuất phát từ những khó khăn, hạn chế về kinh tế - xã hội cùng với các nguyên nhân khác như giáo dục, tuyên

Trang 13

truyền pháp luật; đặc điểm về tâm sinh lý của con người như tính tình nóng nảy, khả năng kiềm chế kém nên tình hình an ninh trật tự và an toàn xã hội của thành phố Hải Phòng trong thời gian qua chưa ổn định; tội phạm xảy ra nhiều trong đó tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác và có diễn biến ngày càng phức tạp

Các vụ phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ngày một nghiêm trọng, với phương thức, thủ đoạn và công cụ phạm tội hết sức đa dạng, nguy hiểm; đặc biệt người phạm tội thể hiện tính chất táo bạo, côn

đồ với thái độ hết sức coi thường sức khỏe của người khác, gây tâm lý bức xúc và hoang mang trong nhân dân

Trước tình hình trên, việc nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện và sâu sắc tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong thời gian gần đây để từ đó tìm ra nguyên nhân của tội phạm này và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Hải Phòng có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ gìn an ninh trật tự để phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố,

bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Hải Phòng” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình

2 Tình hình nghiên cứu

Trong những năm gần đây, có khá nhiều công trình nghiên cứu về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác dưới góc độ tội phạm học

Trên phạm vi toàn quốc có công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hữu

Cầu “Đặc điểm tội phạm học của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ở Việt Nam hiện nay và các giải pháp phòng ngừa” (Luận án

tiến sỹ luật học, Học viện Cảnh sát nhân dân, Hà Nội 2002)

Trên phạm vi địa phương, có các công trình nghiên cứu như: Công trình

nghiên cứu của tác giả Bùi Tiến Thành “Phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Hòa Bình” (Luận văn

thạc sỹ luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội 2011); của tác giả Vy Thị Thu Hà

“Phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người

Trang 14

khác trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn” (Luận văn thạc sỹ luật học, Đại học Luật Hà Nội,

Hà Nội 2011); của tác giả Nguyễn Thị Lan Anh “Phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Bình”

(Luận văn thạc sỹ luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội 2012)…

Các công trình nghiên cứu trên đã phân tích và đánh giá được tình hình tội phạm, tìm ra nguyên nhân, đề xuất các giải pháp phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn ở những địa phương nhất định như Hòa Bình, Lạng Sơn, Quảng Bình

Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống cũng như đưa ra được biện pháp phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn

hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Hải Phòng Thành phố Hải

Phòng có những đặc thù riêng về vị trí địa lý, dân số, kinh tế - xã hội, con người…

Do vậy, tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác và các biện pháp phòng ngừa tội phạm này trên địa bàn thành phố Hải Phòng Hải Phòng sẽ có những điểm khác biệt

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

- Về đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu tình hình tội phạm, nguyên nhân và các biện pháp phòng ngừa tội phạm của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

- Về phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu dưới góc độ Tội phạm học

tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Hải Phòng từ năm 2008 đến năm 2012

4 Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu

a) Mục đích của việc nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu để nhằm đề xuất các

biện pháp phòng ngừa phù hợp với đặc thù riêng của thành phố Hải Phòng để ngăn ngừa thực sự có hiệu quả tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong thời gian tới

b) Nhiệm vụ của việc nghiên cứu: Từ mục đích nói trên, tác giả cần thực hiện

những nhiệm vụ cơ bản sau:

- Đánh giá thực trạng, diễn biến của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong thời gian

từ năm 2008 đến năm 2012

Trang 15

- Làm sáng tỏ nguyên nhân của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Hải Phòng

- Dự báo tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong thời gian tới

- Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Hải Phòng

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

a) Phương pháp luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận

của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử

b) Phương pháp nghiên cứu: Trong luận văn, tác giả sử dụng kết hợp các

phương pháp nghiên cứu cụ thể, bao gồm: Phương pháp tiếp cận định lượng, tiếp cận tổng thể, tiếp cận bộ phận; phương pháp chọn mẫu xác xuất ngẫu nhiên đơn giản; phương pháp phân tích thứ cấp dữ liệu; phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp và so sánh

6 Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn

Luận văn đánh giá được tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong thời gian từ năm

2008 đến năm 2012, giải thích được một số nguyên nhân cơ bản làm phát sinh tội phạm này và đề xuất được các biện pháp phòng ngừa phù hợp với đặc điểm riêng biệt

và yêu cầu phòng ngừa tội phạm trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong thời gian tới

7 Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm ba chương:

Chương 1: Tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe

của người khác trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2008 - 2012

Chương 2: Nguyên nhân của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho

sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Chương 3: Dự báo tình hình tội phạm và các biện pháp nâng cao hiệu quả

phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Trang 16

Chương 1 TÌNH HÌNH TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY

TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2008 - 2012

“Tình hình tội phạm là trạng thái, xu thế vận động của (các) tội phạm (hoặc nhóm tội phạm hoặc một loại tội phạm) đã xảy ra trong một đơn vị không gian và thời gian nhất định” [3, tr 203]

Để làm sáng tỏ được tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Hải Phòng từ năm 2008 đến năm

2012, tác giả sử dụng số liệu thống kê chính thức của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng và số liệu do tác giả thu thập từ 205 bản án hình sự sơ thẩm xét xử về tội phạm này ở thành phố Hải Phòng được lựa chọn ngẫu nhiên từ tất cả các bản án về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong phạm vi nghiên cứu

1.1 Thực trạng của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2008 - 2012

“Thực trạng của tội phạm là tình trạng thực tế của tội phạm đã xảy ra trong

đơn vị không gian và thời gian nhất định xét về mức độ và về tính chất” [16; tr.112]

1.1.1 Thực trạng về mức độ của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2008 - 2012

Trong phần này, tác giả nghiên cứu tổng số tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác đã xảy ra cũng như tổng số người đã thực hiện tội phạm này trên địa bàn thành phố Hải Phòng từ năm 2008 đến năm 2012

* Về tội phạm rõ

Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng thì số vụ và

số người phạm tội bị xét xử hình sự sơ thẩm về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong 05 năm như sau:

Trang 17

Bảng 1.1: Số vụ và số người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại

cho sức khỏe của người khác bị xét xử sơ thẩm trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2008 - 2012

(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng)

Bảng thống kê trên cho thấy, từ năm 2008 đến năm 2012, Tòa án nhân dân các cấp của thành phố Hải Phòng đã xét xử sơ thẩm 704 vụ án và 1.136 người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác Bình quân mỗi năm có khoảng 140,8 vụ với khoảng 227,2 người phạm tội bị xét xử sơ thẩm về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

Để hình dung rõ hơn về con số này, ta có thể nhìn biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 1.1: Số vụ, số người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức

khỏe của người khác bị xét xử trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2008 - 2012

(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng)

Để làm rõ “bức tranh” về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Hải Phòng từ năm 2008 đến năm 2012 tác giả so sánh nó trong mối tương quan với các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe,

151 236

Trang 18

nhân phẩm, danh dự của con người và với tội phạm nói chung trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong cùng khoảng thời gian

Bảng 1.2: Số vụ và số người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại

cho sức khỏe của người khác so với số vụ và số người phạm tội của nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2008 - 2012

Năm

Cố ý gây thương tích hoặc gây

tổn hại cho sức khỏe

của người khác

Nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người

Tỉ lệ phần trăm giữa (1) và (3)

Tỉ lệ phần trăm giữa (2) và (4)

Số vụ

(1)

Số người (2)

Số vụ (3)

Số người (4)

(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng)

Biểu đồ 1.2: So sánh số vụ và số người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc

gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với số vụ và số người phạm tội của nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2008 - 2012

(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng)

Qua bảng số liệu và biểu đồ cho thấy, từ năm 2008 đến năm 2012 trên địa bàn thành phố Hải Phòng số tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là 704 vụ, 1.136 người phạm tội; trong khi số tội phạm thuộc nhóm tội

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người

Trang 19

xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người chỉ có 920 vụ, 1.531 người phạm tội Như vậy, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác chiếm tỷ lệ rất lớn trong nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người cả về số vụ là 76,5% và số người phạm tội là 74,2%

Bên cạnh đó, cần so sánh tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe

của người khác trong mối tương quan với tội phạm nói chung của thành phố Hải Phòng

Bảng 1.3: Số vụ và số người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại

cho sức khỏe của người khác so với số vụ và số người phạm tội của các tội phạm nói chung trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2008 - 2012

Năm

Cố ý gây thương tích hoặc gây

tổn hại cho sức khỏe

của người khác

Tội phạm nói chung Tỉ lệ phần

trăm giữa (1) và (3)

Tỉ lệ phần trăm giữa (2) và (4)

Số vụ

(1)

Số người (2)

Số vụ (3)

Số người (4)

(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng)

Biểu đồ 1.3: So sánh số vụ, số người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây

tổn hại cho sức khỏe của người khác với số vụ, số người phạm tội nói chung trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2008 - 2012

(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng)

704

7032

1136 11880

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác Tội phạm nói chung

Trang 20

Như vậy, trong 05 năm trở lại đây, thành phố Hải Phòng có tổng số 7.032 vụ phạm tội với 11.880 người phạm tội Trong đó, số vụ phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác chiếm tỷ lệ đáng kể là 10% số vụ (704/7032 vụ) và 9,2% số người phạm tội (1095/11880 người)

Chỉ số tội phạm được xác định để tìm hiểu mức độ phổ biến của tội phạm trong dân cư [6, tr 207] Khi đánh giá thực trạng của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Hải Phòng không thể bỏ qua chỉ số tội phạm

Bảng 1.4: Chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội cố ý gây thương tích

hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2008 - 2012 (tính trên 100.000 dân)

tính trên 100.000 dân tính trên 100.000 dân

Để mô tả và đánh giá được thực trạng của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Hải Phòng cần thực hiện thông qua việc xác định và so sánh chỉ số tội phạm trên địa bàn thành phố Hải Phòng và một số địa phương khác là thành phố Hà Nội, tỉnh Quảng Ninh và chỉ số tội phạm của cả nước

Trang 21

Bảng 1.5: Chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc

gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Hải Phòng, thành phố

Hà Nội, tỉnh Quảng Ninh và toàn quốc giai đoạn 2008 - 2012 (tính trên 100.000 dân)

Năm

Chỉ số

tội phạm

Chỉ số người phạm tội

Chỉ số tội phạm

Chỉ số người phạm tội

Chỉ số tội phạm

Chỉ số người phạm tội

Chỉ số tội phạm

Chỉ số người phạm tội

(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng;Tòa án nhân dân Tối cao;

Website: http://www.gso.gov.vn - xem thêm phần phụ lục)

Biểu đồ 1.4: So sánh chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội cố ý gây thương tích

hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trung bình trên địa bàn thành phố Hải Phòng, thành phố Hà Nội, tỉnh Quảng Ninh và toàn quốc giai đoạn 2008 -

2012 (tính trên 100.000 dân)

(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng;Tòa án nhân dân

Tối cao; Website: http://www.gso.gov.vn - xem thêm phần phụ lục)

Trang 22

Nhìn vào bảng thống kê và biểu đồ ta thấy: Trong khoảng thời gian từ năm

2008 đến năm 2012, tỉnh Quảng Ninh có mức độ phổ biến của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác cao nhất, thể hiện ở chỉ số tội phạm là 11,8 và chỉ số người phạm tội là 20,1 Mặc dù có diện tích nhỏ hơn nhưng

do dân số đông nên chỉ số tội phạm của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Hải Phòng thấp hơn tỉnh Quảng Ninh, cụ thể: chỉ số tội phạm là 7,6 và chỉ số người phạm tội là 12,2 Tuy nhiên, so với thành phố Hà Nội và trên toàn quốc thì chỉ số tội phạm của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Hải Phòng lại cao hơn nhiều Điều này cho thấy sự phức tạp của loại tội này

trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong những năm gần đây

* Về tội phạm ẩn

Những thông số về số vụ phạm tội cũng như số người phạm tội ở trên cho ta thấy một phần của “bức tranh” tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2008 - 2012 Còn một phần của “bức tranh” chưa được làm rõ, đó chính là tội phạm ẩn của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành

phố Hải Phòng “Tội phạm ẩn là các tội phạm đã thực tế xảy ra nhưng không được thể hiện trong thống kê tội phạm vì không được phát hiện, không được xử lý hoặc không được đưa vào thống kê tội phạm” [16, tr 103] Để đánh giá tội phạm ẩn của

tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tác giả đã tiến hành như sau:

Theo số liệu kiểm sát án khởi tố, điều tra của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng và số liệu xét xử của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng mà tác giả thu thập được như sau:

Bảng 1.6: Số vụ phạm tội và số người bị khởi tố, truy tố, xét xử về tội cố ý

gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2008 - 2012

Trang 23

(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng

Phòng Thống kê Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng)

Trong 05 năm (2008 - 2012) tổng số có 826 vụ và 1.326 đối tượng bị khởi tố

về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng chỉ có 732 vụ, 1.190 đối tượng bị truy tố và 704 vụ, 1.136 bị cáo bị xét xử về tội phạm này Một trong những lý do dẫn đến sự chênh lệch giữa số vụ bị khởi tố và xét xử là đã hết thời hạn điều tra mà chưa xác định được bị can hoặc bị can bỏ trốn, không biết bị can ở đâu nên phải tạm đình chỉ vụ án Từ năm 2008 đến năm 2012,

có 27 vụ cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác không

bị đưa ra xét xử vì tạm đình chỉ do không xác định được bị can, chiếm tỷ lệ 3,27% (27 vụ/826 vụ )[18]

Ngoài ra, còn phải tính đến một tỉ lệ tương đối lớn nạn nhân của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác không làm đơn yêu cầu

Cơ quan điều tra khởi tố (tỉ lệ thương tật của họ từ 11 đến 30% hoặc tỉ lệ thương tật dưới 11% nhưng người phạm tội sử dụng hung khí nguy hiểm như dao, kiếm, mã tấu, súng để gây thương tích) Nhiều trường hợp, cơ quan điều tra đã khởi tố theo yêu cầu của người bị hại nhưng trong quá trình điều tra hoặc truy tố, người bị hại lại rút đơn yêu cầu Trong đó có những trường hợp người bị hại rút đơn vì bị đe dọa

và họ sợ trả thù Do vậy, trong số 1326 đối tượng bị khởi tố về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có 106 trường hợp bị xử lý hành chính, không bị xét xử về hình sự, chiếm 8% [18]

Trang 24

Đồng thời, tác giả đã tham khảo số liệu thống kê của bệnh viện hữu nghị Việt Tiệp (bệnh viện đa khoa, tuyến 4 của Thành phố) về số người đã nhập viện vì

xô xát, đánh nhau từ năm 2008 đến 2012 là 5.774 ca [7] Số liệu này cho ta thấy thực trạng tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Hải Phòng là cao hơn con số xét xử của Tòa án Vì từ năm

2008 đến năm 2012, Tòa án các cấp ở Hải Phòng xét xử 704 vụ với 1.136 bị cáo về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, chỉ chiếm 12,2% so với số ca nhập viện Tất nhiên trong số 5.774 ca phải nhập viện vì xô xát đánh nhau này có nhiều trường hợp tỉ lệ thương tật không đủ để khởi tố vụ án Nhưng số liệu này cũng cho ta thấy phần nào mức độ ẩn của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ở Hải Phòng

Theo số liệu thống kê của Trung tâm giám định pháp y thành phố Hải Phòng,

số người được giám định tỷ lệ thương tật từ năm 2008 đến năm 2012 (do mâu thuẫn trong sinh hoạt, do bắn nhau, bị tạt axit) là 3.031 trường hợp (trong số này, số

vụ có kết quả giám định tỉ lệ thương tật dưới 11% chiếm khoảng 1/3) [15] Tuy nhiên, số vụ bị xét xử hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác chiếm tỷ lệ không đáng kể so với số ca đi giám định, khoảng 23,2% (704 vụ xét xử/3.031 ca giám định) Điều này cho chúng ta hình dung ở mức

độ tương đối về phần ẩn của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Hải Phòng

1.1.2 Thực trạng về tính chất của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn

2008 - 2012

Trước hết, tác giả nghiên cứu về cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Hải Phòng từ năm

2008 đến năm 2012 Xem xét cơ cấu là xem xét tỉ trọng của từng bộ phận của mỗi

cơ cấu để từ đó chúng ta rút ra được những nhận xét nhất định về tính chất của tội phạm [16, tr 117]

Trên cơ sở khảo sát, nghiên cứu 205 bản án hình sự sơ thẩm xét xử về tội cố

ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (được lựa chọn ngẫu nhiên) trong thời gian 5 năm, tác giả thấy 100% số vụ được khảo sát đều bị

Trang 25

xét xử về tội cố ý gây thương tích và không có vụ nào bị xét xử về tội gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nên tác giả không xem xét cơ cấu theo tội danh tại Điều 104 BLHS

Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được tác giả xem xét theo những tiêu chí sau:

* Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo loại tội phạm (theo khoản 3 Điều 8 BLHS)

Trên cơ sở nghiên cứu 205 bản án hình sự sơ thẩm với 359 người phạm tội

bị xét xử về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác của Tòa án nhân dân các cấp trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong vòng 05 năm, tác giả có bảng thống kê sau:

Bảng 1.7: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức

khỏe của người khác theo loại tội phạm

Tổng Tội ít nghiêm trọng Tội nghiêm trọng Tội rất nghiêm trọng

Biểu đồ 1.5: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức

khỏe của người khác theo loại tội phạm

(Nguồn: 205 bản án HSST về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác )

67,7%

Tội ít nghiêm trọng Tội nghiêm trọng Tội rất nghiêm trọng

Trang 26

Chúng ta có thể thấy tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ở Hải Phòng tập trung vào loại tội nghiêm trọng, theo khoản 2 Điều

104 BLHS, chiếm 67,7%; sau đó là tội rất nghiêm trọng theo khoản 3 Điều 104 BLHS chiếm 25,6%, tội ít nghiêm trọng theo khoản 1 Điều 104 chỉ có 6,7% và không có trường hợp nào thuộc loại tội đặc biệt nghiêm trọng Số bị cáo bị xét xử theo khoản 1 Điều 104 BLHS ít hơn nhiều so với số bị cáo bị xét xử theo khoản 2

và khoản 3 Điều 104 BLHS; vì khoản 1 Điều 104 thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại nên nhiều trường hợp người bị hại không yêu cầu khởi tố

và xin miễn trách nhiệm hình sự cho bị cáo

* Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

người khác theo loại và mức hình phạt đã được áp dụng

Bảng 1.8: Cơ cấu tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe

của người khác theo loại hình phạt đã được áp dụng

(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng)

Theo thống kê chính thức của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng và nhìn vào bảng số liệu ta thấy, giai đoạn 2008 - 2012: Trong tổng số 1.136 bị cáo đã bị xét xử về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, hầu hết các bị cáo đều bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn là 1.129 bị cáo, chiếm 99,4%; chỉ có 7 bị cáo, chiếm 0,6% bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ

Ta có thể hình dung rõ hơn qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 1.6: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức

khỏe của người khác theo loại hình phạt đã được áp dụng

(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng)

0,6%

99,4%

Cải tạo không giam giữ

Tù có thời hạn

Trang 27

Bảng 1.9: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức

khỏe của người khác theo mức hình phạt tù đã được áp dụng

(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng)

Biểu đồ 1.7: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức

khỏe của người khác theo mức hình phạt tù đã được áp dụng

Trong số 1.129 bị cáo bị xử phạt tù: có 851 bị cáo bị xử phạt tù từ 3 năm trở xuống, chiếm đa số 75,4%; 253 bị cáo bị xử phạt tù từ trên 3 năm đến 7 năm, chiếm 22,4%; 24 bị cáo bị xử phạt tù từ trên 7 năm đến 15 năm, chiếm 2,1% và chỉ có 01

bị cáo bị xử phạt tù từ trên 15 năm đến 20 năm, chiếm 0,1% Số bị cáo bị xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo ở Hải Phòng trong 5 năm (2008 - 2012) là tương đối lớn

474 bị cáo, chiếm tỷ lệ 42% so với tổng số bị cáo bị xử phạt tù có thời hạn

* Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo hình thức phạm tội

Trên cơ sở nghiên cứu 205 bản án HSST, tác giả có bảng số liệu sau:

Bảng 1.10: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức

khỏe của người khác theo hình thức phạm tội

(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng)

Trang 28

Biểu đồ 1.8: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức

khỏe của người khác theo hình thức phạm tội

(Nguồn: 205 bản án HSST về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác )

Nhìn vào biểu đồ ta thấy tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ở Hải Phòng trên thực tế chủ yếu được thực hiện dưới hình thức phạm tội riêng lẻ, chiếm 69,8%; hình thức phạm tội đồng phạm chiếm 30,2% Đây cũng là tỷ lệ tương đối cao so với tỷ lệ đồng phạm của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ở những địa phương khác Ví dụ: tỷ

lệ này ở tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2006-2010 là 20% [10, tr.21]; ở Lạng Sơn giai đoạn 2006 -2010 là 28,9% [2, tr.19]; ở Quảng Bình giai đoạn 2007-2011 là 27,1% [1, tr.27] Trong các hình thức đồng phạm chủ yếu là đồng phạm giản đơn, đồng phạm có tổ chức chiếm tỷ lệ không đáng kể (2 vụ/62 vụ, chiếm 3,2%)

* Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo mức độ hậu quả của tội phạm (tỷ lệ thương tật của nạn nhân)

Bảng 1.11: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức

khỏe của người khác theo mức độ hậu quả

Tổng số

nạn nhân

Tỷ lệ thương tật dưới 11%

Tỷ lệ thương tật từ 11%

đến 30%

Tỷ lệ thương tật từ 31%

đến 60%

Tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên

(Nguồn: 205 bản án HSST về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác )

Biểu đồ 1.9: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức

khỏe của người khác theo mức độ hậu quả (tỷ lệ thương tật của nạn nhân)

30,2%

69,8%

Đồng phạm

Phạm tội riêng lẻ

Trang 29

* Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo tiêu chí có (hoặc không) sử dụng hung khí nguy hiểm

Từ việc khảo sát 205 bản án HSST về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Hải Phòng, tác giả thống kê được như sau:

Bảng 1.12: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức

khỏe của người khác theo hung khí nguy hiểm

Không dùng hung khí nguy hiểm

205 vụ

= 100%

184 vụ = 89,8% (có 195 hung khí đã được sử dụng do trong một vụ

có thể nhiều người phạm tội sử dụng nhiều hung khí nguy hiểm)

Chai, cốc thủy tinh

Trang 30

(Nguồn: 205 bản án HSST về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác )

Trên cơ sở 205 bản án HSST về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tác giả đã khảo sát cho thấy, có 184 vụ sử dụng hung khí nguy hiểm và chỉ có 21 vụ người phạm tội không sử dụng hung khí nguy hiểm (dùng tay chân) khi gây thương tích cho người khác

Biểu đồ 1.10: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức

khỏe của người khác theo theo tiêu chí có (hoặc không) sử dụng hung khí nguy hiểm

(Nguồn: 205 bản án HSST về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác)

Biểu đồ 1.11: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức

khỏe của người khác theo các loại hung khí nguy hiểm

(Nguồn: 205 bản án HSST về tội cố ý gây thương tích

hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác)

Qua bảng số liệu và biểu đồ, rút ra nhận xét: Các vụ phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Hải Phòng chủ yếu sử dụng hung khí nguy hiểm, chiếm 89,8%; còn lại 10,2% số vụ phạm tội không sử dụng hung khí nguy hiểm (chỉ sử dụng chân tay) Điều này giải

10,2%

89,8%

Dùng hung khí nguy hiểm Không dùng hung khí nguy hiểm

Trang 31

thích tại sao chỉ có 18,5% nạn nhân có tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% nhưng lại

có đến 67,7% bị cáo bị xét xử theo khoản 2 Điều 104 BLHS

Trong tổng số 184 vụ cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có sử dụng hung khí nguy hiểm mà tác giả khảo sát, có đến 195 hung khí

đã được sử dụng vì trong một vụ án có thể người phạm tội sử dụng 02 hoặc 03 hung khí nguy hiểm Trong đó, hung khí nguy hiểm chủ yếu được người phạm tội sử dụng

là các loại vũ khí thô sơ như: dao, kiếm, tuýp sắt, lưỡi lê chiếm 58,5% Do ở Hải Phòng còn xảy ra tình trạng ở những khu chợ lớn lén lút bày bán các loại vũ khí này như: Chợ Sắt, chợ Đổ, chợ An Dương…Vì vậy, các bị cáo rất dễ để có được các loại

vũ khí này mang theo người Tiếp đến là những vật có sẵn trong tự nhiên như: gạch,

đá, gậy gỗ chiếm tỷ lệ đáng kể 14,3%, do mâu thuẫn thường xảy ra ở ngoài đường Hung khí nguy hiểm là chai, cốc thủy tinh cũng chiếm 12,3% vì có nhiều vụ phạm tội xảy ra tại các quán ăn, nhà hàng Vũ khí nóng như súng (chủ yếu là súng bắn đạn hoa cải) chiếm 6,7%; còn lại là các loại hung khí khác mà thực tiễn xét xử thừa nhận là hung khí nguy hiểm như: nồi cơm điện, ấm đun nước, điếu cày…, chiếm 8,2%

* Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo tiêu chí có (hoặc không có) tình tiết “Có tính chất côn đồ”

Trên cơ sở kết quả khảo sát 205 bản án HSST về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ở Hải Phòng giai đoạn 2008 -2012, tác giả thu được kết quả: Có 58 vụ/205 vụ phạm tội có tính chất côn đồ, chiếm tỷ lệ 28,3% Ta có biểu đồ sau:

Biểu đồ 1.12: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức

khỏe của người khác theo tiêu chí có (hoặc không có) tình tiết “Có tính chất côn đồ”

(Nguồn: 205 bản án HSST về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác)

71,7%

28,3%

Có tính chất côn đồ Không có tính chất côn đồ

Trang 32

Như vậy, một tỷ lệ đáng kể (28,3%) các vụ phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ở Hải Phòng bắt đầu từ những nguyên cớ rất nhỏ nhặt, không có mâu thuẫn từ trước giữa bị cáo và người bị hại

* Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo địa điểm phạm tội:

Tác giả đã thống kê về thời gian thực hiện tội phạm từ 205 bản án HSST về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:

Bảng 1.13: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức

khỏe của người khác theo địa điểm phạm tội

Biểu đồ 1.13: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức

khỏe của người khác theo địa điểm phạm tội

(Nguồn: 205 bản án HSST về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác)

Trang 33

Như vậy, tội phạm xảy ra ở ngoài đường chiếm tỷ lệ lớn nhất; tiếp đến là hàng quán, nhà riêng, nơi công cộng, một số ít vụ xảy ra tại trường học

* Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo thời gian phạm tội

Tác giả thống kê về thời gian thực hiện tội phạm từ 205 bản án HSST về tội

cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:

Bảng 1.14: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức

khỏe của người khác theo thời gian phạm tội

đến 6 giờ

Từ 6 giờ đến 12 giờ

Từ 12 giờ đến 18 giờ

Từ 18 giờ đến 24 giờ

205 vụ = 100% 11 vụ = 5,4% 39 vụ = 19% 67 vụ = 32,7% 88 vụ = 42,9%

(Nguồn: 205 bản án HSST về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác)

Biểu đồ 1.14: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức

khỏe của người khác theo thời gian phạm tội

(Nguồn: 205 bản án HSST về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác)

Như vậy, qua 205 bản án HSST về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác cho thấy: Khoảng thời gian tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác diễn ra nhiều nhất là từ 18 - 24 giờ

có 88 vụ, chiếm 42,9% Do ở Hải Phòng rất phát triển dịch vụ nhà hàng, quán hát karaoke và người dân thành phố Cảng thường có thói quen ăn đêm Vì vậy, ở Hải Phòng có rất nhiều quán ăn đêm trên vỉa hè Nên tội phạm thường xảy ra sau khi người phạm tội đã dùng chất kích thích như rượu, bia trong các bữa nhậu tối; mâu

Trang 34

thuẫn hay xảy ra trong khi ăn uống tại nhà hàng, tại quán karaoke hoặc va chạm khi

đi ăn đêm dẫn đến xô xát, đánh nhau Tiếp đến là khoảng thời gian từ 12 - 18 giờ có

67 vụ, chiếm 32,7% Đáng lưu ý khoảng thời gian này thường xảy ra vi phạm giao thông và các bị cáo phạm tội với các đồng chí cảnh sát giao thông để cản trở người thi hành công vụ Các khoảng thời gian khác trong ngày đều có người phạm tội: từ

0 - 6 giờ có 11 vụ, chiếm 5,4%; từ 6 - 12 giờ có 39 vụ, chiếm 19%

Bảng 1.15: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo động cơ phạm tội

Tác giả nghiên cứu 205 bản án HSST với 359 người phạm tội, tác giả nhận thấy có một số động cơ phạm tội sau:

khác, chiếm tỷ lệ không lớn như: vì tiền 6,4%; ghen tuông 5,8%; trả thù 3,9%

Biểu đồ 1.15: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức

khỏe của người khác theo động cơ phạm tội

(Nguồn: 205 bản án HSST về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác)

Vì tiền Ghen tuông Trả thù

Trang 35

* Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo một số đặc điểm nhân thân của người phạm tội

Từ thống kê chính thức của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng và khảo sát từ 205 bản án HSST với 359 người phạm tội, tác giả tập trung nghiên cứu một

số đặc điểm về nhân thân người phạm tội như sau: Giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp

Từ 18 đến dưới 30 tuổi

Trên 30 tuổi

Tổng: 1.136 bị cáo = 100%

(Nguồn:Văn phòng Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng)

Biểu đồ 1.16: Cơ cấu theo giới tính của người phạm tội cố ý gây thương tích

hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

(Nguồn:Văn phòng Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng)

Qua bảng số liệu và biểu đồ thể hiện: trong 5 năm (2008 - 2012) có 1.136 người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì chỉ có 22 người phạm tội là nữ, chiếm 1,9% Còn chủ yếu người phạm tội là nam giới với 1.114 người, chiếm tỷ lệ 98,1%

Biểu đồ 1.17: Cơ cấu theo độ tuổi của người phạm tội cố ý gây thương tích

hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1,9%

98,1%

Nam Nữ

Trang 36

(Nguồn:Văn phòng Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng)

Như vậy, nhóm người phạm tội có độ tuổi từ 18 đến dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 48,6% Trong độ tuổi này, con người bắt đầu bước vào đời để tự lập với đặc trưng tâm lý lứa tuổi dễ bị tác động bởi các mặt tiêu cực trong xã hội và chịu nhiều tác động phức tạp của xã hội nên dẫn đến hành vi lệch lạc Lứa tuổi trên 30 tuổi cũng chiếm tỷ lệ khá cao là 43,1%; ở độ tuổi này, con người đã có sự chín chắn trong suy nghĩ và hành động nhưng có lẽ do bản tính của người dân Hải Phòng “ăn sóng nói gió”, cởi mở, phóng khoáng nhưng cũng nóng nảy nên dễ dẫn đến xô xát, đánh nhau có khi chỉ vì những nguyên cớ rất nhỏ nhặt (số vụ phạm tội có tình tiết “có tính chất côn đồ” chiếm 28,3%) Tỉ

lệ người chưa thành niên phạm tội ở Hải Phòng có thể nói cũng đáng kể là 8,3%

- Về trình độ học vấn:

Từ việc nghiên cứu 205 bản án HSST với 359 người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tác giả nhận thấy: Tuy học vấn của những người phạm tội không cao, số người phạm tội có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học chỉ có 09 người phạm tội, chiếm 2,5% nhưng hầu hết đều có trình độ THPT là 180 người phạm tội, chiếm 50,1% và THCS có 131 người phạm tội, chiếm 36,5%; trình độ tiểu học 37 người phạm tội, chiếm 10,3% và chỉ có 02 người phạm tội không biết chữ, chiếm 0,6%

Biểu đồ 1.18: Cơ cấu theo trình độ học vấn của người phạm tội cố ý gây

thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

2,5% 0,6% 10,3%

36,5%

50,1%

Không biết chữ Tiểu học THCS THPT Trung cấp, cao đẳng, đại học

Trang 37

(Nguồn: 205 bản án HSST về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác)

- Về đặc điểm “phạm tội lần đầu” hay “tái phạm, tái phạm nguy hiểm” của người phạm tội:

Theo thống kê của Tòa án nhân dân Thành phố Hải Phòng, trong số 1.136 người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có

75 người phạm tội thuộc trường hợp “tái phạm, tái phạm nguy hiểm”, chiếm 6,6% Như vậy, những người phạm tội thuộc trường hợp “tái phạm, tái phạm nguy hiểm” chỉ chiếm tỷ lệ thấp nhưng cũng đáng kể; chủ yếu là phạm tội lần đầu, chiếm tỷ lệ 93,4%

Biểu đồ 1.19: Cơ cấu theo đặc điểm “phạm tội lần đầu” hay “tái phạm, tái

phạm nguy hiểm” của người phạm tội

(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng)

- Về nghề nghiệp:

Qua phân tích 359 người phạm tội thì thấy: có 208 người phạm tội không có nghề nghiệp, chiếm đa số là 58%; 83 người phạm tội có nghề nghiệp không ổn định, chiếm 23,1%; 45 người phạm tội có nghề nghiệp ổn định, chiếm 12,5% và học sinh, sinh viên có 23 người phạm tội, chiếm 6,4%

Biểu đồ 1.20: Cơ cấu theo nghề nghiệp của người phạm tội cố ý gây thương

tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

(Nguồn: 205 bản án HSST về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác)

58%

23,1%

12,5% 6,4%

Không nghề nghiệp Nghề nghiệp không ổn định

Có nghề nghiệp Học sinh, sinh viên

6,6%

93,4%

Phạm tội lần đầu Tái phạm, tái phạm nguy hiểm

Trang 38

* Cơ cấu theo đặc điểm của nạn nhân của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

Từ việc nghiên cứu 205 bản án HSST với 249 nạn nhân, kết quả tác giả thu được thể hiện thông qua bảng dưới đây:

Bảng 1.17: Cơ cấu theo giới tính, độ tuổi, mối quan hệ của nạn nhân với người phạm tội

Trên

30 tuổi

Có quen biết

Không quen biết

nữ giới nên khi xung đột hay xảy ra va chạm, do đó dễ trở thành nạn nhân

- Về độ tuổi: Số lượng nạn nhân từ 18 đến 30 tuổi là 132 người chiếm đa số

là 53%; tiếp đến là số nạn nhân trên 30 tuổi là 92 người, chiếm 36,9% và số nạn nhân dưới 18 tuổi có 25 người, chiếm 10,1%

- Về mối quan hệ với người phạm tội: Trong 249 nạn nhân của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được nghiên cứu thì có

143 nạn nhân là không quen biết với người phạm tội, chiếm 57,4% tổng số nạn nhân Trong số này, theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 104 BLHS thì có 09 nạn nhân là trẻ em, chiếm 3,6%; 01 nạn nhân là phụ nữ có thai, chiếm 0,4% và 06 nạn nhân là người già yếu, ốm đau, chiếm 2,4% tổng số nạn nhân

Bên cạnh đó, có 106 nạn nhân có quen biết với người phạm tội, chiếm 42,6% tổng số nạn nhân Trong đó có 03 nạn nhân là ông, bà, cha, mẹ của bị cáo (chiếm 1,2% tổng số nạn nhân) và không có trường hợp nào nạn nhân là người nuôi dưỡng hoặc thầy, cô giáo của bị cáo theo điểm đ khoản 1 Điều 104 BLHS

Trang 39

* Cơ cấu theo tình huống trở thành nạn nhân của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

Thông qua khảo sát 205 bản án HSST về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Hải Phòng, tác giả khái quát được các tình huống sau:

Bảng 1.18: Cơ cấu theo tình huống trở thành nạn nhân

Tranh chấp quyền lợi Đánh ghen Bị trả

thù

Bị đánh nhầm

Do xử sự chƣa đúng của nạn nhân

Biểu đồ 1.21: Cơ cấu theo tình huống trở thành nạn nhân

(Nguồn: 205 bản án HSST về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác)

Tình huống đặc thù cơ bản của tội phạm này là va chạm, xung đột (trong đó chủ yếu là mâu thuẫn bột phát) có 75 vụ, chiếm 36,6%; tình huống trong khi thi hành công

vụ là 48 vụ, chiếm tỷ lệ tương đối cao 23,4%; còn lại là các tình huống khác như: sử dụng chất kích thích rượu, bia; tranh chấp quyền lợi; bị trả thù; bị đánh nhầm và cách

xử sự chưa đúng của nạn nhân

* Tính chất của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2008 - 2012

Trên cơ sở nghiên cứu về cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tác giả rút ra một số đặc trưng - tính chất của tội phạm này trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2008 - 2012 như sau:

Bị trả thù

Bị đánh nhầm

Do xử sự chưa đúng của nạn nhân

Trang 40

- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên

địa bàn thành phố Hải Phòng đa số tập trung vào loại tội nghiêm trọng, chiếm 67,7% tổng các loại tội phạm

- Loại hình phạt mà Tòa án đã áp dụng với người phạm tội phổ biến là hình

phạt tù có thời hạn, chiếm 99,4% Mức hình phạt tù chủ yếu được áp dụng là từ 03 năm trở xuống với 851 bị cáo, chiếm 75,4%; tiếp đến là mức phạt tù từ trên 03 năm đến 07 năm có 253 bị cáo, chiếm 22,4%

- Hình thức thực hiện tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe

của người khác chủ yếu thực hiện dưới hình thức đơn lẻ, chiếm tỷ lệ 69,8%; hình thức đồng phạm cũng chiếm tỷ lệ tương đối cao là 30,2%

- Mức độ hậu quả (tỷ lệ thương tật của nạn nhân) do hành vi phạm tội gây ra chủ yếu từ 11% đến 30%

- Động cơ phạm tội rất khác nhau như: do mâu thuẫn (chủ yếu là mâu thuẫn cá

nhân mang tính bột phát), chiếm 35,1%; do tính sỹ diện, thích “ra oai”, thể hiện bản thân chiếm 25,4%; và phải kể đến động cơ “cản trở người thi hành công vụ” chiếm tỷ

lệ đáng kể 23,4%

- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn

thành phố Hải Phòng thường xảy ra ở ngoài đường, chiếm 40% và tại các nhà hàng, quán xá, chiếm 26,3% chủ yếu trong khoảng thời gian từ 12 giờ - 18 giờ và từ 18 giờ - 24 giờ

- Hầu hết các vụ phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Hải Phòng đều sử dụng hung khí nguy hiểm (chiếm 89,8% tổng số vụ phạm tội) như: dao, kiếm, mã tấu, tuýp sắt, lưỡi lê

- Số vụ phạm tội có “tính chất côn đồ” chiếm tỷ lệ tương đối cao là 28,3% trên tổng số vụ phạm tội

- Về đặc điểm nhân thân của người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Hải Phòng: phổ biến là nam giới, chiếm 98,1% tổng số người phạm tội; trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi (48,6%) hoặc trên 30 tuổi (43,1%); chủ yếu không có nghề nghiệp (chiếm 58%); đa số có trình độ học vấn THPT (50,1%)

1.2 Diễn biến của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2008 - 2012

“Diễn biến của tội phạm là sự thay đổi thực trạng của tội phạm xét về mức độ

và về tính chất theo thời gian trong đơn vị không gian xác định ” [16, tr.120]

Ngày đăng: 29/03/2018, 20:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w