1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực tại nhà hàng khách sạn đà nẵng river side

89 362 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 245,17 KB

Nội dung

Khókhăn cả trong công tác tuyển mộ, lựa chọn và phân công bố trí nguồn nhân lực của mình.Trong các điều kiện kinh doanh theo mùa vụ, các nhà quản lý khách sạn thường coi việc giảmthiểu c

Trang 1

Mục lục

Danh mục các bảng biểu, sơ đồ

Trang 2

tư xây dựng

Đà Nẵng là một địa danh không mấy xa lạ đối với khách du lịch trên cả nước và quốc tế

về một thành phố biển, một thành phố du lịch với những cây cầu bắc qua dòng sông Hàntuyệt đẹp Đà Nẵng đang ngày càng ghi điểm trong mắt du khách nội địa và quốc tế với hìnhảnh một thành phố đẹp và không ngừng phát triển top đầu Việt Nam Để thu hút khách dulịch mà đặc biệt là khách du lịch quốc tế, nhiều khách sạn và nhà hàng, khu nghỉ dưỡng đangđược dựng lên rất nhiều ở nơi đây Bên cạnh đó, việc đào tạo và tuyển dụng nguồn nhân lựcphục vụ cho ngành cũng là một yếu tố rất quan trọng và cấp thiết

Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, đồng thời qua quá trình thực tập tại khách sạn ĐàNẵng River side, nhận thấy đây là một khách sạn có thứ hạng 3 sao – quy mô không lớnnhưng có nguồn khách khá ổn định và được xây dựng ở một vị trí rất đẹp của thành phố ( bên

bờ đông sông Hàn và cây cầu Rồng) Tuy vậy, việc tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lựccủa khách sạn còn hạn chế, chưa thật sự đáp ứng những nhu cầu của khách hàng và sự pháttriển của khách sạn trong tương lai, đặc biệt là trong mục tiêu đang hướng tới xây dựng mộtkhách sạn 4 sao Do đó em đã quyết định chọn nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện công tác tuyểndụng và đào tạo nguồn nhân lực tại nhà hàng khách sạn Đà Nẵng River side” Qua đó, tiếnhành phân tích những yếu tố tác động đến việc tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực của

Trang 3

khách sạn Từ đó đề xuất một số giải pháp giúp khách sạn hoàn thiện hơn trong việc tuyểndụng và đào tạo nguồn nhân lực.

2 Đối tượng nghiên cứu

Tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực tại nhà hàng khách sạn Đà Nẵng River side

4 Thời gian và phạm vi nghiên cứu

+ Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu về công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực củanhà hàng khách sạn Đà Nẵng Riverside trong giai đoạn 2012 – 2014 và các số liệu được lấytrong khoảng thời gian từ năm 2012 – 2014 và trong thời gian thực tập tại khách sạn

+ Phạm vi nghiên cứu: khách sạn Đà Nẵng Riverside

5 Bố cục của đề tài

Chuyên để có kết cấu gồm 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về khách sạn và công tác tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lựctrong khách sạn

- Chương 2: Thực trạng về kết quả hoạt động kinh doanh và công tác tuyển dụng, đòa tạonguồn nhân lực tại nhà hàng khách sạn Đà Nẵng Riverside

Trang 4

- Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực tạinhà hàng khách sạn Đà Nẵng Riverside.

Phần nội dung

Trang 5

Chương 1 Cơ sở lý luận về khách sạn và công tác tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực trong khách sạn

1.1.1 Cơ sở lý luận về khách sạn và kinh doanh khách sạn

1.1.1.Khái niệm về khách sạn

Có nhiều khái niệm khác nhau về khách sạn Theo thông tư Số:

88/2008/TT-BVHTTDL thì “ Khách sạn (hotel) là cơ sở lưu trú du lịch, có quy mô từ 10 buồng ngủ trở lên, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách lưu trú và sử dụng dịch vụ”.

Theo tiêu chuẩn quốc gia (TCQG 4391:2009) “ Cơ sở lưu trú du lịch có quy mô từ 10 buồng ngủ trở lên, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách”

Khoa du lịch trường Đại Học Kinh Tế quốc dân, trong cuốn sách “ giải thích thuật

ngữ du lịch và khách sạn” đã định nghĩa rằng “ Khách sạn là cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú (với đầy đủ tiện nghi) dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí và các dịch vụ cần thiết khác cho khách lưu lại qua đêm và thường được xây dựng tại các điểm du lịch”

Ngoài ra, theo nhóm tác giả nghiên cứu của Mỹ trong cuốn sách “Welcome to

hospitality” xuất bản năm 1995, đã đưa ra khái niệm về khách sạn như sau: “Khách sạn là nơi mà bất ký ai cũng có thể trả tiền để thuê buồng ngủ qua đêm ở đó Mỗi buồng ngủ cho thuê bên trong phải có ít nhất hai phòng nhỏ (phòng ngủ và phòng tắm) Mỗi buồng khách đều phải có giường, điện thoại và vô tuyến Ngoài dịch vụ buồng ngủ có thể có thêm các dịch

vụ khác như: dịch vụ vận chuyển hành lý, trung tâm thương mại (với thiết bị photocopy), nhà hàng, quầy bar và một số dịch vụ giải trí Khách sạn có thể được xây dựng ở gần hoặc bên trong các khu thương mại, khu du lịch nghỉ dưỡng hoặc các sân bay”

1.1.2.Phân loại khách sạn

Trang 6

Có thể khái quát các thể loại khách sạn theo những tiêu chí như vị trí địa lý, mức cung cấpdịch vụ, mức giá bán sản phẩm lưu trú, quy mô của khách sạn và hình thức sở hữu và quản lý

của khách sạn

1.1.1.1.1 Theo vị trí địa lý

Theo vị trí địa lý, khách sạn được phân thành 5 loại: khách sạn thành phố, khách sạn ven đô,khách sạn ven đường, khách sạn sân bay

- Khách sạn thành phố (city centre hotel)

Khách sạn thành phố (khách sạn công vụ)được xây dựng ở trung tâm các thành phố lớn,các khu đô thị hoặc nơi đông dân cư Nhằm phục vụ các đối tượng khách đi vì các mục đíchcông vụ, tham gia vào các hội nghị (hội thảo), thể thao, thăm thân, mua sắm hoặc tham quanvăn hóa Các khách sạn này hoạt động quanh năm Ở Việt Nam các khách sạn thành phố cóthứ hạng cao tập trung nhiều ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh…

- Khách sạn nghỉ dưỡng (Resort Hotel)

Khách sạn nghỉ dưỡng được xây dựng ở những khu du lịch nghỉ dưỡng dựa vào nguồn tàinguyên thiên nhiên như các khách sạn nghỉ biển, khách sạn nghỉ núi Khách đén đây với mụcđích nghỉ ngơi thư giản là chủ yếu ( có số ít là khách nghiên cứu về môi trường sinh thái).Những khách sạn nghỉ dưỡng thường chịu sự phụ thuộc vào điều kiện thời tiết khí hậu nênhoạt động theo thời vụ

Khách sạn nghỉ dưỡng có thứ hạng cao ở nước ta thường tập trung ở các khu du lịch nghỉbiển như Hạ Long, Nha Trang, Đà Nẵng…

- Khách sạn ven đô( Suburban Hotel)

Khách sạn ven đô được xây dựng ở ven ngoại vi thành phố hoặc các trung tâm đô thị Thịtrường khách chính của khách sạn này là khách đi nghỉ cuối tuần, đôi khi có cả khách công

vụ có khả năng thanh toán trung bình hoặc thấp

Trang 7

ở Việt Nam, Khách sạn ven đô chưa có thứ hạng cao và chưa phát triển vì hệ thống cơ sở hạtầng đường xá còn chưa thật tốt, việc đi lại mất nhiều thời gian, môi trường ở các khu ngoạithành bụi bặm…

- Khách sạn ven đường (Highway Hotel)

Khách sạn ven đường được xây dựng ở ven dọc các đường quốc lộ( đường cao tốc) nhằmphục vụ các đối tượng khách đi lại trên các tuyến đường quốc lộ sử dụng phương tiện vậnchuyển là ô tô và mô tô ( giống như đối với motel)

- Khách sạn sân bay (airport hotel)

Khách sạn sân bay được xây dựng ở gần các sân bay quốc tế lớn Đối tượng khách củaloại khách sạn này là những hành khách của các hãng hàng không dừng chân quá cảnh tại cácsân bay quốc tế do lịch trình bắt buộc hoặc vì bất kỳ một lý do đột xuất nào khác Gía phòngcủa đa số các khách sạn sân bay trên thế giới nằm ngay trong giá trọn gói của hãng hàngkhông

1.1.2.1.Theo mức cung cấp dịch vụ

Theo tiêu thức này khách sạn được phân thành 4 loại: khách sạn sang trọng, khách sạn vớidịch vụ đầy đủ, khách sạn cung cáp số lượng hạn chế dịch vụ, khách sạn thứ hạng thấp

- Khách sạn sang trọng (luxury Hotel)

Là khách sạn có thứ hạng cao nhất tương ứng với khách sạn có thứ hạng 5 sao ở ViệtNam Là khách sạn quy mô lớn được trang bị bởi những trang thiết bị tiện nghi đắt tiền, sangtrọng, được trang hoàng đẹp Cung cấp mứ độ cao nhất về các dịch vụ bổ sung, đặc biệt làdịch vụ bổ sung tại phòng, dịch vụ giải trí ngoài trời, dịch vụ thẩm mỹ( beauty sanlon, fitnesscentre), phòng họp…Khách sạn này có diện tích của các khu vực sử dụng chung rất rộng, bãi

đỗ lớn và bãn sản phẩm của mình với mức giá bán cao nhất trong vùng

- Khách sạn với dịch vụ đầy đủ(full service hotel)

Trang 8

Là những khách sạn có mức giá bán sản phẩm cao thứ 2 trong vùng Khách sạn loại nàytương ứng với các khách sạn có thứ hạng 4 sao ở Việt Nam Thị trường khách của các kháchsạn này là đoạn thị trường coa khả năng thanh toán tương đối cao Ngoài ra, các khách sạncung cấp dịch vụ đầy đủ thường phải có bãi đỗ rộng, cung cấp dịch vụa ăn uống tại phòng, cónhà hàng và cung cấp một số dịch vụ bổ sung ngoài trời một cách hạn chế

- Khách sạn cung cấp số lượng hạn chế dịch vụ (Limited- service Hotel)

Loại khách sạn này đòi hỏi có quy mô trung bình và tương ứng với các khách sạn hạng 3sao ở Việt Nam, là những khách sạn bán sản phẩm lưu trú với mức giá cao thứ 3( trung bình)trong vùng và nhằm vào đối tượng khách có khả năng thanh toán trung bình trên thị trường.Những khách sạn loại này thường chỉ cung cấp một số lượng rất hạn chế về dịch vụ, trong đónhững dịch vụ bắt buộc phải có ở đây là: dịch vụa ăn uống, một số dịch vụ bổ sung như dịch

vụ giặt là, dịch vụ cung cấp thông tin và một số dịch vụ bổ sung khác, không nhất thiết phải

có phòng họp và các dịch vụ giải trí ngoài trời

- Khách sạn thứ hạng thấp (khách sạn bình dân)-(economy hotel)

Là những khách sạn có quy mô nhỏ, thứ hạng thấp (1-2 sao) Có mức giá buồng bán ra ởmức độ thấp ( dưới mức trung bình) trên thị trường Những khách sạn này không nhất thiếtphải có dịch vụ ăn uống, nhưng phải có một số dịch vụ bổ sung đơn giản đi kèm với dịch vụlưu trú chính như dịch vị đánh thức khách vào buổi sáng, dịch vụ giặt là, dịch vụ cung cấpthông tin

1.1.2.2.Phân loại theo mức giá bán sản phẩm lưu trú

Người ta chia các khách sạn theo tiêu chí này ra 5 loại: khách sạn có mức giá cao nhất, kháchsạn có mức giá cao, khách sạn có mức giá trung bình, khách sạn có mức giá thấp

- Khách sạn có mức giá cao nhất (luxury hotel)

Trang 9

Là những khách sạn có mức giá bán sản phẩm lưu trú ra ngoài thị trường nằm trongkhoảng từ nấc thứ 85 trở len trên thước đo Như vậy hai tiêu chí phân loại khách sạn theomức cung cấp dịch vụ và theo mức giá luôn phải được xem xét đồng thời với nhau.

- Khách sạn có mức giá cao (up-scale hotel)

Là những khách sạn bán sản phẩm lưu trú ra thị trường ở mức giá tương đối cao, nằmtrong khoảng từ phần thứ 70-85 trên thước đo

- Khách sạn có mức giá trung bình (mid-price hotel)

Là những khách sạn bán sản phẩm lưu trú ra thị trường ở mức giá trung bình, nằm trongkhoảng từ phần thứ 40-70 trên thước đo

- Khách sạn có mức giá bình dân (economy hotel)

Là những khách sạn bán sản phẩm lưu trú ra thị trường ở mức giá bán tương đốithấp( dưới trung bình), nằm trong khoảng từ phần thứ 20-40 trên thước đo

- Khách sạn có mức giá thấp nhất (budget hotel)

Là những khách sạn bán sản phẩm lưu trú ra thị trường ở mức giá thấp nhất, nằm trongkhoảng từ phần thứ 20 trở xuống trên thước đo

1.1.2.3 Theo quy mô của khách sạn

Dựa vào số lượng các buồng ngủ theo thiết kết của các khách sạn, người ta phân khách sạn rathành các loại sau đây:

- Khách sạn quy mô lớn:

Là những khách sạn có thứ hạng 5 sao( theo quy định phải có quy mô lớn) nên hiện naychúng tương ứng với số lượng buồng thiết kế là từ 200 trở lên

- Khách sạn quy mô trung bình

Là những khách sạn có từ 50 buồng thiết kế trở lên đến cận 200 buồng

- Khách sạn quy mô nhỏ

Các khách sạn quy mô nhỏ nằm ở giới hạn dưới của bảng phân loại theo tiêu chí này

Trang 10

Quy mô khách sạn lớn, vừa hay nhỏ là phải có bao nhiêu buồng thiết kế, tùy thuộc vào mức

độ phát triển của hoạt động kinh doanh khách sạn ở từng quốc gia khác nhau

1.1.2.4 Theo hình thức sở hữu và quản lý

Theo tiêu chí này ở Việt Nam có thể chia thành 3 loại: khách sạn tư nhân, khách sạn nhànước, khách sạn liên doanh nhóm khách sạn

- Khách sạn tư nhân

Là những khách sạn có một chủ đầu tư là một cá nhân hay một công ty trách nhiệm hữuhạn Chủ đầu tư tự điều hành quản lý kinh doanh khách sạn và tự chịu trách nhiệm về kết quảkinh doanh cuối cùng của khách sạn

- Khách sạn nhà nước

Là những khách sạn có vốn đầu tư ban đầu là của Nhà nước, do một tổ chức hay công tyquốc doanh chịu trách nhiệm điều hành quản lý avf trong quá trình kinh doanh phải tự chịutrách nhiệm về kết quả kinh doanh cuối cùng của khách sạn Theo tinh thần của nghị quyếtTrung ương III của Đại Hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ IX, trong tương lai không xaloại hình doanh nghiệp khách sạn này phải dần dần được chuyển sang thành loại hình doanhnghiệp hoặc chỉ có một chủ đầu tư(loại thứ nhất), hoặc có nhiều chủ đầu tư ( doanh nghiệp cổphần), trong đó Nhà nước có thể sẽ là một cổ đông

- Khách sạn liên doanh:

Là những khách sạn do hai hoặc nhiều chủ đầu tư bỏ tiền ra xây dựng và mua sắm trangthiết bị Về mặt quản lý có thể do hai hoặc nhiều đối tác tham gia điều hành quản lý kháchsạn Kết quả kinh doanh được phân chia theo tỉ lệ góp vốn của các chủ đầu tư hoặc theo thỏathuận trong hợp đồng liên doanh liên kết

Trên thực tế có nhiều loại khách sạn liên doanh liên kết: Liên kết sở hữu, liên kết quản lý,liên kết hỗn hợp

1.1.3.Khái niệm, đặc điểm kinh doanh khách sạn

Trang 11

1.1.3.1 Khái niệm kinh doanh khách sạn

Để hiểu rõ nội dung của khái niệm “kinh doanh khách sạn” cần phải bắt đầu từ quátrình hình thành và phát triển của kinh doanh khách sạn

Đầu tiên, kinh doanh khách sạn chỉ là hoạt động kinh doanh dịch vụ nhằm đảm bảo chỗ ngỗqua đêm cho khách có trả tiền Sau đó cùng với những đòi hỏi thỏa mãn nhiều nhu cầu hơn

và ở mức cao hơn của khách du lịch và mong muốn của chủ khách sạn nhằm đáp ứng toàn bộnhu cầu của khách, dần dần khách sạn tổ chức thêm những hoạt động kinh doanh ăn uống Từ

đó , các chuyên gia trong lĩnh vực này thường sử dụng hai khái niệm: kinh doanh khách sạntheo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp Theo nghĩa rộng, kinh doanh khách sạn là hoạt động cungcấp các dịch vụ phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi và ăn uống cho khách Theo nghĩa hẹp, kinhdoanh khách sạn chỉ đảm bảo việc phục vụ nhu cầu ngủ nghỉ cho khách Cùng với sự pháttriển của hoạt động du lịch, kinh doanh khách sạn được bổ sung thêm các dịch vụ giải trí, thểthao, y tế, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, dịch vụ giặt là…

Nội dung của kinh doanh khách sạn ngày càng được mở rộng và phong phú, đa dạng về thểloại Do sự phát triển ấy mà ngày nay người ta vẫn thừa nhận cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp củakhái niệm “kinh doanh khách sạn” Tuy nhiên ngày nay khái niệm kinh doanh khách sạn theonghĩa rộng hay nghĩa hẹp đều bao gồm cả hoạt động kinh doanh các dịch vụ bổ sung Trongnghĩa hẹp của khái niệm kinh doanh khách sạn lẽ ra phải loại trừ nhóm dịch vụ phục vụ nhucầu ăn uống cho khách, nhưng ngày nay hầu như các cơ sở lưu trú đều đáp ứng nhu cầu ănuống, cho dù có thể chỉ là bữa ăn sáng cho khách

Trên phương diện chung nhất, có thể đưa ra định nghĩa về kinh doanh khách sạn như sau:

Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng các nhu cầu ăn, nghỉ và giải trí của họ tại các điểm du lịch nhằm much đích có lãi.

1.1.3.2 Đặc điểm kinh doanh khách sạn

Trang 12

- Kinh doanh khách sạn phụ thuộc vào tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch

Kinh doanh khách sạn chỉ có thể được tiến hành thành công ở những nơi có tài nguyên dulịch, bởi lẽ tài nguyên du lịch là yếu tố thúc đẩy, thôi thúc con người đi du lịch Đối tượngkhách hàng quan trọng nhất của một khách sạn chính là khách du lịch Vậy rõ ràng tài nguyên

du lịch có ảnh hưởng rất mạnh đến việc kinh doanh của khách sạn Mặt khác,khả năng tiếpnhận của tài nguyên du lịch ở mỗi điểm du lịch sẽ quyết định đến quy mô của các khách sạntrong vùng Gía trị và sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch cóa tác dụng quyết định thứ hạngcủa khách sạn Chính vì vậy khi đầu tư vào kinh doanh khách sạn đòi hỏi phải nghiên cứu kỹcác thông số của tài nguyên du lịch cũng như những nhóm khách hàng mục tiêu và kháchhàng tiềm năng bị hấp dẫn tới điểm du lịch mà xác định các chỉ số kỹ thuật cảu một côngtrình khách sạn khi đầu tư xây dựng và thiết kế Khi các điều kiện khách quan tác động tớigiá trị và sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch thay đổi sẽ đòi hỏi sự điều chỉnh về cơ sở vậtchất kỹ thuật của khách sạn cho phù hợp Bên cạnh đó đặc điểm về kiến trúc, quy hoạch vàđặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn tại các diểm du lịch cũng có ảnh hưởng tớiviệc làm tăng hay giảm giá trị của tài nguyên du lịch tại các trung tâm du lịch

- Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng vốn đầu tư lớn

Đặc điểm này xuất phát từ nguyên nhân do yêu cầu về tính chất lượng cao của sản phẩmkhách sạn: đòi hỏi các thành phần của cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn cũng phải có chấtlượng cao Tức là chất lượng của cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn tăng lên cùng với sựtăng lên của thứ hạng khách sạn Sự trang trọng của các trang thiết bị được lắp đặt bên trongkhách sạn chính là một nguyên nhân đẩy chi phí đầu tư ban đầu của công trình khách sạn lêncao

Ngoài ra đặc điểm này còn xuất phát từ một số nguyên nhân khác như: chi phí ban đầu cho cơ

sở hạ tầng của khách sạn cao, chi phí đất đai cho một công trình khách sạn rất lớn

- Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng lao động trực tiếp tương đối lớn

Trang 13

Sản phẩm khách sạn chủ yếu mang tính chất phục vụ và sự phục vụ này không thể cơ giớihóa được, mà chỉ được thực hiện bởi những nhân viên phục vụ trong khách sạn Mặt khác,lao động trong khách sạn có tính chuyên môn hóa cao Thời gian lao động lại phụ thuộc vàothời gian tiêu dùng của khách, thường kéo dài 24/24 giờ mỗi ngày Do vậy cần phải sử dụngmột số lượng lớn lao động trực tiếp trong khách sạn Với đặc điểm này các nhà quản lý kháchsạn luôn phải đối mặt với những khó khăn về chi phí lao động trực tiếp tương đối cao, khógiảm thiểu chi phí này mà không làm ảnh hưởng xấu tới chất lượng dịch vụ khách sạn Khókhăn cả trong công tác tuyển mộ, lựa chọn và phân công bố trí nguồn nhân lực của mình.Trong các điều kiện kinh doanh theo mùa vụ, các nhà quản lý khách sạn thường coi việc giảmthiểu chi phí lao động một cách hợp lý là một thách thức lớn đối với họ.

- Kinh doanh khách sạn mang tính quy luật

Kinh doanh khách sạn chịu sự chi phối của một số quy luật như: quy luật tự nhiên,quyluật kinh tế xã hội, quy luật tâm lý của con người…

Chẳng hạn, sự phụ thuộc vào tài nguyên du lịch, đặc biệt là tài nguyên thiên nhiên, với nhữngbiến động lặp đi lặp lại của thời tiết khí hậu trong năm, luôn tạo ra những thay đổi theo nhữngquy luật nhất định trong giá trị và sức hấp dẫn của tài nguyên đối với khách du lịch, từ đó gây

ra sự biến động theo mùa của lượng cầu du lịch đến các điểm du lịch Từ đó tạo ra sự thay đổitheo mùa trong kinh doanh khách sạn, đặc biệt là các khách sạn nghỉ dưỡng ở các điểm dulịch vùng biển hoặc vùng núi

1.1.4 Ý nghĩa của hoạt động kinh doanh khách sạn

1.1.4.1.Ý nghĩa kinh tế:

Hoạt động kinh doanh khách sạn là một trong những hoạt động chính của ngành dulịch Giữa kinh doanh khách sạn và ngành du lịch có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, kinhdoanh khách sạn tác động đến sự phát triển của ngành du lịch và đời sống kinh tế- xã hội nóichung của một quốc gia

Trang 14

Kinh doanh khách sạn góp phần làm tăng GDP cho các vùng và các quốc gia Ngày nay, khinhu cầu du lịch của con người ngày càng tăng cao, họ có xu hướng đi du lịch ở những nơi mà

họ ưa thích kể cả trong và ngoài nước, ở địa phương của họ hoặc những vùng khác Thôngqua hoạt động kinh doanh lưu trú, ăn uống và những dịch vụ khác của khách sạn, một phầntrong quỹ tiêu dùng của người dân được sử dụng vào những dịch vụ đó khi họ đi du lịch tạicác điểm và trung tâm du lịch Theo đó, một phần trong quỹ tiêu dùng từ thu nhập của ngườidân được đem đến tiêu dùng tại các trung tâm du lịch, dẫn đến sự phân phối quỹ tiêu dùng từ

vùng này sang vùng khác và từ đất nước này sang đất nước khác

Kinh doanh khách sạn phát triển góp phần tăng cường thu hút vốn đầu tư trong và ngoàinước, huy động được vốn nhàn rỗi trong nhân dân Từ khi có chính sách mở cửa của Đảng vànhà nước đến nay đã thu hút được một lượng lớn đầu tư vào ngành này (chiếm khoảng gần70% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam)

Phát triển ngành kinh doanh khách sạn góp phần khuyến khích các ngành khác phát triểntheo, khuyến khích phát triển cơ sở hạ tầng cho các điểm du lịch Hàng ngày, các khách sạnphải tiêu thụ một số lượng lớn các sản phẩm của nhiều ngành như: các ngành công nghiệpnặng, công nghiệp nhẹ, bưu chính viễn thông, ngành ngân hàng, ngành thủ công mỹ nghệ…

Nó trở thành bạn hàng lớn của nhiều ngành khác nhau trong nền kinh tế

Do có sự tác động giữa ngành kinh doanh khách sạn và các ngành khác(bạn hàng của kháchsạn),vậy nên khi kinh doanh khách sạn phát triển sẽ tạo nên sự phát triển theo cấp số nhân vềviệc làm gián tiếp trong các ngành có liên quan

1.1.4.2 Ý nghĩa xã hội:

Ngành kinh doanh khách sạn luôn đòi hỏi một khối lượng lớn nguồn lao động trựctiếp, chính vì vậy nó có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo ra công ăn việc làm cho ngườilao động Hoạt động kinh doanh khách sạn cung cấp các dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu nghỉngơi, giải trí tích cực của con người trong thời gian đi du lịch ngoài nơi cư trú thường xuyên,

nó góp phần gìn giữ và phục hồi khả năng lao động và sức sản xuất của người lao động.Đồng thời, việc thỏa mãn nhu cầu tham quan nghỉ ngơi cuối tuần một cách tích cực cho sốđông người dân góp phần nâng cao mức sống vật chất và tinh thần cho nhân dân Làm tăng

Trang 15

nhu cầu tìm hiểu về di tích lịch sử văn hóa của đất nước và các thành tựu trong công cuộcxây dựng và bảo vệ đất nước của Đảng ta, góp phần giáo dục lòng yêu nước và lòng tự hào

dân tộc cho thế hệ trẻ

Kinh doanh khách sạn tạo điều kiện thuận lợi cho sự gặp gỡ và giao lưu của con người từ cácvùng trong nước hay giữa các quốc gia các châu lục khác nhau trên thế giới đến với ViệtNam Thông qua đó, nó làm tăng ý nghĩa vì mục đích hòa bình, hữu nghị và tình đoàn kếtgiữa các dân tộc

Kinh doanh khách sạn đóng góp tích cực cho sự phát triển, giao lưu giữa các quốc gia

và các dân tộc trên thế giới trên nhiều phương diện khác nhau

Những khách sạn lớn và hiện đại chính là nơi tiến hành các cuộc họp, các hội nghị cấp caohoặc các hội nghị theo các chuyên đề, các đại hội, các cuộc gặp gỡ công vụ về kinh tế, chínhtrị, văn hóa Là nơi chứng kiến những sự kiện ký kết các văn bản chính trị,kinh tế quan trọngtrong nước và thế giới Các khách sạn cũng là nơi thường tổ chức nhiều hoạt động văn hóa

như hòa nhạc, trưng bày nghệ thuật, triển lãm…

1.2 Nhà hàng trong khách sạn

1.2.1 Khái niệm nhà hàng

Hiểu một cách đơn giản nhất, nhà hàng trước hết là một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ

ăn uống và các dịch vụ bổ sung khác nhằm mục đích thu lợi nhuận

Nhà hàng phục vụ nhiều đối tượng khác nhau, có thể nguồn khách tại chỗ hay khách địaphương, khách từ nơi khác dến hay là khách du lịch, khách vãng lai…như vậy đối tượngphục vụ rất đa dạng và phong phú, tùy theo khả năng, tùy theo mục đích kinh doanh, tùy theođoạn thị trường khách nhắm vào mà doanh nghiệp thiết lập mục tiêu kinh doanh và phục vụđối tượng khách đó Vì đối tượng khách đa dạng như vậy nên nhà hàng có thể là một bộ phậncủa khách sạn hoặc cũng có thể là một đơn vị kinh doanh độc lập

Nhà hàng là nơi mà thực khách đến để ăn uống, thưởng thức ẩm thực, thưởng thức các dịch

vụ đi kèm khác Theo thông tư liên bộ số 27/LB-TCDL ngày 10/01/1996 của Tổng cục du

lịch và bộ thương mại Việt Nam thì: Nhà hàng là nơi kinh doanh các món ăn dồ uống có mức

Trang 16

chất lượng và là cơ sở kinh doanh có mức vốn pháp định theo quy định của từng loại hình doanh nghiệp.

Khái niệm chính thống nhất: Nhà hàng là một đơn vị kinh doanh, chuyên phục vụ kháchnhững món ăn đồ uống và các dịch vụ bổ sung với mức chất lượng cao nhằm thu lợi nhuận

1.2.2.Đặc điểm kinh doanh nhà hàng

- Sản phẩm kinh doanh nhà hàng mang tính tổng hợp

Sản phẩm của nhà hàng là toàn bộ các món ăn đồ uống khách được phục vụ trong quátrình tiêu dùng ở nhà hàng

Sản phẩm của nhà hàng là sự kết hợp giữa hàng hóa và dịch vụ, trong đó dịch vụ chiếm tỉtrọng lớn Yếu tố hàng hóa trong sản phẩm nhà hàng là các nguyên vật liệu,thực phẩm, nhiênliệu, khấu hao cơ sở vật chất kỹ thuật, nhà hàng sử dụng để tạo ra món ăn, đồ uống phục vụkhách Yếu tố dịch vụ chính là quá trình phục vụ khách ăn uống, bầu không khí tại nhàhàng…Dịch vụ này cần những con người với kỹ năng nghề nghiệp giỏi, có tính chuyênnghiệp, khả năng giao tiếp tốt, biết ứng xử mọi tình huống để đem đến cho khách hàng sự hàilòng tối đa Hai yếu tố này đều không thể thiếu trong việc tạo ra một sản phẩm hoàn hảo chonhà hàng

Ngoài ra,danh mục sản phẩm trong nhà hàng thường đa dạng và phong phú, tương ứng vớicác khu vực địa lý, cũng như thị hiếu của khách hàng Tuy nhiên, tùy theo khả năng đáp ứng,nhà hàng có thể ấn định giới hạn phục vụ của mình qua hệ thống thực đơn

Sự kết hợp yếu tố hàng hóa và dịch vụ trong sản phẩm nhà hàng đã tạo nên tính không đồngnhất của sản phẩm, dịch vụ cung ứng Cùng một sản phẩm, dịch vụ nhưng đối tượng tiêudùng khác nhau đòi hỏi nhân viên phải phục vụ theo các phương pháp khác nhau cho phùhợp Cùng một món ăn nhưng những lần thưởng thức khác nhau cũng không hoàn toàn giốngnhau, bởi nó có thể tùy thuộc vào tâm trạng, sức khỏe của nhân viên phục vụ và đầu bếp khichế biến món ăn và tâm trạng của khách hàng khi thưởng thức

Trang 17

Từ đặc điểm này có thể thấy, chất lượng sản phẩm dịch vụ ăn uống của nhà hàng phụ thuộcvào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, đòi hỏi nhà hàng phải có biện pháp quản lý phùhợp để giữ được chất lượng phục vụ Bởi vì chất lượng phục vụ là một yếu tố quyết định sựthành công hay thất bại của nhà hàng.

- Kinh doanh nhà hàng cần số lượng lao động lớn, tính chuyên môn hóa cao

Lao động trong nhà hàng là lao động dịch vụ đặc thù, đòi hỏi kỹ năng nghề nghiệp cao,máy móc công nghệ khó có thể thay thế Mặt khác, quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩmdiễn ra đồng thời, cần có sự tiếp xúc trực tiếp cũng như gián tiếp của nhân viên trong việcphục vụ khách hàng,do đó, kinh doanh nhà hàng đòi hỏi số lượng lao động lớn( trung bình12-16 khách/ nhân viên phục vụ) Nhiều nhà hàng lớ có các phòng ăn nhỏ, rieng biệt, chỉ có6-10 chỗ ngồi cho khách luôn luôn phải có một người phục vụ thường xuyên Ngoài ra, nhàhàng cần có đội ngũ cán bộ quản lý, kế toán, thu ngân, nhân viên bỏa dưỡng, nhân viên bảovệ,tạp vụ, vệ sinh…tham gia gián tiếp vào việc phục vụ khách hàng

Lao động phục vụ tại nhà hàng đóng vai trò quyết định đến hiệu quả kinh doanh của nhàhàng Vì vậy, lao động trong nhà hàng có tính chuyên môn hóa cao, nghĩa là mỗi bộ phậnchuyên về một lĩnh vực, mỗi công việc nhất định Mỗi bộ phận trong nhà hàng bàn, bar, bếp

có các chức năng nghiệp vụ thao tác riêng, đòi hỏi lao động ở mỗi bộ phận đa số phải trải quaquá trình đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ kỹ càng như nhân viên bếp, nhân viên phục vụbàn, nhân viên pha chế

Chuyên môn hóa cao giúp người lao động có điều kiện chuyên sâu về nghiệp vụ cụ thể, thaotác công việc nhanh, gọn, chính xác, thành thạo, rút ngắn thời gian lao động và tăng năng suấtlao động Tuy nhiên, điều này cũng khiến lao động ở các bộ phận này khó có thể thay thế chonhau một cách hoàn hảo và người lao động có thể cảm thấy nhàm chán với công việc Do đó,nguời quản lý cần có những chính sách quản lý lao động hiệu quả như luân chuyển nhaan

Trang 18

viên giữa các bộ phận để học hỏi lẫn nhau, chính sách lương thưởng khuyến khích nhân viênchăm lo bồi dưỡng tay nghề, thăng tiến cho nhân viên dựa vào năng lực…

Nhân viên thường chịu sức ép cao về mặt tâm lý, đặc biệt là nhân viên phục vụ trực tiếp dolao động cảm xúc chiếm bộ phận lớn Bởi nhiệm vụ nhân viên phục vụ là phải tối đa hóa sựhài lòng của khách hàng, đòi hỏi nhân viên phải luôn giữ thái độ lịch sự, vui vẻ, nhã nhặncũng như tác phong chuyên nghiệp trong quá trình phục vụ khách, gây nên sức ép tâm lý chonhân viên, đồng thời, yêu cầu sự cầu toàn và chuyên nghiệp trong quá trình phục vụ từ cấptrên cũng khiến nhân viên bị áp lực tâm lý Điều này đòi hỏi đội ngũ lao động phải trẻ khỏemới có thể phục vụ khách tốt Yêu cầu về độ tuổi của mỗi bộ phận cũng khác nhau, bộ phậnphục vụ trực tiếp như bàn, bar độ tuổi hợp lý từ 20-30 tuổi, có sức khỏe dẻo dai và kỹ năngnghiệp vụ tốt, các bộ phận khác như bếp, bảo vệ, tạp vụ… thường không giới hạn nhiều về độtuổi nhưng đòi hỏi có sức khỏe, thâm niên và kinh nghiệm thực tế

Đồng thời do tính chất công việc, yêu cầu lao động trong nhà hàng thường là nam,nhanhnhẹn, hoạt bát, dẻo dai, chịu được áp lực cao…Tuy nhiên, sự cân đối tỉ lệ nhân viên nam và

nữ trong nhà hàng cũng phải hợp lý đảm bảo thực hiện tốt yêu cầu công việc

- Kinh doanh nhà hàng đòi hỏi tính liên tục cao

Thời gian làm việc liên tục, theo ca/kíp: Nhà hàng luôn tồn tại và hoạt động theo nhu cầucủa khách, vì vậy trong thực tế nhà hàng hoạt động không kể ngày đêm, ngày lễ tết, bất kỳkhi nào có yêu cầu của khách thì nhà hàng phải phục vụ Nhà hàng càng uy tín với kháchhàng thì càng bận rộn, để đáp ứng được nhu cầu của khách, nhà hàng thường phan chia calàm việc

Tùy theo thời gian mở cửa phục vụ, nhà hàng sẽ có sự phân chia ca làm việc khác nhau.Chẳng hạn Nhà hàng trong khách sạn mở cửa phục vụ từ 6h sáng đến 23h đêm, phân 2 calàm việc: ca1 (từ 6h-14h30) và ca 2(14h30-23h), và nhân viên thường phải đến sớm 30 phút

để chuẩn bị trước giờ vào ca

Trang 19

Cường độ làm việc không ổn định mang tính thời điểm cao, đa dạng và phức tạp: lúc nhàhàng vắng khách nhân viên thường rảnh rỗi , nhưng lúc đông khách hoặc có tiệc thì nhân viênphải làm việc với cường độ cao và phải làm thêm giờ Thời gian lao động của nhân viên làgiờ ăn của khách, thường không được ấn định rõ ràng và hay dao động, kéo dài nhiều giờtrong khi khách thưởng thức dịch vụ ăn uống.

- Hoạt động kinh doanh nhà hàng là hoạt động tổng hợp và phức tạp

Do đặc điểm sản phẩm của nhà hàng mang tính tổng hợp nên hoạt động kinh doanh nhàhàng cũng mang tính tổng hợp Để kinh doanh và phục vụ khách tốt, đáp ứng đầy đủ các nhucầu của khách với mức chất lượng cao, đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả giữacác bộ phận nghiệp vụ khác nhau trong nhà hàng: bộ phận phục vụ bàn, bộ phận chế biếnmón ăn, bộ phận pha chế đồ uống và bộ phận làm thủ tục thanh toán nhằm tạo ra dịch vụhoàn hảo cho khách hàng Một sơ suất nhỏ trong bất kỳ bộ phận nào cũng gây ảnh hưởng xấuđén chất lượng sản phâm và lượng khách đến nhà hàng, ảnh hưởng đến uy tín nhà hàng.Thời gian sản xuất và tiêu dùng sản phẩm diễn ra đồng thời, có sự tham gian trực tiếp củakhách hàng, làm kinh doanh nhà hàng tương đối phức tạp, bởi bất kỳ sự tác động nào củakhách hàng cũng dễ ảnh hưởng tới tâm trạng của nhân viên phục vụ và quy trình phục vụ, gâykhó khăn trong việc quản lý chất lượng sản phẩm

Thêm vào đó, hoạt động của nhà hàng có tính thời vụ cao làm cho hoạt động kinh doanh củanhà hàng phức tạp hơn: tính thời vụ trong kinh doanh nhà hàng phức tạp, diễn ra hàng ngày( sáng-trưa-chiều, phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của nhà hàng là phục vụ khách ăn bữahay ăn tiệc), hàng tuần( nhà hàng thường đông khách vào các ngày cuối tuần), hàngnăm( thời điểm cuối năm hay đầu năm thường là dịp diễn ra các hội nghị, lễ tết, lễ cưới.1.2.3 Yêu cầu lao động trong nhà hàng

Yêu cầu đối với nhân viên tiếp xúc trực tiếp:

Trang 20

Được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, vi tính phù hợp với vị trí công việc và loạihạng khách sạn.

Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc, được kiểm tra định kỳ một năm một lần( có giấychứng nhận của y tế)

Mặc trang phục đúng quy định của khách sạn, có phù hiệu trên áo

Đối với người quản lý và nhân viên phục vụ của khách sạn 3 sao

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ

+ Người quản lý

Tốt nghiệp cao đẳng du lịch, nếu tốt nghiệp cao đẳng ngành khác phải qua lớp bồi dưỡngquản lý lưu trú du lịch, an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường và vệ sinh

an toàn thực phẩm

Hai năm kinh nghiệm trong nghề

Giao tiếp tốt một ngoại ngữ

+ Trưởng các bộ phận

Chứng chỉ trung cấp nghề(lễ tân, buồng, bàn, bar, bếp) hoặc chứng chỉ của Vietnam TourismCertification Board (Hội đồng cấp chứng chỉ ngành du lịch Việt Nam)

Hai năm kinh nghiệm trong nghề

Giao tiếp tốt một ngoại ngữ trong phạm vi nghề ( trưởng lễ tân thông thạo một ngoại ngữ)

Sử dụng tốt vi tính văn phòng

+ Nhân viên phục vụ

50% có chứng chỉ nghề hoặc chứng chỉ của Vietnam Tourism Certification Board (Hội đồngcấp chứng chỉ ngành du lịch Việt Nam)

50% qua lớp tập huấn nghiệp vụ

Nhân viên trực tiếp phục vụ khách: giao tiếp tốt một ngoại ngữ trong phạm vi nghề

Nhân viên lễ tân: thông thạo một ngoại ngữ và sử dụng tốt vi tính văn phòng

Trang 21

1.3 Cơ sở lý luận về công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực

1.3.1.Công tác tuyển dụng nguồn nhân lực

1.3.1.1 Khái niệm

Tuyển dụng là quá trình tuyển mộ, tuyển chọn những ứng viên phù hợp với công việc.Tuyển mộ là quá trình thu hút các ứng viên (người xin việc) về phía các tổ chức để các nhàtuyển dụng lựa chọn và sàng lọc những người đủ điều kiện vào làm việc tại một vị trí nào đótrong tổ chức

Tuyển chọn là quá trình đánh giá các ứng viên theo nhiều khía cạnh khác nhau dựa vào cácyêu cầu của công việc để tìm được những người phù hợp với các yêu cầu đặt ra trong sốnhững người đã thu hút được trong quá trình tuyển mộ

1.3.1.2 Các nguồn tuyển dụng

Nguồn tuyển dụng nhân lực bao gồm nguồn bên trong tổ chức và bên ngoài tổ chức

- Nguồn bên trong tổ chức:

Là bao gồm những người đang làm việc bên trong tổ chức đó Đối với những người đanglàm việc bên trong tổ chức, khi ta tuyển mộ những người này vào làm các vị trí cao hơn vị trí

mà họ đang đảm nhận là ta đã tạo ra được động cơ tốt cho tất cả những người làm việc trong

tổ chức Vì khi họ biết có cơ hội sẽ được đề bạt họ sẽ làm việc với động lực mới và họ sẽ thúcđẩy quá trình làm việc tốt hơn, sẽ làm tăng sự thỏa mãn với công việc, sẽ làm tăng được tìnhcảm và lòng trung thành của mọi người đối với tổ chức

Trang 22

Tuyển nhân viên từ trong nội bộ doanh nghiệp sẽ tạo ra sự thi đua rộng rãi trong toàn doanhnghiệp, kích thích nhân viên làm việc chăm chỉ, tích cực, sáng tạo và hiệu quả.

Người được tuyển sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn trong việc thực hiện công việc nhất là tronggiai đoạn khi mới bắt đầu với vị trí công việc mới

Người quản lý trước đây của người được tuyển có thể cho doanh nghiệp những nhận xétchính xác và công bằng về năng lực và phẩm chất của người được tuyển

- Nguồn bên ngoài tổ chức:

Là những người bên ngoài tổ chức đến để xin việc, những người này bao gồm:

+ Những sinh viên đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung học và dạynghề( bao gồm những người được đào tạo trong nước và cả ở nước ngoài)

+ Những người đang trong thời gian thất nghiệp, bỏ việc cũ

+ Những người đang làm việc tại các tổ chức khác

+ Ưu điểm:

Người được tuyển sẽ mang lại “bầu không khí mới” cho bộ phận mà họ làm việc

Tạo cơ hội thay đổi văn hóa doanh nghiệp hoặc bộ phận ( đặc biệt khi vị trí tuyển dụng là vịtrí then chốt)

Người được tuyển sẽ làm tăng thêm tính sáng tạo, kỹ năng và kinh nghiệm cho bộ phận mà

họ làm việc Phương pháp này mang lại cho công ty nhiều tài năng cũng như ý tưởng mới.Nếu gặp được ứng viên đã có nhiều kinh nghiệm làm việc, thì chi phí đào tạo cũng đỡ tốn

Trang 23

kém hơn Phương pháp này cũng tạo ra sự phát triển nghề nghiệp hợp lí và công bằng chomọi người trong công ty.

+ Nhược điểm:

Người được tuyển chưa quen với doanh nghiệp, chưa hiều được mục tiêu của doanh nghiệp,văn hóa và phong cách làm việc của doanh nghiệp Do vậy phải có chương trình hòa nhập vàgiúp đỡ những người mới được tuyển dụng

Chi phí cho nguồn tuyển dụng từ bên ngoài thường cao Ngoài ra, việc này cũng có thể gâyrắc rối với những nhân viên nội bộ, những người mong muốn được thăng chức hay trọngdụng Vì do có người mới vào, công ty cũng cần một thời gian nhất định để chấn chỉnh lại sơ

đồ tổ chức

Trang 24

Thông báo tuyển dụng

Thu nhận, nghiên cứu hồ sơ

Sau đây là sơ đồ về quy trình tuyển dụng nhân lực

Sơ đồ 1.1 Quy trình tuyển dụng nguồn nhân lực

a Chuẩn bị tuyển dụng

- Trong bước chuẩn bị cần thiết phải

Thành lập hội đồng tuyển dụng, quy định rõ về số lượng, thành phần và quyền hạn của hộiđồng tuyển dụng

Bố trí công việc

Trang 25

Nghiên cứu kỹ các loại văn bản, quy định của Nhà nước và tổ chức, doanh nghiệp liên quanđến tuyển dụng Hiện nay ở Việt Nam, một số tài liệu quan trọng của Nhà nước liên quan đếntuyển dụng gồm có:

Xác định tiêu chuẩn tuyển chọn

- Tiêu chuẩn để dự tuyển

Là công dân nước Cộng Hõa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Từ 18 tuổi trở lên

Có đơn xin dự tuyển, có lý lịch rõ rang và có đủ các văn bằng chứng chỉ đã quy định trongngạch (tốt nghiệp phổ thông, trung học, chứng chỉ đạt trình độ đánh máy chữ của khóa học 3tháng, và biết ngoại ngữ trình độ A)

Có đủ sức khỏe để đảm nhận nhiệm vụ (giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyềncấp)

Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án

- Trúng tuyển

Thông thường tiêu chuẩn cá nhân là những tiêu chuẩn cần thiết nhưng chưa đủ để được tuyểnchọn vào trong doanh nghiệp Để được tuyển, ứng viên phải đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩncủa tổ chức, doanh nghiệp và tiêu chuẩn của phòng ban hoặc bộ phận Tiêu chuẩn của tổ chức

Trang 26

doanh nghiệp thường liên quan đến các phẩm chất giá trị của nhân viên mà tổ chức, doanhnghiệp đó cho là có khả năng hoàn thành tốt công việc như tính linh hoạt, thông minh, lanh lẹv.v…Mỗi phòng ban, bộ phận của tổ chức có một tiêu chuẩn riêng đối với nhân viên, đặc thùcho bộ phận của mình Ứng viên sẽ được tuyển nếu họ đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn của bộphận đó.

b Thông báo tuyển dụng

- Các tổ chức doanh nghiệp có thể áp dụng một hoặc kết hợp các hình thức thông báo tuyểndụng sau đây:

Quảng cáo trên báo, đài, tivi

Thông qua các trung tâm dịch vụ lao động

Yết thị trước cổng cơ quan, doanh nghiệp

Quảng cáo về công ty, công việc để người xin việc hiểu rõ hơn về uy tín, tính hấp dẫn trongcông việc

Các chức năng, trách nhiệm, nhiệm vụ chính trong công việc để người xin việc có thể hìnhdung được công việc mà họ dự định xin tuyển

Quyền lợi nếu ứng viên được tuyển (lương bổng, cơ hội được đào tạo, thăng tiến, môi trườnglàm việc v.v )

Các hướng dẫn về thủ tục hành chính, hồ sơ, cách thức liên hệ với công ty v.v…

c Thu nhận, nghiên cứu hồ sơ

- Tất cả mọi hồ sơ xin việc phải ghi vào sổ xin việc, có phân loại chi tiết để tiện cho việc sửdụng sau này Người xin tuyển dụng phải nộp cho xí nghiệp, cơ quản những giấy tờ sau theomẫu thống nhất của nhà nước

Đơn xin tuyển dụng

Bản khai lý lịch có chứng thực của Ủy ban Nhân dân hành chính xã hoặc phường khu phố, thịtrấn

Trang 27

Giấy chứng nhận sức khỏe do y, bác sĩ của cơ quan y tế có thẩm quyền cấp.

Giấy chứng nhân trình độ chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật

- Để có thể chuyên nghiệp hóa hoạt động tuyển dụng, tổ chức, doah nghiệp nên có bộ mẫu hồ

sơ riêng cho từng loại ứng viên vào các chức vụ, công việc khác nhau: công nhân trực tiếpsản xuất, nhân viên hành chính và cán bộ chuyên môn, quản lý Sau khi kiểm tra, phỏng vấn

và khám bệnh các kết quả tương ứng sẽ được bổ sung vào hồ sơ

- Nghiên cứu hồ sơ nhằm ghi lại thông tin của ứng viên bao gồm

Học vấn, kinh nghiệm, các quá trình công tác

d Phỏng vấn sơ bộ

Phỏng vấn sơ bộ thường chỉ kéo dài 5-10 phút, được sử dụng nhằm loại bỏ ngay những ứngviên không đạt tiêu chuẩn, hoặc yếu kém rỏ rệt hơn những ứng viên khác mà khi nghiên cứu

hồ sơ chưa phát hiện ra

e Kiểm tra, trắc nghiệm

Áp dụng các hình thức kiểm tra, trắc nghiệm và phỏng vấn ứng viên chọn được các ứng viênxuất sắc nhất Các bài kiểm tra, sát hạch thường được sử dụng để đánh giá ứng viên về cáckiến thức cơ bản, khả năng thực hành Áp dụng các hình thức trắc nghiệm cũng có thể được

sử dụng để đánh giá ứng viên về một số khả năng đặc biệt như trí nhớ, mức độ khéo léo củabàn tay v.v …

Trang 28

f Phỏng vấn lần hai

Phỏng vấn được sử dụng để tìm hiểu, đánh giá ứng viên về nhiều phương diện như kinhnghiệm, trình độ, các đặc điểm cá nhân như tính cách, khí chất, khả năng hòa đồng và cónhững phẩm chất cá nhân thích hợp cho tổ chức, doanh nghiệp v.v…

g Xác minh, điều tra

Xác minh, điều tra là quá trình làm sáng tỏ thêm những điều chưa rõ đối với những ứng viên

có triển vọng tốt Thông qua tiếp xúc với đồng nghiệp cũ, bạn bè, thầy cô giáo hoặc với lãnhđạo cũ của ứng viên (theo các địa chỉ trong hồ sơ xin việc), công tác xác minh điều tra sẽ chobiết thêm về trình độ, kinh nghiệm, tính cách của ứng viên Đối với những công việc đòi hỏitính an ninh cao như thủ quỹ, tiếp viên hàng không v.v…công tác xác minh có thể có yêu cầucần tìm hiểu về nguồn gốc, lý lịch gia đình ứng viên

h Khám sức khỏe

Dù có đáp ứng đầy đủ các yếu tố về trình độ học vấn, hiểu biết, thông minh, tư cách tốt,nhưng nếu sức khỏe không đảm bảo cũng không nên tuyển dụng Nhận một bệnh nhân vàolàm việc, không những không các lợi về mặt chất lượng thực hiện công việc và hiệu quả kinh

tế mà còn gây ra nhiều phiền phức về mặt pháp lý cho tổ chức, doanh nghiệp

i Ra quyết định tuyển dụng

Mọi bước trong quá trình tuyển dụng đều quan trọng, nhưng bước quan trọng nhất vẫn là raquyết định tuyển chọn hoặc loại bỏ ứng viên Để nâng cao mức độ chính xác của các quyếtđịnh tuyển chọn, cần phải xem xét một cách hệ thống các thông tin về ứng viên, phát triểnbản tóm tắt về ứng viên Các tổ chức, doanh nghiệp thường quan tâm đến khả năng ứng viên

có thể làm được gì và muốn làm như thế nào

Ngoài ra cách thức ra quyết định tuyển chọn cũng ảnh hướng đến mức độ chính xác củatuyển chọn Cách thức ra quyết định kiểu thống kê sẽ đảm bảo tính chính xác cao Khi đó hộiđồng tuyển chọn sẽ xác định các tiêu thức, yếu tố quan trọng nhất đối với từng công việc và

Trang 29

đánh giá tầm quan trọng của từng tiêu thức Tất cả các điểm đánh giá về ứng viên trong quátrình tuyển chọn như điểm kiểm tra, trắc nghiệm, điểm phỏng vấn, người giới thiệu v.v…sẽđược tổng hợp lại, ứng viên đạt được tổng số điểm cao nhất sẽ được tuyển chọn

Khi được nhận vào làm việc trong tổ chức, doanh nghiệp nhân viên mới sẽ được giới thiệuvới người phụ trách và các đồng nghiệp khác Doanh nghiệp sẽ thực hiện hình thức hướngdẫn về công việc và giới thiệu về doanh nghiệp cho nhân viên bằng cách giới thiệu cho nhânviên mới về lịch sử hình thành và quá trình phát triển, các giá trị văn hóa tinh thần, các truyềnthống tốt đẹp, các cơ sở hoạt động, các chính sách và nội quy chung, các yếu tố về điều kiệnlàm việc, các chế độ khen thưởng, kỷ luật lao động v.v… nhằm kích thích nhân viên mới lòng

tự hào về doanh nghiệp và giúp họ mau chóng làm quen với công việc Do đó sự quan tâm,giúp đỡ của người phụ trách và đồng nghiệp đối với người mới đến là rất cần thiết, giúp họmau chóng thích nghi và cảm thấy tin tưởng, thoải mái với môi trường làm việc mới

Lưu ý trong thực tế, các bước và nội dung trình tự của tuyển dụng có thể thay đổi linh hoạt(thậm chí có thể thêm hoặc bớt một vài bước) Điều này phụ thuộc vào yêu cầu của côngviệc, đặc điểm của doanh nghiệp, trình độ của hội đồng tuyển chọn

1.3.2.Công tác đào tạo

1.3.2.1 khái niệm

Đào tạo (hay còn được gọi là đào tạo kỹ năng) được hiểu là các hoạt động học tậpnhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ củamình Đó chính là quá trình học tập làm cho người lao động nắm vững hơn về công việc củamình, là những hoạt động học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động để thựchiện nhiệm vụ lao động có hiệu quả hơn

1.3.2.2 Các phương pháp đào tạo

Có nhiều phương pháp để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Mỗi một phương pháp cócách thức thực hiện, ưu nhược điểm riêng mà các tổ chức cần cân nhắc để lựa chọn cho phù

Trang 30

hợp với điều kiện công việc, đặc điểm về lao động và về nguồn tài chính của mình Sau đây

là các phương pháp đào tạo và phát triển nhân lực chủ yếu đang được thực hiện ở các nước và

ở nước ta hoặc có thể áp dụng ở nước ta

- Đào tạo trong công việc:

Là phương pháp đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc, người học sẽ học những kiến thức từ côngviệc thực tế tại nơi làm việc dưới sự hướng dẫn của nhân viên có kinh nghiệm

Phương pháp này thường được áp dụng bởi chi phí không cao, người học viên có thể nắm bắtngay bài học Họ được thực hành ngay những gì mà tổ chức trông mong ở họ sau khoá đàotạo Phương pháp này tạo điều kiện cho học viên làm việc với những đồng nghiệp tương laicủa họ, tạo điều kiện thuận lợi cho công việc sau này, họ có thể bắt chước những hành vi laođộng tốt của đồng nghiệp Hơn nữa, trong khi học, học viên được làm việc và có thu nhập.Tuy nhiên cũng có nhược điểm, đó là lý thuyết không được trang bị đầy đủ, có hệ thống Vàtrong khi làm việc cùng với nhân viên lành nghề thì học viên có thể bắt chước những hành vilao động xấu Hơn nữa, do thực hành ngay tại nơi làm việc có thể sẽ gây ảnh hưởng đếnkhách hàng và công việc

Nhóm này bao gồm những phương pháp như:

+ Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc:

Đây chính là phương pháp đào tạo tại chỗ hay chính tại nơi làm việc Học viên sẽ được phâncông làm việc với một nhân viên có trình độ, có kinh nghiệm hơn Người dạy trước tiên sẽgiới thiệu, giải thích về mục tiêu của công việc Sau đó hướng dẫn tỉ mỉ cho học viên quansát, trao đổi, học hỏi và cho học viên làm thử cho tới khi thành thạo dưới sự giám sát chặt chẽcủa người dạy Người học vừa phải học vừa phải quan sát, lắng nghe những lời chỉ dẫn và

Trang 31

làm theo cho đến khi thuần thục mới thôi.Trong quá trình học, người học cũng như người dạyđều phải có sự nỗ lực cao, người dạy phải tạo sự tin tưởng về khả năng và kinh nghiệm củamình đối với học viên, ngoài ra còn phải biết lắng nghe những thắc mắc của người học.Nhưvậy, phải có sự kết hợp của cả người dạy và người học mới đào tạo ra được học viên có trình

độ như mong muốn

Phương pháp này có ưu điểm là không đòi hỏi phải có một không gian riêng đặc thù để phục

vụ cho việc học Đồng thời giúp cho học viên nắm bắt nhanh kiến thức vì được thực hànhngay sau khi hướng dẫn

Tuy nhiên, nhược điểm là can thiệp vào tiến trình làm việc, có thể làm ảnh hưởng đến chấtlượng phục vụ khách hàng và trang thiết bị do chưa quen việc

+ Đào tạo theo kiểu học nghề:

Chương trình đào tạo bắt đầu bằng việc học lý thuyết trên lớp sau đó các học viênđược đưa đến làm việc dưới sự hướng dẫn của nhân vien lành nghề trong một vài năm; đượcthực hiện các công việc thuộc nghề cần học cho tới khi thành thạo tất cả các kỹ năng củanghề Phương pháp này dùng để dạy một nghề hoàn chỉnh

Các phương pháp này thực chất là sự kèm cặp của nhân viên lành nghề đối với người học và

là phương pháp thông dụng ở Việt Nam

+ Kèm cặp và chỉ bảo:

Phương pháp này thường dùng để giúp cho các cán bộ quản lý và các nhân viên giámsát có thể học được các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc trước mắt và công việctrong tương lai thông qua sự kèm cặp, chỉ bảo của người quản lý giỏi hơn.Có ba cách để kèmcặp là: kèm cặp bởi người lãnh đạo trực tiếp, kèm cặp bởi một cố vấn, kềm cặp bởi ngườiquản lý có kinh nghiệm hơn

Trang 32

+ Luân chuyển và thuyên chuyển công việc:

Là phương pháp chuyển người quản lý từ công việc này sang công việc khác để nhằmcung cấp cho họ những kinh nghiệm làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong tổ chức.Những kinh nghiệm và kiến thức thu được qua quá trình đó sẽ giúp cho họ có khả năng thựchiện được những công việc cao hơn trong tương lai Có thể luân chuyển và thuyên chuyểncông việc theo ba cách: Chuyển đối tượng đào tạo đến nhận cương vị quản lý ở một bộ phậnkhác trong tổ chức nhưng vẫn với chức năng và quền hạn như cũ Người quản lý được cử đếnnhận cương vị công tác mới ngoài lĩnh vực chuyên môn của họ Người quản lý được bố tríluân chuyển công việc trong phạm vi nội bộ một nghề chuyên môn

- Phương pháp đào tạo ngoài công việc:

Là phương pháp đào tạo trong đó người học được tách khỏi sự thực hiện các công việc thực

+ Các bài giảng, các hội nghị hoặc các hội thảo: Phương pháp này áp dụng cho cán bộquản lý nhiều hơn, các doanh nghiệp có thể định kỳ tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị nhằmtrao đổi kiến thức, kinh nghiệm làm việc Các buổi hội thảo có thể được tổ chức riêng hoặckết hợp với chương trình đào tạo khác.Học viên sẽ thảo luận theo từng chủ đề dưới sự hướngdẫn của người lãnh đạo nhóm, qua đó họ học được những kiến thức, kinh nghiệm cần có

Trang 33

Ưu điểm của phương pháp: Đơn giản, dễ tổ chức, không đòi hỏi trang thiết bị riêng, học viênhọc hỏi được nhiều kinh nghiệm trong công việc cũng như phong cách bày tỏ, thể hiện ý kiếncủa mình trước đám đông.

Nhược điểm: Tốn nhiều thời gian, phạm vi hẹp

+ Đào tạo theo kiểu chương trình hóa, với sự trợ giúp của máy tính: Ngày nay, côngnghệ thông tin đã trở thành phương tiện dạy và học rất tiện dụng, đây là phương pháp hiệnđại mà nhiều công ty ở nhiều nước đang sử dụng Trong phương pháp này, các chương trìnhđào tạo được người lập trình soạn sẵn và ghi lên đĩa mềm chương trình học, học viên chỉ việc

mở đĩa qua máy vi tính và làm theo hướng dẫn trong đó Phương pháp này đòi hỏi người họcphải tốn nhiều thời gian vào tự học và để soạn thảo ra một chương trình thì rất tốn kém, nóchỉ có hiệu quả khi có số lớn học viên tham gia chương trình Ngoài ra, học viên cũng phải đanăng mới có thể học được

Ưu điểm của phương pháp này là đào tạo được nhiều kỹ năng mà không cần người dạy Họcviên có thể tự sắp xếp thời gian học cho mình một cách hợp lý, nội dung chương trình học đadạng nên có nhiều cơ hội lựa chọn và đặc biệt là cung cấp tức thời thông tin phản hồi đối vớicâu trả lời của người học là đúng hay sai, có đáp án ngay giúp người học giải quyết vướngmắc

+ Đào tạo theo phương thức từ xa: Đào tạo từ xa là phương thức đào tạo mà người học

tự học qua sách, tài liệu hoc tập, băng hình băng đĩa CD và VCD, internet Khoa học côngnghệ thông tin càng phát triển thì các phương tiện trung gian càng đa dạng Trong chươngtrình này người học và người dạy không gặp nhau tại một địa điểm, cùng thời gian mà ngườihọc tự sắp xếp thời gian học cho mình Đây chính là một ưu điểm của phương pháp đó làngười học có thể chủ động bố trí thời gian học tập cho phù hợp với kế hoạch của mình; người

Trang 34

học ở xa trung tâm vẫn có thể học được mà không mất chi phí đi lại; chất lượng đào tạo caotuy nhiên hình thức đào tạo này đòi hỏi cơ sở đào tạo phải có sự đầu tư lớn để chuẩn bị bàigiảng.

+ Đào tạo theo kiểu phòng thí nghiệm: Phương pháp này đào tạo cho cán bộ quản lýcách giải quyết các tình huống có thể xảy ra trong thực tế được mô hình hoá qua các bài tậptình huống, diễn kịch, mô phỏng trên máy tính, trò chơi quản lý… thông qua các cuộc hộithảo.Ưu điểm của phương pháp là ngoài học được những kiến thức về thực hành, học viêncòn có cơ hội được đào luyện những kỹ năng thực hành, nâng cao khả năng làm việc với conngười và ra quyết định Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi tốn nhiều công sức, tiền của,thời gian để xây dựng lên các tình huống mẫu

+ Mô hình hóa hành vi: Đó cũng là phương pháp diễn kịch nhưng các vỡ kịch đượcthiết kế sẵn để mô hình hóa các hình vi hợp lý trong các tình huống đặc biệt

+ Đào tạo kỹ năng xử lý công văn, giấy tờ: Đây là phương pháp đào tạo, huấn luyện chongười lao động cách ra quyết định nhanh chóng trong công việc hàng ngày Học viên khi vừatới nơi làm việc sẽ nhận được một loạt các tài liệu, các bản ghi nhớ, các tường trình, báo cáo,dặn dò của cấp trên và các thông tin khác và họ phải có trách nhiệm xử lý nhanh chóng vàđúng đắn Phương pháp này được áp dụng cho cán bộ quản lý, giúp họ nhanh chóng có kỹnăng làm việc và ra quyết định Nhưng đôi khi có thể gây ra những thiệt hại cho tổ chức vàảnh hưởng tới công việc của bộ phận

1.3.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo

- Môi trường bên ngoài:

+ Khung cảnh kinh tế: tình hình kinh tế và thời cơ kinh doanh ảnh hưởng lớn đến đào tạo nhân sự Khi có biến động về kinh tế thì doanh nghiệp phải biết điều chỉnh cáchoạt động

Trang 35

để có thể thích nghi và phát triển tốt Cần duy trì lực lượng lao động có kỹ năng cao để khi có

cơ hội mới sẽ sẵn sàng tiếp tục mở rộng kinh doanh Hoặc nếu chuyển hướng kinh doanh sang mặt hàng mới, cần đào tạo lại công nhân Doanh nghiệp một mặt phải duy trì các lao động có tay nghề, mặt khác phải giảm chi phí lao động doanh nghiệp phải quyết định giảm giờ làm việc, cho nhân viên tạm nghỉ việc hoặc giảm phúc lợi

+ Dân số, lực lượng lao động: Tình hình phát triển dân số với lực lượng lao động tăng đòi hỏi phải tạo thêm nhiều việc làm mới; ngược lại sẽ làm lão hóa đội ngũ lao động trong công ty và khan hiếm nguồn nhân lực

+ Luật pháp cũng ảnh hưởng đến quản lý nhân sự, ràng buộc các doanh nghiệp trong việc đào tạo, đãi ngộ người lao động Đòi hỏi giải quyết tốt mối quan hệ về lao động

+ Văn hoá - xã hội: Đặc thù văn hóa – xã hội của mỗi nước, mỗi vùng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến đào tạo nhân sự với nấc thang giá trị khác nhau, về giới tính, đẳng cấp Khoa học kỹ thuật công nghệ phát triển đặt ra nhiều thách thức về quản lýnhân sự; đòi hỏi tăng cường việc đào tạo, đào tạo lại nghề nghiệp, sắp xếp lại lựclượng lao động và thu hút nguồn nhân lực mới có kỹ năng cao Các cơ quan chính quyền cùng các đoàn thể có ảnh hưởng đến quản lý nhân sự về những vấn đề liên quan đến chính sách, chế độ lao động và xã hội (quan

hệ về lao động, giải quyết các khiếu nại và tranh chấp về lao động) Khách hàng mua sản phẩmvà dịch vụ của doanh nghiệp, đào tạo nhân viên sao cho vừa lòng khách hàng là ưu tiên nhất Không có khách hàng tức là không có việc làm,doanh thu quyết định tiền lương và phúclợi Phải bố trí nhân viên đúng để có thể phục vụ khách hàng một cách tốt nhất Đối thủ cạnh tranh: cũng là những nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo nhân sự Đó là sự cạnh tranh về tài nguyên nhân lực, doanh nghiệp phải biết thu hút, duy trì và phát triển lực lượng lao động, không để mất nhân tài vào tay đối thủ

- Môi trường bên trong

+ Mục tiêu của doanh nghiệp ảnh hưởng đến các hoạt động đào tạo bao gồmquản lý

Trang 36

nhân sự Đây là một yếu tố thuộc môi trường bên trong của doanh nghiệp,ảnh hưởng tới các

bộ phận chuyên môn khác nhau và cụ thể là bộ phận đào tạo nhân sự Chiến lược phát triển kinh doanh định hướng cho chiến lược phát triển nhân sự, tạo ra đội ngũ quản lý, chuyên gia, công nhân lành nghề và phát huy tài năng của họ.Bầu không khí- văn hoá của doanh nghiệp:

Là một hệ thống các giá trị, niềm tin, các chuẩn mực được chia sẻ, nó thống nhất các thành viên trong một tổ chức.Các tổ chức thành công là các tổ chức nuôi dưỡng, khuyến khích sự thích ứng năng động, sáng tạo

+ Công đoàn cũng là nhân tố ảnh hưởng đến các quyết định quản lý, kể cảquyết định

về nhân sự (như: quản lý, giám sát và cùng chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của người lao động)

- Nhân tố con người

Nhân tố con người ở đây chính là nhân viên làm trong doanh nghiệp Trong doanh nghiệp mỗi người lao động là một thế giới riêng biệt, họ khác nhau về năng lực quản trị, về nguyện vọng, về sở thích…vì vậy họ có những nhu cầu ham muốn khác nhau Đào tạo nhân sự phải nghiên cứu kỹ vấn đề này để để ra các biện pháp tuyển dụng phù hợp nhất Cùng với sự phát triển của khoa học- kỹ thuật thì trình độ của người lao động cũng được nâng cao, khả năng nhận thức cũng tốt hơn Điều này ảnh hưởng tới cách nhìn nhận của họ với công việc, nó cũng làm thay đổi những đòi hỏi, thoả mãn, hài lòng với công việc và phần thưởng của họ.Trải qua các thời kỳ khác nhau thì nhu cầu, thị hiếu, sở thích của mỗi cá nhân cũng khác

đi, điều này tác động rất lớn đến đào tạo nhân sự Nhiệm vụ của công tác đào tạo là phải nắm được những thay đổi này để sao cho người lao động cảm thấy thoả mãn, hài lòng, gắn bó với doanh nghiệp bởi vì thành công của doanh nghiệp trên thương trường phụ thuộc rất lớn vào con người xét về nhiều khía cạnh khác nhau Tiền lương là thu nhập chính của người lao động, nó tác động trực tiếp đến người lao động Mục đích của người lao động là bán sức lao động của mình để được trả công Vì vậy vấn đề tiền lương thu hút được sự chú ý của tất cả

Trang 37

mọi người, nó là công cụ để thu hút lao động Muốn cho công tác đào tạo nhân sự được thực hiện một cách có hiệu quả thì các vấn đề về tiền lương phải được quan tâm một cách thích đáng.

- Nhân tố nhà quản trị

Nhà quản trị có nhiệm vụ đề ra các chính sách đường lối, phương hướng cho sự phát triển củadoanh nghiệp điều này đòi hỏi các nhà quản trị ngoài trình độchuyên môn phải có tầm nhìn

xa, trông rộng để có thể đưa ra các định hướng phù hợp cho doanh nghiệp

Thực tiễn trong cuộc sống luôn thay đổi, nhà quản trị phải thường xuyên quan tâm đến việc tạo bầu không khí thân mật, cởi mở trong doanh nghiệp, phải làm cho nhân viên tự hào về doanh nghiệp, có tinh thần trách nhiệm với công việc của mình Ngoài ra nhà quản trị phải biết khéo léo kết hợp hai mặt của doanh nghiệp, một mặt nó là một tổ chức tạo ra lợi nhuận mặt khác nó là một cộng đồng đảm bảo đời sống cho các cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, tạo ra các cơ hội cần thiết để mỗi người nếu tích cực làm việc thì đều có cơ hội tiến thân và thành công Nhà quản trị phải thu thập xử lý thông tin một cách khách quan tránh tìnhtrạng bất công vô lý gây nên sự hoang mang và thù ghét trong nội bộ doanh nghiệp Nhà quảntrị đóng vai trò là phương tiện thoả mãn nhu cầu và mong muốn của nhân viên Để làm được điều này phải nghiên cứu nắm vững chuyên môn về đào tạo nhân sự vì như vậy sẻ giúp nhà quản trị học được cách tiếp cận nhân viên, biết lắng nghe ý kiến của họ, tìm ra được tiếng nói chung với họ

1.4 Ý nghĩa của việc hoàn thiện công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực

Tuyển dụng nhân lực có ý nghĩa rất quan trọng đối với các tổ chức và các chiến lượckinh doanh, bởi vì quá trình tuyển dụng tốt sẽ giúp cho các tổ chức có được những conngười có kỹ năng phù hợp với sự phát triển của tổ chức trong tương lai Tuyển chọn tốt sẽgiúp cho tổ chức giảm được các chi phí trong tuyển dụng do phải tuyển chọn lại, đào tạo lạicũng như tránh được các thiệt hại rủi ro trong quá trình thực hiện các công việc Chính vì

Trang 38

vậy, hoàn thiện công tác tuyển dụng nguồn nhân lực đóng một vai trò rất quan trong đối vớimỗi tổ chức.

Việc hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu công việc của tổchức hay nói cách khác là để đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của tổ chức Việc đào tạonguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu học tập và phát triển của người lao động Công tácđào tạo và phát triển là những giải pháp có tính chiến lược tạo ra lợi thế cạnh tranh củadoanh nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo là điều kiện quyết định để một tổ chức có thể tồntại và đi lên trong cạnh tranh Nó giúp cho doanh nghiệp:

+ Nâng cao năng suất lao động, hiệu quả thực hiện công việc

+ Nâng cao chất lượng của thực hiện công việc

+ Giảm bớt sự giám sát vì người lao động được đào tạo là những người có khả năng tựgiám sát

+ Nâng cao tính ổn định và năng động của tổ chức

+ Duy trì và nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực

+ Tạo điều kiện cho áp dụng khoa học và quản lý vào doanh nghiệp

+ Tạo ra được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Đối với người lao động :

+ Tạo ra được sự gắn bó giữa người lao động và doanh nghiệp

+ Tạo ra được tính chuyên nghiệp của người lao động

+ Tạo ra sự thích ứng của người lao động và công việc hiện tại cũng như tương lai+ Đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng phát triển của người lao động

+ Tạo ra cho người lao động cách nhìn, cách tư duy mới trong công việc của họ là cơ sở

để phát huy tính sáng tạo của người lao động trong công việc

Tiểu kết chương 1:

Trang 39

Kinh doanh nhà hàng khách sạn là một ngành công nghiệp không khói.Ngày nay, khinhu cầu đi du lịch, tham quan, nghỉ ngơi và giải trí của con người ngày càng tăng cao thì hệthống các nhà hàng và khách sạn …cũng được xây dựng rất nhiều Chính vì vậy, sự cạnhtranh trên thị trường nhà hàng, khách sạn là không tránh khỏi và ngày càng trở nên khốc liệt.Điều này đòi hỏi các nhà quản lý không chỉ có những tri thức chuyên môn sâu về ngành nghề

mà còn phải biết được những tri thức khác liên quan đến hoạt động kinh doanh từ tổ chức bộmáy, nhân sự , thông tin, xây dựng chiến lược, xây dựng kế hoạch… đến nghệ thuật kinhdoanh

Lao động trong nhà hàng là lao động dịch vụ đặc thù, đòi hỏi kỹ năng nghề nghiệp cao, máymóc công nghệ khó có thể thay thế Mặt khác, quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm diễn

ra đồng thời, cần có sự tiếp xúc trực tiếp cũng như gián tiếp của nhân viên trong việc phục vụkhách hàng, do đó kinh doanh nhà hàng cần có một số lượng lao động lớn.Hơn nữa, lao độngtrong nhà hàng có tính chuyên môn hóa cao,vì nó đóng vai trò quyết định đến hiệu quả kinhdoanh của nhà hàng

Yếu tố lao động trong kinh doanh nhà hàng khách sạn dường như là một yếu tố cốt lõi nhất.Chính vì vậy, việc hoàn thiện công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực trở nên rất quantrọng Nó giúp cho tổ chức lựa chọn và đào tạo ra những con người phù hợp nhất với côngviệc, đáp ứng được những nhu cầu của khách hàng một cách tối đa nhất và đưa tổ chức họ đilên, góp phần phát triển tổ chức nói riêng và phát triển ngành du lịch nói chung

Qua phần cơ sở lý luận trên đã cung cấp cho chúng ta phần nào kiến thức về nhà hàng kháchsạn cũng như công tác tuyển dụng và đào tạo nhân viên, qua đó cho chúng ta cái nhìn tổngquát và có thể so sánh với một số doanh nghiệp trên thị trường Để rõ hơn về vấn đề này,sauđây chúng ta hãy cùng tìm hiểu về một số thực trạng của nhà hàng khách sạn Đà NẵngRiverside – một khách sạn ba sao nằm bên bờ đông của dòng sông Hàn

Trang 40

Chương 2 Thực trạng về kết quả hoạt động kinh doanh và công tác tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực tại nhà hàng khách sạn Đà Nẵng River side

2.1 Giới thiệu chung về khách sạn Đà Nẵng River side

Khách sạn cách trung tâm thành phố khoảng 3km và cách sân bay khoảng 10 phút đi xe

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển.

Khách sạn Đà Nẵng River side được đi vào hoạt động năm 2006, thuộc công tyTNHH Du lịch- Dịch vụ và thương mại TNL Công Ty có vốn đầu tư 100% là của tư nhân Ýnghĩa thành lập Đà Nẵng River side được lấy từ ý tưởng của ông Nguyễn Đình Chiến và ôngđược biết đến như là một ông chủ của khách sạn

Ngày 22/01/2009, khách sạn Đà Nẵng River side thuộc công ty cổ phần xây lắp dầu khí miềnTrung ( miền Trung Petroleum Construction Joint Stock Company)

Đến năm 2013, Khách sạn được chuyển sang cho công ty cổ phần Vĩnh Thiện Đà Nẵng

Ngày đăng: 25/03/2018, 13:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Th.s Nguyễn Văn Điềm & PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân (chủ biên) (2007). Giáo trình quản trị nhân lực. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh Tế Quốc Dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trìnhquản trị nhân lực
Tác giả: Th.s Nguyễn Văn Điềm & PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân (chủ biên)
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Năm: 2007
2. Th.s Hồ Sử Minh Tài. Bài giảng môn quản trị nhà hàng. Đại học Duy Tân, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng môn quản trị nhà hàng
3. Th.s Hoàng Thị Cẩm Vân. Bài giảng môn giới thiệu nghiệp vụ khách sạn. Đại học Duy Tân, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng môn giới thiệu nghiệp vụ khách sạn
4. Tiêu chuẩn nhân viên nhà hàng khách sạn ba sao. Được lấy về ngày 15/04/2015 từ http://www.vietnamtourism.gov.vn/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Được lấy về ngày 15/04/2015 từ
5. Trần Kim Dung (2001). Quy trình tuyển dụng. Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực.Nhà xuất bản giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực
Tác giả: Trần Kim Dung
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục
Năm: 2001
6. Nguyễn Nam (2013). Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo. Các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Được lấy về từ ngày 25/03/2015 từ http://www.hanhchinh.com.vn/forum/f281/cac-yeu-anh-huong-den-dao-tao-phat-trien-nguon-nhan-luc-111439.html Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w