1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động bộ phận buồng tại khách sạn eiffel

93 532 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 4,27 MB

Nội dung

Nhiệm vụ của đề tài: - Hệ thống hóa một số kiến thức, lý luận cơ bản về sử dụng nguồn lao động hiệu quả tại bộ phận Buồng trong khách sạn - Phân tích thực trạng lao động tại bộ phận Buồ

Trang 1

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA DU LỊCH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đề tài :

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

BỘ PHẬN BUỒNG TẠI KHÁCH SẠN EIFFEL

NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH (DU LỊCH)

MÃ NGÀNH : 52340101 CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN

Giáo viên hướng dẫn : TS Vũ An Dân Sinh viên thực hiện : SV Trần Thị Miền

Trang 2

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

KHOA DU LỊCH

Họ và tên SV : Trần Thị Miền - Lớp A1K20

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Trang 3

Lời cảm ơn

Em xin chân thành gửi lời cám ơn đến ban lãnh đạo nhà trường đã tạo điều kiện cho em được học tập trong môi trường đầy đủ về kiến thức cũng như kỹ năng Cám ơn thầy cô chuyên ngành đã chau chuốt chúng em thành những lao động có trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề của ngành dịch vụ Em cảm

ơn sự tận tình của thầy cô đã chỉ bảo và dạy dỗ để chúng em có thêm những

hành trang tự tin bước vào cuộc sống

Em xin được trân trọng gửi lời cám ơn đến thầy tiến sĩ Vũ An Dân đã có những hướng dẫn trực tiếp và nhận xét quý báu để em hoàn thành khóa luận Thầy đã giúp em cải thiện rất nhiều kiến thức và sự hiểu biết trong ngành để

em có thể hoàn thành khóa luận một cách suất sắc nhất

Bên cạnh đó em xin được gửi lời cảm ơn đến các anh chị, cô chú trong khách sạn Eiffel đã giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian thực tập tại khách sạn cũng như cũng cấp thông tin để em có thể hoàn thành khóa luận này

Em xin chân thành cám ơn!

Sinh viên tốt nghiệp

Trần Thị Miền

Trang 4

2 Các số liệu ban đầu (Lý thuyết đã học và tư liệu thu thập tại cơ sở nơi thực hiện Khoá luận) :

Giáo trình, sách, tạp chí, công trình khoa học, và thông tin thu thập tại cơ sở thực tập

3 Nội dung các phần thuyết minh và tính toán (chi tiết đến chương, mục) :

Chương 1: Cơ sở lý luận về nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại bộ phận Buồng

khách sạn Eiffel

Chương 2: Thực trạng chất lượng nhân viên khách sạn Eiffel

Chương 3: Giải pháp nhầm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại khách sạn Eiffel

4 Các slides máy chiếu, PC :

Dùng máy chiếu, PC để trình bày nội dung Khoá luận

5 Giáo viên hướng dẫn (toàn phần hoặc từng phần): Toàn phần

6 Ngày giao nhiệm vụ Khoá luận tốt nghiệp : 06/01/2016

7 Ngày nộp Khoá luận cho VP Khoa (hạn cuối) : 10/05/2016

Trưởng Khoa

Hà Nội, ngày 09 / 05/ năm 2016

Giáo viên Hướng dẫn

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU 8

Phương pháp tổng hợp dữ liệu: Từ những dữ liệu đã thu thập được sẽ cần phải chọn lọc và tổng hợp lại những thông tin cần thiết và hữu ích cho đề tài từ đó sử dụng những dữ liệu đó một cách hiệu quả

1.1.3.2 Đặc điểm của lao động trong khách sạn nói chung và lao động Buồng nói riêng 17

Trang 6

1.4.1.2 Đào tạo 30

2.1.2 Khái quát chung về thị trường khách và tình hình hoạt động của khách sạn Eiffel 36

2.2 Đánh giá về hiệu quả sử dụng lao động tại bộ phận Buồng khách sạn Eiffel 46

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng lao động tại bộ phận Buồng khách sạn Eiffel 52

3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại bộ phận Buồng khách sạn Eiffel 65

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83

Trang 7

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài và tính cấp thiết của đề tài

Kinh tế xã hội càng phát triển thì nhu cầu đi du lịch của người dân càng cao chính vì vậy du lịch đang trở thành một ngành dịch vụ phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các quốc gia trên thế giới Trong những năm trở lại đây, các tài nguyên du lịch đẹp và có giá trị như các danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử nổi tiếng được sự quan quan tâm của các lãnh đạo tập trung đầu tư và đẩy mạnh khai thác làm tài nguyên du lịch đã đang thu hút một lượng lớn khách du lịch không chỉ trong nước mà với cả khách du lịch quốc tế Năm

2015, lượng khách quốc tế đến Việt Nam là 7.943.651 lượt khách (thống kê

sở du lịch http://www.vietnamtourism.com/index.php/news/items/15890) tăng 0,9 % so với cùng kỳ năm 2014 Cùng với đó, các ngành dịch vụ kinh doanh như du lịch lữ hành và kinh doanh lưu trú cũng phát triển nhanh chóng cả về

số lượng và chất lượng Thời kỳ hội nhập đã mở ra cả cơ hội cũng như những thách thức cho những doanh nghiệp kinh doanh ngành dịch vụ, Du lịch phát triển thì không chỉ những doanh nghiệp mới tập trung khai thác thị trường béo

bở này mà các doanh nghiệp, tập đoàn quốc tế cũng đang đầu tư vào những nước đang phát triển thị trường du lịch, đây chính là nguyên nhân khiến cho ngành kinh doanh dịch vụ du lịch ngày càng trở nên khốc liệt Ngày nay, để cạnh tranh được trong ngành du lịch thì các yếu tố về cơ sở vật chất là thiết yếu nhưng chất lượng đội ngũ nhân viên cũng chiếm một vị thế không kém phần quan trọng

Khách sạn Eiffel là một khách sạn ba sao nằm gần khu vực phố cổ có đối tượng khách chủ yếu là khách công vụ và khách du lịch Việt Để có thể cạnh tranh được với các khách sạn khác trong khu vực thì khách sạn Eiffel đã hướng đến một đối tượng khách riêng

Mặc dù có lượng khách lưu trú đều đặn và ổn định nhưng bộ máy tổ chức của Eiffel lại chưa thực sự đầy đủ dẫn đến nhiều vấn đề về lao động trong thời

Trang 8

gian vừa qua Vì sử dụng bộ máy lao động chưa hiệu quả nên dẫn đến một số vấn đề về chí phí tăng khiến cho doanh thu của khách sạn bị giảm đi phần nào

Nhận thức được từ lý luận và thực tiễn trên, việc nghiên cứu đề tài: “Nâng

cao hiệu quả sử dụng lao động tại bộ phận khách sạn Eiffel”là hết sức cấp

thiết

2 Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài

Mục tiêu: Mục tiêu của đề tài là nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại bộ

phận Buồng khách sạn Eiffel từ đó tổ chức bộ máy nhân viên hoàn chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh

Nhiệm vụ của đề tài:

- Hệ thống hóa một số kiến thức, lý luận cơ bản về sử dụng nguồn lao động hiệu quả tại bộ phận Buồng trong khách sạn

- Phân tích thực trạng lao động tại bộ phận Buồng phòng khách sạn Eiffel từ đó rút ra các điểm mạnh, điểm yếu của bộ máy tổ chức cũ

- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên Buồng khách sạn Eiffel

3 Phạm vi nghiên cứu đề tài

- Về nội dung: Giới hạn nghiên cứu về lý luận đến thực tiễn về nâng cao hiệu quả sử dụng nhân viên Buồng tại khách sạn Eiffel

- Về không gian: Giới hạn nghiên cứu tại bộ phận buồng khách sạn Eiffel

- Về thời gian: Giới hạn sử dụng cơ sở dữ liệu của khách sạn trong 2 năm

2014 và 2015 từ đó định hướng đề xuất giải pháp cho năm 2016

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Thu thập dữ liệu sơ cấp: Trong quá trình làm việc tại khách sạn em có thu thập và xin được một số thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn trong 2 năm 2014 và 2015 tại bộ phận kế toán và thông tin về số lượng, bộ máy tổ chức của nhân viên Buồng tại bộ phận Buồng

Trang 9

Thu thập tài liệu thứ cấp: Các tài liệu từ sách, báo, tạp chí trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài

4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

Phương pháp tổng hợp dữ liệu: Từ những dữ liệu đã thu thập được sẽ cần phải chọn lọc và tổng hợp lại những thông tin cần thiết và hữu ích cho đề tài

từ đó sử dụng những dữ liệu đó một cách hiệu quả nhất

Phương pháp so sánh: Từ dữ liệu kết quả hoạt động kinh doanh trong 2 năm

2014 và 2015, thông tin sẽ được so sánh về các chỉ tiêu hiệu quả lao động tại khách sạn Eiffel

Phương pháp phân tích: Từ các số liệu thu thập được sẽ kết luận được tình hình hoạt động kinh doanh trong 2 năm gần đây và đưa ra những nhận xét đánh giá về hiệu quả sử dụng lao động tại bộ phận Buồng phòng khách sạn Eiffel

5 Kết cấu đề tài

Khóa luận tốt nghiệp gồm có 3 chương:

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI BỘ PHẬN BUỒNG KHÁCH SẠN

Chương 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NHÂN VIÊN KHÁCH SẠN EIFFEL

Chương 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ

SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI BỘ PHẬN BUỒNG KHÁCH SẠN EIFFEL

Trang 10

PHẦN II : NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀNÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG

LAO ĐỘNG TẠI BỘ PHẬN BUỒNG KHÁCH SẠN

1.1 Khái quát về bộ phận Buồng trong khách sạn

1.1.1 Khách sạn và kinh doanh khách sạn

1.1.1.1Khái niệm về kinh doanh khách sạn

Kinh doanh khách sạn là ngành kinh doanh cung cấp dịch vụ lưu trú nhằm đáp ứng nhu cầu ăn ngủ, nghỉ ngơi của khách hàng Ngày nay, ngành dịch vụ lưu trú còn cung cấp thêm các dich vụ vui chơi, giải trí, dich vụ bổ sung nhằm đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách từ bình dân đến cao cấp để thu được lợi nhuận

Theo thông tư số 01/2002/TT-TCDL ngày 27/4/2001 của Tổng cục du lịch Việt Nam về hướng dẫn thực hiện nghị định số 39/2000/NĐ-CP của Chính

phủ về cơ sở lưu trú du lịch đã ghi rõ: “Khách sạn (Hotel) là công trình kiến

trúc được xây dựng độc lập, có quy mô từ 10 buồng trở lên, đặc biệt về cơ

sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch”

1.1.1.2 Lịch sử ngành kinh doanh khách sạn trên thế giới

Trong quá trình phát triển xã hội, việc con người phải rời nơi cư trú thường xuyên, di chuyển đến những địa điểm, khu vực mới đã ngày càng trở nên phổ biến và thiết yếu Trong quá trình rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình,

du khách sẽ có nhu cầu về dịch vụ lưu trú, ăn uống Để đáp ứng nhu cầu trên, ngành kinh doanh dịch vụ lưu trú đã phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu Những nền móng cơ bản cho sự hình thành phát triển ngành dịch vụ lưu trú đã bắt nguồn từ thời kỳ cổ đại, cơ sở lưu trú được nhắc đến lần đầu trong những văn bản cổ nằm ở vùng Viễn Đông Hy Lạp và Babylon Ở thời kỳ này, các phòng

Trang 11

trọ chỉ là những căn phòng được trang bị rất thô sơ nhằm đáp ứng nhu cầu lưu trú qua đêm của khách hàng

Sự ra đời của cách mạng công nghiệp tại một số nước ở Châu Âu đã dẫn đến

sự thay đổi nhanh chóng trong ngành dịch vụ lưu trú, suốt những năm 1800, các chủ nhà trọ tại Châu Âu đã mở rộng dịch vụ lưu trú của mình từ diện tích đến nâng cấp thêm các dịch vụ bổ sung như dịch vụ ăn uống Khách sạn đầu tiên trên thế giới có dịch vụ sang trọng gần với khách sạn hiện đại thời nay là:

“Tremont House” được xây dựng ở Boston năm 1829 bao gồm 3 tầng với 170 phòng , các phòng riêng có khóa và trong phòng được lắp đặt hệ thống nước rửa, xà bông miễn phí kèm theo đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp Cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 được coi là bước ngoặt của ngành kinh doanh dịch vụ khách sạn Nguyên nhân là do sự xuất hiện của hình thái kinh

tế xã hội mới – Chủ nghĩa tư bản, khi các cơ sở lưu trú thô sơ vẫn tồn tại thì nhiềukhách sạn sang trọng đầy đủ tiện nghi được xây dựng gần các khu công nghiệp, nhà ga, cảng… đáp ứng cả dịch vụ lưu trú lẫn ăn uống cho khách du lịch và công vụ

Từ sau thế chiến thứ hai, ngành dịch vụ khách sạn phát triển rực rỡ không chỉ

ở Châu Âu, Châu Mỹ mà lan rộng ra toàn thế giới Thời kỳ này, với sự phát triển vượt bậc của các chuỗi thương hiệu khách sạn nổi tiếng trên toàn cầu như: Hilton, Sheraton, Marriott, Holiday Inn, Hayatt… Với sự phát triển của ngành khách sạn đã góp phần thúc đẩy hoạt động du lịch và tạo ra nhiều cơ hội việc làm góp phần phát triển kinh tế vùng, quốc gia [1,8]

1.1.1.3 Lịch sử ngành kinh doanh khách sạn tại Việt Nam

Vào những năm 1862, thời kỳ Pháp thuộc đã có một lượng lớn người Pháp đặt chân lên đất Sài Gòn và đây cũng là nền móng đầu tiên cho ngành kinh doanh khách sạn tại Việt Nam Vào những năm 80 của thế kỷ 19, người Pháp

đã xây dựng nhiều khách sạn ở Sài Gòn, Hà Nội và Huế

Thời kỳ này, một số khách sạn đầu tiên tại Việt Na như: khách sạn

Cosmopolitan, khách sạn Continental hoặc Hôtel de l’Univers

Trang 12

Khách sạn Cosmopolitan vốn là tòa nhà của Vương Đại (Maison Wang Tai), một đại thương gia gốc Hoa ở Sài Gòn xây dựng năm 1867 Vương Đại sử dụng tòa nhà vừa làm nơi làm việc, nơi ở của gia đình, vừa cho người Pháp thuê một phần làm nơi ở và văn phòng Năm 1874, Vương Đại chuyển văn phòng và gia đình ra khỏi tòa nhà Năm 1880, Vương Đại bán tòa nhà cho chính quyền với giá 254.000 quan Pháp Tòa nhà sau đó được gắn tên khách sạn Cosmopolitan và trở thành một nơi dành cho những du khách giàu có mong muốn hưởng thụ những dịch vụ ăn nghỉ tiện nghi kiểu châu Âu

Theo tư liệu biên khảo của tiến sĩ Nguyễn Đức Hiệp trong bài Sài Gòn, đường

Catinat đầu thế kỷ 20, khách sạn đầu tiên tại Việt Nam được người Pháp xây dựng và quản lý mang tên Hôtel Laval (còn gọi là khách sạn Fave nằm trên đường Catinat - Đồng Khởi ngày nay) Khách sạn Laval được thiết kế bởi ông Élisée Fave và được xây bởi các ông Bazin, Cazaux và Salvaire vào khoảng năm 1870 Theo ông Arthur Delteil, nhà dược học người Pháp, ghi lại khi ông đến Sài Gòn năm 1882 thì khách sạn Fave (hay Hôtel Laval) gồm 3 tầng: tầng

trệt là nhà ăn có các quạtpanca trên trần nhà, hai tầng trên là các phòng, mỗi phòng đều có nước robinet và vòi sen (một tiện nghi lúc bấy giờ) Cùng thời

điểm ra đời của khách sạn Laval, vào khoảng năm 1872 ở Sài Gòn còn có khách sạn l’Univers (Hôtel de l’Univers) nằm trên góc hai mặt đường Vannier

và đường Turc (đường Ngô Đức Kế và đường Hồ Huấn Nghiệp ngày nay), hướng ra phía cạnh quảng trường Rigault de Genouilly (công trường Mê Linh ngày nay) Khách sạn l’Univers là tòa nhà 3 tầng được quản lý bởi ông Lacaze Năm 1886, ông Olivier vốn là bếp trưởng của Toàn quyền Đông Dương đã tiếp nhận quản lý khách sạn l’Univers Là một bếp trưởng nên ông Olivier đã làm cho khách sạn nổi tiếng với những món ăn ngon thời bấy giờ Điều này giải thích cho ý nghĩa của câu nói “khách sạn Laval để ngủ còn

khách sạn l’Univers (Olivier) để ăn” ở trên Tuy nhiên, cũng theo tiến sĩ Nguyễn Đức Hiệp thì khách sạn l’Univers bị phá bỏ vào tháng 12/1921

Trang 13

Khách sạn Continental được ông Pierre Cazeau, một nhà sản xuất vật liệu xây cất và dụng cụ trong nhà, xây dựng năm 1878 và khánh thành vào năm 1880 Khách sạn Continental ngày nay nằm trên đường Đồng Khởi là khách sạn cổ nhất còn hoạt động kinh doanh khách sạn tại Sài Gòn [2,9]

1.1.1.4 Phân loại khách sạn

Có nhiều tiêu chí để phận loại khách sạn, hiện nay Tổng cục du lich Việt Nam chủ yếu phân loại khách sạn theo hai tiêu chí là chất lượng và phạm vi kinh doanh hay còn gọi là khách sạ hạng từ một đến năm sao Cách phân loại này được dựa vào các tiêu chí như: vị trí, kiến trúc, trang thiết bị, tiện nghi phục

vụ, dịch vụ, mức độ phục vụ, nhân viên phục vụ và vệ sinh

a, Khách sạn “một sao”

Là khách sạn nhỏ có tối thiểu 10 buồng để cung cấp dịch vụ lưu trú của khách, loại hình khách sạn này có trang thiết bị khá thô sơ chỉ bao gồm một chiếc giường ngủ và một phòng tắm.Thường thì khách sạn một sao sẽ được sở hữu bởi một chủ sở hữu Những khách sạn này không cung cấp thêm những tiện nghi, hay dịch vụ đặc biệt khác, tuy nhiên những khách sạn này thường nằm trong khu vực thuận tiện giao thông, ẩm thực và giải trí

b, Khách sạn “hai sao”:

Là khách sạn có số lượng phòng lớn hơn 20 có trang thiết bịcơ bản và đơn giản Tuy nhiên, khách sạn hai sao có trang bị thêm ti vi và điện thoại Thêm vào đó, khách sạn loại này thường có một nhà hàng nhỏ hoặc khu vực ăn uống, có dịch vụ dọn phòng mỗi ngày và lễ tân phục vụ suốt 24 giờ

Trang 14

ti vi màn hình phẳng với cáp mở rộng, các khách sạn ba sao có thể nằm gần các đường cao tốc lớn, hoặc trong khu vực du lịch

d, Khách sạn “bốn sao”:

Là khách sạn lớn có trên 80 phòng lưu trú, với cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh và có cáci các dịch vụ cao cấp đính kèm khác Các phòng rộng rãi được thiết kế đẹp với nội thất sang trọng, tinh tế đến từng chi tiết từ giường ngủ đến các sản phẩm nhà tắm Khách sạn bốn sao thường cung cấp vô số dịch vụ đặc biệt như dịch vụ chuyển hành lý, nhiều nhà hàng cao cấp, hồ bơi, spa, đổi ngoại tệ, bãi đỗ xe, xe đưa rước khách hàng

e, Khách sạn “năm sao”:

Là khách sạn có tối thiểu 100 phòng, là những khách sạn sang trọng nhất chủ yếu được sở hữu bởi các tập đoàn lớn có thương hiệu trên toàn cầu Các phòng ngủ được trang bị đầy đủ tiện nghi với nội thaatscao cấp sang trọng Ngoài ra, khách sạn năm sao còn có đường truyền internet tốc độ cao, hoa tươi và dịch vụ phòng 24/24 Không những vậy, khách sạn này còn cung cấp thêm các mảng dịch vụ khách như nhà hàng, hội họp, tiệc cưới…Các dịch vụ

bổ sung luôn sẵn sang để phục vụ nhu cầu của khách lưu trú [3,11]

1.1.1.5 Phân loại phòng khách sạn

Trong một khách sạn sẽ có nhiều loại phòng khác nhau với chất lượng và giá

cả tương đương phù hợp với đa dạng đối tượng khách hàng Có rất nhiều các phân loại phòng và cách gọi tên phòng khác nhau ở mỗi khách sạn nhưng dưới đây là một số cách xếp hạng phòng chủ yếu:

Phòng standard (STD): Là phòng tiêu chuẩn, trong một khách sạn, phòng

standard là phòng có chất lượng và giá thấp nhất, kích thước phòng nhỏ nhất, tầng thấp, không có view hoặc view không đẹp, trang bị tối thiểu

Phòng Superior (SUP): Tiêu chuẩn chất lượng cao hơn phòng Standard,

thường tiện nghi tương đương nhưng diện tích lớn hơn hoặc hướng nhìn đẹp hơn Giá cao hơn phòng standard

Trang 15

Phòng Deluxe (DLX): Là loại phòng có chất lượng cao hơn phòng SUP,

thường ở tầng cao, diện tích rộng, hướng nhìn đẹp và trang bị cao cấp và tất nhiên giá cao hơn phòng SUP

Phòng Suite (SUT): Là loại phòng cao cấp nhất trong một khách sạn, thường

ở tầng cao nhất với các trang bị và dịch vụ đặc biệt Thông thường mỗi phòng Suite gồm 1 phòng ngủ, 1 phòng khách, 2 phòng vệ sinh và nhiều ban công hướng đẹp nhất

Cũng là loại phòng Suite nhưng các khách sạn thường đặt tên loại phòng này với những tên gọi khác nhau nhằm tăng thêm mức độ VIP, hay hướng đến một đối tượng nào đó: ví dụ như Phòng President (Tổng thống), Phòng Royal Suite (Hoàng gia)[4,12]

1.1.2 Vai trò của bộ phận Buồng trong khách sạn

1.1.2.1 Vai trò của bộ phận Buồng

Trong ngành kinh doanh dịch vụ khách sạn, doanh thu từ bộ phận lưu trú chiếm từ 60% đến 100% doanh thu của khách sạn tùy theo quy mô của từng khách sạn Chính vì vậy có thể nói rằng bộ phạn Buồng là bộ phân được đánh giá là mang lại doanh thu cao nhất trong tổng doan thu của khách sạn Đồng thời bộ phận Buồng cũng có mối quan hệ mật thiết với bộ phận đón tiếp trong quy trình cung cấp dịch vụ lưu trú cho khách hàng

Do vậy, mặc dù bộ phận Buồng không thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nhưng lại đóng một vai trò quan trọng trong quy trình làm hài lòng khách lưu trú Khi bộ phận Buồng thực hiện được các công việc của mình một cách suất sắc nhất sẽ không chỉ hạn chế được phàn nàn của khách lưu trú về dịch vụ tại khách sạn mà còn có thể khiến khách lưu trú đánh giá cao về chất lượng dịch vụ của khách sạn.[5,12]

1.1.2.2 Chức năng của bộ phận Buồng

Nhiệm vụ của bộ phận Buồng là dọn dẹp sắp xếp lại các đồ dùng, vật dụng trong phòng sao cho hợp lý để phòng luôn ở trạng thái sạch sẽ, sẵn sàng đón khách Ngoài ra, bộ phận Buồng cần phải tỷ mỉ, nhạy bén phát hiện ra các đồ

Trang 16

dùng, trang thiết bị trong phòng bi lỗi hỏng để báo với bộ phận kỹ thuật hoặc

Lễ tân để mang lại cảm giác thoải mái tiện nghi nhất cho khách hàng

Không chỉ cung cấp phòng sạch để bán cho khách lưu trú mà bộ phận Buồng cũng có chức năng dọn dẹp, sắp sếp các khu vực hành lang, công cộng trong khách sạn để tạo cảm giác thoải mái, thoáng khí cho khách lưu trú

1.1.2.3 Trách nhiệm của bộ phận Buồng

Nhân viên bộ phận Buồng trong khách sạn cần phải đảm bảo được các nhiệm

vụ và trách nhiệm sau:

 Cung cấp phòng sạch để bán cho khách lưu trú, và chịu trách nhiệm vệ sinh các khu vực công cộng trong khách sạn

 Dọn dẹp sắp xếp các đồ vật sao cho đảm bảo tính mỹ quan cao nhất

 Duy trì các trang thiết bị, nội thất của khách san với tuổi thọ lâu nhất

 Kiểm soát chi phí của bộ phận, quản lý kho

 Liên tục sáng tạo ra các phương pháp thử nghiệm để làm việc hiệu quả nhất

Để có thể thăng tiến trong công việc nhân viên bộ phân Buồng không chỉ có trách nhiệm làm sạch phòng và khu vực vệ sinh công cộng mà cần phải luôn

có sáng kiếng đề ra các giải pháp tốt nhất nhằm tiết kiệm chi phí và đem lại hiệu quả cao cho khách sạn.[6,13]

1.1.3 Đặc điểm lao động tại bộ phận Buồng trong khách sạn

1.1.3.1 Khái niệm về nhân lực Buồng trong khách sạn

Nhân lực là một quá trình của lao động hay còn gọi là lao động sống hoặc lao động hiện tại Nhân lực có thể được chia làm hai loại là thể lực và trí lực Thể lực của con người là tình trạng sức khỏe của con người tại mỗi thời điểm nhất định, thể lực phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính, dinh dưỡng, chế độ nghỉ dưỡng của mỗi con người Trí lực là nguồn lực tiềm tàng trong mỗi con người, trí lực bao gồm tài năng và năng khiếu chính vì vậy trí lực có thể được rèn luyện gia tăng theo thời gian

Trang 17

Đối với bộ phận Buồng trong khách sạn thì nhu cầu về mặt thể lực sẽ yêu cầu cao hơn trí lực, bởi bộ phận Buồng sẽ cần đến lao động có sức khỏe tốt để có sức lao động dẻo dai trong ca làm việc dài và vất vả

1.1.3.2 Đặc điểm của lao động trong khách sạn nói chung và lao động

Buồng nói riêng

Lao động trong khách sạn là toàn bộ tổng số nhân viên các bộ phận của khách sạn đó, tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh lưu trú và ăn uống để đem loại doanh thu và lợi nhuận cho khách sạn Lao động trong khách sạn có một số đặc điểm sau:

- Do du lịch là ngành hoạt động kinh doanh mang tính mùa vụ nên lao động trong khách sạn cũng có tính biến động lớn về thời vụ Trong mùa du lịch do khối lượng khách lưu trú lớn nên đòi hỏi số lượng lao động trong khách sạn phải nhiều đủ để đáp ứng nhu cầu lưu trú của du khách, nhân viên lao động phải làm việc với cường độ mạnh và ngược lại trái mùa du lịch thì khách sạn chỉ cần đủ lao động đảm bảo được tình hình hoạt động kinh doanh tại khách sạn Ở Việt Nam, khu vực miền Bắc chịu ảnh hưởng nhiều nhất của tính thời vụ du lịch, đặc biệt với một sô điểm du lịch biển như Sầm Sơn, Cửa

Lò và Cát Bà

- Lao động trong khách sạn có tính công nghiệp hoá cao, làm việc theo một nguyên tắc có tính kỷ luật cao Trong quá trình lao động cần thao tác kỹ thuật chính xác, nhanh nhạy và đồng bộ Lao động trong khách sạn không thể

cơ khí tự động hoá cao được vì sản phẩm trong khách sạn chủ yếu là dịch vụ

- Lao động trong khách sạn là lao động mang tính phi vật chất do sản phẩm trong khách sạn chủ yếu là sản phẩm vô hình Các sản phẩm không có khả năng lưu trữ từ ngày này qua ngày khác, khách hàng chỉ có quyền sử dụng sản phẩm chứ không có quyền sở hữu Chính vì vậy các nhà quản trị cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình kiểm tra đánh giá chất lượng lao động Điều này đòi hỏi các nhà quản trị phải không ngừng duy trì chất lượng lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm

Trang 18

- Lao động trong khách sạn đòi hỏi tính chuyên môn hóa cao do nhu cầu của khách hàng có tính đồng bộ cao vì vậy cá nhân hay một bộ phận trong khách sạn không thể đáp ứng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng mà đòi hỏi giữa các bộ phận, ban ngành phải có sự liên kết chặt chẽ, các quy trình công việc phải được hoàn thành một cách đồng bộ và thống nhất

- Lao động trong khách sạn chịu sức ép lớn về mặt tâm lý do đây là ngành dịch vụ nên khách hàng sẽ đánh gía chất lượng theo tình cảm, cảm tính Các đối tượng khách hàng trong khách sạn cũng đa dạng từ tri thức đến tầng lớp lao động đến từ nhiều tầng lớp khách nhau, họ có những quan điểm, cách nhìn nhận đánh giá khác nhau Ngoài ra lao động trong khách sạn sẽ phải chịu nhứng sức ép lớn không chỉ từ khách hàng mà còn từ phía gia đình, trong những ngày lễ nghỉ thì lao động của khách sạn lại phải làm việc tăng ca, thêm vào đó thời gian làm việc không linh hoạt sẽ khiến nhiều lao động cảm thấy không thoải mái như những ngành khác

- Do là một ngành kinh doanh về dịch vụ nên độ tuổi lao động trong khách sạn có đặc điểm cơ cấu độ tuổi và giới tính Lao động trong khách sạn đòi hỏi phải có độ tuổi trẻ vào khoảng từ 20 - 40 tuổi Độ tuổi này thay đổi theo từng bộ phận của khách sạn:

Bộ phận lễ tân: từ 20 –25 tuổi

Bộ phận bàn, Bar: từ 20 –30 tuổi

Bộ phận buồng: 25 – 40 tuổi

Ngoài ra bộ phận có độ tuổi trung bình cao là bộ phận quản lý từ 40 – 50 tuổi

- Lao động tại khách sạn chủ yếu là lao động nữ, vì họ rất phù hợp với các công việc phục vụ ở các bộ phận như Buồng, Bàn, Bar, lễ tân, còn nam giới thì thích hợp ở bộ phận quản lý, bảo vệ, bếp

- Lao động trong khách sạn đòi hỏi độ tuổi trung bình thấp, trình độ học vấn không cao nhưng lại yêu cầu trình độ ngoại ngữ tốt Do lạo động trong khách sạn thường xuyên phải giao tiếp trực tiếp với khách hàng, điều này đòi hỏi lao động phải có tính tươi trẻ năng động để đáp ứng được nhu cầu của

Trang 19

khách hàng Đối tượng khách hàng đa dạng có quốc tịch khác nhau vì vậy giao tiếp với khác là điều quan trọng để có thể cung cấp sản phẩm cho khách một cách chất lượng nhất [7,15]

1.1.4 Dự báo nhân sự tại bộ phận Buồng khách sạn

1.1.4.1 Vai trò của dự báo nhân sự

Nhân sự là yếu tố quan trọng trong các ngành dịch vụ đặc biệt là đối với dịch

vự lưu trú thì nhân sự là chìa khóa để đem lại sự hài lòng cho khách hàng Trong ngành kinh doanh khách sạn, sản phẩm chủ yếu mang tính chất vô hình, khách hàng chỉ có thể sử dụng sản phẩm và dịch vụ chứ khộng có quyền

sở hữu vì vậy đội ngũ nhân viên trong khách sạn sẽ đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo ra sản phẩm dịch vụ

Dự báo nhân sự đóng một vai trò quan trọng trong quá trình cân bằng chi phí

và chất lượng Việc dự báo đủ số lượng nhân sự sẽ giúp cho khách sạn tiết kiệm được chi phí, đáp ứng được số lượng lao động đủ đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của khách sạn Dụ báo nhân sự còn phụ thuộc vào ước tính

số lượng khách từ đó dựa vào ước tính năng suất hay năng suất làm việc của một nhân viên để có thể xác định được số lượng nhân viên cần thiết cho một

bộ phận trong một khoảng thời gian nhất định đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất cho khách sạn

1.1.4.2 Các phương pháp dự báo nhân sự tại bộ phận Buồng

Dự báo nhân sự Buồng dựa trên phân tích số lượng công việc và ước tính năng suất lao động của một nhân viên Buồng trong ca làm việc để có thể xác định được số lượng lao động Buồng cho một khách sạn

Việc ước tính năng suất hay năng suất làm việc nhằm thiết lập cơ sở cho việc xác định số lượng nhân viên cần bố trí đi làm vào một thời gian nào đó Viêc ước tính này dựa trên đánh giá về thể lực, kỹ năng, năng lực làm việc của nhân viên từ đó người quản lý sẽ đánh giá khả năng và chất lượng phục vụ của nhân viên theo từng mức số lượng khách và tiêu chuẩn chất lượng của đơn vị để từ đó rút ra năng suất làm việc hợp lý nhất Trên cơ sở đã xác định

Trang 20

được năng suất làm việc hợp lý nhất cả về chất lượng phục vụ và mức chi phí nhân công mong muốn, người quản lý sẽ hiết lâp năng suất làm việc tiêu chuẩn cho đơn vị Buồng của mình heo số chỗ/nhân viên/bữa ăn hoặc Theo số khách/nhân viên/giờ làm việc

a,Ước tính năng suất lao động theo thời gian

Với hình thức này người quản lý tham khảo năng suất các khách sạn cạnh tranh hoặc cùng loại Sau đó người quản lý bố trí nhân viên dọn phòng theo năng suất làm việc trung bình của một người trong một ca làm việc và tiến hành theo dõi khả năng lao động của nhân viên trong điều kiện bình thường ứng với mỗi năng suất và đánh giá xem năng suất đó có hợp lý không

Ví dụ: Qua theo dõi và ghi chép, người quản lý thấy một nhân viên dọn phòng cần đến 30 phút để dọn một phòng sạch sẽ theo tiêu chuẩn quy định Khi người quản lý giao cho mỗi nhân viên phải dọn sạch phòng trong 25 phút thì nhân viên vẫn hoàn thành tốt công việc của mình mặc dù có nhân viên có phải nhanh nhẹn hơn một chút nhưng vẫn đảm bảo được công việc Tuy nhiên, đến khi người quản lý giao cho mỗi nhân viên chỉ được dọn phòng trong 20 phút thì chất lượng làm việc của nhân viêm giảm hẳn, mặc dù hiệu quả về số lượng phòng cao nhưng chất lượng phòng sạch không được đảm bảo.Qua đó, người quản lý có thể rút ra kinh nghiệm rằng đối với khách sạn của mình thì năng suất làm việc của một nhân viên là 25 phút một phòng

b Ước tính năng suất lao động theo số phòng

Đối với hình thức này, người quản lý sẽ chia số phòng cần phải dọn cho số lao động trong ca làm việc Từ đó sẽ tính ra được năng suất lao động cho một nhân viên bộ phận Buồng Hình thức này có ưu điểm là công bằng về công việc giữa các lao động tuy nhiên lại có nhược điểm khi số phòng cần dọn mỗi phòng là khác nhau, điều này sẽ dẫn đến tình trạng năng suất công việc không đồng đều, lúc thừa lúc thiếu nhân viên

Ví dụ: Khách sạn có 50 phòng và có tổng cộng 6 nhân viên Buồng, việc chia năng suất lao động theo số phòng tức là mỗi nhân viên sẽ phải dọn được trung

Trang 21

bình 8 phòng trong ca làm việc Tuy nhiên, theo quá trình theo dõi, quản lý thấy rằng năng suất lao động của một nhân viên Buồng có thể lên tới 10 phòng một ca làm việc thì người quản lý có thể cắt giảm xuống còn 5 nhân viên Buồng để tiết kiệm chi phí

c Ước tính số lượng nhân viên theo năng suất lao động:

Khi đã có được các năng suất lao động việc ước tính số lượng nhân viên sẽ được thực hiện theo công thức:

Số NV (1 ca) = lượng công việc/năng suất lao động

Lượng công việc có thể tính theo số lượng phòng cần dọn trung bình mỗi ngày Ví dụ khách sạn có 100 phòng, và có công suất phòng là 80 % thì số phòng dọn trung bình mỗi ngày sẽ là 80 phòng Năng suất thiết lập cho bộ phận Buồng là 10 Buồng/ nhân viên/ ca làm việc thì mỗi ngày làm việc sẽ cần 80/10 = 8 nhân viên

Trên cơ sở số nhân viên của 1 ca làm việc người quản lý có thể ước tính số nhân viên của 1 ngày làm việc (NV ngày) và từ đó tính ra được số nhân viên cần tuyển để đảm bảo hoạt động của bộ phận Buồng theo công thức sau:

NV tuyển = ([(NV ngày) x (sô ngày nghỉ/năm)] : (365 - số ngày nghỉ/năm)) +

(NV ngày)

Ví dụ, một khách sạn có 10 phòng với công suất phòng là 80% sẽ cần tới 8 nhân viên phục vụ trong một ngày, vì khách lưu trú tại khách sạn chủ yếu lưu trú theo ngày vì vậy thông thường mỗi phòng cũng chỉ cần dọn 1 lần 1 ngày Theo luật, 1 nhân viên được nghỉ tổng cộng 73 ngày trong 1 năm vì vậy số nhân viên cần tuyển cho một khách sạn trên là:

NV tuyển = 8 + [(8x73)/ (365-73)] = 8+2 = 10 nhân viên

1.2 Cơ sở lý luận về nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại bộ phận Buồng

1.2.1 Khái niệm về hiệu quả sử dụng lao động trong khách sạn

Hiệu quả sử dụng lao động là một chỉ tiêu nhằm đánh giá kết quả lao động của từng đơn vị, qua đó thấy được hiệu quả lao động chung của từng ngành

Trang 22

Hiệu quả lao động được đánh giá thông qua so sánh kết quả kinh doanh với chi phí lao động Vì vậy bản chất của hiệu lao động là cùng một mức chi phí

bỏ ra thuê nhân công lao động thì nhà quản lý làm sao để tạo ra được năng suất lao động tối đa mà vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm

Đối với ngành dịch vụ trong khách sạn thì hiệu quả lao động là đảm bảo được chất lượng phục vụ mà chi phí lao động mà doanh nghiệp phải bỏ ra là thấp nhất Nâng cao hiệu quả lao động không chỉ làm giảm chi phí cho khách sạn

mà còn tránh lãng phí thời gian cho xã hội Tuy nhiên nâng cao hiệu quả lao động không có nghĩa là tăng thêm giờ làm việc hay bóc lột sức lao động của nhân viên mà là cắt giảm thời gian lao động lãng phí mà vẫn đạt được sản phẩm dịch vụ đảm bảo chất lượng nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao

1.2.2 Tầm quan trọng của nâng cao hiệu quả sử dụng lao động

Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn cả cho người lao động và xã hội

- Đối với doanh nghiệp: Con người là một trong bốn yếu tố quan trọng hàng đầu so với ba yếu tố khác là tài chính, kỹ thuật và công nghệ Mặc dù với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, ngày nay có nhiều đơn vị sử dụng máy móc, người máy thay cho vị trí lao động của con người trước kia Tuy nhiên, vai trò của con người trong lao động sản xuất vẫn không thể bị coi nhẹ mà ngày càng được đề cao, đặc biệt là với ngành kinh doanh dịch vụ thì doanh nghiệp và xã hội càng không thể phủ nhận vai trò quan trọng của con người Do các yếu tố nguyên liệu, tài nguyên, tài chính ngày càng hạn hẹp buộc các nhà đầu tư phải chú trọng đến vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng lao động Nâng cao hiệu quả lao động sẽ tiết kiệm được chi phí nhiên vật liệu, kéo dài tuổi thọ của máy móc, thiết bị từ đó sẽ giảm được chi phí sản suất và gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

- Đối với người lao động: Khi được nâng cao về hiệu quả lao động, người lao động sẽ nâng cao được tay nghề, trình độ chuyên môn nhằm gia tăng năng suất lao động, tăng lương Ngoài gia khi được đào tạo một cách

Trang 23

chuyên nghiệp để gia tăng hiệu quả lao động, người lao động cũng tiết kiệm được thời gian và công sức trong quá trình lao động

- Đối với xã hội: Nâng cao hiệu quả lao động góp phần thúc đẩy sự phát triển của khoa học công nghệ kéo theo phát triển văn minh xã hội Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động sẽ tránh được tình trạng lãng phí thời gian và công sức của nhân công nhằm góp phần phát triển xã hội [8,19]

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử lao động

Hiệu quả lao động được hình thành trên nguyên tắc chung của hiệu quả kinh

tế, việc đánh giá hiệu quả lao động là cần thiết để mỗi doanh nghiệp có thể so sánh được tình hình sử dụng lao động của kỳ này so với kỳ trước từ đó đua ra các phương án , chiến lược để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả lao động phải đảm bảo được các tiêu chí sau:

 Phản ánh được tình hình lao động thông qua kết quả hoạt đông kinh doanh với chi phí lao động sống

 Các chỉ tiêu phải đánh giá toàn diện nhất, bao quát nhất về hiệu quả sử dụng lao động của từng bộ phận trong khách sạn

 Hệ thống các chỉ tiêu phải có mối quan hệ khăng khít, thống nhất với nhau để từ đó doanh nghiệp có thể rút ra kết luận đúng đắn về tình hình sử dụng lao động

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả lao động:

- Chỉ tiêu về năng suất lao động (W)

W =

ổ ố  độ

Năng suất lao động bình quân là một chỉ tiêu tổng hợp cho phép đánh giá một cách chung nhất hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp, qua đó doanh nghiệp cũng có thể so sánh giữa các kỳ kinh doanh với nhau Chỉ tiêu năng suất lao động bình quân cho ta thấy tronng một đơn vị thời gian thì một lao động tạo ra được doanh thu là bao nhiêu

- Chỉ tiêu về lợi nhuận bình quân (N)

Trang 24

N = ổ ợ  ậ

ổ  độ

Đây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được từ một lao động theo một đơn vị thời gian tháng, quý, năm Đồng thời nó cũng phản ánh mức độ cống hiến của lao động đó cho doanh nghiệp trong việc tạo ra lợi nhuận tích lũy để tái sản suất Chỉ tiêu này sẽ cho phép so sánh lợi nhuận giữ các bộ phận từ đó doanh nghiệp sẽ có các biện pháp nâng cao hiệu quả lao động ở từng bộ phận

- Chỉ tiêu doanh thu bình quân trên 1 đồng chi phí lương

Doanh thu bình quân trên một đồng chi phí lương =

ổ  ỹ ươ

Chỉ tiêu này cho phép doanh nghiệp có thể tính toán được cứ một đồng chi phí bỏ ra cho lao động sẽ thu lại được bao nhiêu đồng doanh thu

- Chỉ tiêu lợi nhuận bình quân trên 1 đồng chi phí lương

Lợi nhuận bình quân trên 1 đồng chi phí lương = ổ ợ  ậ

ổ  ỹ ươ

Chỉ tiêu này cho phép doanh nghiệp biết được một đồng chi phí lương sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này càng lớn cho thấy doanh nghiệp sử dụng lao động càng hiệu quả

- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả lao động buồng

Được đánh giá thông qua chỉ tiêu về số phòng dọn được bởi một nhân viên phục vụ và đảm bảo được mức độ vệ sinh sạch sẽ của phòng Chỉ tiêu này được đánh giá dựa trên tổng số thời gian mà lao động có trong ca làm việc chia cho số thời gian tiêu chuẩn dọn một phòng [9,20]

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng lao động tại bộ phận Buồng

1.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng lao động

Chất lượng lao động bị ảnh hưởng bới các yếu tố như trình độ văn hóa, trình

độ chuyên môn, sức khỏe và thái độ của người lao động:

Trang 25

- Trình độ văn hóa: là sự hiểu biết cơ bản của người lao động về tự nhiên

và xa hội , trình độ văn hóa tạo ra khả năng tư duy và sáng tạo Lao động có trình độ văn hóa cao sẽ có khả năng tuy duy tốt, vận dụng các kiến thức vào thực tiễn một cách nhanh chóng, ngoài ra những người này có tư duy linh hoạt, luôn luôn sáng tạo để nâng cao hiệu quả lao động

- Trình độ chuyên môn: Là sự hiểu biết thành thạo của lao động trong một lĩnh vực chuyên môn nào đó, lao động có chuyên môn không có nghĩa là lao động giỏi trong tất cả các công việc mà đa số họ chỉ giỏi trong một chuyên môn hay lĩnh vực nào đó Trình độ chuyên môn có thể đạt được theo thời gian trong quá trình lao động học tập và làm việc trong một lĩnh vực nào đó Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật thì trình độ chuyên môn

là cần thiết đối với lao động trong bất kỳ lính vực nào, trình độ chuyên môn

sẽ giúp lao động có khả nâng ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến vào trong quá trình sản suất

- Tình trạng sức khỏe: Trong bất kỳ một công việc nào, sức khỏe đều ảnh hưởng lớn đến chất lượng lao động, lao động có sức khỏe không tốt sẽ mất tập trung trong quá trình làm việc từ đó sẽ mất đi sự chính xác và linh hoạt trong công việc Ngoài ra, sức khỏe không tốt sẽ gây gián đoạn công việc dẫn đến thiệt hại cho cả người lao động lẫn doanh nghiệp Vì vậy, trong quá trình tuyển dụng, vấn đề sức khỏe luôn được các nhà tuyển dung lưu ý hàng đầu

- Thái độ lao động: Là tất cả những biểu hiện của người lao động trong quá trình làm việc Thái độ tích cực sẽ khiến cho lao động hăng hái sản suất

để đạt được hiệu quả lao động cao Ngược lại đối với lao động có thái độ làm việc tiêu cực sẽ có thể dẫn đến chất lượng sản phẩm kém, không những thế những lao động này còn có thể ảnh hưởng đến tập thể, gây ra những bất đồng

- Đào tạo: Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất để doanh nghiệp có thể đạt được hiệu quả lao động tốt nhất Lao động sau khi tham gia vào quá trình sản suất cần được đào tạo một cách bài bản để đạt được khả năng trình độ chuyên môn Doanh nghiệp có khả năng đào tạo tốt sẽ không

Trang 26

ngừng nâng cao được chất lượng đội ngũ nhân viên Quá trinh đào tạo và phát triển là một quá trình năng động và phát triển không ngừng.Trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, công tácđào tạo thường tập trung vào đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân viên trong khách sạn.Qua các buổi huấn luyện và đào tạo, nhân viên sẽ được nâng cao tay nghề từ đó tăng năng suất lao động và hiệu quả công việc Công tác đào tạo tốt sẽ cắt giảm được chi phí lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm từ đó tạo ra cacsuwu thế cạnh tranh trên thị trường

1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động Buồng

Bộ phận Buồng là một trong những công việc vất vả nhất của ngành dịch vụ

vì vậy vấn đề sức khỏe của người lao động là rất quan trọng Lao động bộ phận Buồng có thể không cần thiết phải có trình độ văn hóa nhưng nhất thiết phải có trình độ chuyên môn để có thể đạt được năng suất lao động Bởi vì công suất lao động của một nhân viên buồng trong một khách sạn là khá cao, đối với một người không có khả năng chuyên môn, chưa được đào tạo sẽ khó đặt được mức năng suất trung bình của nhân viên bộ phận Buồng

Phân công lao động cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động, đặc biệt đối với bộ phận buồng thì phân công công việc hợp lý sẽ giúp tiết kiệm tối đa thời gian lãng phí từ đó góp phần tăng năng suất lao động

Môi trường làm việc là một trong những yếu tố quang trọng ảnh hưởng đến năng suất lao động không chỉ riêng bộ phận Buồng mà với tất cả các bộ phận khác trong khách sạn Môi trường làm việc tức là thái độ của cấp quản lý, lãnh đạo, hay bầu không khí của tập thể Rõ ràng, một nhân viên không thể tạo ra năng suất lao động tối ưu trong tình trạng căng thẳng Vì vậy, các cấp quản lý cũng cần phải quan tâm đến vấn đề môi trường làm việc để tạo cho người lao động có cảm giác an toàn, cống hiến hết mình vì tổ chức

Chính sách đãi ngộ đối với lao động sẽ ảnh hưởng đến năng suất lao động ỏ mỗi đơn vị Người lao động đi làm cần phải đảm bảo được các yếu tố chi tiêu

Trang 27

trong cuộc sống, vì vậy các chính sách đãi ngộ tốt sẽ có thể lưu giữ được lao động trong thời gian dài hơn, và người lao động sẽ cống hiến hết mình khi họ nhận thấy công sức của họ bỏ ra là xứng đáng

1.4 Các phương pháp nâng cao năng suất lao động của nhân viên bộ phận Buồng

1.4.1 Phương pháp nâng cao năng suất lao động

Để có thể nâng cao năng suất lao động của lao động thì các doanh nghiệp cần đảm bảo được các yếu tố về tuyển dụng , đào tạo và tỏ chức bộ máy nhân sự:

1.4.1.1 Tuyển dụng

Tuyển dụng đóng một vai trò tiên quyết để tìm ra được các đối tượng lao động có khả năng và phù hợp với công việc Tùy vào từng vị trí công việc khác nhau mà các yêu cầu về tiêu chí tuyển dụng khác nhau Đối với những công việc lao động trí óc đòi hỏi người lao động phải có trình độ văn hóa, có hiểu biết xã hội và có tính nhạy bén trong công việc Tuy nhiên đối với lao động phổ thông thì không có quá nhiều yêu cầu về trình độ học vấn mà chủ yếu là yếu tố sức khỏe của người lao động, bởi với hầu hết các công việc lao động phổ thông sẽ đề cần đến tiêu hao sức lực Quá trình tuyển dụng rất quan trọng trong các doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn, bởi nếu doanh nghiệp có thể tuyển dụng được đúng đối tượng lao động ngay từ đầu thì sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí đào tạo cũng như kéo dài được thời gian lao động của nhân viên tại doanh nghiệp Chính vì vậy, ngày nay các công ty lớn đều có các tiêu chuẩn và yêu cầu tuyển dụng rất khắt khe về trình độ chuyên môn, học vấn cũng như tình trạng sức khỏe của người lao động Thậm chí, với một số ngành như hàng không, quan sự đều có kiểm tra sức khỏe trực tiếp của ứng viên trong quá trình ứng tuyển để có thể đảm bảo được sức khỏe làm việc tốt tại doanh nghiệp

 Quy trình tuyển dụng trong khách sạn

Bước 1: Xác định nhu cầu về nhân lực

Trang 28

Ngành dịch vụ có sự phân hướng mùa rõ rệt khi tỷ lệ công suất phòng trong các tháng là khác nhau vì vậy tại mồi thời điểm khách sạn sẽ có nhu cầu về số lượng lao động khác nhau để tiết kiệm chi phí và tránh lãng phí lao động Khi khách sạn thiếu hụt nhân viên sẽ có nhu cầu tuyển dụng thêm để đảm bảo được tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn

Nhu cầu tuyển chọn thêm nhân viên là nhu cầu thực tế thể hiện bằng con số

cụ thể về số lượng chủng loại của nhân viên cần phải có thêm để đảm bảo có thể hoàn thành được các công việc trong hiện tại và tương lai mà quá trình sản xuất kinh doanh của khách sạn hiện tại không có và không thể tự khắc phục được

Bước 2: Xác năng suất lao động

Năng suất lao động là số lượng lao động cần thiết để tạo ra một đơn vị sản phẩm Khối lượng công việc mà một lao động tạo ra một đơn vị sản phẩm Khối lượng công việc mà một lao động tao ra trong một đơn vị thời gian Năng suất lao động trong khách sạn được coi là hợp lý khi thoả mãn các điều kiện sau:

+ Năng suất lao động đó phải là mức lao động trung bình tiên tiến, đó là năng suất có khả năng thực hiện và phải có sự sáng tạo, phấn đấu

+ Năng suất lao động không được phép vĩnh viễn cố định

+ Năng suất lao động phải được xây dựng ở chính bản thân cơ sở

Để xây dựng được năng suất lao động, người ta thường dùng phương pháp thống kê kinh nghiệm, dựa trên kinh nghiệm trong quá trình giám sát hoạt động của đội ngũ lao động

Thông thường để đưa ra được năng suất lao động, ta dựa vào số liệu thống kê sau:

+ Dựa trên thống kê về năng suất lao động ở các cơ sở khác có điều kiện kinh doanh gần giống với mình

+ Dựa trên năng suất lao động của cơ sở ở những thời kỳ trước

Trang 29

+ Dựa trên năng suất lao động trung bình, tiên tiến của các khách sạn trên thế giới

+ Dựa trên thống kê năng suất lao động của đối thủ cạnh tranh

+ Dựa trên quy trình tổ chức phục vụ của từng bộ phận, dựa trên số lượng chủng loại các dịch vụ bổ sung đi kèm

Tuỳ thuộc vào quy mô khách sạn, tính chất mùa vụ và sự biến động trong tương lai của sơ sở để đoán được

Bước 3: Thông báo tuyển nhân viên

Qua việc xác định số lượng nhân viên thiếu hụt và năng suất lao động của một nhân viên, khách sạn sẽ cần phải tuyển chọn lao động từ bên ngoài Để quá trình tuyển chọn có sự đa dạng, khách sạn cần phải thông báo thông tin tuyển dụng để người lao động có thể biết đến nhu cầu tuyển dụng và nộp hồ sơ xin việc Việc thông báo thông tin tuyển dụng cần cung cấp đầy đủ các tiêu chí và tiêu chuẩn của các ứng viên một cách rõ ràng để tiết kiệm thời gian tuyển dụng Có các phương pháp thông báo tuyển dụng phổ biến hiện nay như: Báo chí, internet, tivi, đài, các trang mạng xã hội…

Bước 4: Thu thập và phân loại hồ sơ:

Sau khi thu nhận hộ sơ của người xin việc, nhà tuyển dung sẽ chọn lọc những ứng viên có đầy đủ các tiêu chí đề ra, sau đó liên hệ với ứng viên để thông báo về lịch phỏng vấn

Bước 5: Tổ chức tuyển chọn trực tiếp

Quá trình chọn lọc trực tiếp được gọi là quá trình phỏng vấn Trong quá trình này, ứng viên sẽ phải giao tiếp trực tiếp với nhà tuyển dụng và bộc lộ được những tiêu chí mà nhà tuyển dụng đề ra Tùy theo từng vị trí công việc mà quá trình phỏng vấn kéo dài hay ngắn gọn Đối với những công việc đòi hỏi

kỹ năng giao tiếp như nhân viên lễ tân, nhân viên marketing thì quy trình phỏng vấn sẽ dài hơn và nhiều bước hơn

Bước 6: Thông báo cho người trúng tuyển

Trang 30

Sauk hi hoàn tất quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ lựa chọn ra những ứng viên suất sắc nhất và thông báo kết quả cho ứng viên

1.4.1.2 Đào tạo

Kể cả với những ứng viên đã có trình độ chuyên môn tốt thì yếu tố đào tạo vẫn không thể thiếu trong một doanh nghiệp lớn Đạo tạo là quá trình bồi dưỡng kiến thức kinh nghiệm cho lao động tại một đơn vị doanh nghiệp để nâng cao hiệu suất lao động cũng như củng cố sự chuyên nghiệp của nhân viên Tùy theo quy mô của doanh nghiệp mà các khóa đào tạo sẽ diễn ra hàng tháng hay hằng năm Đối với nhân viên mới tuyển dụng thì đào tạo đóng một vai trò quan trọng để nhân viên có thể thích nghi với công việc một cách nhanh chóng nhất, giảm thiểu những sai phạm trong quá trình làm việc sau này và đồng thời cung cấp kiến thức về doanh nghiệp cho họ thông thường, các khóa đào tạo sẽ được hướng dẫn bởi các cấp quản lý có trình độ chuyên môn tốt và có kinh nghiệm làm việc lâu năm tại doanh nghiệp Tuy nhiên, với một số lĩnh vực khác thì doanh nghiệp có thể tuyển dụng các chuyên viên đoàn đạo chuyên nghiệp từ các công ty bên ngoài

 Các hình thức đào tạo trong ngành dịch vụ khách sạn

Do nhu cầu lao động của ngành du lịch ngày càng cao, các trang thiết bị ngày càng tiên tiến và đổi mới vì vậy quy trình đào tạo nhân viên trước và trong khi làm việc tại khách sạn là cần thiết và bắt buộc Du lịch ngày càng phát triển cả

về quy mô và chất lượng vì vậy nhu cầu về lao động tay nghề trong nước đang có chiều hướng gia tăng Việt Nam là một đất nước có truyền thống nông nghiệp lúa nước cũng đang chuyển mình sang các ngành công nghiệp dịch vụ để chạy theo đà phát triển của thế giới Du lịch dịch vụ càng phát triển thì nhu cầu về lao động có tay nghề càng cao, vì vậy ngành giáo dục đào tạo cũng đang đầu tư mở rộng các trường lớp, khóa học về dịch vụ du lịch

Có hai hình thức đào tạo chủ yếu là đào tạo ngắn hạn và đào tạo dài hạn.:

 Đào tạo ngắn hạn: Là đào tạo trong một thời gian ngắn về một nghiệp

vụ nào đó, thông thường chương trình đào tạo đơn giản, ngắn, đi sâu vào các

Trang 31

thao tác, kỹ năng, kỹ xảo về một nghiệp vụ nào đó Mục đích của chương trình đào tạo này nhằm có thể sử dụng ngay nguồn nhân lực, đáp ứng ngay được nhu cầu về nhân lực của khách sạn

 Đào tạo dài hạn: là đào tạo trong một thời gian dài, thông thường từ 2 năm trở lên, học viên được học theo một chương trình cơ bản Chương trình đào tạo này đa phần là giành cho các nhà quản lý hay nhân viên kỹ thuật cao, làm việc trong những bộ phận cần có trình độ cao

 Nội dung đào tạo:

Nội dung đào tạo được dựa theo những hình thức cơ bản của lao động như lao động quản lý, nhân công kỹ thuật cao Đào tạo theo hướng chuyên môn, nghiệp vụ Với hoạt động kinh doanh khách sạn, một hoạt động kinh doanh tổng hợp được tổ chức theo hướng chuyên môn hoá cao, nên nội dung đào tạo phải có tính chuyên môn hoá tức là đào tạo từng nghiệp vụ chuyên sâu: như đào tạo nhân viên Buồng, Bàn, lễ tân Vậy phải xây dựng nội dung đào tạo riêng cho từng đối tượng, từng nghiệp vụ cụ thể

1.4.1.3 Tổ chức bộ máy nhân sự tốt

Để đạt được tối đa năng suất lao động thì doanh nghiệp cũng cần phải xây dựng được một bộ máy nhân sự hoàn hảo có các phòng ban để quản lý lao động cũng như phân công lao động một cách lợp lý nhất tránh trường hợp lãng phí lao động hay thiếu lao động gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc Một bộ máy tổ chức nhân sự tốt cũng giúp cho nhân viên lao động có tinh thần trách nhiệm hơn với công việc

1.4.2 Phương pháp nâng cao năng suất lao động tại bộ phận Buồng khách sạn

Khác với nhiều bộ phận khác trong khách sạn, nhân viên bộ phận Buồng sẽ phải lao động khá là vất vả và tốn sức vì vậy các nhà quản lý cũng cần đảm bảo những yếu sau để có thể nâng cao năng suất lao động bộ phận Buồng:

Trang 32

Tuyển dụng: Các nhà quản lý cần tuyển dụng được những nhân viên lao động

có sức khỏe và nhanh nhẹn thay vì yêu cầu nhân viên có trình độ học vấn hay chuyên môn Do công việc của bộ phận Buồng khá là vất vả nên tỷ lệ bỏ việc của nhân viên Buồng là cao hơn so với các bộ phận khác trong khách sạn Vì vậy khi tuyển dụng cần đảm bảo được một lao động phải có thời gian gắn bó với doanh nghiệp trong một thời gian nhất định Độ tuổi lao động của bộ Phận Buồng cũng nên giới hạn, mặc dù lao động Buồng ít khi phải tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên không cần khắt khe về ngoại hình, nhưng do tính chất công việc vất vả nên độ tuổi lao động tại bộ phận này cũng nên được giới hạn dưới 50 tuổi

Đào tạo: Việc đào tạo sẽ giúp nâng cao năng suất lao động tại bộ phận Buồng Phần lớn lao động buồng là lao động phổ thông và không được đạo tạo qua trường lớp vì vậy quá trình đào tạo tại khách sạn sẽ giúp cho lao động thích nghi với công việc nhanh hơn và sắp sếp công việc hợn lý đảm bảo được năng suất lao động Hơn nữa, trong khách sạn có sử dụng nhiều máy móc, trang thiết bị tiên tiến, quá trình đào tạo sẽ giúp cho các lao động có thể sử dụng được các thiết bị này trong quá trình làm việc Công việc dọn phòng khách sạn không phải là công việc khó bởi vì ai cũng có thể quét và lau dọn phòng nhưng cũng không phải là một công việc dễ bởi vì nếu dọn phòng không đúng theo quy trình sẽ dẫn đến lãng phí thời gian và hiệu quả lao động thấp Chính

vì vậy, việc đào tạo nhân viên trước và trong quá trình làm việc tại bộ phận Buồng là rất cần thiết

Đảm bảo được chính sách đãi ngộ với nhân viên: Mặc dù lao động bộ phận Buồng là lao động vất vả nhất nhưng mức lương được chi trả lại không hề cao Hơn nữa, các công việc thay thế khác có mức lương tốt hơn sẽ dẫn đến tình trạng lao động bỏ việc hoặc làm việc nhưng không nhiệt tình, cống hiến hết sức khả năng Nếu khách sạn có thể tạo các chính sách đãi ngộ tốt như khen thưởng hàng tháng, bảo hiểm thì sẽ nâng cao được tinh thần làm việc của nhân viên từ đó hiệu suất lao động sẽ tốt

Trang 34

Không chỉ vậy, chương một còn chỉ ra được vai trò của lao động Buồng trong một khách sạn cũng như đặc điểm của lao động này từ đó rút ra được những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng lao động và tìm ra những phương pháp khắc phục

Trang 35

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NHÂN VIÊN

KHÁCH SẠN EIFFEL 2.1 Giới thiệu chung về khách sạn Eiffel

Khách sạn Eiffel là khách sạn tư nhân thuộc về Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Việt Building Khách sạn Eiffel là khách sạn tiêu chuẩn dịch vụ ba sao tọa lạc trên phố Bùi Thị Xuân quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, với vị trí thuận lợi cho giao thông vận chuyển, gần các khu di tích lịch sử trong nội thành và cách hồ Hoàn Kiếm 2 km khách sạn Eiffel trở thành điểm đến lý tưởng cho khách du lịch và công vụ trong và ngoài nước Ngoài ra với một lợi thế là khách sạn nằm gần bênh viện mắt trung ương nên cũng là một lựa chọn lý tưởng cho những bệnh nhân có điều kiện không muốn ở lại trong bệnh viện

chật chội mà muốn tìm một không gian rộng rãi thoáng mát hơn

Mặc dù khách sạn Eiffel chỉ có 30 phòng khách và được tổng cục Văn hóa và

Du lịch xếp hạng khách sạn hai sao nhưng diện tích các phòng lại rộng rãi hơn các khách sạn ba sao khác trong khu vực Với gía phòng dao động từ 700 nghìn đồng đến 1 triệu đồng khách sạn có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại và chất lượng phục vụ như một khách sạn ba sao đem đến cho khách hàng cảm nhận tốt nhất khi lưu trú tại khách sạn

Khách sạn Eiffel cũng phân loại tiêu chuẩn phòng đa dạng để phục vụ theo từng đối tượng khách và đáp ứng nhu cầu của các đối tượng khách hàng khác nhau Chủ yếu các loại phòng trong khách sạn được phân chia thành 4 loại phòng chính: Luxury, Superior, Standard Twin và Standard Double Trong phòng được trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại như: Giường ngủ kích

cỡ King bed (78 x 80 Inches), Queen bed ( 60 x 80 Inches) hoặc Twin bed (39

x 76 Inches); tủ kệ Ti vi; điều hòa hai chiều; bình nóng lạnh; minibar; tủ quần áo; bàn ghế; Đèn ngủ; cân sức khỏe; két sắt mini; giỏ đựng quần áo bẩn; kệ giầy và bộ sản phẩm dùng cho phòng khách sạn như: kim chỉ, kem đánh răng,

Trang 36

bàn chải, đánh giày, tăm bông, xà bông, sữa tắm, dầu gội, dầu xả, kem dưỡng ẩm… tất cả các sản phẩm được sử dụng đều là chất lượng cao

Đối với phòng Luxury để đón tiếp những khách hàng có mức thu nhập cao, có yêu cầu đòi hỏi về chất lượng phòng khắt khe Đây là phòng có diện tích 35 m2, màn hình tivi rộng, có cửa kính rộng nhìn ra mặt đường Bùi Thị Xuân và

có bồn tắm nằm Phòng Standard Twin có diện tích 28 m2 gồm có hai giường ngủ đơn và đầy đủ tiện nghi Phòng Standard Double là phòng ngủ có diện tích 20 m2 phục vụ cho khách có nhu cầu ở phòng có mức giá ưu đãi nhưng vẫn đầy đủ các trang thiết bị hiện đại

Là khách sạn có tiêu chuẩn ba sao, khách sạn Eiffel có một nhà hàng phục vụ

ăn sáng dưới tầng hầm có sức chứa tới 50 khách Nhà hàng chỉ phục vụ ăn sáng từ 6h30 đến 10 giờ Đây cũng là nơi phục vụ ăn trưa và tối cho nhân viên của khách sạn Ngoài ra, khách sạn Eiffel cũng cung cấp thêm các dịch vụ bổ sung như giặt là, in ấn

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của khách sạn Eiffel

Khách sạn Eiffel được thành lập vào năm 2009 và chính thức đi vào hoạt động năm 2011 Đến nay khách sạn Eiffel đã hoạt động được 5 năm nhưng có

lẽ cái tên gọi Eiffel vẫn còn khá mới mẻ mới nhiều người làm trong lĩnh vực hoạt động du lịch Chủ đầu tư khách sạn là: (Ông) Phạm Minh Tú Ông đã xây dựng khách sạn Eiffel trên mảnh đất được thừa kế của gia đình

Do khách sạn Eiffel là mô hình khách sạn gia đình, hơn nữa chủ đầu tư khách sạn không học chuyên ngành về Quản trị Du lịch khách sạn vì vậy khách sạn Eiffel vẫn chưa được mở rộng sang các khu vực khác

2.1.2 Khái quát chung về thị trường khách và tình hình hoạt động của khách sạn Eiffel

Khách sạn Eiffel hiện tại kinh doanh chủ yếu bởi dịch vụ lưu trú và có một số dịch vụ bổ sung khác như dịch vụ ăn uống, dịch vụ giặt là, dịch vụ vận chuyển… tuy nhiên là một khách sạn nhỏ nên doanh thu từ bộ phận bổ sung

Trang 37

là rất thấp, doanh thu của dịch vụ lưu trú chiếm tới 95% doanh thu của hoạt động kinh doanh

Thời gian đầu khi mới đi vào hoạt động, khách sạn Eiffel cũng có kinh doanh Nhà hàng Tuy nhiên, kinh doanh Nhà hàng không đem lại hiệu quả cao, chi phí nhân công nhiều và thị trường mục tiêu khách lưu trú cũng thay đổi từ khách du lịch quốc tế sang khách du lịch Việt và khách công vụ nên nhà hàng này đã bị cắt bỏ ra khỏi hoạt động kinh doanh Ngày nay, nhà hàng chỉ phục

vụ bữa sáng cho khách lưu trú và phục vụ bữa ăn cho nhân viên khách sạn

đã rất thành công trong thị trường mục tiêu đề ra với công suất phòng luôn ở mức trên 90%

Trang 38

 Phân loại nhóm khách

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ

(Tài li

Sau một thời gian đi vào ho

khách ổn định với doanh thu bình quân cao so v

khu vực Việc liên kết v

tuyến như: Agoda.com, mytour, công ty du l

sạn có công suất phòng trung bình là 90 %

 Nguồn khách quen và doanh thu t

ểu đồ phân loại đối tượng khách lưu trú tại khách s

(Tài liệu: Bộ phận Lễ tân khách sạn Eiffel)

đi vào hoạt động, hiện nay khách sạn đã có m

i doanh thu bình quân cao so với nhiều khách s

t với các công ty du lịch và trang web bán hàng trgoda.com, mytour, công ty du lịch Nhị Gia… giúp cho khách

Trang 39

khách quen (Tài liệu: Bộ phận Lễ tân khách sạn Eiffel)

Theo Bảng 1.1, khách sạn Eiffel có nguồn thu nhập khá cao từ hợp đồng lưu trú với tổ chức giáo dục Appolo, giáo viên của Appolo thường xuyên lưu trú tại khách sạn, đối tượng khách này có quốc tịch chủ yếu từ Châu Âu Ngoài

ra, khách sạn Eiffel cũng liên kết nhận khách từ khách sạn Azumaya trong trường hợp Azumay hết phòng hoặc bán phòng với giá thấp do khoảng cách giữa hai khách sạn là gần và chất lượng dịch vụ ngang nhau

Agoda và Mytour là hai trang web trực tuyến bán phòng online của các khách sạn vì vậy khách sạn Eiffel cũng nhận được lượng khách ổn định từ hai trang web này

 Doanh thu bình quân

Doanh thu bình quân ngày là 11 triệu đồng, bình quân khách sạn có doanh thu gần 4 tỷ đồng hàng năm Tính tới thời điểm hiện tại, khách sạn có lượng khách lưu trú ổn định cùng với công suất phòng cao, chi phí mặt bằng không

có nên chủ đầu tư có khả năng hoàn vốn nhanh

Theo như thống kê tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn, kết quả kinh doanh năm 2015 tăng 11,3 % so với năm 2014 Tuy nhiên thời gian lưu trú trung bình của khách là thấp, thường thì khách lưu trú tại khách sạn Eiffel chỉ lưu trú từ 1 đến 2 ngày tại khách sạn

Với chất lượng phục vụ tốt cùng với giá cả hợp lý, khách sạn Eiffel đã trở thành địa điểm lưu trú của nhiều khách hàng quen thuộc Ngoài ra, khách sạn Eiffel cũng áp dụng các chiến lược giá ưu đãi cho khách hàng than thuộc nên

tỷ lệ khách hàng quay lại Eiffel là 70%

Tình hình hoạt động kinh doanh được thể hiện rõ ngay trên chi phí mức lương cho nhân viên tại khách sạn Mức lương trung bình của một nhân viên khách sạn dao động từ 3.800.000 đồng đến 4.200.000 cao hơn so với một số khác sạn khác trong cùng khu vực

2.1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức khách sạn

Trang 40

Khách sạn Eiffel có bộ máy tổ chức khá đơn giản so với các khách sạn có cùng quy mô khác Thời gian đầu mới đi vào hoạt động khách sạn Eiffel cũng được phân chia các cấp quản lý với bộ máy lao động hoạn thiện Tuy nhiên,

do là một khách sạn nhỏ khách sạn Eiffel đã trải qua nhiều người quản lý khác nhau, với bổ máy cơ cấu tổ chức cũng được thay đồi nhiều lần vì vậy Quản lý tổ chức nhân sự tại khách sạn vẫn chưa thực sự ổn định Trong quá trình hoạt động, có nhiều sự thay đổi và cắt giảm chi phí nhân công nên hiện tại bộ máy tổ chức khách sạn Eiffel chỉ có ba phân cấp chính là: Giám đốc, Quản lý và nhân viên

... pháp nâng cao suất lao động phận Buồng khách sạn

Khác với nhiều phận khác khách sạn, nhân viên phận Buồng phải lao động vất vả tốn sức nhà quản lý cần đảm bảo yếu sau để nâng cao. ..

KHÁCH SẠN EIFFEL 2.1 Giới thiệu chung khách sạn Eiffel

Khách sạn Eiffel khách sạn tư nhân thuộc Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Việt Building Khách sạn Eiffel khách sạn tiêu... tạo: Việc đào tạo giúp nâng cao suất lao động phận Buồng Phần lớn lao động buồng lao động phổ thông khơng đạo tạo qua trường lớp q trình đào tạo khách sạn giúp cho lao động thích nghi với cơng

Ngày đăng: 22/03/2018, 18:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Nữ Ngọc Anh, Marketing chiến lược trongkinh doanh Du lịch và Khách sạn, Khoa Du Lịch, Viện Đại Học Mở Hà Nội, 188tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing chi"ế"n l"ượ"c trongkinh doanh Du l"ị"ch và Khách s"ạ"n
2. Trần Nữ Ngọc Anh, Giám sát khách sạn, Khoa Du Lịch, Viện Đại Học Mở Hà Nội, 218tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giám sát khách s"ạ"n
3. Lê Quỳnh Chi,Quản trị chất lượng dịch vụ, Khoa Du Lịch,Viện Đại Học Mở Hà Nội, 08/2013, 100tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Qu"ả"n tr"ị" ch"ấ"t l"ượ"ng d"ị"ch v
4. Lê Quỳnh Chi,Tổng quan du lịch, Khoa Du Lịch,Viện Đại Học Mở Hà Nội, 08/2010, 107tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: T"ổ"ng quan du l"ị"ch
5. Đàm Thị Phương Huyền, Thị trường du lịch, Khoa Du Lịch, Viện Đại Học Mở Hà Nội, 05/2012, 104tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Th"ị" tr"ườ"ng du l"ị"ch
6. Trịnh Thanh Thủy, Quản trị học, Khoa Du Lịch, Viện Đại Học Mở Hà Nội, 08/2007, 100tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Qu"ả"n tr"ị" h"ọ"c
7. Nguyễn Hồng Trang, Du lịch điện tử, Khoa Du Lịch, Viện Đại Học Mở Hà Nội, 11/2012, chương 6.II. Tài liệu tham khảo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du l"ị"ch "đ"i"ệ"n t
2. Tài liệu trainning nhân viên khách sạn Eiffel Hà Nội Khác
3. Một số hình ảnh về quy trình làm việc trong khách sạn Eiffel 4. Thông tin số liệu từ Tổng Cục Du Lịch Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w