1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật về doanh nghiệp xã hội của việt nam và vương quốc anh dưới góc độ so sánh

92 320 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 741,29 KB

Nội dung

Ngoài ra, trong các công trình đã công bố có thể nêu một số công trình điển hình sau: “Hình thức pháp lý của doanh nghiệp xã hội: Kinh nghiệm nước Anh và một số gợi mở cho Việt Nam”, Tạ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

VŨ THỊ HÒA

PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI CỦA VIỆT NAM

VÀ VƯƠNG QUỐC ANH DƯỚI GÓC ĐỘ SO SÁNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, NĂM 2016

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

VŨ THỊ HÒA

PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI CỦA VIỆT NAM

VÀ VƯƠNG QUỐC ANH DƯỚI GÓC ĐỘ SO SÁNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Mã số: 60380107

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN VIẾT TÝ

HÀ NỘI, NĂM 2016

Trang 3

Trong suốt thời gian học tập của chương trình Thạc sĩ nghiên cứu chuyên

ngành Luật Kinh tế tại Đại học Luật Hà Nội, tôi đã nhận được sự hỗ trợ to lớn về

vật chất và tinh thần đến từ gia đình, những người thân yêu của tôi Đồng thời tôi

muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy cô giáo, cán bộ giảng viên, nhân viên của

Trường Đại học Luật Hà Nội đã dành cho tôi một môi trường học tập hiện đại, tạo

thuận lợi nhất cho học viên học tập Đặc biệt tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc tới

Thầy giáo Nguyễn Viết Tý người đã hướng dẫn Luận văn Thạc sĩ cho tôi cũng như

sự tận tình, nhiệt huyết trên giảng đường ,trao đổi và truyền đạt kinh nghiệm kiến

thức cho các học viên nói chung và tôi nói riêng

Với tôi quãng thời gian học tập là một học viên cao học sẽ trở thành một

trải nghiệm quý giá của cuộc đời mình Thầy cô, bạn bè và giảng đường luôn là

một môi trường bình yên không chỉ chắp cánh cho những tri thức khoa học mà ở

đây tôi còn hiểu ra được những bài học của cuộc sống, xã hội

Tôi hi vọng Luận văn Thạc sĩ này sẽ là một món quà của tri thức từ những

kiến thức, kinh nghiệm thực tế trong quá trình tôi học hỏi cũng như được trau dồi

ở Trường Đại học Luật Hà Nội Tôi mong mình có thể góp phần ghi dấu bước

chân trên hành trình dài của Doanh nghiệp xã hội, hành trình dài của đất nước

Việt Nam phát triển bền vững Và chắc chắn sẽ có rất nhiều những bước chân của

các bạn trẻ và những chuyên gia trên con đường đó

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng chấm luận

văn đã cho tôi những đóng góp quý báu để hoàn chỉnh luận văn này

Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2016

Tác giả

Vũ Thị Hòa

Trang 4

Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ Giáo viên hướng dẫn là PGS TS Nguyễn Viết Tý Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực Những số liệu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả, cơ quan tổ chức khác và cũng thể hiện trong phần tài liệu tham khảo Nếu phát hiện có bất cứ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước hội đồng cũng như kết quả luận văn của mình

Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2016

Tác giả

Vũ Thị Hòa

Trang 5

1 CIC: Công ty vì lợi ích cộng đồng( Community Interest Company)

2 CP: (Công ty) cổ phần

3 CSIP: Trung tâm hỗ trợ sáng kiến vì cộng đồng

4 DN: Doanh nghiệp

5 DNXH: Doanh nghiệp xã hội

6 HD: (Công ty) hợp danh

7 NGO: Tổ chức phi chính phủ (Non – Government Organisation)

8 OECD: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

9 TNHH: (Công ty) trách nhiệm hữu hạn

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI VÀ

1.1 Khái quát về doanh nghiệp xã hội 6 1.1.1 Sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp xã hội trên thế giới và Việt Nam 6

1.2 Khái quát pháp luật về doanh nghiệp xã hội 21 1.2.1 Khái niệm pháp luật về doanh nghiệp xã hội 21 1.2.2 Đặc điểm pháp luật về doanh nghiệp xã hội 21 1.2.3 Nội dung của pháp luật về doanh nghiệp xã hội 23 1.2.4 Vai trò của pháp luật về doanh nghiệp xã hội 25

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI CỦA

2.1 Doanh nghiệp xã hội theo qui định của pháp luật Việt Nam 28 2.1.1 Vị trí pháp lý của doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam 28

2.1.3 Hình thức tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp xã hội 30 2.1.4 Sự hỗ trợ của Nhà nước, tổ chức và cá nhân 39

2.2 Doanh nghiệp xã hội theo qui định của pháp luật Vương quốc Anh 41 2.2.1 Vị trí pháp lý của doanh nghiệp xã hội ở Vương quốc Anh 41

2.2.3 Hình thức tổ chức và hoạt động doanh nghiệp xã hội 44 2.2.4 Sự hỗ trợ của Nhà nước, tổ chức và cá nhân 49

Trang 7

2.3.1 Sự tương đồng và khác biệt trong cách tiếp cận khái niệm doanh nghiệp xã hội

64

3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp xã hội 65 3.2.1 Nhóm giải pháp liên quan đến xây dựng pháp luật doanh nghiệp xã hội 66 3.2.2 Nhóm giải pháp liên quan đến xây dựng và phát triển doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam

75

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của nghiên cứu đề tài

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã đạt được những thành tựu về mặt kinh tế tuy nhiên các vấn đề về xã hội và môi trường cũng đồng thời gia tăng ở số lượng và tính chất phức tạp của vấn đề như ô nhiễm môi trường, khoảng cách giàu nghèo gia tăng, các đối tượng yếu thế, người nghèo trong xã hội ngày càng bị bỏ xa trong thang phát triển chung của xã hội,… Bên cạnh đó việc Việt Nam trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp đã khiến một phần viện trợ, hỗ trợ cho các vấn đề xã hội từ các tổ chức chính phủ, tổ chức nước ngoài cho hoạt động xã hội tại Việt Nam bị cắt giảm; trong nước, nợ công và áp lực ngân sách khiến cho Việt Nam gặp khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề xã hội Chính vì vậy Nhà nước không thể đơn lẻ, sự xuất hiện của doanh nghiêp xã hội với những đặc điểm ưu thế, có vai trò và hoạt động hiệu quả trong giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường sẽ là một hướng đi mới trong việc chung tay cùng Nhà nước giải quyết các vấn

đề này

Doanh nghiệp xã hội trên thế giới đã phát triển và hiện đang ở mức phát triển mạnh mẽ đóng góp vào sự phát triển bền vững ở nhiều quốc gia Quay lại Việt Nam, nhận thấy doanh nghiệp xã hội đã được hình thành với những đặc điểm của một doanh nghiệp xã hội nhưng ở dạng bước đầu hình thành và cho thấy tiềm năng phát triển lớn

Chính vì vậy nghiên cứu về doanh nghiệp xã hội nói chung và pháp luật về doanh nghiệp xã hội nói riêng sẽ góp phần tìm ra một cách thức hiệu quả, bền vững để giải quyết các vấn đề xã hội trong bối cảnh Việt Nam

Vương quốc Anh là một quốc gia mà doanh nghiệp xã hội có bề dày lịch sử phát triển lâu đời và hiện đang là quốc gia có sự phát triển của doanh nghiệp xã hội đứng đầu thế giới Việt Nam là một quốc gia mà trên ba phương diện cơ sở lý luận, cơ sở pháp luật và cơ sở thực tiễn , doanh nghiệp xã hội đều ở giai đoạn đầu, đơn giản Chính vì vậy, đây được coi như là cơ hội và thách thức cho Việt Nam bởi nếu biết học

Trang 9

hỏi, tận dụng nguồn lực và có chiến lược, học hỏi kinh nghiệm của người đi trước sẽ thúc đẩy doanh nghiệp xã hội phát triển, giúp giải quyết các vấn đề xã hội một cách hiệu quả và bền vững nhất

Vì vậy tôi lựa chọn đề tài: “Pháp luật về doanh nghiệp xã hội của Việt Nam và Vương quốc Anh dưới góc độ so sánh” làm Luận văn Thạc sỹ Đề tài này đáp ứng được yêu cầu về mặt hoàn thiện lý luận, ý nghĩa thực tiễn và có tính cấp thiết

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trên thế giới, các nghiên cứu về doanh nghiệp xã hội ở mặt chính sách pháp luật và kinh tế rất đa dạng, tuy nhiên tại Việt Nam do doanh nghiệp xã hội chưa phát triển mạnh cũng như sự sinh sau đẻ muộn của loại hình doanh nghiệp này so với thế giới mà

ở mặt lý luận, pháp luật và thực tiễn chưa có nhiều các nghiên cứu chuyên sâu Ở khía cạnh kinh tế, các nghiên cứu kinh tế về doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam đã có khá nhiều như các nghiên cứu đến từ Khoa quản trị kinh doanh của Trường Đại học Kinh tế quốc dân, các nghiên cứu của Mạng lưới học giả về doanh nghiệp xã hội… Tuy nhiên nghiên cứu chuyên sâu về khía cạnh qui định pháp luật thì dường như chưa có sự nghiên cứu đầy đủ và đa dạng Báo cáo của CIEM- Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương phối hợp cùng Hội đồng Anh, Trung tâm hỗ trợ sáng kiến vì cộng đồng - CSIP năm 2012, Báo cáo “Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam: Khái niệm, bối cảnh và chính sách”, hiện nay, đây được coi là báo cáo tương đối đầy đủ, hoàn chỉnh nhất về sự phát triển, thực tiễn, các qui định chính sách pháp luật về doanh nghiệp xã hội của Việt Nam giai đoạn trước khi Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực Ngoài ra, trong các công

trình đã công bố có thể nêu một số công trình điển hình sau: “Hình thức pháp lý của

doanh nghiệp xã hội: Kinh nghiệm nước Anh và một số gợi mở cho Việt Nam”, Tạp chí

Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tâp ̣ 31, Số 4 (2015) và “Những vấn đề pháp lý về

doanh nghiệp xã hội theo Luật Doanh nghiệp 2014”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật,

2015 số 6/2015 của Phan Thị Thanh Thủy…

Tính tới thời điểm Luật doanh nghiệp 2014 có hiệu lực cũng như các văn bản dưới luật là nghị định và thông tư qui định về doanh nghiệp xã hội được ban hành và chính

Trang 10

thức có hiệu lực thì chưa có một đề tài chuyên sâu nào đánh giá phân tích các qui định pháp luật tác động trong thực tiễn thi hành, phân tích bình luận về mặt pháp luật hay ở góc độ cơ sở lý luận

Luận văn kế thừa các kết quả công trình nghiên cứu về doanh nghiệp xã hội, pháp luật doanh nghiệp xã hội từ nước ngoài cũng như Việt Nam để giải quyết vấn đề của luận văn Đặc biệt luận văn sẽ tập trung vào việc so sánh, phân tích những nội dung cơ bản của pháp luật về doanh nghiệp xã hội của Vương quốc Anh và Việt Nam để chỉ ra những điểm giống và khác biệt, lý giải nguyên nhân của sự khác biệt đồng thời đề xuất các giải pháp cụ thể để phát triển doanh nghiệp xã hội và hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam trên sự đánh giá về pháp luật doanh nghiệp xã hội của Việt Nam cũng như bài học kinh nghiệm của Vương quốc Anh

3 Phạm vi nghiên cứu đề tài

Trong khuôn khổ của một luận văn cũng như với đề tài : “Pháp luật về doanh nghiệp xã hội của Việt Nam và Vương quốc Anh dưới góc độ so sánh”, phạm vi nghiên cứu của đề tài là toàn bộ các qui định pháp luật về doanh nghiệp của Vương quốc Anh

và Việt Nam nói chung và các qui định cụ thể riêng biệt điều chỉnh về doanh nghiệp xã hội (tập trung chủ yếu) ở hai quốc gia ở những nội dung cơ bản, tác động nhiều nhất đến sự phát triển của doanh nghiệp xã hội

Các qui định pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam và Vương quốc Anh trong luận văn được cập nhật đến hết tháng 7 năm 2016

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài

Việc nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như: Phương pháp số liệu; Sưu tầm tài liệu; Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp và bình luận

5 Mục đích , đối tượng của việc nghiên cứu đề tài

Mục đích của nghiên cứu là so sánh các qui định pháp luật ở những nội dung cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp xã hội ở Vương quốc Anh và Việt

Trang 11

Nam, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xây dựng cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất giải pháp xây dựng hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp xã hội và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp xã hội

Với mục đích như vậy, việc nghiên cứu sẽ có nhiệm vụ giải quyết những vấn đề sau đây:

- Phân tích nội dung, đặc điểm về doanh nghiệp xã hội và pháp luật về doanh nghiệp xã hội trên thế giới, ở Vương quốc Anh và Việt Nam;

- So sánh chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt trong pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Vương quốc Anh và Việt Nam theo những nội dung cơ bản;

- Lý giải về sự khác biệt đó và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam; từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam cũng như thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp xã hội Việt Nam

Đối tượng của việc nghiên cứu là các qui định pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Vương quốc Anh và Việt Nam theo 4 nội dung chính: Vị trí pháp lý; vốn; hình thức tổ chức và hoạt động; sự hỗ trợ của nhà nước, tổ chức và cá nhân

6 Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn

Về lý luận, luận văn làm rõ thêm một số quan điểm về cách tiếp cận doanh nghiệp

xã hội những điểm đạt được hay hạn chế trong một số khái niệm về doanh nghiệp xã hội trên thế giới

Về pháp luật, luận văn chọn ra những nội dung cơ bản của pháp luật doanh nghiệp

xã hội ảnh hưởng nhiều nhất đến sự phát triển của doanh nghiệp xã hội So sánh phân tích, bình luận các nội dung này trong pháp luật của Vương quốc Anh và Việt Nam Luận văn chỉ ra những điểm bất cập, chưa hợp lý đối với doanh nghiệp xã hội Việt Nam so với doanh nghiệp khác của Việt Nam theo qui định của Luật Doanh nghiệp 2014; đối chiếu doanh nghiệp xã hội Việt Nam với doanh nghiệp xã hội của Vương quốc Anh ở mặt thực tiễn, hiệu quả hoạt động và nhất là trong thế so sánh pháp luật

Về thực tiễn, từ những hạn chế của pháp luật, khó khăn mà doanh nghiệp xã hội gặp phải, luận văn đề xuất các giải pháp chi tiết, cụ thể theo hai hướng chính: một

Trang 12

hướng, về xây dựng pháp luật doanh nghiệp xã hội Việt Nam hoàn thiện, có khung pháp lý đầy đủ, môi trường pháp lý thông thoáng giúp cho doanh nghiệp xã hội Việt Nam phát triển; hướng thứ hai, về giải pháp xây dựng và phát triển doanh nghiệp xã hội

7 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn có kết cấu gồm ba chương, bao gồm:

Chương 1 Những vấn đề lý luận về doanh nghiệp xã hội và pháp luật về doanh nghiệp

Trang 13

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI VÀ PHÁP

LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI 1.1 Khái quát về doanh nghiệp xã hội

1.1.1 Sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp xã hội trên thế giới và Việt Nam

1.1.1.1 Sự hình thành, phát triển doanh nghiệp xã hội trên thế giới 1

Doanh nghiệp xã hội (DNXH) xuất hiện sớm và phát triển mạnh mẽ tại Anh Nghiên cứu của MacDonald M & Howarth C (2008) cho rằng mô hình DNXH đầu tiên xuất hiện tại London vào năm 1665 trong sự kiện Đại dịch (Great Plague) hoành hành đã khiến nhiều gia đình giàu có, vốn là các chủ xưởng công nghiệp và cơ sở thương mại rút khỏi thành phố, để lại tình trạng thất nghiệp tăng nhanh trong nhóm dân nghèo lao động Trước bối cảnh đó, Thomas Firmin đã đứng ra thành lập một xí nghiệp sản xuất và sử dụng nguồn tài chính cá nhân cung cấp nguyên liệu cho nhà máy để tạo

và duy trì việc làm cho 1.700 công nhân Điều đặc biệt là ngay từ khi thành lập, Thomas Firmin đã tuyên bố xí nghiệp của ông không theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và số lợi nhuận sẽ được chuyển cho các quỹ từ thiện

Đến cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, số lượng không nhiều các DNXH ở Anh có thể được phân thành hai nhóm: Xuất phát từ sự thay đổi quan điểm của một số người giàu khi họ làm từ thiện thay vì họ chỉ bỏ ra những khoản đóng góp vật chất để cứu trợ, họ thấy dường như cách làm họ nghĩ là hoạt động tốt giúp đỡ cộng đồng lại gây ra tâm lý

ỷ lại, lười biếng ở tầng lớp dân nghèo Vì vậy họ thay đổi tư duy trong cách làm từ thiện bằng cách chuyển sang các chương trình cung cấp việc làm để những người nghèo, khó khăn trong xã hội học việc và có thể duy trì công việc cũng như thu nhập của mình, trở thành những công dân có ích và biết cách tự nuôi sống bản thân Các hình thức như Quỹ tín dụng vi mô (chủ yếu là cho vay công cụ sản xuất) đầu tiên của

1

CIEM, British Council và CSIP, Doanh nghiệp Xã hội tại Việt Nam: Khái niệm, Bối cảnh và Chính sách, Viện Nghiên cứu

Quản lý kinh tế Trung ương, Hà Nội, 2012, trang 1 – trang 9

Trang 14

nước Anh được thành lập ở Bath Trường dạy xe sợi, dệt vải và tạo việc làm cho những người mù nghèo khổ, mô hình DNXH đầu tiên trong lĩnh vực giáo dục, được mở ở Liverpool năm 1790 Trường giáo dưỡng, tái hòa nhập trẻ phạm tội của tư nhân, vốn trước đó được coi là một trong các chức năng của ngành cảnh sát, đã được Nhà nước công nhận và tài trợ Hàng loạt sáng kiến xã hội khác như đào tạo nghề đi biển, nghề mộc cho trẻ em, sử dụng nguồn thu từ các hàng cà phê cũng được ghi nhận trong thời gian này Đặc biệt, các dự án cung cấp nhà ở xã hội đầu tiên đã đi theo mô hình DNXH với mức lợi nhuận tối đa 5% được các nhà đầu tư chấp nhận Thứ hai là việc xuất hiện các mô hình cho phép người lao động có nhiều quyền hơn trong ký kết hợp đồng lao động và lần đầu tiên họ có khả năng làm chủ kế hoạch kinh doanh cũng như phân phối lợi nhuận Hợp tác xã, hội ái hữu, làng nghề đã thực hiện phân phối lợi nhuận và cung cấp phúc lợi cho toàn bộ cộng đồng, cũng như trao quyền biểu quyết về quản lý tổ chức

và kinh doanh cho tất cả thành viên

Các DNXH chỉ thực sự phát triển mạnh để hình thành nên một phong trào rộng khắp có diện mạo như ngày nay kể từ khi Thủ tướng Anh Margaret Thatcher lên nắm quyền, năm 1979 Bà chủ trương thu hẹp lại vai trò của nhà nước và cho rằng nhà nước không nên trực tiếp tham gia cung cấp phúc lợi xã hội Chúng ta có thể thấy, dịch vụ công và phúc lợi xã hội vốn luôn được thừa nhận rộng rãi như một trong các chức năng

cơ bản của nhà nước; tuy nhiên, hiện nay chính phủ của nhiều nước châu Âu và Bắc

Mỹ đều thực hiện chức năng này thông qua các tổ chức dân sự và tư nhân bằng hình thức đấu thầu và thuê ngoài Quan điểm của họ cho rằng bộ máy công quyền với điểm yếu cố hữu về tính quan liêu và tham nhũng không thể đạt hiệu quả cao bằng các tổ chức dân sự và tư nhân, vốn phát triển lên từ cơ sở cộng đồng Hơn nữa, cùng với sự lớn mạnh của xã hội dân sự, những hạn chế của nhà nước cho thấy vai trò duy nhất của nhà nước là không đủ để giải quyết các vấn đề xã hội đang ngày càng gia tăng cả về số lượng và mức độ phức tạp Nhà nước không những phải chia sẻ trách nhiệm cung cấp phúc lợi xã hội của mình, mà còn phải coi khu vực xã hội dân sự (còn được gọi với nghĩa hẹp hơn là Khu vực thứ ba để so sánh với khu vực công và tư nhân) như một đối tác then chốt trong việc giải quyết các vấn đề xã hội

Trang 15

Tóm lại, DNXH đầu tiên xuất hiện ở nước Anh từ thế kỷ 17 đồng thời nước Anh

là nơi DNXH ra đời sớm nhất và có phong trào phát triển nhất hiện nay DNXH phát triển mạnh mẽ và trở thành một phong trào rộng lớn trên thế giới như hiện nay kể từ đầu những năm 1980, khi mô hình nhà nước phúc lợi dần nhường chỗ cho quan điểm đổi mới vai trò của nhà nước theo hướng tinh giản, nhỏ gọn, chia sẻ và chuyển một phần chức năng cung cấp phúc lợi xã hội cho khu vực thứ ba là các tổ chức đứng giữa khu vực công và các doanh nghiệp tư nhân

Trên bình diện thế giới, sự phát triển của DNXH đã trở thành một phong trào mạnh mẽ trên toàn thế giới Trong ba thập niên trở lại đây, phong trào DNXH đã phát triển mạnh ra khỏi biên giới các quốc gia và trở thành một vận động xã hội có quy mô

và tầm ảnh hưởng toàn cầu Hiện tại không có số liệu chính xác bao nhiêu DNXH đang hoạt động tại bao nhiêu quốc gia bởi mô hình khái quát về DNXH tuy đã được công nhận thức một cách rộng rãi, nhưng đi vào nội dung, tiêu chí cụ thể để định nghĩa, phân loại DNXH lại có nhiều quan điểm khác nhau, phụ thuộc vào trình độ phát triển, đặc điểm kinh tế-xã hội của từng nước, và thậm chí là mục tiêu chính sách của từng chính phủ Mặc dù vậy, qua các tài liệu nghiên cứu, có thể nói DNXH đang hoạt động mạnh

mẽ ở tất cả các khu vực trên thế giới từ Tây Âu, Bắc Mỹ, Úc đến Mỹ La-tinh, Trung Đông, châu Phi, Nam Á, Đông Nam Á Nhiều quốc gia đã chính thức công nhận DNXH và tạo lập khung khổ pháp lý, ban hành các chính sách khuyến khích, hỗ trợ sự phát triển DNXH ở nước mình để khu vực này trợ giúp lại Nhà nước thực hiện có hiệu quả hơn các mục tiêu xã hội cũng như tạo lập được các mạng lưới có tổ chức để tập hợp, chia sẻ và kết nối lên tới hàng nghìn DNXH ở phạm vi trong nước cũng như quốc

tế Một điển hình cho sự phát triển của DNXH, đó là mô hình Grameen Bank của Bangladesh và người sáng lập được trao giải thưởng Nobel năm 2006

Có thể thấy việc phong trào DNXH được thúc đẩy lan rộng một cách nhanh chóng trên thế giới trong thời gian qua là nhờ một số tác nhân chủ chốt sau đây:

Một là, xu hướng toàn cầu hóa diễn ra, tạo điều kiện cho các doanh nhân xã hội

kết nối, chia sẻ kiến thức, nguồn lực và nhân rộng mô hình DNXH vượt qua giới hạn biên giới quốc gia

Trang 16

Hai là, các giá trị nhân văn được thức tỉnh mạnh mẽ Đây là thời kỳ người ta

nói đến xã hội hậu công nghiệp và vai trò của xã hội dân sự Hàng loạt cuộc vận động

xã hội khác diễn ra như phong trào bảo vệ môi trường, thương mại công bằng, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, mục tiêu thiên niên kỷ, chỉ số phát triển con người

Ba là, sự xuất hiện của những nhà đầu tư xã hội tìm kiếm tác động xã hội thay

cho lợi nhuận tài chính truyền thống Họ tạo thành các mạng lưới liên quốc gia, tập hợp, chia sẻ và hỗ trợ các DNXH trên phạm vi toàn cầu Điều này đặc biệt có lợi cho

sự phát triển DNXH ở các nước đang phát triển, vốn có nhu cầu lớn về vốn và nâng cao năng lực

1.1.1.2 Sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam

Trong giai đoạn trước Đổi mới, Việt Nam cũng đã có một số mô hình có thể được coi là các DNXH, đó là các HTX tạo việc làm cho người khuyết tật Điểm này cũng tương đồng với sự phát triển DNXH ở Anh khi mô hình hợp tác xã là một trong những mô hình DNXH xuất hiện sớm trong lịch sử phát triển ban đầu của DNXH

Sau 1986, đường lối Đổi mới và chính sách mở cửa của Nhà nước đã thực sự tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế, các tổ chức từ thiện, phát triển cộng đồng trong và ngoài nước Từ giữa những năm 1990, một

số DNXH thực thụ đã bắt đầu xuất hiện như Trường Hoa Sữa, Nhà hàng KOTO tại Hà Nội, Mai Handicrafts tại TP Hồ Chí Minh

Khái niệm Doanh nghiệp xã hội còn rất mới ở Việt Nam, mặc dù ở thời điểm hiện tại trên cả nước đã có ít nhất gần 200 tổ chức được cho là đang hoạt động đúng theo mô hình DNXH và một trong các DNXH điển hình và tiên phong được biết đến rộng rãi là Nhà hàng KOTO được thành lập ở Hà Nội từ năm 1999 Rõ ràng, nhiều tổ chức được thành lập và hoạt động mà không biết bản thân mình là một DNXH, do đó

số lượng DNXH thực tế ở nước ta còn có thể lớn hơn rất nhiều con số trên Bên cạnh

đó, nhận thức xã hội vẫn in đậm sự tách bạch giữa hai loại hình doanh nghiệp vì lợi nhuận và các tổ chức phi lợi nhuận (NGO) không vì lợi nhuận, do đó các DNXH chỉ mới phát triển ở mức độ đơn lẻ, quy mô hạn chế

Trang 17

Sự biến chuyển trong bối cảnh kinh tế - xã hội của Việt Nam cũng tạo ảnh hưởng tới sự phát triển của DNXH Cụ thể, từ năm 2010, Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình thấp, dòng vốn tài trợ có xu hướng giảm, không ít tổ chức NGO đã chuyển đổi thành DNXH để tìm hướng đi mới cho mình Cùng thời điểm này, các khái niệm về DNXH đã được một số tổ chức, như Hội đồng Anh và Trung tâm hỗ trợ sáng kiến vì cộng đồng (CSIP), giới thiệu và tuyên truyền rộng rãi ở Việt Nam Hàng chục DNXH mới đã được CSIP ‘ươm tạo’ thông qua quy trình tuyển chọn, công nhận và hỗ trợ của trung tâm Hiện nay, DNXH của Việt Nam có thể được phân loại thành 3 nhóm như sau:

(i) các DNXH phi lợi nhuận thường là các NGO đổi mới hoạt động bằng việc thành lập các nhánh kinh doanh để tăng cường khả năng tự vững;

(ii) các DNXH không vì lợi nhuận là các DNXH mới hoạt động chủ yếu dưới các hình thức công ty;

(iii) DNXH định hướng xã hội, có lợi nhuận thường là các HTX, Quỹ tín dụng Theo ước tính số lượng các tổ chức có tiềm năng để trở thành DNXH ở Việt Nam hiện lên tới 25.600 tổ chức các loại Đó là chưa kể đến các Cơ sở ngoài công lập phi lợi nhuận, các doanh nghiệp nhà nước cung cấp dịch vụ công ích, Đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức khoa học và công nghệ công lập được Nhà nước khuyến khích chuyển đổi hoạt động sang mô hình doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả, đều có thể áp dụng mô hình DNXH

Như vậy, ở Việt Nam, khái niệm doanh nghiệp xã hội xuất hiện lần đầu tiên vào cuối những năm 2000 nhưng hoạt động mang tinh thần của doanh nghiệp xã hội từ lâu

đã được ghi nhận: Mô hình doanh nghiệp xã hội đầu tiên tại Việt Nam là hình thức hợp tác xã Cho đến gần đây, có một làn sóng phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp xã hội khi xuất hiện nhiều động lực phát triển hơn

Trước hết, theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam đã trở thành

một nước có thu nhập trung bình nhưng vẫn phải đối mặt với rất nhiều vấn đề xã hội,

Trang 18

như tình trạng nông dân thất nghiệp, tội phạm thanh, thiếu niên, bất bình đẳng giới, HIV/AIDS, người cao tuổi, trẻ em đường phố, người khuyết tật và nạn buôn người Người nghèo vẫn khó tiếp cận với các dịch vụ xã hội vì các doanh nghiệp nhà nước hoạt động chưa đủ để đáp ứng, mang lại ích lợi cho tất cả những người khó khăn và thiệt thòi trong xã hội Thêm vào đó, mặc dù chiến tranh đã lùi xa gần ba thập kỷ, vẫn còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết, như việc làm cho các cựu chiến binh hay tìm kiếm những người mất tích Chính phủ không thể tự giải quyết tất cả những vấn đề này và các doanh nghiệp xã hội xuất hiện như một giải pháp bổ sung

Động lực thứ hai là cải cách kinh tế Trong nền kinh tế thị trường, Việt Nam đã

thừa nhận vai trò và địa vị pháp lý của khu vực tư nhân trong xã hội Các sáng kiến cá nhân được khuyến khích vì ích lợi của chính họ và của toàn xã hội Kết quả là các sáng kiến nhằm giúp tạo ra sự thay đổi tích cực cho xã hội xuất hiện ngày càng nhiều hơn

Động lực thứ ba là việc rất nhiều tổ chức phi chính phủ đang rút dần khỏi Việt

Nam Các tổ chức phi chính phủ như Oxfam, Care đã đóng một vai trò nhất định trong việc giúp Chính phủ Việt Nam giải quyết các vấn đề xóa đói, giảm nghèo, nâng cao năng lực của phụ nữ trong lực lượng lao động và giảm thiểu bạo lực gia đình Tuy nhiên, khi Việt Nam đã trở thành một nước thu nhập trung bình, những tổ chức này đã lên kế hoạch giảm bớt vai trò của mình Nguồn viện trợ từ nước ngoài cũng giảm dần Điều này đặt ra thách thức cho các tổ chức phi chính phủ trong nước và đòi hỏi chuyển đổi dần sang mô hình doanh nghiệp xã hội

Cuối cùng, cộng đồng doanh nghiệp hiện nay đã quan tâm hơn đến trách nhiệm

xã hội Điều này đặt nền tảng vững chắc cho sự phát triển của các doanh nghiệp xã hội Một số công ty lớn đã tham gia hoặc tổ chức các chương trình xã hội để tạo cơ hội việc làm cho người khuyết tật, dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho vùng sâu vùng xa, tài trợ cho trẻ em nghèo trở lại trường học Có thể nêu ví dụ về FrieslandCampina Việt Nam

với Đèn đom đóm, Uniliver với Áo trắng ngời sáng tương lai, Ocean Bank với Nguồn

Trang 19

Sáng, Vinamilk với Vươn cao Việt Nam và rất nhiều ví dụ khác Một số công ty thậm

chí còn lập cả một ngân quỹ riêng cho các hoạt động từ thiện.2

1.1.2 Khái niệm doanh nghiệp xã hội

● Các quan niệm khác nhau về Doanh nghiệp xã hội của các tổ chức quốc tế và

các quốc gia khác như Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Anh, Thái Lan cũng như cách tiếp cận doanh nghiệp xã hội theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp

Trong Chiến lược phát triển DNXH năm 2002, Chính phủ Anh định nghĩa:

“DNXH là một mô hình kinh doanh được thành lập nhằm thực hiện các mục tiêu xã hội, và sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư cho mục tiêu đó hoặc cho cộng đồng, thay vì tối

đa hóa lợi nhuận cho cổ đông hoặc chủ sở hữu”.3 Cách định nghĩa này rất toàn diện,

bám sát những đặc điểm cơ bản của DNXH: Một là, kinh doanh cần được hiểu như một

mô hình, phương án, giải pháp có và thông qua hoạt động kinh doanh hơn là ràng buộc DNXH vào hình thức công ty xơ cứng, vốn suy cho cùng cũng chỉ là công cụ tổ chức;

hai là, mục tiêu xã hội được đặt ra như một sứ mệnh cơ bản và trước tiên của việc

thành lập tổ chức đó DNXH phải là tổ chức được lập ra vì mục tiêu xã hội; ba là, về

nguyên tắc lợi nhuận được tái phân phối lại cho tổ chức hoặc cộng đồng, không phải cho cá nhân

Theo Chính phủ Thái Lan: “DNXH là doanh nghiệp tư nhân hoặc do người dân làm chủ, có thu nhập từ việc bán, sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ, được thành lập với mục tiêu rõ ràng ngay từ đầu hoặc có thể bổ sung, thay đổi mục tiêu nhằm mục đích chủ yếu là giải quyết các vấn đề xã hội và/hoặc phát triển cộng đồng, xã hội và/hoặc môi trường, không hoạt động vì mục đính tối đa hóa lợi nhuận cho người giữ cổ phần hoặc chủ doanh nghiệp.” 4 Định nghĩa này xuất phát từ chiến lược của chính phủ Thái

2

Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam: Nỗ lực khẳng định vai trò của mình trong cơ chế thị trường

luc-khang-dinh-vai.aspx, ngày đăng 15/3/2013

http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Viet-nam-tren-duong-doi-moi/2013/20591/Doanh-nghiep-xa-hoi-tai-Viet-Nam-No-3

UK Government, A Guide to Legal Forms for Social Enterprise 2013 Truy cập tại tại: https://www.gov.uk/government/uploads/system/u ploads/attachment_data/file/31677/11-1400- guide-legal-forms-for-social- enterprise.pdf

4

Kế hoạch chiến lược phát triển Doanh nghiệp Thái Lan (2010-2014)

Trang 20

Lan nhằm khuyến khích mạnh mẽ sự tham gia của xã hội dân sự và thúc đẩy các sáng kiến xã hội

Định nghĩa của chính phủ Anh cũng rất phù hợp với quan niệm của Tổ chức OECD: “DNXH là những tổ chức hoạt động dưới nhiều hình thức pháp lý khác nhau vận dụng tinh thần doanh nhân nhằm theo đuổi cùng lúc cả hai mục tiêu xã hội và kinh

tế DNXH thường cung cấp các dịch vụ xã hội và việc làm cho các nhóm yếu thế ở cả thành thị và nông thôn Ngoài ra, DNXH còn cung cấp các dịch vụ cộng đồng, trên các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, môi trường.” 5

Bên cạnh đó, khái niệm DNXH còn được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp Trong những cách hiểu đa dạng về DNXH, khái niệm rộng nhất xem “DNXH là một mô hình kinh doanh, đem lại lợi nhuận, bề ngoài như các doanh nghiệp truyền thống khác, chỉ yêu cầu một điều kiện duy nhất là đặt sứ mệnh xã hội ở vị trí trung tâm, trong khi mục tiêu lợi nhuận đóng vai trò hỗ trợ.” Một cách định nghĩa khác theo nghĩa rộng: “DNXH hoạt động như mọi doanh nghiệp nhưng việc quản lý và sử dụng lợi nhuận đều hướng vào các mục tiêu xã hội và môi trường.” Xem xét kỹ, chúng ta dễ nhận thấy một số điểm yếu trong những khái niệm này như sau:

Một là, DNXH bị đơn giản hóa và gần như đánh đồng với các doanh nghiệp

truyền thống Chỉ nhìn bề ngoài thì đúng là DNXH cũng có hoạt động kinh doanh, sổ sách kế toán, hệ thống cửa hàng, kho bãi, nhân viên kinh doanh như các doanh nghiệp truyền thống Nhưng đặc trưng của DNXH phải nêu bật được mục tiêu xã hội là sứ mệnh thành lập và hoạt động của DNXH

Hai là, theo các cách hiểu trên, DNXH rất dễ bị hòa trộn với một doanh nghiệp

truyền thống có họat động trách nhiệm xã hội (CSR) tốt Để xây dựng hình ảnh tốt đẹp

và thân thiện với khách hàng, nhiều công ty sẵn sàng tuyên bố các sứ mệnh xã hội của mình, một cách hào phóng Trên thực tế, có không ít doanh nhân truyền thống thành

5

OECD and LEED Program, The Social Enterprise sector: A conceptual framework 2012 tại website:

http://www.oecd.org/regional/leed/37753595.pdf

Trang 21

lập doanh nghiệp từ những lý tưởng tốt đẹp cho xã hội Tuy nhiên, câu hỏi là liệu mục tiêu xã hội có phải là lý do căn bản cho sự tồn tại và hoạt động của tổ chức không mới

là dấu hiệu phân biệt hai loại hình này Ở đây, các khái niệm đều không đề cập đến nội dung phân phối lợi nhuận Như vậy, rõ ràng không có đủ bằng chứng và khả năng thuyết phục để phân loại rõ mức độ cam kết vì xã hội hay vì lợi nhuận của một tổ chức Ngược lại, cũng có một số cách định nghĩa hẹp về DNXH Một số ý kiến yêu cầu DNXH phải đăng ký dưới hình thức công ty, cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp khác Nếu các DNXH được Nhà nước hỗ trợ hoặc ưu đãi thì chỉ được nhận các chính sách đó trong một số lĩnh vực nhất định và trên cơ sở các hiệu quả xã hội trong lĩnh vực đó mà thôi Ngoài ra, DNXH không nên có gì đặc biệt hơn các doanh nghiệp khác, bởi sẽ dẫn đến sự đối xử không công bằng Tiêu cực thậm chí có thể nảy sinh bởi doanh nghiệp nào cũng muốn được ưu đãi nên sẽ chuyển sang DNXH để

hưởng lợi Khái niệm này dường như chưa hiểu thấu đáo DNXH ở chỗ: Một là, theo

nhận thức phổ biến hiện nay DNXH là một mô hình tổ chức, một loại hình doanh nghiệp đặc thù thiên về khái niệm (concept) nhiều hơn về địa vị pháp lý (legal status) Nếu bám sát vào yêu cầu phải đăng ký dưới hình thức công ty sẽ khiến chúng ta bỏ lỡ rất nhiều mô hình hoạt động từ lâu đã như một công ty (cạnh tranh bình đẳng) nhưng không nhất thiết đăng ký dưới hình thức công ty Một số NGO khẳng định họ rất muốn chuyển sang hình thức công ty, nhưng chưa được bởi khung khổ pháp lý chưa hoàn thiện, nhận thức về DNXH ở các cơ quan nhà nước và địa phương hầu như không có, và cả việc họ sợ mất các ưu đãi hiện có Trên thực tế, rất nhiều DNXH xây dựng cho mình cả hai nhánh tổ chức riêng biệt: một NGO thực hiện các mục tiêu xã hội và một công ty kinh doanh tạo thu nhập chuyển về NGO

● Quan niệm về doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam theo tổ chức xã hội - CSIP, qui định Điều 10 của Luật Doanh nghiệp 2014:

Trung tâm hỗ trợ sáng kiến vì cộng đồng - CSIP của Việt Nam đưa ra quan điểm:

‘DNXH là một khái niệm dùng để chỉ hoạt động của các doanh nhân xã hội dưới nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc vào mục đích và điều kiện hoạt động cụ thể DNXH lấy

Trang 22

lợi ích xã hội làm mục tiêu chủ đạo, được dẫn dắt bởi tinh thần doanh nhân nhằm đạt được cả mục tiêu xã hội/ môi trường và mục tiêu kinh tế’6 Khái niệm này của CSIP

gắn DNXH với doanh nhân xã hội (DNhXH) để nhấn mạnh vai trò của người sáng lập

tổ chức là những người kết hợp hài hòa được sáng kiến xã hội và tinh thần doanh nhân Tuy nhiên, các tiêu chí chủ đạo để xác định DXNH trong khái niệm của CSIP dường như tiếp thu trường phái định nghĩa của OECD khi yêu cầu DNXH phải theo đuổi đồng thời cả hai mục tiêu xã hội (chủ đạo) và kinh tế Tương tự như OECD, vấn đề phân phối lợi nhuận không được đề cập rõ ràng trong định nghĩa của CSIP

Luật Doanh nghiệp 2014 số 68/2014/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2014 không đưa ra một định nghĩa cụ thể về DNXH mà chỉ nêu các tiêu

chí nhằm xác định một DNXH trong qui định tại Điều 10, cụ thể: “Doanh nghiệp xã

hội phải đáp ứng các tiêu chí sau đây: a) Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật này; b) Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng; c) Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký”

Như vậy qui định tại Điều 10 đã khai thông điểm mấu chốt về pháp lý cho DNXH ở Việt Nam Khoản 1 Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2014 đã nhận diện doanh nghiệp xã hội qua các tiêu chí và thể hiện quan điểm rằng một DNXH được thừa nhận bao gồm: việc thành lập DNXH, nhà đầu tư (các doanh nhân xã hội) phải lựa chọn một trong các hình thức pháp lý là công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty cổ phần (CP), công ty hợp danh (HD) hoặc doanh nghiệp tư nhân để đăng ký thành lập như các doanh nghiệp thông thường ở Việt Nam cùng hai tiêu chí về mục tiêu xã hội và việc tái phân phối lợi nhuận bằng việc đặt ra giới hạn tối thiểu tỉ lệ tái phân phối lợi nhuận Trên những phân tích ở trên, tác giả xin nêu ra quan điểm riêng về cách định nghĩa DNXH tại Việt Nam như sau: “Doanh nghiệp xã hội là những tổ chức được

6

CIEM, British Council và CSIP, Doanh nghiệp Xã hội tại Việt Nam: Khái niệm, Bối cảnh và Chính sách, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, Hà Nội, 2012

Trang 23

thành lập nhằm theo đuổi các mục tiêu xã hội, môi trường, vì lợi ích cộng đồng thông qua hoạt động kinh doanh Phần lớn lợi nhuận được tái đầu tư để mở rộng quy mô của

tổ chức và sự phát triển của việc thực hiện các mục tiêu xã hội, môi trường và cộng đồng” Với định nghĩa này, DNXH được xác định bởi ba yếu tố: 1/Là tổ chức thành lập

có hoạt động kinh doanh; 2/ Mục tiêu của tổ chức: Theo đuổi các mục tiêu xã hội, môi trường, vì lợi ích cộng đồng; 3/ Lợi nhuận được tái đầu tư cho chính tổ chức và các mục tiêu xã hội với con số được định lượng rõ ràng theo Điều 10 Luật Doanh nghiệp

2014 là tối thiểu 51% Doanh nghiệp xã hội theo quan điểm này cho thấy sự khác biệt với doanh nghiệp thông thường Cụ thể cả hai doanh nghiệp đều có hoạt động kinh doanh nhưng nếu doanh nghiệp thông thường theo đuổi việc tối đa hóa lợi nhuận, tất cả

vì mục tiêu kinh tế, kiếm được lợi nhuận càng nhiều càng tốt thì doanh nghiệp xã hội lấy hoạt động kinh doanh phục vụ cho các mục tiêu xã hội, môi trường, lợi ích công cộng Chính vì thế nó có đặc điểm riêng trong việc phân phối lợi nhuận, lợi nhuận được qui định rõ cho việc tái đầu tư nhằm tiếp tục thực hiện các mục tiêu xã hội

1.1.3 Đặc điểm của doanh nghiệp xã hội

Cho dù có rất nhiều định nghĩa, cách hiểu khác nhau về DNXH tuy nhiên DNXH

có thể nhìn thấy một số đặc điểm cơ bản được thừa nhận rộng rãi như sau:

Thứ nhất, DNXH phải có hoạt động kinh doanh

DNXH không thể không có các hoạt động kinh doanh Chính hoạt động kinh doanh là nét đặc thù cũng như thế mạnh của DNXH so với các tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, các quỹ từ thiện chỉ đơn thuần nhận tài trợ và thực hiện các chương trình

xã hội Do đó, giải pháp kinh doanh là một nửa không thể thiếu của mô hình DNXH Hơn thế nữa, DNXH phải cạnh tranh bình đẳng, công bằng với các doanh nghiệp truyền thống trong cùng lĩnh vực DNXH phải vượt lên trên các Quỹ từ thiện truyền thống Họ phải là người cung cấp các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ với chất lượng tốt

và ở mức giá cạnh tranh so với thị trường Đây là cái khó của các DNXH, và chính điều đó lý giải tại sao DNXH luôn gắn chặt với các sáng kiến xã hội, bởi giải pháp kinh

Trang 24

doanh của DNXH phải có tính ‘sáng kiến xã hội’ (social innovation) mới có thể đem đến mục tiêu xã hội dưới hình thức kinh doanh

Việc cạnh tranh bình đẳng và công bằng, tuy là một thử thách lớn, nhưng lại đem lại cho DNXH vị thế độc lập và tự chủ trong tổ chức và hoạt động của mình Đây là điều mà các NGO và Quỹ từ thiện không thể có Doanh thu từ hoạt động kinh doanh có thể không bù đắp tất cả chi phí cho mục tiêu xã hội, nhưng ít nhất việc bù đắp một phần, thường là từ 50-70% nguồn vốn (phần còn lại các DNXH vẫn có thể dựa vào nguồn tài trợ), sẽ giúp DNXH độc lập hơn trong quan hệ với các nhà tài trợ để theo đuổi sứ mệnh xã hội của riêng mình và quan trọng hơn là tạo điều kiện để DNXH mở rộng được quy mô các hoạt động xã hội của họ (như tăng số lượng học viên, phạm vi làng xã tham gia) Sự độc lập và tự chủ gắn chặt với tính bền vững của giải pháp kinh doanh cũng như DNXH Trong khi đó, tính bền vững lại là thế mạnh của DNXH Do vậy, việc tìm được một chiến lược kinh doanh tốt, có lợi nhuận, bền vững là một yêu cầu thiết yếu của DNXH

Thứ hai, DNXH đặt mục tiêu xã hội lên hàng đầu

DNXH phải lấy mục tiêu xã hội làm sứ mệnh hoạt động tối thượng ngay từ khi thành lập, và điều này phải được tuyên bố một cách công khai, rõ ràng, minh bạch Nói cách khác, mỗi DNXH được lập ra vì mục tiêu xã hội cụ thể của mình DNXH sử dụng hình thức kinh doanh như một công cụ để đạt được các mục tiêu xã hội của mình

Thứ ba, DNXH thực hiện tái phân phối lợi nhuận để phục vụ mục tiêu xã hội

Mô hình DNXH đòi hỏi lợi nhuận phải được tái phân phối trở lại cho hoạt động của tổ chức hoặc cho cộng đồng là đối tượng hưởng lợi Thực chất, hai đặc điểm ở trên

về hoạt động kinh doanh và mục tiêu xã hội là những nét cơ bản nhất về DNXH Yêu cầu tái phân phối lợi nhuận chỉ là tiêu chí để giúp phân định rõ đặc điểm ‘vì- lợi nhuận’ hay ‘vì- xã hội’ mà thôi Nguyên tắc cơ bản của DNXH là không được phân phối lợi nhuận cho cá nhân DNXH không thể được coi là một con đường làm giàu Muốn làm giàu cá nhân phải tìm kiếm ở mô hình kinh doanh truyền thống

Trang 25

Các đặc điểm khác: Sở hữu mang tính xã hội Một đặc điểm khác tuy không phổ biến nhưng được một số cách định nghĩa DNXH đề cập là cấu trúc sở hữu và quản lý của DNXH có sự tham gia của cộng đồng hoặc các bên liên quan, các bên hưởng lợi Điều này cho phép DNXH có tính tự chủ cao Đây là trường hợp của các Hợp tác xã hoạt động theo mô hình DNXH rất hiệu quả ở một số nước

Bên cạnh đó, một trong những sứ mệnh đặc thù của DNXH là phục vụ nhu cầu của Nhóm đáy Đây là đối tượng những người nghèo và yếu thế nhất trong xã hội, họ tạo nên một nhóm gồm 2 tỷ người với thu nhập dưới 2 USD/ngày Và vì chiếm số đông nhất nhưng ở dưới đáy cùng của xã hội nên được gọi là ‘Nhóm đáy’ của Kim tự tháp Đáng chú ý, nhóm đối tượng bị lề hóa, bao gồm người dân ở vùng sâu vùng xa, người khuyết tật, người bị nhiễm HIV/AIDS, trẻ em đường phố, thất học, phạm nhân mãn hạn tù tuy không hoàn toàn nằm trong Nhóm đáy nhưng có

tỷ lệ và nguy cơ cao rơi vào Nhóm đáy, do đó cũng là một địa bàn trọng yếu của các DNXH Trong khi khu vực nhà nước không kham nổi gánh nặng phúc lợi xã hội của Nhóm đáy, khu vực doanh nghiệp tư nhân lại bỏ qua nhóm này, thay vào đó họ thường lấy các nhóm có khả năng chi trả cao hơn làm khách hàng mục tiêu Chính

vì vậy, DNXH đóng vai trò rất quan trọng để lấp đầy khoảng trống mà cả ‘thất bại của nhà nước’ và ‘thất bại của thị trường’ để lại Đặc biệt trong DNXH thì yếu tố con người, người lãnh đạo Doanh nhân xã hội thể hiện vai trò quan trọng trong sự phát triển của DNXH Trong chính sách phát triển DNXH ở nhiều quốc gia như Anh, Hàn Quốc, Thái Lan… thì một trong những chính sách không thể thiếu đó là xây dựng tinh thần doanh nhân xã hội, đào tạo doanh nhân xã hội

1.1.4 Vai trò của doanh nghiệp xã hội

Với các bằng chứng sinh động từ cuộc sống, các nhà lý luận đã khá thống nhất ở một kết luận rằng một trụ cột mới của nền kinh tế đã hình thành và không thể thiếu được, bên cạnh nhà nước và doanh nghiệp, đó là khu vực đặc thù có thể khác nhau về tên gọi ở từng quốc gia nhưng cùng một đặc điểm và tiêu chí là phi lợi nhuận Khu vực này ngày càng trở nên rộng lớn, quy tụ đa dạng các loại hình tổ chức từ quỹ từ thiện, tổ chức phát

Trang 26

triển cộng đồng và hỗ trợ các nhóm yếu thế, tổ chức bảo vệ môi trường, hợp tác xã, trường học và viện nghiên cứu tư nhân, tổ chức phi chính phủ (NGO) v.v và đặc biệt hơn là các DNXH.7 DNXH là một thực thể kinh tế - xã hội được sinh ra từ thực tế sinh động là nhân tố sẻ chia các gánh nặng về phúc lợi xã hội cho Nhà nước cũng như phát

huy các giá trị nhân văn của con người

Doanh nghiệp xã hội giúp giải quyết vấn đề xã hội trực tiếp và bền vững, cung cấp các phúc lợi xã hội cũng như có khả năng phát triển quy mô và nhân rộng Trong

xã hội biến đổi, vị trí của Nhà nước thay đổi cũng như nảy sinh càng nhiều vấn đề xã hội phức tạp và gia tăng về số lượng thì DNXH như là một phương thức hỗ trợ giúp sức cùng Nhà nước giải quyết các vấn đề xã hội Ở các quốc gia phát triển như Anh, Mỹ,… thì Nhà nước cũng ý thức được sự phức tạp và số lượng các vấn đề xã hội phải giải quyết, Nhà nước không thể ôm xuể mọi công việc và tìm kiếm sự sáng tạo linh hoạt giải quyết vấn đề xã hội từ chính cộng đồng, các nguồn lực khác ngoài Nhà nước

để cùng Nhà nước thực hiện vì suy cho cùng vấn đề không phải là Ai được xác định để giải quyết vấn đề xã hội mà cần sự đa dạng, hiệu quả trong việc giải quyết các vấn đề

xã hội Bên cạnh đó, nhận thức và quan niệm mới về vai trò của Nhà nước cùng với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội dân sự, DNXH ngày càng được củng cố và thể hiện vai trò của mình trong giải quyết các vấn đề xã hội tiến đến một xã hội phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và các vấn đề quốc tế

Đối với Việt Nam, tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao trong hai thập kỷ gần đây là một thành tựu không thể phủ nhận, tuy nhiên, vì mức tăng trưởng dựa trên một xuất phát điểm thấp, nên xét về trình độ phát triển kinh tế, Việt Nam hiện vẫn là một nền kinh tế đang phát triển, nằm trong nhóm các quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp

Ở khu vực, khoảng cách để nước ta có thể đuổi kịp nhiều nước láng giềng như Trung

7

Nguyễn Tiến Lập, Doanh nghiệp xã hội - Giải pháp bù đắp khiếm khuyết của thị trường, Truy cập tại:

http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=114&CategoryID=7&News=8497

Trang 27

Quốc, Thái Lan, Malaysia là khá xa.8 Như vậy, không những Việt Nam phải giải quyết hàng loạt vấn đề xã hội cố hữu của một đất nước còn nghèo, mà còn phải đối mặt với số lượng ngày càng nhiều các vấn đề mới nảy sinh, là hệ quả của quá trình tăng trưởng kinh

tế Rõ ràng, đây có thể được coi là những cái ‘giá’ phải trả cho tăng trưởng Tuy nhiên, quan điểm phổ biến hiện nay ngày càng phân tách hai khái niệm “tăng trưởng” và “phát triển”, trong đó tăng trưởng chỉ là điều kiện “đủ”, để đạt được phát triển còn cần phải có được một xã hội vững mạnh, hài hòa, gắn kết và an toàn Mục tiêu phát triển bền vững đòi hỏi Việt Nam phải giải quyết đồng thời cả hai bài toán tăng trưởng kinh tế và các vấn

đề xã hội đặt ra

Một số vấn đề kinh tế - xã hội nổi bật nhất, cũng như nguồn lực tiềm năng của đất nước với quan điểm rằng việc kết nối một cách có hiệu quả giữa nguồn lực và mục tiêu xã hội chính là vai trò mà Nhà nước cần các DNXH nắm giữ Do đó, đây là cơ hội cũng như thách thức của khối DNXH cũng như các chính sách của Nhà nước để khuyến khích khu vực này phát triển, bao gồm: xóa đói giảm nghèo và chênh lệch giàu nghèo; tạo việc làm; giúp đỡ người khuyết tật bằng cách tạo việc làm cũng như chung vai với Nhà nước cung cấp phúc lợi cho người khuyết tật; trợ giúp nhóm người dễ tổn thương trong xã hội như : người mãn hạn tù, người nhiễm HIV/AIDS; bảo trợ trẻ em, chăm sóc người cao tuổi, các vấn đề liên quan đến giáo dục, y tế; an toàn vệ sinh thực phẩm; ô nhiễm môi trường, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, bảo tồn văn hóa, bảo tồn di sản,…

Doanh nghiệp xã hội với sự đa dạng, linh hoạt bằng sáng kiến kinh doanh giải quyết vấn đề xã hội sẽ trở thành một lực lượng đóng vai trò giảm thiểu các vấn nạn xã hội, giải quyết các vấn đề xã hội này và góp phần vào việc thúc đẩy tiến tới một xã hội phát triển bền vững

8 Báo cáo Việt Nam 2015 bản Tiếng Việt, tieng-Viet.html ngày đăng 25/02/2016

Trang 28

http://www.thesaigontimes.vn/142779/Bao-cao-Viet-Nam-2035-tong-quan-ban-1.2 Khái quát pháp luật về doanh nghiệp xã hội

1.2.1 Khái niệm pháp luật về doanh nghiệp xã hội

Ở Việt Nam, việc tổ chức và hoạt động của DNXH được ghi nhận trong Điều 10 của Luật Doanh nghiệp 2014 và Nghị định của Chính phủ số 96/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015 qui định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp 2014 (sau đây gọi tắt

là Nghị định số 96/2015/NĐ-CP) và các qui định về doanh nghiệp nói chung

Theo tác giả, pháp luật về DNXH có thể được định nghĩa như sau: Pháp luật về DNXH là toàn bộ hệ thống các qui định pháp luật điều chỉnh việc thành lập, tổ chức và hoạt động của các DNXH tồn tại ở tất cả các loại hình doanh nghiệp

Việc hỗ trợ DNXH phát triển không chỉ được qui định ở một văn bản pháp luật (cụ thể là Luật doanh nghiệp 2014) mà còn được qui định ở rất nhiều văn bản khác , các luật chuyên ngành khác Ví dụ chính sách hỗ trợ đầu tư đối với DNXH sẽ qui định trong Luật Đầu tư, những khuyến khích ưu đãi hỗ trợ về tài chính sẽ được qui định tại pháp luật về thuế, quản lí tài chính, hải quan,… Chính vì thế nên pháp luật về DNXH

là toàn bộ hệ thống các văn bản qui định về DNXH, doanh nghiệp nói chung và hỗ trợ DNXH phát triển nói riêng

1.2.2 Đặc điểm pháp luật về doanh nghiệp xã hội

Pháp luật về DNXH mang đầy đủ các đặc điểm về pháp luật doanh nghiệp nói chung và những nét đặc thù của pháp luật điều chỉnh DNXH

Thứ nhất, pháp luật về DNXH điều chỉnh các hoạt động của DNXH Đặc điểm này

xuất phát từ việc DNXH được tổ chức dưới mô hình doanh nghiệp do đó nó sẽ tuân thủ hoạt động như một doanh nghiệp thông thường khác Nói cách khác, DNXH với công ty

cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn đứng trước pháp luật đều bình đẳng với các quyền

và nghĩa vụ tương xứng Ví dụ trong thủ tục thành lập, doanh nghiệp đều cần có sự chuẩn bị về tài sản, lĩnh vực hoạt động, số lượng lao động

Thứ hai, pháp luật về DNXH bao gồm hai nội dung chính: các qui định liên quan

đến phương diện kinh doanh của doanh nghiệp (vốn, tài sản, người lao động, tổ chức

và hoạt động, bộ máy quản trị,…); các qui định liên quan đến với đánh giá việc thực hiện mục tiêu xã hội, giám sát việc thực hiện cam kết xã hội, pháp luật về DNXH có

Trang 29

gắn kết mật thiết với các pháp luật liên quan đến các vấn đề xã hội ví dụ mối liên quan giữa pháp luật DNXH với pháp luật về sức khỏe, y tế nếu DNXH hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc y tế và sức khỏe

Thứ ba, pháp luật về DNXH mang tính chất hỗ trợ, khuyến khích sự phát triển

của DNXH Nếu so với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực như thuốc lá, vui chơi có thưởng,… đây là các ngành nghề bị áp đặt mức thuế suất cao, các qui định liên quan thể hiện tính chất hạn chế, không khuyến khích của Nhà nước với các mặt hàng này và các công ty kinh doanh mặt hàng này, thì ngược lại, DNXH với việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ nhằm cải thiện, nâng cao, giải quyết một vấn đề xã hội cụ thể là một hành động rất được Nhà nước và cộng đồng khuyến khích, chúng mang lại lợi ích cho xã hội vì thế pháp luật về DNXH với các qui định nhằm hỗ trợ, thúc đẩy và khuyến khích sự phát triển của DNXH

Thứ tư, pháp luật về DNXH khuyến khích tối đa sự linh động, chủ động sáng tạo

của mô hình DNXH Như phân tích ở nội dung thứ ba ở trên, pháp luật DNXH chỉ có tác động và hiệu quả nếu nó thực sự mang lại sự cổ vũ, khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho DNXH phát triển; nếu qui định của pháp luật DNXH không mang lại điều trên thực tế mà lại vô tình hình thành rào cản thì sự phát triển, hiệu quả trong việc giải quyết các vấn đề trong xã hội sẽ ở mức không tương xứng với khả năng mà DNXH có thể làm được Điều này chỉ ra rằng, pháp luật với DNXH rất quan trọng nhưng điều quan trọng nhất đến từ chính các DNXH ở bộ máy lãnh đạo, những doanh nhân xã hội, mô hình kinh doanh có đủ mạnh và hiệu quả để mang lại hiệu quả trong việc giải quyết vấn đề xã hội hay không Pháp luật về DNXH không phải là các qui định cứng rắn, định lượng khô khan; pháp luật cho thấy sự phù hợp, linh hoạt để hỗ trợ cho DNXH phát triển

1.2.3 Nội dung của pháp luật về doanh nghiệp xã hội

Ở Việt Nam hiện nay, văn bản pháp luật chủ yếu điều chỉnh trực tiếp tổ chức,

hoạt động và hỗ trợ DNXH là Luật Doanh nghiệp 2014 và Nghị định số

96/2015/NĐ-CP cùng các văn bản pháp luật chuyên ngành khác như Luật Thuế, Luật Đầu tư… Theo đó, những nội dung chủ yếu của pháp luật về doanh nghiệp xã hội bao gồm các

Trang 30

quy định về: vị trí pháp lý; về vốn; về hình thức tổ chức, hoạt động của DNXH và về

sự hỗ trợ của Nhà nước, tổ chức, các nhân đối với DNXH

● Về vị trí pháp lý của doanh nghiệp xã hội:

Nhìn vào thực tiễn của các quốc gia thành công cho sự phát triển của DNXH cũng như thực tế phát triển của chính các DNXH cho thấy rằng DNXH cần được sự nhìn nhận, khẳng định trong Chính sách, Cam kết và hành động của mỗi Chính phủ và đảm bảo vững chắc bằng các qui định pháp luật ghi nhận vị trí, vai trò của DNXH Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, Anh quốc và Hoa Kỳ đều có qui định về một loại hình công ty riêng thiết kế phù hợp cho DNXH, ở Anh quốc là CIC- công ty vì lợi ích cộng đồng, tại Hoa Kỳ là L3C- công ty TNHH lợi nhuận thấp Đối với Hàn Quốc, năm 2007, Luật Phát triển DNXH đã ra đời nhằm hỗ trợ các hoạt động kinh doanh có mục đích giải quyết các vấn đề xã hội thông qua cung cấp việc làm và các sản phẩm dịch vụ cho các nhóm yếu thế

● Về vốn của doanh nghiệp xã hội:

DNXH cũng như các doanh nghiệp thông thường đều có vấn đề chung trong việc giải quyết bài toán kinh doanh đó là vốn, vốn cho việc thành lập và nguồn vốn tài chính cho các hoạt động

Điểm đặc thù của DNXH là một phần vốn của DNXH đến từ nguồn tài trợ DNXH phụ thuộc vào vốn tài trợ sang tự chủ tài chính từ hoạt động kinh doanh Khả năng tiếp cận nguồn vốn đối với DNXH luôn là một vấn đề quan trọng DNXH thành lập bởi các Doanh nhân xã hội họ thường xuất phát từ việc có sáng kiến giải pháp kinh doanh để thực hiện mục tiêu xã hội vì thế họ luôn cần hỗ trợ các kĩ năng liên quan đến tài chính, quản trị Thực tế cho thấy nguồn vốn của DNXH đến từ các gói hỗ trợ cụ thể của Nhà nước như cách mà chính phủ Anh quốc hay Hàn Quốc đang thực hiện để hỗ

trợ hoạt động của DNXH

Pháp luật ghi nhận qui định về vốn là một trong những nội dung của quyền tự do kinh doanh Cụ thể doanh nghiệp có quyền huy động vốn, vốn của doanh nghiệp được Nhà nước công nhận và bảo đảm quyền sở hữu thuộc về doanh nghiệp DNXH không những cần vốn mà còn cần học cách quản lý nguồn vốn, sử dụng nguồn vốn hiệu quả

Trang 31

● Về hình thức tổ chức và hoạt động:

Pháp luật DNXH của nhiều quốc gia cho thấy có những loại hình doanh nghiệp riêng để doanh nghiệp đăng kí thành DNXH (Anh, Hoa Kỳ là ví dụ), tuy nhiên có nhiều quốc gia tiếp cận DNXH theo hướng mô hình, nhận diện ra một doanh nghiệp xã hội thì có những đặc thù khác biệt với doanh nghiệp thông thường Pháp luật DNXH đặt ra không nhằm áp đặt buộc DNXH phải đóng khung vào một doanh nghiệp cố định Pháp luật DNXH tôn trọng quyền tự do kinh doanh của DNXH cũng như tính sáng tạo linh hoạt của DNXH nên DNXH có rất nhiều hình thức tồn tại và một doanh nghiệp có nhiều hơn một lựa chọn để theo đuổi doanh nghiệp xã hội

Tuy nhiên việc tổ chức và hoạt động của DNXH có những đặc điểm rất riêng so với các doanh nghiệp thông thường Hình thức pháp lý, thủ tục thành lập DNXH, vấn

đề tên gọi của doanh nghiệp, người lãnh đạo, kế thừa DNXH… là các vấn đề trong thực tế ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển của DNXH

● Về sự hỗ trợ của Nhà nước, tổ chức, cá nhân đối với doanh nghiệp xã hội

Nhà nước sẽ có những chính sách, qui định cụ thể nhằm hỗ trợ các DNXH như

ưu đãi về thuế, nâng cao năng lực quản trị kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, nguồn nhân lực, cung cấp vốn tạo vườn ươm cho DNXH, tiến hành đấu thầu các dịch vụ công

để các DNXH đủ khả năng có cơ hội thắng thầu và coi Nhà nước như là một đối tác lớn và thường xuyên

Bên cạnh đó, Nhà nước với các cơ quan làm việc, các lĩnh vực quản lý đa dạng

sẽ tận dụng nguồn lực này đề truyền thông quảng bá cho DNXH

Tổ chức như NGO, tổ chức chính phủ, các doanh nghiệp lớn, tập đoàn lớn có thể

sử dụng ngân sách của mình để thực hiện các hoạt động nhân đạo, giúp đỡ xã hội trong tương lai sẽ là kênh vốn, nguồn vốn đầu tư lớn và lâu dài cho các doanh nghiệp xã hội theo hướng nếu trước họ tự làm, tự hoạt động xã hội theo cách chung mà thường không

áp dụng trong thời gian đủ dài hay mang lại hiệu quả bền vững thì nay họ sẽ đầu tư cho các DNXH thực hiện, như thế hoạt động xã hội sẽ có hiệu quả và lâu dài ngược lại DNXH thiếu vốn có thể tận dụng nguồn vốn từ các tổ chức này

1.2.4 Vai trò của pháp luật về doanh nghiệp xã hội

Trang 32

Pháp luật về doanh nghiệp xã hội được sinh ra để xác định môi trường pháp lý cho DNXH lấy nền tảng hoạt động cũng như các qui định hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển của DNXH

Kinh nghiệm từ các quốc gia mà DNXH phát triển và phát huy lợi ích rõ ràng như Anh, Mỹ, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore…cho thấy một pháp luật về DNXH sẽ định hướng chiến lược góp phần quan trọng trong việc tạo hệ sinh thái, thúc đẩy DNXH phát triển và đóng góp giá trị trong kinh tế xã hội của quốc gia Cụ thể, tại Anh, khi qui định loại hình công ty mới Công ty vì lợi ích cộng đồng( Community Interest Company- CIC) đã giải quyết vấn đề tồn tại trong hệ thống pháp luật của Anh đối với các DNXH đăng kí hoạt động như các công ty thương mại là họ khó thuyết phục và giải trình rằng họ sử dụng các tài sản của mình cho các mục tiêu xã hội CIC giúp các công ty này chứng minh tính minh bạch và trung thực của mình với cộng đồng Từ

2007 tới nay, Chính phủ Anh ban hành một loạt các chính sách hỗ trợ điều này giúp cho DNXH ở Anh phát triển mạnh

Thái Lan, một trong những nước đi tiên phong trên lĩnh vực phát triển DNXH Hiến pháp sửa đổi của Thái Lan (1997) đã khuyến khích mạnh mẽ sự tham gia của xã hội dân sự và thúc đẩy các sáng kiến xã hội Từ năm 2009, Chính phủ Thái Lan đã xúc tiến mạnh mẽ nhiều chương trình hành động để thúc đẩy sự phát triển của DNXH Trong Kế hoạch chiến lược phát triển Doanh nghiệp xã hội Thái Lan giai đoạn 2010-

2014, Chính phủ Thái Lan đã nêu ra khái niệm về DNXH và các văn bản pháp lý để nhận diện DNXH cũng như ban hành một loạt văn bản pháp lý quan trọng, xây dựng hệ thống cơ quan quản lý nhà nước và khuôn khổ pháp luật ban đầu cho DNXH.9

Như vậy pháp luật cho DNXH có vai trò thúc đẩy, hỗ trợ tạo môi trường cho DNXH hoạt động, phát triển đồng thời chức năng quản lý nhà nước, giải quyết các vấn

đề xã hội của nhà nước sẽ phát huy được vai trò hiệu quả theo hướng nhà nước là người tạo điều kiện còn cách thức, hoạt động và việc thực hiện sẽ do chính các DNXH đảm nhiệm

9

Nghị định của Văn phòng Thủ tướng Chính phủ Thái Lan về tăng cường hoạt động kinh doanh vì xã hội, Chiến lược phát triển DNXH 2011-2014

Trang 33

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Chương 1 của luận văn tập trung lý giải một số nội dung lý luận cơ bản về doanh nghiệp xã hội và pháp luật về doanh nghiệp xã hội, bao gồm: các tiêu chí, các đặc điểm của doanh nghiệp xã hội; khái niệm, đặc điểm, nội dung pháp luật của doanh nghiệp xã hội Từ đó cung cấp tổng quan về sự hình thành phát triển của DNXH trên thế giới, bức tranh về những quốc gia nổi bật, thành công cho sự phát triển DNXH như Anh, Hoa Kỳ, Thái Lan, Hàn Quốc, Singapore… Trong đó Anh là trọng tâm với lịch sử hình thành, phát triển lâu đời và hiện tại là quốc gia mà DNXH phát triển nhất trên thế giới Đồng thời phân tích thể hiện những nội dung cơ bản về DNXH, điều đặc biệt và những kì vọng cho sự phát triển bền vững của các quốc gia trong việc phát triển kinh tế và giải quyết được bài toán xã hội ngày càng phức tạp và đa dạng Trên phương diện pháp luật

Trang 34

DNXH, luận văn xin được tiếp cận pháp luật DNXH về mặt nội dung cơ bản ở 4 góc độ

cơ bản đối với DNXH bao gồm: Vị trí pháp lý; Vốn; Hình thức tổ chức và hoạt động;

Sự hỗ trợ của Nhà nước, tổ chức và cá nhân

Trang 35

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI CỦA VIỆT

NAM VÀ VƯƠNG QUỐC ANH

2.1 Doanh nghiệp xã hội theo qui định của pháp luật Việt Nam

2.1.1 Vị trí pháp lý của doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam

Như những phân tích ở Chương 1 thì hướng tiếp cận doanh nghiệp xã hội của Việt Nam là theo nghĩa hẹp Một trong những tiêu chí để xác định một DNXH đó là Doanh nghiệp được thành lập theo qui định của Luật DN 2014 tức là DNXH Việt Nam

sẽ tồn tại ở các loại hình doanh nghiệp gồm: Công ty cổ phần, Công ty TNHH, Công ty Hợp danh và Doanh nghiệp tư nhân Như vậy có rất nhiều các tổ chức từ thiện, hợp tác xã,… mang đặc điểm của DNXH như có hoạt động kinh doanh để giải quyết vấn đề xã hội sẽ không được công nhận là DNXH

Điều 10 Luật DN 2014 được xem như là sự công nhận, sự chính danh cho các DNXH Việt Nam Tiếp đó là Nghị định 96/2015/NĐ- CP hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật DN 2014, Thông tư 04/2016/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ban hành ngày 17/05/2016 về DNXH bước đầu đáp ứng việc đăng kí thành lập DNXH còn các chính sách, qui định hỗ trợ về DNXH thì dường như giữa qui định và thực hiện còn một khoảng cách rất rộng

Pháp luật Việt Nam không qui định một loại hình doanh nghiệp mới cho doanh nghiệp xã hội như cách một số quốc gia khác như Anh, Hoa Kỳ trên thế giới làm Câu hỏi đặt ra là liệu chúng ta có nhất thiết phải đặt ra một loại hình doanh nghiệp mới thiết

kế riêng cho doanh nghiệp xã hội không? Có lẽ câu trả lời là không, bởi, quay lại pháp luật của Anh, Hoa Kỳ dù đặt riêng doanh nghiệp xã hội một loại hình doanh nghiệp mới nhưng không có nghĩa là doanh nghiệp xã hội chỉ được tồn tại theo mô hình riêng

đó Qui định đó chỉ nhằm tạo sự đa dạng và linh hoạt cho doanh nghiệp xã hội, bởi trên hết doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp không phụ thuộc vào mô hình mà quan trọng nhất nó phụ thuộc vào bản chất của doanh nghiệp xã hội – có hoạt động kinh doanh để giải quyết vấn đề xã hội và lợi nhuận chủ yếu được tái đầu tư cho doanh nghiệp xã hội

để đạt mục tiêu xã hội

Trang 36

Ở Việt Nam, hiện có hàng chục nghìn tổ chức và doanh nghiệp mang những đặc điểm của DNXH được hình thành tự phát từ rất lâu Nhiều chủ doanh nghiệp khi được phỏng vấn cho biết, lúc khởi sự kinh doanh, họ thấy hay là làm chứ cũng không hiểu

đó là mô hình DNXH

Bên cạnh các tên tuổi đã nổi danh nhờ đi tiên phong một cách kiên định như Koto, Hoa ban +, Tò he, Hoa sữa, Blink-Link, Sapa O’Chau thì ngày một nhiều các

mô hình DNXH mới như Kymviet, SFORA, Thế giới bóng bay, Hanoi Creative City,

Zó project, Khác - Hành trình đi để lớn, TASY Đặc biệt hai mạng lưới cộng đồng hỗ trợ DNXH là Mạng lưới DNXH Việt Nam (VSEN) và Mạng lưới học giả DNXH Việt Nam (VSES) đã ra đời đón đầu trào lưu này với nhiều hoạt động sôi động bổ trợ cho việc hình thành hệ sinh thái DNXH

Một đặc điểm của DNXH ở Việt Nam là đa phần doanh nghiệp lựa chọn hoạt động trong các phân ngành thuộc ngành công nghiệp sáng tạo Tuy nhiên, định hướng phát triển ngành công nghiệp sáng tạo chưa được thừa nhận trong bất kỳ văn bản pháp

lý nào Trong khi Vương quốc Anh đã có định nghĩa như thế nào là công nghiệp sáng tạo và họ nêu ra 16 ngành được gọi là công nghiệp sáng tạo.10

Có lẽ câu chuyện về vị trí của DNXH Việt Nam đang ở giai đoạn bước đầu xây dựng cả về mặt pháp luật lẫn kinh tế - xã hội Địa vị pháp lý của DNXH sẽ cần được cụ thể hóa hơn trong các văn bản pháp luật chuyên ngành cũng như ban hành thêm các qui định điều chỉnh để thúc đẩy DNXH phát triển

2.1.2 Vốn của doanh nghiệp xã hội

Bình quân một DNXH ở Việt Nam có số vốn đăng ký ban đầu khoảng 1,2 tỷ đồng, tạo việc làm cho khoảng 50 lao động, trong đó khoảng 1/3 lao động có hoàn cảnh đặc biệt, lợi

10

Xem thêm Báo cáo về Không gian sáng tạo của Việt Nam do Hội đồng Anh thực hiện tại đây:

sang-tao-tai-viet-nam

Trang 37

https://www.britishcouncil.vn/cac-chuong-trinh/nghe-thuat/du-an-kinh-te-sang-tao/nghien-cuu-ban-dau-ve-cac-khong-gian-nhuận thu về khoảng 400 triệu đồng/năm DNXH có thể cải thiện cuộc sống cho hơn 2.000

đối tượng, bên cạnh việc kiến tạo các giá trị xã hội và môi trường khác 11

Ở Việt Nam, doanh nghiệp xã hội (với mục tiêu đem lại giá trị xã hội cao hơn lợi nhuận) đang hoạt động trong môi trường pháp lý chưa hoàn thiện, khó tiếp cận vốn vay Các DNXH khó khăn về vốn là chuyện dễ thấy ở loại hình DN này nhưng điểm chung trong việc khó khăn tiếp cận nguồn vốn là DN không có tài sản, nhà xưởng thế chấp nên rất khó vay vốn

từ ngân hàng

Các DNXH Việt Nam chủ yếu ở qui mô DN nhỏ và vừa, khả năng hấp thụ vốn yếu, nguồn vốn đầu vào cho hoạt động kinh doanh thì khó khăn trong tiếp cận; bên cạnh đó năng lực quản trị kinh doanh còn yếu

Thị trường vốn cho DNXH Việt Nam hiện chưa phát triển Cho đến năm 2012, mới chỉ

có hai tổ chức phi chính phủ là CSIP và Trung tâm phát triển DNXH Tia Sáng là hai nơi có chương trình đầu tư vốn cho DNXH với tổng vốn đầu tư bằng tiền mặt vào khoảng 200.000 USD/năm Đây là khoản vốn quá nhỏ bé so với nhu cầu của các DNXH và mới chỉ là những đầu tư mang tính chất tạo vốn hạt giống, nhằm kích hoạt các ý tưởng và nâng cao năng lực, chứ không phải vốn đầu tư đủ đáp ứng cho phát triển kinh doanh.12

Một trong những kênh vốn mà Nhà nước đầu tư cho lĩnh vực xã hội thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (VBSP) nhưng đối tượng lại chỉ dành cho cá nhân, hộ gia đình và như thế thì DNXH sẽ không tiếp cận được, trong khi vay vốn ngân hàng thì lại không

có tài sản thế chấp Vì vậy trong tương lai có lẽ Chính phủ cần có qui định để DNXH tiếp cận vốn vay của Ngân hàng xã hội Việt Nam cũng như có cơ chế để DNXH vay vốn từ ngân hàng

2.1.3 Hình thức tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp xã hội

Trang 38

http://baodautu.vn/doanh-nghiep-xa-hoi-doi-mat-voi-nhieu-kho-khan-Hình thức pháp lý (legal form), còn gọi là mô hình pháp lý (legal model), là cách thức tổ chức các loại hình doanh nghiệp nhất định theo quy định của pháp luật Hình thức pháp lý của doanh nghiệp có ảnh hưởng quyết định đến cấu trúc bên trong, chế độ quản trị và giới hạn trách nhiệm của doanh nghiệp Bởi lẽ đó, lựa chọn một hình thức tổ chức cho phù hợp với mục đích và chiến lược kinh doanh là điều quan trọng ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư khi muốn gia nhập thị trường

Mô hình doanh nghiệp xã hội đầu tiên hoạt động tại Việt Nam là hợp tác xã

Tuy nhiên, doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam phát triển mạnh chủ yếu từ sự chuyển đổi của các tổ chức phi chính phủ hơn là sự phát triển của các hợp tác xã như mô hình ở các nước châu Âu

Hiện tại, các tổ chức mang tính chất doanh nghiệp xã hội đang hoạt động dưới bốn loại hình pháp lý: doanh nghiệp, hợp tác xã, trung tâm, câu lạc bộ - hiệp hội Trong

số đó, trung tâm là hình thức được ưa chuộng hơn cả với 33%, loại hình doanh nghiệp đứng thứ hai với gần 30%, câu lạc bộ và hiệp hội chiếm khoảng 15% và hợp tác xã khoảng 10%13 Hình thức trung tâm phổ biến vì dễ thành lập và có tính linh hoạt trong hoạt động Các doanh nghiệp xã hội Việt Nam hoạt động tương đối rộng trên khắp các lĩnh vực, giải quyết rất nhiều vấn đề từ việc làm, giáo dục, xóa đói, giảm nghèo cho tới các cộng đồng người bị thiệt thòi và bị cách ly Ba lĩnh vực phổ biến nhất là: đào tạo nghề và tạo công ăn việc làm, thủ công mỹ nghệ, dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Điều khiến cho các doanh nghiệp xã hội Việt Nam khác biệt so với các doanh nghiệp xã hội ở phương Tây là sự tham gia của người nước ngoài Trong đó có một số người là Việt kiều, một số khác hoàn toàn là người nước ngoài Các doanh nghiệp xã hội do người nước ngoài lập ra đang phát triển rất nhanh 20% các doanh nghiệp xã hội nhận được sự hỗ trợ từ Trung tâm hỗ trợ sáng kiến phục vụ cộng đồng (CSIP) là thuộc

sở hữu nước ngoài14

Trang 39

Hoạt động của các doanh nghiệp xã hội đang được điều chỉnh bởi các luật khác nhau tùy thuộc vào hình thức pháp lý của họ Nếu đăng ký dưới hình thức công ty, doanh nghiệp được điều chỉnh bởi Luật Doanh nghiệp Các hợp tác xã được điều chỉnh theo Luật Hợp tác xã Các Quỹ Từ thiện và Xã hội hoạt động theo Nghị định 148/2007/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện ban hành 25 tháng 9 năm 2007 Các hiệp hội ngành nghề được điều chỉnh bởi Luật Khoa học và Công nghệ Do chưa có được khung pháp lý toàn diện nên rất nhiều vấn

đề nảy sinh đối với hoạt động của các doanh nghiệp xã hội Thậm chí, trong điều kiện

cụ thể của Việt Nam, một số nhà nghiên cứu còn tranh luận rằng không nên có bất cứ đặc quyền nào cho các doanh nghiệp xã hội với lập luận rằng: nếu các doanh nghiệp xã hội được ưu đãi hơn, sẽ nảy sinh chuyện các doanh nghiệp theo đuổi lợi nhuận sẽ chuyển sang đăng ký theo hình thức doanh nghiệp xã hội để được hưởng ưu đãi mà không thực sự theo đuổi sứ mệnh xã hội

Hầu hết các doanh nghiệp xã hội được lập ra từ ý nguyện của những người sáng lập nhằm giải quyết các vấn đề xã hội Một số các doanh nhân xã hội còn yếu về khả năng quản lý, điều hành, giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tế hoạt động

Doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào các nhà tài trợ để có kinh phí thành lập và vận hành Trong điều kiện khủng hoảng kinh tế, việc vay tiền từ các ngân hàng ngày càng trở nên khó khăn Các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước được lập ra vì mục đích phát triển xã hội như ARDB (Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn) và VBSP (Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam) có thể cấp vốn cho các doanh nghiệp xã hội Tuy nhiên, số lượng các dự án được duyệt cấp vốn là quá nhỏ

so với số lượng các dự án xã hội cần cấp vốn

Điều 10 Luật DN 2014 đã xác định một trong những tiêu chí của DNXH là đăng

kí theo Luật doanh nghiệp 2014 Luật DN 2014 bao gồm các loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty Cổ phần, Công ty TNHH (một thành viên và hai thành viên trở lên), Công ty hợp danh

● Đối với doanh nghiệp xã hội không phải là công ty

Trang 40

Ở Việt Nam, DNXH có thể thành lập dưới hình thức pháp lý của doanh nghiệp tư nhân, nghĩa là mô hình doanh nghiệp “do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp” (Khoản 1 Điều 183 Luật DN 2014) Theo quy định của Điều 10, Luật DN 2014, có thể thấy rằng các chủ thể kinh doanh là thương nhân thể nhân khác như "cá nhân kinh doanh”15, các "hộ kinh doanh”16 không được thành lập và vận hành mô hình DNXH Điều này một phần thu hẹp đối tượng có thể trở thành DNXH đồng thời quyền tự do kinh doanh của cá nhân cũng bị giới hạn

● Đối với doanh nghiệp xã hội là công ty

Về hình thức pháp lý, các DNXH là công ty ở Việt Nam cũng bao gồm công ty

CP, công ty TNHH và công ty HD

Công ty CP theo qui định Luật DN 2014 là loại hình doanh nghiệp mà vốn điều

lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau là cổ phần và được phát hành ra ngoài thị trường nhắm huy động vốn tham gia đầu tư từ mọi thành phần kinh tế Người sở hữu

cổ phần được gọi là các cổ đông (Điều 78 Luật DN 2014)

Công ty TNHH bao gồm công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên Công ty TNHH có đặc điểm: Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp chứng nhận đăng kí kinh doanh Chủ sở hữu công ty và công ty là hai thực thể pháp lý riêng biệt Trước pháp luật, công ty là pháp nhân, chủ sở hữu công ty

là thể nhân với các quyền và nghĩa vụ tương ứng với quyền sở hữu công ty Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần để huy động vốn.Với bản chất là công ty đóng, việc chuyển nhượng vốn góp của thành viên công ty TNHH bị hạn chế, các thành viên công

Ngày đăng: 18/03/2018, 21:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
28. Hội thảo “Phát triển DNXH qua các trường Đai học Việt Nam – Thách thức và cơ hội”, ngày 09/4/2012 tại trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà NộiTiếng nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển DNXH qua các trường Đai học Việt Nam – Thách thức và cơ hội
6. UK Government, A Guide to Legal Forms for Social Enterprise 2013 tại https://www.gov.uk/government/uploads/system/uploads/attachment_data/file/31677/11-1400- guide-legal-forms-for-social-enterprise.pdf Link
7. UK Government, Industrial and Provident Societies: growth through co- operation. 2013 tại https://www.gov.uk/government/consultations/industrial-and-provident-societies-growth-throughco-operation/industrial-and-provident-societiesgrowth-through-co-operation Link
8. UK Government, Why social Enterprise? A guide for charities, 2012 tại http://www.socialenterprise.org.uk/uploads/editor/files/Why_Social_Enterprise.pdf Link
9. UK Government, A Guide to Legal Forms for Social Enterprise 2013 tại https://www.gov.uk/government/uploads/system/uploads/attachment_data/file/31677/11-1400- guide-legal-forms-for-social-enterprise.pdf Link
10. UK Government, Social Enterrise UK: Impact Report 2013-2014 tại http://www.socialenterprise.org.uk/uploads/files/2014/12/seuk_social_impact_report_2013.pdf Link
14. UK Government, About - Companies House - GOV.UK tại https://www.gov.uk/government/organisations/ Link
15. UK Government, CHM Revenue & Customs tại https://www.gov.uk/government/organisations/hm -revenue-customsB. Danh mục các tài liệu tham khảo khác Tiếng Việt Link
31. OECD and LEED Program, The Social Enterprise sector: A conceptual framework 2012 tại website:http://www.oecd.org/regional/leed/37753595.pdf Link
2. Luật Hợp tác xã 2012 số 23/2012/QH13 được Quốc Hội thông qua ngày 22/11/2012 Khác
3. Nghị định số 96/2015/NĐ-CP qui định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp 2014 Khác
4. Nghị định 39/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập,thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh Khác
5. Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp.Tiếng nước ngoài Khác
16. Khương Ngọc Ánh, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Pháp luật về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa – Những vấn đề lý luận và Thực tiễn, Hà Nội, 2011 Khác
18. Báo cáo về Không gian sáng tạo của Việt Nam của Hội đồng Anh Khác
19. Báo cáo của CSIP, Hội đồng Anh Việt Nam, TT Spark (2011), Báo cáo kết quả khảo sát Doanh nghiệp xã hội Việt Nam 2011 Khác
20. CSIP – InvestConsults – MSD, Cẩm nang pháp lý cho Doanh nhân và Doanh nghiệp xã hội, năm 2010 Khác
21. CIEM, British Council và CSIP, Doanh nghiệp Xã hội tại Việt Nam: Khái niệm, Bối cảnh và Chính sách, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, Hà Nội, 2012 Khác
22. Ngân hàng Thế giới: Báo cáo đánh giá nghèo Việt Nam 2012 - Khởi đầu tốt nhưng chưa phải đã hoàn thành: thành tựu ấn tượng của Việt Nam trong giảm nghèo và những thách thức mới, 2012, tr. 7 Khác
23. Nghị định của Văn phòng Thủ tướng Chính phủ Thái Lan về tăng cường hoạt động kinh doanh vì xã hội, Chiến lược phát triển DNXH 2011-2014 24. Kế hoạch chiến lược phát triển Doanh nghiệp Thái Lan giai đoạn 2010-2014 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w